Luận văn Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng

MS: LVVH-VHVN010 SỐ TRANG: 101 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2007 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 2. Lịch sử vấn đề: 3. Mục đích nghiên cứu: 4. Đối tượng nghiên cứu: 5. Phạm vi nghiên cứu: 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: 7. Các phương pháp nghiên cứu: 8. Cấu trúc luận văn: CHƯƠNG 1: VỀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1. Về khái niệm cảm hứng và cảm hứng lịch sử. 1.1.1. Về khái niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo. 1.1.2 Cảm hứng lịch sử: 1.2 . Về đặc trưng tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử. 1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết 1.2.2. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử 1.3. Hướng tiếp cận, lý giải cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng. 1.3.1 Nhân tố khách quan. 1.3.2 Nhân tố chủ quan: Cuộc đời, con người và sự hình thành khuynh hướng sáng tác nghiêng về cảm hứng lịch sử. CHƯƠNG 2:NHỮNG CHẤT LIỆU CHỦ YẾU CỦA CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN HUY TƯỞNG. 2.1. Quan niệm về cảm hứng lịch sử qua bốn tiểu thuyết: 2.1.1. Mối quan hệ giữa hiện thực và sáng tạo trong loại hình tiểu thuyết lịch sử. 2.1.2. Nhận diện cảm hứng lịch sử ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng 2.2 Những chất liệu lịch sử khơi nguồn cảm hứng. 2.2.1 Đề tài. 2.2.2 Sự kiện. 2.2.3 Nhân vật. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN HUY TƯỞNG 3.1. Sự kết hợp giữa tiểu thuyết và lịch sử. 3.2. Cảm hứng lịch sử một nét phong cách đã sớm định hình trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng. 3.3. Con người lịch sử - kiểu nhân vật đặc thù trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng. 3.4. Không gian lịch sử. 3.5. Những thời điểm, giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội mạnh mẽ với Đêm hội Long Trì, An Tư, Sống mãi với thủ đô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf101 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3896 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bỏ tinh thần Việt Nam”. Năm hai mươi tuổi trong nhật ký của mình ông đã viết nên những câu chữ đáng coi là một châm ngôn sâu sắc: “Người không biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cày ruộng. Cày với ai cũng được, mà cày ruộng nào cũng được” [14]. Từ những tâm huyết đó, ông đã có ý thức muốn sáng tác tiểu thuyết lịch sử để bồi dưỡng và khích lệ lòng yêu nước, ý thức tự tôn tự hào dân tộc, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân đối với vận mệnh của nước nhà trong những lúc nguy nan, cố gắng đưa người đọc nhập cuộc, tin tưởng vào cuộc đấu tranh cho nền độc lập dân tộc, bằng cách đưa họ tìm về với truyền thống vẻ vang của cha ông. Và để đi tìm sức mạnh, tìm con đường giải thoát cho dân tộc ông đã “vùi đầu trong đống sách lịch sử để lấy cái vinh quang của cha ông mà bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc cho mình. Tôi chuẩn bị viết văn để ca ngợi lịch sử, ca ngợi dân tộc, kích động lòng yêu nước của đồng bào” [14]. Đó là động lực tinh thần cơ bản thúc đẩy Nguyễn Huy Tưởng viết tiểu thuyết lịch sử. Như vậy ,với một trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc như Nguyễn Huy Tưởng thì viết tiểu thuyết lịch sử như là một tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống dân tộc. Hơn nữa, trong hoàn cảnh mất nước của những năm đầu thế kỷ XX, trong sự kiểm duyệt khắt khe của chế độ thực dân Pháp đối với những sáng tạo nghệ thuật thì không còn cách nào hơn là mượn chuyện đời xưa để nói bóng gió chuyện ngày nay.Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện lại quá khứ vẻ vang của dân tộc để nhắc nhở hậu thế đừng quên cái nhục mất nước và đừng quên trách nhiệm của mình trước vận mệnh sống còn của dân tộc. Vì thế tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng chính là thái độ dấn thân, nhập cuộc hết sức tích cực của nhà văn. Ở đó ông vừa trình bày những quan niệm của mình về lịch sử, vừa gửi gắm những suy tư chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời, về thời đại. Tiểu thuyết lịch sử của ông là sự nối liền giữa quá khứ và hiện tại. Khi sử dụng chất liệu lịch sử trong tác phẩm, mỗi nhà văn thường hướng tới một mục đích riêng và thể hiện một quan điểm riêng. Có nhà văn coi việc tái hiện chính xác lịch sử Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa làm mục đích của tiểu thuyết như Lan Khai nhưng cũng có nhà văn chỉ giả vờ mượn chiếc vỏ lịch sử cho “trò chơi” độc đáo của mình như Nguyễn Huy Thiệp. Với Nguyễn Huy Tưởng thì khác hẳn, “Một mặt anh trung thành với lịch sử nhưng một mặt anh vẫn phát huy vai trò sáng tạo của mình” [77,tr 121].Nghĩa là nhà văn vừa coi trọng yếu tố lịch sử lại vừa coi trọng yếu tố tiểu thuyết, sử dụng một cách nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật, tạo nên những” Tác phẩm bề thế, có một dáng dấp ổn định và chững chạc” (Vũ Tuấn Anh}. Coi trọng yếu tố lịch sử là để làm thành một thứ vũ khí tinh thần hữu hiệu nhằm vào thực tại xã hội, đánh thức nhân tâm và cổ vũ lòng người, ưu tiên chất tiểu thuyết là để đi sâu khám phá mọi ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn và tính cách của nhân vật - những ngõ ngách đã bị lịch sử bỏ qua,từ đó nhà văn đã lãng mạn hóa, đời thường hóa một số nhân vật lịch sử, tạo ra một cái nhìn đa chiều về đời sống. Lịch sử không phải là cái gì diễn ra một cách xác định để nhà văn kể lại cho bạn đọc nghe và cho lời phán xét cuối cùng. Lịch sử phải được soi chiếu từ nhiều phía. Các nhân vật lịch sử không đơn thuần là những tượng đài “đơn nghĩa”, như một tấm gương tối hoặc sáng như trong định kiến của các sử gia phong kiến hay trong cách đánh giá của nhiều nhà tiểu thuyết lịch sử trước đó. Trong thời kỳ 1930 - 1945, một số nhà văn lãng mạn Việt Nam khi viết tiểu thuyết lịch sử để làm nơi trốn tránh thoát ly [77,tr.118] như Khái Hưng (Tiêu Sơn tráng sĩ), Nguyễn Tế Mỹ (Hai bà Trưng khởi nghĩa)... Giá trị hiện thực của những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử này rất mờ nhạt. Như trên đã nói, Nguyễn Huy Tưởng một mặt ưu tiên chất tiểu thuyết, mặt khác lại rất tỉ mỉ và khắt khe đối với các chi tiết lịch sử. Đây là công việc mới nhìn tưởng đơn giản, nhưng lại đòi hỏi rất nhiều công phu của nhà văn khi tái tạo lại chất liệu lịch sử vốn khô cứng trong quá khứ đã xa, nhào nặn chúng theo ý đồ nghệ thuật của mình. Đồng thời nhà văn sẽ phát huy được sở trường nếu lợi dụng được mối quan hệ “quen biết” của người đọc với lịch sử để tạo nên hiệu quả tối ưu. Trong quá trình viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng luôn lấy “sự thực” làm gốc, nhưng nhà văn không bê nguyên xi lịch sử mà chỉ chọn một sự việc, một chi tiết nào đó rồi hư cấu tưởng tượng thêm rất nhiều để tạo thành tác phẩm. Trong tác phẩm Đêm hội Long Trì, tác giả chỉ chọn một chi tiết điển hình trong một đêm để xây dựng thành kết cấu câu chuyện. Hay trong tác phẩm An Tư, tác giả lại chọn mối tình tan vỡ của nàng công chúa An Tư với Chiêu Thành Vương Trần Thông để xây dựng cốt truyện, dẫn dắt người đọc đến tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và những chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa lược. Chính điều này đã làm cho tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng giảm đi tính chất lịch sử, tính sử thi và tăng thêm tính chất tiểu thuyết nhiều hơn. Vì thế các tác phẩm của ông có sức hấp dẫn đối với người đọc của thời hiện đại và cũng mang hơi thở đậm đà của cuộc sống hơn. Và như thế “Bản thân lịch sử đã được tái hiện một cách nghệ thuật hơn”. Nó là lời “thông báo thời sự” được khoác bộ áo lịch sử. Lịch sử với tư cách là chất liệu nghệ thuật trong tiểu thuyết tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã được dùng như một thứ vũ khí hữu hiệu nhất để chuyển tải tư tưởng của nhà văn. Nhận xét về tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định chính xác : “Nguyễn Huy Tưởng đã rất nghiêm túc, bám sát chính sử, tôn trọng các sự kiện chính của lịch sử” (Hà Minh Đức), “Anh tỏ ra khá trung thành với tinh thần của các thời đại quá khứ xa xưa” (Phan Cự Đệ), “Tác giả nghiền ngẫm từng chi tiết lịch sử để chuyển hóa vào tiểu thuyết” (Lại Nguyên Ân)... Thực ra đây cũng là điều mà nhiều nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử trước Nguyễn Huy Tưởng cũng đã làm được, cũng đã thành công. Tuy nhiên mỗi người có một cách thức “chế biến” riêng. Ở Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn đã kết hợp hài hòa giữa yêu cầu chính xác về mặt sử liệu với sự phóng khoáng bay bổng trong hư cấu tự do thể hiện ở một số phương diện như cảm hứng chủ đạo, không gian lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. 3.2. Cảm hứng lịch sử một nét phong cách đã sớm định hình trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng. Muốn sáng tạo nên những áng văn chương, những tác phẩm nghệ thuật,người nghệ sĩ phải có cảm xúc, cảm hứng trong tâm hồn. Cảm hứng có vai trò vô cùng quan trọng trong sáng tạo của nghệ sĩ. Không có cảm hứng, nhà văn không thể sáng tạo được những tác phẩm có giá trị. L.Tônxtôi đã từng tâm sự với vợ rằng: “Không có xúc động thì nghề văn của chúng ta không nhích lên được”. Chính cảm hứng của người nghệ sĩ sẽ làm nên tâm cái hồn của tác phẩm. Cảm hứng càng cao, càng mãnh liệt, càng sâu sắc thì tác phẩm càng có giá trị và người đọc càng yêu thích tác phẩm. Yếu tố cảm hứng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành chủ đề của tác phẩm: “Khi tư tưởng người viết không dứt khoát, không rõ ràng, không mãnh liệt thì không thể nào thổi bùng lên ngọn lửa chủ đề tư tưởng của tác phẩm dự định viết” (Nguyễn Minh Châu ) Cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật là một tình cảm mạnh mẽ mang tính tư tưởng. Nó thể hiện phần tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Đó chính là sự ham muốn tích cực trong con Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa người của họ, thôi thúc họ hành động. Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là sự đam mê. Khẳng định chân lý, lý tưởng mà nhà văn theo đuổi hoặc phủ định những sự xấu xa tiêu cực đối lập hoàn toàn với lý tưởng mà nhà văn ca ngợi trong cuộc sống. Nó được cụ thể hoá ở thái độ của người nghệ sĩ, đồng tình ca ngợi nhân vật chính diện hay phê phán những hiện tượng thấp hèn phi đạo đức... Vì thế, cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm sẽ chi phối hệ thống nghệ thuật biểu hiện cảm xúc của tác phẩm như việc lựa chọn đề tài, chủ đề, kết cấu và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Nó “chính là năng lượng tình cảm của tác phẩm được tập trung nén lại chỉ chờ độc giả để bùng cháy lên” [41.tr.141]. Mỗi một tác phẩm, thậm chí mỗi một thể loại văn học là một niềm say mê riêng, một niềm cảm xúc riêng của tâm hồn nhà văn phản chiếu vào trong đó. Với Nguyễn Huy Tưởng, tiểu thuyết lịch sử và kịch lịch sử cũng là những thể loại đã phản ánh những cảm hứng riêng của ông. Trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, xã hội phong kiến Việt Nam đang bước nhanh trên con đường suy vong dẫn đến chỗ sụp đổ, nhường chỗ cho một chế độ xã hội mới - chế độ thực dân nửa phong kiến ra đời: hoàn cảnh ấy đã làm lung lạc tinh thần của người Việt Nam và đã dẫn tới “cái vạ chết lòng”. Tình trạng phi dân tộc, phản dân tộc đã trở thành một nguy cơ, một thảm họa và để góp phần cứu vãn đời sống tinh thần của dân tộc, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ này đều có khuynh hướng ngợi ca truyền thống dân tộc và đều qui tụ cảm hứng yêu nước, cảm hứng dân tộc. Tùy thuộc vào thế giới quan của tác giả, có người tập trung ở cảm hứng yêu nước, có người thì mượn lịch sử để nêu gương cho thế hệ mai sau và nhìn chung mọi vấn đề của cuộc sống đều quy chiếu về lịch sử. Sang giai đoạn 1930-1945 văn học Việt Nam có thể chuyển dịch từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, hướng mối quan tâm đến con người, điều đó đã tác động không nhỏ tới tiểu thuyết lịch sử. Bà chúa chè của Nguyễn Triệu Luật viết về Đặng Thị Huệ trong phủ chúa với “Những lỗi lầm, mưu mô và phản trắc, những ganh tị nhỏ nhen của hạng đàn bà không hiểu được cảnh ngộ thê thảm của chính mình” [7,tr48]. Các tác phẩm này thường tập trung thể hiện một cảm hứng chủ đạo,bởi vậy hệ thống nhân vật, cốt truyện, kết cấu tác phẩm đều chịu sự chi phối của cảm hứng đó. Tiểu thuyết An Tư của Nguyễn Huy Tưởng là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng. Ở đây có niềm tự hào về những nét truyền thống của dân tộc trong cuộc giữ nước chống giặc Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa ngoại xâm của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân nguyên xâm lược.Tác giả giành nhiều trang tâm huyết ca ngợi những sự kiện lịch sử lớn như Hội Nghị Diên Hồng, hay cuộc hội quân ở bến Bình Than và những trận đánh lẫy lừng như Đông Bộ Đầu, Bạch Đằng, Chương Dương, Vạn Kiếp... tất cả đã được Nguyễn Huy Tưởng tái hiện lại với một niềm tự hào và lòng ngưỡng mộ chân thành: “Những chiếc thuyền cảm tử lao cả vào thuyền giặc, lửa bốc lên ngùn ngụt và một vài tráng sĩ nhảy tót lên thuyền mới cháy, vung kiếm sáng đánh quân thù, nhưng ngọn giáo lao trúng ngực, chàng