PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
So với các phân môn khác, ngữ pháp văn bản là một trong những phân môn
xuất hiện khá muộn và có lịch sử chưa dày.
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của phép liên kết nói chung, phép nối nói riêng,
chúng tôi thiết nghĩ đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Thật sự, phép
nối đóng vai trò là thành tố tạo tính mạch lạc cho văn bản, là một trong những
yếu tố trọng yếu của vấn đề tạo lập và tiếp nhận văn bản.
Thế nhưng, thực tế là, nhiều nhà Việt ngữ học xem xét phép nối thông qua
phát ngôn, mà chưa xem xét nó thông quan khái niệm cú (clause). Chúng tôi,
đứng trên quan điểm “cú”, sẽ phân tích những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa,
ngữ dụng của phép nối tiếng Việt.
Đặc biệt, trong khi tiếp xúc với tiếng Anh, người viết thấy có những điểm
tương đồng và khác biệt giữa phép nối của ngôn ngữ này với tiếng Việt; do đó,
người viết tiến hành so sánh phép nối giữa hai ngôn ngữ. Chính những sự tương
đồng phản ánh sự qui luật chung về tư duy, diễn đạt ý tưởng chung của nhân
loại; còn sự dị biệt lại phản ánh sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ cũng như sự
nghiêng về mặt hình thức ngữ pháp – tiếng Anh hay ngữ nghĩa – tiếng Việt của
hai ngôn ngữ.
Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài này cũng phục vụ trực tiếp cho việc giảng
dạy phân môn Ngữ pháp văn bản, Tiếng Việt thực hành cũng như việc rèn luyện
ngoại ngữ của người viết.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Ngoài nước
Năm 1976, nhà xuất bản Lodon và Nework đã cho ra đời quyển “Cohesion
in English” –Phép Liên kết trong tiếng Anh của M.A.K Halliday và Ruqaiya
Hassan [108]. Đây có thể xem là công trình đầu tiên đánh dấu lịch sử nghiên cứu
về phép nối. Trong quyển sách, hai tác giả đã trình bày khá kỹ về các phép liên
kết: Quy chiếu (Reference), Phép thế (Substitution), Phép tỉnh lược (Ellipsis),
Phép liên kết từ vựng (Lexical cohesion) và trong đó có Phép nối (Conjunction).
Về phép nối, Halliday và Hassan nhấn mạnh rằng sự nối kết phải dựa trên mối
quan hệ ngữ nghĩa của chúng. Nhưng đó không phải là mối quan hệ cố định, mà
là “cái theo sau được kết nối một cách hệ thống với cái đã đi trước”. Đây là công
trình nghiên cứu khá kỹ và đi vào chi tiết vào phép nối nói riêng, các phép liên
kết khác nói chung. Sau đi đưa ra khái niệm về phép nối, Halliday và Hassan đã
phân phép nối thành 4 loại chính theo quan hệ ngữ nghĩa của chúng: i.Bổ sung
(Additive), ii.Đối lập (Adversative), iii.Nhân quả (Causal) và iv.Quan hệ thời
gian. Đồng thời, tác giả cũng thống kê một số liên từ biểu hiện những quan hệ
ngữ nghĩa trong phép nối, và phân tích một số liên từ tiêu biểu. Nhìn chung,
đóng góp lớn của công trình là về lí thuyết văn bản nói chung, phép nối nói riêng
cũng như những quan hệ ngữ nghĩa trong phép nối.
Đến năm 1998, ấn bản lần 2 của M.K.Halliday về “An Introduction to
Functional Grammer” - Dẫn luận ngữ pháp chức năng, (được tái bản lần 6) do
Hoàng Văn Vân dịch [31]. Trên cơ sở công trình thứ nhất năm 1976, Halliday
tiến hành bổ sung và sữa chữa những vấn đề có liên quan, đặc biệt về liên kết.
Công trình trình bày và phân tích khá kỹ về khái niệm Cú (Clause) và xem cú là
khái niệm cơ sở để soi sáng các góc độ của văn bản. Đây là công trình được
nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao và được xem là công trình không thể không
biết đến khi nghiên cứu ngữ pháp văn bản nói chung, phép nối nói riêng. Đầu
tiên, tác giả làm rõ khái niệm cú đứng trên ba kiểu ý nghĩa khu biệt hàm chứa
trong cấu trúc của một cú: i.Cú như là một thông điệp – “clause as a masage”
(cấu trúc Đề - Thuyết, ), ii. Cú như là một sự trao đổi – “clause as an exchange”
(hệ thống ngữ pháp và hệ thống thức (mood), Chủ – Vị (chủ ngữ ngữ pháp) và
iii.Cú như là sự thể hiện – “clause as a representation” (chủ ngữ logic: hành
thể, cú được xem như chứa đựng một nguyên tắc cơ bản để mô hình hóa kinh
nghiệm, tức là cú được xem xét như là một quá trình - process). Sau đó,
M.K.Halliday mở rộng khái niệm Cú - dưới cú (những tổ hợp nhỏ hơn cú) và
trên cú (những tổ hợp lớn hơn cú). Công trình cũng đưa ra sự biện luận khá kỹ
về việc chọn cú làm đơn vị cơ bản đề nghiên cứu ngữ pháp chức năng. Từ những
kiến thức nền tảng về “cú”, tác giả soi sáng vào khái niệm: Liên kết và Ngôn bản
(mục 9) - đây là nội dung trọng tâm mà chúng ta cần nghiên cứu. Ở mục này, tác
giả cũng trình bày những phép liên kết cơ bản, nhưng sự phân chia có khác
trước. M.K.Halliday nhập tỉnh lược và thay thế làm một; như vậy, từ năm phép
liên kết, trong công trình này chỉ còn bốn. Tác giả phân chia tỉ mỉ Phép nối theo
ba lĩnh vực: i.Chi tiết hóa (Elaboration), ii.Bành trướng (Expantion) và iii.Tăng
cường (Enhancement). Theo chúng tôi, cách nhìn nhận liên kết dựa trên khái
niệm “cú” của M.K.Halliday có nhiều ưu điểm, nó mang tính khái quát cao. Và
chúng tôi, trong luận văn này, phần lớn theo quan điểm của M.K.Halliday để
nghiên cứu phép nối của tiếng Việt. Đồng thời, trong công trình này, Halliday
cũng trình bày khá kỹ về các quan hệ ngữ nghĩa của phép nối. Trên cơ sở kế
thừa, chúng tôi soi sáng vào phép nối tiếng Việt; đồng thời phân chia lại, thay
đổi một số thuật ngữ để phù hợp với một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt.
Tóm lại, Halliday là một trong những người đặt những viên gạch đầu tiên
để xây dựng nền móng cho việc tìm hiểu phép nối nói riêng, liên kết nói chung.
Đến năm 1992, nhà xuất bản Philadelphia ở Amsterdam cho ra mắt bạn
đọc công trình của J.R.Martin [120] về “English Text – System and Structure”
(Văn bản tiếng Anh - Hệ thống và Cấu trúc). Đây có thể xem là công trình
nghiên cứu khá kỹ về các phép liên kết, trong đó có phép nối. Chính tác giả này
đưa đến bạn đọc khái niệm Nối bên trong (Internal relations) và Nối bên ngoài
(External relations) - điểm mới của tác giả so với Halliday. Và Martine đã đưa ra
những tiêu chí phân biệt hai loại quan hệ nối này. Đặc biệt, tác giả đã dựa vào
ngữ cảnh cụ thể (Circumtaintial identifying relationals) để phân biệt Nối bên
ngoài (External relations), và dựa vào khái niệm Phóng chiếu (Projection) để
nhận dạng kiểu Nối bên trong (Internal relations). Tác giả cũng chia từng loại
nối bên trong và bên ngoài theo các loại quan hệ: i.Bổ sung (Addictive relations),
ii.Nhân quả (Consiquential relations), iii.So sánh (Comparative relations),
iv.Thời gian (Temporal) và v.Định vị (Locative relations). Ở mục thứ 6 của
quyển sách, tác giả có đề cập đến: Conhesion and register (Liên kết và ngữ vực)
và Cohesive harmony analysis (Phân tích tính hài hòa liên kết). Ở phần thứ nhất
(Conhesion and register), tác giả chủ yếu tóm tắt và trích dẫn lại một số nhận
định của M.K.Halliday và Ruaqaiya Hassan về vấn đề có liên quan đến liên kết
và ngữ vực. Phần còn lại – Cohesive harmony analysis (Phân tích tính hài hòa
trong liên kết), J.R.Martin đề cập đến kỹ năng (hay thủ thuật – Procedure) khảo
sát sự tương tác của chuỗi sở chỉ, chuỗi từ vựng và ngữ pháp kinh nghiệm. Thủ
pháp Cohesive harmony analysis chủ yếu để xem xét sự liên kết trong đơn vị văn
bản; do đó, nó chú ý đến môi trường tồn tại của phép liên kết. Tuy nhiên, công
trình chỉ là những bước phát thảo sơ bộ về phép nối.
Năm 2000, quyển “English Grammer - An Introduction” của Peter Collins
và Carmella Hollo [93] được tái bản (lần 2). Quyển sách gồm hai phần
A.Grammatical Decription (Mô tả ngữ pháp) và B.Looking at language in
context (Xem xét ngôn ngữ trong ngữ cảnh). Ở phần thứ 2, mục Cohesion – Liên
kết và Analysis of Cohesion in sample texts – Phân tích phép liên kết trong
những văn bản tiêu biểu - đã đề cập đến vấn đề liên kết và phép nối. Theo hai tác
giả, ở cấp độ vĩ mô, có các loại phép liên kết: 1).Deictic (Trực chỉ), 2).Generic
(Loại Thể) và 3).Logical signposts (Dấu hiệu logíc). Ở cấp độ vi mô, liên kết có
các loại: 1).Đồng sở chỉ (Co-reference), 2).Thay thế (Substitution) và 3).Tỉnh
lược (Ellipsis).
Theo hai tác giả này, 1).trực chỉ (deictic) là những đơn vị định vị các nhân
vật tham gia giao tiếp, định vị không gian, thời gian (ngữ cảnh hội thoại và thời
gian hội thoại). Cụ thể đó là: i.Participant identification (Nhận ra người tham
gia giao tiếp), ii.Place and time indicators (yếu tố chỉ không gian, thời gian),
iii.Temporal ordering expressions (Sự diễn đạt theo trật tự thời gian) và iv.Tense
and aspect (Thì và Thể - cũng là một yếu tố xác định thời gian của hành động).
Về 2).Loại thể (Generic), đó là những yếu tố làm cho bố cục của văn bản trở nên
rõ ràng, theo một mẫu thức xác định: “in set patterned ways”, chẳng hạn như
phân chia văn bản thành từng chapter (chương), paragraphs (đoạn) Về 3).Dấu
hiệu logic (Logical signposts), đó là những dấu hiệu trình bày ngữ liệu theo một
chuỗi logic, chuỗi trật tự thời gian như: first (đầu tiên), then (sau đó) , on one
hand (một mặt), on the other hand (mặt khác) Tóm lại, ba ý nghĩa ở cấp độ vĩ
mô trên chính là những quan hệ ý nghĩa chỉ thời gian, không gian và trật tự diễn
đạt.
Và hai tác giả đi sâu vào từng khía cạnh: i.Text Orientation (Định hướng
văn bản), ii.Grammatical cohesion (Liên kết ngữ pháp), iii.Logical connectors
(Những yếu tố liên kết logíc) và iv.Lexical Cohesion (Liên kết từ vựng). Trong
mỗi phần vừa nêu, Peter Collins và Carmella Hollo đều có đề cập ít nhiều đến
phép nối. Chẳng hạn, trong phần Text Orientation (Định hướng văn bản), hai tác
giả có kể đến: Temporal ordering expression – Diễn đạt trật từ thời gian (Tr164)
và liệt kê liên từ như: First, second, next . Đến mục Logical connectors, tức
những yếu tố liên kết logic, tác giả lại đưa ra bốn loại liên kết logíc: i.Addictive
(Bổ sung), ii.Adversative (Tương phản), iii.Causal (Nhân-quả) và iv.Temporal
(Thời gian) (tr171-172). Bốn kiểu này là những loại phép nối mà M.K.Halliday
và các tác giả khác đã nêu. Do đó, trên cơ sở kế thừa, chúng tôi sẽ tiến hành bổ
sung và điều chỉnh những vấn đề trùng lắp.
