Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng lên rất mạnh, đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngành công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực kinh tế này không kém phần phức tạp. Số lượng các giao dịch thương mại xuyên biên giới diễn ra giữa các công ty liên kết ngày một tăng. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt, vấn đề tối đa hoá lợi nhuận cho tổng thể tập đoàn luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài việc nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tư, chuyển giá (transfer pricing) được xem là một trong những phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ đó tổng lợi ích cuối cùng sẽ được gia tăng.
Tuy chuyển giá là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ trong hoạt động thương mại Việt Nam, nhưng gần đây các giao dịch có yếu tố nước ngoài ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá. Hiện tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho chính phủ nước chủ nhà do bị thất thu thuế, giảm phần lợi nhuận của bên góp vốn của nước chủ nhà do giá trị góp vốn của họ thấp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Do các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật cung cầu không hoạt động trong các tập đoàn đa quốc gia, nên gây ra nhiễu loạn quá trình lưu thông quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Đề tài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu vấn đề “Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại Việt Nam”.
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.1. Tổng quan về công ty đa quốc gia 1
1.1.1. Khái niệm 1
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty đa quốc gia 2
1.1.3. Các nghiệp vụ mua bán nội bộ của công ty đa quốc gia 2
1.2. Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng chuyển giá 6
1.2.3. Phạm vi chuyển giá 7
1.2.4. Các phương thức chuyển giá phổ biến 9
1.2.5. Động cơ khiến các MNC thực hiện chuyển giá 10
1.2.6. Tác động của chuyển giá 13
1.3. Các phương pháp chống chuyển giá 17
1.3.1. Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được 18
1.3.2. Phương pháp giá bán lại 20
1.3.3. Phương pháp giá vốn cộng lãi 22
1.3.4. Phương pháp chiết tách lợi nhuận 24
1.3.5. Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao 26
1.4. Hoạt động chống chuyển giá của một số nước trên thế giới – Rút kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm của Mỹ
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.4.3. Kinh nghiệm của ASEAN
1.4.4. Rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng hoạt động của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam 36
2.1.1. Tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam 36
2.1.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong thực tế thu hút FDI của các công ty
đa quốc gia của Việt Nam 43
2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giá trong các MNC ở Việt Nam 44
2.2.1. Môi trường pháp lý 44
2.2.2. Một số hình thức chuyển giá tiêu biểu ở Việt Nam 44
2.3. Đánh giá hoạt động chống chuyển giá ở Việt Nam 55
2.3.1. Những thay đổi về cơ chế, chính sách 55
2.3.2. Những khó khăn trong hoạt động chống chuyển giá 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3 :GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TẠI CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Ở VIỆT NAM 62
3.1. Tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giá tại các MNC ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
3.2. Điều kiện để thực hiện biện pháp chống chuyển giá có hiệu quả
3.3. Đề xuất một số biện pháp chống chuyển giá ở Việt Nam
3.3.1. Đối với cơ quan thuế
3.3.2. Đối với Chính phủ Việt Nam
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao dịch
Hiện nay, các cơ quan chức năng hầu như đều chưa xây dựng được một cơ
sở dữ liệu về giá cả của các loại hàng hóa được giao dịch giữa các công ty độc lập
và các công ty liên kết với nhau. Vì vậy khi một nghiệp vụ mua bán nội bộ xảy ra,
các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc tìm kiếm một nghiệp vụ mua bán
tương đương để so sánh xem nghiệp vụ mua bán nội bộ này có tuân thủ theo nguyên
tắc giá thị trường hay không.
Vì vậy, để có được một cơ sở dữ liệu làm nguồn số liệu để so sánh giá cả của
các giao dịch thì các cơ quan như thuế, thông kê, cơ quan tài chính vật giá và các
công ty kiểm toán cần phải tăng cường mối liên hệ qua lại và hỗ trợ lẫn nhau để
cùng nhau xây dựng một cơ sở dữ liệu thống nhất. Thông thường, mỗi cơ quan sẽ
thu thập dữ liệu theo những cách thức khác nhau sao cho phù hợp với từng mục
đích riêng, điều này dẫn đến việc dữ liệu của mỗi cơ quan sẽ khác nhau, các báo cáo
số liệu chồng chéo lên nhau. Như vậy, hậu quả là các cơ sở dữ liệu một mặt không
chính xác về số liệu, mặt khác các báo cáo làm phiền hà các doanh nghiệp, gây lãng
phí cho doanh nghiệp và cho xã hội.
Để xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả các giao dịch thị trường thì các cơ quan
phải tập hợp số liệu qua nhiều thời điểm khác nhau, các loại giao dịch khác nhau
nhằm làm đa dạng hóa cho cơ sở dữ liệu. Tránh những trường hợp số liệu được lấy
trong một thời điểm biến động lớn của thị trường (giá cả của các giao dịch không
phản ánh được bản tính khách quan).
70
Cơ sở dự liệu về giá cả phải thống nhất một nguồn số liệu và nên được phổ
biến cho công chúng có thể vào tra cứu theo từng thời điểm. Nên xây dựng một
trang web chứa cơ sở dữ liệu giá cả giao dịch để các cơ quan hữu quan và doanh
nghiệp có thể tra cứu và làm căn cứ khi xem xét giao dịch mua bán tại doanh nghiệp
có thực hiện thủ thuật chuyển giá hay không.
Tăng cường kết hợp lấy thông tin từ hệ thống ngân hàng, đây là một kênh
hiệu quả và phản ánh trung thực các nghiệp vụ chuyển giao và giá cả chuyển giao.
Đưa ra các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hệ thống ngân hàng,
giảm các giao dịch tiền mặt và tăng tính minh bạch cho thị trường. Hệ thống ngân
hàng hoạt động tốt sẽ cung cấp cho các cơ quan các thông tin mang tính chất vĩ mô
như tỷ suất sinh lợi bình quân ngành, chi phí hoạt động và doanh thu bình quân từng
ngành rất chính xác và hữu ích cho các cơ quan kiểm soát vấn đề chuyển giá làm tài
liệu khi xem xét các MNC nghi ngờ có gian lận.
Trong một số trường hợp, các cơ quan quản lý có thể xây dựng một hệ thống
thông tin tình báo kinh tế về các MNC trên phạm vi quốc tế. Các trung tâm thu thập
và cung cấp thông tin về các MNC được đặt trụ sở tại nhiều quốc gia trên thế giới
để có thể phản ảnh kịp thời thông tin chi tiết về lịch sử hoạt động của các MNC khi
các MNC đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các trung tâm này cũng cảnh báo về các
hoạt động không lành mạnh của các MNC nếu có xảy ra trên các nước khác cũng
như các trung tâm xuất hóa đơn mà các MNC này lập ra tại các quốc gia được xem
là thiên đường về thuế. Các trung tâm tiến hành ghi nhận các nghiệp vụ mua bán
phát sinh giữa các công ty con trong nội bộ một MNC và các công ty độc lập với
nhau nhằm làm nên tảng số liệu khi cần so sánh và đối chiếu trong công tác thanh
tra điều tra.
