Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thày, cô giáo và của Ban giám đốc công ty, các phòng ban có liên quan và nhất là sự chỉ đạo và giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên phòng kế toán Công ty, em đã hoàn thành Luận văn " Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái". Qua đó em cũng nhân thức và hệ thống hoá thêm phần kiến thức đã được học tập, hiểu rõ hơn về công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Đồng thời với các kiến thức đã học và thực tế qua hơn 3 tháng thực tập tại công ty, em cũng mạnh dạn nêu lên một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty, góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với trình độ nhận thức còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít và thời gian thực tập chưa nhiều, do vậy em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô giáo trong khoa và của toàn thể cán bộ công nhân viên phòng kế toán Công ty Cổ phần xây dựng số 2 để em có thể hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng cho em được phép bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo ThS Phạm Đức Cường, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần xây dựng số 2 và toàn bộ nhân viên phòng kế toán đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
89 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trích các khoản này trên cơ sở ước lượng. Khi công trình xây lắp hoàn thành, kế toán mới tính các khoản này và thực hiện điều chỉnh các khoản trích theo lương của quý hoàn thành công trình xây lắp.
Trường hợp lĩnh tiền khen thưởng cho công nhân của đội thì đội trưởng sẽ viết giấy, thủ trưởng ký duyệt rồi đến thẳng phòng tài vụ kế toán nhận tiền từ thủ quỹ.
Cuối kỳ, kế toán tiền lương khoá sổ, lấy số liệu tổng cộng trên các bảng kê, nhậtký chứng từ về tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương để ghi vào Bảng kê số 4; từ bảng kê số 4 kế toán ghi sổ Nhật ký chứng từ số 7 (Xem biểu phần tập hợp chi phí sản xuất) và vào Sổ Cái tài khoản 622.
Biểu 13:
Công ty cổ phần xây dựng số 2
Sổ cái
Năm 2002
Tài khoản: 622
Dư đầu kỳ: - Nợ:……………
Có:…………..
TK đối ứng
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng cả năm
334
-
-
-
1.610.226.600
-
338
-
-
-
45.174.000
-
336
-
-
-
1.857.000
-
-
Phát sinh
Nợ
1.657.248.600
4.591.696.846
Có
Luỹ kế
Nợ
Có
Số dư c. kỳ
Nợ
Có
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, việc trang bị kỹ thuật, máy móc thiết bị thi công sẽ giảm được lao động trực tiếp, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng công trình.
ở công ty cổ phần xây dựng số 2, trong những năm gần đây, công ty đã tự trang bị cho mình một khối lượng lớn máy móc thiết bị căn bản, hiện đại, tạo điều kiện cho việc thi công công trình được thuận lợi, đạt yêu cầu về chất lượng.
Các loại máy thi công mà các đội sử dụng đều do công ty quản lý. Các đội chỉ có trách nhiệm bảo quản và sử dụng khi được công ty cho phép.
Tuy nhiên, công ty vẫn phải thuê các máy móc thiết bị thi công từ bên ngoài để phù hợp với yêu cầu thi công công trình. Thông thường, công ty đứng ra thuê theo hình thức trọn gói, tức là thuê cả máy, nhân công sử dụng máy, và các loại vật tư cần thiết để vận hành máy. Công ty và đơn vị cho thuê lập hợp đồng thuê như sau:
Biểu 14:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
Hợp đồng thuê thiết bị
Yên Bái, ngày 10 tháng 11 năm 2002
Bên cho thuê máy (Bên A): Công ty Tân Việt
Địa chỉ: 178 Yên Ninh
Bên thuê máy: Công ty Cổ phần xây dựng số 2
Địa chỉ: 2 Hồng Hà
Hai bên cùng thoả thuận thuê thiết bị với các điều khoản cụ thể sau:
Điều 1: Loại máy, công việc, thời gian.
Bên A đồng ý cho bên B thuê:
01 búa rung 40 KVA NB
01 máy đầm cọc DAEWOO
Thời gian thuê bắt đầu từ 10/11/2002 đến 25/12/2002
Điều 2: Giá cả, phương thức thanh toán.
1/ Đơn giá thuê:
+ Máy đầm cọc : 50.000đ/ h
+ Búa rung : 80.000đ/ h
…
Quá trình hoạt động của máy sẽ được theo dõi trong quá trình sử dụng, xác định thời gian sử dụng máy để làm cơ sở tính ra chi phí thuê máy thi công.
Máy đầm cọc: sử dụng 12h máy
Búa rung: 25h máy
Chi phí thuê máy thi công quý IV- công trình Tỉnh đoàn Yên Bái:
(12 x 50.000) + (25 x 80.000) = 2.600.000
Về chi phí khấu hao máy thi công, kế toán tài sản cố định hàng quý sẽ tính khấu hao cho tất cả các loại tài sản và máy thi công sử dụng trong công ty. Từ đó, kế toán tiến hành phân bổ khấu hao tới từng công trình - đội sử dụng. Trình tự hạch toán tương tự như chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong đội thi công.
Về chi phí vật tư sử dụng máy thi công, kế toán hạch toán tương tự chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. Khi có nhu cầu, đội mua bằng tiền tạm ứng, sau đó hạch toán lại với công ty.
Về chi phí nhân công sử dụng máy, kế toán hạch toán giống chi phí nhân công quản lý đội (mục sau)
Công ty Cổ phần xây dựng số 2 không mở tài khoản riêng để hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào tài khoản 6274- tài khoản cấp 2 của TK627- Chi phí sản xuất chung.
Cụ thể trong quý IV năm 2002, đội 208 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
Nợ TK 6274 5.201.500 (Chi tiết công trình Tỉnh đoàn Yên Bái)
Có TK 214 1.664.000 (Khấu hao TSCĐ)
Có TK 331 2.600.000 (Thuê ngoài máy thi công)
Có TK 152 298.000 (Vật tư để vận hành máy)
Có Tk 334 289.500 (Lương nhân viên sử dụng máy)
Có TK 111 350.000 (Chi phí khác: Điện)
Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được theo dõi trên sổ chi tiết: Sổ tài khoản 154 và Bảng kê chi tiết chi phí- giá thành. Cuối quý, dựa vào các sổ chi tiết, bảng kê, nhật ký chứng từ có liên quan, kế toán lên bảng kê số 4 để tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình, làm cơ sở để lập nhật ký chứng từ số 7- Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty.
Để tập hợp chi phí, kế toán sử dụng tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết cho từng đội sản xuất, thi công và cho từng công trình xây dựng. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư, được chi tiết thành các tài khoản cấp 2:
- TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
- TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng.
- TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung trong phân xưởng và chi phí sử dụng máy thi công.
- TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
Phương pháp hạch toán:
a. Chi phí nhân viên quản lý đội:
Đây là khoản chi phí phải trả cho các đội trưởng, cán bộ kỹ thuật, kế toán, thủ kho, nhân viên phục vụ trong các đội sản xuất. Đối với tiền lương của nhân viên quản lý đội, công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian:
Lương thời gian = Lương tối thiểu x Hệ số lương cơ bản
Lương cơ bản hiện nay Nhà nước quy định là 290.000 đồng. Hệ số lương cơ bản do ban quản lý tiền lương phân theo cấp bậc kỹ thuật nghề nghiệp, chức vụ, thời gian công tác của nhân viên tại công ty.
