Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trước tiên đó là lộ trình cắt, giảm thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng khi Việt Nam tham gia vào AFTA năm 2006. Việc phân tích những cơ hội, thách thức của quá trình hội nhập, cũng như xem xét những điểm mạnh, điểm yếu có một ý nghĩa rất lớn đói với sự phát triển kinh tế đất nước. Đối với ngành thuỷ sản mặc dù những năm qua ngành thu được rất nhiều kết quả khả quan, song để có thể phát triển bền vững cần có sự thay đổi sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay.
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật pháp môi trường văn hoá - xã hội, môi trường cạnh tranh….
Các yếu tố cơ bản được xác định như sau :
- Tỷ lệ lạm phát
- Tốc độ phát triển kinh tế
- Cường độ cạnh tranh
- Quy mô thị trường
- Mức độ ưu đãi của Chính phủ
Đối với doanh nghiệp thương mại chủ yếu dựa trên các tiêu thức : Đối thủ tiềm năng, nguồn hàng, nhu cầu tiêu thụ, sản phẩm thay thế, sản phẩm bổ sung.
Nhóm yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp (chủ quan), việc phân tích nội bộ doanh nghiệp cho phép chúng ta xác định được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Đây là nhóm yếu tố mang tính chất chủ quan do doanh nghiệp tạo ra do vậy doanh nghiệp có thể dùng các biện pháp để tác động vào các yếu tố này.
Các yếu tố chủ yếu
- Vốn
- Con người (đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại
- Tổ chức bộ máy công nghệ quản lý
- Nguồn hàng và mức độ tin cậy của nguồn cung cấp
- Sức cạnh tranh về giá
- Sự am hiểu về thị trường/ khách hàng
- Chất lượng sản phẩm và sự khác biệt về sản phẩm
- Thị phần tương đối
- Hiệu quả bán hàng
- Địa bàn hoạt động
Sau khi xác định được cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu, ta tiến hành cho điểm đối với từng yếu tố và sự kết hợp giữa các yếu tố trong ma trận sẽ cho chúng ta biết được vị trí của từng doanh nghiệp.
SWOT
S
W
O
1
SO
2 3
OW
T
1
ST
2 3
TW
Sự kết hợp giữa cơ hội và điểm mạnh (SO) ở các vị trí khác nhau thì cũng rất khác nhau. Trong mô hình trên ta có thể thấy tại vị trí SO1 doanh nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn vị trí SO3.
Nhìn chung ma trận SWOT chỉ cho phép ta định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mà chưa đưa ra được một chiến lược kinh doanh cụ thể.
Để đưa ra một chiến lược kinh doanh cụ thể hiện nay người ta thường sử dụng ma trận Mc kinsey để phân tích. Ma trận này được xây dựng trên cơ sở của ma trận SWOT tuy nhiên nó cụ thể hơn.
Cao
TB
Thấp
Ma trận Mc. KinSey
Thị phần của doanh nghiệp
Mức hấp dẫn của thị trường
Cao
TB
Thấp
1 (I)
2
3
(II)
(III)
(IV)
(V)
(VI)
(VII)
VIII)
(IX)
Đây là ma trận 9 ô, mỗi ô sẽ tương ứng với một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở các điểm khác nhau trong mỗi ô thì chiến lược kinh doanh cũng rất khác nhau tương tự trong ma trận SWOT.
2.2. PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, nằm trong tổng thể kinh tế xã hội của loài người. Sống dựa trên việc khai thác có hiệu quả kinh tế cao những tiềm năng kinh tế của nguồn lợi nhiên nhiên, sinh vật sống trong các mặt nước, nguồn lực lao động lớn, giàu kinh nghiệm, truyền thống sản xuất và những tích luỹ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ được tạo ra trong quá trình khai thác nguồn lợi này. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo nhiều công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt là những vùng nông thôn và vùng ven biển, là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận nhân dân làm nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ, cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như cảng, bến đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá. cung cấp dầu nhớt, cung cấp các thiết bị nuôi, bao bì và cung cấp hàng tiêu dùng cho ngư dân. Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng kinh tế chung của nhiều nước. Nhu cầu thuỷ sản ngày càng tăng trong khi nguồn lợi tự nhiên của các tài nguyên này lại có giới hạn và khai thác triệt để, vì vậy ngành nuôi trồng thuỷ sản đã được phát triển để bù đắp vào những sự thiếu hụt. Tuy nhiên, những giống loài có nhu cầu nhiều nhất sẽ được tìm cách nuôi trồng nhiều nhất. Ngày nay nuôi trồng thuỷ sản đã cung cấp được khoảng 27% tổng sản lượng hải sản trên thế giới nhưng chiếm gần 35% sản lượng thuỷ sản được dùng làm thực phẩm. Đối tượng thuỷ sản nuôi trồng rất phong phú, gồm đủ các chủng loại cá, nhuyễn thể, giáp xác và một số loài khác. Nuôi trồng thuỷ sản có quy mô rất khác nhau : Từ quy mô nhỏ gia đình gắn liền với hệ thống canh tác tổng hợp đến các trại nuôi chuyên công nghiệp hoá có quy mô lớn. Nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển ở tất cả các vùng trên thế giới, đặc biệt đã tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể cho các nước đang phát triển. Các nước này đã cung cấp khoảng 3/4 tổng sản lượng nuôi của thế giới. Cùng với đó việc gia tăng sản xuất thương mại toàn cầu cũng phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt là hàng hoá thuỷ sản tươi sống đang tăng nhanh. Sự bùng nổ dân số thế giới, cùng với hậu quả của quá trình công nghiệp hoá ngày càng thu hẹp đất canh tác của nông nghiệp cộng với sự diễn biến phức tập của thiên nhiên, môi trường tới sản xuất nông nghiệp làm cho lương thực, thực phẩm sẽ luôn là mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới và quá trình trao đổi buôn bán hàng hoá, lương thực, thực phẩm trên toàn cầu ngày càng rộng rãi trong đó thuỷ sản chiếm một vị trí quan trọng. Trong điều kiện đó sản phẩm thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng để giải quyết nguồn dinh dưỡng thực phẩm cho nhân loại, phạm vi và khối lượng giao lưu của các mặt hàng này trên thế giới ngày càng tăng và sẽ tiếp tục tăng với sự đa dạng của nó. Như vậy phát triển sản xuất thuỷ sản ở những nơi có điều kiện không chỉ còn đơn thuần là đòi hỏi cấp bách và lâu dài cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm, không đơn thuần mang ý nghĩa nhân đạo nữa. Ngành sản xuất này đang và nhiều hứa hẹn có thể trở thành ngành sản xuất kinh doanh có lãi cao với xu thế ổn định lâu dài trên thị trờng thế giới. Đó là tiền đề quan trọng bậc nhất của sự phát triển sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong những xuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ngành thuỷ sản ở nước ta .
2.2.1.Những điểm mạnh
Hiện nay ở nước ta đang có những điều kiện thuận lợi rất cơ bản để phát triển ngành thuỷ sản, nhất là nuôi trồng thuỷ sản.
Đảng và nhà nước rất quan tâm, các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của bước đi đầu tiên là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn
Coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn
coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất.
Coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông nghệp và làm muối kém hiệu quả hơn sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đối và phát triển ngành thuỷ sản trong toàn quốc : chương trình phát triển chế biến và xuất khẩu thuỷ sản - 1998 ; chơng trình nuôi trồng và phát triển thuỷ sản -1999 ; hỗ trợ phát triển giống thuỷ sản các dự án phát triển nuôi tôm nông nghiệp ; các dự án phát triển nuôi biển.
