Luận văn Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động

MS: LVVH-VHVN059 SỐ TRANG: 160 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2008 CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chương 1 : SỨC MẠNH TÁC ĐỘNG CỦA THƠ 1.1 Sức tác động của thơ: 1.1.1 Trong suy nghĩ của nhiều học giả xưa nay 1.1.2 Trong lịch sử văn học dân tộc 1.2 Nguồn gốc khả năng tác động của thơ 1.2.1 Thơ và hoạt động giao tiếp 1.2.2 Tiếng thơ là tiếng gọi Chương 2 : MỘT SỐ HÌNH THỨC THI PHÁP HƯỚNG TỚI SỰ TÁC ĐỘNG TRONG THƠ 2.1 Các kiểu câu có tính năng tác động cao 2.1.1 Câu cầu khiến 2.1.2 Câu hỏi tu từ: 2.1.3 Câu cảm thán 2.2 Những yếu tố tạo nên nhạc điệu lôi cuốn 2.2.1 Sức cuốn hút của các yếu tố trùng điệp 2.2.2 Nhịp điệu réo gọi 2.2.3 Vần thơ và âm điệu du dương, gợi cảm 2.3 Những kiểu hình ảnh tác động mạnh 2.3.1 Hình ảnh phóng đại và cường điệu 2.3.2 Hình ảnh kỳ ảo, phi lý hấp dẫn người đọc 2.3.3 Hình ảnh hàm ẩn, đa nghĩa, có sức khêu gợi 2.4 Những hình thức ngữ pháp hướng đến sự tác động 2.4.1 Hô ngữ dùng để gọi đối tượng khác 2.4.2 Đại từ nhân xưng tạo tình huống đối thoại thân mật 2.4.3 Biện pháp im lặng, bỏ lửng gợi sự chú ý của độc giả Chương 3 : NGHIÊN CỨU MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: THƠ TỐ HỮU 3.1 Quan niệm của Tố Hữu về thơ 3.1.1 Thơ phải gắn bó với nhân dân, phục vụ cuộc sống 3.1.2 Thơ là tiếng chim gọi đàn 3.2 Đặc điểm thi pháp thơ Tố Hữu xét từ góc độ tác động 3.2.1 Nhạc điệu vừa ngọt ngào tha thiết, vừa hùng tráng giục giã 3.2.2 Hình ảnh thơ mang đậm chất anh hùng cách mạng 3.2.3 Các kiểu câu cầu khiến, câu hỏi và câu cảm thán gợi tâm tình và tác động 3.2.4 Các hình thức thơ đậm đà chất dân tộc, gần gũi với nhân dân KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf160 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tập thơ "Từ ấy", có 132/369 câu cầu khiến. Như vậy nó chiếm phần nhiều hơn so với các tập thơ còn lại của ông. Nó cũng cho thấy tính cấp thiết của lời giục giã trong hoàn cảnh chiến cuộc đang nóng sôi mà ý thức giác ngộ cách mạng của nhân dân còn hạn hẹp. Lời kêu gọi như đánh mạnh vào ý thức của mọi lớp người đang say mê lý tưởng. Qua lời kêu gọi, Tố Hữu truyền cho độc giả lẽ sống cách mạng, giúp mọi người hiểu rằng con đường cách mạng có muôn nghìn đắng cay, vất vả, thậm chí tính mạng như ngàn cân treo sợi tóc nhưng phải nêu cao tinh thần bất khuất trước quân thù. Thơ Tố Hữu - thơ của một chiến sĩ vào tù ra khám, xả thân và bất khuất vì đất nước nên luôn có sức tác động lớn lao đối với độc giả: "Nếu mai đây có chết một thân tôi, Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu, Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão, Gân đang săn và thớ thịt căng da" [Trăng trối, 60, tr.113]. Người ta đã truyền đọc thơ Tố Hữu như đọc những lời tâm huyết, người ta đọc thơ Tố Hữu để tăng thêm sức chịu đựng những đói khổ, tù đày, tra tấn, xích xiềng… Tố Hữu luôn khao khát làm cho cuộc đời thêm tươi đẹp hơn, khao khát hiến dâng, khao khát chiến đấu. Lời thơ Tố Hữu như réo gọi mọi người hãy cùng dâng hết tuổi thanh xuân của mình vào đại cuộc. Bên cạnh lời cầu khiến, thơ Tố Hữu còn tác động mạnh đến độc giả bằng những câu hỏi xoáy sâu vào tâm trí, cảm xúc người đọc. Nếu như cầu khiến để yêu cầu một cách trực tiếp thì hỏi là một dạng thức tác động nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng không kém phần quyết liệt. Trong một bài thơ, khi nhà thơ liên tiếp đặt ra nhiều câu hỏi, sức mạnh tác động của bài thơ sẽ tăng lên bởi những điều nhà thơ hỏi chắc chắn là những điều đáng suy nghĩ, đáng quan tâm. Tố Hữu đã từng hỏi như vậy: - Vì sao ngày một thanh tân Vì sao người một mến thân hơn nhiều? Vì sao cuộc sống ta yêu Mỗi giây mỗi phút sớm chiều thiết tha? Vì sao mỗi hạt mưa sa Mỗi tia nắng dọi cũng là tình chung? [Tiếng hát sang xuân, 60, tr.351] Bởi vì sự thể ấy không phải bỗng dưng mà xảy ra, mà có được. Trước những điều khó tin đang hiển hiện trước mắt, nhà thơ như đang dâng tràn cảm xúc và trĩu nặng suy tư. Cất tiếng hỏi, hỏi để mà tự thấm thía, giúp người đọc cùng thấm thía cái giá phải trả cho cuộc sống bình yên chan hòa tình nhân ái hôm nay. Các bài thơ "Huế tháng Tám", "Có thể nào yên", "Người con gái Việt Nam"… cũng là những bài thơ có dày đặc các câu hỏi. Câu hỏi này vừa bật ra, câu hỏi khác lại nối tiếp. Ở trường hợp đó, nhà thơ hỏi để khắc sâu vấn đề chứ không cần câu trả lời. Trong bản thân câu hỏi đã mang lời đáp. Trong thơ Tố Hữu rất nhiều câu hỏi như vậy mà Hoài Thanh từng nói rằng nếu không phải là nhà thơ mà là người thường hỏi thì sẽ trở thành lẩn thẩn: - Em là ai? Cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi? Mái tóc em đây hay là mây là suối? Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông? Thịt da em hay là sắt, là đồng? [Người con gái Việt Nam, 60, tr.281] Những câu hỏi của nhà thơ làm nổi bật lên trước mắt chúng ta hình ảnh người con gái Việt Nam bình dị nhưng kiên cường, bất khuất trước vũ lực của quân thù. Cách thể hiện này gây cho người đọc một ấn tượng khác thường khiến họ phải ngỡ ngàng. Khi đọc xong bài thơ, họ sẽ cảm thấy mến yêu, cảm phục chị Trần Thị Lý như chính trạng thái tình cảm của nhà thơ khi viết. Có đến 747 lượt câu hỏi được Tố Hữu sử dụng trong 7 tập thơ. Như vậy trong 10 dòng thơ, sẽ có gần một (0,707) câu hỏi xuất hiện. Câu hỏi trong thơ Tố Hữu có đầy đủ các dạng thức trong thơ trữ tình. "Hỏi để mà trả lời. Hỏi để mà khẳng định... Nhờ sự cọ xát của câu hỏi và lời đáp ấy đã bật ra nhiều ánh sáng, nó giúp ta mỗi ngày thấy rõ thêm, hiểu sâu thêm..." [75, tr.317]. Đặc biệt, câu hỏi trong thơ Tố Hữu thường hướng thẳng đến một nhân vật cụ thể nào đó: - Thi sĩ hỡi! Đi tìm chi vơ vẩn Trong hồn già đã chết những yêu mơ? Có lành đâu vết thương đầy oán hận? Có tan đâu khí uất tự bao giờ? [Tháp đổ, 60, tr.29] - Bạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi Số phận hay do chế độ này? [Vú em, 60, tr.43] - Bà con ơi, tính sao đây? Bã nâu thính trấu nhét đầy bụng sao? [Đói! Đói, 60, tr.153] - Ở đây sóng gió bất kỳ Má ơi, má ở làm chi một mình? [Bà má Hậu Giang, 60, tr.122] - Anh có nghe thấy không? Ơi người anh Vệ Quốc? [Cá nước, 60, tr.179] - Bầm ơi, có rét không bầm? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn [Bầm ơi, 60, tr.198] - Anh pháo binh, anh còn đợi chờ gì?