Luận văn Đặc điểm thơ Yến Lan

MS: LVVH-VHVN026 SỐ TRANG: 130 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 2 . Lịch sử vấn đề 3. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 5. Cấu trúc của luận văn CHƯƠNG 1: BƯỚC ĐƯỜNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA YẾN LAN 1.1. Trước cách mạng tháng Tám - với Bàn thành tứ hữu 1.2. Sau cách mạng tháng Tám 1.3. Sau ngày thống nhất đất nước CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ YẾN LAN 2.1. Hình tượng nghệ thuật là gì? 2.2. Hình tượng thiên nhiên 2.3. Hình tượng đất nước 2.4. Hình tượng con người CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG THƠ YẾN LAN 3.1. Ngôn từ 3.2. Dòng thơ 3.3. Nhịp thơ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CA DAO TRUYỀN THANH CỦA THỌ LÂM (YẾN LAN). CÒN MÃI NHÀ THƠ YẾN LAN. Một số hình ảnh tư liệu về nhà thơ Yến Lan.

pdf130 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thơ Yến Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a muốn. Chẳng hạn: Chị tức căm thay cho thằng Tô Định nó tham tàn Nỡ đang tay độc ác làm cho rẽ thúy chia loan cho nó đành! (Nỗi chị khuyên em – Trần Tuấn Khải ) Như trong trường hợp này thì ta thấy câu “lục” trong thơ lục bát đã được nới thành 11 tiếng và câu “bát” thành 14 tiếng. Khi khôi phục thì chúng ta có thể hoàn đúng với thể loại gốc của nó đó là: Tức thay Tô Định tham tàn Đang tay rẽ thúy chia loan cho đành. Như vậy trong các thể cách luật cũ ta có thể thấy dòng thơ cũng chính là câu thơ khi nó diễn đạt trọn vẹn một ý. Còn từ trong hiện đại có khi phải đến hai ba dòng mới thành một câu trọn nghĩa: Ơi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường. (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên ) Đôi khi để giữ sự cân đối giữa hai dòng, để làm nổi rõ vần, và có khi để nêu bật ý, các tác giả thường vắt dòng: Trời cao xanh ngắt. Ô kìa. Hai con hạc trắng bay về bồng lai (Tiếng sáo Thiên thai – Thế Lữ) Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười Những lúc có tôi, và mắt chỉ Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi (Ghen – Nguyễn Bính). Những câu thơ vắt dòng như trên chiếm tỉ lệ không nhiều, tuy nhiên “chính loại hình này góp phần mở rộng các khả năng diễn đạt của câu Thơ mới, mà thơ ca trước đó không có được” [27,tr.170]. Vậy dòng thơ trong thơ Yến Lan như thế nào trong sự biến đổi đó của thơ ca dân tộc? 3.2.1. Thơ 7 chữ của Yến Lan với những nét truyền thống và những cách tân hiện đại Với quan niệm câu thơ là dòng thơ để tiện khảo sát thì chúng tôi nhận thấy rằng thơ 7 chữ chiếm một số lượng lớn trong sáng tác của Yến Lan. Những tập thơ viết trong thời kỳ đổi mới ở miền Bắc với các thể thơ tự do chiếm đa số như các nhà thơ khác đương thời, còn lại thì thơ 7 chữ trong sáng tác của Yến Lan chiếm đa phần. Cụ thể: Tác phẩm Số bài (câu) 7 chữ Tổng số Tỉ lệ Trước cách mạng 28 40 70% Những ngọn đèn 4 31 13% Tôi đến tôi yêu 5 30 17% Lẵng hoa hồng 0 31 0% Giữa hai chớp lửa 19 40 48% Trường ca Én Đào 1272 (câu) 1272(câu) 100% Tuyển tập tứ tuyệt. 364 443 82% Thơ 7 chữ của Yến Lan qua các giai đoạn Thơ 7 chữ của Yến Lan vừa mang nét truyền thống lại vừa có những cách tân. Sự đổi mới đó thể hiện ở việc giải phóng về âm, vần cũng như phá cách về niêm, luật. Nếu lấy một bài thất ngôn bát cú của thơ Đường luật thì một số vấn đề cơ bản về niêm luật như sau: Trước hết khi xét về niêm, tiếng thứ 2 của các cặp câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7 phải trùng với nhau về thanh; về luật tiếng thứ 4 phải đối thanh với tiếng thứ 2, 6 trong câu; gieo vần thì hầu hết đều là vần chân ở vị trí tiếng thứ 7 của các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn đối thì câu 3 đối câu 4, câu 5 đối câu 6. Chẳng hạn khi xét một bài thơ thất ngôn bát cú kiểu mẫu ta có một