Ngành thuỷ sản đã có một thời gian dài chuyển sang cơ chế kinh mới ( khoảng 20 năm ) hướng sang thị trường có sự quản lý của nhà nước đã có sự cọ sát với kinh tế thị trường và đã tạo ra đợc nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả các lĩnh vực từ khai thác, chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cũng đã tăng đáng kể. Bờ biển Việt Nam với chiều dài 3260 km kéo dài từ bắc tới nam trải dài hơn 13 vĩ độ với khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện tựn nhiên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam đã tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vào tháng 5 năm 1997. Theo tuyên bố này một vùng nước gồm vùng nước nội thuỷ, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế với tổng diện tích khoảng 1 triệu km2 đã được xác định thuộc hải phận quốc gia Việt Nam. Vùng đặc quyền kinh tế có khoảng hơn 2000 loài sinh vật biển trong đó có hơn 100 loài tôm biển 53 loài mực, 650 loài rong biển, 12 loài rắn biển... Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản quý hiếm khác như : yến sào, sò huyết ... Hàng năm cung cấp khoảng 1,7 triệu tấn hải sản các loại. Ước tính tổng trữ lợng thuỷ sản từ các nguồn từ ngoài biển trong vùng nước thuộc quyền tài phán của Việt Nam khoảng 3-3,5 triệu tấn và tổng khối lợng có thể đánh bắt vào khoảng 1,2-1,5 triệu tấn/năm
Về môi trờng, nếu biết tận dụng diện tích mặt nước của các ao, vịnh, vùng đất nhiễm mặn ven biển và hoang hoá cao triều để mở rộng thêm diện tích nuôi, kết hợp với đầu tư chuyển đổi công nghệ, nâng cao năng xuất nuôi trồng thì tới năm 2005 ta hoàn toàn có khả năng thu được trên 1 triệu tấn hải sản nuôi trong đó có nhiều loài có giá trị thương phẩm cao. Nhìn chung có thể phát triển thuỷ sản khắp nơi trên toàn đất nước vì ở mỗi vùng đều có những tiềm năng đặc thù và sản phẩm đặc sắc riêng. Tuy nhiên Việt Nam có một số vùng sinh thái đất thấp đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và sông cửu long có thể tiến hành các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao giá thành hạ mà các hệ thống canh tác khác không thể có được những lơi thế cạnh tranh đó. Lợi thế này đặc biệt phát huy trong cạnh tranh với hệ thống nuôi công nghiệp khi giá cả thuỷ sản trên thị trường thế giới ở mức thấp, nhất là với mặt hàng tôm.
Việt Nam chưa thực sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp nên còn nhiều tiềm năng đất đai để phát triển. Chúng ta còn nhiều tiềm năng các vùng biển để nuôi mà không ảnh hưởng đến môi trờng sinh thái. Việc đa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra triển vọng phát triển mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản khác theo phương thức nuôi công nghệp, nhất là đối với vùng duyên hải dọc theo bờ biển miền trung. Khả năng này vừa mang ý nghĩa đẩy nhanh tốc độ phát triển nuôi trồng thuỷ sản, thâm canh, sử dụng những tài nguyên xưa nay bỏ phí vừa có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm cải tạo và bảo vệ môi trường vùng ven biển.
Chúng ta có nhiều lao động và nguồn nhân lực còn ít được đào tạo sẽ thích hợp cho những lợi thế khởi điểm mang tính tĩnh sử dụng để phát triển, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Tất nhiên trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh những lợi thế so sánh động ( và thường những lợi thế ấy chúng ta phải tạo ra như lợi thế về công nghệ cao, lợi thế về kỹ thuật yểm trợ vv...)
2.2.2. Những điểm yếu
Việc khai thai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam mặc dù có nhiều thuận lợi song cũng gặp phải không ít khó khăn
khó khăn : Tại một số địa phương còn chưa quy hoạch tổng thể còn một số địa phương còn chưa quy hoạch chi tiết ở nhiều vùng nuôi đặc biệt là những vùng chuyển đổi và ở các eo, vịnh có thể nuôi thuỷ sản bằng lồng, bè để cân bằng sinh thái tránh tác động tiêu cực của việc nuôi trồng thuỷ sản đến môi trường nói chung cũng như tránh các ảnh hưởng sấu của việc canh tác lúa và tôm
Những đòi hỏi ngày càng chặt chẽ về chất lượng thuỷ sản của các nước nhập khẩu thuỷ sản và xu thế hội nhập quốc tế với việc rỡ bỏ hàng dào thuế quan sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước trong khi công nghệ nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam còn lạc hậu so với các nước cạnh tranh với ta .
Tuy lợi ích của nghề nuôi trồng thuỷ sản nhất là nuôi tôm nước lợ và nuôi thuỷ sản ở biển là lớn song nhu cầu đầu tư cho nuôi, hệ thống dịch vụ hậu cần để phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa theo kịp với tốc độ phát triển của phong trào. Công tác kiểm dịch nhiều nơi còn mang tính chất thủ tục hành chính. Thức ăn và thuốc phòng trị bệnh cho nuôi tôm, cá không cung cấp đủ chưa đủ sức cạnh tranh với thức ăn và thuốc bên ngoài. Việc dùng thức ăn công nghiệp nuôi cá còn hạn chế vì giá thành cao.
Khó khăn trong việc nuôi trồng nói chung và nhất là nuôi tôm, nuôi biển là rất lớn. Kỹ thuật nuôi phức tạp trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, khả năng xuất hiện thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng rất lớn. Bộ máy ngành thuỷ sản ( đặc biệt là hệ thống quản lý nuôi trồng thuỷ sản và khuyến ngư ) cả về tổ chức lực lượng cán bộ chưa đáp ứng kịp thời nghề phát triển nuôi trồng thuỷ sản ngày càng lớn trong phạm vi cả nước và các địa phương
Quy hoạch cho tất cả các vùng nuôi trồng thuỷ sản triển khai không đồng bộ, chậm và còn nhiều lúng túng. Công tác quy hoạch cho nuôi chưa được cụ thể hoá, sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp và thuỷ sản chưa nhiều. Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và cho nuôi biển nhìn chung còn hạn chế thiếu sự tập trung trong phát triển. Việc đầu tư ở nhiều địa phương còn mang tính chất dàn trải, chia phần. Cơ chế đầu tư vào một số chính sách khác cần tiếp tục được hoàn thiện. Việc giao đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cho người nuôi còn có những điểm chưa hợp lý
Hệ thống thuỷ lợi trước đây đã phát huy hiệu quả tốt nhưng sau khi chuyển đổi thì hệ thống này chưa đáp ứng đủ yêu cầu cấp, thoát nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản
Hệ thống sản xuất tôm giống chưa được quy hoạch hợp lý, việc giải quyết tôm bố mẹ cho sản xuất tôm giống còn thụ động chủ yếu dựa và thiên nhiên, chưa có giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề tôm bố mẹ để đảm bảo chất lượng, số lượng, thời vụ cho sản xuất. Công tác kiểm dịch, kiểm tra giống còn nhiều bất cập. Cha kiểm dịch được các giống sạch bệnh nhất là các giống nuôi biển có giá trị kinh tế cao; còn thiếu công nghệ quản lý môi trường theo hướng bền vững; vấn đề phòng và trị bệnh cho vật nuôi và nhất là công nghệ sản xuất các loại thuỷ sản có giá trị cao, công nghệ thâm canh hiệu quả và bền vững .
