Phụchú là một thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của
câu. Vềchức năng, nó có thểgiải thích, minh họa, quy ước, bổsung, biểu
cảm, cho đối tượng chú thích đểgiúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn
nội dung của câu hoặc ý định của người viết (người nói).
Những phương diện nghĩa của câu bao gồm nghĩa biểu hiện và nghĩa
tình thái. Trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, có vai nghĩa mang tính bắt
buộc và vai nghĩa không mang tính bắt buộc. Tương tự, tình thái của câu cũng
có thểchia thành 2 dạng: tình thái chủquan và tình thái khách quan. Thành
phần phụchú có liên quan chặt chẽvới cảhai nghĩa này.
Mặt khác, dựa vào lí thuyết của hành động ngôn từ, có thểchia hành
động nói thành các lớp. Qua đó, phụchú cho hành động nói sẽdựa trên tiền
đềnày.
211 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, xây dựng về tổ chức và chế độ, xây dựng về
tác phong và lề lối làm việc). [259]
90. Phân bố lại sức sản xuất – trước hết là sức người – nhằm phát triển sản
xuất nông nghiệp toàn diện, khai thác các nguồn lâm nghiệp, đẩy mạnh
mọi hoạt động kinh tế ở trung du và miền núi… [65: 260]
91. Hãy làm việc một ngày đáng một ngày (nghĩa là tám giờ ở xí nghiệp,
công trường và mọi cơ quan của nhà nước), một tháng đáng một tháng,
một năm đáng một năm. [65: 262]
92. Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn văn là
chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị, ngoại giao, “mở nền thái
bình muôn thuở, rửa nỗi thẹn nghìn thu” (Bình Ngô đại cáo); võ là quân
sự: chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều”,…thắng
hung tàn bằng đại nghĩa” (Bình Ngô đại cáo); văn và võ đều là võ khí,
mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao: “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết
mọi thời” (Lê Quý Đôn), văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp
kinh bang tế thế” (Phan Huy Chú). [65: 269]
93. Chúng ta hãy ngẫm nghĩ lại hai câu thơ (chữ Hán) dưới đây của
Nguyễn Trãi:
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỷ thiên niên. [65: 270]
94. …điều 5: nội bộ triều Minh không hòa, xương thịt hại nhau; điều 6:
(xin trích nguyên văn) “Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới cùng lòng, anh
hùng hết sức,…” [65: 272]
95. Học theo ngòi bút chí công
Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân thu! (I) [265: 76]
96. Bớ các quan ơi, chớ thấy chín trùng (I) hòa nghị mà tấm lòng địch khái
nỡ phôi pha, cho rằng ba tỉnh giao hòa mà cái việc cừu thù đành lơ lảng!
[65: 277]
97. Bớ các làng ơi, chớ thấy đồn dưới Gò Công (2) thất thủ mà trở mặt hại
nhau, chớ nghe bảo trên Bến Nghé phân cơ mà đành lòng theo mọi!
[65: 277]
98. Phong trào bắt đầu dấy lên ở miền Đông, sau lan rộng khắp nơi ở “lục
tỉnh”, biến thành cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, nhiều nơi, nhiều lúc
sôi nổi và mạnh mẽ lạ thường, khiến cả kẻ thù cũng không tiếc lời tỏ lòng
khâm phục (theo nhiều sách của người Pháp trong cuộc viết về cuộc chiến
tranh xâm lược Nam bộ):… [65: 277]
99. Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung (I) [65: 278]
100. Tập khiên (2), tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. [65: 278]
101. Ngoài cật có một manh áo vải, ào đợi mang bao tấu, bầu ngòi (3).
[65: 278]
102. Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia (4);
[65: 278]
103. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní (I) hồn kinh;
[65: 279]
104. Xin trích mấy câu trong bài thơ của Nguyễn Tư Giản tiễn Nguyễn
Thông về Bình Thuận (nguyên văn chữ Hán, dưới đây là văn dịch):…
[65: 280]
105. Họ sống trong một xã hội cũng như biết bao xã hội từ xưa tới nay – có
người tốt kẻ xấu, người ngay kẻ gian, có nhiều đau khổ bất công – họ đã
đấu tranh không khoan nhượng chống mọi gian dối,… [65: 281]
106. Nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (ngày 3 tháng 7 năm
1888), trong lòng chúng ta, chúng ta hãy đốt một nén hương để tưởng nhớ
con người vinh quang của dân tộc! [65: 281]
107. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã giúp đỡ chúng tôi trong
việc chuẩn bị để in tác phẩm này và xin trân trọng giới thiệu Tổ quốc ta,
nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ với đông đảo bạn đọc. *
[65: 6]
PHỤ LỤC 4: PHỤ CHÚ TRONG VĂN BẢN THUỘC
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1. Dung Hà đang ngồi uống nước với Nguyễn Thị Bích Thanh, Đoàn Thị
Tú Anh và Nguyễn Thị Nghiệp tại trước cửa số nhà 17 Bùi Thị Xuân
thuộc phường Bến Nghé (quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh). [75: 7]
2. Dung Hà – một phụ nữ đã cứng tuổi, có dáng người đậm, chắc, tóc cắt
ngắn như con trai – là 1 ả giang hồ gốc Hải Phòng khét tiếng toàn quốc
trong lĩnh vực tổ chức cờ bạc, đâm thuê chém mướn và bảo kê bến bãi,
khách sạn... [75: 7]
3. Xung quanh vũng máu có năm chiếc ghế nhựa màu nâu, có bốn ly nước
uống (hai ly nằm trong khay, hai ly nằm trên lề đường), bốn tạp chí Tình
yêu hôn nhân gia đình, hai xâu chìa khóa… [75: 9]
4. Chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của thành ủy, Ban giám đốc công an
thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch 201 về tấn công tội phạm hình sự
và chỉ đạo Cảnh sát Điều tra (CSĐT), Cảnh sát Hình sự (CSHS) và cả một
số đơn vị nghiệp vụ của an ninh tập trung làm rõ các băng nhóm lớn nguy
hiểm. [75: 12]
5. Từ đầu những năm thập kỉ 80, đất cảng Hải Phòng – nơi được coi là sản
sinh ra những tướng cướp, những kẻ giang hồ nguy hiểm nhất từ trước đến
nay – đã nảy nòi ra một Dung Hà. [75: 14]
6. Dung Hà sinh năm 1965 trong một gia đình đông anh em, mẹ mất sớm
và có hộ khẩu tại 2/23 phố Trạng Trình phường Phan Bội Châu quận Hồng
Bàng (Hải Phòng). [75: 15]
7. Nhặt nhạnh sắt vụn, làm thuê làm mướn và có cơ hội thì chôm chỉa – đó
là những “nghề” mà ngay từ tuổi ấu thơ, Dung Hà đã trải qua. [15]
8. Từ buôn lậu, Dung Hà chuyển sang bảo vệ ngầm (bảo kê) cho một số
nhà hàng, vũ trường và mở sòng bạc. [75: 15]
9. Sau khi Đại Cathay chết, băng tan rã, mụ đứng ra lập băng mới và chọn
khu vực Cầu Ván – Hai Mươi Thước (quận 4) làm nơi hoạt động. [75: 19]
10. Và theo như điều tra của trinh sát Cơ quan An ninh (Bộ Công an) thì
chính Lệ Hải đã vạch bước đi cho Năm Cam… [75: 19]
11. Băng Bò Lục, Lủng Cu Trắng chuyên bảo kê cho các sòng bạc của Bảy
Xí (anh rể Năm Cam)… [75: 21]
12. … khẩn trương tiến hành truy bắt Hải “bánh” và Lê Công Hải – tức Hải
“bén”… [75: 24]
13. …hàng loạt đối tượng tình nghi liên quan đến vụ giết Dung Hà như
Nguyễn Hoàng Hải – tức Hải “chùa”, Nguyễn Hoàng – tức Hoàng “hán”,
Lưu Bạch Đằng. [75: 25]
14. Công an Hà Nội dựng được hai nhóm đối tượng là nhóm của Nguyễn
Văn Thắng – tức Thắng “tài dậu” và Trần Quốc Sơn – tức Sơn “bạch
tạng”. [75: 26]
15. Nguyễn Tuấn Hải tức Hải “bánh” sinh ngày 7-11-1967 và có hộ khẩu ở
36 phố Hàng Cót phường Hàng Mã (Hà Nội) [75: 28]
16. Thời kỳ đầu, hắn vốn là đệ tử ruột của Dung Hà và từng theo lệnh của ả
cùng Hải “hấp, Hải “lớ”, Trung, Nga Dũng “béo”, Duy Quân và hai tên
nữa tổ chức phá sòng bạc của tên Cường ở nhà T180, tổ 2, khu phố 3,
phường Long Bình (Biên Hòa – Đồng Nai). [75: 29]
17. Năm Cam đã chi cho Hải “bánh” 10.000 USD “chơi” sòng bạc đối thủ
sát ván. (Tuy nhiên, ngay sau khi phá xong, Năm Cam phải bay ra Hải
Phòng để dàn xếp với một “bố già” khác, bởi lẽ sòng bạc đó chính là của
hắn). [75: 30]
18. Một gã nữa tên là Lê Công Hải – tức Hải “bén” cũng là đối tượng rất
quan trọng. [75: 31]
19. Hải “bén” đã từng bị truy nã từ năm 1991 về tội cùng đồng bọn dùng vũ
khí đi bắt tên Trịnh Văn Chương – tức Tám Bô đem ra xa lộ Hà Nội nện
cho một trận chí tử rồi dùng dao phay chặt đứt ngón tay cái. [75: 31]
20. Đến ngày 29-5, hắn trở về thành phố Hồ Chí Minh và khi đang hát
karaoke ở một quán trên đường Nguyễn Biểu (quận 5) thì bị Công an quận
1 bắt. [75: 32]
21. Bước đầu, Hải “bánh” khai nhận về các mối quan hệ với Năm Cam,
Tống Viết Hòa, Dung Hà, Hạ Thị Thu Giang, Lưu Bạch Đằng, Lê Công
Hải (Hải “bén”), Nguyễn Mạnh Hải (Hải “lớ”), Nguyễn Hoàng Hải (Hải
“chùa”), Lê Duy Long (Long “tây”)…cùng hàng chục đối tượng khác.