ví dụ tiêu biểu sau: Bước tới Đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta (Qua đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan) 1 2 3 4 5 6 7 Câu 1 T T - tới B B - ngang T T- xế B - tà Câu 2 B B – cây T T - đá T B - chen B - hoa Câu 3 B B - khom T T - núi B B - vài T Câu 4 T T - đác B B - sông T T - mấy B - nhà Câu 5 T T - nước B B - lòng B T - quốc T Câu 6 B B - nhà T T - miệng T B - gia B - gia Câu 7 B B - chân T T - đứng B B - non T Câu 8 T T - mảnh B B - riêng T T - với B - ta “Cắt đôi” một bài thất ngôn bát cú, chúng ta sẽ có một bài thất ngôn tứ tuyệt cũng với niêm luật chặt chẽ như vậy. Chính sự gò bó chặt chẽ của niêm, luật nên thơ 7 chữ của thể thơ cổ không thể diễn tả hết được cảm xúc vì vậy Thơ mới ra đời, các tác giả có khi vẫn giữ thể thơ 7 chữ nhưng đã có sự cách điệu, nhằm giải phóng cảm xúc. Chẳng hạn khi ta xét một bài thơ của Yến Lan cũng 8 câu, 7 chữ nhưng nó hoàn toàn không phái là thất ngôn bát cú mà là hai khổ tứ tuyệt độc lập, tự do hơn về niêm, luật và vần. Dòng thơ cũng không phải là một câu thơ trọn vẹn mà nó tràn sang dòng khác, khiến cảm giác thông thoáng hơn, mới mẻ hơn. Gió về đâu đó bước khoan thai Trở nhẹ cành sương mở búp nhài. Một áng hương đưa vừa đủ lọt Kẽ bàn tay ấy bước ngang cây Người sẽ về đâu du khách ơi Mang theo hương thấm của hoa rồi. Để phần cho kẻ trong vườn cũ Những đóa hoa tàn bướm lả lơi. (Vô đề) Sự mới mẻ đấy là xu hướng chung của các nhà Thơ mới trong việc cố gắng cách tân các thể thơ cách luật, đặc biệt là thơ Đường luật. Những bài thơ thất ngôn không bị gò bó trong 4 câu hay 8 câu nữa mà dài ngắn khác nhau không hạn định và thường thì chia thành từng khổ 4 câu như trên. Khi khảo sát các bài thơ 7 chữ giai đoạn trước cách mạng của Yến Lan thì chúng tôi thấy có 24 bài có từ 2 khổ thơ trở lên. Cụ thể: 2 khổ (9 bài), 3 khổ (2 bài), 4 khổ (6 bài), 5 khổ (6 bài), 6 khổ (3 bài), 8 khổ, 10 khổ và 15 khổ mỗi loại 1 bài. Mỗi khổ thơ như vậy gần như là một bài thất ngôn tứ tuyệt tuy ý không tập trung và trọn vẹn bằng. Không những đổi mới về câu thơ – dòng thơ về niêm, luật mà trong thơ 7 chữ của Yến Lan còn mang âm hưởng lời nói của văn xuôi, cấu trúc tự do phá vỡ một trong những nguyên tắc khắt khe của thơ cũ. Đoạn thơ miêu tả cảnh Mỹ ngụy tra tấn các em thiếu niên trong đội công tác Chim Én sau trận phục kích giết chết một tên ác ôn khét tiếng là một ví dụ: Mỹ ngụy giở thêm trò ác độc, Chúng xốc hai em chân lộn ngược, Dập vào thép cứng những đường “ray”, Vứt xuống vực lên… luôn tiếp tục. “Con ai? Bay đến tự nơi nào? Những đứa cầm đầu hiện ở đâu? Đồng bọn chúng bay còn mấy mống? Việc này tiếp tục đến bao lâu?” (Én Đào) 3.2.2. Thơ tự do với sự dàn trải về ý qua những câu thơ vắt dòng hiện đại Hiện thực đời sống chiến tranh muôn màu, muôn vẻ, bề bộn và sôi động vì thế những vần điệu cũ, khuôn thước cũ đã hạn chế sự biểu hiện của thơ. Đây chính là cơ sở để các thể loại thơ tự do phát triển, mở đến thơ không vần, thơ văn xuôi, thơ dài…những thể thơ đầy năng động biến hóa, phù hợp với yêu cầu, nội dung, dung nạp được nhiều liên tưởng, suy nghĩ, thích hợp với sự vận động của tư duy nghệ thuật. Thơ Yến Lan cũng vậy. Những bài thơ, câu thơ kéo dài ghi nhanh, ghi nhiều chi tiết, hình ảnh, tâm trạng có giá trị cao về nội dung, nghệ thuật gây được ấn tượng mạnh trong lòng độc giả. Hồi ức về những ngày tháng cũ ngột ngạt tù đọng bị đánh thức bởi một loạt những hình ảnh xô đẩy nhau xuất hiện. Tỉnh nhỏ, Đìu hiu Mặt trời ngủ giữa chiều, Trở mình trên mái rạ. Cây đứng nép bên đường, Tay xương nắm lá, Như tay người đưa thư Áo vải tây vàng hai vai đã vá, Đi giữa đường mấp mô, Không có kẻ đợi chờ. (Lại về tỉnh nhỏ) Chỉ hai câu thơ nhưng được vắt qua 10 dòng, khái quát một bức tranh toàn cảnh về không khí tù đọng của tỉnh nhỏ trước