Ngoài ra, lấy cú làm đơn vị phân tích cơ bản, Peter Collins và Carmella
Hollo còn đề cập đến những loại cú (clause types) và những mối quan hệ giữa
các cú hay câu như: Đẳng lập (coordination) và Chính phụ (subordination). Nhìn
chung, có đề cập đến lí thuyết, nhưng công trình chủ yếu đi vào các khía cạnh
ứng dụng của phép nối.
Năm 2008, công trình bằng tiếng Anh của David Nunan [64] “Introduction
Discourse Analysis” - “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn” được hai dịch giả Hồ Mỹ
Huyền và Trúc Thanh dịch sang tiếng Việt. Sau khi đề cập đến khái niệm diễn
ngôn cũng như phân biệt khái niệm diễn ngôn và văn bản, Nunan đề cập đến liên
kết, trong đó có phép nối. Ngoài việc đề cập đến khái niệm phép nối, tác giả còn
đề cập đến bốn loại quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu trong phép nối, đó là: i.Nghich
đối, ii.Bổ sung, iii.Thời gian và iv.Nguyên nhân. Ngoài ra, công trình còn đề cập
đến khái niệm và phân tích một vài cấu trúc đề thuyết trong diễn ngôn. Do vậy,
những lí thuyết của công trình có thể được xem là cơ sở lí thuyết để nghiên cứu
ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt.
Như vậy, trong khả năng bao quát tư liệu có thể chưa đầy đủ của chúng
tôi, phép nối đã được nhiều nhà Anh ngữ học chú ý đến; và những thành tựu của
nó, nhất là về mặt lí thuyết cũng đạt được những nền móng cơ bản.
2.2. Trong nước
Phạm vi trong nước, cũng có khá nhiều công trình đề cập đến văn bản, liên
kết và cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối.
Năm 1980, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội đã
giới thiệu với bạn đọc công trình “Ngữ pháp tiếng Việt” của Hoàng Trong Phiến
[66]. Trong công trình này, điểm đóng góp nổi bật của tác giả chính là đưa ra các
mô hình của câu ghép ứng với từng loại quan hệ trong câu ghép - mà theo quan
niệm của chúng tôi là phép nối như: i.câu nhân quả, ii.câu điều kiện, iii.câu nhân
nhượng, iv.câu mục đích, v.câu so sánh, vi.câu đồng loại, vii.câu tương phản,
viii.câu lựa chọn và ix.câu gộp. Chính những mô hình này là tài liệu vô cùng quí
báu để chúng tôi xem xét các quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối cũng như
bổ sung thêm vào phép nối một hệ thống liên từ thể hiện sự nối kết giữa các cú
hay phát ngôn.
Năm 1985 (tái bản vào 05/04/1999), công trình của Trần Ngọc Thêm [76]
về “Hệ thống liên kết và văn bản Tiếng Việt” đã được công bố. Đây là công trình
có giá trị và đánh dấu một bước phát triển mới của ngữ pháp văn bản nói chung,
phép nối nói riêng. Công trình nghiên cứu sâu rộng các khía cạnh của văn bản;
khái quát cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của phép nối. Công
trình trình bày ba phần chính. Phần 1 gồm ba chương, đề cập về các khái niệm
và cái nhìn khái quát về “Liên kết văn bản”. Ở phần 2, tác giả bắt đầu đi vào
“Các phương thức liên kết giữa các phát ngôn”. Đây là chương đề cập đến các
phương thức (phép) liên kết ở mặt hình thức, trong đó có phép nối. Trần Ngọc
Thêm dựa trên các loại phát ngôn, chia phép liên kết thành hai loại cơ bản: Phép
nối lỏng (dựa trên phương thức liên kết hợp nghĩa và phát ngôn hợp nghĩa) và
Phép nối chặt (dựa trên phương thức liên kết trực thuộc và phát ngôn trực thuộc
(mà tác giả gọi là ngữ trực thuộc). Trong phép nối lỏng, Trần Ngọc Thêm còn
trình bày mô hình của các yếu tố từ vựng làm thành phần chuyển tiếp hay các từ
làm phụ tố có ý nghĩa so sánh (mà chúng tôi gọi chung là liên từ) như: cũng, lại,
vẫn, càng, còn, cứ Tác giả cũng đề cập đến cấu trúc khái quát của phép nối:
ArB cũng như trình bày những quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối. Dựa trên
quan hệ ngữ nghĩa, tác giả chia phép nối theo ba quan hệ cơ bản, mỗi quan hệ lại
có những tiểu loại cơ bản: i.Quan hệ định vị (thời gian, không gian); ii.Quan hệ
logic diễn đạt (bao gồm: Trình tự diễn đạt, Thuyết minh- bổ sung và Xác minh –
nhấn mạnh); và iii.Quan hệ logic sự vật (bao gồm: Nhân quả, và Tương phản –
đối lập). Còn phần 3, tác giả đề cập đến khái niệm liên kết ở mặt nội dung. Tóm
lại, đứng trên quan điểm phát ngôn, Trần Ngọc Thêm đã mô tả những đặc điểm
cơ bản của một phép nối nói chung. Từ mô hình lí thuyết chung này, chúng tôi
kế thừa có điều chỉnh để khảo sát mô hình của một số tiểu loại phép nối. Có thể
nói, đây là một trong những công trình nghiên cứu sâu và kỹ về phép nối của
tiếng Việt.
Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo Dục đã ra mắt bạn đọc công trình của
Nguyễn Thị Việt Thanh [74] về “Hệ thống kiên kết lời nói tiếng Việt”. Đối tượng
nghiên cứu là ngôn bản, đề cập khá sâu về những vấn đề khái quát chung liên
quan đến liên kết lời nói, tác giả chia liên kết lời nói thành hai phương thức
i.“Bằng phương thức ngữ kết học” và ii.“Bằng phương thức ngữ dụng học”.
Trong phương thức liên kết ngữ kết học lại được chia thành ba tiểu loại: Liên kết
duy trì chủ đề, Liên kết phát triển chủ đề và Liên kết logic. Trong đó, phép nối
thuộc phương thức liên kết logic. Tác giả cũng đã đề cập đến phép nối không có
liên từ: “mặc dù từ nối không được sử dụng nhưng quan hệ ngữ nghĩa vẫn được
xác lập” [74;50]. Nhưng chung qui lại, đóng góp chủ yếu của công trình là
nghiên cứu các phương tiện liên kết trên ngữ liệu lời nói.
Năm 2006, quyển “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt: Văn bản, Mạch
lạc, liên kết, đoạn văn” của Diệp Quang Ban [6] được tái bản (lần thứ ba). Trong
công trình, tác giả trình bày thành từng bài mục rõ ràng về bốn nội dung đã nêu
trong nhan đề sách, rất tiện cho việc tham khảo. Ở phần 2, tác giả đã đề cập đến
phép liên kết, trong đó có Phép nối (từ tr132-134). Lấy phát ngôn làm cơ sở
nghiên cứu như Trần Ngọc Thêm, Diệp Quang Ban cũng chia phép nối thành hai
loại cơ bản: Phép nối lỏng và Phép nối chặt. Đặc biệt, ở phần một, tác giả đã đưa
ra khoảng 15 cách hiểu về khái niệm về văn bản, phân biệt khái niệm văn bản và
diễn ngôn, ngôn ngữ nói và viết và nêu lên những đặc trưng của một văn bản nói
chung. Trần Ngọc Thêm cũng đã đề cập đến cấu trúc đề thuyết – cấu trúc mang
ý nghĩa thông báo trong văn bản.
Năm 2007, nhà xuất bản Đại học Sư phạm đã cho ra mắt bạn đọc quyển
“Văn bản” của tác giả Diệp Quang Ban [7] theo dự án đào tạo giáo viên THPT
cuả Bộ Giáo dục và Đào Tạo. Phải công nhận đây là công trình viết khá bao quát
về các khía cạnh của văn bản; công trình đề cập hầu hết các phép liên kết, trong
đó có phép nối. Trong bài viết của mình, Diệp Quang Ban đã đề cập đến phép
nối và các phương tiện nối; và các quan hệ ý nghĩa thường gặp trong phép nối.
Về phương tiện nối, ông chia làm hai loại lớn: Quan hệ từ (bình đẳng / phụ
thuộc) và Từ ngữ nối kết (đại từ thay thế/những tổ hợp từ ngữ có ý nghĩa quan hệ
và có tác dụng liên kết). Còn về các quan hệ thường gặp trong phép nối, ngoài 4
quan hệ mà Halliday đã nêu: i.bổ sung, ii.tương phản, iii.thời gian, iv.nhân quả;
Diệp Quang Ban còn đề cập thêm hai loại quan hệ nữa: mục đích và điều kiện.
Nhìn chung, các công trình là một sự tổng hợp từ các công trình đi trước nên sự
đóng góp của nó là không đáng kể.
Năm 2002, (tái bản 2005) công trình của Hoàng Văn Vân [31] ra đời “Ngữ
pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống”.
Đây là công trình mà tác giả viết dựa chủ yếu vào luận án tiến sĩ được tiến hành
tại Khoa Ngôn ngữ học, đại học Macquarie, Australia với nhan đề tiếng Anh “An
Experiential Grammer of the Vietmam clause: A functional Description”. Công
trình dựa trên lý thuyết của M.K.Halliday về cú (clause) trong công trình “An
Introduction to Functional Grammer” (Dẫn luận ngữ pháp chức năng) để soi
sáng vào tiếng việt. Thật sự, công trình có một ý nghĩa đột phá, đem đến một
cách hiểu mới về ngữ pháp văn bản, bên cạnh cách hiểu cũ – dựa vào phát ngôn.
Nhìn chung, công trình là sự vận dụng của ngữ pháp Châu Âu vào tiếng Việt. Dù
chưa nghiên cứu sâu về phép nối, nhưng công trình ít nhiều đã khẳng định vai
trò, ý nghĩa của cú trong việc biểu thị kinh nghiệm (cú như là một sự thể hiện
“clause as a representation” để mô hình hóa kinh nghiệm theo quan điểm chức
năng hệ thống; do đó, nó có ý nghĩa về mặt lí thuyết cho việc chọn cú làm đơn vị
cơ sở của phép liên kết nói chung, phép nối nói riêng.
Nhìn chung, những công trình trên đã đề cập khá toàn diện về những vấn
đề chung về văn bản, liên kết và phép nối.
Năm 1995, Đỗ Thị Kim Liên [56] đã đề cập đến “Quan hệ ngữ nghĩa
trong câu ghép không liên từ” - Ngôn ngữ số 2/1995. Trong công trình này, tác
giả đã trình bày khá kỹ về quan niệm của các nhà ngữ pháp đi trước: một là
không đề cập đến loại câu ghép không liên từ, hai là không tách câu ghép không
liên từ thành một đối tượng nghiên cứu riêng. Tác giả cũng đề cập đến “những
nhân tố tạo nghĩa trong câu ghép không liên từ”. Đó chính là cấu trúc chuyền tải
ý nghĩa; các phương tiện liên kết như phụ từ tình thái, trật tự trước sau ; hay ý
nghĩa của các thành tố trong loại câu ghép này. Về quan hệ ngữ nghĩa, vì đánh
giá cao vai trò của vị ngữ trong việc thể hiện quan hệ ngữ nghĩa trong câu ghép
không liên từ, nên tác giả xem xét các kiểu quan hệ ngữ nghĩa chính của loại câu
ghép này trên hai phương diện cơ bản: i.Các kiểu quan hệ ngữ nghĩa giữa các vị
ngữ và ii.Số lượng các thành tố trong vị ngữ. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên
một số quan hệ ngữ nghĩa trong câu ghép không có liên từ như: i.Quan hệ ngữ
nghĩa đẳng kết, ii.Quan hệ đối sánh (so sánh đồng nhất, so sánh đối lập - khác
biệt, so sánh đối ứng); và iii.Quan hệ ngữ nghĩa tiếp liên (bao gồm 7 nhóm:
nhóm ý nghĩa thời gian – hành động, nhóm quan hệ nguyên nhân – kết quả,
nhóm quan hệ điều kiện – kết quả, quan hệ luận chứng – thuyết minh, quan hệ
ngữ nghĩa bao hàm, quan hệ giải thích, và quan hệ kết quả, nguyên nhân). Bên
cạnh đó, Đỗ Thị Kim Liên còn đề cập đến “giá trị của các cú trong chỉnh thể của
câu ghép”, phần này có liên quan ít nhiều đến tiêu điểm thông báo cũng như
quan hệ ngữ nghĩa giữa các cú. Nhìn chung, công trình là tài liệu vô cùng quí giá
để chúng tôi nghiên cứu phép nối không có liên từ, các quan hệ ngữ nghĩa trong
phép nối và một số cách diễn đạt mang tiêu điểm thông tin khác nhau trong phép
nối, tức ngữ dụng.
