MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các loại thực phẩm lên men thì giấm ăn là loại gia vị, thực phẩm
phổ biến và phần lớn các gia đình Việt Nam đều sử dụng. Giấm sử dụng trong
che biến thực phẩm hàng ngày, bảo quản thực phẩm, làm gia vị chế biến thực
phẩm. Ngoài ra, giấm được dùng như bài thuốc chữa nấc cục, buồn nôn, tàn
nhang, lở loét, các vết cắn của chó, bò cạp, rết hay côn trùng.
Ở Việt Nam, quá trình “lên men” acetic rất quen thuộc với nhân dân
thông qua việc nuôi giấm trong gia đình. Giấm được tạo ra bằng phương pháp
lên men dân gian từ các nguyên liệu như chuối, dứa, nước dừa, rượu ngũ cốc,
rượu trái cây. Nước ta có rất nhiều loại trái cây, có thể sử dụng các loại trái
cây này để làm giấm.
Do đó, đề tài “Chọn giống vi khuẩn và khảo sát một số điều kiện lên
men acetic để làm giấm trái cây” rất có ý nghĩa đối với sản xuất và đời sống.
2. Mục đích của đề tài nghiên cứu
Tìm điều kien để vi khuẩn sinh acetic acid sinh trưởng mạnh.
Tìm biện pháp tối ưu để tăng hiệu suất lên men acetic trong thời gian
ngắn, tạo ra những sản phẩm giấm trái cây thơm ngon và có giá trị dinh
dưỡng cao.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm xây dựng tổng luận nghiên cứu:
Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những tài liệu về
những nội dung có liên quan đến đề tài.
Phương pháp thực nghiệm, chứng minh.
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3190 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chọn giống vi khuẩn và khảo sát một số điều kiện lên men acetic để làm giấm trái cây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ thuần
khiết bằng cách quan sát hình dạng khuẩn lạc, nhuộm Gram.
2.2.2.3.2..Khảo sát đặc điểm phân loại
Dạng khuẩn lạc
Tiến hành cấy vi khuẩn phân lập được trên bề mặt môi trường ethanol-
cao nấm men có CaCO3 (MT1) sao cho có được những khuẩn lạc tách rời.
Nuôi ở nhiệt độ phòng và theo dõi sự phát triển của khuẩn lạc. Sau 3 ngày
quan sát và mô tả đặc điểm của khuẩn lạc.
Hình thái vi khuẩn
Khả năng di động
Quan sát khả năng di động của vi khuẩn dưới dạng tiêu bản giọt treo.
Tiến hành nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường làm giàu sinh khối (MT2)
Nhuộm Gram
Tiến hành nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường cao thịt-pepton (MT7)
trong 16-24 giờ. Hút 1ml dịch vi khuẩn pha loãng trong nước cất vô trùng để
mật độ tế bào trong thị trường kính hiển vi vừa phải và dễ quan sát. Làm vết
bôi vi khuẩn với đối chứng là Bacillus Gram dương, E.coli Gram âm. Sau khi
nhuộm, soi kính với vật kính dầu 100X.
Đặc điểm sinh lý, sinh hoá
Khả năng oxy hoá ethanol thành acid acetic
Định tính acid acetic tạo thành
Nuôi các chủng khảo sát trên môi trường lên men định tính (MT3) ở
nhiệt độ phòng trong 4 ngày.
Cho vào ống nghiệm 3ml dịch lên men và 1ml dung dịch NaOH . Nhỏ
vào ống nghiệm vài giọt dung dịch FeCl3 5%, lắc đều ống nghiệm và đun sôi
trên ngọn đèn cồn. Nếu dung dịch có acid acetic thì sẽ có màu đỏ thẫm do sắt
acetate tạo thành.
Đối chứng dương là ống đựng acid acetic chuẩn, đối chứng âm là môi
trường không nuôi cấy vi khuẩn.
Phản ứng diễn ra theo phương trình sau:
CH3COOH +NaOH CH3COONa +H2O
CH3COONa + FeCl3 Fe(CH3COO)3 +3NaCl
Màu đỏ thẫm
Định lượng acid acetic tạo thành
Sau khi nuôi các chủng khảo sát trên môi trường tăng sinh (MT2) rồi
chuyển sang môi trường nhân giống cấp 1 (MT5), môi trường nhân giống cấp
2 (MT6). Sau 7 ngày định lượng acid acetic tạo ra theo phương pháp xác định
acid tổng.
Khảo sát đặc tính sinh catalase
Nguyên tắc
Catalase xúc tác sự phân giải H2O2 thành H2O và O2. Nếu vi khuẩn khảo
sát có khả năng tạo catalase thì khi nhỏ H2O2 vào dịch nuôi cấy vi khuẩn đó,
H2O2 bị phân giải thành H2O và O2, gây hiện tượng sủi bọt.
O2
2H2O2 2 H2O
Catalase
Thực hiện
Nuôi cấy các chủng khảo sát trong ống nghiệm chứa môi trường tăng
sinh khối (MT2) trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng. Nhỏ 1 giọt dịch nuôi cấy lên
tấm lam và nhỏ từ từ H2O2 vào. Quan sát và ghi nhận hiện tượng.
Khả năng tạo H2S
Đây là đặc điểm của vi sinh vật có khả năng sử dụng các amino acid trong
môi trường có Thiosulfate Natri. Chúng tạo thành những đường cấy màu đen
do tạo được sulfua chì theo phản ứng sau:
COOH.CH.NH2.CH2S.S.CH2.CH.NH2.COOH + H2 + 4H
2H2S + 2NH3 + 2CH3COOH+ 2HCOOH
H2S + Pb(CH3COO)2 PbS + 2CH3COOH
Sulfua chì màu đen
Thực hiện
Cấy chủng khảo sát lên ống thạch đứng chứa môi trường thử khả năng
tạo H2S (MT13) bằng những đường cấy thẳng, sâu, gần sát thành ống nghiệm.
Ủ ở nhiệt độ phòng, sau 2 ngày, quan sát những đường cấy, nếu vi khuẩn tạo
H2S thì đường cấy sẽ có màu đen do tạo sulfua chì.
Khả năng oxy hoá acetate hoặc lactate
Tiến hành theo phương pháp của Leifson. Đây là phương pháp nhanh và
dễ dàng nhất để phân loại vi khuẩn Acetic đến cấp giống. Nếu chủng khảo sát
có khả năng oxy hoá acetate hoặc lactate thì chủng đó thuộc giống
Acetobacter còn ngược lại chủng đó thuộc giống Gluconobacter .
Nguyên tắc
Sử dụng môi trường sodium acetate hoặc sodium lactate có
bromothymol-blue làm chất chỉ thị màu. Chỉ thị màu này có pH nhạy cảm
trong khoảng pH 5,6-7,4 và biến đổi màu từ màu vàng sang xanh dương. Khi
acetate hoặc lactate bị oxy hoá thì môi trường trở nên kiềm tính. Bằng cách
quan sát sự chuyển màu của môi trường (vàng chuyển sang xanh dương) cho
phép đánh giá được khả năng oxy hoá acetate hoặc lactate của chủng vi sinh
vật khảo sát.
Thực hiện
Cấy chủng khảo sát vào ống nghiệm chứa 5ml môi trường sodium
acetate. Nuôi ở nhiệt độ 300C sau 7 ngày quan sát sự chuyển màu của môi
trường.
2.2.3. Khảo sát đặc điểm lên men acetic
2.2.3.1.Chọn giống
Trong quá trình lên men định lượng acid acetic tạo ra chúng tôi xác
định được 2 chủng tạo acid acetic cao nhất là chủng A3 và A6. Do đó những
thí nghiệm sau chúng tôi quyết định chọn 2 chủng này để khảo sát.
2.2.3.2. Chọn môi trường
Xác định pH thích hợp
Tiến hành nuôi các chủng khảo sát trong môi trường tăng sinh khối
(MT2) trong 24 giờ. Đối với mỗi chủng khảo sát huyền phù thật kỹ ống
nghiệm chứa dịch nuôi cấy. Sau đó dùng pipetman hút chính xác 1 lượng dịch
nuôi cấy (100l) phân vào các ống nghiệm chứa sẵn môi trường khảo sát ở
các pH (MT8) tương ứng: 2,5; 3,0; 3,5; 4,0; 4,5; 5,0; 5,5; 6,0; 6,5; 6,8. Nuôi
các chủng cần khảo sát trong 4 ngày ở 300C, đo OD ở bước sóng 660nm và
ghi nhận kết quả.
Xác định nhiệt độ thích hợp
Tiến hành nuôi cấy các chủng khảo sát trên môi trường tăng sinh khối
(MT2) trong 24giờ. Đối với mỗi chủng khảo sát huyền phù thật kỹ ống
nghiệm chứa dịch nuôi cấy. Sau đó dùng pipetman hút chính xác 1 lượng dịch
nuôi cấy (100l) phân vào các ống nghiệm chứa sẵn môi trường khảo sát
nhiệt độ (MT 9 ) tương ứng là 150C, 180C, 250C , 300C ,350C, 370C, 400C,
450C. Đo OD ở bước sóng 660nm và ghi nhận kết quả.
