DẪN NHẬP
0.1 . Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Ngôn ngữ là một thành tựu vĩ đại nhất của loài người. Mỗi ngôn ngữ
thể hiện trong nó không chỉ là bề dày lịch sử, nền văn hóa, mà cả trình độ văn
minh của một quốc gia, một dân tộc. Ngôn ngữ học, ngành khoa học nghiên
cứu về ngôn ngữ, có một vị trí rất quan trọng trong các khoa học xã hội và
nhân văn. Nó giúp chúng ta tìm hiểu về ngôn ngữ nói chung và đặc trưng của
các ngôn ngữ cụ thể. Việc nghiên cứu ngôn ngữ cũng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ
cách nhận thức thế giới, cách truyền đạt tri thức và cách giao tiếp của các
cộng đồng ngôn ngữ. Hơn thế, nghiên cứu tiếng mẹ đẻ còn góp phần giữ gìn,
bổ sung, trau dồi cho ngôn ngữ của mỗi người ngày càng trong sáng hơn,
hoàn thiện hơn.
Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ, yêu quý và
trân trọng tiếng mẹ đẻ, và suy nghĩ rằng nghiên cứu sâu tiếng Việt trên một
bình diện nào đó cũng đều rất quan trọng, chúng tôi chọn nghiên cứu về câu
quan hệ trong tiếng Việt. Trong ngữ pháp truyền thống, các nhà nghiên cứu
theo khuynh hướng cấu trúc chủ yếu khảo sát câu về cấu trúc hình thức. Gần
đây khuynh hướng ngữ pháp chức năng đã đi sâu tìm hiểu câu từ góc độ ngữ
nghĩa của câu, chẳng hạn dựa trên sự hình thành các quá trình (Process) để
phân ra các loại câu như: các quá trình vật chất (các quá trình hành động),
các quá trình tinh thần (các quá trình cảm giác) và quá trình quan hệ (các quá
trình tồn tại). Trong các loại câu đó thì câu quan hệ là loại câu khá đa dạng,
phong phú về ngữ nghĩa và được dùng phổ biến trong tiếng Việt cũng như
trong các ngôn ngữ khác. Từ trước tới nay, một số công trình về ngữ pháp
tiếng Việt có đề cập đến câu quan hệ nhưng có lẽ chưa có công trình nào
nghiên cứu sâu và cụ thể vào một khía cạnh nào đó của câu quan hệ. Chúng
tôi nhận thấy vấn đề “Câu quan hệ trong tiếng Việt” đặc biệt là “câu quan hệ
có từ “là” trong tiếng Việt” là một vấn đề lý thú và bổ ích nên quyết định
chọn làm đề tài luận văn.
Để tiện cho việc khảo sát, chúng tôi dùng các ngữ liệu trên ngôn ngữ
viết thuộc nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau như phong cách khoa học,
phong cách chính luận, phong cách hành chính, phong cách ngôn ngữ văn
chương.
Luận văn khảo sát câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt nhằm các
mục đích sau đây :
- Tiếp xúc với các vấn đề lý thuyết về ngữ nghĩa học, về ngữ pháp chức
năng (đặc biệt là quan niệm của M.A.K. Halliday, S.C. Dik), vận dụng vào
việc khảo sát, lý giải một loại câu quan hệ trong tiếng Việt.
- Kết quả khảo sát, phân tích loại câu quan hệ có từ “là”trong tiếng Việt
có thể có những đóng góp thiết thực vào thực tiễn nói, viết và thực tiễn giảng
dạy tiếng Việt.
0.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như trên đã nói, có rất nhiều công trình nghiên cứu về các kiểu quá
trình trong hệ thống chuyển tác của ngôn ngữ, trong đó có quá trình quan hệ.
Ở mỗi công trình các tác giả có thể có những cách tiếp cận khác nhau. Luận
văn không có tham vọng bao quát đầy đủ quá trình nghiên cứu về câu quan hệ
trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng. Thông qua tìm hiểu
của bản thân, chúng tôi chỉ cố gắng điểm qua tình hình nghiên cứu câu quan
hệ của những tác giả tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam.
Trên thế giới:
Các kiểu quá trình trong hệ thống chuyển tác của ngôn ngữ được rất
nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Có nhiều cách tiếp
cận các quá trình này với những quan điểm khác nhau. Công trình nghiên cứu
được xem là đầy đủ, xứng đáng được xem là một cuốn sách giáo khoa cho
những ai muốn tìm hiểu về các kiểu quá trình trong hệ thống ngôn ngữ, là của
M.A.K.Halliday. Đó là cuốn “Dẫn luận Ngữ pháp chức năng”. Các quá trình
mà M.A.K.Halliday miêu tả chủ yếu là trong tiếng Anh, nhưng xét thấy có
nhiều điểm có thể vận dụng vào tiếng Việt nên luận văn của chúng tôi áp
dụng những mô hình lý thuyết mà ông đưa ra để giải thích và nghiên cứu về
câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt. M.A.K.Halliday khái quát về quá
trình quan hệ (Relational processes) như sau: “để liên hệ mảng này với mảng
kia của thế giới kinh nghiệm: cái này giống cái kia, cái này là một loại của
cái kia là quá trình quan hệ” [24, 206]. Hệ thống các quá trình quan hệ trong
tiếng Anh của M.A.K. Halliday hoạt động theo ba kiểu chính là:
Quan hệ sâu (intensive): ‘x is a’ x là a
Quan hệ chu cảnh (circumstantial): ‘x is at a’ x ở a
Quan hệ sở hữu (possessive): ‘x has a’ x có a
Mỗi kiểu như vậy xuất hiện dưới hai phương thức tách biệt mà Halliday
gọi là phương thức đồng nhất (identifying) và phương thức định tính
(attributive). Như thế, chiếu theo phương thức quan hệ và kiểu quan hệ mà
ông đưa ra, sẽ có sáu cặp phạm trù quan hệ tương ứng. Những đóng góp của
Halliday về các quá trình chuyển tác có giá trị rất lớn với tiếng bản xứ (Anh)
và cả với các ngôn ngữ khác trên thế giới, chẳng hạn tiếng Việt.
Cùng với M.A.K. Halliday, các nhà chức năng luận khác như Fawcett,
V.Z. Panfilov, C. Fillmore, Simon C.Dik cũng đề cập đến câu quan hệ hay
loại câu tương tự câu quan hệ.
Nhà ngôn ngữ học Simon C. Dik trong Functional Grammar (Ngữ pháp
chức năng-1978), đã dùng thuật ngữ “sự tình” (cái có thể là tình huống trong
một thế giới nào đó). S.C. Dik dựa trên hai thông số cơ bản là tính động
(Dynamism) và tính có chủ ý (Control) để xác lập ra bốn loại hình sự tình:
hành động, quá trình, trạng thái, tư thế (xem bảng trình bày các sự tình của
S.C. Dik) trong đó không có loại hình sự tình quan hệ. Đến năm 1989, S.C.
Dik đưa thêm Tính thành quả (Telicity) vào bộ thông số và cho ra một bảng
phân loại gồm sáu sự tình: Tư thế (Position), Trạng thái (State), Hành động
hoàn thành (Accomplishment), Hành động diễn tiến (Activity), Quá trình biến
đổi (Change), Quá trình biến động (Dynamism). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại
những khiếm khuyết như Siewierska (1991) thừa nhận: “Những loại hình sự
thể lọt ra ngoài bảng phân chia loại nhỏ này thì không được nêu tên gọi.”
[54, số 10, tr.14]. Diệp Quang Ban cho rằng ngoài lĩnh vực các quan hệ, cách
phân loại sự thể của S.C. Dik khá thỏa đáng nhưng rất khó để tìm kiếm được
một giải pháp khả thi mới để kết hợp cả hai cách phân loại của S.C. Dik và
M.A.K. Halliday.
Bảng trình bày các loại sự tình của S.C. Dik.(nguồn NPCN,tr.50)
Sự tình
+ Động
Sự kiện
-Động
Tình huống
+ Chủ ý Hành động Tư thế
- Chủ ý Quá trình Trạng thái
Sự tình quan hệ ở đây được S.C. Dik xem là một thể loại của sự tình
trạng thái và cũng dựa trên những phân biệt trong các chỉ định của kết cấu vị
ngữ hạt nhân.
Ví dụ:
(1) The substance is red .(trạng thái)
(2) The table stood in the corner. (trạng thái) [-Động,-Chủ ý]
(3) John tasted the wine in the soup. (trạng thái)
Theo S.C. Dik “ Nếu một kết cấu vị ngữ trạng thái chỉ có một tham tố,
tôi cho rằng tham tố đó có chức năng nghĩa là zero. Tôi thấy không có lý do
gì để quy gán bất kỳ một chức năng ngữ nghĩa cụ thể nào cho các tham tố
như thế.
Các tham tố kết cấu vị ngữ trạng thái hai vai thường có hai tham tố
chức năng zero, và thậm chí có thể có sự tình trạng thái ba vai với ba tham tố
chức năng zero. Tuy nhiên, tham tố thứ hai trong các kết cấu vị ngữ trạng
thái cũng có thể có chức năng thời gian hay vị trí.” [29; 54]
Ví dụ:
(4) Rose ф are red.
(5) That man ф is the killer. ф chức năng nghĩa là zero.
(6) The cup ф is on the table.
Theo nhận định của Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp
chức năng thì tiêu chí (+Động, - Động) và (+Chủ ý, -Chủ ý) của Simon
C.Dik rất quan trọng đối với nhiều loại ngôn ngữ trên thế giới. S.C.Dik đã
đưa ra được một lược đồ khá cơ bản, thế nhưng sự đơn giản ấy lại làm cho
lược đồ của ông trở nên khó ứng dụng, chẳng hạn ô tư thế (+chủ ý,-động)
không cân bằng với ba ô còn lại. Các vị từ làm hạt nhân cho loại câu này như
đứng, ngồi, nằm, quỳ có thể đếm trên đầu ngón tay, theo thống kê không
tới 0,2% trong số các vị từ làm hạt nhân cho các loại câu nằm ở ô hành động,
trạng thái, quá trình. Không chỉ vậy, lược đồ của Dik khó có thể chia ra chi
tiết hơn nữa, chẳng hạn không thể xếp các câu tồn tại, câu định vị (ví dụ như
câu: “Cá nằm trên thớt” không được xếp vào ô loại tư thế vì thiếu tiêu chí (+
chủ động).), hay câu đẳng thức .v.v không xếp vào ô nào trong bốn ô phân
loại các loại sự tình của Dik). Như vậy, không thể dựa vào bảng phân loại sự
tình của S.C. Dik để miêu tả câu quan hệ tiếng Việt.
John Lyons, nhà ngôn ngữ học truyền thống ở Anh, tiếp cận vấn đề từ
quan điểm logic. Ông cũng đã đưa ra các kết cấu tồn tại, định vị và sở hữu
tương tự thuật ngữ “các quá trình quan hệ” mà luận văn đang đề cập. John
Lyons cho rằng trong rất nhiều ngôn ngữ có những tương tự hiển nhiên giữa
những câu định vị và câu tồn tại, chẳng hạn:
Ví dụ: Tiếng Anh
(7) Coffee will be here in a moment. không có sự khác nhau
(7’) There will be coffee here in a moment. về nghĩa giữa (7) và (7’)
John Lyons, tiếp cận vấn đề từ quan điểm logic học, với các câu tồn tại
câu định vị, và câu sở hữu, ông phân ra làm hai xu hướng “vị ngữ tính”
(tương đương với câu tả trong tiếng Việt) và “vị ngữ danh” (tương đương với
câu luận trong tiếng Việt). Tuy nhiên, vì sự phân tích cú pháp của các câu có
“vị ngữ danh” phức tạp nên ông quyết định bỏ qua tất cả những điểm khác
nhau giữa các tiểu loại và phân tích tất cả như những “vị ngữ danh từ”.
Đặc biệt, trong Nhập môn ngôn ngữ học ông nói nhiều đến “động từ là”
và “động từ có”, ông cho rằng đó là những câu tồn tại, định vị và sở hữu có
quan hệ qua lại trong nhiều ngôn ngữ “ cái thường được gọi là “động từ
là”, và “động từ có” trong tiếng Anh và các ngôn ngữ khác là một yếu tố
ngữ pháp, vô nghĩa, chỉ dùng để “mang” các dấu hiệu về thời, thức, thể ở cấu
trúc nổi của câu.”
Theo mô hình của Fawcett, giao điểm của kiểu quá trình và kiểu đương
thể cho ra 12 kiểu quá trình quan hệ trong tiếng Anh.
