Luận văn Cảm thức thời gian trong thơ đời Trần

MS: LVVH-VHVN036 SỐ TRANG: 146 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4. Lịch sử vấn đề 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Cấu trúc luận văn CHƯƠNG 1: THỜI ĐẠI VÀ CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ CA TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1. Thời đại của hào khí Đông A- một mốc son trong lịch sử dân tộc 1.2. Cảm thức thời gian trong thơ*ca*trung*đại 1.2.1. Về khái niệm “Cảm thức thời gian” 1.2.2. Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam CHƯƠNG 2: CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ THIỀN ĐỜI TRẦN 2.1. Vị trí của thơ Thiền trong văn học đời Trần 2.2. Thời gian thực tại đắm say của giây phút đạt đạo - Sự vĩnh hằng hoá khoảnh khắc 2.3. Thời gian ngắn ngủi của kiếp người và thời gian vĩnh hằng của vũ trụ tuần hoàn CHƯƠNG 3: CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ THẾ TỤC ĐỜI TRẦN 3.1.Thời gian bất tử trong cảm hứng về lịch sử chống ngoại xâm oai hùng 3.2. Thời gian suy tư, hoài niệm mang tính chất triết lí về cuộc đời và thế sự 3.3. Thời gian lãnh, đạm tàn phai trong cảm xúc đau buồn về thời cuộc: CHƯƠNG 4: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THỜI GIAN TRONG THƠ ĐỜI TRẦN 4.1. Dùng hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm 4.2. Dùng điển cố, điển tích 4.3. Dùng thủ pháp đối lập 4.4. Dùng thủ pháp so sánh, ẩn dụ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC

pdf146 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm thức thời gian trong thơ đời Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trăng Trần Thái Tông Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình. Giang hồ tự thích Thanh phong minh nguyệt sinh nhai túc. Tuệ Trung Đốn tỉnh Tạc dạ nguyệt minh kim dạ nguyệt. TrầnThánh Tông Hạnh An Bang phủ Mộ túc minh nguyệt loan. Đăng Bảo Đài sơn Minh nguyệt mãn hung khâm. Trần Nhân Tông Nguyệt Nhất thiên như thủy, nguyệt như trú. - Thanh phong minh nguyệt tương vi lân. - Minh nguyệt đương không kiểu băng tuyết. Vân Tiêu am Thử phong, thử nguyệt dữ thử nhân, Hợp thành thiên hạ tam kì tuyệt. Trần Anh Tông Chinh Chiêm Thành hoàn chu bạc Phúc Thành cảng Sơn gia vũ cước thanh tùng nguyệt. Phiếm chu Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương. Đề Động Hiên đàn việt giả sơn Lung yên trạo nguyệt, lạc hoa hàn. Tảo thu Nhất nhất túng chi võng nguyệt minh. Cúc hoa Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài. Huyền Quang Diên Hựu tự Nguyệt sắc như ba phong thụ đan. Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể nhận ra rằng: trăng xuất hiện khá thường xuyên trong thơ Thiền. Các tác giả quen thuộc của dòng thơ này đều viết về trăng với một niềm say mê. Và khi xuất hiện, nó thường gắn liền với thời điểm mà con người hòa nhập với vũ trụ, với thiên nhiên đồng thời cũng là lúc con người khám phá ra chân lý vĩnh hằng của cuộc đời. Thế nên, bóng trăng trong những vần thơ này vằng vặc sáng trong và tràn đầy sự sống. Nó được tái hiện bởi con mắt vừa yêu đời tha thiết lại vừa bình thản trước sự vận động không ngừng của thời gian. Nó gây ấn tượng sâu sắc bởi cái trong trẻo, thanh cao, bình đạm. Luôn là ánh trăng sáng và tràn đầy, lan tỏa vào cảnh vật, lung linh trên mặt nước, lấp lánh trên cành lá và chan hòa trong lòng người. Nó mang đến cho người đọc một cảm giác về sự viên mãn, đầy đủ với niềm vui bất tận trong tâm hồn. Thậm chí, trong Vân tiêu am, trăng còn xuất hiện tới ba lần với ba mức độ về sự gắn kết khác nhau: trăng kết bạn xóm giềng với người, trăng lơ lửng trên không và cuối cùng trăng cùng với gió, với người tạo thành thế chân kiềng vững chãi trong vũ trụ, cơ hồ như giữa ba thực thể ấy không có một trở lực nào có thể tạo ra sự cách ngăn. Tuy nhiên, cũng là hình ảnh ánh trăng nhưng đến thơ vãn Trần, nó không còn là hình ảnh biểu thị cho khoảnh khắc sáng trong tuyệt đỉnh, giao thoa giữa con người và cảnh vật nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và cô quạnh như chính tâm trạng của chủ thể trữ tình, những con người đang chứng kiến sự lụi tàn của một triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử dân tộc. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó cũng qua một bảng thống kê sau: Tác giả Tên bài thơ Câu thơ có hình ảnh trăng Trần Quang Triều Đề Phúc Thành từ đường Nguyệt ấn hàn đàm nhất phiến tâm Nguyễn Trung Ngạn Động Đình hồ Nhật nguyệt bình phù hạo diểu gian. Nguyễn Ức Lạc mai Hòa nguyệt dị sinh kim tịch mộng. Chu An Miết trì Thủy nguyệt kiều biên lộng tịch huy. Nguyễn Phi Khanh Thu dạ Nguyệt sắc vô nhân cánh vô lại. Đặng Dung Cảm hoài Kỷ độ Long tuyền đái nguyệt ma. Các tác giả đời vãn Trần cũng xem trăng như một hình tượng gắn bó với đời sống tâm hồn của họ. Thế nhưng, nhìn vào trăng, họ chỉ thấy hiện rõ hơn bi kịch của bản thân và thời cuộc. Họ nhìn trăng luôn trong thời khắc lạnh lẽo và cô đơn nhất. Trăng lạnh như mảnh lòng, trăng nổi trôi vô định như thân kiếp con người, trăng làm lòng người sinh ra mộng mị bất an, trăng trơ trọi vì thiếu sự sống của con người, và cuối cùng trăng trong thơ Đặng Dung là ánh trăng soi tỏ tâm sự bất đắc chí của nhà thơ khi trong lòng còn đầy tráng chí mà phải bất lực, mài gươm chờ thời trong nỗi vô vọng. Ánh trăng trở thành chứng nhân cho thân kiếp cô đơn vò võ của con người. Như vậy, cùng là một hình ảnh biểu thị thời gian về đêm nhưng ánh trăng đã khác đi rất nhiều trong cảm thức của mỗi con người ở các thời điểm khác nhau. Nếu ánh trăng là hình ảnh thường xuất hiện trong thơ đầu thời thịnh Trần, trong đó có thơ Thiền với niềm hân hoan, tự tại vô biên thì bóng chiều lại là hình ảnh chủ đạo trong thơ cuối thời Trần. Tất nhiên, trong thơ thịnh Trần không phải không có hình ảnh này, thậm chí có lúc nó còn là hình ảnh đắc địa để thể hiện cái nhìn điềm tĩnh, lạc quan của con người và sự gắn bó thân thiết giữa con người và cảnh vật. Thế nhưng, chỉ với thơ thời vãn Trần, hình ảnh này mới hiện lên với tất cả vẻ cô đơn hiu hắt của nó. Chúng tôi cũng tạm liệt kê hình ảnh bóng chiều trong những bài thơ vãn Trần đã khảo sát bằng bảng thống kê sau: Tác giả Tên bài thơ Câu thơ có hình ảnh bóng chiều Quá Tiêu Tương Hồng nhật hạ sơn đề giá cô. Phạm Sư Mạnh Đăng Hoàng Lâu tẩu bút thị Bắc sứ thị giảng Dư Gia Tân Hạng Vương đài tiền lạc nhật hồng. Trường An hoài cổ Sổ hàng lăng bách bối tà huy. Mai thôn phế tự Tàu bi trầm mộ vũ, Cổ phật