MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1.1 Sơ lược về hợp đồng và hợp đồng thương mại 1
1.1.1 Khái niệm .2
1.1.2 Hình thành hợp đồng 3
1.1.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại .5
1.1.3.1 Năng lực chủ thể 5
1.1.3.2 Sự tự nguyện,tự do của các bên giao kết hợp đồng .7
1.1.3.3 Nội dung và mục đích của hợp đồng 8
1.1.3.4 Hình thức của hợp đồng .11
1.2 Sơ lược hợp đồng vô hiệu và phân loại hợp đồng vô hiệu .13
CHƯƠNG 2: CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
2.1 Khái quát những qui định của pháp luật về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại .
2.2 Các trường hợp vô hiệu cụ thể của hợp đồng thương mại 16
2.2.1 Hợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2.2.2 Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo 17
2.2.3 Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ hình thức 19
2.2.4 Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện .21
2.2.5 Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa .22
2.2.5.1 Hợp đồng lừa dối 22
2.2.5.2 Hợp đồng vô hiệu do đe dọa 25
2.2.6 Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn 27
2.2.7 Hợp đồng vô hiệu do người kí hợp đồng
không đúng thẩm quyền 31
2.3 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu .34
CHƯƠNG 3:THỰC TIỄN TÀI PHÁN CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU
CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1 Nhìn chung về thực tiễn tài phán các hợp đồng thương mại vô hiệu 38
3.2 Một số kiến nghị .45
LỜI KẾT .47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .48
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4127 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại : Lý luận, pháp luật và thực tiễn tài phán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u từ đây và
hợp đồng lại không kèm kiểu mẫu cụ thể của sản phẩm gia công. Khi hàng hóa đã
gia công được một nửa A phát hiện sản phẩm gia công không đúng ý định ban đầu,
nhưng rõ ràng ở đây B không hề có ý lừa dối, chỉ mong muốn và nghiêm túc giao
kết hợp đồng với A. Hợp đồng đang được tiến hành nghiêm túc thì không thể hủy
hợp đồng và nghĩa vụ xác định thực chất công việc của đối tác trước khi giao kết
hợp đồng là nghĩa vụ của A. Và như đã phân tích do Điều 131 Bộ luật dân sự Việt
Nam 2005 không qui định rõ nội dung của giao dịch nên không thể yêu cầu thay đổi
nội dung giao dịch.
2.2.7 Hợp đồng vô hiệu do người kí hợp đồng không đúng thẩm quyền
Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng thương mại trong doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì người đại diện theo pháp luật của
công ty là người có thẩm quyền ký kết các hợp đồng kinh doanh thương mại. Đại
diện là một hoạt động phổ biến trong các lĩnh vực có sự phân công lao động đối với
sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ.
Đại diện theo pháp luật là người được pháp luật quy định hoặc ghi nhận khả
năng được là đại diện bởi một sự kiện pháp lý đã được quy định, là sự thống nhất
của các thành viên ghi trong điều lệ của tổ chức đó. Nội dung này cũng được qui
định trong Luật doanh nghiệp 2005.
Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng trong từng loại hình doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Điều 46 Luật doanh nghiệp: “Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc
Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo qui định tại Điều
lệ công ty” và Điểm e Khoản 2 Điều 55 Luật doanh nghiệp có qui định rằng: Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền “ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, trừ
trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng thành viên”
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 32
Khoản 2 Điều 59 Luật doanh nghiệp: “Hợp đồng, giao dịch vô hiệu và bị xử lý
theo qui định của pháp luật khi được giao kết không đúng quy định tại khoản 1 điều
này”(1)
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty, còn Chủ tịch công ty nhân
danh chủ sở hữu, đều “tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty;
chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hện các quyền
và nhiệm vụ được giao theo qui định của Luật này và pháp luật có liên quan”(
Khoản 1 Điều 68 và Khoản 1 Điều 69 Luật doanh nghiệp 2005)
Điểm e Khoản 2 Điều 70 Luật doanh nghiệp: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có
quyền: “ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty”
Hợp đồng của công ty do người đại diện giao kết, nhưng hợp đồng, giao dịch đó
vẫn bị vô hiệu nếu được giao kết không đúng qui định tại Khoản 1 Điều 75 Luật
doanh nghiệp(2)
Công ty cổ phần
Như chúng ta đã biết, nền kinh tế thị trường được thúc đẩy bởi động lực lợi
nhuận. Vì thế, các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế phải luôn tính toán để làm
sao đạt được lợi nhuận tối đa. Việc đàm phán và ký kết các hợp đồng không là
ngoại lệ. Bởi lẽ đó, các chủ thể phải được hoàn toàn tự do quyết định ký với ai, khi
nào ký, trên những điều kiện nào họ cần ký hợp đồng. Vậy ai là người có thẩm
quyền giao kết hợp đồng trong công ty cổ phần? Khoản 1 Điều 166 Luật doanh
nghiệp qui định: “Trường hợp điều lệ công ty không qui định Chủ tịch hội đồng
1
Luật doanh nghiệp VIệt Nam 2005 Điều 59 Khoản 1: “Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng
sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
a) Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại
diện theo pháp luật của công ty;
b) Người có liên quan của những ngưòi qui định tại điểm a khoản này;
c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;
d) Người có liên quan của những ngưòi qui định tại điểm c khoản này;”
2
Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 Điều 75 Khoản 1“Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên là tổ chức với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công
ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số, mỗi người
một phiếu biểu quyết:
a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
b) Người đại diện theo uỷ quyền, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
c) Người có liên quan của những người qui định tại điểm b khoản này;
d) Người quản lý chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;
e) Người có liên quan của những người qui định tại điểm b khoản này.”
