MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với các doanh nghiệp, trong điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế toàn cầu, để đảm bảo quá trình phát triển kinh doanh, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải hội nhập và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ERP (Enterprise Resources Planning) đã nhanh chóng trở thành giải pháp được nhiều công ty đầu tư thích đáng do những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Trên thế giới, việc ứng dụng các giải pháp ERP với nội dung chính là đưa ra giải pháp tổng thể cho tin học hóa tác nghiệp và quản trị trong các tổ chức, doanh nghiệp đã được thực hiện từ lâu. Đây là một công cụ hiệu quả giúp đỡ các nhà lãnh đạo trong việc quản lý các nguồn lực khác nhau (nhân lực - tài lực - vật lực) và tác nghiệp, đồng thời giúp các tổ chức, doanh nghiệp hội nhập với một tiêu chuẩn quản lý quốc tế. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng khá cao hàng năm và nhu cầu tăng cường năng lực quản lý trong đó có ERP. Đây cũng là bức tranh chung của các nước đang phát triển với nhu cầu cải cách công nghệ quản lý kinh tế không ngừng. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan, mà việc triển khai ERP của các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa được phổ biến. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến 6/2006 chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp (ERP) và theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tháng 6/2008 hiện có 86,5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhưng mức độ rất khác nhau. Số doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp quản lý nguồn tài nguyên doanh nghiệp (ERP) chỉ đạt 7%. Vậy đâu là nhân tố tác động đến việc ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ở TP Đà Nẵng nói riêng, đặc biệt, các doanh nghiệp nhận thức như thế nào về sự tác động (hay vai trò) của những nhân tố này.
Đề tài: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG ERP CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP ĐÀ NẴNG là một nghiên cần thiết nhằm tìm ra mối quan hệ tác động của những nhân tố trong quá trình ứng dụng ERP, giúp cho Thành phố, các doanh nghiệp của Thành phố có một tầm nhìn tổng quát về mô hình nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài gồm 3 vấn đề chủ yếu:
- Nhận diện, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng ERP ở các doanh
nghiệp từ đó hình thành mô hình khái niệm cho việc ứng dụng ERP cho các doanh
nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng ERP tại Việt Nam và đưa ra mô hình đề nghị phân tích.
- Thu thập số liệu và hình thành mô hình thực tiễn ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mức độ triển khai ERP ở các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp đang ứng dụng hoặc có ý định ứng dụng ERP trên địa bàn TP Đà
Nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn thực hiện trên các doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Định tính và định lượng.
Định tính:
Tổng lược một số mô hình ứng dụng công nghệ mới trên thế giới và Việt Nam. Từ
đó hình thành mô hình khái niêm về ứng dụng ERP cho các doanh nghiệp.
Định lượng:
Trên cơ sở mô hình khái niệm được xây dựng, tiến hành:
- Xây dựng công cụ thu thập dữ liệu (bảng câu hỏi).
- Phân tích nhân tố và mô hình hồi qui đa biến nhằm tìm ra các nhân tố quan trọng.
6. Bố cục luận văn
Kết cấu luận văn gồm 4 chương.
Chương 1 trình bày ERP và mô hình khái niệm về ứng dụng ERP cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 2 trình bày hiện trạng ứng dụng ERP tại Việt Nam.
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định các thang đo và
mô hình đề nghị phân tích. Trước tiên thang đo được đánh giá thông qua phương
pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá nhằm tìm ra các
nhân tố quan trọng. Cuối cùng là kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy.
Chương 4 là phần kết luận và kiến nghị.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố tác động đến việc ứng dụng ERP cho các doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất là Dinh huong chien luoc cua DN theo huong tin hoc hoa cong tac quan ly (Định
hướng chiến lược của DN theo hướng tin học hóa công tác quản ly) = .385. Do vậy,
các biến đo lường của thành phần Đặc điểm của doanh nghiệp được sử dụng trong
phân tích EFA tiếp theo.
3.6.3 Cronbach alpha cho thang đo Đặc điểm của người lãnh đạo doanh nghiệp
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha
dựa trên chuẩn hóa các biến
Số biến
quan sát
.596 .631 5
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến–tổng
Alpha nếu
loại biến này
Trinh do nguoi lanh dao 15.91 4.646 .359 .543
Tuoi cua nguoi lanh dao 17.27 3.129 .378 .566
Su chap nhan doi moi trong DN cua nguoi
lanh dao
16.17 4.129 .582 .442
Su hieu biet ERP cua nguoi lanh dao 16.35 4.719 .228 .603
Su ung ho cua nguoi lanh dao doi voi ung
dung ERP
16.23 4.779 .350 .550
Cronbach alpha của thang đo Đặc điểm của người lãnh đạo doanh nghiệp là 0.596
thấp hơn tiêu chuẩn (0.6). Hơn nữa, các hệ số tương quan với biến tổng của biến Su
hieu biet ERP cua nguoi lanh dao (Sự hiểu biết ERP của người lãnh đạo) = 0.228 thấp hơn
mức giới hạn (0.3). Do vậy, biến Su hieu biet ERP cua nguoi lanh dao loại khỏi thang đo
Đặc điểm của người lãnh đạo doanh nghiệp. Đồng thời, khi loại biến Su hieu biet ERP
53
cua nguoi lanh dao thì Cronbach alpha tăng lên từ 0.596 lên 0.603 lớn hơn tiêu chuẩn
(0.6). Đồng thời hệ số tương quan với biến tổng của các biến còn lại cao hơn mức
giới hạn (0.3). Vì vậy, các biến Trinh do nguoi lanh dao; Su chap nhan doi moi trong DN cua nguoi
lanh dao; Su ung ho cua nguoi lanh dao doi voi ung dung ERP được sử dụng để đo lường thành
phần Đặc điểm của người lãnh đạo doanh nghiệp trong phân tích EFA tiếp theo.
3.6.4 Cronbach alpha cho thang đo Yêu cầu công nghệ đặc thù
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha
dựa trên chuẩn hóa các biến
Số biến
quan sát
.676 .691 4
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến–tổng
Alpha nếu
loại biến này
Su hieu biet ve cong nghe thong tin cua
nhan vien trong DN
11.60 3.562 .552 .561
Su hieu biet ve ERP cua nhan vien trong
DN
11.96 3.080 .588 .518
Su ton tai nguon von du lon de dau tu su
dung ERP trong DN
11.95 3.192 .371 .691
Su ton tai nguon luc ve CNTT (may tinh,
mang cuc bo,...)
