MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
2. Lý do chọn đề tài
3. Mục đích nghiên cứu
4. Giới hạn nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG BARRETTE
1.1. Giới thiệu về tường Barrette
1.1.1. Định nghĩa tường Barrette
1.1.2. Vật liệu chủ yếu làm tường Barrette
1.1.3. Kích thước hình học của Barrette
1.1.4. Tóm tắt thi công tường Barrette
1.2. Sự lựa chọn tường Barrette cho các công trình xây dựng nhà cao tầng
1.2.1. Về mặt sử dụng
1.2.2. Về mặt kết cấu
1.2.3. Về an ninh quốc phòng
1.3. Tình hình xây dựng tường Barrette cho tầng hầm ở Thế Giới và Việt Nam
1.3.1. Xây dựng tường Barrette cho tầng hầm nhà cao tầng ở Thế Giới
1.3.2. Xây dựng tường Barrette cho tầng hầm nhà cao tầng ở Việt Nam
1.4. Qui trình chính để xây dựng tường Barrette
1.4.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công
1.4.2. Chuẩn bị mặt bằng thi công
1.4.3. Chuẩn bị hố đào
1.4.4. Đào hố Pa nen đầu tiên
1.5. Kinh nghiệm một số công trình thi công tường Barrette ở thành phố Hà Nội
1.5.1. Điều kiện đất nền thành phố Hà Nội
1.5.2. Mặt bằng một số công trình đã thi công ở Hà Nội và cách chia tấm tường Barrette
1.5.3. Các sự cố đã xảy ra khi thi công tường Barrette ở Hà Nội và ảnh hưởng của nó
1.6. Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2:NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THI CÔNG TƯỜNG BARRETTE
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tường Barrette
2.1.1. Biện pháp thi công
2.1.2. Điều kiện địa chất tại địa điểm công trình xây dựng Hà Nộ
2.1.3. Tiến độ thi công
2.1.4. Áp lực ngang tác động vào hố đào trong thi công tường Barrette
2.1.5. Tải trọng tác động vào tường Barrette khi làm tầng hầm và trong quá trình sử dụng
2.1.6. Tính toán tường Barrette chịu tải trọng của tầng hầm và vách nhà cao tầng
2.1.7. Giải pháp tường Barrette cho các công trình xây dựng ở thành phố Hà Nội
2.2. Công nghệ thi công tường Barrette
2.2.1. Thiết bị thi công đào đất
2.2.2. Vật liệu giữ thành hố đào khi thi công
2.2.3. Thí nghiệm neo tường Barrette
2.2.4. Kiểm tra chất lượng tường Barrette
2.3. Két luận chương 2
CHƯƠNG 3: QUI TRÌNH HỢP LÝ ĐỂ THI CÔNG TƯỜNG BARRETE
3.1. Tường vách và khuôn dẫn hướng
3.1.1. Khi thi công tường Barrette
3.1.2. Tác dụng của tường dẫn
3.1.3. Các phương án thi công góc tường
3.2. Quá trình tạo lỗ tường Barrete
3.2.1. Sử dụng dung dịch giữ vách hố đào tường Barrete
3.2.2. Phương pháp bảo đảm kích thước
3.2.3. Theo dõi quá trình đào hố móng
3.2.4.Vấn đề làm sạch hố đào
3.2.5. Kích thước panen hợp lý
3.3. Biện pháp ngăn thấm qua các Panen
3.3.1. Gioăng chống thấm CWS
3.3.2. Các giải pháp chống thấm khác
3.4. Vệ sinh công nghiệp và chống ồn chống bụi
3.4.1. Biện pháp chống ồn chống bụi
3.4.2. Chống ô nhiễm
3.5. Bảo vệ các công trình xung quanh
3.5.1. Các tiêu chuẩn áp dụng cho các công tác an toàn vệ sinh lao động
3.6. Biện pháp an toàn lao động
3.6.1. Nguyên tắc tổ chức và sơ sở pháp lý của an toàn lao động
3.6.2. Biện pháp phòng ngừa
3.6.3. Một số biện pháp cụ thể
3.7. Kết luận chương III
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Những kết luận
4.2. Những kiến nghị
4.2. Hướng phát triển của đề tài
Tài liệu tham khảo
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2853 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công nghệ thi công tường Barrette trong điều kiện đất nền Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không bị trượt. Được dùng các biện pháp liên kết bằng bu
lông, kéo dán hoặc hàn.
Đầu đo lực hay biến dạng:
Bộ chuyển đổi biến dạng sẽ có đầu ra dạng tuyến tính trên toàn bộ dải biến
dạng có khả năng xuất hiện. Khi gắn vào cọc, tần số tất yếu phải lớn hơn
2000Hz. Biến dạng đo được chuyển đổi thành lực tác động trên diện tích tiết
diện và modul đàn hồi tại vị trí đo. Có thể coi là modul đàn hồi động lực của
thép từ khoảng 200 đến 207x106 kPa (20÷30×106 psi). Modul đàn hồi động lực
của cọc bê tông và cọc gỗ có thể xác định bằng cách đo trong thí nghiệm nén
theo phương pháp thí nghiệm trong tiêu chuẩn C469 và phương pháp D198.
Ngoài ra, modul đàn hồi của cọc bê tông, cọc gỗ và cọc thép có thể được tính
bằng bình phương vận tốc sóng nhân với trọng lượng riêng (E=ρ.c2).
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
65
Các phép đo lực cũng có thể thực hiện bằng cách đặt các đầu đo ở giữa
đầu cọc và búa đóng cọc mặc dù rằng các đầu đo có thể làm thay đổi các đặc
trưng động lực học của hệ thống đóng cọc. Trở kháng của đầu đo lực cần có giá
trị nằm trong khoảng từ 50%÷200% trở kháng của cọc. Tín hiệu đầu ra phải tỷ lệ
tuyến tính với lực dọc trục, thậm chí cả trong trường hợp lực tác động lệch tâm.
Liên kết giữa các đầu đo lực và đầu cọc cần có khối lượng nhỏ nhất có thể và kê
đệm ít nhất để tránh hư hỏng.
Đầu đo gia tốc, vận tốc hoặc chuyển vị:
D
1.
5
D
(m
in
)
Đầu đo biến dạng
Đầu đo gia tốc
Hộp nối
Tín hiệu biến
d
Thiết bị xử
lý dữ liệu
Thiết bị ghi
Thiết bị hiển thị
Tín hiệu gia tốc
Cọc
Hình 2.16: Sơ đồ hệ thiết bị theo dõi quá trình đóng cọc
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
66
Các số liệu vận tốc thu được nhờ các đầu đo gia tốc với điều kiện là tín
hiệu có thể ghi được do quá trình tổ hợp biến đổi dữ liệu trong đầu đo. Tối thiểu
phải dùng hai đầu đo gia tốc có tần số cộng hưởng trên 2500Hz đặt đối xứng trên
hai mặt đối diện của cọc. Các đầu đo gia tốc hoạt động tuyến tính tối thiểu đến
1000g và 1000Hz để có kết quả đáp ứng yêu cầu đối với cọc bê tông. Với cọc
thép, tốt nhất nên dùng đầu đo gia tốc tuyến tính ít nhất đến mức 2000g và
2000Hz. Có thể sử dụng đầu đo có nguồn AC hoặc DC. Nếu sử dụng các thiết bị
có nguồn AC, tần số cộng hưởng phải trên 30.000Hz và thời gian không biến đổi
ít nhất là 1,0sec. Nếu các thiết bị sử dụng nguồn DC, chúng cần phải giảm nhiễu
bằng bộ lọc thấp nhất có tần số thấp tối thiểu là 1500Hz(-3dB). Cũng có thể sử
dụng các đầu đo vận tốc hoặc chuyển vị để thu nhận các số liệu vận tốc với điều
kiện là những thiết bị này hoạt động giống như các đầu đo gia tốc chuyên dùng.
Lắp đặt đầu đo:
Các đầu đo sẽ được đặt hoàn toàn đối xứng nhau qua tâm thiết diện, cách
mũi cọc các khoảng cách đều nhau để cho các thông số đo sẽ bù được lại việc
cọc bị uốn. Tại đầu cọc, các đầu đo cần được gắn vào vị trí cách đầu cọc một
khoảng cách tối thiểu là 1,5 lần đường kính cọc. Cần đảm bảo các thiết bị được
gắn chắc vào cọc để tránh bị trượt. Các đầu đo phải được hiệu chuẩn với độ
chính xác 3% trong suốt dải đo. Nếu nghi ngờ đầu đo bị hư hỏng khi sử dụng,
các đầu đo phải được hiệu chuẩn lại (hay được thay thế).