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 33
quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của công ty”
“Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng
ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước
hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao” (Khoản 2 Điều 166 Luật doanh nghiệp 2005)
Yếu tố bản chất của hợp đồng giúp các bên có được sự lựa chọn thích hợp. Chỉ
khi các chủ thể thấy lợi ích của họ có thể được đáp ứng, họ sẽ tham gia ký kết hợp
đồng. Luật doanh nghiệp 2005 và điều lệ công ty qui định rất chặt chẽ về việc giao
kết hợp đồng trong công ty cổ phần. Theo đó Khoản 1,2,3 Điều 120 nói rằng:
“Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng phải được Đại hội đồng cổ
đông hoặc Hội đồng quản trị chấp nhận”
Khoản 4 Điều 120 Luật doanh nghiệp: “Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý
theo qui định của pháp luật khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp
thuận theo qui định tại Khoản 2 và Khoản 3 điều này”(1)
Công ty hợp danh
Thành viên hợp danh “nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh
các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận
hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất
cho công ty” (Điểm b Khoản 1 Điều 134 Luật doanh nghệp 2005)
Doanh nghiệp tư nhân
“Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp” và “chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp” (Điều 143 Luật doanh nghiệp)
Luật doanh nghiệp 2005 qui định các loại hình doanh nghiệp (công ty trách
nhiện hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh) đều có tư cách pháp nhân. Và,
mỗi pháp nhân phải có người đại diện theo pháp luật để xác lập, thực hiện mọi giao
dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, nhưng chỉ được thực hiện trong
phạm vi đại diện. Điều 145 Khoản 1 Bộ luật dân sự 2005: “Giao dịch dân sự do
người không có thẩm quyền xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
đối với người đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện
đồng ý”. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền. Nếu giao
dịch vượt quá phạm vi đại diện thì người đã giao dịch với người đại diện có quyền
đơn phương chấm dứt thực hiện, hoặc hủy bỏ giao dịch đối với phần vượt quá phạm
vi đại diện, hoặc hủy bỏ toàn bộ giao dịch và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong
trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập hoặc
thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại
diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
1 Tham khảo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 Điều 120
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 34
Cho nên, khi giao dịch với công ty phải hiểu rõ nội dung hoạt động, điều lệ của
công ty được đăng kí công khai với cơ quan Nhà nước để tránh bị thiệt hại vì hợp
đồng bị tuyên bố vô hiệu khi giao kết với người không phải là đại diện hoặc người
được người đại diện uỷ quyền của công ty. Ngoài ra, khi có mối quan hệ nhất định
với các thành viên công ty hoặc với công ty thì phải tuân theo các qui định, trình tự
thủ tục nhất định khi giao kết hợp đồng để tránh phải bồi thường thiệt hại phát sinh,
hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch bị
vô hiệu.
Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ quyền tự do kinh doanh là quyền tự
do ký kết các hợp đồng. Đây là yếu tố thể hiện khá rõ nét quyền tự chủ của doanh
nghiệp mặc dù không phải là yếu tố duy nhất. Có thể nói hợp đồng là hình thức
pháp lý cơ bản của việc xác lập các mối quan hệ trong doanh nghiệp và các mối
quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác. Quan hệ về sử dụng lao động giữa
bản thân doanh nghiệp với người lao động được xây dựng trên cơ sở hợp đồng. Mối
quan hệ giữa các công ty đối vốn với cổ đông của chúng cũng hình thành trên cơ sở
hợp đồng. Hợp đồng được sử dụng đặc biệt phổ biến trong quan hệ giữa các doanh
nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với khách hàng. Do bản chất là sự thỏa thuận
giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý,
nên hợp đồng được coi là công cụ quan trọng của việc điều chỉnh các quan hệ kinh
tế thị trường. Trong bất kỳ hệ thống pháp luật của nền kinh tế thị trường nào, hợp
đồng cũng được coi là xương sống của hệ thống pháp luật kinh tế. Tuyệt đại đa số
các giao dịch kinh tế thị trường đều được thực hiện thông qua các hợp đồng. Do đó,
trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, thị trường có rất nhiều biến động, giá cả không
ngừng tăng cao, nên các doanh nghiệp nên thận trọng trong việc soạn thảo và giao
kết hợp đồng, hơn nữa nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để bổ sung thêm
những điều khoản qui định chặt chẽ về giá cả, hệ số trượt giá, cách thức bồi thường
thiệt hại, giải quyết tranh chấp ra sao để hạn chế thua lỗ có thể dẫn đến nguy cơ phá
sản.
2.3 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
Khi giao kết hợp đồng, các bên phải tôn trọng các điều kiện theo qui định của
pháp luật. Thực tế cho thấy, nhiều hợp đồng đã không tôn trọng một trong những
điều kiện này và bị tuyên bố vô hiệu. Theo pháp luật của Việt Nam cũng như của
nhiều nước: “hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập…các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng
hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi
tức thu được bị tịch thu theo qui định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải
bồi thường” (Điều 137 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 ).
Tất cả các hành vi khiến hợp đồng vô hiệu: giả tạo, lừa dối, đe dọa … nếu đủ
yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều bất ngờ là mặc dù các biện pháp chế tài tỏ ra khá nghiêm khắc, thời hiệu để
yêu cầu thực hiện các biện pháp này là hai năm kể từ ngày xác lập giao dịch. Hai
năm đúng là ngắn, càng ngắn hơn trong điều kiện thời hiệu được tính từ ngày xác
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 35
lập giao dịch chứ không phải từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Nếu một bên biết
mình bị bên kia vi phạm hơn hai năm sau khi xác lập giao dịch thì sẽ không có
quyền khởi kiện.
Đồng thời, vấn đề “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” còn rất nhiều vấn đề
đáng quan tâm. Trong một số trường hợp, việc hoàn trả bằng hiện vật không thể
thực hiện được vì nhiều lý do như tài sản đã được tiêu thụ, bị mất, bị bán lại cho
người khác.
Theo pháp luật của Anh, Êcốt và Ailen, khi không thể hoàn trả được bằng hiện
vật, quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng không còn nữa. Tuy nhiên theo pháp
luật của các nước Châu Âu lục địa, trong những trường hợp như vậy, hợp đồng vẫn
có thể bị tuyên bố vô hiệu và việc hoàn trả được thanh toán bằng giá trị tương
đương. Giải pháp này cũng được thừa nhận trong một số Bộ quy tắc về hợp đồng.
Ví dụ, theo Điều 4:115 của Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, “nếu việc hoàn
trả bằng hiện vật không thể thực hiện được thì hoàn trả bằng một khoản tiền hợp
lý”. Tương tự, theo Điều 3.17 Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của
Unidroit: “những gì không thể hoàn trả được bằng vật chất thì phải được hoàn lại
bằng giá trị”. Khi không thể hoàn trả bằng hiện vật, việc hoàn trả bằng giá trị cũng
được thừa nhận ở Việt Nam. Theo Điều 137, Khoản 2 Bộ luật dân sự Việt Nam
2005 “nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”(1)
Như vậy, cũng như pháp luật của nhiều nước, theo pháp luật Việt Nam, khi hợp
đồng bị tuyên bố vô hiệu, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và “nếu
không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”. Bộ luật dân sự quy
định như vậy nhưng lại không nêu rõ khi nào “không hoàn trả được bằng hiện vật”
và “hoàn trả bằng tiền” được hiểu là bao nhiêu. Khoản tiền phải hoàn trả do không
hoàn trả được tài sản bằng hiện vật cần được xác định như thế nào? Kinh nghiệm
trong pháp luật nước ngoài cho thấy đây là một vấn đề không đơn giản. Theo Bộ
nguyên tắc châu Âu về hợp đồng viện dẫn ở trên, trong trường hợp như trên thì cần
phải trả một khoản tiền “hợp lý”. Khi nào thì có thể coi đây là một khoản tiền “hợp
lý”? Bộ nguyên tắc trên không cho lời giải đáp.