11.51 3.950 .374 .660
Cronbach alpha của thang đo Yêu cầu công nghệ đặc thù là 0.676 cao hơn tiêu
chuẩn (0.6). Hơn nữa, các hệ số tương quan với biến tổng đều cao hơn mức giới hạn
(0.3); cao nhất là Su hieu biet ve ERP cua nhan vien trong DN = .588 và nhỏ nhất là Su ton tai
nguon von du lon de dau tu su dung ERP trong DN = .371. Tuy nhiên nếu loại biến Su ton tai nguon
von du lon de dau tu su dung ERP trong DN thì hệ số Cronbach alpha của thang đo Yêu cầu
công nghệ đặc thù tăng từ 0.676 lên 0.691. Vì vậy, loại biến Su ton tai nguon von du lon de
dau tu su dung ERP trong DN ra khỏi thang đo của thành phần Yêu cầu công nghệ đặc thù,
các biến còn lại được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
3.6.5 Cronbach alpha cho thang đo Ngành và vai trò của ngành
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha
dựa trên chuẩn hóa các biến
Số biến
quan sát
.824 .824 5
54
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến–tổng
Alpha nếu
loại biến này
Su canh tranh (manh me) cua cac DN trong
nganh
13.88 9.544 .540 .812
Nhung chinh sach cua doi thu ve su dung
ERP trong DN cua ho
14.28 8.855 .679 .771
So luong DN trong nganh ung dung ERP 14.64 9.616 .612 .792
Su giup do ve kinh nghiem ung dung ERP
cua cac DN nghiep khac
14.49 8.277 .699 .765
Nhung thong tin ve (hieu qua) ung dung
ERP cua cac DN
14.03 9.660 .571 .803
Cronbach alpha của thang đo Ngành và vai trò của ngành cao là 0.824. Hơn nữa,
các hệ số tương quan với biến tổng đều rất cao; nhỏ nhất là Nhung thong tin ve (hieu qua)
ung dung ERP cua cac DN = .571. Do vậy, các biến đo lường của thành phần Ngành và vai
trò của ngành được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
3.6.6 Cronbach alpha cho thang đo Vai trò của nhà cung cấp
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha
dựa trên chuẩn hóa các biến
Số biến
quan sát
.786 .786 3
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến–tổng
Alpha nếu
loại biến này
Tinh chuyen nghiep cua thi truong cung
cap ERP
8.54 1.634 .675 .654
Kinh nghiem cung cap ERP cua nha cung
cap
8.41 1.829 .679 .653
San pham ERP phu hop voi thi truong Viet
Nam
8.45 2.086 .533 .802
Cronbach alpha của thang đo Vai trò của nhà cung cấp là 0.786 cao hơn tiêu chuẩn
(0.6). Hơn nữa, các hệ số tương quan với biến tổng đều cao hơn mức giới hạn (0.3);
nhỏ nhất là San pham ERP phu hop voi thi truong Viet Nam = .533. Tuy nhiên nếu loại biến San
pham ERP phu hop voi thi truong Viet Nam thì hệ số Cronbach alpha của thang đo Vai trò của
nhà cung cấp tăng từ 0.782 lên 0.802 . Vì vậy, loại biến San pham ERP phu hop voi thi
55
truong Viet Nam ra khỏi thang đo của thành phần Vai trò của nhà cung cấp, các biến
còn lại được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
3.6.7 Cronbach alpha cho thang đo Nhận thức sự hữu dụng
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha
dựa trên chuẩn hóa các biến
Số biến
quan sát
.585 .636 5
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến–tổng
Alpha nếu
loại biến này
Tu dong hoa va tich hop quy trinh kinh
doanh toi uu
16.53 3.614 .463 .455
Chia se CSDL quy trinh kinh doanh trong
toan he thong DN
16.89 4.305 .114 .698
Cung cap thong tin nhat quan, kip thoi cho
qua trinh ra quyet dinh va danh gia hoat
dong
16.13 3.856 .643 .395
Nang cao hieu qua kinh doanh 16.16 4.138 .453 .479
Giup cung cap dich vu tot hon cho khach
hang
16.11 4.764 .215 .589
Cronbach alpha của thang đo Nhận thức sự hữu dụng là 0.585 thấp hơn tiêu chuẩn
(0.6). Hơn nữa, các hệ số tương quan với biến tổng của các biến Chia se CSDL quy trinh
kinh doanh trong toan he thong DN = 0.114; Giup cung cap dich vu tot hon cho khach hang = 0.215 thấp
hơn mức giới hạn (0.3). Do vậy, các biến Chia se CSDL quy trinh kinh doanh trong toan he thong
DN (Chia sẽ CSLD quy trình kinh doanh trong toàn hệ thống kinh doanh); Giup cung
cap dich vu tot hon cho khach hang (Giúp cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng) loại
khỏi thang đo Nhận thức sự hữu dụng. Đồng thời, khi loại biến Giup cung cap dich vu tot
hon cho khach hang thì Cronbach alpha tăng lên từ 0.585 lên 0.589. Tương tự như vậy
khi loại biến Chia se CSDL quy trinh kinh doanh trong toan he thong DN thì Cronbach alpha tăng
lên từ 0.585 lên 0.698 lớn so với tiêu chuẩn (0.6). Vì vậy, các biến còn lại Tu dong hoa
va tich hop quy trinh kinh doanh toi uu; Cung cap thong tin nhat quan, kip thoi cho qua trinh ra quyet dinh va
danh gia hoat dong; Nang cao hieu qua kinh doanh được sử dụng để đo lường thành phần Nhận
thức sự hữu dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
56
3.6.8 Cronbach alpha cho thang đo Nhận thức sự tương hợp
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha
dựa trên chuẩn hóa các biến
Số biến
quan sát
.806 .806 3
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến–tổng
Alpha nếu
loại biến này
Tuong hop voi xu huong phat trien HTTTQL
trong DN
8.08 1.906 .625 .762
Phu hop voi cac chuan quan ly hien dai cua
the gioi
8.14 1.503 .723 .659
Phu hop voi gia tri tiem nang hien tai cua
DN
8.14 1.956 .625 .764
Cronbach alpha của thang đo Nhận thức sự tương hợp cao là 0.806. Hơn nữa, các hệ
số tương quan với biến tổng đều rất cao; nhỏ nhất là Tuong hop voi xu huong phat trien
HTTTQL trong DN và Phu hop voi gia tri tiem nang hien tai cua DN đều là 0.625. Do vậy, các biến
đo lường của thành phần Nhận thức sự tương hợp được sử dụng trong phân tích
EFA tiếp theo.
3.6.9 Cronbach alpha cho thang đo Nhận thức sự phức tạp
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha
dựa trên chuẩn hóa các biến
Số biến
quan sát
.861 .862 2
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến–tổng
Alpha nếu
loại biến này
Phuc tap vi DN thieu nguon luc cho viec
ung dung
2.96 1.244 .757 .(a)
Phuc tap vi DN thieu kien thuc ve ERP 2.74 1.126 .757 .(a)
Cronbach alpha của thang đo Nhận thức sự phức tạp cao là 0.861. Hơn nữa, các hệ
số tương quan với biến tổng đều rất cao là 0.757 cho các biến. Do vậy, các biến đo
57
lường của thành phần Nhận thức sự phức tạp được sử dụng trong phân tích EFA
tiếp theo.
3.7 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ
EFA
Sau khi kiểm tra tính nhất quán của bảng câu hỏi bằng hệ số tin cậy Cronbach
alpha, các biến quan sát được tiếp tục đánh giá bằng EFA. Các biến số có trọng số
(factor loading) nhỏ hơn 0.4 trong EFA sẽ bị tiếp tục loại (Gerbing & Anderson
1988), cũng như các biến có trọng số không thể hiện rõ cho một nhân tố nào thì
cũng bị loại (Chẳng hạn như một biến có trọng số cho nhân tố 1 là 0.7 nhưng cũng
có trọng số cho nhân tố 2 là 0.6 thì biến này sẽ bị loại). Phương pháp trích nhân tố
là phương pháp dựa vào eigenvalue (Determination based on eigenvalue): chỉ
những nhân tố nào có eigenvalue từ 1 trở lên mới được dữ lại trong mô hình phân
tích và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson 1988).
