Luận văn Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Lứa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc vào tuổi người lớn. Các nhà tâm lí học Mácxít cho rằng cần nghiên cứu tuổi thanh niên một cách phức tạp, phải kết hợp quan điểm tâm lí học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển. Những công trình nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh phổ thông gần đây quan niệm: lứa này như là một giai đoạn phát triển đi qua một loạt những lớp sự kiện, những kinh nghiệm, sự trải nghiệm hay những nhiệm vụ phát triển được xác định về mặt xã hội. Trong giai đoạn phát triển này, những thay đổi của các yếu tố sinh học có ảnh hưởng đến các yếu tố tâm lý. Và ngược lại, các sự kiện xã hội, sự trải nghiệm tâm lý đến lượt nó cũng ảnh hưởng lên hệ thống sinh học. Trong giai đoạn phát triển của học sinh phổ thông có rất nhiều những mâu thuẫn, những sự kiện xã hội liên quan đến nhu cầu và nhiệm vụ phát triển đòi hỏi học sinh phổ thông phải đáp ứng như chúng vừa muốn là trẻ con (muốn nũng nịu, muốn được bố mẹ quan tâm, muốn được nhận quà ) vừa muốn là người lớn (đòi thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của bố mẹ, đòi được quyền tự quyết định, đòi được tôn trọng các vấn đề riêng tư, đòi mọi người phải đối xử với mình như người lớn ). Các em thường hay có ý nghĩ cực đoan cho rằng mình đã là người lớn có quyền và có thể làm được mọi việc như người lớn, nhưng mặt khác các em cũng thấy rõ một thực tế rằng mình vẫn chưa thực sự được thừa nhận là người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này, thiếu niên lớn thường mô phỏng bắt chước những hành vi được các em gán cho là của người lớn. Tuổi học sinh phổ thông trải nghiệm những lớp hành vi hay các điều kiện xã hội liên quan đến sự chín muồi xã hội ở lứa tuổi này. Những nghiên cứu chuyên sâu về các mối quan hệ liên cá nhân ở lứa này (Sprinthall & Collins, 1995) cho thấy tầm quan trọng của các mối quan hệ liên cá nhân (quan hệ với bạn bè - cùng giới, khác giới; quan hệ với cha mẹ; quan hệ với người lớn khác có ý nghĩa với học sinh phổ thông: thầy cô, chú bác, anh chị ) ở tuổi này bỏ xa các nhóm tuổi khác và đóng vai trò không thể thay thế trong qua trình xã hội hóa của chúng. Một số nghiên cứu (Offers, 1995; Peterson, 1996) phát hiện ra rằng có đến 80% vị thành niên (tuổi 13-16) xem nhóm bạn như là điều quan trọng nhất, 60-70% xem quan hệ với mẹ là quan trọng nhất. Điều này có nghĩa là bất kể một sự không thành công hay sự đổ vỡ nào trong các quan hệ liên cá nhân này đều có thể dẫn đến những tổn thương tâm lý, rồi tùy cách ứng phó của học sinh phổ thông mà có thể dẫn đến rối nhiễu tâm trí như trầm cảm, trầm nhược, tự tử hoặc những hành vi sai lệch xã hội như thất bại học đường, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang rồi trở thành tội phạm. Học sinh phổ thông phải đương đầu với nhiều vấn đề và các mối quan tâm, và có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống họ. Là học sinh, họ phải đối mặt với những quan tâm là việc học hành và lựa chọn nghề nghiệp cho trương lai, đối mặt với những kỳ thi cử cam go. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với các mối quan hệ bạn bè và các quan hệ xã hội khác. Cuộc sống của họ mỗi ngày đều có sự tác động giữa các cá nhân với những người khác, đặc biệt là cha mẹ, bạn bè đồng trang lứa, thầy cô và những người quen. Vấn đề về giới tính cũng chiếm phần không nhỏ trong các vấn đề khó khăn của vị thành niên. Nếu vị thành niên có những cách ứng phó hiệu quả trước những vấn đề đó thì họ có thể tự điều chỉnh để thoát khỏi tình trạng lo lắng và stress. Thông thường, học sinh phổ thông cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải. Bên cạnh đó, họ là những người trẻ tuổi và có ít kinh nghiệm trong cuộc sống, họ không thể giải quyết những khó khăn của họ một cách thành công nếu như họ không có sự giúp đỡ. Có một số thanh thiếu niên thường xuyên tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng có một số lại không thường xuyên tìm kiếm sự giúp đỡ. Theo quan sát thì những sinh viên tìm kiếm sự giúp đỡ một cách miễn cưỡng từ nhà tư vấn tâm lý (Chilh, 1995 và Rosales, 1989). Với tính cấp thiết đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh” với mong muốn tìm hiểu về những khó khăn tâm lý, thái độ của học sinh phổ thông trong sự tìm kiếm sự giúp đỡ và các cách ứng phó với khó khăn tâm lý của họ, nhằm góp phần giúp các nhà tâm lý, nhà giáo dục, gia đình có những phương án can thiệp giúp đỡ để họ phát triển khỏe mạnh về mặt tâm sinh lý. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2.1 Giúp các nhà giáo dục, nhà tâm lý hiểu những khó khăn tâm lý mà học sinh trung học phổ thông đang gặp phải, thái độ tìm kiếm sự giúp đỡ và các cách ứng phó của chúng đối với những vấn đề đó. 2.2 Đưa ra một số những khó khăn tâm lý mà học sinh trung học phổ thông đang gặp phải để trên cơ sở đó các nhà tâm lý, các nhà giáo dục và gia đình có thể thực hiện các phương án giúp đỡ cho học sinh phổ thông vượt qua các vấn đề khó khăn tâm lý cũng như học sinh tự đương đầu, giải quyết những khó khăn tâm lý của mình. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3.1 Làm rõ một số vấn đề lý luận: học sinh trung học phổ thông, khó khăn tâm lý, tìm kiếm sự giúp đỡ, cách thức ứng phó với những khó khăn tâm lý. 3.2 Nghiên cứu một số khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông đang gặp phải. 3.3. Nghiên cứu thái độ tìm kiếm sự giúp đỡ, cách thức ứng phó của học sinh trung học phổ thông với những khó khăn tâm lý đó. 3.4. Đề xuất một số cách thức giúp học sinh trung học phổ thông vượt qua khó khăn theo nhiều cách khác nhau, giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng xấu đến hoạt động của họ. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 4.1 Khách thể nghiên cứu: 600 học sinh tại các trường THPT Trần Phú (Quận Tân Phú), THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3), THPT Võ Thị Sáu (Quận Bình Thạnh) 4.2 Đối tượng nghiên cứu: Khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông, thái độ tìm kiếm sự giúp đỡ và các cách ứng phó với vấn đề của học sinh phổ thông. 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Đa số học sinh trung học phổ thông có những khó khăn tâm lý nhất định ở những mức độ khác nhau và có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ một cách tự nguyện. Việc sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ để ứng phó với khó khăn tâm lý có sự khác nhau giữa các nhóm khách thể. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 6.1 Phương pháp luận: 6.1.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống, lôgic 6.1.2 Phương pháp tiếp cận lịch sử 6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 6.2.1 Phương pháp nghiên cứu các tài liệu lý luận 6.2.2 Phương pháp phỏng vấn 6.2.3 Phương pháp điều tra bằng anket 6.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 7.1 Ý nghĩa khoa học:  Khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận tâm lý học về thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với việc tìm kiếm sự giúp đỡ, các cách ứng phó với vấn đề khó khăn tâm lý.  Góp phần làm phong phú thêm tư liệu và tri thức về tâm lý và tư vấn học đường tại Việt Nam. 7.2 Ý nghĩa thực tiễn:  Luận văn chỉ ra được thái độ của học sinh trung học phổ thông đối với việc tìm kiếm sự giúp đỡ trong khó khăn tâm lý của họ, các cách ứng phó của họ đối với khó khăn, mối tương quan giữa thái độ trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ với các cách ứng phó với khó khăn tâm lý.  Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong tư vấn học đường. 8. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 8.1 Giới hạn: Chỉ nghiên cứu những khó khăn tâm lý trong mối quan hệ ở môi trường nhà trường trung học phổ thông. 8.2 Phạm vi: Nghiên cứu ở học sinh năm học 2009 – 2010 của các trường THPT Trần Phú (Quận Tân Phú), THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3), THPT Võ Thị Sáu (Quận Bình Thạnh)