3.3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ quản lý khu
vực đầu tư nước ngoài
Để việc kiểm soát chuyển giá được thực hiện tốt thì ngoài việc chính phủ và
các cơ quan ban ngành xây dựng luật và các văn bản pháp lý phù hợp với tình hình
thực tế và hiệu quả thì một yếu tố mang tính quyết định cho tính thành công hay
71
thất bại đó là yếu tố con người. Đây chính là các nhân viên, cán bộ ngành thuế, hải
quan trực tiếp làm việc trong khu vực đầu tư nước ngoài, ngoài ra còn có nhân lực
làm việc cho các MNC. Họ là những người thực hiện luật, áp dụng các chính sách
vào thực tế. Vì vậy họ cần phải am hiểu luật một cách thấu đáo cặn kẽ để có thể
hướng dẫn đúng cho các đối tượng khác cùng thực hiện.
Về phía các cán bộ thuế và hải quan cần phải thường xuyên đào tạo cập nhật
kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế, vì trong thực tế
các MNC thường là có trụ sở tại các quốc gia phát triển và có trình độ quản lý kinh
tế cao. Ngoài ra, các cán bộ ngành thuế và hải quan cần phải trang bị cho mình
ngoại ngữ thật tốt để có thể tham gia các khóa học ở nước ngoài và phục vụ cho các
công tác nghiệp vụ. Ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng tin học là hai yếu tố quyết
định cho sự thành công trong việc làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài vì họ
luôn có những nhân viên với kỹ năng ngoại ngữ và tin học rất tốt.
Một vấn đề khó khăn thường hay gặp hiện nay của cán bộ quản lý thuế và
hải quan là nếu nhân sự hiểu biết rất giỏi về chuyên môn kế toán thì trình độ ngoại
ngữ lại yếu kém, vì vậy khó khăn trong việc giao tiếp và tìm hiểu tài liệu kiểm tra
việc chuyển giá. Hay ngược lại, cán bộ có trình độ ngoại ngữ rất giỏi nhưng lại
không có chuyên môn về kế toán tài chính nên vấn đề lại khó khăn trong công tác
chuyên môn. Khi bố trí các cán bộ làm việc tại khu vực đầu tư nước ngoài thì cơ
quan thuế và hải quan cần chú ý đến vấn đề này. Bên cạnh đó cần phải bồi dưỡng và
đào tạo cho các cán bộ làm công tác này trình độ chuyên môn và thẩm định giá thật
tốt. Thường xuyên cập nhật kiến thức và gởi đi học hỏi kinh nghiệm tại các quốc gia
phát triển để có đủ năng lực làm việc vì thông thường các tập đoàn đa quốc gia có
trình độ quản lý cao và trụ sở tại các quốc gia phát triển.
Ngoài ra về phía cơ quan chức năng cần xem xét lại chế độ tiền lương
thưởng cho các nhân viên làm công tác tại các bộ phận này, vì nếu được thì chúng
ta có thể thực hiện như các nước làng giềng là “dung lương để dưỡng liêm”. Tạo
cho các cán bộ an tâm về cuộc sống để công tác tốt hơn. Nhưng đồng thời cũng có
72
những hình thức xử lý nặng đối với các cán bộ nhũng nhiểu các doanh nghiệp và
gây khó khăn để nhằm đòi tiền hối lộ, quà cáp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng hoạt động chuyển giá ngày càng diễn ra phức tạp hiện nay, nhà
nước và cơ quan thuế của nước ta cũng đã có rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế,
nâng cao khả năng quản lý để giảm đi nạn chuyển giá. Tuy nhiên, chuyển giá là một
vấn đề hết sức phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, cho nên thực tế là chúng ta
vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được vấn nạn này. Chương 3 đã có những đóng góp,
những đề xuất nhằm nâng cao và hoàn thiện các phương pháp giúp cho quá trình
điều tra, ngăn chặn nạn chuyển giá được diễn ra một chách thuận tiện và chính xác
hơn. Những giải pháp mà tác giả đưa ra là kết quả của quá trình tìm hiểu, tổng hợp
các kinh nghiệm quý báu từ những quốc gia lớn khác như Mỹ, Trung Quốc, …
Với những đề xuất nêu trên, nếu được thực hiện sẽ góp phần tích cực vào
công cuộc hội nhập của Việt Nam, cập nhật những xu hướng của khu vực và thế
giới, chống gian lận thuế thông qua chuyển giá nội bộ, tăng nguồn thu cho ngân
sách, tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp và đưa Việt Nam ngày càng phát triển.
73
KẾT LUẬN
Việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực sẽ mang lại cho
các quốc gia các lợi ích và song song là các thách thức mới. Việt Nam cũng không
là ngoại lệ khi mà chúng ta đang dần hoà nhập vào nền kinh tế thế giới với các
nghiệp vụ kinh doanh mang tính chất xuyên quốc gia phát sinh và từ đó cũng nảy
sinh các vấn đề mang tính chất quốc tế cần giải quyết. Một trong những vấn đề
mang tính quốc tế đó chính là vấn nạn chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia.
Chuyển giá là một trong những hình thức gian lận thương mại khá tinh vi đã
được áp dụng ở nhiều tập đoàn đa quốc gia trên toàn thế giới từ rất lâu. Việt Nam
cũng không nằm trong các quốc gia ngoại lệ. Trong phạm vi bài luận văn này, tác
giả đã tìm hiểu rất kĩ mô hình hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia, từ đó phân
tích các hình thức mà các tập đoàn này áp dụng nhằm mục đích trốn thuế, cạnh
tranh không lành mạnh và thôn tính đối phương. Cũng qua đó đánh giá được nhận
thức của các cơ quan quản lý nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam về hiện tượng
này. Những phương pháp đã được áp dụng ở các quốc gia khác trên thế giới cũng
như ở Việt Nam để nhằm hạn chế bớt vấn nạn chuyển giá cũng được tác gỉa đào sâu
nghiên cứu.
Thời gian khởi đầu của một vấn đề mới bao giờ cũng có những khó khăn
nhất định trong việc áp dụng các quy định về chuyển giá, khi các thông tin về thị
trường, về giá giao dịch quốc tế, và những nguồn thông tin khác còn có những hạn
chế nhất định. Chính vì thế, chính phủ, các ban ngành mà cụ thể nhất là cơ quan
thuế và hải quan đều cần phải chuẩn bị làm quen để khắc phục dần những khó
khăn, phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc ngăn chặn nạn chuyển giá. Có như
vậy mới giúp cho nền kinh tế của Việt Nam có thể vươn lên sánh vai cùng với thế
giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Cục đầu tư nước ngoài (2008), 20 năm Đầu tư nước ngoài: Nhìn lại và Hướng
tới, Nhà xuất bản Tri thức.
2. Phan thị Thành Dương (2006 ), “Chống chuyển giá ở Việt Nam “, Tạp chí
KHPL (2), 33.
3. TS. Phan Đức Dũng (2008), Chính sách chuyển giá và chiến lược bán phá giá
tại các công ty có quan hệ liên kết.
4. Đặc san của Báo đầu tư (2008), 20 năm đầu tư nước ngoài.