3.7.1 EFA cho thang đo các biến tác động đến việc ứng dụng ERP
KMO và kiểm định Bartlett
Trị số Kaiser-Meyer-Olkin .741
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1451.544
df 210
Sig. .000
58
Yếu tố
Biến quan sát 1 2 3 4 5 6 7
Su tro giup cua chinh phu (V01) .046 .904 .056 .031 -.098 .103 .014
Chinh sach ho tro thong tin cua chinh phu (V02) .121 .871 -.050 .139 .081 -.134 .003
Kha nang tai chinh manh cua DN (V03) .002 -.006 .165 .626 .170 .455 -.316
Loai hinh doanh nghiep (V04) .001 .053 .365 .240 -.023 .620 -.140
So luong nhan vien trong DN (qui mo DN) (V05) .036 .012 .001 .019 .198 .835 .129
Dinh huong chien luoc cua DN theo huong chuan
hoa cong tac quan ly (V06)
.041 .029 .169 .065 .864 .101 -.042
Dinh huong chien luoc cua DN theo huong tin hoc
hoa cong tac quan ly (V07)
.176 .077 .108 .178 .857 .073 .097
Trinh do nguoi lanh dao (V08) .084 .114 .096 .771 .134 .029 .267
Tuoi cua nguoi lanh dao (V09) .168 .160 -.070 .044 -.122 .470 .667
Su chap nhan doi moi trong DN cua nguoi lanh
dao (V10)
.233 .121 .185 .444 .098 .186 .555
Su ung ho cua nguoi lanh dao doi voi ung dung
ERP (V12)
-.007 -.046 .104 .038 .074 -.156 .723
Su hieu biet ve cong nghe thong tin cua nhan
vien trong DN (V13)
.195 .133 .772 .274 .079 .081 .209
Su hieu biet ve ERP cua nhan vien trong DN
(V14)
.001 .209 .769 -.055 .153 .132 .172
Su ton tai nguon luc ve CNTT (may tinh, mang
cuc bo,...) (V16)
.264 -.146 .636 .092 .142 .023 -.150
Su canh tranh (manh me) cua cac DN trong
nganh (V17)
.408 .357 .236 .336 .087 .152 -.031
Nhung chinh sach cua doi thu ve su dung ERP
trong DN cua ho (V18)
.439 .552 .203 .119 .211 .084 .142
So luong DN trong nganh ung dung ERP (19) .347 .490 .178 -.099 .348 .338 .108
Su giup do ve kinh nghiem ung dung ERP cua
cac DN khac (V20)
.647 .489 .176 -.178 .105 .127 .055
Nhung thong tin ve (hieu qua) ung dung ERP cua
cac DN (V21)
.779 .201 .167 -.260 .082 .046 -.082
Tinh chuyen nghiep cua thi truong cung cap ERP
(V22)
.755 -.029 .061 .331 .085 .004 .152
Kinh nghiem cung cap ERP cua nha cung cap
(V23)
.710 .111 .065 .436 .042 -.071 .179
Eigenvalue 5.883 2.213 1.666 1.534 1.224 1.205 1.124
Phương sai trích (%) 28.015 10.539 7.932 7.306 5.827 5.739 5.354
Tổng phương sai trích (%) 70.712
59
Kết quả EFA cho thấy trị số Kaiser-Meyer-Olkin =.741 và Sig.=.000 nghĩa là dữ liệu phù hợp
cho phân tích nhân tố. Đồng thời EFA cho thấy có 7 yếu tố được trích ra tại
eigenvalue là 1.124 và phương sai trích là 70.712%. Như vậy, phương sai trích đạt
yêu cầu. Tuy nhiên, các biến Kha nang tai chinh manh cua DN (Khả năng tài chính mạnh
của DN); Tuoi cua nguoi lanh dao (Tuổi của người lãnh đạo); Su canh tranh (manh me) cua cac
DN trong nganh (Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các DN trong ngành); Nhung chinh sach cua doi
thu ve su dung ERP trong DN cua ho (Những chính sách của đối thủ về sử dụng ERP trong
DN của họ); So luong DN trong nganh ung dung ERP (Số lượng DN trong ngành ứng dụng
ERP); Su giup do ve kinh nghiem ung dung ERP cua cac DN khac (Sự giúp đỡ về kinh nghiệm
ứng dụng ERP của DN khác) có trọng số không thể hiện rõ cho yếu tố nào nên bị
loại khỏi thang đo. Mặt khác, hai thang đo Ngành và vai trò của ngành và Vai trò
của nhà cung cấp về mặt lý thuyết là hai thành phần phân biệt nhưng về mặt thực
tiễn có thể là một thành phần đơn hướng.
Nếu gộp hai khái niệm này thành phần đơn hướng thì Cronbach alpha là 0.734
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha
dựa trên chuẩn hóa các biến
Số biến
quan sát
.734 .745 3
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến–tổng
Alpha nếu
loại biến này
Nhung thong tin ve (hieu qua) ung dung
ERP cua cac DN
8.45 2.086 .439 .802
Tinh chuyen nghiep cua thi truong cung
cap ERP
8.09 1.967 .614 .578
Kinh nghiem cung cap ERP cua nha cung
cap
7.96 2.124 .645 .559
Đồng thời 2 biến Dinh huong chien luoc cua DN theo huong chuan hoa cong tac quan ly; Dinh huong
chien luoc cua DN theo huong tin hoc hoa cong tac quan ly của thang đo Đặc điểm doanh nghiệp
tách ra thành nhân tố mới, ta đặt tên cho nhân tố này là Định hướng ứng dụng CNTT
của doanh nghiệp.
60
Nếu tách thành hai khái niệm này thì Cronbach alpha của Đặc điểm doanh nghiệp là
0.644
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha
dựa trên chuẩn hóa các biến
Số biến
quan sát
.644 .646 3
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến–tổng
Alpha nếu
loại biến này
Kha nang tai chinh manh cua DN 6.83 3.768 .499 .487
Loai hinh doanh nghiep 7.39 3.459 .454 .553
So luong nhan vien trong DN (qui mo DN) 7.44 4.222 .417 .596
và Cronbach alpha của Định hướng ứng dụng CNTT của doanh nghiệp là 0.793
Cronbach's
Alpha
Cronbach's Alpha
dựa trên chuẩn hóa các biến
Số biến
quan sát
.793 .793 2
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến–tổng
Alpha nếu
loại biến này
Dinh huong chien luoc cua DN theo huong
chuan hoa cong tac quan ly
4.36 .383 .658 .(a)
Dinh huong chien luoc cua DN theo huong
tin hoc hoa cong tac quan ly
4.29 .407 .658 .(a)
Kết quả EFA sau khi loại biến
KMO và kiểm định Bartlett
Trị số Kaiser-Meyer-Olkin .670
Approx. Chi-Square 813.424
df 105
Bartlett's Test of
Sphericity
Sig. .000
61
Yếu tố Biến quan sát
1 2 3 4 5 6
Su tro giup cua chinh phu .054 .094 .937 .022 -.063 .141
Chinh sach ho tro thong tin
cua chinh phu .158 -.006 .913 .082 .124 -.089
Loai hinh doanh nghiep -.001 .338 .031 .047 .002 .686
So luong nhan vien trong DN
(qui mo DN) .031 .021 .010 .042 .180 .766
Dinh huong chien luoc cua
DN theo huong chuan hoa
cong tac quan ly
.022 .169 .003 .005 .889 .138
Dinh huong chien luoc cua
DN theo huong tin hoc hoa
cong tac quan ly
.176 .128 .061 .194 .862 .075
Trinh do nguoi lanh dao .242 -.033 .065 .671 .148 .305
Su chap nhan doi moi trong
DN cua nguoi lanh dao .271 .189 .099 .675 .103 .179
Su ung ho cua nguoi lanh
dao doi voi ung dung ERP -.085 .135 -.028 .691 .006 -.319
Su hieu biet ve cong nghe
thong tin cua nhan vien trong
DN
.186 .726 .081 .368 .071 .201
Su hieu biet ve ERP cua
nhan vien trong DN -.032 .734 .163 .134 .119 .221
Su ton tai nguon luc ve
CNTT (may tinh, mang cuc
bo,...)
.255 .702 -.119 -.075 .179 -.036
Nhung thong tin ve (hieu
qua) ung dung ERP cua cac
DN
.653 .302 .232 -.253 .100 -.105
Tinh chuyen nghiep cua thi
truong cung cap ERP .840 .063 -.026 .212 .096 .129
Kinh nghiem cung cap ERP
cua nha cung cap .803 .091 .154 .351 .052 -.002
Eigenvalue 4.007 1.782 1.494 1.291 1.197 1.016
Phương sai trích 26.715 11.882 9.960 8.608 7.982 6.771
Tổng phương sai trích 71.919
Cronbach alpha 0.734 0.691 0.871 0.603 0.793 0.644
Kết quả EFA cho thấy có 6 yếu tố được trích ra tại eigenvalue là 1.016 và phương
sai trích là 71.919%. Như vậy, phương sai trích đạt yêu cầu.