Mật độ giống ban đầu thích hợp cho quá trình lên men
Nuôi các chủng khảo sát trên môi trường tăng sinh và nhân giống cấp I,
II và chuyển vào môi trường định lượng. Sau đó định hàm lượng acid tạo
thành bằng phương pháp xác định acid tổng.
Xác định nồng độ ethanol thích hợp
-Nuôi cấy chủng vi khuẩn khảo sát ở môi trường tăng sinh và nhân giống
cấp I, II. Chuyển dịch nuôi cấy vào môi trường định lượng có nồng độ ethanol
tương ứng là 3%, 4%, 5%, 8%, 10%, 12%.
-Tiến hành thí nghiệm 2 lô: 1 lô hấp khử trùng và 1 lô không hấp khử
trùng. Môi trường 1: hấp khử trùng; Môi trường 2 : không hấp khử trùng.
(Mục đích thực hiện môi trường không hấp khử trùng để xem giống có khả
năng chống được sự nhiễm khuẩn hay không).
-Xác định hàm lượng acid sinh ra bằng phương pháp xác định acid tổng
và ghi nhận kết quả.
-Sau khi xác định được nồng độ ethanol ban đầu thích hợp cho quá trình
lên men chúng tôi sẽ sử dụng nồng độ này cho các thí nghiệm tiếp theo.
Xác định thời gian nuôi cấy thích hợp
- Cấy chủng khảo sát vào các erlen chứa môi trường tăng sinh khối
(MT2) nuôi cấy lắc. Đo mật độ tế bào của mỗi chủng ở bước sóng 660nm cứ
24 giờ thì đo cho đến khi giá trị OD giảm. Ghi nhận kết quả.
- Cho 25% dịch tăng sinh có nuôi cấy chủng vi khuẩn khảo sát vào erlen
chứa môi trường nhân giống I (MT5), nuôi cấy lắc. Đo mật độ tế bào của mỗi
chủng ở bước sóng 660nm, cứ 24 giờ thì đo cho đến khi giá trị OD giảm. Ghi
nhận kết quả.
Xác định mật độ vi khuẩn phát triển trong môi trường nhân giống
II để chuẩn bị lên men
- Cho 25% dịch nhân giống I có nuôi cấy chủng vi khuẩn khảo sát vào
erlen chứa môi trường nhân giống II (MT6), nuôi cấy lắc trong khoảng thời
gian thích hợp. Để tính số vi khuẩn trong thể tích khảo sát ta cần đếm số
khuẩn lạc trên đĩa petri.
Đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch
Nguyên tắc:
Mỗi sinh vật đứng riêng rẽ sẽ phát triển thành một khuẩn lạc trên môi
trường thích hợp. Đếm số khuẩn lạc ta có thể tính ra số vi sinh vật trong 1 thể
tích cần nghiên cứu.
Thực hiện:
Pha loãng dịch cần đếm bằng cách dùng pipetman hút 1ml dịch vào 9ml
nước cất vô trùng. Tùy độ đục của dịch nuôi cấy mà pha loãng ở nhiều nồng
độ khác nhau. Sau đó trãi 0,1ml dịch pha loãng khác nhau lên hộp petri chứa
môi trường Ethanol-Cao nấm men . Ủ ở 300C sau 48 giờ đếm số khuẩn lạc
trên các đĩa (hai đĩa trãi cùng nồng độ pha loãng). Đếm số khuẩn lạc trên
những đĩa có từ 30-300 khuẩn lạc để tính kết quả.
Tổng vi khuẩn hiếu khí trong 1ml mẫu được tính theo công thức sau:
A(CFU/ml) = Error!
Trong đó :
N: tổng số khuẩn lạc đếm được
ni : số đĩa có số khuẩn lạc được chọn tại mỗi nồng độ pha loãng
V: thể tích mẫu cấy vào mỗi đĩa
fi : độ pha loãng có số khuẩn lạc được chọn tại các đĩa đếm
2.2.4. Các phương pháp nuôi cấy
2.2.4.1. Phương pháp nuôi cấy tĩnh
Chuyển 25% dịch nhân giống II của chủng khảo sát vào môi trường
định lượng,nuôi cấy tĩnh. Đo hàm lượng acid tổng tạo thành bằng phương
pháp chuẩn độ bằng NaOH 0,1N với phenoltalein làm chỉ thị màu.
2.2.4.2. Phương pháp nuôi cấy bằng thiết bị lên men sục khí
Chuyển 25% dịch nhân giống II vào môi trường định lượng, nuôi cấy
bằng thiết bị lên men sục khí. Đo hàm lượng acid tổng tạo thành bằng phương
pháp chuẩn độ bằng NaOH 0,1N với phenoltalein làm chỉ thị màu. Mỗi lần đo
cách nhau 24giờ, nuôi cấy cho đến khi hàm lượng acid acetic sinh ra bắt đầu
giảm.
Mô tả thiết bị lên men sục khí
Thiết bị lên men sục khí được cấu tạo như sau: Bình lên men (erlen
1000ml); Trong bình có 1 cá khuấy từ và bình đặt trên máy khuấy từ; Không
khí từ bên ngoài vào bình lên men được vô trùng nhờ đi qua 1 phễu lọc, phễu
lọc được nối với máy sục khí mục đích cung cấp oxy để quá trình oxy hoá
diễn ra nhanh; Ống thoát khí giúp không khí từ trong bình lên men thoát ra
bên ngoài môi trường; Ngoài ra còn có ống thu dịch lên men, ống tiếp nguyên
liệu trong quá trình lên men.
Hình 2.1 :Sơ đồ thiết bị lên men sục khí
6: Thiết bị lọc khí. 1. Bình lên men
7: Ống thoát khí. 2: Cá khuấy từ.
8: Ống thu dịch lên men. 3: Máy khuấy từ.
4: Máy sục khí. 9: Ống tiếp môi trường.
5: Ống thu khí.
2.2.4.3. Phương pháp nuôi cấy bằng thiết bị lên men hồi lưu
Mô tả thiết bị lên men hồi lưu
Thiết bị gồm có 2 phần
Phần trên : là thùng lên men được thiết kế theo phương pháp nhanh với
mục đích tạo bề mặt tiếp xúc lớn hơn giữa vi khuẩn acetic với không khí để
2
7
1
3
8
9
5
4
6
oxy hóa rượu. Dịch lên men được chuyển từ trên xuống và không khí được
chuyển từ dưới lên. Phản ứng sinh học được thực hiện trong khối tế bào cố
định. Trong thiết bị này dịch lên men được cho thấm dần qua giá thể BC và
được tuần hòan nhiều lần qua thiết bị, khi chảy qua giá thể BC rượu dần dần
bị oxy hóa thành acid acetic.
Phần duới: chứa dịch lên men sau khi đi qua giá thể BC, có lắp thêm bộ
phận sục khí tạo thành vùng oxy hóa bổ sung như nồi lên men của phương
pháp chìm. Ở phần dưới chúng tôi đặt thêm 1 máy bơm để dịch lên men sau
khi qua giá thể BC sẽ được bơm trở lại thùng lên men qua 1 ống dẫn từ máy
bơm qua thùng lên men, và dịch lên men được cho chảy xuống từ từ, tưới đều
lên giá thể nhờ 1 vòi sen. Ngòai ra, chúng tôi lắp thêm 1 ống dẫn dịch lên men
xuống trở lại thùng chứa dịch lên men tạo nên sự hồi lưu của thiết bị, và ống
dẫn này nối với thiết bị sục khí mục đích cung cấp oxy làm cho quá trình lên
men diễn ra nhanh hơn.
10
9
8
7
6
5
4
3
1
2
Hình 2.2: Sơ đồ thiết bị lên men hồi lưu
1: Bình chứa dịch lên men.
2: Bình lên men.
3: Ống dẫn dịch lên men đi lên bình lên men.
4: Ống dẫn dịch sau khi lên men xuống bình chứa dịch lên men.
5: Lưới đỡ giá thể mang.
6: Giá thể BC.
7: Máy bơm.
8: Vòi sen phân phối dịch lên men.
9: Máy sục khí.
10: Van để lấy dịch sau khi lên men.
Thu nhận cellulose vi khuẩn
-Nhân giống I: Cấy giống Acetobacter xilynum dùng sản xuất BC được
giữ trên môi trường thạch nghiêng sang ống nghiệm chứa 5ml môi trường sản
xuất BC (MT19). Tiến hành lên men tĩnh ở nhiệt độ phòng trong 5 ngày.
-Nhân giống II: Giống cấp I được chuyển vào môi trường nhân giống cấp
II (sử dụng 150ml MT15). Lượng giống bổ sung chiếm khoảng 10% thể tích
môi trường nhân giống cấp II.
-Lên men bề mặt để thu BC: Quá trình lên men được tiến hành trong
khay nhựa chứa 1000ml MT15 và 10% giống cấp II, để yên ở nhiệt độ phòng.
Thời gian thu BC là 1 tuần sau khi cấy giống cấp II vào.
