Luận văn Chính sách đối ngoại của liên minh Châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á từ năm 1990 đến năm 2005

MS:LVLS LSTG001 SỐ TRANG: 85 TRƯỜNG:ĐHSP TPHCM NGÀNH: LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI NĂM: 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trước đây, trong quá trình phát triển của mình, Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên đã từng là nơi cung cấp viện trợ (ODA) lớn thứ hai cho châu Á. Tuy nhiên, do phải tập trung thực hiện quá trình liên kết kinh tế nội bộ khối, do sự bức xúc trước các công việc đối với Trung và Đông Âu nên EU vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển các mối quan hệ Âu – Á. Do đó , châu Á không có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của EU và EU cũng chưa có một chính sách rõ ràng với vùng châu lục rộng lớn này. Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua việc từ năm 1988 đến năm 1993 EC chỉ ký một hiệp định duy nhất với Nhật Bản ở khu vực này. Từ giữa những năm của thập kỷ 90, thái độ của EU đối với châu lục này đã thay đổi vì nhiều lý do: Một là, trước sự phát triển năng động của châu Á, EU đã thức tỉnh khi cảm thấy có thể bị “lỡ chuyến tàu châu Á” nếu không kịp thời hành động. Hai là, do bối cảnh toàn cầu hóa nên quan hệ giữa các nước và các khối nước trên thế giới diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là mối quan hệ giữa EU – một tổ chức của châu Âu, một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới với Đông Bắc Á – một khu vực gồm những nước có dân số đông, địa chính trị quan trọng, có nền kinh tế phát triển và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chính trị thế giới. Vì vậy, ngay lập tức, EU đã công bố “Chiến lược mới đối với châu Á”. Qua phần trình bày của luận văn về chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực Đông Bắc Á, tôi hy vọng sẽ thể hiện được mục tiêu chiến lược mới của EU đối với khu vực này. Với quá trình hội nhập hiện nay, không có một nước nào có thể đứng ngoài quá trình vận động chung mang tính toàn cầu, kể cả Việt Nam. Vì vậy, để nhanh chóng hòa nhập, chúng ta cần phải hiểu rõ những cơ hội và thách thức được tạo ra để có thể nắm bắt một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với suy nghĩ ấy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài luận văn cho mình là “Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á từ năm 1990 đến năm 2005” nhằm tiếp cận và có cái nhìn tổng thể với những cơ hội và thách thức được đặt ra cho các nước trong khu vực đang được đánh giá là phát triển và năng động nhất trên thế giới hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay, vấn đề quan hệ EU và các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng các bài viết thường được trình bày dưới dạng những bài viết ngắn đăng trên các báo hoặc các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. Đặc điểm chung của các bài viết này thường là phân tích mối quan hệ một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực nhưng chỉ ở một quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á (như EU – Nhật Bản, EU – Hàn Quốc, EU – Trung Quốc) hoặc là những bài viết mang tính trình bày tổng thể về mối quan hệ giữa EU và châu Á, trong đó có đề cập tới mối quan hệ giữa EU và khu vực Đông Bắc Á. Ở dạng thứ nhất, chúng ta có thể thấy ở các bài viết như “Quan hệ Trung Quốc – Liên minh châu Âu từ 2003 đến 2005: động lực và triển vọng” của Ths. Nguyễn Thị Thu Hoài (Đại học Sư phạm Hà Nội) viết về mối quan hệ Trung Quốc – Liên minh châu Âu đã hình thành một xung lực phát triển tương tác mạnh mẽ, cả về bề rộng và chiều sâu tạo thành một mối “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc trong tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 3 (2007); hoặc bài “Quan hệ EU – Nhật Bản từ năm 90 trở lại đây” của Nguyễn Thanh Lan (Viện nghiên cứu châu Âu) trong tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 7 (2007) viết về mối quan hệ EU và Nhật Bản ở thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh lạnh cùng với những thay đổi trong mối quan hệ với Mỹ và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều trong điều kiện toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cả Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều đang từng bước thắt chặt quan hệ để xác lập vị trí của mình trong trật tự thế giới mới. Ở dạng thứ hai, chúng ta có thể thấy ở bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 4 (2003) của GS. TS. Bùi Huy Khoát với nhan đề “Chiến lược châu Á mới của EU và vai trò của ASEM”. Bài viết nêu lên sự tất yếu của quá trình xác lập mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và châu Á trong bối cảnh mới cùng với “chất xúc tác” ASEM. Bài viết của Ths. Hoàng Minh Hằng (Viện nghiên cứu Đông Bắc Á) trong tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6 (2004) với tựa đề “Triển vọng hợp tác Á – Âu: nhìn từ các nước Đông Bắc Á” cũng đã trình bày về hướng phát triển của mối quan hệ Á – Âu, trong đó đặc biệt là mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Đông Bắc Á thông qua Diễn đàn hợp tác Á – Âu. Ngoài ra, trong một số sách tuy nội dung không trình bày về mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và các nước Đông Bắc Á nhưng cũng có mảng đề cập tới vấn đề này như: tác phẩm “Liên minh châu Âu trong thương mại toàn cầu” của GS. TS. Bùi Huy Khoát; tác phẩm “Các khối kinh tế và mậu dịch thế giới” của TS. Võ Đại Lược, TS. Nguyễn Kim Ngọc; tác phẩm “Điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới” của Nguyễn Xuân Thắng; Do đó, điều kiện thuận lợi của tôi là có được một khối lượng thông tin lớn để thực hiện luận văn, nhưng mặt khác, cái khó của tôi lại là việc làm sao cho bài viết thể hiện được cái riêng của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với các nước Đông Bắc Á từ năm 1990 đến năm 2005. * Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn về mặt không gian là: Liên minh châu Âu với 15 thành viên. Giới hạn về mặt thời gian là: từ năm 1990 đến năm 2005 (Kể từ sau chiến tranh lạnh chấm dứt, đến sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta và kết thúc là Diễn đàn Hợp tác Á – Âu lần thứ 5). 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt luận văn, tôi sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Phương pháp lịch sử: dựng lại toàn cảnh việc Liên minh châu Âu từng bước thực hiện các chính sách của mình đối với Đông Bắc Á. Phương pháp Logic: đi sâu vào bản chất của các chính sách mà Liên minh châu Âu thực hiện ở Đông Bắc Á. Phương pháp so sánh: chỉ ra sự khác nhau trong việc thực hiện các chính sách của Liên minh châu Âu đối với Đông Bắc Á trong mỗi thời kỳ; sự khác biệt trong chính sách của Liên minh châu Âu đối với Đông Bắc Á và Đông Nam Á cũng như các khu vực khác. Phương pháp định lượng: sử dụng các con số cho thấy tính chính xác và thuyết phục của những nhận định. Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành như: Phương pháp nghiên cứu của Khoa học Quan hệ Quốc tế: Phương pháp phân tích, so sánh, định lượng trong Quan hệ Quốc tế. 5. Những đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở trình bày những biến động của lịch sử thế giới và nhu cầu phát triển nội tại của Liên minh châu Âu, luận văn làm rõ nguồn gốc hình thành đường lối đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á. Luận văn phục dựng lại toàn cảnh chính sách đối ngoại, đặc biệt là chính sách hướng về châu Á của Liên minh châu Âu. Luận văn bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á nói riêng và với châu Á nói chung, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 6. Bố cục của luận văn: gồm các phần Mở Đầu Chương 1. Tổng quan về Liên minh châu Âu và khu vực Đông Bắc Á. Chương 2. Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với các nước Đông Bắc Á. Chương 3. Những nhận xét, đánh giá bước đầu và triển vọng của quan hệ giữa Liên minh châu Âu và các nước Đông Bắc Á. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục

