Mục lục
Chương 1. Lý thuyết chung
1.1. Khái quát về thương hiệu 01
1.1.1. Các khái niệm cơ bản01
1.1.2. Đặc tính của thương hiệu 03
1.1.3. Vai trò của thương hiệu 04
1.1.4. Tài sản thương hiệu 06
1.1.5. Phương pháp định giá thương hiệu 07
1.2. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu 09
1.2.1. Công việc cần làm trước khi ra quyết định xây dựng thương hiệu 09
1.2.2. Các quyết định cơ bản về xây dựng thương hiệu 09
1.2.3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu 14
1.2.4. Quảng bá thương hiệu 15
1.2.5. Quản lý thương hiệu 15
1.3. Thách thức và kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu 16
1.3.1. Những thách thức của việc tạo dựng một thương hiệu có giá trị 16
1.3.2. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu 16
Kết luận chương 1 17
CHưƠNG 2:
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THưƠNG HIỆU
VNPT TRONG TÂM TRÍ NGưỜI TIÊU DÙNG
2.1. Tổng quan về Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 18
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 18
2.1.2. Mục tiêu hoạt động 21
2.1.3. Triết lý kinh doanh 21
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của VNPT 21
2.2. Thương hiệu VNPT, xây dựng và phát triển 23
2.2.1. Nhận diện cơ bản thương hiệu VNPT 23
2.2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của VNPT 24
2.3. Sự cần thiết khách quan để xây dựng thương hiệu VNPT 38
2.3.1. Gia nhập WTO, cơ hội và thách thức đối với VNPT 38
2.3.2. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng thương hiệu VNPT 40
Kết luận chương 2 41
CHưƠNG 3:
CHIẾN LưỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THưƠNG HIỆU VNPT
3.1. Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu VNPT 42
3.1.1. Định hướng mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam. 42
3.1.2. Định hướng mục tiêu phát triển của VNPT 43
3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu VNPT 43
3.2. Chiến lược xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu VNPT 45
3.2.1. Nhóm chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh 45
3.2.1.1. Xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng 45
3.2.1.2. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ 46
3.2.1.3. Cơ cấu lại hệ thống quản lý của VNPT theo hướng hiện đại 47
3.2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao 47
3.2.1.5. Xây dựng chiến lược phát triển toàn diện 49
3.2.1.6. Thúc đẩy nhanh việc thực hiện bóc tách giữa BC và VT 50 -4-
3.2.2. Nhóm chiến lược củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu VNPT 51
3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu VNPT 51
3.2.2.2. Tạo dựng nền văn hóa thương hiệu VNPT trong tập đoàn 52
3.2.2.3. Xây dựng chiến lược thương hiệu sản phẩm 53
3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả việc thực hiện văn hóa VNPT 54
3.2.2.5. Tăng cường quản lý thương hiệu VNPT 55
3.2.2.6. Nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu 56
3.2.2.7. Xây dựng và giữ gìn mối quan hệ mật thiết với khách hàng. 56
3.2.2.8. Xúc tiến nghiên cứu, quảng bá thương hiệu ra nước ngoài 57
3.2.2.9. Các giải pháp khác 58
3.3. Một số kiến nghị 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược xây dựng thương hiệu VNPT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy nhập tới người sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia và ngược lại.