[75: 34]
22. …hắn cùng các tên Long Bình, Cao Văn Sơn và 5 tên nữa mang theo
súng, dao phay đi đến đường Lý Thái Tổ ở quận 10 để trả thù tên Trịnh
Văn Chương (tức Tám “bô”)… [75: 36]
23. Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch của ban chỉ đạo Chuyên án, Công an
thành phố Hà Nội cũng mở một đợt truy lùng những tên đã thực hiện vụ
giết Dung Hà như Lê Long Duy (Long “tây”), Nguyễn Xuân Trường
(Trường “xoăn”), Nguyễn Việt Hưng(Hưng “pinhon”). [75: 41]
24. Và vào giữa năm 2000 (khi chưa xảy ra vụ án Dung Hà), đồng chí Phó
giám đốc đã gọi điện cho Dương Minh Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát
Hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh và khuyên Ngọc hãy nhanh
chóng chấm dứt quan hệ với Năm Cam… [44]
25. Ngoài hàng chục sòng bạc do các đàn em của Năm Cam đứng ra làm
chủ thì hắn là chủ “đầu tư” trực tiếp của 4 sòng bạc tại số 4 Đồn Đất (quận
1), ở phường 3 (quận 4), ở ngã ba Biên Hòa – Xa lộ Hà Nội và một sòng
tại Biên Hòa. [75: 47]
26. Dưới trướng Năm Cam có một đội ngũ đệ tử tin cậy như Trương Hiền
Bảo; Nguyễn Văn Thành (Mười “lù”); Lai Em; Bảy Việt; Trung Tâm; Thọ
“đại úy”; Thảo “già”; Tạ Đắc Lung (Lý “đôi”); Hồ Viết Sử; Cường
“nghiện”; Kim Anh. [75: 48]
27. Theo lệnh của Năm Cam, Dung Hà cho tay chân tạt axit vào Lâm “chín
ngón”, tổ chức phá sòng bạc của tên Cường tại Biên Hòa (Đồng Nai).
[75: 50]
28. …Năm Cam lại gọi tên Cường đến, cho mở sòng mới ở ngã ba thành phố
Hồ Chí Minh – Biên Hòa và tại đây Năm Cam được hưởng 60% tiền xâu
(tức là tiền của các con bạc, ai thắng ván nào phải bỏ ra 10% cho chủ
sòng). [75: 51]
29. Khi lập vũ trường, Hòa năn nỉ Năm Cam góp vốn nhưng Năm Cam
không nghe, trong khi đó một số chủ “đầu tư đen” ở Đài Loan, Hồng Kông
vốn là thành viên của đảng 14K (sau này bị Cảnh sát Trung Quốc đánh
mạnh, chúng đổi tên thành 3814) lại muốn có Năm Cam bởi chúng biết sẽ
“an toàn” hơn nếu có sự tham gia của hắn. [52]
30. Đồng chí Võ Văn Kiệt đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Bùi Thiện Ngộ (nay là Bộ Công an) đề nghị tiến hành
các biện pháp cần thiết làm rõ những nội dung mà Quân báo đã báo cáo.
[75: 55]
31. Tổng cục Cảnh sát và Công an thành phố Hồ Chí Minh đã kịp thời báo
cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và
đã nhận được sự chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ...
[75: 55)]
32. …bắt vụ tổ chức đánh bạc do Huỳnh Tỳ cầm đầu ở 98F Lê Lai, quận 1,
thành phồ Hồ Chí Minh (đây là một trong những sòng bạc lớn nhất do
Năm Cam lập ra và bảo kê)… [75: 57]
33. ….bắt 35 tên trong vụ tổ chức đánh bạc ở xã Hóa An, Biên Hòa, Đồng
Nai, trong đó có nhiều tên thân tínvới Năm Cam như Nguyễn Anh Tuấn
(Tuấn Tăng), Tạ Đắc Lung (Lý đôi), Thành “đô la”, Đại “già”, Vũ Thế
Khải. [75: 57]
34. …trên lĩnh vực cờ bạc có Nguyễn Thành Thảo (Thảo ma), Tạ Đắc Lung
(Lý đôi), Nguyễn Chung Tâm…; trên lĩnh vực bảo kê, thanh toán nhau có
Hải “bánh”, Dung Hà, Châu Phát Lai Em, Trần Quốc Sơn (Sơn “bạng
tạng”), nguyễn Văn Thắng (Thắng “tài dậu”). [75: 59]
35. Năm Cam cũng dùng nguồn tiền bất chính thu được từ việc tổ chức cờ
bạc để lo chi phí nuôi dưỡng đàn em và quan hệ (ngoại giao) với một số
cán bộ có chức quyền, sa đọa biến chất bao che cho hoạt động tội phạm
của y. [75: 59]
36. Điển hình nhất là vào khoảng tháng 8-2000, do mâu thuẫn trong giới
giang hồ giữa Trần Quốc Sơn (Sơn “bạch tạng”) và Dung Hà, Sơn đã tổ
chức cho 20 tên đàn em thân tín (một số đi bằng đường hàng không, một
số đi bằng tàu hỏa từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh) mang theo vũ
khí để thanh toán băng Dung Hà. [75: 60]
37. ...Hải “bánh” đã nhờ Lê Duy Long (Long tây) chở đến nhà Lưu Tấn
Nhơn (Đằng tây) tại 156 Nguyễn Phi Khanh , quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh mượn khẩu súng Rulo và 6 viên đạn. [75: 61]
38. …Hải “bánh” còn mượn của Lê Quốc Lâm, ngụ tại 110B Trần Bình
Trọng, phường 1, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh một khẩu súng Col 45
cũ (hỏng kim hỏa). [75: 61]
39. Khẩu súng này, Lâm khai nhặt được tại một căn phòng của căn nhà số 6
Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh (khu nhà
tập thể của công an thành phố Hồ Chí Minh). [75: 61]
40. Bọn chúng chạy thẳng theo đường Cách Mạng Tháng Tám (hướng về
phía quận 1) được một đoạn thì rẽ trái (ngược chiều đường Nguyễn Du), đi
được một đoạn thì mất phương hướng (vì quá hoảng sợ). [75: 64]
41. Sau đó khoảng 0 giờ 45 phút ngày 2-10 thì Trường vào một nhà dân có
máy điện thoại cho thuê ở đường Trần Quốc Thảo điện vào máy di động
của Anh Thư (Hải “bánh” đang cầm) báo là Hưng đã bắn Dung Hà…
[75: 65]
42. Sau khi gặp Trường, Lâm lấy xe đưa về quán cà phê Ca Dao của Đằng
tại 38 Lý Tự Trọng, Long lấy điện thoại của Long (trước đó Hải “bánh “
đã mượn đưa cho Trường và Hưng)… [75: 65]
43. Dưới sông có nhiều bèo tây (bèo mắc ở cả những mố cầu). [75: 67]
44. Từ đó về sau (2-10-2000 đến đầu tháng 12-2000), Năm Cam và Hải
“bánh” tạm thời không liên lạc nữa. [75: 67]
45. Hải “bánh” đã đưa Hưng và Trường xuống Vũng Tàu trốn và nhiều lần
liên lạc với Năm Cam, mục đích là yêu cầu Năm Cam lo cho Hưng và
Trường trốn đi nước ngoài (vì trước đó, Năm Cam đã hứa hẹn giúp đỡ và
lo cho Hải “bánh”) nhưng Năm Cam không nghe máy. [75: 67]
46. Trong đêm 1-10-2000 (đêm xảy ra vụ giết Dung Hà), Anh Thư có lên vũ
trường Phi Thuyền chơi cùng Hải “bánh”, Lê Duy Long, Trường, Hưng và
một số người bạn của Hải. [75: 69]
47. Khoảng hơn 1 giờ ngày 27-1-2000, tại quán Cấm Chỉ (số 4, đường Hải
Triều, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) xảy ra vụ đâm đánh nhau đông
người, làm 2 người chết. [75: 71]
48. Khoảng hơn 1 giờ ngày 27-1-2000, các tên Nguyễn Hữu Thịnh, Văn