Do văn bản pháp luật không quy định rõ hai khái niệm này nên, trong thực tế,
Tòa án Việt Nam đã giải quyết theo hướng buộc các bên thực hiện hợp đồng bị
tuyên bố vô hiệu khi tài sản được giao phù hợp với nội dung của hợp đồng: ở đây
tài sản đã được giao, khoản tiền đã nhận không phải hoàn trả lại và khoản tiền chưa
thanh toán theo hợp đồng phải tiếp tục được thanh toán. Cách giải quyết này về tình
về lý đều phù hợp, bởi lẽ, khi giao kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng đã nhận
được lợi ích mà họ mong đợi từ hợp đồng, và việc không hoàn trả lại tài sản đã nhận
không làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người thứ ba hay lợi ích chung. Nói
một cách khác, các bên vẫn phải tôn trọng những gì quy định theo hợp đồng mặc dù
Tòa án đã tuyên bố hợp đồng bị vô hiệu toàn phần. Để đạt được kết quả này, chúng
ta thấy những người thi hành pháp luật đã dựa vào việc giải thích hai cụm từ
“không hoàn trả được bằng hiện vật” và “phải hoàn trả bằng tiền”. Việc buộc các
bên tôn trọng hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu khi bên nhận tài sản hay dịch vụ đã đạt
1 Trích ý kiến của Đỗ văn đại, ts. Đại học Pari 13, Cộng hoà Pháp trên trang web
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 36
được những lợi ích mà họ mong đợi như vừa trình bày không phải là một đặc thù
của Việt Nam. Ở Pháp, trong những trường hợp tương tự, Tòa án cũng đã không
buộc các bên hoàn trả lại những gì họ đã nhận được nếu như việc tôn trọng nội dung
hợp đồng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba hay lợi ích chung. Ví
dụ: liên quan đến việc chuyển nhượng quyền khai thác sáng chế công nghiệp, chẳng
hạn như Công ty A chuyển nhượng quyền khai thác một sáng chế của mình cho
Công ty B. Sau khi hợp đồng được ký kết, sáng chế bị tuyên là không được pháp
luật bảo vệ và do đó hợp đồng chuyển nhượng bị coi là vô hiệu. Vấn đề đặt ra là
Công ty A có phải hoàn trả lại cho Công ty B những khoản tiền đã nhận theo hợp
đồng hay không? Theo nguyên tắc chung của hợp đồng vô hiệu thì việc hoàn trả này
phải được thực hiện. Tuy nhiên theo Tòa án tối cao Pháp, Công ty A không phải
hoàn trả lại cho Công ty B những khoản tiền thù lao đã nhận mặc dù hợp đồng bị
tuyên bố vô hiệu khi Công ty B đã nhận được lợi ích mà mình mong đợi từ hợp
đồng.
Một ví dụ khác để chứng minh cho cách giải quyết có tình có lý của Toà án
Pháp: liên quan đến tranh chấp một hợp đồng mà theo đó Công ty A cử người lao
động của mình đến Công ty B. Theo pháp luật của Pháp, hợp đồng này phải được
soạn thảo bằng văn bản nhưng các bên đã không làm; và, do đó, hợp đồng bị tuyên
bố vô hiệu. Trong vụ việc này, Công ty B đã nhận được người lao động như đã thỏa
thuận trong hợp đồng nhưng lại chưa thanh toán khoản tiền còn lại cho Công ty A.
Theo Tòa án tối cao Pháp (Tòa lao động ngày 7 tháng 11 năm 1995), Công ty B
phải thanh toán cho Công ty A khoản tiền đã quy định trong hợp đồng. Như vậy,
hợp đồng bị tuyên là vô hiệu nhưng các bên vẫn phải thực hiện những gì quy định
trong hợp đồng.
Ngoài những vấn đề đã phân tích, khi áp dụng Điều 137 Bộ luật dân sự Việt
Nam 2005 thì vẫn còn một số trở ngại trên thực tế, đó là, với các động sản hay bất
động sản mà sự giao dịch phải nhanh chóng, người mua không có thời gian để kiểm
soát xem quyền sở hữu của người bán có hợp pháp không. Cho nên, đề bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba ngay tình Điều 138 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 có
qui định:
“1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động
sản không phải đăng kí quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác
cho ngưòi thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực.
2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải
đăng kí quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ
ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba
ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người
mà theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài
sản nhưng sau đó người này không phải là ngưòi chủ sở hữu tài sản do bản án,
quyết định bị huỷ, sửa.”
Tuy nhiên theo Điều 257 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, thì người thứ ba ngay
tình khi có được động sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ giao dịch đã bị tuyên
bố vô hiệu vẫn có thể bị đòi lại: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải
đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 37
hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với
người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp
đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy
cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”. Theo
điều 257 và Khoản 1 Điều 138 đã nêu, thì người thứ ba ngay tình khi bị chủ sở hữu
đích thực của tài sản đòi lại thì chỉ có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại
theo luật định (Khoản 2 Điều 137 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005).
Ở điểm này luật hiện hành đã qui định cụ thể và chặt chẽ hơn luật cũ, đây là
điểm tiến bộ của Bộ luật dân sự 2005, khi hợp đồng giữa A và B bị tuyên bố vô
hiệu, thì A chủ sở hữu đích thực có thể đòi lại bất động sản hay động sản phải đăng
kí quyền sở hữu từ người thứ ba ngay tình là C theo Khoản 2 Điều 138 và điều 258
Bộ luật dân sự 2005 không phụ thuộc thời hiệu.
Bộ luật dân sự 1995 đã gộp chung động sản và bất động sản cùng với động sản
phải đăng kí quyền sở hữu thành tài sản. Theo bộ luật này, thì A không thể đòi lại
được bất động sản hoặc động sản phải đăng kí quyền sở hữu từ người thứ ba ngay
tình là C theo Điều147: “Giao dịch dân sự vô hiệu, nhưng tài sản giao dịch đã được
chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình, thì giao dịch với
người thứ ba vẫn có hiệu lực”
Thời hiệu khởi kiện
Đối với các giao dịch vô hiệu tuyệt đối thì thời hiệu tuyên bố giao dịch vô hiệu
không bị hạn chế ( Khoản 2 Điều 136 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005). Còn đối với
các giao dịch vô hiệu tương đối thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô
hiệu “là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập” (Khoản 1 Điều 136 Bộ
luật dân sự Việt Nam 2005). Còn Điều 139 Luật thương mại 2005 qui định: “Thời
hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời
điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Tuy rằng trên thực tế trong một số
trường hợp thời điểm xảy ra hành vi vi phạm và thời điểm phát hiện hành vi vi
phạm có thể trùng nhau. Tuy nhiên, đã gọi là vi phạm thì dù cố ý hay vô ý thì bên bị
vi phạm khó có thể biết hoặc xác minh ngay lập tức khi hành vi vi phạm xảy ra, đặc
biệt là trong thương mại quốc tế. Thông thường thời điểm phát hiện hành vi vi phạm
được diễn ra sau thời điểm xảy ra vi phạm, nhất là việc mua bán hàng hoá được
thực hiện từ nước này sang nước khác, qua nhiều phương tiện chuyên chở và mất
nhiều thời gian để chuyên chở. Cho nên nếu qui định thời hiệu khởi kiện là hai năm
theo mốc thời gian là ngày giao dịch dân sự được xác lập hoặc tại từ thời điểm
quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì có thể phương hại đến quyền và lợi ích
chính đáng của bên được hưởng quyền lợi.