Phương pháp xử lý BC để sử dụng làm chất mang cố định vi
khuẩn
Sau 7 ngày nuôi cấy tĩnh
Thu BC
Rữa kỹ BC bằng nước máy
Ngâm và thay nước liên tục trong 2ngày đối với BC thu được từ môi trường nước
dừa già (4 giờ thay nước 1 lần)
Cân trọng lượng tươi của BC
Vớt các miếng BC ra và sấy cho ráo nước
Cân các miếng BC sau khi sấy
So sánh trọng lượng của miếng BC sau khi sấy với trọng lượng của miếng BC trước
khi sấy (trọng lượng giảm khoảng 9 lần)
Đem hấp khử trùng miếng BC ( 1210C, 20 phút)
Phương pháp cố định
-Ngâm BC đã xử lý trong dịch nhân giống cấp II trong 24 giờ.
-Xác định mật độ vi khuẩn bám trên BC bằng phương pháp đếm gián tíêp
khuẩn lạc trên môi trường thạch đĩa .
Cho môi trường định lượng vào thiết bị lên men hồi lưu. Đo hàm
lượng acid tổng tạo thành bằng phương pháp chuẩn độ bằng NaOH 0,1N với
phenoltalein làm chỉ thị màu. Mỗi lần đo cách nhau 12 giờ, nuôi cấy cho đến
khi hàm lượng acid acetic sinh ra bắt đầu giảm.
2.2.5. Lên men giấm bằng cơ chất là trái cây
2.2.5.1 Xử lý trái cây để làm rượu
Xử lý nho để làm rượu
Chuẩn bị 2kg nho tiến hành sắt nhỏ và thêm men ( 2 ống giống thạch
nghiêng Saccharomyces cerevisiae) và bổ sung đường với hàm lượng là 500g,
sau đó thêm 1000ml nước đun sôi, để nguội, khuấy đều. Cho lên men tự nhiên
trong vòng 2 tuần.
Xử lý dứa để làm rượu
Chuẩn bị 2kg dứa tiến hành sắt nhỏ và thêm men ( 2 ống giống thạch
nghiêng Saccharomyces cerevisiae) và bổ sung đường với hàm lượng là 500g,
sau đó thêm 1000ml nước đun sôi, để nguội, khuấy đều. Cho lên men tự nhiên
trong vòng 2 tuần.
2.2.5.2 Khảo sát hàm lượng acid tổng sinh ra trong môi trường có sử
dụng rượu trái cây
Xác định hàm lượng ethanol bằng phương pháp chuẩn độ
Số lượng ethanol sinh ra khi lên men được xác định bằng phương pháp
đo oxy hoá trên cơ sở oxy hoá ethanol thành acid acetic và nước bằng hỗn
hợp bicromat kali và acid sulfurit.
3 CH3CH2OH + 2K2Cr2O7 +8 H2SO4 =
3CH3COOH + 2Cr(SO4)2 + K2SO4 +11H2O
Khi kết thúc quá trình oxy hoá rượu, ta chuẩn độ phần bicromat thừa
bằng dung dịch muối Morh
K2Cr2O7 + 6FeSO4(NH4)2SO4 + 7 H2SO4=
Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 +6(NH4)2SO4 + 7H2O + K2SO4
Dựa vào số lượng bicromat đã được dùng để oxy hoá mà tính ra nồng độ
rượu. Phương pháp sẽ cho kết quả chính xác hơn cả khi lượng rượu chứa
trong dịch thể khoảng 1-2%. Do đó khi nồng độ rượu cao hơn, ta cần pha
loãng dịch nuôi cấy, còn khi nồng độ thấp hơn ta pha loãng muối Morh và
bicromat.
Các bước thực hiện
Trong bình định mức loại 100ml, ta cho 20ml dịch nuôi cấy đã được tách
bỏ các tế bào bằng cách để lắng, lọc hoặc li tâm. Bổ sung nước cất cho tới
100ml, khuấy trộn và lấy ra 10ml cho vào bình cầu đáy tròn loại có dung tích
50-75ml. Trong bình nhận có 3 chỗ phình hình cầu, ta rót 25ml dung dịch
bicromat và 10ml H2SO4 đặc. Đậy bình cầu bằng nút cao su có gắn với 1 ống
dẫn mà đầu cuối của nó phải chạm tới đáy của bình nhận. Sau đó trong 10-
15phút cất 2/3 dung tích bình. Dung dịch bicromat trong thời gian đó sẽ
chuyển từ màu da cam sang màu nâu bẩn.
Đem chất dịch từ bình nhận chuyển vào bình định mức loại 100ml.
Tráng bình nhận và ống dẫn bằng nước cất, sau đó rót nước này vào bình định
mức nói trên. Sau đó thêm nước cất đến vạch mức, khuấy trộn, lấy ra 20ml
cho vào 1 bình tam giác loại 250ml, thêm 20ml nước cất và chuẩn độ bằng
muối Morh. Đồng thời ta tiến hành chuẩn độ đối chứng để xác định xem cần
bao nhiêu muối Morh để chuẩn độ 5ml dung dịch bicromat. Muốn vậy trong
bình tam giác ta trộn 5ml bicromat, 2ml acid sunfuric đặc, 30-40ml nước cất,
rồi chuẩn độ bằng muối Morh. Vì muối Mohr là hợp chất không bền cho nên
phải chuẩn độ đối chứng mỗi lần xác định. Kết thúc chuẩn độ bằng cách xác
định 1 giọt mẫu với dung dịch ferrixianid. Muốn vậy dung đũa thủy tinh lấy 1
giọt chất dịch chuẩn độ đặt 1 tấm bằng sứ hay bằng gốm trắng và cạnh đó nhỏ
1 giọt ferrixianid, khi hoà lẫn 2 giọt nếu thấy có màu xanh đậm hơn nhiều là
phản ứng kết thúc. Chuẩn độ 2 lần dung dịch thí nghiệm và dung dịch đối
chứng. Lần chuẩn độ đầu dùng để nhận được các kết quả định hướng, do đó
phản ứng của dịch chuẩn độ với dung dịch ferixianid được tiến hành sau mỗi
lần thêm 1ml dung dịch muối Morh.
Số lượng ethanol tính bằng g/10ml dịch nuôi cấy được tính theo công
thức: 01.05.25).(
a
ba
a :số ml dung dịch muối Morh đã dùng để chuẩn độ mẫu đối chứng
b : số ml dung dịch muối Morh đã dùng để chuẩn độ mẫu thí nghiệm
25: Số ml K2Cr2O7
5: Độ pha loãng dịch nuôi cấy (20ml pha loãng tới 100ml)
0,01: g ethanol ứng với 1ml K2Cr2O7
Sau khi xác định độ rượu, tiến hành lên men. Tiếp 25% giống ( dịch nhân
giống II) vào môi trường lên men có chứa 20% thể tích rượu trái cây đã xác
định độ rượu, từ đó bổ sung rượu trắng cho đủ nồng độ ethanol thích hợp.
Theo dõi sự tạo thành acid qua các ngày lên men. Lên men bằng phương
pháp sục khí ở nhiệt độ phòng và đo hàm lượng acid sinh ra mỗi ngày cho đến
khi hàm lượng này không tăng nữa.
2.2.5.3. Khảo sát hàm lượng acid tổng sinh ra trong môi trường có
sử dụng dịch chiết từ xác bã trái cây
Thời gian tự lên men của xác bã
Xác bã trái cây sau khi làm rượu trái cây, cho lên men tự nhiên trong
vòng 5 ngày và 15 ngày. (Xác bã trái cây: 500g; Đường :150g;
Nước đun sôi để nguội : 1000ml)
Sau đó vắt xác thu được dịch xác bã từ trái cây.
Lên men acetic dịch chiết từ xác bã trái cây
Tiếp 25% giống A6 (nhân giống II) vào môi trường dịch chiết xác bã nho
và bổ sung thêm 5% ethanol. Lên men bằng phương pháp sục khí. Theo dõi
sự tạo thành acid qua các ngày lên men, đo hàm lượng acid sinh ra mỗi ngày
cho đến khi hàm lượng này không tăng nữa.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Thu thập mẫu giấm và khảo sát 1 số đặc tính của mẫu giấm
Từ 10 mẫu giấm thu được ở Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Bạc
Liêu chúng tôi xác định hàm lượng acid tổng của các mẫu giấm và xác định
giá trị pH của các mẫu giấm.
3.1.1. X ác định hàm lượng acid tổng của các mẫu giấm
Xác định hàm lượng acid tổng trong các mẫu giấm bằng phương pháp
chuẩn độ dùng NaOH 0,1N với phenoltalein làm chất chỉ thị màu ta thu được
kết quả trình bày ở bảng 3.1
3.1.2. Xác định giá trị pH của các mẫu giấm
Đi đôi với việc xác định hàm lượng acid tổng chúng tôi tiến hành xác
định độ pH của các mẫu giấm. Giá trị pH của các mẫu giấm được trình bày ở
bảng 3.1.