Công Tiến (Khắc Sinh), Từ Anh Kiệt (út “lùn”), Huỳnh Anh Tuấn (Hùng
“nhỏ”), Nguyễn Thị Kim Yến (bạn gái của Tiến) sau khi đã uống bia tại
quán 136 Nguyễn Thái Học đi 4 xe máy đến quán cơm phở Hà Nội (quán
Cấm Chỉ), số 4 đường Hải Triều để ăn khuya. [75: 73]
49. Đến trước cửa quán, pha đèn Suzuki Sport của Kiệt chiếu thẳng vào bàn
ăn của các anh Phan Lê Sơn, Hồ Phước Hưng cùng các bạn gái (tất cả gồm
9 người) cũng đang ngồi uống bia, ăn khuya tại quán. [75: 73]
50. Do bị Sơn đánh, Nguyễn Hữu Thịnh tức giận nên gọi điện thoại di động
cho Bùi Anh Việt (Bảy Việt) đang ngồi nhậu cùng Nguyễn Văn Thọ (Thọ
“đại úy”, cha của Thịnh), Phạm Văn Minh (Minh “bu”),…. [75: 73]
51. Thịnh nói với Bảy Việt rằng Thịnh đang bị đánh ở Phủ Kiệt (Hải Triều),
nhờ Việt ra giúp. [75: 73]
52. Sau khi nghe điện thoại của Thịnh, Bảy Việt nói lại cho Thọ biết, đồng
thời rủ các tên Toàn, Dương, Phi, Tùng (là người trông xe ở quán 136
Nguyễn Thái Học) lấy xe máy chạy ra Hải Triều. [75: 73]
53. Minh xuống bếp tìm hung khí thì được tên Nguyễn Hữu Chung (đầu
bếp) đưa cho một con dao và ngồi sau xe máy do Nguyễn Hữu Chung điều
khiển chạy theo Thọ ra Hải Triều. [75: 74]
54. Nguyễn Hùng Cường là chủ quán 136 Nguyễn Thái Học (Con rể Năm
Cam) cũng đi xe máy chạy theo Thọ ra đường Hải Triều. [75: 74]
55. Trong lúc đâm, đánh hỗn loạn, các tên Nguyễn Văn Thọ, Trương Tấn Phi
cũng bị đồng bọn đâm nhầm bị trọng thương (Thọ bị Tùng đâm thương ở
sau lưng, Phi bị Thịnh đâm thương ở bụng). [75: 75]
56. …đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thị Kim Yến tội che giấu tội phạm theo
quy định tại điều 246 – BLHS năm 1985; Huỳnh Anh Tuấn (Hùng nhỏ),
tội không tố giác tội phạm heo quy định tại điều 247 – BLHS năm 1985;
Nguyễn Văn Thọ (Thọ “đại úy”) tội gây rối trật tự công cộng theo quy
định tại điều 198 – BLHS năm 1985 (Điều 245 – BLHS năm 1999).
[75: 77]
57. Trong khi đó tại bản giải thích hung khí gây nên thương tích của nạn
nhân Hưng (giải thích theo yêu cầu của cơ quan điều tra), Tổ chức giám
định pháp y – pháp y tâm thần thành phố Hồ Chí Minh do bác sĩ Bùi
Thanh Tuyền ký lại nêu thương tích trên người nạn nhân Hưng do 2 loại
hung khí: loại dao có một lưỡi sắc, loại dao có 2 lưỡi sắc (dao bấm) và kết
luận là Hồ Phước Hưng bị đâm do loại dao bấm,… [75: 78]
58. Trong đó có vụ án: Nguyễn Hữu Thịnh cùng đồng bọn phạm tội giết
người, che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, gây rối trật tự công cộng
(TTCC), xảy ra tại quán Cấm Chỉ, số 4 đường Hải triều quận 1 vào ngày
27-1-2000. [75: 79]
59. Cầm đầu vụ án là Nguyễn Văn Thọ (tức Thọ đại úy) cháu ruột của Năm
Cam (mẹ Thọ là chị gái Năm Cam). [75: 79]
60. Thọ chỉ bị khởi tố về tội “Gây rối trật tự công cộng” và được tại ngoại,
bỏ lọt nhiều tên có hành vi “che giấu tội phạm” trong đó có Năm Cam,
Dương Ngọc Hiệp (Hiệp phò mã). [75: 79]
61. Nguyễn Văn Thọ (Thọ “đại úy”) là tên có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với các hoạt động tội phạm của Năm Cam đã bỏ trốn ngay sau khi Năm
Cam bị bắt. [75: 79]
62. …cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành trưng cầuViện khoa
học hình sự Bộ Công an (Viện KHHS) cử giám định pháp y có kinh
nghiệm tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm, giám định pháp y để làm rõ
các cơ chế hình thành các dấu vết, thương tích… [75: 80]
63. Khoảng 23 giờ ngày 26-1-2000, anh Lê Tâm Việt (chiến sĩ Phòng Cảnh
sát hình sự, CSHS) ngồi ở quán Cơm Phở Hà Nội (quán Cấm Chỉ), số 4
đường Hải Triều, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh gọi điện thoại di động
cho anh Phan Lê Sơn (là chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự) rủ anh Sơn đến
đường Hải Triều nhậu tiếp. [75: 80]
64. …sau khi nhận được điện thoại của anh Việt đã rủ nhóm bạn gồm: Hồ
Phước Hưng, Lê Trần Thịnh, Đào Văn Thành (Tỷ), Trần Văn Năng,
Nguyễn Hoàng Lộc (Bi), Quách Ngọc Thanh (bạn gái Sơn mới quen) đến
quán Cấm Chỉ đường Hải Triều để nhậu tiếp và ăn khuya với Lê Tâm Việt.
[75: 81]
65. Tất cả nhóm bạn của Sơn và Việt (gồm 9 người, có cả nữ) ngồi chung
một dãy bàn kê tại vỉa hè trước cửa quán “Cấm Chỉ” sát kho bạc nhà nước,
phía đường Nguyễn Huệ, cả nhóm uống bia Heniken và ăn phở. [75: 81]
66. Cũng trong buổi tối ngày 26-1-2000, các tên Nguyễn Hữu Thịnh, Huỳnh
Anh Tuấn (Hùng “nhỏ”), Từ Anh Kiệt (út “lùn”) và Hùng “lớn”, Văn
Công Tiến (Khắc Sinh), Nguyễn Thị Kim Yến (bạn gái của Tiến), Bùi
Anh Việt (Bảy Việt), Trương Tấn Phi, Trần Dương, Võ Song Toàn (cả ba
do Bảy Việt gọi đến) và Lê Thị Hồng Ngọc chủ quán Tân Hải Vân (162
Nguyễn Trãi quận 1) ngồi nhậu chung bàn tại quán 136 Nguyễn Thái Học,
quận 1. [75: 81]
67. Đến hơn 1 giờ ngày 27-1, Nguyễn Hữu Thọ (Thọ “đại úy”), Phạm Văn
Minh (Minh “bu”) và một số phụ nữ, bạn của Thọ đến quán 136 Nguyễn
Thái Học uống rượu nhưng ngồi riêng bàn khác. [75: 81]
68. Nguyễn Hữu Thịnh thấy cha mình (Thọ “đại úy”) đến bèn cùng các tên
Kiệt, Tiến, Yến, Tuấn, Hùng lớn đứng dậy đi nơi khác. [81]
69. Thịnh đi một mình bằng xe Spacy màu lông chuột, Tuấn (Hùng “nhỏ”)
đi một mình bằng xe Spacy màu trắng (mượn của Hùng lớn)…[83]
70. Thấy có đánh nhau một số bạn của Sơn (trong đó có anh Hưng)và chủ
quán Cấm Chỉ là cô Đặng Thu Thơm ra can ngăn nên hai bên không ẩu đả
nữa, ai về bàn người đó ngồi. [75: 82]
71. Nguyễn Hữu Thịnh gọi điện thoại di động cho Bùi Anh Việt (Bảy Việt)
nói cho Bảy Việt biết Thịnh bị đánh ở Phủ Kiệt (Hải Triều) và kêu Bảy
Việt giúp. [83]
72. Bảy Việt sai Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi) là người giữ xe của quán 136
Nguyễn Thái Học dắt xe Spacy màu trắng của Bảy Việt ra và bảo Tùng
ngồi phía sau cùng đi Hải Triều với Bảy Việt. [75: 83]