pdf85 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách đối ngoại của liên minh Châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á từ năm 1990 đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập cùng với chi phí lao động rẻ hơn ở các nước thành viên EU mới sẽ kéo theo các doanh nghiệp, công ty ở các nước thành viên cũ đổ xô đến làm ăn ở các thị trường mới này, điều đó sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề thấp nghiệp và thu nhập ở các nước thành viên cũ và tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao. Gần đây, tỷ lệ thất nghiệp ở Đức lên đến 12%, ở Pháp là 10,2%. Hội đồng châu Âu vẫn thông qua Chỉ thị về Công nhận đào tạo nghề vào ngày 6/6/2005. Chỉ thị có hiệu lực sau hai năm, đã mở ra khả năng tự do đi lại làm việc trong EU, đe dọa thị trường lao động Tây Âu với nguồn nhân công rẻ ồ ạt chuyển từ Đông Âu sang. -Thứ ba, tình cảm mà các nước EU dành cho đồng Euro đã nhạt nhòa. Sau những mâu thuẫn, khó khăn chồng chất trong nội bộ các nước EU về các sự kiện bất đồng xảy ra, ở đâu đó trong các thành viên EU đã xuất hiện những nghi ngại về việc thực hiện đồng Euro. Như mọi người đều biết, chào đời một cách hoành tráng vào năm 1999, đồng Euro là biểu tượng của một châu Âu thống nhất. Nhưng 6 năm đã trôi qua với việc nền kinh tế của một số cường quốc vẫn luôn ủng hộ đồng Euro đang lao đao do tăng trưởng kinh tế chậm chạp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, lòng tin của người tiêu dùng đã giảm sút... Những lo lắng, nghi ngại đang lớn dần lên. Các nhà lãnh đạo Đức đã bày tỏ sự lo ngại về những quy định nghiêm ngặt nhằm quản lý đồng Euro đang bóp nghẹt nền kinh tế Đức, nước lớn nhất khu vực 12 nước sử dụng đồng Euro. Không chỉ có Đức lâm vào cảnh khó khăn, mà Italia, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Âu, cũng đang rơi vào khủng hoảng. Nước này có nguy cơ bị EU trừng phạt vì không tuân thủ Hiệp ước Ổn định và Phát triển do thâm hụt ngân sách quá lớn. Mấy năm qua, ba ông lớn trong EU là Đức, Pháp, Italia luôn “phạm lỗi” do để mức thâm hụt ngân sách quá 3% GDP. Vì vậy mà các chỉ trích đang nhằm vào Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) do không chịu cắt giảm lãi suất 2% trong vòng 24 tháng tới, vốn đã không đổi từ giữa năm 2003. Nhiều nước đã lên tiếng kêu gọi ECB hãy cắt giảm lãi suất để vực dậy nền kinh tế khu vực đồng Euro. Chính vì vậy, mới đây Bộ trưởng Các vấn đề xã hội R.Maroni và Bộ trưởng Cải cách Italia R.Calderolo đã kêu gọi nước mình tốt nhất là nên bỏ đồng Euro để quay lại sử dụng đồng Lia. Ý kiến của họ đã tạo nên làn sóng không hài lòng của dân Italia trước tình trạng giá cả leo thang mà theo họ nguyên nhân chính là do đồng Euro gây ra. Còn tại Đức, theo kết quả thăm dò của Tạp chí Stern tiến hành thì có đến 56% người dân nước này muốn quay trở lại dùng đồng Mark. Dù tại Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng Euro họp tại Lucxembua ngày 6/6/2005 các ý kiến đều đồng loạt bác bỏ bàn về đồng Euro, nhưng phải thừa nhận một tình trạng hiện nay là dân chúng EU đang nhạt dần tình cảm của họ đối với đồng Euro. EU hiện đang gặp vô vàn thách thức, khó khăn, nhưng dẫu sao cũng không thể phủ nhận những tiến bộ vược bậc mà nó đã đem lại cho châu lục này và cũng không thể bác bỏ con đường mà các nhà lãnh đạo EU đã sáng suốt lựa chọn suốt hơn 50 năm qua. Vấn đề quan trọng lúc này là làm sao đưa con tàu EU thoát khỏi ghềnh thác hiểm nghèo của khủng hoảng, mau chóng lấy lại niềm tin cho 456 triệu dân EU. Muốn làm được đều đó EU phải chấp nhận cải cách, trước hết là cải cách những thể chế đã lỗi thời, không còn phù hợp. Cụ thể là: Cải cách những chính sách nông nghiệp chung, giảm dần trợ giá của Nhà nước; cải cách chính sách khu vực để giảm bớt sự đóng góp của nước lớn nhằm giúp các nước kém phát triển theo kịp trình độ chung của toàn Khối, Có chính sách đồng bộ áp dụng chung cho toàn Khối (không kể nước thành viên cũ, mới) về thuế, tự do hoá và cạnh tranh, về bộ Luật lao động linh hoạt để thu hút đầu tư và lao động nước ngoài. Thúc đẩy phát triển; tránh giảm thuế công ty và thuế thu nhập cùng chi phí lao động rẻ cho các nước thành viên mới, vì điều đó sẽ gây ra thiệt hại cho các thành viên cũ về tăng tỷ lệ thất nghiệp, thiệt hại đến thu nhập…. Mau chóng sửa đổi Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng bởi vì nó quá cứng rắn đối với một số thành viên chủ chốt trong EU như Đức, Pháp, Italia… (Vẫn giữ mức thâm hụt ngân sách công dưới 3% GDP và mức nợ nước ngoài dưới 60% GDP, nhưng thủ tục trừng phạt được phép kéo dài thời gian từ 1 năm thành 2 năm, thậm chí là 4 năm trong trường hợp đặc biệt). Và phương thuốc hữu hiệu nhất cho những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao như Pháp, Đức là cần phải cải cách hệ thống phúc lợi xã hội đã quá lỗi thời. Cụ thể là giảm dần những ưu đãi cho trợ cấp thất nghiệp, các bảo hiểm của xã hội khác như: trợ cấp không mất tiền cho việc chữa bệnh, thuốc thang, trợ cấp không mất tiền cho giáo dục phổ thông, đại học… tiến hành cải cách dần dần sang mô hình thị trường tự do, có như vậy mới giảm dần tỷ lệ thất nghiệp, kích thích sự tăng trưởng kinh tế… Những khó khăn thường trực và một loạt những biến động bất ngờ, nhất là những tác động của tiền trình mở rộng bây giờ mới bộc lộ rõ, những khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay… khiến cho cả EU đang lúng túng. Có lẽ trong một thời khắc nhất định ít ai có thể tìm ra những giải pháp tối ưu cho việc xoá bỏ ngay lập tức cuộc khủng hoảng sâu sắc đang đe doạ nghiêm trọng đến tiền trình nhất thể hoá châu Âu. Nhưng hy vọng rằng, EU sẽ chấp nhận cải cách, dẫu có đau đớn và người ta vẫn mơ đến viễn cảnh ngày 9/5 hằng năm, 456 triệu dân EU sẽ cùng phất cao lá cờ xanh điểm 12 ngôi sao vàng, hát vang bản “Ode to joy” của Bécthôven và giữ chặt đồng Euro trong tay mà vững vàng bước trên con đường nhất thể hoá châu Âu trong tương lai. 3.2.2. Đối với Đông Bắc Á 3.2.2.1. Trung Quốc Với việc Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 sau Hội Nghị cấp Bộ trưởng lần thứ tư của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra những cơ hội và thách thức mới trong quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và EU. Đây cũng là tiền đề cơ bản để EU có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình với nước này mà mục tiêu chủ yếu là nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của EU và có sự đánh giá thích đáng thông qua các hoạt động trao đổi hợp tác về thương mại và đầu tư. Để đạt được mục tiêu này, cả EU và Trung Quốc đều phải nỗ lực trong phát triển quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai bên. Trung Quốc, một thị trường rộng lớn với diện tích 9.597 nghìn km2, đứng thứ tư thế giới; dân số năm 2000 là 1.264,5 triệu người, gấp hơn 1,5 lần châu Âu (727 triệu người). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc năm 1999 – 2000 đạt hơn 1000 tỷ USD. Với lợi thế lao động dồi dào, giá rẻ, quy mô dân số lớn, trong khi mức sống chưa cao nên nhu cầu còn rất lớn; tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; chế độ chính trị ổn định; có hệ thống chính sách theo định hướng mở cửa đã dần đưa Trung Quốc trở thành điểm nóng mới của đầu tư nước ngoài và cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư của EU. Thời kỳ 1995 – 2000, mức trung bình của vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc lên đến 41 tỷ USD/ năm, chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ châu Âu, Bắc Mỹ vào Đông Á. Từ năm 1993 đến nay, đầu tư trực tiếp của EU vào Trung Quốc đã tăng nhanh theo từng năm. Trong 520,4 tỷ USD tổng kim ngạch đầu tư theo hiệp định, EU đầu tư 30,4 tỷ, chiếm gần 6%. Trong 221,8 tỷ USD tổng kim ngạch đầu tư thực tế, EU đầu tư 13,1 tỷ, chiếm 6%, thấp hơn so với Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, quy mô đầu tư bình quân theo từng hạng mục của EU vào Trung Quốc lại khá lớn, gấp hơn 2 lần so với Mỹ và Nhật Bản. Kim ngạch đầu tư bình quân từng hạng mục luôn ở mức tương đối cao, từ 1979 – 1998 đạt 3,9 triệu USD, Mỹ chỉ đạt 1,74 triệu và Nhật đạt 1,85 triệu. Trong khối EU thì Anh đạt cao nhất, đạt 6,07 triệu; Đức đạt 4,334 triệu; Pháp đạt 3,15 triệu USD. [20, tr.47] EU đầu tư vào Trung Quốc chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng, nguyên vật liệu, hoá chất, hoá dầu, ô tô, điện tín, y dược, thực phẩm và dệt … với quy mô đầu tư khá đồng đều, các xí nghiệp vừa và nhỏ đều có đầu tư nhưng chủ yếu là đầu tư vào các xí nghiệp lớn. Các xí nghiệp do EU đầu tư đều đạt hiệu quả kinh tế tương đối rõ rệt. Hiện nay, Trung Quốc là nơi có đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Theo thống kê của cơ quan hữu quan quốc tế, năm 2000 Trung Quốc đã thu hút khoảng 70 tỷ USD vốn đầu tư của các nhà đầu tư thị trường toàn cầu, trong đó 20 tỷ đến từ thị trường cổ phiếu, 50 tỷ đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 61% đầu tư nước ngoài vào khu vực châu Á. Dự tính đến năm 2005, tổng kim ngạch đầu tư nước ngoài mỗi năm của Trung Quốc sẽ tăng 2 lần, đạt tới 600 tỷ USD, đồng thời kim ngạch đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt tới 100 tỷ. Thời kỳ này Trung Quốc trở thành điểm nóng đầu tư mới của thành viên WTO, lần đầu tư này do ảnh hưởng của xu hướng tự do hoá mậu dịch thế giới nên chủ yếu tập trung vào những ngành như điện tín, kỹ thuật thông tin, dịch vụ tiền tệ là những ngành EU hiện đang chiếm tỷ lệ đầu tư khá lớn. Như vậy, việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO đã giúp Trung Quốc có nhiều cơ hội sử dụng tốt hơn thị trường vốn của EU trong việc vay vốn và đầu tư. Ngược lại, các nhà đầu tư EU sẽ cũng có nhiều cơ hội mới như việc Trung Quốc cho phép doanh nghiệp nước ngoài chiếm 49% cổ phần của công ty điện tín trong nước, chiếm 100% cổ phần trong nhà máy điện tử nguyên chiếc. Trong ngành bảo hiểm và ngân hàng, Trung Quốc cho phép thành lập công ty đầu tư nước ngoài. Trong mấy năm gần đây, mậu dịch song phương EU - Trung Quốc liên tục phát triển, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1999, EU xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 18,38 tỷ USD, chiếm 6,4% kim ngạch xuất khẩu của EU. Hiện nay, EU là bạn hàng lớn thứ tư của Trung Quốc sau Nhật Bản, Hồng Kông và Mỹ, trong khi đó Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ năm của EU, sau Mỹ, Thuỵ Sĩ, Nhật Bản và Na Uy. Trong 15 nước thành viên của EU, Đức là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc. Năm 1998 kim ngạch mậu dịch Trung Quốc - Đức đạt 14,35 tỷ USD, chiếm 30% tổng kim ngạch mậu dịch EU - Trung Quốc; tiếp đó là Anh (6,58 tỷ USD), Pháp (6,02 tỷ USD) , Hà Lan (5,99 tỷ USD), Italia (4,85 tỷ USD)… Điều đáng chú ý ở đây là trong bối cảnh ngoại thương Trung Quốc năm 1998 gặp khó khăn, giảm 0,4% so với năm trước, nhưng kim ngạch mậu dịch EU - Trung Quốc lại tăng 13,65 (trên cơ sở năm 1997 tăng 8,3%). Trong quá trình phát triển quan hệ mậu dịch song phương không chỉ tăng 20 lần về số lượng, mà chất lượng cũng có bước tiến bộ lớn, chủ yếu biểu hiện ở việc cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc: Năm 1985 tỷ lệ hàng sơ cấp chiếm tới 50% các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Đến năm 1995 tỷ lệ này giảm còn 14% tỷ lệ hàng chế biến thành phẩm tăng đến 86% và những năm gần đây cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn giữ tỷ lệ này. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng điện cơ Trung Quốc đạt 105,3 tỷ USD, tăng 36,9%; xuất khẩu hàng kỹ thuật cao mới tăng 50%. Theo thống kế của WTO, năm 2000 Trung Quốc đã nâng vị trí xếp hạng về kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 9 và nhập khẩu đứng thứ 7, tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu mậu dịch thế giới từ 3,4% năm 1999 tăng lên 3,9/ theo số liệu thống kê của Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 474,3 tỷ USD, tăng 31,5 %. Trong đó xuất khẩu đạt 249,2% tỷ, tăng 27,8%; nhập khẩu đạt 225,1 tỷ, tăng 35,8%. Theo các chuyên gia dự báo, trong những năm tới với tư cách là thành viên của WTO, Trung Quốc có thể sẽ có hiện tượng nhập siêu mậu dịch. Dự tính mức tăng của xuất khẩu sẽ giảm mạnh, xu thế nhập khẩu sẽ tăng nhanh hơn xuất khẩu đã xuất hiện khá rõ. Theo báo cáo tình hình mậu dịch đối ngoại của Trung Quốc do Ủy ban kinh tế mậu dịch đối ngoại và Viện nghiên cưú hợp tác mậu dịch quốc tế công bố trung tuần tháng 5/2001, xuất siêu mậu dịch hàng hoá của Trung Quốc kể từ năm 1998 trở lại đây mỗi năm một giảm, nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu đã làm cho khoảng cách xuất siêu mậu dịch ngày càng hẹp. Năm 1999, nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu là 12,2% điểm %, năm 2000 nhập khẩu cao hơn xuất khẩu 8 điểm %. Đồng thời đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng mạnh, trong giai đoạn tới nhu cầu nhập khẩu hàng hóa thiết bị cơ giới, tài nguyên và nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng. Cùng với sự tăng trưởng nhanh và liên tục, tiêu dùng trong nước sẽ tăng cao, nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ lớn lên. Với những mặt hàng có thế mạnh truyền thống của EU như thiết bị giao thông vận tải, viễn thông, máy móc, thiết bị công nghệ nguồn hoá chất, … Sẽ là thời cơ để hàng xuất khẩu của EU chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc trong những năm tới. Tóm lại, việc Trung Quốc gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội cho quan hệ EU - Trung Quốc phát triển, đặc bịêt là quan hệ kinh tế , thương mại và cũng là động lực thúc đẩy khiến cho quá trình điều chỉnh chính sách của EU đối với Trung Quốc mang tính xây dựng tích cực hơn, đáp ứng được nhu cầu và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức do những tồn tại trong quan hệ kinh tế, thương mại song phương như tính bão hòa và tính hạn chế vốn có của khu vực thị trường EU; năng lượng sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh của Trung Quốc và việc EU tìm kiếm vai trò tích cực hơn trên vũ đài quốc tế, hai bên đều có nguyện vọng tăng cường hợp tác với nhau. EU đang bổ sung sửa đổi những khiếm khuyết về nhận thức đối với sức mạnh châu Á, bao gồm Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang cố gắng phát triển quan hệ với châu Âu. Ngoài ra, EU cũng hy vọng thông qua phát triển quan hệ với Trung Quốc sẽ ngày càng nâng cao vai trò, địa vị của mình ở “khu vực chiến lược của thế kỷ 21” – khu vực châu Á – Thái Bình Dương – trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản và Nga. 3.2.2.2. Nhật Bản Có thể thấy rằng mối quan hệ châu Âu – Nhật Bản ngày càng được thắt chặt kể từ khi hai bên ký Tuyên bố chung năm 1991. Hai bên đã gạt sang một bên những tranh chấp và bất đồng về thương mại để hợp tác trong hàng loạt lĩnh vực. Nhiều cuộc hội đàm các cấp đã diễn ra và cộng đồng châu Âu ngày càng khẳng định được vị thế đại diện cho các nước thành viên chứ không còn mờ nhạt như trước đây. Nhưng liệu rằng mọi thứ sẽ đi theo đúng như tuyên bố chung giữa hai bên? EU đã không thể đưa ra một tiếng nói ủng hộ cho việc Nhật Bản có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bởi vì mỗi thành viên của EU có cách nhìn khác nhau về vấn đề này chứ không như những vấn đề dễ thống nhất như môi trường hay hợp tác khác. Việc Nhật Bản mưu cầu một vai trò quốc tế lớn hơn cũng đẩy mạnh mối quan hệ giữa hai bên, mặc dù Mỹ vẫn là đối tác quan trọng nhất đối với Nhật Bản. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất là việc sau bao nhiêu năm hoặc thậm chí bao nhiêu thập kỷ Tuyên bố chung sẽ được thực thi? Trong kế hoạch hành động, mối quan hệ giữa hai xã hội, giữa hai đối tác đã được xác định cụ thể nhưng cả hai bên phải không ngừng nỗ lực hơn nữa mới đạt được kết quả như mong đợi. 3.2.2.3. Hàn Quốc Tổng thống Kim Dae Jung đã từng nói: “Liên minh châu Âu (EU) là đối tác hợp tác quan trọng và thiết yếu của Hàn Quốc”. Hiện EU đang là nhà đầu tư số một và đối tác thương mại đứng thứ ba của Hàn Quốc với khối lượng mậu dịch song phương đạt tới 44 tỷ USD và Hàn Quốc đã khẳng định rằng “khoảng trống cho việc mở rộng mậu dịch và đầu tư giữa Hàn Quốc và EU là vô hạn”. Bên cạnh mong muốn đạt được những lợi kinh tế khổng lồ từ việc phát triển quan he với Liên minh châu Âu, Hàn Quốc còn muốn dùng quan hệ này để giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ. Điều này thể hiện trong phát biểu của Tổng thống Kim Dae Jung trước Nghị viện châu Âu rằng: “Chúng ta (Hàn Quốc và EU) phải giảm mức độ phụ thuộc vào Mỹ về xuất khẩu cũng như cần phải thúc đẩy nhu cầu nội địa”, “Hàn Quốc đang mở rộng cửa cho các thành viên EU và chúng tôi muốn được phát triển giống như EU. Do vậy, tôi hy vọng rằng EU và Hàn Quốc sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác hợp tác của mình trong các thị trường khổng lồ của Đông Á, bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc. Chúng ta sẽ “cùng đạt được thắng lợi”. Nhìn tổng quan thì điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại giữa EU và các nước Đông Bắc Á vẫn là tính chất xây dựng tích cực, nhưng EU vẫn duy trì tính hai mặt trong chính sách của mình. Đó là điểm tất yếu giữa những nước lớn có ảnh hưởng toàn cầu với chế độ xã hội, ý thức hệ và giá trị quan niệm khác nhau nên việc luôn tồn tại mâu thuẫn và chia rẽ là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ cả hai phải biết cách vượt qua những vật cản để tiến về phía trước. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2004), Thế giới, khu vực và một số nước lớn bước vào năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Dương Thanh Bình (2006), “Liên minh châu Âu năm 2005: Tình hình và triển vọng”, Tạp chí nghiên cứu Quốc tế số 1, tr. 112-121. 3. Trần Mạnh Cát (2007), “Người Hàn ở hải ngoại: Đôi nét về lịch sử di cư”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 7, tr. 31-42. 4. Chương trình nghiên cứu châu Âu tại Việt Nam (ESPV) (2004), “Các hiệp ước cơ bản của Liên minh châu Âu” số 6, tr. 5. 5. Trần Văn Chu (2002), “Quan hệ quốc tế Việt Nam với EU”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 8, tr. 76-84. 6. Thomas. J. Mc Cormick (2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Trần Đức Cường (2004), “Việt Nam: Vai trò và những đóng góp đối với ASEM”, Tham luận Hội thảo khoa học “ASEM 5”, TP.Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Hải Đạt (2000), “Những xu hướng kinh tế vĩ mô toàn cầu và triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á- Thái Bình Dương”, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 37, tr. 31-36. 9. Lưu Vĩnh Đoạn (1999), Kinh tế châu Á bước vào thế kỷ XXI, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Đinh Quý Độ (2004), Trật tự kinh tế quốc tế 20 năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Thế giới, Hà Nội. 11. Ngọc Dung (2000), “Thái độ của Nhật Bản đối với triển vọng của đồng Euro”, Tạp chí Ngoại thương số 18, tr. 32. 12. Carlo Filippini (2004), Mở rộng EU và các tác động đối với Việt Nam, Nxb Thong tấn, Hà Nội. 13. Dương Phú Hiệp (2004), “Đông Bắc Á và hợp tác Á – Âu”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tr. 35-40. 14. Hà Hoàng Hải (2006), “Chính sách phát triển vùng của Liên minh châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 4, tr. 34-41. 15. Hoàng Minh Hằng (2004), “Triển vọng hợp tác Á – Au (ASEM) nhìn từ các nước Đông Bắc Á”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6, tr.54-64. 16. Nguyễn An Hà (2004), “Liên minh châu Âu – Đối tác chiến lược của Việt Nam trong ASEM”,Tham luận Hội thảo khoa học “ASEM 5”, TP. Hồ Chí Minh. 17. Võ Tá Hân (2000), Châu Á- Từ khủng hoảng nhìn về thế kỷ XXI, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Thanh Hiển (2005), “Tìm hiểu một số quan hệ chính trị cơ bản chi phối khu vực Đông Bắc Á”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 4, tr. 20-27. 19. Trần Hiệp (2006), “Sự điều chỉnh chính sách của Liên bang Nga với các nước Đông Bắc Á”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 3, tr. 74-78. 20. Hoàng Xuân Hoà (2001), “Một số đặc điểm trong chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với Trung Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Quốc tế số 42, tr. 41-50. 21. Nguyễn Thị Thu Hoài (2007), “Quan hệ Trung Quốc-Liên minh châu Au từ 2003 đến 2005: Động lực và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 3, tr. 21-25. 22. Nguyễn Minh Hoà (2004), “Y tưởng về việc thành lập Hiệp hội quản lý đô thị Đông Nam Á với sự hỗ trợ từ EU và Nhật Bản, Hàn Quốc”, Tham luận Hội thảo khoa học “ASEM 5”, thành phố Hồ Chí Minh. 23. Học viện quan hệ quốc tế (1995), Liên minh châu Âu, Nxb Chính trị quốc gia. 24. Bùi Việt Hưng (2003), “Bối cảnh hình thành và ý nghĩa của ASEM trong tiến trình hợp tác Á – Âu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 4, tr. 3-11. 25. Vũ Dương Huân (2006), “Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Á – Âu lần thứ VI tại Helsinki”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 7, tr. 6-11. 26. Đức Khải (2006), “Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc – Hàn Quốc, gần nhà, không xa ngõ”, báo Quốc tế số 41. 27. GS. TS. Bùi Huy Khoát (2003), “Chiến lược châu Á mới của EU và vai trò của ASEM”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 4, tr. 3-11. 28. Bùi Huy Khoát (2004), “Liên hiệp châu Âu và tiến trình ASEM”, Tham luận Hội thảo khoa học “ASEM 5”, thành phố Hồ Chí Minh. 29. Giang Khuê (2005), “Cuộc khủng hoảng mới của Liên minh châu Âu”, báo An ninh Thế giới số 462. 30. Nguyễn Thanh Lan (2007), “Quan hệ EU-Nhật Bản từ năm 1990 trở lại đây”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 7, tr. 68-75. 