Trong những năm vừa qua, Tổng cục Địa chính đã triển khai xây dựng qui hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và đã từng bước thực hiện xây dựng các mô hình thử nghiệm lập qui hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau đến năm 2010 nhằm hoàn thiện qui trình, nội dung và phương pháp lập qui hoạch sử dụng đất đai. Với sự nỗ lực của ngành, công tác lập qui hoạch sử dụng đất đai đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt đối với cấp huyện đã triển khai xây dựng được trên 20 mô hình qui hoạch sử dụng đất đai ở các khu vực đặc thù (Đồng bằng, miền núi, ven đô, khu công nghiệp, khu du lịch.) trên phạm vi cả nước Các mô hình này đã được nhân rộng ra 144 huyện.
Trong giai đoạn hiện nay công tác qui hoạch sử dụng đất đai ở các huyện đang được triển khai tương đối mạnh song các cấp các ngành cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác này để từng bước giải quyết những vấn đê bất cập trong việc sử dụng đất đưa đất đai vào sử dụng một cách khoa học tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời để phát huy quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Với tinh thần đó, đề tài “Cơ sở khoa học của qui hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000 - 2010” đã đi vào phân tích những vấn đề lý luận của qui hoạch sử dụng đất, thực trạng của nó trên một địa bàn cụ thể từ đó đưa ra các giải pháp để phương án qui hoạch đi vào thực tiễn. Qua đó em rút ra 1 số kiến nghị sau:
102 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình- Tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000- 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất rừng trồng ( 0.85ha ) , đất đồi núi chưa sử dụng 6,45ha .
+ Đất xây dựng khác .
Đến năm 2010 đất xây dựng khác tăng 29,3 ha bao gồm :
Đất xây dựng Uỷ ban nhân dân mới xã Tam Gia: 1,8 ha.
Đất xây dựng chợ ở thị trấn Na Dương: 2,7 ha.
Đất xây dựng công viên cây xanh ở Chi Ma: 2 ha và khu công viên vui chơi hồ Nà Dầy ( thị trấn Lộc Bình ) 1,5 ha .
. Đất xây dựng khu thương mại và kho tàng ở Chi Ma : 2 ha .
. Đất xây dựng các công trình dân dụng ở Chi Ma : 10 ha .
Diện tích đất xây dựng khác tăng lấy từ : đất nông nghiệp 5,94 ha ,đất rừng trồng 4,43 ha, đất ở nông thôn 0,21 ha và chủ yếu lấy ở đất chưa sử dụng 18,72 ha .
Như vậy đến năm 2010 đất xây dựng tăng 113,31 ha đưa tổng diện tích xây dựng lên 219,34 ha .
a2. Kế hoạch thực hiện
Để đất xây dựng đưa vào sử dụng có hiệu quả vào đúng mục theo phương án quy hoạch thì phải có sự phân bổ hợp lí phù hợp với sự phát triển của từng giai đoạn :
+Giai đoạn 2000-2005: Đưa diện tích đất xây dựng tăng 91,58 ha phân bổ cho các mục đích:
Tăng đất công nghiệp 33,8 ha đưa diện tích đất công nghiệp đến 2005 lên 54,77 ha, diện tích tăng này để xây dựng: Khu tổ hợp điện Na Dương 16,3 ha, khu công nghiệp Pò Lọi 10ha, khu công nghiệp Chi Ma 3ha, đất phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các xã, thị trấn 4,5 ha .
Tăng đất cho sự nghiệp giáo dục 11,27 ha bao gồm :
+ Khối mầm non: 4,1 ha .
+ Khối tiểu học: 0, 72 ha .
+ Khối trung học cơ sở: 2,65ha
+ Trường dân tộc nội trú: 0,8ha
+ Trung tâm giáo dục thường xuyên ở trung tâm Lộc Bình 1,5ha, ở TT Na Dương 1,5ha. Đến năm 2005 diên tích đất giáo dục là 49,32ha.
Tăng đất cho ngành y tế, văn hoá thể thao 12,91ha đưa diện tích đất này đến năm 2005 lên 21,81ha.
+ Đến năm 2005 đất giành cho xây dựng các cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch tăng 6,3ha, cho việc xây dựng khu du lịch Mẫu Sơn 5ha, khu du lịch Long Đầu (Yên Khoái) 0,65ha. Khu du lịch Khuôn Van (Đồng Bục) 0,65ha.
+ Đất xây dựng khác tăng 27,3ha, để xây dựng các trụ sở, các công trình công cộng,các cơ sở thương mại.
Diện tích đất xây dựng giai đoạn này tăng được lấy vào:
- Đất nông nghiệp: 15,8ha.
- Đất rừng trồng:10,16ha.
- Đất an ninh quốc phòng:10ha.
- Đất ở nông thôn: 0,27ha.
- Đất chưa sử dụng: 55,35ha.
Đến năm 2005 đất xây dựng có diện tích 197,61ha.
Giai đoạn 2005-2010 hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai đã đề ra bằng cách tiếp tục khai thác và mở rộng diện tích đất phục vụ cho xây dựng nhưng phải đảm bảo có sự chu chuyển khoa học hợp lí.
b.Đất giao thông.
b1.Phương án quy hoạch
Hệ thống đường bộ của Lộc Bình đã đến được các xã trong huyện về mùa khô, còn mùa mưa chỉ đi đến được một số xã, việc đi lại rất khó khăn. Để đảm bảo nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hoá góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và quá trình đô thị hoá nông thôn mục tiêu đề ra là phải nâng cấp chất lượng mặt đường, tôn tạo, mở rộng, rải cấp phối, rải nhựa hoặc bê tông hoá hệ thống giao thông, nâng cao tải trọng cầu cống, chú ý trong các tuyến đường chính và các tuyến đang gặp khó khăn. Đến năm 2010, đất giao thông sẽ tăng 121,40ha cho các công trình:
- Mở rộng, nâng cấp tuyến QL 4B dài 28km, rộng 20m diện tích tăng 26,6ha.
- Mở rộng, nâng cấp tuyến tỉnh lộ thị trấn Lộc Bình - Chi Ma dài 15km, rộng 12m diện tích tăng 4,5ha.
- Mở rộng, nâng cấp 4 tuyến huyện lộ diện tích tăng 15,8ha gồm tuyến:
+Tuyến Na Dương - Xuân Dương dài 26km rộng 8m, diện tích tăng 2,6ha.
+Tuyến Khuổi Khỉn - Bản Chắt dài 39km rộng 8m, diện tích tăng 5,4ha.
+Tuyến Đồng Bục - Hữu Lân dài 32km, rộng 8m, diện tích tăng 4,6ha.
-Mở rộng nâng cấp 11 tuyến đường liên xã dài 84km, rộng 7m tăng 6,94ha, bao gồm các tuyến: Như Khúc - Nhượng Ban, Xuân Tĩnh - Vân Mộng-Xuân Lễ, Xuân Dương - ái Quốc, Hữu Khánh - Mẫu Sơn, Tú Mịch -Bản Chắt, Bản Chu-Na Van, Xuân Tĩnh-Vân Ân, Lợi Bác - Phương Đông, Bản Rị - Trà Ký, Nà Kịt - Minh Phát, Háng Cán- Khuôn Van.
Đồng thời tiến hành nâng cấp 2 tuyến Lợi Bác - Khuôn Chi (18km) và Bằng Khánh-Mẫu Sơn (15km).
Mở rộng làm mới đường thôn, bản với diện tích tăng 34,78ha
Mở rông, làm mới đường cho sản xuất nông - lâm nghiệp với diện tích tăng 20,18ha.