(…) Anh pháo binh, anh chưa bắn đi à? [Bắn, 60, tr.205] - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng? [Việt Bắc, 60, tr.231] Vừa gọi cụ thể tính danh, vừa đặt câu hỏi, ý thơ hướng trực tiếp đến một đối tượng. Cho dù người đọc không phải là đối tượng ấy thì ý nghĩa tác động của dòng thơ vẫn lan truyền vào ý thức của họ. Bên cạnh đó, những câu hỏi không hướng vào đối tượng cụ thể trong thơ Tố Hữu thì phần nhiều là những câu hỏi nhằm vào mục đích khẳng định vấn đề. Lời khẳng định rất chắc chắn: - Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà không dại đôi lần? [Dậy mà đi!, 60, tr.126] - Ai đâu giam cấm được hồn ta? Ai đâu giam cấm được lời ca? [14 tháng 7, 60, tr.92] - Ai cản được mùa xuân xanh tươi sáng Ai cản được những đoàn chim quyết thắng Sắp về đây tắm nắng xuân hồng? [Xuân đến, 60, tr.156] - Ở đâu? Mỗi ngọn núi dòng sông Cũng hiển hách chiến công Lừng danh dũng sĩ Ở đâu? Một mũi chông, một ngọn tầm vông Cũng hiên ngang như trường thành chiến lũy [Chào xuân 67, 60, tr.375] - Đàn tép mà ép biển khơi? Quạ đen mà chiếm mặt trời được chăng? [Quang vinh Tổ Quốc chúng ta, 60, tr.253] Tố Hữu còn làm ray rứt, xốn xang tim gan người đọc bằng những câu thơ tự vấn: - Ta biết em rất khỏe, tim ơi Không khóc đấy. Nhưng sao mà nóng bỏng Như lửa cháy trong lòng ta gió lộng? [Bài ca mùa xuân 1961, 60, tr.313] - Làm sao cho nhân loại một nhà Và làm sao cho tất cả màu da Hòa hợp lại như một vầng trán đẹp! [Trước Kremlin, 60, tr.273] Cũng không phải lúc nào câu hỏi cũng chất vất, vặn vẹo hoặc lên gân, đôi khi, câu hỏi giúp nhà thơ diễn đạt được những cảm xúc nhạy bén của mình. Những câu hỏi này thường đằm thắm, sâu lắng hơn: - Chiều nay heo hút rừng sâu Mưa rừng suối lũ, biết đâu mà tìm? [Mưa rơi, 60, tr.200] - Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trước Hay biển đau xưa nước rút xa rồi? [Mẹ Tơm, 60, tr.315] Có thể thấy, câu hỏi trong thơ Tố Hữu góp phần xoáy sâu vào nhận thức người đọc, buộc họ phải suy ngẫm, tìm thấy những ý tưởng sâu sắc mà ông muốn tác động họ. Những câu hỏi trong thơ ông cũng làm nên cái mới lạ, sinh động và sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, nhất là những câu hỏi tạo ý nghĩa khẳng định luôn tác động mạnh mẽ vào độc giả. Dạng thức ấy đã phần nào làm người ta yêu thích và say mê chất cách mạng quyết liệt, táo bạo và can trường trong tâm hồn ông và trong thơ ông. Bên cạnh hai loại câu cầu khiến và hỏi, thơ Tố Hữu dùng nhiều câu cảm thán. Là nhà thơ có cuộc sống gắn bó sâu sắc cuộc sống của dân tộc, thở hơi thở mạnh mẽ hào sảng của dân tộc, đau nỗi đau máu thịt với dân tộc, nên những câu thơ cảm thán trong thơ Tố Hữu bật lên như một lẽ tất yếu, như đứa con reo vui khi bố mẹ cho quà, như đứa học trò sướng run người khi được thầy cô tặng thưởng. Mọi cảm xúc, với Tố Hữu là rất thật, không gượng ép, không khuôn sáo giả tạo. Khi vui, thơ Tố Hữu dạt dào cảm xúc, những cảm xúc cứ kết dính lại với nhau thành một chuỗi dài liền mạch. Có câu cảm thán bày tỏ niềm vui: "Ồ vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo, Bốn phương trời và sau dấu muôn chân" [Hy vọng, 60, tr.58], có câu chan chứa nỗi buồn: "Phải chi em gởi cho anh được, Nắm đất đang nồng lửa đấu tranh!" [Lá thư Bến Tre, 60, tr.325], có câu nêu bật ý chí quyết tâm: "Vì độc lập, Tự do, núi sông hùng vĩ, Vì thiêng liêng giá trị con người, Vì muôn đời hoa lá xanh tươi, ta quyết thắng, Giành mùa xuân đẹp nhất!" [Bài ca xuân 68, 60, tr.381], và cả nỗi cảm thán vì những đau thương, mất mát: "Máu Việt Nam đang chảy, Đỏ đồng, ôi máu yêu! Miền Nam đang bốc cháy, Đồng bào ôi lửa thiêu!" [Giết giặc! 60, tr.163]. Đặc biệt, Tố Hữu không sử dụng thường xuyên các phụ từ cảm thán. Cảm thán trong thơ Tố Hữu thường kết hợp với câu cầu khiến, bày tỏ một cảm xúc, một quyết tâm. Sự kết hợp này giúp cho sức tác động của thơ thêm phần mạnh mẽ hơn: - Tiến lên, giành quyền sống Dưới cờ đỏ sao vàng [Giết giặc, 60, tr.263] -Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo Chí còn đây, sức lực hãy còn đây! [Dậy mà đi! 60, tr.126] Trong 7 tập thơ, có đến 1176 câu cảm thán, cứ mỗi 10 dòng thơ, có trung bình 1,113 câu cảm thán. Quả thật, giở tập thơ Tố Hữu, ấn tượng đầu tiên về hình thức là dày đặc các dấu chấm than, như một biểu hiện cho hồn thơ luôn dào dạt, căng tràn cảm xúc. Chính ông cũng từng bảo rằng: "Ở nước mình, phải là gỗ đá mới không rung động. Ngồi một chỗ thì khô cằn, chứ đi đâu cũng bừng bừng sức sống. Không làm thơ cũng phải huýt sáo, cũng phải động tay động chân cho sướng" [57, tr.449]. Đọc Tố Hữu, ta có cảm giác hình như tất cả những rung động, những xôn xao của đất nước như lan truyền vào ông, và rồi những cảm xúc đó từ ông truyền qua thơ, từ thơ truyền đến mọi người. Chất rắn rỏi quyết liệt trong câu cầu khiến, chất da diết xoáy sâu trong câu hỏi, và chất dạt dào cảm xúc trong câu cảm thán đã thể hiện được những ý thức cách mạng, bầu nhiệt huyết sục sôi và những trạng thái tình cảm phức tạp, tinh tế nhất của nhà thơ. Và, tất cả những điều đó sẽ nhân đôi ý nghĩa bởi thông qua đó, độc giả lĩnh hội được và tìm thấy niềm say mê, niềm hứng khởi để dấn thân vào công cuộc bảo vệ đất nước. 3.2.4 Các hình thức thơ đậm đà chất dân tộc, gần gũi với nhân dân Việc học tập tiếp thu các truyền thống trong văn học dân gian từ lâu đã trở thành hướng nỗ lực của nhiều tác giả hiện đại. Qua những yếu tố mượn từ văn hóa dân gian ấy, thơ ca sẽ xích lại gần hơn, dễ tâm tình, tác động đến nhân dân hơn. Thơ Tố Hữu dễ nhớ dễ thuộc, xét đến cùng là do mang sắc thái dân tộc đậm đà. Bản thân Tố Hữu đã nhìn thấy sức sống mạnh mẽ trong lòng nhân dân của các loại hình văn nghệ dân gian, ông cho rằng quần chúng nhân dân "chính là những kẻ vận tải cái hay ấy qua các thời đại, nên họ rất dễ cảm xúc với những hình thức văn nghệ cũ, và điệu cảm xúc bình dị của nhân dân đời trước rất quen thuộc với họ" [75, tr.326]. Từ nhận thức này, Tố Hữu đã đưa vào thơ mình khá nhiều thi liệu của văn học dân gian như một phương tiện nhằm đại chúng hóa, phổ cập hóa thơ ca cách mạng. Phong trào ca dao kêu gọi đánh Pháp, đánh Nhật trước cuộc tổng khởi nghĩa rất phát triển. Cũng vì ca dao là một thể loại ngắn gọn, dễ đi sâu vào quần chúng nhân dân nên khá nhiều tờ báo khi phát hành thường dành riêng mặt báo cho ca dao. Ca dao chống Pháp tập trung kêu gọi quần chúng vũ trang, chuẩn bị khởi nghĩa, chống bắt phu, bắt lính, chống bóc lột dân nghèo… Thơ Tố Hữu, từ những năm này về sau cũng chịu ảnh hưởng đó. Ông viết nhiều bài thơ mạnh khỏe như ca dao, có những bài thật sự đã thành ca dao và có sức tác động mạnh mẽ đến quần chúng" [75, tr.429]: - Chém choa ba đứa đánh phu Choa đói choa rét bây thù gì choa Bay coi Tây – Nhật là cha Sướng chi bay hại nước nhà, bà con Liệu hồn bỏ thói du côn Bằng không đòn lại trả đòn cho coi! [Tiếng hát trên đê, 60, tr.148] Nhiều câu