73. Khi ra Hải Triều, bảy Việt và Tùng không gặp Thịnh, chạy xe đến ngã 3
Hải Triều – Nguyễn Huệ thì Bảy Việt nghe điện thoại của Thịnh lần thứ 2
(lúc 1giờ 40 phút)… [75: 83]
74. Tại đây, Văn Công Tiến nói với Bảy Việt “Tụi nó giống hình sự lắm”,
Bảy Việt nói “Tụi nó là hình sự thì muốn đánh ai thì đánh hả, đi ra quất
luôn (đánh luôn)”. [75: 83]
75. Nguyễn Hữu Thịnh sau khi gọi điện thoại cho Bảy việt, lấy xe chạy theo
đường Nguyễn Huệ - Bạch Đằng – Hàm Nghi, mục đích là gặp Bảy Việt
nhưng không gặp, nên y chạy xe về quán 136 Nguyễn Thái Học và gặp cha
mình là Nguyễn Văn Thọ (Thọ “đại úy”) đang ngồi nhậu với Phạm Văn
Minh và Lê Thị Hồng Ngọc (chủ quán Tân Hải Vân)…, ngoài ra còn gặp
Nguyễn Hùng Cường (Cường anh – chủ quán 136 Nguyễn Thái Học) là
con rể của Năm Cam đứng bên ngoài. [75: 84]
76. Theo lời Minh khai thì thấy Thọ “đại úy” đã chạy xe trước (thực tế
Thịnh chở tên Thọ chạy trước) nên tên Chung hỏi Minh “Đi theo Thọ phải
không?” [75: 85]
77. Sau khi biết Thọ cùng các tên Minh, Chung đầu bếp cùng đi ra Hải
Triều để đánh nhau, tên Nguyễn Hùng Cường (Cường anh – con rể Năm
Cam) cũng vào bếp lấy một con dao… [75: 85]
78. Thịnh chở Thọ ra Hải Triều nhưng không gặp Bảy Việt và đồng bọn,
nên Thịnh gọi điện thoại cho Bảy Việt, hỏi Bảy Việt đang ở đâu (lúc 1 giờ
40 phút). [75: 85]
79. Điều này phù hợp với lời khai của nhân chứng tại thời điểm nói trên
thấy 2 (trong đó có người khoảng 40 tuổi) người đi xe Spacy qua quán
Cấm Chỉ và dừng lại ở đường Nguyễn Huệ - Hải Triều. [75: 86]
80. Tên Văn Công Tiến (Khắc Sinh) thấy Tùng đâm Thọ nên kêu lên “Sao
mày đâm chú tao?...” [75: 88]
81. Tên Nguyễn Hữu Thọ (Thọ “đại úy”) cũng tích cực đuổi theo Phan Lê
Sơn, miệng hò hét chửi bới… [75: 89]
82. …khi y vừa bước lên bậc thềm của quán để đuổi theo Sơn chạy vào trong
nhà thì bị tên Hồ Thanh Tùng đứng phía sau đâm trúng vào lưng bị trọng
thương (vì tên Tùng tưởng Thọ là người bên anh Sơn). [75: 89]
83. Nguyễn Hùng Cường (Cường anh), chủ quán 136 Nguyễn Thái Học và
em trai Nguyễn Tuấn Hùng chạy xe đến sau cùng. [75: 90]
84. Sơn quay đầu chạy ngược theo hướng Hàm Nghi – Nguyễn Huệ đến gần
quán phở Lan (liền kế với quán Cấm Chỉ) thì bị Văn Công Tiến dùng ghế
nhựa đập vào đầu,… [75: 90]
85. Anh nguyễn Văn Đông là chồng chị Nguyễn Thị Lan chủ quán phở,
chiến sĩ CSHS – Công an Quận 1 đang ngủ trên lầu 1 của quán phở Lan
(nhà số 4, Hải Triều), thấy có ồn ào đánh nhau dưới đường, lấy súng K54
bắn cảnh cáo nên tất cả bọn chúng mới bỏ chạy. [75: 91]
86. Tên Từ Anh Kiệt chở tên Nguyễn Hùng Cường (Cường anh) chạy đến
trung tâm cấp cứu Sài Gòn thăm Nguyễn Văn Thọ. [75: 93]
87. Các tên Huỳnh Anh Tuấn (Hùng nhỏ), Nguyễn Tuấn Hùng (Cường em),
có mặt ở hiện trường giữ xe và chứng kiến đồng bọn đâm, đánh các nạn
nhân, sau khi nghe tiếng súng nổ đều bỏ chạy khỏi hiện trường. [75: 94]
88. Hồ Thanh Tùng khai đã sử dụng con dao bấm hình cây viết cài ngực,
(lưỡi sắc, nhọn đều, rộng khoảng 1-1,5 cm). [75: 94]
89. Các bị can đều khai nhận sau khi gây án, chúng đều vứt bỏ hung khí
(dao) của các đối tượng sử dụng trong khi gây án, Cơ quan điều tra đã tổ
chức cho các bị can và nhân chứng nhận dạng dao có các đặc điểm, hình
dáng gần giống như các loại dao đã được mô tả ở trên. [75: 95]
90. Tại đây, Bảy Việt, Kim Anh gặp lê Thị Hồng Ngọc, thị Điệu (vợ Thọ) và
một số đối tượng vừa gây án ở Hải Triều. [75: 95]
91. Tại đây, Bảy Việt và Kim Anh gặp Dương Ngọc Hiệp (Hiệp “phò mã”).
[75: 96]
92. Được tin cha con Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Văn Thọ cùng đồng bọn
đánh nhau, đâm chết hai người ở đường Hải Triều, ngay trong đêm (rạng
sáng 27-1-2000), Dương Ngọc Hiệp tức Hiệp “phò mã” đã điện thọai cho
cha vợ là Năm Cam… [75: 96]
93. Năm Cam gọi Dương Ngọc Hiệp đến hỏi để nắm lại tình hình vụ án, sai
Lê Thị Điệu (vợ Thọ “đại úy”, mẹ Thịnh) gọi điện kêu Thịnh đang bỏ trốn,
về thành phố để gặp Năm Cam… [75: 97]
94. Sau khi nghe Hiệp “phò mã”, Thịnh, Thọ kể lại Năm Cam đã nắm được
nội dung vụ án, đại ý là: Thịnh cùng đám bạn đi ăn khuya ở Hải Triều, dọi
đèn pha vào mặt Sơn (sau này Năm Cam mới biết tên hai nạn nhân) đang
ngồi nhậu. [75: 97]
95. Theo lời khai của Dương Ngọc Hiệp, vì lo sợ Nguyễn Văn Thọ (Thọ
“đại úy”) bị bắt nên cha vợ y là Năm Cam đã chỉ đạo Hiệp phải gọi
Nguyễn Hữu Thịnh về đầu thú,… [75: 98)]
96. ….Tối hôm đó (26 rạng ngày 27-1-2000) khi Thịnh bị đánh gọi điện về
cho Bảy Việt đang ngồi ở quán 136 Nguyễn Thái Học kêu người ra Hải
Triều để can thiệp… [75: 98]
97. Trước khi đưa Nguyễn Hữu Thịnh ra đầu thú, bản thân Năm Cam đã
cùng Hiệp gặp Thịnh, Tiến, Yến Tại nhà Hiệp ở 36 Nguyễn Hữu Cầu,
phường Tân Định, quận 1 (tối 29-1-2000). [75: 99]
98. …Dương Ngọc Hiệp và Nguyễn Văn Thọ đến nhà Kim Anh để cùng bàn
bạc, tổ chức cho Bùi Anh Việt trốn đi Campuchia (CPC)… [75: 100]
99. Trưa hôm sau (9/1 âm lịch), Hiệp, Thọ, Kim Anh đã gặp Bảy Việt để
thuyết phục Bảy Việt đi trốn… [75: 100]
100. Dương Ngọc Hiệp đã bàn bạc và nhờ Tôn Vĩnh Đắc (Long “đầu đinh”)
bố trí xe ô tô. [75: 100]
101. Hiệp thuê tên Taing Peng Chheu (Tư Miên) người CPC, lấy vợ Việt
Nam ở Sài Gòn là bạn buôn bán xe ô tô cùng với Long và Hiệp, để Tư
Miên dẫn đường đưa Bảy Việt sang CPC. [75: 101]
102. Tối ngày 9-1-2000 (âm lịch), Bùi Anh Việt từ nhà Kim Anh đi taxi đến
nhà Long ở 274/21B Nam Kỳ Khởi Nghĩa – phường 8 – Quận 3 gặp
Nguyễn Tấn Lộc… [75: 101]
103. Cũng trong thời gian này, theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an
thành phố, Dương Minh Ngọc (nguyên là trưởng phòng CSHS) và Nguyễn
Mạnh Trung (nguyên là phó trưởng phòng CSĐT) đã gặp riêng Năm Cam
để thuyết phục Năm Cam đưa Bảy Việt và các tượng khác ra đầu thú.