Cũng trong năm 2006, công trình “Các phương tiện tổ chức và liên kết văn
bản tiếng Việt” của Nguyễn Chí Hòa [45] ra đời. Công trình đánh dấu một bước
ngoặt lớn về khái niệm “câu ghép không có quan hệ từ” – đứng trên quan điểm
phát ngôn. Trước đó, một số bài viết của tác giả về vấn đề này đã được công bố
trên tạp chí Ngôn ngữ, chẳng hạn như bài “Về khái niệm ngữ pháp hóa và câu
ghép không có liên từ” [43]. Căn cứ vào kết quả công trình nghiên cứu của
Nguyễn Chí Hòa, cộng với những cứ liệu thống kê được¸ chúng tôi trình bày về
phép nối không có liên từ - đứng trên quan điểm cú (clause). Bên cạnh đó, công
trình “Các phương tiện tổ chức và liên kết văn bản tiếng Việt” của Nguyễn Chí
Hòa cũng đi sâu vào tìm hiểu các khía cạnh ngữ dụng của các liên từ tiếng Việt.
Vấn đề này được chúng tôi vận dụng một cách có bổ sung, điều chỉnh vào phần
ngữ dụng ở chương 2.
Năm 1999, Nguyễn Hữu Tiến [80] cũng đã giới thiệu với đọc giả bài
nghiên cứu của mình về “Quan hệ liên câu trong văn bản tiếng Việt” trong tạp
chí Ngôn ngữ Số 1. Công trình đã trình bày tóm lược sơ bộ những khái niệm của
Trần Ngọc Thêm về phép nối như khái niệm, phép nối đẳng lập và chính phụ,
cũng như chức năng thực hiện liên kết hồi qui và liên kết dự báo của phép nối.
Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến “vai trò, ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ ngữ
chuyển tiếp chỉ quan hệ nghịch đối”. Đó là tính kết nối, thông qua việc “phá vỡ
tính hoàn chỉnh vốn có của nó”. Có mâu thuẫn nhưng mức độ không cao nên
câu nghịch đối vừa “tạo lập quan hệ, vừa là dấu hiệu chỉ dẫn hay xác nhận quan
hệ”; và đây là quan hệ thực hiện liên kết “hướng ngoại, gián tiếp, hồi chỉ”. Tóm
lại, trên định hướng phân loại của Trần Ngọc Thêm, công trình đã cụ thể hóa
tương đối tỉ mỉ chi tiết, đồng thời phân chia thêm những tiểu loại mới về các loại
quan hệ ý nghĩa trong phép nối tiếng Việt. Đồng thời, tác giả cũng đi vào một
quan hệ cụ thể - quan hệ nghịch đối để phân tích giá trị về mặt ngữ dụng của loại
quan hệ này. Do đó, công trình có giá trị tham khảo về phương diện ngữ nghĩa,
ngữ dụng của luận văn.
Cũng năm 2004, Tạp chí Ngôn ngữ số 4 đã đăng bài viết của Võ Văn
Chương [16] về “Liên kết hồi qui trong ngôn ngữ học văn bản – Vài kiến nghị về
cách xác định và phân loại”. Đóng góp đầu tiên của tác giả là đi vào phân biệt
phép tỉnh lược và phép hồi quy. Sau đó, tác giả đi vào miêu tả các dạng thức của
liên kết hồi qui, dựa trên hai cơ sở chủ yếu sau: 1).dựa vào từ loại của kết tố và
2).dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ tố và kết tố. Trên tiêu chí phân loại thứ
nhất, tác giả chia liên kết hồi qui thành hai dạng chủ yếu: i kết tố hồi qui là một
đại từ - và ii.kết tố hồi qui là một ngữ danh từ. Hai loại này chủ yếu gặp trong
phép thế. Theo tiêu chí phân loại thứ hai, tác giả chia liên kết hồi qui thành ba
tiểu loại: i.kết tố hồi qui là sự lặp lại từ vựng của chủ tố, ii.kết tố hồi qui là một
ngữ danh từ đồng nghĩa với ngữ danh từ làm chủ tố, và iii.kết tố hồi qui là một
ngữ danh từ có khả năng tóm lược nội dung (resomptif) hoặc khái niệm hóa
(conceptual) chủ tố và kết tố liên kết với chủ tố thông qua phép liên tưởng. Tuy
đề cập chủ yếu đến phép thế, đôi chỗ có nhắc đến phép tỉnh lược, phép liên
tưởng mà chưa đi sâu vào chức năng thực hiện liên kết hồi qui của phép nối;
nhưng đề cập khá kỹ đến liên kết hồi qui nên công trình đã đưa ra nhiều hướng
gợi mở cho việc tìm hiểu cách thức liên kết này trong phép nối nói chung. Chính
liên kết hồi qui phục vụ đắc lực cho việc tìm hiểu cấu trúc phép nối ở chương 2.
Đến năm 2007, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội cho xuất bản
quyển “Dụng học Việt ngữ” của Nguyễn Thiện Giáp [30]. Tác giả dành gần 50
trang để đề cập đến khái niệm “Diễn ngôn” và “Văn bản”, và từ trang 176 đến
178, Nguyễn Thiện Giáp đề cập đến Phép nối. Tác giả chia phép nối thành bốn
loại theo quan hệ ngữ nghĩa của chúng: i.Đồng hướng, ii.Ngược hướng, iii.Nhân
quả và iv.Thời gian – trình tự. Thực chất của quan hệ đồng hướng là quan hệ bổ
sung, của quan hệ ngược hướng là quan hệ tương phản. Ngoài ra, tác giả có đề
cập đến liên kết hồi chỉ và khứ chỉ. Theo Nguyễn Thiện Giáp, liên kết hồi chỉ và
khứ chỉ là một phương thức liên kết độc lập với phép nối (và cả phép tỉnh lược,
phép thế). Nhưng trong phần ví dụ, tác giả đã dẫn ra một ví dụ về phép liên kết
hồi chỉ và khứ chỉ, mà đó chính là phép nối: “Chiều nay được nghỉ học. Thế thì
ta đi xem phim nhé.” [30;174]. Liên từ thế thì biểu hiện kết quả trong quan hệ
điều kiện nhân quả. Bốn ví dụ còn lại cũng là dạng phép nối không có liên từ
(mà theo một số tác giả là phép tuyến tính) – xem thêm trang 174. Nhìn chung,
bên cạnh việc đưa ra cách định danh mới về những quan hệ ý nghĩa cơ bản của
phép nối; đóng góp của công trình chủ yếu là ở chỗ gợi mở về chức năng thể
hiện liên kết hồi chỉ, khứ chỉ của phép nối nói chung.
Năm 2004, Lê Thị Minh Hằng [39] đã đóng góp bài viết về “Một đề nghị
phân loại câu điều kiện tiếng Việt” cho tạp chí Ngôn ngữ (số 2). Sau khi thống
kê một số cách phân loại câu điều kiện của một số nhà ngữ pháp Tiếng Việt như
Hoàng Tuệ, Hoàng Trọng Phiến ; tác giả đã đưa ra kiến nghị về một hướng
phân loại riêng. Đứng trên quan điểm ngữ nghĩa, Lê Thị Minh Hằng phân loại
câu điều kiện theo hai tiêu chí cơ bản: i.Quan hệ nhân – quả và ii.Tính hiện thực.
Theo tiêu chí “quan hệ nhân quả”, tác giả chia câu điều kiện thành hai bộ phận:
Bộ phận nêu quan hệ nhân quả và Bộ phận nêu quan hệ tiền đề - kết luận. Theo
tiêu chí “tính hiện thực”, tác giả chia câu điều kiện thành hai loại: Điều kiện giả
định và phi giả định (hiện thực). Hệ thống phân loại của tác giả được cụ thể hóa
như sau: 1).Điều kiện kết quả: i.Giả định (bao gồm: Giả thuyết, và Phản sự thật)
và ii.Phi giả định (bao gồm: Tất yếu và Tập quán. 2).Tiền đề - kết luận (gồm ba
tiểu loại: i.Suy đoán, ii.Sóng đôi và iii.Dẫn nhập tình huống). Ngoài ra, công
trình còn cung cấp một số liên từ (mà tác giả gọi là “chỉ tố đánh dấu về mặt hình
thức”) thể hiện những loại câu điều kiện trên. Nhìn chung, công trình xoáy sâu
vào một quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối - cung cấp một tiêu chí mới
đồng thời đưa ra một kết quả phân định mới về loại quan hệ này.
Ngoài ra, có một số công trình đánh dấu về việc nghiên cứu về ngữ dụng
trong phép nối.
Năm 2002, Tạp chí Ngôn ngữ số 5, đã giới thiệu bài báo của Nguyễn Thị
Thìn [77] về “Các từ thì, mà, nhưng ở đầu câu trong chức năng liên kết nghĩa
học”. Bảy trang của bài báo đã trình bày khá kỹ về tính chất đa chức năng của
một số liên từ thông dụng trong tiếng Việt. Chẳng hạn, trong công trình, tác giả
đã trình bày các chức năng biểu hiện quan hệ của liên từ “thì” như: i.quan hệ
thời gian, ii.quan hệ móc xích – đề thuyết, iii.quan hệ điều kiện/ nguyên nhân –
hệ quả. Và liên từ “mà” thể hiện bốn quan hệ chính (mỗi loại lại bao gồm những
tiểu loại) sau: i.quan hệ bổ sung (bao gồm ba quan hệ nhỏ: bổ sung – liệt kê, bổ
sung – tăng cấp, bổ sung – chú thích), ii.quan hệ đối lập (bao gồm ba quan hệ
sau: tương phản (trái ngược), nghịch điều kiện – hệ quả, và mâu thuẫn), iii.quan
hệ móc xích đề thuyết đồng thời với quan hệ nhân - quả và iv.quan hệ đối chiếu
tương đồng. Còn liên từ “nhưng” lại biểu hiện bốn quan hệ ngữ nghĩa sau: i.quan
hệ đối lập, ii.quan hệ bổ sung đồng thời với quan hệ đối lập, iii.quan hệ so sánh
tăng cấp đồng thời với quan hệ đối lập và iv.quan hệ hạn định đồng thời với
quan hệ đối lập. Qua công trình, chúng ta cũng nhận ra đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ
dụng, tức nghiêng về mặt nghĩa học, dụng học của các liên từ nói riêng, phép nối
nói chung.
Tạp chí ngôn ngữ số 4 năm 2005 đã ra mắt bạn đọc công trình “Quan hệ
ngữ nghĩa của các phát ngôn, giái trị tu từ của từ VÀ trong liên kết văn bản tiếng
Việt” của tác giả Lương Đình Khánh [51]. Tác giả nêu lên những quan hệ ngữ
nghĩa cũng như những chức năng chính yếu của liên từ này: i.quan hệ nguyên
nhân (nhân- quả), ii.quan hệ tương phản, iii.quan hệ bổ sung, và iv.quan hệ thời
gian – đồng thời và nối tiếp. Đây chính là cơ sở để chúng tôi xem xét ý nghĩa
ngữ dụng của một số liên từ đa chức năng trong phép nối tiếng Việt.