Mở rộng làm mới đường trong các thị trấn với diện tích tăng 3,9ha.
Mở rộng, làm mới đường trong khu dân cư, nông thôn mới với diện tích tăng 2,7ha.
Diện tích đất giao thông tăng được lấy vào: đất nông nghiệp 46,81ha, đất lâm nghiệp là 28,44ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 46,15ha. Đến năm 2010 diện tích đất giao thông là 787,19ha.
b2.Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch sử dụng đất giao thông trong giai đoạn 2000 đến 2005.
Tiếp tục duy trì, bảo dưỡng các tuyến đường trong huyện hiện có, nâng cấp tuyến QL trọng điểm 4B. Nâng cấp mở rộng tuyến tỉnh lộ từ TT Lộc Bình đi Chi Ma và các tuyến huyện lộ đường liên thôn liên xã. Diện tích cho các mục đích này tăng 67,19ha:
- Đường tỉnh lộ:4,5ha.
- Đường huyện lộ:15,8ha.
- Đường liên xã:5,34ha.
- Đường thôn xóm và khu dân cư mới:13,35ha.
- Đường nội thị trấn:2ha.
- Đường phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp:14ha.
Diện tích đất giao thông tăng trong giai đoạn này được lấy từ các loại đất: Đất nông nghiệp 21,46ha; Đất lâm nghiệp 15,32ha; Đất chưa sử dụng 30,31ha.
Đến năm 2005 đất giao thông có diện tích là 732,98ha.
Giai đoạn 2005-2010 thực hiện phần còn lại của phương án quy hoạch sử dụng đất giao thông thời kì 2000-2010.
c.Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
c1.Phương án quy hoạch
Trong thời kỳ quy hoạch, công tác thuỷ lợi của huyện được tập trung chủ yêư vào các mục tiêu: xây dựng các công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ, kết hợp với việc củng cố, nâng cấp, hoàn chỉnh các công trình thuỷ lợi hiện có, đặc biệt là các công trình đầu mối giải quyết được nguồn nước, chủ động tưới tiêu cho các vùng lương thực, vùng chuyên canh của huyện và trên từng địa bàn xã, đồng thời khắc phục thiên tai lũ lụt, tạo đà chỏan xuất phát triển nhanh và vững chắc.
Diện tích cần cho việc làm mới, nâng cấp, cải tạo, tu bổ các công trình thuỷ lợi đến năm 2010 của huyện là 144,05ha
Trong thời kỳ quy hoạch, đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng giảm 4,3ha do quá trình bê tông hoá kênh mương và dược chuyển sang đất lúa, lúa màu. Như vậy, đến năm 2010 đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng sẽ tăng 139,75ha khi đó tổng diện tích sẽ là 595,96ha.
c2.Kế hoạch thực hiện
Để phục vụ một cách tốt nhất cho quá trình phát triển nông nghiệp, tạo nền tảng cho bước đi tiếp theo thì kế hoạch đặt ra từ nay đến năm 2005 phải đưa diện tích đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng lên 586,56ha để cơ bản hoàn thiện hệ thống kênh mương, hồ, đập phục vụ tưới tiêu một cách kịp thời. Để hoàn thiện phương án sử dụng đất, giai đoạn 2005 - 2010 tiếp tục đưa 39,25ha vào sử dụng để hoàn thiện hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện.
d. Đất di tích lịch sử văn hoá
d1.Phương án quy hoạch
Trong thời kỳ quy hoạch sẽ tiến hành bảo tồn, tôn tạo 33 điểm di tích lịch sử văn hoá. Nhu cầu sử dụng đất sẽ là 4,56ha cho việc xây dựng và tu bổ 15 điểm di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích tôn giáo và di tích thắng cảnh. Diện tích đất tăng lấy vào: đất lâm nghiệp 2,05ha, đất chưa sử dụng 2,52ha
Đến năm 2010, đất di tích lịch sử văn hoá có diện tích là 4,56ha
d2.Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch đề ra từ nay đến năm 2005 sẽ tiến hành bảo tồn, tôn tạo các khu di tích này đưa diện tích đất di tích lịch sử văn hoá lên 2,32ha dể tiến hành tôn tạo 10 điểm di tích lịch sử cách mạng, 10 điểm di tích lịch sử tôn giáo, một điểm di tích lịch sử thắng cảnh.
Trong giai đoạn tiếp theo 2005-2010 sẽ hoàn thiện phương án qui hoạch sử dụng đất di tích lịch sử văn hoá, đưa diện tích này lên 4,56ha.
e. Đất an ninh quốc phòng
e1.Phương án quy hoạch
Để đảm bảo trất tự an toàn xã hội và bảo vệ an ninh biên giới của tổ quốc, đến năm 2010 nhu cầu đất an ninh quốc phòng tăng 2,4ha cho các mục đích:
Xây dựng Nhàtrực chiến tại 4 xã biên giới: Tam Gia, Tú Mịch, Yên Khoái, Mẫu Sơn với tổng diện tích 0,4ha
Đất xây dựng doanh trại bộ đội biên phòng ở thị trấn Chi Ma 2ha
Đồng thời để đảm bảo tiết kiệm và sử dụng đất có hiệu quả hơn, trong thời kỳ quy hoạch sẽ chuyển 10ha đất an ninh quốc phòng khu Pò Lọi sang đất phát triển công nghiệp. Như vậy trong thời kỳ quy hoạch đất an ninh quốc phòng giảm 7,6ha và đến năm 2010 có diện tích là 53,43ha.
e2.Kế hoạch thực hiện
Để bảo vệ an ninh quốc phòng và an ninh biên giới, kế hoạch đặt ra là từ nay đến năm 2005 sẽ hoàn thiện phương án quy hoạch này.
f. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng.
f1.Phương án quy hoạch
Để đảm bảo cung cấp đủ nguyên vật liệu xây dựng cho nhân dân và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất gốm sứ, diện tích đất làm nguyên vật liệu tăng 10ha cho các mục đích sau;
Sản xuất gạch ngói 5ha ở thị xã Na Dương và xã Tú Đoạn
Khai thác sản xuất gốm sứ 5ha ở Đông Quan
Diện tích tăng được lấy vào: đất nông nghiệp 7,88ha; đất chưa sử dụng 2,12ha. Đến năm 2010 đất làm nguyên vật liệu xây dựng có diện tích là15ha
f2.Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch đặt ra từ nay đến năm 2005 sẽ đưa 4,13ha đất nông nghiệp và 1,37 ha đất chưa sử dụng vào làm đất nguyên vật liệu xâydựng(5,5ha). Giai đoạn 2005-2010 sẽ đưa nốt 5,87ha đất nông nghiệp hiệu quả thấp và đất chưa sử dụng để hoàn thiện phương án quy hoạch này.
g. Đất khai thác khoáng sản.
Lộc Bình là một huyện có tiềm năng lớn về khoáng sản: có mỏ than Na Dương với trữ lượng lớn, mỏ đồng ở Mẫu Sơn, sắt ở Yên Khoái. Vì vậy cần phải có sự đầu tư đúng mức để khai thác phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đưa 3ha đất chưa sử dụng vào đất khai thác khoáng sản đưa diện tích đến năm 2010 lên 426ha và diện tích này sẽ được đưa vào khai thác ngay trong giai đoạn đầu 2000-2005.
h. Đất nghĩa trang nghĩa địa.
h1.Phương án quy hoạch
Để xoá bỏ phong tục tập quán lạc hậu chôn cất mồ mả tại vườn nhà hoặc vườn đồi, đồng thời để đảm bảo vệ sinh môi trường thì mỗi thôn các xã vùng 3 sẽ có một nghĩa trang nhân dân; 2 đến 3 thôn mỗi xã vùng 1 và 2 có một nghĩa trang nhân dân; mỗi xã, mỗi thị trấn có đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.Để đạt được mục tiêu này đất nghĩa trang nghĩa địa phải tăng thêm 55,6ha đến năm 2010 diện tích tăng thêm được lấy vào: Đất nông nghiệp 12,08ha (trong đó:đất chuyên mầu 6,85ha, đất vườn tạp 5,23ha ); Đất rừng trồng là 17,8ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 25,72ha.