Công tác nghiên cứu về giống cho nuôi biển và các thuỷ đặc sản nước ngọt tiến bộ rất chậm. Nhiều đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao nhưng hầu như con giống của chúng chưa sản xuất được. Giống phục vụ nuôi thương phẩm chủ yếu được thu vớt ngoài thiên nhiên hoặc nhập từ nước ngoài
Công nghệ nuôi biển gần đây mới được quan tâm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu chưa đấp ứng được yêu cầu thực tiễn. Các khâu kỹ thuật then chốt như sản xuất giống nhân tạo, công nghệ nuôi năng xuất cao, hiệu quả ổn định, công nghệ sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển, công nghệ phòng trừ dịch bệnh, công nghệ bảo quản vận chuyển sống... và những vấn đề bức xúc khác .
Những hạn chế trong công tác bao tiêu sản phẩm : Sản phẩm của thuỷ sản chủ yếu được dùng cho chế biến thức phẩm do vậy công tác thu mua bao tiêu sản phảm phải được thu mua đúng thời điểm sao cho đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhất. Sản phẩm của thuỷ sản không giống như sản phẩm của ngành nông nghiệp có thể thu hoạch, dự trữ và chế biến dần mà nó đòi hỏi phải thu hoạch đúng thời vụ do vậy khối lượng sản phẩm đến kỳ thu hoạch rất lớn trong khi hệ thống bảo quản, ướp lạnh, sơ chế của ta còn rất lạc hậu. Mặt khác công tác thu mua sản phẩm vẫn còn nhiều bất cập. Thông tin về giá cả, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá cha đến hết tất cả ngư dân. Trong thời gian qua sản phẩm của ta chủ yếu được xuất dưới dạng sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế do vậy giá trị kinh tế đem lại không cao. Khoa học công nghệ đầu tư cho công tác chế biến chưa nhiều, vấn đề vệ sinh thực phẩm chỉ trong thời gian gần đây mới được trú trọng quan tâm do vậy đã hạn chế rất nhiều trong việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là sau khi một loạt các nước nhập khẩu hàng thuỷ sản của ta đặc biệt là EU đưa ra tiêu chuẩn vệ sinh cho hàng thuỷ sản nhập khẩu. Bài học này cũng đã sảy ra với một loạt các nước xuất khẩu thịt bò hay thịt gà ... trong khi đó Việt Nam đã biết nhưng không chú ý. Một điểm yếu khác nữa của việc bao tiêu sản phẩm thuỷ sản Việt Nam là chỉ chú ý đến cá thị trường truyền thống trong khi một loạt các thị trường khác đều có thể trở thành thị trường tiềm năng của ta. Ta chưa tổ chức được các hoạt động quảng bá sản phẩm thuỷ sản Việt Nam tại nước ngoài do vậy nhiều khách hàng dùng sản phẩm của ta nhưng lại nghĩ đó là sản phẩm của một nước uy tín nào đó. Thương hiệu cũng là một vấn đề thời sự đối với nền kinh tế nước ta thời gian qua, không chỉ riêng ngành thuỷ sản chịu thiệt hại mà một loạt các ngành khác cũng chịu kết quả tương tự. Hội nhập kinh tế mở ra khả năng bao tiêu sản phẩm của ta rất lớn, hội nhập thúc đẩy kinh tế phát triển trong khi đó các diều kiện chuẩn bị cho tham gia vào thương mại quốc tế của ta chưa tốt như phương tiện máy móc thiết bị thông tin phục vụ, kỹ năng đàm phán ...Ta vẫn còn bỡ ngỡ trong việc tham gia ký kết các hợp đồng, chưa có sự tìm hiểu rõ đối trong khi đối tác lại hiểu rất rõ về ta do vậy đôi khi bỏ lỡ rất nhiều hợp đồng
2.2.3. Những cơ hội
Trong 10 năm trở lại đây xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tăng mạnh, và đạt bình quân 15-18%/ năm là một trong 3 ngành đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nếu năm 1991 thu được 278,8 triệu USD thì năm 2000 lên 1,4 tỷ USD ( tăng gần 5 lần ) năm 2001 đạt 1,75 tỷ USD ( tăng gấp 6,3 lần năm 1991 ) và năm 2003 đạt 2tỷ USD. Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt trên 60 nước được FAO xếp thứ 18 về sản lượng thuỷ sản, thứ 26 về xuất khẩu thuỷ sản .
Qua kết quả xuất ngoại nhiều năm với những bài học kinh nghiệm đã có, vậy để đạt được mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2003, đạt 4-5 tỷ vào năm 2010 thì vấn đề sống còn là thị trường, chất lượng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP.
Thị trường xuất khẩu thuỷ sản đa dạng, phức tạp có đểm tương đồng là vệ sinh công nghiệp, chất lượng sản phẩm nhưng lại có tính riêng biệt .
Nhật Bản : Là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới mỗi năm bình quân 13-15 tỷ USD. Việt Nam có thị phần ở đây xấp xỉ 30%. Do tập quán tiêu dùng, nhu cầu và điều kiện thu nhập của người dân Nhật cao nên các doanh nghiệp Việt Nam luôn coi đây là thị trường truyền thống mở rộng, giàu tiềm năng. Với giá trị đã xuất vào thị trường Nhật, năm 2000 là 480 triệu USD, năm 2001 là 680 triệu USD và năm 2002 là 730 triệu USD thì chưa phải tiềm năng của thị trường đã co lại
Mỹ : Là thị trường luôn sôi động và hấp dẫn về nhu cầu, số lượng chủng loại, chất lượng và giá cả vì thế đã thu hút hơn 130 nước xuất khẩu vào thị trường mỹ đặc biệt là châu á trong đó có Việt Nam. Mỹ mỗi năm bình quân nhập 10 tỷ USD hàng thuỷ sản Việt Nam. Việt Nam tuy tham gia vào thị trường này có chậm nhưng đã vươn lên hàng thứ 8 trong số các nhà cung cấp tôm hàng đầu cho thị trường Mỹ. Điều cần phải chú ý cho thị trường này là yêu cầu chất lượng an toàn nhưng giá lại cao hơn các thị trường khác. Và năm qua Mỹ đã “qua mặt” Nhật trở thành thị trường tiêu thụ tôm cá đông lạnh lớn nhất Việt Nam. Dự kiến thị phần ở đây sẽ đạt 27-30%
Thị trường EU: EU luôn là thị trường rộng lớn đầy tiềm năng hấp dẫn không chỉ đối với Việt Nam mà còn là mục tiêu phải tiếp cận bằng được của tất cả các nước Châu á. Do những nguyên nhân, những quy định của khối này nên Bộ Thuỷ Sản cho rằng, đây là thị khó tăng cao và nhanh nhưng ổn định của Việt Nam, có thể coi là đối trọng mỗi khi có biến động tại thị trường Mỹ, Nhật. Một điều rất thuận lợi cho Việt Nam là cuối tháng 11-2001 EU đã nâng thuỷ sản Việt Nam nên danh sách số 1, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hàng thuỷ sản Việt Nam do 68 doanh nghiệp được EU công nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường này sẽ vào được tất cả các nước trong khối. Nhưng mỗi nước lại có đặc điểm riêng và những thị trường này đòi hỏi vê mặt chất lượng, độ an toàn thực phẩm cao còn khắt khe hơn cả thị trường Mỹ. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu, hết sức quan tâm tới đến khía cạnh này.
Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc có 1,3 tỷ dân với những yêu cầu đa dạng từ thấp đến cao về mặt hàng thuỷ sản, đó là điều kiện để các hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này dễ hơn thị trường EU. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vao thị trường Trung Quốc đạt 107 triệu USD, năm 2000 lên 223 triệu USD và năm 2001 lên 270 triệu USD tăng gấp 2,65 lần năm 1998. Năm 1998 có 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Trung Quốc thì năm 2000-2001 lên đến gần 100 doanh nghiệp. Dự kiến thị trường này và cả Hồng Kông sẽ có thị phần khoảng 23-25%. Điều quan tâm ở thị trường này là phải bình tĩnh, nhẫn lại trong đàm phán; chắc chắn chặt chẽ trong thanh toán.
Để có gíây thông hành vào Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản hàng thuỷ sản các nước phải đạt tiêu chuẩn HACCP. Năm 1987 viện Hàn Lâm khoa học Mỹ đã chính thức công nhận tiêu chuẩn HACCP làm tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm tra chất lượng thực phẩm và được quốc hội Mỹ thông qua. Liên hợp quốc cũng đã chọn HACCP làm tiêu chuẩn thanh tra thực phẩm quốc tế.
Việt Nam đã tiếp cận với tiêu chuẩn này cách đây 7 năm. Năm 1997 có 27 nhà máy đạt tiêu chuẩn HACCP, năm 2000 là 67 nhà máy và đến nay là trên 100 nhà máy. Gắn HACCP với đổi mới quy trình đông lạnh từ Block sang IQF. Vì đông lạnh Block thời gian đông là 4h đóng tảng khoảng 2kg, chất lượng sản phẩm không cao, giá thành sản phẩm thấp. Quy trình IQF là đông lạnh tức thời (390c) bảo đảm hương vị ban đầu của sản phẩm chất lượng cao. Ví dụ tôm loại 1 bóc lõn theo quy trình Block tốn 2,2 kg nguyên liệu cho 1kg thành phẩm, xuất 13-14 USD/1kg, nếu làm theo IQF có giá 20-22USD/1kg tốn 1,65kg nguyên liệu cho 1kg thành phẩm.
Như vậy thị trường tiêu thụ cho ngành thuỷ sản Việt Nam là rất lớn. Điều đó cũng có nghĩa ngành thuỷ sản có thể mở rộng quy mô sản xuất của mình, mặt khác cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
2.2.4.Những nguy cơ
Tuy nhiên để phát triển ngành thuỷ sản một cách bền vững và có hiệu quả cũng cần phải nhận thức rõ những thách thức đặt ra trước ngành đó. Quá dư thừa lao động ở những vùng ven biển, nguồn nhân lực còn ít được đào tạo, cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép lớn nhất cả về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái đối với nghề khai thác hải sản. Cơ sở hạ tầng yếu, chưa đồng bộ cùng với công nghệ lạc hậu trong khai thác nuôi trồng chế biến dẫn đến năng xuất và hiệu quả thấp. Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt Nam nhìn chung còn rất lạc hậu so với các nước cạnh tranh với ta.
Những đòi hỏi rất cao và ngày càng chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh và chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu
Sự hội nhập quốc tế với việc dỡ bỏ hàng dào thuế quan, sự gia tăng dần vị thế của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với nhiều phương thức khác nhau phải đương đầu trên thị trường thế giới và ngay cả trên thị trường Việt Nam với các nước khác.
Môi trường phát triển thuỷ sản là môi trường hết sức nhạy cảm, linh hoạt việc phát triển khai thác và nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch và không chú ý đảm bảo điều kiện an toàn sinh thái và an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng có tính chất lâu dài về môi trường xã hội và thị trường
Theo đánh giá chung xuất khẩu thuỷ sản năm 2003 vẫn còn nhiều thách thức. Trước hết với những gì đang diễn ra sau vụ kiện chống phá giá tại mỹ cho thấy chắc chắn CFA sẽ không từ bỏ thủ đoạn nào để cản trở cá Tra, cá BaSa và thị trường này. Với việc không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, Mỹ sẽ coi đây là cơ sở để ấn định giá tính thuế theo giá bán tại thị trường một nước thứ ba hoặc tạo sức ép bằng cách ấn định mức thuế bổ xung 20-30% so với đề nghị ban đầu là 191%.
Mặt khác việc EU việc bãi bỏ kiểm tra lượng kháng sinh 100% lô hàng xuất khẩu của Việt Nam không có nghĩa là các doanh nghiệp có thể hài lòng với kết quả đã đạt được. Các thanh tra thú y EU sẽ tiếp tục kiểm tra tăng cường nếu xét thấy nguy cơ đe doạ sức khoẻ người tiêu dùng. Do vậy các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra ngăn chặn tận gốc việc sử dụng các chất kháng sinh vào trong việc nuôi trồng và đảm bảo sản phẩm thuỷ sản. Vấn đề quy hoạch, xác định đánh mã số vùng nuôi an toàn phải nhanh chóng được thực hiện để có thể truy nguyên nguồn hàng khi cần thiết. Với khả năng vợt qua thử thách khắc nghiệt như năm qua và một số giải pháp đưa ra chúng ta tin tưởng rằng ngành thuỷ sản tiếp tục giữ vững nhịp độ phát triển, đạt mục tiêu 2,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2003.
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhưng việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên đã làm thay đổi lớn đến môi trường sống của trái đất. Nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt và biến mất trong thời gian tới
Sản lượng hải sản khai thác hàng năm mới bằng 75-80% khả năng cho phép song ở một số vùng biển có độ sâu nhỏ hơn 30m nước ( khu vực khai thác chính hiện nay ) đã vượt qua giới hạn cho phép từ 10-12%
Tỷ lệ hải sản chưa trưởng thành khai thác được trong một mẻ lới chiếm 25-40% sản lượng khai thác ( trong khi tỷ lệ cho phép là 15% )
Năng xuất một số nghề khai thác hải sản ( vây, mành, đèn, chà, vó kết hợp với ánh sáng vv...) giảm từ 30-60% so với trước năm 1996
Nguồn hải sản nước ngọt tự nhiên ở các thuỷ vực thuộc các tỉnh phía bắc và miền trung hầu như cạn kiệt, đối với nam bộ sản lượng khai thác được hàng năm đạt chỉ bằng 50% so với trước năm 1995.
Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp khoảng 40-45% so với trước 1954
Tỷ lệ rạn san hô giàu giảm từ 38% xuống còn 5-7%
Ô nhiễm môi trường biển và ven biển nhiều thông số vợt quá giới hạn cho phép từ 2-2,5 lần
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.3.1.. Thuỷ sản trong tiến trình hội nhập
2.3.1.1.Định hướng cơ bản :
Quán triệt đường lối phát triển kinh tế xã hội của đảng trên tinh thần tiếp tục và đẩy nhanh công cuộc đổi mới của đất nước để góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra, đảm bảo cho ngành thuỷ sản có thể hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới, ý thức được yêu cầu gắn kết phát triển sản xuất đa dạng với bảo vệ chủ quyền vùng biển và an ninh quốc phòng, ngành thuỷ sản sẽ phát triển theo những quan điểm định hướng sau :
Ngành thuỷ sản nước ta trong 15-20 năm nữa vẫn lấy xuất khẩu là động lực phát triển, coi xuất khẩu là hướng phát triển và ưu tiên số một, lấy thị trường các nước có nền kinh tế phát triển cao ( bắc mỹ, nhật bản, EU ) và Trung Quốc ( bao gồm cả Hồng Kông ) là thị trường chính coi thị trường trong nước là thị trường phát triển đầy tiềm năng với những đòi hỏi ngày càng cao về sự phong phú và chất lượng .