trong thơ được Tố Hữu viết theo kiểu diễn đạt ví von của ca dao khiến cho những tư tưởng, tình cảm mới của thời đại được thể hiện sinh động, hấp dẫn hơn, làm tăng tính chất dân tộc của các bài thơ và làm thơ gần gũi hơn với quần chúng nhân dân: - Dù ai nói ngả nói nghiêng - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân - Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu - Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu Có khá nhiều motipe xưng danh quen thuộc của ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu. Trong tình huống người con gái mở lời tự giới thiệu về mình, dân gian thường nói theo dạng: "Em là...", và trong thơ Tố Hữu cũng có cách nói như vậy: "Em là con gái Bắc Giang, Rét thì mặc rét nước làng em lo" [Phá đường, 60, tr.185]. Khi giới thiệu gia cảnh, cô gái trong dân gian nói: "Nhà em lắm ruộng nhiều trâu,... Nhà em công việc bề bề",... và cô gái Bắc Giang của Tố Hữu cũng nói: "Nhà em phơi lúa chưa khô, Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong" [Phá đường, 60, tr.185]. Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam, chúng ta thấy nhân dân thường bày tỏ niềm tự hào: "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh", "Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười", "Ai về Bình Định mà coi, Con gái Bình Định múa roi đi quyền"... thì trong "Việt Bắc", cũng thấy những kiểu kể, kiểu xưng như vậy: Muối Thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh Ai về mua vại Hương Canh Ai lên mình gửi cho anh với nàng Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông. [Việt Bắc, 60, tr.235] Ngoài ra, cách xưng hô "mình" - "ta" vốn đã quen thuộc với người lao động trong các bài hát giao duyên nam nữ của những sinh hoạt hội hè, lối đối đáp trực tiếp này thường rất gợi cảm, rất tha thiết bởi nó được nói khi những người đang yêu phải chia tay nhau, hẹn hò nhau, thề nguyền với nhau hoặc thậm chí là trách móc hờn dỗi nhau. Tố Hữu cũng đã sử dụng cặp đại từ "mình - ta" và lối giao duyên tình nghĩa này của ca dao để nói đến nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và nhân dân Việt Bắc. "Ta" và "mình" - hai nhân vật chính trong bài thơ Việt Bắc, cứ xoắn xuýt nhau, cứ thay lượt nhau mà bộc bạch tâm tình. Theo dòng cảm xúc đó, tất cả những vấn đề thời sự, chính trị cũng được đề cập nhưng giọng điệu tâm tình bao trùm lên khiến cho bài thơ không khô khan, nhàm chán. Có những đoạn thơ rất đậm chất ca dao: - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? …Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người [Việt Bắc, 60, tr.230, 232] khiến ta nhớ đến những tình tự dân gian quen thuộc: - Mình về ta chẳng cho về Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ [Ca dao] - Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười [Ca dao] Nếu như ca dao đã có những câu rất hay về trạng thái xa cách gây nên nỗi nhớ niềm thương trong lòng người: - Nhớ ai nhớ mãi thế này Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn. Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn Đã bưng đến bát lại dằn xuống mâm. [Ca dao] thì có đến 41 lần Tố Hữu sử dụng từ "nhớ" trong bài thơ "Việt Bắc" dài 150 dòng lục bát. Tố Hữu cũng diễn đạt rất thành công tâm trạng nhớ thương lưu luyến ấy, một nỗi nhớ bao trùm không gian và thời gian, chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống của con người trong các bài thơ. Trong tổng số 8030 từ khác nhau trên toàn văn bản, đã có đến 222 lần Tố Hữu sử dụng từ "nhớ", đó là một số lượng không nhỏ, đủ để góp phần thể hiện tập trung hơn những cảm xúc của nhà thơ đối với đất nước, quê hương, con người Việt Nam, góp phần khiến cho hơi thơ đậm đà tình thân ái hơn. Ngoài ra, Tố Hữu còn sử dụng rộng rãi trong thơ những thành ngữ dân gian. Thành ngữ trở thành phương tiện góp phần làm cho thơ ông sinh động, giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc, giàu tính dân tộc và tính nhân dân. Có tổng số 108 thành ngữ đã được Tố Hữu sử dụng linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể. Quen thuộc nhất là: xương tan thịt nát, chia ngọt xẻ bùi, nhạt muối vơi cơm, ôm chân liếm gót, ăn gian nói dối, ăn nhờ ở đậu, bom rơi đạn nổ, lên rừng xuống bể, lội suối lên ngàn, quay hướng đổi lòng, tham bát bỏ mâm… Các câu thơ được vận dụng thành ngữ rất giàu tính biểu cảm: Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, Càng tức nước càng xui bờ vỡ, Lòng dân ta như lửa thêm dầu... Đa số đều là thành ngữ được cấu tạo 4 âm tiết khiến câu thơ cô đọng, nhịp nhàng cân đối, làm tăng giá trị thẩm mỹ cho thơ. Bên cạnh thành ngữ, Tố Hữu còn thường xuyên sử dụng từ địa phương. Từ địa phương "là một hình thái nhất định của ngôn ngữ. Hình thái ấy có những đặc điểm riêng trong hệ thống ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và được sử dụng ở một môi trường địa lý hạn hẹp hơn môi trường của ngôn ngữ" [165, tr.249]. Được đi nhiều nơi khác nhau, lại thông thạo tiếng Huế, nên Tố Hữu sử dụng không ít từ địa phương khi sáng tác thơ. Có khoảng gần một trăm từ địa phương (82 từ) thì phương ngữ miền Trung chiếm phân nửa. Có đủ các loại từ từ phụ từ mô, tê, răng, rứa, nờ, ni… đến những thực từ gan, hắn, mi, bồn, sương, đương, … Từ những từ đơn chớ, chi,… và những từ đa âm tiết măng mai, rôm rả, chui cha, mả bố, gà ri… Phương ngữ miền Nam hoặc miền Bắc cũng được sử dụng linh hoạt: vô, hét, tụi bay, kêu la, ham, vui lây, má, bầm, mé… Từ địa phương trong thơ Tố Hữu không chỉ có khả năng khắc họa sinh động phong tục, tập quán, con người trên từng vùng đất khác nhau của Tổ Quốc mà còn tạo được cảm giác hứng thú, gần gũi cho độc giả khi tiếp nhận. Chính cái màu sắc địa phương ấy đã thể hiện sự gắn bó, hòa hợp giữa nhà thơ và đồng bào, càng khiến người đọc yêu mến, say mê thơ ông hơn. Trong đường lối chung của Đảng, thơ Tố Hữu luôn hướng về vấn đề dân tộc trong rất nhiều biểu hiện. Truyền thống dân tộc trong chiều sâu lịch sử thường được Tố Hữu gợi nhắc: - Ta đi dưới bốn nghìn năm lịch sử [Vui bất tuyệt, 60, tr.167] Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa - Bốn nghìn năm chan chứa ân tình [Chào xuân 67, 60, tr.376] Bốn nghìn năm cũ, bao mơ ước - Đã được hôm nay, rạng mặt người! [Theo chân Bác, 60, tr.412] Nó không mơ hồ mà rất cụ thể trong nhiều suy nghĩ, nhận thức. Từng sự kiện trọng đại, từng hình ảnh đẹp của hôm nay in rõ dáng dấp của ông cha thưở xưa. Đó là dòng "Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay" [Tuổi 25, 60, tr.426] nhận chìm bao tàu giặc, là anh Giải phóng quân dũng mãnh "Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi, Một