Bảng 3.1 :Hàm lượng acid tổng và giá trị pH của các mẫu giấm
Ký hiệu mẫu Địa điểm thu mẫu Hàm lượng acid tổng (g/l) Giá trị pH
1 Long An 18,1 2,8
2 Long An 21,7 2,57
3 Tp HCM 25,6 2,46
4 Tp HCM 17,03 2,89
5 Tp HCM 33,2 2,3
6 Tp HCM 9,4 3,04
7 Tp HCM 13,5 2,95
8 Tp HCM 12,5 3,12
9 Tp HCM 8,3 3,3
10 Bạc Liêu 19,3 2,7
Biểu đồ 3.1 Hàm lượng acid tổng (g/l) của các mẫu giấm
0
10
20
30
40
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
maãu giaám
H
/l
ac
id
to
ång
(g
/l)
H/l acid toång
Biểu đồ 3. 2: Giá trị pH của các mẫu giấm
0
1
2
3
4
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
maãu giaám
pH pH
Nhận xét:
Tùy theo phương thức lên men và nguyên liệu lên men và chủng giống
sẽ tạo nên sản phẩm có hàm lượng acid khác nhau.
Các mẫu 2,3,5,10 có hàm lượng acid cao có khả năng sẽ phân lập đựợc
những chủng giống tốt từ nguồn giấm này.
3.2. Phân lập và khảo sát 1 số đặc điểm phân loại của vi khuẩn acetic
3.2.1. Phân lập
Qua quá trình phân lập các mẫu giấm trên môi trường ethanol-cao nấm
men-CaCO3 trong 3-4 ngày kết quả tạo được những khuẩn lạc có hình dạng,
màu sắc, kích thước khác nhau. Trong đó có các chủng tạo vòng tan, chúng
tôi tiến hành làm thuần được 11 chủng sinh acid khác nhau.
Bảng 3.2 : Các chủng phân lập được từ các mẫu giấm
Mẫu giấm Số chủng phân lập
được
Ky hiệu chủng
phân lập
2
3
4
5
7
10
2
1
1
2
2
3
A1, A2
A3
A4
A5, A6
A7, A8
A9, A10, A11
Hình 3.1 : Khả năng làm tan CaCO3 của chủng A3
3.2.2. Một số đặc điểm phân loại của vi khuẩn
3.2.2.1. Dạng khuẩn lạc và hình thái của các chủng khảo sát
Đặc tính về hình dạng, kích thước, màu sắc khuẩn lạc trạng thái di động,
hình dạng tế bào và trạng thái Gram được trình bày ở bảng 3.3
Hình 3.2 Trạng thái Gram của chủng A3
Hình 3.3:Dạng khuẩn lạc của chủng A3
Bảng 3.3 : Dạng khuẩn lạc và hình thái chủng khảo sát
Đặc điểm Hình thái khuẩn lạc Kích Màu sắc Hình thái tế bào Khả Gram
Chủng
thước
khuẩn lạc
(mm)
khuẩn
lạc
năng di
động
A1 Bìa tròn,gom
gọn,bề mặt khuẩn
lạc lõm
0.3-0.4 Trắng
ngã vàng
Que,đơn - -
A2 Bìa tròn. Gom
gọn,bề mặt khuẩn
lạc hơi lõm
0.3-0.4 Vàng
nhạt
Que, đơn - -
A3 Bìa tròn, đều,bề
mặt khuẩnlạc
phẳng,trơnláng
0.4-0.5 Vàng
nhạt
Que, đơn,kết đôi
hoặc kết ba
- -
A4 Bìa tròn, bề mặt
bóng, hơi nhô cao
0,3-0.5 Vàng
nhạt
Que,kết đôi + -
A5 Bìa nhăn, bề mặt
lì,
0.3-0.4 Trắng
đục
Que.đơnhoặc kết
đôi
- -
A6 Bìa tròn đều,bề mặt
khuẩn lạc bóng
0.4-0.5 Vàng Que, đơn + -
A7 Bìa nhăn,bề mặt
khuẩn lạc lõm
0.3-0.4 Trắng
đục
Que,đơn - -
A8 Bìa tròn,bề mặt
láng,nhô cao
0.3-0.4 Trắng
ngã vàng
Que, đơn hoặc
kết đôi
- -
A9 Bìa tròn,bề mặt
khuẩn lạc bóng
0.1-0.2 Trắng
đục
Hình que,đơn
hoặc kết đôi
- -
A10 Bìa tròn, gom
gọn.Bề mặt
khuẩnlạc nhô cao,
bóng
0.1-0.2 Vàng
nhạt
Que,kết đôi hoặc
đơn
+ -
A11 Bìa tròn,bề mặt
khuẩn lạc không
nhô cao
0.1-0.15 Vàng
nhạt
Que - -
Các đặc tính về khả năng tạo khuẩn lạc trên môi trường Ethanol-Cao
nấm men-CaCO3, các đặc trưng về hình thái tế bào,trạng thái Gram đã sơ bộ
được các chủng khảo sát mang đặc tính của vi khuẩn sinh acid. Nhưng để
định danh sơ bộ các vi khuẩn này đến cấp độ giống chúng tôi tiếp tục khảo sát
các đặc tính sinh lý, sinh hóa của các chủng vừa xét.
3.2.2.2 Đặc điểm sinh lý- sinh hóa của các chủng khảo sát
Vi khuẩn Acetic có đặc tính chung như sinh catalase, phát triển trên môi
trường Glutamate, môi trường manitol, không làm tan chảy gelatin, không
phân giải Dextrin….
Định tính acid acetic
Trong quá trình phân lập, trên moi trường có nguồn cacbon là ethanol
chúng tôi tuyển chọn được các chủng có vòng phân giải là CaCO3, tức là các
chủng này có khả năng oxy hóa ethanol thành acid hữu cơ tương ứng là acid
acetic. Để kiểm chứng điều này, chúng tôi tiến hành định tính acid acetic tạo
thành trong môi trường nuôi cấy các chủng trên bằng phương pháp dùng dung
dịch FeCl3 5%. Kết quả là tất cả các chủng phân lập đều có khả năng tạo
acetic acid.
Hình 3.4. Khả năng tạo acid acetic của các chủng phân lập
Định lượng acid acetic
Sau khi nuôi các chủng khảo sát trên môi trường tăng sinh, rồi chuyển
sang môi trường nhân giống cấp 1, môi trường nhân giống cấp 2, sau đó là
môi trường định lượng. Sau 7 ngày định lượng acid acetic tạo ra theo phương
pháp xác định acid tổng. Kết quả trình bày ở bảng 3.4
Bảng 3.4: Hàm lượng acid tổng trong môi trường nuôi cấy các chủng
khảo sát
Chủng vi khuẩn Hàm lượng acid tổng(%)
A1 0,54
A2 1,77
A3 1,98
A4 1,34
A5 1,25
A6 2,01
A7 0,56
A8 1,64
A9 1,728
A10 1,56
A11 0,576
Biểu đồ 3.3: Hàm lượng acid tổng trong môi trường nuôi cấy các chủng
phân lập
0
0.5
1
1.5
2
2.5
A1 A3 A5 A7 A9 A1
1
Chuûng
H
/l
ac
id
to
ång
(%
)
H/l acid toång(%)
Nhận xét:
Chủng A3 và A6 có hàm lượng acid tổng tạo thành cao hơn các chủng
còn lại. Ở những thí nghiệm về các điều kiện lên men chúng tôi chọn 2 chủng
này tiếp tục khảo sát.
Đặc tính sinh catalase
Khi nhỏ H2O2 vào giọt dịch nuôi cấy các chủng khảo sát trên tiêu bản.
Kết quả các chủng đều sủi bọt.
Như vậy các chủng đều sinh catalase
Khả năng phân giải Dextrin của vi khuẩn
Các chủng đều không có khả năng phân giải dextrin.
Hình 3.5: Khả năng không phân giải Dextrin của chủng A3
Khả năng tạo -pyrone của vi khuẩn
Kết quả khảo sát cho thấy các chủng không có khả năng tạo -pyrone.
Khả năng tạo H2S của vi khuẩn
Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các chủng đều không có khảnăng tạo
H2S
Khả năng oxy hoá acetate hoặc lactate của vi khuẩn
Kết quả cho thấy chủng A3, A4, A5 có khả năng oxy hoá acetate( thể
hiện qua sự chuyển màu từ màu vàng hơi xanh sang xanh dương), còn các
chủng còn lại không có khả năng oxy hoá acetate( màu vàng hơi xanh).
Như vậy, trong 11 chủng khảo sát có 3 chủng thuộc giống Acetobacter
(A3 , A4, A5) và 8 chủng thuộc giống Gluconobacter (A1, A2, A6 ,A7, A8, A9,
A10, A11 )
Hình 3.6 : khả năng oxy hoá acetate của các chủng phân lập
Khả năng phát triển trên môi trường Mannitol của vi khuẩn
Kết quả khảo sát khả năng phát triển trên môi trường Mannitol cho thấy
tất cả các chủng đều có khả năng phát triển trên môi trường này.
Hình 3.7: Khả năng phát triển trên môi trường Mannitol của chủng A3
và chủng A6
3.3. Khảo sát một số điều kiện ảnh hưởng đến sự lên men acetic
3.3.1. Chọn giống
Trong quá trình lên men định lượng acid acetic tạo ra chúng tôi xác định
được 2 chủng tạo acid acetic cao nhất là chủng A3 và A6. Do đó những thí
nghiệm sau chúng tôi quyết định chọn 2 chủng này để khảo sát.