2. Việc kết nối các mạng viễn thông công cộng được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễn
thông của doanh nghiệp khác, đồng thời có nghĩa vụ cho các doanh nghiệp viễn thông khác kết nối
vào mạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình với điều kiện công bằng và hợp lý trên cơ sở sử dụng
hiệu quả tài nguyên thông tin, sử dụng chung vị trí kết nối và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông qua thoả
thuận kết nối giữa các bên;
b) Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu có vai trò quyết định trong việc kết nối
và cung cấp dịch vụ viễn thông không được từ chối yêu cầu kết nối của các chủ mạng viễn thông
dùng riêng và các doanh nghiệp viễn thông khác, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm
phán và thực hiện kết nối, nếu yêu cầu đưa ra hợp lý và khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
c) Các doanh nghiệp viễn thông tiến hành đàm phán, ký kết thoả thuận kết nối theo quy định của cơ
quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông; trường hợp các bên không đạt được thoả thuận kết
nối theo thời hạn quy định hoặc có tranh chấp trong việc thực hiện thoả thuận kết nối thể theo đề nghị
của một trong các bên tham gia kết nối, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông tổ chức
hiệp thương giữa các bên, nếu sau hiệp thương các bên vẫn không đạt được thoả thuận thì cơ quan
quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông xem xét, quyết định. Thoả thuận kết nối chỉ có hiệu lực
khi được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
3. Việc kết nối mạng viễn thông dùng riêng được quy định như sau:
a) Mạng viễn thông dùng riêng được kết nối vào mạng viễn thông công cộng trên cơ sở bảo đảm các
tiêu chuẩn kỹ thuật của mạng viễn thông công cộng và tuân thủ các quy định về kết nối giữa mạng
viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng;
b) Việc kết nối mạng viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng được thực hiện thông qua
hợp đồng kết nối bằng văn bản giữa doanh nghiệp viễn thông và chủ mạng viễn thông dùng riêng;
c) Các mạng viễn thông dùng riêng không được kết nối trực tiếp với nhau, trừ trường hợp được cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều 44. Giá cƣớc dịch vụ viễn thông
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giá cước dịch vụ viễn thông quan trọng có tác động đến nhiều
ngành và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quyết định giá cước dịch vụ viễn thông công
ích, giá cước dịch vụ viễn thông có thị phần khống chế và giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp trên
cơ sở giá thành dịch vụ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển viễn thông trong
từng thời kỳ.
3. Doanh nghiệp viễn thông quyết định các mức giá cước cụ thể đối với dịch vụ viễn thông, trừ giá
cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Mục 3
GIẤY PHÉP VIỄN THÔNG
Điều 45. Các loại giấy phép viễn thông
1. Giấy phép kinh doanh viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp với thời hạn không quá 15 năm;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp với thời hạn không quá 10 năm.
2. Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng được cấp với thời hạn không quá 5 năm;
b) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được
cấp với thời hạn không quá 25 năm.
3 . Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông được cấp với thời hạn không quá 1 năm.
Trước khi các loại giấy phép quy định tại Điều này hết hạn, nếu doanh nghiệp có đủ điều kiện và có
yêu cầu tiếp tục cung cấp dịch vụ thì được xem xét cấp giấy phép mới.
Điều 46. Các quy định về cấp giấy phép
1. Trong trường hợp việc cấp giấy phép có liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin thì chỉ được
cấp giấy phép nếu việc phân bổ tài nguyên thông tin là khả thi.
2. Việc cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông được quy định tại điểm a khoản
1 Điều 45 của Pháp lệnh này chỉ được tiến hành sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng
Chính phủ.
3. Doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ nộp phí thẩm định, lệ phí cấp phép và các loại phí có liên
quan thuộc lĩnh vực viễn thông theo quy định của pháp luật.
4. Nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng các loại giấy phép viễn thông.
5. Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện cấp giấy phép viễn thông; việc quản lý và sử
dụng các loại giấy phép viễn thông.
Mục 4
QUY HOẠCH ĐÁNH SỐ VIỄN THÔNG
VÀ TÀI NGUYÊN INTERNET
Điều 47. Xây dựng quy hoạch đánh số viễn thông và tài nguyên Internet
Việc xây dựng quy hoạch đánh số cho mã và số viễn thông, tài nguyên Internet phải bảo đảm các
nguyên tắc sau đây:
1. Phát triển dịch vụ và thuê bao theo chiến lược dài hạn;
2. Sử dụng tối ưu mạng viễn thông và thiết bị viễn thông;
3. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kho số viễn thông và tài nguyên Internet;
4. Có khả năng kết nối với mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông toàn cầu;
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ;
6. Bình đẳng giữa các doanh nghiệp viễn thông.
Điều 48. Quản lý kho số viễn thông và tài nguyên Internet
1.Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông xây dựng và ban hành quy hoạch đánh số viễn
thông và tài nguyên Internet; phân bổ, thu hồi các tên, mã, số theo quy hoạch; quy định về quản lý
kho số viễn thông và tài nguyên Internet.
2. Doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế hoạch đánh số viễn thông và tài nguyên Internet trong phạm
vi kho số viễn thông và tài nguyên Internet đã được phân bổ, đồng thời tiến hành cấp hoặc cho thuê số
đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ theo kế hoạch của doanh nghiệp và các quy định về quản lý
kho số viễn thông và tài nguyên Internet.