31. Thái Văn Long (2003), “Nhìn nhận về tương quan lực lượng và cục diện thế giới hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 3, tr. 15-22. 32. TS. Võ Đại Lược, TS. Nguyễn Kim Ngọc (1996), Các khối kinh tế và mậu dịch thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Phạm Quang Minh (2007), “Quá trình hoà giải quan hệ Pháp-Đức: Những kinh nghiệm có thể cho quá trình hội nhập khu vực Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 8, tr. 49-57. 34. Nguyễn Thu Mỹ (2004), “Triển vọng của ASEM: Một điểm nhìn từ Việt Nam”, Tham luận Hội thảo khoa học “ASEM 5”, thành phố Hồ Chí Minh. 35. Byung Naksong (2002), Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy, Nxb Thống kê, Hà Nội. 36. Hoàng Khắc Nam (2002), “Một số khái niệm hội nhập quốc tế”, Tập chí nghiên cứu châu Âu số 1, tr.17-43. 37. Hoàng Khắc Nam (2004), “Hợp tác ASEAN +3 trong bối cảnh ASEM”, Tham luận Hội thảo khoa học “ASEM 5”, thành phố Hồ Chí Minh. 38. Ianuhicô Nacaxônê (2004), Chiến lược quốc của Nhật Bản trong thế kỷ XXI, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 39. Nguyễn Thế Nghĩa (2004), “Quan hệ hợp tác Á – Au và triển vọng phát triển của Việt Nam”, Tham luận Hội thảo khoa học “ASEM 5”, TP. Hồ Chí Minh. 40. Phạm Thái Quốc (2001), Trung Quốc quá trình công nghiệp hoá trong 20 năm cuối thế kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Nguyễn Quán (2003), 217 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội. 42. Nguyễn Duy Quý (2004), “ASEM -3 và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của tiến trình hợp tác Á – Âu”, Tham luận Hội thảo khoa học “ASEM 5”, thành phố Hồ Chí Minh. 43. Randall. B. Ripley (2002), Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Diệp Tự Thành (2003), Trung Quốc trở thành nước lớn trên thế giới: Những vấn đề và sự lựa chọn, Nxb Khoa học xã hội, Trung Quốc. 45. Phạm Đức Thành (2004), “ASEAN và hợp tác Á –Âu: Hiện trạng và triển vọng”, Tham luận Hội thảo khoa học “ASEM 5”, thành phố Hồ Chí Minh. 46. Nguyễn Xuân Thắng (1999), “Toàn cầu hoá và vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế trong các nước đang phát triển và chuyển đổi”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế số 5. 47. Thông tấn xã Việt Nam (1997), “Chính sách của Mỹ đối với Đông Bắc Á”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, tr. 4-10. 48. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Về chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, tr. 8-10. 49. Nguyễn Quang Thuấn (2004), “Việt Nam trong tiến trình ASEM: Cơ hội và thách thức”, tham luận Hội thảo khoa học “ASEM 5”, TP. Hồ Chí Minh. 50. Nguyễn Quang Thuấn (2006), “Liên minh châu Âu năm 2005: thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 1, tr.3-9. 51. Nguyễn Thanh Tiến (2005), “Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – EU và những điều gợi ý với nước Mỹ”, Tạp chí Sổ tay xây dựng Đảng thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24-26. 52. Đinh Công Tuấn (2002), “Những điều chỉnh chính sách khoa học và công nghệ của EU”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 3, tr. 7-12. 53. Đinh Công Tuấn (2002), “Thực trạng quan hệ đầu tư giữa hai khu vực Á – Âu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 4, tr. 3-11. 54. Đinh Công Tuấn (2005), “Kinh tế EU năm 2004, triển vọng năm 2005 và quan hệ kinh tế Việt Nam – EU ”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 1, tr. 3-9. 55. Đinh Công Tuấn (2005), “Con đường phát triển của Liên minh châu Âu: Những khó khăn, trở ngại trước mắt”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 4, tr. 1-10. 56. Đinh Công Tuấn (2006), “Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước EU giai đoạn 2001- 2004”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 2, tr. 76-86. 57. Hoàng Anh Tuấn (2005), “Một số khía cạnh chính trị và an ninh của cộng đồng Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2, tr. 39-51. 58. Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Thâm nhập thị trường EU – Những điều cần biết, Nxb Thống kê, Hà Nội. 59. Viện quan hệ quốc tế (2001), “Giáo trình quan hệ quốc tế”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tiếng Anh 60. Richard Grant (1995), The European Union and China – A European strategy for the twenty-first century, The Royal Institute of International Affairs. 61. Yeo Lay Hwee (2003), Asia and Europe the development and different dimensions of ASEM, RouHedge, Taylor and Francis Group. 62. M. Kaw (1998), Contempory Economic Policy, Volume 4, p. 157-172. Trang Web 63. 64. 65. PHỤ LỤC European Union Cờ của các nước trong Liên minh châu Âu Cờ EU Logo ASEM * ASEM 1 The inaugural ASEM Summit was held in March 1996 in Bangkok, Thailand. It proposed the creation of a new partnership between Asia and Europe, strengthening the relationship between the two regions by means of an enhanced political dialogue, reinforced economic co-operation, as well as co-operation in other areas (social, cultural and intellectual) * ASEM 2 The second ASEM Summit was held in April 1998 in London, United Kingdom. It confirmed and enhanced the progress made over the two preceding years, and discussing in particular the issues arising from the financial crisis in Asia. * ASEM 3 The third ASEM Summit was held in October 2000 in Seoul, South Korea. It addressed inter alia the future directions of the ASEM process into the first decade of the new century. * ASEM 4 The fourth ASEM was held in Copenhagen, Denmark on the 23-24 September 2002. This Summit was aimed to focus discussions among leaders on a few key issues, increase the informality of exchanges and streamline the work of ASEM process. It also worked towards establishing a normal working relationship between Asian and European leaders which is neither dominated by economic euphoria nor crisis driven pessimism. * ASEM 5 The fifth ASEM was held in Hanoi, Vietnam on the 7-9 October 2004. It marked ASEM’s enlargement with the addition of the 10 new EU Member States as well as three new Asian countries (Cambodia, Laos and Myanmar). As a result, the ASEM process will now bring together 39 partners from Asia and Europe * ASEM 6 The sixth ASEM was held in Helsinki, Vietnam on the 7-9 October 2004. It marked ASEM’s enlargement with the addition of the 10 new EU Member States as well as three new Asian countries (Cambodia, Laos and Myanmar). As a result, the ASEM process will now bring together 39 partners from Asia and Europe Logo Asem 1 Logo Asem 2 Logo 3 Logo Asem 4 Logo Asem 5 Logo Asem 6 Asem ASEM lần thứ 1 ASEM lần thứ 3 ASEM lần thứ 4 ASEM lần thứ 5 ASEM lần thứ 6 Agreement between the European Community and the Government of the People’s Republic of China on cooperation and mutual administrative assistance in customs matters THE EUROPEAN COMMUNITY, and THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA hereinafter referred to as the "Contracting Parties", CONSIDERING the importance of the commercial links between the European Community and the People’s Republic of China, and desirous of contributing to the benefit of both Contracting Parties, to the harmonious development of those links; BELIEVING THAT, in order to attain this objective, there should be an undertaking to develop customs cooperation; TAKING into account the development of customs cooperation between the