Có thể nói, bộ phận kế toán cung cấp các thông tin quan trọng nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra phương hướng và biện pháp quản lý hiệu quản lý kinh tế chính là kế toán chi phí sản xuất và giá thành.
Qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp cơ khí 79 cho thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành luôn luôn được đổi mới và hoàn thiện song vẫn còn một số hạn chế. Do vậy, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm đóng góp thêm vào việc hoàn thiện công tác này tại xí nghiệp.
80 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án gọn nhẹ, thích ứng nhanh với những thay đổi là cơ sở để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại Xí nghiệp.
Thứ hai, trong điều kiện thực tế của công tác kế toán hiện nay, việc áp dụng hình thưc Nhật Ký Chứng Từ là rất phù hợp để phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đặc điểm đa dạng, phức tạp, với yêu cầu cao của việc quản lý sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và việc thực hiện kế toán thủ công thì các bảng kê, nhật ký chứng từ, các bảng phân bổ là thích hợp nhất để theo dõi và cung cấp số liệu về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản.
Hơn nữa, phòng kế toán đã sử dụng khá đầy đủ hệ thống chứng từ sổ sách theo đúng qui định của Bộ Tài Chính .Công tác hạch toán ban đầu được theo dõi một cách chặt chẽ đảm bảo tính chính xác của số liệu. Quá trình luân chuyển chứng từ, sổ sách giữa phòng kế toán với thống kê các phân xưởng và thủ kho được tổ chức nhịp nhàng, quy củ tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng giám sát, đặc biệt là cho việc hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Thứ ba, việc sử dụng Bảng kế hoạch giá thành và giá bán sản phẩm giúp cho công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tiến hành thuận lợi, giúp cho việc theo dõi tình hình kế hoạch giá thành tại xí nghiệp từ đó đề ra biện pháp, phương hướng nhằm phát hiện khả năng tiềm tàng và đặc biệt là đề xuất những giải pháp để không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Bảng này được xây dựng dựa trên cơ sở số liệu thực tế phát sinh qua các năm và đã tính đến những biến động có thể có trong kì, do vậy đạt được độ chính xác cao. Nó là căn cứ để xuất vật tư từ các kho chính cho các phân xưởng sản xuất, tính lương sản phẩm và đưa ra những quyết định về giá bán sản phẩm khi ký hợp đồng với khách hàng.
Thứ tư, với kì tính giá thành theo từng tháng, những thông tin cần thiết được cung cấp kịp thời. Chính những thông tin này là cơ sở của Bảng kế hoạch giá thành và giá bán sản phẩm đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho Xí nghiệp có khả năng thích ứng nhanh với những biến động trên thị trường mà có những quyết định nhanh chóng hợp lý, phát huy lợi thế lớn của đơn vị trong quá trình kinh doanh. Hơn nữa, việc phân tích giá thành thực tế hàng tháng cho phép tìm ra những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp dẫn đến sự biến động của giá thành. Và cũng thông qua đó mà nhà nhà quản lý đưa ra những biện pháp thích hợp để giải quyết nhằm tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành .
Thứ năm, các hình thức trả lương của đơn vị đảm bảo tính công bằng, hợp lý và khuyến khích tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc. Điều này thể hiện ở hình thức trả lương theo sản phẩm, các định mức tiền lương được xây dựng chi tiết tỉ mỉ giúp cho việc tính lương dễ dàng, chính xác và đặc biệt việc tính lương sản phẩm này cũng chỉ áp dụng đối với sản phẩm đúng qui cách, chất lượng kiểm nghiệm nhập kho, do đó đã tạo cho người lao động ý thức được tầm quan trọng của chất lượng công việc, giảm thiểu các chi phí cho sản phẩm hỏng. Đối với bộ phận gián tiếp phân xưởng việc trả lương theo thời gian găn với KQKD vừa phản ánh được năng lực làm việc của họ lại vừa khuyến khích được tinh thần làm việc của bộ phận này .Còn nhân viên các phòng ban thì việc trả lương theo thời gian gắn với kêt quả kinh doanh trên cơ sở chức danh công tác là chính sách khuyến khích những người có trình độ nghiệp vụ và khả năng lãnh đạo để họ có thể phát huy hết khả năng của mình hoàn thành tốt công việc được giao.
Thứ sáu là , phương pháp tính trị giá vật tư xuất kho của doanh nghiệp hiện nay là pp bình quân cả kì tuy phương pháp này có nhược diểm là phải đến cuối kì mới tính được đơn giá từ đó mới tính được trị giá thực tế của sản phẩm xuất kho ,nhưng nó lại có ưu điểm là khối lượng tính toán sẽ được giảm đi so với các phương pháp khác. Điều này rất cần cho doanh nghiệp trong tình hình hiện nay khi mà doanh nghiêp chưa áp dụng hình thức kế toán máy vào phục vụ cho công tác kế toán, việc tính toán ghi chép hoàn toàn thủ công .Cách tính này thực sự đã làm cho việc tính toán được giảm nhiều, tránh được sai sót không đáng có.
3.1.2. Những tồn tại và nhược điểm cần hoàn thiện
Nhìn chung, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác này xét trên cả hai khía cạnh tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán qui định chung và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Tuy nhiên, công tác kế toán của xí nghiệp vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và còn nhiều khó khăn đang ở phía trước. Một số tồn tại trong công tác kế toán cần được khắc phục như: phương pháp tính trị giá vật liệu xuất kho, kĩ thuật tính giá thành thành phẩm nhập kho, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì....
3.2 Một số vấn đề cần hoàn thiện về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79:
3.2.1 Hoàn thiện kế toán công cụ dụng cụ của xí nghiệp
Tại xí nghiệp, chi phí công cụ dụng cụ phát sinh thường xuyên và có khối lượng khá lớn trong quá trình sản xuất. Đối với chi phí này, khi phát sinh kế toán tập hợp chi phí vào TK627, cuối kì phân bổ cho các sản phẩm cùng loại các chi phí sản xuất chung khác. Vì vậy giá trị của tất cả các loại công cụ dụng cụ đều được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong một kì. Cách làm này tuy gọn nhẹ nhưng không phản ánh được đúng đối tượng chịu chi phí. Tại đây có khá nhiều công cụ dụng cụ có giá trị lớn, phục vụ nhiều kì sản xuất kinh doanh khi được tính chi phí chung một kì sẽ làm sai lệch kết quả kì đó.
Trước tình trạng trên em xin đề xuất giải pháp nhằm phân bổ hợp lý chi phí công cụ dụng cụ cho các kì theo phương pháp phân bổ thích hợp dựa vào đặc điểm thời gian sử dụng của từng loại. Sở dĩ em đưa ra phương pháp này vì doanh nghiệp vẫn luôn theo dõi TSCĐ, CCDC về ngày đưa vào sử dụng, thời hạn sử dụng của từng loại từng thứ TSCĐ và CCDC.
— Với những loại công cụ, dụng cụ có giá trị sử dụng thấp hoặc thời gian sử dụng chỉ trong một kì kinh doanh thì áp dụng phương pháp phân bổ một lần nghĩa là toàn bộ chi phí của chúng sẽ được tính vào chi phí chung của kì sản xuất mà chúng phát sinh.