cách mạng. Sự uể oải, ngưng đọng đó thấm vào cảnh vật đến cả mặt trời – nguồn gốc của mọi sự sống thiên nhiên kia cũng bị ảnh hưởng. Một ông mặt trời ngủ ngày “ngủ giữa chiều”, đang “trở mình trên mái rạ” và ngày bỗng tàn rất nhanh, tàn không phải vì địa hình heo hút mà tàn vì không có sự hoạt động. Sự ngưng đọng tới mức mà một lá thư – thông tin của con người – đến đây từ viễn xứ cũng trở thành thứ không có ai chờ đợi… Trong cuộc sống ngột ngạt đó, con người còn bị câu thúc bởi những khuôn vàng thước ngọc của lễ giáo khiến những khao khát hạnh phúc cá nhân trở thành thứ yếu. Sau những ngày dang dở tình duyên Con đỏ trên tay thành người góa bụa Tóc xanh vướng trong khăn tang dẫy dụa Theo lệ hàng năm về quê ngoại bên sông Lạc trong đám vợ chồng Lòng gảy nửa khúc đàn lỡ nhịp Không dám ước mơ một đường tơ nối tiếp Không dám trườn qua “thước ngọc khuôn vàng” Đục Trong một bước sang ngang Mốc định mệnh ai đóng vào xương sống Tổ kén lễ nghi bao trùm xác nhộng Nồi ươm giết kiếp con ngài Mỗi xuân về mỗi kéo dài thêm sợi chỉ tâm tình ai oán… Một câu chuyện kể về người phụ nữ chịu cảnh góa bụa khi mái tóc còn xanh, con còn đỏ hỏn. Bởi lễ nghi phong kiến, bởi khuôn vàng thước ngọc mà không dám bước tiếp con trên con đường tìm hạnh phúc lứa đôi cho dù chị khát khao cháy bỏng. Những dòng thơ dài ngắn, khúc khuỷu, đan xen, nối tiếp nhau như câu chuyện bất tận về cuộc đời bất hạnh của chị, đó là mối cảm thông của thi nhân dành riêng cho chị và cho những kiếp người bất hạnh ngày xưa. Trong những ngày đầu dựng xây đất nước, tìm kiếm con đường phát triển tốt nhất cho dân tộc, sao cho mọi người cùng được lao động, cùng được chia phần một cách công bằng, mô hình hợp tác xã là sự lựa chọn sống còn của ngày ấy để thực hiện sự công bằng. Tuy nhiên, ở bước đầu góp tài sản của mình vào hợp tác, rồi làm làm sao, ăn như thế nào ai chia, ai giữ không phải đã có câu trả lời thỏa đáng. Tất cả những tình cảm ngổn ngang của những cá nhân trong buổi đầu gia nhập hợp tác được ghi nhận lại bằng những dòng thơ dường như bất tận. Sự động viên lúc này mới ý nghĩa làm sao: Nuôi việc làm ăn như nuôi con qua đốt Đến ngày con lẫy, con chơi; Đến ngày mười tám, đôi mươi, Đến ngày rộng vai dài vế; Cái khó đan vào cái dễ Nan mốt nan hai Nuôi việc làm ăn từ hạt muối củ khoai, Gian khổ, không dừng sức lớn. (Bài ca hợp tác thôn tôi) Trên mặt trận chống giặc ngoại xâm, một cuộc chiến, không phải một hai tháng, một hai năm mà đã mấy chục năm trôi qua. Những người con của miền Nam tập kết ra Bắc nhưng lòng vẫn canh cánh hướng về quê hương, nghe ngóng từng tin tức chiến sự. Để rồi thời cơ quyết định đã tới, không khí khẩn trương của những ngày tiến đánh giải phóng quê hương náo nức khiến họ không thể kìm chế: Ta tiến lên với dòng Côn ào ạt Cầu Đôi đây, bao lớp đã thay dầm Vẫn nguyên liền nhịp thép đón quân sang Không kín nữa Đèo Son, hầm cố thủ Cái bọc độc cả quân đoàn ôm giữ Kho hậu cần cho tất cả Tây Nguyên Bộ mặt huênh hoang lũ lũ cuồng điên Đã ư ử run dài cơn sốt. (Hôm nay đã đến Bình Định ơi.) Một câu thơ vắt tràn qua tám dòng, ôm chứa hết những diễn biến nóng bỏng tình hình chiến sự của quê hương. Mỗi dòng thơ ta như cảm nhận được giọt nước mắt nóng hổi và dòng máu đang sùng sục sôi lên trong huyết quản của những người con sau bao năm chờ đợi. Sự đợi chờ ấy giờ đây đang được đền đáp. 3.3. Nhịp thơ Thơ là tiếng nói của tình cảm, của trái tim căng tràn về cuộc sống. Cũng như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ cũng có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh nhịp điệu của từ ngữ ấy. Âm thanh nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà nhiều khi từ ngữ không thể nói hết. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ý nghĩa thơ tách độc lập với từ ngữ mà chính xác là từ ngữ, kết hợp với nhịp điệu chúng ta sẽ có trường nghĩa thơ rộng mở hơn. Trước hết cần xác định rõ nhịp thơ – nhịp điệu - trong một bài thơ, một câu thơ không phải chỉ bộc lộ ở cách ngắt thành những đoạn tiết tấu như ta vẫn thường làm trước đây mà do nhiều nhân tố tạo thành. “Thanh điệu của từ, thanh điệu của đoạn tiết tấu, vần thơ…đều tham gia vào việc tổ chức nhịp điệu” [23, tr.384]. Do đặc điểm của tiếng Việt là thứ ngôn ngữ đơn âm tiết, nên “nhịp điệu trong thơ Việt Nam chủ yếu dựa vào sự tổ chức thanh điệu bằng trắc trong phạm vi câu thơ, hệ thống tiết tấu trong câu thơ và đến cả thanh điệu của mỗi từ”. [23, tr.384] Khi đọc một bài thơ hay, điều đầu tiên mà người đọc bị quyến rũ đó chính là sự du dương, trầm bỗng như một bản nhạc. Tính nhạc đó được tạo thành chính là thanh điệu trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Tất nhiên trong văn xuôi cũng có những đoạn, những phần mang tính nhạc mà chúng ta không thể phủ nhận được, tuy nhiên số đó chỉ chiếm một phần không đáng kể. Trong thơ khi người nghệ sĩ càng làm chủ được vốn ngôn từ phong phú của dân tộc thì tác phẩm của họ càng dễ đi sâu vào lòng bạn đọc. Trong chúng ta ai mà không từng xúc động đến lặng người trước những âm điệu thiết tha, khơi dậy những kỉ niệm yêu thương đằm thắm tự thuở ấu thơ khi đọc được những dòng, những chữ Tố Hữu viết về quê mẹ: Huế ơi quê mẹ của ta ơi Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười Mây núi hiu hiu chiều lặng lặng Mưa nguồn, gió biển nắng xa khơi (Huế, Quê mẹ ) Không chỉ thanh điệu mà vần cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong việc tạo thành nhịp điệu cho thơ. Nếu thanh điệu có tác dụng làm cho câu thơ trầm bỗng thì “vần trong thơ có tác dụng nối dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất có âm hưởng riêng” [64, tr.369] dễ đi vào trí nhớ của bạn đọc. Một điều dễ thấy rằng, trẻ con ngay từ khi chưa có ý thức tự giác trong việc học thuộc lòng thì chính nhờ vần mà các khúc đồng dao dễ đi vào trí nhớ của chúng. Chẳng hạn: Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến cổng nhà trời Lạy dì lạy cậu Cho cháu về quê… (Đồng dao) Khi khảo sát về nhạc điệu trong thơ Yến Lan giai đoạn trước cách mạng chúng tôi nhận thấy cái tạo nên vị trí Yến Lan trong Thơ mới phần nào nằm ở đây. Diễn tả tâm trạng cam chịu, buồn thương của một cô gái bị ép duyên dành cho người yêu: Ừ, sao mà tương tư Thương gì nơi vàng giếng Nhớ nào ở hương thu Ngựa chàng sang hằng chuyến Đường vẫn nao dòng cũ Ngựa vào bước chân xưa Áo chàng xanh lam lũ Trời ơi, trời đừng mưa. (Đường xưa) Hai khổ thơ 40 chữ mà đến 29 chữ được dùng trong này là thanh bằng, kết hợp với lối gieo vần gián cách trong từng khổ thơ, diễn tả một tâm trạng buông xuôi, cam chịu. Chấp nhận sự chia rẽ, dang dở tình duyên của mình như là một định mệnh không thể nào hoán đổi. Vẫn tương tư, vẫn thương, nhớ - những tính từ cảm xúc tăng cấp lần theo âm điệu bằng – bằng - trắc, nàng biết rằng trái tim nàng vẫn lẩn quẩn bến nước hò hẹn thấm đẫm hương, sắc mùa thu, vẫn biết ngựa chàng vẫn hàng ngày vượt một quãng đường dài để đi tìm người yêu, nhưng nàng không thể và không dám bỏ lại tất cả sau lưng để đi cùng tình yêu. Câu thơ cuối: “Trời ơi, trời đừng mưa” sử dụng toàn vần bằng, nhịp thơ ngắt 2/3 sau cụm từ “trời ơi” như là một tiếng than, lại như là một lời cầu xin, một chút cố gắng cuối cùng cho người yêu. Nhưng rồi ta cũng thấy rằng sự cố gắng đó của nàng cũng chỉ là vô vọng mà thôi. Trong cuộc sống, chúng ta ai chẳng có những lúc mong chờ một điều gì đó: tình yêu, hạnh phúc, may mắn, cơ hội, hay chỉ đơn giản chỉ là một niềm vui nho nhỏ. Sự mong chờ đến khắc khoải. Thế nhưng trớ trêu thay đôi khi chúng ta không nhận ra điều ấy để rồi đến lúc nó trôi vuột đi, ta lại khắc khoải đợi mong: Nhưng đêm kia / đến một