Luận văn Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Mục Lục Chương I: TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ . 4 I. Khái quát về tranh chấp thương mại quốc tế 4 II. Nguồn luật áp dụng 7 2.1. Điều ước quốc tế . 7 2.2. Luật quốc gia . 11 2.3. Tập quán thương mại quốc tế 16 2.4. Tiền lệ pháp về thương mại (án lệ) . 17 III. Một số vấn đề về hợp đồng mua bán ngoại thương .18 3.1. Chủ thể . 18 3.2. Điều kiện cơ bản của hợp đồng . 18 3.3. Hình thức của hợp đồng 18 3.4. Chào hàng, chấp nhận chào hàng 19 3.4.1. Chào hàng 19 3.4.2. Chấp nhận chào hàng . 21 3.4.3. Vấn đề trách nhiệm trong thực hiện hợp đồng 22 CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ . 24 I. Thương lượng .26 1.1. Khái niệm, ý nghĩa 26 1.2. Một số loại khiếu nại phổ biến 28 1.2.1. Khiếu nại người bán hàng 28 1.2.2. Khiếu nại người bảo hiểm hàng hóa 31 II. Hòa giải 32 2.1. Khái niệm 32 2.2. Những ưu điểm và hạn chế của hòa giải . 36 2.3. Thủ tục tiến hành hòa giải . 37 2.3.1. Đề xuất hòa giải . 37 2.3.2. Quá trình hòa giải 38 2.4. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải theo quy chế hòa giải của UNCITRAL . 39 III. Trọng tài thương mại 40 3.1. Khái niệm, đặc điểm của trọng tài thương mại . 40 3.1.1. Khái niệm . 40 3.1.2. Đặc điểm 41 3.2. Các loại trọng tài thương mại 43 3.3. Thỏa thuận trọng tài 46 3.3.1. Khái niệm . 46 3.3.2. Nội dung của thỏa thuận trọng tài . 49 3.4. Tố tụng trọng tài 51 3.4.1. Thủ tục khởi kiện tại trọng tài . 51 3.4.2. Thủ tục thành lập trọng tài . 53 3.4.3. Thủ tục xét xử 58 IV. Tòa án .59 4.1. Tổ chức hệ thống Tòa án . 60 4.2. Thẩm quyền và thủ tục tố tụng 60 4.3. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án Việt Nam . 63 4.3.1. Các nguyên tắc đặc thù 63 4.3.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế . 65 4.3.3. Thủ tục tố tụng kinh tế tại Tòa án Việt Việt Nam . 69 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN . 73 I. Việc áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và phương hướng hoàn thiện trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại việt nam bằng trọng tài 73 1.1. Về trọng tài viên 73 1.2. Về doanh nghiệp 76 1.3. Về Tòa án 78 II. Một số vướng mắc trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại tòa án và phương hướng hoàn thiện .86 2.1. Một số vướng mắc . 86 2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án 92 2.2.1. Yêu cầu và định hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án 92 2.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án . 98 Kết luận . 104

pdf110 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2844 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định của trọng tài, Tòa án cần phải xem xét đến nguyện vọng của các bên tranh chấp (do trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp còn mới lạ đối với doanh nghiệp Việt Nam, khi họ thỏa thuận trọng tài vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của phương thức này, cũng như sự thiếu hiểu biết về phương thức này làm cho quyết định của trọng tài dễ bị hủy). - Các bên tranh chấp khi thỏa thuận trọng tài cần phải nhận thức được tầm quan trọng của thỏa thuận trọng tài. Khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải thảo luận một cách nghiêm túc, rõ ràng để thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp nếu có. Khi đã có thỏa thuận trọng tài mà thỏa thuận này có thể rơi vào các điều trên thì các bên cần thỏa thuận lại (điều này sẽ tạo cho các bên thuận lợi khi giải quyết tranh chấp). Đồng thời, Tòa án cũng cần có cái nhìn thoáng hơn về các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Không phải cứ vi phạm là nhất thiết tuyên bố thỏa thuận vô hiệu. Ở Pháp, Tòa án cũng như trọng tài đều chấp nhận trường hợp thỏa thuận trọng tài có những vi phạm như ở ta. Chẳng hạn, họ đã chấp nhận thẩm quyền của trọng tài mặc dù các bên nêu trong thỏa thuận là chọn trọng tài của Phòng thương mại quốc tế có trụ sở tại Genève hay Zurich trong khi thực tế chỉ có một Phòng thương mại quốc tế tại Paris. Theo thực tiễn của Pháp thì đây chỉ là những sơ suất chứ ý tưởng của các bên trong việc chọn trọng tài tại -84- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Phòng thương mại quyết Paris là quá rõ ràng. Đây cũng là điều mà chúng ta nên xem xét, tham khảo việc vận dụng pháp luật nước ngoài và nên có chính sách ủng hộ trọng tài. Từ những việc làm đó, Tòa án sẽ tạo điều kiện cho trọng tài phát triển, trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp được ưa chuộng. - Giảm bớt sự can thiệp của Tòa án trong việc xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài. Theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh trọng tài thì khi không đồng ý quyết định của trọng tài về thẩm quyền thì một bên có thể khiếu nại trước Tòa án bằng cách viện dẫn một trong các lí do: “không có thỏa thuận trọng tài”, “thỏa thuận trọng tài vô hiệu”, “vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài” và việc này có thể mất nhiều thời gian (khoảng 20 ngày nếu tính sơ qua các thời hạn quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh). Sau khi Tòa án chấp nhận thẩm quyền của trọng tài và trọng tài ra quyết định thì một bên vẫn có thể yêu cầu Tòa án hủy quyết định đó bằng cách viện dẫn lại các lí do trên18. Có thể Tòa án vẫn bác đơn và chấp nhận quyết định của trọng tài nhưng việc cho phép các bên hai lần khiếu nại với cùng một lí do tại hai thời điểm khác nhau (trước và sau khi có quyết định cuối cùng của trọng tài về vụ tranh chấp) sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động trọng tài. Đó có thể là cái cớ mà một bên có thể sử dụng nhằm kéo dài vụ việc nhằm không thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong tương lai, sẽ là hợp lý nếu chúng ta bỏ những quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh cho phép các bên yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề thẩm quyền của trọng tài khi trọng tài giải quyết thụ lý vụ việc. Về vấn đề này, chúng ta chỉ nên tập trung vào giai đoạn hậu trọng tài, tức là chỉ tập trung vào vấn đề hủy quyết định trọng tài như quy định tại Điều 54. Suy cho cùng, trọng tài ra đời là đáp ứng nhu cầu tự do kinh doanh của doanh nghiệp; Trọng tài phát triển sẽ góp phần phát triển hệ thống pháp luật kinh doanh, phát triển nền kinh tế, do đó, hỗ trợ và giám sát tốt trọng tài là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước nói chung, Tòa án nói riêng . 