dây ná, một cây chông, cũng tiến công giặc Mỹ" [Bài ca xuân 68, 60, tr.379]. Những con người gợi nhớ những con người, Tố Hữu như mang cả toàn dân tộc cùng bước vào cuộc chiến. Xưa cha ông chiến thắng lẫy lừng thì nay dân ta cũng ngoan cường bất khuất "Như khí phách Trần, Lê. Như oai vũ Quang Trung" [Bài ca xuân 68, 60, tr.381], xưa cha ông thất bại thì nay chúng ta can trường dấn thân để tiếp tục sự nghiệp dở dang: "Phan Đình Phùng đó, Tống Duy Tân, Nguyễn Trung Trực lại Hoàng Hoa Thám, Đầu dám thay đầu, chân nối chân!" [Theo chân Bác, 60, tr.400]. Những người con của nước Việt từ "Phan Chu Trinh lạc lối trời Âu, Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng" [Theo chân Bác, 60, tr.400] long đong tìm lối đi cho đến những hành động oanh liệt theo "Hồn nước gọi. Tiếng bom Sa Diện, Trái tim Hồng Thái nổ vang trời" [Theo chân Bác, 60, tr.403] luôn được Tố Hữu gợi nhắc với tình yêu kính thiêng liêng. Trong cuộc trường chinh của thế hệ hôm nay, qua thơ Tố Hữu, ta thấy có sự góp sức không nhỏ của cha ông từ mấy nghìn năm trước. Cái dòng chảy lịch sử không hề ngừng lặng, hồn thiêng ông cha "vẫn quẩn quanh cùng đất nước" và qua thơ đó, nhân dân Việt Nam như thấy mình được tiếp thêm sức mạnh. Như chúng ta đã thấy, bản sắc dân tộc đậm đà từ những thủ pháp biểu hiện của thơ ca truyền thống, những motipe, cách ví von, hình ảnh, thi liệu… đều được Tố Hữu thừa hưởng và sáng tạo theo tinh thần mới, tinh thần cách mạng nên người đọc chỉ thấy hay, thấy quen quen chứ không thấy sáo mòn, cũ kỹ. Các yếu tố này cũng khiến thơ Tố Hữu phù hợp cảm quan thẩm mỹ của người dân Việt, khiến người ta đọc Tố Hữu như đọc lời ca dao, như nghe lời mẹ ru, vì thơ đó được hun đúc từ tình yêu non nước nồng nàn. Bằng cách diễn đạt như vậy, Tố Hữu đã khiến những vấn đề khô khan, xa xôi với người bình dân trở nên gần gũi, dễ hiểu đối với họ. Cái riêng, cái chung, tình cảm gia đình và tình cảm xã hội hòa quyện vào nhau một cách tự nhiên, gắn bó, dần dần ngấm sâu vào tim óc nhân dân bằng con đường giản dị, ngọt ngào của một lời tự tình, một lời ru tha thiết yêu thương. Sự tìm tòi sáng tạo của Tố Hữu, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại góp phần làm tăng khả năng tác động của thơ ông vào công chúng, "sẽ làm cho nghệ thuật vừa thấm sâu, vừa đi xa" [75, tr.848]. TIỂU KẾT CHƯƠNG BA Thơ Tố Hữu là thơ của một người say mê cuộc sống, say mê cách mạng, say mê đấu tranh. Bằng những hình thức biểu hiện thích hợp, Tố Hữu đã tạo cho thơ mình một sức mạnh đáng kể, một sức sống bền lâu, ám nhiễm và tác động sâu sắc vào tâm hồn người đọc. Sức mạnh của thơ Tố Hữu "chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự". Bằng thơ, Tố Hữu "có thể đốt cháy trái tim con người vào ngọn lửa thần của đại nghĩa" [20, tr.36], thơ Tố Hữu là "một trường nghị lực cho người đọc" [75, tr.401]. Bên cạnh những hình thức thi pháp nổi bật đã được trình bày ở trên, chúng ta vẫn thấy một số yếu tố khác cũng mang những nét riêng cho phong cách thơ Tố Hữu, cũng giúp thơ Tố Hữu tăng thêm khả năng tác động vào độc giả. Đó là cách thức sử dụng đại từ nhân xưng, cách sử dụng nhiều hô ngữ, cách ngắt câu giữa dòng, và cả cách mà nhà thơ cho ra đời một bài thơ: ra đời rất kịp thời. Không thể phủ nhận, thơ Tố Hữu sử dụng hệ thống đại từ nhân xưng đa dạng. Tình cảm cách mạng có liên quan không nhỏ đến cách xưng hô trong thơ Tố Hữu. Ông là nhà thơ, cũng là chiến sĩ cách mạng, ông gọi quần chúng là cha, mẹ, anh, chị của mình. Thơ ông hướng đến hàng triệu người, cũng có khi dành cho riêng một số con người anh hùng tiêu biểu. Khi đó, ông gọi tên họ chính xác: Lượm, Nguyễn Văn Hòa, bà má Hậu Giang, mẹ Tơm, mẹ Suốt, Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Huỳnh Ngọc Huệ, Lê Chưởng, Trần Thị Lý, Lê Thị Hồng Gấm, Hồ Giáo, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp… Đối với ngôi thứ nhất, ông luôn xưng hô cụ thể: tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, con, anh, em… với nhân dân. Cách xưng hô trực tiếp ấy tạo nên không khí thân mật, chan hòa gắn bó, tạo cảm giác thoải mái, dễ tiếp nhận. Mặt khác, nó còn có khả năng gợi lên những cảm xúc riêng, dễ làm thỏa mãn yêu cầu biểu đạt cảm xúc và tác động vào cảm xúc độc giả của nhà thơ. Thơ Tố Hữu thường sử dụng nhiều hô ngữ. Hô ngữ được sử dụng khi nhà thơ hướng đến đối tượng bên ngoài, đến số đông hoặc chỉ với một ai đó. Hô ứng tạo nên mối quan hệ cộng hưởng, tác động lẫn nhau. Với Tố Hữu, dường như con người không cô đơn, không cô lập mình trước thời đại, trong rất nhiều tình huống, nhà thơ sử dụng hô ngữ như một lời kêu gọi hưởng ứng, đồng tình từ mọi người. "Ít có nhà thơ nào sử dụng hô ứng rộng rãi như Tố Hữu" [122, tr.191]. Thế giới hô ứng trong thơ Tố Hữu giúp tiếng thơ ông luôn xao động, nôn nao, rạo rực, không bình lặng. Đỉnh cao của trạng thái này là nhà thơ cất lên lời gọi. Những dòng thơ được bắt đầu hoặc kết thúc bằng hô ngữ thường mang lại cảm giác hài hòa, thân ái. Hô ngữ làm cho tiếng thơ không đơn độc, tiếng thơ luôn được định hướng, tiếng thơ giàu âm vang. Kiểu hô ngữ trong thơ Tố Hữu cũng là những ơi, hỡi, này, kìa, ê, a, à, nhỉ, nhé, hỡi, hả (hở), nè… kết hợp với đại từ hoặc danh từ phía sau. Tiếng gọi trong thơ Tố Hữu luôn gắn liền với một đối tượng cụ thể, đó là những người dân Việt Nam yêu thương: Bác ơi, anh em ơi, hỡi đồng bào, hỡi người bạn thân, bạn hỡi, bầm ơi, má ơi, em ạ, hỡi cô tiên nữ, hỡi em, anh Trỗi ơi… và đôi khi là những địa danh: Huế ơi, Hương Giang ơi, Tây Nguyên ơi, Mạc Tư Khoa ơi, và ông gọi cả những đối tượng trừu tượng: xuân ơi, năm 2000 ơi, ôi Việt Nam,Tổ Quốc ơi, Người ơi, quê hương ơi… Tố Hữu hay chạy, đi, chào, mời và hô, gọi. Đó là kiểu nhà thơ đặt mình vào nhịp đời đang cuồn cuộn chảy của nhân dân, là kiểu nhà thơ cùng hít thở, nói cười, buồn, khóc với nhân dân. Khi hô gọi, nhà thơ hướng đến đối tượng cụ thể, đồng thời còn tạo nên những làn sóng cộng hưởng, lây lan cảm xúc trong nhiều người. Thơ Tố Hữu còn tác động mạnh vào người đọc bởi tính kịp thời, thời sự. Maiakovski đã từng có trường ca Vladimia Ilich Lenin năm … và đến 1969 Tố Hữu có "Theo chân Bác", điều này đã đáp ứng kịp thời sự chờ đợi của đông đảo độc giả. Ngoài trường ca "Theo chân Bác", Tố Hữu còn có "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên", "Ta đi tới", "Việt Bắc", "Việt Nam máu và hoa", "Hãy nhớ lấy lời tôi", "Toàn thắng về ta", "Vui thế, hôm nay"... Những bài thơ này đã được ông sáng tác như một sự giải quyết kịp thời, như một bản tổng kết, ghi công, giúp người đọc thêm phần hồ hởi, phấn khởi. Có thể khẳng