chàng kỵ mã, Nhúng đầy trăng / màu áo ngọc lưu ly. Chàng gọi đò,/ gọi đò,/ như hối hả. Sợ trăng vàng / rơi khuất lối chưa đi. Mà ông lão / say trăng / đầu gối sách Để thuyền hồn / bơi khỏi Bến My Lăng. Tiếng gọi đò /, gọi đò/ như oán trách. Gọi đò -/ thôi,/ run rẩy cả ngành trăng. Bến My Lăng còn lạnh, / Bến My Lăng Ông lái buồn / đợi khách suốt bao trăng. (Bến My Lăng ) Vẫn lối gieo vần gián cách của thơ mới, vẫn lối ngắt nhịp 3 / 5 của thơ 8 chữ thế nhưng khi tiết tấu đoạn thơ bất chợt thay đổi thì cảm xúc dường như cũng dâng tràn, sóng sánh. Hai câu thơ diễn tả hai trạng thái cảm xúc gọi đò, cùng nhịp 3/2/3 nhưng nếu ở câu thứ nhất: “Chàng gọi đò,/ gọi đò,/ như hối hả” một trạng thái vội vã, gấp rút, và sau đó câu thơ trở về nhịp 3/5 quen thuộc để lại một cảm giác nôn nóng đợi chờ, thì ở câu thứ hai, vẫn một nhịp ấy nhưng câu thơ tiếp theo nhịp thơ vỡ vụn 2/1/5 thì một cảm giác hụt hẫng đến rúng động cả tâm can người đọc về một sự tiếc nuối: hạnh phúc đợi chờ đến mà không nắm bắt thì nó lại ra đi. “Gọi đò”, “thôi”, một khoảng lặng của đợi chờ, khoảng lặng chấm dứt. Tiếng gọi vọng tới trăng cao, tiếng gọi chấm dứt để lại khoảng không gian mênh mông vô tận run rẩy cả ngàng trăng. “Tiếng gọi đò /, gọi đò / như oán trách. Gọi đò -/ thôi,/ run rẩy cả ngành trăng”. Hai câu kết, nhịp thơ đảo lộn 5/3 rồi lại 3/5: một chút khoảnh khắc xáo trộn tâm tư rồi tất cả lại rơi vào sự đợi chờ mòn mỏi. Âm hưởng của vần “ăng” lan tỏa mãi, vấn vương mãi trong lòng người đọc về một sự đợi chờ và tiếc nuối. Yến Lan đã hình tượng hóa sự đợi chờ khát khao đó bằng hình ảnh ông lái đò bên Bến My Lăng, bến của miền mong, tưởng. Không phải chỉ có gieo vần gián cách mà thơ Yến Lan còn có một đặc điểm nữa trong việc tạo nhạc tính để lôi cuốn người đọc và đồng thời lời thơ dễ đi vào trí nhớ của độc giả đó là việc gieo vần phối hợp với phối thanh bằng trắc đều đặn. 11 khổ thơ với 44 câu tác giả cứ xen kẽ gieo một câu bằng lại một câu trắc như bước chân một hai, một hai đều đặn dẫn người đọc đến với Bình Định bằng thi phẩm Bình Định 1935: Đây là chốn nương mây và cậy nguyệt. Đàng chờ xe, sông nước ước mong thuyền. Tịch dương liễu không biết mình đang biếc. Tương tư trời tương tư, nhạc triền miên. Mây nổi đó nhưng hồn chừng xa xứ, Trăng cô liêu trắng mộng hồ xa nao? Xe lỗi hẹn với người trong lữ thứ, Những cánh thuyền muôn dặm cũng hư hao… Hoặc cách hiệp vần từng khổ 4 câu theo mô hình bằng – bằng – trắc – bằng (BBTB): Chiều nghe chuông chở rét qua sông Chiều mong lời vui ở cánh đồng Tre nhại thi nhân trong xóm lạnh Chợ tàn tiễn khách với lều không Ai nhại dùm ta tiếng võng đưa Của bao người mẹ tự bao giờ Những chiều năm xưa năm xưa ấy Trong lúc ngoài trời lén đổ mưa (Chiều) Hoặc phối hợp hai kiểu hiệp vần trên trong cùng một bài thơ: Ấy thế cho nên hàng xóm biết Lời ong tiếng nhặng vẳng loang mau Vào ra cổng trước xưa nay ít Giờ lại kiêng dè cả giậu sau Xuân thơ tuổi trẻ trầy qua rồi Nhớ trộm yêu thầm chút vậy thôi Một buổi nhà em gây xích mích Bởi bên tường thiếu chiếc khăn phơi (Gần nhà xa ngõ) Khảo sát 46 bài thơ trước cách mạng của Yến Lan, chúng tôi thấy thơ ông thường chia thành từng khổ 4 câu và có những cách phối thanh ở phần gieo vần như sau: Kiểu phối thanh TBBT (1) TBTB (2) BBTB (3) Phối hợp 2 + 3 (4) Vần bằng (5) Tự do (6) Tổng số Số bài 3 9 15 12 3 4 46 Phần trăm 6% 20% 33% 26% 6% 9% 100% Như vậy tổng số kiểu phối thanh 2, 3, 4 ở thơ Yến Lan giai đoạn này chiếm đến 79%. Một điều chúng ta dễ nhận thấy là chính cách gieo vần với thanh bằng thì nhịp điệu thơ thường nhẹ nhàng, sâu lắng. Nếu buông theo cảm xúc thì những bài thơ có cách gieo vần này thường rất sâu, đi vào lòng người. Nhưng nếu có chủ đích trước để tác phẩm đạt được nhịp điệu theo cách gieo vần đó, phối thanh đó thì nói như tác giả Hà