3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo cáo kế hoạch và tình hình sử dụng tên, mã, số được
phân bổ theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông; đối với tên, mã, số
không có nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp viễn thông phải trả lại cơ quan quản lý nhà nước về bưu
chính, viễn thông, nếu không trả lại thì bị thu hồi.
Mục 5
CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH
Điều 49. Dịch vụ viễn thông công ích
Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm:
1. Dịch vụ viễn thông phổ cập là dịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi người dân theo điều kiện,
chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Dịch vụ viễn thông bắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước nhằm
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Căn cứ vào yêu cầu của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thị trường viễn thông trong
từng thời kỳ, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về việc cung cấp
dịch vụ viễn thông công ích.
Điều 50. Thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
1. Nhà nước có chính sách để bảo đảm điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
viễn thông công ích như sau:
a) Quy định giá cước kết nối trên cơ sở giá thành và phần đóng góp vào việc cung cấp dịch vụ viễn
thông công ích;
b) Xây dựng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông và
các nguồn tài chính khác.
2. Việc sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thực
hiện bằng các hình thức sau:
a) Chỉ định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên cơ sở thẩm định dự án cung cấp
dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp đó;
b) Đấu thầu chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
Điều 51. Quản lý việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
1. Chính phủ quy định chính sách và biện pháp cụ thể để thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công
ích căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tình hình phát triển thị trường viễn thông trong
từng thời kỳ.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về dịch vụ viễn thông công ích
và quản lý, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của các doanh
nghiệp viễn thông.
3. Các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công
ích theo quy định của pháp luật.
Mục 6
TIÊU CHUẨN, CHẤT LƢỢNG VIỄN THÔNG
Điều 52. Hệ thống tiêu chuẩn, chất lƣợng viễn thông
1. Hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng về thiết bị, mạng viễn thông, kết nối mạng, công trình và dịch vụ
viễn thông bao gồm Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài
và tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất
lượng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông công bố các loại thiết bị, mạng viễn thông,
công trình và dịch vụ viễn thông phải áp dụng tiêu chuẩn.
Điều 53. Quản lý tiêu chuẩn, chất lƣợng viễn thông
1 Các hình thức quản lý chất lượng viễn thông.
a) Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đối với thiết bị viễn thông;
b) Công bố chất lượng đối với mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông;
c) Kiểm định chất lượng công trình viễn thông.
2. Thiết bị viễn thông thuộc danh mục bắt buộc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, trước khi được lưu
thông trên thị trường hoặc đấu nối vào mạng viễn thông phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn;
các công trình viễn thông thuộc danh mục phải kiểm định chất lượng trước khi đưa vào khai thác phải
được kiểm định; mạng viễn thông công cộng, các dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ kết nối Internet,
dịch vụ truy nhập Internet trước khi đưa vào khai thác, cung cấp cho người sử dụng dịch vụ phải phù
hợp với tiêu chuẩn do cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố chất lượng thiết bị, mạng viễn thông và dịch
vụ viễn thông phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở tương ứng và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, chất lượng
do mình công bố, trừ thiết bị, mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thiết bị, mạng viễn thông và dịch vụ
viễn thông tự nguyện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; đề nghị được chứng nhận hệ thống quản
lý chất lượng; tự nguyện đề nghị được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng thiết bị, mạng viễn
thông và dịch vụ viễn thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể về quản lý tiêu chuẩn, chất
lượng viễn thông.
Điều 54. Đo kiểm và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định các điều kiện đối với cơ quan đo
kiểm trong nước và ngoài nước để phục vụ cho việc quản lý chất lượng và công bố cơ quan có thẩm
quyền đo kiểm.
2. Việc thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông giữa Việt Nam
với nước ngoài và với các tổ chức quốc tế được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập.
Mục 7
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG CUNG CẤP, SỬ
DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
Điều 55. Giải quyết tranh chấp
Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã giao kết.
Khi xảy ra tranh chấp do vi phạm hợp đồng thì các bên có thể thoả thuận về việc giải quyết tranh
chấp; trong trường hợp không đạt được thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 56. Hoàn cƣớc và bồi thƣờng thiệt hại
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không bảo đảm chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã
công bố phải hoàn trả cho người sử dụng dịch vụ một phần hoặc toàn bộ cước phí đã thu.
2. Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
mình gây ra cho phía bên kia trong việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ viễn thông theo quy định của
pháp luật.
3. Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông không phải bồi thường các thiệt hại gián
tiếp hoặc những nguồn lợi không thu được do việc cung cấp sử dụng dịch vụ không đảm bảo chất
lượng gây ra.
4. Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Chƣơng IV
TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Mục 1
QUY HOẠCH, PHÂN BỔ VÀ ẤN ĐỊNH TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều 57. Quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh
Việc quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh thuộc chủ quyền Việt Nam được thực
hiện theo nguyên tắc bảo đảm đúng quy hoạch của Nhà nước, có hiệu quả, công bằng, hợp lý và tiết
kiệm; bảo đảm để các hệ thống thông tin vô tuyến điện hoạt động không bị nhiễu có hại và không gây
nhiễu có hại; đáp ứng nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và tạo điều kiện phát triển nhanh công nghệ mới về viễn thông, bảo vệ chủ quyền quốc
gia về sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
Điều 58. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện
1. Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia là phương án phân chia phổ tần số vô tuyến điện
thành các băng tần dành cho các nghiệp vụ theo từng thời kỳ và quy định điều kiện để thiết lập trật tự
khai thác, sử dụng tối ưu phổ tần số vô tuyến điện trên phạm vi cả nước.
Quy hoạch phổ tần số vố tuyến điện quốc gia phải đáp ứng các nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện
cho các nghiệp vụ, phù hợp với quy định của quốc tế và đặc thù sử dụng phổ tần số vô tuyến điện của
Việt Nam, ưu tiên hợp lý cho công nghệ mới về viễn thông.
Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông
xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ vào quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính,
viễn thông xây dựng và ban hành quy hoạch băng tần, quy hoạch kênh, quy hoạch tần số vô tuyến
điện theo vùng.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc sử dụng thiết bị phát sóng, thiết bị ứng dụng sóng vô
tuyến điện tại Việt Nam phải tuân thủ quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quy định tại Điều này.
Điều 59. Phân bổ băng tần phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Thủ tướng Chính phủ quy định băng tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng an ninh
theo tỷ lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và có chú ý đến thông lệ quốc tế.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Uỷ ban tần số vô tuyến điện để tư vấn cho Thủ tướng
Chính phủ trong việc phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện trong các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh.
Điều 60. Sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ thông tin an toàn, cứu nạn
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông công bố tần số vô tuyến điện dành riêng phục
vụ thông tin an toàn, cứu nạn quốc gia và quốc tế.
2. Nghiêm cấm sử dụng tần số vô tuyến điện dành riêng phục vụ thông tin an toàn, cứu nạn vào mục
đích khác; gây nhiễu có hại cho tần số vô tuyến điện dành riêng cho thông tin an toàn, cứu nạn.
Điều 61. Phân bổ, ấn định tần số vô tuyến điện
Việc phân bổ, ấn định tần số vô tuyến điện phải được thực hiện theo quy định tại các điều 57, 58, 59
và 60 của Pháp lệnh này và phải căn cứ vào tiềm năng của phổ tần số vô tuyến điện, ưu tiên hợp lý
các nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và
công nghệ sử dụng hiệu quả tần số vô tuyến điện. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông
quy định và công bố điều kiện phân bổ, ấn định và sử dụng tần số vô tuyến điện, băng tần số vô tuyến
điện.
Mục 2
GIẤY PHÉP TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều 62. Các loại giấy phép tần số vô tuyến điện
1. Các loại giấy phép tần số vô tuyến điện bao gồm:
a) Giấy phép băng tần được cấp với thời hạn không quá 15 năm; b) Giấy phép sử dụng tần số và thiết
bị phát sóng vô tuyến điện được cấp với thời hạn không quá 5 năm.
2. Việc cấp giấy phép chỉ được tiến hành trong trường hợp việc phân bổ, ấn định tần số vô tuyến điện
là khả thi.
3. Tổ chức, cá nhân được cấp phép tần số vô tuyến điện có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp phép theo quy
định của pháp luật.
4. Nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng các loại giấy phép tần số vô tuyến điện.
5. Chính phủ quy định cụ thể về thẩm quyền, điều điện cấp giấy phép tần số vô tuyến điện; việc quản
lý và sử dụng các loại giấy phép tần số vô tuyến điện.