3.7.2 EFA cho thang đo sự hữu dụng, sự tương hợp và sự phức tạp
KMO và kiểm định Bartlett
Trị số Kaiser-Meyer-Olkin .677
Approx. Chi-Square 473.268
df 28
Bartlett's Test of
Sphericity
Sig. .000
62
Yếu tố Biến quan sát
1 2 3
Tu dong hoa va tich hop quy trinh kinh doanh toi uu .358 .676 -.052
Cung cap thong tin nhat quan, kip thoi cho qua trinh ra quyet dinh
va danh gia hoat dong
.028 .884 -.160
Nang cao hieu qua kinh doanh .108 .793 .006
Tuong hop voi xu huong phat trien HTTTQL trong DN .757 .235 -.173
Phu hop voi cac chuan quan ly hien dai cua the gioi .859 .163 -.147
Phu hop voi gia tri tiem nang hien tai cua DN .858 .040 -.011
Phuc tap vi DN thieu nguon luc cho viec ung dung
-.165 -.094 .916
Phuc tap vi DN thieu kien thuc ve ERP -.080 -.062 .932
Eigenvalue 3.130 1.492 1.346
Phương sai trích 39.119 18.651 16.826
Tổng phương sai trích 74.597
Kết quả EFA cho thấy trị số Kaiser-Meyer-Olkin =.677 và Sig.=.000 nghĩa là dữ liệu phù hợp
cho phân tích nhân tố. Đồng thời EFA cho thấy có 3 yếu tố được trích ra tại
eigenvalue là 1.346 và phương sai trích là 74.597%. Như vậy, phương sai trích đạt
yêu cầu.
3.8 ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Kết quả EFA cho thang đo các biến tác động đến ứng dụng ERP cho thấy, thang đo
Ngành và vai trò của ngành và Vai trò của nhà cung cấp về mặt lý thuyết là hai
thành phần phân biệt nhưng về mặt thực tiễn có thể là một thành phần đơn hướng
với các biến là
- Nhung thong tin ve (hieu qua) ung dung ERP cua cac DN (Những thông tin về hiệu quả ứng
dụng ERP của các doanh nghiệp)
- Tinh chuyen nghiep cua thi truong cung cap ERP (Tính chuyên nhiệp của thị trường cung cấp)
- Kinh nghiem cung cap ERP cua nha cung cap (Kinh nghiệm cung cấp ERP của nhà cung
cấp)
và được đặt tên với nhân tố mới là Vai trò nhà cung cấp.
63
Đồng thời 2 biến Dinh huong chien luoc cua DN theo huong chuan hoa cong tac quan ly; Dinh huong
chien luoc cua DN theo huong tin hoc hoa cong tac quan ly của thang đo Đặc điểm doanh nghiệp
tách ra thành nhân tố mới, và được gọi là Định hướng ứng dụng CNTT của doanh
nghiệp.
Như vậy, mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh bao gồm các nhân tố sau:
1. Vai trò của chính phủ (VTCCP)
Những biến đo lường nhân tố này gồm:
- Sự trợ giúp của chính phủ cũng như chính quyền địa phương về ứng dụng ERP
cho các doanh nghiệp.
- Những chính sách hỗ trợ thông tin về ứng dụng ERP của chính phủ cũng như
chính quyền địa phương.
Giả thuyết H1: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa vai trò của chính phủ và ý định
ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp (DDCDN)
Những biến đo lường nhân tố này gồm:
- Loại hình doanh nghiệp (DNNN, DNTN, C.ty CP, C.ty TNHH, …).
- Số lượng nhân viên trong doanh nghiệp (quy mô về lao động).
Giả thuyết H2a: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa đặc điểm của doanh nghiệp
của quốc gia và nhận thức sự hữu dụng của ERP trong hoạt động kinh doanh tại
các doanh nghiệp.
Giả thuyết H2b: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa đặc điểm của doanh nghiệp
của quốc gia và nhận thức sự tương hợp của ERP trong hoạt động kinh doanh tại
các doanh nghiệp.
Giả thuyết H2c: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa đặc điểm của doanh nghiệp
của quốc gia và nhận thức phức tạp của ERP trong hoạt động kinh doanh tại các
doanh nghiệp.
3. Đặc điểm người lãnh đạo (DDNLD)
Những biến đo lường nhân tố này gồm:
- Trình độ của người lãnh đạo.
64
- Tuổi của người lãnh đạo.
- Sự chấp nhận đổi mới trong doanh nghiệp của người lãnh đạo.
- Sự ủng hộ của người lãnh đạo đối với việc ứng dụng ERP.
Giả thuyết H3a: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa đặc điểm người lãnh đạo và
nhận thức sự hữu dụng của ERP trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Giả thuyết H3b: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa đặc điểm của người lãnh đạo
và nhận thức sự tương hợp của ERP trong hoạt động kinh doanh tại các doanh
nghiệp.
Giả thuyết H3c: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa đặc điểm người lãnh đạo và
nhận thức phức tạp của ERP trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp
4. Yêu cầu về công nghệ đặc thù (YCCNDT)
Những biến đo lường nhân tố này gồm:
- Sự hiểu biết về công nghệ thông tin của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Sự hiểu biết về ERP của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Sự tồn tại những nguồn lực về CNTT (như máy tính, mạng nội bộ, …).
Giả thuyết H4a: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa yêu cầu về công nghệ đặc thù
và nhận thức sự hữu dụng của ERP trong hoạt động kinh doanh tại các doanh
nghiệp
Giả thuyết H4b: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa yêu cầu về công nghệ đặc thù
và nhận thức sự tương hợp của ERP trong hoạt động kinh doanh tại các doanh
nghiệp
Giả thuyết H4c: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa yêu cầu về công nghệ đặc thù
và nhận thức phức tạp của ERP trong hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp
5. Định hướng ứng dụng CNTT của doanh nghiệp (DHUDCNTT)
Những biến đo lường nhân tố này gồm:
- Định hướng chiến lược của doanh nghiệp theo hướng chuẩn hóa công tác quản lý.
- Định hướng chiến lược của doanh nghiệp theo hướng tin học hóa công tác quản lý.
65
Giả thuyết H5a: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa định hướng ứng dụng CNTT
của doanh nghiệp và nhận thức sự hữu dụng của ERP trong hoạt động kinh doanh
tại các doanh nghiệp.
Giả thuyết H5b: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa định hướng ứng dụng CNTT
của doanh nghiệp và nhận thức sự tương hợp của ERP trong hoạt động kinh doanh
tại các doanh nghiệp.
Giả thuyết H5c: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa định hướng ứng dụng CNTT
của doanh nghiệp và nhận thức phức tạp của ERP trong hoạt động kinh doanh tại
các doanh nghiệp.
6. Vai trò nhà cung cấp ERP (VTNCC)
Những biến đo lường nhân tố số này gồm:
- Những thông tin về (hiệu quả) ứng dụng ERP của các doanh nghiệp.
- Tính chuyên nghiệp của thị trường cung cấp ERP.
- Kinh nghiệm cung cấp giải pháp ERP của của các nhà cung cấp.
Giả thuyết H6a: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa vai trò của những doanh
nghiệp cung cấp ERP và nhận thức sự hữu dụng của ERP trong hoạt động kinh
doanh tại các doanh nghiệp
Giả thuyết H6b: Tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa yêu vai trò của những doanh
nghiệp cung cấp ERP và nhận thức sự tương hợp của ERP trong hoạt động kinh
doanh tại các doanh nghiệp
7. Nhận thức sự hữu dụng (NTSHD), sự tương hợp (NTSTH) và sự phước tạp
(NTSPT)
Khi doanh nghiệp nhận thức được sự hữu dụng, sự tương hợp với hoạt động kinh
doanh, sự phức tạp của ứng dụng ERP sẽ ảnh hưởng đến ý định ứng dụng ERP
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những biến đo lường nhân tố này gồm:
- Tự động hoá và tích hợp quy trình kinh doanh tối ưu.
- Cung cấp thông tin nhất quán, kịp thời cho quá trình ra quyết định và đánh giá
hoạt động.
66
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
- Tương hợp với xu hướng phát triển hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp.
- Phù hợp với các chuẩn quản lý hiện đại của thế giới.
- Phù hợp với giá trị tiềm năng hiện tại của doanh nghiệp.
