Luận văn Các nhân tố tác động đến việc cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lâm Đồng

Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.1. Caùc nhaân toá taùc ñoäng ñeán moâi tröôøng ñaàu tö vaø nhaø ñaàu tö. 8 1.1.1. Môi trường đầu tư là gì? 8 1.1.2. Sự cần thiết phải quan tâm đến môi trường đầu tư. 9 1.1.3. Các nhân tố tác động đến môi trường đầu tư. 10 1.1.4. Các nhân tố mềm theo quan điểm của PCI. 16 1.1.5. Cải thiện môi trường đầu tư. 18 1.2. Makerting ñòa phöông vaø chieán löôïc phaùt trieån ñòa phöông. 20 1.3. Kinh nghieäm thu hút đầu tư tại các địa phương. 23 1.3.1. Tỉnh Bình Dương. 23 1.3.2. Tỉnh Đồng Nai. 25 1.3.3. Thành phố Hồ Chí Minh 26 1.4. Toùm taét chương 1 27 Chương 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG 30 2.1. Tổng quan tình hình kinh tế, tự nhiên, xã hội và đầu tư của Lâm Đồng. 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 30 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 32 2.1.3. Kết quả thu hút đầu tư thời gian qua. 34 2.2. Các nhân tố mềm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. 35 2.2.1. Quan điểm phân tích. 35 2.2.2. Phân tích yếu tố mềm qua kết quả khảo sát PCI-2006. 36 2.3. Phân tích định lượng giữa PCI và FDI. 45 2.4. Toùm taét chương 2 48 Chöông 3: CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ LÂM ĐỒNG (2006-2010) 50 3.1. Cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. 50 3.1.1. Thái độ đối với doanh nhân. 50 3.1.2. Tiết kiệm thời gian. 53 3.1.3. Hạn chế trục lợi. 55 3.2. Các chính sách định hướng cơ cấu thu hút đầu tư. 56 3.2.1. Đối với việc phát triển du lịch. 56 3.2.2. Chiến lược đối với nguồn nhân lực 57 3.2.2.1. Xác định tầm nhìn và mục tiêu 57 3.2.2.2. Đề xuất hướng chiến lược 58 3.2.3. Chiến lược marketing đối với lĩnh vực thu hút đầu tư 59 3.2.3.1. Lâm Đồng cần và có thể thu hút đầu tư vào những ngành nào 60 3.2.3.2. Thiết kế hình ảnh và quảng bá tiếng tăm 61 3.3. Toùm taét chương 3. 62 Chöông 4: CÁC KIẾN NGHỊ 63 4.1. Kiến nghị. 63 4.1.1. Trong ngắn hạn. 64 4.1.2. Trong dài hạn. 65 4.1.3. Chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến đầu tư. 67 4.2. Toùm taét chương 4 69 KEÁT LUAÄN 70 Taøi lieäu tham khaûo Phuï luïc

pdf50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố tác động đến việc cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa phương tuỳ thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại “địa phương” (Philip Kotler, 2002). Nhật Bản, Hàn Quốc… là những quốc gia phát triển rực rỡ lại là những quốc gia không có những lợi thế về các yếu tố sản xuất cơ bản như tài nguyên thiên nhiên hay lao động rẻ. Vai trò của marketing đối với việc phát triển kinh tế của các quốc gia đã được các nhà quản trị và marketing đề cập đến từ nhiều thập niên qua (Drucker 1958; Reddy & Campbell 1994, Kotler & ctg 1993, 2002). Theo quan điểm hiện đại thì marketing một thương hiệu không phải chỉ là chức năng của bộ phận marketing mà là của mọi thành viên trong công ty. Hình 1.2 cho chúng ta thấy với thương hiệu địa phương thì nhà tiếp thị bao gồm nhiều thành phần khác nhau như chính quyền địa phương, cộng đồng kinh doanh và cộng đồng dân cư. Hướng đến các thị trường mục tiêu, có thể chia làm 4 nhóm thị trường chủ yếu, đó là (1) các nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh, (2) khách du lịch, hội nghị, (3) người lao động, và (4) các nhà xuất khẩu Hình 1.3: Quy trình marketing địa phương Nguồn: Hồ Đức Hùng & ctg (2005) Công việc đầu tiên để hoạch định chiến lược marketing địa phương là đánh giá tình hình hiện tại của địa phương đó, thường được gọi là phân tích đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như các cơ hội và đe dọa đối với địa phương. Cách làm này thường được gọi là phân tích SWOT trong kinh doanh. Để thực hiện việc đánh giá địa phương, nhà marketing cần phải (1) thiết lập các đặc trưng hấp dẫn cho địa phương, (2) nhận dạng các địa phương cạnh tranh chính với địa phương mình, (3) nhận dạng xu hướng phát triển, (4) xây dựng ma trận SWOT, và (5) xác định các vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết. Đánh giá hiện trạng của địa phương Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển của địa phương Thiết kế chiến lược tiếp thị cho địa phương Hoạch định chương trình thực hiện chiến lược Thực hiện và kiểm soát Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 28 Hình 1.4: Khả năng của một địa phương Khả năng chiến lược Cao Không ổn định Thành công Thất bại May rủi Thấp Khả năng thực hiện Thấp Cao Nguồn: Kotler & ctg. (2002) Dựa vào các cơ sở đánh giá địa phương, phân tích xu hướng, so sánh với đối thủ cạnh tranh, nhà marketing phải xây dựng ma trận SWOT, trong đó phân tích những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, và đe dọa chính của địa phương mình. Trên cơ sở này, nhà marketing địa phương nhận dạng được những vấn đề cơ bản của địa phương cần phải giải quyết, xác định các ưu tiên cho việc giải quyết các vấn đề của địa phương cho từng thị trường mục tiêu cụ thể. Một khi địa phương đã có tầm nhìn và các mục tiêu cần đạt, nhà marketing địa phương cần thiết kế các chiến lược marketing để đạt được các mục tiêu đề ra. Khi thiết kế một chiến lược marketing cho địa phương, nhà marketing cần chú ý hai vấn đề chính. Một là phải xem xét những lợi thế nào mà địa phương mình có được để có thể thực hiện thành công chiến lược đó. Hai là, địa phương có đủ nguồn lực để thực hiện thành công chiến lược đề ra hay không. (minh họa ở hình 1.4) Một địa phương thành công khi nó có khả năng hoạch định chiến lược marketing phù hợp cũng như thực hiện được quá trình marketing địa phương mình một cách có hiệu quả. Nhiều trường hợp các địa phương này có thể thành công, nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, do thiếu tầm nhìn chiến lược nên rất khó phát triển bền vững trong dài hạn. Hình 1.5 Các bước marketing trong thu hút đầu tư Nguồn: Mai Thế Cường, 2005 Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 29 Đây cũng là một công việc đòi hỏi sự mềm dẻo và linh hoạt. Hình 1.5 cho thấy phải luôn đánh giá và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với từng thời kỳ và theo từng nhóm khách hàng mục tiêu. 1.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư tại các địa phương. Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, … là những quốc gia có thành tựu nổi bật về thu hút đầu tư từ các nước để phát triển địa phương, đất nước mình, tuy nhiên với Lâm Đồng thì các kinh nghiệm từ những tỉnh bạn trong nước đã là hấp dẫn và dễ áp dụng nhất. 1.3.1. Tỉnh Bình Dương: Bình Dương một tỉnh rất ít lợi thế tự nhiên để phát triển so với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước (không biển, chẳng sân bay, cửa khẩu và không phải là cửa ngõ quan trọng đi đâu…). Để phát triển, chính quyền tỉnh Bình Dương đã định vị rõ vai trò của các nhà đầu tư, doanh nghiệp là đối tác của mình. + Sự uyển chuyển, linh động trong công tác lãnh đạo của chính quyền địa phương: Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Bình Dương trong việc khuyến khích, kêu gọi thu hút đầu tư vào tỉnh là nhân tố quyết định … Ủy ban Nhân dân tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tư để xúc tiến, mời gọi đầu tư và nhất quán là luôn quan tâm theo dõi giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, Ủy ban Nhân dân tỉnh nhanh chóng giải quyết cho các nhà đầu tư. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền thì Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng các nhà đầu tư kiến nghị với các cơ quan Trung ương kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Đây là nhân tố quan trọng đóng góp sự thành công trong thu hút đầu tư thời gian qua của Bình Dương. + Cơ sở hạ tầng được triển khai triệt để sẵn sàng đón nhận mời gọi các nhà đầu tư, cộng với những lợi thế về vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, đất đai có nền móng cứng, ít chịu ảnh hưởng của bão, lụt, … . + Cải tiến thủ tục hành chính: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành “Quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt cấp giấy phép đầu tư dự án đầu Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 30 tư trong và ngoài khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án”. Theo đó cơ chế một cửa thông thoáng, tập trung đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thẩm định dự án đầu tư nhanh gọn; công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư được thực hiện triệt để, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong quá trình xúc tiến, thẩm định, cấp giấy phép, triển khai sau cấp phép thuận lợi và nhanh chóng. Công tác thẩm định dự án được thực hiện dưới sự tham mưu của Hội đồng tư vấn đầu tư là cơ quan giúp việc cho Ủy ban Nhân dân tỉnh giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh, khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại Bình Dương (Điều này được tỉnh thực hiện trước khi chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ đề ra (Lai Xuân Đạt, 2005). Theo xếp hạng hàng năm về thu hút đầu tư, Bình Dương nằm trong 5 tỉnh đứng đầu từ năm 2000 đến nay (PCI 2005&2006 đều đứng đầu). Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tận dụng mối quan hệ bạn hàng để các doanh nghiệp đến trước chủ động mời gọi các bạn hàng cùng đến đầu tư tại Bình Dương là một trong những thành tựu thu hút đầu tư của tỉnh. + Ngoài ra, việc tận dụng tốt các nguồn tài chính: Ngoài ngân sách của tỉnh và Trung ương, tỉnh đã mạnh dạn cho phép các nhà đầu tư trong nước thuộc thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, tạo tiền đề mạnh mẽ thu hút vốn đầu tư vào tỉnh trong thời gian qua. Bình Dương là một trong những tỉnh thực hiện đúng, triển khai tốt các chính sách thu hút đầu tư của cả nước. 1.3.2. Tỉnh Đồng Nai: Mục tiêu của 5 năm tới (2006-2010) của tỉnh Đồng Nai là tiếp tục phát triển các KCN nằm trong quy hoạch và lấp đầy diện tích đất cho thuê. Theo đó, đến năm 2010, Đồng Nai quy hoạch xây dựng tổng cộng 34 KCN với tổng diện tích 11.726 ha (cho đến cuối tháng 3/2006 chính thức có 19 KCN được thành lập). Các KCN sẽ được phân bố rải đều từ thành phố Biên Hòa tới thị xã và các huyện, trong đó có ưu tiên cho các huyện mới thành lập và huyện miền núi như: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất, Cẩm Mỹ. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 31 Để có thể thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các công ty kinh doanh hạ tầng công nghiệp ở Đồng Nai đã có nhiều hình thức đầu tư đa dạng như 100% vốn của doanh nghiệp nhà nước (Biên Hòa 2, Nhơn Trạch 1, 2, 3, Tam Phước, Gò Dầu); vốn liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài (Amata và Loteco); vốn của nhà đầu tư trong nước (Song Mây). Chi phí đầu tư cho hạ tầng khu công nghiệp nhờ vậy được chia sẻ và hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng ở các KCN do các công ty liên doanh đầu tư. Kết quả là cho đến nay, 19 khu công nghiệp ở Đồng Nai đã cho thuê được 1.851 ha đất, đạt gần 56% tổng diện tích đất dùng cho thuê; thu hút được 629 dự án của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng vốn đăng ký 6.664 triệu USD. (Lê Xuân Bình, 2005) Đạt được thành quả như trên là nhờ Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã: + Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư: Định hướng và thu hút vốn đầu tư phải gắn chặt với quy hoạch phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, tránh đầu tư tràn lan, đầu tư theo phong trào làm lãng phí nguồn lực, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư. + Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tiếp tục nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Cho phép vay ưu đãi hoặc được phát hành trái phiếu công trình để đầu tư vào các công trình trọng điểm. Ngoài ra còn khuyến khích tư nhân đầu tư vốn vào phát triển hạ tầng KCN. Áp dụng quy chế ưu đãi cụ thể đối với các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT vào các dự án, địa bàn trọng điểm. + Mở rộng tự do hóa đầu tư và tăng cường xúc tiến vận động đầu tư: Cho phép các nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, ngành nghề và địa điểm đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngoài thành lập công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là loại hình công ty có lợi thế về huy động vốn và mức độ rủi ro thấp so với công ty trách nhiệm hữu hạn. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 32 + Xử lý linh hoạt việc chuyển đổi các hình thức đầu tư. Xem xét linh hoạt hơn việc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, xuất khẩu phần lớn sản phẩm, xây dựng hạ tầng KCN ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn. + Gắn công tác vận động, xúc tiến đầu tư với chương trình dự án, đối tác, địa bàn cụ thể. Hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong khâu tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai. Nhanh chóng xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư với chất lượng cao, chi tiết để các nhà đầu tư nghiên cứu ra quyết định đầu tư. Tổ chức các kỳ hội nghị với các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các cuộc họp mặt, tiếp xúc với nhà đầu tư để giới thiệu cơ hội đầu tư và lắng nghe ý kiến của họ để sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tế. 1.3.3. Thành phố Hồ Chí Minh: Trước đây, TPHCM luôn là điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng thời gian qua, các nhà đầu tư lại chuyển vốn các địa bàn lân cận như Đồng Nai, Bình Dương. Theo lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố, trong thời gian tới thành phố sẽ thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI. Cụ thể, về thủ tục hành chính đã hình thành cửa làm thủ tục xuất nhập cảnh dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài tại sân bay Tân Sơn Nhất. Để đi qua cửa ưu tiên, nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần xuất trình Thẻ chứng nhận nhà đầu tư nước ngoài do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp. Theo kiến nghị của Trung tâm Thương mại và xúc tiến đầu tư TPHCM (ITPC), các đoàn doanh nhân nước ngoài mới đến thành phố tìm hiểu cơ hội đầu tư có thể liên hệ trực tiếp với các cơ quan xúc tiến của thành phố như ITPC, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc liên hệ qua hộp thư điện tử để được hỗ trợ sắp xếp các buổi làm việc và được đón tiếp tại cửa ưu tiên. Trường hợp nhà đầu tư đang làm hồ sơ dự án, phải đi lại nhiều lần sẽ được thành phố cấp thẻ ưu tiên có giá trị từ 3 đến 6 tháng. Ngoài ra, khi nhà đầu tư nước ngoài mới có ý định đầu tư tại Việt Nam sẽ được phòng xúc tiến thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trợ giúp tìm thông tin về quỹ đất, cách thức lập dự án, … 1.4. Tóm tắt mô hình nghiên cứu. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 33 Hình 1.6 Sơ đồ hóa môi trường đầu tư (Nguồn: tổng hợp theo quan điểm của World bank, 2004 và tác giả) Hình 1.6 cho thấy, hiểu được các doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư và chọn lựa địa phương như thế nào là điều hết sức quan trọng đối với các nhà tiếp thị địa phương. Về nguyên tắc, doanh nghiệp đánh giá các địa phương là những điểm tiềm năng sau khi xem xét các yếu tố xác định môi trường kinh doanh chung của một địa phương. Chúng ta gọi những chỉ báo này là “yếu tố thu hút”, và chúng có thể chia ra thành loại “cứng” và “mềm”. Yếu tố cứng có thể đo lường theo các giá trị và ít nhiều mang tính khách quan. Ví dụ đối với tỉnh Lâm Đồng yếu tố cứng có những hạn chế là xa các trung tâm kinh tế lớn, xa cảng biển; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; trình độ dân trí thấp, tay nghề người lao động chưa cao … cần phải có thời gian và tài chính để cải thiện. Yếu tố mềm đại diện cho những đặc tính chủ quan hơn của một địa phương. Các nhà marketing địa phương có thể dùng những yếu tố này làm kim chỉ nam để cải tiến sức hấp dẫn đối với thị trường mục tiêu. Taêng tröôûng kinh teá Khaû naêng cuûa DN CÔ HOÄI Chi phí Ruûi ro * Haï taàng cöùng: Quy moâ thò tröôøng, ñòa lyù vaø löïa choïn cuûa ngöôøi tieâu duøng… * Haï taàng meàm: Chính saùch vaø öùng xöû cuûa chính phuû (chính quyeàn ñòa phöông)… Moâi Tröôøng Ñaàu Tö Raøo caûn cạnh tranh Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 34 Kết hợp đúng đắn yếu tố cứng và mềm là rất quan trọng, tuy nhiên một số khía cạnh của môi trường đầu tư, ví dụ yếu tố địa lý và quy mô thị trường đều rất khó để một địa phương có thể thay đổi trong ngắn hạn. Nhưng chính quyền địa phương lại có ảnh hưởng quyết định hơn đến hàng loạt các yếu tố khác. Những nhân tố cụ thể đề cập trong luận văn này (10 nhân tố của PCI) là những chính sách “mềm” có quan hệ mật thiết với hành vi đầu tư. Từ đó giúp tỉnh Lâm Đồng có thể cải thiện môi trường đầu tư của địa phương mình. Để lượng hóa vai trò của các nhân tố chính sách lên môi trừơng đầu tư tác giả cũng lựa chọn mô hình tuyến tính: Y = a0 + a1X1+ a2X2+ …+ anXn+ε Có rất nhiều nhân tố mềm X, tuy nhiên tác giả chọn 10 nhân tố tiêu biểu theo quan điểm PCI 2006 để phân tích trong luận văn này là: KH Tên nhân tố Dự đoán ảnh hưởng lên môi trường đầu tư X1 Chi phí gia nhập thị trường Càng thấp càng tốt X2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Càng dễ dàng, ổn định càng tốt X3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin Càng minh bạch càng tốt X4 Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước Càng nhanh càng tốt X5 Chi phí không chính thức Càng ít càng tốt X6 Ưu đãi đối với DNNN (Môi trường cạnh tranh) Càng ít càng tốt X7 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Càng nhiều càng tốt X8 Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân Càng nhiều càng tốt X9 Đào tạo lao động Càng chất lượng càng tốt X10 Thiết chế pháp lý Càng được tin tưởng càng tốt Từ những thành công và những bước tiến mới về cơ chế, chính sách và giải pháp của các địa phương trong việc thu hút đầu tư có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu như sau: (1) thu hút vốn từ bên ngoài là con đường quan trọng, tất yếu và ngắn nhất để phát triển kinh tế của một địa phương nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng; (2) Tuỳ từng thời điểm từng điều kiện cụ thể mà một địa phương có thể có các chủ trương, chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp, trên cơ sở quan tâm đến lợi ích Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 35 của nhà đầu tư. Đây là những nhân tố “mềm” rất quan trọng và dễ thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư; (3) Không ngừng bổ sung, sửa đổi kịp thời các cơ chế chính sách lỗi thời nhằm tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư; (4) Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, các đối tác đầu tư sẽ tạo điều kiện cho thu hút đầu tư; (5) Tổ chức và thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư với các hình thức đa dạng như quảng cáo, tuyên truyền, chủ động kêu gọi các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong nước có hiệu quả nhằm kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Việc phân tích hiện trạng các nhân tố về môi trường đầu tư của Lâm Đồng giai đoạn 2001-2005, qua những đánh giá của doanh nghiệp tại tỉnh, bằng những số liệu thực nghiệm cụ thể theo quan điểm của PCI 2006 sẽ được thực hiện ở chương 2. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 36 Chương 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG. 2.1. Tổng quan tình hình kinh tế, tự nhiên, xã hội và đầu tư của Lâm Đồng. (Theo brochure thông tin Lâm Đồng – Tiềm năng và cơ hội đầu tư của Sở Thương Mại và Du lịch Lâm Đồng, 2006) 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. Lâm Đồng là tỉnh cao nguyên có diện tích tự nhiên 9.764,79 km2; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường nhiều tiềm năng. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch – dịch vụ và chăn nuôi gia súc. Nhiệt độ trung bình từ 18 - 25oC, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1.750 -3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 -87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt là thành phố Đà Lạt có khí hậu ôn đới điển hình thuận lợi cho việc phát triển mạnh các giống rau, hoa, … chất lượng cao và phát triển du lịch, nghỉ dưỡng để có thể trở thành một trong những trung tâm du lịch của quốc gia và quốc tế. * Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên đất – vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Lâm Đồng có 9 nhóm đất khác nhau. Đất có độ dốc dưới 25% chiếm trên 50%, đất dốc trên 25% chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê – sản lượng 804 tấn /năm, chè – sản lượng 161.938 tấn /năm, dâu tằm – sản lượng 84.964 tấn /năm, điều - sản lượng 4.833 tấn/năm. Diện tích trồng chè và cà Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 37 phê đạt 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; Chè, cà phê, rau, hoa Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại có giá trị phẩm cấp cao. - Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng với trên 618.000 ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn tỉnh, với tổng trữ lượng trên 61 triệu m3 gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa. Rừng Lâm Đồng nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật đa dạng, đặc biệt của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Nguồn tre, nứa, lồ ô khá dồi dào, trữ lượng lớn, tập trung ở các huyện phía nam như Đạ Huoai, Đạ Tẻ, Cát Tiên. Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Diện tích tre nứa có đủ khả năng đáp ứng cho yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm. Rừng Lâm Đồng đa dạng về loại, có trên 400 loài cây gỗ, trong đó có một số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, gõ, sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, giấy, sản xuất chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ. - Tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản, trong đó bauxite, bentonite, cao lanh, đá granít, thiếc, diatomite và than bùn trữ lượng lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Quặng bauxite ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1.234 triệu tấn, chất lượng quặng khá tốt (hàm lượng Al2O3: 44-45%, Fe2O3: 22,7-23,6%, Si2O3: 2,1%, TiO2: 3,7%), điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng. Cao lanh có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn, chất lượng tốt. Loại cao lanh này có khả năng sử dụng làm sứ điện tử, sứ bền nhiệt cơ, sứ dân dụng cao cấp, gạch samot chịu lửa, chất độn cho công nghiệp chế biến giấy, sản xuất sunfat alumin… Sét bentonite có trữ lượng trên 4 triệu tấn, chất lượng rất tốt, sau khi được hoạt hoá với soda để chuyển sang bentonit kiềm có thể sử dụng trong kỹ nghệ làm khuôn đúc, chất tẩy rửa trong công nghiệp dầu mỡ, công nghiệp thực phẩm, chất phụ gia trong sản xuất phân bón tổng hợp, sản xuất dung dịch bùn khoan dầu khí và khoan cọc nhồi theo tiêu chuẩn của Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 38 Mỹ và Châu Âu. Than nâu và diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, nhưng mỏ Đại Lào (Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệu m3, có thể sử dụng làm chất đốt (nhiệt lượng Q = 2172 – 5327 kcal/kg), chất cách nhiệt, phụ gia trong sản xuất phân bón hoặc phụ gia sản xuất xi măng… - Nguồn nước: Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Nguồn nước phong phú và tiềm năng thủy điện rất lớn. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. * Kết cấu hạ tầng: - Hệ thống cung cấp điện, nước: Nguồn điện cung cấp cho toàn tỉnh khá ổn định, gồm nhà máy thủy điện Đa Nhim (công suất 160 MW), thủy điện Suối Vàng (công suất 3,1 MW), Thủy điện Hàm Thuận - Đa My (công suất 475 MW) và thủy điện Đại Ninh đang được thi công (công suất 300 MW), đang xây dựng 2 nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 công suất 580 MW, các nhà máy điện diêzen Bảo Lộc, Di Linh, Càn Rang với tổng công suất 4,16 MW. Hiện nay tỉnh đã quy hoạch để kêu gọi đầu tư 60 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Hệ thống lưới điện quốc gia đã được kéo đến 100% các xã trong tỉnh. Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, công suất 35.000 m3 /ngày đêm; hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000 m3 /ngày đêm; hệ thống cấp nước Đức Trọng, công suất 2.500 m3 /ngày đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3 /ngày đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m3 /ngày đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được hoàn thiện. - Giao thông, thông tin liên lạc: Với tổng chiều dài trên 1.700 km, hiện nay hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh đã đến được tất cả các xã và cụm dân cư. Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28, 55, 723 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, các tỉnh duyên hải miền Trung tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế-xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực. Đặc biệt hiện nay chính phủ đã phê duyệt chủ trương cho đầu tư Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 39 xây dựng tuyến đường cao tốc từ Đầu Giây đi Đà Lạt và tuyến đường Đông Trường Sơn từ Đà Lạt đi Quảng Nam và các tỉnh trong khu vực. Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương. Con đường nối giữa hai thành phố Đà Lạt và Nha Trang có chiều dài 140 km đang được đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian giữa hai trung tâm du lịch lớn. Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và các nhà đầu tư. Đến hết năm 2005, hệ thống điện thoại đã đến 145/145 xã, phường, thị trấn, tỷ lệ máy điện thoạt đạt 16,9 máy trên 100 dân. - Nguồn lực: Dân số toàn tỉnh đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nông thôn là 649.412 người, chiếm 61,47%; lực lượng lao động tại chỗ hiện có 712.000 người. Các dân tộc thiểu số với những bản sắc văn hóa đa dạng. Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn còn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vào Lâm Đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 trường đại học, 01 trường cao đẳng Sư phạm, 01 trường trung học y tế, 02 trường trung học kinh tế-kỹ thuật, 02 trường dạy nghề, hàng năm cung cấp hàng ngàn lao động có tay nghề cho địa phương; Nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung ương đóng trên địa bàn như: Viện nghiên cứu hạt nhân, Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu cây rau, Phân viện sinh học… đã góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của tỉnh. Quy mô dân số tăng lên hàng năm kéo theo tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, tạo điều kiện bổ sung lực lượng lao động cho xã hội. Theo kết quả điều tra lao động việc làm 1-7-2005 thì số người đủ 15 tuổi trở lên là Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 40 812.881 người, chiếm 70,2% dân số, trong đó dân số trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi) là 712.096 người, chiếm 61,54% dân số và chiếm 87,6% dân số từ 15 tuổi trở lên. 2.1.3. Kết quả thu hút đầu tư thời gian qua. BẢNG 2.1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LÂM ĐỒNG 31/12/2005 (PHÂN THEO ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ) Số dự án Tổng số vốn đầu tư đăng ký ( USD) Trong đó : Vốn pháp định (USD) Tổng số Tđ: Năm 2005 Tổng số Tđ: Năm 2005 Tổng số Tđ: Năm 2005 Tổng số 70 7 201.302.483 7.000.000 137.764.550 3.950.000 1. Đài loan- Taiwan 36 4 70.158.000 3.300.000 45.747.367 1.250.000 2. Nhật- Japan 9 1 32.253.372 3.000.000 24.153.372 2.000.000 3. Xin-ga-po- Singgapore 5 - 18.799.000 - 7.000.000 - 4. Hàn Quốc- South Korea 5 - 14.043.135 - 7.193.525 - 5. Hồng Công- Hong kong 3 - 47.050.000 - 45.450.000 - 6. Ma-lai-xi-a- Malaysia 1 - 1.166.668 - 307.286 - 7. Anh- Great Britain 1 - 5.000.000 - 2.500.000 - 8. Thụy Sỹ- Switzerland 1 - 750.000 - 250.000 - 9. Indonesia + Hồng Kông Indonesia + HongKong 1 - 6.000.000 - 1.800.000 - 10. ý - Italy 1 - 543.000 - 543.000 - 11. Pháp- France 1 - 2.000.000 - - - 12. Pháp+Bỉ France+Belgium 1 - 319.308 - 300.000 - 13. Trung Quốc- China 2 1 1.020.000 500.000 1.020.000 500.000 14. Đức- Germany 1 - 1.000.000 - 1.000.000 - 15. Canada 1 - 1.000.000 - 300.000 - 16. Mỹ- USA 1 1 200.000 200.000 200.000 200.000 Ghi chú: Không tính các dự án đã rút vốn, giải thể và sát nhập. (Nguồn: Cục thống kê Lâm Đồng, 2006) Bảng 2.1 cho thấy, kết quả thu hút FDI của Lâm Đồng là thấp so với cả nước cả về số lượng (0,55%) và quy mô (0,41%) của dự án (Bộ kế hoạch đầu tư, 2006). Trên cơ sở tiềm năng về nguyên liệu, theo hướng phát triển công nghiệp chế biến nông-lâm-khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng và phục vụ du lịch, tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành quy hoạch 2 Khu công nghiệp tại Phú Hội - Đức Trọng và Lộc Sơn-Bảo Lộc và 13 Cụm, Điểm Công nghiệp kèm theo danh mục các dự án kêu gọi Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 41 đầu tư 2006-2010 để nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Lâm Đồng (Xem chi tiết ở phụ lục số 4 và 5). 2.2. Các nhân tố mềm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. 2.2.1. Quan điểm phân tích. Những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên chắc chắn đóng vai trò quan trọng đối với việc thu hút các nguồn đầu tư vào một địa phương. Tuy nhiên nếu quá tập trung vào những yếu tố này chúng ta sẽ dễ bị lệch hướng, thực tế cho thấy có những địa phương mà ở đó điều kiện cơ sở hạ tầng không hoàn toàn có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Hơn nữa, đối với hầu hết các tỉnh kém phát triển và gặp khó khăn về vốn như Lâm Đồng, việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực giống như là một mơ ước dài hạn hơn là một giải pháp trung hạn để có thể giúp giải bài toán phát triển. Tập trung vào cải thiện môi trường pháp lý và chính sách nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân là một giải pháp khả thi hơn nhiều trong giai đoạn trước mắt, còn về lâu dài cũng có khả năng để nâng cao hiệu quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Chỉ số PCI là kết quả đánh giá và xếp hạng các tỉnh dựa trên thái độ và ứng xử của chính quyền tỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân. Tất nhiên, có rất nhiều yếu tố khác ở địa phương ảnh hưởng đến dự định và cam kết đầu tư của doanh nghiệp như quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và vị trí địa lý … Nhưng những yếu tố truyền thống này, thường không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thái độ và ứng xử hiện tại của chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp trong giai đoạn ngắn hoặc trung hạn. Và việc nghiên cứu của luận văn này sẽ đi sâu phân tích những nổ lực của những tỉnh dù kém phát triển hơn và còn nhiều bất lợi về điều kiện truyền thống, nhưng đang đặc biệt cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương mình. 2.2.2. Phân tích yếu tố mềm qua kết quả khảo sát PCI-2006. Theo đánh giá xếp loại chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006. Lâm Đồng được chấm là 52.25 điểm (cao nhất là Bình Dương 76,23 Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 42 điểm và thấp nhất là Lai Châu với 36.76 điểm), xếp thứ 32/64 tỉnh thành trên cả nước, thuộc nhóm có môi trường kinh doanh trung bình. Bảng 2.2: Điểm 10 nhân tố PCI tổng hợp của Lâm Đồng so với 4 tỉnh chọn lọc PCI theo thang điểm 10 TT Tên nhân tố Lâm Đồng Bình Dương Đồng Nai TP HCM Vũng Tàu 1 Chi phí gia nhập thị trường 7,20 8,49 7,02 7,07 7,49 2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 6,97 6,21 6,27 5,07 5,38 3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 5,54 8,50 6,18 6,97 5,43 4 Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước 4,83 7,12 4,95 5,12 5,59 5 Chi phí không