MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quốc tịch là một phạm trù chính trị-pháp lý thể hiện mối quan hệ gắn bó,
bền vững về chính trị và pháp lý giữ nhà nước và cá nhân. Làm căn cứ pháp lý
duy nhất để xác định công dân của một nước và trên cơ sở đó làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa nhà nước và công dân. Nói cách khác, về phương diện
quốc tế, quốc tịch là dấu hiệu để phân biệt công dân của nước này với công dân
nước khác.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, hoàn chỉnh hệ thống pháp
luật về quốc tịch là một yêu cầu cấp thiết. Chính vì vậy, quốc gia nào cũng xây
dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về các
vấn đề quốc tịch của quốc gia mình. Xuất phát từ mục đích, lợi ích, tính chất
giai cấp mà pháp luật của các nước quy định về quốc tịch khác nhau. Việc nhà
nước ban hành pháp luật về quốc tịch là biểu hiện cụ thể của chính quyền quốc
gia, mang ý nghĩa chính trị- xã hội to lớn cả về mặt đối nội và đối ngoại.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trong thực tế, hiện nay xã hội ngày càng phát triển dẫn đến có nhiều trường
hợp phát sinh mà luật quốc tịch 1998 không thể quy định hết. Chính vì vậy, đã
gây nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc áp dụng luật
quốc tịch. Do đó, mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu những quy định
của luật quốc tịch cũng như những phát sinh trong thực tiễn áp dụng luật. Từ đó,
giúp cho bản thân cũng như mọi đối tượng trong xã hội nhận thức một cách
tương đối đầy đủ về các vấn đề về quốc tịch. Qua đó, đề xuất mốt số giải pháp
nhằm từng bước hoàn thiện các quy định của luật quốc tịch để tháo gở những
khó khăn trong việc áp dụng luật quốc tịch.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Bằng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là so sánh, tổng hợp, đối chiếu,
phân tích luật viết. Từ đó cho chúng ta có thể hiểu hơn những quy định của luật
quốc tịch, cũng như những khó khăn khi áp dụng trong thực tế, bên cạnh đó đề
ra những giải pháp để hoàn thiện luật quốc tịch.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về quốc tịch như: hưởng quốc tịch, mất quốc
tịch, điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
Đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện luật quốc tịch.
5. Kết cấu đề tài :
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quốc tịch.
Chương 2: Một số chế định cơ bản của quốc tịch.
Chương 3: Thực trạng áp dụng luật quốc tịch và một số giải pháp hoàn thiện.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các vấn đề về quốc tịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc xin thôi quốc tịch làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Cán bộ, công chức và người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân
dân không được thôi quốc tịch Việt Nam.
Với các quy định trên là nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng việc thôi
quốc tịch làm phương hại đến lợi ích quốc gia, chống phá Việt Nam hay để
không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước hay đối với công dân.
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 26
Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam:
Thủ tục gồm 04 bộ hồ sơ, (người đang ở nước ngoài 03 bộ )
- Đơn của người xin thôi quốc tịch: Đối với cá nhân (mẫu TP/QT-1999-C.1a);
đối với gia đình (mẫu TP/QT-1999-C1.b)
- Bản khai lý lịch ( mẫu TP/QT-1999-C1.b)
- Bản sao giấy tờ tùy thân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh đương sự đang có
quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch ngoài); Giấy xác nhận
hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với
người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ khi pháp luật nước đó không
quy định về việc cấp giấy này.
- Giấy xác nhận không nợ thuế nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú
cấp..
- Giấy xác nhận đối với những người trước đây là công chức, lực lượng vũ trang
đã nghỉ hưu chưa quá 5 năm về tình trạng không gây phương hại đến lợi ích
quốc gia khi thôi quốc tịch.
- Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cấp.
- Giấy xác nhận của Sở Giáo dục về việc đã bồi hoàn kinh phí Nhà nước, kể cả
kinh phí do nước ngoài tài trợ.
- Nếu là người đang ở nước ngoài thì giấy xác nhận đã hoàn trả kinh phí Nhà
nước do cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam nơi cư trú của đương sự cấp.
- Thời gian giải quyết: thời gian 60 ngày, đối với những trường hợp không phải
thẩm tra về nhân thân thì thời hạn là 30 ngày.
- Lệ phí: 2.000.000 VND/01 trường hợp.
Nhưng trường hợp trong hồ sơ thôi quốc tịch kèm theo con của đương sự
là trẻ chưa thành niên (thôi quốc tịch Việt Nam cùng với cha mẹ), thì cần kèm
theo văn bản đồng ý cho con thôi quốc tịch Việt Nam. Nếu đứa trẻ từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của trẻ đó.
Những đối tượng thuộc diện được miễn xác minh nhân thân nói trên cần
phải nộp thêm các giấy tờ để chứng minh.
Để tiện xác minh và đảm bảo chính xác về nhân thân, họ tên trong đơn, lý
lịch trích ngang... phải là tên ghi chính xác trên giấy khai sinh; nếu đã làm thủ
tục thay đổi tên thì đó là tên theo quyết định cho thay đổi họ tên của Chủ tịch
UBND cấp tỉnh nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh. Họ tên phải ghi bằng
tiếng Việt.
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 27
2.2.3 Mất quốc tịch do bị tước quốc tịch.
Tước quốc tịch là việc mất quốc tịch của một cá nhân trên cơ sở quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, theo các điều kiện mà
pháp luật quốc tịch của Việt Nam quy định. Do đó, việc tước quốc tịch không
phụ thộc vào ý chí của người bị tước quốc tịch mà do ý chí của nhà nước tước
quốc tịch. Việc mà, một nhà nước tước quốc tịch của một cá nhân nào đó là trên
cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, quyền con người…
Việc tước quốc tịch Việt Nam của một cá nhân nào đó được coi là biện
pháp chế tài nghiêm khắc về mặt hành chính áp dụng đối với trường hợp công
dân đó có hành động gây phương hại đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc hoặc đến uy tín của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Nhưng không phải công dân Việt Nam nào có hành động như trên đều
bị tước quốc tịch mà chỉ một số trường hợp được luật quy định. Theo Điều 25
luật quốc tịch Việt Nam 1998 và Điều 18 của NĐ104/1998 NĐ-CP ngày
31/12/1998 của chính phủ quy định có hai trường hợp có thể bị tước quốc tịch
Việt Nam.
Thứ nhất: Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc
tịch Việt Nam, nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập
dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hoặc đến uy tín của nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai: Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 20 luật quốc tịch
Việt Nam 1998, dù cư trú trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, nếu có hành động
phương hại đến nền độc lập dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam hoặc đến uy tín của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, với quy định trên thì một công dân Việt Nam sẽ bị tước quốc
tịch khi vi phạm một trong hai trường hợp được luật quy định nêu trên.
Nhưng trên thực tế, vấn đề này luôn được xem xét một cách thận trọng,
nhất là việc tước quốc tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (tức là
tước quốc tịch gốc) nhà nước Việt Nam luôn chọn nhiều giải pháp khác nhau đối
với việc tước quốc tịch gốc.