Mặc dù vậy, xung quanh những vấn đề giải quyết hậu quả pháp lý do hợp đồng
thương mại bị tuyên bố vô hiệu gây ra thì Toà án hay Trọng tài thương mại đều có
cách phán quyết phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên đáng được
bảo vệ theo tình thần của pháp luật.
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 38
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN TÀI PHÁN VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU
CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1 Nhìn chung về thực tiễn tài phán các hợp đồng thương mại vô hiệu
Khi Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 chưa có hiệu lực thì Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế là công cụ chủ yếu bên cạnh Bộ luật dân sự 1995 và Luật thương
mại 1997 để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xét xử tính hiệu lực của hợp đồng.
Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ra đời từ những năm đầu của thời kỳ quá độ sang kinh
tế thị trường tạo cơ sở pháp lý cho việc ký kết hợp đồng kinh tế, đã từng có tác dụng
thúc đẩy các hoạt động kinh tế lúc bấy giờ phát triển. Khoản 1 Điều 8 Hợp đồng
kinh tế nêu rõ và rất cụ thể rằng:
“Những hợp đồng kinh tế sau đây bị coi là vô hiệu toàn bộ:
a. Nội dung hợp đồng kinh tế vi phạm điều cấm của pháp luật
b. Một trong các bên kí kết hợp đồng kinh tế không có đăng kí kinh doanh theo
qui định của pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng
c. Người kí hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.”
Chỉ cần căn cứ vào qui định này, nếu hợp đồng vi phạm sẽ bị tuyên bố vô hiệu
mà không cần xét nhiều đến yếu tố khác. Cho nên nhiều giao dịch bình thường đã bị
tòa tuyên vô hiệu, và việc xử lý ngày càng theo hướng bất lợi cho người ngay, có lợi
cho kẻ bội ước.
Ví dụ: Một khách hàng của công ty kinh doanh nhà Phú Mỹ Hưng đã kiện ra
tòa, yêu cầu đơn vị này tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán đã ký. Tuy nhiên, Toà
án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xử bác, tuyên giao dịch do phó giám đốc
Phú Mỹ Hưng ký kết là vô hiệu, vì ông này không phải là đại diện ủy quyền của
công ty. Nếu phán quyết được thi hành, người mua nhà sẽ phải ngậm ngùi nhận lại
số tiền hàng trăm triệu đồng đặt cọc hơn 2 năm trước đó, trong khi giá đất thời gian
qua đã biến động rất nhiều.
Chuyện về hợp đồng tuyên bố vô hiệu do người kí kết không đúng thẩm quyền
vẫn còn rất nhiều vướng mắc. Ngày 22 - 2 - 2001 Công ty HN ký hợp đồng số
01/TSHN - TP bán hàng tôm PUD đông lạnh cho Công ty TP bao gồm các điều
khoản kích cỡ, giá cả, phương thức thanh toán... Thực hiện hợp đồng này các ngày
3-3 và 5 -3-2001 tại kho Lê Lai, Hải Phòng, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản HN
đã giao cho Công ty thuỷ sản và thương mại TP lô hàng tôm đông lạnh các loại với
số lượng 27.360 kg, thành tiền 50.163,49 USD và khoản tiền thuế giá trị gia tăng
của lô hàng này là 69.712.202 đồng. Ngoài ra Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản HN
còn mua hộ bao bì là 9.152.000 đồng và khoản tiền thuế giá trị gia tăng của bao bì
là 915.200 đồng. Về thanh toán sau khi đã đối chiếu công nợ hai bên phát sinh tranh
chấp. Do hai bên không thống nhất được về số liệu công nợ nên ngày 27-01- 2002
Công ty xuất nhập khẩu HN đã có đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân Thành phố
HP với yêu cầu buộc Công ty TP phải thanh toán số tiền còn thiếu.
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 39
Bản án kinh tế sơ thẩm số 02/ KTST đã công nhận hợp đồng hợp pháp tuyên xử
buộc Công ty TP phải thanh toán tiền hàng là 50.163,49 USD, tiền thuế VAT của lô
hàng là 69.712.202 đồng, tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng là 525,76 USD, tiền
lãi chậm trả của tiền thuế và bao bì là 24.609.950 đồng.
Tòa phúc thẩm sau khi xem xét đơn kháng cáo và các chứng cứ trong hồ sơ vụ
án đã ra bản án phúc thẩm số 126 ngày 10 - 08 - 2002 tuyên bố hợp đồng kinh tế số
01/TSHN-TP vô hiệu toàn bộ vì khi ký kết hợp đồng trên đại diện Công ty thuỷ sản
và thương mại TP và ông Trịnh Bá H (Phó giám đốc) đã không được Giám đốc
công ty ủy quyền do đó đã vi phạm điểm c, khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng
kinh tế. Trong bản án chỉ tuyên bố Công ty TP có trách nhiệm trả cho Công ty HN
trị giá tài sản đã nhận còn lại là 379,39 USD quy đổi ra tiền Việt Nam (VNĐ) vào
thời điểm thanh toán.
Trong Quyết định số 08/UBTP-KT của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao xét xử theo trình tự giám đốc thẩm nhận định việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu là
toàn bộ là phù hợp nhưng cấp phúc thẩm không xem xét số tiền thuế giá trị gia tăng
69.712.202 đồng mà Công ty HN đã nộp thay cho Công ty TP. Tiền thuế này Công
ty TP đã làm thủ tục khê khai khấu trừ theo công văn trả lời của Cục Thuế; đồng
thời Công ty TP có văn bản cam kết sẽ chuyển 10 phần trăm thuế giá trị gia tăng
cho Công ty HN khi được Cục Thuế khấu trừ. Vì vậy, quyết định giám đốc thẩm đã
sửa một phần bản án phúc thẩm buộc Công ty TP phải hoàn trả 69.712.202 đồng
cho Công ty HN.
Từ hai ví dụ trên, có thể thấy Pháp lệnh hợp đồng kinh tế mới chỉ đề cập đến
một loại hình thức ủy quyền không thường xuyên mà chưa làm rõ hình thức của ủy
quyền thường xuyên là loại ủy quyền thường gặp. Khái niệm văn bản ở đây cũng
được hiểu rất hạn hẹp: phải là văn bản có đầy đủ các nội dung được pháp luật quy
định. Nhưng trong thực tế, trong trường hợp người ký hợp đồng kinh tế không phải
là người đứng đầu của doanh nghiệp mà là người phó được phân công phụ trách
kinh doanh ký kết hợp đồng hoặc những thành viên khác của pháp nhân không có
văn bản ủy quyền riêng kèm theo hợp đồng. Thẩm quyền ký kết hợp đồng của
những người này trên thực tế đã được xác định tại văn bản phân công, phân cấp
hoặc điều lệ của doanh nghiệp.Các văn bản này có được coi là văn bản ủy quyền
thường xuyên để ký kết hợp đồng kinh tế không? Luật không qui định nên việc áp
dụng trên thực tế đối với vấn đề này là không thống nhất tùy thuộc vào sự vận dụng
của cơ quan giải quyết tranh chấp.