Ngoài ra, nhân viên còn được hưởng khoản phụ cấp khu vực là 28.800 đồng/tháng và cũng như nhân viên quản lý doanh nghiệp còn được hưởng khoản tiền cho những ngày lễ, phép... Đối với người quản lý như đội trưởng còn được hưởng khoản tiền phụ cấp trách nhiệm được tính bằng 30% mức lương tối thiểu, đội phó được hưởng 20%.
Để xác định số ngày làm việc của nhân viên quản lý đội, kế toán căn cứ vào "Bảng chấm công". Việc tính lương và phụ cấp lương được thực hiện ở "Bảng thanh toán lương và phụ cấp lương nhân viên quản lý đội" theo đúng chế độ của Nhà nước trên cơ sở các Bảng chấm công.
Biểu 16:
Bảng thanh toán lương và phụ cấp lương
nhân viên quản lý đội 208
Tháng 12 năm 2002
STT
Họ và tên
Lương cấp bậc
Lương thời gian
Lễ
Phép
Phụ cấp khu vực
Phụ cấp trách nhiệm
Cộng
Các khoản khấu trừ vào lương
Thực lĩnh
Công
Tiền
Công
Tiền
Công
Tiền
BHXH
5%
BHYT
1%
Cộng
1
Nguyễn Văn Khoản
17.889,23
22
395.563
4
71.557
28.800
43.200
537.120
26.856
5.371
32.227
504.893
2
Nguyễn Thị Hải
14.843,07
26
385.919
28.800
441.719
20.736
4.117
24.853
416.866
3
Phạm Văn Sang
13.403,07
24
321.673
28.800
28.800
379.237
18.963
3.792
22.755
356.518
4
Trần Quang Tiến
12.073,84
26
301.846
28.800
330.646
16.532
3.306
19.838
310.808
Tổng
98
429.033
4
71.557
115.200
72.000
1688.758
83.087
16.586
99.673
1.589.005
Căn cứ vào các chứng từ, bảng phân bổ, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 6271 1.589.005
Có TK 334 1.589.005
Có TK 338 (19%) 301.910,25
Tính các khoản trích theo lương tính vào chi phí:
BHXH = 15% x 1589.005 = 238.350,75
BHYT = 2% x 1. 589.005 = 31.780,1
KPCĐ = 2% x 1.589.005 = 31.780,1
Tổng: 301.910,25
b. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Trong kỳ, khi phát sinh chi phí, đội thanh toán cho người bán bằng khoản tạm ứng của công ty hoặc quỹ đội, sau đó chuyển hoá đơn lên phòng tài vụ để hạch toán.
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho đội sản xuất, thi công được hạch toán tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chứng từ ban đầu là các phiếu xuất, bảng kê vật liệu, bảng phân bổ vật liệu. Từ các chứng từ trên, kế toán ghi sổ chi tiết và Bảng kê chi phí- giá thành, bảng kê, nhật ký chứng từ theo định khoản:
Nợ TK 6272
Có TK 141.
c. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định.
Tài sản cố định của công ty Cổ phần xây dựng số 2 được khấu hao trên nguyên tắc dựa trên nguyên giá và tỷ lệ khấu hao mà doanh nghiệp đã đăng ký với Cục TYài chính doanh nghiệp theo quyết định 166/1999/QĐ- BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cho từng loại tài sản cố định, máy móc thiết bị.
Mức khấu hao
bình quân phải trích trong năm
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để tính khấu hao tài sản cố định dựa trên ngyên giá và tỷ lệ khấu hao năm tính ra mức khấu hao tháng và quý để tính vào chi phí sản xuất cho các đối tượng sử dụng, cụ thể là đội xây dựng.
Mức khấu hao bình quân tháng
=
Mức khấu hao bình quân năm
12
Mức khấu hao bình quân quý = Mức khấu hao bình quân tháng x 3
Kế toán tiến hành theo dõi và tính khấu hao tài sản cố định trên "Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao". Dựa vào sổ trên và các chứng từ liên quan, kế toán tiến hành phân bổ khấu hao tài sản cố định và thể hiện trên "Bảng tổng hợp tăng, giảm- phân bổ khấu hao TSCĐ".
Biểu 17:
Đơn vị: Công ty Cổ phần xây dựng số 2
Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao
Quý 4 năm 2002
Số TT
Tên Tài Sản
Nguyên giá
Giá trị còn lại đ. kỳ
Tỷ lệ KH
Giá trị khấu hao
Luỹ kế khấu hao
Giá trị còn lại cuối kỳ
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
I
Nhà cửa vật kiến trúc
1
Nhà kiot bán hàng
26.400.000
16.830.000
5
330.000
9.900.000
16.500.000
TL KH 3 th
2
Nhà kho tài liệu
11.000.000
4.813.000
5
140.000
6.327.000
4.673.000
TL KH 3th
3
Nhà làm việc VP cty
428.805.000
235.843.000
4
17.152.000
210.114.000
218.691.000
4
Kho để sắt
53.460.000
10.025.000
5
668.000
44.103.000
9.357.000
TL KH 3 th
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
841.883.000
389.970.000
32.677.000
484.590.000
357.293.000
II
Máy móc thiết bị
1
Máy trộn bê tông 250L(4c)
60.800.000
60.800.000
2
Máy trộn bê tông 250L(2c)
29.500.000
6.566.000
16
4.720.000
27.654.000
1.846.000
3
Máy phát điện
14.600.000
10.138.000
14
2.044.000
6.506.000
8.094.000
4
Máy đào DAEW SOLAR
228.571.400
165.715.000
16.5
37.714.000
100.570.400
128.001.000
5
Cẩu vận thăng 1 trục (2 c)
48.637.000
46.691.000
16
7.780.000
9.726.000
38.911.000
6
Giáo tăng 800 m2
57.889.000
43.114.000
25
14.472.000
29.247.000
28.642.000
7
Cốp fa tôn 620,62 m2
74.473.200
23.665.000
50
23.665.000
74.473.200
--
8
Máy Fax 2001
9.946.300
9.496.300
20
1.898.400
1.898.400
7.597.900
9
Máy Photocoppy Milnota
32.785.100
26.229.100
20
6.556.000
13.112.100
19.673.100
Cộng
2.032.551.158
1.062.643.300
366.159.800
1.336.067.658
696.483.500
III
TSCĐ tăng
Ngày nhập
1
Máy kinh vĩ
22.083.000
10
1.472.000
1.472.000
20.611.000
04-02-2002
2
Máy vi tính (2 cái)
30.478.500
20
4571.500
4.571.500
25.907.000
11-03-2002
3
Máy trộn vữa
7.242.800
16
676.000
676.000
6.566.800
25-05-2002
4
Cốp fa tôn 194 m2
26.244.000
50
7.655.000
7.655.000
18.589.000
25-07-2002
...
...
...
..
...
...
...
...
...