Trên tạp chí ngôn ngữ số 12, năm 2008 có bài đăng của Nguyễn Đức Dân
[23] về “Logic ngữ nghĩa của từ thì”. Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến những
hàm ý ngữ dụng của cấu trúc nếu thì, tức quan hệ điều kiện kết quả như: bác
bỏ, bác bỏ để khẳng định, giải thích, khuyên, từ chối, đánh giá, khuyên, Đặc
biệt, Nguyễn Đức Dân đã trình bày những quan hệ điều kiện hệ quả không chứa
liên từ, mà ý nghĩa điều kiện của chúng vẫn được thể hiện.12 trang báo đã đi sâu
vào khai thác ý nghĩa ngữ dụng của phép nối nói chung, một quan hệ ngữ nghĩa
cơ bản của phép nối – quan hệ điều kiện – kết quả nói riêng. Điểm nổi bật của
tác giả này là đi vào khai thác ý nghĩa ngữ dụng của các quan hệ chủ yếu trong
nội bộ một phát ngôn.
Ngoài ra, năm 2005, công trình “Bắt buộc” và “tùy ý” về hai cách biểu
đạt nghĩa trong ngôn ngữ của Cao Xuân Hạo [37] đã gợi mở về vấn đề so sánh
đối chiếu về phép nối giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Và tác giả đã khẳng định,
chính từ vựng và ngữ pháp là công cụ để xoay quanh trung tâm duy nhất là nghĩa
học: “Ta thường thấy có những ngữ nghĩa mà trong ngôn ngữ này thì biểu đạt
bằng phương tiện từ vựng mà trong ngôn ngữ kia lại biểu đạt bằng phương tiện
ngữ pháp” [37;6]. Tác giả cũng chỉ ra một cách khái quát những sự khác biệt về
đặc điểm của loại hình ngôn ngữ có biến đổi hình thái và ngôn ngữ đơn lập, qua
đó, tác giả khẳng định cấu trúc nội bộ của từng ngôn ngữ đóng vị trí trung tâm
trong việc biểu đạt nói chung. Nhìn chung, công trình có nghĩa phương pháp
luận và định hướng cho việc so sánh một số điểm tương đồng và dị biệt của phép
nối trong hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình khác nhau. Cùng với công trình này,
một số luận án nghiên cứu về ngôn ngữ học đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng
Anh như: Thái Minh Đức [101] về “A Systematic Functional Interpretation of
Vietnamese Grammar” (1998), Nguyễn Thị Thu Hiền [40] về “Cấu trúc Đề -
Thuyết” trong bản tin tiếng Anh và tiếng Việt” (2008) . đã gợi mở về việc đối
sánh phép nối ở hai ngôn ngữ này.
Trên cơ sở kế thừa những công trình lí thuyết và thực tiễn quan sát những
bài viết cụ thể, luận văn này đặt nhiệm vụ cho mình là trên cứ liệu tiếng Việt,
khảo sát phép nối một cách hệ thống và toàn diện hơn.
3. Mục đích ngiên cứu
Chọn và nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm hướng đến những vấn đề sau:
- Làm rõ cấu trúc và chức năng của phép nối trong văn bản. Từ đó thấy được
phần nào vai trò của phép nối trong vấn đề tạo lập và tiếp nhận văn bản.
- Đề xuất một số cánh hiểu, cách phân chia mới về cấu trúc và ngữ nghĩa của
phép nối, cũng như đưa ra một số đặc điểm ngữ dụng của các liên từ trong phép
nối.
- Tìm và nêu lên những đặc điểm nổi bật của phép nối trong tiếng việt và
tiếng Anh. Đồng thời có những đối sánh cần thiết giữa hai ngôn ngữ để làm rõ,
làm nổi bật những đặc điểm đề cập. Từ đó, giúp ích phần nào cho việc học ngoại
ngữ và giảng dạy tiếng Việt của bản thân.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do sự hạn hẹp về kiến thức, thời gian cũng như quy mô của công trình,
chúng tôi chỉ tập trung chú ý vào những khía cạnh cơ bản sau:
- Như đã xác định, phép nối được chúng ta khảo sát trên ba bình diện: cấu
trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Và có thể phép nối có liên quan mật thiết với với một
số phép liên kết khác, nhưng đối tượng tiếp cận chính của chúng tôi vẫn là phép
nối.
- Hình thức là hình thức của một nội dung, tuy nhiên, trong cách tiếp cận
của chúng tôi, mặt hình thức của phép nối được chú ý nhiều hơn mặt nội dung.
- Khi nghiên cứu về phép nối, chúng tôi chỉ chú ý đến những đơn vị có
chức năng nối hai hay nhiều cụm câu (cú), phát ngôn với nhau, mà không xem
xét những trường hợp liên kết trong nội bộ một phát ngôn, chẳng hạn: Nam và
An là bạn thân. Như vậy, chúng tôi chỉ khảo sát nối giữa các cú, không chú ý đến
nối trong nội bộ một cú.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài một số thủ pháp nghiên cứu mà bất kỳ công trình nào, dù khoa học
tự nhiên hay khoa học xã hội đều phải sử dụng như sưu tập, miêu tả, phân loại;
luận văn này sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Tính hệ thống, mặt cấu trúc bên trong
và các loại quan hệ trong phép nối được luận văn quan tâm, vận dụng.
- Phương pháp ngữ nghĩa – cú pháp: Nói tới phép nối, là nói tới các loại
quan hệ ngữ nghĩa, do vậy phương pháp này được ưu tiên phân tích.
- Phương pháp phân tích ngữ dụng: Phép nối chỉ được thực hiện một cách
rõ ràng trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Do vậy, các yếu tố như ngữ
cảnh, thể loại, tính tương tác được luận văn vận dụng một cách tổng hợp.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn được triển khai trong ba chương chính sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung
1.1. Văn bản
1.2. Liên kết
1.3. Phép nối
1.4. Tiểu kết
Chương 2: Phép nối trong tiếng Việt
2.1. Cấu trúc
2.2. Ngữ Nghĩa
2.3. Ngữ dụng
2.4. Tiểu kết
Chương 3: Một vài đối sánh về phép nối trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3.1. Cấu tạo
3.1.1. Tương đồng
3.1.2. Dị biệt
3.2. Ngữ nghĩa
3.1.1. Tương đồng
3.1.2. Dị biệt
3.3. Ngữ dụng
3.1.1. Tương đồng
3.1.2. Dị biệt
3.4. Tiểu kết
264 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3769 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ba mươi,
ba mươi xu hay là ba cắc. Thế mà tôi đã trả một cắc hôm qua với hai cắc
hôm nay, cộng lại ắt là ba. Vậy là cân. [NC,NN;288]
49
Một tí nữa, nếu không hãm kịp thì cả một chuyến xe riêng chở quan
Toàn Quyền đâm nhào xuống sông sâu, chắc không sống sót một ai;
tưởng không có cái tai nạn nào ghê gớm hơn, thế mà chính vì tôi nên
mới không có cái tai nạn ấy. Tôi đứng ngẩn người không hiểu sao cả.
(NL, BNTSM)
50
Nàng cũng hiểu cái dịp ấy chẳng bao giờ tới, nếu chồng nàng không
chết. [NC, NĐ;71]
51 Nếu cao mà ăn, người ta có thể ăn suốt ngày. [NC,LT;177]
52
Nếu còn sống, chắc chắn những mong muốn của anh sẽ thành sự thực
rực rỡ trên một tầm xa, rất xa. [NC;10]
53 Nếu em sửa được tính nết em. Em lại trở về với cậu. [NC,NĐ;94]
54 Nếu không còn sức mà cướp giật, doạ nạt nữa thì sao. [NC,CP;49]
55
Nghiện hút đã ba năm mà muốn "cai khan" là chuyện rất khó, song Vân
đã quả quyết dám có ý nghĩ: chết thì thôi. Nếu không thoát nạn phù
dung, rồi Vân cũng đến phải tự tử. Vân đã chán cái sống bêu rếu ở đời.
(VTP ,GTT)
56
Những đĩa đồ ăn ngon lành ấy, mẹ tôi thường có ý đẩy lại trước mặt tôi,
vì người chỉ muốn có một mình tôi ăn thôi. Cái sung sướng ích kỷ của
tôi được diễn ra trong hơn hai năm, và có thể diễn ra được mãi, nếu
không có một lần.. (HZ,TCĐT)
57
Nó cứ còn mãi, còn để sợ từng cơn gió, để rung rẩy trước từng cơn gió.
Như thế thà chết quách đi cho rồi. [NC,NĐ;87]
58
Thấy lũ con đức nào cũng nhăn nhăn, nhó nhó, người mẹ thương đứt
ruột. [NC,TCKĐATC;146]
59
Thế nghĩa là em đã yêu người ấy lắm, yêu lắm. Đến nỗi phải chán đời
cho đến lúc lấy chồng, nghĩa là trong bảy năm không sức để ý đến một
ai nữa, nếu không có anh.(VTP,CGĐÔ)
60
Thị bảo dần: “Mày có hư thì người ta mới đánh, đánh thế chứ đánh nữa
tao cũng không thương chút nào; mày muốn sống thì về nhà bà chánh
mà sống, không về thì đi đâu mặc kệ! Tao không chứa, tao không lấy
gì nuôi được mày.” [NC,MĐC;123]
61
Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả dám kêu. Nhưng,
thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch, sợ nhà con đi nắng
thì cảm, rồi phải lại thì oan gia.(NCH,TTTD)
62
Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có.
[NC, MBN;158]
63
Thúc thì hắn chửi, căm vườn thì hắn chém, sinh chuyện với hắn thì
chính lý trưởng làng có lỗi bởi cố ý ẩn lậu hắn là một tên can phạm.
[NC,CP;31]
64 Thương con thì để bụng. Nuông con thà giết con đi. [NC,MĐC;123]
65
Tiền rừng, bạc bể chả dễ nuốt được đâu. Vô phúc mà ngã nước một
chuyến thì lại được.[NC,MĐC;126]
66
Tôi cũng muốn vừa có thể phụng sự nghệ thuật lại vừa có thể kiếm tiền
nuôi cả nhà. Nghĩa là tôi ham viết lắm. Nhưng giá thử viết mà không
được một đồng xu nhỏ thì có lẽ tôi cũng ham vừa vừa thôi.
[NC,CMKCĐ;304]
67
Tuy vậy, lúc cùng đi xe trở về nhà, một mối buồn lại đến ám ảnh anh.
Minh buồn rầu, chỉ vào cái chân gỗ của anh, nói: - Giá không què chân
mà được số bạc này có phải sướng biết bao không! (TL,CCQ)
68
Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút
vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng dại
lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất
để làm ăn ở làng này. (NC,LH)
69
Và nàng nghĩ thầm: "Mình phải bảo Nga, Lan cùng đi tắm mới được,
nếu không thì sẽ buồn chết". Phát cố giữ cái ngáp để trả lời: "Phải đấy
Hoàn ạ, mai đi tắm sớm nhé!" Và chàng tự nhủ: "Để ngắm cái mặt buồn
thiu của bà vị hôn thê! Rõ khổ!". (KH,DAT)
70
Vả lại, nếu ông không đi, thì hai thằng bé cũng không thể đi mà Dần
thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó cũng không
chịu nốt. [NC,MĐC;134].
71
Vẫn tưởng một người vai vế như Năm Thọ mà thất cơ lỡ vận đến nỗi
tội tù làm gì còn dám vác cái mặc mo về làng. [NC,CP;29]
72
Vd: Tôi nghĩ bụng; ông nhiêu Tiêm hớ rồi. Chắc ông gặt ở đây cao lắm.