Đất nghĩa trang, nghĩa địa phải được bố trí xa khu đân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường.đài tưởng niệm bố trí nơi cao, gần đường đi tạo ra cảnh quan đẹp và tăng ý nghĩ giáo dục của công trình này.
h2.Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2000-2005 là đưa 5,71ha đất nông nghiệp, 8,9ha đất trồng rừng, 13,63ha đất chưa sử dụng vào quỹ đất nghĩa trang, nghĩa địa để xây dựng đài tưởng niệm ở các thị trấn và các xã, đồng thời xây dựng một số nghĩa trang nhân dân.
Năm 2005, đất nghĩa trang nghĩa địa là 31,24ha. Giai đoạn 2005-2010 sẽ đưa 27,36ha vào đất xây dựng nghĩa trang nhân dân cho tất cả các xã thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Đến năm 2010 diện tích đất loại này là 58,6ha.
k.Đất chuyên dùng khác.
Trong thời kì quy hoạch, đất chuyên dùng khác tăng 3,85ha cho các mục đích sau:
-Mở mới 2 bãi rác ở hai thị trấn(Lộc Bình và Na Dương) với diện tích là 2,2ha.
-Đất xây dựng các trạm biến áp và hệ thống lưới điện nông thôn:1,65hă.
Phương án quy hoạch đất nông nhgiệp khác sẽ được thực hiện từ nay đến năm 2005 và từ 2005 đến 2010 sẽ duy trì diện tích đất này ở mức 15,27ha.
Như vậy đến năm 2010, đất chuyên đùng tăng 458,17ha, khi đó diện tích đất chuyên dùng là 2176,35ha chiếm 22,18% diện tích đất tự nhiên của huyện
Biểu QH03: Diện tích, cơ cấu đất chuyên dùng đến năm 2010 như sau
Loại đất
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Diệntích
(ha)
Cơ cấu (%)
Diệntích
(ha)
Cơcấu
(%)
Diệntich
(ha)
Cơcấu
(%)
Tổng diện tích
1732,48
100,00
2053,91
100,00
2176,35
100,00
1.Đất Xây dựng
06,03
6,12
197,61
9,62
219,34
10,08
2.Đất giao thông
665,79
38,43
732,98
35,69
787,19
36,17
3.Đất thuỷ lợi và MNCD
456,21
26,33
586,56
28,56
595,96
27,38
4.Đất di tích lịch sử văn hoá
-
-
2,32
0,11
4,56
0,21
5.Đất an ninh quốc phòng
61,03
3,52
53,43
2,60
53,43
2,46
6.Đất khai thác khóng sản
423,00
24,42
423,00
20,60
326,00
19,57
7.Đất làm vật liệu xây dựng
5,00
0,29
10,50
0,51
15,00
0,69
8.Đất nghĩa trang nghĩa địa
3,00
0,17
31,24
1,52
58,60
2,69
9.Đất chuyên dùng khác
12,42
0,72
16,27
0,79
16,27
0,75
Nguồn: Trung tâm Triển khai, Thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai
Đất ở đô thị
4.1.Phương án quy hoạch
Trong tương lai Lộc Bình sẽ đầu tư phát triển ba thị trấn đặc biệt là thị trấn Lộc Bình và thị trấn Chi Ma sẽ được đầu tư theo hướng đô thị hoá.Thị trấn Lộc Bình là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện Lộc Bình sẽ được tiến hành qui hoạch chi tiết với đủ các khu chức năng. Thị trấn Chi Ma với nét đặc trưng là cửa khẩu, giao dịch, xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc, do vậy quy hoạch đô thị ở đây sẽ phải đáp ứng các yêu cầu đó, có sự phân biệt rõ các khu chức năng: dịch vụ , giao dịch, kho bãi, hệ thống cơ sở hạ tầng, khu chợ, khu dân cư, khu cây xanh v.v...Còn thị trấn Na Dương được mở rộng là thị trấn khu công nghiệp của huyện. Sự phát triển của ba thị trấn này sẽ thu hút mạnh dân cư tập trung ở các khu vực này. Điều đó đòi hỏi phải qui hoạch khu đất ở cho các thị trấn này một cách hợp lý cả về diện tích và vị trí đảm bảo sự thuận lợi cho nhân dân phát triển toàn diện.
Dự tính đến năm 2010, qui mô dân số của ba thị trấn sẽ là 21200 người. Để đảm bảo đủ đất cho 380 hộ phát sinhở hai thị trấn Lộc Bình và Na Dương, đất cho 659 hộ mới và 20 hộ bị giải toả ở thị trấn Chi Ma thì trong thời kì qui hoạch nhu cầu đất ở tăng 17,34 ha được lấy vào các loại đất sau:
+ Đất nông nghiệp : 7,65 ha
+ Đất rừng trồng : 3,2 ha
+ Đất chưa sử dụng : 6,49 ha
Ngoài ra do quá trình đô thị hoá tại chỗ thị trấn Chi Ma sẽ có 4,1 ha đất ở nông thôn được chuyển thành đất ở đô thị. Như vậy trong thời kì quy hoạch đất ở đô thị tăng là 21,44 ha, đến năm 2010 đất ở đô thị có diện tích là 71,96 ha chiếm 0,07% diện tích đất tự nhiên.
4.2. Kế hoạch thực hiện
Đất ở đô thị có vai trò quan trọng trong đô thị, nó thể hiện sự phát triển của đô thị đó, đồng thời thể hiện được kiến trúc và không gian đô thị. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu hướng đô thị hoá, nhu cầu về đất ở đô thị ngày càng tăng cao, điều đó đã và đang gây sức ép rất lớn đối với các loại đất khác. Vì vậy cần phải đưa diện tích đất ở đô thị tăng trong phương án quy hoạch vào sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Từ nay đến năm 2005 sẽ đưa 15,65 ha từ đất nông nghiệp (4,42 ha), đất rừng trồng (5,17 ha), đất chưa sử dụng (1,96 ha), đất nông thôn (4,1 ha) vào đất ở đô thị, đưa diện tích đất ở đô thị năm 2005 lên 66,17 ha do xây dựng mới thị trấn Chi Ma, đưa diện tích đất ở mới vào 7,57 ha và đô thị hoá tại chỗ 500 người đưa 4,1 ha đất ở nông thôn thành đất ở thị trấn Chi Ma, ngoài ra đất ở của thị trấn Lộc Bình và thị trấn Na Dương cũng tăng lên đáng kể.
Giai đoạn còn lại 2005- 2010 sẽ hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất đô thị để đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thị trấn và trên toàn huyện.
Đất ở nông thôn.
5.1.Phương án quy hoạch
Đến năm 2010 đân số sống trong khu vực nông thôn của Lộc Bình khoảng 71000 người tương đương với 12740 hộ tăng hơn so với năm 2000 là 1690 hộ do có số hộ tự dãn, số hộ được cấp mới và số hộ phải di dời để xây dựng các công trình công nghiệp, thuỷ lợi hay để xóa bỏ các điểm dân cư thưa thớt không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người dân về ăn ở, đi lại.