Đối với việc tước quốc tịch gốc: Chỉ xem xét đối với những trường hợp
công dân Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài (mang hai quốc tịch) và người
đó có hành vi gây phương hại đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội của Việt Nam hoặc uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với mức độ nghiêm trọng, còn những trường hợp còn lại gần như là
không xem xét mà lựa chọn giải pháp khác áp dụng.
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 28
Đối với việc tước quốc tịch đối với người nước ngoài đã nhập quốc tịch
Việt Nam. Việc xem xét tước quốc tịch được đặt ra với người nào có hành vi gây
phương hại đến độc lập, uy tín quốc gia Việt Nam hoặc lợi dụng việc nhập quốc
tịch Việt Nam nhằm mục đích gây thiệt hại cho nền an ninh quốc phòng của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2.2.4 Mất quốc tịch theo điều ước quốc tế.
Mất quốc tịch trong trường hợp này không phụ thuộc vào ý chí của người
bị mất quốc tịch mà theo ý chí giữa các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc
tế. Đây là những trường hợp mà theo điều ước quốc tế thì một bộ phận dân cư
của Việt Nam sẽ được chuyển sang cho một nhà nước khác quản lý theo các hiệp
định biên giới giữa Việt Nam và các nước3. Như vậy, thì theo điều ước quốc tế
mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết chuyển một bộ phận dân cư của nước mình
cho nước khác quản lý thì bộ phận dân cư này sẽ mất quốc tịch Việt Nam
3 Th S Cao Nhất Linh tập bài giảng luật Công pháp quốc tế Khoa Luật Trường ĐHCT 2007
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 29
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT QUỐC TỊCH VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Từ khi luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 ra đời, có hiệu lực và đi vào áp
dụng trong thực tế đã giải quyết tương đối thỏa đáng các vấn đề quốc tịch cho
công dân, đã hạn chế một phần tình trạng không quốc tịch và trường hợp hai
quốc tịch của một cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Để đạt được điều này luật
quốc tịch năm 1998 đã có những quy định tiến bộ và bổ sung so với luật quốc
tịch năm 1988 để đáp ứng nhu cầu thực tế đang đặt ra. Song do hoàn cảnh, điều
kiện xã hội ngày càng phát triển dẫn đến có nhiều trường hợp phát sinh mà luật
quốc tịch năm 1998 không thể dự liệu và bỏ sót một số trường hợp luật chưa quy
định, nên trong quá trình áp dụng luật quốc tịch năm 1998 đã gây khó khăn cho
các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, giải quyết các vấn đề về quốc
tịch và để lại những hậu quả chưa được giải quyết.
3.1 Tình trạng không quốc tịch.
Không quốc tịch là tình trạng một người không mang quốc tịch của bất kỳ
quốc gia nào. Có nghĩa là, không được quốc gia nào thừa nhận người đó là công
dân của mình. Theo luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định: Không quốc
tịch là tình trạng một người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có
quốc tịch nước ngoài.
3.1.1 Nguyên nhân của tình trạng không quốc tịch.
Tình trạng không quốc tịch đã đi ngược lại quyền con người là mọi người
đều có quyền có quốc tịch và tình trạng này cũng đang được Việt Nam và thế
giới quan tâm và tìm hướng giải quyết.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không quốc tịch là do các nguyên nhân
sau:
Một cá nhân xin thôi quốc cũ nhưng chưa được nhập quốc tịch mới. Có
thể nói, đây là một thực tế xuất hiện ở nước ta từ khi có việc đăng ký kết hôn với
người nước ngoài. Đặc biệt là đăng ký kết hôn với công dân của Đài Loan, Hàn
Quốc. Lý do là từ những cuộc kết hôn này đã dẫn đến tình trạng không quốc tịch
của các cô gái Việt Nam. Do họ xin thôi quốc tịch Việt Nam để được nhập quốc
tịch Trung Quốc ( Đài Loan) thì đã ly hôn hoặc chồng chết cho nên không được
nhập quốc tịch Trung Quốc ( Đài Loan) cho nên những cô gái Việt Nam này rơi
vào tình trạng không quốc tịch. Theo thống kê của Bộ tư pháp cho tới nay có
khoảng 7000 cô gái Việt Nam đã xin thôi quốc tịch Việt Nam và có khoảng 6000
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 30
cô gái Việt Nam được nhập quốc tịch Trung Quốc ( Đài Loan) còn lại khoảng
1000 cô gái Việt Nam ở trong tình trạng không quốc tịch. Thêm vào đó những
trẻ em con lai Đài- Việt ở trong tình trạng không quốc tịch do mẹ chúng đã thôi
quốc tịch Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch Trung Quốc ( Đài Loan) thì đã ly
hôn hoặc chồng chết và những đứa trẻ này theo mẹ về Việt Nam sinh sống.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng không quốc tịch của một cá nhân
là do có sự xung đột pháp luật giữa các quốc gia trong việc xác lập quốc tịch cho
đứa trẻ mới sinh. Ví dụ như một đứa trẻ được sinh ra ở một nước A mà cha mẹ
của đứa trẻ là công dân của nước B. Nhưng theo luật quốc tịch của nước A chỉ
xác lập quốc tịch theo huyết thống còn theo luật quốc tịch của nước B xác lập
quốc tịch theo nơi sịnh. Vậy trong trường hợp này đứa trẻ không có quốc tịch
của nước A và cũng không có quốc tịch của nước B.
3.1.2 Những khó khăn của tình trạng không quốc tịch.
Người không quốc tịch sẽ không được công nhận là công dân của bất kỳ
quốc gia nào, cho nên địa vị pháp lý của người không quốc tịch so với công dân
nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài có nhiều thua thiệt và họ không
được bảo hộ ngoại giao, cũng như không được thực hiện quyền công dân như,
quyền ứng cử, quyền bầu cử… Bên cạnh đó, gây ra những khó khăn cho việc
học tập, làm việc, chăm sóc y tế, khai sinh cho con của họ.
Mặt khác, tình trạng không quốc tịch của một cá nhân cũng gây ra những
bất lợi cho nhà nước trong việc quản lý nơi cư trú của họ.
Hiện nay, vấn đề khó khăn của Việt Nam là tình trạng không quốc tịch
của các cô gái Việt Nam đã xin thôi quốc tịch Việt Nam mà chưa được nhập
quốc tịch mới. Những người này phải gánh chịu những thiệt thòi không được
Việt Nam bảo hộ khi giải quyết ly hôn như về con cái, chia tài sản.
Một vấn đề khó khăn nữa là những đứa con lai Đài –Việt vấn đề là giải
quyết việc đăng ký khai sinh, hộ khẩu cũng như thực hiện các chính sách giáo
dục, y tế đối với các cháu này hiện nay còn niều khó khăn.
3.2 Tình trạng hai hay nhiều quốc tịch của một cá nhân.
Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc
mang hai hay nhiều quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia khác nhau.
Theo luật quốc tịch Việt Nam, tình trạng một người mà trên thực tế có hai
hay nhiều quốc tịch thì nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận
công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam.
3.2.1 Nguyên nhân của tình trạng hai hay nhiều quốc tịch của một cá
nhân.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hai hay nhiều quốc tịch của một cá nhân
là do các nguyên nhân sau:
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 31
Do xung đột pháp luật giữa các quốc gia với nhau về việc xác lập quốc
tịch cho đứa trẻ mới sinh ra: Như một trẻ em sinh ra tại một nước áp dụng
nguyên tắc nơi sinh để xác lập quốc tịch, nhưng cha mẹ của đứa trẻ lại mang
quốc tịch của nước áp dụng theo nguyên tắc huyết thống để xác lập quốc tịch.