Contracting Parties, concerning customs procedures; CONSIDERING that operations in breach of customs legislation including infringements of intellectual property rights, are prejudicial to the economic, fiscal and commercial interests of both Contracting Parties, and recognising the importance of ensuring the accurate assessment of customs duties and other taxes, in particular, by a correct application of the rules on customs valuation, origin and tariff classification; CONVINCED that action against such operations can be made more effective through cooperation between competent administrative authorities; HAVE AGREED AS FOLLOWS: TITLE I GENERAL PROVISIONS Article 1 Definitions For the purposes of the Agreement: (a) "customs legislation" shall mean any laws, provisions or other legally binding instruments of the European Community or the People’s Republic of China, governing the import, export and transit of goods and their placing under any other customs regime or procedure, including measures of prohibitions, restrictions and control; (b) "customs authority" shall mean, in the European Community, the competent services responsible for customs matters of the Commission of the European Communities and the customs authorities of the Member States of the European Community and in the People’s Republic of China, the General Administration of Customs of the People’s Republic of China; (c) "applicant authority" shall mean a competent customs authority which is designated by a Contracting Party for this purpose and which makes a request for administrative assistance, on the basis of this Agreement; (d) "requested authority" shall mean a competent customs authority which is designated by a Contracting Party for this purpose and which receives a request for administrative assistance, on the basis of this Agreement; (e) "personal data" shall mean all information relating to an identified or identifiable individual; (f) "operation in breach of customs legislation" shall mean any violation or attempted violation of the customs legislation; (g) "person" shall mean either a human being or a legal entity; (h) "information" shall mean data, whether or not processed or analysed, and documents, reports, and other communications in any format, including electronic, or certified or authenticated copies thereof. Article 2 Territorial application This Agreement shall apply on the one hand, to the territories in which the Treaty establishing the European Community is applied and under the conditions laid down in that Treaty and, on the other hand, to the customs territory of the People’s Republic of China. Article 3 Future developments The Contracting Parties may by mutual consent expand this Agreement with a view to increasing the levels of customs cooperation and supplementing them, in accordance with their respective customs legislation, by means of agreements on specific sectors or matters. TITLE II SCOPE OF THE AGREEMENT Article 4 Performance of cooperation and assistance All cooperation and assistance under this Agreement shall be performed by the Contracting Parties in accordance with their relevant laws, provisions, and other legal instruments. In addition, all cooperation and assistance under this Agreement by either Contracting Party shall be performed within the limits of its competence and available resources. Article 5 Obligations imposed under other agreements 1. Taking into account the respective competencies of the European Community and the Member States, the provisions of this Agreement shall: (a) not affect the obligations of the Contracting Parties under any other international agreement or convention, (b) be deemed complementary to agreements on customs cooperation and mutual administrative assistance which have been or may be concluded between individual Member States and the People's Republic of China, (c) not affect the Community provisions governing the communication between the competent services of the Commission and the customs authorities of the Member States of any information obtained under this Agreement which could be of interest to the Community; 2. Notwithstanding the provisions of paragraph 1, the provisions of this Agreement shall take precedence over the provisions of any bilateral agreement on customs cooperation and mutual administrative assistance which has been or may be concluded between individual Member States and the People's Republic of China, insofar as the provisions of the latter are incompatible with those of this Agreement. 3. In respect of questions relating to the applicability of this Agreement, the Contracting Parties shall consult each other to resolve the matter in the framework of the Joint Customs Cooperation Committee set up under Article 21 of this Agreement. TITLE III CUSTOMS COOPERATION Article 6 Scope of the cooperation 1. The Contracting Parties shall undertake to develop customs cooperation. In particular, the Contracting Parties shall seek to cooperate in: (a) establishing and maintaining channels of communication between their customs authorities to facilitate and secure the rapid exchange of information; (b) facilitating effective coordination between their customs authorities; (c) any other administrative matters related to this Agreement that may from time to time require their joint action. 2. The Contracting Parties undertake to develop trade facilitation actions in customs matters taking account of the work done in this connection by international organisations. 3. Under this Agreement, customs cooperation shall cover all matters relating to the application of customs legislation. Article 7 Cooperation in customs procedures The Contracting Parties affirm their commitment to the facilitation of the legitimate movement of goods and shall exchange information and expertise on measures to improve customs techniques and procedures and on computerised systems with a view towards implementing that commitment in accordance with the provisions of this Agreement. Article 8 Technical cooperation The customs authorities of the Contracting Parties may provide each other with technical assistance when mutually beneficial in customs matters including: (a) the exchange of personnel and experts, for the purposes of promoting the mutual understanding of each other’s customs law, procedures and techniques; (b) the training, particularly developing specialised skills of their customs officials; (c) the exchange of professional, scientific and technical data relating to customs law and procedures. (d) techniques and improved methods of processing passengers and cargo. (e) any other general administrative matters that may from time to time require joint actions by their customs administrations. Article 9 Coordination in international organisations The customs authorities shall seek to develop and strengthen their cooperation on topics of common interest in order to seek a coordinated position when those topics are discussed in the framework of international organisations. TITLE IV MUTUAL ADMINISTRATIVE ASSISTANCE Article 10 Scope 1. The customs authorities shall assist each other by providing appropriate information which helps to ensure the proper application of customs legislation and the prevention, investigation and combating of any breach of customs legislation. 