Điều 63. Các loại thiết bị vô tuyến điện sử dụng có điều kiện
Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định và công bố điều kiện kỹ thuật và khai
thác các loại thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện; tổ chức, cá nhân khi sử dụng các thiết
bị này phải thực hiện đúng các điều kiện kỹ thuật và khai thác đã công bố và không phải xin giấy
phép tần số vô tuyến điện.
Điều 64. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam sở dụng băng tần số, tần số vô tuyến điện và thiết bị phát
sóng vô tuyến điện thuộc các nghiệp vụ vô tuyến điện phải có giấy phép tần số vô tuyến điện, trừ
trường hợp quy định tại Điều 63 của Pháp lệnh này.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tần số vô tuyến điện phải tuân thủ các quy định của pháp luật
về việc lắp đặt, sử dụng tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện; nộp phí sử dụng tần
số vô tuyến điện theo quy định của Pháp luật; không gây nhiễu có hại cho các đài vô tuyến điện khác
và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
Điều 65. Sản xuất, nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện phải được sự đồng ý
bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
Điều 66. Chứng chỉ Vô tuyển điện viên
Cá nhân hành nghề khai thác thiết bị vô tuyến điện phải có chứng chỉ Vô tuyến điện viên.
Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định việc đào tạo và cấp chứng chỉ Vô tuyến
điện viên.
Mục 3
KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN,
XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI VÀ QUẢN LÝ TƢƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ
Điều 67. Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện
1. Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyến điện nhằm bảo đảm việc
tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; đo tham số kỹ
thuật phát sóng để quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện, phát hiện, ngăn ngừa, xử lý đối với các
hành vi vi phạm pháp luật.
2. Kết quả kiểm tra, kiểm soát, đo tham số kỹ thuật của các thiết bị phát sóng vô tuyến điện là căn cứ
để xác định và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý tần số vố tuyến điện.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không được đo tham số truyền sóng và phát sóng vô tuyến điện tại
Việt Nam, trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
4. Việc sử dụng tần số vô tuyến điện và thiết bị vô tuyến điện đặt trên tàu biển, tàu bay của Việt Nam
và của nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam,
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; người sử dụng, các thiết bị vô tuyến điện trên
các phương tiện này phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam.
Điều 68. Xử lý nhiễu có hại
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện có quyền khiếu nại theo quy
định của pháp luật khi đài vô tuyến điện của mình bị gây nhiễu có hại.
2. Việc xử lý khiếu nại về nhiễu có hại được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông
quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục khiếu nại và xử lý nhiễu có hại.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra,
kiểm soát tần số vô tuyến điện; chủ tìm, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để kiểm tra, kiểm
soát, xử lý nhiễu có hại giữa các mạng thông tin phục vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Điều 69. Quản lý tƣơng thích điện từ
1. Tương thích điện từ là khả năng thiết bị, hệ thống thiết bị hoạt động không bị nhiễu và không gây
nhiễu có hại đến thiết bị, hệ thống thiết bị khác trong môi trường điện từ.
2. Thiết bị, hệ thống thiết bị được dùng trong thông tin hoặc dùng trong các lĩnh vực khoa học và
công nghệ, công nghiệp, y tế và các lĩnh vực khác phải phù hợp với các quy định về tương thích điện
từ để bảo đảm không gây nhiễu có hại tới nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường, an toàn, cứu nạn và các
nghiệp vụ vô tuyến điện khác.
Chính phủ quy định cụ thể về quản lý tương thích điện từ.
Chƣơng V
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BƢU CHÍNH, VIỄN THÔNG
Điều 70. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về bƣu chính, viễn thông
Nhà nước có chính sách về biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bưu chính, viễn thông với các
nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với
pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển bưu chính, viễn thông, góp phần tăng
cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức tế.
Điều 71. Nội dung hợp tác quốc tế về bƣu chính, viễn thông
Nội dung hợp tác quốc tế về bƣu chính, viễn thông bao gồm:
1. Tuyên truyền, quảng bá các định hướng, chính sách phát triển bưu chính, viễn thông với các nước,
các tổ chức quốc tế.
2. Phát triển hợp tác và thiết lập quan hệ về bưu chính, viễn thông với các nước;
3. Tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế về bưu chính, viễn thông;
4. Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực;
5. Phối hợp nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến;
6. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển bưu chính, viễn thông;
7. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án quốc tế về bưu chính, viễn thông.
Chƣơng VII
KHEN THƢỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 76. Khen thƣởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động bưu chính, viễn thông được khen thưởng theo quy
định của pháp luật.