5. PGS, TS Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống
Kê, Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM
6. Trung tâm thông tin tư liệu, Viện quản lý kinh tế Trung ương (2007), Đầu tư
nước ngoài tại Việt nam hậu WTO.
7. Thông tư 66/2010/TT-BTC, “Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường
trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết” của Bộ Tài Chính
ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2010.
8. Các thông tin truy cập trên các trang web: ngân hàng nhà nước, kinh tế Việt
Nam, đầu tư tài chính, …
9. Hùynh Thiên Phú (2009) “Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai
đọan hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại Học Kinh
Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
1. Andrew Lymer & Jonh Hasseldine, The Internatinal Taxation System, Kluwer
Academic Pblishers.
2. Petra Sandslatt ( November 2008), Transfer Pricing, University of Gothenburg.
3. Trang web www.tranferpricing.com: “Transfer Pricing Resources for the
OECD”, “OECD approves the 2009 Transfer Pricing Guideline”,
PHỤ LỤC 1:
MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP CHUYỂN GIÁ CỤ THỂ TRÊN THẾ GIỚI
1. Google
Trong năm 2008, doanh thu từ quảng cáo tại Anh của Google đạt 1,6 tỷ bảng,
tương đương với 2,57 tỷ USD và bằng 14% doanh thu toàn cầu của hãng. Đáng lẽ ra
Google phải đóng khoản thuế TNDN 450 triệu bảng Anh, tương đương với 724 triệu
USD. Tuy nhiên, trên thực tế công ty này không phải đóng một xu. Theo hồ sơ tại cơ
quan hải quan Hoàng gia Anh, Google chỉ đóng một khoản khiêm tốn 141.519 bảng
một số loại thuế má khác.
Sở dĩ Google lách luật thành công vì họ chọn đặt trụ sở chính văn phòng châu
Âu ở Dublin, Ireland. Tất cả doanh thu thu được từ hoạt động quảng cáo tại Anh được
rót về Ireland. Nhờ đó, Google né được sự kiểm soát của Anh, nơi đánh thuế doanh
nghiệp khá cao từ 28 đến 30%. Tại Ireland, hóa đơn thuế gửi đến cho Google nhẹ
nhàng hơn nhiều, do mức thuế TNDN tại đây chỉ là 12,8 đến 15%.
Tuy nhiên, ngay cả khi chuyển sang Ireland để chịu thuế, Google vẫn tiếp tục
tìm cách tối giản số tiền phải đóng. Công ty này sử dụng một thủ thuật vốn được các
tập đoàn dược, quảng cáo đa quốc gia vẫn hay dùng là "chuyển giá quốc tế" (transfer
pricing). Theo đó, họ kê khai chi phí lên thật cao tại những nơi đánh thuế cao, và
hưởng lợi tại những nơi đánh thuế thấp. Những thủ thuật lách thuế này không trái luật.
Nhờ đó, tại Dublin, trong năm 2008, Google chỉ phải đóng 6,7 triệu bảng Anh tiền
thuế, tương đương với khoảng 10,8 triệu USD.
2. Enron
Enron là một công ty đa quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực năng lượng. Công
ty có hoạt động hơn 40 quốc gia trên thế giới. Enron có 7.500 nhân viên làm việc tại
tòa nhà 50 tầng ở trung tâm Houston. Enron đã phát triển những chiến lược chuyển giá
rất đa dạng để chuyển thu nhập tới những nơi có thuế thấp hoặc không có thuế. Với
những lời khuyên từ Arthur Andersen, Deloitte & Touche, Chase Manhattan, Deutsche
Bank, Bankers Trust và một số công ty luật, tập đoàn năng lượng khổng lồ của Mỹ
Enron đã tạo ra 3.500 chi nhánh và công ty con trong và ngoài nước tại những nơi như
Turks & Caicos, Bermuda và Mauritius. Trong đó có 441 công ty và chi nhánh được
thành lập ở Cayman Islands, nơi mà lợi nhuận doanh nghiệp không bị đánh bất kỳ loại
thuế nào. Cụ thể như: Lợi nhuận 1,785 tỷ USD của Enron từ năm 1996 đến năm 2000
thì không nộp thuế. Nó cũng tránh thuế ở các nước đang phát triển như Ấn Độ và
Hungary.
3. Toyota
Việc chuyển giá của tập đoàn Toyota bằng cách chuyển thu nhập tới những nơi
có thuế TNDN thấp. Doanh thu nội địa trong sổ sách kế toán của Toyota (UK) tính đến
ngày 31 Tháng Ba 2003 thì công ty này đã bị lỗ trước thuế là 116 triệu bảng Anh trong
khi doanh thu bán hàng là 1,4 tỷ bảng Anh, trong khi đó Toyota (GB), là chi nhánh
phân phối và bán hàng lại có lợi nhuận là 3 triệu bảng Anh trên doanh thu bán hàng là
1,5 tỷ bảng Anh. Các nhà máy sản xuất của Toyota ở châu Âu đều tập trung tại Anh và
Pháp, và Toyota cũng tuyên bố lợi nhuận hoạt động ở khu vực châu Âu của mình trong
sổ sách kế toán so với tập đoàn ở Nhật Bản trong cùng thời kỳ. Nhưng lợi nhuận lại
không phát sinh tại UK, bởi đây là một trong nơi có luật thuế TNDN cao nhất ở châu
Âu.
4. Yukos
Yukos là công ty năng lượng tư nhân lớn nhất của Nga. Khodorkovsky là người
sáng lập và cựu giám đốc điều hành của Yukos.
Năm 1988, Khodorkovsky thành lập ngân hàng Menatep rất phát triển dưới sự
đỡ đầu của các doanh nhân và chính trị gia Nga.
Để thực hiện việc gian lận của mình, ông sử dụng các công ty vỏ bọc (shell
company) ở nước ngoài. Những công ty giả tạo này được thành lập ở những “thiên
đường thuế” để cung cấp sự bảo mật cho doanh nghiệp và ngân hàng. Trong số khoảng
70 “thiên đường thuế” trên thế giới, Khodorkovsky thường chọn Thụy Sĩ, Gibraltar,
Panama, và Isle of Man.
Trong năm 1994, Khodorkovsky và bạn bè đã mua 20% cổ phần của Apatit, một
công ty nhà nước của Nga, trị giá 1,4 tỷ USD vào lúc đó, với số tiền 225.000 USD và
một lời hứa đầu tư 283 triệu USD. Khi công ty được đưa ra bán đấu giá, Khodorkovsky
bố trí cho bốn công ty vỏ bọc của mình đủ điều kiện để mua nó. Nhưng sau khi trúng
thầu, chủ đầu tư không bơm tiền vào công ty và cũng phớt lờ lệnh trả lại cổ phần của
tòa án. Thay vào đó, họ đã bán cổ phần cho Menatep, và Menatep chuyển giao nó cho
các công ty vỏ bọc nước ngoài.
Những nhà quản trị công ty thiết lập một chương trình chuyển giá, bán sản
phẩm của Apatit với giá thấp cho các công ty vỏ bọc của họ, và bán chúng trên thị
trường thế giới với giá cao hơn. Do đó, các loại thuế và cổ tức được trả thấp hơn. Tại
vụ xử của Khodorkovsky, các công tố viên cho biết với việc chuyển giá,
Khodorkovsky đã lừa hơn 200 triệu USD của các cổ đông và công ty cũng như hàng
triệu đô la tiền thuế của đất nước.