- Phức tạp vì doanh nghiệp thiếu nguồn lực cho việc ứng dụng.
- Phước tạp vì doanh nghiệp thiếu kiến thức về ERP.
Giả thuyết H7: Khi doanh nghiệp nhận thức được sự hữu dụng của ERP càng cao
thì doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng càng cao
Giả thuyết H8: Khi doanh nghiệp nhận thức được sự tương hợp của ERP trong
hoạt động kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng càng cao
Giả thuyết H9: Khi doanh nghiệp nhận thức được phức tạp của ERP khi triển khai
thì doanh nghiệp sẽ càng ít quyết định sử dụng
67
Bảng 3.5 Mô hình ERP đã điều chỉnh
Vai trò
của chính phủ
Đặc điểm của
doanh nghiêp
Đặc điểm của
người lãnh đạo
Yêu cầu về công
nghệ đặc thù
Định hướng ứng
dụng CNTT
Vai trò của nhà
cung cấp ERP
Nhận thức
sự hữu dụng
Nhận thức
sự tương hợp
Nhận thức
sự phức tạp
Ứng dụng và
ý định ứng dụng
H1
H2a
H2b
H2c
H3a
H3b
H3c
H4a
H4b
H4c
H5a
H5b
H5c
H6a
H6b
H7
H8
H9
68
3.9 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT
3.9.1 Mối quan hệ giữa đặc điểm của doanh nghiệp (DDCDN), đặc điểm người
lãnh đạo (DDNLD), yêu cầu công nghệ đặc thù (YCCNDT), định hướng ứng
dụng CNTT (DHUDCNTT), vai trò của nhà cung cấp (VTNCC) và việc nhận
thức sự hữu dụng (NTSHD) của việc ứng dụng ERP trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hàm lý thuyết của nhân tố nhận thức sự hữu dụng của việc ứng dụng ERP trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thiết lập như sau:
ii6i5i4i3i21NTSHDi UVTNCCDHUDCNTTYCCNDTDDNLDDDCDNY
Kết quả phân tích phân tích hồi quy bội (multi-regression) với phương pháp
stepwise cho nhóm các nhân tố tác động đến việc nhận thức sự hữu dụng của ERP
đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
Tóm tắt mô hình
R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
.550 .302 .289 1.465
Phân tích phương sai (ANOVA)
Nguồn biến thiên
Tổng bình phương
Bậc tự do
(df) Phương sai
Giá trị
F Sig.
Từ hồi qui 145.126 3 48.375 22.551 .000
Từ phần dư 334.649 156 2.145
Tổng 479.775 159
Các hệ số
Biến phụ thuộc: NTSHD
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số đã
chuẩn hóa Nhân tố
B Sai số chuẩn Beta
Giá trị
t
Sig.
Hằng số 3.160 1.190 2.655 .009
VTNCC .250 .062 .291 4.025 .000
DHUDCNTT .427 .106 .282 4.045 .000
DDNLD .160 .058 .197 2.765 .006
69
Kết quả phân tích cho thấy mô hình tối ưu cho nhân tố nhận thức sự hữu dụng
(NTSHD) gồm ba nhân tố tác động là vai trò của nhà cung cấp (VTNCC), định
hướng ứng dụng CNTT của doanh nghiệp (DHUDCNTT), đặc điểm của người lãnh
đạo (DDNLD). Trong đó, vai trò nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng nhất đối với
nhận thức sự hữu dụng (0.291), tiếp đến là định hướng dụng CNTT của doanh
nghiệp (0.282) và sau cùng là đặc điểm của người lãnh đạo (0.197).
Trong mô hình này, nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố và mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố tồn tại
trong mô hình là hơi nhỏ (30,2%).
Mô hình nhân tố nhận thức sự hữu dụng được thiết lập như sau:
iiiiNTSHDi eVTNCC291.0DHUDCNTT282.0DDNLD197.0Y
3.9.2 Mối quan hệ giữa đặc điểm của doanh nghiệp (DDCDN), đặc điểm người
lãnh đạo (DDNLD), yêu cầu công nghệ đặc thù (YCCNDT), định hướng ứng
dụng CNTT (DHUDCNTT), vai trò của nhà cung cấp (VTNCC) và việc nhận
thức sự tương hợp (NTSTH) của việc ứng dụng ERP trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hàm lý thuyết của nhân tố nhận thức sự tương hơp của việc ứng dụng ERP trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thiết lập như sau:
ii6i5i4i3i21NTSTHi UVTNCCDHUDCNTTYCCNDTDDNLDDDCDNY
Kết quả phân tích phân tích hồi quy bội (multi-regression) với phương pháp
stepwise cho nhóm các nhân tố tác động đến việc nhận thức sự tương hợp của ERP
đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
Tóm tắt mô hình
R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
.603 .364 .348 1.584
Phân tích phương sai (ANOVA)
Nguồn biến thiên Tổng bình phương
Bậc tự do
(df) Phương sai
Giá trị
F Sig.
Từ hồi qui 222.795 4 55.699 22.188 .000
Từ phần dư 389.105 155 2.510
Tổng 611.900 159
70
Biến phụ thuộc: NTSTH
Kết quả phân tích cho thấy mô hình tối ưu cho nhân tố nhận thức sự tương hợp
(NTSTH) gồm bốn nhân tố tác động là vai trò của nhà cung cấp (VTNCC), đặc
điểm của người lãnh đạo (DDNLD), định hướng ứng dụng CNTT của doanh nghiệp
(DHUDCNTT), đặc điểm của doanh nghiệp (DDCDN). Trong đó tác động mạnh
nhất đến sự nhận thức sự tương hợp là vai trò của nhà cung cấp (0.329), tiếp đến là
đặc điểm người lãnh đạo (0.226), tiếp đến nữa là định hướng ứng dụng CNTT của
doanh nghiệp (0.204) và cuối cùng là đặc điểm của doanh nghiệp (0.139).
Mô hình nhân tố nhận thức sự hữu dụng được thiết lập như sau:
iiiiNTSTHi eDDCDN139.0DHUDCNTT204.0DDNLD226.0VTNCC329.0Y
3.9.3 Mối quan hệ giữa đặc điểm của doanh nghiệp (DDCDN), đặc điểm người
lãnh đạo (DDNLD), yêu cầu công nghệ đặc thù (YCCNDT), định hướng ứng
dụng CNTT (DHUDCNTT) và việc nhận thức sự phức tạp (NTSPT) của việc
ứng dụng ERP trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hàm lý thuyết của nhân tố nhận thức sự phức tạp của việc ứng dụng ERP trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thiết lập như sau:
ii5i4i3i21NTSPTi UDHUDCNTTYCCNDTDDNLDDDCDNY
Kết quả phân tích phân tích hồi quy bội (multi-regression) với phương pháp
stepwise cho nhóm các nhân tố tác động đến việc nhận thức sự phức tạp của ERP
đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
Hệ số chưa
chuẩn hóa
Hệ số đã
chuẩn hóa Nhân tố
B
Sai số
chuẩn Beta
Giá trị
t
Sig.
Hằng số .938 1.287 .729 .467
VTNCC .319 .067 .329 4.748 .000
DDNLD .207 .065 .226 3.190 .002
DHUDCNTT .350 .117 .204 2.994 .003
DDCDN .140 .070 .139 2.014 .046
71
Tóm tắt mô hình
R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
.223 .050 .044 1.995
Phân tích phương sai (ANOVA)
Phần biến thiên
Tổng bình phương
Bậc tự do
(df) Phương sai
Giá trị
F Sig.