Điều 77. Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan đến hoạt động bưu chính, viễn thông thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động bưu chính, viễn thông thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
Chƣơng VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 78. Hiệu lực thi hành
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2002.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 79. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2002
T/M UỶ BAN THƢỜNG VỤ QUỐC HỘI
Đã ký: Nguyễn Văn An
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 54/2000/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 2000 VỀ BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH, CHỈ DẪN ĐỊA
LÝ, TÊN THƢƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ QUYỀN CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH LIÊN QUAN TỚI SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứBộ Luật Dân sựngày 28 tháng 10 năm 1995;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 về việc thi hành Bộ Luật Dân sự;
Căn cứLuật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Để góp phần tăng cường sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ
hoạt động kinh doanh trung thực, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƢƠNG I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với một số trong
số "các đối tượng khác" quy định tại Điều 780 Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995
bao gồm: bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và việc bảo hộ quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động kinh
doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Nghị định này cũng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tuy không hoạt động kinh
doanh trên lãnh thổ Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Công ước
Paris hoặc quy định của các Điều ước quốc tế công nhận bảo hộ lẫn nhau về sở hữu công
nghiệp mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
b) Tổ chức, cá nhân, thuộc các nước, vùng lãnh thổ cùng Việt Nam chấp nhận nguyên tắc có
đi có lại trong việc bảo hộ sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân của nhau.
Điều 3. Áp dụng các văn bản pháp luật
Việc bảo hộ bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải tuân theo các quy định của Nghị
định này và các văn bản pháp luật có liên quan khác của Việt Nam.
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với
quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 4.Giải thích thuật ngữ
Những từngữdưới đây dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. "Chỉ dẫn thương mại" là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá,
dịch vụ, gồm nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá...;
2. "Sử dụng chỉ dẫn thương mại" là các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao
bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán,
quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó;
3. "Thành quả đầu tư" là kiến thức, thông tin dưới dạng công nghệ, sáng chế, giải pháp hữu
ích, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, bí mật kinh doanh...., thu được từ hoạt động
đầu tư về tài chính hoặc trí tuệ;
4. "Sử dụng thành quả đầu tư" là các hành vi sử dụng kiến thức, thông tin quy định ở khoản 3
Điều này để thực hiện hoạt động sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;
bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do sử dụng kiến
thức, thông tin đó.
Điều 5. Điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa
lý và tên thương mại
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại tự
động được xác lập khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 6, Điều 10, Điều 14 Nghị định
này mà không cần phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
CHƢƠNG II
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH,
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ, TÊN THƢƠNG MẠI
Điều 6. Bí mật kinh doanh
1. Bí mật kinh doanh được bảo hộ là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Không phải là hiểu biết thông thường;
b) Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ
thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;
c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và
không dễ dàng tiếp cận được.
2. Các thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh như bí mật về nhân thân, về
quản lý nhà nước, về an ninh, quốc phòng không được bảo hộ dưới danh nghĩa là bí mật kinh
doanh.
Điều 7. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân đã
đầu tư để tạo ra hoặc có được thành quả đầu tư là bí mật kinh doanh.
2. Trường hợp bí mật kinh doanh được bên làm thuê, bên thực hiện hợp đồng tạo ra hoặc có
được trong khi thực hiện công việc được giao thì bí mật kinh doanh đó thuộc quyền sở hữu
của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác.
Điều 8. Nội dung và thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt bí mật kinh doanh theo quy định của pháp Luật.
2. Các quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được bảo
hộ khi bí mật kinh doanh còn đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị
định này.
Điều 9. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được phép chuyển giao hoặc được
thừa kế theo quy định của pháp luật.
2. Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được thực hiện
dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, trong đó bên giao phải ghi rõ bí mật kinh doanh được
chuyển giao. Trong trường hợp các bên thoả thuận chỉ chuyển giao quyền sử dụng bí mật
kinh doanh (li - xăng bí mật kinh doanh) thì bên nhận có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp
bảo mật cần thiết theo yêu cầu của bên giao.
Điều 10. Chỉ dẫn địa lý
1.Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây:
a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc
gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;
b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán
hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc
địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại
hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
2. Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy
định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá.
3. Các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, đã mất khả năng chỉ
dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý theo quy định
của Nghị định này.