Như vậy, đứa trẻ này có hai quốc tịch là quốc tịch mà nơi đứa trẻ được sinh ra
và mang quốc tịch của nước mà cha mẹ đứa trẻ là công dân
Đứa trẻ mà có cha mẹ có quốc tịch khác nhau mà luật quốc tịch của hai
bên cha mẹ của đứa trẻ đều xác lập quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống.
Nghĩa là, đều thừa nhận đứa trẻ này là công dân của nước mình.
Trường hợp nữa là một người đã nhận quốc tịch mới nhưng chưa thôi
quốc tịch cũ.
Như vậy, việc một người có hai quốc tịch sẽ trái với nguyên tắc mỗi
người chỉ có một quốc tịch mà các nước đang hướng tới và vấn đề này rất dễ dẫn
đến những tranh chấp giữa các quốc gia, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao. Đặc
biệt là vấn đề bảo hộ ngoại giao cho công dân và thực hiện quyền và nghĩa vụ
của công dân đối với quốc gia mà họ mang quốc tịch.
3.2.2 Những khó khăn của tình trạng hai hay nhiều quốc tịch của một cá
nhân.
Trên thực tế không chỉ một cá nhân mang hai quốc tịch mà thậm chí là
ba, bốn quốc tịch. Từ việc một người mang nhiều quốc tịch sẽ dẫn đến khó khăn
cho việc xác định địa vị pháp lý của họ như quyền và nghĩa vụ của công dân đối
với quốc gia mà họ mang quốc tịch.
Khó khăn gặp phải là các quan hệ ngoại giao và có sự tranh chấp giữa các
nước về vấn đề bảo hộ ngoại giao cho công dân mình.
3.3 Một số thực trạng khi áp dụng luật quốc tịch Việt Nam
Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 đã có những quy định tiến bộ vượt bậc
so với luật quốc tịch Việt Nam năm 1988. Nó đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra
của thời kỳ mới. Tuy nhiên với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội đã dẫn
đến nhiều trường hợp phát sinh mà luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 chưa có
thể dự liệu hết. Từ đó dẫn đến những khó khăn trong thực tiễn khi áp dụng.
3.3.1 Thực trạng về vấn đề không quốc tịch.
Thứ nhất: Theo khoản 1 Điều 18 luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy
định “ trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có cha mẹ đều là người
không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, thì có quốc tịch Việt
Nam”. Như vậy, với quy định trên thì trong trường hợp mà đứa trẻ sinh ra trên
lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng không có nơi
thường trú tại Việt Nam mà chỉ có nơi tạm trú tại Việt Nam thì quốc tịch của
đứa trẻ đó xác định như thế nào? Nếu như trong trường hợp này áp dụng theo
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 32
quy định tại khoản 1 Điều 18 luật quốc tịch Việt Nam 1998 thì đứa trẻ này sẽ
không có quốc tịch Việt Nam. Từ đó dẫn đến đứa trẻ này sẽ rơi vào tình trạng
không có quốc tịch.
Thứ hai: Theo khoản 2 Điều 18 quy định “trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt
Nam mà khi sinh có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại
Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam”. Như vậy, với quy
định trên thì khi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng cha không rõ là ai,
mẹ là người không quốc tịch mà chỉ có nơi tạm trú ở Việt Nam thì quốc tịch của
đưa trẻ xác định như thế nào? Trường hợp này luật quốc tịch Việt Nam năm
1998 chưa có quy định, khi đó trên thực tế khi gặp trường hợp này đã gây ra
nhiều khó khăn khi xác lập quốc tịch cho đứa trẻ.
Thứ ba: Tại Điều 19 luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định: “Trẻ sơ
sinh bị bỏ rơi và trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là
ai, thì có quốc tịch Việt Nam; nhưng sau đó, nếu tìm thấy cha mẹ đều có quốc
tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, người giám hộ có quốc
tịch nước ngoài mà khi đứa trẻ này chưa đủ 15 tuổi thì đứa trẻ này không còn
quốc tịch Việt Nam”. Với quy định này của luật quốc tịch nhằm hạn chế tình
trạng hai quốc tịch của đứa trẻ. Tuy nhiên, lại có thể dẫn đến tình trạng không
quốc tịch của đứa trẻ trong trường hợp này. Nếu như trong trường hợp trên mà
luật quốc tịch của quốc gia mà cha mẹ người giám hộ mới tìm thấy của đứa trẻ
mang quốc tịch lại xác lập quốc tịch theo nơi sinh hoặc luật quốc tịch của cha
mẹ, người giám hộ của đứa trẻ đó quy định, đứa trẻ đó phải có giấy tờ hợp pháp
chứng minh là con hợp pháp của người mang quốc tịch của quốc gia đó mới
được nhập quốc tịch. Như vậy, quy định tại khoản 2 Điều 19 luật quốc tịch Việt
Nam 1998 có thể dẫn đến tình trạng không quốc tịch của những đưa trẻ bị bỏ rơi
(sau đó tìm thấy cha mẹ hoặc người giám hộ)
Thứ tư: Theo luật quốc tịch Việt Nam 1998 xác lập quốc tịch theo nguyên
tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh. Nhưng hiện nay với sự phát triển của
khoa học đã có trường hợp trẻ em sinh ra trong ống nghiệm thì đứa trẻ này có
quốc tịch Việt Nam hay không và áp dụng nguyên tắc nào để xác lập quốc tịch
cho đứa trẻ.Trường hợp này luật quốc tịch Việt Nam 1998 chưa quy định.
Thứ năm: Tại khoản 2 Điều 17 luật quốc tịch Việt Nam quy định “trẻ em
khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân
nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của
cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh”. Ví dụ nếu như đứa trẻ được sinh ra
trên lãnh thổ Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là
công dân nước ngoài. Mà theo luật quốc tịch của người nước ngoài này chỉ xác
lập quốc tịch cho đứa trẻ theo nguyên tắc nơi sinh, còn theo quy định luật quốc
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 33
tịch Việt Nam 1998 quy định đứa trẻ này chỉ có quốc tịch Việt Nam khi có sự
thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ đứa trẻ vào thời điểm đăng ký khai sinh.
Vậy nếu như trong trường hợp trên cha mẹ đứa trẻ không thỏa thuận hoặc không
thể thỏa thuận được bằng văn bản, vì nhiều lý do như: Hiện nay ở Việt Nam có
nhiều trường hợp mà cha mẹ đứa trẻ không thể thỏa thuận được bằng văn bản
được. Đó là các cô gái Việt Nam kết hôn với người Đài Loan và về Việt Nam
sinh con, sau đó ở lại Việt Nam là do ly dị hoặc chồng chết, thì quốc tịch của
đứa trẻ này sẽ được giải quyết như thế nào? Hoặc là khi cha mẹ đứa trẻ rơi vào
tình trạng là khi sinh con ra họ có ý muốn ly hôn nhau và họ cứ muốn nuôi đứa
con đó, ví dụ người cha đó ở nước ngoài không chấp nhận cho người con có
quốc tịch Việt Nam, và người mẹ thì muốn đứa con có quốc tịch Việt Nam, và
hai người không thỏa thuận được với nhau về vấn đề cho đứa con hưởng quốc
tịch nước ngoài hay hưởng quốc tịch Việt Nam, thì trong trường hợp này dẫn
đến đứa trẻ này rơi vào tình trạng không quốc tịch.