Mô hình các quá trình quan hệ trong tiếng Anh của Fawcett: Các hệ thống
ban đầu. [40, 273]
Hoàng Văn Vân cho rằng “ đây là một mô hình chi tiết và đã đi sâu
vào việc tìm hiểu bản chất của quá trình quan hệ trong tiếng Anh Mô hình
của Fawcett quan tâm đến những kiểu quá trình cụ thể hơn là đến sự khái
quát hóa các quá trình quan hệ”. [40, 276]. Cũng theo Hoàng Văn Vân, mô
hình các quá trình quan hệ của Fawcett đã không thể hiện được sự khái quát
hóa các quá trình quan hệ; đồng thời trong công trình nghiên cứu về các quá
trình quan hệ của Fawcett cũng không hề đề cập đến hệ thống Dạng (là một
Định tính
Đương thể đơn
Sở hữu
Định vị
Kiểu đương thể
Đương thể bị tác động
Đương thể tác nhân
Đương thể thứ ba Đương thể thứ ba
Kiểu quá trình
hệ thống mà chính Fawcett khẳng định không thể thiếu khi nghiên cứu các
công trình ngữ pháp) đồng thời “ nếu chấp nhận một mô hình như vậy sẽ
làm cho vấn đề trở nên phức tạp vì người ta phải xây dựng lại các tiêu chí
định nghĩa” [40, 277] cho tất cả các quá trình trong hệ thống chuyển tác của
ngôn ngữ.
Từ việc tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
theo hướng chức năng luận, chúng tôi nhận thấy mô hình miêu tả quá trình
chuyển tác quan hệ của M.A.K. Halliday là mô hình lý thuyết phù hợp nhất để
miêu tả câu quan hệ tiếng Việt.
Tại Việt Nam
Đã có khá nhiều công trình ngữ pháp đề cập trực tiếp đến câu quan hệ
như Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân, Bùi Minh Toán,
Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Kim Liên Ngoài ra còn có những công trình
nghiên cứu về những kiểu câu tương tự câu quan hệ như câu tả, câu luận,
trong sách Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việ t Nam
(1983), hay những những động từ chỉ các trạng thái tâm lý hướng tới đối
tượng, biểu thị trạng thái tồn tại, sở hữu có thể có thành tố phụ sau là một
danh từ, cụm danh từ chỉ đối tượng như : có, còn, xuất hiện, diễn ra trong
Ngữ pháp Việt Nam của Nguyễn Thị Ly Kha, hay những bài viết cùng bàn về
cấu trúc “Danh là Danh” và các mối quan hệ của nó của Lê Xuân Thại,
Nguyễn Đức Dân, Trần Ngọc Thêm, v.v Từ những năm 2000 trở lại đây,
cũng có một số bài viết đề cập đến một số tiểu loại của câu quan hệ trong
tiếng Việt trên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, của các tác giả Nguyễn Thị
Thanh Phương, Nguyễn Thế Lịch , hoặc so sánh đối chiếu câu quan hệ
tiếng Việt với tiếng Anh của Hoàng Tuyết Minh nhằm tìm ra một số lỗi người
Việt thường mắc khi sử dụng động từ quan hệ tiếng Anh
Cao Xuân Hạo kế thừa lược đồ phân loại các loại sự tình cơ bản của
S.C. Dik nhưng ông xếp loại câu quan hệ và câu trạng thái vào một loại câu,
đó là câu chỉ tình hình : “Trong các câu chỉ tình hình có thể phân biệt câu chỉ
trạng thái với câu chỉ quan hệ. Trạng thái là một tình hình có mặt trong bản
thân chủ thể (thực thể mang nó, hay ở “trong trạng thái” đó). Quan hệ là một
tình hình mà nội dung là một cái gì ở giữa hai sự vật, dù đó là một sự tiếp
xúc, một khoảng cách, một mối dây nhân quả, hay một sự so sánh.” [13, 430].
Cao Xuân Hạo đưa thêm sự tình tồn tại (hiện hữu), mà S.C.Dik còn thiếu, vào
hàng sự tình cơ bản bậc một ngang hàng với biến cố và tình hình. Cao Xuân
Hạo đã thay ô sự tình tư thế (bậc hai) của S.C. Dik bằng loại quan hệ và xem
vị trí của nó tương đương với vị trí của sự tình trạng thái trong những sự tình
tĩnh [-Động].
Theo khảo sát trên tư liệu tiếng Việt của tác giả Bùi Minh Toán và Lê
Thị Lan Anh thì bên cạnh những nét cơ bản phù hợp hệ thống các quá trình
mà M.A.K. Halliday nghiên cứu “ có thể nhận thấy chỉ có một số kiểu sự
tình quan hệ là được tổ chức theo cả hai phương thức đồng nhất và định tính”
[2, 1], chẳng hạn quan hệ cảnh huống (chỉ có loại quan hệ vị trí và quan hệ
nguyên liệu là tổ chức theo hai phương thức đồng nhất và định tính; còn các
quan hệ cảnh huống khác như: quan hệ mục đích, quan hệ so sánh, quan hệ
tương hỗ, quan hệ nguyên nhân, quan hệ nguồn gốc, quan hệ vai diễn thì
không tồn tại cả hai phương thức trên.), hay quan hệ sở hữu (chỉ tổ chức theo
một phương thức định tính). Trong bài viết “Câu quan hệ tiếng Việt: sự hiện
thực hóa các thành tố của sự tình quan hệ ”, tác giả Bùi Minh Toán và Lê Thị
Lan Anh đã đưa ra 13 loại sự tình quan hệ trong tiếng Việt theo quan niệm
của M.A.K. Halliday. Tiếc là bài viết này không coi “câu quan hệ có từ là”
như là một đối tượng nghiên cứu mà chỉ nói chung chung đến các loại sự tình
quan hệ trong tiếng Việt.
Sách Ngữ pháp tiếng Việt của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam cũng
nhắc đến câu quan hệ nhưng dưới thuật ngữ câu tả và câu luận. Đây cũng
chính là hai loại câu chính của câu đơn hai thành phần được làm thành từ một
cụm chủ ngữ (C)- vị ngữ (V), chủ ngữ và vị ngữ có quan hệ qua lại với nhau.
Câu tả là loại câu để biểu thị một quá trình miêu tả đối tượng trong hoạt
động, trạng thái hay tính chất của nó. Câu tả có nghĩa về trạng thái tồn tại của
sự vật (câu tồn tại) có phần đề do từ loại danh từ, phần thuyết do tiểu loại
động từ tồn tại đảm nhận (có, còn, hết ), đây là loại câu khá đặc biệt, tương
đương câu quan hệ mang đặc điểm “không có từ là”. Vì ở luận văn này chúng
tôi nghiên cứu loại “câu quan hệ sâu có từ là” trong tiếng Việt, nên chúng tôi
sẽ nhắc nhiều đến loại câu luận là loại câu tương đương câu quan hệ đặc biệt
“có dùng động từ là”.
Câu luận là kiểu câu biểu thị một quá trình tư duy và thông báo mang
tính suy luận, phán đoán. Nó có thể đưa ra một nhận xét, một ý kiến đánh giá
và đôi khi mang tính triết lý. Vị từ “là” trong câu luận có thể coi là động từ
mang trọng trách đặc biệt, làm “chính tố”, “động từ thuyết tính của câu luận”.
Ví dụ:
(8) Tổ chức là biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách . (mô hình A là B)
A B
(9) Ruộng rẫy là chiến trường. (mô hình A=B)
A B
Câu luận trong tiếng Việt là loại câu tương đương “câu quan hệ sâu có
từ là”. Đó là một loại câu có cách thể hiện khá đa dạng.
Ví dụ: Câu luận “A là B”
(10) Cuốc cày là vũ khí. [39, 185] có thể thay đổi vị trí A và B
[57, 185]
(11) Nguyên tắc là nguyên tắc. [39, 185] có thể thay đổi vị trí A và B.
(12) Hà là một cán bộ nhà nước.[39, 183] không thể thay đổi vị trí A và B
Như trên có thể thấy loại câu luận có mô hình “A là B” tương đương
câu quan hệ sâu đồng nhất và định tính,“là” ở câu luận đóng vai trò là động từ
(vị từ) chứ không phải trợ từ.
Diệp Quang Ban đã đưa ra cách phân loại chi tiết và khá bao quát cho
các loại câu tồn tại. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm ấy, cách phân loại của ông
không đưa ra được “một mô hình toàn diện nhất để giải thích các kiểu quá
trình quan hệ.” tức là phải đáp ứng “ ba điều kiện: (i) nó phải xem ‘quan
hệ’ như là một đặc điểm của cả cú chứ không phải chỉ là một đặc điểm của
động từ; nghĩa là, nó phải được trừu tương hóa để có đủ sức giải thích cho
những đặc điểm cụ thể của các quá trình quan hệ trong tiếng Việt; và (ii) nó
phải được kiểm chứng bằng sự phù hợp của cả hai tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ
pháp-từ vựng’’[40, 271].
Lê Thị Lan Anh bàn nhiều về sự tình quan hệ trong bài viết “Đặc trưng
ngữ nghĩa của sự tình quan hệ so sánh trong tiếng Việt”. Tác giả đã đưa ra vị
tố biểu thị quan hệ so sánh trong tiếng Việt gồm: như, như thể, in như, như,
giống, khác, khác biệt, bằng, hơn, kém, tựa, hệt, sánh, ví, tày . và tổ hợp của
các vị tố này: như là, hệt như, giống như là, y hệt như là , đồng thời đưa ra
khá đầy đủ những ví dụ để phân tích, chứng minh làm nổi bật các đặc trưng
ngữ nghĩa của sự tình so sánh trong tiếng Việt. Tuy nhiên bài viết không nhắc
đến vị từ “là”, trong khi “là” cũng có thể là một vị từ so sánh trong một số
trường hợp. Bài “Phương thức định tính và đồng nhất trong sự tình quan hệ
thâm nhập” của Lê Thị Lan Anh dùng thuật ngữ “thâm nhập” thay vì thuật
ngữ “sâu” của M.A.K. Halliday, nhưng về cơ bản cũng dựa trên mô hình “x
is a”, dựa trên cơ sở lý thuyết của M.A.K. Halliday để xem xét loại sự tình
quan hệ thâm nhập ở hai phương thức: định tính và đồng nhất trong tiếng Việt
“Đồng nhất thể và định tính là hai phương thức quan hệ hoàn toàn khác
nhau, mỗi phương thức sẽ cho chúng ta một loại sự tình riêng với những đặc
trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa đặc thù của nó” [54,số 2, tr.62].
Theo tác giả, trong tiếng Việt, các vị tố : là, biểu hiện, biểu đạt, minh
họa, thể hiện thường chỉ xuất hiện trong câu biểu thị sự tình quan hệ
thâm nhập định tính.
Ví dụ:
(13) Cây nguyệt quế biểu hiện sự vinh quang.
(Yêu thơ văn em tập viết)[54, số 2; tr.62]
(14) Sài Gòn tức Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đầy nắng gió
phương Nam với những chiều mưa về hối hả.
(Yêu thơ văn em tập viết) [54; số2, tr.62]
Còn các vị tố : là, tức là, nghĩa là, có nghĩa (có nghĩa là), đồng nghĩa,
đóng vai, làm là những vị tố quan hệ xuất hiện trong câu quan hệ thâm
nhập đồng nhất.
Ví dụ:
(15) Vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân.
(Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục) [1, 61]
(16) Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn, đặt lợi ích của
nhân dân lên trên hết. (Hồ Chí Minh. Về vấn đề giáo dục) [1, 61]
Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh chưa trình bày được hết
những vấn đề của “câu quan hệ thâm nhập” (theo cách gọi của tác giả), câu
quan hệ sâu (cách gọi của Halliday). Tuy nhiên, bài viết đã gợi ra một số vấn
đề cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Hoàng Văn Vân, người trực tiếp dịch công trình “Dẫn luận ngữ pháp
chức năng” của M.K.A. Halliday, Trong công trình “Ngữ pháp kinh
nghiệm của cú tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống”, Hoàng
Văn Vân đã tiếp thu quan điểm của M.A.K. Halliday: quan điểm chức năng
hệ thống. Công trình của Hoàng Văn Vân nghiên cứu bình diện kinh nghiệm
của cú tiếng Việt, dựa vào mô hình kinh nghiệm của Halliday để mô hình hóa
các khu vực chuyển tác khác nhau trong cú tiếng Việt. Tuy nhiên, chuyên
khảo của Hoàng Văn Vân mới chỉ nghiên cứu giải thích các phạm trù ngữ
pháp trong hệ thống chuyển tác (hay hệ thống các kiểu quá trình) trong tiếng
Việt, còn ở cấp độ chi tiết hơn như “câu quan hệ sâu có từ “là” trong tiếng
Việt” thì Hoàng Văn Vân chưa khảo sát đến.