Cộng
176.043.800
22.642.000
22.642.000
153.401.800
IV
TSCĐ giảm
1
Xưởng sản xuất gạch hoa
21.230.000
12.969.000
8.261.000
2
Nhà kiôt bán hàng 4 gian
26.400.000
9.900.000
16.500.000
3
Nhà kho tài liệu
11.000.000
6.327.000
4.673.000
4
Kho để vật liệu
53.460.000
44.103.000
9.357.000
Cộng
112.090.000
73.299.000
38.791.000
Biểu 18:
Công ty Cổ phần xây dựng số 2
Bảng Tổng hợp tăng, giảm
phân bổ khấu hao TSCĐ
Quý 4 năm 2002
Số
TT
Chỉ tiêu
Nguyên giá
Giá trị còn lại Đầu kỳ
Khấu hao năm 2002
Luỹ kế khấu hao
Giá trị còn lại cuối năm
1
TSCĐ hiện có đầu kỳ
2.874.434.158
1.452.613.300
398.836.800
1.820.657.558
1.053.776.600
2
TSCĐ tăng trong năm
176.043.800
22.642.000
22.642.000
153.401.800
3
TSCĐ giảm trong năm
112.090.000
73.299.000
38.791.000
4
TSCĐ hiệncó cuối năm
2.938.387.958
1.452.613.300
421.478.800
1.770.000.558
1.168.387.400
Phân bổ khấu hao
- Tổng khấu hao năm 2002: 421.478.800
- Đã phân bổ 3 quý: 320.224.800
- Phân bổ quý IV: 101.254.000
Phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng:
- Các đơn vị sản xuất phụ:
- Các đơn vị xây lắp:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Trừ vào TG ô. Đức:
Stt
Đội
Công trình
Tài sản công ty quản lý
Tài sản đơn vị quản lý
Cộng
Ghi chú
1
205
Trường công nhân kỹ thuật
515.000
515.000
2
208
Tỉnh đoàn Yên Bái
2.212.000
1.452.000
3.664.000
3
201
Trường Tân Lập
1.326.000
601.000
1.927.000
4
211
Dế Su Phình
1.365.000
1.564.000
2.929.000
5
203
Trung tâm nội tiết
3.207.000
3.207.000
6
207
Rạp Yên Ninh
2.665.000
510.000
3.175.000
7
205
Sở giao thông
3.179.000
3.179.000
…
…
…
…
…
…
Tổng
15.450.000
12.437.000
27.887.000
Hạch toán:
Nợ TK 136 663.000
Nợ TK 311 17.441.000
Nợ TK 241 8.483.000
Nợ TK 627 27.887.000
Nợ TK 642 46.780.000
Có TK 214 101.254.000
Ngày 20 tháng 01 năm 2003
Phòng kế toán
Sau khi kế toán vật tư phân bổ khấu hao cho các đội, kế toán tập hợp chi phí ghi sổ chi tiết: Sổ TK 154, Bảng kê chi phí- giá thành sản phẩm xây lắp và các nhật ký chứng từ, bảng kê có liên quan theo định khoản sau;
Nợ TK 6274: 3.664.000 (chi tiết đội 208)
Có TK 214: 3.664.000
d. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí này chủ yếu là các chi phí về tiền điện, nước, điện thoại của công ty bưu chính, các chi nhánh điện và các công ty cấp nước nơi các đội xây dựng công trình. Ngoài ra nếu có phát sinh tiền sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài ở bộ phận sản xuất thì cũng được hạch toán vào khoản mục chi phí này.
Khi phát sinh các khoản chi phí này trong kỳ, các đội thanh toán với đơn vị cung cấp dịch vụ bằng khoản tiền tạm ứng mà công ty đã cấp từ trước theo kế hoạch. Sau đó, kế toán đội phải tập hợp các chứng từ, hoá đơn mua ngoài lên phòng tài vụ để kế toán hạch toán.
kế toán ghi:
Nợ TK 6277
Có TK 141
e. Hạch toán chi phí khác bằng tiền.
Chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí ngoài chi phí đã nêu trên, phát sinh trực tiếp ở các đội sản xuất, xây dựng như: chi phí giao dịch, tiếp khách, văn phòng phẩm, nghiệm thu sản phẩm...
Chi phí phát sinh được hạch toán tương tự chi phí dịch vụ mua ngoài và được ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 6278
Có TK 141
Các chi phí khác bằng tiền cũng được thanh toán bằng khoản tạm ứng của công ty giao cho đội.
Đối với các khoản chi phí thiệt hại trong sản xuất, theo quy định doanh nghiệp không hạch toán vào giá thành sản phẩm, nếu có phát sinh chi phí này thì chủ nhiệm công trình phải chịu. Nhưng trong thực tế, công ty Cổ phần xây dựng số 2 tiến hành xây dựng trên cơ sở thiết kế và kế hoạch thi công đã được duyệt, có cán bộ kỹ thuật giám sát đến tận nơi công trình xây dựng với từng công việc cụ thể nên trường hợp phá đi làm lại thường không bao giờ xảy ra.
Đối với khoản thiệt hại ngừng sản xuất, do yếu tố khách quan bên ngoài, chủ yếu là do thiên tai, mưa bão... nhưng tự các tổ sẽ bố trí việc làm khác. Mặt khác, do công ty áp dụng nguyên tắc khoán sản phẩm nên các đội tổ thường tự bố trí thời gian hoàn thành công việc được giao.
Hàng ngày, khi nhận được các hoá đơn, chứng từ từ đội chuyển lên, kế toán ghi các số liệu có liên quan vào các bảng kê, nhật ký chứng từ phù hợp.
Chi phí sản xuất chung không phải là chi phí sản xuất trực tiếp nên trong trường hợp đội xây dựng nhiều công trình thì kế toán phải phân bổ chi phí này cho từng công trình. Tiêu chuẩn kế toán dùng để phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và quá trình phân bổ tiến hành theo tỷ lệ phân bổ sau:
Tỷ lệ phân bổ
=
Tổng chi phí sản xuất chung
Tổng chi phí nhân công trực tiếp
Từ các chứng từ, bảng phân bổ, bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ tài khoản 154, kế toán vào Sổ Cái tài khoản 627, đồng thời lập Bảng kê số 4 để tập hợp chi phí sản xuất cho từng đội sản xuất, thi công. Bảng kê số 4 là căn cứ cho kế toán lập Nhật ký chứng từ số 7- Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và Báo cáo kế toán .
Biểu 19:
Công ty cổ phần xây dựng số 2
Sổ cái
Năm 2002
Tài khoản: 627
Dư đầu kỳ: - Nợ:……………
- Có:…....
TK đối ứng
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng cả năm
334
162.604.200
338
22.107.880
336
36.207.324
214
27.887.000
138
544.000
Phát sinh
Nợ
249.350.404
866.772.689
Có
Luỹ kế
Nợ
Có
Số dư c. kỳ
Nợ
Có
Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
1.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất cuối quý.
Quy trình tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 được khái quát qua sơ đồ sau:
Chứng từ chi phí sản xuất
Bảng kê 4
NKCT1,NKCT2, NKCT10.