Truyền tín hiệu:
Các tín hiệu đo được từ đầu đo phải được truyển tới thiết bị để ghi, xử lý
và hiển thị dữ liệu qua cáp dẫn hoặc qua các thiết bị tương tự. Cáp dẫn phải được
bọc bảo vệ chống nhiễu điện từ hoặc các loại nhiễu khác. Tín hiệu truyền tới
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
67
thiết bị đo phải tỷ lệ tuyến tính với phép đo thực hiện trên cọc trên toàn dải tần
số của thiết bị đo.
- Thiết bị ghi, xử lý và hiển thị dữ liệu
Giới thiệu chung:
Tín hiệu từ đầu đo trong quá trình tác động sẽ được truyển đến thiết bị ghi,
xử lý và hiển thị dữ liệu cho phép xác định lực và vận tốc theo thời gian. Các
thiết bị này cũng xác định được gia tốc và chuyển vị của đầu cọc, và năng lượng
truyền cho cọc. Thiết bị này sẽ bao gồm bộ phận hiện sóng, máy ghi dao động,
hoặc màn hình đồ họa tinh thể lỏng. Để hiển thị đồ lực và vận tốc, các thiết bị
lưu giữ như băng từ, đĩa số hoặc các thiết bị tương đương khác thực hiện lưu dữ
ghi lại dữ liệu cho các phân tích sau này và cho xử lý số liệu. Thiết bị ghi, xử lý
và hiển thị dữ liệu cần có khả năng kiểm tra hiệu chuẩn bên trong các thang đo
biến dạng, gia tốc và thời gian. Sai số cho phép không vượt quá 2% giá trị tín
hiệu cực đại. Sơ đồ bố trí điển hình cho thiết bị minh họa trong hình 2.4.2.4
Thiết bị gh:i
Tín hiệu từ đầu đo sẽ được ghi bằng điện dưới dạng điện từ dùng kỹ thuật
tương tự hoặc kỹ thuật số sao cho các thành phần tần số có mức thấp vượt qua
ngưỡng tần số 1500Hz (-3dB). Khi số hóa, tần số lấy mẫu phải đạt ít nhất là
5000 Hz cho mỗi kênh dữ liệu.
Thiết bị xử lý số liệu:
Thiết bị xử lý tín hiệu từ đầu đo là một máy tính tương tự hoặc máy tính
số có những chức năng tối thiểu sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
68
Đo lực: Thiết bị phải cung cấp được trạng thái của tín hiệu, khuyếch đại
và hiệu chuẩn cho hệ thống đo lực. Nếu sử dụng đầu đo biến dạng, thiết bị cần
có khả năng tính toán được lực. Tín hiệu lực đầu ra phải liên tục cân bằng ở giá
trị 0 trừ khi có tác động đóng búa.
Dữ liệu vận tốc: Nếu sử dụng đầu đo gia tốc, thiết bị có thể tích phân gia
tốc theo thời gian để thu được vận tốc. Nếu sử dụng đầu đo chuyển vị, thiết bị
phải vi phân chuyển vị theo thời gian để tìm được vận tốc. Nếu được yêu cầu,
thiết bị phải cho các giá trị vận tốc bằng 0 giữa các nhát búa đóng, và sẽ hiệu
chỉnh bản ghi vận tốc để lý giải cho việc trôi điểm 0 của đầu đo trong quá trình
đóng búa.
Điều kiện tín hiệu: Việc kiểm tra tín hiệu cho lực và vận tốc cần có đường
cong tần số tương ứng như nhau để tránh sự dịch pha tương đối và sự lệch biên
độ tương đối.
Thiết bị hiển thị:
Tín hiệu đo được từ các đầu đo se được hiển thị bằng các phương tiện của
một máy giống như máy hiện sóng, máy ghi đồ thị dao động hoặc màn hình tinh
thể lỏng, trên đó có thể quan sát được các đại lượng lực và vận tốc theo thời gian
cho mỗi nhát búa. Thiết bị này có thể nhận tín hiệu trực tiếp từ đầu đo hoặc sau
khi đã được xử lý qua các thiết bị xử lý số liệu. Thiết bị này cần có khả năng
hiệu chỉnh được để tái tạo lại được tín hiệu trong dải thời gian từ 5÷160ms. Cả
hai dữ liệu của lực và vận tốc có thể được tái tạo lại cho mỗi nhát đóng và thiết
bị cần có khả năng lưu giữ và hiển thị tín hiệu cho từng nhát đóng đã được lựa
chọn trong một khoảng thời gian thối thiểu là 30 sec.
- Trình tự thí nghiệm:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
69
+ Ghi lại các thông tin về dự án.
+ Gắn các đầu đo lên cọc, tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị,và ghi các
thông số động học của các tác động trong từng khoảng thời gian được kiểm soát
với sự theo dõi đều đặn sức kháng xuyên. Xác định các đặc trưng của tối thiểu
10 nhát đóng từ lúc bắt đầu đóng và sử dụng để tính sức chịu đựng của đất
thường là từ một hay hai nhát đóng được chọn là tiêu biểu kể từ khi bắt đầu đóng
lại. Các tín hiệu lực và vận tốc theo thời gian cần được xử lý thông qua thiết bị
xử lý dữ liệu, máy tính hoặc tính tay sự tiến triển của lực, vận tốc, gia tốc,
chuyển vị và năng lượng trong quá trình đóng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
70
64 ±13
38
±1
3 76
±2
1 ,
5W
15
2±
6
Độ sâu 38 mm cho mọi lỗ
Mốc treo
dây dẫn
Đường kính lỗ .35mm
cho vít nở 6.35mm (đối
xứng nhau và tương tự
với mốc treo dây)
Chú ý:
Lỗ 12,7mm dùng
thay thế lỗ 6,35
trong trường hợp
dùng vít nở 12,7 mm
Đầu đo gia tốc 1
Đầu đo biến dạng 1
Đầu đo biếan dạng 2
Đầu đo gia tốc 2
Chiều rộng (W)
Hình2.17 : Bố trí định hình đầu cọc đo cho cọc bê tông
Mốc treo
dây dẫn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
71
b. Kiểm tra chất lượng chống thấm nước qua tường
Chủ yếu kiểm tra các gioăng cách nước giữa các panels bằng cách quan
sát thực địa. Tuy nhiên, đôi khi bản thân các panels bê tông thi công bị khuyết tật
cũng gây thấm. Khi đó cần xử lý bằng cách bơm vữa chống thấm chuyên dụng
(vữa Sika) vào vị trí bị thấm.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
72
2.3. Kết luận chương 2
Hiện nay nước ta đã tích lũy được những kinh nghiệm đáng kể trong xây
dựng các công trình ngầm bằng công nghệ thi công tường Barrette. Được ứng
dụng rộng rãi là xây dựng các màng chống thấm; sử dụng công nghệ thi công
tường Barrette rất hiệu quả trong việc sử dụng không gian đô thị khi xây dựng
các công trình bố trí ngầm dưới mặt đất trong những khu đô thị đã xây dựng dày
đặc.
Máy móc, thiết bị để thi công công trình ngầm ở Việt Nam phải nhập từ
các nước như: Đức, Ý, Nhật, Pháp, Mỹ,….Ở nước ta hiện nay chỉ sản xuất và gia
công các loại phụ kiện phục vụ thi công.
Thi công tường Barrette sử dụng neo để gia cố thành hố đào. Sử dụng tối
đa diện tích mặt bằng để xây dựng phần việc ngầm của công trình.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
73
CHƯƠNG III: QUI TRÌNH HỢP LÝ ĐỂ THI CÔNG TƯỜNG
BARRETTE
Qui trình thi công tường Barrette trên nguyên tắc giống như qui trình thi
công đối với cọc khoan nhồi hoặc cọc Barrette điểm mấu chốt là đặc trưng của
công nghệ thi công tường Barrette là gầu đào và cách đào đất và được nối với
nhau giữa các Barrette bằng các liên kết chống thấm. Chi tiết tiếp giáp giữa hai
tấm tường Barrette là:
Loại 1: Các tấm tường Barrette liên kết mềm.
Loại 2: Các tấm tường Barrette liên kết cứng.