Năm 1995, Khodorkovsky đã tiếp tục làm một chương trình tương tự đối với
Avisma, một công ty khoáng sản. Một lần nữa, Ngân hàng Menatep lại chiến thắng.
Sau đó Menatep thiết lập một hệ thống chuyển giá, điều này có nghĩa là họ sử dụng
một công ty vỏ bọc nước ngoài để “mua” titan của Avisma với giá thấp hơn giá thị
trường và sau đó bán nó với giá cao hơn, chính vì vậy nó trả thuế thấp và đạt được lợi
nhuận tiềm ẩn, mức lợi nhuận này không được chia sẻ các cổ đông còn lại.
Menatep đã mua công ty dầu Yukos trong một cuộc đấu giá gian lận của
Menatep. Khodorkovsky đã trả 309 triệu USD để kiểm soát 78% cổ phần của Yukos.
Các “chủ sở hữu mới” này là các công ty vỏ bọc nước ngoài của Khodorkovsky. Tháng
sau đó, Yukos giao dịch trên thị trường chứng khoán Nga với giá trị vốn hóa thị trường
là 6 tỷ USD.
Các chương trình chuyển giá của Yukos và chi nhánh của nó đã làm giảm 210 tỷ
RUR doanh thu trong năm 2000 và chính phủ đã yêu cầu công ty trả 28 tỷ USD thuế
hoàn trả và tiền phạt. Chính phủ Nga đã tuyên bố rằng một chi nhánh sản xuất của
Yukos đã bán dầu thô dưới giá thị trường cho một công ty vỏ bọc có liên kết với Yukos
và được thành lập ở một khu vực có thuế thấp hoặc không có thuế. Các công ty vỏ bọc
này sẽ bán dầu lại cho người mua trong và ngoài nước theo giá thị trường. Yukos kiểm
soát toàn bộ quá trình hoạt động và tài chính của các công ty vỏ bọc bao thông qua vị
trí giám đốc, quyền hạn của luật sư và cũng như một hợp đồng với công ty vỏ bọc. Hầu
hết các giao dịch của công ty vỏ bọc được thực hiện với các chi nhánh Yukos khác.
Yukos sẽ nhận hoa hồng danh nghĩa cho các dịch vụ này (chỉ 0,01-0,5%); và các công
ty vỏ bọc nhận được phần lớn lợi nhuận trong toàn bộ quá trình sản xuất và bán dầu.
Việc chuyển giá giúp Yukos tránh các loại thuế cũng như các công ty vỏ bọc được
hưởng các nhượng bộ về thuế do các công ty này thường được thành lập ở những
“thiên đường thuế”.
5. WorldCom
Tập đoàn viễn thông WorldCom từng là một trong những tập đoàn viễn thông
lớn nhất của Mỹ. WorldCom đã sáng tạo trong việc sử dụng chuyển giá cho một loạt
các nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật thương mại, thương hiệu, nhãn hiệu dịch vụ và
quyền sở hữu trí tuệ.
Với mức phí là 9,2 triệu USD, công ty kiểm toán KPMG đã khuyên công ty nên
tăng thu nhập sau thuế bằng cách áp dụng một chương trình chuyển nhượng tài sản vô
hình. Theo đó, công ty sẽ tạo ra tài sản được gọi là “Management Foresight”, một tài
sản vô hình chưa từng được biết đến. Công ty mẹ đã thực hiện chương trình này để
được hưởng một quyền chịu thuế thấp và đã cho phép các công ty con của nó chuyển
đổi các khoản thanh toán phí bản quyền hàng năm, sự thỏa thuận này dự kiến sẽ tiết
kiệm được 25 triệu USD tiền thuế trong năm đầu tiên và 170 triệu USD trong khoảng
hơn 5 năm.
Kết quả giám định phá sản của WorldCom cho thấy rằng trong một vài trường
hợp việc tính tiền bản quyền đã thực sự vượt quá thu nhập ròng hợp nhất của công ty
trong mỗi năm của giai đoạn 1998-2001 và trong những trường hợp khác chiếm tới 80-
90% thu nhập ròng của công ty con. Trong khoảng thời gian bốn năm từ 1998-2001,
phí bản quyền cho việc sử dụng tài sản vô hình của công ty và hầu hết các khoản phí từ
việc chương trình “Management Foresight” là hơn 20 tỷ USD. Các công ty con đã biến
chi phí bản quyền thành một chi phí hợp lý và đủ điều kiện được giảm thuế do đó số
tiền thu nhập của công ty bị đánh thuế ở tỷ lệ thấp. Một thỏa thuận chuyển giá như vậy
có thể giúp công ty tiết kiệm từ 100 triệu đến 350 triệu USD tiền thuế.
PHỤ LỤC 2:
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TRƯỜNG BAN HÀNH TRONG
THÔNG TƯ 66/2010/TT-BTC NGÀY 22/04/2010
1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập
1.1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập dựa vào đơn giá sản phẩm trong giao
dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch
này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.
1.2. Đơn giá sản phẩm của giao dịch liên kết được so với giá trị phù hợp nhất thuộc
biên độ giá thị trường chuẩn theo đơn giá sản phẩm để điều chỉnh phù hợp với các
nguyên tắc quy định tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 5 Phần B Thông tư này.
1.3. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo hướng
dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là đặc tính sản phẩm và điều
kiện hợp đồng, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện kinh tế và chức năng của doanh nghiệp.
2.1.4. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập được áp dụng với một trong các
điều kiện sau:
a) Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc
lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm;
b) Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm nhưng các
khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm như:
a) Đặc tính vật chất, chất lượng và nhãn hiệu thương mại của sản phẩm;
b) Các điều kiện hợp đồng trong việc cung cấp, chuyển giao sản phẩm như: khối
lượng (nếu có ảnh hưởng đến mức giá), thời hạn chuyển giao sản phẩm, thời hạn thanh
toán...;
c) Quyền phân phối, tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế;
d) Thị trường nơi diễn ra giao dịch.
2.1.6. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập thường được áp dụng cho các
trường hợp:
a) Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu thông trên thị trường;
b) Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay nợ;
c) Cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết về cùng
một chủng loại sản phẩm.
Ví dụ 12: Công ty V tại Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn của Công ty nước
ngoài S hoạt động trong lĩnh vực gia công sản phẩm dệt may. Trong năm 200x, công ty
V có hai giao dịch về nhận gia công quần âu mã số cat.347 như sau:
- Giao dịch 1: Gia công cho công ty S 1.000 tá quần với giá 60 USD/tá theo
điều kiện giao hàng tại cảng X, Việt Nam (công ty S sẽ chịu trách nhiệm xuất khẩu ).
- Giao dịch 2: Gia công cho công ty M của nước N 1.000 tá quần với giá
100USD/tá theo điều kiện giao hàng tại thành phố Y, nước N.
Giả định:
- Công ty M là một công ty không có quan hệ liên kết với công ty V và công ty S.