Với định mức cấp đất là 200 m2 /hộ thì diện tích đất ở nông thôn trong thời kì quy hoạch tăng 29,11 ha được lấy từ các loại đất:
+ Đất nông nghiệp : 21,09ha
+ Đất lâm nghiệp : 3,81ha
+ Đất chưa sử dụng : 4,21ha
Đồng thời trong thời kì quy hoạch đất ở nông thôn giảm 5,6ha do chuyển sang để xây dựng 0,27 ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 1,23 ha và chuyển sang đất ở đô thị 4,1ha
Như vậy đến năm 2010 đất ở nông thôn có diện tích là 305,49 ha, chiếm 0,31% diện tích đất tự nhiên.
5.2.Kế hoạch thực hiện
Kế hoạch đặt ra từ nay dến năm 2005 là phải đưa diện tích đất ở nông thôn tăng lên 9,84 ha để giải quyết nhu cầu đất ở cho 701 hộ phát sinh cấp mới và 200 hộ phát sinh tự giãn, 60 hộ giải toả. Theo phương án quy hoạch ở trên thì diện tích đất ở nông thôn còn phải tăng 13,67 ha, nó sẽ được thực hiện chu chuyển từ đất nông - lâm nghiệp và đất chưa sử dụng trong giai đoạn 2005 - 2010 để hoàn thiện phương án quy hoạch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Đất chưa sử dụng
6.1.Phương án quy hoạch
Trong thời kỳ quy hoạch đất chưa sử dụng giảm 34655,50 ha trong đó đất bằng chưa sử dụng giảm 82,06 ha, đồi núi chưa sử dụng giảm 34572,79 ha và sông suối giảm 0,65 ha. Đất chưa sử dụng giảm cho các loại đất sau:
+ Đất nông nghiệp 6155 ha trong đó đất trồng cây hàng năm khác 30,0 ha; đất trồng cây lâu năm 810 ha: đất đồng cỏ chăn nuôi 5315,00 ha.
+ Đất lâm nghiệp 28300 ha trong đó: đất có rừng tự nhiên 5150 ha; đất có rừng trồng 23150 ha.
+ Đất chuyên dùng 189,80 ha trong đó: đất xây dựng 70,17 ha; đất giao thông 46,15ha; đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 36,41 ha; đất di tích lịch sử văn hoá 2,41 ha; đất an ninh quốc phòng 1,47 ha; đất khai thác khoáng sản 3,0 ha; đất lâm nghiệp vật liệu xây dựng 2,12 ha; đất nghĩa trang nghĩa địa 25,72 ha; đất chuyên dùng khác 2,25 ha.
+ Đất ở đô thị : 6,49 ha
+ Đất ở nông thôn : 4,21 ha
Đến năm 2010 đất chưa sử dụng còn lại 18665,81ha. Với phương án quy hoạch này, đất đai đã được điều chỉnh phân bố một cách hợp lý cho các mục đích sử dụng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
6.2.Kế hoạch thực hiện
Để thực hiện việc chuyển đất chưa sử dụng sang các mục đích phát triển kinh tế - xã hội thì từ nay đến năm 2005 sẽ đưa 19581,26ha vào sử dụng cho các mục đích:
+ Sản xuất nông nghiệp 3078 ha ( trong đó sang trồng cây lâu năm 523 ha)
+ Đất lâm nghiệp :16360 ha
+ Đất chuyên dùng : 86,89 ha
+ Đất ở đô thị : 5,71 ha
+ Đất ở nông thôn :2,63 ha
Giai đoạn 2005-2010 sẽ đưa 15074,24 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các ngành kinh tế xã hội. Khi đó đất chưa sử dụng còn 18665,81 ha.
Biểu QH04: Diện tích, cơ cấu các loại đất đến năm 2010
Hạng mục
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2010
Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích
99834,00
100,00
99834,00
100,00
99834,00
100,00
Đất Nông nghiệp
10250,71
10,27
14252,43
14,28
19794,76
19,83
Đất Lâm nghiệp
34197,00
34,25
49429,62
49,51
58819,63
58,92
Đất chuyên dùng
1732,48
1,74
2053,91
2,06
2176,35
2,18
Đất ở Đô thị
50,52
0,05
66,17
0,07
71,96
0,07
Đất khu dân cư nông thôn
281,98
0,28
291,82
0,29
305,49
0,31
Đất chưa sử dụng
53321,31
53,41
33740,05
33,80
17622,39
18,69
Nguồn: Trung tâm Triển khai, Thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai
7.Tổng hợp phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
Sự hình thành 6 tiểu vùng trên địa bàn huyện với những thế mạnh riêng của từng vùng. Khi quy hoạch sử dụng đất, thế mạnh của các vùng này đã được chú ý phát huy một cách tối đa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho từng vùng nói riêng và tạo lợi thế so sánh trên địa bàn huyện nói chung.
7.1. Tiểu vùng 1
Với thế mạnh là phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế du lịch, đến năm 2010 tiểu vùng này sẽ tạo thành vùng chuyên canh tập trung cho phát triển lúa nước và trồng cây ăn quả được phân bổ chủ yếu ở các xã Vân Mộng, Hữu Khánh, Lục Thôn, Đồng Bục. Đất nông nghiệp ở tiểu vùng này tăng đáng kể 1.614,04ha, song trong đất nông nghiệp lại có sự chuyển dịch mạnh mẽ đó là giảm diện tích đất trồng cây hàng năm (163,53ha), nhưng diện tích đất trồng cây lâu năm đặc biệt là diện tích đất trồng cây ăn quả tăng mạnh (1774,94ha), đồng thời do thuận tiện hệ thống tưới tiêu nên đã đưa khá lớn diện tích đất lúa 2 vụ lên 3 vụ và luá 1 vụ lên 2 vụ. Ngoài ra, là tiểu vùng có thế mạnh về du lịch, đến năm 2010, đất du lịch tăng 83,8ha mà tăng chủ yếu cho việc xây dựng khu du lịch Mẫu Sơn và xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút khách du lịch; đồng thời xây dựng khu công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở TT. Lộc Bình, xây dựng và mở rộng tuyến đường QL4B, các tuyến huyện lộ, tỉnh lộ ... phục vụ cho sản xuất vá giao lưu hàng hoá. Diện tích tăng trên chủ yếu lấy từ đất chưa sử dụng (2896,56ha). Như vậy, đến năm 2010 diện tích các loại đất của tiểu vùng I như sau:
+ Đất nông nghiệp 3919,07ha
+ Đất lâm nghiệp 8595,21ha
+ Đất chuyên dùng 367,52ha
+ Đất ở đô thị 13,33ha
+ Đất ở nông thôn 63,66ha
+ Đất chưa sử dụng 2896,61ha
7.2. Tiểu vùng II
Với trung tâm là thị trấn Na Dương, là trung tâm công nghiệp của huyện, tiểu vùng này còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng có khả năng phát triển cho nông nghiệp đặc biệt là đưa vào đất đồng cỏ dùng cho chăn nuôi ở các xã Lợi Bác, Sàn Viên, Đông Quan; một số rừng trồng ở xã Tú Đoạn đến thời kỳ khai thác có thể đưa vào đất trồng cây ăn quả. Đến năm 2010 đưa 8.439,4ha đất chưa sử dụng vào đất đồng cỏ (2155ha) tạo thành khu chăn nuôi tập trung tại 2 xã Lợi Bác và Sàn Viên, đồng thời tăng đất nông nghiệp thêm 5839,56ha trong đó đất trồng cây lâu năm tăng 1637,31ha được phân bố chủ yếu ở cánh đồng Tú Đoạn và Đông Quan. Bên cạnh đó,còn đưa diện tích đất chưa sử dụng và đất nông nghiệp kém hiệu quả vào xây dựng khu nhiệt điện tạ TT. Na Dương 16,3ha, xây dựng nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Đến năm 2010 diện tích các loại đất của vùng như sau:
+ Đất nông nghiệp 8401,28ha
+ Đất lâm nghiệp 9858,5ha
+ Đất chuyên dùng 1213,09ha
+ Đất ở đô thị 44,03ha
+ Đất ở nông thôn 88,63ha
+ Đất chưa sử dụng 4051,24ha
7.3.Tiểu vùng 3
Vùng có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc và phát triển nghề rừng. Đến năm 2010, vùng tiến hành khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới, đồng thời đưa 523ha đất chưa sử dụng vào đất đồng cỏ, và đưa hầu hết diện tích lúa 1vụ lên 2 vụ. Khi đó, diện tích các loại đất sẽ là:
+ Đất nông nghiệp 2486,51ha
+ Đất lâm nghiệp 6749,13ha
+ Đất chuyên dùng 142,36ha
+ Đất ở nông thôn 41,28ha
+ Đất chưa sử dụng 1801,39ha
7.4. Tiểu vùng 4
Đặc điểm nổi bật của tiểu vùng này trong thời kỳ quy hoạch đó là việc dành đất xây dựng thị trấn Chi Ma-khu thương mại đặc trưng của tiểu vùng với diện tích hơn 24ha cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp, các khu thương mại và các khu dân cư, khu công cộng tại thị trấn này để đảm bảo là một trong 3 cửa khẩu có tầm quan trọng của tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, với hệ thống sông suối dày đặc thuận tiện cho việc tưới tiêu nên hầu hết diện tích đất lúa 2 vụ được chuyển thành lúa 3 vụ, lúa 1vụ được chuyển thành đất lúa 2 vụ. Vùng còn tập trung khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới đưa diện tích đất rừng từ 2417,38ha năm 2000 lên 4094,9ha năm 2010. Như vậy, đến năm 2010 diện tích các loại đất của tiểu vùng này như sau:
+ Đất nông nghiệp 1377,61ha
+ Đất lâm nghiệp 4094,9ha
+ Đất chuyên dùng 105,08ha
+ Đất ở đô thị 14,6ha
+ Đất ở nông thôn 41,72ha
+ Đất chưa sử dụng 2283,06ha
7.5. Tiểu vùng 5
Để phát huy lợi thế của vùng, trong những năm quy hoạch đẫ đưa diện tích đất nông nghiệp từ 1946,39ha năm 2000 lên 3998,4ha năm 2010 mà chủ yếu là mở rộng cho đất trồng cây ăn quả (495,62ha) phân bố chủ yếu ở các xã Như Khuê, Minh Phát, Hữu Lân; Diện tích đất đồng cỏ cũng tăng lên đáng kể 1600ha phân bố ở Minh Phát 900ha và Hữu Lân 700ha. Phương án quy hoạch đất nông nghiệp này đã tạo cho tiểu vùng có vùng chăn nuôi đại gia súc và vùng trông cây ăn quả tập chung ngoài ra với diện tích đất trống đồi núi trọc và đất trồng cây thưa thớt đến năm 2010 đưa phần lớn diện tích đất này vào trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng nổi bật là các xã Xuân Tình, Minh Phát, Hữu Lân. Để phát huy được thế mạnh của vùng một cách hiệu quả nhất thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông thuỷ lợi, các khu chế xuất... là rất đúng hướng. Đến năm 2010 diện tích đất của các tiểu vùng là như sau:
+ Đất nông nghiệp 3998,4ha
+ Đất lâm nghiệp 10620,07ha
+ Đất chuyên dùng 156,46ha
+ Đất ở nông thôn 39,57ha
+ Đất chưa sử dụng 2003,49ha
7.6. Tiểu vùng 6
Do diện tích đất chưa sử dụng năm 2000 còn rất lớn chiếm trên 64% diện tích đất toàn vùng nhưng diện tích đất này có khả năng lớn cho việc trồng rừng chủ yếu ở Nam Quan, Xuân Dương và khoanh nuôi tái sinh rừng ở ái Quốc. Đến năm 2010 diện tích các loại đất của tiểu vùng này như sau:
+ Đất nông nghiệp 1974,66ha
+ Đất lâm nghiệp 14912,49ha
+ Đất chuyên dùng 163,14ha
+ Đất ở nông thôn 30,62ha
+ Đất chưa sử dụng 396,49ha
Như vậy đến năm 2010 diện tích đất đai theo đơn vị tiểu vùng của huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn được thể hiện ở biểu sau:
Biểu QH05: QUI HOạCH sử dụng đấT đAI theo đơn vị tiểu vùng huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn Đến năm 2010
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Tổng diện tích 2010
Đơn vị tiểu vùng
Tiểu vùng 1
Tiẻu vùng 2
Tiểu vùng 3
Tiểu vùng 4
Tiểu vùng 5
Tiểu vùng 6
Toàn huyện
99834,00
17581
25435
12780
7850
15143
21045
IĐất nông nghiệp
19794,76
3919,07
8401,28
2484,51
1377,61
3998,4
1974,66
1.Đất trồng cây HN
6876,06
1340,2
2013,59
1240,75
662,24
859,39
751,43
đát lúa lúa màu
5364,55
1034,86
1689,8
931,2
579,65
694,66
434,38
đất nương rẫy
265,23
-
-
5,00
-
-
260,23
đất cây HN khác
1249,28
306,34
2013,56
304,01
1331,87
164,71
56,82
2.Đất vườn tạp
463,07
105,24
140,51
86,76
23,32
75,47
74,67
3.Đất trồng cây LN
7057,15
2419,79
1577,21
639,06
678,25
1179,66
106,00
4.Đất đồng cỏ CN
5318,00
-
2155,00
523,00
-
1600
1040
5.Đất có MNNTTS
77,48
18,14
30,17
7,13
13,83
4,70
2,56
IIĐất lâm nghiệp
55819,63
8595,21
9858,5
6749,13
4094,90
10620,1
14912,5
1.Đất có rừng TN
20653,00
3102,93
2357,6
540
138,38
5596,71
7656,7
Đất có rừng SX
7421,67
385
361,92
15,82
-
2858,17
3801,77
Đất có rừng PH
13231,33
4903,55
2256,36
515,19
138,38
2748,54
3854,9
2.Đất có rừng trồng
38166,63
5692,47
70229,6
6209,13
3956,52
2022,36
5155,19
Đất có rừng SX
22412,71
4217,05
6330,91
5809,13
1906,67
2223,36
2005,94
Đất có rừng PH
15753,92
1475,35
3892,64
400,00
2049,85
2800,06
5536,7
IIIĐất chuyên dùng
2176,35
367,52
1213,09
142,36
105,08
156,46
163,14
1,Đất xây dựng
219,34
60,10
90,27
11,39
8,6
20,24
10,11
2.Đất giao thông
787,19
244,41
159,91
101,41
50,45
120,74
120,90
3.Đất TL &MNCD
595,96
41,92
509,46
10,1
8,44
5,11
20,82
4.Đất di tích LSVH
4,56
0,75
0,81
1,00
-
1,00
1,00
5.Đất an ninh-QP
53,43
10,36
-
7,57
33,41
-
-
6.Đất khai thác KS
426,00
1,00
423,00
-
2,00
-
-
7.Đất làm NVLXD
15,00
-
15,00
-
-
-
-
8.Đất NTNĐ
58,60
12,1
14,98
10,3
1,81
9,16
9,85
9Đất chuyên dùng#
16,27
13,09
1,66
0,58
0,18
0,30
0,46
IVĐất ở đô thị
71,96
13,33
44,03
-
14,6
-
-
VĐất ở nông thôn
305,49
63,66
88,63
41,28
41,72
39,57
30,62
VIĐất chưa sử dụng
18665,81
2896,61
4051,24
1970,72
2283,06
2003,49
396,40
1. Đất bằng chưaSD
38,63
38,63
-
-
-
-
-
2.Đất dồi núi CSD
17622,39
2655,12
3705,8
1801,39
2020,16
2012,09
3841,93
3. Đất mặt nướcCSD
0.90
-
-
-
-
0,90
-
4.Sông suối
970,39
168,91
345,14
169,33
62,9
90,5
133,16
5.Núi đá không có rừng cây
28,5
28,5
-
-
-
-
-
6.Đất chưa SDkhác
5,00
5,00
-
-
-
-
-
Nguồn: Trung tâm Triển khai, Thử nghiệm các dự án về quản lý đất đai
Chương III
Các giải pháp thực hiện phương án qui hoạch .