pdf78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 3.4.1.2 Ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc Bảng 3.26: Các ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc % Mean SD Rank Không Ít Khá TX Rất TX Chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác 16.26 41.44 37.58 4.72 2.646 0.767 2 Dựa vào niềm tin tôn giáo 43.36 34.8 15.21 6.63 2.017 0.919 4 Trút bỏ cảm xúc khó chịu 8.56 57.84 29.1 4.5 2.599 0.605 3 Nhìn nhận khó khăn một cách hài hước 8.22 31.82 37.58 22.38 2.741 0.897 1 Kết quả đối với các cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc cho thấy lựa chọn “nhìn nhận khó khăn một cách hài hước” là lựa chọn ưu tiên của học sinh trung học phổ thông khi giải quyết các khó khăn tâm lý của mình. Có đến 59.96% học sinh lựa chọn thực hiện khá thường xuyên và thường xuyên. Tiếp đến, cách ứng phó “chia sẻ khó khăn và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác” là lựa chọn thứ 2 trong cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc của học sinh trung học phổ thông. Có 42.3% học sinh thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng cách này. Tuy nhiên, cũng có đến 57.7% học sinh không và ít chia sẻ với người khác về những khó khăn của mình. Với cách thức “Trút bỏ những cảm xúc khó chịu” là lựa chọn thứ 3 mà học sinh trung học phổ thông dùng để điều tiết cảm xúc của mình trong khó khăn tâm lý. Tuy nhiên, có đến 57.84% học sinh rất ít sử dụng cách ứng phó này. Với lựa chọn “dựa vào niềm tin tôn giáo” để điều tiết cảm xúc cũng có đến 78.16% học sinh không thường xuyên hoặc ít thường xuyên sử dụng cách thức này. Như vậy, để điều tiết cảm xúc của mình khi gặp khó khăn tâm lý học sinh trung học phổ thông chủ yếu là tự bản thân mình điều tiết cảm xúc bằng cách nhìn nhận khó khăn một cách hài hước hơn là sử dụng những cách thức có liên quan đến người khác (chia sẻ, trút bỏ cảm xúc hoặc dựa vào niềm tin tôn giáo). 3.4.1.3 Ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực Bảng 3.27: Các ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực % Mean SD Rank Không Ít Khá TX Rất TX Chấp nhận khó khăn 10.81 62.59 25.7 0.9 2.470 0.573 3 Suy nghĩ việc khác thay 7.7 48.9 39.2 4.2 2.710 0.652 1 thế Bỏ cuộc, không cố gắng giải quyết vấn đề nữa 60.1 33.9 3.9 2.1 1.761 0.665 6 Từ chối khó khăn 52.3 41.1 5.9 0.7 1.882 0.602 4 Trì hoãn ứng phó 10.1 56.7 31.6 1.6 2.569 0.594 2 Rượu/ma túy 45.9 33.4 12.9 7.8 1.823 0.931 5 Đối với các cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực, kết quả thu được cho thấy học sinh trung học phổ thông lựa chọn cách thức “suy nghĩ một việc khác thay thế để không nghĩ về khó khăn đang gặp” là lựa chọn chọn đầu tiên, có đến 92.3% học sinh có sử dụng cách thức này. Lựa chọn thứ 2 là “trì hoãn sự ứng phó đối với khó khăn tâm lý”, có đến gần 90% học sinh có sử dụng cách ứng phó này. “Chấp nhận khó khăn một cách bị động” là lựa chọn thứ 3 với gần 90% học sinh có sử dụng cách ứng phó này. Lựa chọn thứ 4 “Từ chối khó khăn” thì có 52.3% học sinh không chọn lựa cách thức này. Với cách thức ứng phó với khó khăn tâm lý mà dựa vào rượu hoặc ma túy thì có 45.9% học sinh không sử dụng cách thức này, và 33.4% học sinh ít khi sử dụng cách thức này. Về cách thức “bỏ cuộc, không tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề nữa” xếp vị trí cuối cùng, có đến 60.1% học sinh không sử dụng cách thức này. Như vậy, phần lớn tỉ lệ học sinh không hoặc ít khi sử dựng các cách thức ứng phó dè dặt, né trách, tiêu cực khi đối mặt với khó khăn tâm lý của mình. Nếu có sử dụng thì đa phần học sinh chỉ sử dụng những cách thức mang tính né tránh như là chấp nhận khó khăn cách bị động, trì hoãn ứng phó hoặc từ chối khó khăn hơn là cách thức tiêu cực có liên quan đến chất kích thích như rượu/ma túy. 3.4.2 So sánh các cách ứng phó theo giới tính và quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn tâm lý 3.4.2.1 Ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề Bảng 3.28: Tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề theo giới tính, quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn tâm lý Giới tính Sig. Quyết định Sig. Nam Nữ Có Không Giải thích khó khăn cách 2.952 3.021 0.249 2.957 3.071 0.074 tích cực và tăng trưởng trong khó khăn Nổ lực giải quyết vấn đề 2.682 2.664 0.662 2.654 2.708 0.197 Lên kế hoạch 2.794 2.636 0.001 2.666 2.772 0.033 Xin lời khuyên từ người khác 2.771 2.782 0.847 2.845 2.633 0.000 Tập trung giải quyết vấn đề 2.627 2.641 0.778 2.592 2.729 0.013 Tổng hợp 2.760 2.750 0.783 2.741 2.783 0.276 Kết quả cho thấy không có sự khác biệt trong cách ứng phó tập trung giải quyết vấn đề theo giới tính và quyết định có tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn hay không. Tuy nhiên, một số tiêu chí trong cách ứng phó này có sự khác biệt ý nghĩa. Cụ thể:  Học sinh nam sử dụng cách ứng phó lên kế hoạch giải quyết vấn đề nhiều hơn so với học sinh nữ, ở những học sinh có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ thì có ít sử dụng cách ứng phó này hơn so với những học sinh không tìm kiếm sự giúp đỡ.  Ở những học sinh quyết định có tìm kiếm sự giúp đỡ thì sử dụng cách ứng phó “xin lời khuyên từ người khác” nhiều hơn là ở học sinh quyết định không tìm kiếm sự giúp đỡ nào cả.  Ở học sinh không quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ thì lại sử dụng cách ứng phó “tập trung vào giải quyết vấn đề” nhiều hơn là đối với học sinh có tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn tâm lý. Các cách ứng phó khác thuộc nhóm ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề không có sự khác biệt theo giới và theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. 