Bàn thêm về cấu trúc “Danh + là + Danh” của Trần Ngọc Thêm có
phân ra hai kiểu:
“Danh + là + Danh” kiểu 1: tự bản thân hoàn toàn là một câu độc lập, không
phụ thuộc bên ngoài cả cấu trúc và nội dung. Cấu trúc này có thể tham gia vào
câu lớn hơn với tư cách như một mệnh đề, hay một đối tượng. Đặc biệt, nó
không kết hợp được với đại từ chỉ định.
“Danh + là + Danh” kiểu 2: không bao giờ là một câu độc lập, và chỉ có thể là
một thành phần của một câu độc lập khác. Cấu trúc câu kiểu này luôn kết hợp
được với các đại từ chỉ định.
Theo Trần Ngọc Thêm, cấu trúc kiểu 1 khi nghĩa của từ “là” biểu hiện
quan hệ đồng nhất giữa Danh 1 và Danh 2. Danh 1 là tập hợp được xác định,
có thể đơn nhất hay trên một phần tử. Quan hệ ngữ pháp của cấu trúc kiểu 1 là
quan hệ chủ - vị.
Ví dụ: (17) Em tôi là công nhân.
Cấu trúc kiểu 2 khi nghĩa của từ “là” chỉ sự phụ thuộc của Danh 2 vào Danh
1. Danh 1 ở kiểu 2 là tập hợp không đơn nhất và không được xác định. Quan
hệ ngữ pháp của kiểu cấu trúc 2 là quan hệ chính - phụ.
Ví dụ: (18) Những cô gái là sinh viên.
Đỗ Thị Kim Liên trình bày các nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc biểu thị
quan hệ so sánh trong các câu tục ngữ Việt cũng có nhắc đến từ so sánh “là”.
Tuy nhiên, tác giả cho rằng khi câu tục ngữ chỉ quan hệ thân tộc có từ so sánh
“là” thì “luôn vắng yếu tố cơ sở so sánh”, ở một số trường hợp có thể lược bỏ
“là”.
Ví dụ:
(20) Cái bị là chị cái thúng. Cái bị chị cái thúng. [54,số 11, tr.11]
(21) Đậu nành là anh nước lã. Đậu nành anh nước lã. [54,số 11, tr.11]
Khi lược bỏ “là”, các câu tục ngữ có nhóm danh từ chỉ quan hệ thân tộc
có sự bù đắp hết sức tinh tế, từ ba nét nghĩa (giới tính, thứ bậc, quan hệ huyết
thống) chúng chỉ còn lại một nét nghĩa.
Ví dụ: “là” là vị từ so sánh.
(22) Bàng già là bà lim. Bàng già bà lim.
Cái so sánh Cái được so sánh.
Trong các câu tục ngữ chỉ quan hệ thân tộc, “là” có thể được coi như
một vị từ so sánh.
Ví dụ: “là” vị từ so sánh
(23) Cờ bạc là bác thằng bần.
Cái so sánh Cái được so sánh
(24) Chồng già vợ trẻ là tiên.
Cái so sánh Cái được so sánh
(25) Ruộng rẫy là chiến trường.
Cái so sánh Cái được so sánh
Nguyễn Thị Thanh Hương với bài viết “Bước đầu tìm hiểu về kiểu câu
vị ngữ danh từ tiếng Việt” đã phân ra làm 5 tiểu loại ( câu vị ngữ danh từ nêu
đặc trưng về số lượng; câu vị ngữ danh từ nêu lai lịch; câu vị ngữ danh từ nêu
đặc trưng về màu sắc, mùi vị, hình thể; câu vị ngữ danh từ xác định thời gian,
không gian; câu vị ngữ danh từ nêu quan hệ phân phối). Bài viết này cho thấy
khá rõ tác giả đồng quan điểm với John Lyons, khi cho là cách dùng động từ
“có” và động từ “là” trong các “câu vị ngữ động” khi chuyển qua kiểu “câu vị
ngữ danh” của tiếng Việt có thể loại bỏ hoặc ngược lại khá thú vị. Tiểu loại
câu vị ngữ DT xác định thời gian cho rằng “Tất cả các câu xác định thời gian,
không gian cũng có thể được diễn đạt theo cấu trúc câu vị ngữ động từ, mà
trong đó từ “là” làm thành tố chính” [55,số 4, 10] nhưng nếu diễn đạt theo
cấu trúc vị ngữ DT (tức là lược bỏ vị từ “là”) thì sẽ cho ra cấu trúc câu ngắn
gọn hơn, độc đáo hơn, mang đậm sắc màu Á Đông hơn.
Ví dụ:
(26) Lạt theo chân Keng đi luôn. Đến đầu ngõ thì gặp Ngọ. Hôm nay
chủ nhật. ( ) Cô lên phố huyện chơi với bạn làm công trường trên đó. (Anh
Keng- Nguyễn Liên) [55,số 4; tr.9]
(27) Đây suối Lê-nin, kia núi Mác. (Hồ Chí Minh) [55,số 4, tr.9]
Với tiểu loại “câu vị ngữ danh từ nêu đặc trưng về số lượng” thì “trừ các
câu nêu số lượng tuổi, các câu nêu số lượng khác của tiếng Việt đều có thể
kết hợp được với động từ có hay các tính từ khác mà không tạo ra sự khác
biệt với người giao tiếp” [55, số 4; tr.8]
Ví dụ:
(28) Chiếc xe này ba bánh. Chiếc xe này có ba bánh. [55,số 4; tr.8]
(28) Vườn nhà tôi hai sào. Vườn nhà tôi rộng hai sào. [55,số 4; tr.8]
Tiểu loại “câu vị ngữ danh nêu lai lịch của con người” đều có thể kết
hợp với động từ “là” để tạo thành câu có nghĩa tương đương.
Ví dụ:
- Cháu tên gì?
(29) - Tui tên Nhọn. [55,số 4,8] - Tui tên là Nhọn.
(30) - Anh ấy kỹ sư. [55,số 4,8] - Anh ấy là kỹ sư.
Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu trên ở những mức độ khác nhau đều đã
đề cập đến câu quan hệ, hay tương tự “câu quan hệ sâu có từ là trong tiếng
Việt”, nhưng vẫn chưa có sự phân tích kỹ lưỡng về kiểu câu này và chưa đưa
ra đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của “câu quan hệ có từ là” trong tiếng Việt.
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Câu quan hệ của tiếng Việt là một loại câu rất phong phú và đa
dạng. Điều kiện của một luận văn thạc sĩ không cho phép nghiên cứu toàn bộ
những kiểu câu quan hệ như câu quan hệ sở hữu, câu quan hệ chu cảnh và các
phương thức quan hệ của chúng nên chúng tôi chỉ xin giới hạn đề tài trong
một phạm vi nhất định. Mục đích của luận văn là tìm hiểu câu quan hệ có từ
“là” trong tiếng Việt theo quan niệm ngữ pháp chức năng; xác định cái nhìn
tổng quan về câu quan hệ trong tiếng Việt; thống kê, khảo sát các dữ liệu về
câu quan hệ có từ “là” trong tiếng Việt nhằm nêu lên được đặc điểm ngữ
nghĩa và ngữ pháp của chúng, tần số xuất hiện của kiểu câu này trong các loại
phong cách văn bản.
Về cơ sở lý thuyết luận văn này dựa trên quan điểm của M.A.K.
Halliday trong “ Dẫn luận ngữ pháp chức năng”. Qua khảo sát chúng tôi nhận
thấy có nhiều điểm tương đồng giữa kiểu và hai phương thức quan hệ định
tính và đồng nhất của “câu quan hệ sâu” trong tiếng Anh mà Halliday nghiên
cứu với câu quan hệ trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo
thêm các công trình nghiên cứu của các nhà ngữ pháp trong và ngoài nước
khác như S.C. Dik, John Lyons, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn
Vân, Nguyễn Thị Lan Anh, các tác giả quyển Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy
ban Khoa học Xã hội Việt Nam .
0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
0.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu khoa học chung
như: thu thập dữ liệu, phân loại, luận văn chủ yếu sử dụng những phương
pháp sau:
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – cú pháp : Phương pháp này dùng
để phân tích ngữ nghĩa, cấu trúc của các loại câu quan hệ trong tiếng Việt.
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được dùng khảo sát, miêu tả
các loại câu quan hệ trong tiếng Việt.
- Phương pháp thống kê: Thống kê ngữ liệu về mặt số lượng nhằm xác
định tần số xuất hiện của loại “câu quan hệ có từ là” trong tiếng Việt trong
văn bản thuộc những phong cách khác nhau.
0.4.2. Nguồn ngữ liệu
Về ngữ liệu nghiên cứu, chúng tôi cũng giới hạn cụ thể như sau:
Một số bài nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội), các bài nghiên cứu trong tạp chí nghiên cứu và phê bình văn học
(phong cách ngôn ngữ khoa học)
Truyện ngắn của các tác giả như Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Lý
Biên Cương . (phong cách ngôn ngữ văn chương)
Các tin tức trên một số báo điện tử, báo viết, truyền hình, lời kêu gọi
của Bác (phong cách ngôn ngữ chính luận)
Một số nghị quyết, nghị định, thông tư, hợp đồng, báo cáo, thông báo
(phong cách ngôn ngữ hành chính)
0.5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội dung của luận văn được cấu
trúc thành hai chương.
Chương 1:
Chương này tóm tắt quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữtrong và ngoài nước như Simon C. Dik, M.A.K. Halliday, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Vân . về câu quan hệ, chủ yếu là quan điểm
của M.A.K. Halliday về câu quan hệ. Đây là chương làm tiền đề cho việc
miêu tả và khảo sát câu quan hệ trong tiếng Việt ở chương sau.
Chương 2:
Chúng tôi đi vào chức năng ngữ nghĩa của từ “là” trong câu quan hệ (câu quan hệ sâu theo Halliday), hình thức các tham thể xung quanh vị từ
“là” trong câu quan hệ, thống kê và đưa ra tần số xuất hiện của kiểu câu này
trong văn bản mà chúng tôi chọn làm ngữ liệu, có chú ý khảo sát trong một
số phong cách văn bản. Chương này thông qua những dữ liệu thu thập, làm
nổi rõ chức năng ngữ nghĩa và đặc điểm cấu trúc của loại câu quan hệ có từ
“là” trong tiếng Việt
146 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Câu quan hệ có từ Là trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t biển khó quên.
(216) “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.” (TV5)
Hình thức này không thấy xuất hiện trong văn bản mang phong cách
hành chính.
x là a (danh từ không xác định)
٭ Hình thức: x là danh từ, ngữ danh từ, đại từ; a là lượng ngữ
không xác định (lượng ngữ không xác định, quán ngữ không xác định,
những từ ngữ biểu đạt ý về lượng: nhiều, ít, bao nhiêu, bấy nhiêu, ....)
Ví dụ:
(217) 1997^1998 = 25*k + 14 với k là một số tự nhiên nào đó.
(218) Năm chục bạc đối với mình là mấy.
٭ Hình thức: x là danh từ, ngữ danh từ, đại từ , a là cụm từ cố định.
Ví dụ:
(219) Thế nào là “mềm nắn rắn buông”
(220) Một đứa như vậy là “đầu bò đầu bướu” lắm !
(221) Thế nào là “mềm nắn rắn buông”
(222) Thế là “sấm tan, mưa tạnh”
(223) Toàn là “cây nhà lá vườn” cả.
(224) Hoàn cảnh lúc này không phải là nước sôi lửa bỏng.
(225) Cái điệu này là có voi đòi tiên.
(226) Thế là sấm tan mưa tạnh.
(Nguyễn Huy Thiệp, Con gái Thủy thần, 22.TD)
(227) Cái tính của hắn là ăn không được thì đạp đổ.
٭Hình thức: x là động từ, ngữ động từ; a là danh từ không xác
định, ngữ danh từ không xác định.
Ví dụ:
(228) Thổi thủy tinh là một phương pháp thủ công.
(Giải đáp câu hỏi hóa học, 27.TD)
(229) Bản chất cấu tạo của nam châm là một thanh thép.
(Hóa học, 31.TD)
(230) Đăng ký bản quyền là một nhiệm vụ không bắt buộc.
(Hỏi đáp luật bản quyền, 28.TD).
(231) Chăn dắt chúng là những vị Thần Thánh.
(Đông Hòa, Hoài niệm trắng, 22.TD)
(232) Sinh ra nó đã không phải là một con người.
(NHThiệp, Cún, 22.TD)
(233) Khóc là yếu hèn.
٭ Hình thức: x là tính từ, ngữ tính từ, danh từ, ngữ danh từ, ; a là
danh từ, ngữ danh từ, đại từ, tính từ.
Ví dụ:
(234) Căn nhà này là rất đẹp.
(235) Thói quen dậy sớm là tốt
(236) Mọi người không bị sao là may rồi.
٭ Hình thức: x là tính từ, ngữ tính từ; a là tính từ, ngữ tính từ .