ngã lăn xuống nước. Bốn chiếc thuyền dẫn hỏa sau đi tới, chỉ trong nháy mắt, hàng thuyền đầu của giặc cháy bùng lên, cả khúc sông cũng đỏ rực và lửa cháy tung hoành trên mặt sông. Trong bão đạn âm vang tiếng hô “Sát Thát” [102, tr 429]. Cùng với sự kiện này, thu hút bút lực, tài hoa tâm huyết của nhà văn hơn cả mối tình của nàng công chúa An Tư với Chiêu Thành Vương Trần Thông, đặc biệt là số phận của nàng công chúa nhà Trần trong những giây phút nghiệt ngã của lịch sử dân tộc. Trước những lẽ đời, lẽ người Nguyễn Huy Tưởng đã tìm thấy trong đó sự lựa chọn đớn đau giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc chung, giữa vận mệnh sống còn của dân tộc với số phận của cá nhân con người, với những ngổn ngang, vò xé, khóc cười... Tất cả đều đặt lên đôi vai bé nhỏ của người con gái nhà Trần. Sau cái bi tráng hào hùng lẫm liệt của chiến thắng, của tự hào là cả một bi kịch của cá nhân con người, bi kịch của lịch sử. Viết An Tư, Nguyễn Huy Tưởng bị ảnh hưởng sâu sắc cảm hứng lịch sử dân tộc song cảm hứng này luôn đan cài và có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn với cảm hứng nhận thức, chiêm nghiệm lịch sử từ điểm nhìn hiện tại. Xuất phát từ cảm hứng thế sự kết hợp với cảm hứng lịch sử dân tộc, tác giả đã đề cập đến vấn đề không phải riêng một thời đại nào mà có ý nghĩa chung cho mọi thời đại: Số phận của cá nhân con người trong những biến động dữ dội của lịch sử, để từ đó lý giải những hiện tượng phức tạp của lịch sử, đặt ra nhiều câu hỏi để mọi người cùng suy nghĩ, nhận thức, đánh giá và kiến giải về lịch sử, về thời đại. Trước An Tư, Nguyễn Huy Tưởng viết tiểu thuyết Đêm hội Long Trì. Đây là một tác phẩm mang nguồn cảm hứng thế sự rõ nét nhất. Những éo le, rắc rối, nhố nhăng, phi lý và phức tạp trong cuộc đời với những khổ đau, điêu đứng của con người do những thế lực đen tối được tiếp tay dung túng từ những người cầm quyền trong xã hội thời vua Lê, chúa Trịnh. Thế kỷ XVIII đã trở thành nguồn cảm hứng mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc cho nhà văn tài hoa Nguyễn Huy Tưởng. Thông qua mối tình giữa Quỳnh Hoa và Bảo Kim, Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ, thông qua hình tượng Đặng Lân, nhà văn đã phơi bày tất cả sự thực trần trụi Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa mà vô cùng sinh động về một xã hội với những lọc lừa, xảo trá, mưu mô và phản trắc bất công, những tội ác và sự lộng hành... tất cả đã làm đảo lộn những kỷ cương phép tắc trật tự trong xã hội. Xuất phát từ cảm hứng thế sự nhà văn đã giúp người đọc nhận thức, lý giải về nguyên nhân sâu xa của những bất ổn trong xã hội. Nếu không có sự tiếp tay dung túng bao che của những kẻ cầm quyền và những kẻ đứng sau đó thì không thể có một Đặng Lân “Cậu Trời” ngang nhiên quây màn giữa đường phố bắt con gái nhà lành hãm hiếp, ngang nhiên giết người, ngang nhiên tung hoành trong xã hội như vậy. Phải chăng đó cũng là câu hỏi nhức nhói mà Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra cho chính thời đại mà chúng ta đang sống? Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện sức mạnh của tiểu thuyết hiện đại: “luôn nhận thức lại”, đánh giá và kiến giải lại đời sống. Đó chính là thành công và đóng góp quan trọng nhất của Nguyễn Huy Tưởng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. 3.3. Con người lịch sử - kiểu nhân vật đặc thù trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng. Trong một cuốn tiểu thuyết lịch sử, nhân vật là nơi thử thách nhà văn nhiều nhất. Nhà văn phải bồi da đắp thịt để phục sinh nhân vật từ một cái xác cứng đờ, thổi sức sống cho nó, bắt nó phục vụ tư tưởng của mình. Nhân vật thành công là nhân vật không quá xa lạ với người đọc, mà vẫn phù hợp với thời đại nhân vật sống. Các nhà tiểu thuyết lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng khá nhiều của Hoàng Lê nhất thống chí, từ hệ thống tư liệu cho đến cảm hứng, nhân vật. Nhiều người đã khẳng định tính chất tiểu thuyết của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ở phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mặc dù đây là một tác phẩm sử biên niên nhưng không thể phủ nhận khả năng hư cấu, tưởng tượng (thể hiện ở những chỗ nhà văn nhấn mạnh tính cách nhân vật, ở những chi tiết, ở những lời đối thoại của nhân vật) đã tạo nên chất văn chương thực sự cho tác phẩm. Các nhân vật được cá tính hóa và đã “Có những nhân vật mang dáng dấp của hình tượng văn học như Đặng Thị Huệ”. Trong các tiểu thuyết lịch sử nước ta, nhiều nhân vật lịch sử in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn như Nguyễn Hữu Cầu trong Quận He khởi nghĩa, Ngô Quyền trong Tiếng sấm đêm đông, Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư trong Gươm thần Vạn Kiếp, Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ.... Trong tiểu thuyết An Tư của Nguyễn Huy Tưởng có mặt hầu hết những nhân vật quan trọng thời Trần đã được sử sách nhắc đến như Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Trần Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa Quang Khải, Trần Quốc Toản, An Tư...nhà văn đã cân nhắc lại dung lượng miêu tả nhằm khắc họa nổi bật tính cách và làm sáng rõ lý lịch của từng nhân vật. Chẳng hạn Trần Thông trong Việt sử thông giám cương mục khi nhắc đến những người tham gia trận Hàm Tử Quan có nói đến Chiêu Thành Vương nhưng không ghi rõ họ tên. Trong An Tư, Chiêu Thành Vương được xây dựng thành một nhân vật đầy đặn có nguồn gốc xuất thân, có hình dáng, tính cách và có cuộc sống cá nhân phong phú. Chiêu Thành Vương thuộc dòng dõi quý tộc, có tên là Trần Thông, con của Khâm Thiên Đại vương Trần Nhật Hiệu. Và đạo quân của Trần Thông lấy tên là Tịnh Cương (tên đội quân của Trần Nhật Hiệu tuyển ở làng Tịnh Cương). Trần Thông là con người tinh thông võ nghệ, cơ thể cường tráng, là người cương quyết, thông minh, hiếu thắng, ham đánh vật, bơi lội, săn bắn... tuy còn trẻ nhưng thông minh đã là một viên tướng giỏi, tráng kiện và quả cảm. Trần Thông yêu An Tư với tất cả đam mê cuồng nhiệt của tuổi trẻ. Một tình yêu đằm thắm, bồng bột mà sôi nổi, tự do thoát hẳn ngoài luân lý của những đạo luật phong kiến hà khắc. Khi biết người yêu bị đem đi cống nạp cho tướng giặc Thoát Hoan, chàng như cuồng dại, đau khổ tuyệt vọng, căm giận cả Thượng Hoàng, hờn ghét Quốc Công và cả công chúa,ngay cả mình chàng cũng muốn chết, chàng tìm đến cái chết. Nhưng tinh thần trọng kỷ luật cùng với sự an ủi động viên của đoàn quân Tịnh Cương của Trần Quốc Toản đã giúp chàng thắng được những nhỏ nhen đau đớn tinh thần, nuôi hy vọng đến mùa hè sẽ giải cứu được người yêu ... Có thể thấy nhà văn đã sáng tạo một Chiêu