- Hai giao dịch nói trên tương đương về điều kiện giao dịch trừ khác biệt trọng
yếu là chi phí vận chuyển và bảo hiểm cho việc gửi hàng từ cảng X đến thành phố Y,
nước N là 3 USD/tá.
Phân tích so sánh:
Khi so sánh giao dịch 1 (giao dịch liên kết) với giao dịch 2 (giao dịch độc lập)
cho thấy giao dịch 1 chưa phản ánh đúng mức giá thị trường. Trong trường hợp này,
doanh thu từ giao dịch với công ty S được xác định lại như sau:
(100 USD - 3 USD) x 1.000 = 97.000 USD.
Công ty V phải kê khai doanh thu gia công nhận từ công ty S là 97.000 USD thay
cho 60.000 USD.
2.2. Phương pháp giá bán lại
2.2.1. Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của
sản phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm
đó từ bên liên kết.
2.2.2. Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá bán
ra của sản phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí
khác được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập khẩu, phí hải
quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế).
2.2.2.1. Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh
thu thuần) và giá bán ra (doanh thu thuần), phản ánh giá trị doanh nghiệp thu được để
bù đắp chi phí hoạt động kinh doanh và có mức lãi hợp lý.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) được xác định bằng giá trị
chênh lệch giữa giá bán ra (doanh thu thuần) và giá vốn sản phẩm mua vào chia cho (:)
giá bán ra (doanh thu thuần).
2.2.2.2. Trường hợp doanh nghiệp có chức năng là đại lý phân phối không có
quyền sở hữu sản phẩm và được hưởng hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phần trăm (%) trên
giá bán của sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra
(doanh thu thuần).
(Xem Phụ lục 2-GCN/CC- Phần B.1 về công thức xác định giá thị trường theo
phương pháp giá bán lại).
2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của giao dịch liên
kết được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi
nhuận gộp để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điểm 1.2 Khoản 1
Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.2.4. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo
hướng dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động
của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và
điều kiện kinh tế.
2.2.5. Phương pháp giá bán lại được áp dụng với một trong các điều kiện sau:
a) Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc
lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá
bán ra (doanh thu thuần);
b) Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp
trên giá bán ra (doanh thu thuần) nhưng các khác biệt này đã được loại trừ theo các
hướng dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này.
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra
(doanh thu thuần) như:
a) Các chi phí phản ánh chức năng của doanh nghiệp (ví dụ: đại lý phân phối độc
quyền, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại, bảo hành...);
b) Chủng loại, quy mô, khối lượng, thời gian quay vòng của sản phẩm mua vào
để bán lại và tính chất hoạt động của giao dịch trên thị trường (ví dụ: bán buôn, bán lẻ,
...);
c) Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thành lợi
nhuận gộp và doanh thu của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là tương đương
nhau hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán).
2.2.7. Phương pháp giá bán lại thường được áp dụng cho các trường hợp giao
dịch đối với các sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản và thương mại phân
phối có thời gian quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu biến động về
tính thời vụ. Đồng thời, sản phẩm trước khi được bán ra không qua khâu gia công, chế
biến, lắp ráp, thay đổi tính chất sản phẩm hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại để làm
gia tăng đáng kể giá trị sản phẩm.
Ví dụ 13: Doanh nghiệp V tại Việt Nam là bên liên kết của Công ty nước ngoài H
kinh doanh phân phối mặt hàng đồng hồ do công ty H cung cấp có một số thông tin
sau:
- Trong năm 200x, công ty H giao cho doanh nghiệp V 1.000 chiếc đồng hồ và
yêu cầu doanh nghiệp V phải thanh toán số tiền là 330.000 USD (bao gồm giá CIF +
thuế, phí nhập khẩu do công ty H đã nộp).
- Cuối năm 200x, doanh thu thuần doanh nghiệp V thu được từ việc bán toàn bộ
số đồng hồ này cho người tiêu dùng tại Việt Nam được quy đổi là 400.000 USD.
Doanh nghiệp T là doanh nghiệp độc lập tại Việt Nam hoạt động kinh doanh
phân phối đồng hồ. Năm 200x, tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp T đạt 20%.
Giả sử doanh nghiệp T đủ điều kiện được lựa chọn để so sánh về tỷ suất lợi
nhuận gộp với doanh nghiệp V thì doanh nghiệp V sẽ phải kê khai tính chi phí hợp lý
được trừ cho việc mua đồng hồ từ công ty H như sau:
[400.000 USD - (400.000 USD x 20%)] = 320.000 USD
Doanh nghiệp V chỉ được trừ chi phí hợp lý cho giá vốn hàng bán là 320.000
USD thay cho 330.000 USD.
Trường hợp công ty H có cung cấp dịch vụ tư vấn bán hàng và yêu cầu doanh
nghiệp V phải thanh toán chi phí này (được hạch toán vào chi phí bán hàng) thì giao
dịch này được tách riêng và phải thực hiện một trong các phương pháp xác định giá
giao dịch được quy định tại Thông tư này để xác định chi phí hợp lý được trừ cho dịch
vụ tư vấn bán hàng.
2.3. Phương pháp giá vốn cộng lãi
2.3.1. Phương pháp giá vốn cộng lãi dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản
phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó
cho bên liên kết.
2.3.2. Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá
vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp.
2.3.2.1. Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá
thành) sản phẩm bán ra và giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bán ra, phản ánh mức lợi
nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt động của doanh nghiệp và điều kiện thị
trường.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) được xác định bằng giá trị
chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm chia (:) cho giá
vốn (hoặc giá thành). Giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bán ra bao gồm chi phí sản
xuất trực tiếp, gián tiếp và không bao gồm chi phí hoạt động tài chính như: chi phí bản
quyền, lãi tiền vay,....
Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được giá vốn (hoặc giá thành)
sản phẩm bán ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung thì giá vốn (hoặc giá thành)
sản phẩm bán ra làm căn cứ tính lợi nhuận gộp sẽ bao gồm toàn bộ các khoản chi phí
này.
2.3.2.2. Trường hợp doanh nghiệp có chức năng đại lý thu mua sản phẩm không
có quyền sở hữu sản phẩm và được hưởng hoa hồng đại lý theo tỷ lệ phần trăm (%)
trên chi phí thu mua sản phẩm thì tỷ lệ đó được coi là tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá
vốn.
2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) của giao dịch liên kết
được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi
nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy
định tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.3.4. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo
hướng dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động
của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và
điều kiện kinh tế.
2.3.5. Phương pháp giá vốn cộng lãi được áp dụng với một trong các điều kiện
sau:
a) Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc
lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá
vốn (hoặc giá thành);
b) Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp
trên giá vốn (hoặc giá thành) nhưng các khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng
dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này.
2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn
(hoặc giá thành) thường bao gồm:
a) Các chi phí phản ánh chức năng hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ: sản xuất
theo hợp đồng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, tỷ trọng giá trị gia tăng của sản
phẩm so với quy mô đầu tư kinh doanh);
b) Các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng (ví dụ: thời hạn chuyển giao sản phẩm, chi
phí giám sát chất lượng, lưu kho, lưu bãi, điều kiện thanh toán);
c) Phương pháp hạch toán kế toán (tức là phải đảm bảo các yếu tố cấu thành trong
giá vốn (hoặc giá thành) của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập là tương đương
nhau hoặc cùng được áp dụng chung các chuẩn mực kế toán).