Ví dụ:
(237) Giả dối ôi là giả dối.
(238) Đẹp ơi là đẹp.
(239) Dịu dàng quá là yếu tâm hồn.
(240) Chao ôi là ẫm ách! Chao ôi là oan uổng ! Chao ôi là vô tình !
(Nguyễn Huy Thiệp, Lòng mẹ)
٭Hình thức: x là tổ hợp ngữ khí từ (tiểu từ) như biết bao, biết mấy,
biết bao nhiêu, quá, quá đỗi, quá chừng, quá mức, lắm, làm sao; a là danh
từ không xác định, ngữ danh từ không xác định dùng thể hiện cảm xúc.
Ví dụ:
(241) Biết bao nhiêu là ân tình.
(242) Nhưng bây giờ, trong cái phút đói này, chàng mới thấy rõ cái cần mạnh
mẽ của miếng ăn là thế nào. (Thạch Lam, Đói)
٭ Hình thức: x là giới từ, ngữ giới từ như trên, dưới, trước, sau,
trong, ngoài, bên trên, bên ngoài, phía trước, ... ; a là danh từ không xác
định, ngữ danh từ không xác định.
Ví dụ :
(243) Ngoài trái đất là những thiên hà. (Em yêu khoa học, 31.TD)
(244) Dưới nó là một vũng bùn to tướng.
٭Hình thức: x là lượng từ (số từ, đại từ); a là danh từ không xác
định, ngữ danh từ không xác định./ x là lượng từ, a là tính từ, ngữ tính từ
không ở hình thức so sánh cao nhất.
Ví dụ:
(245) Phải 300 là ít.
(246) Ba chục bạc đối với mình là mấy
(247) Ba chục đối với mình là một số tiền lớn.
Bảng thống kê tần số xuất hiện của câu quan hệ định tính có từ “là” trong các
phong cách văn bản tiếng Việt (qua các văn bản khảo sát)
Văn bản
Câu
Văn bản
khoa học
Văn bản
hành chính
Văn bản
chính luận
Văn bản
văn chương
Câu quan hệ
định tính có
từ “là”
39 0 19 30
Tổng số câu
khảo sát
1197 1348 386 3284
Tỷ lệ % 3,3 0 4,9 0,93
2.3. Tần số xuất hiện của câu quan hệ có từ “là” trong các phong cách
văn bản tiếng Việt
Sau đây chúng tôi trình bày kết quả thống kê các cứ liệu trong các văn
bản thuộc phong cách khoa học, chính luận, hành chính và văn chương mà
chúng tôi đã thu thập được.
2.3.1. Tần số xuất hiện của câu quan hệ có từ “là” trong văn bản mang
phong cách văn chương
Ví dụ:
(248) Tôi là Trần Thị Hà.(38, p.1)
(249) Trăm con chết chừng đôi ba con là nhiều. (65, p.1 )
(250) Thế là sướng. (11, p.1 )
(251) Thật là tiến thối lưỡng nan. (64, p.1)
Luận văn đã khảo sát trên các cứ liệu lấy từ 10 văn bản truyện ngắn của
Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Trần Dũng, Lý Biên Cương. Có 80 câu quan
hệ có từ “là” trên 3284 câu của 10 văn bản. Tỷ lệ phân bố trung bình là 2,44
%, trong đó 1,04 % là câu quan hệ sâu định tính và 1,4 % là câu quan hệ sâu
đồng nhất.
2.3.2. Tần số xuất hiện của câu quan hệ có từ “là” trong văn bản mang
phong cách hành chính
Ví dụ :
Tôi tên là Nguyễn Văn A. (p.2 )
Vợ là Nguyễn Văn B. (p.2 )
(252) Chế độ giãn dòng là Exactly 17 pt. (p.2)
Loại câu quan hệ sâu rất hiếm gặp trong các văn bản mang phong cách
hành chính, nếu có gặp thì thường là loại câu quan hệ sâu đồng nhất.
Luận văn đã khảo sát trên các cứ liệu lấy từ 10 văn bản hành chính như
nghị quyết, nghị định, thông báo … trên tổng cộng 1384 câu của 19 văn bản
được khảo sát chỉ có 7 câu quan hệ có từ “là”, 7 câu quan hệ này đều là các
câu quan hệ đồng nhất. Qua khảo sát luận văn đưa ra tỷ lệ xuất hiện của kiểu
câu quan hệ sâu có từ «là», trong các văn bản mang phong cách hành chính
bản là 0,51 %, trong đó 0 % là câu quan hệ định tính, 0,51 % là câu quan hệ
đồng nhất.
Như vậy, theo khảo sát của luận văn, tần số xuất hiện của câu quan hệ
có từ «là» trong phong cách văn bản hành chính thấp nhất so với ba phong
cách còn lại.
2.3.3. Tần số xuất hiện của câu quan hệ có từ « là » trong văn bản mang
phong cách chính luận
Ví dụ:
(257) Đó là một chất cực độc. (3, p.3)
(258) Tôi tự hào là người Việt Nam. (4, p.3)
(259) Hoa đào Nhật Tân là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. (20, p.3)
(260) Kiệm là tiết kiệm, không hoang phí, không bừa bãi. (31, p.3)
Luận văn khảo sát các cứ liệu lấy từ 10 văn bản chính luận như Tuyên
ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch, Lời kêu gọi của Hội nghị Quốc tế Nạn nhân
chất Da cam / Dioxin Hà Nội, Nước cờ sai của Sakahvili của Hiếu Trung, Tôi
tự hào là người Việt Nam của báo Tuổi trẻ, ... Với tổng cộng 386 câu trên 10
văn bản chính luận có 51 câu quan hệ có từ là. Tỷ lệ xuất hiện của kiểu câu
quan hệ có từ « là » trong các văn bản mang phong cách hành chính là 13,2
%, trong đó 4,9% là câu quan hệ định tính, 8,3 % là câu quan hệ đồng nhất.
Như vậy, theo khảo sát của chúng tôi, tần số xuất hiện của câu quan hệ
có từ ‘‘là’’ trong phong cách văn bản chính luận cao nhất so với ba phong
cách còn lại.
2.4.4. Tần số xuất hiện của câu quan hệ có từ « là » trong văn bản
mang phong cách khoa học
Ví dụ :
(261) ‘‘Vua chết rồi hoàng hậu qua đời vì u buồn’’ là một cốt truyện. (15, p.4)
(262) Trong cả bài thơ, mỗi từ là một nốt nhạc. (15, p.4)
(263) Đó là màu yêu, là nhịp tim, điệu hồn. (18, p.4)
(264) Thơ là đau thương. (32, p.4)
(265) Thơ là một trò chơi. (37, p.4)
Luận văn khảo sát các cứ liệu từ 10 văn bản mang phong cách khoa học
gồm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Có 1197 câu trên 10 văn bản khoa
học, trong đó có 113 câu quan hệ có từ « là ». Tỷ lệ xuất hiện của kiểu câu
quan hệ có từ «là»trong các văn bản mang phong cách khoa học là 9,46 %.
Trong đó 3,35 % là câu quan hệ định tính, 6,11 % là câu quan hệ đồng nhất.
Đây là một tỷ lệ khá cao trong 4 phong cách văn bản được khảo sát.
Tiểu kết:
Ở chương này, luận văn đã khảo sát chức năng ngữ nghĩa của kiểu câu
quan hệ có từ “là” (câu quan hệ sâu) trong tiếng Việt. Vị từ “là” là một vị từ
đặc biệt trong khung vị ngữ có thể tạo ra ra những câu quan hệ có chức năng
ngữ nghĩa khác nhau rất phong phú, đa dạng.
Không chỉ vậy, hình thức của các tham thể xoay quanh vị từ “là” rất đa
dạng cũng đã góp phần tạo nên sự phong phú về ngữ nghĩa, ngữ dụng cho câu
quan hệ sâu trong tiếng Việt.
Ngoài ra, luận văn cũng đã thống kê và khảo sát các cứ liệu là câu quan
hệ có từ “là” trên các văn bản đại diện cho một số phong cách (bao gồm
phong cách khoa học, chính luận, hành chính và văn chương ) để đưa ra được
tần số xuất hiện của kiểu loại câu này trong những văn bản tiếng Việt đã khảo
sát như sau:
Văn bản
Câu
Văn bản
khoa học
Văn bản
hành chính
Văn bản
chính luận
Văn bản nghệ
thuật
Câu quan hệ
định tính có
từ “là”
39 0 19 30
Câu quan hệ
đồng nhất có
từ “là”
71 7 32 45
Tổng số câu
khảo sát
1197 1384 386 3284
Tỷ lệ % 9,2 0,51 13,2 2,3
KẾT LUẬN
Do đặc điểm loại hình của tiếng Việt nói chung và vị từ “là” tiếng Việt
nói riêng, câu quan hệ có vai trò quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt
và có một vị trí riêng bên cạnh các loại câu hành động, câu quá trình, câu
trạng thái …
1. Luận văn đã tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về ngữ nghĩa học, ngữ
pháp học theo quan điểm chức năng, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của
M.A.K. Halliday. Luận văn đã điểm qua khái niệm về câu theo hai quan điểm
ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chức năng, xác định khái niệm về câu
quan hệ trong tiếng Việt
2. Luận văn đã thu thập và khảo sát được khoảng trên 470 câu quan hệ có từ
‘là” (câu quan hệ sâu theo quan niệm của M.A.K. Halliday) trong nhiều loại
văn bản thuộc các phong cách khác nhau của tiếng Việt.
3. Dựa trên lý thuyết câu quan hệ của M.A.K. Halliday, luận văn cũng đã
phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa câu quan hệ định tính và câu quan
hệ đồng nhất có từ “là” trong tiếng Việt, đồng thời thấy được đặc điểm chức
năng của vị từ “là”, một vị từ đặc biệt, xuất hiện trong câu quan hệ sâu tiếng
Việt. Trong câu quan hệ, “là” là vị từ quan hệ, tuy không có ý nghĩa từ vựng
nhưng có khả năng đóng vai trò vị từ trung tâm, thiết lập mối quan hệ được
giữa Bị đồng nhất thể và Đồng nhất thể, Đương thể và Thuộc tính thể.
4. Qua các ngữ liệu khảo sát chúng tôi nhận thấy có một vài phong cách văn
bản (chẳng hạn phong cách văn bản hành chính ) tần số xuất hiện của câu
quan hệ định tính, quan hệ đồng nhất có từ “là” là rất thấp. Theo những ngữ
liệu mà luận văn khảo sát được, tần số câu quan hệ sâu xuất hiện thấp nhất là
ở loại văn bản mang phong cách hành chính (0,51% - trong đó tần số xuất
hiện của câu quan hệ sâu định tính là 0% ), tần số xuất hiện cao nhất của câu
quan hệ sâu là ở các phong cách văn bản mang phong cách chính luận (13%)
5. Những kết quả đạt được của luận văn:
Về mặt lý luận:
Luận văn hy vọng đã tổng hợp được về cơ bản một số vấn đề lý thuyết
câu và câu quan hệ, đặc biệt là câu quan hệ sâu có từ “là” theo khuynh hướng
ngữ pháp chức năng. Công việc tìm hiểu chức năng ngữ nghĩa và đặc điểm
cấu trúc, kết quả thống kê khảo sát các ngữ liệu của câu quan hệ có từ “là” đã
giúp chúng tôi thấy rõ hơn bản chất ngữ nghĩa, tỷ lệ phân bố của loại câu này
trong các phong cách văn bản tiếng Việt.
Về thực tiễn:
Bản thân là một giáo viên giảng dạy ngữ văn, việc nghiên cứu câu quan
hệ giúp tôi hiểu thêm đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của câu quan hệ trong
tiếng Việt đồng thời đóng góp được một hệ thống dẫn chứng phong phú, chân
thực cho những ai muốn tìm hiểu thêm về loại câu này.
Ngoài ra , kết quả của luận văn cũng có thể góp phần hỗ trợ cho bản
thân trong việc biên soạn những tài liệu học tập, giảng dạy về câu nói chung
và câu quan hệ nói riêng và góp phần hỗ trợ cho thực tiễn nói viết tiếng Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2006), “Đặc trưng ngữ nghĩa của sự tình quan hệ
so sánh trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2.
2. Bùi Minh Toán-Lê Thị Lan Anh (2006), “Câu quan hệ tiếng Việt: Sự hiện
thực hóa các thành tố của sự tình quan hệ”, Ngôn ngữ, số 10.
3. Diệp Quang Ban (2001), Ngữ pháp Việt Nam (phần câu), Nxb Đại học Sư
phạm.
4. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
5. Diệp Quang Ban (chủ biên)- Hoàng Văn Thung (2005), Ngữ pháp tiếng
Việt tập1&2 , Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Đức Dân (1976), Lôgic- Ngữ nghĩa- Cú pháp, Nxb ĐH& THCN,
Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb GD, Tp HCM.