Bảng phân bổ chi phí
NKCT 7
Sổ cái TK 621, 622, 627, 154...
Báo cáo Kế toán
Sơ đồ18: Quy trình hạch toán phần hành Kế toán tập hợp chi phí.
Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, được mở chi tiết cho từng công trình xây lắp.
Cuối mỗi quý, kế toán tập hợp chi phí sản xuất cộng tất cả các chi phí thực tế phát sinh trong quý (từ các Bảng phân bổ, bảng kê, sổ chi tiết các nhật ký chứng từ có liên quan) đã được phân bổ cho từng công trình:
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi tiết cho từng đội, từng hạng mục công trình):
Nợ TK 154
Có TK 621
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo hạng mục công trình)
Nợ TK 154
Có TK 622
- Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung cho từng hạng mục công trình:
Nợ TK 154
Có TK 627
- Các trường hợp ghi giảm chi phí hầu như không có vì công ty thực hiện khoán sản phẩm cho đội thi công, khoán vật tư cho đội tự thu mua và khoán máy móc cho đội tự quản lý.
Biểu 20: Sổ TK 154
Tỉnh đoàn Yên Bái - Đội 208
Quý
Chi phí NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí SXC
Tổng chi phí
Giá thành
Doanh thu
Giá thanh toán
Số dư cuối kỳ
Quý 1/2002
Quý 2/2002
Luỹ kế 6tháng
Quý 3/2002
169.708.800
23.405.000
7.775.000
199.888.800
180.535.000
206.635.714
216.642.000
19.353.800
Luỹ kế 9tháng
169.708.800
23.405.000
7.775.000
199.888.800
180.535.000
206.635.714
216.642.000
19.353.800
Quý 4
206.160.924
38.846.000
12.850.000
257.856.924
250.858.724
286.756.190
301.094.000
26.352.000
Luỹ kế 12thán
357.869.724
62.251.000
19.625.000
457.745.724
431.393.724
493.081.904
517.736.000
26.352.000
Biểu 21:
Bảng kê chi tiết chi phí - Giá thành sản phẩm xây lắp
Quý 4 năm 2002
Stt
Công trình
152
331
336
Cộng 621
334
338
Cộng 622
Cộng 627
334
336
338
214
Tổng chi phí
Giá thành
Doanh thu
Số dư
Đầu kỳ
Cuối kỳ
1
Trung tâm y học DP
8.946.300
(8.493.632)
1.530.000
1.530.000
(6.963.632)
(6.963.632)
7.944.690
2
Sân TDTT 3 trường
5.985.500
19.782.100
84.726.800
110.445.910
117.623.000
2.216.000
119.839.000
16.283.000
11.220.000
2.635.000
1.000.000
1.428.000
246.567.910
271.515.910
304.826.665
24.948.000
3
Trường chuyên YB
(22.889.600)
(29.797.880)
(8.087.000)
(8.078.000)
(37.805.880)
(662.880)
37.143.000
4
Đường nước YNinh
3.752.100
44.190.400
208.487.880
1.058.393.780
175.137.000
6.000.000
181.137.000
8.905.000
5.905.000
3.000.000
1.248.435.780
1.248.435.780
1.348.864.762
5
UBND huyện TYên
772.200
10.388.500
128.505.700
185.055.500
60.325.000
60.325.000
10.536.800
8.400.000
1.592.800
255.917.300
210.103.300
239.089.523
5.814.000
6
Tỉnh đoàn Yên Bái
89.032.376
46.648.148
70.480.400
206.160.924
36.846.000
2.000.000
38.846.000
12.850.000
3.154.000
4.731.000
1.301.000
3.664.000
257.856.924
250.858.724
286.756.190
19.353.800
26.352.000
.......
Tổng cộng
23.316.400
297.846.900
4.517.024.569
5.639.971.269
1.610.226.600
45.147.000
1.657.248.600
249.350.404
162.604.200
36.207.324
22.107.880
27.887.000
7.546.570.273
9.243.782.669
10.399.115.767
2.636.168.660
938.956.264
Biểu 22:
Công ty cổ phần xây dựng số 2
Sổ cái
Năm 2002
Tài khoản: 154
Dư đầu kỳ: - Nợ: 2.710.068.663
- Có:…………..
TK đối ứng
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng cả năm
621
5.639.971.269
17.337.400.790
622
1.657.248.600
4.591.696.846
627
249.350.404
866.772.689
632
24.566.982.724
Phát sinh
Nợ
7.546.570.273
22.795.870.325
Có
9.243.782.669
24.566.982.724
Luỹ kế
Nợ
Có
Số dư c. kỳ
Nợ
938.956.264
938.956.264
Có
1.4.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Để tính toán được giá thành thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ, tức là phần khối lượng công việc chưa hoàn thành, cần xác định được giá thành thực tế của phần khối lượng sản phẩm xây dựng đã thực hiện trong quý.
Cuối mỗi quý, phòng kỹ thuật, kỹ thuật viên công trình và chủ nhiệm công trình tiến hành kiểm kê, tổ chức bàn giao, nghiệm thu với bên A. Các công trình xây dựng thường được nghiệm thu theo các bước sau:
Bước 1: Nghiệm thu nội bộ:
Chỉ huy công trình cùng cán bộ kỹ thuật tổ chức nghiệm thu khối lượng thực tế đã hoàn thành làm cơ sở để thanh toán tiền công cho đội xây dựng. Đồng thời, cán bộ giám sát kỹ thuật của Ban quản lý dự án nghiệm thu với công ty để tiến hành lập báo cáo.
Bước 2: Nghiệm thu thanh toán của chủ đầu tư theo giai đoạn điểm dừng kỹ thuật: (Biên bản nghiệm thu- Biểu )
Biểu 23:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngày 20 tháng 12 năm 2002
Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành
Số 01
Công trình: Tỉnh đoàn Yên Bái
Hang mục: Các hạng mục công trình phụ trợ.
Đơn vị thi công: công ty Cổ phần xây dựng số 2- Yên Bái
Thống nhất nghiệm thu các khối lượng chính sau:
STT
Hạng mục hoàn thành
Đơn vị
Kinh phí nghiệm thu
Ghi chú
1
Phá dỡ nhà cấp 4
đồng
7.332.161
Tất cả các hạng mục khối lượng hoàn thành đều có phụ lục chi tiết kèm theo
2
Phá dỡ hàng rào
đồng
10.294.694
3
Xây hội trường
đồng
92.569.408
4
Cổng chính + hàng rào
md
135.237.875
5
Cấp thoát nước nhà 2 T
md
5.424.586
Cộng
đồng
250.858.724
Làm tròn
250.858.000
ý kiến đặc biệt của Ban nghiệm thu: Các hạng mục thi công đảm bảo chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật. Nhất trí nghiệm thu lên phiếu giá thanh toán.
Kỹ thuật A
(Ký, họ tên)
Đơn vị thiết kế
(Ký, họ tên)
Kỹ thuật B
(Ký, họ tên)
Ban quản lý công trình
(Ký, họ tên)
Tư vấn giám sát
(Ký, họ tên)
Đơn vị thi công
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào bước nghiệm thu này, công ty lập hồ sơ dự án thanh toán giá trị xây dựng hoàn thành.