Hơn nữa, thực tế có nhiều hợp đồng được ký bởi một thành viên của pháp nhân
không có ủy quyền, nhưng trên thực tế hợp đồng đã được thực hiện và người đại
diện theo pháp luật không có ý kiến phản đối thì có coi hợp đồng này không có hiệu
lực pháp lý không? Theo quy định tại điều 154 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định
giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực hiện không
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện trừ trường hợp được
người đại diện chấp thuận. Cho nên, trong trường hợp này cần phải xác định yếu tố
chủ quan của người đại diện hợp pháp. Đó là việc người này có biết hoặc có buộc
phải biết việc ký kết hợp đồng nói trên không? Nếu đại diện hợp pháp của pháp
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 40
nhân biết hoặc buộc phải biết tức là đã có sự mặc nhiên thừa nhận của họ về việc ủy
quyền thì đó là điều kiện làm cho hợp đồng có hiệu lực pháp lý.(1)
Bên cạnh đó, vấn đề đăng kí kinh doanh tiếp tục là một lổ hỏng không thể giải
quyết hợp tình, hợp lý:
Ngày 04/09/1997, Công ty cà phê Easim và Công ty ô tô Đắk Lắk cùng nhau ký
kết hợp đồng kinh tế số 39/HĐKT. Theo hợp đồng, Công ty ô tô Đắk Lắk nhận chế
tạo hệ thống chế biến cà phê cho Công ty cà phê Easim; tổng giá trị hợp đồng là
948.000.000 đồng. Hai bên đã ký biên bản nghiệm thu bàn giao công trình; Công ty
cà phê Easim đã thanh toán 821.376.000 đồng và hiện còn nợ Công ty ô tô Đắk Lắk
126.600.000 đồng. Các bên có tranh chấp và Tòa án đã tuyên hợp đồng vô hiệu vì
tại thời điểm ký hợp đồng, cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng và đến
trước thời điểm phát sinh tranh chấp, Công ty cơ khí ô tô Đắk Lắk vẫn chưa có đăng
ký kinh doanh để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Bản án sơ thẩm quyết định Công ty cà phê Easim đã không thanh toán theo hợp
đồng nên phải thanh toán cho Công ty ô tô 126.000.000 đồng và Tòa án cấp sơ thẩm
còn buộc Công ty cà phê Easim phải trả lãi cho Công ty ô tô Đắk Lắk 28.293.000
đồng.
Tòa án cấp phúc thẩm kết luận hợp đồng kinh tế số 39/HĐKT vô hiệu theo quy
định tại điểm b, khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế”. Sau khi tuyên bố hợp
đồng vô hiệu toàn phần, Tòa phúc thẩm “buộc Công ty cơ khí ô tô Đắk Lắk phải
hoàn trả số tiền đã nhận là 821.376.000 đồng cho Công ty cà phê Easim và buộc
Công ty cà phê Easim phải hoàn trả hệ thống dây chuyền chế biến cà phê tươi, sấy
cà phê cho Công ty cơ khí ô tô Đắk Lắk”.
Theo Tòa án nhân dân tối cao, “tại thời điểm ký hợp đồng số 39/HĐKT, cũng
như trong quá trình thực hiện hợp đồng và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp,
Công ty cơ khí ô tô Đắk Lắk vẫn chưa có đăng ký kinh doanh để thực hiện công
việc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Theo Tòa án tối cao, việc giải quyết của Tòa
phúc thẩm “là không đúng với hướng dẫn tại điểm b.1 mục 1 phần II Nghị quyết số
04/2003/NQ- HĐTP ngày 27/05/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao vì hai dây chuyền cà phê này đã được Công ty cơ khí ô tô Đắk Lắk chế tạo, lắp
đặt từ năm 1997. Đối với Tòa án tối cao, “thiết bị chế biến cà phê đạt chất lượng,
các bộ phận được lắp đặt đúng như hợp đồng đã ký” và, do đó, tài sản coi như “đã
được đưa vào khai thác, sử dụng”; vì vậy, đây là trường hợp “không thể hoàn trả
được bằng hiện vật” theo điểm b.1 mục 1 phần II Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP
của Hội đồng thẩm phán.
Tòa án nhân dân tối cao còn cho rằng: Công ty cà phê Easim “không phải chịu
tiền lãi do chậm thanh toán”
Khác với trường hợp trên, trong vụ tranh chấp của liên doanh ôtô VIDAMCO,
hai hợp đồng kinh tế đã bị tuyên vô hiệu, dồn hết mọi thiệt hại do công ty này.
Tháng 8/1995, VIDAMCO ký hợp đồng bán ôtô cho VILACO - một doanh nghiệp
1 Trích trong Tạp chí khoa học pháp lý số 2\2001 bài viết của Ths Lê Thị Bích Thọ, Phó hiệu trưởng Trường
ĐH luật TP.HCM
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 41
nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc theo phương thức trả góp, Ngân hàng Công thương
tham gia bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán. VILACO sau đó bán hết số xe này, nhưng
không hoàn tất nghĩa vụ thanh toán, nên bị VIDAMCO kiện. Nhưng 5 năm sau, qua
3 lần xét xử, các cấp tòa dựa vào tình tiết VILACO chưa đăng ký kinh doanh ôtô để
bác hợp đồng mua bán xe, đồng thời tuyên hủy cam kết bảo lãnh. Vậy là ngân hàng
thoát khỏi nghĩa vụ bảo lãnh của mình, để lại VIDAMCO đeo đuổi VILACO, lúc
này đã rơi vào tình trạng phá sản.
Qua những ví dụ trên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã loại bỏ tất cả tính hiệu lực
của những qui định pháp luật về hợp đồng lúc đó. Pháp lệnh đã dự đoán các trường
hợp vô hiệu của hợp đồng kinh tế một cách cụ thể, cụ thể đến rất chi tiết tạo thành
một khung pháp lý bất di bất dịch để áp dụng vào thực tiễn. Mà thực tiễn thì đa
dạng và môi trường kinh doanh luôn biến hóa dưới tác động của nền kinh tế thị
trường nhưng lại bị bó chặt vào môi trường pháp lý chật hẹp. Cho nên sự tồn tại của
Pháp lệnh kinh tế sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, khiến các nhà đầu tư e ngại khi
kinh doanh ở Việt Nam.