[75: 102]
104. Năm Cam đã nói với Dương Ngọc Hiệp chỉ đạo Tư Miên đưa Bảy Việt
từ CPC về Việt Nam và ra đầu thú (ngày 17-3-2000). [75:102]
105. Cả Nguyễn Văn Thọ, Dương Ngọc Hiệp, Lê Thị Kim Anh, Tôn Vĩnh
Đắc đều được cơ quan điều tra, điều tra viên (ĐTV) Đặng Hải Tương mời
lên làm việc và tổ chức cho đối chất với Bảy Việt trong trại giam,…
[75: 103]
106. Lê Ngọc Lâm (Lâm “chín ngón”) sinh năm 1945 tại Hà Tây. [75: 104]
107. Nguyễn Hữu Thế Trạch (con rể bà Mai) đã nhờ Năm Cam nói với Lâm
để được giúp đỡ. [75: 105]
108. Ngoài ra còn có thông tin đến tai Năm Cam (Bình Kiểm nói) là Lâm
muốn gây chuyện với Cam. [75: 106]
109. Tối ngày 9 hoặc 10-7-1999, Dung Hà đi xe máy do Nguyễn Duy Quân
(Quân béo) chở đến nhà Năm Cam… [75: 106]
110. Năm Cam đồng ý và gọi điện cho Nguyễn Văn Thọ (Thọ “đại úy”) đi
mua axit. [75: 107]
111. …Thọ mang axit về đựng trong bình nhựa màu trắng (loại can nhựa 1
lít) đưa cho Dung tại nhà Năm Cam. [75: 107]
112. Sau đó, Quân chở Dung đem theo can axit còn lại về số 19 Bùi Thị
Xuân, quận 1, nơi Dung tạm trú, cất can axit và hai người tiếp tục đi đến
ngã tư đường 3-2 – Sư Vạn Hạnh (khu vực nhà Lâm). [75: 107]
113. Khi đến nơi, chị Liên và con trai vào bàn ngồi trước (lúc này khoảng 20
giờ 30 phút), Lâm đang dựng xe máy thì bị một thanh niên khoảng 30 tuổi
đi đến cầm ca nhựa màu đỏ đựng axit bất ngờ tạt vào mặt… [75: 107]
114. Sau khi bị tạt axit gây thương tích, Lâm không dám tố cáo mặc dù nghi
vấn chủ mưu việc này do Năm Cam (vì sợ thế lực của Năm Cam trong giới
giang hồ). [75: 109]
115. …Đặng Huy Hải (Nam lùn), Nguyễn Phúc, Hoàng “nổ” (còn gọi là
Hoàng MEXICO) cùng một thanh niên nữa đi hai xe máy đến nhà Lâm tại
số 297, đường 3-2, quận 10, rủ Lâm đi nhậu, nhưng Lâm không đi.
[75: 110]
116. Cơ quan điều tra gọi hỏi Nguyễn Trọng Hoàng (Hoàng “đệ”) đang làm
thuê cho Tân “hói” hiện ở 240 Đoàn Văn Bơ, phường 14, quận 4, nhưng
Hoàng không thừa nhận có quan hệ với anh Phạm Sinh, Nguyễn Phúc,
Đặng Duy Hải. [75: 110]
117. Dương Thanh Hà (Thanh “xoăn”) phạm nhân đang cải tạo tại A2 – V26
– Bộ Công an khai báo: … [75: 110]
118. Năm Cam giao cho nhóm tội phạm đâm thuê chém mướn gốc Hải Phòng
là Thành (Thành “chân”), đang định cư ở nước ngoài, Quốc “lủi”, Long
“rắn”, Thủy “ba thỏ”, Dũng “Bắc cạn”, Sơn “con”, Tuấn “cơm”, Văn
“con” (đã chết), Tiệp “chó”, Tới “hen” (đã bị tử hình về tội giết người) tổ
chức đánh nhau tại cầu Công Lý (sở dĩ chọn địa điểm này vì đây là địa bàn
giáp ranh giữa phường 7, quận 3 và phường 16, quận Phú Nhuận, có
nhiều đường ngang ngõ tắt, dễ bề tẩu thoát ). [75: 110]
119. Cơ quan điều tra đã tiến hành ghi lại lời khai Lê Kim Quyền (Cu
“sún”), hiện bị tạm giam tại trại Chí Hòa về tội mua bán ma túy… [111]
120. Nhưng do Lâm có thể lực tốt, lại được cấp cứu kịp thời nên thoát chết,
nhưng bị thương tật rất nặng (tỷ lệ 75%) đã cấu thành tội cố ý gây thương
tích được quy định tại điều 104 Bộ luật Hình sự. [75: 112]
121. Khỏang 12 giờ ngày 26-12-1987, Đổng Chí Nam sinh 1963 tại Sài Gòn,
trú tại 1/17 đường Calmett, phường 19 (nay là phường Nguyễn Thái Bình),
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh là công nhân bốc xếp tại chợ cá Cầu Ông
Lãnh, đòi tiền bốc xếp của chủ hàng tôm tên là Mỹ, dẫn tới có sự cãi nhau
giữa Nam với chị Mỹ và anh Hùng lái xe chở hàng cho chị Mỹ (không xác
định được địa chỉ của chị Mỹ và anh Hùng). [75: 113]
122. Lúc đó Châu Phát Lai Em cũng từ nhà 88X (nhà của Châu Kim Hoa)
trong hẻm 88X đi ra và gặp Nam ở đầu hẻm. [75: 113]
123. Nhân chứng Nguyễn Minh Chánh, là công nhân bốc xếp chứng kiến trực
tiếp sự việc từ đấu đến cuối, có khai (lúc 14 giờ 30 phút ngày 26-12-1987
ngay sau khi sự việc xảy ra)”…sau đó tôi có thấy anh Nam đến đứng trước
căn nhà 89X Bến Chương Dương (cạnh hẻm 88X Bến Chương Dương),
trên tay anh Nam có cầm 1 cây sắt đặc và một cây ống nước dài khoảng
80-90cm. [75: 114]
124. Những tài liệu, kết quả điều tra nêu trên (lời khai nhân chứng, biên bản
giải phẫu tử thi, kết luận giám định, thực nghiệm điều tra…) đã bác bỏ
hoàn toàn lời khai chối tội của bị can Châu Phát Lai Em. [75: 116]
125. Mặt khác theo phiếu nhập, xuất và bàn giao tang vật mà Nguyễn Minh
Tuân chuyển đến Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm: 1 con dao
và hai thanh sắt nhưng trên kết luận điều tra vụ án chỉ thấy nêu tang vật là
một con dao (biên bản thu hồi tang vật tại hiện trường ngày 26-12-1987
cũng chỉ có một con dao). [75: 118]
126. Ngày 8-10-1988 ông Nguyễn Văn Bông (Phó viện trưởng) ký lệnh tạm
tha số 106/KSĐT – TA đối với bị can Châu Phát Lai Em về tội giết người
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. [75: 119]
127. Sau khi đình chỉ điều tra, Lâm Xuân Phát đã không chuyển giao hồ sơ vụ
án cho bộ phận tổng hợp để chuyển lưu giữ, dẫn tới mất tòan bộ hồ sơ vụ
án (hồ sơ chính và hồ sơ kiểm sát điều tra). [119]
128. …Lâm Xuân Phát khai đã giao hồ sơ vụ án này cho văn thư của Phòng
kiểm sát điều tra án trị an là chị Hải (chị Hải hiện nay đang định cư tại
Mỹ),… [75: 120]
129. Việc để lọt tội giết người của Châu Phát Lai Em (một đối tượng có nhiều
tiền án tiền sự, tay chân thân tín của Năm Cam), hắn tiếp tục có điều kiện
thực hiện các việc phạm tội khác trong thời gian dài, làm mất ổn định trật
tự xã hội trên địa bàn rộng lớn, ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng
nhân dân đối với Đảng và nhà nước… [75: 121]
130. Trước đây, Minh không dám tố cáo vì khiếp sợ thế lực của anh em nhà
Châu Phát Lai Em (Lai Em là anh ruột của Châu Phát Út và là tay chân
thân cận cua Năm Cam)… [75: 122]
131. Châu Phát Út đến quán “Barconket” (sau đổi tên thành nhà hàng
Hoàng Hôn), thì gặp Nguyễn Trần Lam (Lam là bạn tù trước đây với Út ở
trại Xuyên Mộc) và Đinh Tuấn Huy (bạn của Lam)… [75: 122]
132. Lam chở Huy cầm kiếm ngồi sau bỏ chạy đến đầu đường Nguyễn Công
Trứ (cửa công ty SAIGON SHIP) thì dừng lại và Lam gọi điện thoại cho Út
nhưng không gặp. [75: 123]
133. …Út dựng xe bên lề đường và đi vào nhà em rể tên là Của (hiện Của đã
chết),… [75: 122]
134. Gia đình Đinh Tuấn Huy tự nguyện bồi thường cho gia đình Minh 2
triệu đồng nhưng chị Phượng (vợ Trần Văn Minh) không nhận. [75: 124]
135. …Nguyễn Bá Phong (nguyên là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
quận 1) đã từng bước chỉ đạo và đến ngày 23-7-2001 thì đình chỉ điều tra
vụ án… [75: 127]
136. Ngày 15-2-2001, Nguyễn Bá Phong trực tiếp nhận “đơn xin bãi nại” (bản
photo) không ghi ngày tháng năm 2001 của Trát Minh Dũng…, “đơn xin
bảo lãnh” của Châu Kim Hoa (chị ruột của Châu Phát Út) và công văn đề
nghị của Hợp tác xã bốc xếp số 1 Bến Chương Dương do Châu Phát Lai
Em (anh ruột của Châu Phát Út) đưa. [75: 127]
137. Nay có đơn bãi nại, nếu thương tích không trầm trọng (11%) thì phân
loại xử lý đề nghị công an hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. [75: 127]
138. …mặc dù chức năng giao vụ án này cho cấp dưới để kiểm sát điều tra là
nhiệm vụ của ông Lê Mạnh Quân (Phó viện trưởng phụ trách án hình sự).