Qui hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình thời kỳ 2000-2010 thể hiện chiến lược sử dụng đất đai của huyện trong 10 năm tới, nó có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội , ổn định chính trị cả trước mắt và lâu dài, đồng thời là công cụ quan trọng để UBND huyện thực hiện chủ trương của Nhànước: thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật.
Với quan điểm đi từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến dự báo nhu cầu sử dụng đất đai; đi từ định hướng chung của vùng miền núi phía Bắc đến tỉnh và nhu cầu sử dụng đất đai của từng xã trong huyện để tổng hợp lên bảng cân đối về nhu cầu sử dụng đất của các ngành đảm bảo tính khoa học, hợp lý và tính khả thi. Trên cơ sở đó đưa ra phương án phân bổ quỹ đất đai của huyện cho các ngành kinh tế các lĩnh vực chính trị xã hội tạo ra những bước đi đúng hướng.
Tuy nhiên phương án quy hoạch sử dụng đất trên đây mới chỉ mang tính định hướng cho việc sử dụng đất của huyện từ nay đến năm 2010. Để phương án đi vào thực tế thì cần phải có những giải pháp cụ thể trong việc quản lý đất đai và đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích mà phương án qui hoạch sử dụng đất đai đã đề ra.
1. Giải pháp về tổ chức thực hiện.
Lộc Bình là một huyện miền núi có nhiều nét đặc trưng nổi bật: có cửa khẩu Chi Ma là cửa khẩu thương mại mang tính chiến lược, có khu du lịch Mẫu Sơn phục vụ du lịch an dưỡng và du lịch cảnh quan, có mỏ than Na Dương với trữ lượng lớn phục vụ cho phát triển công nghiệp, có tiềm năng lớn đất đai cho phát triển cây ăn quả và phát triển nghề rừng... Phương án qui hoạch sử dụng đất đai của huyệ từ nay đến năm 2010 đã tạo điều kiện cho việc phát huy các thế mạnh này của vùng. Song để phương án đạt hiệu quả cao nhất, UBND huyện và các cấp, các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ để thành lập ban chỉ đạo thực hiện phương án quy hoạch. Ban chỉ đạo này là sự hội tụ của các thành viên ưu tú trong các ngành, các cấp, họ phải là những người am hiểu về Luật đất đai và các lĩnh vực liên quan tới việc sử dụng đất cuả các tổ chức, cá nhân; đồng thời họ phải nắm được xu hướng phát triển và nhu cầu sử dụng đất của ngành mình cũng như các ngành có liên quan trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất ở tầm vĩ mô, đó là việc xét duyệt kế hoạch sử dụng đất của các ngành, các tổ chức cho phù hợp với định mức và phương án phân vùng quy hoạch... Bên cạnh đó họ phải xây dựng được trình tự thực hiện các dự án ưu tiên để phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế xã hội. Đến hết năm 2001, Lộc Bình cần phải mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng như tuyến QL4B, tuyến huyện lộ từ TT.Lộc Bình đến cửa khẩu Chi Ma, tuyến Na Dương - Xuân Dương, các tuyến đường liên thôn, liên xã... Đồng thời cơ bản hoàn thiện và ổn định về quy mô diện tích khu công nghiệp Pò Lọi và khu tổ hợp điện than Na Dương. Đối với khu TT. Chi Ma sẽ bắt đầu được hình thành vào năm 2001 bằng việc xây dựng các khu dân dựng, bố trí khu dân cư cho 700 người dân trong đó có 500 người được đô thị hoá tại chỗ; để thị trấn này cơ bản được hoàn thiện thì đến năm 2003 phải xây dựng được các khu công nghiệp và các khu dịch vụ. Bên cạnh đó, với tình hình hiện nay cần phải xây dựng ngay khu công nghiệp điện tại thị trấn Na Dương để tận dụng loại tài nguyên này, đồng thời xây dựng khu công nghiệp Na Dương một cách đa dạng, phấn đấu đến năm 2004 khu công nghiệp điện này sẽ đi vào hoạt động. Như vậy, để phương án quy hoạch thực hiện tốt cần phải có sự ưu tiên thực hiện các dự án mang tính chiến lược của huyện như dự án xây dựng khu du lịch Mẫu Sơn, các khu chức năng tại thị trấn Lôc Bình... sau đó sẽ đầu tư, phân bổ đất cho các dự án còn lại trong phương án quy hoạch với việc xây dựng các dự án ưu tiên và trình tự thực hiện sẽ là cơ sở để huyện có phương án dải ngân một cách có hiệu quả đảm bảo phát triển toàn diện từ nay đến năm 2010.
2. Tăng cường công tác quản lý đất đai
Bộ máy quản lý đất đai có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện phương án qui hoạch sử dụng đất đai thông qua việc thực hiện các nội dung về quản lý đất đai và việc điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất đúng mục đích và phạm vi sử dụng. Vì vậy, Lộc Bình cần phải tăng cường công tác quản lý đất đai bằng việc kiện toàn bộ máy hoạt động của ngành địa chính từ cấp huyện đến cấp xã, đống thời phải có sự quản lý đất đai thống nhất với cấp tỉnh. Các cán bộ chuyên môn trong ngành Địa chính phải thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo huấn luyện chuyên môn, tiếp cận với những khoa học công nghệ hiện đại để họ có đủ khả năng và trình độ thực hiện tốt 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đất đai cũng trở thành một món hàng hoá thì vai trò của Nhà nước là hết sức cần thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Các nội dung quản lý đất đai cần phải được thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời như việc tăng cường công tác kiểm kê, thống kê đất đai định kỳ theo quy hoạch và pháp luật, kịp thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm và trong từng giai đoạn của thời kỳ quy hoạch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai, ngăn chặn kịp thời tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, hay việc chuyển đổi mục đích sử dụng một cách tuỳ tiện. Phát hiện và sử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật. Khen thưởng, động viên các tổ chức cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, cải tạo, bồi bổ đất, khai hoang mở rộng diện tích đất nông lâm nghiệp theo phương án quy hoạch. Đối với 20 hộ gia đình bị giải toả ở xã Yên Khoái cần phải được đền bù một cách thoả đáng để họ sớm có được cuộc sống ổn định. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền ở địa phương phải có biện pháp tuyên truyền giáo dục toàn thể nhân dân và các tổ chức sử dụng đất đai hiểu rõ về luật đất đai và phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện, từ đó họ sẽ là người tự điều chỉnh hành vi sử dụng đất của mình, đồng thời phát huy được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Trên cơ sở phương án qui hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình, UBND huyện cần phải ra quyết định cho các ngành, các xã tiến hành lập qui hoạch sử dụng đất đai một cách chi tiết phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu trong giai đoạn tới của từng ngành, từng xã. Đây là phương án tốt nhất để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010.