3.3.2. Chọn môi trường
3.3.2.1 Ảnh hưởng của pH
Nuôi cấy các chủng khảo sát ở môi trường có pH khác nhau biến
thiên từ 2,5 đến 6,8 và nuôi trong 30 o C trong 4 ngày, đo OD ở bước sóng
660nm thu được kết quả trình bày ở bảng 3.5
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của pH lên sự tăng trưởng của các chủng thông
qua mật độ quang
pH
Chủng
2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5
A3 0,024 0,078 0,085 0,42 0,475 0,67 0,73 0,59 0,53
A6 0,034 0,073 0,178 0,34 0,438 0,56 0,63 0.572 0,475
Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của pH lên sự tăng trưởng của các chủng khảo
sát thông qua mật độ quang
0
0.2
0.4
0.6
0.8
2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5
Trò soá maät ñoä quang
pH
A3
A6
Nhận xét
Qua kết quả thu được chúng tôi nhận thấy các chủng khác nhau có
khỏang pH rộng hẹp khác nhau.
Khoảng pH thích hợp cho hầu hết các chủng 4,5-> 6,0. pH=5,5 là tối
thích đối với chủng khảo sát, ở những thí nghiệm sau chúng tôi sử dụng giá
trị pH này để khảo sát.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nuôi các chủng khảo sát ở môi trường pH giống nhau ( pH= 4.5), nhưng
nuôi ở các nhiệt độ khác nhau: 150C, 200C, 280C, 300C, 350C, 370C, 400C,
450C. Sau 4 ngày đo OD ở bước sóng 660nm thu được kết quả trình bày ở
bảng sau.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự tăng trưởng của các chủng
thông qua mật độ quang
Nhiệt độ
Chủng
150C 200C 280C 300C 350C 370C 400C 450C
A3 - 0,095 0,185 0,31 0,227 0,163 - -
A6 - 0,098 0,262 0,334 0,23 0,157 - -
Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự tăng trưởng của các chủng
thông qua mật độ quang
0
0.1
0.2
0.3
0.4
15 20 28 30 35 37 40 45
nhiệt độ
gi
á t
r ị
O
D
Chủng A3
Chủng A6
Nhận xét
Qua kết quả thu được chúng tôi nhận thấy khoảng nhiệt độ để các chủng
có thể tăng trưởng được là 25-370C. Nhiệt độ tối thích là 300C, ở những thí
nghiệm sau chúng tôi sử dụng nhiệt độ này để lên men.
3.3.2.3 Ảnh hưởng của mật độ giống ban đầu
Nuôi các chủng khảo sát trên môi trường tăng sinh và nhân giống cấp I,
II rồi chuyển vào môi trường định lượng, nuôi cấy lắc trong 7 ngày.
Sau đó định hàm lượng acid tạo thành bằng phương pháp xác định acid
tổng.
Bảng 3.7 : Ảnh hưởng của hàm lượng giống ban đầu đối với sự tạo thành
acid của các chủng khảo sát
5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%
A3 13,1 g/l 13,9 g/l 14,3 g/l 19,8 g/l 20,5 g/l 15,9 g/l 15,5 g/l
A6 11,2 g/l 14,4 g/l 15,3 g/l 20,3 g/l 21,5 g/l 16,7 g/l 15,5 g/l
Biểu đồ 3.6: Ảnh hưởng của mật độ giống ban đầu đối với sự tạo thành
acid của các chủng khảo sát
0
5
10
15
20
25
5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%
maät ñoä gioáng ban ñaàu
no
àng
ñ
oä
ac
id
to
ång
(g
/l)
A3
A6
Nhận xét
Hàm lượng giống ban đầu (chủng A3 và A6) là 25% thì nồng độ acid là
cao nhất.
Nếu hàm lượng giống ban đầu thấp thì không đủ vi khuẩn để chuyển hóa
ethanol thành acid acetic. Nếu hàm lượng giống ban đầu quá cao thì sẽ có sự
cạnh tranh của vi khuẩn gây ra ức chế sự oxy hóa ethanol thành acid acetic.
Do đó ở những thí nghiệm tiếp theo chúng tôi sử dụng lượng giống ban
đầu là 25%.
3.3.2.4. Nồng độ ethanol thích hợp cho quá trình lên men
Sau khi nuôi cấy chủng vi khuẩn ở môi trường tăng sinh và nhân giống
cấp I, II. Chuyển dịch nuôi cấy vào môi trường định lượng có nồng độ ethanol
tương ứng là 3%, 4%, 5%, 8%, 10%, 12%. Kết quả xác định hàm lượng acid
tổng sinh ra của 2 chủng: A3, A6 sau 7 ngày được trình bày ở bảng 3.8
Bảng 3.8: ảnh hưởng của nồng độ rượu đến sự tạo thành acid tổng của
chủng A3
Nồng độ
ethanol
Môi trường
3% 4% 5% 6% 8% 10% 12%
MT1 15,3 g/l 17,7 g/l 21,3 g/l 19,6 g/l 14,9 g/l 13,5 g/l 9,7 g/l
MT2 15,5 g/l 18,5 g/l 22,5 g/l 21,1 g/l 16,8 g/l 12,3 g/l 12,5 g/l
Biểu đồ 3.7: ảnh hưởng của nồng độ rượu đến sự tạo thành acid tổng của
chủng A3
0
5
10
15
20
25
3% 4% 5% 6% 8% 10% 12%
noàng ñoä ethanol ban ñaàu
h/
l a
ci
d
to
ång
(g
/l)
MT1
MT2
Bảng 3.9: Anh hưởng của nồng độ rượu đến sự tạo thành acid tổng của
chủng A6
Nồng độ
ethanol
MT
3% 4% 5% 6% 8% 10% 12%
MT1 15,1 g/l 18,6 g/l 21,8 g/l 21,4 g/l 17,3 12,0 g/l 9,5 g/l
MT2 16,3 g/l 19,4 g/l 22,7 g/l 22,7 g/l 18,5 g/l 13,2 g/l 11,5 g/l
Biểu đồ 3.8 : Ảnh hưởng của nồng độ rượu đến sự tạo thành acid tổng
của chủng A6
0
5
10
15
20
25
3% 4% 5% 6% 8% 10% 12%
noàng ñoä ethanol ban ñaàu
h/
l a
ci
d
to
ång
MT1
MT2
Nhận xét:
- Nồng độ ethanol ban đầu thích hợp nhất là 5%. Nồng độ ethanol quá
thấp hoặc quá cao đều cho hàm lượng acid tổng thấp.Vì ở nồng độ thấp giống
đã chuyển hoá hết ethanol mà không còn nguồn cơ chất để chuyển hoá tiếp
theo. Còn ở nồng độ cao giống bị ức chế.
- Do đó những thí nghiệm sau chúng tôi sử dụng nồng độ ethanol là 5%
- Môi trường 2 không hấp khử trùng vẫn lên men tạo được sản phẩm
chứng tỏ rằng hàm lượng giống đưa vào môi trường đã khống chế được sự
nhiễm.
3.3.2.5. Thời gian nuôi cấy thích hợp
Cấy giống từ môi trường thạch nghiêng vào erlen chứa môi trường tăng
sinh, nuôi cấy lắc, đo mật độ tế bào, cho đến khi tỉ số OD giảm. Kết quả trình
bày ở bảng sau
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy trong môi trường tăng
sinh của các chủng thông qua mật độ quang
Thời gian
Chủng
24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 120 giờ 144 giờ
A3 0,065 0,096 0,159 0,237 0,189 0,145
A6 0,090 0,148 0,253 0,173 0,164 0,153
Biểu đồ 3.9: Anh hưởng của thời gian nuôi cấy trong môi trường tăng
sinh của các chủng thông qua mật độ quang
0
0.1
0.2
0.3
24 48 72 96 120 144
giôø
gi
aù
tr
ò O
D
A3
A6
Sau đó dịch nuôi cấy sang môi trường nhân giống cấp I, nuôi cấy lắc, đo
mật độ tế bào, cho đến khi tỉ số OD giảm.
Bảng 3. 11: Anh hưởng của thời gian nuôi cấy trong môi trường nhân
giống cấp I của các chủng thông qua mật độ quang
Thời gian
Chủng
24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 120 giờ 144 giờ
A3 0,070 0,166 0,215 0,297 0,264 0,155
A6 0,098 0,53 0,303 0,231 0,217 0,208
Biểu đồ 3.10: Anh hưởng của thời gian nuôi cấy trong môi trường nhân
giống cấp I của các chủng thông qua mật độ quang
0
0.1
0.2
0.3
0.4
24 48 72 96 120 144
giôø
gi
aù
tr
ò O
D
A3
A6
Nhận xét
Kết quả cho thấy: đối với chủng A3 ở giờ 96 đo được trị số mật độ quang
cực đại và sau đó giảm dần; đối với chủng A6 ở giờ 72 đo được trị số mật độ
quang cực đại và sau đó giảm dần.