2.3.7. Phương pháp giá vốn cộng lãi thường được áp dụng cho các trường hợp:
a) Giao dịch thuộc khâu sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm để bán cho
các bên liên kết;
b) Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên danh, hợp đồng hợp
tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các
thỏa thuận về cung cấp các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra;
c) Giao dịch về cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết.
Ví dụ 14: Doanh nghiệp A tại Việt Nam là công ty con của công ty mẹ T (nước Y)
thực hiện gia công giày xuất khẩu theo mẫu mã do công ty T giao. Công ty mẹ chịu
trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng, chi
phí vận tải và bảo hiểm quốc tế. Doanh nghiệp A được trả phí gia công theo đơn vị sản
phẩm và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình gia công. Năm 20xx, thông tin về
hoạt động gia công của doanh nghiệp A như sau:
- Doanh thu thuần (phí gia công): 15 tỷ VND
- Giá vốn hàng bán: 13 tỷ VND
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: 1,8 tỷ VND.
Giả định:
- Một số doanh nghiệp độc lập khác cũng hoạt động sản xuất gia công giày cho
các tổ chức, cá nhân nước ngoài và phí gia công được tính trên cơ sở: phí gia công
bằng (=) tổng giá thành toàn bộ (giá vốn hàng bán + chi phí quản lý doanh nghiệp +
chi phí bán hàng) cộng (+) 7% tổng giá thành toàn bộ.
- Các giao dịch độc lập của các doanh nghiệp này đủ điều kiện được chọn để so
sánh với giao dịch của doanh nghiệp A.
Trong trường hợp này, doanh thu từ hoạt động gia công giày được xác định lại
như sau: (13 tỷ + 1,8 tỷ) + [7% x (13 tỷ + 1,8 tỷ)] = 15,836 tỷ VND.
Doanh nghiệp A phải thực hiện kê khai doanh thu là 15,836 tỷ VND thay cho số
liệu cũ là 15 tỷ VND.
2.3.8. Phương pháp giá vốn cộng lãi có thể được vận dụng để xác định lại giá vốn
(hoặc giá thành) có yếu tố giao dịch liên kết của doanh nghiệp dựa vào giá của sản
phẩm bán ra đã được xác định theo giá thị trường và tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn
(hoặc giá thành).
Ví dụ 15: Doanh nghiệp V tại Việt Nam là công ty con 100% vốn của công ty đa
quốc gia P, chuyên sản xuất chất tẩy rửa gia dụng. Nguyên liệu đầu vào (phôi xà
phòng và các hóa chất tẩy rửa khác) do một công ty thành viên Y cung cấp. Sản lượng
tiêu thụ trong năm 200x của doanh nghiệp V là 100 tấn, trong đó:
- Giao dịch 1: 60 tấn được giao bán cho một công ty thành viên khác trong tập
đoàn P với giá FOB là 650 USD/tấn,
- Giao dịch 2: 40 tấn còn lại được bán cho siêu thị trong nước với giá không có
thuế GTGT là 700USD/tấn.
Sổ kế toán trong kỳ của doanh nghiệp thể hiện các số liệu như sau:
- Doanh thu thuần: 67.000 USD
- Tổng giá thành toàn bộ: 65.000USD
Giả định:
- Giao dịch 1 và 2 đủ điều kiện để doanh nghiệp V áp dụng phương pháp so sánh
giá thị trường độc lập.
- Số liệu về tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá thành toàn bộ của các doanh nghiệp
độc lập hoạt động trong ngành sản xuất chất tẩy rửa gia dụng là 15%.
Doanh nghiệp V thực hiện kê khai doanh thu, chi phí để tính thuế thu nhập doanh
nghiệp như sau:
- Điều chỉnh lại giá bán trong giao dịch liên kết theo giá bán trong giao dịch độc
lập:
700 USD x 60 tấn = 42.000 USD
- Xác định lại doanh thu thuần:
42.000 USD + 700 USD x 40 tấn = 70.000 USD
- Điều chỉnh lại tổng giá thành toàn bộ:
70.000 USD/ (1+ 0,15) = 60.870 USD.
Như vậy, doanh nghiệp V sẽ phải kê khai nộp thuế trên cơ sở số liệu doanh thu
thuần là 70.000 USD thay cho số liệu cũ là 67.000 USD và tổng giá thành toàn bộ là
60.870 USD thay cho số liệu cũ là 65.000 USD.
2.4. Phương pháp so sánh lợi nhuận
2.4.1. Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong
các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản
phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương
nhau.
2.4.2. Các tỷ suất sinh lời được tính bằng lợi nhuận (thu nhập) thuần trước thuế
thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần, trên chi phí hoặc trên tài sản của hoạt
động sản xuất kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán và báo cáo tài chính. Lợi
nhuận (thu nhập) thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được cộng thêm (+)
chi phí lãi tiền vay hoặc khấu hao tài sản cố định để xác định hiệu quả sản xuất, kinh
doanh trước khi chi trả các khoản chi phí này. Các tỷ suất sinh lời thường được sử
dụng bao gồm:
2.4.2.1. Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu
thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ 16: Doanh nghiệp L hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô 4 chỗ
nhãn hiệu N và S, trong đó:
- Nhãn hiệu N được giao bán cho các bên độc lập.
- Nhãn hiệu S được giao bán toàn bộ cho doanh nghiệp L1 là công ty 100% vốn
của doanh nghiệp L.
- Tất cả các giao dịch mua vào cho việc sản xuất, lắp ráp 2 loại ô tô trên đều là
giao dịch độc lập.
Trong năm 200x, số liệu sổ kế toán của doanh nghiệp L như sau:
* Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 18.000 USD (là giao dịch
độc lập)
* Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 2.000 USD
* Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 25.000 USD (là giao dịch
liên kết)
* Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 1.800 USD.
* Công ty L1 cho công ty L vay và giá trị lãi tiền vay tính theo lãi suất thị trường
là 100 USD.
Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần
đối với ô tô hiệu N: 2.000/18.000 x 100% = 11,1%
Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần
đối với ô tô hiệu S: 1.800/25.000 x 100% = 7,2%
Giả sử các sự khác biệt có ảnh hưởng trọng yếu giữa 2 giao dịch bán xe N và xe
S đã được điều chỉnh để kết quả giao dịch với công ty L1 phải đạt tỷ suất lợi nhuận
thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp và trước khi chi trả lãi tiền vay trên doanh thu
thuần là 11,1%. Trường hợp này, số liệu về giao dịch bán xe ô tô hiệu S đuợc xác định
lại như sau:
Tổng giá thành toàn bộ: 25.000 - 1.800 - 100 = 23.100 USD.
Doanh thu thuần: 23.100 / (1 - 0, 111) = 25.984 USD.
