Luận văn Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Câu đố là một thể loại của văn học dân gian. Đã từ lâu, trong đời sống tinh thần của người lao động, câu đố chiếm một vị trí đáng kể. Như mọi loại hình dân gian, câu đố len vào từng nhà, đi vào tư duy của mọi lứa tuổi, từ những em bé ngây thơ cho đến các cụ già đầu bạc. Có thể nói, hoạt động đố - đáp được người lao động hưởng ứng và trở nên phổ biến ở mọi vùng miền, nhất là ở vùng nông thôn. Từ Bắc chí Nam, ai ai cùng biết vài ba câu đố và không ít lần tham gia vào trò chơi đố giải. 1.2. Câu đố có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Đố - đáp không đơn thuần chỉ là một trò chơi giải trí thông thường mà còn là một sân chơi trí tuệ bổ ích bằng ngôn từ (chúng tôi nhấn mạnh chất trí tuệ trong câu đố). Trên sân chơi ấy, người tham gia chơi được mài sắc năng lực tư duy, óc phán đoán đồng thời được rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt đối với trẻ em, câu đố là những một trong những phương tiện đắc lực giúp trẻ có được một bộ não phát triển toàn diện. Việc đưa câu đố đến cho trẻ là cách làm tốt để chúng có điều kiện phát triển nhanh về trí tuệ. 1.3. Câu đố có tác dụng sư phạm, giáo dục. Câu đố giúp thoả mãn óc tò mò, lòng khao khát ham hiểu biết của trẻ nhỏ. Câu đố được người lớn dùng để giáo dục các em, dạy cho các em những hiểu biết thường thức trong sinh hoạt hàng ngày, trong học tập, vui chơi. Hơn thế nữa, câu đố là một phương tiện hữu ích cho trẻ nhỏ và người nước ngoài học tiếng Việt. Sở dĩ như vậy vì bằng việc sử dụng những hình ảnh kiểu ví von trong loại đố chữ giúp người học dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ mặt chữ. 1.4. Đã có không ít công trình nghiên cứu về câu đố song phần lớn các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm câu đố rồi giải đáp ẩn số. Cũng có một số tài liệu nghiên cứu về câu đố nhưng ở mức khái quát. Chưa thấy có công trình nghiên cứu câu đố dân gian, đặc biệt nghiên cứu về câu đố dân gian của người Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học một cách bài bản. Với những căn cứ trên, chọn đề tài “Câu đố dân gian người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học” để nghiên cứu người viết mong muốn góp thêm một cách nhìn về câu đố dưới ánh sáng của một số lý thuyết ngôn ngữ học. 2. Lịch sử vấn đề Câu đố ra đời từ rất sớm. Khó có thể ấn định một thời gian cụ thể để đánh dấu sự ra đời của câu đố. Nhưng có thể khẳng định một điều rằng, khi con người lấy lao động làm lẽ sống, khi ngôn ngữ phát triển, khi nhu cầu hiểu biết thế giới xung quanh trở thành một đòi hỏi thường ngày thì khi đó câu đố ra đời. Điểm lại tình hình nghiên cứu, tư liệu của chúng tôi cho thấy có khoảng hơn 40 công trình nghiên cứu về câu đố, trong đó có 11 công trình mang tích chất sưu tập, tuyển chọn và biên soạn lại tuỳ theo mục đích của người biên soạn. Số còn lại là những công trình, những bài nghiên cứu về một góc nào đó của câu đố. Có thể kể ra dưới đây một số công trình sưu tập về câu đố tiêu biểu: 1) Câu đố Việt Nam (Thiên Lữ, Võ Hồng sưu tầm), Nxb Thanh Hoá, 2000. 2) Câu đố Việt Nam (Hồ Anh Thái biên soạn), Nxb Hải Phòng, 2004. 3) Câu đố dân gian (Lữ Huy Nguyên, Trần Gia Linh, Nguyễn Đình Chỉnh sưu tầm), Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1989. 4) Câu đố dân gian Việt Nam (Xuân Thu sưu tầm), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1998. 5) Câu đố Việt Nam (Ninh Viết Giao sưu tầm), Nxb Khoa học Xã hội, 1990. 6) Câu đố Việt Nam (Nguyễn Văn Trung biên soạn), Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1986. 