3.4.2.2 Ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc Bảng 3.29: Tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc theo giới tính, quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn tâm lý Giới tính Sig. Quyết định Sig. Nam Nữ Có Không Chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác 2.671 2.629 0.525 2.760 2.399 0.000 Dựa vào niềm tin tôn giáo 1.855 2.125 0.001 2.066 1.911 0.061 Trút bỏ cảm xúc khó chịu 2.529 2.645 0.025 2.635 2.521 0.036 Nhìn nhận khó khăn một cách hài hước 2.838 2.676 0.034 2.708 2.812 0.199 Tổng hợp 2.473 2.519 0.206 2.542 2.441 0.000 Kết quả chỉ ra rằng không có sự khác biệt trong cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc theo giới tính, nhưng lại có sự khác biệt trong cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, một số tiêu chí trong cách ứng phó này theo giới tính lại cho một số kết quả có ý nghĩa, cụ thể:  Cách ứng phó “dựa vào niềm tin tôn giáo” có sự khác biệt theo giới tính, đối với học sinh nữ (Mean = 2.125) thì thường sử dụng cách thức ứng phó này hơn so với học sinh nam (Mean = 1.855)  Học sinh nữ cũng thường xuyên trút bỏ cảm xúc khó chịu khi gặp khó khăn tâm lý nhiều hơn (Mean = 2.645) so với học sinh nam (Mean = 2.529) trong cách thức ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc.  Tuy nhiên, với cách ứng phó “nhìn nhận khó khăn một cách hài hước” thì học sinh nam lại thường sử dụng cách thức này hơn (Mean = 2.838) so với học sinh nữ (Mean = 2.676).  Không có sự khác biệt trong tiêu chí “chia sẻ và tìm kiếm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác” giữa học sinh nam và nữ Với tương quan giữa cách thức ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ, kết quả về các tiêu chí cụ thể như sau:  Với cách ứng phó “chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác” có sự khác biệt ý nghĩa theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Đối với học sinh quyết định có tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn thì thường sử dụng cách thức này hơn (Mean = 2.760) so với học sinh không quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ (Mean = 2.399).  Lựa chọn “trút bỏ cảm xúc khó chịu” cho thấy ở học sinh có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ thì hay sử dụng cách ứng phó này hơn so với học sinh không quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ.  Tiêu chí “dựa vào niềm tin tôn giáo”, “nhìn nhận khó khăn một cách hài hước” theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ không có sự khác biệt ý nghĩa nào. 3.4.2.3 Ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực Bảng 3.30: Tương quan giữa cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực theo giới tính, quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn tâm lý Giới tính Sig. Quyết định Sig. Nam Nữ Có Không Chấp nhận khó khăn 2.468 2.472 0.941 2.449 2.517 0.186 Suy nghĩ việc khác thay thế 2.620 2.770 0.007 2.755 2.613 0.015 Bỏ cuộc, không tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề nữa 1.797 1.737 0.291 1.821 1.633 0.002 Từ chối khó khăn 1.889 1.878 0.824 1.900 1.845 0.331 Trì hoãn ứng phó 2.675 2.498 0.000 2.555 2.600 0.396 Rượu/ma túy 1.842 1.810 0.685 1.818 1.834 0.850 Tổng hợp 2.216 2.174 0.460 2.216 2.174 0.157 Kết quả cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực theo giới tính và theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, ở một số tiêu chí của cách ứng phó này lại cho kết quả tương quan có ý nghĩa, cụ thể:  Với cách ứng phó “suy nghĩ việc khác thay thế” cho thấy tương quan có ý nghĩa với giới tính và cả quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Ở học sinh nữ thì thường xuyên sử dụng cách ứng phó này hơn so với học sinh nam. Ở học sinh có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ thường sử dụng cách ứng phó này hơn so với học sinh không có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ.  Lựa chọn “bỏ cuộc, không tiếp túc cố gắng giải quyết vấn đề nữa” có sự khác biệt theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Đối với học sinh có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ lại thường xuyên sử dụng cách ứng phó này hơn so vơi học sinh không có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ.  Ở học sinh nam lại thường xuyên sử dụng cách “trì hoãn ứng phó” hơn so với học sinh nữ ở tiêu chí này. Đây là tương quan có ý nghĩa.  Ngoài ra không có sự khác biệt có ý nghĩa nào giữa các tiêu chí còn lại theo giới tính và quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Như vậy, từ chỗ nhận thức tốt trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ trong các vấn đề khó khăn tâm lý của mình, ở học sinh trung học phổ thông cũng có các cách ứng phó tích cực hơn, đặc biệt là các em thường sử dụng các cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề bên cạnh cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc. Cách ứng phó de dặt, né tránh, tiêu cực, đặc biệt là các cách ứng phó có liên quan đến tệ nạn xã hội như: ma túy, rượu thì tỉ lệ sử dụng rất thấp. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1.1 Hầu hết học sinh trung học phổ thông đều gặp khó khăn về tâm lý, đó là những khó khăn trong vấn đề học hành, tình cảm, gia đình, tài chính, việc chọn nghề nghiệp tương lai, và những vấn đề cá nhân (như sức khỏe, tình dục…). Hầu hết các em đều có các khó khăn tâm lý ở các mức độ khác nhau, trong đó, khó khăn về tình cảm, khó khăn về gia đình, khó khăn trong vấn đề tài chính có tương quan với giới tính, tình trạng quan hệ của gia đình của học sinh và việc học sinh đó có hiện đang chung sống với cha mẹ hay không. 1.2 Đa số học sinh trung học phổ thông khi gặp khó khăn tâm lý đều có quyết định sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ. Trong đó, tỉ lệ học sinh nữ khi gặp khó khăn tâm lý thì quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ cao hơn tỉ lệ học sinh nam. Phần lớn học sinh trung học phổ thông tìm kiếm sự giúp đỡ một cách tự nguyện. 1.3 Về những người mà học sinh trung học phổ thông chọn là người giúp đỡ cho mình trong khi giải quyết các khó khăn tâm lý trong phạm vi trường học thì bạn thân là lựa chọn đầu tiên, sau đó thầy cô là lựa chọn thứ hai, lựa chọn nhà tư vấn trường học là lựa chọn thứ ba, xếp sau bạn thân và thầy cô. Trong phạm vi bên ngoài trường học thì học sinh trung học phổ thông chọn cha mẹ là người giúp đỡ ưu tiên trong khi giải quyết các vấn đề khó khăn tâm lý của mình, sau đó đến anh chị em. Lựa chọn nhà tư vấn tâm lý, linh mục/tăng ni, ông bà, họ hàng thân thích là những lựa chọn phía sau. 1.4 Về thái độ tìm kiếm sự giúp đỡ ở học sinh trung học phổ thông cho thấy học sinh trung học phổ thông có nhận thức cao nhất trong việc cần giúp đỡ về các liệu pháp tâm lý, sau đó đến thái độ trò chuyện cởi mở với người khác về khó khăn tâm lý của mình. Thái độ tin tưởng vào chuyên gia sức khỏe tâm thần xếp vị trí thứ ba và dấu hiệu chịu đựng khó khăn tâm lý ở vị trí thấp nhất. Đối với học sinh có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn thì có nhận thức cao hơn trong việc cần giúp đỡ chuyên môn về tâm lý so với học sinh không quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ nào. Ở học sinh nam có dấu hiệu chịu đựng khó khăn tâm lý cao hơn ở học sinh nữ. Đối với học sinh đang chung sống với cha mẹ thì có thái