Các phán quyết của tòa nhìn dưới góc độ kinh tế còn nhiều điều phải bàn cãi,
nguyên nhân là pháp luật hiện hành còn bất cập, chồng chéo. Như Pháp lệnh Hợp
đồng kinh tế, ban hành từ thời bao cấp và chưa một lần chỉnh sửa. Văn bản này còn
mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại được ban hành nhiều năm sau
đó, khi quy định đăng ký kinh doanh là một yếu tố xác định hợp đồng vô hiệu, và đã
vô hiệu thì thiệt hại phát sinh cả hai bên cùng chịu hoặc chỉ một bên thiệt hại, không
phân biệt mức độ lỗi bên nào nặng, bên nào nhẹ. Khe hở này tạo điều kiện cho một
số đơn vị kinh tế lợi dụng thiện chí của đối tác trong giao kết hợp đồng để hưởng lợi
từ việc xử lý tài sản khi giao dịch bị tuyên vô hiệu. Điển hình ở trường hợp của
Công ty cơ khí ô tô Đắk Lắk tiến hành hợp đồng nghiêm túc và trung thực đã chế
tạo hệ thống chế biến cà phê cho Công ty cà phê Easim hoạt động kinh doanh hiệu
quả. Vậy trong suốt thời gian nợ tiền thanh toán và trước khi hai bên đưa vụ tranh
chấp này ra Tòa, công ty cà phê Easim vẫn sử dụng hai dây chuyền cà phê này để
sinh lợi trong khi chưa hoàn tất nghĩa vụ thanh toán, chính vì vậy đương nhiên
Công ty cơ khí ô tô Đắk Lắk có quyền đòi thanh toán nợ gốc và lãi phát sinh do
chậm thanh toán. Nhưng Tòa án đã tước bỏ quyền hợp pháp đó vì hợp đồng vô hiệu.
Theo tôi đó là một thiếu sót, thiếu sót này đã khiến một bên kết ước không được
Nhà nước bảo hộ cho một quyền chính đáng của mình: quyền đòi thanh toán của
chủ nợ.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được Quốc hội thông qua ngày 29/9/1989 đã đánh
dấu một bước phát triển mới của pháp luật về hợp đồng kinh tế ở nước ta vào thời
điểm đó. Có thể nói Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hoàn thành sứ mạng của mình
trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, qua hơn 10 năm thực
hiện, bên cạnh những thành công, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã bộc lộ nhiều
nhược điểm cũng như sự bất cập cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện phù hợp với
các đòi hỏi khách quan của cơ chế quản lý kinh tế mới. Pháp lệnh này còn hiệu lực
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 42
thì còn nhiều bất cập. Những bất cập đó ngày càng gia tăng cùng việc Nhà nước ta
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm tạo dựng môi trường pháp lý
thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Bộ luật Dân sự, Luật Thương
mại, Luật Doanh nghiệp… Những quy định bất hợp lý trong pháp luật về hợp đồng
kinh tế đã “đóng khung” các hoạt động kinh doanh vốn dĩ hết sức mềm dẻo, linh
hoạt, năng động và nhiều tính sáng tạo.
Những điểm mới của luật hiện hành
Như đã trình bày, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không những không tạo được sự
điều chỉnh pháp lý thuận lợi hơn cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mà còn
gây những trở ngại, thậm chí là thiệt hại về kinh tế cho các chủ thể. Vấn đề hoàn
thiện pháp luật về hợp đồng phục vụ cho hoạt động kinh doanh đang được đặt ra hết
sức bức xúc.
Thực hiện chủ trương của Đảng, tại kỳ họp thứ 7, ngày 14/6/2005 Quốc hội
khoá XI đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2005 thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995.
Bộ luật này đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về chế định hợp đồng, theo đó,
Bộ luật Dân sự năm 2005 được coi là gốc của các ngành luật tư. Chính vì vậy khi
Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực đã thay thế Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và việc xem
xét hợp đồng vô hiệu đã quy định thành các trường hợp như đã phân tích ở chương
một và chương hai, các trường hợp này cũng giống như pháp luật các nước trên thế
giới.
Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng qui định trong Bộ luật dân sự 2005 không
qui định trực tiếp hai trường hợp: Hợp đồng vô hiệu do người kí hợp đồng không
đúng thẩm quyền và hợp đồng vô hiệu do không có đăng kí kinh doanh để thực hiện
công việc không có thỏa thuận trong hợp đồng. Nhưng luật hiện hành có cách hiểu
và cách giải thích từng trường hợp vô hiệu của đồng, có cách nhìn nhận và đánh giá
về năng lực chủ thể (1), về sự nhầm lẫn, lừa dối… để kết luận hiệu lực của hợp đồng
thương mại. Cho nên khi hợp đồng tranh chấp rơi vào hai trường hợp: người kí kết
hợp đồng không đúng thẩm quyền và chủ thể không đăng kí kinh doanh sẽ không có
khung pháp lý cụ thể ràng buộc. Tòa án phải căn cứ và tổng hợp nhiều yếu tố:
nguyên nhân gây tranh chấp, yêu cầu của các bên kết ước, lỗi… để phán quyết
chính xác. Nếu hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu rơi vào hai trường hợp trên thì cũng là
hợp đồng vô hiệu tương đối (2), và theo cách giải thích của luật hiện hành thì có thể
khôi phục lại hiệu lực của hợp đồng. Đây là một điểm tiến bộ của luật hiện hành, vì
trong trường hợp này hợp đồng được giao kết để phục vụ mục đích kinh doanh của
các bên chủ thể, và khi có thiệt hại, chính các bên giao kết phải gánh chịu nên
không có lý do gì lại buộc họ phải giải quyết cứng nhắc theo luật để dẫn đến thiệt
hại nhiều hơn, nghiêm trọng hơn.
Trước đây có sự phân biệt hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế giữa Bộ luật dân
sự với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, hợp đồng trong Luật Thương mại
năm 1997, nên dẫn đến nhiều rắc rối. Trong thực tiễn, có nhiều vướng mắc khi áp
dụng để giải quyết. Bộ luật dân sự quy định nguyên tắc cơ bản nhất chung nhất về
1 Đã phân tích ở chương 1, trang 4, 5, 6
2 Đã phân tích ở chương 1, trang 12, 13
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 43
hợp đồng, nghĩa vụ dân sự, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ... Phần quy
định chung về hợp đồng được quy định trong Luật Thương mại 1997 cũng đã không
còn nữa và khi xây dựng Luật Thương mại năm 2005 đã không đưa vào thành quy
định chung về hợp đồng. Việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm
tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, nhất là trong mối quan hệ giữa
Bộ luật dân sự với luật chuyên ngành tương ứng một cách hiệu quả, thuận lợi.
Bộ luật dân sự 2005 xây dựng các điều luật rõ ràng và minh bạch hơn Bộ luật
dân sự 1995. Lấy ví dụ điển hình như Điều 128 Bộ luật dân sự 2005, khi vi phạm
hợp đồng sẽ vô hiệu tuyệt đối, luật hiện hành đã định nghĩa rõ thế nào là điều cấm
của pháp luật, đạo đức xã hội là gì, đây là những vấn đề luật cũ bỏ qua. Hơn nữa, ở
các điều 137, 140, 141, 142, 143 Bộ luật dân sự 1995 đều lặp lại một ý đã qui định
ở Điều 146 là “bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại”, Bộ luật dân sự 2005 đã khắc
phục được sự trùng lặp này.
Khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu của con người ngày càng tăng
cao, nhất là nhu cầu ăn, ở. Có một giai đoạn mọi người đua nhau mua đất, mua nhà
khiến giá nhà đất tăng lên nhanh chóng. Nhưng vì là nhu cầu thiết yếu nên rất nhiều
người cứ lao vào thị trường nhà đất này bất chấp pháp luật, chỉ mong có nơi ở. Như
Pháp Luật TP.HCM ngày 17-11-2007 đã thông tin, ba chủ đầu tư dự án nhà ở The
Vista (Công ty Capitaland), Sky Garden 3 (Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng), Blue
Diamond (Công ty CP Vạn Phát Hưng) đã vi phạm Luật Nhà ở khi bán căn hộ mà
chưa xây xong móng nên bị Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị phải hoàn trả tiền cho
khách hàng.
Ngay từ đầu, hợp đồng ký kết giữa các chủ đầu tư với khách hàng nêu trên đã vô
hiệu do các chủ đầu tư đã vi phạm pháp luật (Điều 39 Luật Nhà ở). Theo quy định,
khi hợp đồng vô hiệu thì mỗi bên sẽ hoàn trả lại những gì đã nhận của nhau. Trong
trường hợp nếu có tranh chấp, tòa sẽ căn cứ vào phần lỗi mỗi bên để xử, việc xem
xét lỗi có thể theo tỷ lệ hoặc chia đều cho hai bên. Phần lỗi rõ ràng thuộc về các chủ
đầu tư khi không tiếp tục thực hiện hợp đồng, tuy nhiên khách hàng muốn kiện đòi
bồi thường cũng không đơn giản. Họ phải chứng minh những thiệt hại có thật do
việc hủy hợp đồng trên gây ra (1). Khách hàng có thể kiện ra tòa yêu cầu chủ đầu tư
phải trả thêm phần lãi ngân hàng ngoài số tiền cọc đã bỏ vào. Muốn kiện bồi
thường, khách hàng phải chứng minh thiệt hại và sự ngay tình của mình. Đối với
những trường hợp mua sang tay lại, nếu chỉ giao kết bằng miệng thì khi bị người
bán “phủi tay”, người mua xem như mất trắng (2).
Thế mới thấy nếu một hợp đồng luật buộc phải tuân thủ về mặt hình thức mà các
chủ thể bỏ qua hoặc xem nhẹ thì người thiệt là chính bản thân họ.
Hoạt động thương mại trong nền kinh tế hiện nay rất đa dạng và phong phú, theo
đó các hợp đồng thương mại được mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực: nhà đất, chứng
khoán, mua bán ngoại hối…hợp đồng thương mại ngoài việc được điều chỉnh trong
Bộ luật dân sự 2005, còn được đều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật chuyên biệt
gọi là luật tư. Chính vì vậy, khi tham gia giao kết hợp đồng cần nắm vững những
1 Theo Luật sư Cổ Hiệp, đoàn luật sự TP.HCM
2 Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, đoàn luật sự TP.HCM
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 44
điều cấm của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thương mại ở cả luật chung và luật
riêng để tránh hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Lấy ví dụ về một tranh chấp hợp đồng
mua bán thanh toán bằng ngoại tệ để thấy rõ điều này:
Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao ký hợp đồng kinh tế bán cho bà Đoàn Thị
H một hệ thống tráng rọi ảnh màu điện tử Konica Nice Print System Model 878-
SQA, đồng bộ mới 100% với giá 88.000 đô la Mỹ. Nhưng với phương thức thanh
toán thỏa thuận trong hợp đồng là: Hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Công ty
TNHH Thương mại Ngôi Sao tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM hoặc
bằng đồng Việt Nam quy ngang đô la Mỹ tại văn phòng Công ty TNHH Thương
mại Ngôi Sao ở 74 Nguyễn Văn Trỗi theo tỷ giá bán của ngân hàng vào ngày thanh
toán. Thực tế phiếu xuất kho máy cho bà H và các phiếu thu tiền của bà Hđều thể
hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam.
Hai bên có tranh chấp và yêu cầu tòa án can thiệp.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
Chấp nhận yêu cầu của Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao, buộc bà H phải
thanh toán cho Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao số tiền nợ đến hạn phải trả
tổng cộng 20.879,13 đô la ngay khi án có hiệu lực pháp luật theo tỷ giá ngoại tệ của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm thanh toán.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm, Tòa Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành
phố Hồ Chí Minh quyết định sửa án sơ thẩm tuyên xử: Tuyên bố hợp đồng kinh tế
được ký giữa Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao do bà Thái Thị Cúc Lan làm
giám đốc đại diện với bà Đoàn Thị H là hợp đồng vô hiệu. Buộc các bên khôi phục
lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì xác định: Bà H
thanh toán cho Công ty TNHH Thương mại Ngôi Sao số tiền mua máy còn thiếu là
760.389.120 đồng và số tiền lãi là 109.553.062 đồng, tổng cộng là 869.942.182
đồng là có căn cứ.
Quan điểm của tòa án là trong hợp đồng giữa hai bên thỏa thuận giao bằng đô la
Mỹ, nhưng có thỏa thuận phương thức thanh toán bằng đồng Việt Nam quy ngang
đô la Mỹ nên không bị coi là vô hiệu.
Theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch,
thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được
thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp
thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần
thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”. Ở ví dụ trên, nếu các bên không
thoả thuận việc trả tiền bằng đồng Việt Nam quy ngang đô la Mỹ thì hợp đồng
đương nhiên vô hiệu, tổn thất là rất lớn.
Trên thực tiễn pháp lý, quan điểm của tòa án Việt Nam là tương đối linh hoạt và
hợp lý: các hợp đồng mà các bên thỏa thuận giao dịch và thanh toán đồng thời bằng
ngoại tệ sẽ bị coi là vô hiệu còn hợp đồng giữa các bên thỏa thuận giao dịch bằng
ngoại tệ, nhưng có thỏa thuận phương thức thanh toán bằng đồng Việt Nam quy
ngang ngoại tệ thì không bị coi là vô hiệu.
Những nhà làm luật luôn nhìn từ thực tiễn để sửa đổi, bổ sung luật góp phần đưa
pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống. Nhưng ý thức chấp hành pháp luật của mỗi
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 45
người cần phải được nâng cao, nếu xem thường hay không chấp hành theo qui định
thì dù luật có chặt chẽ đến đâu cũng không bảo vệ được những lợi ích chính đáng
của bản thân.
Tóm lại, những qui định của luật hiện hành là những qui định mở và nhất quán
giữa những qui định chung và riêng nên tránh được tình trạng chồng chéo luật, từ
đó Tòa án hay Trọng tài thương mại có thể linh hoạt xét xử đúng luật phù hợp với
thực tiễn và hạn chế thiệt hại. Tránh được tình trạng mỗi cấp khác nhau thì xử rất
khác nhau thậm chí trái ngược mà vẫn đúng luật.