Từ hồi qui 32.898 1 32.898 8.268 .005
Từ phần dư 628.702 158 3.979
Tổng 661.600 159
Các hệ số
Biến phụ thuộc: NTSPT
Kết quả phân tích cho thấy mô hình tối ưu cho nhân tố nhận thức sự phức tạp
(NTSPT) gồm một nhân tố duy nhất định hướng ứng dụng CNTT của doanh nghiệp
(DHUDCNTT) và được thiết lập như sau:
iiNTSPTi eDHUDCNTT223.0Y
3.9.4 Mối quan hệ giữa vai trò chính phủ (VTCCP), nhận thức sự hữu dung
(NTSHD), nhận thức sự tương hợp (NTSTH), nhận thức sự phức tạp (NTSPT)
và ý định ứng dụng (YDUD) ERP trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hàm lý thuyết của nhân tố ý định ứng dụng ERP trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp được thiết lập như sau:
ii5i4i3i21YDUDi UNTSPTNTSTHNTSHDVTCCPY
Kết quả phân tích phân tích hồi quy bội (multi-regression) với phương pháp enter
cho nhóm các nhân tố tác động đến việc nhận thức sự phức tạp của ERP đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa
Giá trị
t
Sig.
Nhân tố
B Sai số chuẩn Beta
Hằng số 9.137 1.206 7.578 .000
DHUDCNTT -.397 .138 -.223 -2.875 .005
72
Tóm tắt mô hình
R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
.712 .508 .495 .935
Phân tích phương sai (ANOVA)
Phần biến thiên
Tổng bình
phương
Bậc tự do
(df) Phương sai
Giá trị
F Sig.
Từ hồi qui 139.545 4 34.886 39.937 .000
Từ phần dư 135.398 155 .874
Tổng 274.944 159
Các hệ số
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa
Nhân tố
B Sai số chuẩn Beta
Giá trị
t
Sig.
Hằng số -4.911 .752 -6.532 .000
VTCCP .208 .035 .357 5.916 .000
NTSHD .359 .048 .475 7.477 .000
NTSTH .172 .044 .257 3.888 .000
NTSPT -.025 .038 -.039 -.653 .515
Biến phụ thuộc: YDUD
Kết quả phân tích cho thấy tồn tại 3 nhân tố vai trò của chính phủ (VTCCP), nhận
thức sự hữu dụng (NTSHD), nhận thức sự tương hợp (NTSTH) tác động đến ý định
ứng dụng ERP của doanh nghiệp. Một nhân tố được thiết lập trong mô hình lý
thuyết nhưng không tồn tại trong mô hình thực tế là nhận thức sự phức tạp
(NTSPT). Trong ba nhân tố trên thì nhận thức sự hữu dụng đóng vai trò quan trọng
nhất đối với ý định ứng dụng ERP của doanh nghiệp (0.475), tiếp đến là nhân tố vai
trò của chính quyền (0.357), và sau cùng là nhân tố nhận thức sự tương hợp (0.257).
Mô hình ý định ứng dụng được thiết lập như sau:
iiiiYDUDi eNTSTH257.0NTSHD475.0VTCCP357.0Y
Trong đó:
iiiiNTSHDi eVTNCC291.0DHUDCNTT282.0DDNLD197.0Y
iiiiNTSTHi eDDCDN139.0DHUDCNTT204.0DDNLD226.0VTNCC329.0Y
73
3.10 NHỮNG ĐÚC KẾT TỪ VIỆC KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT
Từ kết quả của kiểm giả thuyết phần trên, đề tài tổng hợp và hình thành mô hình
thực tiễn ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp tại Đà Nẵng như sau:
Bảng 3.6 Mô hình thực tiễn ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Đà Nẵng
Vai trò
của chính phủ
Đặc điểm của
doanh nghiêp
Đặc điểm của
người lãnh đạo
Định hướng ứng
dụng CNTT
Vai trò của nhà
cung cấp ERP
Nhận thức
sự hữu dụng
Nhận thức
sự tương hợp
Ứng dụng và
ý định ứng dụng
0.357
0.139
0.197
0.226
0.282
0.204
0.291 0.329
0.475
0.257
74
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc nghiên cứu và ứng dụng ERP trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp có một vai trò cực kỳ quan trọng, giúp các doanh
nghiệp tự động hoá và tích hợp quy trình kinh doanh tối ưu; chia sẻ cơ sở dữ liệu
quy trình kinh doanh trong toàn hệ thống doanh nghiệp; cung cấp thông tin nhất
quán, kịp thời cho quá trình ra quyết định và đánh giá hoạt động; tạo khả năng đưa
quá trình quyết định xuống các cấp thấp hơn trong doanh nghiệp giúp các cấp lãnh
đạo có nhiều thời gian xây dựng, phát triển chiến lược công ty; nâng cao hiệu quả
kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc hình thành mô hình khái niệm ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp Việt Nam
và mô hình thực tiễn ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp TP Đà Nẵng dựa trên
những kinh nghiệm ứng dụng công nghệ mới (hệ thống thông tin, công nghệ thông
tin, thương mại điện tử, Internet) giúp cho các doanh nghiệp thấy được những nhân
tố tác động đến việc triển khai ERP tại doanh nghiệp.
Với kết quả phân tích ở chương 3, rõ ràng việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp
chịu tác động bởi nhiều nhân tố:
- Vai trò của chính phủ.
- Nhận thức sự hữu dụng (được giải thích bởi các nhân tố đặc điểm của người lãnh
đạo, định hướng ứng dụng CNTT của doanh nghiệp, vai trò của nhà cung cấp).
- Nhận thức sự tương hợp (được giải thích bởi các nhân tố đặc điểm của doanh
nghiệp, đặc điểm của người lãnh đạo, định hướng ứng dụng CNTT của doanh
nghiệp, vai trò của nhà cung cấp).
Trong các yếu tố đó, nhận thức sự hữu dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong
việc kích thích ý định ứng dụng của doanh nghiệp (0,475). Quyết định đến nhận
thức sự hữu dụng là vai trò của nhà cung cấp (0,291), tiếp đến là định hướng ứng
dụng CNTT (0,282) và cuối cùng là đặc điểm của người lãnh đạo (0,197). Vai trò
của chính phủ cũng đóng vai trò quan trong trong việc quyết định đến ý định ứng
dụng của doanh nghiệp (0,357). Ngoài hai yếu tố nêu trên thì nhận thức sự tương
75
hợp cũng là yếu tố quan trọng trong việc kích thích ý định ứng dụng của doanh
nghiệp (0,257). Quyết định đến nhận thức sự tương hợp là vai trò của nhà cung cấp
(0,329), tiếp đến là đặc điểm của nhà lãnh đạo (0,226), tiếp đến nữa là định hướng
ứng dụng CNTT (0,204) và cuối cùng là đặc điểm của doanh nghiệp (0,139).
4.2 KIẾN NGHỊ
Ứng dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh nâng cao năng
lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu đối với các doanh
nghiệp. Trong quá trình hội nhập bên cạnh việc nổ lực của chính doanh nghiệp, cần
có những chính sách kịp thời, đúng đắn của nhà nước, của nhà cung cấp nhằm giúp
cho quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Trên cơ sở kết quả phân tích ở phần trước, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm
góp phần gia tăng mức độ ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp.
4.2.1 Đối với chính phủ
Kết quả kiểm định mô hình cho thấy Vai trò chính phủ có vai trò quan trọng trong
việc kích thích việc ứng dụng ERP của DN.
Để thực hiện mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp, đặc biệt
là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tư vấn cho các doanh nghiệp triển khai và lựa chọn giải pháp ERP phù hợp với
đặc thù và quy mô của các doanh nghiệp.
- Đào tạo nhân lực để ứng dụng ERP trong doanh nghiệp.
- Góp phần tạo môi trường pháp lý và điều kiện phát triển ứng dụng ERP trong
doanh nghiệp.
Chính phủ cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:
1. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực trạng ứng dụng ERP trong doanh nghiệp;
nâng cao nhận thức về ứng dụng ERP; khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp
ứng dụng ERP.
- Điều tra thực trạng và nhu cầu ứng dụng ERP của các doanh nghiệp Việt Nam,
đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ sản xuất, kinh doanh, phân phối đến tổ chức
76
điều hành và quản lý doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra các cơ chế, chính sách, biện
pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh ứng dụng ERP trong doanh nghiệp.