Thứ sáu: Còn một trường hợp nữa mà luật quốc tịch Việt Nam chưa có
quy định. Đó là trường hợp đứa trẻ là con của công dân nước ngoài nhưng được
sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ như công dân nước ngoài (nước A) đến
Việt Nam công tác, học tập và trong thời gian ở Việt Nam công dân nước ngoài
này (nước A) sinh con. Mà theo quy định luật quốc tịch của người nước ngoài
này chỉ xác lập quốc tịch cho đứa trẻ mới sinh theo nguyên tắc nơi sinh. Vậy
trong trường hợp này thì đứa trẻ này sẽ không có quốc tịch Việt Nam và cũng
không có quốc tịch của nước mà cha mẹ đứa trẻ là công dân. Bởi vì luật quốc
tịch Việt Nam chưa có quy định.
3.3.2 Thực trạng về áp dụng nguyên tắc một quốc tịch của luật quốc tịch
Việt Nam.
Do hoàn cảnh chính trị, lịch sử hiện nay Việt Nam có khoảng 3 triệu
người Việt Nam hiện đang làm ăn sinh sống ở khoảng 80 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Trong số này phần lớn đã nhập quốc tịch nước ngoài để dễ dàng ổn
định cuộc sống, làm ăn lâu dài trên lãnh thổ nước sở tại. Để được nhập quốc tịch
nước ngoài một số người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam (do quốc gia sở tại yêu
cầu). Nhưng cũng có những người Việt Nam sinh sống nhiều năm ở nước ngoài,
đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam do một số nước
không bắt buộc họ phải thôi quốc tịch Việt Nam, khi nhập quốc tịch nước mình.
Do đó họ mang hai quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam và quốc tịch của nước sở
tại họ đang sinh sống. Tuy nhiên, theo luật quốc tịch Việt Nam 1998 chỉ thừa
nhận nguyên tắc một quốc tịch, được quy định tại Điều 3 “Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là
quốc tịch Việt Nam”. Với quy định như vậy nhưng chúng ta không đưa ra bất kỳ
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 34
một biện pháp nào nhằm bảo đảm nguyên tắc một quốc tịch như yêu cầu công
dân Việt Nam phải thôi hoặc mất quốc tịch Việt Nam khi nhập quốc tịch nước
ngoài, người nhập quốc tịch Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài…nên quy
định tại Điều 3 luật quốc tịch Việt Nam 1998 hoàn toàn chỉ là hình thức. Do đó
khi công dân Việt Nam (Việt kiều) mang hai quốc tịch khi về nước vẫn được
xem như công dân Việt Nam. Nhưng trên thực tế điều này chỉ là lý thuyết. Bởi
vì, họ chỉ được coi như là công dân Việt Nam chứ không phải là công dân Việt
Nam, về quyền và nghĩa vụ của những người này bị hạn chế hơn so với những
công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước (quyền ứng cử, quyền bầu cử…).
Địa vị pháp lý của những người này (Việt kiều) cũng không rõ ràng.
Đồng thời cũng dẫn đến những tranh chấp giữa các nước trong việc bảo
hộ công dân. Đặc biệt là vấn để áp dụng pháp luật dân sự (khi có tranh chấp)
hoặc pháp luật hình sự khi công dân Việt Nam có hai quốc tịch vi phạm pháp
luật Việt Nam.
Ví dụ: một công dân Việt Nam sang định cư tại Mỹ, chưa thôi quốc tịch Việt
Nam nhưng đã nhập quốc tịch Mỹ, khi về Việt Nam (bằng hộ chiếu của Mỹ) kết
hôn với người Việt Nam trong nước, thì cơ quan đăng ký hộ tịch không biết ghi
quốc tịch của người nay như thế nào? Nếu ghi quốc tịch Việt Nam thì phía Mỹ
sẽ không giải quyết cho họ nhập cảnh Mỹ nhưng nếu ghi người nay quốc tịch
Mỹ, thì vô hình trung Việt Nam đã từ bỏ “chủ quyền” hoặc ghi cả hai quốc tịch
thì lại vi phạm Điều 3 luật quốc tịch Việt Nam .
Thêm vào đó trên thực tế đó là việc miễn thị thực cho Việt kiều, cho Việt
kiều mua nhà…Tất cả những điều đó nằm ngoài khuôn khổ và mâu thuẩn với
Điều 3 luật quốc tịch Việt Nam.
Ngoài ra việc thực hiện nguyên tắc một quốc tịch hiện nay cũng đang gây
ra nhiều khó khăn trong việc quản lý người xuất nhập cảnh, nhất là người có hai
hộ chiếu.
3.3.3 Thực trạng về vấn đề xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Với sự phát triển của nền kinh tế nhiều nhà đầu nước ngoài muốn đầu tư
vào Việt Nam để sinh sống làm ăn lâu dài. Muốn thuận lợi cho việc làm ăn sinh
sống lâu dài ở Việt Nam cho nên họ muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Nhưng trên
thực tế một số điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam mà luật quốc tịch
Việt Nam 1998 quy định, gây khó khăn cho việc nhập quốc tịch của người nước
ngoài và người không quốc tịch.
Thứ nhất: Theo Điều 20 luật quốc tịch Việt Nam 1998 quy định người nước
ngoài, người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam xin nhập quốc tịch
Việt Nam phải thỏa các điều kiện sau:
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 35
“…tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống, phong
tục tập quán của dân tộc Việt Nam, biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng
đồng xã hội Việt Nam, đã thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên, có khả
năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam”
Từ những điều kiện mà luật quốc tịch Việt Nam 1998 quy định ta có thể
nhận thấy rằng người nước ngoài, người không quốc tịch mà muốn nhập quốc
tịch Việt Nam thì phải thỏa điều kiện là phải thường trú tại Việt Nam từ 5 năm
trở lên, mà thời gian 5 năm này là liên tục chứ không phải tất cả thời gian
thường trú đứt quãng tại Việt Nam được cộng gộp lại. Có thể nói đây là điều
kiện bắt buộc khó khăn và là rào cẳng đối với người xin nhập quốc tịch Việt
Nam. Ví dụ: Trường hợp của tiền đạo Lino người Brazin đang chơi bóng cho đội
Gạch Đồng Tâm Long An muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam để hy vọng khoắc
áo đội tuyển quốc gia Việt Nam (tháng 04/2002). Nhưng vì điều kiện nhập quốc
tịch của Việt Nam rất nhiều, trong khi đó điều kiện về thời gian thường trú liên
tục năm năm tại Việt Nam và điều kiện về ngôn ngữ mà Lino chưa đạt được.