Đáng nhẽ ông phải nói đồng rưỡi, hai đồng .(NC,QD;149)
73 Viết xuống không thôi quên. (Yahoo.360O - Do what you love)
1.1.9. QUAN HỆ NHƯỢNG BỘ
1
Bà nâng nui nó chẳng khác gì con của bà. Mặc dầu có những người
thóc mách hay là ác miệng bảo nó là con của môt kẻ giết người, cha nó
đi ở tù, mẹ nó đi lấy chồng. [NC,NĐ;65]
2
Cái chết ở thôn quê là một cái rầy rà to. Vậy thì dẫu bố mẹ Thai có
vườn để lại cho Thai thì Thai cũng phải bán đi rồi. [NC,LT;179]
3
Cho thì lấy vậy. Dẫu chẳng lợi lộc thì cũng không phải thiệt.
[NC,LT;180]
4
Dẫu trăm thân này có phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da
ngựa,(nhưng) ta cũng vui lòng. (TQT)
5
Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu. Dẫu sao, đó không
phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. [NC,CP;46]
6
Nó là con ở nhưng cũng ra phết lắm, không lẹp nhẹp; nhất là cái miếng
ăn, miếng uống dù trong bụng đói chết, ngoài mặt nó cũng làm ra
không cần. [NC,CM;118]
7 Nó thà nhịn đói mà ở cửa, ở nhà còn hơn. [NC,MĐC;123]
8
Thà chúng ta đừng gặp chiếc ghe này còn hơn là gặp mà phá
hủy.(SN,CGN)
9
Tôi muốn thà nhà tôi nói nặng còn hơn chỉ thản nhiên đáp một cách
độc địa thế này: - Có thế! (VTP,CGĐÔ)
1.2. TIẾNG ANH
1
A company's products and business strategy contribute significantly
to its asset turnover ratio. However, when competitions are similar,
management's ability to control the firm's assets is vital in
determining its success. [RL;108]
2
A consolidated income statement that is based on aggregated data
may not prove useful to investor seeking to assess possible risks and
eturns from companies operating in foreign markets. The same may be
rue if a company operate more than a single business. Therefore, many
ompanies provide additional information about geographic and
business segments in notes to the financial statements. [RL;121]
3
A key to Exeter's decision to buy Maxidrive was the fact that other
companies in the same industry with similar performance and past
growth were selling for 12 times their current earning. Accordingly,
the opportunities to buy Maxidrive for 10 times its current earning
seemed to be an excellent one, particularly since economics forecast
suggest that the next five years would see continuing growth and
profitability for disk driver manufactures. [RL;19]
4
A swim coach would never try to evaluate a swimmer's time in the
100 freestyle without asking if the time for a race in meters or in
yards. Likewise, a decision maker should never attempt to use
accounting information without first understanding measurement
rules that were used to develop the information. [RL;20]
5
Although he has a physical handicap, he has become a successful
businessman.
6
Although John knew practically nothing about the financial side of
the business, he realized that a number of reports were required and
that costs and collections had to be controlled carefully. [RL;40]
7
As a consequence, MiniScribe reported net income of $31 million,
which was subsequently shown to be $9 million. [RL;24]
8
As a result of reviewer feedback, ten multiple choice questions have
been added to the end of each chapter. (RL;Preface;7)
9
As discussed earlier in this chapter, reported revenues do not always
equal cash collected from customers because some sales may be on
credit. Also, expenses reported on the income statement may not be
equal to the cash paid out during the period because expense may be
incurred on one period and paid for another. [RL;15]
10
As is typical in the fast-food industry, Papa John's receives most of its
revenues from restaurant sales at the time pizza is delivered customers
(criteria 1 ). Because a determinable amount of cash (criteria 3) is
paid by customers in exchange for food service from Papa John's
(criteria 2), there are no uncertainty as to the probability of collecting
cash (criterian4). [RL;109]
11
Assets are probable future economic benefit is owned or controlled by
an entity as a result of past transaction. In other words, they are the
resources the entity can use to operate in the future. [RL;51]
12
Because of this dichotomous thinking, many teachers still believe that
students should learn to use the language in communication only after
they have learned to master its structures in drill and other mechanical
exercises. On the one hand, it is a fact that structures have to be
broken down and learned, that rules have to explained, inductively,
and that students have to get the necessary linguistic skills. On the
other hand, teachers are now told that learners have to be given the
opportunities to use their skills even before they completely mastered
them and that they should focus on the massage, not on the form of
their utterances. [CL;5]
13
Both Exeter Investors (Maxidrive new owner) and American Bank
(Maxidrive's largest creditor) used Maxidrive's financial statements to
learn more about the company before making their purchase and
lending decisions. In doing so, Exter and American Bank assumed
that the statements accurately represented Maxidrive's financial
condition. As they soon learned, and now have claimed in their
lawsuits, the statements were in error. [RL;6]
14
Both the chairman and the chief financial officer of MiniScribe were
convicted of federal securities and wire fraud charges and sentenced
at jail. Although most managers and owners act in an honest and
responsible sashion, this incident, and the much larger frauds at Enron
and WorldCom, are stark reminders of the economic consequences of
lack of fair presentation inn financial reports. [RL;24]
15
By July, Exeter had discovered a variety of problems in the
company's operations and its financial statements. Maxidrive
appeared to be worth only about haft of what Exter had paid for the
company. Furthermore, Maxidrive did not have enough cash to pay
its debt to American bank. [RL;3]
16
Cash flow from operating activities are cash flows are directly related
to earning income. For example, when Compaq, Apple Computer,
and other customers pay Maxidrive for the disk driver it has delivered
to them. [RL;15]
17
Companies that fail to meet expectations often experience a decline in
stock price. Thus, managers are motivated to produce earning result
that meet or exceed investor's expectations. [RL;111]
18
Creditors and security analysts use this ratio to assess a company's
risk level, while managers use the ratio in deciding whether to expand
by adding debt. As long as the interest on borrowing is less than the
additional earning generated, utilizing debt will enhance the
stockholder's earning. [RL;54]
19
Despite his physical handicap, he has become a successful
businessman. (EG)
20
Despite of his physical handicap, he has become a successful
businessman. (EG)
21
Despite these different strategies, Papa John's, ranked number three,
has declared war on Pizza Hut, aiming to become the number - one
Pizza brand in the world. [RL;101]
22
Either they view reading as an exercise to reinforce their knowledge
of grammar and vocabulary, or they treat written texts only as a
source of information about the foreign culture. [CL;6]
23
Even as a international language, English instruction transmits such
Anglo-saxon value as efficiency, pragmatism, and individualism, that
superimpose themselves on those of the learner’s native culture.
Foreign language instructors, on the other hand, who teach a second
or a third foreign language to students in educational settings,
generally transmit with that language a view of the world that mainly
promotes the values and cultural assumptions of the L1 educational
system. [CL;12]
24
Every asset on the balance sheet is initially measured at the total cost
incurred to acquire it. For example, the balance sheet for Maxidrive
reports Land, $981, this is amount paid (in thousands) for the land
when it was acquire. [RL;9]
25
Exeter and American Bank also have asked for punitive damages for
gross negligence. In addition, the president and the chief financial
officer of Maxidrive were convicted by a federal jury on there counts
of criminal securities fraud for which they were fined and imprison.
[RL;23]
26
Exeter's owners and managers were well aware of detail of U.S
GAAP, but they ware still misled. Although the measurement rule
that Maxidrive had used to produce its financial statement were
consistent with GAAP, the underlying figure were fiticious. [RL;21]
27
Financial Accounting's fully-featured website offers self-quizzes,
learning objectives, ....In addition to this helpful study material, you
will find two appendices linked to the text material, check figures,
article tied to end - of - chapter material, Wed link to the focus
company financial statements, and a helpful application called
homework Manager. (RL,Preface)
28
Financial statement created under cash basis accounting normally
postpone or accelerate recognition of revenue and expenses long
before of after goods and service are produced and delivered (when
cash is received or paid). They also do not necessarily reflect all
assets or liabilities of a company on a particular date. For these
reasons, cash basis financial statements are not very useful to external
decision makers. Therefore, generally accepted accounting principles
require accrual basis accounting for financial reporting purposes.
[RL;108]
29
He promised to call me, ill now I haven’t received any calls from him,
though. (EG)
30
If Maxidrive goes out a business its assets are sold, the proceeds of
that sale must to use to pay back creditor such as American Bank
before the owners receive any money. Thus, creditors consider
stockholder's equity a protective "cushion". [RL; 9]
31
If you are getting only about half of the questions in these sample test
correct, then you are probably not quite ready for the IELTS test.
[C1;15]
32
If you have identified the correct accounts and effects through
transaction analysis, the accounting equation will remain in balance.
Moreover, the total dollar value of all debits will equal the total
dollar value of all credits in a transaction. [RL;63]
33
In case of malpractice, the independent CPA may be held liable for
losses suffered by those who relied to the statements the CPA
examined. As a result of the fraud, Maxidrive filled for bankruptcy
and will likely be sold in an attempt to pay off creditors. [RL;23]
34
In this Chapter we focus on papa John's operating activities that
involve the sale of food to the public and the sale of ingredients,
equipment, and services to franchisees. The results of these activities
are reported on the income statement. ([RL;102]
35
Indeed, classroom teaching is a juggling act that requires instant-by-
instant decisions based on both local and global knowledge and on
intuitive graphs of the situation.[CL;3]
36
Instructor Advantage Plus guarantees you a full day on a-site training
by a Blackboard or Web CT specialist, for yourself and up to nine
colleagues. Thereafter, you will enjoy the benefits of unlimited
telephone and e-mail support throughout the life of your adoption.
[RL,Preface,17]
37
It foundations are normally traced back to the works of an Italian
monk and mathematician, Fr. Luca Pacioli, published in 1494.
However, prior to 1933, each company's management largely
determined its financial reporting practices. Thus, little uniformity in
practice existed among companies. [RL;20]
38
Jane will be admitted to the University, even though she has bad
grades.
39
Legally, the business and the owner are not separate entities.
Accounting views the business as the business entity, however, that
must be accounted for separately from its owner. [RL;26]
40
Mail the enclosed posted-paid reservation card by March 1, 20X2,
and the issue of The Armchair Reader’s Review is your free. At the
same time, we’l reserve in your name a full –year supscription at a
special introductory rate.[The AMA Handbook of Business letters;80]
41
Many new companies do not become profitable this quickly.
Further, both sales revenue and net income had risen every year.
[RL;19]
42
Maxidrive is loosely base on the infamous fraud at Miniscribe, a real
disk driver manufacture. The size of the real fraud, however, was
more than 10 times as great as that in the fictional case, as were the
losses incurred and the damages claimed in the lawsuit that followed.
[RL;23]
43
Most corporations report current assets liabilities separately, even
though classifying them as such is not required. [RL;51]
44
Most financial statements include the monetary unit sign (e.g...)
beside the first dollar amount in group of items (e.g,..). Also, it is
common to place a single underline below the last item in a group
before a total or subtotal (e.g. land). [RL;17]
45
Most important, signing a contract involving the exchange of two
promises to perform does not result in accounting transaction that is
recorded. For example, if Papa John's sent an other for more napkins
to it paper supplier and the supplier accepted the order but did not fill
it immediately, no transaction took place. As soon as the goods are
shipped to Papa John's, however, the supplier has given up its
inventory in exchange for a promise from Para John's to pay for the
items in the near future, and Papa John's has exchange its promise to
pay for the suppliers its receives. Because a promise has been
exchanged for goods, a transaction has taken place; both Papa John's
and the supplier's statements will be affected. [RL;60]
46
n performing an audit, the independent CPA examines the underlying
transactions and the accounting methods used to account for these
transactions. Because of the enormous number of transactions
involving a major enterprise such as General Motors, The CPA does
not examine each of these transactions. Rather, professional approach
is used to ascertain beyond reasonable doubt that transactions were
measured and reported properly. [RL;23]
47
Non-native teachers and students alike are intimidated by the native-
speaker norm during the course of their work together. If, however,
we consider language study as initiation into a kind of social practice
that is at the boundary of two or more cultures, such as a linear
progression makes less sense. [CL;9]
48
Not all activities affecting an income statement are central to ongoing
operation. Using excess cash to purchase stocks in other companies is
an investing activity for Papa John's. However, any interest or
dividends earned on the investment is called investment income or
revenue. Likewise, borrowing money is a financing activities.