Do đó khi chuyển sang môi trường nhân giống II: đối với chủng A3
chúng tôi lấy dịch nhân giống I ở thời điểm 96 giơ; đối với chủng A6 chúng
tôi lấy dịch nhân giống I ở thời điểm 72 giờ.
3.3.2.6. Xác định mật độ vi khuẩn trong dịch nhân giống để chuẩn bị
lên men
Sau đó chuyển 20% dịch nuôi cấy sang môi trường nhân giống cấp II,
nuôi cấy lắc: + Chủng A3 sau 96 giờ , đếm khuẩn lạc.
+ Chủng A6 sau 72 giờ, đếm khuẩn lạc.
Bảng 3.12 : Tổng số vi khuẩn hay khuẩn lạc trong 1ml dịch nuôi cấy
Chủng Khuẩn lạc (CFU/ml)
A3 47.106
A6 53.106
Nhận xét
Kết quả thu được cho thấy số vi khuẩn trong dịch nhân giống II của các
chủng khảo sát đủ lớn để tiếp tục bước vào giai đoạn lên men.
3.3.3. Các phương pháp nuôi cấy : nuôi cấy tĩnh- nuôi cấy bằng thiết
bị lên men sục khí, thiết bị lên men hồi lưu
Chuyển khoảng 20% dịch nhân giống cấp II sang môi trường định
lượng, đồng thời nuôi cấy bằng 3 phương pháp: phương pháp nuôi cấy tĩnh,
phương pháp nuôi cấy sục khí, phương pháp nuôi cấy bằng thiết bị lên men
hồi lưu
3.3.3.1 Phương pháp nuôi cấy tĩnh
Chuyển khoảng 20% dịch nhân giống cấp II sang môi trường định lượng,
nuôi cấy tĩnh, đo hàm lượng acid sinh ra bằng phương pháp xác định acid
tổng, kết quả trình bày ở bảng 3.13
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời gian dối sự tạo thành acid tổng của các
chủng khảo sát (phương pháp nuôi cấy tĩnh)
24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 120 giờ
A3 1,99 g/l 2,7 g/l 4,03 g/l 4,75 g/l 6,6 g/l
A6 2,45 g/l 2,89 g/l 4,52 g/l 5,67 g/l 6,76 g/l
Biểu đồ 3.11: Ảnh hưởng của thời gian dối sự tạo thành acid tổng của
các chủng khảo sát (phương pháp nuôi cấy tĩnh
0
2
4
6
8
24 48 72 96 120
giôø
no
àng
ñ
oä
ac
id
to
ång
(g
/l)
A3
A6
3.3.3.2 Phương pháp nuôi cấy bằng thiết bị lên men sục khí
Chuyển 20% dịch nhân giống cấp II sang môi trường định lượng, nuôi
cấy bằng thiết bị lên men sục khí , đo hàm lượng acid sinh ra bằng phương
pháp xác định acid tổng, kết quả trình bày ở bảng 3.14
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của thời gian đối sự tạo thành acid tổng của các
chủng khảo sát (phương pháp nuôi cấy sục khí
24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 120 giờ
A3 10,2 g/l 15,5 g/l 20,1 g/l 27,8 g/l 17,2 g/l
A6 9,8 g/l 13,6 g/l 21,6 g/l 29,7 g/l 18,7 g/l
Biểu đồ 3.12: Ảnh hưởng của thời gian đối sự tạo thành acid tổng của
các chủng khảo sát (phương pháp nuôi cấy sục khí)
0
10
20
30
40
24 48 72 96 120
giôø
h/
l a
ci
d
to
ång
(g
/l)
A3
A6
3.3.3.3 .Phương pháp nuôi cấy bằng thiết bị lên men hồi lưu
Thu nhận BC sử dụng để làm giá thể
Nhân giống 1: Sau khi cấy Acetobacter xilynum trên môi trường sản
xuất BC và lên men tĩnh trong vòng 5 ngày nhận thấy 1 lớp màng trắng trên
bề mặt môi trường.
Nhân giống2: Sau khi cấy giống cấp I vào môi trường , lên men tĩnh
nhận thấy xuất hiện 1 lớp màng trắng trên bề mặt môi trường nuôi cấy.
Hình 3.8 : Kết quả nhân giống cấp 2 (thu BC)
Lên men thu BC: Tiến hành lên men tĩnh trong khay nhựa, sau 1 tuần
thu được các miếng BC có bề dày khoảng 1,5cm.
Cố định chủng khảo sát trên chất mang BC:
Ngâm miếng BC đã qua xử lý để làm giá thể trong dịch nhân giống 2 của
chủng khảo sát (Chủng A3 và chủng A6) trong 24 giờ, đặt trên máy lắc. Mật
độ vi khuẩn phát triển trên giá thể BC ta có thể tính được bằng cách đếm gián
tiếp khuẩn lạc, thu được kết quả trình bày ở bảng 3.15
Bảng 3.15: tổng số khuẩn lạc hay vi khuẩn hiếu khí trên 1g BC
Chủng Khuẩn lạc (CFU/ml hoặc CFU/g)
A3 5,1.105
A6 6,8.105
3.3.3.3 Lên men acetic bằng thiết bị lên men hồi lưu
Hàm lượng acid sinh ra tính bằng phương pháp xác định acid tổng. Kết
quả trình bày ở bảng 3.16
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của thời gian đối sự tạo thành acid tổng của các
chủng khảo sát (phương pháp nuôi cấy bằng thiết bị lên men hồi lưu)
Thời gian
Chủng
24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 120 giờ
A3 15,5 g/l 17,9 g/l 23,3 g/l 29,5 g/l 24,6 g/l
A6 13,4 g/l 19,3 g/l 24,6 g/l 29,8 g/l 23,7 g/l
Biểu đồ 3.13: Ảnh hưởng của thời gian dối sự tạo thành acid tổng của
các chủng khảo sát (phương pháp nuôi cấy bằng thiết bị lên men hồi lưu)
0
10
20
30
40
24 48 72 96 120
giôø
h/
l a
ci
d(
g/
l)
A3
A6
Nhận xét
Phương pháp nuôi cấy tĩnh tốn nhiều thời gian hơn phương pháp lên men
sục khí và lên men bằng phương pháp lên men hồi lưu. Do vi khuẩn acetic là
loài hiếu khí bắt buộc nên khi có nhiều oxy thì sự oxy hóa ethanol thành acid
acetic sẽ diễn ra nhanh hơn.
Ở phương pháp sục khí và hồi lưu: Hàm lượng acid tổng tăng dần từ lúc
bắt đâu nuôi cấy cho đến 96 giờ, sau đó bắt đầu giảm dần, nguyên nhân do vi
khuẩn đã chuyển hóa hết ethanol, sau đó xảy ra sự quá oxy hóa .
Hình 3.9 : Thiết bị lên men hồi lưu
Hình 3.10 : Thiết bị lên men sục khí
3.4. Ứng dụng: lên men giấm bằng cơ chất là trái cây
3.4.1 Xử lý trái cây để làm rượu
Sử dụng các loại trái cây: dứa, nho để làm rượu thu được, rượu dứa và
rượu nho với hàm lượng được trình bày ở bảng sau
Bảng 3.17: Hàm lượng rượu trái cây
Rượu Rượu nho Rượu dứa
Hàm lượng rượu 8g/l 7g/l
Dùng rượu này để lên men giấm. Xác bã các loại trái cây sẽ cho lên men
tiếp trong khỏang thời gian thích hợp, thu dịch chiết từ xác bã với hàm lượng
rượu không đáng kể để lên men giấm.
3.4.2 Lên men giấm từ xác bã trái cây.
Xác bã dứa
- Xác bã dứa thu được sau khi làm rượu, cho lên men tự nhiên trong 5
ngày và 15 ngày, vắt lấy dịch chiết. Sử dụng dịch chiết này làm nguyên liệu
để lên men giấm bằng phương pháp sục khí.
Thu được kết quả sau
Bảng 3.18: Hàm lượng acid tổng sinh ra trong môi trường có dịch chiết
xác bã dứa
24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 120 giờ
5 ngày 14,2 g/l 16,5 g/l 25,6 g/l 30,8 g/l 19,9 g/l
15 ngày 15,4 g/l 16,8 g/l 26,8 g/l 32,5 g/l 21,4 g/l
Biểu đồ 3.14 :Hàm lượng acid tổng sinh ra trong môi trường có dịch chiết
xác bã dứa
0
10
20
30
40
24 48 72 96 120
giôø
h/
l a
ci
d
to
ång
(g
/l)
5 ngaøy
15 ngaøy
Nhận xét
Trong môi trường có dịch chiết xác bã trái dứa hàm lượng acid tổng tăng
rõ rệt.
Lượng acid tổng của xác ba dứa lên men 15 ngày cao hơn xác bã lên men
5 ngày do lượng ethanol trong xác bã lên men 15 ngày cao hơn (do lượng
glucozơ chuyển hoá thành ethanol nhiều hơn). Lượng ethanol cao đủ để cho
chủng khảo sát chuyển hóa ethanol thành acid acetic.