Tuy nhiên điều kiện này được miễn nếu là thân nhân của công dân Việt Nam
(vợ, chồng, cha, mẹ, con), hay việc nhập quốc tịch có lợi cho Nhà nước Việt
Nam. Trong trường hợp này Lino chỉ được nhập quốc tịch Việt Nam nếu như
được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho rằng việc nhập quốc tịch của
Lino là có lợi cho Nhà nước Việt Nam. Đây là cơ sở cho Lino được nhập quốc
tịch Việt Nam và người quyết định là Chủ tịch nước. Nhưng cho đến nay, Lino
vẫn chưa được nhập quốc tịch Việt Nam.
Thứ hai: Theo khoản 2 Điều 8 NĐ104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của
chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật quốc tịch Việt Nam quy
định “người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam…”nhưng
trên thực tế chưa có văn bản nào quy định về cơ cấu cũng như hình thức như thế
nào là tên gọi Việt Nam. Ví dụ như tên gọi của những người dân tộc thiểu số có
được xem là tên gọi Việt Nam hay không?
Thứ ba: Có thể coi đây là một trường hợp đặc biệt mà hiện nay rất phổ biến
và đang gây khó khăn cho các cơ quan quản lí nhà nước về vấn về quốc tịch và
cũng là mối lo lắng đối với một số gia đình ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Đó là tình trạng những cô gái Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và
sinh con ở nước ngoài nhưng vì nhiều lí do khác nhau, những cô gái Việt Nam
này mang con trốn về Việt Nam mà không có mang theo giấy tờ gì chứng minh
trẻ được sinh ra ở đâu, sinh vào ngày, tháng, năm nào, mang quốc tịch của quốc
gia nào? Ví dụ như trường hợp bé H ở "đảo Đài Loan" cù lao Tân Lộc là kết quả
của một cuộc hôn nhân không tình yêu. Bảy năm trước, mẹ em chấp nhận kết
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 36
hôn với một người Đài Loan để cứu gia đình đang cơn khốn khó về kinh tế,
nhưng không ngờ người chồng chỉ là một thợ hàn nghèo.
Giấc mơ đổi đời tan vỡ, cộng với ngôn ngữ, văn hóa bất đồng, chị bồng
con trốn về Việt Nam. Ngày trốn chồng ra đi, chị không mang theo giấy khai
sinh cho con. Khi H sắp đến tuổi đi học mà không có giấy tờ gì.
Thứ tư: Căn cứ vào Điều 20 luật quốc tịch Việt Nam 1998 và các Điều 8,
Điều 9 của Nghị định 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ. Việc
nhập quốc tịch được áp dụng đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam
và người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm nộp hồ sơ xin
nhập quốc tịch. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Sở
Tư pháp cấp tỉnh nơi người nước ngoài này thường trú, người nước ngoài không
thường trú tại Việt Nam, thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài.
Trong khi đó, trong hồ sơ xin nhập quốc tịch phải có phiếu lý lịch tư pháp
do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú cấp. Nhưng
đối với người không quốc tịch thì luật và các văn bản hướng dẫn thi hành không
quy định cơ quan nào sẽ cấp lý lịch tư pháp cho người không quốc tịch. Tại điểm
3 mục I thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 giữa Bộ
Tư pháp và Bộ Công an quy định về quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp đối
với người không quốc tịch. Đây là một khó khăn không chỉ đối với người xin
nhập quốc tịch mà còn gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết về
quốc tịch.
Thứ năm: Về điều kiện nhập quốc tịch tại điểm c Khoản 1 Điều 20 luật
quốc tịch Việt Nam 1998 và theo điểm d Khoản 1 Điều 8 Nghị định
104//1998/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật quốc tịch quy định: Người xin nhập
quốc tịch Việt Nam phải có trình độ tiếng Việt, bao gồm cả hiểu biết về văn hóa,
lịch sử và pháp luật của Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
Bộ Tư pháp. Để thỏa điều kiện về trình độ tiếng Việt, thì phải có chứng chỉ trình
độ tiếng Việt phải do trường ĐHKHXH-NV thuộc ĐHQG cấp (trừ trường hợp
được miễn). Muốn có giấy chứng nhận, trường phải tổ chức kiểm tra. Trong khi
đó, những đối tượng muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam thường là do chiến
tranh hoặc điều kiện sống lưu lạc sang Việt Nam làm ăn, sinh sống… hoặc người
gốc Lào, Campuchia sống chủ yếu ở vùng núi biên giới giáp ranh, không đủ điều
kiện kinh tế để thi lấy chứng chỉ tiếng Việt. Phần lớn họ đã có thời gian sinh
sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam, biết tiếng Việt rất thành thạo đủ để hòa nhập
vào cộng đồng. Nếu theo quy định những người này phải có chứng chỉ tiếng Việt
là không cần thiết, lại gây khó khăn vì nhiều lí do như họ không đủ điều kiện
kinh tế để lấy chưng chỉ tiếng Việt. trường hợp cả gia đình đều xin nhập quốc
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 37
tịch Việt Nam, do đó chi phí cho việc lấy chứng chỉ tiếng Việt đối với họ là quá
lớn. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho đến nay
chưa được giải quyết do thiếu điều kiện này. Vì vậy yêu cầu này gây phiền hà và
không khả thi.
Thứ sáu: Là yêu cầu về lý lịch tư pháp cũng tương tự. Khi xin nhập quốc
tịch Việt Nam, người nước ngoài có thời gian thường trú ở Việt Nam phải nộp
phiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại nơi thường trú cấp. Trên thực
tế, phiếu này do sở tư pháp cấp trên cơ sở kết quả tra cứu dữ liệu của cơ quan
công an. Trong khi đó, khi tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, Sở Tư
pháp phải có văn bản đề nghị cơ quan công an xác minh về nhân thân. Yêu cầu
nộp phiếu lý lịch tư pháp là động tác không cần thiết, lặp lại việc xác minh của
cơ quan công an, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết hồ sơ.
Thứ bảy: Giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài để nhập quốc tịch Việt Nam
cũng gây không ít trở ngại. Các kiều dân Campuchia cư trú lâu năm tại Việt
Nam đã gặp rất khó khăn và thường không thực hiện được. Có người tự khai là
công dân Campuchia nhưng bản thân họ không có bất cứ giấy tờ chứng minh nên
cơ quan có thẩm quyền của Campuchia không giải quyết. Do đó các kiều dân
Campuchia này không có giấy cho thôi quốc tịch Campuchia nên không được
nhập quốc tịch Việt Nam.
Thứ tám: Nên cải cách thủ tục hành chính, trong việc cho nhập, thôi, tước,
trở lại, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam: Theo quy định tại Điều
32 của luật quốc tịch thì Chủ tịch nước có thẩm quyền ra quyết định cho nhập,
thôi, tước quốc tịch Việt Nam…Thực tế cho thấy, hàng năm, những yêu cầu xin
nhập, thôi quốc tịch Việt Nam rất nhiều. Theo thống kê của Vụ Hành chính (Bộ
Tư pháp), tính từ tháng 01/1999 đến tháng 12/2007 đã có 61.460 người xin thôi
quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài. Trong khi đó người xin nhập
quốc tịch Việt Nam là 674 người. Nếu để Chủ tịch nước giải quyết thì thấy
không thể giải quyết nhanh chống kịp thời. trong khi đó, trước khi trình Chủ tịch
nước, Bộ Tư pháp đã kiểm tra, rà soát kỹ càng hồ sơ, trường hợp nào đủ điều
kiện mới trình Chủ tịch nước quyết định.