Ví dụ: Đối với những sản phẩm như là máy chuốt, fay vạn năng máy rà vết tiếp xúc có giá trị không lớn khoảng 5-10 triệu đồng, thời hạn sử dụng dưới 1năm thì nên phân bổ một lần vào chi phí kinh doanh trong kì xuất dùng theo đúng trị gía vốn thực tế của công cụ dụng cụ.
— Đối với những loại công cụ dụng có giá trị sử dụng lớn, thời gian sử dụng dài hơn một kì sẽ áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần.
+ Trường hợp xuất dùng theo phương pháp phân bổ 50%:
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế để phản ánh vào TK142, đồng thời tiến hành phân bổ 50% giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí của kì xuất dùng.
Khi báo hỏng công cụ dụng cụ, kế toán phân bổ nốt giá trị còn lại vào chi phí của kì báo hỏng.
+ Trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần :
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của công cụ dụng cụ ghi vào TK142, định kì phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Qúa trình kế toán công cụ dụng cụ xuất dùng có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3- :Kế toán công cụ dụng cụ xuất dùng
TK153
TK627,641,642
(1)0
(2)0
(3)0
TK142
(1) Gía trị công cụ xuất dùng theo phương pháp phân bổ một lần
(2) Gía trị công cụ xuất dùng theo phương pháp phân bổ nhiều lần
(3) Định kì phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí kinh doanh trong kì
3.2.2 Hoàn thiện kế toán sửa chữa TSCĐ:
Vì là một đơn vị sản xuất cơ khí nên máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng rất lớn trong TSCĐ, tập trung ở các phân xưởng sản xuất. Tuy nhiên do có nhiều máy móc đã được sử dụng từ rất lâu rồi nên tình trạng xuống cấp hỏng hóc thường xuyên xảy ra. Xí nghiệp phải thường xuyên sữa chữa bảo dưỡng nhằm phục hồi chức năng hoạt động của máy móc, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, phương pháp kế toán chi phí sửa chữa TSCĐ tại xí nghiệp là: Nếu chi phí sửa chữa phát sinh nhỏ thì phản ánh trực tiếp vào chi phí sản kinh doanh của kì, nếu chi phí sửa chữa lớn thì cho vào chi phí chờ phân bổ (TK142). Việc tập hợp chi phí sửa chữa vào TK142 là do doanh nghiệp không biết được khi nào thì máy móc thiết bị sẽ hỏng hóc, và việc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì sẽ làm cho cho phí của kì phát sinh chi phí không bị tăng lên đột ngột đẩy giá thành tăng cao. Tuy nhiên biện pháp này chỉ thích hợp trong trường hợp chi phí sửa chữa nhỏ xí nghiệp có thể đáp ứng ngay được hoặc máy móc còn sử dụng tốt, phần lớn là máy mới ít xảy ra sự cố, còn trong tình hình hiện nay của xí nghiệp thì biện pháp này trở nên rất bị động và gây nhiều khó khăn cho sản xuất. Bởi lẽ khi máy móc bị hỏng nặng, chi phí sửa chữa mà lớn thì ngay lúc đó xí nghiệp khó có thể đáp ứng kịp thời được, máy móc chưa được sửa chữa nằm chết tại phân xưởng. Dẫn đến phân xưởng có thể sẽ không theo kịp tiến độ đã định. Tình trạng này không phải là không có mà xảy ra khá nhiều vì phần lớn máy móc của nhà máy đã được sử dụng từ lâu, vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ công việc mà còn làm tăng chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm bởi lẽ phòng kế toán vẫn tiến hành trích khấu hao cho máy móc bị hỏng đó.
Như vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuât được diễn ra liên tục, máy nóc phát huy công suất cao thì xí nghiệp nên tiến hành lập kế hoạch định kì sửa chữa TSCĐ đối với những TSCĐ đã sử dụng lâu năm, thường hỏng hóc chi phí sửa chữa lớn. Việc trích trước chi phí sửa chữa sẽ giúp cho xí nghiệp tránh được tình trạng bị động kịp thời phục hồi chức năng cho máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Mặt khác cũng gây ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong một kì.
Hàng tháng, căn cứ vào dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán trích trước chi phí sửa chữa vào các đối tượng sử dụng tài sản và khi công trình sửa chữa hoàn thành, giá thành thực tế của nó được kết chuyển vào TK335.
Đến cuối năm kế toán căn cứ vào chi phí đã trích theo kế hạch và khoản thực tế đã phát sinh để tiến hành điều chỉnh:
— Nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn tổng chi phí trích trước theo kế hoạch và các khoản thực tế phát sinh để tiến hành điều chỉnh:
Nợ TK627,641,642
Có TK335
— Nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn tổng chi phí trích trước thì khoản chênh lệch được ghi tăng chi phí khác
Nợ TK335
Có TK711
Phương pháp kế toán cụ thể được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
(1)Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào sản xuất kinh doanh.
Chênh lệch thực tế lớn hơn chi phí đã trích
(2)Gía thành thực tế công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành
(3)Kết chuyển chênh lệch chi phí thực tế < chi phí trả trước
Ví dụ: Máy búa 250 MB-4134 , nguyên giá ban đầu là 254.259.000 VNĐ, thời hạn sử dụng là 15 năm. Doanh nghiệp đã sử dụng được 6 năm, đã khấu hao luỹ kế được 78.120.400VNĐ, nhưng hiện nay máy rất hay hỏng và rất hay phải sửa chữa. Chí phí sửa chữa thường rất lớn như tháng 2/2005 là hơn 20 triệu, tháng 3/2005 lên đến gần 40 triệu do phải thay thế một số phụ tùng. Chi phí sửa chữa lớn như vậy nên đơn vị chưa thể đáp ứng ngay được khiến máy bị nằm lại phân xưởng mất hơn 1tháng liền làm cho trong tháng đó năng suất sản xuất của phân xưởng giảm mất 25%, làm doanh thu của xí nghiệp giảm mất khoảng hơn 60 triệu, đó là chưa kể còn nhiều máy khác cũng có tình trạng tương tự làm doanh thu của xí nghiệp trong 3 tháng đầu năm giảm đi rõ rệt (khoảng hơn 500 triệu trong khi doanh thu quí 1 là 12.530.179.365VNĐ so với quí 4 là 13.530.179.365VNĐ).
Gỉa sử trong từng tháng 1,2,3/2005 xí nghiệp dựa vào dự toán chi phí sửa chữa trích trước là 200 triệu vào chi phí (cho các đối tượng sử dụng)
Nợ TK627,641,642 : 200.000.000
Có TK335 : 200.000.000
Khi phát sinh chi phí thực tế là 158.420.800 thì xí nghiệp lại hạch toán ghi tăng chi phí khác là :41.579.200. Như thế thực chất xí nghiệp chỉ bị mất một khoản là 158.420.800 so với số doanh thu bị giảm hơn 500 triệu số chênh lệch là rất lớn. Nếu làm theo cách này sẽ có lợi hơn cho xí nghiệp rất nhiều.
Dự toán chi phí sửa chữa máy móc thiết bị do phòng kĩ thuật lập vào cuối tháng.
Nếu có thể xí nghiệp nên xem xét đến việc thanh lý những máy móc hiệu quả sản xuất kém, hay xảy ra sự cố, thay thế chúng bằng những máy móc hiện đại hơn cho hiệu quả sử dụng cao hơn.