Minh Đức là “dụng công” lớn nhưng “hiệu quả lại kém sút” [23, tr.386]. Phải chăng đây là đặc điểm để nhận ra thơ Yến Lan và cũng từ đây chúng ta cũng nhận thấy hạn chế trong thơ của ông ? Ông đã có những bài thơ thật giàu cảm xúc, thực sự đưa người đọc đến với một bến thơ mà chỉ mình ông tạo dựng được: Bến My Lăng, Bình Định 1935, Đường xưa, Vắng vẻ…nhưng bên cạnh đó thì cũng có những tác phẩm thực sự chưa thuyết phục được bạn đọc bởi chính hạn chế trên. Trong khi các tác giả Thơ mới đương thời hướng đến với sự tự do, phá cách để thơ hoàn toàn rời xa thơ cách luật, đạt được sự tự do trong khi thi triển cảm xúc thì ông theo một cách nào đó lại gò thơ mình theo một hướng đi riêng, tự do đó nhưng vô tình lại trói buộc trong một khuôn khổ do chính ông đặt ra và hướng đến. Và có lẽ cũng chính đặc điểm này mà nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã có nhận xét về thơ ông rằng: “ Khi đầu thì cũng hay hay, nhưng dần lâu cơ hồ ngạt thở. Chỉ thấy mờ mờ những con đường chảy, êm như những dòng sông” [90, tr.171]. Êm quá, bình lặng quá đôi khi đơn điệu quá giữa cái sôi động của thế giới thơ ngày ấy khiến nhắc đến những tác phẩm tiêu biểu của ngày ấy thì có thể có thơ Yến Lan nhưng nhắc đến tác giả tiêu biểu thì hầu như Yến Lan thường vắng mặt. Đây phải chăng chính là biểu hiện tất yếu về sự khắc nghiệt của tiêu chí nghệ thuật ? 3.3.2. Sau cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, khi đất nước cần thì thơ Yến Lan thực sự đã gân guốc hơn khi phản ánh kịp thời những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Mặc dù vẫn chọn góc nhìn lặng lẽ, nhưng cảm xúc đã dẫn dắt để Yến Lan có được những vần thơ mang hơi thở chung của thời đại rực lửa đấu tranh. Với kẻ thù hùng mạnh và hiện đại thì cuộc chiến không phải ngày một ngày hai mà tất cả đã được Bác Hồ xác định là trường kỳ: năm năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn thế nữa, nhưng điều chắc chắn rằng ta phải đánh đuổi được giặc xâm lăng. Chính vì mục tiêu phục vụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến đó mà việc sắp xếp cuộc sống như thế nào, đòi hỏi một sách lược đúng đắn, sách lược đó chính là rời bỏ những thành phố trung tâm, lập những cơ sở sản xuất tại các làng quê hòng phục vụ cuộc chiến lâu dài của dân tộc. Những tiết tấu ngắn gọn, gieo vần liên tiếp, kết câu hầu hết bằng thanh trắc thể hiện được những hành động dứt khoát, khẩn trương và không kém phần chu toàn của cả một tập thể: Ra đi – ra đi, dốc trèo suối lội Tháo rời máy những xưởng đường , xưởng sợi Đe, búa vào rừng lập trại công binh Đến xứ dừa nương thế lá tre xanh Tước dó, giã rơm, đắp lò seo giấy Về những cánh đồng hạn khô chờ cấy Siết nồi hơi vặn chạy máy bơm Tiếp đường mòn qua bãi mía, nương thơm Sắp chữ, dập khuôn in đều sách báo Giữ vẹn màu xanh công nhân trên áo Sức cần lao dựng mới lại quê hương Cái ốc, hòn bi đem ráp máy, chuyển guồng Dây điện, lá tôn buộc che lều lán. (Những thành phố ra đi) Nơi nào cần phải rời bỏ và nơi nào cần phải bám trụ, tất cả đều là những quyết định sinh tử với từng người và với toàn bộ cuộc chiến. Yến Lan đã đến với biển, đến với môi trường hoạt động duy nhất của những ngư dân, để thấy được họ đã kiên cường như thế nào trong cuộc đọ sức với giặc, bất chấp lệnh cấm, bất chấp súng đạn, bất chấp cả thủy lôi: Này anh em ơi Tay lái đừng lơi Mở “đường tiếp máu” Ta chèo ra khơi… Lượn theo nồm, bấc Lênh đênh sóng dồi Khoang ta chở chật Cái ăn, cái mặc Hòm đạn, nồi hơi… (Bài ca những người bám biển) Bằng thể thơ 4 chữ, nhanh chắc gọn, đặc biệt khi cần thiến tiết tấu thơ rã ra 3 -1, hoặc 2-2 , nhịp thơ như những nhịp chèo gấp rút tránh tầm ngắm của kẻ thù, mang về “cái ăn, cái mặc” và cả những khí tài cần thiết cho cuộc chiến. Với một tinh thần đồng lòng và quả cảm như vậy thì chiến thắng