ngọa tà dương. Trần Quang Triều Quy chu tức sự Phàm đối tịch dương hành. Nguyễn Trung Ngạn Ung Châu Cố lũy vân yên cô tịch chiếu. Nguyễn Ức Biên tập “Cúc Đường di cảo” cảm tác Sổ thanh đề điểu tống tà huy. Linh Sơn tạp hứng Tà dương đạm mạt bản khê minh. Thanh Lương giang Sơn yêu nhất mạt tịch dương hoành. Miết trì Thủy nguyệt kiều biên lộng tịch huy. Giang Đình tác Tà nhật ngâm tàn hồng đạm đạm, Mộ thiên vọng đoạn bích du du. Chu An Vọng Thái Lăng Tùng thâm thu tỏa nhật tương tịch. Nhìn vào bảng thống kê trên, có thể thấy, hình ảnh bóng chiều với nhiều tư thế xuất hiện khác nhau đã diễn tả một sự thay đổi lớn lao trong cảm thức về thời gian của con người. Không còn niềm an lạc và bình yên trong lòng, con người trở nên nhạy cảm với thời khắc của ngày tàn, nhìn thấy ở đó sự héo úa, bất an. Con mắt ngắm cảnh đã chứa đầy phiền toái và lo âu. Xuất hiện khá nhiều lần, hình ảnh này đã nói lên những đổ vỡ trong tâm hồn con người thời vãn Trần. Trong khi đó, vẫn là hình ảnh bóng chiều, thế nhưng thơ thời thịnh Trần đã tạo ra cho nó một nguồn sinh lực hết sức dồi dào. Và đây là hai trường hợp mà bóng chiều xuất hiện như là biểu tượng của cuộc sống bình yên êm ả trong con mắt đắm say của thi nhân: - Tam lưỡng thiền thanh náo tịch dương (Vài ba tiếng ve kêu rộn bóng chiều.) (Hạ cảnh – Trần Thánh Tông) -Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên, Bán vô bán hữu tịch dương biên. Mục đồng địch lí quy ngưu tận, Bạch lộ song song phi hạ điền. (Trước thôn sau thôn đều mờ nhạt như khói phủ, Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có, nửa như không. Trong tiếng sáo mục đồng gọi trâu về hết, Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.) (Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông) Không một chút băn khoăn lo lắng, những câu thơ viết về bóng chiều như thế luôn mang lại cho con người sự thư thái và yêu đời với một cảm giác bình an trọn vẹn, thứ bình an đến từ trong tâm nên bền lâu và sâu sắc. Ngoài hai hình ảnh tiêu biểu trên, thơ đời Trần còn có nhiều hình ảnh biểu cảm khác để biểu thị thời gian, đặc biệt là các hình ảnh thiên nhiên như lục thủy, thanh sơn (non xanh nước biếc) (Giang hồ tự thích – Tuệ Trung); xuân quang (ánh xuân) (Phúc Đường cảnh vật – Tuệ Trung); thu giang thanh thiển (sông mùa thu vừa trong vừa cạn) (Thoái cư – Tuệ Trung)… Mỗi hình ảnh đều có ý nghĩa biểu thị một không gian, thời gian thực đồng thời nó mở ra một miền không gian, thời gian trong tâm tưởng con người. Ở đây, chúng tôi nhấn mạnh đến những hình ảnh biểu thị thời gian mang tính lặp lại với tần số xuất hiện thường xuyên, cả trong thơ Thiền và thơ thế tục để thấy được những nét vừa chung vừa riêng của chúng. 4.2. Dùng điển cố, điển tích Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của văn học trung đại phương Đông là việc sử dụng các điển tích, điển cố. Với một dung lượng ngôn từ vừa phải, thơ ca vẫn có khả năng chuyển tải một nội dung tương đối phong phú. Khi thể hiện cảm thức thời gian, thơ đời Trần cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Các nhà thơ tìm đến với các điển tích, điển cố như một phương tiện đắc lực để bộc lộ quan niệm và sự hiểu biết của mình. Ở đây, chúng tôi chỉ quan tâm khảo sát những điển tích, điển có gắn liền với việc thể hiện cảm thức thời gian trong thơ đời Trần. Thơ Thiền hay nói về thời gian với ý thức về sự ngắn ngủi của nó. Và quan niệm quen thuộc ấy được biểu thị trong một loạt các điển tích nhằm đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Trong thơ Trần Thái Tông là: Hồ điệp mộng cừ cừ. Cam hỗn hòe trung nghị. (Giấc mơ bướm miệt mài. Đành chịu lẫn trong đám kiến cành hòe) (Thử thời vô thường kệ) Giấc mơ bướm xuất phát từ tích sau: “Theo Trang Tử thiên Tề vật luận: “Xưa Trang Chu nằm mơ thấy mình hóa thành bướm, bay lượn nhởn nhơ, rõ ràng là bướm… Đột nhiên sực tỉnh, lại thấy mình rõ ràng là Trang Chu. Chẳng hiểu là Trang Chu mộng hóa thành bướm hay bướm hóa mộng hóa thành Trang Chu” Theo Trang Tử, mộng và thực rút cục đều như nhau cả” [45, tr.141] Trong thơ Trần Thái Tông, hình ảnh giấc mơ bướm biểu thị cho thời gian đời người ngắn ngủi, chỉ như một giấc mộng. Đề cập đến kiểu thời gian này, Trần Thái Tông đã đánh thẳng vào sự u mê lầm lạc của con người khi thời gian đời người thì có giới hạn mà con người cứ mải miết tìm kiếm những điều phù phiếm, tự làm khổ bản thân mình mà quên sống trọn vẹn phút giây thực tại trước mắt. Trong thơ Tuệ Trung: Y cẩu phù vân biến thái đa, Du du đô phó mộng Nam Kha. (Cuộc đời như đám mây nổi, luôn thay đổi nhiều vẻ, Mơ màng đành phó cho giấc mộng Nam Kha.) (Thế thái hư huyễn) Giấc mộng Nam Kha có nghĩa là giấc mộng dưới cành cây phía Nam. Đây cũng là điển tích mà Trần Thái Tông nhắc đến qua hình ảnh hòe trung nghị (kiến cành hòe) “Theo sách Dị văn lục, Thuần Vu Phần một hôm nằm hóng mát dưới gốc hòe, bỗng thiếp đi, rồi mơ thấy mình đến một nước gọi là nước Hòe An, được vua nước ấy gả công chúa cho, lại được phong làm thái thú quận Nam Kha, cuộc sống cực kì vinh hoa phú quý. Thế rồi bỗng giật mình sực tỉnh thấy mình vẫn đang nằm dưới gốc hòe, lúc ấy mới thấy được rằng, nước Hòe An kia chính là gốc hòe này; quận Nam Kha chính là cành hòe phía nam có kiến làm tổ trên đó” [45, tr.143] Bao nhiêu sự kiện diễn ra tưởng như đã thay đổi cuộc đời con người nhưng thực ra lại chẳng là gì cả. Điển cố trên được dùng để biểu thị thời gian ngắn ngủi và vô nghĩa của kiếp người. Trong thơ Trần Nhân Tông: Tục đa biến thái vân thương cẩu. (Thói đời nhiều thay đổi như mây trắng hóa chó xanh.) (Đại Lãm Thần Quang tự) Mây trắng chó xanh “lấy ý từ câu “bạch vân thương cẩu” nói hình dạng những đám mây trắng trên trời luôn thay đổi, lúc thì hình con chó rồi lại tan rất nhanh. Người ta hay mượn điển này để nói về sự biến đổi của cuộc đời” [89, tr.482] Ngoài một số điển tích trên trong thơ Thiền, ta còn gặp một số khác trong thơ thế tục có khả năng chuyển tải ý nghĩa về thời gian. Trần Quang Khải trong Phúc Hưng viên có đoạn: Nam vọng lang yên vô phục khởi, Đồi nhiên nhất tháp mộng thiên an. (Trông về phía Nam không còn khói lang bốc lên nữa, Thảnh thơi trên giường, yên tâm với giấc mơ riêng.) Khói lang là một hình ảnh xuất phát từ hiện tượng “ngày xưa các đồn biên ải đốt lửa khi có giặc. Các đồn khác nhận được hiệu đó lại đốt lửa truyền tin. Vì các đồn ở cách xa nên khi đốt lửa, người ta phải bỏ phân chó sói vào để khói đậm và bốc thẳng”[89, tr.432] Như