Bước 3: Trong một số trường hợp có bước nghiệm thu cấp bộ chủ quản (Nhà nước) quyết toán công trình đưa vào sử dụng.
Sau đó, phòng kế hoạch sẽ lắp đơn giá dự toán phù hợp với từng công việc, từng công trình cụ thể để lên "Phiếu giá thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành" có xác nhận của bên A.
Phòng Tài vụ kế toán sau khi nhận được các tài liệu trên (biên bản nghiệm thu, phiếu giá...) sẽ tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm xây dựng dở dang cuối quý. Khối lượng sản phẩm xây dựng dở dang chính là hiệu số giữa khối lượng xây dựng được nghiệm thu ở bước 1 với khối lượng xây dựng hoàn thành được nghiệm thu ở bước 2.
Sau khi xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí hoàn thiện các sổ sách có liên quan như: Bảng kê chi tiết chi phí- giá thành, Sổ tài khoản 154, Bảng kê số 4, Nhật ký chứng từ số 7. Từ các sổ sách trên, kế toán làm căn cứ để lập báo cáo kế toán cuối quý.
Biểu 24 :7
Đơn vị: công ty Cổ phần xây dựng số 2
Bảng kê số 4
Tập hợp chi phí sản xuất theo hạng mục
công trình dùng cho TK 154, 621, 622, 627
Quý 4 năm 2002
Stt
Các TK ghi Có
Các Tk ghi Nợ
621
622
627
214
334
338
NKCT
Cộng CP thực tế
NKCT 1
NKCT 10
1
TK154
Tỉnh đoàn Yên Bái
206.160.924
38.846.000
12.850.000
3.664.000
40.000.000
3.301.000
257.856.924
Trung tâm y tế DP
(8.493.632)
1.530.000
(6.963.632)
Trường chuyên YB
(29.797.880)
(8.078.000)
(37.805.880)
Sân TDTT 3 trường
110.445.910
119.839.000
16.283.000
246.567.910
Đường nước YNinh
1.058.393.780
181.137.000
8.905.000
1.248.435.780
UBND Trấn Yên
185.055.500
60.325.000
10.536.800
255.917.300
...
2
TK 621- CP NVLTT
Tỉnh đoàn Yên Bái
206.160.924
206.160.924
Trung tâm y tế DP
(8.493.632)
(8.493.632)
Trường chuyên YB
(29.797.880)
(29.797.880)
Sân TDTT 3 trường
5.985.500
104.460.410
110.445.910
Đường nước Yên Ninh
3.752.200
1.054.641.680
1.058.393.780
UBND Trấn Yên
772.200
184.283.300
185.055.500
3
TK622- CP NCTT
Tỉnh đoàn Yên Bái
36.846.000
2.000.000
38.846.000
Trung tâm y tế DP
1.530.000
1.530.000
Trường chuyên YB
(8.078.000)
(8.078.000)
Sân TDTT 3 trường
117.623.000
2.216.000
119.839.000
Đường nước Yên Ninh
175.137.000
6.000.000
181.137.000
UBND Trấn Yên
60.325.000
60.325.000
...
4
TK 627- CPSXC
Tỉnh đoàn Yên Bái
3.664.000
3.154.000
1.301.000
4.731.000
12.850.000
Trung tâm y tế DP
Trường chuyên YB
Sân TDTT 3 trường
1.428.000
11.220.000
1.000.000
2.635.000
16.283.000
Đường nước Yên Ninh
5.905.000
3.000.000
8.905.000
UBND Trấn Yên
8.400.000
2.036.800
10.536.800
...
Cộng
5.639.971.269
1.657.248.600
249.350.404
1.772.830.800
67.254.880
23.136.400
4.555.106.893
24.336.923.215
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 25:
Đơn vị: công ty Cổ phần xây dựng số 2
Nhật ký chứng từ số 7
Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Ghi Có các TK : 152, 154,214,334,338,621,622,627.
Quý 4 năm 2002
Có
Nợ
154
334
338
621
622
627
Các TK phản ánh ở các NKCT khác
Tổng cộng chi phí
NKCT 1
NKCT 10
NKCT khác
142
154
5.639.971.269
1.657.248.600
249.350.404
7.546.570.273
621
23.136.400
4.517.024.569
1.099.810.300
5.639.971.269
622
1.610.226.600
45.147.000
1.875.000
1.657.248.600
627
162.604.200
22.107.880
36.207.324
28.431.000
249.350.404
CộngA
1.772.830.800
67.254.880
5.639.971.269
1.657.248.600
249.350.404
23.136.400
4.555.106.893
1.128.241.300
15.093.140.546
632
9.243.782.669
9.243.782.669
Cộng B
9.243.782.669
9.243.782.669
Tổng cộng
9.243.782.669
1.772.830.800
67.254.880
5.639.971.269
1.657.248.600
249.350.404
23.136.400
4.555.106.893
1.128.241.300
24.336.923.215
2. Tính giá thành sản phẩm
Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2, kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp là vào cuối mỗi quý. Điều này phù hợp với tính chất sản xuất sản phẩm xây lắp có thời gian thi công dài và quy mô lớn, không thể tính giá thành trong từng tháng vì điều này rất tốn kém, rất khó thực hiện.
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài... đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành.
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được xác định như sau:
Giá thành thực tế
=
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang ĐK
+
Chi phí sản xuất thức tế phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
VD: Công trình Tỉnh đoàn Yên Bái quý 4 năm 2002:
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 19.353.800
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 257.856.924
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 26.352.000
- Giá thành thực tế khối lượng sản phẩm bàn giao quý 4 năm 2002 là:
19.353.800 + 257.856.924 – 26.352.000 = 250.858.724 đồng.
Biểu 26:
báo cáo giá thành- doanh thu – chi phí xây dựng dở dang công trình xây lắp
Quý IV năm 2002
Stt
Tên công trình
Chi phí NVL
Chi phí nhân công
Chi phí SXC
Tổng chi phí
Giá thành sx sản phẩm
Doanh thu
Giá dự toán
Dư đầu kỳ
Dư cuối kỳ
1.
2.
3.
4.
5.
.
.
7.
8.
.
.
45
46
47.
48.
.
.