8. Nguyễn Đức Dân (1998), Lôgic và tiếng Việt, Nxb GD, Tp HCM.
9. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1995), Từ điển thành ngữ và tục
ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa.
10. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt- Từ loại, Nxb ĐH Quốc gia
Hà Nội.
11. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
12. Nguyễn Thiện Giáp (1995), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH &
THCN, Hà Nội.
13. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo dục.
14. Cao Xuân Hạo (chủ biên)- Hoàng Xuân Tâm- Nguyễn Văn Bằng- Bùi Tất
Tươm (2001), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (quyển 1) Câu trong
tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
15. Cao Xuân Hạo- Lý Tùng Hiếu- Nguyễn Kiên Trường- Võ Xuân Trang-
Trần Thị Tuyết Mai (2002), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, Nxb
Khoa học Xã hội.
16. Trần Hoàng (tuyển chọn) (2001), Tài liệu tham khảo về ngữ pháp tiếng Việt.
17. Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh Thuyết (1998), Thành phần câu tiếng
Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Vũ Gia Hiền (2006), Để viết bài luận tốt, Nxb Lao động.
19. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình Dẫn luận Ngôn ngữ
học, Nxb Đại học Sư phạm.
20. John Lyons, Nguyễn Văn Hiệp dịch (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nxb
Giáo dục.
21. John Lyons, Vương Hữu Lễ dịch (1996), Nhập môn ngôn ngữ học lý
thuyết, Nxb Giáo dục.
22. Đinh Trọng Lạc (chủ biên)-Nguyễn Thái Hòa (1997), Phong cách học
tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
23. Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm (1949), Việt Nam văn
phạm, Nxb Tân Việt, Sài Gòn.
24. M.A.K.Halliday (2001), Hoàng Văn Vân dịch, Dẫn luận ngữ pháp chức
năng, Nxb Đại học Quốc gia HN.
25. Nguyễn Thanh Nhàn, Vị từ tình thái trong Truyện Kiều của Nguyễn Du,
Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, tp.HCM
26. Hoàng Phê (chủ biên) (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
27. Nguyễn Thị Kim Quyên (2007), Vị từ gây khiến trong tiếng Việt, Luận
văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, tp.HCM.
28. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động tiếng Việt, Nxb KHXH, Tp HCM.
29. Simon C.Dik (2005), Nguyễn Vân Phổ, Trần Thủy Vịnh, Nguyễn Hoàng
Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong dịch, Cao Xuân Hạo
hiệu đính, Functional Grammar - Ngữ pháp Chức năng, Nxb Đại
học Quốc gia TP HCM.
30. Bùi Đức Tịnh (1996), Văn phạm Việt Nam, Nxb Văn hóa.
31. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm- ngữ pháp- ngữ
nghĩa, Nxb Giáo dục.
32. Cù Đình Tú (2001), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb
Giáo dục.
33. Nguyễn Kim Thản (1983), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Hà Nội.
34. Nguyễn Kim Thản (1977), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.
35. Hoàng Văn Thung – Lê A (1995), Ngữ pháp tiếng Việt, Đại học Sư phạm
Hà Nội.
36. Nguyễn Minh Thuyết,Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần Câu tiếng
Việt, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
37. Trần Ngọc Thêm (1977) “Bàn thêm về cấu trúc ‘‘Danh+ là+ Danh’’,
Ngôn ngữ, số 1.
38. Trần Ngọc Thêm (1995), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb
KHXH, Hà Nội.
39. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb GD, Tp HCM.
40. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp Việt Nam, Nxb
KHXH- Hà Nội.
41. Hoàng Văn Vân (2005) Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: Mô tả
theo quan điểm chức năng hệ thống, Nxb KHXH.
42. Đoàn Phi Yến, Cấu trúc Đề Thuyết trong thơ lục bát cổ điển và thơ lục
bát hiện đại, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, tp.HCM.
43. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1. Bộ Công thương, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Các
văn bản Pháp quy, số 39 ngày 29/9 – 5/10/2008.
2. Bộ Công thương Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Các
văn bản Pháp quy, số 41ngày 13/10/2008.
3. Bộ Công thương Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Các
văn bản Pháp quy, số 46 ngày 17/11 – 23/11/2008.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Thủy Sản, Chỉ thị của Hiệu
trưởng V/v tổ chức giảng dạy và thi học kỳ (1998), số 473 CT/ĐT
5. Bộ Xây dựng,Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng v/v ban hành Định
mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình(2005), số
10/2005/ QĐ-BXD.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo trường Đại học Sư phạm, Quy định về đề cương
nghiên cứu và luận văn thạc sĩ.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạoTrường Đại học Nha Trang, Thông báo V/v triển
khai kế hoạch học và thi ngoại ngữ đối với cán bộ giảng dạy, số
421/TB-ĐHNT-TC.
8. Bộ Xây dựng, Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
(Ban hành kèm theo Quyết định số10/2005/QĐ-BXD ngày
15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựngHọc viện chính trị Quốc gia
HCM (số 1/ 2005) Các văn bản Pháp quy, số 4-2008, 7-2008, 11-
2008.
9. Nam Cao, Ngô Tất Tố, Hải Triều (2005), Tác phẩm được giải thưởng Hồ
Chí Minh, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội.
10. Nghiên cứu văn học Tạp chí nghiên cứu lý luận và lịch sử văn học, Viện
văn học –Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 7-2008, 10-2009, 11-2008.
11. Phan Cự Đệ (chủ biên), Bùi Việt Thắng, Hà Văn Đức, Lý Hoài Thu, Hồ
Thu Giang, Nguyễn Thị Hương Giang (2004), Văn học Việt nam thế
kỷ XX Truyện ngắn 1994-1975, Nxb Văn học
12. Tạp chí Ngôn ngữ số 1 (2001); 2, 3 (1991);6 (1998); 9 (2002, 2006),10;
11(2001), 14 (2001)
13. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 1+2 (123+124) (2006), 5 (127) (2006),
9 (2002)
14. Thông tin công tác Trường Chính trị (2005), Quyết định v/ v ban hành quy
định tạm thời về tổ chức thao giảng, dự giờ ở các trường chính trị
tỉnh, thành phố, Học viện Hành chính Quốc gia, số 1, trang 1.
15. Thông tin công tác Trường chính trị (2005), Quy định tạm thời về tổ chức
thao giảng, dự giờ ở các trường Chính trị tỉnh, thành phố, Học viện
hành chính quốc gia, số 1, trang 2-4.
16. Thông tin công tác Trường Chính trị (2005), Quy định tạm thời về tổ chức
thao giảng, dự giờ ở các trường Chính trị tỉnh, thành phố, Học viện
Hành chính Quốc gia, số 1, trang 2-4.
17. Thông tin công tác Trường chính trị (2005), Thông báo về việc tổ chức
Hội thi giảng viên dạy giỏi ở các trường Chính trị tỉnh, thành phố
năm 2005, Học viện Hành chính Quốc gia, số 1, trang 5.38
18. Thông tin công tác Trường Chính trị (2005), Thông báo về việc tổ chức
Hội thi giảng viên dạy giỏi ở các trường Chính trị tỉnh, thành phố
năm 2005, Học viện Hành chính Quốc gia, số 1, trang 5.38
19. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai Sở Giáo dục & Đào tạo, Tài liệu Hội
nghị điển hình tiên tiến ngành Giáo dục & Đào tạo (2005)
20. Viện Mác- Lênin, Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 7(1987), Nxb Sự Thật.
Internet:
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
Phụ lục 1
Ngữ liệu lấy từ các truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Trần Dũng,
Lý Biên Cương ...
Stt Câu quan hệ sâu có
từ “là”
Tác giả, tác
phẩm, số
trang
tr Câu
qhs
định
tính có
từ “là”
Câu
qhs
đồng
nhất có
từ “là”
Ghi chú
1 Mắng một vài câu, đã
đủ mang tiếng là con
người tệ.
18 X
2 Mỗi lần đổi chủ là
một lần hạ giá.
Nam Cao,
Một bữa no
397 câu
19 X
3 Nó cũng là thằng
khá, nó thấy bố nói
thế thì nó thôi ngay,
nó không đả động gì
đến chuyện cưới xin
gì nữa.
30 X
4 Đến tháng 7 này là
vừa bốn năm.
31 X
5 Kiếp chó là kiếp khổ
thì ta hóa ra kiếp nó
để nó làm kiếp người,
may ra có sung sướng
hơn một chút ... kiếp
người như kiếp tôi
chắng hạn.
34 X
6 Chẳng có kiếp gì là
Nam Cao,
Lão Hạc
[16]
(327câu)
35 X
sung sướng thật,
nhưng có cái này là
sung sướng: bây giờ
cụ ngồi xuống phản
này chơi, tôi đi luộc
mấy của khoai, nấu
một ấm trà thật đặc,
uống nước chè, rồi
hút thuốc lào...
7 Thế là sướng. 35 X
8 Đối với chúng mình
thì thế là sung sướng.
35 X
9 Thế là được chứ gì. 35 X
10 ...; tôi là người nhiều
chữ nghĩa, nhiều lý
luận, người ta kiêng
nể; ...
35 X
11 ; lão còn được hai
mươi lăm đồng bạc,
với năm đồng bán
chó nữa là ba mươi
đồng bạc, muốn gửi
tôi để nhỡ có chết, thì
tôi đem ra, nói với
hàng xóm giúp, gọi là
của lão có tý chút,
con bao nhiêu đành
nhờ hàng xóm cả ...
36 X
12 ..., không bao giờ ta
thấy họ là người đáng
37 X
thương.
13 Đấy là một đồng chí
tân binh vui, khỏe,
xốc vác nhưng tính
tình hơi lẳng lơ một
tý.
7 X
14 Con đường miền Tây
dạo ấy đang mùa
mưa, nhưng địch
đánh rát lắm; những
quãng qua khe ngầm,
nhất là quãng cầu đá
xanh, anh chị em giao
thông đang vật nhau
với địch để quyết giữ
con đường biên giới.
8 X
15 Nhưng dầu sao nó
cũng là một việc
riêng.
8 X
16 Rõ ràng tiếng trả lời
của một người đàn
bà, tiếng nói trong
lắm và rất bình tĩnh,
cứng cỏi nữa là khác.
10 X
17 Thôi đi cô, đáng lý
tôi đã mời cô xuống
xe, đây là xe chở
hàng quân sự.
10 X
18 Em là công nhân giao
thông.
Nguyễn
Minh Châu,
Mảnh trăng
cuối rừng [,]
376 câu
10 X
19 Trong tổ đá của chị
tôi có một cô tên là
Nguyệt.
11 X
20 Phải, Nguyệt là trăng. 11 X
21 Em là ... Nguyệt. 13 X
22 Ở trong đội ngầm của
cô có nhiều cô tên là
Nguyệt lắm thì phải?
13 X
23 Chúng em thường gọi
đùa là chị Nguyệt
“lão”.
14 X
24 Một trong hai người,
ai là người tôi sắp
tìm đến?
14 X
25 Người tôi sắp tìm đến
là ai?
14 X
26 Tôi tin chắc chắn
người con gái ngồi
cạnh mình là Nguyệt,
chính cái người mà
chị tôi từng nhắc đến.
15 X
27 Mà cô có xuống từ
dưới kia tôi cũng
không bao giờ nghĩ
cô là một người khi
khó khăn thì bỏ
người khác.
17 X
28 Tôi chợt nhận ra 18 X
mình đang đứng giữa
một cái khe chỉ vừa
một người, hai bên là
hai gốc cây to.
29 Lát sau, mới biết chị
là tổ trưởng nấu ăn
của đội, đấy chính là
chị Nguyệt lão, một
người bạn thân thiết
của chị tôi từ lâu.
20 X
30 Khuôn mặt tròn, hơi
trẻ con là đằng khác.
180 X
31 Gọi là mới ấy là so
với anh.
180 X
32 Tôi là Trần Thị Hà. 181 X
33 Đấy, quê anh nghèo
khổ thân yêu là thế.
181 X
34 Anh là Tiên, có cái
tên để người đời chê
hoặc khen.
181 X
35 Chẳng lẽ em là kỹ sư
nghề hàn, em lại
không nghe thấy
tiêng nói lòng anh ?
182 X
36 Chính tao, tao là du
kích đấy.
183 X
37 Người ngoài nhìn nó,
ví von là sao, là hoa
Lý Biên
Cương, Hồ
Quang [,]
381 câu
184 X
cà hoa cải.
38 Ấy là những ngày
đầu Hà đến với anh,
chóng thế.
185 X
39 Cứ thế cho đến
chuyện xô xát trưa
hôm nay, Nhàn
không nhớ là lần thứ
bao nhiêu nữa.