- Nghiên cứu tình hình và các giải pháp ứng dụng ERP trong doanh nghiệp của
nước ngoài từ đó vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị, đào tạo về ứng dụng ERP trong doanh nghiệp theo
loại hình, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, theo vùng, khu vực hoặc từng
địa phương; tuyên truyền nhằm tăng cường nhận thức về vai trò, tác dụng, kinh
nghiệm triển khai ứng dụng ERP trong doanh nghiệp.
- Biên soạn các tài liệu, cẩm nang về triển khai ERP trong doanh nghiệp.
- Tạo cầu nối, liên kết, tăng cường hợp tác giữa đơn vị sử dụng và đơn vị cung ứng
sản phẩm, dịch vụ ERP.
- Tổ chức các giải thưởng về ứng dụng ERP cho các doanh nghiệp và các cá nhân
có đóng góp vào phát triển ứng dụng ERP trong doanh nghiệp.
2. Tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn giải pháp, triển khai ứng dụng ERP phù hợp
với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin, tài liệu, giới thiệu các giải pháp ERP giúp các doanh nghiệp
lựa chọn giải pháp phù hợp.
- Tổ chức trưng bày, triển lãm nhằm trao đổi kinh nghiệm và các tọa đàm giữa các
doanh nghiệp để giới thiệu các ứng dụng ERP phù hợp với lĩnh vực hoạt động, đặc
thù và quy mô doanh nghiệp.
3. Triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng cần thiết về ứng dụng ERP cho đội
ngũ cán bộ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổ chức các chương trình đào tạo về ứng dụng ERP cho cán bộ quản lý và lãnh
đạo doanh nghiệp.
- Tổ chức các chương trình đào tạo về ứng dụng ERP theo lĩnh vực chuyên môn
cho các cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp.
- Tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao về xây dựng, triển khai, quản lý giám
sát các dự án ứng dụng ERP dành cho các lãnh đạo thông tin trong doanh nghiệp
(CIO).
77
4. Đề ra các chính sách, chế độ tạo môi trường pháp lý thuận lợi phát triển ứng dụng
ERP trong doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng
và Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin.
- Gắn kết chặt chẽ các hoạt động của đề án ERR với các chương trình tin học hoá
quản lý nhà nước, tin học hóa của các Bộ, ngành, địa phương để hỗ trợ các doanh
nghiệp.
4.2.2 Đối với các doanh nghiệp
Kết quả kiểm định mô hình cho thấy ứng dụng ERP thành công ngoài các yếu tố
bên ngoài (Vai trò chính phủ) thì sự nổ lực của bản thân doanh nghiệp như: nhận
thức và quyết tâm cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp; cần xác định đúng đắn mục
tiêu, phạm vi và các bước triển khai; lựa chọn giải pháp phù hợp...quyết định đến sự
thành công của dự án.
- Việc ứng dụng ERP có thể sẽ làm thay đổi quy trình, cách thức quản lý trong
doanh nghiệp. Như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, ảnh hưởng rất nhiều
đến doanh nghiệp. Vì vậy người lãnh đạo, giám đốc doanh nghiệp phải nắm rõ ERP
sẽ làm thay đổi doanh nghiệp về mặt quản lý như thế nào và người lãnh đạo dự án
phải là người có thẩm quyền cao nhất trong doanh nghiệp. Chỉ người có thẩm quyền
cao nhất mới ra được những quyết định nhanh chóng và đúng đắn khi có những vấn
đề xảy ra trong quá trình triển khai ERP liên quan đến quy trình quản lý trong
doanh nghiệp. Thực tế thì có một số lãnh đạo doanh nghiệp nghĩ rằng ERP chỉ là
phần mềm thuần túy và giao việc quản trị thực hiện dự án ERP cho cán bộ phụ
trách tin học. Tại buổi hội thảo về ERP do VCCI tổ chức vào tháng 3 năm 2006 tại
TP HCM, một cán bộ tin học của một doanh nghiệp đã đưa ra ví dụ cụ thể là tại
doanh nghiệp của mình các thành viên trong dự án ERP chỉ là cấp phó phòng và
người phụ trách dự án là cán bộ tin học. Trong quá trình triển khai có quá nhiều vấn
đề liên quan đến quy trình quản lý, và các phó phòng ban không thể đưa ra quyết
định được. Mọi việc lại phải trình, phải chờ quyết định. Những người ra quyết định
thì không tham gia trực tiếp, không dành thời gian thích đáng cho việc này nên chỉ
78
hiểu lơ mơ về ERP, nên cũng không thể ra quyết định được tại sao phải thay đổi
quy trình làm việc, quy trình quản lý, và phải thay đổi như thế nào cho đúng. Thế là
rơi vào vòng luẩn quẩn, dự án đã triển khai gần 2 năm trời mà kết quả vẫn chưa
được là bao.
- Việc triển khai ERP đòi hỏi nhiều thời gian với sự tham gia của nhiều người từ
nhiều phòng ban. Vì vậy cần có sự chuẩn bị, lên kế hoạch thật cẩn thận về nhân sự
và thời gian. Phải tính toán cẩn thận, cân đối về thời gian, nhân lực dành cho việc
triển khai ERP và dành cho các công việc hàng ngày khác. Không thể bỏ được việc
nào cả. Một số đơn vị đã không lường trước việc này, chỉ thông báo đơn giản cho
các nhân viên là có việc triển khai ứng dụng ERP. Các nhân viên thực hiện hiển
nhiên vẫn xem các công việc hàng ngày đang làm là việc chính, công việc cho ERP
là phụ, chỉ làm khi đã làm xong các việc khác, chỉ làm khi bị nhắc nhở rằng có sự
chậm trễ, chỉ làm khi bên tư vấn sang làm việc mà không có sự chuẩn bị gì cả. Công
việc triển khai vì vậy bị kéo dài, kết quả không thấy đâu, cả hai bên đều mệt mỏi,
dẫn đến dự án bị thất bại.
- Doanh nghiệp sáng suốt lựa chọn giải pháp ERP phù hợp. Một giải pháp ERP phù
hợp nghĩa là có thể tối ưu hóa được các nhu cầu quản lý và vận hành của doanh
nghiệp đó. Nhưng để có phần mềm phù hợp còn tùy thuộc vào việc doanh nghiệp
đó có lựa chọn một cách khoa học không? Một qui trình chọn lựa khoa học và việc
áp dụng chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp có đuợc quyết định sáng suốt góp phần vào
sự thành công của dự án. Đây là 7 bước giúp doanh nghiệp chọn phần mềm phù hợp
cho tổ chức của mình:
1. Thực hiện quy trình xem xét và phân tích. Vì ERP là giải pháp doanh nghiệp
trước nhất, doanh nghiệp nên xác định, dẫn chứng bằng tài liệu các quy trình kinh
doanh, khó khăn, và những điểm mạnh. Doanh nghiệp cũng nên suy nghĩ về các
quy trình trong tương lai cũng như yêu cầu thương mại tương ứng. Các nhà cung
cấp phần mềm tiềm năng cuối cùng sẽ sử dụng các quy trình và yêu cầu nói trên để
chứng minh năng lực sản phẩm của họ trong bối cảnh doanh nghiệp của bạn.
79
2. Đánh giá yếu tố kỹ thuật. Mặc dù ERP là một giải pháp thương mại hơn là một
giải pháp công nghệ, việc hiểu rõ làm thế nào một giải pháp phần mềm sẽ ăn khớp
với cơ sở hạ tầng hiện nay của doanh nghiệp là một điều quan trọng.
3. Hiểu rõ tổng chi phí sở hữu. Trong chu kỳ mua bán, đại diện cung cấp phần
mềm ERP luôn muốn che đi chi phí và nguy cơ gắn liền với việc mua sản phẩm của
họ. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu chấp nhận những chi phí tiềm tàng ở giai đoạn sớm,
hơn là sau khi doanh nghiệp đã quen với một giải pháp phần mềm nhất định. Doanh
nghiệp nên chắc chắn rằng mình đã nhận biết hết các “chi phí ẩn” của ERP, bao
gồm chi phí triển khai phần mềm, nâng cấp phần cứng, bổ sung tài nguyên, bảo
quản phần mềm, v.v.