7) Câu đố người Việt (Triều Nguyên biên soạn), Nxb Thuận Hoá, 2007. Trong số các công trình kể trên có ba công trình được chú ý nhiều hơn cả là công trình của các tác giả Triều Nguyên, Nguyễn Văn Trung và Ninh Viết Giao. Bên cạnh việc tập hợp một số lượng khá lớn câu đố, tác giả Nguyễn Văn Trung, còn giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc; hoàn cảnh sử dụng, mục đích, chức năng câu đố; cách cấu tạo câu đố về mặt ngữ pháp, ngữ điệu, ngữ nghĩa .Với tác giả Triều Nguyên, phần khái luận về câu đố người Việt cho thấy cách tiếp cận câu đố ở bình diện thể loại khá toàn diện và có những kiến giải thấu đáo. Có nhiều vấn đề được đặt ra lần đầu như:“ trường và hiện tượng xuất nhập trường trong câu đố”,“mô hình câu đố”,“câu đố tá ý”v.v . Một số tài liệu có bàn đến câu đố nhưng hết sức sơ lược dưới dạng chương, mục, ví dụ: 1) Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên)[32]; 2) Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị [60]; 3) Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu [64]; 4) Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 3) do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn [65]. Ngoài ra cũng thấy đây đó một số bài nghiên cứu về câu đố như: 1) “Hiện tượng đồng dạng khác nghĩa và đồng nghĩa khác dạng của câu đố” của tác giả Phạm Văn Tình [58]; 2)“Các hình thức chơi chữ trong câu đố”- tác giả Triều Nguyên [42]; 3)“Câu đố và tư duy nghệ thuật” của Hồ Quốc Hùng [27]; 4)“Câu đố và văn chương bình dân” của Phạm Văn Đang [18]. Đặc biệt, theo chúng tôi được biết những khoá luận, luận văn hay luận án tiến sĩ nghiên cứu về câu đố có số lượng rất ít. Mới chỉ thấy một số công trình nghiên cứu như: “Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt Nam với trẻ em” - Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của tác giả Trần Thị Lan [34], đề tài nghiên cứu khoa học:“Tìm hiểu về câu đố trong chương trình tiếng Việt Tiểu học” của tác giả Đặng Thị Quỳnh [47]; Luận văn thạc sĩ “Bước đầu tìm hiểu cách tri nhận thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố)” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền [29]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về câu đố thường nặng về sưu tầm, tuy đưa ra nhận xét song đó chỉ là những gợi ý đối với người đọc. Có những công trình nghiên cứu chỉ chọn một số câu đố tiêu biểu để tìm hiểu, phân tích về một phương diện nào đó. Ba công trình chúng tôi vừa nhấn mạnh là có chiều sâu hơn cả. Tóm lại, tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy những công trình về câu đố theo cách nhìn của ngôn ngữ học không nhiều. Đặc biệt, nghiên cứu câu đố dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ dụng học lại càng hiếm. Chọn đề tài này để nghiên cứu, chúng tôi muốn hiểu thêm câu đố về các phương diện như hình thức câu đố, căn cứ cũng như phương tiện xây dựng câu đố. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần bé nhỏ vào chặng đường nghiên cứu một thể loại hấp dẫn của văn học dân gian. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là câu đố dân gian người Việt đã được biên tập, tuyển chọn trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 3) của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 2005 và cuốn Câu đố Việt Nam của Nguyễn Văn Trung, Nxb TP HCM, 1986. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Từ góc nhìn của ngôn ngữ học, có thể nghiên cứu câu đố về nhiều phương diện, song luận văn chỉ tập trung vào ba phương diện, đó là: - Hình thức của câu đố - Căn cứ xây dựng câu đố - Phương thức xây dựng câu đố 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu câu đố về các phương diện trên, luận văn muốn làm rõ thêm các kiểu câu đố xét từ phương diện hình thức và nội dung, đồng thời chỉ ra những căn cứ cũng như phương thức xây dựng câu đố. Qua đó gián tiếp giúp người đọc thấy được điều kiện để giải đáp câu đố đúng, chính xác. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau: - Khảo sát, phân loại câu đố căn cứ vào cấu tạo hình thức và phương thức tạo lập của chúng. - Miêu tả, phân tích các loại các kiểu câu đố đã được phân loại ở trên. - Tổng kết các kết quả nghiên cứu bằng bảng biểu hoặc bằng lời. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 5.1. Phương pháp thống kê phân loại Sử dụng phương pháp nghiên cứu này để thống kê các kiểu câu đố theo các tiêu chí đã định trước. 5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp Phương pháp nghiên cứu này được vận dụng để phân tích tư liệu thống kê và tổng kết lại các kết quả phân tích. 6. Đóng góp mới của luận văn Nếu đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, về mặt lý luận sẽ góp thêm một cái nhìn mới về câu đố dân gian người Việt. Đó là cách nhìn theo quan điểm của ngữ dụng học. Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu thêm về câu đố. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái quát về câu đố dân gian 1.2. Sơ lược về một số biện pháp tu từ 1.3. Khái quát lý thuyết ngữ dụng học 1.4. Kết luận chương Chương 2: Câu đố dân gian người Việt nhìn từ bình diện hình thức 2.1. Câu đố xét theo thể loại văn bản 2.2. Câu đố xét theo lý thuyết cấu trúc hội thoại 2.3. Câu đố xét theo lý thuyết lập luận 2.4. Kết luận chương Chương 3: Một số căn cứ và phương thức xây dựng câu đố dân gian người Việt 3.1.Căn cứ xây dựng câu đố 3.1.1. Căn cứ vào tri thức ngôn ngữ 3.1.2. Căn cứ vào các tri thức nền khác 3.2. Phương thức xây dựng câu đố 3.2.1. Phương thức đánh lạc hướng chiếu vật 3.2.2. Phương thức thay thế - bổ sung 3.3. Kết luận chương Kết luận Tài liệu tham khảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU i 1. Lí do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử vấn đề . 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 5 4.1. Mục đích nghiên cứu 5 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu . 5 5.1. Phương pháp thống kê phân loại 5 5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp . 5 6. Đóng góp mới của luận văn 5 7. Cấu trúc của luận văn 6 CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN 7 1.1.1. Khái niệm câu đố . 7 1.1.2. Phân loại câu đố . 9 1.1.3. Hoàn cảnh sử dụng câu đố 10 1.2. SƠ LưỢC VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ . 11 1.2.1. Biện pháp tu từ nhân hoá 11 1.2.2. Biện pháp tu từ ẩn dụ 13 1.2.3. Biện pháp tu từ so sánh . 14 1.3. KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT NGỮ DỤNG HỌC . 15 1.3.1. Chiếu vật và các phương thức chiếu vật . 15 1.3.2. Hành vi ngôn ngữ 18 1.3.3. Khái quát về hội thoại . 20 1.3.4. Khái quát về lập luận 22 1.3.5. Lý thuyết về tiền giả định 25 1.4. KẾT LUẬN CHưƠNG . 27 CHưƠNG II: CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGưỜI VIỆT . 28 NHÌN TỪ BÌNH DIỆN HÌNH THỨC . 28 2.1. CÂU ĐỐ XÉT THEO THỂ LOẠI VĂN BẢN . 28 2.1.1. Câu đố có dạng thơ 28 2.1.2. Câu đố có dạng lời nói thông thường . 37 2.2. CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT CẦU TRÚC HỘI THOẠI 39 2.2.1. Câu đố có dạng một cặp trao - đáp . 39 2.2.2. Câu đố có dạng đoạn thoại 41 2.3. CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT LẬP LUẬN . 43 2.3.1. Câu đố có luận cứ tường minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn 43 2.3.2. Câu đố có kết luận tường minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn 45 2.3.3. Số lượng luận cứ , kết luận trong một lập luận 47 2.3.4. Hiện tượng luận cứ đồng hướng lập luận trong câu đố 45 2.3.5. Vai trò của luận cứ trọng tâm trong lời đố có môtip giống nhau . 50 2.4. KẾT LUẬN CHưƠNG . 52 CHưƠNG 3: MỘT SỐ CĂN CỨ VÀ PHưƠNG THỨC XÂY DỰNG . 53 CÂU ĐỐ DÂN GIAN NGưỜI VIỆT 53 3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG CÂU ĐỐ . 53 3.1.1.Căn cứ vào tri thức ngôn ngữ và tri thức về cuộc sống 53 3.1.2. Căn cứ vào những tri thức nền khác 62 3.2. PHưƠNG THỨC XÂY DỰNG CÂU ĐỐ 94 3.2.1. Phương thức đánh lạc hướng chiếu vật . 95 3.2.2. Phương thức thay thế bổ sung 108 3.3. KẾT LUẬN CHưƠNG 112 KẾT LUẬN . 113 .

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc247.pdf