3.2.3 Hoàn thiện kế toán chi phí sản phẩm hỏng:
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kĩ thuật được xây dựng cho từng loại sản phẩm. Tại xí nghiệp, mỗi một loại sản phẩm cũng có một định mức chi phí riêng. Sản phẩm hỏng tính trong định mức được tính vào chi phí sản xuất cho sản phẩm còn những sản phẩm hỏng ngoài định mức sẽ được xem xét nguyên nhân để qui trách nhiệm cho người liên quan trực tiếp. Về mặt này kế toán dã thực hiện đúng các chuẩn mực ban hành song trong thực tế toàn bộ sản phẩm hỏng đều được coi là sản phẩm hỏng không sưảe chữa được và được tính vào chi phí sản xuất chung. Tình trạng này thực sự đã gây ra sự lãng phí cho xí nghiệp vì một số sản phẩm hỏng vẫn có thể sửa chữa được với chi phí thấp và việc sửa lại sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với việc chỉ coi những sản phẩm ấy như là những phế liệu có thể thu hồi được. Vậy biện pháp em xin đề nghị ở đây là xí nghiệp hãy cố gắng tận dụng tối đa khả năng sửa chữa sản phẩm hỏng để tiết kiệm chi phí tạo ra chúng. Muốn làm được diều đó trước hết xí nghiệp cần phân loại mức độ của các sản phẩm hỏng để có thể biết được sản phẩm hỏng nào có thể sửa chữa được, sản phẩm hỏng nào thực sự không thể sửa chữa được bị coi là phế liệu.Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi xí nghiệp đã có phòng KCS là phòng kiểm soát chất lượng sản phẩm với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ và phần lớn là lớp trẻ rất nhiệt tình với công việc.Hàng tháng khi kiểm kê số lượng sản phẩm hỏng thì các kĩ thuật viên của phòng này sẽ có nhiệm vụ phân loại sản phẩm hỏng theo 2 loại sau (dựa vào máy kiểm tra chất lượng sản phẩm) :
— Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kĩ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng xét thấy chi phí bỏ ra lớn hơn lợi ích kinh tế do sản phẩm đó đem lại. Như vậy cách tốt đối với loại sản phảm này là đem nhập kho phế liệu để sử dụng cho việc tái chế phục vụ sản xuất hoặc có thể bán
— Còn những sản phẩm mà về mặt kĩ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa này có đem lại lợi ích về kinh tế thì được coi là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được. Đối với loại sản phẩm này cần phải xác định được nguyên nhân do đâu mà hỏng, hỏng ở khâu nào, mức độ hỏng ra sao để từ đó có biện pháp xử lý cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Sản phẩm sau khi sửa chữa xong đạt yêu cầu kiểm soát chất lượng thì đem nhập vào kho thành phẩm bình thường như những thành phẩm khác.
Các chi phí sửa chữa lúc này sẽ được tập hợp vào TK142— chi phí trả trước. Sau đó sẽ căn cứ vào nguyên nhân cụ thể để tiến hành xử lý phân bổ hay tính trực tiếp vào chi phí khinh doanh trong kì.
Phòng KCS có nhiệm vụ giúp phòng kế toán phân loại sản phẩm hỏng (có giấy báo kiểm nghiệm ) để kế toán vào sổ chi tiết sản phẩm hỏng thành 2 loại như trên.
3.2.4 Hoàn thiện công tác phân bổ chi phí sản xuất chung:
`Tiêu thức được áp dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp hiện nay là tiền lương công nhân sản xuất. Tiêu thức này rất phù hợp với các chi phí như tiền lương, BHXH, chi phí bằng tiền khác...Tuy nhiên với một số khoản chi phí chung như: khấu hao máy móc thiết bị, tiền điện, chi phí động lực thì nó tỏ ra chưa thực sự hợp lý. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là vừa làm bằng máy lại vừa làm bằng tay nên có một số sản phẩm phải mất nhiều giờ máy mới hoàn thành nhưng có những sản phẩm lại mất nhiều giờ tay hơn để hoàn thành, việc phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất lúc này không phản ánh đúng chi phí bỏ ra cho từng loại. Các sản phẩm có số giờ tay cao hơn vẫn phải chịu chi phí khấu hao, động lực, tiền điện...như các sản phẩm có giờ máy chiếm đa số. Và tình trạng trên khiến giá thành sản phẩm thường bị đẩy cao hơn, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Với mục làm giảm sự bất hợp lý về cơ cấu giá thành do phân bổ chi phí máy móc thiết bị, động lực ...kế toán đơn vị thì có thể tiến hành điều chỉnh tiêu thức phân bổ là số giờ máy hoạt động.
Theo tiêu thức này, những sản phẩm có số giờ máy hoạt động nhiều sẽ chịu chi phí khấu máy móc thiết bị, chi phí động lực cao hơn những sản phẩm sử dụng nhiều giờ tay, từ đó đảm bảo cơ cấu sản xuất.
Ví dụ: Theo Bảng tính và phân bổ khấu hao (Biểu 2-12) và Bảng TTHĐ sản xuất và giá thành phân xưởng (Biểu 2-15b), tại PXGCN:
Tổng chi phí khấu hao phát sinh: 1.900.000
Tổng tiền lương công nhân sản xuất: 66.673.300
Tiền lương CNSX bánh răng côn xoắn Ben la: 6.870.000
Tiền lương CNSX bánh răng Z55m4 HST D15: 1.565.000
Tổng giờ máy hoạt động sản xuất sản phẩm tại phân xưởng CK3:250 giờ
Số giờ máy hoạt động sản phẩm bánh răng côn xoắn Benla:15 giờ
Số giờ máy hoạt động sản phẩm bánh răng Z55 m4 HST D15: 50 giờ
*Nếu phân bổ chi phí khấu hao theo tiền lương CNSX:
Tổng chi phí khấu hao 1.900.000
Hệ số phân bổ = = = 0,285
chi phí khấu hao Tổng tiền lương CNSX 66.673.300
Chi phí khấu hao cho từng loại sản phẩm:
+ Bánh răng côn xoắn Benla: 0,285 x 6.870.000 = 1.957.950
+ Bánh răng Z55 m4 HST D15: 0,285 x 1.565.000 = 446.025
*Nếu phân bổ theo số giờ máy:
Tổng Chi phí khấu hao 1.900.000
Hệ số phân bổ = = =7.600
Tổng số giờ máy hoạt động 250
Khi đó chi phí khấu hao phân bổ cho từng loại sản phẩm sẽ là:
+ BRCX Benla: 7.600 x 15 = 114.000
+ BR Z55m4 HST D15: 7.600 x 50 = 380.000
Như vậy, theo cách thứ nhất, chi phí khấu hao phân bổ cho bánh răng côn xoắn Ben la lớn hơn còn theo cách thứ hai thì ngược lại. Giữa hai cách có sự thay đổi về cơ cấu chi phí khấu hao, cách phân bổ thứ hai phản ánh đúng cơ cấu chi phí khấu hao vì số giờ máy sản xuất bánh răng Benla nhỏ hơn số giờ máy sản xuất bánh răng Z55
Việc xác định giờ máy hoạt động của các sản phẩm theo kế hoạch có thể dựa vào định mức giờ máy, giờ tay trong Bảng kế hoạch giá thành và giá bán sản phẩm với độ tin cậy cao. Riêng những sản phẩm chưa xây dựng kế hoạch, giờ máy sẽ được theo dõi bởi các tổ trưởng ở các tổ sản xuất của mỗi phân xưởng.