vậy, điển cố trên tuy không có ý nghĩa chỉ thời gian một cách trực tiếp nhưng được sử dụng trong trường hợp này, nó lại có tác dụng biểu thị thời gian mà nhà thơ cảm thấy hài lòng, thanh thản và tin tưởng vào nền thái bình lâu dài của dân tộc. Trong thơ Trần Nhân Tông: Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh. (Cối Kê việc cũ người nên nhớ, Hoan, Diễn còn kia mười vạn binh.) (Quân tu ký) Tích được Trần Nhân Tông nhắc đến trong câu thơ trên là sự kiện một ngàn quân còn lại trên núi Cối Kê của Việt Vương Câu Tiễn ở thời Chiến quốc, ngỡ bị quân Ngô dồn đến chân tường, vậy mà hồi sau lại dấy lên, đánh bại đội quân hùng mạnh của nước Ngô. Tích cũ được nhắc lại trong lúc quân thù đang mạnh, quan quân nhà Trần lại có phần dao động lúng túng, câu thơ đã gợi được cái không khí chiến trận sôi nổi, tràn đầy tinh thần quyết chiến, quyết thắng, giúp nó trở thành một khoảnh khắc đáng nhớ của lịch sử dân tộc. Ở một bài thơ khác ông viết: Bạch đầu quân sĩ tại, Vãng vãng thuyết Nguyên Phong. (Người lính đầu bạc còn đến nay, Thường thường kể lại chuyện đời Nguyên Phong.) (Xuân nhật yết Chiêu lăng) Nguyên Phong ở đây nhắc đến sự kiện chiến thắng Nguyên - Mông năm 1258 do vua Trần Thái Tông, dưới niên hiệu Nguyên Phong, lãnh đạo. Sự kiện đó cũng đánh dấu một mốc thời gian quan trọng trong tâm thức con người hiện tại. Họ nhớ về lịch sử bằng một sự kiện cụ thể với tình cảm kính phục và biết ơn sâu sắc, chân thành. Và cũng chính vì thế mà thời khắc ấy mới còn mãi với thời gian, trở nên vĩnh hằng. Còn Trương Hán Siêu khi thể hiện niềm hoài cổ bâng khuâng thì viết: Duy dư thành khuyết liên vân ngoại. Không sử hành nhân phủ “Thử ly”. (Chỉ trơ lại thành khuyết ngoài đám mây dày lớp lớp. Luống khiến người qua đường ngâm thơ “Thử ly”.) (Quá Tống đô) Thử ly là tên một một bài thơ trong Vương phong của Kinh thi. Bài thơ nói lên niềm cảm khái của viên quan đại phu nhà Đông Chu khi đi qua kinh đô cũ nhà Tây Chu thời ấy đã thành cánh đồng lúa ngô tươi tốt. Tích này đã thể hiện được nỗi niềm cảm khái của nhà thơ trước sự vận động của thời gian. Sự vận động ấy làm thay đổi mọi thứ khiến con người không tránh khỏi bùi ngùi tiếc nhớ. Nhìn lại, việc sử dụng những điển tích trên so với việc dùng các hình ảnh biểu cảm không thật nhiều, tuy nhiên, vẫn cần thiết đưa vào luận văn nhằm đảm bảo tính hệ thống và đầy đủ vì dù sao, việc sử dụng điển cố, ít nhiều vẫn là một trong những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu nhất của văn học trung đại. Cho nên, đề cập đến nghệ thuật biểu hiện, dù ở khía cạnh nào cũng không thể bỏ qua hiện tượng mang tính phổ quát ấy. Chính việc đưa các điển tích, điển cố này đã góp phần thể hiện sự hàm súc, vốn rất quan trọng, cho văn học trung đại nói chung, cho thơ ca đời Trần nói riêng. Bởi vì, nghệ thuật, xét cho cùng, cần phải chừa những khoảng trống, những dấu lặng để người đọc suy nghĩ và trải nghiệm. Việc sử dụng các điển tích, điển cố đã mang đến cho người đọc hôm nay những khoảng lặng, những chỗ trống như thế - để sống chậm lại, để kịp trải nghiệm hết ý nghĩa của cuộc sống qua những sự kiện của biết bao thế hệ đã qua. 4.3. Dùng thủ pháp đối lập Đối lập là một trong những cách thức thể hiện quen thuộc của thơ ca trung đại. Các phạm trù đối lập được đứng cạnh nhau để soi tỏ cho nhau, nương tựa vào nhau nhằm làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của tác giả. Thơ ca đời Trần cũng dùng thủ pháp đối lập như là một phương tiện nghệ thuật quen thuộc nhằm biểu hiện thế giới tâm hồn phong phú của nhà thơ. Khi đề cập đến thời gian, việc dùng các hình ảnh, khái niệm đối lập nhau đã giúp chúng ta nhìn vấn đề một cách rõ nét hơn, sống động hơn. Thơ Thiền đặc biệt dùng rất nhiều hình ảnh đối lập để diễn tả các khoảng, mốc thời gian trái ngược nhau trong cảm nhận của con người. Trước hết là các khoảng thời gian đối lập nhau trong cảm hứng say mê trước thực tại. Trong Giang hồ tự thích, Tuệ Trung nói đến hai khoảng thời gian trái ngược nhau là buổi sớm (hiểu) và chiều hôm (vãn) với tư thế an nhiên tự tại của một người tự do giữa đất trời. Đối lập ở đây biểu đạt một sự vận động đơn thuần từ sáng đến chiều của thời gian, thời gian mà con người rong chơi, tận hưởng thiên nhiên giàu có. Hai mốc thời gian giống như hai đầu mút của một đường thẳng mà ở đó, con người tìm thấy hứng thú trong sự vận động của tạo vật, muốn hòa mình vào trong cuộc sống phong phú ấy: Hiểu quải cô phàm lăng hãn mạn, Vãn hành đoản địch lộng yên ba. (Buổi sớm kéo cánh buồm cô đơn băng mặt nước mênh mông, Chiều hôm cầm ngang chiếc sáo ngắn đùa với khói sương.) (Tuệ Trung) Cũng trong dòng thời gian vận động như vậy, Trần Thánh Tông có Hạnh An Bang phủ với sự đối lập giữa sáng (triêu) và tối (mộ): Triêu du phù vân kiệu, Mộ túc minh nguyệt loan. (Sáng chơi ngọn núi có đám mây nổi, Tối về nghỉ ở eo biển trăng sáng.) Hai mốc thời gian đối lập trên tiếp tục tái hiện một cuộc rong chơi khác đầy niềm vui, niềm vui của sự nhàn tản từ trong tâm hồn. Con người không đứng lặng tĩnh tại mà hướng toàn bộ tâm trí và niềm say mê vào sự vận động của thời gian. Thời khắc nào của thời gian cũng đều khiến con người tìm thấy niềm vui bất tận trong lòng. Tuy nhiên, ở thơ Thiền, sự đối lập đôi khi không chỉ để diễn tả sự vận động của thời gian một cách đơn thuần. Các mốc thời gian đối lập được nói đến như là minh chứng cho các giai đoạn nhận thức khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong cuộc đời con người. Điều này được thể hiện khá rõ trong thơ Trần Thánh Tông: Đã ngõa toàn quy tam thập niên, Kỷ hồi hãn xuất vị tham thiền. Nhất triêu thức phá nương sinh diện, Tỵ khổng nguyên lai một bán biên. (Ba mươi năm dùi rùa đập ngói, Mấy lần toát mồ hôi vì tham cứu đạo Thiền. Một sớm mai bỗng thấy hết được khuôn mặt của mẹ, Thì ra khuôn mặt ấy chỉ còn một nửa.) (Độc Đại Tuệ ngữ lục hữu cảm) Sự đối lập về thời gian được biểu hiện qua một thông số cụ thể: ba mươi năm vất vả và một sáng mai thảnh thơi, thanh thản. Hai con số ấy cũng mở ra một thông điệp đầy ý nghĩa: khi đã đạt đạo thì con người sẽ tự mình thoát ra khỏi vòng cương tỏa của những giáo điều, những ràng buộc mà trước đây, bởi những nhận thức sai lầm và ấu trĩ, con người đã tự hạn chế bản thân mình. Cũng với nguồn cảm hứng ấy, Trần Thánh Tông còn có Tự thuật với hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Khi chưa đạt đạo thì: Tự tòng quán dốc nhập Thiền lưu, Đả