Xác bã nho
Xác bã nho thu được sau khi làm rượu, cho lên men tự nhiên trong 5
ngày và 15 ngày, vắt lấy dịch chiết. Sử dụng dịch chiết này làm nguyên liệu
để lên men giấm bằng phương pháp sục khí.
Thu được kết quả sau
Bảng 3.19: Hàm lượng acid tổng sinh ra trong môi trường có dịch chiết
xác bã nho
T/g lên men
giấm
T/g lên men
xác bã
24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 120 giờ
5 ngày 14,8 g/l 15,9 g/l 23,8 g/l 31,1 g/l 21,3 g/l
15 ngày 15,3 g/l 17,2 g/l 25,7 g/l 33,5 g/l 21,5 g/l
Biểu đồ 3.15 :Hàm lượng acid tổng sinh ra trong môi trường có dịch
chiết xác bã nho
0
10
20
30
40
24 48 72 96 120
giôø
ha
øm
lö
ôïn
g
ac
id
to
ång
(g
/l)
5 ngaøy
15 ngaøy
Nhận xét
Lượng acid tổng của xác bã nho lên men 15 ngày cao hơn xác bã lên men
5 ngày do lượng ethanol trong xác bã lên men 15 ngày cao hơn (do lượng
glucozo chuyển hoá thành ethanol nhiều hơn). Lượng ethanol cao đủ để cho
chủng khảo sát chuyển hoá thành acid acetic.
Chúng tôi nhận thấy hàm lượng acid tổng trong môi trường có dịch chiết
xác bã nho cao hơn trong môi trường dịch chiết xác bã thơm.Vậy nguyên liệu
là xác bã nho thích hợp để làm giấm hơn xác bã thơm.
3.4.3. Lên men giấm trong môi trường có rượu trái cây.
Trong môi trường lên men có chứa 20% rượu trái cây, cho lên men bằng
phương pháp sục khí, thu được kết quả sau:
Bảng 3.20 :Hàm lượng acid sinh ra trong môi trường có bổ sung rượu
trái cây
Thời gian (giờ) 24 48 72 96 120 144
H/l acid tổng sinh ra
trong mt có rượu dứa
15,7g/l 17,5g/l 23,5g/l 32,6g/l 23,8g/l 26,4g/l
H/l acid tổng sinh ra
trong mt có rượu nho
16,2g/l 18,9g/l 24,7g/l 33,8g/l 22,5g/l 27,2g/l
Biểu đồ 3.16 :Hàm lượng acid sinh ra trong môi trường có bổ sung rượu
trái cây
0
10
20
30
40
24 48 72 96 120 144
giôø
ha
øm
lö
ôïn
g
ac
id
(g
/l)
m/t coù röôïu
döùa
m/t coù röôïu
nho
Hàm lượng acid tổng tăng dần, đến 120 giờ bắt đầu giảm. Chúng tôi tiếp
tục bổ sung thêm 5% lượng ethanol và nhận thấy hàm lượng acid tăng
lên.Vậy chứng tỏ hàm lượng acid ở giờ 120 bị giảm có thể là do vi khuẩn đã
chuyển hoá hết ethanol mà không còn cơ chất để chuyển hoá tiếp. Do đó khi
chúng tôi tiếp thêm ethanol nghĩa là tiếp thêm cơ chất cho giống, giống tiếp
tục sử dụng ethanol để chuyển hoá tiếp nên hàm lượng acid lại tăng lên.
3.4.4. Nhận định về các mẫu giấm trái cây.
Mẫu giấm lên men từ xác bã trái cây và rượu trái cây có mùi đặc trưng
của từng loại trái cây, hương vị thơm ngon hơn các mẫu giấm ở các vị trí đã
thu mẫu.
Giấm lên men từ xác bã trái cây đục hơn giấm lên men từ rượu trái cây.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện được 1 số kết quả
như sau:
Thu thập được 10 mẫu giấm ở Tp.HCM và một số tỉnh khác,
đồng thời khảo sát hàm lượng acid và pH của các mẫu giấm thu được. Từ các
mẫu giấm trên, phân lập, khảo sát đặc tính sinh lý, sinh hóa và xác định đến
cấp độ giống 11 chủng vi khuẩn. (3 chủng thuộc giống Acetobacter là A3, A4,
A5 và 8 chủng thuộc giống Gluconobacter là A1, A2, A6, A7, A8, A9, A10, A11).
Chọn 2 chủng sinh acid cao (Chủng A3 và chủng A6) để tiếp tục
khảo sát các điều kiện lên men.
Khảo sát được một số điều kiện lên men acetic để chủng khảo
sát cho hàm lượng acid cao như:
o Nhiệt độ: 300C.
o pH: 5,5.
o Mật độ giống bổ sung ban đầu: 25%.
o Nồng độ ethanol: 5%.
Thực hiện các phương pháp lên men acetic:
o Phương pháp tĩnh hàm lượng acid không cao do độ thoáng khí thấp.
o Phương pháp lên men sục khí và hồi lưu tạo được hàm lượng acid cao
trong thời gian ngắn do các phương pháp này cung cấp đủ oxy để các chủng
khảo sát nhanh chóng chuyển hoá ethanol thành acid acetic. Phương pháp hồi
lưu, chủng khảo sát được cố định trên chất mang BC nên hàm lượng acid tạo
thành cao hơn phương pháp sục khí.
Ứng dụng trong lên men giấm từ môi trường có bổ sung rượu trái
cây và môi trường có bổ sung dịch chiết xác bã trái cây bằng phương pháp
sục khí. Thu được giấm trái cây có hàm lượng acid cao trong thời gian ngắn
và có hương vị thơm ngon đặc trưng của từng loại trái cây.
2. Đề nghị
Vì thời gian có hạn nên còn 1 số vấn đề chưa thực hiện được, do đó
chúng tôi xin đề nghị:
Tiếp tục khảo sát hàm lượng acid tổng sinh ra tại điểm 168 giờ, 192
giờ… ở phần lên men giấm bổ sung rượu trái cây có bổ sung thêm ethanol
khi hàm lượng acid tổng sinh ra giảm .
Tìm cách nâng cao hiệu suất của phương pháp lên men hồi lưu và ứng
dụng phương pháp này để lên men giấm trái cây.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
TIEÁNG VIEÄT
1. Nguyeãn Leâ Vaân Anh (2002),Khaûo saùt coâng ngheä saûn xuaát Acetic acid
coâng nghieäp, Khoùa luaän cöû nhaân sinh hoïc- Chuyeân ngaønh sinh
hoùa ÑH Khoa Hoïc Töï Nhieân TpHCM .
2. Kieàu Höõu AÛnh (1999), Vi sinh vaät coâng nghieäp, Nhaø xuaát baûn Khoa
Hoïc Kyõ Thuaät.
3. Ñaùi Duy Ban vaø coäng söï (1998), Phoøng beänh ung thö, NXB Y hoïc-Haø
Noäi.
4. Laâm Thò Kim Chaâu, Nguyeãn Thöôïng Leänh, Vaên Ñöùc Chính, Thöïc taäp
lôùn sinh hoaù, Tuû saùch ÑH Khoa Hoïc Töï Nhieân-TPHCM.
5. Nguyeãn Laân Duõng (1997), Vi sinh vaät hoïc (taäp 1,2), NXB ÑH &
THCN-Haø Noäi.
6. Nguyeãn Laân Duõng ( dòch) N.X.Egoro (hieäu ñính) (1986). Thöïc taäp vi
sinh vaät hoïc, NXB Giaùo duïc.
7. Nguyeãn Laân Duõng vaø caùc taùc giaû (1977), Moät soá phöông phaùp nghieân
cöùu vi sinh vaät hoïc (taäp 2), NXB KH & KT.
8. Nguyeãn Laân Duõng, Ñoøan Xuaân Möôïu, Nguyeãn Phuøng Tieán, Phaïm
Vaên Ty (1975), Moät soá phöông phaùp nghieân cöùu vi sinh vaät hoïc
(taäp 1), NXB KH &KT.
9. Nguyeãn Theá Duõng(2006), Khaûo saùt coâng ngheä leân men töø 1 soá dòch traùi
caây vuøng nhieät ñôùi, Luaän vaên thaïc só sinh hoïc ÑHSP TPHCM
10. Nguyeãn Thaønh Ñaït (1953), Nguyeãn Duy Thaûo, Vi sinh vaät hoïc, NXB
Mir.
11. Phan Thò Hoàng Haûi (2001), Böôùc ñaàu söû duïng cuøi baép coá ñònh vi khuaån
acetic ñeå laøm giaám töø nöôùc eùp thôm. Khoùa luaän cöû nhaân khoa hoïc,
chuyeân nghaønh vi sinh-sinh hoïc phaân töû, ÑH khoa hoïc töï nhieân
TP.HCM
12. Vuõ Thò Hoàng (2000), Choïn vaø khaûo saùt vaøi ñaëc ñieåm phaân loaïi, öùng
duïng cuûa vi khuaån acetic, Luaän aùn thaïc syõ khoa hoïc, chuyeân
ngaønh vi sinh-Ñaïi Hoïc Khoa Hoïc Töï Nhieân.