3.2.4 Hoàn thiện phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở và công tác tính giá thành:
3.2.4.1 Đối với phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở:
Cách đánh giá sản phẩm làm dở mà đơn vị sử dụng hiện nay thì đó là phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Theo cách đánh giá này thì chỉ tính cho sản phẩm làm dở chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn những chi phí khác không tính vào giá trị của sản phẩm làm dở.
Gía trị VLC tiêu hao
=
trị giá VLC tồn đầu kì
+
trị giá VLC nhập trong kì
x
số lượng thành phẩm
số lượng VLC tồn đầu kì
+
số lượng VLC nhập trong kì
Giá trị sản Giá trị Chi phí vật Giá trị vật
Phẩm dở dang = sản phẩm + liệu chính - liệu chính
Cuối kì dở dang phát sinh tiêu hao
đầu kì trong kì trong kì
Theo như công thức trên thì công thức tính vật tư chính tiêu hao chính là dựa vào đơn giá bình quân của vật liệu chính và số lượng sản phẩm hoàn thành, điều này là vô lý vì vật liệu và số lượng sản phẩm hoàn toàn khác nhau.Vật liệu có thể là cái, kg, chiếc....còn sản phẩm hoàn thành chỉ có thể là thành phẩm(cái, chiếc), nói chung chúng không đồng chất với nhau. Chính từ việc tính không đúng vật tư tiêu hao dẫn đến kết quả tính giá thành cũng không đúng. Nhưng nếu tính theo đúng công thức vật liệu chính tiêu hao phải nhân đơn giá bình quân với khối lượng vật liệu chính đã tiêu hao, nhưng vấn đề ở đây là không thể biết chính xác được khối lượng vật liệu chính vì các phân xưởng không theo dõi trong quá trình sản xuất mà chỉ biết được khối lượng vật liệu chính định mức cho từng phân xưởng theo phiếu xuất kho vật liệu.Chính vì vậy nên xí nghiệp mới sử dụng công thức trên để tính ra giá trị vật tư chính tiêu hao. Tuy nhiên khi lập Bảng TTHĐ và tính giá thành cho từng phân xưởng lại không tính đến chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng phân xưởng mà chỉ tính chi phí sản xuất cho từng thành phẩm hoàn thành. Theo cách này thì không thể nhận biết dược là các phân xưởng có khoản chi phí sản xuất chung để phục vụ sản xuất hay không mà trên thực tế các phân xưởng chắc chắn sử dụng khoản chi phí này. Để khắc phục tình trạng trên thì xí nghiệp nên tập hợp chi phí sản suất chung theo từng phân xưởng rồi tổng hợp lên chi phí sản xuất chung của toàn xí nghiệp và tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm như bình thường. Cách làm này vừa giúp đơn vị có thể tiến hành tính giá thành sản phẩm một cách dễ dàng vừa giúp cho việc thanh toán hợp đồng với các phân xưởng được chính xác hơn.
Ví dụ: việc lập Bảng TTHĐ và giá thành sản xuất lập theo cách tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng GCN được thể hiện qua Biểu2-19
Mặt khác khi xem xét cụ thể với sản phẩm phức tạp như BRCX BenLa lại gặp phải vấn đề đó là không đảm bảo được độ chính xác cao của các khoản mục chi phí do chi phí nhân công và chi phí chế biến khác chiếm một tỷ trọng không nhỏ và phát sinh trong tất cả các giai đoạn, còn chi phí NVL chính chỉ phát sinh một lần ở giai đoạn đầu.
Theo Bảng thanh toán HĐSX và GTSX chi phí nhân công và chi phí chế biến khác của BRCX Benla tại phân xưởng GCN là 40%, ở phân xưởng cơ khí 3 là 45% một tỷ lệ tương đối lớn. Để giải quyết tình hình trên xí nghiệp có thể sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương sẽ thích hợp hơn:
Ví dụ: đối với sản phẩm BRCX Benla có khối lượng sản phẩm dở dang tương đối đồng đều ở các khâu sản xuất nên có thể giả sử mức độ hoàn thành là 50%, còn chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp bỏ vào một lần ngay từ đầu qui trình sản xuất nên có thể coi mức độ hoàn thành là 100%, ta có chi phí sản phẩm dở dang được tính như sau:
Tại PX GCN:
+ CPVLTT tính cho sản phẩm dở dang:
CPVLCTT
=
7.250.000
+
25.525.000
x
3
=
3.933.000
22
+
3
+ Chi phí vật liệu phụ trực tiếp:
CPVLPTT
=
2.578.000
x
3 x 50%
=
164.553
22
+
3 x 50%
+ Chi phí vật liệu khác ngoài vât liệu chính và vật liệu phụ:
CPVL khác
=
320.000
+
1.975.800
x
3 x 50%
=
22
+
3 x 50%
=146.640
+Chi phí nhân công trực tiếp:
CPVLCTT
=
6.870.000
x
3 x 50%
=
22
+
3 x 50%
= 438.510
+Chi phí sản xuất chung:
CPSXC
=
6.112.400
x
3x50%
=
390.153
22
+
3x50%
Vậy chi phí sản phẩm dở dang cuối kì của sản phẩm BRCX Benla là:
3.933.000 + 164.553 + 146.640 + 438.510 + 390.153 = 5.072.856
Kết quả này so với cách tính sản phẩm dơ dang của xí nghiệp (3.933.000) chênh lệch tương đối lớn. Nếu mức độ hoàn thành tăng lên thì độ chênh lệch còn tăng lên nữa. Nếu xí nghiệp áp dụng theo cách hiện nay của xí
Mức độ hoàn thành sẽ được xác định khi tiến hành kiểm kê cuối kì.
3.2.4.2 Về công tác tính giá thành:
Nhìn chung xí nghiệp thực hiện khá tốt đối với đối tượng tính giá thành, kì và đơn vị tính, phương pháp tính đối với từng nhóm sản phẩm. Tuy nhiên, việc tiến hành tính giá thành sản phẩm trên Bảng tính giá thành thành phẩm chưa phân định rõ các khoản mục của giá thành. Sở dĩ xí nghiệp làm như vậy là để cho việc theo dõi các loại chi phí đặc biệt là về nguyên vật liệu được thuận lợi hơn nhằm nắm được tình hình thực tế NVL tiêu hao cho sản xuất. Dựa vào đó để xây dựng được phụ lục định mức NVL và thiết lập Bảng kế hoạch giá thành và bán sản phẩm. Tuy nhiên cách làm này lại gây khó khăn cho các nhà quản trị trong việc đánh giá giá thành của các loại sản phẩm theo thực tế so với kế hoạch.
Theo Biếu số 2-15c, Bảng tính giá thành thành phẩm nhập kho thì trong tổng giá thành của 20 bộ bánh răng côn xoắn Benla là 90363125,82 thì cơ cấu các khoản mục chi phí thực chất như sau:
+CPNVLTT: 61.949.226
(54.138.181,82 + 2.578.000 + 407.244 + 4.825.800 = 61.949.226 )
+ CPNCTT: 12.628.400
+ CPSXC: 15.785.500
Nhưng trên thực tế thì trong Bảng tính giá thành thành phẩm nhập kho và kể cả Bảng TTHĐSX và giá thành phân xưởng cũng không phân định rõ các khoản mục của giá thành (NVLC tiêu hao, VLP, TBCN, chi phí vật liệu khác, tiền lương công nhân sản xuất, chi phí sản xuất chung). Do đó mà không thuận lợi cho việc nghiên cứu, phân tích đánh giá giá thành phục vụ cho mục đích quản trị.