ngõa toàn quy một ngoại cầu. (Từ thưở còn để trái đào đã gia nhập dòng Thiền, Dùi rùa đập ngói không cầu gì khác.) Cho đến lúc chợt tỉnh thì: Chung nhật nhàn đàn bất điệu cầm Nhàn môn vô sự khả quan tâm. (Suốt ngày thảnh thơi gảy cây đàn muôn điệu, Trong cánh cửa nhàn không có việc gì đáng để tâm.) Và ở hai thời điểm khác nhau đó, con người tiếp tục hiện lên với hai tâm thế khác nhau hoàn toàn. Sự đối lập ấy đánh dấu sự trưởng thành trong tư tưởng của con người. Sự trưởng thành cũng lý giải tại sao con người có thể cảm thấy hoàn toàn tự do và hưởng thụ hết mình phút giây say đắm ở thực tại, dù biết cuộc đời vốn vô cùng ngắn ngủi, phù du, dù biết thời gian tuần hoàn của vũ trụ là vô cùng, vô tận… Ở một bài thơ khác, nhà thơ cũng nêu lên sự khác biệt ở hai khoảng thời gian cụ thể để đánh dấu thời khắc quan trọng trong cảm nhận của mình về cuộc sống xung quanh: Kim niên du thắng tích niên du. (Cuộc đi chơi năm nay hơn hẳn cuộc đi chơi năm ngoái.) (Hạnh Thiên Trường hành cung) Cái hơn hẳn ở đây không phải là do sự thay đổi của cảnh vật mà là do chính từ trong nhận thức của con người về nó. Năm ngoái và năm nay khắc họa một khoảng thời gian không dài nhưng giữa chúng có sự khác biệt lớn lao. Trần Thánh Tông nhấn mạnh đến điều này trong niềm say mê trước thời gian thực tại, ông dường như không muốn hoán đổi một khoảng thời gian nào khác. Giống Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông cũng từng trải qua những thời khắc đặc biệt trong cuộc đời mình với những băn khoăn về lẽ sống của con người. Ông miệt mài tìm kiếm suốt thời trai trẻ với sự hăng say nhiệt tình nhưng chưa tìm thấy vì những xao động không ngừng của cái tâm trước ngoại cảnh. Đến khi khám phá ra chân lý đích thực, ông trở nên nhàn hạ và thanh thản biết bao trước sự đổi thay của cuộc đời. Con người đã từng xao xuyến trước mỗi cánh hoa rơi thuở nào bây giờ trở nên bình thản hơn bao giờ hết. Tất nhiên đây không phải là sự chai lì, vô tâm, mất hết xúc cảm trước cuộc sống mà là con người đã học được cách chấp nhận cuộc sống với những được, mất thường tình. Đó là con người bản lĩnh và tự do, tự do ngay trong chính tư tưởng của mình: Niên thiếu hà tằng lẽ sắc không, Nhất xuân tâm tại bách hoa trung. Như kim khám phá đông hoàng diện, Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng. (Thời tuổi trẻ chưa từng hiểu rõ lẽ”sắc” với“không”, Mỗi khi xuân đến vẫn gửi lòng theo trăm hoa. Ngày nay đã khám phá ra bộ mặt của chúa xuân, Ngồi trên nệm cỏ, giữa tấm phản nhà chùa ngắm cánh hoa rụng.) (Xuân vãn) Mặt khác, trong thơ Thiền, ta còn gặp thủ pháp đối lập khi tác giả đề cập đến sự vận động của thời gian mang đến cho con người tuổi già: Dạ sắc sơ phân hiểu, Thần quang tiệm xuất không. Ám thôi tân phát bạch, Tiệm cải cựu nhan hồng. (Sắc đêm mới vừa hửng sáng, Ánh ban mai hiện dần trên bầu trời. Ngầm giục mái tóc xanh điểm trắng, Dần thay vẻ hồng của dung nhan xưa.) (Sơ nhật vô thường kệ - Trần Thái Tông) Sắc đêm và ánh ban mai tái hiện sự đối lập trong thời gian ban ngày và ban đêm tuần hoàn. Sự tuần hoàn ấy phủ bóng lên thân thể con người bằng một sự đối lập khác, đó là mái tóc bạc thay mái tóc xanh, vẻ hồng trên khuôn mặt ngày nào cũng đổi thay… Ngoài ra, thơ Thiền còn dùng hình ảnh đối lập để thể hiện hai trạng thái tồn tại trái ngược nhau của con người, đó là sống và chết. Chúng được Trần Thánh Tông quan niệm: Sinh như trước sam, Tử như thoát khố. (Sống như mặc áo, Chết như trút bỏ quần ra.) (Sinh tử) Như vậy, thơ Thiền đã dùng thủ pháp đối lập để biểu thị sự thay đổi trong nhận thức con người cũng như để thể hiện sự tương phản trong quan niệm về thời gian vũ trụ và thời gian đời người, sự tương phản giữa sự sống và cái chết… Các mạch thời gian hiện lên khá rõ nét qua những hình ảnh đối lập ấy. Và trên hết là nó đã khắc họa được vẻ đẹp tâm hồn con người đời Trần: biết nhìn vào các quãng đời của mình để tự vấn, để trăn trở; biết trân trọng, say mê những thời khắc đời người tuy ngắn ngủi nhưng lại đầy ý nghĩa khi trải nghiệm không ngừng chính cuộc sống phong phú của mình để đạt đến cái tâm thanh thản, bình yên. Trong thơ thế tục, cảm thức về thời gian đã có sự thay đổi. Do đó, những hình ảnh đối lập về thời gian cũng có ý nghĩa khác với thơ Thiền. Nó bắt đầu chứa đựng những trăn trở suy tư về thế sự, về cuộc đời với lẽ hưng phế. Trong Ô Giang Hạng Vũ miếu, Phạm Sư Mạnh thể hiện niềm cảm khái trước bước đi của thời gian minh chứng cho cái ngắn ngủi và vô nghĩa của đời người, đó là sự đối lập nghiệt ngã và gay gắt khi con người còn sống và đã chết: Kỷ đa cái thế bạt sơn lực, Tận tại nhàn hoa dã thảo trung. (Biết bao chí trùm đời sức nhổ núi, Đều nằm trong đám hoa dại và cỏ đồng.) Ở một bài thơ khác, nhà thơ cũng thể hiện niềm bâng khuâng của mình trước bãi chiến trường xưa còn lưu biết bao dấu vết mà con người thì mất hút trong bóng thời gian: Thiên hoang địa lão cổ chiến trường, Thiên tải anh hùng kim dĩ hỷ. (Chiến trường xưa trong cảnh trời đất hoang vu, Anh hùng ngàn xưa nay còn đâu.) (Đăng Hoàng Lâu tẩu bút thị Bắc sứ thị giảng Dư Gia Tân) Sự đối lập giữa xưa và nay trong cảnh chiến trường hoang vu hẳn đã khiến cho Phạm Sư Mạnh, một người từng hăng hái xông pha chiến trường không khỏi ngậm ngùi, nhận ra quy luật thời gian thật nghiệt ngã. Những con người đã để lại trên chiến trường, trong cuộc đời biết bao dấu ấn của tráng chí anh hùng, rốt cuộc rồi cũng bị trôi vào sự quên lãng của người đời. Đối với Nguyễn Trung Ngạn, thời gian cũng là một yếu tố chứa đầy sự nghiệt ngã đối với đời người khi mà: Hào kiệt tiêu ma oán vị hưu. (Hào kiệt đã tiêu ma nhưng nỗi oán hận vẫn chưa tan.) (Ung Châu) Sự đối lập ở đây là sự tương phản giữa thân thế con người và nỗi oán hận về chiến tranh đã gây cảnh chết chóc tang thương. Thân thế đã tan vào hư không nhưng nỗi oán hận thì không tan. Cuộc đời vẫn nhắc tới nó với sự trách móc. Nhấn mạnh đến điều này, phải chăng, Nguyễn Trung Ngạn muốn hướng con người đến một lối sống nhàn tâm, nhàn thân hơn là phải bằng mọi giá có được trong tay công danh phú quý? Với Nguyễn Ức, sự đối lập trong không gian, thời gian xưa và nay khiến thơ ông chìm trong cảm xúc bùi ngùi xót xa với nỗi niềm hoài cổ: Hệ lãm giang đình mịch thắng du, Tiền triều hành điện dĩ hoang khưu. (Buộc thuyền cạnh đình ven sông tìm chơi thắng cảnh, Hành cung triều trước đã thành gò hoang.) (Bạc chu ứng Phong Đình ngẫu đề) Cái gò hoang ở thì hiện tại là một minh