Hình 3.1: Qui trình công nghệ thi công tường Barrette
Thu hồi dung
dịch Bentonite
Trộn dung dịch
Bentonite
Chứa dung
dịch Bentonite
Cấp dung dịch
Bentonite Lọc cát
Lắp ống
đổ bê tông
Đổ
bê tông
Lắp đặt lồng cốt
thép và gioăng
chống thấm
Định vị
Kiểm tra
độ sâu
Xử lý
cặn lắng
Đào hố
móng
Chuẩn bị
Trộn bê tông
Kiểm tra trạm
trộn bê tông
Trộn thử
Kiểm tra
Kỹ thuật điện,
hàn, cơ khí
Gia công
cốt thép
Vận chuyển
tập kết
Lắp dựng
lồng thép
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
74
3.1. Tường vách và khuôn dẫn hướng
3.1.1. Khi thi công tường Barrette, hai tường dẫn được làm bằng tường bê
tông cốt thép đổ tại chỗ hoặc là những tường bê tông cốt thép lắp ghép sản xuất
tại nhà máy, lắp trên miệng hố đào. Việc thi công tường dẫn phải đảm bảo thẳng,
đúng vị trí để dẫn hướng cho gầu đào sau này, khoảng cách hai tường dẫn lớn
hơn bề rộng tường Barrette là 5cm, trong thi công tường dẫn cao hơn mặt đất tự
nhiên là 200mm để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh bùn đất rơi xuống hố đào.
3.1.2. Tác dụng của tường dẫn
- Dẫn hướng gầu đào trong suốt quá trình đào và đảm bảo tường Barrette
được đinh vị đúng và thẳng đứng. Chống sụt lở đất bề mặt, đảm bảo an toàn cho
công trình liền kề.
- Hỗ trợ cho thiết bị thi công tường Barrette (hạ lồng thép, đổ bê tông, đặt
gioăng chống thấm, và các liên kết chống thấm …).
- Tăng cường sự ổn định của hố đào trong suốt thời gian đào.
- Tạo được hệ thống kiểm tra độ tin cậy tường Barrette.
3.1.3. Các phương án thi công góc tường
- Phương án 1: Phương án này góc tường Barrette đổ bê tông liền khối,
đảm bảo tốt về khả năng chống thấm và chịu lực. Tuy nhiên phức tạp cho thi
công đào hào và gia công lồng thép.
- Phương án 2: Phương án này góc tường Barrette đổ bê tông tấm nối bằng
gioăng chống thấm, về mặt chịu lực kém hơn phương án 1, nhưng thi công thuận
tiện. Nhược điểm là khi đổ bê tông vách chắn dễ bị nghiêng theo dọc hào đào.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
75
- Phương án 3: Phương án này có thể thi công tường Barrette tương đối
thuận lợi, đảm bảo khả năng chị lực cũng như chống thấm góc tường.
Phương án 2:
Đất hào chẵn
Đất hào lẻ
Vách chắn
Phương án 1:
Đất hào lẻ
Vách chắn
Vách chắn Vách chắn
Vách chắn
Vách chắn
Đất hào lẻ
Đất hào lẻ
Đất hào lẻ
Đất hào lẻ
Đất hào chẵn
Đất hào chẵn
Phương án 3:
Hình 3.2: Các phương án thi công góc tường Barrette
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
76
3.2. Quá trình tạo lỗ tường Barrette
3.2.1. Sử dụng dung dịch giữ vách hố đào tường Barrette
a. Đặc tính của Bentonite
- Bentonite thực chất là một dạng đất sét mà khi trộn với nước sẽ tạo ra
một dung dịch Thixotropic có tác dụng giữ ổn định bề mặt đất trong vài tuần lễ.
- Bentonite sử dụng loại Bentonite Trugel 100 do Australian Bentonite sản
xuất tại Úc hoặc tương đương.
- Tỷ lệ pha trộn Bentonite được giám sát chặt chẽ trên công trình theo tình
hình cụ thể trong quá trình đào nhưng phải luôn đảm bảo nguyên tắc chung.
- Khi hỗ đào đã đổ đầy dung dịch Bentonite, áp lực cao hơn áp lực nước
ngầm sẽ tạo ra xu hướng là Bentonite thấm vào lớp đất vách hố khoan. Thế
nhưng, nhờ có các hạt đất sét có trong dung dịch mà sự kết khối tạo nên tức thì
khiến cho áp lực Bentonite và áp lực nước cách ly nhau. Áp lực Bentonite tạo ra
một lực ổn định trên vách hố khoan.
- Trong đất sét, độ dày của lớp kết khối rất thấp, nhưng trong lớp đất
không kết dính, nó có thể cao hơn (1-2)mm và có tác dụng như một lớp màng
không thấm.
- Lớp màng này ngăn không cho nước chảy vào hố khoan và ngăn ngừa sự
trộn lẫn trên bề mặt chung giữa nước và Bentonite. Đồng thời nó cũng ngăn
không cho Bentonite tiêu tán vào lòng đất.
- Khi dòng nước bị cản lại, sự ổn định của vách hố đào được tạo ra chủ
yếu bởi hiệu ứng vòm, góc ma sát trong và một phần bởi áp lực thủy tĩnh của
dung dịch.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
77
b. Sử dụng Bentonite khi đào.
- Bentonite sử dụng khi đào là loại có nồng độ bình thường khoảng (20-
40)kg/m3. Nước tỷ lệ thuận với dung tích còn bột Bentonite thì tỷ lệ thuận với
trọng lượng.
- Dung dịch Bentonite được trộn trên công trường bằng máy trộn tốc độ
cao (High Turbulence Mixer) và để cho hydrate hóa một thời gian trong thùng
chứa rồi sau đó mới đưa vào chỗ đào. Dung dich Bentonite sau khi sử dụng được
thu hồi lại, qua máy sàng lọc rồi được bảo quản để sử dụng lại.
- Khi đào đất, hố đào được đổ đầy Bentonite để đảm bảo áp lực ổn định.
Khi phun dung dịch Bentonite vào hố đào sẽ sử dụng máy bơm nếu cần thiết.
- Trong suốt qua trình thi công, một kỹ thuật viên luôn kiểm tra cẩn thận
các đặc tính lý học và hóa học của Bentonite xem có đủ điều kiện phù hợp để
được tiếp tục sử dụng hay không.
- Khi đã đạt được độ sâu cần thiết, công tác đào kết thúc, Dung dịch
Bentonite lẫn đất phải được rút khỏi hố đào, vì nếu còn sót lại sẽ có ảnh hưởng
bất lợi tới việc đổ bê tông.
- Hố đào được làm sạch trước tiên bằng gầu vét. Ống thổi Bentonite gắn
với ống đổ bê tông sẽ được thả xuống đáy hố đào. Dung dung dịch lấy ra từ hố
đào được đưa vào máy sàng lọc cát qua bộ phận sàng rung và máy ly tâm. Các
hạt Bentonite nguyên chất do kích thước hạt nhỏ sẽ không bị loại bỏ sau quá
trình lọc. Quy trình này tiếp tục cho đến khi Bentonite hút lên từ hố đào phải đáp
ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Trong quá trình tái chế Bentonite, hố đào phải giữ cho luôn đầy
Bentonite với dung dịch được tái chế nằm bên trong khi Bentonite bẩn được hút
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
78
ra từ dưới đáy, phải đo thường xuyên hàm lượng cát ở đáy hố đào để kiểm tra
giám sát quá trình sàng lọc.
- Khi công việc này hoàn thành, có thể hạ các lồng thép xuống hố đào.
Trong khi đổ bê tông, Bentonite được bơm ra từ hố đào và được tái chế qua sàng
rung và thiết bị ly tâm.
c. Giới thiệu và công nghệ dung dịch Bentonite và Polyme.
+ Công nghệ dung dịch Bentonite.
- 1929 : Công nghệ khoan dầu
- 1932 : Công nghệ địa kỹ thuật
Thành phần Bentonite
- pozzulana, tro núi lửa
- Montmorillonite MgO, Na2O, CaO, H2O,SiO2,Al2O3,Fe2O3,FeO
+ Tiêu chuẩn về quản lý dung dịch
- Trọng lượng riêng
- Độ nhớt
- Hàm lượng Bentonite trong dung dịch.
- ĐỘ pH
- Hàm lượng cát
+ Chức năng của dung dịch
- Áp lực thủy tĩnh counter – balance áp lực nước và áp lực đất.