Vì qui trình công nghệ của xí nghiệp là phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ thì kế toán xí nghiệp có thể áp dụng phương pháp tính giá thành theo quá sản xuất, kĩ thuật phân bước có tính nửa thành phẩm. Mỗi phân xưởng nên lập một Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, nhưng với điều kiện là phải tập hợp được chi phí sản xuất chung ở từng phân xưởng thì nó mới thể hiện chính xác giá thành sản phẩm do từng phân xưởng làm ra, nội dung báo cáo gồm:
+ Phần 1: Kê khối lượng và khối lượng tương đương
+ Phần 2: Tổng hợp chi phí, tính giá thành và giá thành đơn vị
+ Phần 3: Cân đối chi phí
Giả sử việc lập Báo cáo chi phí sản xuất theo phương pháp bình quân dựa trên Bảng TTHĐ và giá thành sản phẩm đã điều chỉnh theo kiến nghị trên thì mẫu báo cáo được thể hiện qua Biểu 3-3.
Từ Biểu 3-2 ta thấy, cách tính đề nghị của phôi bánh răng côn xoắn Benla là 47.699.086 còn của Xí nghiệp là 40.585.800 . Như vậy độ chênh lệch khá cao.
Cách lập Báo cáo sản xuất phân xưởng cơ khí 3 cũng tương tự như phân xưởng Gia công nóng. Việc lập báo cáo sản xuất theo từng phân xưởng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất cuả từng phân xưởng. Bảng thanh toán hợp đồng sản xuất và giá thành sản phẩm chỉ phản ánh đúng cơ cấu chi phí của các loại sản phẩm có qui trình công nghệ sản xuất trong phạm vi một phân xưởng thì cơ cấu chi phí lại hoàn toàn chính xác, nhưng với đặc điểm qui trình công nghệ của xí nghiệp như hiện nay thì xí nghiệp vì nên sử dụng báo cáo sản xuất theo kiến nghị trên sẽ có lợi hơn.
3.2.5. ý kiến thứ năm: ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán
Khối lượng công việc quá lớn là một vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc kế toán tại xí nghiệp cơ khí 79. Mặc dù với đội ngũ cán bộ được tinh giảm nhưng vấn phải đảm nhận đầy đủ các phần việc, mặt khác hình thức NKCT đòi hỏi hệ thống sổ sách chứng từ phải được tổ chức rất công phu, việc ghi chép mất rất nhiều thời gian, đôi khi trở nên quá sức đối với đội ngũ nhân viên phòng kế toán, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp thông tin của bộ phận này.
Nhằm giảm nhẹ khối lượng công việc, việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán là rất cần thiết và đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Với máy vi tính, kế toán viên sẽ được giải phóng khỏi những ghi chép, tính toán thủ công mà có thể thực hiện được những công việc khác cần thiết hơn. Xí nghiệp tuy cũng đã trang bị nhưng số lượng còn ít, chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho công tác kế toán hiện nay. Ngoài ra, xí nghiệp có thể xem xét việc áp dụng các phần mềm kế toán phù hợp vói đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị mình. Việc ứng dụng này cần tiến hành khẩn trương nhưng cũng nên theo một trình tự nhất định:
+ Thời gian đầu là việc làm quen với kĩ thuật sử dụng máy vi tính (hiện nay nhà máy đang trong giai đoạn này). Số liệu kế toán vấn được theo dõi trong các sổ sách nhưng công việc kế toán đã được máy tính đảm nhận.
+ Sau dần công tác kế toán sẽ được thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính. Kế toán nhà máy sẽ có thể nghiên cứu áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ- đây là một hình thức đặc biệt phù hợp với kế toán trên máy vi tính. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này có thể được biểu diễn theo sơ đồ:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập CTGS và căn cứ vào CTGS để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó dùng ghi sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số Dư của từng TK trên Sổ Cái. Số liệu của sổ cái dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, Báo cáo tài chính sẽ được lập trên cơ sở số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết .
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết, Tổng số dư Có và tổng số dư Nợ của các Tài khoản trên Bảng cân đối cũng phải bằng nhau.
( sơ đồ 3-3)
là 50% còn chi phí NVL có thể giả sử là 80% , ta có chi phí sản phẩm dở dang tính như sau:
+ CPNVLTT tính cho sản phẩm dở dang:
7.360.000 + 19.544.373
= 944.013,087
22 + 1x80%
+
3.2. Một số vấn đề cần hoàn thiện về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79
3.2.1. ý kiến thứ nhất : Hoàn thiện kế toán công cụ, dụng cụ trong Xí nghiệp
Tại xí nghiệp, chi phí công cụ dụng cụ phát sinh thưòng xuyên và có khối lượng khá lớn trong quá trình sản xuất. Đối với chi phí này, khi phát sinh kế toán tập hợp chi phí vào TK627, cuối kì phân bổ cho các sản phẩm cùng loại các chi phí sản xuất chung khác. Vì vậy, giá trị của tất cả các loại công cụ dụng cụ đều được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong một kì. Cách làm này tuy gọn nhẹ nhưng không phản ánh được đúng đối tượng chịu chi phí. Tại đây có khá nhiều công cụ dụng cụ có giá trị lớn, phục vụ nhiều kì sản xuất kinh doanh khi được tính chi phí chung một kì sẽ làm sai lệch kết quả kì đó.
Trước tình trạng trên, em xin đề xuất giải pháp nhằm phân bổ hợp lý chi phí công cụ dụng cụ cho các kì theo các phương pháp phân bổ thích hợp dựa vào đặc điểm thời gian sử dụng của từng loại.
-Với những loại công cụ, dụng cụ có giá trị sử dụng thấp hoặc thời gian sử dụng chỉ trong một kì kinh doanh thì áp dụng phươnp pháp phân bổ một lần nghĩa là toàn bộ giá trị của chúng sẽ được tính vào chi phí chung của kì sản xuất mà chúng phát sinh.
-Với những loại công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ sẽ áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần.
+ Trường hợp xuất dùng theo phương pháp phân bổ 50%
Khi xuất cùng CCDC, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế để phản ánh vào TK142, đồng thời tiến hành phân bổ 50% giá trị CCDC vào chi phí của kì xuất dùng.
Khi báo hỏng CCDC, kế toán phân bổ nốt giá trị còn lại vào chi phí của kì báo hỏng.
+ Trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần:
Khi xuất dùng CCDC, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của CCDC ghi vào TK142, định kỳ phân bổ giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Quá trình kế toán CCDC xuất dùng có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3-1: Kế toán công cụ dụng cụ xuất dùng
(1): Giá trị CCDC xuất dùng theo phương pháp phân bổ một lần
(2): Giá trị CCDC xuất dùng theo phương pháp phân bổ nhiều lần
(3): Giá trị CCDC phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì
3.2.2. ý kiến thứ hai: Hoàn thiện Kế toán tiền lương gián tiếp phân xưởng
Việc áp dụng hệ số lương gián tiếp để tính lương cho bộ phận phòng ban và gián tiếp ở các phân xưởng đã gắn trực tiếp quyền lợi của họ với kết quả hoạt động kinh doanh từng tháng. Tuy nhiên, với tình hình thực tế xí nghiệp, hệ số gián tiếp dựa trên số liệu tổng hợp về tình hình sử dụng lao động và tiền lương công nhân sản xuất của toàn xí nghiệp thì hệ số này chỉ thực sự phù hợp với bộ phận phòng ban bởi hoạt động của bộ phận này liên quan đến kết quả của toàn xí nghiệp. Còn đối với bộ phận gián tiếp ở các phân xưởng, hoạt động liên quan trực tiếp đến kết quả ở từng phân xưởng thì cách tính này bộc lộ hạn chế. Nó đã xoá đi sự khác biệt về kết quả sản xuất giữa các phân xưởng. Tiền lương mà nhân viên gián tiếp phân xưởng nhận được không phản ánh nỗ lực lao động của họ. Theo số liệu Biểu 2-13 Tiền lương bình quân của khối trực tiếp sản xuất : Số lao động trong danh sách của phân xưởng cơ khí 3 là 26 người, phân xưởng đúc là 15 người; số lao động bình quân của 2 phân xưởng này lần lượt là 26 người và 10 người; tiền lương thực tế bình quân của khối trực tiếp sản xuất là ở phân xưởng cơ khí 3 là 716157 và ở phân xưởng đúc là 690000. Theo số liệu này ta thấy phân xưởng cơ khí 3 có kết quả hoạt động cao hơn so với phân xưởng đúc. Vì vậy nhân viên gián tiếp phân xưởng cơ khí 3 đáng lẽ ra phải được hưỏng mức thu nhập cao hơn . Tuy nhiên trên thực tế thì không phải vậy. Hai phân xưởng này đều sử dụng một hệ số để tính lương. Rõ ràng cách tính lương như vậy sẽ không phát huy, khuyến khích sự năng động của bộ phận gián tiếp tại các phân xưởng ở đơn vị nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà các phân xưởng được giao quyền độc lập tìm mặt hàng sản xuất, tự lo nguyên vật liệu, lo công ăn việc làm cho công nhân thì sự năng động này có vai trò hết sức quan trọng.
Có thể nói vấn đề tồn tại trong kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công tại xí nghiệp là chưa gắn tiền lương của nhân viên gián tiếp phân xưởng với kết quả lao động của họ. Biện pháp đưa ra để giải quyết vấn đề này là sẽ tính hệ số lương gián tiếp cho từng phân xưởng một, còn hệ số chung theo cách tính hiện nay sẽ dùng cho khối phòng ban. Cách tính này được biểu thị trên biểu số3-2
Những tính toán trong bảng trên đây cho ta thấy hệ số lương gián tiếp ở phân xưởng cơ khí 2 và phân xưởng GCN cao hơn mức bình quân của toàn xí nghiệp . Số liệu này phản ánh đúng thực tế, hai phân xưởng có tiền lương bình quân và hệ số sử dụng lao động cao hơn mức bình quân của xí nghiệp rất nhiều. Cũng theo bảng này hệ số tiền lương gián tiếp của phân xưởng cơ khí 3 là 1.19 và 0.84. Điều đó cũng phù hợp hơn với kết quả của hai phân xưởng.
Hệ số 1.08 được sử dụng để tính lương gián tiếp cho bộ phận phòng ban. Nó thấp hơn mức các phân xưởng hoạt động có hiệu quả cao nhất và cao hơn mức phân xưởng hoạt đông ở mức trung bình.
Do vậy, việc áp dụng hệ số lương gián tiếp cho từng phân xưởng sẽ giúp cho lợi ích của người lao động gián tiếp ở các phân xưởng gắn liền với kết quả lao động của họ, nhờ đó mà năng cao tinh thần trách nhiệm và không khí thi đua giữa các phân xưởng, tăng cường hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.
3.2.3. ý kiến thứ ba: Hoàn thiện công tác kế toán sửa chữa TSCĐ
Tại đơn vị máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng rất lớn trong TSCĐ, tập trung ở các phân xưởng sản xuất. Vì việc sử dụng từ rất lâu,có nhiều máy trong tình trạng xuống cấp, hỏng hóc thường xuyên xảy ra. Thực tế này đòi hỏi phải sửa chữa thay thế để phục hồi năng lực hoạt động. Hiện nay phương pháp kế toán chi phí sửa chữa TSCĐ tại xí nghiệp là: nếu chi phí sữa chữa phát sinh là nhỏ thì phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của kì, nếu chi phí sửa chữa lớn thì cho vào chi phí chờ phân bổ (TK142). Biện pháp bị động này gây khó khăn cho sản xuất nhất là khi máy móc bị hỏng nặng, cần phải có một khoản chi phí sửa chữa lớn mà chi phí chờ phân bổ không thể đáp ứng ngay được, máy móc nằm chết tại phân xưởng. Tình trạng này không những ảnh hưởng xấu đến tiến độ công việc mà còn làm tăng chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm bởi lẽ phòng kế toán vẫn tiến hành trích khấu hao cho máy móc bị hỏng đó.
Như vậy, để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, máy móc phát huy công suất cao thì xí nghiệp cần tiến hành lập kế hoạch định kì sửa chữa TSCĐ. Chi phí cho sửa chữa sẽ được trích trước để không ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của một kì.
Hàng tháng, căn cứ vào dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán trích trước chi phí sửa chữa vào các đối tượng sử dụng Tài sản và khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, giá thành thực tế của nó được kết chuyển vào TK335.
Đến cuối năm, kế toán phải căn cứ vào chi phí đã trích theo kế hoạch và các khoản thực tế phát sinh để tiến hành điều chỉnh:
Nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn tổng chi phí trích trước thì khoản chênh lệch được ghi tăng chi phí kinh doanh:
Nợ TK 627,641,642
Có TK335
Nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn tổng chi phí trích trước thì khoản chênh lệch được ghi tăng chi phí khác
Nợ TK335
Có TK711
Phương pháp kế toán cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:
(1)Trích trước chi phí sửa chứa lớn TSCĐ vào chi phí kinh doanh
chênh lệch do chi phí thực tế > chi phí trả trước
(2)Giá thành thực tế công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành
(3)Kết chuyển chênh lệch do Chi phí thực tế< chi phí trả trước
TK 335
TK 2413
TK 627,641,642
(2)
(1)
(3)
TK 711
3.2.4. ý kiến thứ tư: Hoàn thiện công tác Phân bổ chi phí sản xuất chung
Tiêu thức được áp dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung tại xí nghiệp hiện nay là tiền lương công nhân sản xuất. Tiêu thức này rất phù hợp với các chi phí như tiền lương,BHXH, chi phí bằng tiền khác… Tuy nhiên với một số khoản chi phí chung như: khấu hao máy móc thiết bị, tiền điện, chi phí động lực thì nó tỏ ra chưa thực sự hợp lý. Xuất phát từ đặc điểm công nghệ đa dạng của xí nghiệp là một số sản phẩm có số giờ máy chiếm nhiều ưu thế trong khi đó một số khác có số giờ tay cao hơn , việc phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất lúc này không phản ánh đúng chi phí bỏ ra cho từng loại . Các sản phẩm có số giờ tay cao hơn vẫn phải chịu chi phí khấu hao, động lực, tiền điện … như các sản phẩm có giờ máy chiếm đa số. Và tình trạng trên khiến giá thành sản phẩm thường bị đầy cao hơn, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Với mục đích làm giảm sự bất hợp lý về cơ cấu giá thành do phân bổ chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí động lực…kế toán đơn vị thì có thể tiến hành điều chỉnh tiêu thức phân bổ là số giờ máy hoạt động
Theo tiêu thức này, những sản phẩm có số giờ máy hoạt động nhiều sẽ chịu chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí động lực cao hơn những sản phẩm sử dụng nhiều giờ tay, từ đó đảm bảo cơ cấu sản xuất.