2. Assistance in customs matters, as provided for in this Agreement, shall apply to any administrative authority of the Contracting Parties which is competent for the application of this Agreement. It shall not prejudice the rules governing mutual assistance in criminal matters. Nor shall it cover information obtained under powers exercised at the request of a judicial authority; 3. Assistance to recover duties, taxes or fines, or the arrest or detention of any person or seizure or detention of property is not covered by this Agreement. Article 11 Assistance on request 1. At the request of the applicant authority, the requested authority shall provide it with all relevant information which may enable it to ensure that customs legislation is correctly applied, including information regarding activities detected or planned which are or could be operations in breach of customs legislation. In particular, upon request, the customs authorities shall furnish to each other information regarding activities that may result in offences within the territory of the other Party, for example, incorrect customs declarations and certificates of origin, invoices or other documents known to be, or suspected of being, incorrect or falsified. 2. At the request of the applicant authority, the requested authority shall inform it of: (a) the authenticity of official documents produced in support of a goods declaration made to the customs authority of the requesting Party; (b) whether goods exported from the territory of one of the Contracting Parties have been legally imported into the territory of the other Contracting Party, specifying, where appropriate, the customs procedure applied to the goods; (c) whether goods imported into the territory of one of the Contracting Parties have been legally exported from the territory of the other Contracting Party, specifying, where appropriate, the customs procedure applied to the goods. 3. At the request of the applicant authority, the requested authority shall, within the framework of its laws, provisions or other legally binding instruments, take the necessary steps to ensure special surveillance of: (a) persons in respect of whom there are reasonable grounds for believing that they are or have been involved in operations in breach of customs legislation; (b) places where stocks of goods have been or may be stored or assembled in such a way that there are reasonable grounds for believing that these goods are intended to be used in operations in breach of customs legislation; (c) goods that are or may be transported in such a way that there are reasonable grounds for believing that they are intended to be used in operations in breach of customs legislation; (d) means of transport that are or may be used in such a way that there are reasonable grounds for believing that they are intended to be used in operations in breach of customs legislation. Article 12 Spontaneous assistance The Contracting Parties shall assist each other, at their own initiative and in accordance with their laws, provisions or other legally binding instruments if they consider that to be necessary for the correct application of customs legislation, in particular in situations that could involve substantial damage to the economy, public health, public security or similar vital interest of the other Contracting Party pertaining to: (a) activities which are or appear to be operations in breach of customs legislation and which may be of interest to the other Contracting Party; (b) new means or methods employed in carrying out operations in breach of customs legislation; (c) goods known to be subject to operations in breach of customs legislation; (d) persons in respect of whom there are reasonable grounds for believing that they are or have been involved in operations in breach of customs legislation; (e) means of transport in respect of which there are reasonable grounds for believing that they have been, are, or may be used in operations in breach of customs legislation. Article 13 Form and substance of requests for assistance 1. Requests pursuant to this Agreement shall be made in writing. They shall be accompanied by the documents necessary to enable compliance with the request. When required because of the urgency of the situation, oral requests may be accepted, but shall be confirmed promptly in writing. 2. Requests pursuant to paragraph 1 shall include the following information: (a) the formal endorsement of the applicant authority; (b) the action requested; (c) the object of and the reason for the request; (d) the laws, regulations or other legally binding instruments involved; (e) indications as exact and comprehensive as possible on the persons who are the target of the investigations; (f) a summary of the relevant facts and of the enquiries already carried out. 3. Requests shall be submitted in an official language of the requested authority or in a language acceptable to that authority. This requirement shall not apply to any documents that accompany the request under paragraph 1. 4. If a request does not meet the formal requirements set out above, its correction or completion may be requested; precautionary measures may be ordered in the meantime. Article 14 Execution of requests 1. In order to comply with a request for assistance, the requested authority shall proceed, within the limits of its competence and available resources, as though it were acting on its own account or at the request of other authorities of that same Contracting Party, by supplying information already possessed, by carrying out appropriate enquiries or by arranging for them to be carried out. 2. Requests for assistance shall be executed in accordance with the laws, regulations or other legally binding instruments of the requested authority. 3. Duly authorised officials of a Contracting Party may, with the agreement of the other Contracting Party and subject to the conditions laid down by the latter, be present at enquiries carried out in the latter's jurisdiction into specific cases. 4. In the event that the request cannot be complied with, the applicant authority shall be notified promptly of that fact, with a statement of the reasons and of any other information that the requested authority considers may be of assistance to the applicant authority. Article 15 Form in which information is to be communicated 1. The requested authority shall communicate results of enquiries to the applicant authority in writing together with relevant documents, certified copies or other items. 2. This information may be in computerised form which shall where necessary be confirmed in writing immediately afterwards. Article 16 Exceptions to the obligation to provide assistance 1. Assistance may be refused or may be subject to the satisfaction of certain conditions or requirements in cases where a Contracting Party is of the opinion that assistance under this Agreement would: (a) be likely to prejudice the sovereignty of a Member State of the European Community which has been requested to provide assistance under this Agreement or that of the People’s Republic of China; or (b) be likely to prejudice public order, security or other essential interests, in particular in the cases referred to under Article 17(2) or (c) violate an industrial, commercial or professional secret. 