[75: 128]
139. …Ông Lê Mạnh Quân đã có bút phê: “Bị can phạm tội thuộc khoản 2
điều 104 BLHS (có tính chất côn đồ và dùng hung khí nguy hiểm),…
[75: 129]
140. Vụ Lê Duy Long cố ý gây thương tích (dùng dao chém Nguyễn Đăng
Đức và Nguyễn Văn Thảo tại ngã ba Tống Duy Tân – Trần Phú, Hà Nội).
[75: 131]
141. Khoảng 22 giờ ngày 19-8-2001, Lê Duy Long (Long “tây”) ngồi uống
rượu với Nguyễn Xuân Trường, sinh năm 1974, trú tại 28 tổ 7, Phúc Tân,
Hoàn Kiếm – Hà Nội; Vũ Đình Thi, sinh năm 1974 trú tại 31B, Phạm Ngũ
Lão, Hải Dương và một người bạn của Thi (chưa xác định được) tại quán
Haleclub ở 64 Nguyễn Du, Hà Nội. [75: 132]
142. …Công an quận Hoàn Kiếm ra lệnh bắt tạm giam Lê Duy Long (có phê
chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm). [75: 133]
143. Vụ Hải “Bánh” cố ý gây thương tích (dùng đĩa thức ăn đập vào đầu anh
Lê Quang Hiếu, tại quán ăn Tân Hải Vân, đường Nguyễn Trãi, Bến Thành,
quận 1, thành phồ Hồ Chí Minh). [75: 134]
144. Hồi 0 giờ 30 phút ngày 24-5-2001, trước quán ăn Tân Hải Vân (đối diện
với quán Dìn Ký, số 139, Nguyễn Trãi, Bến Thành, quận 1), Hải Bánh
(sinh 1967, trú tại 36, Hàng Cót, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngồi chờ
đồ ăn cùng với 3 thanh niên là Nguyễn Toàn Thắng (sinh 1975, ngụ tại
66/3, Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh), Nguyễn Tiến Minh (anh của Thắng, sinh 1965) và Phạm Chung
Thành (sinh 1973, đối tượng sống lang thang). [75: 15]
145. Lúc đó, anh Lê Quang Hiếu (sinh 1974, ngụ 364/8A Cộng Hòa, phường
13, Tân Bình) từ quán ăn Dìn Ký đi bộ băng qua gặp Thành. [135]
146. …Cơ quan Cảnh sát điều tra nhận được rất nhiều đơn thư và điện thoại tố
cáo hành vi cưỡng đoạt tài sản của một số tên (đàn em của Năm Cam) trên
nhiều địa bàn ở thành phố Hồ Chí Minh… [75: 136]
147. …chủ khách sạn Minh Thắng (số 53/1 Nguyễn Khắc Nhu, Cô Giang,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) tố cáo Nguyễn Minh Khánh (Khánh “Bà
Mì”) đến quậy phá khách sạn, yêu cầu anh Đức hàng tháng phải đưa tiền
bảo kê. [75: 137]
148. Lai Em không đồng ý mà chỉ cho Khánh thu mỗi tháng 1,5 triệu vì
khách sạn Minh Thắng là của Nguyễn Minh Đức (em vợ Hứa Văn Em).
[75: 138]
149. Khi Tuyền về nhà mẹ đẻ ở, giấy tờ căn nhà này Tuyền gửi bà Nương
(mẹ của Tuyền),… [75: 142]
150. Cụ thể là vào năm 1997, Nguyễn Thanh Tuyền và Nguyễn Thị Ngọc
Xuân là con gái của bà Nương chung nhau mua căn nhà số 129/3 Lê Lợi,
phường 3, quận Gò Vấp, lúc đó chìa khóa căn nhà này do Tuyền giữ (khi
đó Giang và Tuyền vẫn đang sống với nhau). [75: 147]
151. Sau đó bà Nương mua lại căn nhà này và đã làm đầy đủ các giấy tờ sang
tên cho bà Nương (đã thu bản photocopy giấy tờ mua bán, sang tên căn
nhà này cho bà Nương). [75: 147]
152. Đến năm1999, anh Thức và Vinh mới làm xong giấy tờ hoàn công (khi
đó Tuyền đã không còn ở chung với Giang tại 21/15A đường Trường Sơn
nữa). [75: 148]
153. Vào năm 1998, Vinh có nhận làm cho Tuyền hồ sơ hoàn công xưởng dệt
của anh Quốc (bạn của Tuyền) với giá 40 triệu đồng. [75: 148]
154. Ngoài khoản thu này thì nhóm của Minh và Thơm “đui” còn thu tiền của
các xe ô tô chở cá vào chợ (gọi là tiền bến bãi)… [75: 155]
155. Lê Văn Thơm (tức Thơm “đui”) khai: đã cùng với Trần Văn Minh đi
thu tiền của các ô tô cá… [75: 156]
156. Các ông Phương, Biết, Hùng (cảnh sát khu vực phụ trách tổ dân phòng)
cũng xác định đã chỉ đạo cho tổ dân phòng thu khoản tiền này theo thỏa
thuận với các chủ ô cá… [75: 157]
157. Căn cứ lời khai của bị can Trần Văn Minh, của Lê Văn Thơm và lời khai
của người bị thấy có đủ cơ sở xác định Minh và Thơm đã cưỡng đoạt tài
sản của chị Lê Thị Lắm (Năm “mọi” 7.200.000 đồng và của chị Đặng Thị
Kim Nho là 2.400.000 đồng) bằng hình thức nhận bảo kê. [75: 160]
158. Lê Thị Lắm (Năm “mọi”) khai: Tâm nhiều lần vào xin tiền và xin cá,
nếu xin tiền thì cho 10.000 – 20.000 đồng, nếu xin cá thì không cần có
đồng ý hay không, Tâm vẫn cứ lấy (không nhớ bao nhiêu lần). [75: 167]
159. Lê Thị Hùng khai: Tâm rất nhiều lần đến xin tiền, không xin cá (không
nhớ bao nhiêu lần) [75: 167]
160. Khi đến xin thì Tâm luôn nói “hôm nay muốn giết người” rồi sau đó mới
xin (không nhớ bao nhiêu lần). [75: 168]
161. Năm Cam lấy một đầu mười (1/10) của mình chia lại cho Thảo, Nguyễn
Văn Thọ (Thọ “đại úy”)… [75: 170]
162. Các miếng “đồng vị” được làm từ một lá bài cỡ nhỏ (bài tây 54 lá) cắt
thành 4 hình tròn. [75: 170]
163. Các con bạc chọn ô (chẵn hoặc lẻ) trên chiếu bạc để đặt tiền (nếu đặt
tiền với số lượng lớn thì đổi ra phỉnh). [75: 171]
164. Mỗi ngày chúng được Ba Mạnh, Sáu Nhà trả công từ 80.000 (tám mươi
nghìn) đến 120.000 (một trăm hai mươi nghìn) đồng. [75: 173]
165. Do Chánh mê đánh bạc và tự tiện cho con bạc vay mượn làm thâm hụt
tiền quỹ nên Hà cho Chánh nghỉ việc, giao Hòa và thị Phượng (Hòa và
Phượng đều là em ruột của Thảo “ma”) thay nhiệm vụ của Chánh. [173]
166. Khoảng cuối tháng 1-2001 (hạ tuần tháng Chạp năm Canh Thìn),
Nguyễn Văn Nhã bàn với Năm Cam và Nguyễn Thành Thảo tiếp tục mở
sòng bạc xóc đĩa tại quận 9. [75: 175]
167. Tổng số tiền lời làm cái hàng ngày được chia làm mười phần (gọi là tiền
“đầu mười”) … [75: 178]
168. Khỏang mùng 10 tết Canh Thìn (tức khoảng tháng 2-2001) Năm Cam đi
Mỹ, Nguyễn Văn Nhã và Nguyễn Thành Thảo tiếp tục mở sòng bạc tại nhà
Liên… [75: 178]
169. Tham gia góp vốn có Triệu Tô Hà, Tạ Đắc Lung, Trương Mạnh Long
(Long “giấy”). [75: 179]
170. Tiền lời làm cái (đầu mười) được chia làm 10 phần: … [75: 182]
171. …Hùng đã giới thiệu địa điểm quán cà phê của Nguyễn Văn Nghĩa
(quán 12 kinh doanh cà phê có chiếu bóng đá thu qua vệ tinh) số nhà 1102
đường Tự Lập phường 4, Tân Bình. [75: 182]
172. Bộ phận phục vụ sòng bạc gồm có các tên: Trần Thị Anh Anh (thủ quỹ),
Nguyễn Hoàng Khương (lắc cái), Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị
Kim Hòa (giữ phỉnh đổi tiền trong sòng bạc), Vũ Thế Khải, Bùi Viết Hùng
(giám sát), Tăng Văn Sên, Mã Chung Phát, Đào Thế Minh, Trịnh Chảy
(hồ lỳ), Đặng Thị Bé, Nguyễn Thanh Tuấn (phục vụ ăn uống), Nguyễn
Minh Tiến, Bùi Thanh Tuấn, Nguyễn Thành Hiệp (cảnh giới bảo vệ).