- Tạo một lớp film bảo về bề mặt tường và giảm thấm nước.
+ Giới thiệu ngắn gọn về SuperMud
- Đây là sản phẩm hữu cơ tổng hợp cao phân tử
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
79
- SuperMud
- Công thức kết cấu chuỗi mạch vòng
Bảng 3.1:Đặc tính các loại CF
Loại CF – 830C
Hình thức Bột
Thành phần chính Polyacrlicamide
Mật độ chất rắn 0.65-0.85
0.1%pH 7.0-12
0.1%VIS(CPS) 150-240
Độ đậm đặc (meq/g) 3.4
Tỷ trọng % 2.5%-3.5%
Tỷ trọng dung dịch khi khoan : (1.05-1.12)g/cm3
Độ nhớt : 35sec
Hàm lượng cát < 4%
Độ pH : (8-12)
+ So sánh hiệu quả giữa SuperMud và Bentonite
Đây được coi là sản phẩm thay thể tốt nhất cho Bentonite với công nghệ địa kỹ
thuật và thi công xây dựng .
(Bản so sánh do tổ chức F.L.C.W đưa ra)
Bentonite – sản phẩm vô cơ truyền thống thành phần chủ yếu là đất sét.
Chất làm ổn dịnh- sản phẩm hữu cơ tiên tiến
(A) (B)
1 Đặc tính Montmorillonite
Vocanic ash
Pozzolana
SuperMud
2 Tỷ lệ pha trộn (5-8)% 1:500~3500
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
80
3 Công thức
pha chế
Cần các phụ giá C.M.C,
F.C.L v.v.
Giá trị kiểm soát trong
khoảng: pH(8-12)
4 Tỷ trọng Tăng theo hàm lượng cát và
độ dính
Tỷ trọng hầu như ổn
định khoảng 1.0
Không thăng theo độ
dính
5 Đặc tính
chống nhiễm
mặn
Giảm dần chất lượng Không giảm
6 Bảo quản Giữ trong thùng 8 tiếng sau
khi trộn
Cần bể lắng cát.
Pha trộn trực tiếp
không cần bể lắng
7 Tái sử dụng (2-3) lần (2-3) lần
8 Phục hồi lại
hỗn hợp đã sử
dụng
KHó bơm vào thùng do tỷ
trọng và hàm lượng cát
Dễ bơm vào thùng
9 Chiếm chỗ bê
tông
Khó Î ứng suất liên kết
Î chất lượng kém
Chất lượng đổ bê tông
tốt
10 Nguy cơ với
môi trường
và sức khỏe
Dễ dẫn đến ô nhiễm/ chứa
tác nhân gây ung thư silicat
Không làm ảnh hưởng
đến môi trường.Rất dễ
dàng phân hủy chỉ sau
khoảng 8 giờ dưới điều
kiện tự nhiên
11 Bề mặt tường
Đào
Đo bề dày của bánh lọc, bề
mặt tường khá lồi lõm
Bề mặt khá hẳng do
không cần bánh lọc
12 Đổ chất thải Không dễ( lượng lớn, chu
trình xử lý phức tạp)
Thêm chất ôxi hóa, liên
kết phân tử bị phá hủy
dễ dàng. Sau đó nước
sạch có thể đổ vào
đường cống
13 Máy trộn,
máy bơm
Sử dụng chế độ nặng Sử dụng nhẹ
14 Máy sàng cát Cần Không cần
15 Khối lượng
của chất tạo
dung dịch
Rất lớn, khi dùng xong sẽ
trở thành bùn sét rất khó xử
lý
Rất nhỏ, khi dùng xong
dùng hóa chất xử lý sẽ
thành nước thải sạch
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
81
khoan
16 Hao hụt dung
dịch khoan
khi vào tầng
sỏi và cát thô
Nhỏ, khoảng 30% Lớn , lên tới 100-150%
(phải xử lý bằng cách
trộn thêm Bentonite vào
dung dịch SuperMud
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới sự giảm chất lượng của SuperMud.
- Giảm chất lượng do sử dụng. Dẫn đến giảm khả năng tạo màng.
- Giảm chất lượng do bị pha loãng. Do sự tham gia của các yếu tô ion hóa
như muối silicat, muối carbonate.
+ Kết luận.
Chất lượng
- Dung dịch SuperMud không chứa đất sét nên không làm giảm cường
độ bê tông.
- Độ dính kết giữa bê tông và cốt thép tăng do không bị đất sét dính vào
cốt thép.
- Dung dịch SuperMud không ngậm cát nên đáy cọc sạch hơn dung
dịch Bentonite .
- Tăng ma sát cho cọc do không có lớp áo sét bao ngoài thân cọc.
An toàn
- Thi công an toàn hơn- không gây hại cho sức khỏe người lao động.
- Giảm được hao phí lao động khi dùng SuperMud.
Ảnh hưởng của môi trường
- Không gây ô nhiễm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
82
- Rất dễ phân hủy chỉ sau (5-7) ngày dưới điều kiện tự nhiên.
Việc thực hiện đào hào tường Barrette được sử dụng bởi gầu ngoạm hình
chữ nhật treo trên xe cẩu vận hành bằng thủy lực. Trong quá trình đào, dung dịch
Bentonite được giữ trong khoảng không thấp hơn 0,4m từ đỉnh tường dẫn và cao
hơn 1,5m trên mực nước ngầm. Độ thẳng đứng của hố đào được giám sát bằng
trực quan thông qua những dây cáp của xe cẩu trong vận hành hạ gầu xuống rãnh
đào.
Xe cẩu khi làm việc phải luôn luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m đến vị trí
hố đào.
3.2.2. Phương pháp đảm bảo kích thước
Tùy theo thiết kế cho từng công trình, nhiều dạng panels được sử dụng,
panels sơ cấp và kế tiếp và panels thứ cấp. Việc bố trí panels sẽ tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể.
- Pa nen sơ cấp: Chiều dài thiết kế các panels sơ cấp với hai ván khuôn
chặn, phù hợp với chiều dài tối thiểu của gầu đào hoặc có chiều dài bằng hai lần
chiều dài gầu và một đoạn nhỏ ở giữa.
- Pa nen kế tiếp: Các panels được gắn với một ván khuôn chặn được gọi là
panels kế tiếp.
- Pa nen thứ cấp: Các panels này được thi công vào giai đoạn cuối dựa trên
việc hoàn thành tất cả các panels sơ cấp và panels kế tiếp, không cần lắp đặt ván
khuôn.
+ Khi thi công đào hào gặp chướng ngại vật:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
83
Tùy theo tính chất và kích thước của chướng ngại vật và địa chất phức tạp
mà có biện pháp di dời chướng ngại vật. Bằng cách đào nếu kích thước chướng
ngại vật tương thích với kích thước của gầu ngoạm. Bằng cách sử dụng luân
phiên gầu ngoạm và búa đục nặng, Bằng cách khoan để làm yếu chướng ngại vật
trước khi dùng gầu ngoạm hoặc búa đục. Bằng cách dùng gầu cắt đất có hai búa
nặng quay có thể đào được các loại đất đá tới 100Mpa.
+ Phương pháp kiểm tra độ thẳng đứng và ổn định
Độ thẳng đứng của việc đào hào được kiểm tra liên tục dựa vào độ thẳng
đứng của cáp, gầu đào xem như quả dọi. Trong quá trình đào, việc kiểm tra liên
tục được thực hiện bằng thước đo, nếu có hiện tượng sạt lở đất sẽ nhanh chóng
nhận biết được.
3.2.3. Theo dõi quá trình đào hố móng
Dùng gầu đào có kích thước thích hợp để đảm bảo được kích thước hào
đào định hình sẵn. Gầu đào phải thả đúng nơi định hướng sẵn, hào đào phải đúng
vị trí và thẳng đứng, bước đầu tiến hành đào một phần hố đào đến chiều sâu thiết
kế. Trong quá trình đào hào phải cung cấp thường xuyên dung dịch Bentonite
hoặc dung dịch SuperMud mới và đảm bảo chất lượng cho đầy hố đào để giữ
thành hố đào khỏi bị sụt lở.
Sau khi đào xong phải kiểm tra lại về kích thước hình học của hố đào.
Kích thước cạnh ngắn chỉ được phép sai số ±5cm, cạnh dài của hố đào theo cạnh
ngắn sai số cho phép 1% so với chiều sâu của hố đào.