chứng cho sự tàn phá mãnh liệt của thời gian. Nó đã san bằng mọi thứ, kể cả những dấu tích huy hoàng trong quá khứ. Là người đang chứng kiến sự suy vi của một triều đại huy hoàng như triều Trần, Nguyễn Ức làm sao tránh khỏi bùi ngùi, không chỉ về chuyện của triều đại trước, mà còn là ở ngay chính triều đại mình đang sống. Có lúc, Nguyễn Ức nhận thấy sự đối lập, phân thân ngay trong chính con người của mình ở mỗi thời kỳ của cuộc đời: Hòa nguyệt dị sinh kim tịch mộng, Điểm song do đới cựu niên sầu. (Hòa với trăng dễ sinh ra giấc mộng đêm nay, Điểm bên song, còn mang nỗi buồn nhớ năm xưa.) (Lạc mai – Nguyễn Ức) Con người hôm nay nhớ về con người năm xưa, nhìn lại thấy có vẻ xa xăm. Thế nhưng, nỗi buồn là sợi dây liên kết giữa hai con người. Nó làm câu thơ oằn nặng nỗi xót xa cho những giấc mơ chưa thành hiện thực. Nhà thơ đã ngoái nhìn lại cả cuộc đời để nhận ra thời gian mang đi tuổi trẻ nhưng thời gian lại không xóa hết được nỗi buồn. Năm xưa hay đêm nay đều khiến con người không thanh thản với những băn khoăn trước cuộc đời và thế sự. Tuy vậy, trong dòng chảy u buồn của thơ ca thời vãn Trần, thảng hoặc vẫn bắt gặp đâu đó những niềm vui nho nhỏ. Niềm vui đến trong chốc lát chứ không lâu dài thường tại như trong thơ Thiền. Để có được niềm vui ấy, con người phải góp nhặt, phải nâng niu bởi dường như đó là điều hết sức hiếm hoi trong cả cuộc đời: Bách niên phù thế nhân giai mộng, Bán nhật thâu nhàn ngã diệc tiên. (Cuộc phù thế trăm năm, người người đều như mộng, Trộm cái nhàn nửa ngày, ta cũng là tiên.) (Du Côn Sơn- Nguyễn Phi Khanh) Câu thơ cho thấy con người của thời vãn Trần đã nhìn thời gian bằng một con mắt lãnh đạm, mặc kệ thời gian trôi, mặc kệ tháng ngày qua đi. Niềm vui sống trở nên nhỏ bé so với cuộc phù thế trăm năm. Tuy thế, dường như thơ ca thời kỳ này vẫn không nguôi cảm giác nuối tiếc vì chí làm trai chưa thỏa, vì lòng chưa thanh thản giấc mơ được báo đáp và cống hiến cho đại nghiệp của dân tộc. Thế nên, Đặng Dung trong Cảm hoài mới viết: Quốc thù vị báo đầu tiên bạch. (Nợ nước chưa trả mà đầu đã sớm bạc.) Đầu bạc là dấu hiệu của tuổi già. Con người ở đây băn khoăn giữa khả năng và nghĩa vụ. Chúng cũng là sự đối lập gay gắt giữa thời gian đời người và quỹ thời gian để thực hiện lý tưởng. Nhìn xuyên suốt cả quá trình phát triển của thơ ca thời vãn Trần, có thể thấy thấy sự bất đắc chí chủ yếu vì con người cảm thấy không còn đủ thời gian và sức lực để thực hiện lí tưởng và nghĩa vụ. Thế nên, dù là những vần thơ được viết lên khi tự hào về chiến công hay day dứt ưu tư về thời cuộc thì nhìn chung thơ đời Trần vẫn luôn là tiếng nói của một thời kì hào hùng đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Thủ pháp đối lập đã có mặt cả trong thơ Thiền lẫn thơ thế tục để cảm thức về thời gian của mỗi một nhà thơ được hiện lên một cách rõ nét và sâu sắc. Nó góp phần xác lập một hệ thống các hình ảnh, các khái niệm đối lập, tương phản để chúng soi chiếu cho nhau, giúp người đọc nhìn thấy rõ hơn những biểu hiện của tư tưởng, tâm hồn và tính cách con người đời Trần. 4.4. Dùng thủ pháp so sánh, ẩn dụ Khi thể hiện cảm thức về thời gian, thơ đời Trần luôn cố gắng tìm những cách thức diễn đạt sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh việc sử dụng các hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm, các điển tích, điển cố và thủ pháp đối lập, các tác giả còn thường xuyên sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ nhằm thể hiện quan niệm và thái độ của mình về thời gian. Các hình ảnh so sánh ẩn dụ xuất hiện khá nhiều trong những vần thơ thể hiện cảm thức về thời gian. Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng một bảng hệ thống như sau, trước hết là ở thơ Thiền: Tác giả Câu thơ, bài thơ Biện pháp nghệ thuật Hình ảnh Ý nghĩa Trần Nhân Tông Nhất thiên như thủy, nguyệt như trú. (Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ) So sánh - trời trong như nước - trăng sáng như ban ngày Trần Thái Tông Thân như băng kiến hiệu, Mệnh tự chúc đương phong. (Sơ nhật vô thường kệ) So sánh - thân như băng gặp nắng - mệnh như ngọn đuốc trước gió Đời người ngắn ngủi, Quang âm như tiễn hựu như thoa (Giang hồ tự thích) So sánh Thời gian như tên, như thoi Tam sinh thúc hốt chân phong chúc, (Đốn tỉnh) So sánh đời người như ngọn đuốc trước gió Y cẩu phù vân biến thái đa (Thế thái hư huyễn) So sánh cuộc đời như mây nổi Đốt đốt phù vân hề phú quý, Hu hu quá khích hề niên quang. (Phóng cuồng ngâm) So sánh - giàu sang như mây nổi - thời gian như bóng ngựa qua kẽ vách Công danh phú quý đẳng phù vân, Thân thế quang âm, nhược phi tiễn. (Phàm thánh bất dị ) So sánh - công danh, giàu sang như mây nổi - thân thế và tháng năm như mũi tên bay Tuệ Trung Quang âm lưu thủy, Phú quí phù vân. (Trữ từ tự cảnh văn) So sánh - ngày tháng như nước trôi - giàu sang như mây nổi hữu hạn, kiếp người mong manh, công danh phú quý phù du, thời gian cuộc đời trôi đi hối hả, không ngừng trong dòng chảy vô tận, vĩnh hằng của thời gian vũ trụ. Bách tuế quang âm nhiễn chỉ trung. (Quá Vạn Kiếp) So sánh bóng quang âm như nháy mắt Huyền Quang Phú quý phù vân trì vị đáo, Quang âm lưu thủy cấp tương thôi. (Tặng sĩ đồ tử đệ) So sánh - giàu sang như mây nổi - thời gian như nước chảy Đến thơ thế tục, khi thể hiện quan niệm về thời gian, các tác giả cũng sử dụng biện pháp so sánh và ẩn dụ với những hình ảnh rất quen thuộc: Tác giả Câu thơ, bài thơ Biện pháp nghệ thuật Hình ảnh Ý nghĩa Trần Nhân Tông Sơn hà thiên cổ điện kim âu. (Tức sự) So sánh núi sông vững như âu đồng Khẳng định nền thái bình vững chắc, trường tồn Trần Quang Triều Tự tòng trích lạc hạ nhân gian, Lục thập dư niên nhất thuấn khan. (Lâm chung thị ý) So sánh Sáu mươi năm như một cái nháy mắt. Biểu thị sự ngắn ngủi nhanh chóng của kiếp người Như vậy, cả trong thơ Thiền và thơ thế tục, thơ đời Trần có một mảng lớn dùng các hình ảnh so sánh và ẩn dụ, chủ yếu là so sánh để thể hiện sự ngắn ngủi của cuộc đời. Hình ảnh so sánh thường gặp nhất là năm tháng như mũi tên, bóng quang âm như nháy mắt, công danh, giàu sang như mây nổi, đời người như ngọn đuốc trước gió… Biện pháp so sánh được lặp lại rất nhiều lần như vậy đã mang đến cho người đọc một ấn tượng sâu sắc về cảm thức thời gian đời người của thơ đời Trần. Họ luôn nhìn thấy tính chất ngắn ngủi hư vô của kiếp người và cái phù phiếm của công danh phu quý. Điếu đáng quý ở đây là nhận thức điều đó họ lại càng thêm yêu