Thành Vương Trần Thông với những tính cách sắc nét. Trần Thông là một danh tướng nhưng ở một góc khuất của tâm hồn chàng vẫn là con người “rất người” với đúng nghĩa của nó. Chỉ với một cái tên trong sử liệu, Nguyễn Huy Tưởng đã tưởng tượng ra một Chiêu Thành Vương Trần Thông - một nhân vật giàu cá tính, sinh động, hấp dẫn, tiêu biểu cho một con người vừa lý tưởng vừa đời thường. Phò mã Đặng Lân trong lịch sử được nói đến rất ít.Sử sách chỉ ghi rằng Huệ có em trai là Đặng Mậu Lân. Lân nhờ thế chị.., ỷ thế chị làm càn. Quần áo xe kiệu của Lân đều rập theo vua chúa. Hàng ngày Lân đem theo vài chục tay chân cầm gươm, vác giáo nghênh ngang kinh thành cướp bóc, cưỡng hiếp đàn bà con gái.... Trong Đêm Hội Long Trì, Đặng Lân trở thành nhân vật chính hung ác hơn, quyền hành hơn. Hắn tiêu biểu cho những thế lực cường bạo dâm dục, vũ phu, côn đồ. Nguyễn Huy Tưởng đã bộc lộ sự căm ghét cao độ. Nhà văn đã tô đậm thêm tính cách và phóng đại nhân vật này lên rất nhiều. So với Đặng Lân Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa trong Hoàng Lê nhất thống chí, Đặng Lân trong Đêm hội Long Trì cường bạo hơn và dâm ác hơn. Ở Đặng Lân, hầu như đã mất hẳn tính người không thể tìm thấy một chút ánh sáng của lương tri. Hắn sống hoàn toàn bằng bản năng, chà đạp lên pháp luật một cách trắng trợn. Cảnh hắn quây màn cưỡng hiếp con gái nhà lành ngay trên đường phố,cảnh hắn đem quân đi bắt gái tơ về trong phủ thực hiện những hành vi dâm đãng thâu đêm suốt sáng, cảnh những vụ giết người rùng rợn không gớm tay: - “Cậu trời sấn lại, chém nhát dao, lấy chân đá cái thây văng ra xa” - “Đặng Lân rút dao ra, đâm luôn mười mấy nhát đá cái thây sang một bên” [102, tr.148]. Đặng Lân chém giết người thản nhiên như chém cây, chém củi. Những sự chém giết ấy không mấy ngày không diễn ra trong phủ của hắn. Con người tửu sắc dâm dật và cái máu điên thích thú quái gở là bắt giam hàng trăm thiếu nữ vô tội để hành lạc. Sau mỗi đêm thoả mãn thú tính là hắn lại giết người, không chỉ là một mà có lúc hai ba người... tất cả những cảnh đó đều được Nguyễn Huy Tưởng miêu tả tỉ mỉ và chi tiết với một thái độ căm giận sâu sắc. Tuy nhiên Nguyễn Huy Tưởng không phải lúc nào cũng để cho Đặng Lân mê man đi trong những hành động hiếp dâm, giết người đầy thú tính. Có những lúc Nguyễn Huy Tưởng cũng để cho hắn tỉnh dậy làm người. Nhưng chỉ là những phút giây ngắn ngủi. Sống bằng thú tính vẫn là bản chất của hắn. Với Đặng Mậu Lân, Nguyễn Huy Tưởng không bị trói chặt vào sử liệu. Bằng cái nhìn tiểu thuyết, nhà văn làm sống lại một Đặng Mậu Lân vừa vô lại, vừa ghê tởm. Qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Huy Tưởng, Đặng Mậu Lân đã được sáng tạo trở thành một tính cách trọn vẹn nhất của bóng tối, của tội ác và sự lộng hành. Bằng cái nhìn tiểu thuyết, các nhân vật lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã được soi chiếu ở nhiều góc độ, từ lý lịch, diện mạo, tính cách đến tâm hồn... Tất cả đã tạo nên những hình tượng nghệ thuật giàu sức sống, giàu tính hiện thực. Có thể nói không quá lời, nhiều nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng sống động “Chân thực hơn cả lịch sử”. Nhân vật lịch sử do ông sáng tạo khác xa với nhân vật của Phan Bội Châu trong Trùng Quang tâm sử. Bên cạnh những nhân vật có tên trong lịch sử, nhà văn còn chú tâm xây dựng tuyến nhân vật hư cấu: Nguyễn Mại, Bảo Kim.... ông gắn kết các nhân vật hư cấu vào cốt chuyện Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa một cách hợp lý, nhuần nhuyễn. Mỗi nhân vật là một dáng vóc cụ thể, tính cách rõ nét và một số phận đặc biệt. Tóm lại: Cách xử lý lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng khá linh hoạt mà công phu. Sự đào sâu vào những tâm tư của con người, sự nhấn mạnh vào số phận của từng nhân vật, nhu cầu cắt nghĩa mọi việc theo những điều mình chiêm nghiệm, suy ngẫm đã khiến người đọc nghĩ rằng lịch sử đích thực của tác phẩm là lịch sử hư cấu. Nhưng nó là như thế. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của tiểu thuyết, không ngừng “nhận thức lại” lịch sử. Và như vậy, bức tranh lịch sử không mang giá trị tự thân mà được sáng tạo theo những ý nghĩa mới mang tính chân thực thời đại. Cái vỏ lịch sử thời Trần (An Tư), thời Lê (Đêm hội Long Trì) có những điểm tương đồng thú vị nhất với điều đang ám ảnh nhà văn từ hiện tại. Quan niệm này chính là một đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng trong quá trình hiện đại hóa văn học. 3.4. Không gian lịch sử. Việc tái tạo lại không gian lịch sử đòi hỏi nhà văn phải có vốn liếng giàu có về truyền thống, văn hóa, địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục của thời đại lịch sử đã qua. Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Huy Tưởng, Chu Thiên, Hà Ân...là những tác giả đã rất thành công trong việc dùng vốn kiến thức uyên thâm, phong phú của mình tạo được không khí thời đại cho tiểu thuyết lịch sử. Trong cảnh Đêm hội Long Trì, không gian lịch sử được cảm nhận qua bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam thời Lê Cảnh Hưng mà Nguyễn Huy Tưởng đã tái tạo một cách chân thực và sinh động. Đằng sau cái vẻ nhàn tản, mơ mộng có vẻ như thái bình thịnh trị của xã hội thời Trịnh Sâm là cả những giông tố, rối ren, thối nát, suy tàn và sự ăn chơi xa xỉ... nhà Lê thì bạc nhược, chúa Trịnh Sâm thì bị Đặng Thị Huệ thao túng. Thấp thoáng sau cái bóng của những nhân vật đã từng được ghi trong sử sách như Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân, là cảnh triều chính mục ruỗng, tranh giành quyền lực, sát hại trung thần, dung túng cho cái ác hoành hành, ức hiếp nhân dân, mọi kỷ cương phép tắc bị đảo lộn. Theo lời của Bảo Kim và Lưu Sĩ Trực, “Chán vạn người công thần chỉ vì một tội nhỏ mà chết, vua chúa có luận công bao giờ”, còn quan lại “bênh dân thì ít, hại dân thì nhiều”. Bối cảnh đó còn được tô đậm qua những cảnh Đặng Lân chém giết người một cách “vô tư” và ngang nhiên làm điều xằng bậy, quây màn ức hiếp con gái nhà lành ngay trên đường phố. Đặng Lân xuất hiện nơi nào là nơi đó có loạn lạc, rụng rời, khiếp sợ hơn cả chạy giặc ngoại xâm. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa “Tưởng như có một trận cuồng phong thổi trong đám hội, người chạy như ong: tiếng kêu, tiếng thét, tiếng gọi nhau liên tiếp... một thiếu phụ đầu tóc rũ rượi chạy vào hổn hển: - Ai cứu tôi với. Cậu trời...” [102,tr44]. Hay: Khi thấy cửa phủ Đặng Lân mở rộng và cờ quạt ở trong ra, mấy người hàng phố kêu lên ba tiếng thất thanh: - Cậu trời đấy! Tức thì người ta chạy tán loạn, nhất là những đàn bà con gái. Tiếng kêu trời kêu đất, xen lẫn với những tiếng đóng cửa ầm ầm”. Không gian lịch sử của Đêm hội Long Trì đã hiện dần qua từng chi tiết như vậy. Trong An Tư, không khí loạn của những ngày binh lửa chiến tranh và không khí hừng hực, sục sôi âm vang của những ngày hào hùng đánh giặc cũng in dấu lên mỗi số phận, lên từng sinh hoạt của quân dân nhà Trần một cách chân thực. Bức tranh đất nước trong những ngày chuẩn bị đánh giặc thật điển hình: “Người khuân vác, người luyện tập, tiếng đóng thuyền xen lẫn với tiếng rèn binh khí... Vạn Kiếp tấp nập trong một bầu không khí tưng bừng sửa soạn. Binh khí chất đống lên trong các kho, lương thảo quyên được của dân gian tải về như mắc cửi...” [102. tr273]. Tái hiện lại bức tranh trong quá khứ, nhà văn còn gợi được cả không khí căng thẳng phập phồng những lo âu, chết chóc: “Người dân đương thổn thức lo âu. Các gia đình chỉ còn trơ những mái tóc điểm sương tựa cửa, những khăn yếm chạy quanh, những miệng thơ gọi bố... Nhiều nhà mang trăn trở vì tin dữ đã đưa về. Biết bao người chết đang bơ vơ bên mộ phần tiên tổ! Người còn sống ngẩn ngơ trước bàn thờ lạnh giá...” [102.tr.269]. Diện mạo thời đại cũng được nhà văn tập trung miêu tả qua không gian văn hóa lịch sử. Bằng vốn kiến thức sâu rộng, Nguyễn Huy Tưởng đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết tỉ mỉ, sống động về lễ hội Long Trì ở Thăng Long thời Trịnh Sâm. Nhà văn đã vẽ lại một cách cụ thể lai lịch, ý nghĩa của đêm hội cho đến trang phục, quang cảnh, cách bài trí, tục lệ... Trong những đoạn viết về đêm hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng thực sự là người am tường và rất công phu nghiên cứu địa chí Thăng Long thế kỷ XVIII để có được sự chính xác trong việc miêu tả hồ Long Trì với những hàng phù dung, dương liễu treo muôn thứ đèn lồng bằng gấm vóc, phủ cung phi đầy hương sắc các loại hoa thoang thoảng đưa vào trong gió mát... Tái hiện lại bức tranh trong quá khứ, nhà văn còn gợi được cái không khí Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa khi tưng bừng náo nhiệt, khi thi vị du dương của những cảnh, những tình, với những tài tử giai nhân “ngựa xe như nước áo quần như nem” trong đêm hội. Sự chính xác, tỉ mỉ về việc sử liệu được kết hợp với trí tưởng tượng phóng khoáng, bay bổng tạo nên những trang viết uyển chuyển, tài hoa giàu sức hấp dẫn đã hoàn toàn thủ tiêu ở người đọc cảm giác đan xen những mẫu vật hóa thạch trong viện bảo tàng hay đang đọc ký sự lịch sử. Tác giả tỏ ra khá linh hoạt khi xử lý chất liệu lịch sử. Cảm quan văn hóa phương Đông cũng là một lợi thế giúp nhà văn nhạy cảm khi nắm bắt những chuyển động âm thầm của bản chất lịch sử để khái quát chính xác cái “hằng số lịch sử”. Những đoạn kể, tả, đối thoại giữa nam nữ thanh niên cách đây gần hai thế kỷ, hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra mà vẫn tự nhiên, không gây phản cảm vì được sử dụng hợp lý, đúng chỗ. Đó là phương thức “nhào nặn” lịch sử đầy tính sáng tạo của một nhà văn thông minh tài hoa, giàu bản lĩnh. Nhờ đó mà cái đã quen bỗng trở nên mới lạ hấp dẫn. 3.5. Những thời điểm, giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội mạnh mẽ với Đêm hội Long Trì, An Tư, Sống mãi với thủ đô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Nguyễn Huy Tưởng là một trong số hiếm hoi những tiểu thuyết gia có sở trường về đề tài lịch sử. Với cảm quan lịch sử nhạy bén, Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện lịch sử theo lối riêng của mình, khai thác những sự kiện nằm ở khúc quanh của lịch sử, trong thời điểm xảy ra các biến cố dữ dội, đầy sóng gió, thác ghềnh với con người và đất nước. Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì viết về thời điểm nhân dân oán ghét đến tột độ bọn quý tộc phong kiến Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân. Đó là thời điểm lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam suy tàn, những mâu thuẫn giữa nhân dân và tập đoàn thống trị ngày càng bộc lộ một cách sâu sắc. An Tư viết về giai đoạn nhà Trần chuẩn bị lực lượng chiến đấu chống quân Nguyên xâm lược 1284 - 1285. Tác phẩm là bức tranh hoành tráng về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Thời Trần là một trong những thời đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, của chế độ phong kiến Việt Nam. Nguyễn Huy Tưởng đã biết nắm bắt điểm mốc vàng son này trong lịch sử dân tộc để sáng tác. An Tư là một thiên truyện hùng tráng viết về một thời oanh liệt của dân tộc. Trong tác phẩm ông mô tả hội nghị Diên Hồng, những khoảnh khắc thế trận giữa ta và địch. Lá cờ thêu sáu chữ vàng kể lại một phần rất nhỏ về chiến thắng vĩ đại của quân dân ta chống quân Nguyên và cũng chỉ thuật lại một phần cuộc đời của Hoài Văn Hầu, Trần Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa Quốc Toản, vị anh hùng niên thiếu của dân tộc ta xưa kia. Viết tác phẩm này, Nguyễn Huy Tưởng đã biết khai thác sự kiện lịch sử Hội nghị Bình Than ở đời Trần, sự kiện không được vào dự họp khiến Trần Quốc Toản đã hậm hực bóp nát quả cam của vua Nhân Tông ban cho, về nhà Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng” Phá cường địch báo hoàng ân” ( phá giặc mạnh, trả ơn vua) và chiêu mộ sáu trăm dũng sĩ thiếu niên làm lễ tế cờ, xuất quân đánh giặc. Sống mãi với thủ đô là tiểu thuyết lịch sử viết về giai đoạn lịch sử gần đây nhất với sự kiện Hà Nội trong đêm nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc vào cuối năm 1946. Nguyễn Huy Tưởng rất có ý thức về thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. Chiều dài của lịch sử, thời điểm đầu của cuộc kháng chiến thủ đô có ý nghĩa hết sức quan trọng để miêu tả cuộc sống và con người trên mảnh đất thiêng liêng này. Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội, đất đế đô ngàn năm văn vật đã có biết bao nhiêu trang sử oanh liệt, nhưng cũng đã từ một thế kỷ nay, âm thầm rên xiết dưới ách nô lệ của bọn thực dân xâm lược. Hà Nội đón chào cách mạng tháng Tám giữa một mùa thu với niềm vui trào dâng của những thác người cuồn cuộn xuống đường biểu dương sức mạnh, với hàng rừng cờ đỏ sao vàng rực rỡ trong khí thế chiến thắng. Hà Nội nén lòng chịu đựng những gian khổ mỗi khi bóng đen của kẻ thù lại xuất hiện với dáng vẻ khiêu khích và nghênh ngang trên đường phố. Tình thế đổi thay từng ngày, không khí chính trị và xã hội phức tạp, lịch sử như bị dồn nén lại trong từng bước đi nặng nề, dè dặt báo hiệu cho sự bùng nổ quyết liệt. Quá trình ấy tích tụ ở bên trong một sự chuyển biến mạnh mẽ của quần chúng cách mạng. Từ 19/08/1945 đến 19/12/1946, khoảng thời gian thật ngắn ngủi nhưng chính quyền cách mạng đã tạo được trong lòng nhân dân nền móng tư tưởng và tình cảm vững chắc của chủ nghĩa yêu nước. Nỗi nhục nhã ê chề của cuộc đời nô lệ và niềm vui tự do đầu tiên, ý thức về tổ quốc độc lập, về chính quyền nhân dân trong những nhận thức ban đầu thiêng liêng và mới mẻ, tình cảm với đồng bào, đồng chí... Tất cả đã thấm sâu và làm đổi thay tận gốc, cuộc sống tinh thần của nhiều người. Nguyễn Huy Tưởng đã nắm bắt và thể hiện khá trọn vẹn những chuyển động sâu sắc và điển hình của những năm tháng ấy, những năm tháng đã đi vào lịch sử. Từng sự kiện lịch sử, từng hiện tượng chính trị xã hội nổi bật đã được đóng khung thời gian theo khuôn khổ lịch sử trong từng trang viết của nhà văn. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa PHẦN KẾT LUẬN Khảo sát “Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng”là tìm hiểu mối liên hệ giữa phong cách và thể loại, bởi vì cảm hứng lịch sử vừa là một phương diện của nội dung tư tưởng tác phẩm vừa là một phương diện của phong cách nghệ thuật. Từ việc tìm hiểu, khảo sát trên, có thể rút ra mấy kết luận sau đây về cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng. 1.Tiểu thuyết lịch sử lâu nay vẫn là mảng văn học chìm khuất so với những loại hình tiểu thuyết khác nhưng với Nguyễn Huy Tưởng tiểu thuyết lịch sử là một thành tựu quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông.Nó thể hiện tài năng, tâm huyết và chứa đựng những tư tưởng lớn của nhà văn. Càng chiêm nghiệm về thời đại, về lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng càng day dứt khôn nguôi về số phận con người, số phận dân tộc. Ông luôn trăn trở và đi tìm cái mới cho tư tưởng của người cầm bút. 2.Nguyễn Huy Tưởng đã viết tiểu thuyết lịch sử với một phong cách riêng. Sự kết hợp giữa tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử trong tác phẩm của ông là một trong những bước bức phá ngoạn mục đầy thú vị.Vừa coi trọng yếu tố lịch sử, vừa coi trọng yếu tố tiểu thuyết, nhà văn đã sử dụng một cách nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật, tạo nên những tác phẩm bề thế nhưng có một dáng dấp ổn định và chững chạc. Ông đã kết hợp các thủ pháp tự sự truyền thống với kỹ thuật tiểu thuyết hiện đại để sáng tạo nên một hệ thống nhân vật giàu tính biểu tượng và sinh động. Đặc biệt với nghệ thuật trần thuật linh hoạt, luân chuyển điểm nhìn trần thuật, nhất là việc tạo ra các tình huống thử thách, và xây dựng độc thoại nội tâm, tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng đã thật sự thoát ra khỏi lối đi quen thuộc và trở thành tiền đề cho một hướng đi mới của tiểu thuyết lịch sử sau này. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông đã thuyết phục được nhiều độc giả khó tính, có sức hấp dẫn đối với đông đảo bạn đọc.Bởi ông đã “hoà giải” được ngôn ngữ lịch sử cổ kính trang nhã và ngôn ngữ tiểu thuyết,vửa sang trọng đài các, vừa dân dã nôm na, vừa đậm màu sắc triết lý,vừa giàu chất trữ tình. 3.Nhiều nhà văn khi khai thác những đề tài lịch sử thường ít khi đi theo đúng mạch cảm hứng lịch sử. Họ có thể nhìn hiện thực lịch sử bằng con mắt phán xét của người đời sau, gán cho những hiện thực lịch sử ấy một sắc thái tiểu thuyết nào đó, tùy theo cảm hứng sáng tác khơi nguồn ở họ. Khái niệm cảm hứng lịch sử là một khái niệm chưa được định danh.Dựa trên cách lập thuyết về cảm hứng sáng tác, qua quá trình khảo cứu, chúng tôi sơ Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa bộ đưa ra khái niệm như sau: Cảm hứng lịch sử là cảm hứng sáng tác xuất phát từ cảm quan về hiện thực lịch sử, trong đó nhà văn lấy lịch sử làm đề tài, chất liệu để tạo ra thế giới hình tượng, xác lập cho mình một điểm nhìn vào quá khứ, tạo ra giọng điệu phù hợp với điểm thời gian mà nó tái hiện. 4.Nguyễn Huy Tưởng là một trong số ít những nhà văn viết về quá khứ bằng cảm hứng lịch sử. Cảm hứng lịch sử là cảm hứng chủ đạo trong văn nghiệp của ông, nó xuất phát từ tình yêu, lòng đam mê đầy tự hào của nhà văn với lịch sử dân tộc. Cảm hứng ấy gắn liền với lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của người công dân Nguyễn Huy Tưởng, đồng thời cũng chứa đựng cả chất nhân văn cao cả trong cái nhìn của nhà văn đối với cuộc đời. Với cảm hứng lịch sử thấm đượm chất nhân văn ấy, Nguyễn Huy Tưởng là một trong số những tác giả hàng đầu của thế kỷ XX, có đóng góp lớn cho một thể loại quan trọng trong nền văn học dân tộc là tiểu thuyết lịch sử. 5.Cảm hứng lịch sử ở Nguyễn Huy Tưởng mang dấu ấn lịch lãm, uyên thâm của một ngòi bút am tường về văn hóa, giàu triết lý, suy tư sâu sắc về cuộc đời và con người. Dù viết về quá khứ bằng giọng văn trang nghiêm, cổ kính nhưng những tiểu thuyết lịch sử của ông vẫn cuốn hút người đọc ở hơi thở gần gũi của nhịp sống thực tại. Thế giới hình tượng trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng là sợi dây kết nối những chiêm nghiệm của nhà văn từ quá khứ về hiện tại và ẩn chứa cả những suy nghiệm đối với mai hậu. Đọc văn ông, ta không chỉ hiểu sâu sắc hơn về những gì đã diễn ra trong trường kỳ lịch sử của dân tộc mà còn thấu rõ tâm tư và suy nghĩ của những con người làm nên lịch sử ấy. Những trang viết của ông chứa đựng cả niềm đau và tự hào. Cả phần sáng lẫn phần tối của quá khứ, rất chân thực mà cũng đầy hư cấu. Điều đáng nói là nhà văn luôn hướng người đọc tới những giá trị nhân bản, nhân văn, dù ở trong bất kỳ đề tài nào, thời chiến hay thời bình. Vì vậy, cho đến hôm nay, dù đề tài lịch sử đã đi vào rất nhiều trong sáng tác của các nhà văn hiện đại, với những hình thức mới lạ, những khuynh hướng cách tân nhưng những tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng vẫn còn nguyên giá trị của nó và đã trở thành cổ điển, mẫu mực. 5.Nhìn lại vấn đề văn học và nhà trường, chúng tôi nhận thấy việc đưa tiểu thuyết lịch sử vào nhà trường là rất cần thiết. Với những tiểu thuyết lịch sử mang tính giáo dục như Đêm hội Long Trì, An Tư hay Sống mãi với thủ đô, học sinh sẽ tiếp nhận những tri thức về quá khứ dân tộc một cách hào hứng hơn. Trong chương trình hiện hành, các soạn giả đã đưa vào hai tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Vũ Như Tô. Tuy nhiên, Lá cờ thêu sáu chữ Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa vàng có thể phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh song Vũ Như Tô là một tác phẩm có tầm tưởng tượng quá lớn, triết lý quá sâu sắc, e rằng không phù hợp với nhận thức của lứa tuổi học sinh phổ thông. Vậy nên chúng tôi mạnh dạn đề xuất với những người biên soạn chương trình: Nên đưa một trong các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, An Tư, Sống mãi với thủ đô vào giới thiệu và bước đầu cho học sinh tìm hiểu. Đây cũng là tâm ý của nhà văn khi sáng tác, là mong muốn để thế hệ sau không quay lưng lại với lịch sử nước nhà nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay. Trong khuôn khổ cho phép, luận văn không thể trình bày hết những cảm nhận, phân tích trong quá trình nghiên cứu về cảm hứng lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng qua bốn tiểu thuyết. Chúng tôi hy vọng đã đóng góp môt phần nhỏ ý kiến vào công trình nghiên cứu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng, đồng thời mong muốn có thể thêm tiếng nói khẳng định giá trị của một thể loại tiểu thuyết quan trọng nhưng lâu nay vẫn bị khuất lấp. Chúng tôi mong sẽ có thể phát triển, hoàn thiện hơn đề tài này trong một tương lai không xa. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Ân, Vài ý kiến về sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong truyện lịch sử phục vụ các em, Tạp chí văn học số 3 /1979. 2. Lại Nguyên Ân, Suy nghĩ về một lối tiếp cận lịch sử, Tạp chí Nghệ thuật điện ảnh, số 3/ 1990. 3. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1990. 4. Hoàng Nguyên Cát, Một phong cách uyên thâm lịch lãm (trong “Nguyễn Huy Tưởng - Một sự nghiệp chưa kết thúc”), Viện văn học, 1992. 5. Nguyễn Minh Châu, Bên nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cùng ngắm Hồ Gươm - Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1994. 6. Nguyễn Phương Chi, Sống mãi với thủ đô (mục từ), Từ điển văn học, tập II, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1984 7. Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Huy Tưởng nhật ký, tập I-II-III, NXB Thanh niên Hà Nội, 2006. 8. Hoàng Định, Đêm hội Long Trì, Hà Nội mới chủ nhật, 25/3/1990. 9. Anh Đức, Nhớ anh Nguyễn Huy Tưởng, Văn nghệ 3/8/1985. 10. Hà Minh Đức, Nguyễn Huy Tưởng - nhà văn trưởng thành dưới chế độ mới, Tạp chí Nghiên cứu Văn học 10/1960. 11. Hà Minh Đức, Sống mãi với thủ đô tác phẩm cuối cùng của Nguyễn Huy Tưởng, Nhân dân 18/6/1961. 12. Hà Minh Đức - Phan Cự Đệ, Nguyễn Huy Tưởng (19/12/1960),NXB Văn học, Hà Nội, 1966. 13. Hà Minh Đức, Lời giới thiệu kịch Nguyễn Huy Tưởng (Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại), NXB Văn học, Hà Nội,1963. 14. Hà Minh Đức, Nguyễn Huy Tưởng - Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975), NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1979. 15. Hà Minh Đức, Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, NXB Văn học, Hà Nội, 1984. 16. Hà Minh Đức, Đêm hội Long Trì trên màn ảnh, TC Nghiên cứu nghệ thuật điện ảnh, tháng 3/1990. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa 17. Hà Minh Đức, Nguyễn Huy Tưởng - Khảo luận văn chương, NXB khoa học xã hội,Hà Nội, 1997 18. Đoàn Giỏi, Nguyễn Huy Tưởng, một người thầy, một người bạn, một người anh, Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh 26/7/1985. 19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên),Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997. 20. Đỗ Đức Hiếu, Bi kịch Vũ Như Tô, Tạp chí văn học số 10,1997 21. Tô Hoài, Lời giới thiệu Nguyễn Huy Tưởng tuyển tập, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội,1978. 22. Tô Hoài, Nhà văn Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội,1978. 23. Tô Hoài, Lời giới thiệu” Truyện viết cho thiếu nhi” của Nguyễn Huy Tưởng, NXB Văn học, Hà Nội, 1996. 24. Phạm Hổ, Nguyễn Huy Tưởng và những truyện viết cho thiếu nhi- Lời giới thiệu tập truyện Tìm mẹ. NXB Kim Đồng,Hà Nội, 1982. 25. Nguyên Hồng, Gác Nguyễn Huy Tưởng,Tạp chí văn học số 4, 1984. 26. Nguyên Hồng, Những câu chuyện bỏ dở, Tạp chí Văn nghệ số 40, 1956. 27. Thanh Huyền, Nguyễn Huy Tưởng - người viết sử bằng văn chương. Tạp chí Xưa và nay, số 32, 10/1996. 28. Mai Hương, Nguyễn Huy Tưởng với những trăn trở và khát khao sáng tạo, Tạp chí Văn học 11 + 12/6/1992. 29. Mai Hương, Trở về với tuổi thơ Nguyễn Huy Tưởng ( trong “Nguyễn Huy Tưởng - Một sự nghiệp chưa kết thúc”), Viện Văn học, 1992. 30. Mai Thị Hương, Thao thức Nguyễn Huy Tưởng, Văn hóa số 24, 30/10/1996. 31. K.Pauxtopxki, Bông hồng vàng và bình minh mưa, NXB Văn học Hà Nội, 1999. 32. Nguyễn Khải, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Văn học Hà Nội số 177, 1961. 33. Lê Văn Lan, Nguồn sáng ở một nhà văn đi trước, (trong “Nguyễn Huy Tưởng - Một sự nghiệp chưa kết thúc”), Viện Văn học, 1992. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa 34. Kim Lân, Những ngày cuối cùng của Nguyễn Huy Tưởng, Tạp chí Văn học số 106/ 1960. 35. Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng và sự làm việc của anh, Văn nghệ số 9, 1961. 36. Phong Lê, Sống mãi với thủ đô trong “Quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng”, Nghiên cứu văn học số 12/1961. 37. Phong Lê, Bàn thêm về Nguyễn Huy Tưởng, Nghiên cứu văn học số 7/1967. 38. Phong Lê, Sống mãi với thủ đô trong Quá trình sáng của Nguyễn Huy Tưởng, (trong Nguyễn Huy Tưởng - Văn và người), NXB Văn học, Hà Nội ,1976. 39. Phong Lê, Nguyễn Huy Tưởng qua hai chế độ - Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB KHXH, 1977. 40. Phong Lê, Nguyễn Huy Tưởng - những vấn đề còn bỏ ngỏ,(trong Nguyễn Huy Tưởng-Một sự nghiệp chưa kết thúc), Viện văn học, 1992. 41. Phong Lê, Nguyễn Huy Tưởng trong vầng sáng hồi nhớ, Đại đoàn kết, 12/4/1997. 42. Phong Lê, Nguyễn Huy Tưởng - văn xuôi và kịch, (trong Văn học trên hành trình của thế kỷ XX), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997. 43. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002. 44. Nguyễn Thị Liên, Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử (qua Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác và Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh). Luận văn thạc sĩ khoa học. Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội , 2004. 45. Nguyễn Văn Long, Nguyễn Huy Tưởng (mục từ) - Từ điển Văn học, tập II, NXB khoa học xã hội, Hà Nội,1984. 46. Bùi Văn Lợi, Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945, Luận án tiến sĩ năm 1999, ĐH sư phạm Hà Nội. 47. Lưu Văn Lợi, Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trước khi là nhà văn, Tạp Chí Văn học 5 + 6/1992. 48. M.B. Khrapchenkô, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978. 49. Trần Đình Nam, Nguyễn Phương Chi, Lời giới thiệu Đêm hội Long Trì NXB Hà Nội, 1985. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa 50. Trần Đình Nam, Nguyễn Huy Tưởng với đề tài lịch sử, Văn nghệ, 23/12/1985. 51. Đỗ Hải Ninh, Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nửa sau thế kỷ XX, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003. 52. Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Tưởng và quan niệm kẻ sĩ - Nguyễn Huy Tưởng toàn tập, tập V, NXB Văn học Hà Nội, 1996. 