Thứ chín: Đó là vấn đề về điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam. Thực tế
thời gian qua có nhiều trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam chủ yếu là các cô
dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài (Đài Loan, Hàn Quốc). Tính từ tháng
01/1999 đến tháng 12/2007 đã có 61.460 người xin thôi quốc tịch Việt Nam,
trong đó 7000 cô dâu Việt Nam xin thôi quốc tịch4. Những trường hợp này, do
xin thôi quốc tịch Việt Nam để đủ điều kiện xin nhập quốc tịch nước sở tại;
4 Theo thống kê của Bộ Tư pháp
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 38
nhưng sau đó, vì nhiều lý do nên không được nhập quốc tịch nước sở tại (mâu
thuẩn với nhà chồng hoặc không đủ điều kiện nhập quốc tịch mới…) nên trở
thành người không quốc tịch. Trong trường hợp này họ muốn trở lại quốc tịch
Việt Nam. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 13 Nghị định
104/1998/ NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ thì hồ sơ xin trở lại quốc tịch
Việt Nam rất nhiều giấy tờ phức tạp, gây khó khăn cho các đối tượng này trong
việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam như: Giấy xác nhận của Cơ quan đại diện
ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài
về việc đương sự đã nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam hoặc giấy tờ hoặc tài
liệu chứng minh đương sự có vợ, chồng, con, cha, mẹ là công dân Việt Nam
hoặc phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà
đương sự là công dân hoặc thường trú cấp.
3.4 Một số giải pháp hoàn thiện luật quốc tịch Việt Nam.
Qua quá tìm hiểu những vấn đề về quốc tịch được quy định trong luật
quốc tịch Việt Nam 1998 và cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Có thể thấy
rằng luật quốc tịch Việt Nam 1998 có nhiều quy định tiến bộ, bổ sung so với luật
quốc tịch Việt Nam 1988 và nhiều quy định của luật quốc tịch Việt Nam 1998
không những thể hiện rõ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, mà còn
phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển đã làm phát sinh nhiều vấn đề mà
luật quốc tịch Việt Nam 1998 chưa dự liệu được, nên trong thực tế áp dụng còn
nhiều khó khăn, bất cập và nhiều vấn đề chưa được luật quốc tịch 1998 quy
định. Do vậy, trong phần này với sự tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về quốc
tịch được quy định trong luật quốc tịch Việt Nam 1998 thấy còn nhiều điểm bất
cập chưa phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Nhưng với kiến thức còn hạn
hẹp bản thân người viết xin đưa ra một số giải pháp tham khảo nhằm để hoàn
thiện luật quốc tịch Việt Nam.
3.4.1 Giải pháp về vấn đề không quốc tịch.
Thứ nhất: Theo ý kiến của tác giả nên điều chỉnh khoản 1 Điều 18 luật
quốc tịch Việt Nam 1998. Nên quy định “trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam
mà khi sinh có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi cư trú tại
Việt Nam, thì có quốc tịch Việt Nam” để tránh được tình trạng không quốc tịch
của những đưa trẻ sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ đều là người không
quốc tịch và chỉ có nơi tam trú tại Việt Nam.
Thứ hai: Theo tác giả cũng nên điều chỉnh khoản 2 Điều 18 luật quốc tịch
Việt Nam 1998 như sau “ trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh có
mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi cư trú tại Việt Nam, còn cha không
rõ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam” Với quy định như vậy mới có thể thể hiện
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 39
đúng tinh thần của luật quốc tịch Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tạo mọi điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều
có quốc tịch Việt Nam.
Thứ ba: Cần điều chỉnh tại khoản 2 Điều 19 luật quốc tịch Việt Nam
1998, nên quy định “ trong trường hợp…trẻ chưa đủ 15 tuổi mà tìm thấy cha mẹ
đều có quốc tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, người giám
hộ có quốc tịch nước ngoài, thì người đó không còn quốc tịch Việt Nam, nếu
được sự đồng ý của quốc gia mà cha mẹ, người giám hộ của đứa trẻ đó mang
quốc tịch đồng ý cho nhập quốc tịch của quốc gia đó…”. Như vậy, sẽ vừa đảm
bảo nguyên tắc một quốc tịch và vừa đảm bảo nguyên tắc có quốc tịch cho đứa
trẻ này.
Thứ tư: Trong trường hợp đứa trẻ sinh trong ống nghiệm, thì luật quốc tịch Việt
Nam 1998 chưa có quy định cho trường hợp này. Do đó nên bổ sung thêm tại
Điều 16 quy định như sau:
“…(2) trẻ em được sinh ra trong ống nghiệm sẽ mang quốc tịch Việt Nam, nếu
người giữ quyền cha mẹ là công dân Việt Nam”.
“(3) khi có một trong cha mẹ là công dân Việt Nam thì cha mẹ thỏa thuận quốc
tịch cho con”.
Thứ năm: Để tránh tình trạng không quốc tịch của những đứa trẻ được
sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, thì luật quốc tịch Việt Nam 1998 nên điều chỉnh
khoản 2 Điều 17 như sau “ trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt
Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có
sự đồng ý của cha hoặc mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con”. Trong
trường hợp này thì người đi đăng ký khai sinh cho con là cam kết đã có sự thỏa
thuận giữa cha mẹ đứa trẻ.
Thứ sáu: Theo tinh thần của luật Việt Nam là hạn chế tình trạng không quốc
tịch của một cá nhân, cho nên Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tạo mọi điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch.
Cho nên, luật quốc tịch Việt Nam 1998 nên bổ sung vào Điều 18 như sau “…(3)
trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, mà có cha mẹ đều là công dân nước
ngoài, nhưng theo luật quốc tịch mà cha mẹ của đứa trẻ là công dân chỉ xác lập
quốc tịch theo nơi sinh, thì có quốc tịch Việt Nam, nhưng phải có nơi cư trú tại
Việt Nam”.
3.4.2 Giải pháp về nguyên tắc một quốc tịch.
Luật quốc tịch Việt Nam được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa X thông qua ngày 20/05/1998. Đến nay, sau gần 10 năm thi
hành, đã góp phần cho sự ổn định chính trị, kinh tế của đất nước. Tuy nhiên một
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 40
số nội dung cần sửa đổi cho phù hợp với tình hình đất nước trong thời kỳ đổi
mới
Theo Điều 3 luật quốc tịch Việt Nam 1998 quy định “nguyên tắc một
quốc tịch: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân
Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Nguyên tắc này là nguyên
tắc xuyên suốt được ghi nhận trong luật quốc tịch của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam từ trước tới nay. Nguyên tắc này đã góp phần cho sự củng
cố về chính trị của Nhà nước ta. Tuy nhiên, hiện nay ta bước vào thời kỳ mới, sự
mở cửa và hội nhập kinh tế với những yêu cầu mới được đặt ra. Do đó nguyên
tắc một quốc tịch ít nhiều cũng cho thấy sự không phù hợp. Bởi vì theo quy định
của một số nước khi nhập quốc tịch của quốc gia họ không cần phải thôi quốc
tịch Việt Nam và họ vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Những người này khi trở về
Việt Nam làm ăn, sinh sống và có nguyện vọng được cấp giấy chứng nhận có
quốc tịch Việt Nam. Vì vậy nguyên tắc một quốc tịch, thì khó có thể cấp chứng
nhận quốc tịch Việt Nam đã gây khó khăn cho họ trong làm ăn, sinh sống. Như
thế để phù hợp với tình hình mới, thiết nghỉ nguyên tắc một quốc tịch cũng cần
thay đổi cho linh hoạt, phù hợp. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc
của Đảng, Nhà nước, đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế. Chúng ta sửa luật
không những tạo điều kiện cho bà con Việt kiều được hưởng quyền lợi như
người Việt Nam trong nước, mà còn bảo đảm được cơ sở pháp lý để chúng ta
bảo hộ công dân của mình ở nước ngoài .