93
94
95
96
97
Hội cựu chiến binh
TT Y học Dự phòng
Bệnh viện tỉnh
Bếp Sở lao động
Tỉnh đoàn Yên Bái
Điện KM 9
UBND huyện Trấn Yên
Viện điều dưỡnng cán bộ
Trường cấp III Thác Bà
Ga Yên Bái
Cục thuế tỉnh Yên bái
Rạp Yên Ninh
Điện Au Lâu
Đường nước
Sân vận động Văn Cấn
Đường Khe Sến
42.643.859
1.038.878.773
(1.859.400)
16.434.200
375.869.724
63.397.133
358.624.588
5.581.661
299.193.467
6.272.400
532.729.691
411.019.360
6.475.700
1.058.393.780
359.901.570
15.873.000
195.653.000
1.200.000
2.982.000
62.251.000
38.890.500
138.309.300
6.412.600
53.704.000
1.221.300
115.683.300
101.474.800
13.349.000
181.137.000
191.750.700
3.000.000
2.232.000
36.163.000
413.500
19.625.000
4.790.700
21.834.400
2.800.000
18.993.500
30.667.000
12.343.000
2.000.000
8.905.000
18.678.561
2.269.000
60.748.859
1.270.694
(245.900)
19.416.200
457.745.724
107.078.333
518.768.288
14.794.261
371.890.967
7.493.700
679.079.991
524.837.160
21.824.700
1.248.435.780
570.330.831
5.269.000
97.800.975
1.270.694.778
76.645.900
19.416.200
431.393.724
107.078.333
553.283.488
14.794.261
319.140.867
7.493.700
1.231.072.591
524.837.160
21.824.720
1.248.435.780
538.484.831
328.883.000
109.181.813
1.439.002.852
80.679.999
20.990.476
493.081.904
124.100.547
660.303.347
377.367.613
8.051.806
1.386.835.639
594.128.571
23.619.857
1.348.864.762
616.562.935
363.475.238
114.641.154
1.510.952.997
84.714.000
22.040.000
517.736.000
130.305.574
693.318.516
396.236.000
8.454.397
1.456.177.423
623.835.000
24.800.756
1.416.308.000
647.391.082
381.649.000
37.052.116
76.891.800
80.329.200
27.271.500
551.992.600
323.614.000
26.352.000
45.814.000
80.021.600
31.846.000
Cngj
17.337.400.790
4.591.696.846
866.772.689
22.795.870.325
24.566.982.724
27.632.171.997
28.960.902.323
2.710.068.663
938.956.264
Phần III
Một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại công ty cổ phần Xây Dựng số 2
Nhận xét đánh giá chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Xây dựng số 2 .
Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung, công tác quản lý về hạch toán chi phí sản xuất nói riêng ở công ty Cổ phần xây dựng số 2, em có một số nhận xét như sau:
Sau gần 40 năm hoạt động, đến nay, công ty đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm và vốn liếng, xây dựng được một mô hình quản lý kế toán khoa học, hợp lý và hiệu quả để chiếm lĩnh thị trường. Đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của toàn bộ cán bộ , công nhân viên và lãnh đạo công ty. Bằng mọi cách, công ty đã hoà nhập bước đi của mình cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã thực hiện thành đòn bảy tích cực cho quá trình phát triển của công ty. Cùng với việc vận dụng sáng tạo quy luật kinh tế thị trường, thực hiện chủ trương đổi mới cải cách kinh tế của đất nước, công ty Cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong sản xuất, hoàn thành nghĩa vụ cấp trên giao, không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp cho lãnh đạo công ty giám sát thi công, quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, tổ chức kế toán được khoa học, hợp lý, kịp thời.
Phòng kế toán của công ty với những nhân viên kế toán năng động, có trình độ, nhiệt tình và trung thực, lại được bố trí công việc cụ thể đã góp phần đắc lực vào công tác kế toán và quản lý của công ty được Ban Quản trị của công ty đánh giá cao.
Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty nhìn chung được thực hiện hợp lý. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty cụ thể là công trình, hạng mục công trình hoàn thành và thực hiện thường xuyên theo từng quý là rất hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất thi công của công ty, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, việc ghi chép, phản ánh trên sổ sách còn chưa kịp thời. Khi chứng từ phát sinh, kế toán chưa tiến hành tập hợp và phân loại, ghi sổ ngay mà sau vài ngày hoặc cuối tháng mới tiến hành ghi sổ. ở đội sản xuất kế toán theo hình thức báo sổ nên việc hoàn chứng từ về phòng kế toán để hạch toán còn chậm, chưa kịp thời.
Bằng hình thức khoán vật liệu cho các đội thi công tự tìm nguồn cung cấp, công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đội thi công trong quá trình thực hiện công trình được chủ động, không bị phụ thuộc vào công ty. Điều này giúp cho việc thi công được đúng tiến độ, không mất thời gian để chờ xét duyệt cấp nguyên, vật liệu từ cấp trên.
Công ty đã tổ chức quản lý chặt chẽ khâu sử dụng vật tư nên không xảy ra hiện tượng hao hụt, mất mát vật tư, định mức sử dụng và tiêu hao vật liệu phù hợp nên một số công trình có thể tiết kiệm được vật liệu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Tuy nhiên, công ty vẫn cần phải tiếp tục có những biện pháp quản lý chặt chẽ và hiệu qủa hơn nữa để không xảy ra hiện tượng thâm hụt của công, khai khống giá trị để lấy phần chênh lệch...
Công ty áp dụng hình thức khoán sản phẩm cho các đội xây dựng nên tiền lương được tính theo giá trị công trình hoàn thành trong kỳ. Phương pháp này có tác dụng thúc đẩy sản xuất, nâng cao được tinh thần tự giác của người lao động do đó đẩy nhanh được tiến độ thi công của công trình.
Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cổ phần Xây dựng số 2
Trong thời đại ngày nay, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng. Trải qua nhiều lần thay đổi cơ chế kinh tế, chế độ kế toán cũng thay đổi dần để phù hợp với cơ chế mới. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp phải luôn luôn nắm bắt được những sự thay đổi đó để áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Song việc áp dụng cái mới cũng phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của bản thân doanh nghiệp để việc áp dụng đó đem lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp.
Sau gần 40 năm hoạt động, Công ty Cổ phần xây dựng số 2 cũng đã thực hiện nhiều lần thay đổi cơ chế kế toán, cho đến nay, công ty đã tổ chức được một bộ máy kế toán gần như hoàn hảo, phục vụ đắc lực cho ban lãnh đạo của công ty. Bộ máy kế toán hiện nay được áp dụng gần đúng so với chế độ, bên cạnh đó, công ty áp dụng một số công đoạn kế toán cũ, bảng biểu kế toán phù hợp hơn so với chế độ kế toán hiện hành.
Tuy nhiên, cũng như những bộ máy kế toán khác, bộ máy kế toán của công ty Cổ phần xây dựng số 2 không thể tránh được những mặt yếu kém cần được nhìn nhận và khắc phục để vươn lên sự hoàn hảo. Như vậy, việc hoàn thiện bộ máy kế toán là rất cần thiết, đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Các chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh cuối cùng sau một thời kỳ sản xuất kinh doanh nhất định của doanh nghiệp. Nó có tác dụng lớn đến đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như sự tồn tại và phát triển của công ty. Thông qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được trình độ quản lý kinh doanh của bộ phận lãnh đạo và hiệu quả hoạt động của công ty.