18 Điều 54 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 -85- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy II. Một số vướng mắc trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại tòa án và phương hướng hoàn thiện pháp luật việt nam 2.1. Một số vướng mắc: Các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án Việt Nam đã xác lập cơ sở pháp lí quan trọng cho hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, có tác dụng tích cực trong việc phát triển các giao lưu thương mại với nước ngoài hướng tới hội nhập quốc tế. Tuy nhiên quá trình vận dụng pháp luật về thương mại nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án Việt Nam nói riêng đã phát sinh một số vấn đề cần xem xét, luận giải. a) Về thẩm quyền và tổ chức của Tòa án: Thứ nhất, sự không hoàn chỉnh của Luật thương mại năm 2005. Kể từ ngày ra đời, Luật thương mại năm 2005 luôn được đón chờ như một công cụ pháp lí vững chắc nhằm bù đắp sự thiếu sót, hoàn chỉnh những quy định còn bỏ ngõ của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1984 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994. Thế nhưng, thực tế đã không như mong đợi, ngoài những quy định chủ yếu về các hoạt động xúc tiến thương mại, cung ứng dịch vụ, mua bán hàng hóa thì Luật thương mại không đưa ra những quy định nào về giải quyết tranh chấp thương mại ngoài vỏn vẹn 3 điều khoản 317, 318, 319, càng không đá động gì đến thương mại có yếu tố nước ngoài. Ở một khía cạnh nào đó, Luật thương mại năm 2005 còn bị xem là một bước lùi trong công cuộc mở rộng, phát triển nền kinh tế thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay. Vẫn còn nhiều quy định chưa được các nhà làm luật quan tâm. Điển hình là quy định về hợp đồng kinh tế. Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 (đã hết hiệu lực) thì hợp đồng kinh tế là hợp đồng được kí kết giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Với cách quy định như vậy, thẩm quyền của tòa kinh tế vô hình chung đã bị thu hẹp do cách hiểu và hệ thống văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước còn chưa rõ ràng, thống nhất. Bước sang Luật thương mại năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005, hoàn toàn không có quy định về hợp đồng kinh tế. Điều này kéo theo hậu quả là việc rối rắm trong việc phân định đâu là hợp đồng kinh tế? -86- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Đâu là hợp đồng dân sự? Khi mà hệ thống văn bản hướng dẫn còn chưa chặt chẽ rõ ràng. Thực tế cho thấy có nhiều tranh chấp phát sinh có tính chất kinh tế, các tranh chấp chấp này phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh nhưng không được coi là tranh chấp kinh tế và không được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế như: Tranh chấp hợp đồng giữa các chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân; Tranh chấp hợp đồng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các bên nhưng không được kí bằng văn bản; Tranh chấp về quyền sở hữu đối với sản nghiệp thương mại… Luật thương mại năm 2005 đưa ra quan điểm về hoạt động thương mại như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Khoản 1, Điều 3).Tuy nhiên, cách tiếp cận đó còn quá chung chung, chưa làm nổi bật bản chất của hoạt động kinh doanh thương mại, và vì vậy vẫn chưa giải quyết được vướng mắc nêu trên. Về vấn đề này, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 đã có cách tiếp cận hợp lí khi đưa ra quan niệm về hoạt động thương mại theo nghĩa rộng. Theo đó, hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối, đại diện, đại lí thương mại, ký; gửi; cho thuê, thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kĩ thuật; license; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò; khai thác; vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, dường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu cũng là một vấn đề cần làm rõ. Tính từ ngày 01/07/1994 khi Trọng tài Kinh tế Nhà nước chấm dứt hoạt động thì không có cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra hợp đồng kinh tế trái pháp luật. Về vấn đề này, Bộ luật dân sự đã quy định cụ thể là đối với các trường hợp các giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa….từ Điều 128 đến Điều 135. Thời hạn yêu cầu Tòa án yêu cầu giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập19. Riêng đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, vô hiệu do giả tạo, do không 19 Điều 136, Bộ luật dân sự năm 2005 -87- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy tuân thủ quy định về hình thức thì thời gian yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là không hạn chế. Ngoài ra, như đã nói ở trên, cách thức xử lý đối với hợp đồng vô hiệu của các Tòa án còn chưa thống nhất, thậm chí ở cùng một Tòa án lại có những phán quyết khác nhau đối với cùng một vụ việc tương tự nhau, do đó để tránh tình trạnh xét xử thiếu nhất quán trên, cần có sự thống nhất trong việc xứ lý hợp đồng vô hiệu trong hoạt động xét xử của Tòa án. Việc xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu còn chưa thống nhất giữa các Tòa án của Việt Nam. Điều này đã làm tăng lo ngại cho các thương nhân nước ngoài khi tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế, nhất là khi đưa nhau ra Tòa án. Xin đơn cử một vụ kiện sau nhằm phản ánh thực trạng giải quyết hợp đồng vô hiệu của các Tòa án còn nhiều bất cập: Vào tháng 11/1997, Tổng công ty Bến Thành (Sunimex) và Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco) đã ký hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, theo đó, Sunimex phải giao đủ 150.822 kg hạt điều nhân cho Lafooco để Lafooco giao cho khách hàng nước ngoài và Lafooco có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản của Sunimex ngay sau khi nhận được tiền của khách hàng. Đến tháng 6/1998, Sunimex đã giao được 82.124 kg hạt điều nhân trị giá 389.916,7 đôla Mỹ cho Lafooco và Lafooco đã thanh toán cho Sunimex 372.916,7 đôla Mỹ sau khi nhận đủ số hàng đợt 1 và giữ lại 16.623,7 đôla Mỹ. Sau đó, Sunimex không giao tiếp số hàng còn lại theo hợp đồng và Lafooco không thanh toán số tiền 16.623,7 đôla Mỹ để khấu trừ tiền phạt Sunimex do đã vi phạm hợp đồng. Sunimex đã kiện Lafooco chiếm dụng vốn. Ngày 22/07/1999, Tòa án nhân dân tỉnh Long An cho rằng hợp đồng trên là có hiệu lực và buộc Lafooco phải trả lại cho Sunimex 17.922,67 đô la Mỹ (số tiền chiếm giữ cộng với lãi) và Sunimex phải bồi thường cho Lafooco do vi phạm hợp đồng là 16.093,07 đôla Mỹ. Sunimex đã kháng cáo. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.Hồ Chí Minh cho rằng hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu giữa các bên là vô hiệu vì Phó Giám đốc Sunimex không được uỷ quyền kí hợp đồng và buộc Lafooco phải trả lại toàn bộ số tiền 16.632,7 đôla Mỹ cho Sunimex. -88- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Trong trường hợp trên, hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu giữa Sunimex và Lafooco kí kết vào tháng 11/1997, tuy nhiên thời gian thực hiện hợp đồng là tháng 6 năm 1998, do đó phải áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ. Điều 83, khoản 3 quy định: “Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho chính mình thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự”. Theo Điều 141 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đúng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Và theo Điều 142, khoản 2 thì hình thức uỷ quyền do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản . Theo thông lệ chung, Phó Giám đốc phải là người được giám đốc uỷ quyền khi tiến hành các hoạt động cho doanh nghiệp. Trong vụ việc nêu trên, tòa Phúc thẩm cho rằng Phó giám đốc không được uỷ quyền do hợp đồng vô hiệu và phán quyết tuyên có lợi cho Sunimex. Tuy nhiên, căn cứ vào các Điều 145, “giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện chấp thuận” và theo Điều 146, “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện chấp thuận” (Bộ luật Dân sự năm 2005) thì mặc dù không có văn bản uỷ quyền của Giám đốc Sunimex cho Phó Giám đốc, nhưng giao dịch nêu trên giữa Sunimex và Lafooco vẫn được coi là có hiệu lực nếu như Sunimex chấp thuận giao dịch đó. Và trên thực tế, Sunimex đã giao cho Lafooco một lượng hàng lớn và nhận tiền thanh toán từ Lafooco. Tại thời điểm giao hàng, nhận tiền, đại diện của hai bên đều cho thực hiện và không có ý kiến phản đối nên phải coi đại diện của Sunimex chấp thuận hợp đồng và do đó hợp đồng vẫn có hiệu lực, không vô hiệu như phán quyết của Tòa phúc thẩm. Thứ hai, quan niệm về yếu tố nước ngoài đối với tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài chưa được hiểu thống nhất. Theo pháp luật thương mại Việt Nam, thì hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được kí kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam, một bên là thường nhân nước ngoài. Pháp luật nơi thương nhân nước ngoài mang quốc tịch sẽ xác định tư cách pháp lí của thương -89- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy nhân đó. Luật thương mại Việt Nam không nêu lên quan niệm về yếu tố nước ngoài. Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có văn bản hướng dẫn về yếu tố nước ngoài nhưng chủ yếu chỉ là giải thích văn bản và về vấn đề thẩm quyền của Tòa án trong vấn đề giải quyết các tranh chấp có người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài tham gia mà chưa giải thích rõ thế nào là “yếu tố nước ngoài trong tranh chấp kinh tế”. Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 đưa ra quan niêm về tranh chấp có yếu tố nước ngoài là “tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài” (Điều 2). Tuy nhiên, khái niệm này chỉ được hiểu trong phạm vi của Pháp lệnh trọng tài thương mại. Theo Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ mà trong đó có các yếu tố: - Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Người nước ngoài trong trường hợp này là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch, còn pháp nhân nước ngoài là tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài. Về năng lực pháp luật dân sự, người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam quy định người nước ngoài không có khả năng có hoặc có không đầy đủ các quyền và nghĩa vụ dân sự như công dân Việt Nam. Về năng lực hành vi dân sự, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. Năng lực hành vi của người không có quốc tịch được xác định theo pháp luật của nước nơi người đó thường trú. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài có từ hai quốc tịch trở lên được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và thường trú tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự. Trường hợp người đó không thường trú tại một trong các nước mà người đó mang quốc tịch, thì xác định theo pháp luật của người mà người đó mang quốc tịch và có mối liên hệ nhân thân hoặc tài sản. -90- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy - Quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là tổ chức, công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. - Tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. b) Về các quy định giải quyết xung đột pháp luật: Hiện nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về việc giải quyết xung đột pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến thương mại, ví dụ như Luật Thương mại năm 2005, Luật Hải quan năm 2001, Bộ luật Dân sự năm 2005…Tuy nhiên, còn một số lĩnh vực trong quan hệ thương mại có yếu tố nước ngòai vẫn chưa có quy định để xác định luật áp dụng, hoặc có quy định nhưng chưa đầy đủ cụ thể. Bộ luật Dân sự quy định việc chọn luật để điều chỉnh hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Luật thương mại cho phép các bên thỏa thuận chọn pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế để áp dụng với hợp đồng, nhưng chưa quy định nguyên tắc xác định quy phạm xung đột về trình tự, thể thức kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài… Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế cho đến nay được quy định trong nhiều văn bản pháp luật và không thống nhất. Có văn bản quy định không áp dụng pháp luật nước ngoài, nếu pháp luật nước ngoài trái với pháp luật Việt Nam (Điều 5, Luật Thương mại năm 2005), có văn bản quy định không áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài trái với lợi ích và trật tự công cộng Việt Nam (Điều 4, Luật Hàng không dân dụng năm 1991), lại có văn bản quy định như Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 759) quy định rằng không áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế nếu như việc áp dụng đó hoặc hậu quả của việc áp dụng trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam…Cách quy định về điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài như trên vừa chưa đảm bào tính thống nhất vừa chưa đảm bảo tính chuẩn xác về mặt thuật ngữ pháp lý. Tình trạng trên đã gây ra môt số khó khăn, lung túng cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - thương mại có yếu tố nước ngoài và gây khó khăn cho các bên trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nếu khẳng định rằng cứ trái pháp luật Việt nam thì không áp -91- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy dụng pháp luật nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng phủ nhận hoàn toàn việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Mặt khác, nếu khẳng định không áp dụng pháp luật nước ngoài khi việc áp dụng đó trái với nguyên tắc cơ bản của Việt Nam thì cũng khó tìm được cơ sở lí luận và thực tiễn. Cần khẳng định rằng, chỉ có hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài mới có thể trái với các nguyên tắc cơ bản của Việt Nam. 2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án: 2.2.1. Yêu cầu và định hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án: a) Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam: Đăc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một hình thức tổ chức kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của nền kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Những nhân tố mới vẫn còn đang trong quá trình hình thành và phát triển, nhiều vấn đề còn đang trong quá trình thể nghiệm, cần có thực tiễn để khẳng định. Trong khi đó, không phải mọi cơ sở kinh tế và xã hội của cơ chế cũ đã bị xóa bỏ. Do đó, tính không đồng bộ của hệ thống luật kinh tế - thương mại là hệ quả tất yếu. Khuôn khổ pháp lý và thể chế kinh tế ở nước Tòa án còn chưa thích hợp với nền kinh tế thị trường và còn mang nhiều “dấu ấn tư duy” của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Cơ chế thị trường mà Việt Nam xây dựng không hình thành từ sự hoàn thiện cơ chế cũ và bước chuyển đổi lại diễn ra với tốc độ tương đối nhanh. Vì vậy, sự bất cập trong nhận thức về nội dung, yêu cầu đổi mới pháp luật cũng như không hạn chế trong sự hiểu biết về kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi. -92- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Cấu trúc thị trường của Việt Nam hiện nay có đặc trưng nổi bật và dễ nhận thấy là sự độc quyền và chi phối của các doanh nghiệp Nhà nước trong khá nhiều lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, trên thực tế vẫn còn bị kìm hãm, phát triển và vẫn chưa có được một “sân chơi bình đẳng”, đặc biệt là trong việc tiếp cận các nhân tố kinh doanh (như đất đai, vốn…) tiến hành cho các hoạt động thương mại, kinh doanh xuất, nhập khẩu, các chế độ ưu đãi khác… Thực trạng kinh tế hiện nay đã phần nào cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nếu trong vòng mười năm sau đổi mới, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các cải cách kinh tế, mở cửa đơn phương và đi vào các cam kết quốc tế mà việc thực thi trên thực tế còn nhiều hạn chế, thì trong những năm gần đây việc thực thi các cam kết quốc tế cùng với việc cải cách kinh tế trong nước ngày càng chịu áp lực mạnh hơn, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO (11/2006). Pháp luật kinh tế - thương mại mà chúng ta đang hướng tới hoàn thiện tồn tại và phát triển trong một cơ chế hỗn hợp. Cụ thể, đó là cơ chế kinh tế tuân theo sự tác động song hành của cà hai yếu tố: sự vận động của quan hệ cung cầu (hay bàn tay vô hình của thị trường) và vai trò chi phối, điều tiết của Nhà nước trong việc quản lí kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã cung cấp cho chúng ta những cơ sở thực tiễn để khẳng định rằng pháp luật đã trở thành bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Không có sự điều tiết của pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì nền kinh tế thị trường không thể vận hành có hiệu quả. Trong bước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, pháp luật kinh tế - thương mại cần đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt. Hay nói cách khác, pháp luật kinh tế - thương mại phải đảm bảo độ thích nghi cao với sự phát triển năng động của nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi. Xu thế chung của sự phát triển pháp luật kinh tế - thương mại ở Việt Nam hiện nay là ngày càng hướng vào thị trường và không ngừng nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với các quá trình kinh tế. Nói cách khác, nhu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước là mục tiêu trung tâm của mọi nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế - thương mại ở Việt Nam hiện nay. -93- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Do đó, nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về kinh tế - thương mại nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài nói riêng không thể tách rời với việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội trong nước. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế - thương mại phải có sự kết hợp chặt chẻ giữa những mục tiêu cơ bản lâu dài với việc đáp ứng nhu cầu giải quyết những nhiệm vụ cơ bản trước mắt, phải tạo ra sự đồng bộ của hệ thống pháp luật kinh tế - thương mại, đảm bảo sự thống nhất giữa các bộ phận cấu thành, giữa các quy định vả biện pháp bảo đảm thực hiện. Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài cũng cần được nghiên cứu, xem xét trong điều kiện khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như là một xu hướng khách quan của nền kinh tế thế giới hiện nay. Trên thế giới, nhiều liên kết kinh tế - thương mại khu vực mới đã hình thành và đã xác lập các điều kiện lưu thông tự do giữa các quốc gia thành viên, tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên có thể bổ sung lẫn nhau về kinh tế - thương mại, giúp các quốc gia thành viên đạt được mục tiêu cùng phát triển phồn thịnh Một xu thế khác đang nổi lên trong nền kinh tế thế giới và có quan hệ chặt chẻ với khu vực hóa là toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa kinh tế xét về bản chất, là qua trình tăng lên mạnh mẽ và rộng lớn những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau trong các mối quan hệ kinh tế thương mại của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc. Trong trào lưu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra như một xu thế khách quan, là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không thể đứng ngoài một quá trình đang diễn ra tên toàn cầu. Ngay từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước, nước ta đã gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế SEV, tích cực tham gia phong trào không liên kết và đặc biệt là liên Hợp Quốc mà một trong những nội dung cơ bản là đấu tranh cho một trật tự mới công bằng, đồng thời tham gia tích cực vào các liên kết kinh tế - thương mại quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nếu vào năm 1990, Việt Nam mới chỉ có mối quan hệ buôn bán với trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 1995 con số này là 100 quốc gia và -94- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy hiện nay là trên 170 quốc gia. Con số này hứa hẹn sẽ còn tăng hơn nữa khi mà Việt Nam đã gia nhập “sân chơi lớn” – WTO. Quá trình hội nhập của Việt Nam chủ yếu được thực hiện dần từng bước theo ba lĩnh vực trọng tâm là tự do hóa thương mại, tự do đầu tư nước ngoài và mở cửa tiếp nhận tri thức nước ngoài thông qua công nghệ thông tin. Hội nhập kinh tế quốc tế đã có tác dụng tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện cho nước ta tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử, được hưởng những ưu đãi thương mại, có điều kiện mở rộng thị trường, tăng thu hút đầu tư và chuyển giao kỹ thuật công nghệ tiên tiến từ nước ngoài. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế tạo khả năng phát triển rút ngắn và mang lại nhiều nguồn lực quan trọng cho các nước đang phát triển. Có thể lấy Hàn Quốc làm ví dụ, nếu việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp của Hàn Quốc chỉ cần 30 – 40 năm thì việc chuyển đổi này diễn ra ở Hoa Kỳ phải kéo dài hơn một thế kỷ. Hàn Quốc không phải là một ngọai lệ. Sự phát triển nhanh chóng này dường như cũng lập lại ở các nước công nghiệp mới Châu Á (NICs) một số nước Đông Á và Trung Quốc. Lợi thế rõ nét đối với những nước đi sau là những nước này không phải lập lại những trở ngại và sai lầm mà những nước công nghiệp hiện hành đã gặp phải trong qua trình nỗ lực tạo ra các tiến bộ công nghệ, đồng thời những nước này có thể sử dụng những tư tưởng tiên tiến về pháp luật và chính sách pháp luật của các nước đi trước đối với việc xây dựng một chế độ xã hội hiện đại20. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt Việt Nam trước nhiều thách thức, trong đó có vấn đề liên quan đến hệ thống pháp luật và chính sách thương mại. Hệ thống luật pháp Việt Nam chưa hoàn chỉnh, nhiều luật lệ và chính sách lien quan đến hội nhập toàn cầu thiếu hoặc chưa phù hơp với thông lệ quốc tế. Hiện tại ở Việt Nam vẩn còn áp dụng nhiều quy định không phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO, ví dụ về vấn đề giá tính thuế hải quan của tổ chức WTO, vấn đề kiểm soát chống độc quyền, những quy định chưa bình đẳng về thuế, phí, lệ phí, hàng rào phi thuế quan. 20 Course on International Trade and the WTO Agreement. September 28 – Octorber 17, 1999. School of Public Policy and Global Management, KDI School and Korea International Cooperation Agency -95- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Về thương mại dịch vụ, mặc dù chúng ta đã có những quy định pháp luật trong một số nhà nghề cụ thể nhưng pháp luật tổng thể về thương mại dịch vụ, cũng như một số phân ngành hiện nay không có pháp luật điều chỉnh, ví dụ dịch vụ tư vấn về thuế, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ vi tính, dịch vụ nghiên cứu, thăm dò thị trường…Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, pháp luật Việt Nam cần sửa đổi bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản, trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ kiểm toán, kế toán, chứng khoán, công cụ thanh toán (séc, hối phiếu, kì phiếu…21). Vì vậy yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cũng đặt ra những vấn đề trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật thương mại nói riêng. Hoàn thiện pháp luật không thể tách rời với yêu cầu phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là khi Việt nam đã gia nhập WTO b) Những định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án: Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng tòa án cần đảm bảo quyết định tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ tố tụng. Trên cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng theo pháp luật, Nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án chỉ tham gia giải quyết khi có yêu cầu. Các cơ quan Nhà nước không tự đưa các tranh chấp của các bên ra giải quyết. Yêu cầu Tòa án giải quyết là quyền của các bên. Các bên có quyền tự định đoạt hình thức giải quyết tranh chấp của mình22. Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án cần phù hợp với những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Mỗi loại cơ cấu và hệ thống kinh tế đều có những loại quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế đặc thù của mình. Tính chất của các loại quan hệ kinh tế quyết định tính chất của các loại quan hệ pháp luật, quyết định mức độ và phương pháp điều chỉnh pháp luật, quyết định hệ thống các cơ quan pháp luật và thủ tục pháp lý tương ứng. Một khi những đặc điểm kinh tế xã hội thay đổi thì hệ thống pháp luật 21 Nguyễn Vũ Hoàng: “Một số vấn dề về hoàn thiện pháp luật cho việc thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại. Hà Nội, 2002, trang 198 22 Đào Văn Hội: “Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1999, trang 59 -96- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy cũng phải thay đổi để điều chỉnh phù hợp với những sự thay đổi đó. Do đó việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung và việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói riêng trước hết phải căn cứ vào phương hướng đổi mới, hoàn thiện cơ chế kinh tế. Với vai trò là công cụ điều tiết các quan hệ xã hội, pháp luật phải phản ánh được nhu cầu khách quan của nền kinh tế. Trong mối quan hệ giữa nền kinh tế và pháp luật, pháp luật là hình thức biểu hiện nội dung của các quan hệ kinh tế. Với tư cách là một yếu tố của nền kinh tế thị trường xã hội, pháp luật sinh ra trên cơ sở hạ tầng và bị quy định bởi cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở phản ánh một cách đầy đủ thực tiễn đời sống kinh tế, thông qua việc xác lập các quan hệ chung, pháp luật tạo điều kiện cho các điều kiện kinh tế phát triển phù hợp với những quy luật vốn có của nó và sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Tóm lại, nền kinh tế thị trường hiện nay của Việt Nam cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: ¾ Pháp luật phải phản ánh được nhu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ¾ Pháp luật phải tạo ra được các tiền đề pháp lý vững chắc để tạo sự ổn định cho sự phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng sáng tạo của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh. ¾ Pháp luật phải tạo ra một cơ chế đảm bảo một cách hiệu quả sự bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế. Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án cần đảm bảo được những yêu cầu của sự hội nhập kinh tế trong lĩnh vực pháp luật nói chung và lĩnh vực giải quyết tranh chấp nói riêng. Khi tiến hành việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, ngoài việc xem xét những yếu tố từ nội bộ của nền kinh tế, cần đồng thời xem xét các yếu tố quốc tế và khu vực có liên quan để đảm bảo tính khái quát của các quy định liên quan.Việc hoàn thiện pháp luật thương mại phải đặt trong “quỹ đạo chung” của các nước, phù hợp với pháp luật các nước và thông lệ quốc tế. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam không thể chỉ thể hiện được các đặc -97- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy thù của nền kinh tế Việt Nam mà còn phải thể hiện được những thông lệ chung, những quy định có tính chất chung mà nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận. Kinh nghiệm chung của nhiều nước cho thấy, cơ chế điều chỉnh pháp luật về từng vấn đề phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phong tục, tập quán, đạo đức, truyền thống, tôn giáo của mỗi quốc gia…, nhưng đồng thời phải tôn trong tuân thủ những nguyên tắc, thông lệ quốc tế. Không tuân thủ những nguyên tắc này thì chính chúng ta, về khía cạnh tập quán, đã gây trở ngại cho chính mình trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và đóng vai trò như là một tiền đề khách quan cho việc phát tiển đất nước. Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án cần phải đặt trong giải pháp tổng thể với việc hoàn thiện pháp luật thương mại.. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án không thể tách rời việc hoàn thiện pháp luật thương mại. Chế định giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án có mối quan hệ biện chứng với các chế định của pháp luật thương mại.Vì vậy việc nghiên cứu việc giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài cần đặt trong sự nghiên cứu tổng thể các quy định của pháp luật thương mại. 2.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Tòa án: ¾ Hoàn thiện các quy định về tổ chức và thẩm quyền của Tòa án: Cần mở rông phạm vi thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Cần quy định thẩm quyền của tòa kinh tế theo hướng tòa kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, trừ những trường hợp mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Tòa dân sự, Tòa lao động. Các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài cần đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện áp dụng cho các Tòa án. Quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu cũng là vấn đề cần làm rõ. Pháp luật hợp đồng kinh tế về vấn đề này còn bỏ ngỏ, không quy định rõ ràng về chủ thể có -98- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Pháp luật cũng cần quy định cụ thể chủ thể có thẩm quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, có thể là các bên tham gia giao kết hợp đồng hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Về vấn đề này, Bộ luật Dân sự có quy định cụ thể (từ Điều 127 đến Điều 138). Để giải quyết vấn đề nêu trên, có thể thực hiện theo hướng cụ thể hóa những quy định của Bộ luật Dân sự vào lĩnh vực thương mại tương ứng. Pháp luật tố tụng cần quy định rõ Tòa án có thẩm quyền kết luận và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu. Cách thức xử lý đối với hợp đồng kinh tế vô hiệu của các Tòa án còn chưa giống nhau, thậm chí cùng một Tòa án nhưng lại có hai cách phán quyết khác nhau cho cùng một vụ việc mang tính chất tương tự, Do đó, để tránh tình trạng xét xử thiếu nhất quán như trên, cần có sự thống nhất trong việc xử lý hợp đồng vô hiệu trong hoạt động xét xử của Tòa án23. Đối với trường hợp nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án, cần áp dụng rộng rãi