Các khả năng gây sự cố:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
84
- Sự cố do địa chất phức tạp gây hiện tượng sập thành hố đào, làm mất
nước dung dịch Bentonite.
- Sự cố do kỹ thuật thi công: Khi thi công sập thành hố đào, kẹt bộ dụng
cụ ngoạm (gầu ngoạm), lồng thép bị trồi lên hoặc rơi lồng thép.
- Sự cố khi đổ bê tông tường Barrette: Quá trình thi công đổ bê tông làm
tắc ống đổ, kẹt ống, hiện tượng nước vào trong ống,..
Biện pháp khắc phục sự cố:
- Khi đào hào thi công tường Barrette nếu gặp địa tầng phức tạp mà các
biện pháp thông thường không giữ được thành hố đào, có những giải
pháp lựa chọn sau:
+ Tăng cường hàm lượng Bentonite hoặc SuperMud có độ đậm đặc lớn
hơn.
+ Gia cố cục bộ các vách kim loại, cọc cừ tại vùng đất quá yếu dưới dạng
các ván khuôn lưu.
+ Chia modul đào cho tường Barrette ở mức tối thiểu.
+ Khi hố đào bị sạt lở không khắc phục được thì nên đổ bể tông nghèo
Max100# vào hố và sau này đào lại.
+ Khi bê tông tràn sang tấm bên cạnh thì phải dùng búa tách ván khuôn để
phá phần bê tông thừa.
- Khắc phục kẹt gầu ngoạm:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
85
+ Khi sập thành hố đào phải rút gầu ngoạm lên, có biện pháp xử lý xong
mới đào tiếp. Khi đào hào phải điều chỉnh tốc độ không để gầu ngọam ngậm sâu
quá vào trong đất một lần chiều cao gầu ngập trong đất.
+ Khi dụng cụ gầu ngoạm rơi vào hố đào mà chưa bị chôn sâu và đất cát,
thường dùng gầu đào hoặc móc sắt để kéo lên.
- Lồng thép bị trồi lên khi đổ bê tông:
+ Phải tăng cường khi gia công khung thép phải chính xác, để khi vận
chuyển lồng thép không bị biến dạng, khi thả khung thép xuống hố móng thì trục
khung thép phải đảm bảo độ thẳng đứng, khung thép được hạ từ từ xuống đáy
hào và không bị va đập.
+ Khi đổ bê tông phải chuẩn bị lượng bê tông liên tục, trước khi đổ bê
tông phải kiểm tra xem khung thép có bị trồi lên không.
+ Trước khi tạo lỗ hố phải kiểm tra kỹ lưỡng độ thẳng đứng của thành hố
đào và độ phẳng của đáy hố đào. Khi đổ bê tông phát hiện ra cốt thép bị trồi lên
phải dừng đổ bê tông và rung lắc ống dẫn làm cho nó bị di chuyển lên xuống để
tách khỏi sự vướng mắc giữa lồng thép và ống. Sau khi lồng thép ổn định bê
tông được đổ vào rãnh qua ống dẫn và ống được nhấc lên xuống nhiều lần, đảm
bảo ngập trong bê tông tối thiểu là 3m.
- Đổ bê tông làm tắc, kẹt ống đổ:
+ Đảm bảo độ sụt của bê tông (120÷180)mm. Cốt liệu thô không quá 1/3
đường kích thước của ống tremic, việc nâng rút ống tremic luôn ngập sâu trong
bê tông là 3m.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
86
+ Điều khiển tốc độ đổ bê tông vào ống đổ phù hợp với tốc độ dâng của bê
tông, qua lượng Bentonite và SuperMud trong hố đào được thu hồi là tương
đương.
- Tường hợp nước vào trong ống dẫn:
Trước khi đổ bê tông, nếu phát hiện ở miệng ống dẫn có hiện tượng dò
nước phải nhấc ngay ống dẫn lên để kiểm tra, xử lý hết rò rỉ rồi mới sử dụng ống
để đổ bê tông. Trong bất cứ trường hợp nào cũng phải để cho đáy ống dẫn chìm
sâu trong bê tông. Khi phát hiện ra ống dẫn bị nâng lên khá rõ rệt phải cắm ngay
ống dẫn vào trong bê tông. Dùng loại bơm hút nước có đường kính nhỏ hút hết
nước trong ống dẫn ra rồi mới tiếp tục đổ bê tông.
3.2.4. Qui trình làm sạch hố đào
Loại 1: Trong suốt quá trình tạo lỗ, đất cát không kịp đưa lên sẽ lưu lại ở
gần đáy hố, sau khi dừng công việc làm lỗ thì lắng xuống đáy lỗ, loại cặn lắng
này tạo thành hạt có đường kính tương đối lớn.
Loại 2: Những hạt rất nhỏ nổi trong nước tuần hoàn hay nước trong lỗ, sau
khi làm lỗ xong, qua một thời gian sẽ lắng dần xuống đáy lỗ.
Làm sạch hố đào loại 1:
Sau khi làm lỗ đến độ sâu dự định, không nâng thiết bị tạo lỗ lên ngay mà
tiếp tục làm thao tác thải đất lên cho đến khi hoàn toàn sạch sẽ cặn lắng ở hố rồi
mới tiến hành đưa thiết bị lên. Sau khi kết thúc thao tác làm lỗ (khoảng 15÷20
phút), thả gầu ngoạm xuống đáy hố, ngoạm cặn lắng ở đáy hố lên, khi cặn lắng
chỉ còn ít thì dùng bơm chìm thả xuống đáy lỗ vừa khuấy động cặn lặng vừa
bơm hút cặn lắng ở đáy hố lên.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
87
Làm sạch hố đào loại 2:
Trong quá trình hạ lồng thép vào đáy hố đào, các hạt cát và bùn trong hố
tiếp tục lắng xuống đáy hố. Do vậy khi lắp cốt thép xong phải đo lại chiều sâu hố
khoan. Nếu chiều sâu hố khoan không đảm bảo theo thiết kế thì phải tiến hành
công tác thổi rửa hố đào.
Ống thổi rửa là ống đổ bê tông cho tường Barrette. Ống được chế tạo bằng
thép có đường kính D200mm và D270mm, chiều dài mỗi đoạn 0,5m; 1m; 2m và
3m. Các ống được nối với nhau bằng ren vuông ngoài.
Đoạn mũi ống có 2 loại: loại đáy bằng và loại đáy có cấu tạo vát.
Việc sắp xếp sàn công tác trên miệng hố đào phải bảo đảm thăng bằng, sàn
được chế tạo có gắn sẵn bộ giá tựa để giữ cố định ống thổi rửa ở chính tâm hố
đào. Giá tựa gồm hai tấm thép được gắn bản lề với sàn công tác và được cắt
thành hai nửa vành khuyên có đường kính bằng đường kính ngoài ống thổi rửa.
Hai tấm thép này dễ dàng thao tác để nâng hạ ống thổi rửa lên xuống. Ống thổi
rửa được hạ xuống đáy hố đào đối với loại vát. Đối với ống loại đáy bằng đặt
đáy một đoạn 20cm để hút mùn khoan khi bơm khí nén.
Sau khi lắp xong ống thổi rửa thì tiến hành lắp phần trên. Phần này có hai
nửa, một nửa được nối với ống dẫn D150 để thu hồi dung dịch Bentonite hoặc
SuperMud về máy lọc. Một cửa để thả ống dẫn khí có đường kính 25mm xuống
cách hố đào khoảng (1÷1,5m). Sau đó tiến hành bơm khí với áp suất tính toán.
Trong quá trình thổi rửa phải liên tục cấp dung dịch Bentonite vào hố đào để
đảm bảo mực nước trong hố không thay đổi. Thổi rửa trong thời gian khoảng
20÷30phút, dùng thước và dây dọi kiểm tra kích thước hố đào: cách ngắm cho
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
88
phép sai số là ±5cm, kích thước cạnh dài cho phép sai số ±10cm và độ nghiêng
hố đào theo cạnh ngắm cho phép sai số 1% so với chiều sâu hố đào.