Hiện nay dự thảo luật quốc tịch Việt Nam sửa đổi gồm hai phương án.
+ Phương án 1: Là giữ nguyên tắc một quốc tịch theo cơ chế mềm dẻo.
+ Phương án 2: Là công nhận hai quốc tịch như một số nước hiện nay.
Nếu theo phương án 2: Bỏ nguyên tắc một quốc tịch, tức là bỏ Điều 3 luật
quốc tịch Việt Nam 1998, thì nhà nước phải giải quyết các hệ quả pháp lý phát
sinh như quyền được đi về trong nước tự do, được mua nhà gắn liền với quyền
sử dụng đất của công dân Việt Nam mang hai quốc tịch. Nhưng khó có thể yêu
cầu họ về nước thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự và một
số nghĩa vụ khác5.
Nếu vẫn duy trì nguyên tắc một quốc tịch “cứng” và bổ sung những quy
định để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này một cách triệt để thì sẽ gặp sự phản
ứng rất dữ dội, nhất là phía cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài6.
+ phương án 1: Là công nhận hai quốc tịch như một số nước hiện nay.
Nếu thừa nhận hai quốc tịch thì có rất nhiều bất lợi. Thực tế trong những
vụ Trịnh Vĩnh Bình, Lý Tống. Khi có lợi cho họ thì họ nhận mình có quốc tịch
5 Ý kiến của Ông Trần Trọng Toàn Phó chủ nhiệm ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Tư pháp)
6 Ý kiến của Ông Hoàng Thế Liên thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 41
Việt Nam, nếu không có lợi cho mình thì họ lại nói mình mang quốc tịch nước
ngoài. Đó là chưa kể khó khăn trong việc ghi lý lịch tư pháp như thế nào.7
Nếu thừa nhận hai quốc tịch thì chúng ta phải bảo đảm quyền công dân
cho Việt kiều. Nếu như vậy họ có quyền bầu cử, ứng cử không? Khi chúng ta tổ
chức một hòm phiếu ở nước ngoài thì sợ họ không dám đi bầu cử vì lo ngại sẽ
mất quốc tịch của nước sở tại.8
Với những ý kiến trên thì theo ý kiến của cá nhân tác giả theo phương án
2. Tức là thừa nhận công dân Việt Nam có hai quốc tịch. Với quy định nguyên
tắc một quốc tịch của Điều 3 luật quốc tịch Việt Nam 1998 quy định “Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc
tịch là quốc tich Việt Nam”. Với quy định này có điểm không thực tế, không phù
hợp bởi lẽ việc cho nhập, thôi quốc tịch là thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc
gia. Trong trường hợp một cá nhân mang hai quốc tịch, một quốc tịch Việt Nam
và một quốc tịch nước ngoài, thì dù nhà nước Việt Nam chỉ công nhận người đó
có quốc tịch Việt Nam. Nhưng trên thực tế họ vẫn có quốc tịch nước ngoài và
nhà nước mà công dân Việt Nam mang quốc tịch vẫn có thẩm quyền trong việc
bảo hộ cho người đó. Do đó, nên thừa nhận công dân Việt Nam có hai quốc tịch.
Nếu như công nhận hai quốc tịch thì nên quy định những trường hợp cụ thể,
trong các giao dịch dân sự, hành chính họ giao dịch với tư cách công dân Việt
Nam và trường hợp nào với tư cách là công dân nước ngoài. Nếu khi giao dịch
dân sự xuất trình hộ chiếu nước nào thì đối xử với họ với tư cách công dân nước
đó.
Đồng thời thừa nhận hai quốc tịch thì ta phải ký kết điều ước quốc tế với
các nước có liên quan mà công dân Việt Nam mang quốc tịch của nước đó để
hạn chế sự tranh chấp trong vấn đề bảo hộ công dân.
Để dễ dàng quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài khi thừa nhận hai
quốc tịch, thì nên quy định trong một khoảng thời gian là 2 năm thì công dân
Việt Nam ở nước ngoài phải đến cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
đăng ký có quốc tịch Việt Nam. Nếu không đến đăng ký thì sẽ mất quốc tịch
Việt Nam.
Còn vấn đề về quyền và nghĩa vụ của những người này (Việt kiều ) thì
như thế nào? Theo tác giả thì do điều kiện sống xa đất nước nên quyền và nghĩa
vụ của họ có thể là không bình đẳng như công dân Việt Nam sống trong nước.
Vì họ không có điều kiện thực hiện được, chỉ khi nào họ về nước thì mới yêu
cầu họ làm nghĩa vụ và quy định trong những trường hợp cụ thể chứ không phải
làm nghĩa vụ thường xuyên.
7 Ý kiến cửa Ông Nguyễn Công Khanh phó Cục trưởng Cục con nuôi quốc tế(Bộ Tư pháp)
8 Ý kiến của Ông Nguyễn Công Khanh phó Cục trưởng Cục con nuôi quốc tế (Bộ Tư pháp)
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 42
Ví dụ: Như Việt kiều về Việt Nam mua đất thì phải có nghĩa vụ đóng
thuế, nhưng không thể bắt họ về Việt Nam làm nghĩa vụ quân sự.
3.4.3 Giải pháp về vấn đề xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Thứ nhất: Để tạo điều kiện cho người nước ngoài và người không quốc
tịch nhập quốc tịch Việt Nam để được đầu tư, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt
Nam tạo điều kiện phát triển kinh tế sánh ngang với các nước trong khu vực. Do
đó, nên sửa đổi điểm d, Điều 20 luật quốc tịch Việt Nam 1998 như sau:
“…tổng thời gian thường trú tại Việt Nam ít nhất là hai năm”.
Thứ hai: Theo quy định thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có
tên gọi Việt Nam, việc xác định tên gọi Việt Nam thì chưa có quy định như thế
nào là tên gọi Việt Nam. Theo ý kiến của tác giả, trong trường hợp này cần phải
quy định rõ về cơ cấu cũng như hình thức của tên gọi Việt Nam, nhằm tạo cơ sở
cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam có cơ sở trong việc xác định tên gọi của
mình.
Thứ ba: Trong trường hợp mẹ mang con trốn về Việt Nam mà không
mang theo giấy tờ gì chứng minh trẻ sinh ra ở đâu mang quốc tịch nào, thì trong
trường hợp nay luật chưa có quy định. Theo ý kiến của tác giả trước mắt có thể
yêu cầu người mẹ của đứa trẻ trong trường hợp này cam kết về nguồn gốc của
đứa trẻ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung mình cam kết, trên cơ sở
đó, sở tư pháp tỉnh nơi người mẹ cư trú sẽ hướng dẫn làm thủ tục đăng ký khai
sinh cho đứa trẻ và xác định quốc tịch cho trẻ có quốc tịch Việt Nam.