317 X
40 Tổ đổi công của anh
hồi ấy rất em thấm,
rất ít khi trong tổ có
chuyện xô xát, bà con
lại còn bầu anh là
người gương mẫu sản
xuất.
317 X
41 Đám nam nữ thanh
niên trong làng thì
chê Nhàn là người đa
thê, lạc hậu, phong
kiến.
317 X
42 Thực ra chị ta vốn là
người tốt.
318 X
43 Ngoài cái tính lắm
điều hay ghen của chị
làng xóm láng giềng
ai cũng phải công
nhận chị ta là người
chăm làm.
319 X
44 Giống người hay
Trần Dũng,
Hai vợ [,]
465 câu
323 X
giống chó mà không
biết ngượng là gì ?
45 Anh muốn kéo vợ
vào đất liền, kiếm
một căn nhà, một
mảnh đất và muốn vợ
mình chỉ còn là một
người vợ thuần túy.
127 X
46 Ấy là một chuyến
vượt biển khó quên.
128 X
47 Hai đốm lửa cháy kia
là đảo gọi riêng em.
129 X
48 Tôi là Quyền,
Nguyễn Duy Quyền,
pháo thủ số 1 khẩu
đội 2.
133 X
49 Giá nói, là các cụ lại
cho là vợ chồng là
cái duyên cái số đây.
137 X
50 Mình nghĩ khác, vợ
chồng đến được với
nhau, chẳng qua là
hợp nhau.
137 X
51 Ấy là những năm xa
cách nhau.
138 X
52 Con ơi là con, nhà
mình có năm có bảy
gì cho cam, chỉ có
mỗi mống ...
Lý Biên
Cương, Đảo
nhỏ [,]
612 câu
138 X
53 Trong Len, anh là
đảo.
139 X
54 ... thuốc «Ngọc bình
phong» là thuốc cầm
mồ hôi rất diệu.
Ngô Tất Tố, Tôi
còn sống vì tôi
không uống thuốc,
tập truyện ngắn
Dao cầu thuyền tán
(59câu)
X Nguồn :
Internet
Thư
viện
online
v
55 Rút cục, cụ thứ nhất
thắng, vì đã nói đến
sách Phùng thị, thứ
sách mà nhà chủ nói
là môn vương đạo.
X
56 Cái lệ cụ lang đến sau
phải công kích cụ
lang đến trước là cố
nhiên rồi.
X
57 Ai uống thuốc của họ
mà khỏi, chỉ là sự
ngẫu nhiên.
X
58 Thật là tấn thối lưỡng
nan!
Sơn Nam, Mùa len
Trâu, Tập truyện
ngắn Hương rừng
Cà Mau.
196câu
X
59 Trăm con, chết chừng
đôi ba con là nhiều.
X
60 Như vậy là mình bất
nhân.
X
61 Như, tiều, canh, mục
là bốn điều quan
trọng nhất.
X
62 Voi đi một lần đôi ba
chục con là cùng, cọp
đi hai ba con là
nhiều.
X
63 Sao không ừ hử gì
ráo, hay là ngủ rối...
X
64 Ðằng xa kia là Bảy
Núi, nơi mà giờ này
thằng Nhi và hai con
trâu của chú đang
tung hoành, sắp lội
nước hằng mươi cây
số để vượt ra mé biển
đến vùng rừng tràm
miệt Linh Quỳnh.
X
65 Mừng con, tiếc của là
một lẽ.
X
66 Nghe dễ là gần sáng. Tô Hoài, Cái áo tế,
Tập truyện ngắn Tô
Hoài.
393 câu
X
67 Thế này là trái tiết,
người ta dễ ốm, con
cua con ếch thì lo xa
X
tránh rét nghe sấm đã
ẩn vào trong hang cả
rồi.
68 Cũng chẳng biết “đâu
khắc có đấy rồi” là
thế nào, lão đâm ra
cuống, đến lúc lại
nghe yên tâm nói thế,
ông Đợ lại yên tâm
vu vơ, lại thấy ông từ
Hoả mới là tay tháo
vát.
X X
69 Chỉ nửa buổi, đã đẽo
xong đôi guốc gộc
tre, gọi là đôi guốc,
đôi giày, đôi hia gộc
tre cũng được.
X
70 Thế mới biết Tây
người ta nói “phú quý
sinh chữ nghĩa” là
phải.
Nguyễn Công
Hoan, Bà chủ mất
trộm, tập truyện
ngắn Tuyển tập
Nguyễn Công
Hoan.
91câu
X
71 Nhất là thời thường,
dăm bẩy ông Tây, bà
đầm đến dự tiệc khi
về, ai cũng tươi cười,
bắt tay, cảm ơn bà rất
vui vẻ
X
73 Bà mới biết lời quan X
ông thường nói khi
trước là chí lý.
74 Giống An-nam là
giống nói dối và ăn
cắp.
X
75 Thực là đàn bà hiếm
có, quảng giao mà
tháo vát đủ việc.
X
Tổng số câu khảo sát 3284 câu/ 10vb 30 45
Tỷ lệ phân bố tính theo tỷ lệ
%
2,3 0,093 1,37
Phụ lục 2
Ngữ liệu lấy từ các văn bản nghị quyết định, thông báo ...
stt Câu quan hệ
sâu có từ ‘‘là’’
Nguồn, tổng số câu
từng văn bản
tr Câu qhs
định
tính có
từ ‘‘là’’
Câu qhs
đồng
nhất có
từ ‘‘là’’
Ghi
chú
* Không Bộ giáo dục và đào
tạo, Quy định về lề
lối và chế độ làm việc
của cán bộ hướng dẫn
thực hành.
26 câu
1 Tuyệt
nhiên
không
có câu
quan
hệ có
từ «là»
* Không PGĐ. PGS. Tô Huy
Rứa, Quyết định v/v
ban hành tạm thời về
tổ chức thao giảng,
dự giờ ở các trường
chính trị tỉnh, thành
phố.
14 câu
1 nt
* Không PGĐ. PGS Tô Huy
Rứa, Quy định tạm
thời về việc tổ chức
thao giảng dự giờ ở
các trường chính trị,
thành phố.
91 câu
Tuy
nhiên
có 3
câu
quan
hệ sở
hữu có
«là»,
và 4
câu
quan
hệ
cảnh
huống.
(xem
phụ
lục)
* Không Thông báo v/v triển
khi kế hoạch học và
thi ngoại ngữ đối với
cán bộ giảng dạy.
17 câu
Tuyệt
nhiên
không
chứa
câu qhs
có từ
«là»
1 Tại mỗi tiểu
mục phải có ít
nhất hai tiểu
mục, nghĩa là
không thể có
tiểu mục 2.1.1
mà không có
2.1.2 tiếp theo.
Quy định về đề
cương nghiên cứu và
luận văn thạc sĩ
3 X
2 Việc trình bày
phương trình
toán học trên
một dòng đơn
hay dòng kép
là tùy ý, tuy
nhiên phải
thống nhất
trong toàn luận
án.
X
3 Chế độ giãn
dòng là
Exactly 17 pt.
132 câu
5
4 Tác giả là
người nước
ngoài : xếp thứ
tự ABC theo
họ.
6 X
5 Tác giả là
người Việt
Nam: xếp thứ
tự ABC theo
tên, nhưng vẫn
giữ thứ tự
thông thường
của tên Việt
Nam, không
đảo tên trước
họ.
6 X
6 Tài liệu là
sách, báo luận
văn phải ghi
đầy đủ các
thông tin sau.
6 X
* Không PGĐ. Nguyễn Văn
Sáu, Thông báo v/v tổ
chức thi giảng viên
dạy giỏi các trường
chính trị thành phố
năm 2005.
16 câu
Có
chứa
một số
câu
quan
hệ có
từ
« là »
chu
cảnh,
sở hữu.
* Không Định mức chi phí ...
của bộ Xd
67 câu
Tuyệt
nhiên
không
chứa
câu
quan
hệ có
từ là.
* Không Chỉ thị của hiệu
trưởng v/v tổ chức
giảng dạy, kiểm tra
và thi học kỳ (1998)
32 câu
Chỉ có
1 câu
qh chu
cảnh
có từ là
* Bộ giáo dục và đào
tạo trường ĐHTS số
591/Qđ tạm thời về
đảm bảo chất lượng
giảng dạy.
32câu
Tuyệt
nhiên
không
chứa
câu
quan
hệ có
từ là.
* Nguyễn Tấn Dũng,
Nghị định quy định
chức năng, nhiệm vụ
và cơ cấu tổ chức của
Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, Các văn bản
pháp quy, số 39, tr 1-
5
155 câu
4 Có
chứa
một số
câu
quan
hệ có
từ
« là »
chu
cảnh,
và sở
hữu.
* Thủ tướng chính phủ,
quyết định ban hành
quy chế quản lý tài
chính đối với họat
động tìm kiếm cứu
nạn, cứu hộ, ứng phó
thiên tai, thảm họa, số
118/2008/Qđ-TTg
[các văn bản pháp
quy, tr6-11]
146câu
Có
chứa
một số
câu
quan
hệ có
từ
« là »
chu
cảnh,
và sở
hữu.
* Không Thứ trưởng Đỗ
Hoàng Anh Tuấn,
Thông tư hướng dẫn
thi hành một số biện
pháp xử lý nợ đọng
thuế. [VBPQ, tr 23-
26]
108câu
Có
chứa
một số
câu
quan
hệ có
từ
« là »
chu
cảnh
* Không Thứ trưởng Trần
Xuân Hà, Quýêt định
về cơ chế quản lý,
điều hành giá bán
xăng dầu [VBPQ, tr
38-39]
16 câu
Tuyệt
nhiên
không
chứa
câu
quan
hệ có
từ là
* Không Thứ trưởng thường Tuyệt
trực Lê Nam Thắng,
Quyết định bàn về
ban hành giá cứơc
bản tin nhắn và tỷ lệ
phân chia giá cước
bản tin nhắn đến cổng
thông tin điện tử nhân
đạo Quốc gia
[VBPQ,tr53]
19câu
nhiên
không
chứa
câu
quan
hệ có
từ là
* Không Thứ trưởng Đinh
Trung Tụng, Quyết
định phê duyệt kế
hoạch triển khai Nghị
định số 66/2008/Nđ-
Cp ngày 28/05/2008
của chính phủ về việc
hỗ trợ cho doanh
nghiệp, [VBPL,số 39,
tr.74]
105 câu
Tuyệt
nhiên
không
chứa
câu
quan
hệ có
từ là
Không TT Nguyễn Tấn
Dũng, Nghị định quy
định chức năng,
quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tư
pháp [VBPQ,tr1-4]
113 câu
Tuyệt
nhiên
không
chứa
câu
quan
hệ có
từ là
Không Bộ trưởng Vũ Huy
Hoàng, Quyết định
Ban hành Quy chế
93 Tuyệt
nhiên
không
bảo vệ bí mật nhà
nước trong ngành
Công Thương [văn
bản pháp quy số
41,tr.91-96]
179câu
chứa
câu
quan
hệ có
từ là
Không Thứ trưởng Nguyễn
Vinh Hiển, Quyết
định Ban hành Quy
chế tổ chức và hoạt
động của trường phổ
thông dân tộc nội
trú,[VBPQ,87-91]
131 câu
88 Tuyệt
nhiên
không
chứa
câu
quan
hệ có
từ là
Tôi tên là:
NguyễnVăn A
Văn bản cam kết về
tài sản.
13câu
Vợ là :
Nguyễn Văn B
Tổng số câu khảo sát 1384 câu/ 19 văn bản 0 7
Tần số xuất hiện tính
theo tỷ lệ %
0,51 0 0,51
Phụ lục 3
Ngữ liệu được chọn là văn bản : Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch, Lời
kêu gọi của Hội nghị Quốc tế Nạn nhân chất Da cam/dioxin Hà Nội, Nước cờ sai
của Saakahvili của Hiếu Trung, Tôi tự hào là người Việt Nam của Báo tuổi trẻ.com,
..
stt Câu quan hệ sâu có
từ “là”
Tác giả, tác
phẩm, số câu
từng văn bản
khảo sát
tr Câu
qhs
định
tính có
từ “là”
Câu
qhs
đồng
nhất có
từ “là”
Ghi
chú
1 Sự thật là từ mùa thu
năm 1940, nước ta
đã thành thuộc địa
của Nhật, chứ không
phải thuộc địa của
Pháp nữa.
Hồ Chí Minh,
Tuyên ngôn độc
lập.
(45câu)
X
2 Nhiều cháu sinh ra
không hề biết chiến
tranh là gì nhưng đã
phải mang hình hài
đầy dị tật khiến cho
các cháu không bao
giờ được hưởng
hạnh phúc đơn giản
nhất là được sống
như một người bình
thường!