Hàm lượng bùn Bentonite và SuperMud sau khi thổi rửa phải đạt các chỉ
tiêu sau:
- Dung trọng <1,2g/cm3
- Độ nhớt (18÷45)s
- Hàm lượng cát <5%
- Độ tách nước <40cm3
- Trị số pH (7÷9)
3.2.5. Kích thước panels hợp lý
Đối với công trình xây dựng được thiết kế sử dụng tường Barrette, có kích
thước chiều dày và chiều sâu của tường Barrette đã được tính toán để phù hợp
với công năng sử dụng từng loại công trình. Việc phân chia chiều dài của các
tấm panels thi công phụ thuộc vào điều kiện đất nền và kinh nghiệm thi công của
các đơn vị thi công. Trong trường hợp đất nền ổn định ta có thể ghép hai đến
Miênhg ống thổi
4 thép ống Ø14
Ống dẫn khí Ø25
MÁY NÉN KHÍ
600
1500
1000
Ống thổi Ø20
Bản kê đáy Hình 3.3: Thiết bị thổi rửa hố khoan
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
89
nhiều lồng thép để đổ bê tông. Trường hợp đất nền yếu gặp chướng ngại vật
nhiều hoặc công trình xây dựng liền kề có nhiều nhà xây chen, biện pháp an toàn
là chia nhỏ các kích thước panels để thi công tường Barrette.
3.3. Biện pháp ngăn thấm qua các panen
3.3.1. Sử dụng gioăng chống thấm CWS
Hệ thống gioăng chặn cho phép ngăn nước giữa các tấm panels tường Barrett
Nguyên lý gioăng chặn CWS:
- Gioăng chặn bao gồm một khuôn thép có đặt sẵn gioăng cao su. Ván
khuôn thép sẽ được gầu đào kéo lên khi thi công panels kế cận và do
đó giải quyết được khó khăn gặp phải đối với việc sử dụng các ống
thép tròn có khớp nối.
- Gioăng chặn sẽ ngăn nước thấm qua khe nối của các tấm panels tường
Barrette bởi tính đàn hồi cao và khả năng liên kết tốt với bê tông.
Lắp đặt:
- Trong khi tái chế dung dịch Bentonite hoặc dung dịch SuperMud sau
khi việc đào hoàn tất, gioăng chặn được lắp đặt vào đầu cuối panels đã
đào, các panels sơ cấp có gioăng ở cả hai đầu và các panels kế cận có
gioăng ở một đầu. Gioăng chặn được hạ xuống lần lượt trong hố đào
cho đến khi gioăng chặn đạt độ sâu cần thiết thấp hơn khoảng (1-3) mét
so với cao trình đất đào sau này hoặc trong lớp đất có độ thấm nhỏ.
- Gioăng chặn là ván khuôn chặn ở đầu cuối. Một gioăng cao su ngăn
nước được gắn vào gioăng trước khi đặt ván khuôn chặn vào trong
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
90
panen. Gioăng chặn vẫn ở lại tại đầu cuối của panels trong khi đào
panels kế tiếp.
Bảng3.3: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA GIOĂNG CWS
PROPERTIES NGH60 AVERAGE TEST VALUE
Tensile Strength. M/mm2 Min 10,00 13,34
Elongation Break. %
(BS 2782 method 320A)
Min 250 360
Angemg, mg/cm2 (1300, 3hours)
Thermal Stability, mins (Congco red
at 1800C); (BS 2782 method 130A)
Min 50 Min50
Specify gravity <1,4 <1,4
Hệ thống gioăng chặn và gầu ngoạm:
- Vì được treo bằng cáp và hình dạng chữ nhật của gầu ngoạm, gầu
ngoạm phù hợp cho việc sử dụng kết hợp với hệ thống ván khuôn chặn.
Dụng cụ đào bị tựa trên ván khuôn chặn với khoảng cách không đổi
trong suốt quá trình đào, nên điều chỉnh được ngay lập tức bất kỳ sự
lệch hướng của gầu đào.
- Hiện nay ở Việt Nam đã sử dụng hai hệ thống gầu đào: Loại gầu cơ khí
kiểu cổ điển và hệ thống gầu thủy lực kiểu mới.
- Khi thi công những công trình xây chen liền sát với khu dân cư, hệ
thống gầu đào thuỷ lực đã thể hiện những ưu điểm của nó như: Không
tạo ra chấn động, khi cắt đất giảm thiểu nguy cơ gây nứt cho công trình
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
91
liền kề. Không tạo ra tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của cư
dân xung quanh.
Ưu điểm khi sử dụng ván khuôn chặn
Việc sử dụng hệ thống ván khuôn chặn mang lại bốn ưu điểm chính cho
việc xây dựng tường chắn đất có chất lượng tốt hơn.
- Việc tháo gỡ ván khuôn chặn thì hoàn toàn độc lập với việc đổ bê tông,
cho phép tổ chức sản xuất tại công trường hiệu quả hơn.
- Tạo sự dẫn hướng cho việc đào panels kế tiếp
- Cho phép lắp đặt gioăng cao su ngăn nước.
- Khi ván khuôn chặn tại cuối panels bên cạnh đang được đào, nó bảo vệ
bê tông của panels của trước đó. Vì vậy kích thước hình học, độ sạch
và chất lượng của mối nối là hoàn hảo.
3.3.2. Giải pháp chống thấm khác
+ Tường Barrette liên kết cứng
- Giữa các tấm tường được liên kết với nhau qua sắt chờ của các tấm liền
kề
- Lồng sắt được gia công sao cho sắt chờ của hai tấm panels có thể liên kết
với nhau.
- Khi thi công đổ bê tông tấm sơ cấp, bọc nilông dầy để bê tông không
tràn ra bên cạnh làm ảnh hưởng đến tấm thứ cấp.
+ Ưu nhược điểm:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
92
- Thi công tấm tường phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và đảm bảo khả năng
chống thấm của tường Barrette.
- Tính toàn khối cao, phù hợp với cách tính động đất.
Hình 3.4: Chi tiết tiếp giáp giữa hai tấm tường
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
93
3.4. Vệ sinh công nghiệp và chống ồn, chống bụi
3.4.1. Biện pháp chống ồn chống bụi
- Vấn đề môi trường và các biện pháp chống ồn chống bụi được đặc biệt
chú ý, thời gian tập kết vật tư và các phương tiện ra vào phải được bố trí hợp lý
vào ban đêm.
- Các thiết bị thi công đưa đến công trình phải được kiểm tra và là những
thiết bị mới, hạn chế tiếng ồn.
- Xe ra khỏi công trình phải có một trạm rửa để phun nước vào lốp xe và
thành xe.
- Phải có nắp che kín lên phương tiện lúc có hàng.
- Dọn vệ sinh và rửa đường ra vào từ cổng đến công trường hàng ngày
(vào buổi sáng sớm).
- Khi lưu lượng xe ra vào nhiều, tại các đường giao nhau phải bố trí người
điều khiển luồng xe di chuyển.
- Vật liệu rơi vãi ra phải cho công nhân dọn vệ sinh sạch sẽ.
3.4.2. Chống ô nhiễm
- Bố trí một khu vệ sinh riêng cho công nhân ở trong khu vực thi công, có
bể tự hoại và bố trí lao động vệ sinh thường xuyên để tránh gây ô nhiễm cho
xung quanh công trường.
- Không đốt các phế thải trong công trường.
3.5. Bảo vệ các công trình xung quanh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
94
- Bảo vệ các công trình xung quanh và cơ sở hạ tầng sẵn có, không được
làm hỏng cơ sở hạ tầng và cảnh quan quanh khu vực công trình.
- Trước khi thi công đại trà nên kết hợp với Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế
đi khảo sát các công trình lân cận để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.
- Áp dụng các biện pháp che chắn giữa công trình và các công trình lân
cận.
3.5.1. Các tiêu chuẩn áp dụng cho các công tác an toàn vệ sinh lao động
TCVN 5308-91 Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
TCVN 3985-85 Tiếng ồn-mức cho phép tại các vị trí lao động.
TCVN 4086-95 An toàn điện trong xây dựng- yêu cầu chung.
TCVN 3255-86 An toàn nổ-Yêu cầu chung.
TCVN 3146-86 Công việc hàn điện-Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 3147-90 Qui phạm KT-an toàn trong công tác xếp dỡ-
Yêu cầu chung
3.6. Biện pháp an toàn lao động cho công trường
3.6.1. Nguyên tắc tổ chức và sơ sở pháp lý của an toàn lao động
+ Cơ sở pháp lý để tổ chức mạng lưới an toàn lao động:
Theo nghị định 06CP và Thông tư liên tịch TT14/1998/TTLT ngày
30/10/1998 của Liên Bộ lao động Thương binh và xã hội - Bộ Y tế - Tổng liên
đoàn L.Đ.VN.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
95
Theo nghị định của chính phủ số 113/2003/ ND-CP ngày 06/04/2004 qui
định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Nguyên tắc tổ chức: Mọi đối tượng tham gia thi công công trình đều phải
tuân thủ qui định về an toàn lao động.