định rằng, "về mọi phương diện, Tố Hữu luôn luôn là lá cờ tiền phong, lá cờ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam" [116, tr.465]. Ông viết những câu thơ khiến "người ta có thể uống như nước ngọt, có thể hít thở như khí trời lành" [20, tr.37]. Thơ ông đã đạt tới sự "ngọt ngào như là mỗi người có thể tự làm ra những câu thơ Tố Hữu mà họ đọc ấy" [20, tr.37] vì ông đã nhập tâm sâu sắc, thu hút và "chế biến" những tư tưởng, ý tưởng cách mạng thành ra thức ăn của tâm hồn. Bằng tài năng của một nhà thơ và lý tưởng của một nhà cách mạng, Tố Hữu đã xây dựng được một sự nghiệp thơ ca cao quý, đã thực hiện cái sứ mệnh cao quý nhất của nghệ thuật: "giúp người ta suy nghĩ, hành động, đấu tranh, giúp người ta biết yêu, biết ghét, biết phân minh, giúp cho người ta biết sống, biết chết một cách xứng đáng nhất trong những giờ quyết định của đời mình" [75, tr.376]. KẾT LUẬN Bước sang thế kỷ hai mươi mốt, chúng ta như bị cơn lốc của những phương tiện vật chất ùn ùn kéo đến vây quanh, nó chiếm chỗ trong không gian, trong tâm hồn con người làm những giá trị tinh thần trở nên hạn hẹp, thưa thớt và thậm chí trở nên lạc lõng. Nhu cầu hưởng thụ vật chất cao hơn cũng góp phần làm cho thị hiếu thẩm mỹ của con người trở nên khắt khe hơn. Thơ ca nói riêng và văn học nói chung, đôi khi đã trở thành "hàng hóa" bởi sự cạnh tranh gay gắt của quá nhiều tác phẩm, nó nhiều đến mức khiến người ta phải sợ, phải "ngấy". Trong quá trình thay đổi đó, hơn lúc nào hết, thơ càng phải phát huy tối đa sức mạnh của mình. Đối với riêng người sáng tác, sự phát triển của xã hội kích thích ý thức sáng tạo của họ hơn, đời sống xã hội phức tạp lại là tiền đề hun đúc cho họ nguồn năng lượng, niềm đam mê sống hết mình vì nghệ thuật. Thơ ca vừa phải là món ăn tinh thần bổ ích đối với xã hội, là quyển sách đưa đường dẫn lối cho công chúng, vừa là người bạn đường thân thiết của mọi người. Quan trọng nhất, thơ phải là một trong những công cụ giáo dục tư tưởng tình cảm lành mạnh và thiết thực cho thanh thiếu niên, là vũ khí đấu tranh cho sự phát triển trong sạch và vững mạnh của xã hội. Giữa những xô bồ chộn chạo của cuộc đời, điều đáng mừng là thơ vẫn tồn tại như một sứ giả của thế giới tâm linh. Kinh nghiệm lịch sử chứng minh rằng người ta không hề hoặc rất ít có cơ hội tìm thấy quyền lợi, chức vụ hay những lợi ích vật chất lẫn tinh thần khác nếu dấn thân vào con đường nghệ thuật nhưng tất cả họ vẫn hăng say sáng tạo với một sức mạnh không cưỡng lại được. Sự đam mê kỳ lạ ấy khiến chúng ta liên tưởng đến những đàn cá vượt qua bao thác ghềnh tìm về đồng bằng đẻ trứng, dù rất nhiều con chết, nhưng chúng vẫn tuân theo bản năng và hy sinh kỳ lạ. Mặt khác, những nhà thơ sống trong xã hội hiện đại ngày nay càng thấm sâu hơn cái quy luật sàng lọc sòng phẳng của cuộc đời đối với mọi giá trị tinh thần mà họ tạo ra, thế mà họ vẫn viết. Lý giải rằng chính vì bản thân văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng là một trong những niềm vui lớn nhất của con người và họ không ngừng tạo tác để mở rộng tâm hồn người, để tạo nên muôn nghìn sợi dây nối liền ta với người, để nhân sự sống lên, để giúp cho người ta bước qua cuộc sống chật hẹp tù túng của mình và tìm đến sự đồng cảm của hàng trăm cuộc đời khác, nghe ra hợp lý hợp tình. Nhất là đối với một dân tộc mà chiều dài lịch sử gắn liền với những cuộc chiến tranh giành độc lập, thì thơ ca tuyên truyền, cổ động đấu tranh phải có một vị trí quan trọng, khác thường. Đối với một dân tộc mà bão táp chiến tranh không ngừng gây thương tích, vấn đề tìm đường cứu nước, tìm ra chân lý cho cuộc đời luôn đặt con người vào những tình huống căng thẳng thì thơ ca yêu nước đã cho thấy sức mạnh, ý nghĩa của mình trong việc trở thành người bạn, người thầy, người dẫn đường đáng tin cậy của nhân dân. Tồn tại giữa cuộc đời như một thực thể có tư duy và có khả năng sáng tạo, bất cứ ai trong chúng ta cũng có nhu cầu giao tiếp. Vì sống là phải sống với người khác, cần người khác và vì người khác. Khi mọi phương tiện liên lạc càng hiện đại thì mối liên hệ giữa nhà thơ và độc giả càng gần gũi, cởi mở và thân thiện. "Giao tiếp là một điều kiện của sự sống. Đã có giao tiếp là có trao đổi, có tác động lẫn nhau" [158, tr.487]. Cho nên, tác động là một phạm trù thuộc lĩnh vực sáng tác lẫn tiếp nhận văn học, là biểu hiện cụ thể từ nhu cầu giao cảm mãnh liệt của nhà thơ khi sáng tác. Để đạt được hiệu quả cao nhất, nhà thơ luôn cố gắng chọn lựa hình thức nghệ thuật thích hợp sao cho diễn đạt thành công nhất ý tưởng, cảm xúc của mình và tạo được sức tác động mạnh nhất, sức lan truyền bền bỉ nhất trong lòng độc giả. Do đặc trưng thể loại, thơ nghiêng hẳn về phương diện bộc lộ cảm xúc, tâm hồn nhà thơ. Bộc lộ để mà bộc lộ, bộc lộ cũng để mà tác động đến người đọc. Quá trình sáng tác là quá trình nhà thơ vừa trăn trở, bộc lộ, giãi bày, vừa đi tìm sự chia sẻ, đồng cảm, tìm mối dây liên kết với tri âm, với cộng đồng. Ai cũng phải nhọc nhằn, vất vả gieo vào trang viết từng con chữ, từng ý nghĩ với mong muốn khi nó đến được với người đọc thì có thể mắc lại nơi ấy. Trong tâm thức của mỗi người họ, thường trực là niềm khắc khoải muốn tạo ra những tác phẩm có hằng số nghệ thuật mới lạ, có tư tưởng nhân văn sâu sắc, có sức lay động vào tâm thức con người. Chính vì vậy mà câu hỏi làm thế nào để người đọc đọc mình, hiểu mình, nghe theo mình… trở nên thật sự cần thiết đối với mỗi người cầm bút. Đứng về phương pháp luận, nghiên cứu các biểu hiện thuộc về hình thức thi pháp của thơ chỉ là một hướng trong nhiều hướng nghiên cứu văn học. Nó được chúng tôi chọn nghiên cứu như một hướng đi tìm những nguyên nhân tạo nên sức sống bền bỉ, âm vang mạnh mẽ và nhất là sức tác động mãnh liệt của thơ ca. Trong xu hướng cần nên chú trọng việc nâng cao tính khoa học của ngành nghiên cứu văn học, phát hiện ngày càng sâu hơn bản chất và quy luật của văn học, từng bước khám phá ra con đường, hệ thống thao tác đáng tin cậy để hiểu sâu tác phẩm, hiểu sâu quá trình sáng tác và tiếp nhận, góp sức vào việc tạo ra những giá trị văn học mới và phát huy tác dụng của văn học trong cuộc sống thì đề tài nghiên cứu này là một nét nhỏ trong nhiều vấn đề mà thi pháp học hiện đại đang hướng tới. Mặt khác, như ý kiến của các nhà nghiên cứu văn học thì trong sáng tác và nghiên cứu ngày nay, chúng ta cũng đã không còn thơ ngây mà khẳng định một chiều, phiến diện theo kiểu hoặc chỉ thấy thơ là vũ khí của tư tưởng, hoặc chỉ thấy thơ ca là nghệ thuật, hoặc chỉ thấy thơ ca là ngôn ngữ. Đã trải qua một quá trình tranh luận lành mạnh và nghiêm