Do đó, tổ chức hợp lý quá trình quản lý và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Đó là cơ sở của doanh nghiệp tìm ra các biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm một cách hợp lý, tăng lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Trước hết, về phương pháp hạch toán hàng tồn kho, công ty sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp này cũng phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty: công ty khoán cho các đội thi công tự thu mua nguyên vật liệu nên vật liệu thường được nhập thẳng vào công trường để thi công mà không qua kho của công ty. Thực tế, công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho chỉ về mặt thời gian, tức là theo định kỳ mỗi quý kiểm kê hàng tồn kho, còn hạch toán lại theo phương pháp kê khai thường xuyên. Điều này là trái với chế độ kế toán hiện hành. Công ty cần thay đổi lại phương pháp hạch toán cho phù hợp. Theo em, công ty nên áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho vì việc kiểm kê hàng hoá thường xuyên của công ty không phải là khó. Mặt khác, công ty phải áp dụng đồng bộ phương pháp hạch toán nguyên vật liệu và phương pháp hạch toán chi phí mà công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
Để xây dựng một công trình cần có các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và các công cụ, dụng cụ. ở công ty Cổ phần xây dựng số 2, việc theo dõi kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chỉ trên tài khoản 152 theo em là không hợp lý:
Thứ nhất, cần theo dõi riêng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trên 2 tài khoản riêng biệt:
- TK 152- nguyên, vật liệu: Theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty.
- TK 153- công cụ dụng cụ : Theo dõi tình hình sử dụng công cụ dụng cụ của công ty.
ở công ty, công cụ dụng cụ được phân bổ 100% ngay từ đầu cho từng công trình xây dựng. Nhưng theo em, có rất nhiều công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dài, giá trị sử dụng có thể chưa hết sau khi kết thúc một công trình. Những công cụ dụng cụ này kế toán nên tiến hành phân bổ cho các công trình xây dựng, từ đó có thể giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Thứ hai, kế toán nên mở thêm 2 tài khoản cấp hai của TK 152 để theo dõi tình hình sử dụng vật liệu chính và vật liệu phụ:
- TK 1521: nguyên vật liệu chính
- TK 1522: nguyên vật liệu phụ.
Trên cơ sở các chứng từ, sổ chi tiết theo dõi vật liệu cuối quý, kế toán sẽ tập hợp số liệu trên bảng tổng hợp phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ theo mẫu sau:
Biểu 27:
Đơn vị: công ty Cổ phần xây dựng số 2
Bảng tổng hợp phân bổ
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Quý IV 2002
Stt
Ghi Có Tk
Ghi Nợ TK
TK 152
TK 153
TK 1521
TK1522
Cộng
1
TK621- CP NVLTT
Công trình 1
Công trình 2
...
2
TK 627- CP SXC
Công trình 1
Công trình 2
...
3
TK 642- CP QLDN
Công trình 1
Công trình 2
...
Cộng
Trong trường hợp công ty xuất công cụ dụng cụ là loại phân bổ nhiều lần thì kế toán ghi:
Nợ TK 142,242- Chi phí trả trước: Giá trị công cụ dụng cụ chờ phân bổ.
Có TK 153- Công cụ dụng cụ : Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng.
Sau đó phản ánh mức phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh ở các kỳ hạch toán có sử dụng công cụ dụng cụ :
Nợ TK 627, 642:
Có TK 142, 242: Giá trị công cụ dụng cụ được phân bổ.
Để việc tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp cũng như chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung được dễ dàng và chính xác, kế toán nên lập Sổ chi tiết phí sản xuất kinh doanh theo dõi riêng cho từng tài khoản 621, 622, 627, 154, …
Biểu 28:
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản: 621, 622, 623, 627,154 …
Đội 208 - Công trình: Tỉnh đoàn Yên Bái
Quý IV năm 2002
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Số hiệu
Ngày tháng
Tổng
2. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2, nội dung chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả các khoản trích theo lương, theo em là không hợp lý.
Là một doanh nghiệp xây lắp, tính chất sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải thực hiện lập giá dự toán trước khi thi công công trình. Giá dự toán này không bao gồm chi phí về các khoản trích theo lương vì rất khó có thể tính được. Mặt khác, quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo cho chi phí sản xuất thực tế. Do vậy không nên hạch toán các khoản trích theo lương chung vào chi phí trực tiếp tiền lương của công nhân sản xuất để trong quá trình thi công dễ so sánh giữa thực tế thi công và dự toán.
Như vậy, khi phát sinh các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán nên hạch toán vào TK 627- Chi phí sản xuất chung, cụ thể là vào tài khoản 6271. Điều này cũng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
Ngoài ra, công ty tính các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất bằng 1,5% giá trị dự toán công trình bàn giao vào thời điểm cuối quý là sai so với chế độ. Công ty cần xem xét lại và thực hiện đúng theo chế độ do Nhà nước quy định như sau:
Trích theo lương của nhân công trực tiếp 19% để tính vào chi phí, trong đó:
- 15% nộp quỹ bảo hiểm xã hội.
- 2% nộp quỹ bảo hiểm y tế.
- 2% nộp kinh phí công đoàn.
VD: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất thuộc đội 208- thi công công trình Tỉnh đoàn Yên Bái quý IV năm 2002 là: 36.846.000
Các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất là:
- Tiền bảo hiểm xã hội: 36.846.000 x 15% = 552.690
- Tiền bảo hiểm y tế: 36.846.000 x 2% = 73.692
- Tiền kinh phí công đoàn: 36.846.000 x 2% = 73.692
Tổng = 700.074.
Trong khi đó, nếu tính các khoản trích theo lương theo cách tính của công ty thì các khoản trích theo lương được tính vào chi phí là: 4.301.343.
Như vậy, theo cách tính của công ty, giá thành công trình tỉnh đoàn Yên Bái không chính xác, chênh lệch so với cách tính đúng là: 4.301.343 - 700.074 = 3.601.269. Phần chênh lệch này là tương đối lớn, làm ảnh hưởng tới công tác quản trị của công ty. Công ty cần điều chỉnh lại cho đúng để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được chính xác.
Tại công ty Cổ phần xây dựng số 2, kế toán không tiến hành trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép. Đây là điều bất hợp lý trong vấn đề hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của công ty nếu trong một tháng nào đó, số công nhân nghỉ phép tăng lên đột biến, phần lương này do không được trích trước nên đưa thẳng vào chi phí nhân công trực tiếp tháng đó làm cho giá thành của tháng đó tăng lên do đó không phản ánh chính xác chi phí thực tế phát sinh. Vì vậy công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Cách tính tiền lương nghỉ phép năm của công nhân trực tiếp sản xuất như sau:
Mức trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
=
Tiền lương chính phải trả cho công nhân trực tiếp trong kỳ
x
Tỷ lệ trích trước
Tỷ lệ trích trước
=
Tổng lương nghỉ phép KH năm của công nhân trực tiếp
x
100
Tổng tiền lương chính KH năm của công nhân trực tiếp
Để thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, công ty cổ phần Xây dựng số 2 cần phải tiến hành lập kế hoạch về tiền lwong của công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm: tiền lương chính kế hoạch và tiền lương nghỉ phép kế hoạch. Căn cứ vào đó, công ty mới có thể tính ra tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp.
Giả sử tiền lương chính kế hoạch của công nhân trực tiếp năm 2002 là tiền lương thực tế trả cho công nhân trực tiếp năm 2001 là: 3.916.722.960. Tiền lương nghỉ phép kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất là tiền lương nghỉ phép thực tế của công nhân trực tiếp năm 2001 là 984.000.000.
Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất năm 2002
=
984.000.000
x
100
=
25%
3.916.722.960
Mức trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp theo kế hoạch quý IV/ 2002
=
1.532.192.649
x
25%
=
384.048.162
(Số tiền 1.532.192.649 là số tiền thực tế trả công nhân trực tiếp quý III/2002)
Kế toán mở tài khoản 335- Chi phí phải trả để tiến hành trích trước tiền lương theo định khoản sau:
Nợ TK 622 384.048.162
Có TK 335. 384.048.162
Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334.
Trong trường hợp chi phí này lớn hơn so với kế hoạch, kế toán tiến hành điều chỉnh tăng số chênh lệch:
Nợ TK 622
Có TK 335
Khi trích thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 711
3. Về chi phí sử dụng máy thi công:
Công ty hạch toán chi phí sử dụng máy thi công vào tài khoản 627 theo em là không phù hợp, nên tách khoản mục chi phí này ra hạch toán vào một tài khoản riêng biệt là TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công.
Trong doanh nghiệp xây lắp, máy thi công có vị trí đặc biệt quan trọng và các chi phí liên quan đến nó cũng có giá trị đáng kể trong tổng giá thành công trình xây dựng. Mặt khác, công ty tổ chức thi công theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công, vừa kết hợp bằng máy nên hạch toán theo cách này là rất phù hợp so với chế độ kế toán hiện hành.
Để hạch toán chi tiết chi phí sử dụng máy thi công, kế toán mở sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh- TK 623 để theo dõi (mẫu đã nêu ở phần trên), cuối quý, kế toán lên Bảng kê chi tiết chi phí - giá thành cột Chi phí sử dụng máy thi công.
Kế toán ghi sổ tổng hợp tương tự như theo dõi các loại chi phí sản xuất khác và mở Sổ cái TK 623 để theo dõi riêng.
Kết cấu TK 623 giống như TK 621, 622, 627, theo dõi chi tiết cho từng công trình xây lắp và được hạch toán theo nguyên tắc: chi phí sử dụng máy thi công phát sinh của công trình nào thì tập hợp riêng cho công trình ấy. Tài khoản này gồm 6 tài khoản cấp 2:
- TK 6231- Chi phí nhân công: Phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công. Tài khoản này không phản ánh khoản trích KPCĐ, BHYT, BHXH tính trên tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công, khoản này được hạch toán vào TK 627- Chi phí sản xuất chung.
- TK 6232- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công.
- TK 6233- Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh công cụ dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động xe, máy thi công.
- TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công: Phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.
- TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK 6238- Chi phí bằng tiền khác.
Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công theo định khoản:
Nợ TK 623: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 152: Nhiên liệu sử dụng máy.
Có TK 153, 142: dụng cụ lao động
Có TK 334: Tiền lương nhân viên điều khiển máy
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ
Có TK 331: Các khoản phải trả nhà cung cấp.
Có TK 111, 112: Trả bằng tiền mặt
4.Về chi phí sản xuất chung:
Kế toán nên thiết kế bảng phân bổ chi phí sản xuất chung đến từng công trình để phục vụ cho việc tập hợp chi phí cho từng công trình được dễ dàng.
Biểu 29:
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Đội 208
Quý IV năm 2002
Công trình
334
338
336
214
Cộng
Trường tiểu học HT
1.100.000
453.700
1.650.000
1.277.800
4.431.500
Tỉnh đoàn Yên Bái
3.154.000
1.301.000
4.731.000
3.664.000
12.850.000
Đường ống nước
5.905.000
2.435.700
8.857.500
6.860.000
24.058.200
Tổng
10.059.000
4.190.400
15.238.500
11.801.800
41.339.700
5. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Sổ tài khoản 154 của công ty có tính chất như sổ Cái. Công ty cần lập sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để phục vụ cho việc tập hợp chi phí được đầy đủ và chính xác. Kết cấu sổ chi tiết tài khoản 154 đã được nêu ở trên (biểu 28- trang 81)
Công tác tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang của công ty vào cuối quý là khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi các nhân viên kế toán phải tập trung làm việc để kịp thời đưa ra số liệu phục vụ cho quản lý. Tuy nhiên, ở công ty Cổ phần xây dựng số 2, công tác này tiến hành còn chậm chạp, do việc báo sổ của các kế toán đội không kịp thời. Công ty cần xem xét, đôn đốc, nhắc nhở việc báo sổ của các đội kịp thời và đúng thời hạn.
Công tác tính giá thành đòi hỏi phải chính xác trung thực cho từng công trình xây dựng. Kế toán nên lập thẻ tính giá thành cho từng công trình trong từng quý để tránh tập hợp chi phí sai sót, nhầm lẫn giữa các công trình, đặc biệt là những công trình của cùng một đội thi công. Kế toán có thể lập thẻ tính giá thành theo mẫu sau:
Biểu 30:
Thẻ tính giá thành
Công trình: Tỉnh đoàn Yên Bái
Quý IV năm 2002
Khoản mục
Dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Dư cuối kỳ
Tổng giá thành
1. Chi phí NVLTT
206.160.924
2. Chi phí NCTT
38.846.000
3. Chi phí máy thi công
5.201.500
4. Chi phí sản xuất chung
7.648.500
Tổng
19.353.800
257.856.924
26.352.000
250.858.724
Một số kiến nghị khác:
Công ty đã mua sắm một số máy vi tính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, mới chỉ áp dụng các công việc soạn thảo, chưa áp dụng được chương trình kế toán máy. Trong khi đó, hàng ngày nhất là vào cuối mỗi tháng, quý bộ phận kế toán phải đảm đương một khối lượng công việc quá lớn. Như vậy, việc hạch toán rất dễ sai sót, nhầm lẫn và dẫn đến việc lập Báo cáo kế toán chậm. Để khắc phục nhược điểm trên, công ty nên tổ chức lớp học về kế toán máy cho nhân viên kế toán trong phòng tài vụ, đồng thời đặt mua một chương trình phần mềm kế toán từ các công ty chuyên lập trình phần mềm phù hợp với điều kiện hạch toán tại công ty để áp dụng nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán,
Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm củng cố công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đóng góp cho việc quản lý công ty ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Kết luận
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thày, cô giáo và của Ban giám đốc công ty, các phòng ban có liên quan và nhất là sự chỉ đạo và giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên phòng kế toán Công ty, em đã hoàn thành Luận văn " Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Yên Bái". Qua đó em cũng nhân thức và hệ thống hoá thêm phần kiến thức đã được học tập, hiểu rõ hơn về công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Đồng thời với các kiến thức đã học và thực tế qua hơn 3 tháng thực tập tại công ty, em cũng mạnh dạn nêu lên một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty, góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với trình độ nhận thức còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít và thời gian thực tập chưa nhiều, do vậy em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô giáo trong khoa và của toàn thể cán bộ công nhân viên phòng kế toán Công ty Cổ phần xây dựng số 2 để em có thể hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng cho em được phép bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo ThS Phạm Đức Cường, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần xây dựng số 2 và toàn bộ nhân viên phòng kế toán đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29680.doc