Ví dụ: theo Bảng tính và phân bổ khấu hao (biểu số 2-12)- PXcơ khí 3 và Bảng thanh toán hợp đống sản xuất và giá thành sản phẩm ( biểu số 2-16 )
Tổng chi phí khấu hao phát sinh: 5986562
Tổng tiền lương công nhân sản xuất:21542812
Tiền lương CNSX bánh răng côn xoắn Ben la:7160000
Tiền lương CNSX bánh răng Z55m4 HST D15:666468
Tổng giờ máy hoạt động sản xuất sản phẩm tại phân xưởng CK3:450 giờ
Số giờ máy hoạt động sản phẩm bánh răng côn xoắn Benla:15 giờ
Số giờ máy hoạt động sản phẩm bánh răng Z55 m4 HST D15: 50 giờ
*Nếu phân bổ chi phí khấu hao theo tiền lương CNSX:
Tổng chi phí khấu hao 5.986.562
Hệ số phân bổ = = = 0,28
chi phí khấu hao Tổng tiền lương CNSX 21.542.812
Chi phí khấu hao cho từng loại sản phẩm:
+ Bánh răng côn xoắn Benla: 0,28x7.160.000 = 2.004.800
+ Bánh răng Z55 m4 HST D15: 0,28x666.468 = 186.611
*Nếu phân bổ theo số giờ máy:
Tổng Chi phí khấu hao 5.986.562
Hệ số phân bổ = = = 13.303,47
Tổng số giờ máy hoạt động 450
Khi đó chi phí khấu hao phân bổ cho từng loại sản phẩm sẽ là:
+ BRCX Benla: 11303,47x15= 169.552,05
+ BR Z55m4 HST D15: 11303,47x50= 565.173,5
Như vậy, theo cách thứ nhất, chi phí khấu hao phân bổ cho bánh răng côn xoắn Ben la lớn hơn còn theo cách thứ hai thì ngược lại. Giữa hai cách có sự thay đổi về cơ cấu chi phí khấu hao, cách phân bổ thứ hai phản ánh đúng cơ cấu chi phí khấu hao vì số giờ máy sản xuất bánh răng Benla nhỏ hơn số giờ máy sản xuất bánh răng Z55
Việc xác định giờ máy hoạt động của các sản phẩm theo kế hoạch có thể dựa vào định mức giờ máy, giờ tay trong Bảng kế hoạch giá thành và giá bán sản phẩm với độ tin cậy cao. Riêng những sản phẩm chưa xây dựng kế hoạch, giờ máy sẽ được theo dõi bởi các tổ trưởng ở các tổ sản xuất của mỗi phân xưởng.
3.2.5. ý kiến thứ năm: ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán
Khối lượng công việc quá lớn là một vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc kế toán tại xí nghiệp cơ khí 79. Mặc dù với đội ngũ cán bộ được tinh giảm nhưng vấn phải đảm nhận đầy đủ các phần việc, mặt khác hình thức NKCT đòi hỏi hệ thống sổ sách chứng từ phải được tổ chức rất công phu, việc ghi chép mất rất nhiều thời gian, đôi khi trở nên quá sức đối với đội ngũ nhân viên phòng kế toán, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp thông tin của bộ phận này.
Nhằm giảm nhẹ khối lượng công việc, việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán là rất cần thiết và đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Với máy vi tính, kế toán viên sẽ được giải phóng khỏi những ghi chép, tính toán thủ công mà có thể thực hiện được những công việc khác cần thiết hơn. Xí nghiệp tuy cũng đã trang bị nhưng số lượng còn ít, chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho công tác kế toán hiện nay. Ngoài ra, xí nghiệp có thể xem xét việc áp dụng các phần mềm kế toán phù hợp vói đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị mình. Việc ứng dụng này cần tiến hành khẩn trương nhưng cũng nên theo một trình tự nhất định:
+ Thời gian đầu là việc làm quen với kĩ thuật sử dụng máy vi tính (hiện nay nhà máy đang trong giai đoạn này). Số liệu kế toán vấn được theo dõi trong các sổ sách nhưng công việc kế toán đã được máy tính đảm nhận.
+ Sau dần công tác kế toán sẽ được thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính. Kế toán nhà máy sẽ có thể nghiên cứu áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ- đây là một hình thức đặc biệt phù hợp với kế toán trên máy vi tính. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này có thể được biểu diễn theo sơ đồ:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập CTGS và căn cứ vào CTGS để ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó dùng ghi sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số Dư của từng TK trên Sổ Cái. Số liệu của sổ cái dùng để lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, Báo cáo tài chính sẽ được lập trên cơ sở số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết .
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết, Tổng số dư Có và tổng số dư Nợ của các Tài khoản trên Bảng cân đối cũng phải bằng nhau.
( sơ đồ 3-3)
3.2.6. ý kiến thứ sáu: Hoàn thiện công tác Kế toán chi phí sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kĩ thuật được xây dựng cho từng loại sản phẩm. Tại xí nghiệp, mỗi một loại sản phẩm cũng có một định mức chi phí riêng. Sản phẩm hỏng tính trong định mức được tính vào chi phí sản xuất cho sản phẩm còn những sản phẩm hỏng ngoài định mức sẽ được xem xét nguyên nhân để qui trách nhiệm cho những người liên quan trực tiếp. Về mặt này kế toán đã thực hiện theo đúng các chuẩn mực ban hành song trong thực tế toàn bộ sản phẩm hỏng đều được qui thành sản phẩm hỏng không sửa chữa được và được tính vào chi phí sản xuất chung. Thực tế này gây ra lãng phí vì một số sản phẩm hỏng vẫn có thể sửa chữa được với chi phí thấp và việc sửa chữa mang lại hiệu quả hơn nhiều so với giá trị sản phẩm nhập kho với tư cách là phế liệu. Vậy biện pháp đưa ra ở đây là tận dụng tối đa khả năng sửa chữa của các sản phẩm hỏng để tiết kiệm chi phí tạo ra chúng. Có thể phân loại sản phẩm hỏng như sau:
+ Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kĩ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế . Do đó cách tốt nhất đối với loại sản phẩm này là đem nhập kho phế liệu để sử dụng cho việc khác hoặc tái chế.
+ Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là những sản phẩm hỏng mà về mặt kĩ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa này có lợi về mặt kinh tế. Đối với các sản phẩm loại này chúng ta cần xác định nguyên nhân và mức độ hỏng hóc để có cách thức xử lý phù hợp về mặt kĩ thuật. Nếu sửa chữa đạt yêu cầu chất lượng thì đem nhập kho thành phẩm, nếu không sẽ chuyển vào kho phế liệu.