Lợi nhuận thuần trước thuế, trước lãi vay: 25.984 - 23.100 = 2.884 USD
Lợi nhuận thuần trước thuế: 2.884 - 100 = 2.784 USD
Công ty L phải kê khai lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
giao dịch bán ô rô S là 2.784 USD thay cho số liệu cũ trong sổ kế toán là 1.800 USD.
2.4.2.2. Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi
phí từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Không sử dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng
chi phí đối với các trường hợp có chi phí phát sinh từ giao dịch liên kết do số liệu chi
phí từ giao dịch liên kết đang thuộc phạm vi điều chỉnh xác định giá thị trường.
Ví dụ 17: doanh nghiệp A là công ty con của công ty B, làm đại lý dịch vụ giao
nhận cho B, doanh nghiệp C là doanh nghiệp độc lập chuyên kinh doanh dịch vụ giao
nhận (cho nhiều khách hàng độc lập). Số liệu về doanh thu, chi phí của A và C như
sau:
Đơn vị tính: nghìn USD
A C
Tổng chi phí 1.500 2.000
Tổng doanh thu 1.650 2.500
Giả sử C đủ điều kiện được chọn để so sánh với A về tỷ suất thu nhập thuần trước
thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí.
- Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí của
A = (1.650 - 1.500): 1.500 = 10%
- Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí của
C = (2.500 - 2.000) : 2.000 = 25%
Doanh nghiệp A phải thực hiện kê khai thu nhập thuần trước thuế thu nhập
doanh nghiệp từ hoạt động giao dịch liên kết theo tỷ suất thu nhập thuần trước thuế
thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí tương ứng với mức 25% của doanh nghiệp C.
2.4.2.3. Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất này chỉ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có tài sản cố định
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư (ví dụ: các doanh nghiệp trong ngành
công nghiệp sản xuất, ngành khai thác mỏ).
Giá trị tài sản là giá trị trung bình cộng của số dư tài sản đầu kỳ và số dư tài sản
cuối kỳ, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động, không bao gồm các tài sản được
sử dụng cho hoạt động đầu tư, góp vốn liên doanh liên kết (ví dụ: mua công trái, mua
cổ phần).
Ví dụ 18:
- N là công ty con tại Việt Nam của tập đoàn P chuyên sản xuất rượu gạo. Công
ty mẹ cung cấp phần lớn các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu
ra. Trong năm 200x doanh nghiệp N có tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập
doanh nghiệp trên tài sản là 3%.
- V là một công ty độc lập chuyên sản xuất đồ uống các loại trong đó có các phân
xưởng sản xuất rượu gạo, bia và đồ uống có ga khác. Trong năm 200x, công ty V có tỷ
suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản toàn công ty là 7%,
trong đó tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản của
phân xưởng sản xuất rượu gạo là 7,5%.
Giả sử V đủ điều kiện được chọn để so sánh với N về tỷ suất thu nhập thuần trước
thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản, như vậy N sẽ phải điều chỉnh thu nhập chịu
thuế theo tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản là
7,5%.
2.4.3. Doanh nghiệp lựa chọn một trong các tỷ suất sinh lời nêu trên để so sánh tỷ
suất sinh lời của giao dịch liên kết với tỷ suất sinh lời của giao dịch độc lập và có thể
sử dụng một hoặc nhiều tỷ suất sinh lời khác được quy định theo chế độ báo cáo tài
chính để bổ trợ kiểm tra tính chính xác của tỷ suất sinh lời đã chọn. Việc lựa chọn tỷ
suất sinh lời được tính trên doanh thu thuần, chi phí hoặc tài sản phụ thuộc vào bản
chất kinh tế của giao dịch. (Xem Phụ lục 2-GCN/CC, Phần B.3 về các công thức tính
tỷ suất sinh lời để áp dụng phương pháp so sánh lợi nhuận).
Ví dụ 19:
- Giả sử doanh nghiệp có giao dịch liên kết ở khâu bán sản phẩm thì không sử
dụng tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần do
số liệu doanh thu từ giao dịch liên kết đang thuộc phạm vi điều chỉnh xác định giá thị
trường.
- Giả sử doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì không sử dụng tỷ suất thu nhập thuần
trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản.
2.4.4. Tỷ suất sinh lời của giao dịch liên kết được so với tỷ suất sinh lời phù hợp
nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy
định tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.4.5. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo
hướng dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này, tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động
của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và
điều kiện kinh tế.
2.4.6. Phương pháp so sánh lợi nhuận được áp dụng với một trong các điều kiện
sau:
a) Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc
lập và giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời;
b) Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời nhưng
các khác biệt này đã được loại trừ theo các hướng dẫn tại Điều 4 phần B Thông tư này.
2.4.7. Các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất sinh lời như:
a) Các yếu tố về tài sản, vốn và chi phí sử dụng cho việc thực hiện chức năng
chính của doanh nghiệp (ví dụ: sản xuất, chế biến trên cơ sở sử dụng máy móc do
doanh nghiệp đầu tư có khả năng thu lợi nhuận cao hơn so với việc sản xuất, chế biến
trên cơ sở sử dụng máy móc do cơ sở khác cho thuê để gia công);
b) Tính chất ngành nghề hoạt động, nhóm sản phẩm và công đoạn sản xuất hoặc
tiêu thụ (ví dụ: thành phẩm được làm từ nguyên vật liệu thô hoặc từ bán thành phẩm);
c) Phương pháp hạch toán kế toán và cơ cấu chi phí của sản phẩm (ví dụ: sản
phẩm đang trong giai đoạn khấu hao nhanh so với khấu hao thông thường).
2.4.8. Phương pháp so sánh lợi nhuận là phương pháp mở rộng của phương pháp
giá bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi. Do đó, phương pháp so sánh lợi nhuận
thường được áp dụng rộng rãi trong các trường hợp như đã nêu tại các Tiết 2.2.7 Điểm
2.2 và Tiết 2.3.7 Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.5. Phương pháp tách lợi nhuận
2.5.1. Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch
liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận thích
hợp cho từng doanh nghiệp liên kết đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia
lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương.
Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết tham gia là giao dịch
mang tính chất đặc thù, duy nhất, bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan chặt
chẽ với nhau về các sản phẩm độc quyền hoặc các giao dịch liên kết khép kín giữa các
bên liên kết có liên quan.
2.5.2. Phương pháp tách lợi nhuận có 2 cách tính:
2.5.2.1. Cách tính thứ nhất: phân bổ lợi nhuận cho từng bên liên kết trên cơ sở chi
phí đóng góp; theo đó, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp liên kết tham gia trong giao
dịch được xác định trên cơ sở phân bổ tổng lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết
tổng hợp theo tỷ lệ chi phí đóng góp thực tế trong giao dịch liên kết của doanh nghiệp
đó trong tổng chi phí thức tế để tạo ra sản phẩm cuối cùng (Xem Phụ lục 2-GCN/CC,
Phần B.4 về công thức phân bổ lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp).
Ví dụ 20:
Doanh nghiệp A tại Việt Nam và doanh nghiệp B tại nước ngoài có một số thông
tin sau:
- Cả hai công ty đều là các công ty thành viên của tập đoàn T sản xuất sản phẩm
điện tử.
- Cả hai công ty tham gia vào sản xuất sản phẩm mới là ti vi màn hình tinh thể
lỏng.