4. Phát triển một kế hoạch triển khai thực tế. Khi vẫn đang trong chu kỳ mua
bán, doanh nghiệp không nên quá tin tưởng vào ước lượng về thời gian triển khai
của nhà cung cấp. Việc phát triển một kế hoạch dự án toàn diện là một điều quan
trọng. Kế hoạch này nên bao gồm không chỉ các hoạt động cần thiết để cài đặt phần
mềm mà cả các hoạt động cần thiết để bảo đảm rằng giải pháp phần mềm đó hoạt
động bình thường và đã được người sử dụng kiểm tra, chấp nhận. Doanh nghiệp nên
phát triển kế hoạch này trước khi lựa chọn phần mềm, vì vậy doanh nghiệp có thể
hiểu đầy đủ về chi phí và tài nguyên cần thiết để đạt được thành công cho dự án. Kế
hoạch triển khai dự án nên bao gồm tất cả, từ quy trình thương mại, thiết kế luồng
công việc cho đến đồng bộ dữ liệu, mô hình hội thảo, lặp lại các kiểm tra, và các
hoạt động quản lý thay đổi trong tổ chức.
5. Theo dõi lợi ích thương mại tiềm năng của hệ thống mới. Nếu không tính toán
khía cạnh này, có thể doanh nghiệp sẽ không thể đạt được nó. Dự án ERP cũng
không có gì khác. Doanh nghiệp sẽ nhìn vào ERP như một cách để giảm chi phí,
tăng doanh thu, hay quy mô tăng trưởng, vì vậy doanh nghiệp nên đánh giá và tính
toán lợi ích theo những chỉ tiêu này nếu muốn biết trọn vẹn tiềm năng của ERP.
6. Mở rộng danh mục lựa chọn. Ngược với quan niệm thông thường, số lượng nhà
phân phối phần mềm ERP không chỉ là 2 đến 3 mà nhiều hơn thế. Mặc dù chỉ có 2
đến 3 nhà phân phối chiếm phần lớn thị phần và đầu tư tiếp thị, nhưng có khoảng 70
80
giải pháp phần mềm ERP trên thị trường, với mức độ tính năng và sức mạnh khác
nhau. Rất nhiều công ty lựa chọn dựa trên thương hiệu hoặc dựa trên những gì mà
đối thủ cạnh tranh làm. Doanh nghiệp cần xem xét nhiều lựa chọn để chọn ra cái tốt
nhất cho nhu cầu thương mại và lợi thế canh tranh chính mình.
7. Tìm kiếm lời khuyên khách quan và độc lập. Đây là điều thật quan trọng mà
doanh nghiệp nên tiến hành, không nên chỉ căn cứ vào sự trình bày giải pháp của
các nhà cung cấp mà kết luận vì khi chưa có kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ dễ tin
vào các lý luận của người demo trình diễn sản phẩm. Doanh nghiệp có thể thấy giải
pháp ERP nào cũng hay nhưng đó chỉ là những cảm nhận chủ quan của doanh
nghiệp và rất có thể không phải là sự thật. Đặc biệt nên tham khảo được các thông
tin về sự thành công của sản phẩm áp dụng cho các khách hàng có quy mô và lĩnh
vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh tương tự như doanh nghiệp của bạn. Các sản
phẩm có thương hiệu tốt, đã áp dụng thành công ở nhiều khách hàng sẽ có khả năng
thành công nhiều hơn so với các sản phẩm không có thương hiệu. Tìm các lời
khuyên độc lập về ERP để xác nhận những gì doanh nghiệp nghe từ đại diện bán
phần mềm có đúng hay không.
4.2.3 Đối với nhà cung cấp
Kết quả kiểm định mô hình cho thấy đối với việc triển khai ERP thì nhà cung cấp
có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của dự án. Để phát huy vai trò của
mình, các nhà cung cấp, tư vấn cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:
1. Đào tạo chuyên gia triển khai ERP có kiến thức nghiệp vụ lẫn công nghệ giỏi.
Triển khai ERP là một dự án lớn, có nhiều người từ nhiều phòng ban khác nhau
tham gia, có thể làm thay đổi quy trình, cách thức quản lý của doanh nghiệp, được
thực hiện trong một thời gian dài với nhiều sự thay đổi về nhân sự thực hiện dự án.
Dự án lớn như vậy đòi hỏi những người quản lý dự án phải giỏi, có nhiều kinh
nghiệm. Những cán bộ như vậy, từ phía nhà tư vấn cũng thường thiếu. Để khắc
phục nguyên nhân này, các nhà cung cấp giải pháp ERP cần tuyển chọn nhân sự,
đào tạo nghiệp vụ và tạo động cơ làm việc cho họ. Chuyên gia tư vấn luôn phải nắm
81
kiến thức vững hơn khách hàng cả về nghiệp vụ lẫn công nghệ có như vậy thì việc
triển khai ERP mới thành công.
2. Tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn giải pháp, triển khai ứng dụng ERP phù hợp
với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đừng quá quan tâm đến việc giải pháp ERP nào là mạnh, giải pháp
nào là yếu mà hãy quan tâm đến sự phù hợp của giải pháp với doanh nghiệp của
mình. Một giải pháp dành cho công ty lớn chưa chắc đã phù hợp với công ty nhỏ và
ngược lại, giải pháp nhỏ sẽ không phù hợp với quy mô doanh nghiệp lớn. Giải pháp
có thế mạnh về lĩnh vực sản xuất nhưng chưa chắc đã phù hợp cho doanh nghiệp ở
lĩnh vực thương mại. Giải pháp giá cao chưa chắc đã phù hợp hơn giải pháp giá trị
thấp hơn. Giải pháp có các tính năng mạnh nhưng doanh nghiệp có thể không có
nhu cầu về các tính năng mạnh này. Sự phù hợp được thể hiện ở các tiêu chí về quy
mô doanh nghiệp, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, các nhu cầu cụ thể của doanh
nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp sẽ mở rộng hay không trong tương lai gần hoặc
xa...
Để giúp doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp thì nhà cung cấp thực hiện tốt các
công việc sau:
- Cung cấp thông tin, tài liệu, giới thiệu các giải pháp ERP giúp các doanh nghiệp
lựa chọn giải pháp phù hợp.
- Tổ chức các tọa đàm giữa các doanh nghiệp với nhà cung cấp để giới thiệu các
ứng dụng ERP phù hợp với lĩnh vực hoạt động, đặc thù và quy mô doanh nghiệp.
4.3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Ngoài những thành công của đề tài là việc hình thành mô hình khái niệm và thực
hiện những phương pháp kiểm định nhằm hình thành mô hình thực tiễn, đề tài còn
tồn tại một số hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.
Thứ nhất là, do những điều kiện khách quan đề tại chỉ nghiên cứu thực tiễn cho các
doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng. Khả năng tổng quát hóa kết quả nghiên cứu sẽ cao
hơn nếu nó được lặp lại tại một số thành phố khác nữa tại Việt Nam, ví dụ Hà Nội,
Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,...
82
Thứ hai là qui mô mẫu cũng không thực sự lớn (160 mẫu). Khả năng tổng quát hóa
kết quả sẽ cao hơn với một phương pháp chọn mẫu có tính đại diện cao hơn và qui
mô mẫu lớn hơn.
Theo đóng góp của hội đồng bảo vệ luận văn, đề tài sẽ hoàn thiện hơn nếu chúng ta
xây dựng thang đo sơ bộ (cỡ vài chục mẫu) để đánh giá mức độ quan trọng của các
biến đo lường các nhân tố. Sau đó xây dựng thang đo đánh giá thực trạng hiện tại
của các DN điều tra (mạnh hoặc yếu, cao hoặc thấp, nhiều hoặc it,…) theo các biến
đo lường để biết được thực trạng hiện tại của DN tác động như thế nào đến việc ứng
dụng và ý định ứng dụng ERP của DN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luanvancaohoc_ERP.pdf