Các chi phí sửa chữa được tập hợp vào TK142- Chi phí trả trước . Sau đó sẽ căn cứ vào nguyên nhân cụ thể để xử lý chi phí này. Phòng KCS có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ kế toán phân loại sản phẩm hỏng trong sổ chi tiết sản phẩm hỏng thành hai loại như trên.
3.2.7. ý kiến thứ bảy: Hoàn thiện công tác tính giá thành và đánh giá sản phẩm làm dở:
CPNC tính cho sản phẩm dở dang:
0 + 5.810.500
x 50% = 129.122,22
22 + 1x50%
+ CPSXC tính cho sản phẩm dở dang:
0 + 3.648.994
x 50% = 81.088,75
22 + 1x50%
Vậy tổng chi phí sản phẩm dở dang cuối kì là 1.154.224,06
Cách tính này có chênh lệch khá lớn so với cách tính của Xí nghiệp (920.000). Nếu mức độ hoàn thành tăng lên thì độ chênh lệch còn tăng lên nữa. Do đó xí nghiệp nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phảm dở dàng theo khối lượng hoàn thành tương đương đối với những sản phẩm thuộc nhóm này. Mức độ hoàn thành sẽ được xác định khi tiến hành kiểm kê cuối kì. Còn đối với những sản phẩm đơn giản , trải qua ít công đoạn thì vẫn có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính.
3.2.7.2. Về công tác tính giá thành
Nhìn chung xí nghiệp thực hiện khá tốt đối với đối tượng tính giá thành, kì và đơn vị tính, phương pháp tính đối với từng nhóm sản phẩm. Tuy nhiên, việc tiến hành tính giá thành sản phẩm trên Bảng thanh toán hợp đồng sản xuất và giá thành sản phẩm chưa phân định rõ các khoản mục của giá thành , do đó mà không thuận lợi chi việc nghiên cứu, phân tích đánh giá giá thành.
Theo Biếu số 2-17, Bảng thanh toán hợp đồng sản xuất và giá thành sản phẩm ở phân xưởng cơ khí 3 thì trong tổng giá thành của 15 bộ bánh răng côn xoắn Benla là 47.146.493 thì cơ cấu các khoản mục chi phí như sau:
+ CPNVLTT: 25.070.493
+ CPNCTT:7.160.000
+ CPSXC:14.391.600
Theo cách tính này, vật liệu chính để sản xuất Bánh răng côn xoắn Benla tại phân xưởng cơ khí 3 là phôi bánh răng côn xoắn – NTP từ phân xưởng GCN, giá thành của nó bao gồm giá vật liệu chính tiêu hao tại PX Gia công nóng và cả chi phí NVL và chi phí chế biến khác của phân xưởng cơ khí 3. Bởi vậy, cơ cấu chi phí của sản phẩm bánh răng côn xoắn Benla không phản ánh rõ các khoản mục chi phí CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
Những sản phẩm đặc trưng như bánh răng côn xoắn Benla, với qui trình công nghệ phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ thì kế toán xí nghiệp có thể áp dụng phương pháp tính giá thành theo quá sản xuất, kĩ thuật phân bước có tính nửa thành phẩm. Mỗi phân xưởng nên lập một Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, nội dung báo cáo gồm:
+ Phần 1: Kê khối lượng và khối lượng tương đương
+ Phần 2: Tổng hợp chi phí, tính giá thành và giá thành đơn vị
+ Phần 3: Cân đối chi phí
Giả sử việc lập Báo cáo chi phí sản xuất theo phương pháp bình quân thì mẫu báo cáo được thể hiện qua Biểu 3-3.
Từ Biểu 3-2 ta thấy, cách tính đề nghị của phôi bánh răng côn xoắn Benla là 35.209.643,93 còn của Xí nghiệp là 35.443.867 . Như vậy độ chênh lệch khá cao.
Cách lập Báo cáo sản xuất phân xưởng cơ khí 3 cũng tương tự như phân xưởng Gia công nóng. Việc lập báo cáo sản xuất theo từng phân xưởng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất cuả từng phân xưởng. Tuy nhiên, với đặc điểm xí nghiệp như hiện nay thì việc lập giá thành cho vài loại sản phẩm sẽ mất rất nhiều công sức. Bảng thanh toán hợp đồng sản xuất và giá thành sản phẩm mặc dù không phản ánh đúng cơ cấu chi phí của các loại sản phẩm – trải qua nhiều giai đoạn sản xuất nhưng với những sản phẩm mà qui trình công nghệ trong phạm vi một phân xưởng thì cơ cấu chi phí lại hoàn toàn chính xác, vì lẽ đó, bảng này vẫn được sử dụng trong việc thanh toán khối lượng công việc với các phân xưởng và tính giá thành. Do vậy, báo cáo sản xuất chỉ nên lập cho một số sản phẩm truyền thống có tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng như bánh răng côn xoắn Benla, Bánh răng thẳng…
3.2
.8. ý kiến thứ tám: Về Bảng kê số 4
Bảng kê số 4 dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các TK 152,153,154,142,214,241,334,335,338,611,621,622,627,631 đối ứng Nợ với các TK154,31,621,622,627. Thực tế việc lập bảng kê số 4 ở xí nghiệp không chia theo từng phân xưởng nên dễ bị nhầm khi tổng cộng số liệu, vào sổ. Giải pháp lập Bảng kê số 4 cho riêng từng phân xưởng, sau đó lập Bảng kê 4 chung cho toàn doanh nghiệp sẽ giúp cho việc vào sổ được thuận tiện, chính xác, rõ ràng và từ đó có thể lập NKCT số 7 nhanh hơn.
Ví dụ, từ Bảng kê số 4 chi tiết phân xưởng cơ khí 1( biểu 3-4 ) sẽ vào bảng kê số 4 chung ( biểu 2-14)
Trên đây là một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp cơ khí 79. Sản xuất những sản phẩm cơ khí là một quá trình phức tạp, có sự liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, những nỗ lực của cán bộ kế toán cần được sự tham gia hỗ trợ của các bộ phận khác, đặc biệt là sự quan tâm từ phía lãnh đạo Xí nghiệp để tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy này.
Kết luận
Có thể nói, bộ phận kế toán cung cấp các thông tin quan trọng nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra phương hướng và biện pháp quản lý hiệu quản lý kinh tế chính là kế toán chi phí sản xuất và giá thành.
Qua quá trình thực tập tại Xí nghiệp cơ khí 79 cho thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành luôn luôn được đổi mới và hoàn thiện song vẫn còn một số hạn chế. Do vậy, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm đóng góp thêm vào việc hoàn thiện công tác này tại xí nghiệp.
Do điều kiện về thời gian và kiến thức còn giới hạn nên bản luận văn này chưa thể phản ánh đầy đủ và chi tiết về tình hình tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị và còn không ít thiếu sót.. Em rất mong những ý kiến nhận xét chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo để bản luận văn này đạt chất lượng tôt hơn.
Một lần nữa, em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo- TS. Trần Văn Dung- Phó trưởng Bộ môn kế toán, các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán và các cô chú phòng kế toán và các phòng ban khác tại Xí nghiệp đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32426.doc