However, the cost of then using that money is called interest expense.
[RL;106]
49
Once you've taken a particular test, Grade Summit returns a detailed
results page showing exactly where you did well where you need to
improve. With that information, you can plan your studying to
focus to exclusively on your weak areas, without wasting effort on
material you've already mastered. (RL,Preface)
50
Perhaps someone once told you that you were a credit to your school
or your family. As a result, you may think that credits are good and
debits are bad. [RL;63]
51
Restaurant and Commissary Sales. Approximately 25 percent of Papa
John's stores are owner by the company, while 75 percent are
franchises. In addition, to reduce costs and control quality and
consistency, papa John's builds regional commissaries (centralized
kitchens and supply facilities) that provide all of the chain's pizza
supplies and equipment. [RL;105]
52
Since each asset must have a source of financing, a company's asset
must, by definition, equal its liabilities and stock - holder's equity.
[RL;8]
53
Since revenues are defined as inflows of net assets, then by definition
recording a revenue results in either increasing an asset or decreasing
a liability. In like manner, when recording an expense, an asset is
decreased or liability is increased. [RL;115]
54
Some call out special topics that help you to in presenting a complex
subject; others highlight issues relevant to what your students read in
the paper or watch on TV. Either way, financial Accounting's
pedagogical support will make a real difference in your course and
your students. [RL, Preface;8]
55
Stock market analysts and investors use accounting information to
make their investment decisions. Thus the stock market, which is
based on investor expectations about a company's future performance,
often reacts negatively when a company does not meet previously
specified operating targets. [RL;115]
56
That meaningful context is critical for language learning has been
widely recognized. There has not been adequate recognition,
however, that this context includes understanding of culturally
defined aspects of a communications event, such as role relationships
and norms of interpretations, of holistic scripts for the negotiation of
meanings, as well as observable aspects of setting. [CL;11]
57
The detail of the statements are also important. For example,
Maxidrive had to sell more than $37 million worth of disk driver to
make just over 43 million. [RL;12]
58
The exact items listed as assets on a company's balance sheet depend
on the nature of its operations. But they are common names use by
many companies. [RL;9]
59
The financial leverage ratio measures the relationship between total
assets and the stock- holders' enquiry that finance the assets. As
noted, companies finance their assets with stockholder's enquiry and
debt. The higher the proportion of assets financed by debt, the higher
the financial leverage ratio. Conversely, the higher the proportion of
assets financed with stockholder enquiry, the lower the ratio.(...).
However, it also increases risk. Debt financing is riskier than
financing with stockholder enquiry because the interest payments on
debt must be make every period (they are legal obligation), whereas
dividends on stock can be postponed. [RL;54]
60
The following checks had been written: electrician's assistant, $8,500;
pay roll taxes, $175...Also, uncollected bills to consumers for electric
repair service amounted to $3,000. [RL;40]
61
The Investing Activities section shows that Maxidrive is making
heavy investments in new manufacturing capacity, a good sign if
demand continues to increase. But, as the Financing Activities section
indicates, if Maxidrive is not able to sell more drives, it may have
trouble meeting the payment on the new bank debt. [RL;15]
62
The preface to this book contains detailed information about the
features and supplements that make up the Financial Accounting
package. While this material is written for your instructor, we
invite you to review it as well, that you learn more about the book and
and so make your experience using it as rewarding and enjoyable as it
can be. (RL,Preface)
63
The purpose of an audit is to lend credibility to the financial reports,
that is, to ensure that they fairly represent what they claim. [RL;27]
64
The Q&A Center allow students to submit questions at any time and
retrieve answers within 24 hours. Finally, the Archive Center allow
students to browse for answers to previously asked questions. (RL,
Preface;17]
65
There are three types of notes. The first type provides descriptions of
the accounting rules applies in the company's statements. The second
presents additional detail about a line on the financial statements.
(For example.....). The third type of note provides additional
financial disclosed in a note. (...)[RL;17]
66
There is a comprehensive key for the Reading and Listening sections,
but if you are in any doubt about your answers, you can talk to a
teacher or an English speaking friend. [C1;7]
67
These excerpts include annual report information from the focus
companies, as well as numerous other companies, article from several
different publications, analysis's report, from 10-ks, press releases,
and First Call notes. [RL,Preface;9]
68
These tests can be taken in several formats according to your
preference, and a smart testing engine automatically scales the
difficulty of the questions according to your responses. (RL,Preface)
69
They are all expected to have a reasonable understanding of
accounting concepts and procedures (this may be one of the reason
you are studying accounting). Of course, as we discussed in Chapter
1, many other group, such as suppliers and customers, also use
external financial statements. [RL;49]
70
This deferred or unearned revenue account represents the amount of
goods or services owed to the franchisees. Later, when Papa John's
provides the services (criteria 1), it earns and records the revenue by
reducing the liabilities account. [RL;109]
71
This designation is granted only on completion of requirements
specified by the state that issues the license. Although CPA
requirement vary among states, they include a college degree with
specified number of accounting courses, good character, one to five
years of professional experience, and successful completion of a
professional examination. [RL;27]
72
This overview provides you a context in which you can learn more
detailed material presented in the following chapters. In particular, we
focus on how to primary users of the statements, investors (owners)
and creditors (lenders), relied on each of Maxidriver's four basis
financial statements in their ill-fated decisions to buy and lend money
to Maxidrive. Then we test what we have learned by trying to correct
the errors in the statement and discuss the implications of the errors
for Maxidrive's value. Finally, we discuss the ethical and legal
responsibilities of various parties for those errors. [RL;5]
73
This view of language teaching values census and negotiated
understanding. Because we all have the same basic human need, we
only have to agree on how to fulfil these needs in various situations of
everyday life. [CL,1]
74
Though a step-by-step sequence of video clips, PowerPoint,
interactive practice excercise, and self-tests, Topic tacker offers help
on two key topics for every chapter, keeping your students engaged
and learning every step of the way. [RL,Preface;6]
75
Throughout each chapter and its assignments, where appropriate,
students are encouraged to explore actual internet sites.
[RL,Preface,10]
76
Ties important chapter concepts to real-world-decision-making
examples. They also highlight alternative viewpoints and add to the
critical thinking and decision-making focus on the text.
[RL;Preface;8]
77
To accomplish this purpose, Chapter 2 discusses key accounting
concepts, the accounting model, transaction analysis, and analytical
tools.(RL)
78
To continue to meet the changing needs of financial accounting
faculty and students, the presentation of material has been
streamlined while maintaining effective coverage of all important
topics. [RL,Preface;5]
79
To maintain the real - work flavor of the chapter material, they
are often based on other real domestic and international companies,
and require analysis, conceptual thought, calculation and written
communication. [RL,Preface;11]
80
To summarize, the contradictions sketched above, rather than being
problems that can and should be solved, represent the basic condition
of classroom learning…[CL;13]
81
Turning the thermostat and the steam button to maximum, hold the
iron in a vertical position close to the fabric but without touching it.
[C1;100]
82
Under the cost principle, cost is measured on the date of the
transaction as the cash paid plus the current dollar value of all non
sash considerations (any assets, privileges, or rights) also given in the
exchange. (...). Thus, in most cases, cost is relatively easy to
determine and can be verified. [RL;55]
83
Unlike other books Libby makes financial accounting come alive by
using real world focus companies in each chapter to teach
fundamental accounting concepts. [RL,Preface;5]
84
Users usually are interested in information to assist them in projecting
a business's future cash inflows and outflows. For example, creditors
and potential creditors need to access an entity's ability to pay interest
over time and pay back the principle on the loan. [RL;49]
85
We also received invaluable input and support through the years from
present and former colleagues and students ,.....Furthermore, we
appreciate the additional comments, suggestions, and support of our
students and our colleagues at Cornell University, Ithaca College, and
Miami University. [RL,Preface;20]
86
We believe that students will be better prepared to use financial
information if they learn to evaluate different elements in financial
performance as they learn how to measure and report them. As a
result, we introduce relevant key ratios in each chapter in Key Ratio
Analysis section. [RL,Preface,9]
87
We noted earlier that revenues are not necessarily the same as the
payment to suppliers. As a result, net income normally does not
equal the net cash generated by operations. [RL;12]
88
When an amount is incurred to generate revenues during a period,
whether paid yet or to be paid in the future, an expense result.
Therefore, not all expenditures are expenses, and expenses are
necessary to generate revenues. [RL;106]
89
Writing a successful text requires a team effort, and we have enjoyed
working with excellent tea-mates. Though out the process of writing
this text, many people stepped forward with tremendous efforts that
allow us to accomplish our stated goals. [RL,Preface;18]
90
You no longer need to worry about the various supplements that
accompany your text. Instead, most everything is available on one
convenient CD-ROM: PowerPoint slides, Solutions Manual,
Instructor's Resource Manual, test Bank and Computerized Test
Bank, ...[ RL; Preface,14]
91
Your iron is designed to function using tap water. However, it will
last longer if you use distilled water.[C1;100]
2. CHÚ THÍCH
(1) (trang 77)
Tại sao không có tổ hợp “bên cạnh này” trong tiếng Việt
(1) những vấn đề đã nêu
(2) những vấn đề đó/này
(3) đó(3)
Bên cạnh
(4) zerô
Bốn mô hình này được sắp xếp theo trật tự được rút gọn dần bằng cách
dùng đại từ phiếm định thay thế cho những thực từ đã cho. Chẳng hạn, ở mô
hình thứ hai, “đó/này” đã thay thế cho cụm động từ “đã nêu” ở mô hình thứ
nhất. Ở mô hình thứ ba, đại từ phiếm định “đó” thay thế cho toàn bộ cụm
danh từ “những vấn đề đó/này” và ở mô hình cuối cùng là sự tỉnh lược hoàn
toàn những đại từ phiếm định của ba mô hình trên.
Bốn mô hình trên có thể được quy về thành hai dạng chính sau:
Bên cạnh + x
và Bên cạnh + zerô
Chú ý: Không có tổ hợp: “bên cạnh này”, mặc dù trước khi được rút gọn,
ta có cả hai tổ hợp “bên cạnh những vấn đề đó” hay “bên cạnh những vấn đề
này” (mô hình thứ 2)
Vì đại từ phiếm định “đó” bao hàm một sự định vị: vị trí của người nói
và vật xa hơn so với “này”. Ví dụ:
+ Đây là tập “Vang bóng một thời.”(+)
(Người nói đang cầm trên tay hay tay đang chỉ tập truyện mà khoảng cách của nó với
người nói rất gần)
+ Đó (có phải) là tập “Vang bóng một thời”. (+)
(Người nói không cầm trên tay tập truyện, có thể tập truyện ở rất xa. Giả định trường
hợp người thứ nhất đang đề cập đến Nguyễn Tuân và nhắc đến một tập truyện nổi tiếng mà
tác giả viết trước cách mạng tháng Tám; qua đó đề cao những thú chơi tao nhã và biểu hiện
cái “ngông” của tác giả. Nghe vậy, người thứ hai đoán thử: Đó (có phải) là tập “Vang
bóng một thời.” )
Như vậy, nét nghĩa bóng nghĩa chuyển của “đó”: cái gì khó thấy, khó
nắm bắt; trừu tượng. Do vậy, khi ta chuyển sang ý lớn – luận điểm khác, ta
dùng “bên cạnh đó”- tức bên cạnh những luận điểm vừa nêu. Mà luận điểm
(hay ý lớn) thuộc phạm trù trừu tượng, khái quát, khó nắm bắt; đặc biệt là hơn
luận cứ; và luận điểm mới ít nhiều còn mang tính trừu tượng, khái quát, xa lạ.
Hơn nữa, trong trường hợp trước đó đã đưa ra nhiều luận điểm thì việc nắm
bắt các luận điểm mới là một vấn đề không hề đơn giản (rất khó nắm bắt) –
nhất là khi các luận điểm lại được trình bày rời rạc, được xen kẽ bởi các lập
luận, lí lẽ, dẫn chứng – những luận cứ.