Coi phát triển kinh tế thuỷ sản là một trong những hướng đi chủ đạo của nền kinh tế biển và ven biển, là một trong những định hướng và nhiều triển vọng nhất của việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nhằm phát triển kinh tế xã hội cải thiện đời sống của cư dân và thay đổi bộ mặt nông thôn đặc biệt là những vùng ven biển theo hướng CNH, HĐH trong tiềm lực an ninh quốc phòng.
Phát triển kinh tế thuỷ sản phải dựa trên cơ sở hiệu quả và bền vững. Hiệu là động lực và là thước đo cho sự phát triển. Hiệu quả được thể hiện ở mức độ lợi nhuận và tổng thu nhập trên một đơn vị đất đai canh tác thuỷ sản và trên một đồng vốn đầu tư, năng xuất lao động tính bằng giá trị. Sự bền vững được xem xét toàn diện trên mọi phương diện kinh tế ( giữ được hiệu quả kinh tế nâu dài ); môi trường ( phù hợp với các điều kiện sinh thái không gây ô nhiễm môi trường, không làm suy thoái các nguồn lợi tự nhiên ); và xã hội ( không gây mâu thuẫn và tranh chấp phải được đại bộ phận nhân dân đồng tình ); kinh tế xã hội ( thu hút chuyển giao công nghệ và vốn đầu tư nước ngoài, đời sống vật chất tinh thần của dân cư ngày một được cải thiện hơn ... )
Ngành kinh tế thuỷ sản chỉ có thể phát triển hiệu quả có khả năng cạnh tranh cao và bền vững trên cơ sở thực thi các chính sách đầu tư và quản lý đúng đắn, phù hợp với đặc điểm tính chất đặc thù của ngành đồng thời phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý của nhà nước kết hợp với tính tích cực và sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân mọi thành phần kinh tế tham gia vào ngành thuỷ sản. Mọi chính sách và chiến lược phát triển của ngành đều xuất phát từ những đánh giá về lợi thế so sánh và tiềm năng của đất nước .
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút mọi thành phần kinh tế trong đó lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo cho quá trình phát triển kinh tế, kinh tế tư nhân và hợp tác là lực lượng cơ bản áp dụng những công nghệ phù hợp với quan hệ sản xuất ấy, nhằm tạo nhiều việc làm tăng thu nhập cho ngư dân và cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm ngèo của đất nước .
Chuyển đổi kinh tế nghề cá trong mọi lĩnh vực : khai thác, nuôi trồng, dịch vụ mạnh hơn nữa theo định hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá tập trung thuận lợi chế biến tiêu thụ xuất khẩu và nội địa công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành thuỷ sản .
Để tiến tới một nghề cá hiện đại cần phát triển thuỷ sản việt nam theo hướng kết hợp kế hoạch hoá với thị trường, kết hợp giữa sự phát triển phù hợp với đặc thù sinh thái và kinh tế xã hội của các vùng các địa phương trên cơ sở lợi ích toàn cục trong các chương trình thống nhất .
Kết hợp tăng cường quản lý nghề cá theo những chiến lược quốc gia thống nhất với việc phi tập trung hoá việc quản lý nghề cá nhằm gắn bó chặt chẽ giữa ngư dân, người nuôi trồng họ là những người trực tiếp hưởng lợi những hành động quản lý, biến họ trở thành những người chủ thực sự, có đầy đủ quyền lực và nghĩa vụ đối với tài nguyên và nguồn lợi thuỷ sản .
Hội nhập với nghề cá quốc tế và khu vực là định hướng tất yếu. Mọi luật lệ quy định và cách hành sử của nghề cá nước ta phải phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế; mọi điều kiện cho sản xuất kinh doanh như môi trường cho sản xuất kinh doanh của các ngành, các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm... phải được cải thiện cho phù đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của các thị trường .
2.3.1.2. Những mục tiêu chiến lược:
Mục tiêu chiến lược vĩ mô quan trọng nhất là huy động tổng hợp mọi tiềm năng để có thể phát triển ngành thuỷ sản đóng góp có hiệu quả vào nền kinh tế quốc dân và nâng cao các điều kiện kinh tế xã hội của ngư dân, cụ thể là :
Không ngừng tăng cường đóng góp của ngành thuỷ sản vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước bằng cách tăng cường xuất khẩu gia tăng thu nhập ngoại tệ và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập, mức sống của dân cư sống dựa vào nghề cá. Trên cơ sở phát triển kinh tế biển và các vùng ven biển, hải đảo góp phần tích cực và thiết thực vào sự nghiệp bảo vệ an ninh chủ quyền của đất nước .
Đóng góp tích cực và bảo đảm an ninh thực phẩm quốc gia, nâng cao mức dinh dưỡng của nhân dân bằng cách góp phần tăng mức sản phẩm thuỷ sản cho các thị trường trong nước và tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể tiếp cận với mọi loại thực phẩm thuỷ sản .
Đưa ngành thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế được CNH, HĐH có luận cứ khoa học chắc chắn cho phát triển và ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến và thích hợp, không những tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất hay những lợi thế so sánh mà còn góp phần đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước .
Xây dựng một ngành thuỷ sản được quản lý tốt nhằm đạt được một sự phát triển ổn định, bền vững cho hiện nay và cho tương lai. Nguồn lợi hải sản tự nhiên của Việt Nam đã bị khai thác quá mức đối với vùng ven và gần bờ, nhưng sự phát triển này cũng chỉ có giới hạn do tính hiệu quả không cao. Do vậy phương án lựa chọn là chỉ giữ sản lượng khai thác của nứơc ta ổn định ở mức 1.200.000-1.400.000 tấn với việc giảm dần khai thác các vùng ven bờ và gần bờ đồng thời khai thác các vùng xa bờ để bù đắp số lượng bị suy giảm do hạn chế gần việc khai thác gần bờ .
Nuôi thuỷ sản sẽ trở thành ngành sản xuất ngyêu liệu chủ yếu và sản lượng của ngành nuôi khải vươn lên chiếm khoảng 60% sản lượng thuỷ sản trong tương lai. Những chỉ tiêu hướng tới của ngành thuỷ sản đến 2010 được hoạch định theo hướng sau:
+Không tăng sản lượng khai thác nhiều trong thời kỳ 2000-2010 giữ mức giao động chung quanh 1.440.000 tấn/ năm ( ở đây chỉ tính riêng cho khai thác tôm, cá, mực ) tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thuỷ sản từ 10-13%/ năm
+Kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ trung bình khoảng 10-15%/ năm trong đó giai đoạn 2000-2005 tăng 12-15%/ năm, giai đoạn 2005-2010 là 10-12%/ năm giá trị xuất khẩu tương ứng là 3,0-3,5 tỷ USD năm 2005 và 4,5-5 tỷ USD năm 2010
+Số lao động trực tiếp và phục vụ nghề cá tăng trung bình 2-3%/ năm; 3.500.000 lao động năm 2000 ; 4.200.000 lao động năm 2005 và 4.700.000 lao động năm 2010 trong đó lao động nuôi trồng và chế biến thuỷ sản tăng gấp 2 lần so với năm 2000, lao động khai thác giảm nhẹ .