Ngoài ra, để việc quản lý đất đai được hiện đại hoá thì cần có sự tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện công nghệ hiện đại như hệ thống phần mềm Mapinfo để quản lý, lưu trữ một cách tốt nhất hệ thống hồ sơ địa chính đảm bảo chính xác, thông tin cập nhật theo thời gian.
3. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trước hết cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, điện, các công trình phục vụ sản xuất, văn hoá, phú c lợi... theo phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhằm đem lại sự thuận lợi nhất cho người dân trong vấn đề đi lại và sản xuất, đồng thời tạo điều kiện làm tăng khả năng lưu thông hàng hoá trên thị trường. Theo quan điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện thì từ nay đến năm 2010 ngành nông lâm nghiệp vẫn đóng vai trò then chốt, vì vậy cần phải đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp chế biến hoặc sơ chế nhỏ lẻ để kích thích sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo tiền đề và cơ sở lâu dài cho việc khai thác tốt tiềm năng đất đai của huyện theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Lộc Bình có thế mạnh về du lịch Mẫu Sơn, có cửa khẩu Chi Ma thuận tiện cho giao lưu thương mại với Trung Quốc, việc đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng cho các hoạt động này tạo ra mối giao lưu thuận lợi, môi trường hấp dẫn cho các hoạt động ngoại thương và du lịch nhằm không ngừng tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh.
4. Những chính sách và biện pháp nhằm phát triển và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp.
Mặc dù trong phương án quy hoạch sử dụng đất đai, quỹ đất nông nghiệp đã được tăng tương đối lớn, song với phương châm coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong thời kỳ 2000-2010, Lộc Bình cần phải có những chính sách nhằm bảo vệ đất nông nghiệp hiện có, khai thác thêm đất nông nghiệp nhằm ổn định nhu cầu của xã hội và đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác nằm ngoài phương án quy hoạch. Đồng thời cần phải xác định ranh giới, diện tích cụ thể cho từng khu vực cần bảo vệ đó là các vị trí thuận lợi gần nguồn nước, thuận tiện giao thông và có điều kiện thổ nhưỡng, địa hình thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng đem lại năng suất cao.
Khi chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác theo phương án quy hoạch thì chỉ được lấy vào đất có năng suất thấp và cần đến đâu lấy đến đó.
Với quỹ đất nông nghiệp được phân bổ trong phương án quy hoạch từ nay đến năm 2010, cần phải có những chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo cho người nông dân có đất sản xuất ổn định lâu dài thông qua việc đầu tư thâm canh, xen canh gối vụ, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong canh tác để năng cao năng suất cây trồng và nâng cao hệ số sử dụng đất.
Bên cạnh đó, huyện phải có sự đầu tư về giống cây trồng vật nuôi, yếu tố này quyết định rất lớn đến năng suất nông nghiệp. Cần phải có sự đầu tư về vốn và kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn phục vụ cho nhân dân hoặc có thể trực tiếp thu thập các giống mới có năng suất cao từ các vùng khác. Đối với cây giống bao giờ cũng có giá rất cao mà nhiều hộ nông dân chưa đủ khả năng sử dụng, vì vậy Lộc Bình cần phải có chính sách trợ giá giống cây trồng vật nuôi cho nhân dân để việc áp dụng giống mới được thực hiện một cách đồng bộ.
Hiện nay, hình thức phát triển trang trại đang được phát triển mạnh mẽ trên cả nước, trong khi đó ở Lộc Bình hình thức này mới chỉ xuất hiện ở hình thức trang trại lâm nghiệp với quy mô chưa lớn. Trong giai đoạn tới, cần phải khuyến khích phát triển hình thức trang trại với nhiều loại hình: trang trại trồng trọt, trang trại kinh doanh tổng hợp đa ngành, trang trại lâm nghiệp, trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thuỷ sản. ở đây cần phải ưu tiên cho hình thức phát triển trang trại gia đình thể hiện ở các tiêu thức:
Sản xuất hàng hoá
Chủ trang trại là người nông dân chủ gia đình
Lao động trong trang trại chủ yếu là lao động trong gia đình và có một phần thuê ngoài
Để hình thành được các trang trại này, cần phải có những chính sách khuyến khích người nông dân chuyển đổi đất đai để được các mảnh đất liền khoảnh không những thuận tiện cho việc đầu tư phát triển sản xuất mà còn tiết kiệm được đất gianh giới giữa các hộ. Tuy nhiên phải nghiêm cấm tập trung đất đai thông qua chuyển nhượng trái với quy định tại điều 75 của Luật đất đai năm 1993. Đồng thời khuyến khích phát triển trang trại gia đình trên đất hoang trọc chưa sử dụng phù hợp với phương án quy hoạch thông qua việc hỗ trợ vốn ban đầu cho họ hoặc không thu tiền sử dụng đất trong một vài năm đầu cho đến khi cuộc sống của họ dần dần đi vào ổn định.
Đối với đất trồng lúa, diện tích sử dụng từ nay đến năm 2010 có giảm chút ít rất phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, song diện tích này cần phải được giữ ổn định để đảm bảo an ninh lương thực, khi chuyển đất trồng lúa sang mục đích sử dụng khác phải có sự đánh thuế thích đáng để hạn chế việc chuyển đổi này.
5. Những biện pháp và chính sách nhằm khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm.
Đất đai là một loại tài nguyên có hạn nó không thể sản sinh thêm, trong khi đó cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng hình thành các khu, cụm công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn làm cho nhu cầu sử dụng đất của tất cả các ngành đang tăng lên nhanh. Điều này gây áp lực rất lớn cho dất nông nghiệp.
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà UBND huyện đã đặt ra từ nay đến năm 2010, ngoài việc phải đáp ứng đủ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn thì cũng cần phải cân đối đất đai trong tổng thể nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Vì vậy, việc giao đất cho các hộ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội phải đảm bảo đúng theo mức quy định.
Từ nay đến năm 2010, Lộc Bình sẽ được mở rộng và hình thành mới các cụm công nghiệp, các đô thị, nếu chỉ tính riêng diện tích trong hàng rào thì diện tích không lớn nhưng nó sẽ kéo theo việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư... do vậy khi quyết định địa điểm mở rộng hoặc xây dựng mới cần phải xem xét mặt cách toàn diện trên cả 3 lợi ích: kinh tế -xã hội và môi trường. Ngoài ra cần có những chính sách tiết kiệm sử dụng đất như chính sách về tận dụng không gian trong xây dựng công nghiệp và đô thị đó là phân khu chức năng theo từng khu vực trong một thị trấn, xây dựng các Nhàcao tầng vừa đảm bảo kiến trúc, vừa đảm bảo cảnh quan.
Đối với việc xây dựng khu dân cư, dân cư cần pải được bố trí ở những nơi thuận tiện cho sinh hoạt và phát triển sản xuất, những nơi có kết cấu hạ tầng tương đối đầy đủ, hạn chế việc dân cư bị phân tán thưa thớt không những ảnh hưởng đến đời sống của họ mà còn gây ra nhiều bất cập trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với TT.Chi Ma được xây dựng mới sẽ thu hút rất nhiều dân cư đến tập trung, huyện cần phải có chính sách phát triển khu dân cư ở đây theo hướng đô thị hoá tại chỗ, với các TT.Na Dương, TT.Lộc Bình cần phải hạn chế việc tiếp tục tập trung dân cư vào các thị trấn này nhất là TT.Lộc Bình.