Lời kêu gọi của
Hội nghị Quốc tế
Nạn nhân chất
Da cam/dioxin
Hà
Nội (11/05/2006)
(35)
X
3 Đó là một chất cực
độc.
X
4 Tôi tự hào là người B.D, Tôi tự hào X
VN.
là người Việt
Nam.
(12câu)
5 Một trong hai công
cụ hữu ích của
Internet đối với đại
đa số giới trẻ là
Yahoo .
X
6 Không chỉ là những
câu chuyện phiếm,
những icon buồn -
vui, mà còn là một
nhắn gửi thiêng
liêng: tự hào dân tộc.
X
7 Cách đây không lâu,
một bạn SV trường
ĐH KHXH&NV
TP.HCM email về
cho Tuổi Trẻ với
mong muốn được
chào cờ đầu tuần
như cái thuở còn là
học sinh.
X
8 Một thông điệp
không lời nhưng
cũng đủ gửi đến
cộng đồng bạn bè
trên mạng, người cậu
du học sinh ấy quen
biết: rằng tôi là
người VN và tôi tự
hào là người VN.
X
9 Trong đó đa số là
đôla và gần 40 điện
thoại di động.
Xã luận xã hội,
Sòng bạc các
quý bà.
(9 câu)
X
10 Con bạc thắng nhiều
nhất là "nữ quái"
Năm Bê (56 tuổi,
ngụ phường Bình
Hưng Hòa A).
X
11 Năm Bê là một tay
cờ bạc nữ chuyên
nghiệp.
X
* Không Việtnamnet, Thủ
tướng yêu cầu xử
lý xe công đi
chợ, đi chùa.
(7câu)
12 Trong 3 bạn, Anh
Tuấn là người giỏi
tiếng Việt nhất.
Để giữ "xuân"
cho tuổi trẻ Việt
Nam trong và
ngoài nước
(84câu)
X
13 Năm 2006 là năm kỷ
niệm 50 năm Ngày
truyền thống Hội
Liên hiệp thanh niên
VN, là năm tăng tốc
đẩy mạnh hoạt động
Hội, đưa phong trào
thanh niên lên tầm
X
cao mới gắn với việc
mở rộng mặt trận
đoàn kết, tập hợp
thanh niên, trong đó
thanh niên Việt kiều
là bộ phận quan
trọng.
14 Thật sự đây là buổi
họp mặt rất thú vị và
bổ ích.
X
15 Tôi muốn cho con
tôi giao lưu văn hóa
với người Việt, biết
cội nguồn, biết thanh
niên VN là như thế
nào.
X
16 Tôi lo nhất con mình
là người Việt mà lại
không biết tiếng
Việt.
X
17 Chị muốn đưa con
gái về nước thường
xuyên hơn, và đặc
biệt là đến giao lưu
tại những buổi họp
mặt như thế này để
cháu có điều kiện
tiếp xúc, hiểu biết,
gần gũi hơn với đất
mẹ, với truyền
thống và văn hóa
Việt…
18 Có một điều mà tôi
muốn chia sẻ cùng
anh chị và các bạn:
cho dù tôi ở bất cứ
nơi đâu, làm bất cứ
việc gì cũng luôn tự
hào mình là người
VN.
X
19 15.000m2 là Dinh
đào và khu “mẫu
chín” có lẫn cả 58 hộ
dân đang sinh sống.
Nguyễn Thị Kim
Loan, Đào Nhật
Tân còn hay mất.
(58câu)
X
20 Hoa đào Nhật Tân là
di sản văn hoá vật
thể và phi vật thể.
X
21 10 ha đào di sản; 20
ha đào thương phẩm
cho làng Nhật Tân
thực tế là bao nhiêu?
X
22 Ai cũng nhìn thấy
khu đô thị là to,
người nông dân là
nhỏ, cây đào cũng là
nhỏ nhưng bảo vệ
được quyền lợi của
họ mới thể hiện
được tính nhân văn
của một xã hội tốt
đẹp.
X
23 Năm nay cây đào
của làng Nhật Tân
xưa chỉ còn ở 2
khoảng đất, một gần
chùa Tảo Sách
7.000m2 và một là
đuôi Dinh đào
5.000m2.
X
24 Năm mới Bính Tuất,
nhiều người đã chọn
xuất hành vào sáng
mùng Một Tết vì đây
là ngày tốt, đa số
đến viếng chùa xin
lộc đầu năm, sau đó
ra đường hoa
Nguyễn Huệ để du
Xuân, thay vì đến
thăm nhà ai đó vì
ngại phải “xông đất
đầu năm”.
Vietnamnet,
Đường hoa
Nguyễn Huệ :
nơi xuất hành
đầu năm của
người dân Sài
gòn.
(23câu)
X
25 Không tiện nói tên,
nhưng cô cho biết,
cô là Việt kiều Mỹ,
về Việt Nam lần này
là lần thứ hai và đều
vào dịp Tết Nguyên
đán vì cô và chồng
rất thích không khí
Tết tại quê nhà.
X
26 Anh tên Vũ, cùng vợ
là Anh Thư, Việt
X
kiều Mỹ về quê ăn
Tết.
27 Quan liêu tham ô
lãng phí là tội ác.
Hồ Chí Minh
Tòan tập, Lời
dạy của Bác Hồ
về chống tham
nhũng, tham ô,
quan liêu, lãng
phí NXB Sự
Thật, HN,t4
(21câu)
94 X
28 Cần tức là siêng
năng, chăm chỉ, cố
gắng dẻo dai ...
Một số lời dạy
của Bác Hồ về
đạo đức.
(92câu)
95 X
29 Cần là luôn cố gắng,
luôn chăm chỉ cả
năm, cả đời.
96 X
30 Như vậy không phải
là Cần.
96 X
31 Kiệm là tiết kiệm,
không hoang phí,
không bừa bãi.
97 X
32 Việc đáng tiêu mà
không tiêu là bủn
xỉn, dại dột chứ
không phải là Kiệm.
97 X X
33 Như thế mới đúng là
Kiệm.
97 X
34 Hao phí vật liệu là
xa xỉ.
98 X
35 Việc đáng làm trong
một giờ mà kéo dài
đến 2,3 giờ là xa xỉ.
98 X
36 Việc đáng tiêu 1
đồng, mà tiêu 2,3
đồng là xa xỉ.
98 X
37 An sang mặc đẹp
trong lúc nhiều đồng
bào đang thiếu cơm,
thiếu áo, là xa xỉ.
98 X
38 Liêm là trong sạch,
không tham lam.
98 X
39 Ngày nay, nước ta là
nước dân chủ cộng
hòa.
98 X
40 Chính có nghĩa là
không tà, nghĩa là
thẳng thắn, đứng
đắn.
98 X
41 Điều gì không thẳng
thắn, đứng đắn, tức
là tà.
99 X
42 Nhưng một cây cần
có gốc rễ, lại cần có
hoa, lá, quả, mới là
cây hòan toàn.
99 X
43 Làm việc Chính là
người Thiện.
99 X
44 Làm việc Tà là
người Ác.
99 X
45 Siêng năng (cần), tằn
tiện (Kiệm), trong
sạch (Liêm) Chính
là Thiện.
99 X
46 Lười biếng, xa xỉ,
tham lam, là tà, là
ác.
99 X
47 Vạch rõ ranh giới là
cần phải nhận rõ ai
là bạn, ai là thù ?
99 X
48 Đối với người, ai
làm gì có lợi cho dân
cho Tổ Quốc ta đều
là bạn.
99 X
49 Bất kỳ ai làm điều gì
có hại cho nhân dân
và tổ quốc ta đều là
kẻ thù.
99 X
50 Đối với mình những
tư tưởng và hành
động có lợi ích cho
Tổ quốc, cho đồng
bào là bạn.
99 X
51 Những tư tưởng và
hành động có hại
X
cho Tổ quốc và đồng
bào là kẻ thù.
Tổng số câu khảo sát 386 19 32 10 vb
Tần số xuất hiện tính theo
tỷ lệ %
13,2 4,9 8,3
Phụ lục 4
Ngữ liệu nghiên cứu lấy từ các văn bản mang phong cách khoa học (bao gồm khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội), các bài viết trong tạp chí
Nghiên cứu văn học, kỷ yếu khoa học ...
Stt Câu quan hệ sâu có
từ “là”
Tác giả, tác
phẩm, số trang
tr Câu
qhs
định
tính có
từ “là”
Câu
qhs
đồng
nhất có
từ “là”
Ghi
chú
1 Ở vùng biển miền
Trung, tôm hùm
bông đực tham gia
sinh sản lần đầu có
chiều dài giáp đầu
ngực là 110.06mm
và tôm hùm bông cái
là 98,00mm.
Nguyễn Thị Bích
Thủy, Một số đặc
điểm sinh học
sinh sản của tôm
hùm bông ở vùng
biển miền Trung,
tr35-49
(138câu)
35 X
2 Tuổi và kích thước
thành thục sinh dục
của tôm hùm bông là
một đặc điểm thích
nghi.
39 X
3 Trọng lượng ống dẫn
tinh của
H.americanus là
0,4g, của
P.japonnicus là 1,7g.
40 X
4 Song áp dụng
P.ornatus ở Việt
Nam là vô cùng khó
40 X
khăn.
5 Thời kỳ này được
gọi là giai đoạn phôi
dâu.
46 X
6 Ngày thứ 10 hoặc
ngày thứ 8 sau khi
thụ tinh gọi là giai
đoạn phôi vị.
46 X
7 “Vua chết rồi hoàng
hậu qua đời” là một
câu truyện(story)
Lê Huy Bắc,
“Cốt truyện trong
tự sự”, nghiên
cứu văn học Tạp
chí nghiên cứu lý
luận, phê bình và
lịch sử văn học.
7/2008
35 X
8 “Vua chết rồi hoàng
hâu qua đời vì u
buồn” là một cốt
truyện” (plot)
(104câu)
35 X
9 Có lẽ Arirtotle là
nhà nghiên cứu duy
nhất quan tâm đến
cốt truyện.
35 X
10 Theo đó, từ thế kỷ
XIX trở về trước, cốt
truyện tự sự chủ yếu
là cốt truyện kịch
tính.
36 X
11 Từ thế kỷ XX trở đi,
cơ bản là cốt truyện
thơ (hoặc trữ tình).
36 X
Bản tính phiên lưu là
luôn tuân thủ hai
nguyên tắc tất nhiên
và ngẫu nhiên.
36 X
12 Đến nay nhiều nhà
nghiên cứu khẳng
định thần thoại là thể
loại văn học không
tự giác, có nghĩa
mục đích ra đời của
thần thoại không
phải là văn chương
mà chỉ là tín
ngưỡng, niềm tin
vào tôn giáo cổ xưa
của con người.
36 X
13 Thời gian là phi vật
thể, cho nên nó
không màu, không
mùi, không vị.
Nguyễn Thị
Gấm,“Các dấu
hiệu của thơ
tượng trưng trong
bài Màu thời gian
của Đòan Phú
Tứ”, Nc văn học
Tạp chí ....7/2008
(85câu/6tr)
133 X
14 Đó là một thời gian
biến ảo, sinh động.
134 X
Vì thơ ca là lời nói
của linh cảm, của
bản năng, của vô
thức; cho nên lời lẽ
của thơ ca là không
chính xác, là lấp
lửng, là mơ hồ.
137 X
15 Trong cả bài thơ,
mỗi từ là một nốt
nhạc.
138 X
16 Bạn bè của Đoàn
phú Tứ cho biết ông
không phải là típ
người sống phi thực
tế, cho nên những
cảm nhận về thời
gian ở đây chỉ có thể
là sự cảm nhận trong
bề sâu tâm hồn ông.
138 X
17 Và cả bài thơ là một
bản nhạc du dương,
êm đềm, gợi cảm.
138 X
18 Đó là màu yêu, là
nhịp tim, điệu hồn.
138 X
19 Thơ là thơ. Đặng Thu Thủy,
Sự vận động của
quan niệm thơ và
nhà thơ thời kì
đổi mới. [NCVH
7-2008]
68 X
20 Nhà thơ Việt Nam
sớm ý thức được
mình là một chiến sĩ,
thơ Việt Nam sớm ý
thức được mình là
một vũ khí.
(270 câu) 68 X
21 Tính chất hướng
ngoại của thơ là rất
mạnh.
68 X
22 Thơ trước hết phải là
thơ.
68 X
23 Thơ không thể là
công cụ.
69 X
24 Chức năng bồi đắp
tâm hồn tình cảm
của thơ được đề cao
hơn bao giờ hết nhất
là trong hoàn cảnh
sự sa sút về đời sống
tinh thần không chỉ
còn là một nguy cơ.
69 X X
25 Thiên chức của thơ
là «để cho người ta
yêu nhau».
69 X
26 Đây là «sự tiếp nối
quan niệm truyền
thống».