2.3.1.3. Hội nhập mở rộng hợp tác quốc tế năm 2003:
Triển khai chương trình về hội nhập kinh tế ban hành theo quyết định số 998/QĐ- BTS, ngày 13/12/2002 của bộ trưởng bộ thuỷ sản. Tiếp tục mở rộng hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế. Đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế, tranh thủ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thu hút vốn đầu tư, giải quyết các vấn đề đảm bảo cho xúc tiến thương mại và bảo vệ thuỷ sản xuất khẩu việt nam trên thị trường thế giới
Tập chung chỉ đạo để sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài, các tổ chức quốc tế và khu vực qua thực hiện các dự án song phương và đa phương có sử dụng vốn ODA và viện trợ phát triển. Khai thác các nội dung hiệp định ghi nhớ đã ký với các nước thời gian qua tạo môi trường hợp tác hữu nghị nâng cao thêm năng lực phát triển cho nghề cá, giải quyết khó khăn cho ngư dân thực hiện cam kết quốc tế
Chuẩn bị tổ chức hội nghị APEC về nhóm cộng tác nghề cá và bảo tồn nguồn lợi biển. Tham gia tích cực các sinh hoạt của tổ chức quốc tế FAO, SADEC, NACA, ICNARM trình chính phủ để tham gia các tổ chức khác có ý nghĩa cho hội nhập và phát triển của ngành như INFOFISH
So với năm 2002, nhiệm vụ của năm 2003 nặng lề hơn, quyết liệt hơn trong chỉ đạo điều hành. Từ các kinh nghiệm bài học rút ra từ kết quả cũng như hạn chế yếu kém năm qua đổi mới hơn cung cách làm việc tìm các mũi đột phá là hướng ưu tiên vừa là giải pháp chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ và chỉ tiêu đề ra và có thể ưu tiên 5 mũi công việc sau cho chỉ đạo điều hành của bộ cho sự lỗ lực của các sở thuỷ sản các đơn vị sự nghiệp các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ng nghiệp lấy cải cách hành chính là trong tâm bảo đảm chỉ đạo điều hành thông suốt gắn với việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như tổ chức bộ máy các đơn vị cùng với mạnh dạn phân cấp cho các địa phương, bước đầu tạo ra một cung cách quản lý cho toàn ngành .
Ưu tiên dứt điểm việc xây dựng quy hoach tổng thể cùng các địa phương xây dựng quy hoach chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tham gia của thuỷ sản để tổ chức lại sản xuất kinh doanh từng lĩnh vực trên từng địa bàn có vốn đầu tư rõ, xác định sự hỗ trợ cần thiết của nhà nớc tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực khai thác hải sản
Giống cho nuôi trồng hải sản ( tiến tới cho tái tạo nguồn lợi ) cần có chiến lược đến năm 2010 để không thua kém các nước xung quanh, bảo đảm vững chắc cho nguồn nuôi trồng thuỷ sản . Năm 2003 cần có bước khởi sắc rõ ràng và định ra bước đi cho chiến lược này.
Có kế hoạh nhanh chóng mở rộng các hoạt động an toàn về vệ sinh từ khuôn khổ các nhà máy ra các vùng mới tàu thuyền khai thác bến cảng và mọi nơi , mọi khâu trong ngành với trách nhiệm đầy đủ của chính quyền bộ máy chuyên môn, ngư dân và doanh nghiệp. Trước mắt trong năm 2003 áp dụng các quy phạm thực tế nuôi tốt ( GAP ) trong nuôi trồng thuỷ sản có bước tiến rõ rệt trong bảo đảm nuôi tôm sạch bệnh an toàn về dư lượng kháng sinh và hoá chất
Triển khai mạnh dạn và trách nhiệm hơn nữa sắp xếp đổi mới doanh nhiệp nhà nước có đề án thực hiện các nghị quyết trung ương về phát triển kinh tế tập thể và phát triển kinh tế tư nhân để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh bảo đảm đầy đủ cho sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo
* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu năm 2002
Tổng sản lượng thuỷ sản : 2.410.000 tấn bằng 104,82 % kế hoạh và tăng 5,4 % so với thực hiện năm 2001 trong đó :
Sản lượng khai thác 1.434.800 tấn đạt 106,28 % kế hoạch và tăng 2,80 % so với thực hiện năm 2001
Sản lựợng nuôi trồng và khai thác nội địa 976.100 tấn đạt 102,78 % kế hoạch và tăng 9,47 % so với thực hiện năm 2001
2. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản : 2, 021 triệu USD bằng 100,7 % kế hoạch năm và tăng 13,31 % so với thực hiện năm 2001
3. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản : 955.000 ha đạt 101,59 % kế hoạch năm và tăng 7,6 % so với thực hiện năm 2001 trong đó diện tích nước ngọt là 425.000 ha, diện tích nước lợ là 530.000 ha
4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn ngành: 5.870 tỷ đồng tăng 17,8 % so với thực hiện năm 2001. Trong đó vốn ngân sách 485,2 tỷ đồng bằng 75,61 % so với năm 2001
5. Nộp ngân sách nhà nước 1.400 tỷ đồng tăng 3,7 % so với năm 2001
* Chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2003
Tổng sản lượng thuỷ sản : 2.940.000 tấn trong đó :
Sản lượng khai thác giữ ở mức ổn định 1.400.000 tấn
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 1.090.000 tấn tăng 1,6 % so với thực hiện năm 2002
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản : 2,25 - 2,3 Tỷ USD tăng 12-15 % so với thực hiện năm 2002
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.000.000 tăng 4,7 % so với thực hiện năm 2002 trong đó
- Diện tích nuôi mặn, lợ : 550.000 ha tăng 3,7 % so với thực hiện năm 2002
- Diện tích nuôi nước ngọt : 450.000 ha tăng 5,8 % so với thực hiện năm 2002
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản : 6.001.067 tỷ đồng trong đó :
- Trung ương quản lý : 525,974 tỷ đồng
- Địa phương quản lý : 5.475,093 tỷ đồng
Đào tạo, giáo dục
- Đại học tuyển mới : 400 ngời
- Trung học chuyên nghiệp : 1.560 ngời
- Đào tạo nghề dài hạn : 3.550 ngời
- Dạy nghề ngắn hạn : 8.000 ngời
- Bồi dưỡng công chức nhà nước : 150 ngời
Nộp ngân sách nhà nước : 1.800 tỷ đồng
2.3.2. Một số giải pháp cơ bản
Để duy trì và phát triển ngày càng nhiều các sản phẩm từ thuỷ sản có giá trị kinh tế cao cho thị trường trong nước và quốc tế, chống lại sự giảm sút nguồn lợi biển, tăng khả năng phục hồi tự nhiên của của các nguồn lợi nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển cao sẽ tiến hành các hoạt động sau
2.3.2.1. Khai thác hải sản:
Tiến hành quản lý quy hoạch phát triển nghề khai thác hải sản theo ngư trường và địa phương một cách hợp lý trên cơ sở bền vững của nguồn lợi và hiệu quả kinh tế
Tiến hành sắp xếp lại nghề cá ven bờ một cách hợp lý, phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản và các nghề khác trong cộng đồng dân cư
để chuyển một phần lao động đánh bắt sang hoạt động ở các lĩnh vực khác
Phân định rõ ràng các ng trường và mùa vụ khai thác. Quy hoạch quy mô khai thác cho từng địa phương. Quản lý chặt chẽ các ngư trường, nơi sinh sống, môi trường và các giống loài thuỷ, hải sản