[75: 183]
173. Tổng số phần hùn làm cái hàng ngày khoảng 1,3 tỷ (một tỷ ba trăm triệu)
đồng. [184]
174. …phần còn lại chia làm 4 phần: Quốc và Năm Cam mỗi người một phần
(Năm Cam chia lại phần của mình cho Nhã một phần, Thọ một phần, Năm
Cam 2 phần);… [75: 184]
175. Tiền lời làm cái (đầu mười) được chia làm mười phần: Năm Cam 1 phần,
Quốc 1 phần. [75: 185]
176. Còn lại 8/10 (tám đầu mười) đem chia tiếp ra làm 10 phần:… [75: 185]
177. Mặt khác Nhã cũng lấy tiền từ sòng bạc mỗi ngày 3.900.000 đồng giao
cho Nguyễn Văn Thọ và Cô Đệ chi phí bảo vệ và “ngọai giao” với một số
cán bộ công an phường 1, quận 8 và cảnh sát hình sự quận 8 (trong đó
3.600.000 đồng dùng để hối lộ, 300.000 đồng trả công bảo vệ canh gác
vòng ngoài sòng bạc). [75: 186]
178. Sau khi sòng bạc bị bắt giữ, Anh Anh trở lại nhà Quốc mở két sắt lấy đi
toàn bộ số tiền của sòng bạc (khoảng 800.000 đồng) rồi bỏ trốn, và trốn
khỏi nơi giam của Nguyễn Khánh Quốc. [75: 187]
179. Trong khi đang chấp hành án phạt tù tại trại Phi Liệt (nay là trại Xuân
Nguyên), Nguyễn Khánh Quốc cùng đồng bọn đánh bạc xóc đĩa, bị bắt quả
tang ngày 20-11986 (việc đánh bạc do Quốc rủ rê các phạm nhân khác
tham gia và chính Quốc là người chuẩn bị dụng cụ như bát, đĩa và cắt lá
bài tổ tôm là đồng vị…). [75: 187]
180. Đánh bạc bằng hình thức chơi bài xập xám là sử dụng bộ bài Tây 52 lá
chia ra bốn tụ, mỗi tụ 13 lá (tiếng Quảng Đông – Trung Quốc số 13 là xập
xám),… [75: 188]
181. …người ngồi ngoài có thể ké (góp vốn vào mỗi tụ), các con bạc ăn thua
với nhau. [75: 188]
182. Khoảng tháng 6-2000, tên VươngTử (tự Xây – việt kiều Canada, anh vợ
trước của Triệu Tô Hà) cho Triệu Tô Hà biết:… [75: 188]
183. Đồng thời Xây dẫn thêm hai người bạn nữa (không rõ tên tuổi, địa chỉ)
cùng đến tham gia đánh bạc. [75: 190]
184. Nhà này do tên Xây thuê làm nơi ở và tổ chức sòng bạc (Xây nhờ
Nguyễn Công Hán, ngụ tại 46/12A Âu Cơ phường 9 Tân Bình đứng tên
hợp đồng thuê nhà). [75: 191]
185. Vương Tử đưa hai người Hoa (không rõ tên tuổi, địa chỉ) đến đánh bạc.
[75: 192]
186. Huy đồng ý và Năm Cam giao cho Nguyễn Thành Thảo và Bé Ba (Võ
Thị Kim Hương) và Nguyễn Hữu Đức trực tiếp ghi sổ và thu tiền xâu.
[75: 192]
187. Sòng bạc hoạt động sang ngày thứ hai (9-10-2001) thì sòng bạc xóc đĩa
tại 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 bị bắt, … [75: 193]
188. Trong thời gian quen biết, Năm Cam thường xuyên mời anh Ba Tung
(tức Phan Thanh, trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ
Chí Minh) và Dương Minh Ngọc đi ăn nhậu. [75: 193]
189. Lúc này, Năm Cam đã đi cải tạo về (tháng 10-1987) tiếp tục chủ động
tìm gặp Dương Minh Ngọc để củng cố mối quan hệ đã có từ trước.
[75: 194]
190. Đến khoảng giữa năm 1998, mối quan hệ giữa các tên Năm Cam,
Nguyễn Thành Thảo (Thảo “ma”), Dương Ngọc Hiệp (Hiệp “phò mã”)
và Dương Minh Ngọc trở nên thân thiết. [194]
191. Khi sòng bạc hoạt động Ngọc biết nên đã giao nhiệm vụ cho Võ Văn
Tâm (Đội trưởng Đội chống tệ nạn xã hội Phòng Cảnh sát hình sự) lên
phương án bắt. [75: 194]
192. Lần 1 nhận 5 triệu đồng tại tầng 10 nhà hàng khách sạn trên đường Hàm
Nghi, lần 2 nhận 5 triệu đồng tại quán trên đường Cách Mạng Tháng Tám
(không nhớ rõ địa chỉ). [75: 195]
193. …Dương Minh Ngọc đã cố ý làm ngơ, bao che cho Năm Cam mở sòng
bạc ở quận 8, được Năm Cam cho 10 triệu đồng, trả tiền ăn nhậu (lợi ích
vật chất khác) 6 triệu đồng, tổng cộng là 16 triệu đồng. [75: 195]
194. Tại nhà hàng Cánh Buồm (số 127 Pasteur, phường 6, quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh), Năm Cam cho Minh Ngọc hùn vốn 100 triệu đồng, …
[75: 196]
195. Tại nhà hàng Ra Khơi (số 5 công trường Mê Linh, phường Bến Nghé,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh), Năm Cam cho Ngọc hùn 100 triệu đồng.
[75: 196]
196. Tại nhà hàng Thanh Vy (số 146, Nguyễn Văn Trỗi, phường 8, Phú
Nhuận), Năm Cam cho Minh Ngọc hùn 7000 USD (tương đương 100 triệu
đồng). [75: 197]
197. Minh Ngọc đồng ý và điện thoại gặp ông Hoàng Mai (Trưởng phòng
Cảnh sát hình sự Công an Đồng Nai) trao đổi về việc đối tượng Tạ Đắc
Lung ra đầu thú. [75: 198]
198. …Minh Ngọc đưa lá thư này cho Thảo, Thảo đưa cho Lý “Đôi” mang
lên Đồng Nai đưa cho một cán bộ không rõ tên nhờ chuyển cho ông Mai,
nhưng Dương Minh Ngọc khai đưa thư cho một cán bộ Phòng PC 14 Công
an thành phố Hồ Chí Minh (không nhớ tên) chuyển cho ông Mai. [75: 198]
199. …Năm Cam khai đã khấu trừ 4 tuần tiền xâu của Lý “Đôi” ở sòng bạc
quận 8 (nơi Lý “Đôi” góp vốn cùng Năm Cam mở sòng bài) khoảng 14
triệu đồng. [75: 199]
200. Ngày 24-9-1992, Sau ba tháng Ngọc mới chỉ đạo cho Trương Công Hớn
(Đội phó săn bắt cướp) soạn thảo công văn gửi cho PC14 Hải Phòng đề
nghị xác minh lai lịch tên Quốc… [75: 200]
201. Theo lời khai của Trần Văn Thuyết và Năm Cam, Thuyết dẫn Năm Cam
đến nhà ông Cao Huy Phước (cán bộ về hưu) ở 111 Hàng Bông, Hoàn
Kiếm, Hà Nội. [75: 202]
202. Năm Cam đã mua vé máy bay ra Hà Nội nhờ Thắng “Tài Dậu” dẫn đến
nhà Trần Văn Thuyết ở số 91 Nguyễn Thái Học, Hà Nội để nhờ Thuyết lo
chạy giúp (vì biết Thuyết có quen nhiều cán bộ ở các cơ quan pháp luật,
các cơ quan báo chí ở trung ương). [75: 202]
203. …đồng thời gia đình phải viết đơn (kêu oan) cho Năm Cam, do Trúc
đứng tên… [75: 205]
204. …Hiệp “phò mã” và gia đình sử dụng số tiền một tỉ đồng trước đây đã
thế chấp căn nhà 191, Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh, cho Ngân hàng Sài Gòn công thương – chi nhánh Thái Bình
(số tiền này trước khi Năm Cam bị bắt tập trung cải tạo đã chuẩn bị trả, vì
vậy, đã gia hạn từ sau khi Năm Cam bị bắt tập trung cải tạo năm 1995,
đến tháng 2-1998 đã trả xong). [75: 206]
205. Năm 1985, Năm Cam và gia đình (Phan Thị Trúc và Hiệp “phò mã”) có
nhờ Thuyết lo “chạy tội” cho Năm Cam. [75: 206]
206. Trong thời gian này ông quen biết Trần Văn Thuyết (trước khi đó ông
Hạnh không quen biết Thuyết) [75: 208]
207. Thực tế, ông Trần Mai Hạnh với danh nghĩa là tổng biên tập báo Nhà báo
và Công luận đã cho đăng 2 bài báo theo yêu cầu của Thuyết (bài “Về đơn
khiếu nại của bà Phan Thị Trúc” và bài “Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
kiến nghị về trường hợp tập trung cải tạo đối với Năm Cam”). [75: 210]