giây phút thực tại đáng sống, đặc biệt là trong thơ Thiền. Thơ thế tục thời vãn Trần tuy không có được cái âm hưởng yêu đời như thế nhưng nó cũng chứng minh một phương diện cao quý trong nhân cách con người trí thức đời Trần: khi cảm thấy không thể cứu vãn được tình thế nữa, họ chấp nhận sống một cuộc đời thanh bạch chốn làng quê như Chu An, Trần Nguyên Đán… Tuy vậy, trong sâu thẳm tâm hồn của họ vẫn là một tấm lòng đau đáu tình đời, không nguôi day dứt, trăn trở về thời cuộc. Không thể hoàn toàn quay lưng với thế sự nên họ vẫn nhìn thời gian và cuộc đời bằng một con mắt chứa đầy nỗi tiếc nuối và cô đơn. Mặt khác, chính những hình ảnh so sánh và ẩn dụ đã giúp cho thơ Thiền đời Trần không đơn thuần chỉ là thơ để truyền bá giáo lý nhà Phật mà trở thành thơ ca thực sự với yếu tố trữ tình mềm mại, với những hình ảnh có sức gợi sâu sắc về nhân sinh. Tuy những hình ảnh này vẫn mang tính lặp lại vì nó thuộc tư duy nghệ thuật trung đại với tính quy phạm chặt chẽ, với tinh thần sùng cổ nhưng ở mỗi một tác giả, ta vẫn gặp được những nét riêng biệt. Điều đó đã góp phần tạo nên sắc thái độc đáo cho thơ ca đời Trần trong quá trình phát triển của thơ ca dân tộc. KẾT LUẬN Sau khi tiến hành khảo sát toàn bộ những bài thơ, câu thơ đời Trần có biểu hiện hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp yếu tố thời gian, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận: 1. Thời đại nhà Trần là một thời đại đặc biệt. Dấu ấn của thời đại ấy được thể hiện qua các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc và trong đời sống tinh thần phong phú của mỗi cá nhân. Nó lưu lại dấu vết khá sâu sắc trong quá trình vận động của lịch sử dân tộc, đồng thời được phản ánh khá rõ nét qua văn học, trong đó có thơ ca. 2. Cảm thức về thời gian là một yếu tố thường trực trong thơ ca trung đại nói chung, thơ đời Trần nói riêng. Các nhà thơ, dù ít dù nhiều đều thể hiện quan niệm và cảm xúc của mình trước thời gian. Và vì thế, có thể xem thời gian là một đại lượng để đo đếm cảm xúc, suy nghĩ của các tác giả đời Trần. Cảm thức về thời gian có sự khác biệt khá rõ nét trong các loại hình thơ ca và trong mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì thế, thơ đời Trần vốn thuộc thơ ca trung đại với yếu tố quy phạm chặt chẽ vẫn để lại những dấu ấn khá riêng biệt, độc đáo. Dấu ấn về thời gian trong mỗi loại hình thơ ca hay trong mỗi giai đoạn đều bắt nguồn từ hoàn cảnh lịch sử quy định theo nó những đặc điểm tư tưởng, quan niệm, tâm lý… khác nhau. Điều đó giải thích vì sao con người cảm thấy hào hứng, bình thản, hốt hoảng hay chán nản trước sự vận động của thời gian. Vấn đề này đã được chúng tôi phân tích, lý giải trong phần nội dung của luận văn. Nó cũng góp phần lí giải cho sự lựa chọn của mỗi cá nhân trong triều đại ấy, cắt nghĩa tại sao một ông vua lại đang đêm trốn lên chùa, coi ngai vàng như chiếc giày rách…; tại sao con người ý thức rất rõ sự ngắn ngủi của thời gian đời người mà không lo sợ, bất an… Từ đó góp phần soi sáng những nhân cách lớn lao của con người thời đại nhà Trần. 3. Thời gian trong thơ Thiền tuy được biểu hiện dưới hai bình diện đối lập nhau: thời gian đời người ngắn ngủi và thời gian vũ trụ vô tận nhưng nét nổi bật đáng trân trọng nhất của thơ Thiền chính là ở chỗ nó đã thúc đẩy lòng ham sống một cách mạnh mẽ. Thơ Thiền dạy con người biết trân trọng mỗi giây phút trôi qua trong cuộc đời, biết yêu tha thiết khoảnh khắc riêng tư thú vị, biết trải lòng với thiên nhiên, con người… Và vì vậy, thơ Thiền đã thoát khỏi chức năng tôn giáo để trở thành thơ của cuộc đời rộn ràng hương sắc. 4. Thời gian trong thơ thế tục đời Trần, dưới ảnh hưởng của mỗi giai đoạn lịch sử, cũng mang nhiều sắc thái khác nhau. Có dòng thời gian say mê, hào hứng trong mỗi chiến công của cha ông, có dòng thời gian chất chứa đầy lo âu, suy nghĩ và dằn vặt. Cho dù được biểu hiện dưới khía cạnh nào, thời gian trong thơ thế tục cũng góp phần khắc họa chân dung những con người tràn đầy tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời. Vì thế mà niềm vui hay nỗi buồn trong thơ cũng trở thành chứng nhân cho lòng yêu nước thương dân nồng nàn của con người đời Trần. 5. Cảm thức thời gian trong thơ đời Trần được thể hiện thông qua một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu như sử dụng hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm, dùng các điển tích, điển cố, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đối lập… Chúng góp phần thể hiện các phương diện phong phú của thời gian, đồng thời cho thấy sự phát triển của thơ ca đời Trần. 6. Cách cảm nhận và thể hiện thời gian trong thơ đời Trần tuy không thống nhất, có lúc là những vần thơ về thời gian đầy tin tưởng, tự hào, sảng khoái, có lúc chứa đầy niềm an lạc tự tại, và cũng có lúc là dòng thời gian trôi đi chậm chạp trĩu nặng ưu tư muộn phiền… nhưng nhìn chung, chúng luôn có một ý nghĩa nhân sinh tích cực bởi đây là thơ ca của một thời đại phục hưng dân tộc mạnh mẽ với những con người đã khẳng định lý tưởng cống hiến không mệt mỏi. Vì vậy, khi đọc những vần thơ viết về thời gian đời Trần, thế hệ đi sau cảm thấy tự hào sâu sắc về những thời khắc quan trọng trong lịch sử dân tộc đã đóng những dấu ấn tỏa sáng mãi trong thơ, đồng thời một cảm giác bình an thanh thản trong tâm hồn, không còn lo sợ trước nhịp thời gian trôi với tuổi già, bệnh tật và cái chết. Bên cạnh đó là niềm cảm thông sâu sắc cho thân thế những con người sinh ra không gặp thời, phải dấn thân để trải nghiệm những mất mát và đau thương. Và đó chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà thơ ca đời Trần đã để lại cho hôm nay, sau bao nhiêu biến đổi của cuộc đời và thăng trầm của lịch sử. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa, HN. 2. Lại Nguyên Ân, (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG HN. 3. Minh Chi (1991), “Góp phần tổng kết Phật giáo đời Trần”, Tạp chí Văn học, số 4, 1992. 4. Minh Chi (1992), “Con người Tuệ Trung thượng sĩ”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 5. Minh Chi (1992), “Bàn về cảnh giới giác ngộ của Trần Thái Tông”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 6. Minh Chi (1992), “Vua Trần Nhân Tông và phái Trúc Lâm Yên Tử”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 7. Minh Chi (1992), “Bàn về sắc thái đặc biệt Thiền học Trần Thái Tông và Phật giáo đời Trần”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 8. Minh Chi (1992), “Phật giáo đời Trần (Hay là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến thắng đối với quân Nguyên Mông)”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 9. Minh Chi (1992), “Thơ Huyền Quang”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 10. Nguyễn Huệ Chi (1977), “Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền Lý Trần”, Tạp chí Văn học, số 4, 1977. 