Tiến hành xây dựng hệ thống và quy trình quản lý nghề cá với sự tham gia trực tiếp của các cộng động ngư dân
Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác, tăng cường sự hỗ trợ của nhà nước cho nghề cá thương mại
Tăng các hệ thống dự báo, cảnh báo, cứu hộ, bảo hiểm để làm được điều đó điều tra khảo sát xây dựng các hồ sơ về bãi cá, các vùng cư trú sinh trưởng nguồn lợi và mùa vụ khai thác thích hợp ở từng vùng biển từng thuỷ vực để làm căn cứ ra quyết định
Tăng cường năng lực hành chính và kế hoạch đồng thời giúp đỡ các địa phương quy hoạch và soạn thảo kế hoạch triển khai khai thác hợp lý và tăng cường quản lý nguồn lợi. Đi đôi với cơ cấu lại lực lượng khai thác ven bờ một cách hợp lý chuyển dần sang khai thác vùng biển ven bờ vừa khai thác vừa nuôi trồng . Để làm được điều đó sẽ phải sớm tính toán lại cơ cấu và cường độ nghề nghiệp hợp lý cho từng địa phương, từng ngư trường. Trước mắt hạn chế việc mở rộng quy mô nghề cá gần bờ. Hỗ trợ các khu bảo tồn biển, các bãi rạn nhân tạo, lắp đặt các thiết bị dụ cá, tạo các vùng cư trú chiến lược cho các giống loài thuỷ, hải sản. Đồng tiến hành sản xuất giống nhân tạo và thả một số loài ra vùng biển, khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng dân cư nuôi biển bằng mọi hình thức, giao cho các cộng đồng nhất định quyết định quyền khai thác và nghĩa vụ quản lý từng vùng bờ nhất định. Đồng thời quản lý vùng biển từ bờ ra 6 hải lý sẽ phát triển nghề cá xa bờ một cách thận trọng hợp lý trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. do vậy sẽ :
+Tăng cường nghiên cứu nguồn lợi để có thể đi đến quy định cụ thể, hợp lý việc phân bổ và khai thác hợp lý các nguồn lợi xa bờ thuộc tài phán quốc gia cho các địa phương và các ngư trường ngoài khơi trên cơ sở quy định hạn mức cường lực khai thác, chủng loại tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác cho mỗi địa phương
+Thường xuyên khảo sát đánh giá kinh tế tài chính toàn diện của nghề cá xa bờ. Tiến hành thường xuyên việc khảo sát kỹ thuật để lựa chọn những loại tàu thuyền thích hợp, công nghệ khai thác thích hợp cho nghề khơi. Không đóng tàu ồ ạt khi chưa xác định được rõ cơ cấu đội tàu và kỹ thuật công nghệ hợp lý để tránh lãng phí sửa chữa nâng cấp về sau
+Tăng cường hỗ trợ nhà nước cho các khu vực nghề cá thương mại tham gia vào phát triển nghề cá xa bờ vớ sự ưu đãi trong vay vốn, với các điều kiện thương mại và môi trường thuận lợi về đầu tư ( ưu đãi thuế, thủ tục đơn giản )
+Phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống bán buôn bán lẻ và tiếp thị tập trung. Chỉ xây dựng một số cảng tụ điểm có tính chất tập trung phục vụ đội tàu khai thác xa bờ. Các địa phương khác có thể đăng ký sử dụng cảng tại các tụ điểm lớn này .
2.3.2.2. Nuôi trồng thuỷ sản:
Lấy chiến lược phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản trong đó đặc biệt là nuôi biển, nuôi lợ phục vụ xuất khẩu làm định hướng chiến lược cơ bản nhất cho thời kỳ đến năm 2010 theo các chiến lược hành động đấy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản sau :
Phát triển mạnh ngành nuôi trồng hải sản ( nuôi biển ) và nước lợ với ưu tiên chiến lược nuôi phục vụ xuất khẩu nhất là nuôi tôm, cá biển, nhuyễn thể biển .
Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cho nuôi nước ngọt, ưu tiên lựa chọn các đối tượng nuôi cho năng xuất cao, dễ vận chuyển xa bờ và có khả năng chế biến. Phát triển mạnh công nghệ chế biến, bảo quản, vận chuyển và thương mại thuỷ sản nước ngọt
Phát triển công nghệ sinh học là ưu tiên hàng đầu để rút ngắn các khoảng cách về trình độ công nghệ, đặc biệt trong công nghệ sản xuất giống, thức ăn và phòng ngừa dịch bệnh. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên nguyên tác an toàn sinh thái
Để thực hiện các ý tưởng đó cần phải :
Đẩy nhanh quá trình quy hoạch xây dựng bản đồ thích nghi các hệ sinh thái cho nuôi trồng, khai thác thuỷ sản cho cả nước và cho từng vùng dựa trên cơ sở kỹ thuật viễn thám ( GPS ) và ( GIS ); phân lập và thiết kế các khu sản xuất giống, nuôi tôm và các loài cá biển tập trung. Nghiên cứu, nhập nhanh công nghệ sản xuất giống thức ăn và công nghệ nuôi biển ( tôm hùm, các loài có giá trị kinh tế cao ). Đẩy nhanh tốc độ cải tiến, nâng cao công nghệ nuôi tôm xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở hạ tầng, hậu cần và dịch vụ cho nghề nuôi tôm, cá biển. Tiếp tục nâng cao các công nghệ, hệ thống nuôi thuỷ sản kết hợp với canh tác nông nghiệp, nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển và nuôi thuỷ sản trong những vùng tập trung để tạo khối lượng hàng hoá lớn có thể tổ chức chế biến và thương mại thuận lợi. Thúc đẩy và hỗ trợ các doah nghiệp thương mại và tư nhân tham gia phát triển nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là nuôi công nghiệp, sản xuất giống, thức ăn, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản. Xây dựng hệ thống thể chế và thiết chế nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho nuôi trồng thuỷ sản phát triển ( khuyến ngư, giao đất, mặt nước ) củng cố và phát triển mạng lưới điện, trạm nghiên cứu, công nghệ và kỹ thuật nuôi một cách mạnh mẽ hơn
2.3.2.3.Chế biến và thương mại thuỷ sản:
Mở rộng mặt hàng và thị trường nhằm đa dạng hoá các mặt hàng chế biến cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu lấy đa dạng mặt hàng chế biến kích thích lại tính đa dạng của sản xuất nguyên liệu và tận dụng sản phẩm của khai thác, lấy chế biến làm cơ sở cho việc nâng cao giá trị các sản phẩm thuỷ sản. tăng cường năng lực nghiên cứu công nghệ tiếp thu công nghệ chế tiên tiến. Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có cả về cở hạ tầng và đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc tế và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhanh chóng có những chính sách ưu tiên và hỗ trợ nhằm cải biến mạng lưới chế biến, vận chuyển bán buôn bán lẻ hàng thuỷ sản trong thị trường nội địa. Duy trì và giữ vững thị trường truyền thống đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế để tạo thị trường mới, đặc biệt như các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU. Đặc biệt lưu ý mở rộng thị trường phía tây trung quốc, thị trường cá nổi nhỏ và cá nước ngọt châu phi. Phát triển một số trung tâm chế biến công nghệ cao để tái chế biến các hàng sơ chế trong mạng lưới các xí nghiệp chế biến nhỏ nằm rải rác ở các vùng nguyên liệu nhỏ