2. Assistance may be postponed by the requested authority on the ground that it will interfere with an ongoing investigation, prosecution or proceeding. In such a case, the requested authority shall consult with the applicant authority to determine if assistance can be given subject to such terms or conditions as the requested authority may require. 3. Where the applicant authority seeks assistance which it would itself be unable to provide if so requested, it shall draw attention to that fact in its request. It shall then be for the requested authority to decide how to respond to such a request. 4. For the cases referred to in paragraphs 1 and 2, the decision of the requested authority and the reasons therefor must be communicated to the applicant authority without undue delay. Article 17 Information exchange and confidentiality 1. Any information communicated in whatsoever form pursuant to this Agreement shall be of a confidential or restricted nature, depending on the rules applicable in each of the Contracting Parties. It shall be covered by the obligation of official secrecy and shall enjoy the protection extended to similar information under the relevant laws of the Contracting Party that received it and the corresponding provisions applying to the Community authorities. 2. Personal data may be exchanged only where the Contracting Party which may receive it undertakes to protect such data in at least an equivalent way to the one applicable to that particular case in the Contracting Party that may supply it. The Contracting Party that may supply the information shall not stipulate any requirements that are more onerous than those applicable to it in its own jurisdiction. The Contracting Parties shall communicate to each other information on their applicable rules, including where appropriate, legal provisions in force in the Member States of the Community. 3. Nothing in this Agreement shall preclude the use of information or documents obtained in accordance with this Agreement as evidence in administrative proceedings subsequently instituted in respect of operations in breach of customs legislation. Therefore, the Contracting Parties may, in their records of evidence, reports and testimonies and in administrative proceedings use as evidence information obtained and documents consulted in accordance with the provisions of this Agreement. The competent authority which supplied that information or gave access to those documents shall be notified of such use. 4. Information obtained shall be used solely for the purposes of this Agreement. Where one of the Contracting Parties wishes to use such information for other purposes, it shall obtain the prior written consent of the authority which provided the information. Such use shall then be subject to any restrictions laid down by that authority. 5. Practical arrangements for the implementation of this Article shall be determined by the Joint Customs Cooperation Committee established under Article 21. Article 18 Experts and witnesses An official of a requested authority may be authorised to appear, within the limitations of authorisation granted, as an expert or witness in administrative proceedings regarding the matters covered by this Agreement in the territory of the other Contracting Party, and produce such objects, documents or certified copies thereof, as may be needed for the proceedings. The request for appearance must indicate specifically before which administrative authority the official will have to appear, on what matters and by virtue of what title or qualification the official will be questioned. Article 19 Assistance expenses 1. The Contracting Parties shall waive all claims on each other for the reimbursement of expenses incurred pursuant to this Agreement, except, as appropriate, for expenses to experts and witnesses, and those to interpreters and translators who are not public service employees. 2. If expenses of a substantial or extraordinary nature are, or will be, required to execute the request, the Contracting Parties shall consult to determine the terms and conditions under which the request will be executed as well as the manner in which the costs shall be borne. TITLE V FINAL PROVISIONS Article 20 Implementation 1. The implementation of this Agreement shall be entrusted to the customs authorities of the Commission of the European Communities and, where appropriate, of the Member States of the European Community on the one hand, and to the customs authority of the People’s Republic of China, on the other. They shall decide on all practical measures and arrangements necessary for its application, taking into consideration the rules in force in particular in the field of data protection. They may recommend to the competent bodies amendments which they consider should be made to this Agreement. 2. The Contracting Parties shall consult each other and subsequently keep each other informed of the detailed rules of implementation which are adopted in accordance with the provisions of this Agreement. Article 21 Joint Customs Cooperation Committee 1. A Joint Customs Cooperation Committee is hereby established, consisting of representatives of the customs authorities of the European Community and the People’s Republic of China. It shall meet at a place, on a date and with an agenda, fixed by mutual agreement. 2. The Joint Customs Cooperation Committee shall, inter alia: (a) see to the proper functioning of the Agreement; (b) examine all issues arising from its application; (c) take measures necessary for customs cooperation in accordance with the objectives of this Agreement; (d) exchange views on any points of common interest regarding customs cooperation, including future measures and the resources for them; (e) recommend solutions aimed at helping to attain the objectives of this Agreement. 3. The Joint Customs Cooperation Committee shall adopt its internal rules of procedure. 4. The Joint Customs Cooperation Committee will where appropriate, keep informed the Joint Commission set up under Article 15 of the Agreement on Trade and Economic Cooperation between the European Economic Community and the People’s Republic of China of activities going on under this Agreement. Article 22 Entry into force and duration 1. This Agreement shall enter into force on the first day of the month following the date on which the Contracting Parties have notified each other of the completion of the procedures necessary for this purpose. 2. Each Contracting Party may terminate this Agreement by giving notice to the other in writing. The termination shall take effect three months from the day of notification to the other Contracting Party. Requests for assistance which have been received prior to the termination of the Agreement shall be completed in accordance with the provisions of this Agreement. Article 23 Authentic texts This Agreement shall be drawn up in duplicate in the Czech, Danish, Dutch, English, Estonian, Finnish, French, German, Greek, Hungarian, Italian, Latvian, Lithuanian, Maltese, Polish, Portuguese, Slovak, Slovenian, Spanish, Swedish and Chinese languages, each text being equally authentic.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVLSLSTG001.pdf