Thứ tư: Theo ý kiến của tác giả, trước mắt để cho cơ quan có thẩm quyền
địa phương nơi cư trú của người không quốc tịch sẽ cấp phiếu lý lịch tư pháp
cho đương sự trong trường hợp đương sự xin cấp phiếu lý lịch tư pháp nhằm
mục đích xin nhập quốc tịch Việt Nam và bổ sung điểm 3 mục I thông liên tịch
số 07/1999/TTLT-BCA ngày 08/02/1999 giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an về
quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với đối tượng là người không quốc
tịch.
Thứ năm: Thiết nghĩ, để tạo điều kiện cho những trường hợp người gốc
Lào, Campuchia sống ở biên giới Việt Nam và các trường hợp xin nhập quốc
tịch Việt Nam sớm được nhập quốc tịch Việt Nam, để ổn định cuộc sống, cần
cho họ miễn điều kiện về chứng chỉ tiếng Việt khi xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Thứ sáu: Giải pháp về phiếu lý lịch tư pháp khi tiếp nhận hồ sơ xin nhập
quốc tịch Việt Nam, thì Sở Tư pháp không cần phải đề nghị cơ quan công an xác
minh về nhân thân. Vì trong khi cấp phiếu lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp dựa
trên cơ sở kết quả tra cứu các dữ liệu của cơ quan công an. Nếu như công an xác
minh lại là không cần thiết và mất thời gian, ảnh hưởng đến thời hạn giản quyết
hồ sơ.
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 43
Thứ bảy: Trong trường hợp đối với các kiều dân Campuchia cư trú lâu
năm ở Việt Nam nên miễn nộp giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài khi xin nhập
quốc tịch Việt nam.
Thứ tám: Trường hợp về thẩm quyền ra quyết định cho nhập, thôi, tước
quốc tịch Việt Nam…theo ý kiến của tác giả để rút ngắn thời gian, thiết nghĩ
Chủ tịch nước nên ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong trường hợp cho
nhập, thôi, tước quốc tịch Việt Nam.
Thứ chín: Giải pháp về điều kiện xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo ý kiến của
cá nhân tác giả, để tạo điều kiện thuận lợi cho những trường hợp xin thôi quốc
tịch Việt Nam của một số cô dâu Việt Nam, nay muốn trở lại quốc tịch Việt
Nam, cần giảm bớt một số giấy tờ theo tác giả thấy là không cần thiết, giấy xác
nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công
dân hoặc thường trú cấp; giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự có vợ,
chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc giấy xác nhận của cơ quan
đại diện ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc của Uỷ ban về người Việt Nam ở
nước ngoài về việc đương sự đã nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam…mà chỉ
cần xuất trình quyết định đương sự đã từng có quốc tịch Việt Nam.
Việt Nam cần điều chỉnh tư duy lập pháp trong tiếp cần vấn đề quốc tịch,
gắn với bối cảnh hiện nay. Thử tục hành chính trong vấn đề quốc tịch cần được
điều chỉnh theo hướng đơn giản hóa, dân chủ, công khai và thân thiện với người
dân, quy định từng bước áp dụng công nghệ thông tin, giảm phiên hà cho người
dân. Trước mắt, áp dụng việc nhận hồ sơ qua đường bưu điện là một giải pháp
tốt. Việt Nam đã thành công trong việc áp dụng chính sách này trong cấp hộ
chiếu.9
9 Ý kiến của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 44
KẾT LUẬN
Từ khi mới giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn
đề quốc tịch. Cụ thể là ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố khai sinh
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 53/SL
ngày 20/10/1945 quy định quốc tịch Việt Nam và sắc lệnh số 73/SL ngày
07/12/1945 quy định về nhập quốc tịch Việt Nam, các sắc lệnh này đã đóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc khai sinh ra chế định “quốc tịch Việt Nam” và
kèm theo đó là chế định “công dân Việt Nam”. Đồng thời cũng là một trong
những cơ sở xác định địa vị pháp lý công dân của một nước độc lập. Do một
quan hệ quốc tịch được cấu thành ba yếu tố: Nhà nước cấp quốc tịch, công dân
nhận quốc tịch và mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Nhưng một Nhà
nước muốn cấp quốc tịch, thì phải là một Nhà nước độc lập. Vì quốc tịch là mối
quan hệ mang tính chính trị-pháp lý ổn định, lâu dài và ràng buộc giữa một cá
nhân và một nhà nước nhất định trên cơ sở những quy định pháp luật của nhà
nước đó.
Bước vào thời kỳ mới, Nhà nước ta đã ban hành luật quốc tịch 1988. Đây
là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta về quốc tịch, luật đã quy định khá đầy đủ về
các vấn đề về quốc tịch. Nhưng do sự phát triển của xã hội nên có nhiều vấn đề
phát sinh mà luật quốc tịch Việt Nam 1988 không còn phù hợp và chưa giải
quyết hết. Do đó luật quốc tịch Việt Nam 1998 ra đời thay thế, bổ sung một số
điểm. Luật quốc tịch Việt Nam 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy
định chặt chẽ hơn và kịp thời giải quyết những vấn đè còn vướng mắc, khó khăn
mà luật quốc tịch 1988 chưa quy định.
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế cho nên có nhiều vấn đề phát sinh mà luật quốc
tịch Việt Nam chưa thể nào dự liệu và điều chỉnh cho nên một số quy định của
luật quốc tịch 1998 chưa giải quyết triệt để cho nên gây khó khăn, lúng túng cho
các cơ quan quản lý nhà nước về quốc tịch.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về quốc tịch của luật quốc
tịch Việt Nam 1998 còn nhiều điểm chưa phù hợp, gây khó khăn khi áp dụng
thực tế. Do đó theo ý kiến riêng của tác giả nên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
với yêu cầu của xã hội hiện nay.
Một số quy định của pháp luật quốc tịch Việt Nam 1998 chưa thể giải
quyết đó là. Giải quyết chính sách cho người không quốc tịch, đương nhiên mất
quốc tịch Việt Nam của trẻ sơ sinh, trẻ em bị bỏ rơi được tìm thấy trên lãnh thổ
Việt Nam còn nhiều bất cập, địa vị pháp lý của Việt kiều còn chưa rõ ràng và
Đề Tài: Các vấn đề về quốc tịch GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Mạc Thị Thư Trang 45
một số vấn đề mà tác giả đã đưa ra ở phần những thực trạng khi áp dụng luật
quốc tịch Việt Nam 1998 ở phần trên.
Qua quá trình tìm hiểu luật quốc tịch Việt Nam 1998 và thực trạng áp
dụng luật quốc tịch với kiến thức còn hạn hẹp bản thân tác giả đã đưa ra một số
giải pháp nhằm tham khảo để điều chỉnh, bổ sung luật quốc tịch Việt Nam 1998
cho phù hợp như giải pháp về nguyên tắc một quốc tịch, giải pháp xin nhập. trở
lại quốc tịch Việt Nam, giải pháp về tình trạng không quốc tịch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Camp193C V7844N 2727872 V7872 QU7888C T7882CH.PDF