2.3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Lợi thế rồi rào về nguồn nhân lực có trình độ phổ thông cần được khai thác triệt để bằng việc đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ cho sự phát triển rộng rãi ở cả 3 loại vực nước : ngọt, lợ, biển trong phạm vi cả nước, đồng thời phát triển mọi hình thức chế biến ( truyền thống, thủ công, hiện đại ) để có thể thu hút nhiều nhân lực, nhất là các vùng nông thôn và ven biển vào sản xuất hàng thuỷ sản trực tiếp, góp phần giải quyết một phần sức ép về việc làm ở các vùng nông thôn
Lợi dụng tối đa lợi thế phát triển lan toả mà sự phát triển nuôi trồng và thơng mại thuỷ sản mang lại bằng việc phát huy nội lực trong việc sản xuất máy móc, thiết bị, vật liệu, vật tư kỹ thuật cũng như các dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho nghề cá hình thành một tổng thể công nghiệp hỗ trợ cho nghề cá như : đóng tàu, sửa chữa tàu, sản xuất vật liệu, lưới, ngư cụ, công nghệ sản xuất các thiết bị cho nuôi trồng thuỷ sản, các thiết bị phục vụ chế biến, bao bì và các nghành công nghiệp liên đới khác ở trong nước sẽ tạo ra sự phát triển công nghiệp ở trong nước và tạo ra nhiều cơ hội công ăn việc làm
Thiết kế cải hoán đội tàu đánh cá ngoài khơi hiện có theo hướng tăng cường trang thiết bị hàng hải và thiết bị điện lạnh, bảo quản, sơ chế được khi khai thác được ở trên tàu
Nhà nước giao việc quản lý các nghành công nghiệp bổ trợ và dịch vụ nghề cá cho bộ thuỷ sản quẩn lý để có chiến lược hành động chung và sản xuất theo yêu cầu trong mối quan hệ với thị trường nội địa. Phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ trong mọi thành phần kinh tế làm vệ tinh cho các công ty lớn trong sản xuất thiết bị chuyên dùng cho ngành thuỷ sản ở các địa phương
Phát triển mạnh các ngành chế biến, chế tác trong hệ thống thuỷ sản, tiến tới chuyên môn hoá sâu trong mọi lĩnh vực : khai thác, sản xuất giống, chế biến thức ăn nuôi trồng, sản xuất thiết bị, sản xuất ngư cụ ...Trên cơ sở chuyên môn hoá cao và sự phát triển của ngành đi tới xây dựng các khu sản xuất tập trung với những xí nghiệp vệ tinh và tổ hợp công nghiệp thuỷ sản .Tạo lập các trung tâm chuyên sản xuất giống quy mô lớn vừa để quản lý chất lượng vừa để hạ giá thành sản phẩm, chống lại sự ô nhiễm của môi trường. Tạo lập các khu nuôi thâm canh và công nghiệp cao đủ sức tạo những quả đấm lớn về sản phẩm xuất khẩu một số mặt hàng nào đó ( tôm, cá ) kể cả các sản phẩm nuôi lợ và nuôi ngọt
Tạo lập một số cảng cá lớn đủ sức hoạt động dịch vụ cho nghề cá xa bờ, nghề cá thương mại quy mô lớn, kết hợp phát triển ở đây một số trung tâm lớn về thương mại thuỷ sản ( chỉ nên xây dựng ở hải phòng, đà nẵng, khánh hoà, vũng tàu, mỹ tho ) xây dựng một số nhà máy lớn sản xuất thức ăn tôm cá . Xây dựng mới một số nhà máy hoặc liên kết với các công ty đóng tàu, đóng tàu và trang bị cho nghề cá ngoài khơi có quy mô lớn ( không đóng tàu cá ngoài khơi tràn lan như hiện nay ). Mở rộng các nhà máy sản xuất ngư cụ, các nhà máy sản xuất thiết bị phục vụ nuôi thuỷ sản
Phát triển các nhà máy cơ điện lạnh hiện nay đã có ở T.P HCM, thành một đầu mối chính cơ điện lạnh với các vệ tinh của nó ở các miền để phục vụ nghề cá, phát triển ở mỗi vùng một trung tâm lớn nhà máy sản xuất hàng thuỷ sản chất lượng cao phục vụ hàng xuất khẩu ( có thể đặt ở các cảng cá ngoài khơi lớn ), không đầu tư nâng cấp tràn lan. Khuyến khích đầu tư xây dựng một số xí nghiệp chế biến hàng thuỷ sản tiêu dùng nội địa
Cũng cần nói thêm rằng công nghệ đóng tàu cá và sản xuất các loại động cơ thuỷ, máy móc chế biến trở thành mắt xích quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá đất nước nếu được đầu tư phát triển vì nó tạo ra nhiều ngành công nghiệp khác : cơ khí, điện lạnh đóng tàu, trang bị hàng hải. Nếu đầu tư mạnh cho các ngành đánh bắt xa khơi bằng chính nội lực quốc gia vì dù sao ngành cá vẫn tồn tại lâu dài nếu chúng ta biết phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên không nhất thiết ngành cá phải đứng ra thành lập ngành đóng tàu cá riêng của mình mà liên kết với ngành đóng tàu thuỷ để lợi dụng công nghệ và vốn của họ. Ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam là một ngành công nghiệp phát triển đã khá mạnh
Tạo lập các vùng nuôi chuyên các đối tượng thâm canh cao và nuôi công nghiệp sẽ tạo điều kiện chuyên môn hoá các công nghệ và mặt bằng chế biến cho các siêu thị của các khu vực khác nhau của thị trường thế giới ( đủ lượng hàng đặc chủng cho các thị trường ) như thế sẽ làm mất dần tính sơ chế nguyên liệu và đa công nghiệp chế biến lên trình độ cao. Vì thế cần phải tập trung cho các vùng chuyên canh nuôi tôm lớn, chuyên canh nuôi cá Mú, cá Hồng, cá Tráp, cá Vược, cá Rô Phi nước lợ ... chuyên canh nuôi các loại thuỷ sản nước ngọt có quy mô lớn như cá Rô Phi, cá Tra, cá BaSa
2.3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực và tăng cường năng lực thể chế :
Tạo ra một lực lượng chất xám đông đảo trong ngành thuỷ sản đủ sức giải quyết các yêu cầu phát triển ngành và đủ năng lực tham gia vào phân công lao động quốc tế, tăng cường năng lực thể chế để có thể tiến hành có hiệu quả việc nghiên cứu và nâng cao công nghệ trong mọi lĩnh vực từ sản xuất tiêu dùng đến bảo vệ và phát triển các nguồn lợi thuỷ sản, vùng sinh thái ; từ các hệ thống sản xuất nguyên liệu đến chế biến, công nghệ thực phẩm và khoa học dinh dưỡng vv... Bao gồm cả khoa học kỹ thuật, công nghệ ( phần cứng ) và khoa học quản lý ( phần mềm ) . Phát triển đào tạo các kỹ năng sau đại học. Thu thập và phổ biến thông tin một cách nhanh chóng .
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trước tiên đó là lộ trình cắt, giảm thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng khi Việt Nam tham gia vào AFTA năm 2006. Việc phân tích những cơ hội, thách thức của quá trình hội nhập, cũng như xem xét những điểm mạnh, điểm yếu có một ý nghĩa rất lớn đói với sự phát triển kinh tế đất nước. Đối với ngành thuỷ sản mặc dù những năm qua ngành thu được rất nhiều kết quả khả quan, song để có thể phát triển bền vững cần có sự thay đổi sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Marketing
2. Tạp chí Thủy sản
3. Tạp chí thương mại
4. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu
5. Thời báo kinh tế Sài Gòn
6. Thời báo kinh tế Việt Nam
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33957.doc