- A chịu trách nhiệm thiết kế, sản xuất vỏ máy và đèn hình để chuyển cho B lắp
ráp với các bộ phận khác (cài đặt các mạch vòng, chíp điện tử ...) do B sáng chế và sản
xuất. Ti vi màn hình tinh thể lỏng thành phẩm được bán cho C là nhà phân phối độc
lập với giá là 550 USD.
- Tổng giá thành sản phẩm do A giao cho B là 300 USD. B bỏ ra chi phí để sản
xuất tiếp theo là 150 USD.
Lợi nhuận được phân bổ cho A được tính như sau:
[(550 - (300 + 150)) : 450] x 300 = 66,66 USD
2.5.2.2. Cách tính thứ hai: phân chia lợi nhuận theo 2 bước như sau:
2.5.2.2.1. Bước thứ nhất: phân chia lợi nhuận cơ bản: mỗi doanh nghiệp tham gia
giao dịch liên kết được nhận phần lợi nhuận cơ bản tương ứng với các chức năng hoạt
động của mình. Phần lợi nhuận cơ bản này phản ánh giá trị lợi nhuận của giao dịch liên
kết tổng hợp mà doanh nghiệp thu được do thực hiện chức năng hoạt động của mình và
chưa tính đến các yếu tố đặc thù và duy nhất (ví dụ độc quyền sở hữu hoặc sử dụng tài
sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ).
Phần lợi nhuận cơ bản được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời
tương ứng với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi
nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời theo hướng dẫn tại các Điểm 2.2, 2.3, 2.4 Khoản 2
Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.5.2.2.2. Bước thứ hai: phân chia lợi nhuận phụ trội: mỗi doanh nghiệp tham gia
giao dịch liên kết được nhận tiếp phần lợi nhuận phụ trội tương ứng với tỷ lệ đóng góp
tạo ra tổng lợi nhuận phụ trội (tức là tổng lợi nhuận thu được trừ (-) tổng lợi nhuận cơ
bản đã phân chia ở bước thứ nhất) của giao dịch liên kết tổng hợp. Phần lợi nhuận phụ
trội này phản ánh lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà doanh nghiệp thu được
ngoài phần lợi nhuận cơ bản nhờ các yếu tố đặc thù và duy nhất.
Phần lợi nhuận phụ trội của mỗi doanh nghiệp được tính bằng tổng lợi nhuận phụ
trội thu được từ giao dịch liên kết tổng hợp nhân với (x) tỷ lệ đóng góp các chi phí
hoặc tài sản dưới đây của mỗi doanh nghiệp:
a) Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm;
b) Giá trị (sau khi đã trừ khấu hao) của tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ
được sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Chi phí nghiên cứu và phát triển, giá trị của tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ
phải được xác định trên cơ sở giá thị trường (theo các phương pháp được quy định tại
Thông tư này) hoặc chi phí thực tế đóng góp của mỗi bên phù hợp với nguyên tắc hạch
toán kế toán đối với chi phí hoặc tài sản.
Ví dụ 21: Công ty H và M là hai công ty cùng một tập đoàn sản xuất điện thoại di động,
trong đó H chế tạo các cụm linh kiện và M lắp ráp, cài đặt phần mềm hoàn chỉnh để bán cho
các nhà phân phối độc lập. Số liệu kế toán của doanh nghiệp H và M liên quan đến giao dịch
liên kết về sản xuất điện thoại di động như sau:
Đơn vị tính: nghìn USD
Chỉ tiêu H M
Doanh thu thuần 200 500
Giá vốn hàng bán gồm:
Chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào 100 200
Các chi phí sản xuất 50 150
Chi phí nghiên cứu, phát triển (R&D) 30 50
Chi phí bán hàng và quản lý chung 10 50
Lợi nhuận 10 50
Cách tính lợi nhuận của H và M theo phương pháp tách lợi nhuận:
Bước 1: phân chia lợi nhuận cơ bản
- Tính lại số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp:
Đơn vị tính: nghìn USD
Chỉ tiêu Số tiền
Doanh thu thuần 500
Giá vốn hàng bán 300
Chi phí nghiên cứu, phát triển (R&D) 80
Chi phí bán hàng và quản lý chung 60
Lợi nhuận 60
- Giả sử đã xác định được tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá thành theo giá trị thị trường
của H là 10% và M là 8% theo hướng dẫn tại tiết 2.3 Điều 5 Phần B của Thông tư này.
- Tính lợi nhuận của H và M theo công thức:
Lợi nhuận = tỷ suất lợi nhuận gộp X giá thành
Giá thành toàn bộ = giá vốn hàng bán + chi phí R &D + chi phí bán hàng và quản lý
chung
+ Lợi nhuận của H = 10% X (100 + 50 + 30 + 10) = 19 nghìn USD
+ Lợi nhuận của M = 8% X (300 + 80 + 60 -190) = 20 nghìn USD
Lợi nhuận phụ trội sau khi phân chia lợi nhuận cơ bản: 60 - 19 - 20 = 21 nghìn USD
Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội dựa trên tỷ lệ đóng góp chi phí R&D
- Tính tỷ trọng đóng góp chi phí R&D của mỗi bên:
+ H = 30/80 100% = 37,5%
+ M = 100% - 37,5% = 62,5%
- Tính phần lợi nhuận phụ trội của H và M:
+ H: 21 X 37,5% = 8,87 nghìn USD
+ M: 21 - 8,87 = 12,13 nghìn USD
Kết luận:
- H thực hiện kê khai lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết là: 19 + 8,87 = 27,87
nghìn USD thay cho số liệu cũ là 10 nghìn USD;
- M thực hiện kê khai lợi nhuận thu được từ giao dịch liên kết là: 20 + 12,13 = 32,13
nghìn USD thay cho số liệu cũ là 50 nghìn USD.
2.5.3. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng theo hướng
dẫn tại Điều 4 Phần B Thông tư này và các điều kiện áp dụng được thực hiện theo quy định
đối với phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi hoặc phương pháp so sánh lợi
nhuận tuỳ từng trường hợp áp dụng phù hợp với hướng dẫn tại Tiết 2.5.2.2.1 Điểm 2.5 Khoản
2 Điều 5 Phần B Thông tư này.
2.5.4. Phương pháp tách lợi nhuận thường được áp dụng trong trường hợp các bên liên
kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là tài sản
vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa
các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn
liền với việc sở hữu hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ duy nhất.
NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
o Nêu bật các phương pháp phổ biến mà các công ty MNC thực hiện
nhằm chuyển giá để tiết kiệm số thuế phải nộp
o Nêu bật các tác động của chuyển giá đối với nền kinh tế
o Phân tích các động cơ và thủ thuật thực hiện chuyển giá của các
MNC
o Nêu lên kinh nghiệm của một số quốc gia từ đó rút ra được bài học
kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam
o Cập nhật và phân tích tình hình thu hút FDI của Việt Nam đến thời
điểm năm 2010.
o Cập nhật những chính sách mới về thuế liên quan đến vấn đề chuyển
giá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_gia_trong_cac_cong_ty_da_quoc_gia_o_viet_nam.pdf