Từ đó, ta có thể mạo muội suy ra rằng: Khả năng thay thế của đại từ
phiếm định “này” hạn chế hơn “đó”. Nghĩa là, muốn sử dụng đại từ “này”,
buộc phải có một danh từ đi trước nó, trong trường hợp trên là những danh từ
“vấn đề”, “điều”, “cái”…
Tóm lại, mô hình của đại từ phiếm định “này” và “đó” là:
Đó + (danh từ - không bắt buôc)
Này + danh từ (bắt buộc)
Ngoài ra, tổ hợp “bên cạnh này” không xuất hiện tồn tạị, một phần cũng
là do nguyên tắc hài hoà âm thanh quy định. Chúng ta không thể hay khó phát
âm những tổ hợp đã nêu. Cũng tương tự, “bên cạnh vậy” không xuất hiện
cũng vì lí do này.
(2) (trang 77)
Tại sao có sự kết hợp: Một….khác (một khía cạnh khác/nữa cần đề cập)
mà không có sự kết hợp: Một….này (một khía cạnh này/đó cần đề cập)
Theo chúng tôi: “một” là số từ không xác định, chẳng hạn như các cách
diễn đạt thường gặp sau: một ngày nào đó, một tương lai nào đó, một ngày
nọ, một hôm, một khu vườn, một đứa bé … Những cách diễn đạt trên thường
lại xuất hiện ở những dòng đầu tiên trong những câu chuyện cổ tích để nhấn
mạnh ý nghĩa “không xác định” về lai lịch nhân vật:
Ngày xửa ngày xưa, không nhớ roc năm nào, đời nào; trong một gia đình nông dân
nghèo nọ, có một người con trai tên là… (+)
Bởi vậy, khi đề cập đến những sự vật, hiện tương, vấn đề “xuất hiện đầu
tiên, không xác định”, chúng ta thường dùng quán từ “một”. Chính vì “một”
mang tính không xác định nên nó phải kết hợp với các từ mang ý nghĩa trừu
tượng, không xác định như “khác/nữa”; chứ không kết hợp được với
“này/đó” – mang tính cụ thể tương đối - để tạo thành quán ngữ “một khía
cạnh này/đó cần đề cập”. Vì thế, “một” mang ý nghĩa “dẫn dắt” đến một
cách/hướng tiếp cận mới, hay cách nhìn nhận mới – một vấn đề mới. Do đó,
toàn bộ tổ hợp “một khía cạnh khác/nữa cần đề cập” thể hiện quan hệ bổ
sung.
Nhưng mô hình: một + nào đó (thêm yếu tố không xác định “nào” trước
“đó”) để tạo thành những quán ngữ “một ngày nào đó, một tương lai nào đó”
dùng để tạo ý nghĩa không xác định cho những cú hay phát ngôn chứa chúng.
+ Rồi một ngày nào đó, chúng ta sẽ lại gặp nhau thôi. (+)
+ Trong một hoàn cảnh bế tắc nào đó, anh cũng sẽ hành động giống tôi thôi. (+)
+ Trong một chừng mực nào đó, chúng ta – những sinh viên, có quyền kiến nghị
những giải pháp để chỉnh đốn những hoạt động của Trường.(+)
Ngữ liệu thứ nhất khẳng định chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại nhau, chỉ có
điều không biết cụ thể lúc nào. Còn ngữ liệu tiếp theo nêu một hoàn cảnh
không xác định (nhưng tương tự như hoàn cảnh của tôi), thì chắc chắn anh
cúng sẽ hành động như tôi thôi. Ngữ liệu cuối lại nêu về “một chừng mực”
không xác định, tức một phạm vi và quyền hạn mà người nói biết đến nhưng
không rõ “nguồn” trích của nó từ đâu, nên phải mượn cấu trúc “không xác
định” này để đề cập.
Như vậy, tất cả những cấu trúc “không xác định” của “một” đều bao hàm
ý nghĩa giả định – chưa xảy ra.
(3) (trang 102)
Giải thích về chức năng chỉ mục đích của “mà – để mà”
Sau đây là một ví dụ về chức năng chỉ mục đích của liên từ “mà”:
Nhưng lấy cớ gì mà (để mà) tát nó. [NC,CM;117]
Nguyễn Thị Nhung cho rằng: “mà” là một hư từ bị “hư hoá hoàn toàn”,
đến nỗi nó có thể trở thành một yếu tố đệm cho các liên từ hay các cấu trúc
khác vd: để (mà), ấy thế (mà), nhưng (mà), cái (mà, vậy (mà)… Nhưng theo
tác giả này, “mà” là yếu tố xuất hiện trước, đảm nhiệm nhiều chức năng rồi
sau đó nó dần “san sẻ chức năng với những yếu tố khác”:
“mà” là “một trong những kết từ tiếng Việt xuất hiện vào loại sớm nhất.
Thời kì mới ra đời, nó đảm nhận nhiều chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Khi vốn từ tiếng Việt có thêm các kết từ khác, nó san sẻ dần gánh nặng của
mình cho các kết từ đó (có thể có bước đệm thay thế bằng kết từ kép có mà
như: nhưng mà, để mà). Tuy nhiên, không phải vì thế mà gánh nặng của nó
đã cân bằng với mối quan hệ giữa các nghĩa của các từ xuất hiện sau….”
[63;108]
Một giả thuyết khác có thể: Lúc đầu, “mà” chỉ đóng vai trò từ đệm
trong những cấu trúc “để mà”. Nhưng sau đó, nó đã dần thay thế chức năng
của “để” và trở thành yếu tố chính để thể hiện mục đích. Từ đó, Nguyễn Thị
Nhung đi đến khẳng định: “mà đồng nghĩa với nhiều kết từ nhất” [63;108].
Mặc dầu không tìm được bằng chứng thuyết phục về mặt lịch sử, chúng
tôi tán thành hướng lí giải thứ hai. Vì nếu theo hướng thứ nhất, từ “mà” đã
san sẻ chức năng của nó cho các kết từ khác thì tại sao vẫn còn hiện tượng đa
chức năng của từ “mà” hay những cách dùng song song vẫn còn tồn tại. Mặc
dù, tác giả bài viết này đã khẳng định: “Tuy nhiên, không phải vì thế mà gánh
nặng của nó cân bằng với mối quan hệ giữa các nghĩa của những kết từ xuất
hiện sau – khi mà trong từ vựng tiếng Việt đã có sự phân công ngữ nghĩa rõ
ràng cho hàng loạt kết từ” [63;108]. Tán thành hướng lí giải thứ hai, chúng
tôi cho rằng: Từ chức năng phổ biến là “từ đệm”, “mà” rất dễ kết hợp với các
liên từ khác, tạo thành những tổ hợp như: để mà, nhưng mà... Trường hợp này
giống như cách dùng từ đệm “thì” (nhất là trong văn nói) trong những tổ hợp
sau: theo tôi nghĩ (thì), về vấn đề này (thì), vậy thì, thế thì (thường dùng trong
văn nói, văn viết thường dùng vì vậy, như vậy)…. Do đặc trưng phong cách
khẩu ngữ: ngữ điệu đóng vai trò quan trọng – thay thế cho dấu câu trong văn
viết, và do đặc trưng “lời nói gió bay”, nên người phát ngôn cố gắng dùng từ
chêm xen, từ đệm.
Rồi dần dần, chức năng của từ đệm trong những tổ hợp “để mà, nhưng
mà, vậy mà, nếu mà…” được đẩy ngang bằng với yếu tố chính, chúng được
xem ngang hàng nhau, tương tự như sự tồn tại của những tổ hợp mà nó bao
gồm những yếu tố gần hay đồng nghĩa trong tiếng Việt: tiêm chích, quần áo,
sách vở, áo sống, tre pheo, khôn khéo…
Và khi muốn rút gọn những tổ hợp kép “để mà, nhưng mà, vậy mà, nếu
mà…”, người tạo ngôn có xu hướng lược bỏ một trong hai yếu tố. Và khi tỉnh
lược, do nhân tố chủ quan về sở thích của người tạo ngôn – cho rằng hai yếu
tố này có vai trò ngang nhau, nên một trong hai yếu tố bị lược bỏ. Tuy nhiên,
về mặt phong cách cũng như thói quen sử dụng, “mà” vẫn tồn tại và được sử
dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày lẫn trong giao tiếp nghi thức, đặc
biệt là ở những cú ngắn:
Tôi mà buồn à? Giá đó mà rẻ à/sao?
Tuy xa mà gần, tuy gần mà xa (+) (mà = nhưng)
Không học bài mà đậu được sao (+) (mà + thì/nên) – chỉ kết quả
Tuy nhiên, vấn đề sử dụng liên từ “mà” hay những liên từ còn lại trong
phong cách nào còn tuỳ thuộc vào dụng ý, mục đích của người tạo ngôn và
tác giả. Do vậy, mọi sự phân biệt chỉ mang tính chất tương đối.
(4) (trang 102)
Cú tỉnh lược chứa “mà”
Do lấy cú làm cơ sở để tìm hiểu về phép nối nên những trường hợp
không phải là cú, tất sẽ không thuộc phạm vi của phép nối. Tuy vậy, chúng ta
hãy xem xét những cách diễn đạt như: (Đi) tìm việc mà làm, đói mà chẳng muốn ăn,
thấy mà thương, tốt mà rẻ, đã dốt mà lại lười, nói mà không làm,… Đây là những cú
được tỉnh lược (thường là tỉnh lược chủ ngữ).
Cú thứ nhất “Tìm việc mà làm” là một lời mệnh lệnh nên ngôi thứ hai
được lược bỏ. Đúng ra phải là “(Mày đi) tìm việc mà (mày) làm đi”. Và sự
tỉnh lược này không gây khó hiểu đối với người đọc; do đó, nó vẫn được xem
là một cú hoàn chỉnh. Cú thứ hai lại thể hiện cảm xúc của người nói, nên chủ
ngữ có thể ẩn. Những cách diễn đạt còn lại đều là nhận định của người nói
trước sự việc, hiện tượng, hay một nhân vật thứ ba; do đó, chủ ngữ hiểu ngầm
là “nó”. Đặc biệt, một số câu tục ngữ, thành ngữ đều có chủ ngữ ẩn nên và
chúng tôi tán thành chức năng cú của những cách diễn đạt đã nêu. Tóm lại,
những ví dụ trên đều là có thể đảm nhiện chức năng của một cú.
Nguyễn Thị Nhung cho rằng 2 ví dụ: khó mà biết được tại sao, dễ gì mà
làm được là “thuyết minh cho ý vừa nói đến”; nhưng chúng tôi lại nghĩ theo
một hướng khác. Đó là những từ đệm (từ chêm xen) trong ngôn ngữ nói, để
gây ấn tượng, dễ hiểu và tạo tính vần nhịp cho câu nói – giống như cách dùng
“mà” trong “Nói cho mà biết, rủi mà mưa thì ướt hết”. Để minh chứng cho
chức năng từ đệm – chêm xen của “mà” trong 4 ví dụ trên, chúng ta thử bỏ
chúng khỏi cú, và nhận thấy rằng ý nghĩa của cú không thay đổi; mặc dầu khi
có “mà”, vần điệu dễ nghe hơn.
(5) Biện pháp tách câu (trang 117 và 120): xem thêm giáo trình Tiếng Việt
thực hành (1999) của Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), NXB ĐHQG HN, từ
trang 214-218.
(6) (trang 121)
Tại sao không có sự tổ hợp “mặc dẫu” trong tiếng Việt?
Theo Thái Kim Thành [75], “Dẫu” xuất hiện sớm nhất (“dù”, “dầu” là
hai biến thể của “Dẫu”) và Dẫu mang sắc thái ý nghĩa nhấn mạnh hơn hai từ
còn lại, nó “bộc lộ sự khẳng định cao của người phát ngôn với hiện thực được
đề cập đến”. Nhưng chúng tôi lại không phân biệt theo tiêu chí xuất hiện sớm
hay muộn. Và chúng ta cũng không có căn cứ về mặt tư liệu nào để khẳng
định “dù”, “dầu” là hai biến thể của “Dẫu”.