chính thức 6,56 6,46 6,99 6,02 5,85 6 Ưu đãi đối với DNNN (Môi trường cạnh tranh) 6,37 7,24 6,31 6,35 5,70 7 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 3,82 9,08 6,00 6,18 5,46 8 Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân 6,39 8,86 7,76 7,63 5,82 9 Đào tạo lao động 4,19 6,52 8,45 7,35 5,56 10 Thiết chế pháp lý 3,93 5,46 3,79 3,81 4,73 11 PCI Tổng (đã có trọng số) 52,25 76,23 64,64 63,39 55,95 12 Vị thứ PCI (so với 64 tỉnh) 32 1 5 7 17 (Nguồn: Báo cáo PCI-2006) Để thu được kết quả này, Nhóm nghiên cứu PCI đã xây dựng một phương pháp điều tra rất chuyên nghiệp, từ việc chọn mẫu, xây dựng bảng câu hỏi, phát hành, đốc thúc, thu nhận và xử lý dữ liệu điều tra từ những doanh nghiệp đại diện cho 64 tỉnh thành trên cả nước. Riêng với Tỉnh Lâm Đồng, số bảng câu hỏi phát hành cho các doanh nghiệp là 500 phiếu, số phản hồi là 105 phiếu, tỷ lệ phản hồi đạt 21%. (Nguồn: Đậu Anh Tuấn, thành viên nhóm nghiên cứu PCI, 2006) Qua bảng 2.2 ta có thể đánh giá Lâm Đồng chưa thật sự hấp dẫn trong nhân tố “mềm” (nhân tố chính sách) thu hút đầu tư. Trong mười chỉ số nhân tố nêu trên chỉ có hai chỉ số Lâm Đồng cao hơn bình quân của cả nước là: Tiếp cận đất đai và chi phí không chính thức, chưa kể nếu để trở thành nhóm tỉnh có môi trường đầu tư tốt, thu hút đầu tư cao Lâm Đồng còn phải cải thiện rất nhiều kể cả hai yếu tố này. Để tìm hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích chi tiết từng chỉ số nhân tố cụ thể do chính các doanh nghiệp ở Lâm Đồng nhận định và trả lời, sau đó được nhóm PCI Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 43 xử lý. (Các bảng số liệu dẫn chứng dưới đây đều rút ra từ mẫu, những số liệu chi tiết sẽ được trình bày ở phần phụ lục 2) a- Về chỉ số chi phí gia nhập thị trường. Bảng 2.3: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố chi phí gia nhập thị trường. TT Tên nhân tố chính sách ĐVT Lâm Đồng TB cả nước a.1 Thời gian đăng ký kinh doanh ngày 24,26 21,90 a.2 Thời gian đăng ký lại ngày 11,98 10,88 a.3 Số lượng giấy đăng ký, giấp phép kinh doanh và quyết định chấp thuận mà DN hiện có cái 3,62 3,68 a.4 % DN phải mất hơn 1 tháng để khởi sự KD % 22,45 24,38 a.5 % DN phải mất hơn 3 tháng để khởi sự KD % 6,12 6,73 a.6 % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấp phép cần thiết % 11,54 12,39 a.7 Thời gian từ khi nộp đơn xin cấp đến khi được cấp GCNQSD đất ngày 159,76 140,74 a.8 Thời gian đàm phán chuyển nhượng (mua) quyền SD đất ngày 291,98 122,10 a.9 Thời gian tìm được mảnh đất phù hợp trong trường hợp là đất do sự giới thiệu của UBND ngày 300,00 64,94 a.10 Thời gian chờ đợi thực sự để được cấp đất ngày 451,74 262,84 a.11 Điểm chỉ sô: Chi phí gia nhập thị trường điểm 7,20 7,36 a.12 Vị thứ so với cả nước 39 32 Nguồn: Báo cáo PCI, 2006 Theo kết quả trên ta thấy, để đăng ký kinh doanh ở Lâm Đồng cần trung bình 24 ngày, trong khi một số tỉnh như Bình Dương, Đồng Tháp chỉ cần trên dưới 14 ngày, bình quân cả nước là 22 ngày. Về thời gian đàm phán chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thời gian tìm được mảnh đất phù hợp trong trường hợp là đất do sự giới thiệu của UBND tỉnh, sự chờ đợi để được cấp đất quá lâu so với trung bình cả nước (xem ở bảng trên) rất dễ làm nản lòng các nhà đầu tư. Nguyên nhân ở đây chủ yếu là thủ tục hành chính và nguồn tài chính để giải tỏa đền bù giải phóng mặt bằng. Về thủ tục đăng ký kinh doanh, tỉnh đã thực hiện chính sách một cửa trong các thủ tục hành chính, tuy nhiên chỉ là khâu tiếp nhận hồ sơ, còn các khâu nghiệp vụ vẫn là bộ máy cũ, con người cũ thì thời gian hoàn thành chưa thể thay đổi nhanh được. Về chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tỉnh đã Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 44 có chính sách khuyến khích nhà đầu tư tự thỏa thuận đền bù và xem đây là khoản vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp hoặc khấu trừ vào số nộp ngân sách khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, tuy nhiên giải pháp này chưa hiệu quả do chính sách tái định cư cho người dân bị giải tỏa còn nhiều bất cập. b- Về chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất. Bảng 2.4: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố tiếp cận đất đai. TT Tên nhân tố chính sách ĐVT Lâm Đồng TB cả nước b.1 % DN có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận % 50,93 53,95 b.2 %DN sẽ mở rộng kinh doanh nếu dễ có mặt bằng kinh doanh hơn % 63,89 63,81 b.3 % DN thuê lại đất từ DNNN % 15,63 10,80 b.4 Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh có chất lượng tốt % 64,63 55,10 b.5 Khía cạnh 1: Tiếp cận đất đai (Dữ liệu mềm) điểm 5,95 5,93 b.6 % diện tích đất có GCNQSD đất % 94,77 66,15 b.7 Khía cạnh 1: Tiếp cận đất đai (Dữ liệu cứng) điểm 9,81 6,79 b.8 Khía cạnh 1: Tiếp cận đất đai điểm 7,49 6,28 b.9 Rủi ro đối với mặt bằng kinh doanh như có thể bị chính quyền thu hồi cho mục đích khác (5=Rất thấp) điểm 2,46 2,53 b.10 Số tiền bồi thường sẽ ở mức thỏa đáng % 42,65 39,90 b.11 Rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (5=Rất thấp) điểm 3,67 3,16 b.12 Tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê % 56,00 42,67 b.13 Thời hạn thuê % 68,04 72,28 b.14 Khía cạnh 2: Sự ổn định trong sử dụng đất điểm 6,46 5,57 b.15 Điểm Chỉ số: Tiếp cận đất và Sự ổn định trong sử dụng đất điểm 6,97 5,92 b.16 Vị thứ so với cả nước 5 32 Nguồn: Báo cáo PCI, 2006 Qua kết quả bảng 2.4 trên cho thấy, Lâm Đồng được đánh giá khá cao về chỉ số này. Đặc biệt theo số liệu cứng do nhóm PCI thu nhận từ các cơ quan chuyên môn có tới 95% diện tích đất trên toàn tỉnh đã có giấy CNQSD đất. Tuy nhiên về đất của doanh nghiệp chỉ có 51% có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận, tác giả chấp nhận theo số liệu của nhóm PCI, tuy nhiên phải chăng công tác cấp GCNQSD đất cho doanh nghiệp đang gặp phải những vướng mắc và tỉnh cần quan tâm hơn công tác này để các doanh nghiệp có thể an tâm đầu tư lâu dài. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 45 Tỷ lệ doanh nghiệp thuê lại đất của DN nhà nước cũng khá cao (15,6%) tuy nhiên niềm tin của doanh nghiệp khi nhà nước thu hồi sẽ được bồi thường thỏa đáng cũng như rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê hay tính công bằng trong cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê đều cao hơn so với trung bình cả nước là yếu tố tích cực mà tỉnh cần tiếp tục phát huy. c- Về tính minh bạch và tiếp cận thông tin. Bảng 2.5: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố tính minh bạch. TT Tên nhân tố chính sách ĐVT Lâm Đồng TB cả nước c.1 Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch, quyết định, nghị định điểm 5,99 5,18 c.2 Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh % 63,37 61,65 c.3 Gia đình và bạn bè có vai trò quan trọng trong thương lượng với cán bộ Nhà nước % 46,08 57,79 c.4 Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh % 54,08 62,21 c.5 Khía cạnh 2: Tính công bằng và sự ổn định trong việc áp dụng các quy định điểm 6,82 5,54 c.6 Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh điểm 8,00 10,24 c.7 Tỉnh có trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật % 12,75 9,17 c.8 Chất lượng dịch vụ tư vấn do cơ quan của tỉnh cung cấp về thông tin pháp luật tốt hoặc rất tốt % 56,38 47,34 c.9 Khía cạnh 3 Khả năng có thể dự đoán và tính ổn định của các quy định, chính sách điểm 5,90 4,84 c.10 Điểm số Website điểm 7,00 9,16 c.11 Khía cạnh 4 Tính cởi mở điểm 4,50 5,58 c.12 Điểm Chỉ số: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin điểm 5,54 5,34 c.13 Vị thứ so với cả nước 30 32 Nguồn: Báo cáo PCI, 2006 Qua kết quả trên, ta thấy Lâm Đồng đạt mức trung bình chung cả nước về khía cạnh này. Tuy nhiên các doanh nghiệp còn phàn nàn nhiều (63,37%) khi cần phải có “mối quan hệ” để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh và khả năng có thể dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh còn thấp. Đặc biệt tính phổ biến của trang web của tỉnh Lâm Đồng còn hạn chế do mức độ cập nhật thông tin còn chậm và thông tin còn nghèo nàn chưa thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. d- Về chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước. Bảng 2.6: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố chi phí thời gian. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 46 TT Tên nhân tố chính sách ĐVT Lâm Đồng TB cả nước d.1 Số ngày làm việc với chính quyền địa phương giảm đi sau khi có Luật DN ngày 42,05 41,10 d.2 % DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để làm việc với chính quyền % 20,83 22,09 d.3 Khía cạnh 1: Tuân thủ các quy định của Nhà nước điểm 5,75 5,46 d.4 Số cuộc thanh tra (số trung vị) cuộc 1,00 1,05 d.5 Số giờ làm việc với thanh tra thuế (số trung vị) giờ 4,00 9,23 d.6 Số cuộc thanh tra giảm kể từ khi có Luật DN giờ 48,33 45,51 d.7 Khía cạnh 2: Thanh tra điểm 3,92 3,49 d.8 Điểm Chỉ số: Chi phí thời gian để thực hiện các qui định của Nhà nước điểm 4,83 4,47 d.9 Vị thứ so với cả nước 21 32 Nguồn: Báo cáo PCI, 2006 Kết quả bảng 2.6 trên cho thấy, Lâm Đồng có khá hơn so với trung bình cả nước về chỉ tiêu này nhưng vẫn phải cải tiến nhiều hơn để đạt được như các tỉnh trong tứ giác phát triển Đông Nam bộ (TPHCM, Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương), cụ thể về thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để làm việc với chính quyền địa phương nhằm tuân thủ các quy định của Nhà nước vẫn còn nhiều, số cuộc thanh tra vẫn giảm chậm kể từ khi có luật doanh nghiệp. e- Về chỉ số Chi phí không chính thức. Bảng 2.7: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố chi phí không chính thức. TT Tên nhân tố chính sách ĐVT Lâm Đồng TB cả nước e.1 Các chi phí không chính thức là cản trở chính với hoạt động KD % 34,69 42,57 e.2 Các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức % 69,00 69,19 e.3 % DN tốn hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức % 8,51 13,48 e.4 Cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi % 43,16 40,60 e.5 Công việc được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức % 38,10 47,00 e.6 Điểm Chỉ số: Chi phí không chính thức điểm 6,56 6,36 e.7 Vị thứ so với cả nước 23 32 Nguồn: báo cáo PCI, 2006 Lâm Đồng đạt trên mức trung bình của cả nước về các chi phí không chính thức đây là tín hiệu tốt vì các chi phí không chính thức là khoản chi phí phát sinh Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 47 do sự chưa hoàn thiện trong hệ thống chính sách và sẽ là cản trở với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bảng 2.7 cho thấy, Lâm Đồng vẫn bị các doanh nghiệp đánh giá là còn tình trạng cán bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi (43,16% doanh nghiệp cho là có) hay một số (8,51%) doanh nghiệp phải tốn hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức. f- Về chỉ số Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước. Bảng 2.8: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố Ưu đãi DNNN. TT Tên nhân tố chính sách ĐVT Lâm Đồng TB cả nước f.1 Tỉnh ưu đãi Doanh nghiệp Nhà nước % 32,97 35,37 f.2 Tỉnh có thái độ tích cực với DNTN % 50,00 48,96 f.3 Thái độ của tỉnh đối với DNTN đang được cải thiện % 65,69 68,47 f.4 Thái độ không phụ thuộc vào mức đóng góp về tài chính % 37,50 36,78 f.5 Tỉnh ưu đãi DN cổ phần hóa % 20,88 29,63 f.6 Nỗ lực thực hiện cổ phần hóa của tỉnh là tốt hoặc rất tốt % 51,90 56,51 f.7 Ưu đãi đối với DNNN – Dữ liệu mềm điểm 5,89 5,59 f.8 % thay đổi về số lượng DNNN do địa phương quản lý so với năm 2000 % -18,87 -26,24 f.9 Tỷ trọng nợ của DNNN trong tổng số nợ của các DN /Tỷ trọng doanh thu của DNNN trong tổng doanh thu của các DN của tỉnh lần 1,88 1,36 f.10 Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNN (của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh) lần 0,22 0,19 f.11 Ưu đãi đối với DNNN – Dữ liệu cứng điểm 6,86 7,59 f.12 Điểm Chỉ số: Ưu đãi DNNN điểm 6,37 6,59 f.13 Vị thứ so với cả nước 38 32 Nguồn: Báo cáo PCI, 2006 Đây là chỉ số liên quan đến môi trường cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp trong tỉnh, Lâm Đồng được đánh giá ở dưới mức trung bình chung một ít, đặc biệt là đánh giá của các doanh nghiệp về thái độ của tỉnh đối với doanh nghiệp tư nhân còn 1/3 số doanh nghiệp chưa hài lòng. Kết quả khảo sát cũng cho rằng đa số doanh nghiệp được tỉnh quan tâm chỉ là những doanh nghiệp có số nộp ngân sách cao. Tỉnh chưa thực sự quan tâm nhiều tới các doanh nghiệp cổ phần hóa và Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 48 nổ lực cổ phần hóa cũng chỉ đạt dưới mức trung bình. Trong khi tỷ trọng nợ của DNNN trong tổng số sợ của các doanh nghiệp so với doanh thu còn rất cao, thể hiện những ưu đãi của DNNN trong việc tiếp cận các nguồn