13. Vuõ Thò Lan Höông (2007), Ñònh danh caùc chuûng vi khuaån sinh acetic
acid phaân laäp taïi Thaùi Lan trong boä söu taäp gioáng BCC ( Biotec
Culture Collection, Thaùi Lan), luaän vaên thaïc syõ khoa hoïc, chuyeân
ngaønh vi sinh-Ñaïi Hoïc Khoa Hoïc Töï Nhieân.
14. Leâ Duy Linh vaø coäng söï (2001), Thöïc taäp vi sinh cô sôû, NXB ÑH quoác
gia TP.HCM
15. Phuøng Ngoïc Thuøy Linh (2004), Phaân laäp vaø Tuyeån choïn caùc chuûng
naám men duøng trong röôïu vang döùa, Luaän vaên toát nghieäp sinh
hoïc ÑHSP TPHCM
16. Nguyeãn Quang Luaân (2005), Thu nhaän cheá phaåm töø vi khuaån acetic vaø
thöû nghieäm khaû naêng baûo quaûn trong thöïc phaåm cheá bieán, Khoùa
luaän cöû nhaân khoa hoïc, chuyeân ngaønh vi sinh-Ñaïi Hoïc Khoa Hoïc
Töï Nhieân.
17. Nguyeãn Thieän Luaân, Leâ Ñoõan Dieän, Phan Quoác Kinh, Caùc loïai thöïc
phaåm thuoác vaø thöïc phaåm chöùc naêng ôû Vieät Nam (1997), NXB
Noâng nghieäp-Haø Noäi
18. Nguyeãn Ñöùc Löôïng (1996), Giaùo trình coâng ngheä sinh hoïc vi sinh vaät
(taäp 1), tröôøng ÑH Baùch Khoa TPHCM
19. Ñinh Thò Kim Nhung, Nghieân cöùu 1 soá ñaëc ñieåm sinh hoïc cuûa vi khuaån
Acetobacter vaø öùng duïng cuûa chuùng trong leân men acetic theo
phöông phaùp chìm, Luaän aùn phoù tieán só Khoa hoïc- chuyeân nghaønh
vi sinh hoïc,Ñaïi Hoïc Quoác Gia Haø Noäi
20. Löông Ñöùc Phaåm (1998), Coâng ngheä sinh hoïc vi sinh vaät, NXB noâng
nghieäp.
21. Nguyeãn Höõu Phuùc (1998), Caùc phöông phaùp leân men thöïc phaåm truyeàn
thoáng taïi Vieät Nam vaø caùc nuôùc trong vuøng, ÑH Môû- Baùn Coâng-
TPHCM
22. Nguyeãn Höõu Phuùc (1996), Coâng ngheä sinh hoïc, Vi sinh coâng nghieäp,
ÑH Môû- Baùn Coâng-TPHCM
23. Ñoøan Thò Ngoïc Thanh, Vuõ Xuaân Thònh,Tröômg Thieän Chí (2006), Leân
men acetic acid-Leân men daám, Thöïc taäp chuyeân ñeà vi sinh,chuyeân
ngaønh vi sinh-Ñaïi Hoïc Khoa Hoïc Töï Nhieân.
24. Ñoàng Thò Thanh Thu (1995), Hoùa Sinh öùng duïng, Tuû saùch Ñaïi Hoïc
Toång Hôïp TPHCM.
25. Buøi Thò Nhu Thuaän, Nguyeãn Phuøng Tieán, Buøi Minh Ñöùc (1991), Kieåm
nghieäm chaát löôïng vaø kieåm tra veä sinh an toøan thöïc phaåm ( taäp 1),
NXB Y Hoïc.
26. Traàn Linh Thöôùc vaø coäng söï ,Thöïc taäp vi sinh naêm 4, ÑHKHTN
TPHCM
27. Traàn Thò Thanh Thuûy (1998), Höôùng daãn thöïc haønh vi sinh vaät hoïc,
NXB Giaùo Duïc.
28. Voõ Thò Anh Thy (2005) ,Coá ñònh teá baøo vi khuaän Actobacter aceti treân
giaù theå Bacterial cellulose ñeå saûn xuaát acid acetic, Khoùa luaän cöû
nhaân sinh hoïc- chuyeân ngaønh vi sinh ÑH Quoác Gia TPHCM
29. Traàn Theá Tuïc- Vuõ Maïnh Haûi (2000), Kyõ thuaät troàng Döùa, NXB Noâng
nghieäp
TIEÁNG ANH
30. Asai,T.(1935), Taxonomic studies on acetic and bacteria and allied
oxidative bacteria isolated from fruits.A new claddification of
oxidative bacteria, J.Agric.Chem.Soc.Japan.
31. A.Jorgensen, Microogamism and Fermentation,1988
32. Boehringer Mannheim, Acetic acid-Enzymatic BioAnalysin-Food
Analysis – UV Methed, 1997
33. Beijerinck, M. W. (1898), Ueber die Arten der Essigbakterien,
Zbl.Bakteriol. Parasitenkde. Infektionskrankh. Hyg., 2Abt.
34. De Ley, J. (1961), Comparative carbohydrate metabolism and a
propsal for a phylogenetic relationship of the acetic acid
bacterial, J. Gen. Microbio.
35. Dutta, D. and Gachhui, R. (2006), Novel nitrogen-fixing Acetobacter
nitogenifigens sp. nov., isolated from Kombucha tea, Int. J. Syst.
Evol. Microbiol.
36. Gillis and Delley (1997), In Accetobacteraceae
37. Jojima, Y., Mahara, Y.,SuZuki, S.,Yokozeki,K., Yamanaka, S.,
Fudou,R., (2004), Sacharibacter floricola gen, nov., sp. Nov., a
novel osmophilic acetic acid bacterium isolated from pollen,
Int.J.Syst.Evol.Microbiol.,54,2263-2267.
38. Gossele, F., Swings, J., Kersters, K., and De Ley, J. (1983), Numerical
analysis of phenotyphic features and protein gel
electropherograms of Gluconobacter asai 1935 emend. mut. char.
Asai, Iizuka and Komagata 1964, Int. J. Syst. Bacteriol.
39. Greenberg, D. E., Porcella, S. F., Stock, F., Wong, A., Conville, P. S.,
Murray, P. R., Holland, S.M, Zelazny, A. M. (2006),
Granulibacter bethedensis gen. nov., sp. nov., a distinctive
pathogenic acetic acid bacterium in the family Acetobacteraceae,
Int. J. Syst. Evol. Microbiol.
40. Katsura, K., Kawasaki, H., Potacharoen, W., Saono, S., Seki, T.,
Yamada, Y., Uchimura, T., and Komagata, K. (2001), Asaia
siamensis sp. nov., an acetic acid bacterium in the -
Proteobacteria, Int. J. Syst. Evol. Microbiol
41. Kondo, K. and Ameyama, M. (1958), Carbohydrate metabolism by
Acetobacter species. Part I. Oxidative activity for various
carbohydrates, Bull. Chem. Soc. Jpn.
42. Kersters, K., Lisdiyanti, P., Komagata, K and Swings, J. (2006), The
family Acetobacteraceae: The genera Acetobacter , Acidomonas,
Asaia,Gluconacetobacter, Gluconobacter and Kozakia. In:
Dworkin, M., Flacow, S.,Rosenberg, E., Schleifer, K.-
H.,Stackebrands, E. (Eds.), The Procaryotes, 3rd ed., vol. 5,
Springer, New York.
43. H-J.Rehm and Greed, Biotechnology, Chapter 15 Vinegar, Volum 9
44. Michio Kozaki, Hisakazu Ino, Takashi Matsumoto (1997), Erlinda
I.Dizon, Kapti Rahayu. Kuswanto and Priscila C.Sandhez,Studies
on the Acid- producing Bacteria of Traditional vinegars from the
Philippines and Indonesia.
45. S.A.Norrell, KE.Mersley (1997), Micrology Laboratory.
46. Tanasupawat,S.,Thawai,C.,Yukphan,P.,Moonmangmee,D.,Itoh,T.,Ada
chi, O., and Yamada, Y. (2004), Gluconobacter thailandicus sp.
Nov., an acetic acid bacterium in the -Proteobacteria, J.Gen.
Appl. Microbiol., 50, 159-167.
47. Yamada, Y., Okada, Y., and Kondo, K. (1976), Isolation and
characteriazation of “ polarly flagelleted itermediate strains “ in
acetic acid bacteria, J. Gen. Appl. Microbiol.
48. Yamada, Y., Hosono, R., Lisdiyanti, P., Widyastyti, Y., Saono, S.,
Uchimura, T., and Komagata K. (1999), Idenfication of acetic
acid bacteria isolated from Indonesia sources, especially of
isolates classifield in the genus Gluconobacter, J. Gen. Appl.
Microbiol.
49. Yukphan, P., Malimas, M., Potacharoen, W., tanasupawat, S.,
Tanticharoen, M., and Yamada, Y. (2005a), Neoasaia
chiangmaiensis gen.nov., sp. Nov., a novel osmotolerant acetic
acid bacterium in the Proteobacteria, J.Gen. Appl.Microbiol.
50. L.A Unkerkofer, J.Hickey (1997), Inductrial Fermentation.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHVSV001.pdf