độ trò chuyện cởi mở hơn so với học sinh hiện tại không có sống chung với cha mẹ. 1.5 Kết quả chỉ ra rằng học sinh trung học phổ thông khi gặp khó khăn tâm lý sử dụng các loại ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề thường xuyên hơn so với các loại ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc và ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực. Trong cách ứng phó tập trung giải quyết vấn đề thì học sinh trung học phổ thông thường sử dụng cách thức “giải thích khó khăn cách tích cực và tăng trưởng trong khó khăn” nhiều nhất, trong cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc thì học sinh trung học phổ thông chủ yếu lựa chọn cách nhìn nhận khó khăn một cách hài hước hơn là sử dụng những cách thức có liên quan đến người khác (chia sẻ, trút bỏ cảm xúc hoặc dựa vào niềm tin tôn giáo). Phần lớn tỉ lệ học sinh không hoặc ít khi sử dựng các cách thức ứng phó dè dặt, né trách, tiêu cực khi đối mặt với khó khăn tâm lý của mình. Nếu có sử dụng thì đa phần học sinh chỉ sử dụng những cách thức mang tính né tránh như là chấp nhận khó khăn cách bị động, trì hoãn ứng phó hoặc từ chối khó khăn hơn là cách thức tiêu cực có liên quan đến chất kích thích như rượu/ma túy. Đối với ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề thì ở học sinh nam thường sử dụng cách ứng phó lên kế hoạch giải quyết vần đề nhiều hơn so với học sinh nữ, ở những học sinh có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ thì có ít sử dụng cách ứng phó này hơn so với những học sinh không tìm kiếm sự giúp đỡ. Ở những học sinh quyết định có tìm kiếm sự giúp đỡ thì sử dụng cách ứng phó “xin lời khuyên từ người khác” nhiều hơn là ở học sinh quyết định không tìm kiếm sự giúp đỡ nào cả. Còn học sinh không quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ thì lại sử dụng cách ứng phó “tập trung vào giải quyết vấn đề” nhiều hơn là đối với học sinh có tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn tâm lý. Các cách ứng phó khác thuộc nhóm ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề không có sự khác biệt theo giới và theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Đối với cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc lại có sự khác biệt theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Đối với học sinh quyết định có tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn thì thường sử dụng cách cách ứng phó “chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác” hơn so với học sinh không quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Cách “trút bỏ cảm xúc khó chịu” cho thấy ở học sinh có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ thì hay sử dụng cách ứng phó này hơn so với học sinh không quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Và “dựa vào niềm tin tôn giáo”, “nhìn nhận khó khăn một cách hài hước” theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ không có sự khác biệt ý nghĩa nào. Đối với cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực thì “suy nghĩ việc khác thay thế” cho thấy tương quan có ý nghĩa với giới tính và cả quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Ở học sinh nữ thì thường xuyên sử dụng cách ứng phó này hơn so với học sinh nam. Ở học sinh có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ thường sử dụng cách ứng phó này hơn so với học sinh không có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Lựa chọn “bỏ cuộc, không tiếp túc cố gắng giải quyết vấn đề nữa” có sự khác biệt theo quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Đối với học sinh có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ lại thường xuyên sử dụng cách ứng phó này hơn so vơi học sinh không có quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ. Ở học sinh nam lại thường xuyên sử dụng cách “trì hoãn ứng phó” hơn so với học sinh nữ ở tiêu chí này. Đây là tương quan có ý nghĩa. 2. KIẾN NGHỊ 2.1 Dành cho nhà tư vấn học đường  Dịch vụ tư vấn học đường cần phải đảm bảo có phòng riêng biệt, đảm bảo bí mật và dễ dàng để học sinh tiếp cận hơn  Thường xuyên tổ chức những buổi tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho học sinh trung học phổ thông về vai trò và tầm quan trọng của phòng tư vấn học đường, nâng cao nhận thức và sự nhận biết của các em về những nhà tư vấn học đường và văn phòng tư vấn học đường.  Tư vấn viên nên tổ chức một số hoạt động để giới thiệu mình với học sinh. Văn phòng tư vấn phải được giới thiệu như là nơi để học sinh gỡ rối những khó khăn mà mình đang gặp phải, chứ không phải là nơi dành cho các trường hợp bị kỷ luật. Giới thiệu thêm những dịch vụ khác mà phòng tư vấn học đường có thể cung cấp: tư vấn nghề nghiệp, tư vấn nhóm…  Có thể mở rộng mạng lưới tư vấn đồng đẳng, trong nhóm bạn có thể học sinh sẽ dễ dàng bộc lộ khó khăn hơn, dễ dàng chấp nhận và cởi mở hơn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà tư vấn học đường hơn qua giới thiệu của bạn bè.  Tư vấn viên cần phải không ngừng cập nhật kiến thức chuyên môn và được đào tạo nâng cao để có thể chuyên nghiệp hơn trong công tác tư vấn học đường. 2.2 Dành cho cha mẹ học sinh  Cha mẹ cần dành thời gian chất lượng với con cái của mình, để tăng lên trong các em sự tin tưởng và tự tin đối với cha mẹ của mình, qua đó các em dễ dàng bộc lộ và cởi mở hơn khi tâm sự những nỗi lo lắng, sợ hãi và những khó khăn của các em. 2.3 Dành cho học sinh  Thúc đẩy và khuyến khích sự cởi mở hơn ở học sinh trong việc chia sẻ vấn đề của các em và tìm sự giúp đỡ về tâm lý khi cần thiết.  Học sinh cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề để bảo vệ mình khỏi những áp lực khác nhau mà họ gặp trong cuộc sống hằng ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Tô Thị Ánh & Nguyễn Thị Bích Hồng (1991), Tâm lý học lứa tuổi, NXBGD, Hà Nội 2. Nguyễn Thị Thanh Bình (1996), Nghiên cứu một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp, Luận án PTS Hà Nội 3. Trần Thị Ngọc Dung (2007), Tìm hiểu sự đáp ứng khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh lớp 12 tại một số trường THPT TP. Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt ngiệp đại học. 4. Lâm Xuân Điền (2003 – 2004), Giáo tình sức khỏe tâm thần và tâm lý bệnh học, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế 5. Phạm Minh Hạc (1988), Tâm lý học 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 6. Lưu Song Hà (2005), Một số khó khăn trong học tập của trẻ vị thành niên và cách ứng phó của các em đối với những tình huống này, Tạp chí Tâm lý học, số 4 (73), số 10 (79) 7. Vũ Ngọc Hà (2008), Đánh giá của giáo viên tiểu học về khó khăn tâm lý trong học tập của học sinh lớp 1, Tạp chí Tâm lý học, Số 5 (110) 8. Dương Thị Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức, Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Tâm lý học, số 2 (95) 9. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thắng (1999), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội. 10. Phan Thị Mai Hương (2005), Mối tương quan giữa cách ứng phó của trẻ vị thành niên trong hoàn cảnh khó khăn với các nhân tố nhân cách, Tạp chí Tâm lý học, số 5 (74) 11. Phan Thị Mai Hương (2005), Mối tương quan giữa cách ứng phó của trẻ vị thành niên trong hoàn cảnh khó khăn với các nhân tố xã hội, Tạp chí Tâm lý học, số 1 (70) 12. Đặng Phương Kiệt (2004), Chung sống với stress, NXB Thanh niên 13. Đặng Phương Kiệt (2004), Ứng dụng tâm lý học trong đời sống, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 14. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội – quy trình, kỹ thuật thiết kế, thích nghi, chuẩn hóa công cụ đo, NXB Chính Trị Quốc Gia - Hà Nội. 15. Nguyễn Công Khanh (2004), Phương pháp thiết kế công cụ đo trong khoa học xã hội (tài liệu dùng cho học viên), Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục - ĐHQG Hà Nội. 16. Đặng Thị Lan (2008), Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên những năm đầu ở trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Tạp chí Tâm lý học, số 2 (107) 17. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại học Sư phạm 18. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 19. Đoàn Huy Oánh (2004), Tâm lý Sư phạm, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM 20. Nguyễn Hữu Thụ, Nguyễn Bá Đạt (2009), Các kiểu ứng phó với stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Tâm lý học, số 3 (120) 21. Nguyễn Xuân Thức, Đào Thị Lan Hương (2007), Phân tích các biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất sư phạm, Tạp chí Tâm lý học, số 9 (102) 22. Lê Thành (2004), Bí quyết để xua đi những lo âu và căng thẳng, (Dịch từ Harold fink, Ne vivre plus sur vos nerfs, Denoel, Franc), NXB Phụ Nữ. 23. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Bộ GD – ĐT 24. Dương Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý (tập 1), NXB ĐHGQ TP.HCM 25. Hoàng Gia Trang (2005), Áp lực tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở, Tạp chí Tâm lý học, số 9 (78) 26. Trung tâm dịch thuật (2003), Những điều trọng yếu trong tâm lý học, (biên dịch theo Robert S. Feldman), NXB Thống kê. 27. Phạm Thị Thu Thủy (biên soạn) (2008), Tâm lý tuổi học trò, NXB Lao động, Hà Nội 28. Nguyễn Khắc Viện (2001), Tự điển tâm lý, NXB Thế Giới, Hà Nội 29. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin 30. Cục thống kê TP. HCM, Số liệu học sinh phổ thông 2008 - 2009, www.gso.gov.vn 31. Barry D.Smith, Harold J.Vietter, Các học thuyết về nhân cách, NXB Văn hóa thông tin, 2005 32. A,V Petropvski (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm tập II, NXB Phụ nữ 33. John W. Santrock (2005), Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi vị thành niên, NXB Phụ nữ 34. Kruchetxki. A.V (1998), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội 35. Bologinini Monique, Plancherel Bernard; Halfon Olivier (2003), Đánh giá chiến lược ứng phó của thanh thiếu niên: có sự khác nhau theo tuổi và theo giới tính hay không?, Hội thảo trẻ em, văn hóa, giáo dục, tr. 329 – 337 36. Camus Jean (2003), Sự bố trí thời gian và các khó khăn học đường, Phản ứng tức thời và trì hoãn, Hội thảo trẻ em, văn hóa, giáo dục, tr. 296 – 301 37. N.Đ. Lê vi tốp (1972), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, NXB GDHN, tr. 197 TÀI LIỆU TIẾNG ANH 38. Edward H. Fischer and John LeB. Turner (1970), Orientations to seeking professional help: Development and research utility of an attitude scale, Joural of Consulting and Clinical Psychology, Vol 35, No. 1 39. Carver, C.S.Scheier, M.F., & Weintraub, J.K. (1989), Assessing coping strategies: A theoretically based approach, Journal of Personality and Social Psychology, 56, pp. 267 – 283. 40. Andrew J. Sadler and Ian J.Deary (2000), The Coping Inventory for Stressful Situations: Factorial Structure and Associations With Personality Traits and Psychological Health, Journal of Applied Biobehavioral Research, 5, pp. 121 – 143. 41. Debra Rickwood, Frank P. Deane, Coralie J. Wilson and Joseph Ciarrochi (2005), Young people’s help-seeking for mental health problems, Australian e-Journal for the Advancement of Mental Health (AeJAMH), Vol.4. PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Chào các bạn, Trong cuộc sống của chúng ta, ai trong chúng ta không ít thì nhiều cũng trãi qua những căng thẳng về tâm lý, những căng thẳng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp các bạn có thể đối diện với những khó khăn tâm lý và tìm ra những cách thức ứng phó tốt nhất, chúng tôi tiến hành thực hiện một cuộc nghiên cứu về các khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông, sự tìm kiếm giúp đỡ và các cách ứng phó với các khó khăn tâm lý đó. Mong các bạn cộng tác, giúp đỡ chúng tôi bằng cách cho chúng tôi những thông tin và ý kiến ngắn gọn của bạn về những vấn đề sau: Phần 1: Thông tin cá nhân Bạn vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây một cách hết sức trung thực. Đối với những câu trả lời phải chọn phần đúng, xin đánh dấu (√) cho mỗi câu. Đối với những câu có chừa chỗ trống, xin viết câu trả lời vào chỗ trống 1. Tên (không bắt buộc): -------------------------------------------- Tuổi: ---------------- 2. Giới tính:  Nam  Nữ 3. Bạn đang học lớp:  10  11  12 4. Trường: -------------------------------------------------------------------------------------- 5. Bạn có đang sống với cha mẹ:  Có  Không 6. Cha mẹ của bạn đang sống ở:  TP. HCM  Tỉnh 7. Tình trạng hôn nhân của cha mẹ:  Sống chung  Ly dị  Góa chồng  Góa vợ  Cha mẹ đơn thân 8. Khi đối diện với ván đề đó, bạn có tìm sự giúp đỡ của người khác không?  Có  Không, tại sao? -------------------------------------------------------- 9. Nếu có, bạn tự nguyện xin giúp đỡ hay bị ép buộc?  Tự nguyện  Bị ép buộc. 10. Nếu bạn tìm sự giúp đỡ, bạn đến với ai? Hãy đánh dấu những người đã từng giúp đỡ bạn trong trường và bên ngoài trường và viết lý do tại sao bạn thích tìm đến những người giúp đỡ đó. a) Trong trường, bạn tìm đến với:  Các thầy cô, tại sao? -------------------------------------------------------------------  Các nhà tư vấn học đường, tại sao? --------------------------------------------------  Những người bạn than, tại sao? ------------------------------------------------------  Những người khác (xin xác định rõ) ------------- Tại sao? ------------------------ --------------------------------------------------------------------------------------------------- b) Bên ngoài trường, bạn tìm đến với:  Cha mẹ , tại sao? -----------------------------------------------------------------------  Ông bà, tại sao? -------------------------------------------------------------------------  Các anh chị em, tại sao? ---------------------------------------------------------------  Họ hàng thân thích, tại sao? ----------------------------------------------------------  Các nhà tư vấn, tại sao? ---------------------------------------------------------------  Các linh mục/các tăng ni/các nữ tu, tại sao? ----------------------------------------  Những người khác (Xin xác định rõ), tại sao? -------------------------------------- 11. Bạn thường tìm tư vấn vì những vấn đề nào? Xin đánh dấu  Học tập  Gia đình  Tình cảm  Tài chánh  Quan hệ với người khác  Tương quan nói chung  Áp lực bạn bè  Tình yêu  Có thai ngoài ý muốn  Vấn đề giao tiếp  Ngoại hình không thu hút  Ma túy/thuốc lá/rượu chè  Những lý do khác, xin nói rõ: ---------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phần 2: Thang đo mức độ trầm trọng của vấn đề nơi học sinh phổ thông Bạn vui lòng đọc kỹ từng câu dưới đây và cho biết bạn đồng ý hoặc không đồng ý đến mức nào bằng cách đánh dấu trên con số diễn tả đúng câu trả lời của bạn 1. Rất đồng ý 2. Đồng ý 3. Không đồng ý 4. Hoàn toàn không đồng ý 1 Đáng lẽ ra tôi đã học tốt hơn trong lớp 4 3 2 1 2 Tôi có những thói quen học tập tốt 3 Tôi có thể đương đầu với những áp lực của cha mẹ buộc tôi phải đạt kết quả tốt ở trường học 4 Chuyện bài vở học hành là việc dễ dàng đối với tôi 5 Tôi không có khó khăn gì trong việc sắp xếp thời gian 6 Tôi thấy khó khăn trong việc xoay sở với những trách nhiệm khác nhau, ví dụ như bài tập phải làm ở nhà và ở trường 7 Cha mẹ tôi không có quan hệ tốt với nhau 8 Cha mẹ tôi sống với nhau rất hạnh phúc 9 Tôi luôn luôn va chạm với anh chị em tôi 10 Cha mẹ tôi quá khắt khe đối với tôi 11 Những nhu cầu tài chánh của tôi không được thỏa mãn như tôi mong đợi 12 Tôi không có khó khăn gì về tài chánh 13 Tôi cảm thấy căng thẳng vì không có đủ tiền trang trải cho những nhu cầu vật chất của mình 14 Tôi ước gì mình có được những người bạn thân thiết hơn 15 Tôi chơi với một nhóm bạn thường xuyên lục đục, cãi vã 16 Tôi cảm thấy mình thuộc về nhóm bạn đồng trang lứa 17 Tôi mong ước được hẹn hò nhiều hơn với bạn khác phái 18 Tôi đang đau đớn vì đã đổ vỡ hoặc chia tay với bạn gái/bạn trai. 19 Tôi không thấy có nhu cầu phải gắn bó yêu đương gì với một người khác phái 20 Tôi muốn có quan hệ yêu đương với một người nào đó, nhưng dường như tôi không tìm được người nào cả. 21 Tôi nghĩ rằng mình không đủ tốt 22 Nói chung tôi cảm thấy tự tin. 23 Tôi đang có những thay đổi trong cuộc sống mà tôi không chắc mình có sẵn sàng đương đầu được không 24 Tôi thấy thật khó để chọn cho mình một nghề 25 Tôi biết mình muốn làm gì sau khi tốt nghiệp 26 Tôi quan tâm đến những nhu cầu tính dục của mình 27 Tôi có những vấn đề liên quan đến việc có thai ngoài ý muốn 28 Một số niềm tin và những giá trị quan trọng của tôi đang gây rắc rối cho tôi Phần 3: Ứng phó với vấn đề Xin bạn vui lòng trả lời từng câu một cách độc lập, không liên kết với những câu khác. Suy nghĩ thấu đáo và chọn câu trả lời thật đúng với mình. Xin trả lời tất cả mọi câu. Không có câu trả lời nào là “đúng” hay “sai”, vì vậy hãy chọn câu trả lời chính xác nhất đối với bạn. Hãy cho biết bạn thường làm gì khi trãi qua một biến cố gây căng thẳng 1 = Tôi thường không làm điều này chút nào 2 = Tôi thường làm điều này chút ít 3 = Tôi thường làm điều này kha khá 4 = Tôi thường làm điều này rất nhiều 1 Từ kinh nhgiệm này, tôi cố gắng lớn lên với tư cách là một con người 4 3 2 1 2 Tôi xoay qua làm việc hoặc làm những điều khác thay thế để đầu óc khỏi nghĩ ngợi 3 Tôi khó chịu và bộc lộ tình cảm của mình ra 4 Tôi cồ gắng xin lời khuyên của người khác để biết phải làm gì 5 Tôi tập trung nỗ lực để làm cái gì đó để giải quyết vấn đề 6 Tôi thường tự nói với mình: "điều này không có thật" 7 Tôi chấp nhận tình huống khó khăn 8 Tôi nhìn nhận rằng mình không thể giải quyết vấn đề, và thôi không cố gắng nữa 9 Tôi kiềm chế mình lại để không làm bất cứ điều gì không kiểm soát 10 Tôi chia sẻ cảm xúc của mình với ai đó 11 Tôi dùng thuốc lá hoặc ma túy để làm cho mình cảm thấy dễ chịu hơn 12 Tôi quen với ý nghĩ rằng việc đó đã xảy ra rồi 13 Tôi nói chuyện với người nào đó để tìm hiểu thêm về tình huống đã xảy ra 14 Tôi không để mình phân tâm bởi những ý nghĩ hay những hoạt động khác 15 Tôi khó chịu, và tôi thực sự ý thức điều đó 16 Tôi lên một kế hoạch hành động 17 Tôi chấp nhận rằng điều đó đã xảy ra rồi và không thể thay đổi được 18 Tôi trì hoãn không làm gì cả cho đến khi hoàn cảnh cho phép 19 Tôi cố gắng tìm sự nâng đỡ từ bạn bè hoặc họ hàng 20 Tôi bỏ luôn không cố gắng đạt mục đích nữa 21 Tôi làm thêm những việc cần làm để cố gắng thoát khỏi vấn đề 22 Tôi từ chối không tin rằng điều đó đã xảy ra 23 Tôi bộc lộ cảm xúc của mình ra 24 Tôi nói chuyện với một người đã có kinh nghiệm về cách thức giải quyết vấn đề 25 Tôi ngủ nhiều hơn bình thường 26 Tôi cố gắng tìm ra chiến thuật xem phải làm gì 27 Tôi tập trung vào việc giải quyết vấn đề này, và nếu cần, tôi hơi lơ là những việc khác để giải quyết cho xong vấn đề. 28 Tôi tìm sự cảm thông từ một người nào đó 29 Tôi bỏ cuộc không cố gắng đạt được điều mình muốn nữa 30 Tôi cố gắng suy nghĩ lạc quan về điều đang xảy ra 31 Tôi nghĩ cách làm sao để có thể giải quyết vần đề tốt nhất 32 Tôi giả vờ như vấn đề không thực sự xảy ra 33 Tôi cố gắng hết sức để ngăn chặn không để những việc khác cản trở không cho tôi nỗ lực giải quyết vấn đề 34 Tôi đi xem phim hoặc coi tivi để ít nghĩ về những khó khăn 35 Tôi chấp nhận thực tế là điều đó đã xảy ra. 36 Tôi hành động trực tiếp để lẩn tránh vấn đề 37 Tôi cố gắng tìm sự dễ chịu từ tôn giáo 38 Tôi buộc mình phải đợi cho đến lúc thuận tiện để làm gì đó 39 Tôi nói chuyện với ai đó về cảm xúc của mình 40 Tôi học cách sống chung với những khó khăn 41 Tôi nghĩ rất căng về những bước phải tiến hành 42 Tôi hành động như thể việc đó đã không xảy ra 43 Tôi làm điều phải làm, từng bước một 44 Tôi cầu nguyện nhiều hơn thường khi Phần 4: Thái độ đối với việc tìm sự trợ giúp chuyên môn về tâm lý Dưới đây là những câu nói lên thái độ của bạn về việc tìm sự giúp đỡ khi có vấn đề. Hãy cho biết mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của bạn đối với mỗi câu. Xin khoanh tròn câu trả lời (dùng thang đánh giá dưới đây, đánh dấu câu thích hợp bằng dấu (x) cho mỗi câu) 1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Đồng ý 4. Rất đồng ý 1 Mặc dù có những trung tâm tư vấn cho những người có vấn đề tình cảm, tôi không tin nhiều vào những trung tâm này 1 2 3 4 2 Nếu một người bạn thân xin tôi lời khuyên về một vấn đề tình cảm, có thể tôi sẽ đề nghị người đó đến gặp một nhà tư vấn tâm lý 3 Tôi cảm thấy khó chịu khi tìm đến một nhà tư vấn tâm lý vì một số người có thể nghĩ tiêu cực về tôi 4 Một người có cá tính mạnh mẽ có thể vượt qua những xung đột tình cảm và ít cần đến một nhà tư vấn tâm lý 5 Có những lúc tôi cảm thấy hoàn toàn mất phương hướng và rất cần những lời khuyên của người có chuyên môn để giải quyết vấn đề tình cảm của mình 6 Xét về thời gian và chi phí, việc tư vấn tâm lý không có giá trị nhiều đối với tôi 7 Tôi sẵng sàng thổ lộ những vấn đề riêng tư với một người thích hợp nếu tôi nghĩ rằng việc này giúp tôi hoặc người thân trong gia đình tôi 8 Tôi thà sống trong xung đột tinh thần còn hơn đi tư vấn tâm lý 9 Cũng như nhiều thứ khác, những khó khăn về tình cảm tự nó sẽ hóa giải được hết 10 Có những vấn đề không nên