túc để thấy rõ: thơ là tổng hợp của ba yếu tố đó. Lịch sử từ xưa đến nay cũng đã chứng minh cho ta thấy rõ rằng: nếu đã là một nghệ sĩ tài năng thì đồng thời cũng là một nhà tư tưởng, một nhà văn hóa lớn, một nhà ngôn ngữ học uyên bác. Cho nên, việc lựa chọn một góc nhìn hay một lĩnh vực nghiên cứu nào đối với văn thơ không còn là vấn đề để bàn luận vì mục đích cuối cùng của nó là mang lại một nét mới để bổ sung cho những vấn đề lý luận truyền thống thêm hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu luận văn này từ những cơ sở thực tế đó, và cũng từ hy vọng quá trình sáng tác và nghiên cứu thơ ca ngày càng phong phú hơn, hoàn thiện hơn. Bởi chúng tôi cho rằng, đúng như lời của Nguyễn Văn Hạnh từng viết: "Không một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương nghệ thuật trong việc giúp con người hiểu được cuộc sống và hiểu chính mình, sống có tình thương, có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm thường, phàm tục để thăng hoa, để ước mơ, vươn đến chân thiện mỹ. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái đẹp, sự hài hòa, sự sống" [42, tr.255]. Chưa bao giờ văn học rời xa con người, chưa bao giờ văn học phản bội lại những ước mơ cao cả của con người. Trong mọi thời đại, sáng tạo văn học vẫn mãi là một hoạt động sáng tạo cao đẹp, đầy thánh thiện, đáng để tôn vinh. Cuối cùng, chúng tôi muốn khẳng định rằng, như một lẽ tất yếu, các yếu tố thi pháp có khả năng tác động mạnh vào công chúng luôn giữ vai trò không nhỏ trong tiến trình thúc đẩy sự đổi mới và phát triển thơ ca Việt Nam, nó góp phần khẳng định và định hướng cho người cầm bút trong ý đồ đưa tác phẩm của mình đến với độc giả thêm sắc nét và có sức sống bền lâu hơn trong lòng người. Nỗ lực mà luận văn hướng tới là góp phần tìm tòi và khẳng định những hiệu quả nghệ thuật của các hình thức thi pháp ấy để góp thêm vào bề dày nghiên cứu thơ ca Việt Nam một cách nhìn nhận mới, thiết thực, bổ ích cho đội ngũ những người sáng tác trẻ ở Việt Nam hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phong Hồng Anh (2005), "Tín hiệu thơ - cuộc đối thoại giữa nhà thơ và bạn đọc", Tạp chí Ngôn ngữ, (9). 2. Đỗ Ảnh (1990), "Thử vận dụng quan điểm cấu trúc – chức năng để nhận diện miêu tả câu cầu khiến Tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ, (2). 3. Arnaudop M. (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Hoài Lam và Hoài Ly dịch, Nxb Văn học. 4. Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (1970), "Thư gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III, IV", Tạp chí Tác phẩm mới, (6). 5. Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháp Tiếng Việt tập 1 và 2, Nxb Giáo dục. 6. Diệp Quang Ban (1998), Một số vấn đề về câu tồn tại trong Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Bính (1992), Thơ Nguyễn Bính chọn lọc, Nxb Văn học. 8. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb ĐH và Giáo Dục CN, Hà Nội. 9. Nguyễn Bính Hồng Cầu (2007), Nhặt bóng mình, Nxb Văn nghệ. 10. Hoàng Minh Châu (1978), "Trả lời Tạp chí văn học", Tạp chí Văn học, (1). 11. Nguyễn Huệ Chi (1988), Hội thảo về "Phản ánh hiện thực là chức năng hay thuộc tính của văn học", Tạp chí Văn học, (5). 12. Tân Chi tuyển chọn và biên soạn (1999), Thạch Lam văn và đời, Nxb Hà Nội. 13. Trúc Chi (1999), Ba mươi năm một nền thơ cách mạng, Nxb Thanh niên. 14. Nguyễn Đình Chú, Trần Hữu Tá chủ biên (2002), Văn học 11, tập 1, phần Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục. 15. Mai Ngọc Chừ (1991), "Những đặc điểm của âm tiết Tiếng Việt và vai trò của nó trong thơ ca", Tạp chí Ngôn ngữ, (3). 16. Nguyễn Dương Côn (1994), "Phác thảo về quan hệ giữa ảo và phi lý trong thơ", Tạp chí Sông Hương, (8). 17. Ngô Viết Dinh tuyển chọn (2002), Đến với thơ Phan Bội Châu, Nxb Thanh niên. 18. Ngô Viết Dinh tuyển chọn (2002), Đến với thơ Nguyễn Khuyến, Nxb Thanh niên. 19. Ngô Viết Dinh tuyển chọn (2002), Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Thanh niên. 20. Xuân Diệu (1978), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy, Nxb Tác phẩm mới. 21. Xuân Diệu (1978), "Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống”, Tạp chí Văn học, (1). 22. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội. 23. Xuân Diệu (tái bản 1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học. 24. Dovsdilskj S. (1961), "Nhiệm vụ của nhà thơ", Tạp chí Văn nghệ, (49). 25. Nguyễn Du (tái bản 1996), Truyện Kiều, Nxb Văn hóa thông tin. 26. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội. 27. Hữu Đạt (1996), "Đặc điểm phong cách ngôn ngữ của thơ ca và ca dao", Tạp chí Ngôn ngữ, (4). 28. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục. 29. Hữu Đạt (1998), Phong cách học và phong cách chức năng Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội. 30. Phan Cự Đệ chủ biên (tái bản 1998), Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb Giáo dục. 31. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Văn học. 32. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học. 33. Trịnh Bá Đĩnh biên soạn (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học. 34. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục. 35. Trinh Đường (2001), "Trăm năm thơ", Tạp chí Nhà văn, (1). 36. Bùi Giáng (tái bản 2006), Mưa nguồn, Nxb Văn nghệ. 37. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 38. Phạm Thị Hà, Nguyễn Thị Thìn (2002), "Câu hỏi trong thơ trữ tình", Tạp chí Ngôn ngữ, (10). 39. Nguyễn Văn Hạnh (1985), Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí, Nxb Thuận Hóa. 40. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận và văn học, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục. 41. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học văn hóa, vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học Xã hội. 42. Nguyễn Văn Hạnh (2004), Chuyện văn chuyện đời, Nxb Giáo dục. 43. Đỗ Thị Hằng (2005), "Ẩn dụ bổ sung - một phương tiện tu từ đặc sắc trong văn chương", Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (11). 44. Cao Xuân Hạo (tái bản 2004), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học Xã hội. 45. Hoàng Ngọc Hiến (1988), "Phản ánh hiện thực là chức năng hay thuộc tính của văn học", Tạp chí Văn học, (5). 46. Hoàng Ngọc Hiến (2004), "Năng khiếu cảm nhận tiết tấu", Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, (1). 47. Lưu Hiệp (1996), Văn tâm điêu long, bản dịch trong Tạp chí Văn học nước ngoài, (3). 48. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi… và nhiều tác giả khác biên tập (1983), Từ điển văn học tập 1, 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 49. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 50. Hirsch E. (2004), "Thơ và độc giả", Tạp chí Văn học nước ngoài, (1). 51. Nguyễn Thái Hòa (1996), "Tiếp đoạn trong một dòng thơ", Tạp chí Ngôn ngữ, (1). 52. Bùi Công Hùng (1973), "Về một số quan điểm sáng tác thơ ở Sài Gòn", Tạp chí Văn học, (2). 53. Bùi Công Hùng (1974), "Những ý kiến sai trái về thơ của Nguyễn Văn Thi", Tạp chí Văn học, (4). 54. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 55. Hoàng Hưng (1994), "Về bản sắc dân tộc và thơ hôm nay", Tạp chí Sông Hương, (11). 56. Tố Hữu (1961), "Thơ là tiếng nói đồng ý đồng tình, tiếng nói đồng chí", Tạp chí Văn nghệ, (48). 57. Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta, Nxb Văn học. 58. Tố Hữu (1981), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Nxb Văn học. 59. Tố Hữu (1998), "Phải sống đến tận cùng cuộc sống mới có được thơ hay", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (8). 60. Tố Hữu (tái bản lần 7 năm 2005), Thơ Tố Hữu, Nxb Văn học. 61. Đỗ Văn Hỷ biên soạn (1990), Người xưa bàn về văn chương tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 62. Jauss H. R. (2002), "Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học", Trương Đăng Dung dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, (1). 63. Nguyễn Thị Dư Khánh (1996), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường, Nxb Giáo dục. 64. Đinh Gia Khánh chủ biên (tái bản 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XV nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục. 65. Đinh Gia Khánh chủ biên (tái bản 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục. 66. Trần Đăng Khoa, Vũ Quần Phương tuyển chọn và giới thiệu (2007), Những nhà thơ Việt Nam thời chống Mỹ, Nxb Kim Đồng. 67. M.B.Khravchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 68. M.B.Khravchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 69. Lê Đình Kỵ (1998), Phê bình nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục. 70. Đông La (2001), Biên độ của trí tưởng tượng, Nxb Văn học, Hà Nội. 71. Đinh Trọng Lạc chủ biên (2002), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 72. Chu Lai (1993), "Nghề khổ", Tạp chí Văn nghệ, (1). 73. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục. 74. Đinh Lan (2001), "Không gian nghiêng – một nét độc đáo trong thơ Hoàng Cầm", Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (3). 75. Phong Lan tuyển chọn (2003), Tố Hữu, về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 76. Đào Thanh Lan (2005), "Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng câu hỏi – cầu khiến", Tạp chí Ngôn ngữ, (11). 77. Mã Giang Lân (1996), "Sự hình thành các bài thơ", Tạp chí Văn học, (10). 78. Mã Giang Lân (1997), Tìm hiểu thơ, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 79. Mã Giang Lân tuyển chọn và giới thiệu (2001), Thơ Hàn Mặc Tử, Nxb Văn hóa thông tin. 80. Mã Giang Lân (2004), Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục. 81. Mã Giang Lân (2004), "Tản Đà - từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tạo hình thức thơ ca", Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8). 82. Phong Lê chủ biên (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội. 83. Lenin V. I (1977), Bàn về văn hóa, văn học, nhiều người dịch, Nxb Văn học. 84. Nguyễn Thế Lịch (2000), "Ngữ pháp của thơ", Tạp chí Ngôn ngữ, (11) và (12). 85. Nguyễn Thế Lịch (2004), "Nhịp thơ", Tạp chí Ngôn ngữ, (1). 86. Vân Long sưu tầm (1995), Xuân Quỳnh thơ và đời, Nxb Văn hóa Hà Nội. 87. Lotman IU. M. (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, (nhiều người dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 88. Nguyễn Lộc (tái bản 2004), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục. 89. Phan Trọng Luận chủ biên (2006), Ngữ Văn 10 tập hai, Nxb Giáo dục. 90. Lưu Trọng Lư (1961), "Một vài cảm nghĩ về thơ", Tạp chí Văn nghệ, (48). 91. Phương Lựu chủ biên (2002), Lý luận văn học tập 1, Nxb Đại học Sư phạm. 92. Phương Lựu chủ biên (tái bản lần thứ 4, 2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 93. Phương Lựu (2005), Tuyển tập tập 1, 2, 3, Nxb Giáo dục. 94. Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (tái bản 2006), Văn học 12 tập 1, Nxb Giáo dục. 95. Đặng Thai Mai (1997), Đặng Thai Mai toàn tập, tập 1, Nxb Văn học. 96. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Để dạy tốt văn học Việt Nam lớp 12, Nxb Giáo dục. 97. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, Nxb Trẻ. 98. Nguyễn Đăng Mạnh (tái bản 2006), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục. 99. Hồ Chí Minh (tái bản 1999), Nhật ký trong tù, Nxb Thanh niên. 100. Nguyễn Thanh Mừng (2006), "Nguyên Tiêu", Tạp chí Nhà văn, (3). 101. Lê Thành Nghị (2003), Văn học sáng tạo và tiếp nhận, Nxb Quân đội nhân dân. 102. Phan Ngọc (tái bản 2000), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ. 103. Nguyễn Hữu Ngô sưu tầm và biên soạn (2005), Trần Quang Long, cuộc đời và tác phẩm, Nxb Thuận Hóa. 104. Bàng Sĩ Nguyên (1978), "Thơ của đời sống", Tạp chí Văn học, (1). 105. Triều Nguyên (2006), Bình giải thơ từ góc độ cấu trúc ngôn ngữ, Nxb Giáo dục. 106. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 107. Phùng Quý Nhâm (1991), Thẩm định văn học, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. 108. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội. 109. Đái Xuân Ninh (1985), Giảng văn dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb Tp. HCM. 110. Như Phong (1977), Bình luận văn học, Nxb Văn học. 111. Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới, Nxb Hội nhà văn. 112. Vũ Quần Phương (1992), "Vài ý nghĩ về thơ hôm nay", Tạp chí Tác phẩm mới, (3). 113. Pauxtovskj K. (2001), Bông hồng vàng, Kim Ân dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 114. Pospelov G. N. (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghĩa Trọng dịch, Nxb Giáo dục. 115. Vũ Đức Phúc (1978), "Thơ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Tạp chí Văn học, (4). 116. Vũ Đức Phúc (2001), Bàn về văn học, Nxb Khoa học xã hội. 117. Bùi Minh Quốc (1993), "Góp mấy suy nghĩ về người nghệ sĩ, chiến sĩ”, Tạp chí Văn học, (3). 118. Ranicki M. R. (1994), "Một lời biện hộ cho thơ", Trương Hồng Quang dịch, Tạp chí Văn học, (3. 2003). 119. Nguyễn Xuân Sanh (1973), "Cuộc sống với lý tưởng, trang thơ, người bạn đọc", Tạp chí Văn học, (1). 120. Sartre J. P. (1999), Văn học là gì, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Hội nhà văn. 121. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 122. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục. 123. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục. 124. Trần Đình Sử (tái bản 2001), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Văn hóa thông tin. 125. Trần Đình Sử chủ biên (2004), Lý luận văn học, Nxb Đại học Sư phạm. 126. Vũ Văn Sỹ (1999), Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội. 127. Trần Hữu Tá nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 128. Hà Công Tài (1997), "Cấu trúc ẩn dụ hóa trong thơ", Tạp chí Văn học, (5). 129. Nguyễn Trọng Tạo (1994), "Thơ lục bát Việt Nam, lạm bàn", Tạp chí Sông Hương, (6). 130. Nguyễn Trọng Tạo (2007), 36 bài thơ, Nxb Lao động. 131. Nguyễn Minh Tấn biên soạn (1981), Từ trong di sản, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 132. Khâu Chấn Thanh (1995), Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo dục. 133. Hoài Thanh, Hoài Chân (tái bản 2003), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 134. Vũ Thanh tuyển chọn (1998), Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 135. Tuấn Thành, Anh Vũ tuyển chọn (2002), Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học. 136. Tuấn Thành, Anh Vũ tuyển chọn (2005), Việt Bắc tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học. 137. Đào Thản (1990), "Nhịp chẵn, nhịp lẻ trong thơ lục bát", Tạp chí Ngôn ngữ, (3). 138. Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ sở ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Tp.Hồ Chí Minh. 139. Nguyễn Bá Thành (1991), Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội. 140. Tạ Văn Thành (1998), Đại cương Mỹ học, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 141. Thanh Thảo (1995), "Cuối cùng, thơ chiến đấu với chính nó", Tạp chí Tác phẩm mới, (11). 142. Thanh Thảo (2002), "Sự bền lòng, một tên gọi khác của thơ ca", Tạp chí Nhà văn, (11). 143. Đoàn Thêm dịch và giới thiệu (1962), Quan niệm và sáng tác thơ, theo lời thi nhân và học giả phương Tây, Viện Đại Học Huế. 144. Nguyễn Đình Thi (1961), "Mở rộng cửa cho cuộc sống mới vào thơ, cho thơ vào cuộc sống mới", Tạp chí Văn nghệ, (48). 145. Nguyễn Đình Thi (1992), "Mấy ý nghĩ về thơ", Tạp chí Tác phẩm mới, (3). 146. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (1997), Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam tập 3, Nxb Văn học. 147. Vũ Duy Thông biên soạn (2003), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Giáo dục. 148. Trúc Thông (1995), "Một ngả đường đến với thơ", Tạp chí Tác phẩm mới, (11). 149. Chu Thị Thơm (2006 ), "Thơ trẻ: Bức tranh chưa phân định sắc màu", Tạp chí Nhà văn, (2). 150. Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội. 151. Đỗ Lai Thúy biên soạn và giới thiệu (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp - Lý thuyết Chủ nghĩa hình thức Nga, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 152. Nguyễn Thị Phương Thủy (2004), "Vần, thanh điệu, nhịp điệu trong câu thơ Mới bảy chữ", Tạp chí Ngôn ngữ, (11). 153. Trần Thức tuyển soạn và giới thiệu (2005), Viết trên đường tranh đấu, Nxb Thuận Hóa. 154. Phạm Văn Tình (2002), "Im lặng – một dạng tỉnh lược ngữ dụng", Tạp chí Ngôn ngữ, (5). 155. Nguyễn Vũ Tiềm (2006), Đi tìm mật mã của thơ, Nxb Hội nhà văn. 156. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của sáng tạo, thách thức của văn hóa, Nxb Thanh niên. 157. Lê Ngọc Trà (tái bản 2005), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ. 158. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mĩ và văn hóa, Nxb Giáo dục. 159. Võ Gia Trị (2002), "Lý luận là nền tảng cho thơ ca vươn cao", Tạp chí Nhà văn, (11). 160. Coocnây Trucốpxki (1993), "Những bí quyết làm thơ hay cho trẻ em", Bùi Hòa dịch, Tạp chí Văn học, (5). 161. Đinh Gia Trinh, (tái bản 2005), Hoài vọng của lý trí, Nxb Hội nhà văn. 162. Hoàng Trinh chủ biên (1978), Văn học, cuộc sống, nhà văn, Nxb Khoa học Xã hội. 163. Hoàng Trinh (1996), "Giao tiếp trong văn học", Tạp chí Văn học, (4). 164. Hoàng Tuệ (1996), Ngôn ngữ và đời sống xã hội văn hóa, Nxb Giáo dục. 165. Hoàng Tuệ (1998), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 166. Ủy ban Khoa học Xã hội (1983), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 167. Valery P. (2000), "Các vấn đề thi ca", Phương Ngọc dịch, Tạp chí Văn học, (1). 168. Kiều Văn tuyển chọn (2002), Thơ Lưu Quang Vũ, Nxb Đồng Nai. 169. Kiều Văn (2006), Những gương mặt tiêu biểu thơ ca Việt Nam, Nxb Văn học. 170. Chế Lan Viên (1973), "Trả lời Tạp chí văn học, hay là nói chuyện thơ đầu năm", Tạp chí Văn học, (1). 171. Chế Lan Viên (1993), Di cảo thơ, tập II, Vũ Thị Thường góp nhặt, Nxb Thuận Hóa, Huế. 172. Chế Lan Viên (tái bản 1997), Điêu tàn, Nxb Hội nhà văn. 173. Hồ Sĩ Vịnh (2004), "Yếu tố phi lý tính trong thơ", Tạp chí Nhà văn, (8). 174. Xâytlin (1968), Lao động nhà văn, Nxb Văn học. 175. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2004), Tiếng vọng những mùa qua, Nxb Trẻ. 176. Nhiều tác giả (Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh) (1976), Về văn hóa văn nghệ, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 177. Nhiều tác giả (1979), Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội. 178. Nhiều tác giả (1983), Nhà văn bàn về nghề văn, Hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng. 179. Nhiều tác giả (1984), Tổng tập văn học Việt Nam tập 36, Nxb KHXH Hà Nội và Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. 180. Nhiều tác giả (1990), Tình bạn, tình yêu, thơ…, Nxb Giáo dục. 181. Nhiều tác giả (1992), Thơ Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Giáo dục. 182. Nhiều tác giả (1994), Tuyển tập Thơ lục bát Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 183. Nhiều tác giả (1997), Thi ca Việt Nam thời Cần Vương, Nxb Văn học. 184. Nhiều tác giả (1997), Lịch sử văn học Trung Quốc, Sở nghiên cứu văn học, Viện văn học Trung Quốc. 185. Nhiều tác giả (2003), Từ điển Lời hay ý đẹp, tập 2, Nxb Thanh niên. 186. Nhiều tác giả (2004), Thơ Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục. 187. Nhiều tác giả (2005), Ngô Kha, ngụ ngôn của một thế hệ, Nxb Thuận Hóa. 188. Nhiều tác giả (2006), Thơ hay Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Văn hóa thông tin. 189. Nhiều tác giả (2006), Cái nhìn mới về lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Tài liệu của Trường Đại học KHXH và Nhân văn. 190. Nhiều tác giả (2006), Văn chương một thời để nhớ, Nxb Văn học. 191.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN059.pdf
Tài liệu liên quan