Theo chúng tôi, trường hợp tiếng “mặc” chỉ có thể kết hợp với
“dầu”/”dù” để tạo ra tổ hợp “mặc dầu”/ “mặc dù” mà không có sự kết hợp
với “dẫu” để tạo ra tổ hợp “mặc dẫu” không thể lí giải theo sự hoà phối về
ngữ âm. Mặc dầu, theo bảng hệ thống thanh điệu, thanh nặng và ngã cùng
nằm trong một hệ thống âm vực nhưng khả năng kết hợp thanh điệu của
chúng lại không cao.
Cao Không dấu Hỏi Sắc
Thấp Huyền Ngã Nặng
(nguyên tắc chung để tạo sự hài hoà vế thanh điệu trong từ láy: Những từ có thanh điệu cùng
âm vực thì có thể kết hợp với nhau để tạo từ láy – trừ một vài trường hợp đặc biệt.)
Nghĩa là, trên lí thuyết, “mặc” thanh nặng có thể kết hợp với “dầu/dù” –
thanh huyền, hay dẫu – một cách tự do, vì khả năng kết hợp và mức độ hài
hoà thanh điệu giữa ba thanh điệu này là như nhau. Nhưng xét theo thực tế về
sự hoà phối ngữ âm để tạo từ láy, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng những từ
láy có sự kết hợp thanh “nặng - ngã” là rất ít, và sự kết hợp này chỉ xảy ra ở
một số “vần” nào đó.
Từ láy “vỏn vẹn”, “nhỏ nhặt”, “quỷ quyệt”… là những ví dụ ngoại lệ
điển hình. Theo đúng nguyên tắc, từ “vỏn” (trong “vỏn vẹn”), phải viết là dấu
ngã mới đúng quy tắc hoà phối ngữ âm. Tương tự như vậy, thanh hỏi của từ
“nhỏ” (trong “nhỏ nhặt”) và “quỷ” (trong “quỷ quyệt”) cũng phải được thay
thế bằng thanh ngã.
Hơn thế nữa, ba từ láy: Bền bỉ, nài nỉ, mình mẩy, phỉmh phờ.. lại là một
minh chứng cho sự kết hợp hạn chế của thanh “ngã” và “huyền”. Nếu căn cứ
theo đúng nguyên tắc hài hoà âm vực của thanh điệu, thì những thanh hỏi
trong “bỉ”, “nỉ”, “mẩy” phải được thay thế bằng những thanh “ngã”. Không
liên quan trực tiếp đến vấn đề mà chúng ta đề cập (mặc – mang thanh nặng
không kết hợp được với “dẫu” – mang thanh ngã); nhưng qua đó, chúng ta
nhận thấy rằng: thanh “ngã” chỉ có khả năng kết hợp hạn chế so với hai thanh
lại trong hệ thống thanh điệu có âm vực thấp. Điều này, theo chúng tôi, cũng
giải thích phần nào về sự vắng mặt của tổ hợp “mặc dẫu”.
Căn cứ theo công trình “Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại” của Hồ Lê [55],
chúng tôi nhận thấy rằng: Sự kết hợp của thanh huyền-nặng (mà tổ hợp “mặc
dầu” tuân theo qui luật hoà phối ngữ âm này) trong quá trình tạo từ láy lại rất
phong phú. Chúng tôi thử thống kê ngẫu nhiên 500 từ láy đầu tiên (từ Tr130-
142) mà tác giả Hồ Lê liệt kê trong công trình đã dẫn thì có đến gần 70 trường
hợp là sự kết hợp của hai loại thanh điệu âm vự thấp này. Chẳng hạn như: ái
ngại, ồ ạt/ào ạt, bầu bạn, bịt mùng, mịt mùng, cầu cạnh, chằng chịt, chồm
chộp, dồn dập, đậm đà, đầy đặn, đều đặn, đày đoạ, đần độn, gọn gàng, gần
gũi, gầy guộc, già giặn, giẫy giụa, hèn hạ, hầu hạ, hối hận, hiền hậu, hội hè,
hằn học, hẹp hòi, hồng hộc, kèn cựa, khờ khạo, lành lặn, lạc loài, lì lợm, lẹ
làng, lành lặn, lặng lờ, lạ lùng, lạnh lùng, làm lụng, mặn mà, làng mạc, mềm
mại, mịn màng, muộn màng, miếu mạo, muộn mằn, mập mờ, mù mịt, mời
mọc, mặn mòi, nồng nặc, nặng nề, nhịp nhàng, nhẹ nhàng, nhọc nhằn, nhục
nhằn, nhiều nhặn, nhầy nhụa, ngọt ngào, nghẹn ngào, ngặt nghèo, ngần ngại,
ngập ngừng, ngại ngùng, ngượng ngùng, oằn oại, phờ phạc…
Trong khi đó, chúng tôi chỉ thống kê được khoảng 20 từ láy có sự kết
hợp hai thanh “nặng - ngã (ít hơn 3,5 lần tổ hợp ‘huyền –ngã”)”: bụ bẫm, bạc
bẽo, cãi cọ, dạn dĩ, đẹp đẽ, gỡ gạc, gạ gẫm, gặp gỡ, hợm hĩnh, lặng lẽ, lạnh
lẽo, lạc lõng, lọc lõi, lực lưỡng, mạnh mẽ, nhạt nhẽo, nhẹ nhõm, nghiệt ngã,
ngỗ nghịch, ngặt nghẽo, õng ẹo.
Căn cứ vào hệ thống từ láy có sự kết hợp “nặng ngã” trên, chúng ta phát
hiện một điều khá thú vị: những tiếng mang thanh “ngã” thường là những
“âm tiết mở” hay những âm tiết có thuỷ âm là âm môi (như m), chỉ có 2
trường hợp gieo vần “ênh/inh”. Phần vần thường tạo tổ hợp láy này là “eo”,
không có vần “âu” (mặc dẫu) – dĩ nhiên, số lượng thống kê hạn chế, chúng
tôi chưa dám khẳng định đìều này và cũng chưa lí giải được nguyên nhân của
sự kết hợp này.
Trong bảng thống kê những cặp vần tạo từ láy của Hồ Lê (Tr233 -239),
chúng ta cũng không thấy cặp vần “ac –au” (mặc dẫu) mà chỉ thấy những cặp
vần sau: “ăc-ăc”, “ăc-ua” và “au-au”.
Thực tiễn hóa kiểm chứng qua ngữ điệu và phát âm, chúng ta cũng sẽ
phát hiện một điều hiển nhiên rằng: phát âm tổ hợp “mặc dẫu” khó hơn nhiều
so với tổ hợp “mặc dù” / “mặc dầu” hay “dù vậy” / “dầu vậy”. Chính cảm
thức ngôn ngữ của người bản ngữ mách chúng ta những điều khoa học khó
giải thích, và phần nào do tâm lí tiếp nhận. Bởi lẽ, khi phát âm đến tiếng cuối
cùng của những tổ hợp ngôn ngữ làm chức năng nối kết, chúng ta thường hạ
giọng ở cuối tổ hợp “giai đoạn buông” để nghỉ hơi; để rồi bắt đầu phát âm
một cách trọn vẹn cú đi sau đó. Do đó, sự hài hòa về vần và thanh điệu sẽ để
người nói/đọc có thể hạ giọng một cách dễ dàng. Và thực sự, thanh huyền lại
thực hiện tốt chức năng này, tốt hơn thanh ngã rất nhiều. Thử phát âm từ
“mặc dẫu” và xuống giọng ở tiếng “dẫu”, chúng ta sẽ thấy rất “ngượng
miệng” và quả thật, rất khó để thực hiện hoạt động phát âm này.
Tóm lại, dẫu không thể kết hợp với mặc để tạo thành “mặc dẫu”, là do sự
kết hợp thanh điệu, sự hài hoà về ngữ âm qui định.
Một vấn đề nữa mà chúng tôi muốn bàn về công trình của Thái Kim
Thành là sự khẳng định của tác giả về giọng định khẳng định hay sắc thái ý
nghĩa nhấn mạnh của tiếng “dẫu” (trong tổ hợp “dẫu sao”) so với “dù” (“dù
sao”) hay “dầu” (“dầu sao”). Thiết nghĩ, sắc thái ý nghĩa nhấn mạnh hay
không còn tuỳ vào văn cảnh cụ thể cũng như tâm trạng, tâm lí, thể trạng..của
người phát ngôn khi phát ra từ nối đó lẫn nội dung ý nghĩa của phần cú đi
kèm. Thông thường giọng điệu khẳng định, quyết tâm hay không, phần lớn
phụ thuộc vào nội dung mà cú đi sau từ nối thể hiện.
Cả ba liên từ “dù”, “dẫu”, “dầu” đều mang thái độ khẳng định. Bởi lẽ,
khi dùng cấu trúc có liên quan đến những liên từ này, người nói thường thể
hiện sự “chấp nhận, đánh đổi”.
Dẫu cho trăm thân này có phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có goi strong da ngừa, ta
cũng vui lòng. (Trần Quốc Tuấn)
Liên từ “dù”, “dẫu”, “dầu” thực hiện sự phủ định mệnh đề điệu kiện đi
sau chúng và khẳng định kết quả là tất yếu. Sự khẳng định này phần nào
mang tính chủ quan. Qua đó nó thể hiện niềm tin cũng như sự quyết tâm của
người phát ngôn.
Vd: Chàng kén thiếp để làm vợ đâu phải để làm thơ ? Đạo vợ lại là đạo lớn, e rằng
đem hết trí lực chu toàn chưa chắc đã trọn, đâu dám lấy chuyện thơ văn mà làm chểnh
mảng. Dù chàng ép nài bao nhiêu, thiếp cũng đành cam chịu lỗi. (VH, BM)
Trong ví dụ vừa nêu, sau “dù” là một mệnh đề nêu điều kiện “chàng (có)
ép nài bao nhiêu”. Nhưng cấu trúc “dù” đã phủ định điều kiện đó (bất chấp
mọi điều kiện) để khẳng định kết quả “thiếp cũng đành cam chịu lỗi”.
Thật sự là chúng ta có thể thay thế các liên từ cho nhau, mà sắc thái ý
nghĩa của phát ngôn không thay đổi. Ta có phát ngôn sau:
Sự việc không thành. Nhưng dẫu sao, anh cũng đã giúp tôi rất nhiều. Tôi chân thành
cảm ơn anh (giọng nhẹ nhàng, tình cảm pha chút trầm buồn). (+)
Chúng ta hoàn toàn có thể thay thế “dẫu sao” băng “dầu sao” và giọng
điệu hay sắc thái của phát ngôn không thay đổi.
+ Sự việc không thành. Nhưng dầu sao, anh cũng đã giúp tôi rất nhiều. Tôi chân
thành cảm ơn anh (giọng cũng nhẹ nhàng, tình cảm; pha chút trầm buồn). (+)
+ Dẫu mọi chông gai đang đón chờ phía trước, dù có hy sinh tính mạng, chúng ta
cũng quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập đến cùng. (+)
+ Dẫu cho trăm thân này có phơi ngoài ngọn cỏ, nghìn xác này có trói trong da
ngựa, ta cũng vui lòng. (TQT)
(Mệnh đề chứa “dẫu” hay “dù” đều có khả năng thể hiện giọng khẳng
định, mang sắc thái ý nghĩa nhấn mạnh).
Ở ví dụ 1, chúng ta cũng có thể thay thế “dẫu sao” bằng “dù sao”, nhưng
sẽ có sự khác biệt nhỏ về mặt phong cách. “Dù sao” có thể được xem là tiêu
thể của hai biến thể còn lại, mang sắc thái trang trọng và thường được dùng
trong giao tiếp nghi thức và cả cuộc sống thường nhật (cả trong ca dao).
Nhưng để tạo sự gần gũi thân mật, người ta hay dùng “dẫu sao” hay “dầu
sao” hơn. Ở đây, giá trị về mặt phong cách của “dù sao” tương tự như “dù” và
những tổ hợp “dẫu sao”, “dầu sao” có giá trị như dẫu và dầu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH007.pdf