Hội nhập, sân chơi mở ra, ở đó mọi doanh nghiệp cũng cạnh tranh với nhau theo
luật, thắng hay thua phụ thuộc nhiều vào nắm vững luật. Doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân nên chủ động tìm hiểu luật, hay nhờ các chuyên gia tư vấn để tiến hành giao
kết các hợp đồng thương mại đúng luật. Không chỉ vững luật trong nước, còn phải
nắm luật của các nước để tránh tình trạng mơ hồ về luật thì sẽ gây thiệt hại cho
chính doanh nghiệp nói riêng và kinh tế nước nhà nói chung.
3.2 Một số kiến nghị
Luật hiện hành mặc dù đã chặt chẽ hơn và khắc phục được một số hạn chế của
luật cũ ở nhiều phương diện, nhưng theo tôi nên bổ sung thêm một số qui định:
Thứ nhất, về vấn đề hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khi hợp đồng bị tuyên
bố vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên quay lại lúc ban đầu khi chưa giao kết
hợp đồng, tức là ngoài việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận thì hai bên không
còn ràng buộc bất cứ quyền và nghĩa vụ nào với nhau. Cách giải quyết như vậy là
đúng, nhưng vẫn chưa đủ. Nếu hợp đồng chưa được thực hiện thì không có vấn để
gì để bàn, nhưng thực tế đa số những hợp đồng thương mại vô hiệu đều đã được
thực hiện, thậm chí đã gần hoàn thành xong. Trong suốt quá trình thực hiện hợp
đồng đó, giá trị của những tài sản mà hai bên đã nhận của nhau sẽ thay đổi theo thời
gian do sự trượt giá của đồng tiền, hao mòn thiết bị; nếu không đầu tư, không giao
kết hợp đồng tài khoản trong ngân hàng sẽ sinh lãi…Do đó, nếu chỉ là “hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận; nếu không trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả
bằng tiền” thì không công bằng. Cho nên, theo tôi cần phải trả thêm tiền lãi tương
ứng với số tiền của tài sản mà các bên sẽ hoàn trả cho nhau, tính từ khi giao kết hợp
đồng đến lúc có bản án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Và điều này cần được nêu và
giải thích cụ thể trong luật (ví dụ: cách chứng minh thiệt hại thực tế, chứng minh sự
ngay tình…)cho các chủ thể tham gia kết ước có tâm lý chuẩn bị khi tham gia hợp
đồng để khi xảy ra tranh chấp biết tự bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân và Toà
án không thể bỏ qua yếu tố này khi xét xử.
Thứ hai, qui định “Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại” ở Khoản 2 Điều 137 Bộ
luật dân sự 2005 hầu như chưa đi vào thực tế. Nếu hợp đồng mua bán cà phê giữa
công ty A (bên bán) và công ty B (bên mua) bị tuyên bố vô hiệu, lỗi ở công ty B.
Công ty B lại phá sản không hoàn trả nổi số tiền mua cà phê cho công ty A, tất
nhiên sẽ không thể có thêm khả năng bồi thường thiệt hại. Trường hợp này công ty
B cứ lờ đi là xong ( như những ví dụ giữa liên doanh ôtô VIDAMCO và VILACO
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 46
đã nêu), luật không đảm bảo cho công ty A có quyền đòi nợ công ty B như một chủ
nợ. Khi đó công ty A có thể mất trắng. Theo tôi khi một bên có lỗi và vi phạm hợp
đồng, mặc dù hợp đồng đã bị tuyên bố vô hiệu, nhưng cần bảo vệ bên bị vi phạm
như một chủ nợ có bảo đảm đối với bên vi phạm để bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ.
Cuối cùng, hợp đồng thương mại vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó vô cùng
nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Tôi nghĩ
rằng dù hợp đồng thương mại vô hiệu nhưng nếu các bên vẫn chấp nhận, không yêu
cầu Toà án tuyên bố hợp đồng thương mại vô hiệu chỉ yêu cầu Toà phân xử tranh
chấp thì nên tôn trọng nguyện vọng của các bên để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho
họ.
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 47
LỜI KẾT
Bất cứ việc kinh doanh nào cũng có những rủi ro khách quan hay chủ quan,
cho nên chủ thể kinh doanh cần sáng suốt và cẩn trọng trong mọi vấn đề, nên căn cứ
theo luật mà vận dụng cho việc kinh doanh. Lý trí và tình cảm nên rõ ràng, không
nên trộn lẫn và khắc phục thói quen đại khái, qua loa trong hợp đồng.Hội nhập, sân
chơi mở ra, ở đó mọi doanh nghiệp cũng cạnh tranh với nhau theo luật, thắng hay
thua phụ thuộc nhiều vào nắm vững luật. Doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu luật,
hay nhờ các chuyên gia tư vấn để tiến hành giao kết đúng luật. Không chỉ vững luật
trong nước, doanh nghiệp còn phải nắm luật của các nước, nếu doanh nghiệp cứ kéo
dài tình trạng mơ hồ về luật thì sẽ gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp nói riêng và
kinh tế nước nhà nói chung.
Hơn nữa, thực tiễn luôn đi trước và biến hóa khôn lường trước sự tiến bộ vược
bậc về lĩnh vực thông tin và khoa học kĩ thuật, pháp luật dù khái quát đến đâu cũng
khó có thể cụ thể bắt kịp thực tiễn để đưa ra những biện pháp cụ thể giải quyết cho
từng trường hợp. Chính vì vậy, nhà làm luật và thi hành luật cần góp phần giải
quyết các vấn đề linh hoạt đúng qui định và phù hợp thực tế để tạo nên tâm lý yên
tâm cho các nhà đầu tư.
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam ( tập 1 - quyển1) - Trường Đại học Luật
Cần Thơ_Khoa Luật – Ts.Nguyễn Ngọc Điện chủ biên
2. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam ( tập 1 - quyển2) - Trường Đại học Luật
Cần Thơ_Khoa Luật – Ts.Nguyễn Ngọc Điện chủ biên
3. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam- Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công
an nhân dân 2004
4. Tìm hiểu Luật thương mại Việt Nam _Ts.Phạm Duy Nghĩa – NXB chính trị
quốc gia Hà Nội 2000
5. Các hợp đồng thương mại thông dụng _Ts.Luật khoa,Luật sư Nguyễn Mạnh
Bách_NXB Giao thông vận tải 2007
6. Pháp lệnh trọng tài thương mại ngày 25-02-2003
7. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế
8. Bộ Luật dân sự Việt Nam 2005
9. Luật thương mại Việt Nam 2005
10. Bộ luật dân sự Việt Nam 1995
11. Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004
Web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Camp193C TR4317900NG H7906P Vamp212 HI7878U C7910A H7906P 2727890NG THamp.PDF