Mỗi một tổ chức sản xuất từ 10 người trở lên có một an toàn viên (nếu tổ
20÷35 người thì phải có 2 an toàn viên).
+ Nhiệm vụ:
- Đôn đốc kiểm tra người trong tổ chấp hành các quy định về an toàn vệ
sinh lao động.
- Tham gia góp ý kiến với tổ trưởng sản xuất và cán bộ kỹ thuật trong
việc đề xuất các biện pháp an toàn lao động.
- Kiến nghị với tỏ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ chế độ bảo hộ
lao động và biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.
3.6.2. Biện pháp phòng ngừa
+ Thường xuyên đôn đốc, giám sát và kiểm tra để phát hiện, ngăn ngừa,
khắc phục kịp thời hiện tượng làm việc thiếu an toàn.
+ Trang bị đầy đủ và kịp thời phương tiện bảo vệ cá nhân và phương tiện
bảo hộ lao động theo qui định.
+ Không bố trí công nhân không đủ điều kiện sức khỏe làm việc ở nơi
nguy hiểm và trên cao.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
96
+ Tổ chức cho công nhân làm việc và nghỉ ngơi đúng chế độ, ăn uống giữa
ca đảm bảo sức khỏe và thực hiện tốt những nội qui qui định của công trường.
3.6.3. Một số biện pháp cụ thể
a. Đối với toàn bộ CVVN viên trên công trường
+ Cán bộ công nhân viên chức làm việc trong khu vực thi công đều được
đào tạo cơ bản về an toàn lao động và kiểm tra về trình độ và ý thức giữ gìn an
toàn lao động cho mình và cho xung quanh.
+ Máy móc, phương tiện, thiết bị thi công đưa vào sử dụng đều phải kiểm
tra đảm bảo an toàn thiết bị (có chứng chỉ đăng kiểm).
+ Cán bộ công nhân viên được kiểm tra tay nghề, sức khỏe để phân công
nhiệm vụ phù hợp với từng loại công việc, những người chưa qua đào tạo sẽ
không được vận hành máy móc thiết bị đòi hỏi trình độ chuyên môn.
+ Trước khi thi công các bộ phận công việc phải cho công nhân học tập về
thao tác an toàn đối với công việc đó (công nhân phải ký nhận và không được ký
thay).
+ Tổ chức an toàn cho từng thao tác, bộ phận và phổ biến an toàn cho các
công tác đó theo qui định về an toàn lao động của nhà nước:
An toàn trong di chuyển, đi lại, vận chuyển ngang.
An toàn điện và máy.
+ Giới hạn phạm vi hoạt động và các khu vực hoạt động làm việc của
công nhân, của tổ sản xuất, phải có biển báo. Cấm người không có nhiệm vụ vào
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
97
khu vực đang được giới hạn để đảm bảo an toàn (trạm biến thế, cầu dao điện,
cẩu,..).
+ Kho bãi, nhà xưởng phải bố trí hợp lý, chú ý đến kỹ thuật an toàn,
phòng cháy.
b. Đối với việc điều khiển vận hành máy thi công
+ Trước khi tiến hành thi công phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn
của xe, máy, thiết bị, trang bị phòng hộ lao động, đảm bảo an toàn mới tiến hành
tổ chức thi công. Khi thi công về ban đêm phải đảm bảo đủ độ sáng.
+ Đối với công nhân xây dựng không chuyên về điện phải được phổ
biến để có một số hiểu biết về an toàn điện.
+ Nơi có biển báo nguy hiểm nếu có việc cần phải tuân theo sự hướng
dẫn của người có trách nhiệm.
+ Thợ vận hành máy thi công dùng điện tại công trường phải được đào
tạo và có kiểm tra trình độ, không mắc các bệnh tim, phổi, thần kinh, tai, mắt,..
+ Trong quá trình thi công công trình người sử dụng các loại máy móc
cần được phổ biến đầy đủ các quy định về an toàn theo luật hiện hành.
c. Công tác an toàn điện
Ngoài việc an toàn cho các thiết bị dùng điện, các đường điện dùng trong
khu vực thi công phải được:
- Cầu dao tổng phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho biển báo, có một cán bộ
theo dõi riêng để phát hiện nổ, chập, ngắt mạch kịp thời.
- Các hệ thống điện phải có CB tự động ngắt khi có sự cố đường điện.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
98
- Các đường điện nối với các thiết bị sử dụng phải dùng dây cáp cao su,
chôn ngầm qua đường xe chạy phải chọn trong ống kẽm ở độ sâu 0,7m. Đường
điện chiếu sáng phục vụ sản xuất, bảo vệ, sinh hoạt phải đi trong dây bọc PVC
và có ống bảo vệ, bố trí hợp lý để không vướng khi vận chuyển.
- Phải có đầy đủ các biển chỉ dẫn An toàn khi sử dụng điện.
- Phải có cán bộ chuyên trách về hệ thống điện trên công trình.
- Hệ thống điện công trình phải được kiểm tra định kỳ hàng tuần và có biên
bản.
d. Phòng cháy và chữa cháy
+ Tuyệt đối cấm mang những chất dễ cháy, nổ vào khu vực công
trường.
+ Nghiêm cấm công nhân đun nấu trong phạm vi công trình.
+ Kết hợp với những biện pháp và các dụng cụ chống cháy thông
thường, kết hợp với những đơn vị phòng cháy, chữa cháy trong khu vực để hạn
chế tới mức tối đa những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra trong thi công.
+ Thường xuyên kiểm tra đường điện, cầu dao điện và các thiết bị dùng
điện, phổ biến cho công nhân có ý thức trong việc dùng điện, dùng lửa để phòng
cháy nổ.
+ Đường ra vào mặt bằng ở trong khu vực thi công phải thông thoáng,
không có vật cản trở, đảm bảo xe cứu hỏa của tỉnh (thành phố) vào thuận lợi khi
có xảy ra hỏa hoạn. Nếu có sự cố cháy xảy ra phải sử dụng lực lượng tại chỗ để
dập lửa và gọi điện khẩn cấp cho chữa cháy đến ngay.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
99
+ Phải có bình chữa cháy và nguồn nước phục vụ công tác phòng cháy
chữa cháy.
+ Phải có biển báo hiệu những khu vực dễ cháy nổ và bảng hướng dẫn
những việc phải làm khi xảy ra cháy.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
100
Tóm tắt chung quy trình kỹ thuật
Để đảm bảo chất lượng thi công đúng thiết kế, trong quá trình thi công cần
tuân thủ các bước sau:
- Tập kết đầy đủ thiết bị thi công.
- Để tránh định vị tim cọc sai, mỗi khi tiến hành xác định tim cọc cần phải
được kiểm tra bằng hai phương pháp tính toán khác nhau. Sau khi hạ ống
vách (Casing) phải kiểm tra bằng máy toàn đạc hoặc giao hội của hai máy
kinh vĩ, quả rọi. Khi được sự đồng ý của TVGS thì đơn vị thi công mới
được tiến hành khoan.
- Để tránh sụt lở thành hố khoan, dung dịch Bentonite phải được kiểm tra
thường xuyên, phải bổ xung Bentonite hoặc Polymer mới kịp thời thấy
chất lượng Bentonite hoặc Polymer cũ đã kém. Tiến hành kiểm tra chất
lượng dung dịch Bentonite hoặc Polymer thường xuyên (trước khi khoan,
trong khi khoan và trước khi đổ bê tông).
- Các thông số của dung dịch phải đạt như đã nêu ở trên.
- Trong qua trình khoan phải thường xuyên kiểm tra cần khoan. Cần khoan
phải vuông góc với mặt phẳng cốt 0.000 thiết kế của công trình.
- Khi khoan xong phải chờ lắng ít nhất là một giờ nhằm giảm bớt thời gian
thổi rửa sau này.
- Khi đã hạ lồng thép xong và tiến hành kiểm tra lại độ lắng cặn để quyết
định việc thổi rửa hố khoan.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
101
- Trong quá trình hạ lồng thép bắt buộc phải có kỹ thuật giám sát theo suốt
quá trình.