69 X
27 Bên cạnh xu hướng
«thánh hóa thơ» là
xu hướng «đời
69 X
thường hóa thơ ca».
28 Nếu thơ làm rung
động cả triệu con
tim, như thơ Tố
Hữu, thì đó là điều
hay.
69 X
29 Nguy cơ mất dần
bạn đọc là điều
không thể tránh
khỏi.
70 X
30 Làm nghệ sĩ là để tả
sự thật.
70 X
31 Khái niệm hiện thực
ở đây là khái niệm
được hiểu theo nghĩa
hẹp.
71 X
32 Thơ là đau thương. 71 X
33 Thơ là hạnh phúc. 71 X
34 «Thơ là cái thăm
thẳm.»
73 X
35 Thơ là cái chưa biết. 73 X
36 Nhiều khi thơ không
chỉ là một văn bản
ngôn từ đơn thuần
(khi nó kết hợp với
các loại hình nghệ
thuật khác : hội họa,
sân khấu, vũ đạo, âm
73 X
nhạc, trình diễn, ...)
37 Thơ là một trò chơi. 73 X
38 Thơ truyền thống
của ta về cơ bản là
mực thước, trang
nhã.
73 X
39 Nhà thơ là người
sáng tạo ra trò chơi,
đề xuất trò chơi.
73 X
40 Trong xã hội đương
đại, nếu thơ làm
được như một trò
chơi thỏa mãn được
nhu cầu của đời sống
tinh thần, làm vui,
làm ý nghĩa cho
cuộc đời vốn có rất
nhiều niềm lạc thú
cuốn hút thì cũng đã
là một thành công.
73 X
41 Thời nay, không ít
người coi văn
chương là trò chơi,
thơ là trò chơi ;
nhưng là «chơi
thật», «chơi nghiêm
túc», chơi chuyện
nghiệp chứ không
phải «chơi đùa» ;
không «chơi ẩu, vì
phải chơi với nhiều
74 X
người».
42 Hơn nữa, đây là «trò
chơi nguy hiểm ».
74 X
43 Ông đã được mệnh
danh là «người cách
tân số một»
74 X
44 Làm thơ tức là làm
tiếng Việt.
74 X
45 Thơ Việt Nam hiện
nay, dòng chủ lưu
chủ là thơ ý niệm,
thơ tư tưởng.
75 X
46 Tuyên ngôn cũng
như thực tế sáng tác
của những người đi
tiên phong đã gây
ảnh hưởng nhất định
đối với các nhà thơ
đương đại nhất là
các nhà thơ trẻ.
76 X
47 «Áo em mặc còn
xanh» là tập thơ
mang tính trò chơi
rất rõ.
76 X
48 Họ là Phan Bá Thọ,
Lý Đợi, Bùi Chát,
Khúc Duy, Nguyễn
Quán –bốn sinh viên
mới tốt nghiệp ra
trường.
77 X
49 Thơ của họ là một
thứ thơ phản thơ.
77 X
50 Nhiều người khác lại
cho rằng nhà thơ
cũng là một người
thường như bao
người khác.
79 X
51 Nhà thơ là nhà thơ,
nhà thơ là người
thường.
80 X
52 Lê Minh Quốc tự
nhận mình là «nhà
thơ cà chớn».
80 X
53 Tôi là một nhà thơ
solo.
82 X
54 Thế nhưng phát
ngôn chỉ là phát
ngôn, dù nó có táo
bạo, hào hùng đến
đâu chăng nữa.
82
55 Một nhà thơ nghiệp
dư coi con đường
đến với thơ ca của
mình là một cuộc
chơi, thích thì làm,
không thích thì thôi.
83 X
56 Lê Đạt tự nhận mình
là phu chữ, Trần
Dần nhận mình là
«kẻ cầm trạch trên
83 X
hành tinh quốc ngữ».
57 Coi làm thơ là một
nghề có nghĩa thơ ca
cũng là một thứ
hàng hóa (hàng hóa
đặc biệt).
84 X
58 Đó là một lực lượng
sáng tác hùng hậu.
84 X
59 Ấn độ coi giải thoát
là vấn đề trung tâm,
cốt lõi.
Phạm Thảo
Hương Ly, Hình
tượng không gian
trong sử thi
Ramayana, Kỷ
yếu hội nghị sinh
viên nghiên cứu
khoa học năm
học 2006-2007
26 X
60 Văn học là nhân học. (88câu) 22 X
61 Giá trị của văn học,
xét cho cùng, là sự
chiêm nghiệm về
con người.
22 X
62 Trong Ramayana,
kinh thành là một
khoảng không gian
vô cùng tráng lệ, vừa
mang tình hiện thực,
vừa thấm đẫm chất
tưởng tượng, huyền
thoại và tín ngưỡng.
X
63 Có thể thấy núi rừng
trong Ramayana là
khỏang không gian
mềm mại, thế tục.
25 X
64 Bên cạnh không gian
vũ trụ hoành tráng
phóng đại tầm vóc
người anh hùng,
Ramayana còn miêu
tả chiến trường là
một không gian hỗ
độn, khốc liệt.
25 X
65 Hành động với ý
thức bổn phận cũng
chính là hành động
vô cầu.
26 X
66 Triết học Ấn độ coi
giải thoát là vấn đề
trung tâm, cốt lõi.
26 X
67 Có nhiều công thức
đúc kết mối liên hệ
này, sau đây là một
công thức bao quát.
Đặng Anh Đào,
Bàn về một vài
thuật ngữ thông
dụng trong kể
chuyện.
7-2008
(107 Câu)
X
68 Về thuật ngữ, nhãn
quan, điểm nhìn, và
tiêu điểm đã được
sách lý luận coi là
26 X
một.
69 NKC là một thực thể
đơn nhất và giới hạn.
27 X
70 Điều này được gọi là
điểm nhìn.
27 X
71 Theo suy nghĩ của
chúng tôi, vế thứ
nhất của định nghĩa
đặt ra một yêu cầu
không chính xác đối
với NKC, kể cả đối
với loại chuyện ta
gọi là cổ điển.
27 X
72 Tiêu biểu là từ điển
Wikipedia.
29 X
73 Riêng Manfred Jahn,
chuyển mối quan
tâm từ NCK sang
một tác nhân mới mà
ông gọi là focalizer.
29 X
74 Dẫu sao, rút cục,
Jahn vẫn đi tới vấn
đề tiêu điểm theo
hướng phân loại kết
hợp số lượng và vị
trí : đơn lẻ, hỗn hợp,
và cuối củng là tiêu
điểm tập thể.
29 X
75 Tuy nhiên, Genette
cho rằng xét đến
cùng, đây không
phải là tác giả lựa
chọn mà là hai thái
độ kể chuyện.
31 X
76 Bởi lẽ khuân khổ của
lí luận vốn định
hình, còn tác phẩm
là một thế giới đa
dạng.
32 X
77 Trong di sản văn học
của Lỗ Tấn, Thuốc
là một truyện ngắn
đặc biệt, độc đáo.
Lê Nguyên Cẩn,
Những nét độc
đáo trong Thuốc
của Lỗ Tấn.
11-2008
(196 câu)
117 X
78 Không gian quán trà
lão Hoa với ba phần
và không gian nghĩa
địa với phần còn lại
mà độ dài không
kém ba phần kia là
117 X
bao.
79 Phần khai chuyện,
tương ứng với phần
khai đề của một bài
thơ cổ điển, được
mở ra từ không gian
thứ nhất bằng một
buổi sớm, chưa sáng
hẳn song cũng đã
chuyển sang một
ngày mới với nội
dung chính là mua
thuốc.
117 X
80 Số lượng nhân vật
trong truyện có thể
nói là nhiều, song
hiện rõ nét chỉ có
bốn.
X
81 Số nhân vật khác
hiện dưới dạng các
đám đông «tụm năm
tụm ba» mà không
thể biết số lượng là
bao.
119 X
82 Một ý kiến độc đáo,
một phát hiện mới
mẻ thường không
gây được một phản
ứng nào đáng kể, dù
tích cực hay tiêu
cực, có lẽ là do một
Sái Phu, lời giới
thiệu,Viết nhịu –
lapsus calami:
Dọn vườn ngôn
ngữ học,
X
thái độ nể nang hay
kính nhi viễn chi nào
đó.
Net
(19 câu)
83 Chúng tôi không
quan niệm rằng nói
ngược lại những điều
đã được mọi người
công nhận là một lỗi.
X
84 Nếu nói dịch thuật là
quan trọng, chắc ít ai
phản đối, nhưng nếu
nói người dịch chỉ là
kẻ ăn theo tác giả, có
lẽ số người đồng ý
cũng không ít hơn.
Ngô Tự Lập, Viết
như là dịch thuật,
http://
ngonngu.net
(157câu)
X
85 Khi còn làm biên tập
viên nhà xuất bản
Quân đội Nhân dân,
tôi thường được
nghe nhiều người
nhất là các nhà văn,
nói : « ... »
X
86 Người ta sáng tác
sẵn, các cậu chỉ cần
chuyển ngữ là xong,
có tiền tiêu.
X v
87 « Các anh chỉ là lũ
kí sinh, cả đời chỉ
làm mỗi việc
"chuyển ngữ" tác
X
phẩm của người
khác để lấy tiền! »
88 So với những lời
này, danh hiệu "con
khỉ" đúng là vinh dự
hơn nhiều, vì dù sao
nó cũng mang dáng
dấp nghệ sĩ!
X
89 Anh/chị ta tạo nên
một tác phẩm trọn
vẹn và người đọc chỉ
việc thưởng thức,
còn giữa họ, người
dịch chỉ đơn thuần là
kẻ trung gian.
X
90 Là một người luôn
luôn phải phân thân
giữa viết và dịch, từ
lâu lắm tôi đã lờ mờ
nhận thức được rằng
đó là một quan niệm
sai lầm.
X
91 Khó khăn lớn nhất là
các điển tích.
X
92 Thuật ngữ chuyên
môn, từ lóng đều là
những dạng điển tích
khác nhau.
X
93 Và nói cho cùng thì
mỗi từ là một điển
X
tích.
94 Khi chưa biết tên
phim bằng tiếng
Pháp, tôi nghĩ
"chiều" là "buổi
chiều".
X
95 Cái tên gợi rất nhiều
suy nghĩ, bởi nó rất
thơ, rất triết, và nhất
là nó rất khác
thường.
X
96 Tôi đã thử hỏi rất
nhiều người và nhiều
người trong số họ
cũng nghĩ "chiều" ở
đây là «một buổi
chiều».
X
97 Cái tên còn gợi mở
hơn nữa vì "chiều"
cũng có thể hiểu là
"phương".
X
98 Thú thật, tôi đã hơi
thất vọng khi biết,
nhờ cái tên tiếng
Pháp, rằng "chiều"
chỉ đơn thuần là từ
"phương".
X
99 Tôi tin tưởng sâu sắc
rằng sống cũng
chính là dịch thuật.
X
100 Sau từ "partir" (ra đi)
và từ "yêu" là dấu
phẩy.
X
101 Cái tên tiếng Pháp
chỉ đơn thuần là
"Phương thẳng đứng
của mùa hè", hay
"Mùa hè phương
thẳng đứng".
X
102 Không cần phải suy
nghĩ quá cao siêu để
thấy rằng câu trả lời
là phủ định.
X
103 Như vậy, về thực
chất, sáng tác chính
là dịch thuật.
X
104 Trong bài Cám dỗ và
vinh quang của dịch
thuật tôi có viết rằng
mặc dù dịch là phản,
đối với đa số người
đọc không phải là
bản ngữ, bản dịch
phản bội ít hơn.
X
105 Nhưng nói một cách
chặt chẽ thì tất cả
các bản dịch đều là
X
phỏng dịch.
106 Chẳng hạn, từ "rice"
trong tiếng Anh
trong những truờng
hợp cụ thể phải dịch
là "lúa", "thóc",
"gạo", "cơm"..
X
107 Đối với ông, đối
tượng chủ yếu của
ngôn ngữ học là
Ngôn ngữ, nhưng
ông cũng hình dung
được trong tương lai
một ngành ngôn ngữ
học của lời nói.
Cao Xuân Hạo,
lời nói đầu bản
dịch giáo trình
Ngôn ngữ học
đại cương.
(33câu)
X
108 Xin đừng hiểu lầm
rằng ngôn ngữ học
và các khoa học
nhân văn khác là
những “khoa học
chủ quan”.
X
109 Khoa học, do chính
định nghĩa của nó,
chỉ có thể là khách
quan.
X
110 Một số tác giả gọi
ngôn ngữ học trước
1957 là
“structuralist”
X
Tổng số câu khảo sát 1197 câu 39 71
Tần số phân bố tính theo tỷ
lệ %
9,2 3,3 5,9 10 vb
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH002.pdf