hơn nguyên tắc tự lựa chọn của các đương sự. Các bên phải có quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án và ghi vào các điều khoản của hợp đồng, không nhất thiết phải tuân thủ theo các quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Chỉ trong trường hợp các bên không lựa chọn Tòa án giải quyết thì mới áp dụng nguyên tắc thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Việc hoàn thiện tổ chức và thẩm quyền của Tòa án cần được tiến hành phù hợp với xu hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Cải cách tư pháp là nội dung quan trọng của xây dựng Nhà nước pháp quyền. Thực tế cho thấy, việc giải quyết tranh chấp kinh tế ở các Tòa án địa phương ở Việt Nam không đồng đều, các vụ án kinh tế chủ yếu được giải quyết ở những Tòa án tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…Do đó, không nhất thiết phải thành lập hệ thống tòa kinh tế ở tất cả các tỉnh thành.Về vấn đề này, PGS – TS Phạm Hữu Nghị khẳng định: “Không nên và không cần thành lập tòa kinh tế ở tất cả các tỉnh. Việc thành lập tòa kinh tế ở tất cả các tỉnh, thành phố là không 23 Vừa qua, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nghị quyết số 04/2003/NQ – HĐTP ngày 27 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế. Nghị quyết đã nêu lên cách hiểu về hợp đồng vô hiệu (Điểm a, b, c, khoản 1, Điều 8) và cách thức xử lý một số trường hợp hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, nghị quyết vẫn chưa đưa ra được hết các quan niệm đối với trường hợp các hợp đồng kinh tế vô hiệu, cách xử lý hợp đồng kinh tế có yếu tố nước ngoài vô hiệu -99- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy cần thiết, lại gây ra những lãng phí không đáng có. Do đó chỉ nên có Tòa kinh tế theo khu vực thay cho đơn vị hành chính như hiện nay24. ¾ Hoàn thiện các quy định về xung đột pháp luật: Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau và không thống nhất. Đặc biệt, Luật Thương mại là văn bản pháp luật chuyên ngành về thương mại chỉ quy định chung chung là trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật Thương mại thì các bên thì các bên trong hợp đồng áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài không trái với pháp luật Việt Nam hoặc trong trường hợp mà điều ước quốc tế Việt Nam kí kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, Luật Thương mại không chỉ ra cách thức, trình tự áp dụng pháp luật nước ngoài, ở nhiều nước, cách thức, trình tự áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật xác định cụ thể hoặc được áp dụng theo thực tiễn xét xứ. Ví dụ, theo pháp luật Anh và Hoa Kỳ, pháp luật nước ngoài chỉ được coi là chứng cứ mà không phải là pháp luật. Trong trường hợp các bên đương sự không chứng minh được nội dung của pháp luật nước ngoài, Tòa án có quyền suy luận rằng pháp luật nước ngoài bao giờ cũng giống như pháp luật nước mình và có quyền áp dụng pháp luật nước mình cho vụ việc đó. Thực tiễn xét xử ở các nước Italia, Đức, Pháp…lại coi pháp luật nước ngoài là một sự kiện mà các bên đương sự phải chứng minh. Nếu Tòa án biết rõ về pháp luật nước ngoài thì Tòa án sẽ áp dụng pháp luật nước đó để giải quyết, mặc dù các bên đương sự chưa chứng minh hoặc không chứng minh được nội dung của pháp luật nước ngoài đó. Ở các nước Châu Mỹ la tinh, việc áp dụng pháp luật nước ngoài, được tiến hành khi cần thiết để giải quyết tranh chấp. Để áp dụng pháp luật nước ngoài thì các bên đương sự phải chứng minh nội dung pháp luật nước ngoài và chứng minh bằng bất kỳ cách nào, kể cả bằng con đường ngoại giao. Do đó, trước mắt cần nghiên cứu bổ sung các quy định về quy tắc xung đột pháp luật, đồng thời cần đảm bảo tính thống nhất trong việc ban hành các quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế. Pháp luật 24 Phạm Hữu Nghị: “Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay”. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12, 1999, trang 16 -100- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy thương mại Việt Nam cũng cần làm rõ về thể thức, trình tự áp dụng pháp luật nước ngoài, cách thức chứng minh pháp luật nước ngoài. Bên cạnh việc xây dụng quy phạm xung đột một bên, cần phải đặc biệt chú trọng xây dụng quy phạm xung đột hai bên trong trường hợp có thể chấp nhận được, nhằm tránh tình trạng khi không thuộc trường hợp phải áp dụng pháp luật Việt Nam thì có thể không xác định được phải áp dụng được pháp luật nước nào. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc tham gia các điểu ước quốc tế để xây dựng được quy phạm thực chất thống nhất để tăng cường hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ thương mại với nước ngoài. ¾ Hoàn thiện các quy định về hợp đồng vô hiệu: Luật Thương mại năm 2005 không trực tiếp đề cập đến vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài vô hiệu và việc xử lý hợp đồng vô hiệu như thế nào. Bộ luật Dân sự có những quy định về hợp đồng vô hiệu và cách xử lý hợp đồng vô hiệu. Trong trường hợp cần xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài vô hiệu thì có thể áp dụng các quy định về hợp đồng vô hiệu trong Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, không thể đồng nhất cách quy định các trường hợp vô hiệu của giao dịch dân sự với giao dịch thương mại trong mọi trường hợp. Do hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có nét đặc trưng so với hợp đồng mua bán trong nước nên Luật Thương mại cần có những quy định riêng phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế cũng như quan hệ mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về hình thức hợp đồng kinh tế - thương mại có yếu tố nước ngoài nói riêng vô hiệu cũng là yêu cầu đặt ra hiện nay để tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Đối với vấn đề này, cần thực hiện những biện pháp xử lý sau: - Thứ nhất, trong việc phân loại hợp đồng vô hiệu, nhà làm luật cần tuân thủ nguyên tắc là pháp luật chỉ bảo vệ người không có lỗi trong việc xác định trách nhiệm của các bên tham gia. Chỉ người không có lỗi mới có quyền kiện ra Tòa án tuyên bố hợp đông vô hiệu. - Thứ hai, pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng kinh tế - thương mại nói riêng cần có những quy định cụ thể, đầy đủ và thống nhất đối với -101- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy cách hiểu hợp đồng vô hiệu toàn bộ cũng như đối với các trường hợp hợp đồng vô hiệu toàn bộ. - Thứ ba, nhà làm luật cần đánh giá lại cách quy định và xử lý hiện nay đối với một số căn cứ và tuyên bố hợp đồng vô hiệu như thiếu các điều khoản chủ yếu, yêu cầu về hình thức của hợp đồng, thẩm quyền giao kết hợp đồng… - Thứ tư, pháp luật về hợp đồng cần quy định rõ các trường hợp mà các bên thừa nhận sự tồn tại của hợp đồng, hay nói cách khác là trong trường hợp các bên không khiếu nại yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng có hiệu lực cụ thể từ thời điểm nào, đó là thời điểm giao kết hợp đồng hay thời điểm hợp đồng được kí kết. Làm rõ được vấn đề này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kinh tế - thương mại. ¾ Hoàn thiện các quy định về luật sư, nâng cao vị trí và vai trò của luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật và tranh tụng trước Tòa án: Cùng với qua trình phát triển kinh tế - xã hội, đội ngũ luật sư Việt Nam hiện nay đã ngày càng phát triển về cả số lượng và chất lượng. Cho đến nay, trong toàn quốc đã có 64 Đoàn luật sư trên phạm vi 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tổng số gần 1552 luật sư, trong đó có Đoàn luật sư có số lượng đông như Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh có hơn 300 luật sư. Ngoài số lượng luật sư nói trên, còn có một đội ngũ đông đảo những người thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật nhưng không phải là người trong các Đoàn luật sư. Tuy nhiên, số lượng luật sư là người Việt Nam còn quá ít. Hơn nữa, trình độ chuyên môn của Luật sư Việt Nam không đồng đều bởi được đào tạo về pháp lý ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là chưa được đào tạo nhiều về mặt hành nghề. Điều đó dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về kinh nghiệm cũng như kỹ năng hành nghề giữa luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ của luật sư Việt Nam còn khá thấp, làm hạn chế khả năng giao tiếp với những đối tác nước ngoài. Đây là một bất lợi lớn trong việc thu hút và lưu giữ khách hàng, cũng như khả năng tham gia các dự án đầu tư nước ngoài, các giao dịch thương mại quốc tế. Sự hạn chế về ngoại ngữ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập kiến thức, pháp luật, thông lệ, tập quán, kinh nghiệm và hành nghề trong phạm vi quốc tế. -102- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Mặt khác, luật sư nước ngoài dù được hành nghề tư vấn ở Việt Nam nhưng chỉ được tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh, thương mại, không được tư vấn pháp luật Việt Nam, không được tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam. Do đó, hoạt động của luật sư nước ngoài tại Việt Nam vẫn chưa tạo ra được sự cạnh tranh tại thị trường pháp lý ở Việt Nam. Vì vậy, việc nhanh chóng nâng cao chất lượng và số lượng của đội ngũ luật sư, hoàn thiện các quy định về luật sư, từ đó nâng cao vị trí và vai trò của luật sư đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trước mắt, cần tiến hành đào tạo, và đào tạo lại đội ngũ luật sư về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tin học. Khẩn trương xây dựng Quy chế đạo đức của luật sư. Ở các nước trên thế giới có nghề luật sư phát triển lâu đời đều có quy định về đạo đức nghề của luật sư. Những quy định về đạo đức nghề nghiệp của luật sư đòi hỏi người luật sư phải tuân thủ chặt chẻ khi hành nghề. -103- Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy Kết Luận WWW XXX Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với những chính sách, đường lối đúng đắn, Đảng và Nhà nước đã từng bước đưa nền kinh tế nước ta bước lên một tầm cao mới. Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế đã và đang thổi một luổng sinh khí mới giúp cho giao thương quốc tế ngày càng phát triển. Hệ thống pháp luật nước ta được xây dựng trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc xóa bỏ cơ chế pháp lý của thời kinh tế tập trung bao cấp, tạo lập được cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa tương thích với tính chất của một nền kinh tế thị trường, và trên thực tế vẫn là một hệ thống pháp luật đang trên đà hướng tới nền kinh tế thị trường. Vấn đề giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế vẫn là một mảng quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế nước nhà. Để có thể bảo vệ cho lợi ích của các thương nhân Việt Nam trong các thương vụ quốc tế thì cần phải không ngừng hoàn thiện, xây dựng pháp luật, đưa ra một khung pháp lý vững chắc, thông suốt tạo điều kiện cho các thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài an tâm tham gia vào các quan hệ quốc tế. Song song với việc đó cần không ngừng nâng cao, bồi dưỡng kiến thức để các thương nhân Việt nam khi tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế không bị lúng túng, thua thiệt với các đối tác nước ngoài khi tham gia vào các vụ tranh chấp quốc tế. -104- Tài Liệu Tham Khảo ””” ””” # Văn bản pháp luật 1. Bộ luật dân sự năm 2005 2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 3. Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 4. Luật thương mại năm 2005 5. Pháp lệnh trọng tài thương mại 25/02/2003 # Sách, tạp chí 1. Nguyễn Chúng, Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại – Hàng hải, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Năm 2005 2. Nguyễn Trọng Đàn, Hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, Năm 2004 3. Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản thanh niên, Năm 2005 4. Nguyễn Vũ Hoàng, Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường Tòa án, Nhà xuất bản thanh niên, năm 2004 # Trang web 1. www.ibla.org.vn 2. www.luatvietnam.com.vn 3. www.vietlaw.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfC416 CH7870 GI7842I QUY7870T TRANH CH7844P TH431416NG M7840I QU7888C .PDF
Tài liệu liên quan