11. Nguyễn Huệ Chi (1992), “Con đường giao tiếp văn học cổ - trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực”, Tạp chí Văn học, số 1, 1992. 12. Nguyễn Huệ Chi (1998), “Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm và hiện tượng hội nhập văn hoá thời Lý - Trần”, Tạp chí Văn học, số 8, 1998. 13. Nguyễn Huệ Chi (2000), “Nhận diện văn học Thăng Long mười thế kỷ”, Tạp chí văn học, số 11, 2000. 14. Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Băng Thanh (2008), “Trần Nhân Tông và tầm vóc của một thời đại”, Báo Tuổi Trẻ, Chủ nhật, 30/11/2008. 15. Nguyễn Đình Chú (1999), “Vấn đề con người cá nhân trong văn học cổ nhìn từ góc độ lí thuyết”, Tạp chí Văn học, số 3, 1999. 16. Nguyễn Đình Chú (1999), “Vấn đề “ngã” và “phi ngã” trong văn học Việt Nam trung cận đại”, Tạp chí Văn học, số 5, 1999. 17. Nguyễn Đình Chú (2008), “Phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 7, 2008. 18. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học, lí luận và ứng dụng, Nxb GD. 19. Trương Đăng Dung, (2004), Tác phẩm văn học như là một quá trình, Nxb KHXH, HN. 20. Nguyễn Thế Đăng (1992), “Ý nghĩa tích cực của đời sống trong cái nhìn của các Thiền sư đời Trần”, Thiền học đời Trần, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. 21. Nguyễn Đăng Điệp (tuyển chọn) (2005), Trần Đình Sử tuyển tập, Tập 2, Nxb GD. 22. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb VH HN. 23. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, Nxb GD. 24. Đặng Thị Hảo (2000), “Điển tích trong thơ tình cổ trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 7, 2000. 25. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn. 26. Lại Văn Hùng (1992), “Trên đường nhận diện gương mặt tư tưởng Hương Hải Thiền sư”, Tạp chí Văn học, số 4, 1992. 27. Nguyễn Phạm Hùng (2001), “Trần Thái Tông, nhà thơ sám hối”, Trên hành trình văn học trung đại, Nxb QG HN. 28. Nguyễn Phạm Hùng (2001), “Trần Tung và những khúc ca phóng cuồng”, Trên hành trình văn học trung đại, Nxb QG HN. 29. Nguyễn Phạm Hùng (2001), “Trần Nhân Tông giữa cảnh đời hư thực”, Trên hành trình văn học trung đại, Nxb QG HN. 30. Nguyễn Phạm Hùng (2001), “Huyền Quang và niềm xao động trước cuộc đời”, Trên hành trình văn học trung đại, Nxb QG HN. 31. Nguyễn Phạm Hùng (2001), “Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền đời Lý”, Trên hành trình văn học trung đại, Nxb QG HN. 32. Nguyễn Phạm Hùng (2001), “Dương Không Lộ, thiền sư - thi sĩ”, Trên hành trình văn học trung đại, Nxb QG HN. 33. Nguyễn Phạm Hùng (2001), “Về diễn tiến của thơ trữ tình đời Trần”, Trên hành trình văn học trung đại, Nxb QG HN. 34. Nguyễn Phạm Hùng (2001), “Trương Hán Siêu và tư tưởng nghệ thuật thời Lý - Trần”, Trên hành trình văn học trung đại, Nxb QG HN. 35. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ X –XX, Nxb ĐHQG HN. 36. Trần Hoàng Hùng (2005), Con người trong thơ Thiền Lý - Trần dưới góc nhìn thi pháp học hiện đại, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP TP HCM. 37. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2002), Văn học Việt Nam (Thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII), Nxb GD, HN. 38. Đặng Thanh Lê (1992), “Nghiên cứu văn học cổ - trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực”, Tạp chí Văn học, số 1, 1992. 39. Ngô Văn Lệ (1992), “Thử tìm hiểu nguyên nhân phát triển đạo Phật đời Trần”, Thiền học đời Trần, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. 40. Đoàn Ánh Loan (2000), “Ảnh hưởng của quan niệm thẩm mĩ Phương Đông trong việc sử dụng điển cố”, Tạp chí Văn học, số 3, 2000. 41. Nguyễn Công Lý (2003), Văn học Phật giáo thời Lý - Trần, Diện mạo và đặc điểm, Nxb Đại học quốc gia TP HCM. 42. Nguyễn Tuấn Khanh (1999), “Cấu trúc nghệ thuật thơ Haikư”, Tạp chí Văn học, số 10, 1999. 43. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên) (2000), Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến 1858, Nxb GD. 44. Trần Lê Sáng (1981), Cuộc đời và thơ văn Chu Văn An, Nxb HN. 45. Đặng Đức Siêu (1998), Ngữ liệu văn học, Nxb GD. 46. Lê Văn Siêu (2006), Văn học sử Việt Nam, Nxb Văn học, TP HCM. 47. Trần Xuân Sinh (2006) ( Biên soạn), Thuyết Trần – Sử nhà Trần, Nxb Hải Phòng. 48. Nguyễn Hữu Sơn (1998), “Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của Thiền uyển tập anh”, Tạp chí Văn học, số 4, 1998. 49. Nguyễn Hữu Sơn (2000), “Về cảm quan Phật giáo trong thơ văn Nguyễn Trãi”, Tạp chí Văn học, số 6, 2000. 50. Nguyễn Hữu Sơn (2005), “Cội rễ văn hoá của nền văn học thời Lý - Trần”, Văn học trung đại Việt Nam, Quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb KHXH. 51. Nguyễn Hữu Sơn (2005), “Vịnh Vân Yên tự phú - Nẻo về thiên nhiên Phật và “Cõi vô tâm”, Văn học trung đại Việt Nam, Quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb KHXH. 52. Nguyễn Hữu Sơn (2005), “Chu Văn An - con người cương trực”, Văn học trung đại Việt Nam, Quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb KHXH. 53. Thích Phước Sơn (1992), “Trần Thái Tông, đời đạo lưỡng toàn”, Thiền học đời Trần, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. 54. Thích Phước Sơn (1992), “Tam tổ Huyền Quang”, Thiền học đời Trần, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. 55. Thích Phước Sơn (1992), “Nguyên nhân nào làm cho các triều vua đầu đời Trần hưng thịnh?”, Thiền học đời Trần, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. 56. Thích Phước Sơn (1992), “Đặc trưng Phật giáo giai đoạn đầu Trần”, Thiền học đời Trần, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. 57. Thích Phước Sơn (1992), “Nhìn khái quát Phật giáo đời Trần”, Tạp chí Văn học, số 4, 1992. 58. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb QGHN. 59. Bùi Duy Tân (1992), “Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: tiếp nhận – cách tân – sáng tạo”, Tạp chí Văn học, số 1, 1992. 60. Bùi Duy Tân (2004), Hợp tuyển Văn học trung đại Việt Nam ( Thế kỉ X - XIX), tập 1, Nxb GD. 61. Hà Văn Tấn (1992), “Vấn đề văn bản học các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 4, 1992. 62. Văn Tâm (1999), “Thiền học trong hai vở kịch của Đoàn Phú Tứ”, Tạp chí Văn học, số 10, 1999. 63. Trần Thị Băng Thanh (1992), “Thử phân định hai mạch cảm hứng trong dòng văn học Việt Nam mang đậm dấu ấn Phật giáo thời trung đại”, Tạp chí Văn học, số 4, 1992. 64. Trần Thị Băng Thanh (1999), “Trương Hán Siêu và những lời thơ hoài niệm cố hương”, Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb KHXH. 65. Trần Thị Băng Thanh (1999), “Trần Nhân Tông, thơ và cuộc đời”, Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb KHXH. 66. Trần Thị Băng Thanh (1999), “Hào khí Đông A trong thơ sứ trình đời Trần”, Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb KHXH. 67. Trần Thị Băng Thanh (1999), “Ức Trai thi tập và thơ chữ Hán đời Trần”, Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb KHXH. 68. Trần Thị Băng Thanh (1999), “Một vài tìm tòi bước đầu về văn bản Thơ văn Lý - Trần”, Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb KHXH. 69. Trần Thị Băng Thanh (1999), “Đặng Dung và tình cảm bi tráng qua bài thơ Cảm hoài”, Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb KHXH. 70. Trần Thị Băng Thanh (1999), “Huyền Quang và những trang đời nhiều huyền thoại, những vần thơ nhiều hàm nghĩa”, Những nghĩ suy từ văn học trung đại, Nxb KHXH. 71. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt nam dưới góc nhìn văn hoá, Nxb GD. 72. Nguyễn Khắc Thuần (1998), Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb GD, TP HCM. 73. Thiều Chửu (1999), Hán - Việt từ điển, Nxb TP HCM. 74. Nguyễn Đăng Thục (1971), Thiền học Trần Thái Tông, Nhà tu thư và sưu khảo viện ĐH Vạn Hạnh. 75. Thích Minh Tuệ (1992), “Chất Thiền nơi Tuệ Trung thượng sĩ”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 76. Thích Minh Tuệ (1992), “Thiền sư Huyền Quang, một nhà thơ lớn”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 77. Thích Thanh Từ (1992), “Thiền Trúc Lâm qua văn thơ Hán”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 78. Thích Thanh Từ (1992), “Tuệ Trung thượng sĩ”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 79. Thích Thanh Từ (1992), “Tinh thần siêu phóng của Tuệ Trung thượng sĩ”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 80. Thích Thanh Từ (1992), “Những nghi vấn về thiền sư Huyền Quang”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 81. Thích Thanh Từ (1992), “Nhận xét những ưu khuyết của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”, Thiền học đời Trần, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. 82. Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và văn học, Nxb trẻ. 83. Nguyễn Đăng Thục (1971), Thiền học Trần Thái Tông, Nhà tu thư và sưu khảo viện ĐH Vạn Hạnh. 84. Đoàn Thị Thu Vân (1992), “Một vài nhận xét về ngôn ngữ thơ Thiền Lý – Trần”, Tạp chí Văn học, số 2, 1992. 85. Đoàn Thị Thu Vân (1998), Thơ Thiền Lý - Trần, Tập 1, Nxb VN TP HCM. 86. Đoàn Thị Thu Vân (2000), “Côn Sơn ca – Khúc ca hài hòa giữa minh triết và nhân ái”, Tạp chí Văn học, số 10, 2000. 87. Đoàn Thị Thu Vân (2007), Thơ Thiền Việt Nam thời Lý-Trần, khảo sát từ góc độ nghệ thuật, Bài giảng cao học, trường ĐHSP TP HCM. 88. Tầm Vu (1999), “Tìm hiểu các đặc điểm của tư tưởng phật giáo Việt nam trong thời đại Lý - Trần qua các tác phẩm văn học”, Tuyển tập 40 năm tạp chí văn học 1960-1999, Tập 2, Nxb TP HCM. 89. Viện văn học (1988), Thơ văn Lý Trần, Tập II, Quyển thượng, Nxb KHXH, HN. 90. Viện văn học (1988), Thơ văn Lý Trần, Tập III, Nxb KHXH, HN. 91. Lê Trí Viễn (Chủ biên) (1997), Văn học trung đại Việt Nam, Trường ĐHSP. TP HCM. 92. Lê Trí Viễn (1998), Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam, Nxb GD. 93. Lê Trí Viễn (200), “Từ Trần Nhân Tông đến Bác Hồ”, Tạp chí Văn học, số 10, 2000. 94. Lê Trí Viễn (200), Một đời dạy văn viết văn toàn tập, Tập 4, Nxb GD. 95. Trần Thị Hồng Y (2003), Tìm hiểu thơ các vua thời thịnh Trần (Từ Trần Thái Tông đến Trần Minh Tông), Luận văn thạc sĩ, trường ĐHSP TP HCM. 96. Lê Thu Yến (Chủ biên), (2003), Văn học Việt Nam, Văn học trung đại, những công trình nghiên cứu, Nxb GD, TP HCM. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cám ơn Mục lục MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1: THỜI ÐẠI VÀ CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ CA TRUNG ÐẠI VIỆT NAM 1.1. Thời đại của hào khí Đông A – một mốc son trong lịch sử dân tộc..... 12 1.2. Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại ............................................ 14 1.2.1. Khái niệm cảm thức thời gian ........................................................ 14 1.2.2. Cảm thức thời gian trong thơ ca trung đại Việt Nam..................... 17 Chương 2: CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ THIỀN ÐỜI TRẦN 2.1. Vị trí của thơ Thiền trong văn học đời Trần......................................... 20 2.2. Thời gian thực tại đắm say của giây phút đạt đạo – sự vĩnh hằng hóa khoảnh khắc ................................................................................... 21 2.3. Thời gian ngắn ngủi của kiếp người và thời gian vĩnh hằng của vũ trụ tuần hoàn.......................................................................................... 49 Chương 3: CẢM THỨC THỜI GIAN TRONG THƠ THẾ TỤC ÐỜI TRẦN 3.1. Thời gian bất tử trong cảm hứng về lịch sử chống ngoại xâm oai hùng....................................................................................................... 64 3.2. Thời gian suy tư, hoài niệm mang tính chất triết lí về cuộc đời và thế sự ..................................................................................................... 71 3.3. Thời gian lãnh đạm, tàn phai trong cảm xúc đau buồn về thời cuộc.... 95 Chương 4: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THỜI GIAN TRONG THƠ ÐỜI TRẦN 4.1. Dùng hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm .................................................. 108 4.2. Dùng điển tích, điển cố ......................................................................... 114 4.3. Dùng thủ pháp đối lập........................................................................... 118 4.4. Dùng thủ pháp ẩn dụ, so sánh ............................................................... 127 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 134

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN036.pdf
Tài liệu liên quan