thảo luận với những người ngoài gia đình ruột thịt của mình 11 Một người rối loạn tình cảm chắc sẽ cảm thấy an toàn nhất khi ở trong một bệnh viên tâm thần 12 Nều tôi tin rằng tôi có vấn đề tâm lý, ước muốn đầu tiên của tôi là tìm sự giúp đỡ của người có chuyên môn 13 Để tâm vào công việc là một giải pháp tốt để tránh những mối lo lắng và bận tâm về chuyện riêng tư của mình 14 Đã từng là một bệnh nhân được tư vấn tâm lý là một vết đen trong đời người 15 Khi có vấn đề tình cảm, tôi thà được một người bạn thân cho lời khuyên còn hơn được một nhà tâm lý giúp đỡ. 16 Một người có vấn đề tình cảm không thể giải quyết một mình mà cần được có người chuyên môn giúp đỡ để giải quyết vấn đề 17 Tôi bất bình với tất cả những người có chuyên môn hay không có chuyên môn nếu họ muốn biết những xung đột trong đời sống riêng tư của tôi 18 Tôi muốn được tư vấn nếu tôi đã lo lắng hoặc buồn phiền đau khổ trong một thời gian dài 19 Tôi thấy nói chuyện với một nhà tâm lý là một cách rất dở để thoát khỏi những vấn đề tình cảm của mình 20 Nếu đã từng bị tâm thần, người ta phải mang gánh nặng vì xấu hổ 21 Tôi có những kinh nghiệm trong đời mà tôi không muốn nói với bất cứ ai 22 Tốt nhất là đừng biết mọi sự về mình 23 Nếu lúc này tôi đang trải qua một cuộc khủng hoảng tình cảm trầm trọng, tôi tin rằng tôi có thể tìm sự thuyên giảm qua tư vấn tâm lý 24 Thái độ của một người sẵn sàng đương đầu với những xung đột và những nỗi sợ hãi của mình mà không tìm sự giúp đỡ của những người chuyên môn thật đáng khâm phục 25 Một lúc nào đó trong tương lai, có thể tôi sẽ muốn được tư vấn tâm lý 26 Chúng ta phải giải quyết vấn đề của mình. Đến tư vấn tâm lý là giải pháp cuối cùng chỉ nên làm khi không còn chọn lựa nào khác 27 Nếu tôi đã từng được trị liệu ở một trung tâm tư vấn, tôi không thấy mình phải giấu diếm chuyện đó 28 Nếu tôi nghĩ tôi cần tư vấn, tôi sẽ tìm đến tư vấn cho dù có ai biết việc đó. 29 Khó mà nói về những chuyện riêng tư với những người học cao như bác sĩ, giáo viên, và các tu sĩ của các tôn giáo ------------ Hết -------------- Chân thành cảm ơn các bạn đã nhiệt tình tham gia! PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI (Dành cho phỏng vấn sâu) A. Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho các bạn có thái độ tích cực tìm đến sự giúp đỡ A. Vấn đề khó khăn 1. Những vấn đề/khó khăn nào bạn gặp phải trong 6 tháng qua? 2. Những vấn đề/khó khăn nào bạn gặp thuộc lãnh vực nào? Vui lòng mô tả lại? B. Tìm đến sự giúp đỡ 3. Khi bạn đối đầu với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, bạn tìm đến ai để nhờ họ giúp đỡ? 4. Tại sao bạn thích chọn người đó? 5. Xin vui lòng cho biết thái độ của bạn về việc tìm sự giúp đỡ/cố vấn của người khác khi bạn gặp khó khăn? 6. Có bao giờ bạn đến với chuyên viên tư vấn để tham khảo ý kiến không? Nếu có, bạn thường tư vấn về vấn đề gì? 7. Từ kinh nghiệm của bạn, bạn đã gặt hái được những thành quả nào qua việc trợ giúp của người khác? Vui lòng giải thích rõ. A. Giải quyết 8. Bạn thường dùng những phương cách nào để giải quyết các vấn đề/khó khăn của bạn? B. Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho các bạn không tìm đến sự giúp đỡ A. Vấn đề khó khăn 1. Những vấn đề/khó khăn nào bạn gặp phải trong 6 tháng qua? 2. Những vấn đề/khó khăn nào bạn gặp thuộc lãnh vực nào? Vui lòng mô tả lại? B. Tìm đến sự giúp đỡ 3. Khi bạn đối đầu với những khó khăn tại sao bạn không tìm đến sự giúp đỡ của người khác? C. Giải quyết 4. Bạn thường dùng những phương cách nào để giải quyết các vấn đề/khó khăn của bạn? 5. Từ kinh nghiệm của bạn, bạn đã gặt hái được những thành quả nào qua phương cách giải quyết các vấn đề/khó khăn của bạn? Vui lòng giải thích rõ. PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC THỐNG KÊ Statistics Gioi tinh N Valid 572 Missing 0 Mean 1.60 Gioi tinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 229 40.0 40.0 40.0 Nu 343 60.0 60.0 100.0 Total 572 100.0 100.0 Lop Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Lop 10 334 58.4 58.4 58.4 Lop 11 238 41.6 41.6 100.0 Total 572 100.0 100.0 Tuoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 14 1 .2 .2 .2 15 24 4.2 4.2 4.4 16 339 59.3 59.3 63.6 17 208 36.4 36.4 100.0 Total 572 100.0 100.0 Truong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Minh Khai 184 32.2 32.2 32.2 Tran Phu 187 32.7 32.7 64.9 Vo Thi Sau 201 35.1 35.1 100.0 Total 572 100.0 100.0 Co dang song voi cha me? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 545 95.3 95.3 95.3 Khong 27 4.7 4.7 100.0 Total 572 100.0 100.0 Cha me dang song o dau? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid TP. HCM 558 97.6 97.6 97.6 Tinh 14 2.4 2.4 100.0 Total 572 100.0 100.0 Tinh trang hon nhan cua cha me Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Song chung 512 89.5 89.5 89.5 Ly di 31 5.4 5.4 94.9 Goa chong 10 1.7 1.7 96.7 Goa vo 4 .7 .7 97.4 Cha me don than 15 2.6 2.6 100.0 Total 572 100.0 100.0 $c14 Frequencies Responses Percent of Cases N Percent N kho khan tam ly(a) Hoc tap 429 23.8% 75.9% Gia dinh 214 11.9% 37.9% Tinh cam 304 16.9% 53.8% Tai chanh 124 6.9% 21.9% Quan he voi nguoi khac 88 4.9% 15.6% Tuong quan noi chung 36 2.0% 6.4% Ap luc ban be 180 10.0% 31.9% Tinh yeu 129 7.2% 22.8% Co thai ngoai y muon 18 1.0% 3.2% Van de giao tiep 153 8.5% 27.1% Ngoai hinh khong thu hut 74 4.1% 13.1% Ma tuy/thuoc la/ruou che 19 1.1% 3.4% Khac 34 1.9% 6.0% Total 1802 100.0% 318.9% a Group Group Statistics Gioi tinh N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Kho khan trong van de tinh cam Nam 229 2.76 .536 .035 Nu 343 3.01 .506 .027 ndependent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differ ence Std. Error Differen ce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Kho khan trong van de tinh cam Equal variances assumed 2.395 .122 -5.538 570 .000 -.245 .044 -.332 -.158 Equal variances not assumed -5.475 469.454 .000 -.245 .045 -.333 -.157 Group Statistics tinh trang gia dinh N Mean Std. Deviation Std. Error Mean kho khan trong gia dinh Cha me chung song 510 2.70 .351 .016 Khac 60 2.53 .487 .063 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differen ce Std. Error Differen 95% Confidence Interval of the Difference ce Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower kho khan trong gia dinh Equal variances assumed 6.379 .012 3.350 568 .001 .168 .050 .069 .266 Equal variances not assumed 2.591 66.376 .012 .168 .065 .039 .297 Group Statistics Gioi tinh N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Kho khan trong moi quan he ban be Nam 229 2.33 .516 .034 Nu 341 2.52 .498 .027 ndependent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differen ce Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Kho khan trong moi quan he ban be Equal variances assumed .168 .682 -4.405 568 .000 -.190 .043 -.275 -.105 Equal variances not assumed -4.373 476.7 81 .000 -.190 .043 -.276 -.105 Group Statistics Co dang song voi cha me? N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Kho