Là một huyện có tiềm năng lớn về đất cho sản xuất nông lâm nghiệp. Huyện phải có những chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông, thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương để tiết kiệm đất... Lộc Bình cần phải trú trọng và đầu tư thích đáng để khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai.
Với xu hướng hiện nay khi mà khoa học công nghệ đang bùng nổ, Lộc Bình phải có những chính sách khuyến khích áp dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị
Lộc Bình phải xây dựng chính sách thu thuế đối với người sử dụng đất và thu thuế vào những hưởng thụ do môi trường đem lại không những để tăng thu ngân sách mà còn có tác dụng tự điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả.
6. Giải pháp về vốn
Để thực hiện được phương án quy hoạch sử dụng đất nói trên có hiệu quả cao đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện thì nhu cầu về vốn đối với các cấp các ngành đang là một vấn đề bức súc. Hiện nay chúng ta đang phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Nhà nước chỉ mang tính định hướng cho sự phát triển của các hình thức kinh tế tư nhân, hình thức đầu tư liên doanh, liên kết. Vì vậy Lộc Bình phải có biện pháp để phát huy các thành phần kinh tế này. Bên cạnh đó phải huy động được vốn dưới nhiều hình thức: vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn từ các hộ dân cư, vốn tín dụng...Trong đó, vốn từ ngân sách Nhà nước chỉ đóng vai trò thứ yếu, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thống điện, nước sạch, đồng thời một phần để hỗ trợ, khuyến khích các hộ nông dân nghèo vượt khó bằng lao động của chính mình.
Đối với các công trình xây dựng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, UBND huyện phải có chính sách phát huy khả năng và nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Ngoài ra phải huy động được nguồn vốn tích luỹ trong dân, từng bước tạo lòng tin cho nhân dân để họ yên tâm tham gia bỏ vốn đầu tư vào phát triển theo các dự án của Nhànước như dự án trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng... Đồng thời xây dựng quỹ tín dụng một cách rộng rãi phục vụ bà con nhân dân.
7. Giải pháp về thị trường .
Trong một vài năm tới, Lộc Bình sẽ trở thành một trong những vùng phát triển về cây ăn quả, phát triển về sản phẩm chăn nuôi và các sản phẩm công nghiệp. Các sản phẩm này không chỉ đáp ứng đủ cho vùng mà nó còn cần phải được tiêu thụ một cách rộng rãi để thúc đẩy sản xuất tiếp tục phát triển. Vì vậy, cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp ở các huyện, các tỉnh lân cận, đồng thời phải mở rộng được thị trường tiêu thụ với nước bạn Trung Quốc.
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đưa phương án quy hoạch sử dụng đất đi vào thực tiễn. Tuy nhiên chúng phải được thực hiện một cách đồng bộ với sự phối hợp của các cấp, các ngành và có sự điều chỉnh một cách linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Kết luận và kiến nghị
Trong những năm vừa qua, Tổng cục Địa chính đã triển khai xây dựng qui hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và đã từng bước thực hiện xây dựng các mô hình thử nghiệm lập qui hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau đến năm 2010 nhằm hoàn thiện qui trình, nội dung và phương pháp lập qui hoạch sử dụng đất đai. Với sự nỗ lực của ngành, công tác lập qui hoạch sử dụng đất đai đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt đối với cấp huyện đã triển khai xây dựng được trên 20 mô hình qui hoạch sử dụng đất đai ở các khu vực đặc thù (Đồng bằng, miền núi, ven đô, khu công nghiệp, khu du lịch...) trên phạm vi cả nước Các mô hình này đã được nhân rộng ra 144 huyện.
Trong giai đoạn hiện nay công tác qui hoạch sử dụng đất đai ở các huyện đang được triển khai tương đối mạnh song các cấp các ngành cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác này để từng bước giải quyết những vấn đê bất cập trong việc sử dụng đất đưa đất đai vào sử dụng một cách khoa học tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời để phát huy quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Với tinh thần đó, đề tài “Cơ sở khoa học của qui hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000 - 2010” đã đi vào phân tích những vấn đề lý luận của qui hoạch sử dụng đất, thực trạng của nó trên một địa bàn cụ thể từ đó đưa ra các giải pháp để phương án qui hoạch đi vào thực tiễn. Qua đó em rút ra 1 số kiến nghị sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần phải ban hành các Nghị định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ban hành định mức sử dụng đất một cách cụ thể cho việc sử dụng các loại đất ở từng vùng. Đồng thời Chính phủ cần đầu tư kinh phí hơn nữa cho công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất này.
Thức hai, các ngành phải triển khai lập kế hoạch sử dụng đất một cách chi tiết trong quy hoạch chuyên ngành để làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất.
Thứ ba, các địa phương cần phải tăng cường triển khai quy hoạch cả về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải cân đối kinh phí đầu tư ở địa phương mình về tiến độ thực hiện quy hoạch nhanh hơn và khẳng định được tầm quan trọng của mình.
Thứ tư, cần phải xây dựng đầu đủ và hợp lý các chính sách đền bù cho người có đất đang sử dụng bị thu hồi không phải vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia để phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; đồng thời xây dựng khung giá đất để áp dụng khi thu tiền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho thuê đất một cách phù hợp với giá thị trường. Đây sẽ là phương pháp thu hút vốn của các Nhàđầu tư.
Trên đây là những nhận thức của em về vấn đề quy hoạch sử dụng đất. Do nhận thức và trình độ lý luận còn có hạn nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2000
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Hồng Hạnh
Tài liệu tham khảo
Công văn số 1814/CV - TCĐC ngày 12/10 năm 1998 về qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Hướng dẫn trình tự các bước lập qui hoạch sử dụng đất đai ở cấp huyện (kèm theo công văn 1814/CV - TCĐC)
Báo cáo tổng hợp qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010
Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lộc Bình - Tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2000 - 2010
Nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ huyện Lộc Bình năm 1998
Báo cáo tóm tắt qui hoạch chi tiết khu du lịch Mẫu Sơn Tỉnh Lạng Sơn tháng 2 năm 1998
Quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt các đồ án xây dựng quy hoạc tổng thể các Thị trấn: Thi trấn Lộc Bình, thị trấn Chi Ma đến năm 2010
Các tài liệu, số liệu thống kê kinh tế xã hội, khí tượng thuỷ văn, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện
Các tài liệu, số liệu về đất, biến động đất đai và hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của huyện Lộc Bình
Tài liệu bản đồ của huyện
Hội nghị tập huấn công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Tổng cục Địa chính
Đề tài: “cơ cở khoa học cho việc hoạch các chính sách và sử dụng hợp lý quỹ đất đai” của Tổng cục Địa chính- Viện nghiên cứu Địa chính
Giáo trình: Quy hoạch phát triển nông thôn. PGS - TSKH Lê Đình Thắng - Trường ĐHKTQD
Giáo trình: Quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở. PGS - TSKH Lê Đình Thắng - Trường ĐHKTQD
Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị . Nguyễn Thế Bá- Nhà XB Xây dựng năm 2000
Kinh tế tài nguyên đất của- PGS.TS Ngô Đức Cát - Nhà XB Nông nghiệp năm 2000.
Mục Lục
Trang
Nhận xét của cơ quan thực tập
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Phụ biểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV574.doc