- Các thông số kiểm tra công tác cốt thép tuân theo tiêu chuẩn TCXDVN
326:2004.
- Nhằm đảm bảo bê tông ở cao trình cắt cọc đạt chất lượng tốt, trước khi
quyết định dừng đổ bê tông, phải kiểm tra kỹ cao trình bê tông, phải đo
làm nhiều lần ở các điểm khác nhau.
Trong quá trình thi công cần tiến hành các bước kiểm tra sau:
- Kiểm tra vị trí tim cọc.
- Kiểm tra địa chất đáy hố khoan.
- Kiểm tra chiều sâu hố khoan.
- Kiểm tra lồng cốt thép.
- Kiểm tra quá trình hạ lồng thép.
- Kiểm tra Bentonite hoặc Polymer trước khi khoan và trước khi đổ bê
tông.
- Kiểm tra dất hố khoan trước khi đổ bê tông.
- Kiểm tra bê tông và quá trình đổ bê tông.
- Kiểm tra cao trình dừng đổ bê tông.
Hoàn thành cọc và lập hồ sơ
Sau khi hoàn thành việc đổ bê tông cọc hoặc tường baz, ống vách sẽ được rút
lên và tiến hành làm vệ sinh nhằm hoàn thành cọc. Đối với các cọc có cao
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
102
trình cắt cọc ở sâu dưới mặt đất, sau khi đổ bê tông phải bơm thải hết dung
dịch Bentonite hoặc Polymer và lấp đầu cọc đảm bảo cho xe và máy móc di
chuyển.
Mỗi cọc hoặc tường baz hoàn thành đều có các báo cáo kèm theo, các báo
cáo phải chứa các thông tin sau:
- Số hiệu cọc hoặc tường baz.
- Cao trình cắt cọc hoặc tường baz.
- Cao trình mặt đất.
- Cao trình ống vách.
- Đường kính cọc.
- Vị trí cọc hoặc tương baz.
- Các thông số của lồng thép.
- Mác bê tông, nhà máy cấp bê tông, phụ gia, độ sụt, số mẫu thử,..
- Ngày đổ bê tông.
- Ngày khoan và hoàn thành cọc hoặc tường baz.
- Độ sâu cọc hoặc tường baz tính từ mặt đất.
- Độ sâu cọc hoặc tường baz tính từ cao trình cắt cọc.
- Chiều dài ống vách.
- Khối lượng bê tông theo lý thuyết và thực tế.
- Cao trình đỉnh bê tông sau mỗi xe và kết thúc.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
103
- Miêu tả các lớp đất.
- Thời tiết khi đổ bê tông.
- Các thông số của dung dịch khoan.
- Các sự cố nếu có.
- Các bảng biểu, chứng chỉ,…
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
104
3.7. Kết luận chương 3
Qui trình thi công tường Barrette sử dụng phương pháp bê tông cốt thép
đổ tại chỗ. Được áp dụng thi công cho nhiều công trình nhà cao tầng có tầng hầm
ở Hà Nội, đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn
thi công hiện hành tại Việt Nam. Thực tế quá trình thi công các công trình tường
Barrette đổ bê tông tại chỗ “trong điều kiện đất nền Hà Nội”, các panels được
liên kết dạng mối nối mềm và mối nối cứng, việc sử dụng đã thể hiện tốt về khả
năng chịu lực cũng như tính chống thấm của tường và tầng hầm công trình nhà
cao tầng.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
105
CHƯƠNG 4:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Những kết luận
Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong xây dựng tường Barrette phải
lưu ý đảm bảo các quá trình sau đây:
1. Sử dụng hợp lý tường vách và khuôn dẫn.
2. Sử dụng dung dịch giữ thành vách hố đào hợp lý.
3. Các biện pháp bảo vệ kích thước của hố vách.
4. Các yêu cầu bức thiết của việc làm sạch hố đào.
5. Các giải pháp chống thấm của tường Barrette, đặc thù là xử lý mối nối
giữa các panels.
6. Bảo đảm các giải pháp sản xuất an toàn.
4.2. Những kiến nghị
- Chính phủ cần tập trung đầu tư vào các trường đại học chuyên ngành về
công trình ngầm để đáp ứng kịp về khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ tiên
tiến trên thế giới.
- Cần thành lập viện nghiên cứu về lĩnh vực thiết kế và công nghệ thi công
các công trình ngầm.
- Nhà nước khuyến khích cấp học bổng cho những sinh viên xuất sắc đi
học tập tu nghiệp ở các nước phát triển về lĩnh vực công trình ngầm: Như Mỹ,
Pháp và Nhật Bản.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
106
- Nhà nước hỗ trợ các công ty tiếp cận với công nghệ mới về công trình
ngầm để thi công được các công trình có điều kiện địa chất phức tạp trong nước
và nước ngoài.
4.3. Hướng phát triển của đề tài
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả mới đề cập đến công nghệ thi công
tường Barrette bằng phương pháp đổ bê tông cốt thép tại chỗ trong điều kiện địa
chất Hà Nội. Ngoài ra còn có công nghệ thi công tường Barrette lắp ghép và
tường Barrette bán lắp ghép được sử dụng thi công các công trình có tầng hầm.
Tác giả xét thấy có một số vấn đề cần được nâng cao và đi sâu nghiên cứu
trong thực tế:
+ Về mặt thiết kế:
- Nghiên cứu phương pháp tính toán tường Barrette trong điều kiện địa
chất khác nhau.
- Chọn phương pháp tính hợp lý áp dụng cho tiêu chuẩn thiết kế ở Việt
Nam.
+ Về mặt công nghệ:
- Tường Barrette lắp ghép và bán lắp ghép.
- Công nghệ thi công tường Barrette trong điều kiện đất nền yếu.
- Công nghệ thi công tường Barrette trong điều kiện đất nền có hiện
tượng Casto
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
107
LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Anh Dũng (1995). Thi công hố đào sâu, tuyển tập khoa học công
nghệ NTC 95.
2. Luận án Tiến sĩ Đỗ Đình Đức (2002). Thi công hố đào cho tầng hầm nhà cao
tầng trong đô thị Việt Nam.
3. Nguyễn thị Thanh Hương (2003). Luận văn thạc sĩ kỹ thuật.
4. Tô Đăng Hùng (2003). Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật.
5. PGS.TS. Nguyễn Bá Kế (1997). Thi công cọc khoan nhồi. NXB Xây Dựng.
6. PGS. Lê Kiều (1997). Những đặc trưng công nghệ thi công cọc nhồi và tường
trong đất. Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế Nhà cao tầng ở Việt Nam.
7. GS.TS.Nguyễn Mạnh Kiểm (1998). Vai trò của hệ thống công trình ngầm
trong cải tạo, mở rộng, phát triển và qui hoạch và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đô
thị. Tạp chí Xây dựng số 9/1998.
8. GS. Bùi Danh Lưu. Neo trong đất đá.
9. TS. Nguyễn Thế Phùng (1998). Công nghệ thi công công trình ngầm bằng
phương pháp tường trong đất. NXB Giao thông vận tải.
10. GS.TS. Phan Tường Phiệt (2001). Áp lực đất nền và tường chắn đất. NXB
Xây Dựng.
11. GS.TSKH. Nguyễn Văn Quảng(1998). Chỉ dẫn thiết kế và thi công cọc
Barét-tường trong đất. NXB Xây Dựng.
12. PGS.TS.Ngô Văn Quỳ. Các phương pháp thi công xây dựng.
13. GS.TSKH. Nguyễn Văn Quảng, PGS.TS. Vương Văn Thành (2002). Đề tài
Khoa học-Công nghệ RD.18.01.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ XÂY DỰNG KHÓA 2002 - 2005
Nguyễn Khắc Đức
108
14. TS.Nguyễn Đình Thám (2000). Thi công tầng hầm. Đề tài khoa học công
nghệ. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2000.
15. TS. Vương Văn Thành (1995). Cơ học đất. NXB Xây dựng.
16. Đoàn Thế Tường (1999). Cấu trúc nền đất tự nhiên thành phố Hà Nội và vấn
đề xây dựng công trình ngầm. Tạp chí khoa học công nghệ xây dựng 3/1999.
17. Vilen Alếch xê vích Ivách nhúc. Thiết kế và xây dựng công trình ngầm và
công trình đào sâu.
18. G.K.K.Lein. Tính toán tường chắn đất.
...................................................................