khan ve tai chinh Co 545 2.59 .403 .017 Khong 27 2.79 .264 .051 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differe nce Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Kho khan ve tai chinh Equal variances assumed 3.579 .059 -2.513 570 .012 -.197 .078 -.351 -.043 Equal variances not assumed -3.670 32.321 .001 -.197 .054 -.306 -.088 Group Statistics Co dang song voi cha me? N Mean Std. Deviation Std. Error Mean kho khan trong gia dinh Co 543 2.69 .362 .016 Khong 27 2.45 .460 .089 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differe nce Std. Error Differenc e 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower kho khan trong gia dinh Equal variances assumed 5.219 .023 3.271 568 .001 .237 .072 .095 .379 Equal variances not assumed 2.635 27.62 7 .014 .237 .090 .053 .421 Group Statistics Gioi tinh N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Kho khan ve tai chinh Nam 229 2.56 .418 .028 Nu 343 2.63 .384 .021 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differen ce Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Kho khan ve tai chinh Equal variances assumed 5.466 .020 -2.142 570 .033 -.073 .034 -.139 -.006 Equal variances not assumed -2.106 460.3 09 .036 -.073 .035 -.141 -.005 Gioi tinh * Khi gap kho khan, co tim giup do? Crosstabulation Khi gap kho khan, co tim giup do? Total Co Khong Co Gioi tinh Nam Count 145 84 229 % within Khi gap kho khan, co tim giup do? 37.1% 46.4% 40.0% % of Total 25.3% 14.7% 40.0% Nu Count 246 97 343 % within Khi gap kho khan, co tim giup do? 62.9% 53.6% 60.0% % of Total 43.0% 17.0% 60.0% Total Count 391 181 572 % within Khi gap kho khan, co tim giup do? 100.0% 100.0% 100.0% % of Total 68.4% 31.6% 100.0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. Exact Sig. Exact Sig. (2-sided) (2-sided) (1-sided) Pearson Chi-Square 4.481(b) 1 .034 Continuity Correction(a) 4.101 1 .043 Likelihood Ratio 4.449 1 .035 Fisher's Exact Test .035 .022 Linear-by-Linear Association 4.473 1 .034 N of Valid Cases 572 a Computed only for a 2x2 table b 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 72.46. Tu nguyen hay ep buoc? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tu nguyen 452 79.0 91.7 91.7 Bi ep buoc 41 7.2 8.3 100.0 Total 493 86.2 100.0 Missing System 79 13.8 Total 572 100.0 Nguoi ban tim su giup do, trong truong? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Thay co 33 5.8 6.2 6.2 Nha tu van hoc duong 18 3.1 3.4 9.6 Ban than 466 81.5 87.9 97.5 Khac 13 2.3 2.5 100.0 Total 530 92.7 100.0 Missing System 42 7.3 Total 572 100.0 Lop * Khi gap kho khan, co tim giup do? Crosstabulation Khi gap kho khan, co tim giup do? Total Co Khong Co Lop Lop 10 Count 241 93 334 % within Khi gap kho khan, co tim giup do? 61.6% 51.4% 58.4% % of Total 42.1% 16.3% 58.4% Lop 11 Count 150 88 238 % within Khi gap kho khan, co tim giup do? 38.4% 48.6% 41.6% % of Total 26.2% 15.4% 41.6% Total Count 391 181 572 % within Khi gap kho khan, co tim giup do? 100.0% 100.0% 100.0% % of Total 68.4% 31.6% 100.0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 5.356(b) 1 .021 Continuity Correction(a) 4.942 1 .026 Likelihood Ratio 5.324 1 .021 Fisher's Exact Test .023 .013 Linear-by-Linear Association 5.347 1 .021 N of Valid Cases 572 a Computed only for a 2x2 table b 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 75.31. Tu nguyen hay ep buoc? * Khi gap kho khan, co tim giup do? Crosstabulation Khi gap kho khan, co tim giup do? Total Co Khong Co Tu nguyen hay ep buoc? Tu nguyen Count 365 87 452 % within Khi gap kho khan, co tim giup do? 94.3% 82.1% 91.7% % of Total 74.0% 17.6% 91.7% Bi ep buoc Count 22 19 41 % within Khi gap kho khan, co tim giup do? 5.7% 17.9% 8.3% % of Total 4.5% 3.9% 8.3% Total Count 387 106 493 % within Khi gap kho khan, co tim giup do? 100.0% 100.0% 100.0% % of Total 78.5% 21.5% 100.0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 16.349(b) 1 .000 Continuity Correction(a) 14.783 1 .000 Likelihood Ratio 13.838 1 .000 Fisher's Exact Test .000 .000 Linear-by-Linear Association 16.316 1 .000 N of Valid Cases 493 a Computed only for a 2x2 table b 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 8.82. Statistics nhan thuc giup do ve cac lieu phap tam ly N Valid 570 Missing 2 Mean 2.7664 Std. Deviation .38010 Sum 1576.88 Group Statistics Gioi tinh N Mean Std. Deviation Std. Error Mean nhan thuc giup do ve cac lieu phap tam ly Nam 229 2.7211 .32325 .02136 Nu 341 2.7969 .41157 .02229 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differen ce Std. Error Differen ce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower nhan thuc giup do ve cac lieu phap tam ly Equal variances assumed 12.58 4 .000 -2.345 568 .019 -.07585 .03235 - .13938 -.01232 Equal variances not assumed -2.457 554.1 94 .014 -.07585 .03087 - .13649 -.01521 Group Statistics Khi gap kho khan, co tim giup do? N Mean Std. Deviation Std. Error Mean nhan thuc giup do ve cac lieu phap tam ly Co 389 2.7889 .38199 .01937 Khong 181 2.7182 .37248 .02769 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Differen ce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower nhan thuc giup do ve cac lieu phap tam ly Equal variances assumed .016 .900 2.072 568 .039 .07065 .03410 .00367 .13763 Equal variances not assumed 2.091 359.349 .037 .07065 .03379 .00420 .13710 Statistics dau hieu chiu dung kho khan tam ly N Valid 572 Missing 0 Mean 2.3420 Std. Deviation .41847 Sum 1339.60 Group Statistics Gioi tinh N Mean Std. Deviation Std. Error Mean dau hieu chiu dung kho khan tam ly Nam 229 2.4114 .39074 .02582 Nu 343 2.2956 .43037 .02324 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower dau hieu chiu dung kho khan tam ly Equal variances assumed 1.702 .193 3.268 570 .001 .11573 .03541 .04617 .18528 Equal variances not assumed 3.331 519.6 39 .001 .11573 .03474 .04748 .18397 Statistics tro chuyen coi mo voi nguoi khac N Valid 572 Missing 0 Mean 2.6034 Std. Deviation .40270 Sum 1489.14 Group Statistics Co dang song voi cha me? N Mean Std. Deviation Std. Error Mean tro chuyen coi mo voi nguoi khac Co 545 2.6121 .39746 .01703 Khong 27 2.4286 .47214 .09086 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Differen ce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower Upper Lower tro chuyen coi mo voi nguoi khac Equal variances assumed 2.759 .097 2.320 570 .021 .18349 .07909 .02814 .33884 Equal variances not assumed 1.985 27.85 6 .057 .18349 .09245 -.00592 .37290 Statistics tin tuong vao chuyen gia suc khoe tam than N Valid 572 Missing 0 Mean 2.4081 Std. Deviation .34752 Reliability Statistics (thang đo cách ứng phó) Cronbach's Alpha N of Items .780 44 Statistics ung pho tap trung vao giai quyet van de ung pho tap trung vao dieu tiet cam xuc Ung pho de dat, ne tranh, tieu cuc N Valid 567 572 572 Missing 5 0 0 Mean 2.7547 2.5011 2.2031 Std. Deviation .42468 .41958 .33385

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH034.pdf
Tài liệu liên quan