53. Mai Ngữ, Nhớ về Nguyễn Huy Tưởng, ( trong “ Nguyễn Huy Tưởng Một sự nghiệp chưa kết thúc”), Viện văn học, 1992. 54. Như Phong, Vài điều ghi nhận trên một số tác phẩm văn học gần đây, Văn nghệ, 9/1991. 55. Duy Phương, Một nhà văn Nguyễn Huy Tưởng về Dục Tú, Người Hà Nội, 3/2/1990. 56. Dương Trung Quốc, Lời giới thiệu Đêm hội Long Trì (Bộ ba tác phẩm gồm Đêm hội Long Trì, An Tư, Vũ Như Tô), NXB Hà Nội, 1999. 57. Trần Đình Sử, Thi pháp học hiện đại - khuynh hướng - hệ hình -thành tựu, NXB Giáo dục, Hà Nội,2003. 58. Ngô Thảo, Văn nghệ một thời nhìn qua lỗ khóa-(trong “Nguyễn Huy Tưởng - Một sự nghiệp chưa kết thúc”), Viện văn học, 1992. 59. Nguyễn Huy Thắng, Cha tôi - hình ảnh dệt từ trí tưởng tượng, Tạp chí Văn học, số 4, 7 + 8/1990. 60. Nguyễn Huy Thắng biên soạn, Nguyễn Huy Tưởng - văn và người, NXB Hội nhà văn Hà Nội,1991. 61. Nguyễn Huy Thắng, Ấn tượng về những nhân vật cùng cảnh ngộ, (trong “Nguyễn Huy Tưởng - văn và người”), NXB Hội nhà văn Hà Nội, 1991. 62. Nguyễn Huy Thắng, Cha tôi viết Sống mãi với thủ đô, Tạp chí Văn học, 6/1995. 63. Nguyễn Huy Thắng, Xây Cửu trùng đài sân khấu, Thế giới mới, số 168, 15/1/1996. 64. Nguyễn Huy Thắng, Những khúc sông, mảnh hồ trong cuộc đời cha tôi,Tạp chí Tia sáng, 11/1996. 65. Nguyễn Huy Thắng, Cha tôi trong Sống mãi với thủ đô, Giáo dục và thời đại, 3/1/1997. 66. Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Huy Tưởng sống mãi, Tác phẩm mới, số 12/1996. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa 67. Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Huy Tưởng - khát vọng một đời văn, Tuổi trẻ chủ nhật, số 10, 27/4/1997. 68. Nguyễn Huy Thắng, Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Giáo dục và thời đại chủ nhật, 27/4/1997. 69. Nhiều tác giả - Nguyễn Huy Thắng biên soạn, Nguyễn Huy Tưởng trong vầng sáng hồi nhớ, NXB Hà Nội, 1997. 70. Nguyễn Huy Thắng, Từ một tập giấy mỏng cha tôi để lại, Khoa học và Tổ quốc, 5/1999. 71. Nguyễn Huy Thắng, Cụ Cử - người thầy của cha tôi, Giáo dục và thời đại chủ nhật, số 52/2000. 72. Nguyễn Đình Thi, Vĩnh biệt Nguyễn Huy Tưởng, Văn học số 105, 1960. 73. Nguyễn Ngọc Thiện, Sống mãi với thủ đô - “Không chỉ là phản ánh, mà còn là tổng kết, soi sáng”,( In trong “Văn chương và tác giả”). NXB Thanh niên, Hà Nội, 1995. 74. Thiều Quang, Lá cờ thêu sáu chữ vàng- truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, Tạp chí Văn nghệ 1961. 75. Hoàng Trung Thông, Nhớ lại đôi điều về Nguyễn Huy Tưởng, TC Văn học số 4/1984. 76. Nguyễn Bích Thu - Tôn Thảo Miên, Nguyễn Huy Tưởng - khát vọng một đời văn, (trong “Nguyễn Huy Tưởng về tác giả và tác phẩm”), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. 77. Nguyễn Bích Thu - Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu, Nguyễn Huy Tưởng về tác giả và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. 78. Phan Đình Dũng, Cảm hứng lịch sử trong kịch nói của Nguyễn Huy Tưởng, Luận văn thạc sĩ khoa học. Trường ĐH Sư phạm TP. HCM, 2003. 79. Cao Xuân Thử - “Cung đình” trong bộ ba tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Tưởng, một sự nghiệp chưa kết thúc, Viện văn học, 1992. 80. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Huy Tưởng - nghệ sĩ và công dân, Nhân dân, 17/4/1997. 81. Hoàng Tiến, Nguyễn Huy Tưởng với đề tài Hà Nội, Tạp Chí Văn học số 5/1984. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa 82. Nguyễn Tuân, Lũy Hoa - Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội,1996. 83. Nguyễn Tuân, Sống mãi với thủ đô - Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 3, NXB Văn học,Hà Nội, 1996. 84. Đinh Trọng Tuấn, Đêm hội Long Trì - Một bộ phim thành công, Văn nghệ, 31/3/1990. 85. Trịnh Thị Uyên, Nhà tôi - kỷ niệm của một thời và mãi mãi, Tạp chí văn học, số 5, 9+10,1991. 86. Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội, Văn nghệ 6/10/1990. 87. V.G. Biêlinxky, Toàn tập tác phẩm, tập VII,(bản dịch), NXB Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô, 1955. 88. V.G. Biêlinxky, Tác phẩm chọn lọc,(bản dịch), M.1975. 89. Hà Ân ,Trăng nước Chương Dương, NXB Văn học, Hà Nội,2000. 90. Phan Trần Chúc ,Tĩnh Đô Vương, NXB Văn học, Hà Nội,2000. 91. Hoàng Quốc Hải, Thăng Long nổi giận,NXB Văn học,Hà Nội,2000. 92. Lan Khai, Ái tình và sự nghiệp, NXB Văn học, Hà Nội,2000. 93. Nguyễn Triệu Luật, Loạn kiêu binh, NXB Văn học, Hà Nội,2000. 94. Nguyễn Triệu Luật, Hòm đựng người, NXB Văn học,Hà Nội,2000. 95. Nguyễn Triệu Luật, Bà Chúa Chè, NXB Văn học, Hà Nội,2000. 96. Ngô Gia Văn Phái, Hoàng Lê nhất thống chí, NXB Văn học,Hà Nội,2000 97. Nguyễn Tử Siêu, Trần Nguyên Chiến kỷ,NXB Văn học, Hà Nội,2000. 98. Nguyễn Huy Tưởng, An Tư,NXB Kim đồng, Hà Nội,2005. 99. Nguyễn Huy Tưởng, Đêm hội Long Trì,NXB Kim Đồng,Hà Nội,2005. 100. Nguyễn Huy Tưởng, Sống mãi với thủ đô, NXB Kim Đồng,Hà Nội,2005. 101. Nguyễn Huy Tưởng toàn tập - tập I - NXB Văn học, Hà Nội, 1996. 102. Nguyễn Huy Tưởng toàn tập - tập II - NXB Văn học, Hà Nội, 1996. 103. Nguyễn Huy Tưởng toàn tập - tập III - NXB Văn học, Hà Nội, 1996. 104. Nguyễn Huy Tưởng toàn tập - tập IV - NXB Văn học, Hà Nội, 1996. 105. Nguyễn Huy Tưởng toàn tập - tập V - NXB Văn học, Hà Nội, 1996. 106. Nguyễn Huy Tưởng - Nhà Trần - NXB Kim Đồng,Hà Nội, 2005. 107. Nguyễn Huy Tưởng - Lá cờ thêu sáu chữ vàng, NXB Kim Đồng,Hà Nội, 2005. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa 108. Nhiều tác giả , Những vấn đề thi pháp Dostoeveski, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1993. 109. Nguyễn Văn Dân , Lý luận Văn học so sánh, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội,1998. 110. .M.BA KHTIN , Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Bộ Văn hóa Thông tin , trường viết văn Nguyễn Du,1992. 111. .Nguyễn Đình Chú,Các thế hệ nhà văn ngót 100 năm kế tiếp nhau soi lại lịch sử, Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược. NXB KHXH Hà Nội,1981. 112. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại Việt Nam,NXB KHXH,Hà Nội,1989. 113. Nguyễn Tý , Thái Vũ - Nhà văn hiện đại Việt Nam người trung thành viết tiểu thuyết lịch sử, Báo Văn nghệ số 39, 2003. 114. Lan Khai, Ai lên phố Cát, Phổ thông bán nguyệt san (số 4). 115. Nguyễn Triệu Luật, Tuyển tập lịch sử Nguyễn Triệu Luật, NXB Văn học,1998. 116. Viện KHXH Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB KHXH, Hà Nội,1993. 117. Trung tâm KHXH và NV Quốc gia, Viện nghiên cứu Hà Nội, Đại Việt sử ký tiền biên, NXB KHXH , Hà Nội,1997. 118. Hà Ân , Quận He khởi nghĩa, NXB Quân đội Nhân dân,1963. 119. Lê Thanh, Cuộc phỏng vấn các nhà văn, NXB Đời mới (không có năm xuất bản).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN010.pdf