Điều 11. Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất
hàng hoá mang chỉ dẫn đó tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương tương ứng,
với điều kiện hàng hoá do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của
loại hàng hoá đó.
Điều 12. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
1. Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền thể hiện chỉ dẫn đó trên hàng hoá, bao bì
hàng hoá, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng hoá và quảng cáo cho hàng hoá tương ứng.
2. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.
Điều 13. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi còn có đủ các điều kiện đối với chỉ dẫn địa lý
quy định tại khoản 1 Điều 10 và các điều kiện đối với hoạt động sản xuất của người có quyền
sử dụng chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 11 của Nghị định này còn được đáp ứng đầy đủ.
Điều 14. Tên thương mại
1. Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được;
b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
2. Các tên gọi sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại:
a) Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động
kinh doanh;
b) Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng
phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực;
c)Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước
trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó.
Điều 15. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành
hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Điều 16. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối vớitên thương mại
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền sử dụng tên
thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các
hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản
phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và quảng cáo.
2. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền chuyển giao tên
thương mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải
được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương
mại đó.
Điều 17. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu vẫn còn duy
trì hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
CHƢƠNG III
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH, CHỈ
DẪN ĐỊA LÝ VÀ TÊN THƢƠNG MẠI
Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, bao gồm:
1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp
bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
2. Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí
mật kinh doanh đó;
3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật,
lợi dụng lòng tin nhằm tiếp cận, thu thập và làm bộc lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của
chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
4.Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này đệ
trình theo thủ tục xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc xin cấp giấy phép lưu
hành sản phẩm - đặc biệt là dược phẩm và sản phẩm hoá nông hoặc bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của các cơ quan hành chính, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục
đích kinh doanh kể cả nhằm mục đích xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu
hành sản phẩm.
Điều 19. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm:
1. Sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được
bảo hộ gây ấn tượng sai lệch về xuất xứ địa lý của hàng hoá;
2. Sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được
bảo hộ cho những hàng hoá trùng, tương tự hoặc có liên quan không bảo đảm uy tín, danh
tiếng của hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp sử dụng cùng với các từ như
"phương pháp", "kiểu", "loại", "phỏng theo", hoặc các từ ngữ tương tự;
3. Sử dụng chỉ dẫn địa lý về rượu vang hoặc rượu mạnh cho những loại rượu vang hoặc rượu
mạnh không có xuất xứ tại lãnh thổ được chỉ dẫn, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ
thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới hình thức dịch sang ngôn ngữ khác
hoặc được sử dụng kèm theo các từ như "kiểu", "loại", "dạng", "phỏng theo" hoặc những từ
ngữ tương tự.
Điều 20. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là mọi hành vi sử dụng
bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác cho
cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể
kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Điều 21. Quyền yêu cầu xử lý việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về bí mật kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại và người
có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc
người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi
thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp xảy ra các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại hoặc đưa các thông tin sai lạc về tên thương mại, chỉ dẫn sai lạc về nguồn gốc địa
lý hàng hoá khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi trên phải chấm dứt hành vi đó
và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
3. Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này là một năm tính từ ngày phát hiện được hành vi xâm phạm nhưng không quá ba
năm tính từ ngày hành vi xâm phạm xảy ra.
Điều 22. Nghĩa vụ chứng minh
1. Khi thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 21 của
Nghị định này, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương
mại và người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có nghĩa vụ chứng minh điều kiện xác lập
quyền và phạm vi quyền của mình; nêu rõ tên, địa chỉ của người đã thực hiện hành vi xâm
phạm; cung cấp các chứng cứ về phạm vi, mức độ của việc xâm phạm đó.
Trong trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối
với bí mật kinh doanh, tên thương mại và người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý phải chứng
minh mức độ thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra.
2. Nếu người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm là người tiêu dùng thì người đó phải nêu rõ
tên, địa chỉ người có hành vi xâm phạm, cung cấp các chứng cứ về sự xâm phạm và chứng
minh mức độ thiệt hại (nếu có).
Điều 23. Trình tự và thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với
bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại
Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ
dẫn địa lý và tên thương mại được thực hiện theo trình tự và thủ tục xử lý các hành vi xâm
phạm các quyền sở hữu công nghiệp khác.
CHƢƠNG IV
BẢO HỘ QUYỀN CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN TỚI
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 24. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp, bao gồm:
1. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh
doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục đích:
a) Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh
của mình;
b) Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất
kinh doanh của mình;
c) Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm
khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ... cho người tiêu dùng
trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh.
2. Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người đó cho phép.
Điều 25. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không
lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền: buộc người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt hành vi đó, yêu
cầu bồi thường thiệt hại; xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
2. Các hội người tiêu dùng, hội nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân có quyền đại diện cho
các hội viên của mình thực hiện quyền nêu tại khoản 1 Điều này.
Điều 26. Nghĩa vụ chứng minh của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không
lành mạnh
Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy
định tại Điều 25 của Nghị định này có nghĩa vụ chứng minh với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân do mình đại diện
đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra.
Điều 27. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công
nghiệp thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi đó sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƢƠNG V
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ
MẬT KINH DOANH, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ, TÊN THƢƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ QUYỀN
CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN TỚI SHCN.
Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật
kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp
1. Ban hành chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động sở hữu công
nghiệp, văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo hộ bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;
2. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh;
3. Tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách sở hữu công nghiệp về
bảo hộ bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh;
4. Quản lý hoạt động dịch vụ tư vấn và dịch vụ đại diện về sở hữu công nghiệp liên quan đến
bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh;
5. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp liên
quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh;
6. Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;
7. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chấp hành pháp luật về sở hữu
công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh;
8. Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp liên
quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh.
Điều 29. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng
thống nhất quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn
địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong phạm vi cả nước,
có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, chính sách, các quy định pháp luật
về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và
quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
2. Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm
giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác cũng như với các tổ chức xã hội nhằm thi hành
các biện pháp bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn
địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo đảm cho các quy
định pháp luật về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được thi hành nghiêm chỉnh, bao
gồm cả việc giám định các điều kiện xác lập quyền, nội dung quyền và hành vi xâm phạm
quyền đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và hành vi cạnh tranh không
lành mạnh theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân;
b) Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp liên
quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp;
c) Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, cấp Giấy chứng chỉ hành nghề và quản lý về mặt chuyên
môn, nghiệp vụ đối với các tổ chức làm dịch vụ đại diện về sở hữu công nghiệp liên quan đến
bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp;
d) Chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp
liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh cho các cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp thuộc các Bộ, ngành, địa
phương và cơ sở;
e) Trong phạm vi được uỷ quyền, tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức,
chỉ đạo và quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn
địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngành hoặc địa
phương mình.
Cơ quan quản lý khoa học, công nghệ và môi trường của ngành, địa phương có trách nhiệm
giúp lãnh đạo ngành hoặc địa phương thực hiện chức năng nói trên và thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
a) Kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các biện pháp cụ thể
hoá việc thi hành các chính sách của Nhà nước về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật
kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và tổ
chức thi hành các biện pháp đó;
b) Tổ chức công tác quản lý về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh,
chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan
tới sở hữu công nghiệp trong ngành, địa phương và thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường
hiệu quả công tác đó;
c) Tổ chức tuyên truyền các chính sách về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, phối hợp
với các tổ chức xã hội thực hiện các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo và hoạt
động sở hữu công nghiệp;
d) Giúp đỡ các chủ thể kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương trong việc
chứng minh các điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh tại Việt
Nam và ở nước ngoài;
e) Phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo vệ các quyền sở hữu công
nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh và xử lý các vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp liên quan đến
bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh, bao gồm cả việc giám định các điều kiện xác lập quyền, nội dung quyền và hành vi
xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và xác định hành
vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của cơ quan
nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Điều 30. Xử lý vi phạm hành chính
Việc xử lý vi phạm hành chính về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan
tới sở hữu công nghiệp được quy định tại Nghị định khác của Chính phủ.
Điều 31. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các
quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật trong hoạt động bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý hàng hoá, tên thương mại và bảo
hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền về những hành vi trái
pháp luật trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ
dẫn địa lý hàng hoá, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên
quan tới sở hữu công nghiệp.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm
giải quyết kịp thời, đúng pháp lụât theo quy định của pháp lụât về khiếu nại, tố cáo.
CHƢƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp
Các bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại đã tồn tại trước ngày Nghị định này
có hiệu lực mà vẫn đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ theo quy định của Nghị định này thì
sẽ được bảo hộ theo các quy định của Nghị định này.
Điều 33. Điều khoản thi hành
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị
định này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 467821.pdf