tài chính hơn DNTN. Đây là căn bệnh chung của các chính quyền tỉnh trên cả nước, những tỉnh thành có nhiều doanh nghiệp thì tỷ trọng DNNN còn rất lớn với nhiều ưu đãi bất hợp lý, đơn cử Hà Nội (địa phương đứng chót bảng về chỉ số này), ngay cả TPHCM, Đồng Nai và Vũng Tàu cũng thấp hơn Lâm Đồng về chỉ số này. Trong ngắn hạn chỉ số này chưa có tác động rõ, tuy nhiên có thể khẳng định rằng trong xu thế hội nhập thì sức cạnh tranh của các DNNN được nhiều ưu đãi sẽ rất kém. g- Về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. Bảng 2.9: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố tính năng động của lãnh đạo. TT Tên nhân tố chính sách ĐVT Lâm Đồng TB cả nước g.1 Tỉnh triển khai tốt trong khuôn khổ các quy định của Trung ương % 68,09 74,35 g.2 Tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp % 50,55 62,69 g.3 Tỉnh có sáng kiến tốt nhưng còn nhiều cản trở ở Trung ương % 21,35 29,84 g.4 Không có sáng kiến nào ở cấp tỉnh, tất cả đều đến từ cấp Trung ương % 32,22 32,38 g.5 Khi có văn bản pháp luật mới, tỉnh không bao giờ và hiếm khi tham khảo ý kiến của DN % 59,26 61,96 g.6 Điểm Chỉ số: Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh điểm 3,82 5,00 g.7 Vị thứ so với cả nước 52 32 Nguồn: Báo cáo PCI, 2006 Theo kết quả bảng 2.9 trên, về chỉ tiêu tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, Lâm Đồng bị đánh giá còn yếu so với trung bình của cả nước, theo đánh giá của các doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh chỉ mới dừng lại ở việc triển khai tốt trong khuôn khổ các quy định của Trung ương (68,09% doanh nghiệp xác nhận), còn việc lãnh đạo tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp thì chỉ có ½ số doanh nghiệp đồng ý và có đến 1/3 Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 49 số doanh nghiệp đánh giá rằng không có sáng kiến nào ở cấp tỉnh mà tất cả đều đến từ cấp Trung ương. Đây là chỉ số rất nhạy cảm và phần nào mang tính đánh giá những cảm nhận chủ quan của doanh nghiệp tuy nhiên lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cũng nên nghiêm túc xem xét lại nếu muốn cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh mình. h- Về chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Bảng 2.10: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố chính sách phát triển KTTN. TT Tên nhân tố chính sách ĐVT Lâm Đồng TB cả nước h.1 Chất lượng dịch vụ công – Thông tin thị trường và xúc tiến thương mại tốt và rất tốt % 57,14 49,97 h.2 Chất lượng dịch vụ công – Thông tin tìm kiếm đối tác kinh doanh, đầu tư cho các nhà sản xuất địa phương là tốt và rất tốt % 56,38 47,34 h.3 Chất lượng dịch vụ công – Xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thương mại là tốt và rất tốt % 50,56 51,60 h.4 Chất lượng dịch vụ công – Khu công nghiệp là tốt và rất tốt % 38,20 47,23 h.5 Chất lượng dịch vụ công – Công nghệ và các dịch vụ liên quan đến công nghệ là tốt và rất tốt % 60,53 44,06 h.6 Số lượng hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức 2004-2005 lần 2,00 0,88 h.7 Điểm Chỉ số: Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân điểm 6,39 5,19 h.8 Vị thứ so với cả nước 11 32 Nguồn: Báo cáo PCI, 2006 Bảng 2.10 cho thấy, Lâm Đồng đứng thứ 11 so với cả nước về chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân là một thành tích, Lâm Đồng không có nhiều những doanh nghiệp nhà nước mang tầm cỡ quốc gia nên xu hướng phát triển doanh nghiệp tư nhân đã được tỉnh Lâm Đồng quan tâm đầu tư, tuy nhiên còn hai tiêu chí bị đánh giá thấp hơn so với trung bình cả nước là chất lượng dịch vụ công trong xúc tiến xuất khẩu, hội chợ thương mại (chỉ mới 50,56% doanh nghiệp cho là tốt) và dịch vụ khu công nghiệp (38,2% số doanh nghiệp cho là tốt). Trong thời gian tới tỉnh cần cải thiện nhiều các tiêu chí này nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp tư nhân, một loại hình khá năng động và rất nhiều tiềm năng ở Lâm Đồng. i- Về chỉ số Đào tạo lao động. Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro 50 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố Đào tạo lao động. TT Tên nhân tố chính sách ĐVT Lâm Đồng TB cả nước i.1 Chất lượng dịch vụ giáo dục do các cơ quan của tỉnh cung cấp là tốt và rất tốt % 69,77 72,35 i.2 Chất lượng dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động do các cơ quan của tỉnh cung cấp là tốt và rất tốt % 50,56 55,42 i.3 Chất lượng tuyển dụng và môi giới lao động do các cơ quan của tỉnh thực hiện là tốt và rất tốt % 43,53 49,28 i.4 Số lượng trường dạy nghề trên 100.000 dân trường 0,44 0,74 i.5 Điểm Chỉ số: Đào tạo lao động điểm 4,19 5,25 i.6 Vị thứ so với cả nước 49 32 Nguồn: Báo cáo PCI, 2006 Bảng 2.11 trên cho thấy, mặc dù Lâm Đồng tự hào về điều kiện khí hậu thiên nhiên rất thích hợp cho công tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, tuy nhiên chất lượng dịch vụ giáo dục còn rất thấp, dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động còn yếu dẫn đến chất lượng tuyển dụng và môi giới lao động do các cơ quan của tỉnh thực hiện vẫn còn thấp và số lượng trường dạy nghề tính trên 100.000 dân còn rất thấp so với mức trung bình của cả nước. Theo nguồn tin từ Lâm Đồng đang triển khai dự án làng đại học quốc tế với quy mô 500 triệu USD do công ty TNHH Tri Việt làm chủ đầu tư, hy vọng sau khi dự án thành công chỉ số này của Lâm Đồng sẽ được cải thiện. j- Về thiết chế pháp lý. Thiết chế pháp lý là công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra, Lâm Đồng được tín nhiệm so với trung bình cả nước Bảng 2.12: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố Thiết chế pháp lý. TT Tên nhân tố chính sách ĐVT Lâm Đồng TB cả nước j.1 Hệ thống pháp lý tạo ra cơ chế để DN có thể khởi kiện hành vi tham nhũng của cán bộ công quyền % 19,79 23,89 j.2 Lòng tin của DN vào thiết chế pháp lý % 85,87 83,64 j.3 Thiết chế pháp lý – Dữ liệu mềm điểm 5,25 5,03 j.4 Số vụ tranh chấp (mà bên nguyên không phải là DNNN hay DN có vốn đầu tư nước ngoài) bình quân trên 100 DN đang hoạt động vụ 1,00 0,98 j.5 Thiết chế pháp lý – Dữ liệu cứng điểm 1,95 1,93 j.6 Điểm Chỉ số: Thiết chế pháp lý điểm 3,93 3,79 j.7 Vị thứ so với cả nước 19 32 Nguồn: Báo cáo PCI, 2006 Dowload tai website: www.freebook.vn www.freebook.vn HoTro: yh! freebook_hotro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf462051.pdf
  • pdf46205 2.pdf
Tài liệu liên quan