208. Thuyết chuẩn bị 1 phong bì bên trong bỏ 1000USD (loại 100USD).
[75: 213]
209. …Ông Nguyễn Hữu Ngọc (cán bộ Cục Canh sát hình sự) thu giữ, sử
dụng điện thoại di động của gia đình Năm Cam gây thiệt hại gần 20 triệu
dồng. [75: 212]
210. Do đó, ông Hạnh đã lấy chiếc Omega của Thuyết (trị giá 2500 USD),…
[75: 213]
211. Hôm đó ông Hạnh đến nhà Thuyết ăn cơm trưa, khi ăn xong ông Hạnh ra
về, Hiệp chạy theo bỏ phong bì có 1000 USD vào túi áo vét của ông Hạnh
(Thuyết khai thời điểm này là sau khi ông Hạnh cho đăng báo kêu oan cho
Năm Cam). [75: 213]
212. …Thuyết đặt vấn đề lắp cho ông Hạnh một dàn máy nghe nhạc nhưng
đến năm 1999 thì Thuyết mới lắp (dàn máy gồm 1 tivi 21 inch, 1 đầu
video, 1 âmly, 2 loa thùng, loại hàng của Nhật),… [75: 214]
213. Việc đưa, nhận hối lộ này lại phù hợp với những việc làm mà ông Hạnh
đã làm cho Thuyết và Hiệp – làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ (ông
Hạnh cho đăng 2 bài báo trên và có 2 công văn hỏi Viện kiểm sát nhân
dân Tối cao về việc của Năm Cam), do đó có căn cứ xác định. [75: 215]
214. Năm 1996, bị can Dương Ngọc Hiệp lấy chiếc đồng hồ Rolex của Năm
Cam sử dụng (do người bạn của Năm Cam cho)… [75: 215]
215. …ông Hạnh lấy chiếc đồng hồ Omega (trị giá 2.500 USD) của Thuyết để
sử dụng, còn chiếc đồng hồ Rolex thì Thuyết sử dụng (việc này cả bị can
Trần Văn Thuyết và Dương Ngọc Hiệp đều biết và khai nhận hoàn toàn
khớp với nhau). [75: 216]
216. Hiện nay ông Hạnh đã trả Thuyết 40 triệu đồng, còn thiếu 100 triệu
(nguồn tiền nàyThuyết khai là của Dương Ngọc Hiệp). [75: 216]
217. …bị can Dương Ngọc Hiệp khai trong 2 năm 1995 và 1996, Hiệp đưa
cho ông Hạnh 2 lần tiền tại nhà riêng của Thuyết (91, Nguyễn Thái Học,
Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội),… [75: 216]
218. …ông Hạnh chỉ nhận 2 bộ vest mới và quần áo sơ mi, một số bộ đầm cho
vợ ông Hạnh (ông Hạnh không biết giá trị Thuyết mua là bao nhiêu).
[75: 217]
219. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu ông Hạnh trình bày về
việc ai là người thu thập nội dung công văn trên, ai là người ở Viện Kiểm
sát nhân dân Tối cao cung cấp công văn số 1333 thì ông Hạnh không trả
lời được và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này (vì công văn của
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trả lời ông Hạnh không nêu cụ thể nội
dung văn bản số 1333, trong khi đó bài báo lại nêu rất chi tiết văn bản
này). [75: 219]
220. Một tấm ảnh khác chụp có bà Phạm Thị Chức (vợ ông Chiến), ông Phạm
Sỹ Chiến, anh Vũ Văn Mão (lái xe cho Thuyết), vợ chồng anh Thành
(giám đốc khách sạn Mai Anh). [75: 220]
221. Ngày 19-8-1996, ông Phạm Sỹ Chiến đã ký văn bản số 1333/KSĐT –
TA để kiến nghị ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ hủy bỏ quyết định tập trung cải
tạo số 73 ngày 20-5-1995 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
đối với việc tập trung cải tạo Năm Cam (cần lưu ý là văn bản số 1333
đóng dấu “mật” và chỉ sao gửi cho Văn phòng Quốc Hội, Văn phòng Chủ
tịch nước và Văn phòng chính phủ. Hiện nay chưa làm rõ được vì sao ông
Hạnh lại có văn bản này để đăng báo). [75: 226]
222. Ngày 26-12-1996, Bộ Nội vụ có văn bản số 1117 gửi Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân Tối cao phúc đáp kiến nghị số 1333 với nội dung khẳng
định: Năm Cam là một đối tượng rất nguy hiểm đến an ninh trật tự, bắt tập
trung cải tạo đúng tiêu chuẩn, đúng đối tượng; không có căn cứ để hủy bỏ
quyết định tập trung cải tạo một tên trùm lưu manh là Năm Cam, làm ngơ
trước các tài liệu quan trọng do Thủ tướng chỉ đạo và nhiều công văn và
tài liệu của Cơ quan chức năng trao đổi (phải chăng, tất cả những cái đó
không đáng tin cậy bằng “lời kêu cứu” của vợ con tên trùm lưu manh hay
sao). [75: 227]
223. Tại buổi làm việc ngày 26-6-2002, do Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ
chức (có lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra và điều tra viên cùng tham
dự), ông Chiến đã thừa nhận: Đến nay thấy tài liệu (1995) để tập trung cải
tạo đối với Trương Văn Cam là quá đủ (có khi còn thừa)… [227]
224. Ngoài ra, ngày 30 Tết nguyên đán 1996, vợ chồng ông Chiến đến nhà
Thuyết (91, Nguyễn Thái Học) ăn tất niên… [275: 28]
225. Bà Phạm Thị Chức khai: Việc nhờ Thuyết mua dàn máy nghe nhạc là do
Phạm Thị Hòa (con gái bà Chức đang du học tại Anh) đặt vấn đề với
Thuyết. [75: 230]
226. Sau khi Thuyết đem dàn máy đến lắp ráp cho gia đình thì bà Chức trả
cho Thuyết khoảng 6-7 triệu đồng (bà Chức không nhớ cụ thể là bao
nhiêu) [75: 230]
227. Khi cơ quan Điều tra Bộ công an hỏi “dàn máy hiện nay để ở đâu” thì bà
Chức khai “mất hết, chỉ còn lại 1 chiếc tivi 21 inch” do chuyển nhà; lúc thì
khai “hiện vẫn còn đầy đủ dàn máy trên, để ở nhà” (tổ 28, cụm 4, Xuân La,
Tây Hồ, Hà Nội). [75: 231]
228. Sau khi Năm Cam bị bắt (tháng 12-2001), ông Chiến đã kiểm tra, nghiên
cứu tài liệu… [75: 231]
229. … Thuyết chuẩn bị một túi quà gồm rượu, trái cây và phong bì 10 triệu
đồng tiền Việt Nam (trị giá 1000 USD). [75: 228]
230. Thuyết trực tiếp đưa túi quà trên cho bà Phạm Thị Chức để biếu ông
Chiến (ông Chiến không có nhà). [75: 228]
231. Việc này do vợ con làm, ông Chiến không biết (ông Chiến đi công tác
phía Nam). [75: 232]
232. Cho đến nay, các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Đảng và Nhà
nước (cụ thể là Ban cán sự Đảng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao) đã
tiến hành thẩm định lại hồ sơ tập trung cải tạo Năm Cam năm 1995…
[75: 233]
233. Ngày 14-8-1995, ông Đặng Chung viết báo cáo kết quả việc trên với lãnh
đạo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (bản viết tay)… [75: 235]
234. Ông Đạo nói là đơn gửi cho ông Cường (thư ký riêng của ông Đạo).
[75: 238]
235. Từ đó đến tháng 3-1997 (khi vụ án Epco xảy ra), Liên Khui Thìn đã cho
Hoàng Linh tiền rất nhiều (không nhớ số lần cụ thể) … [75: 252]
236. …cho tới khi Thìn bị bắt (đầu năm 1997), Hoàng Linh đã được Liên
Khui Thìn cho một điện thoại di động Erisson và nhiều lần cho tiền…
[75: 253]
237. Vào khoảng năm 1998, Hoàng Linh đã viết một bài báo về việc nhập
khẩu hàng hóa có lợi cho công ty XNK Nông sản, tiểu thủ công nghiệp
Vũng Tàu (SHINHANCO). [75: 255]
238. Sau khi vụ án Trung sĩ Phan Lê Sơn xảy ra, Ban chuyên án và Ban giám
đốc (ông Võ Văn Măng) đã nhiều lần chỉ đạo các đơn vị và Cơ quan điều
tra… [75: 258]
239. Trong quá trình làm giám đốc Công an thành phốHồ Chí Minh (từ tháng
4-1996 đến tháng 7-2001)…ông Bùi Quốc Huy (Năm Huy) đã thiếu chỉ
đạo, thiếu biện pháp điều tra có hiệu quả để phạm tội có tổ chức xảy ra
trong thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt quan trọng…[75: 260]
240. Ông Năm Huy chỉ đạo thành lập chuyên án và giao cho ông Võ Văn
Măng (tự Út Măng, phó giám đốc phụ trách cảnh sát) làm trưởng ban và
một số phòng ban nghiệp vụ tham gia. [75: 262]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH012.pdf