tất yếu chỉ còn là thời gian. Chiến tranh kết thúc, Yến Lan lại trở về với cuộc sống đời thường. Thơ ông lại được trở về với góc tâm tình quen thuộc. Tuy nhiên, giai đoạn này Yến Lan tìm về với thể thơ truyền thống: thơ tứ tuyệt mà tác giả Lê Thiếu Nhơn đã nói khi đọc những tác phẩm mà ông sáng tác trong giai đoạn cuối đời này rằng “Nếu in trọn vẹn tuyển thơ này sẽ khiến những ai nao núng cách tân, ồn ào cải tiến thơ phải giật mình” [119]. Cái giật mình mà Thiếu Nhơn đề cập đến đó chính là nét chuẩn mực trong thể loại mà không phải nhà thơ nào cũng có thể đạt đến: Một chút nỗi niềm riêng của người con sớm mồ côi mẹ được thể hiện trọn vẹn trong thi pháp nghiêm ngặt của thơ tứ tuyệt: hiệp vần, phối thanh, ngắt nhịp, niêm, luật chặt chẽ. Bài thơ như một khúc ngân nhẹ nhàng mà thấm thía với bất kỳ ai cho dù có vô tâm đến mấy khi được thưởng ngoạn: Đò ngang gối bãi / bóng trăng lồng Chợ khuất sương chiều / bóng trẻ trông Ta ước như em / còn có mẹ Dẫu cùng đăm đắm / một ven sông (Chờ) Thơ xưa thường tìm mối giao hòa với thiên nhiên, Yến Lan đã để tâm hồn mình hòa nhập cùng vạn vật trong vũ trụ. Cảm nhận đến tận cùng một quy luật của tự nhiên: tình mẫu tử thiêng liêng và sự đau đớn khi mất mát chia lìa không phải chỉ dành riêng cho con người: Chiều qua / gió dập tổ chim non Mẹ mãi tìm mồi /để mất con Tối đến / nương sao / bươi cát sạn Nhặt từng mảnh vụn / của hoàng hôn. (Tìm con) Sự đồng cảm ở đây được tác giả thể hiện bằng nhịp điệu thơ trái với quy luật 4 -3 như thường thấy của thể loại này. Mặc dù vẫn cách gieo vần, phối thanh mực thước nhưng nhịp điệu ở đây là nhịp điệu của cảm xúc: 2 – 5; 4 – 3; 2 – 2 – 3; 4 – 3 cái bình thường xen kẽ với cái bất thường, sự xáo trộn đó lột tả hết nỗi lòng của chim mẹ và đồng thời tác giả thể hiện được sự giao hòa, đồng cảm đến trọn vẹn giữa con người với tự nhiên. Mỗi nhà thơ thường có một phương thức biểu hiện tạo ra nét riêng cho phong cách thơ của mình. Có thể Yến Lan không phải là người xuất sắc nhất, tiêu biểu nhất trong việc tạo ra cái mới cho thơ Việt Nam từ những ngày đầu cũng như sau này. Nhưng với những tìm tòi và cách tân của ông: ngôn ngữ của cảm xúc, chuyển đổi cảm giác, những câu thơ vắt dòng hiện đại, những kiểu phối thanh hiệp vần tạo cảm xúc nhẹ nhàng sâu lắng cho thơ; tuy có những lúc có quá đà, khiên cưỡng nhưng nhìn chung hiệu quả nó mang lại cũng thật đáng trân trọng, đã góp phần vào thắng lợi của Thơ mới trong những ngày đầu và khẳng định vai trò vị trí của thơ ca trong sự nghiệp cách mạng cũng như trong đời sống của văn học dân tộc sau này. KẾT LUẬN 1.Gần một thể kỷ sống và viết, Yến Lan để lại một sự nghiệp thi ca không phải là ít: gần hai mươi tác phẩm gồm nhiều thể loại từ thơ ca, truyện ngắn, truyện thơ đến dịch thuật…ra đời trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc cũng như của lịch sử thơ ca Việt Nam. Đi qua hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại, trải qua suốt những biến động của những cuộc lột xác trong văn học Việt Nam, thơ Yến Lan cũng có những đóng góp nhất định. Với hướng tiếp cận nghiên cứu “Đặc điểm thơ Yến Lan”, luận văn một mặt khẳng định những nét riêng độc đáo của Yến Lan, mặt khác làm toát lên được những đóng góp của Yến Lan cho Thơ mới nói riêng và thơ ca nước nhà nói chung. Như vậy, tìm hiểu về “Đặc điểm thơ Yến Lan” như một chỉnh thể nghệ thuật, luận văn đi vào tìm hiểu giá trị thơ Yến Lan trên ba phương diện: 1) Tư tưởng, tâm hồn. 2) Tài năng nghệ thuật 3) Những đóng góp cho văn học nước nhà. Qua nghiên cứu thơ Yến Lan và một số phương thức biểu hiện đặc sắc của nó dưới cái nhìn tổng thể, chúng tôi đi đến kết luận sau: 1.1. Về nội dung, thơ Yến Lan thể hiện một con người có thái độ sống tích cực, luôn trân trọng cuộc sống của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trước cách mạng trong lúc hầu hết những bạn bè trang lứa của ông thường có thái độ bi quan trước thời cuộc và thậm chí trốn tránh thức tế bằng cách đi vào thế giới siêu thực, ma quái hoặc chìm đắm trong tình yêu thì ông vẫn cố tìm lấy mặt tích cực của cuộc sống, dù là nhỏ nhoi để tồn tại. Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, Yến Lan tích cực, xông xáo đi làm nhiệm vụ của một công dân đối với đất nước. Mặc dù có những lúc cuộc sống không thuận lợi, không như ý muốn chủ quan, nhưng Yến Lan vẫn thể hiện một tấm lòng hồn hậu, thủy chung, vẫn lạc quan tin yêu cuộc sống. Niềm tin yêu đó biểu hiện ở tình cảm chân thành của ông đối với những gì bình dị nhất diễn ra ở chung quanh mình. Mặt khác thơ Yến Lan còn thể hiện tình cảm gắn bó chân thành của con người đối với quê hương đất nước, đặc biệt là đối với miền quê chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm đó được thể hiện tha thiết từ thuở mới chập chững bước lên thi đàn cho tới ngày xuôi tay nhắm mắt. Đó là sự gắn bó vô tư, chí thành và hồn hậu nhất. 1.2. Về phương thức biểu hiện. Yến Lan cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ sự đổi mới của văn học – trong xu hướng ảnh hưởng của thơ ca phương Tây, đặc biệt là thơ Pháp. Có thể ông không phải là người tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất trong việc tạo ra sự “đột phá” trong việc tìm ra cách biểu hiện thật mới cho thơ. Nhưng thực sự chúng ta không thể phủ nhận được sự đóng góp của ông cho những thắng lợi của phong trào Thơ mới ngày ấy và “chiến công”của thể loại thơ trữ tình cách mạng, trữ tình thế sự, đời tư sau này. Từ những khóm từ cảm xúc, cảm giác mới mẻ ngày ấy, đến những câu thơ vắt dòng hiện đại, chứa đựng nhiều thông tin trong một giai đoạn thơ cần phản ánh nhiều sự kiện và cuối cùng là sự phá cách trong phối thanh, gieo vần tạo nhạc điệu thơ biến hóa dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên, trong sự cố gắng đổi mới của mình, đôi khi Yến Lan hơi lạm dụng gây ra sự tối nghĩa trong sử dụng từ ngữ và đơn điệu trong cảm xúc thơ. Đây có lẽ cũng chính là những hạn chế cơ bản trong thơ Yến Lan khiến cho sự nghiệp thơ có thể nói là đồ sộ của ông với những thành tựu cũng thật đáng trân trọng nhưng chưa được giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc. Tuy nhiên, những hạn chế này cũng không phải chỉ chủ quan do ông. 2. Mặc dù sự nghiệp cầm bút của Yến Lan kéo dài hơn nửa thế kỷ, ông cũng góp phần tích cực vào sự thắng lợi của Thơ mới nói chung và tiếng vang của nhóm thơ Bình Định ngày ấy nói riêng. Nhưng tên tuổi của ông thường lu mờ, có thể nói là bị chìm lấp đi trong khi các nhà nghiên cứu không tiếc bút mực khi viết về Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử - hai thành viên của nhóm. Có một nhà nghiên cứu nào đó đã nói rằng: “Cố ý để mà hiểu lấy tác giả. Vì lẽ rằng không có cái gì hoàn toàn ở đời này, ta hãy tìm lấy ở trong cái thiếu kém một viên gạch, một miếng vôi mà góp vào sự xây dựng một cái tòa lầu nghệ thuật…” [114, tr120]. Yến Lan có nhỏ hay không? Thiếu kém hay là một nhà thơ lớn của văn học nước nhà? Thời gian đã và đang dần dần trả lời câu hỏi ấy. Chúng tôi chỉ muốn khẳng định rằng: Những gì Yến Lan đã làm và đóng góp cho văn học nước nhà thật đáng trân trọng. Chúng tôi xin mượn lời ông Nguyễn Thanh Mừng, Chủ tịch hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định, trong bộ phim tài liệu “Yến Lan những trang đời còn lại” của Ban khoa giáo đài truyền hình Đà Nẵng để một lần nữa nói lên cái vị trí của trong đời sống văn học Bình Định nói riêng, của Việt Nam nói chung: “Những vần thơ như khắc chạm, những vần thơ như có nét đặc trưng của đời sống văn hóa Bình Định. Yến Lan là một trong những bộ phận cấu thành của văn hóa Bình Định”. 3. Về thơ ca Yến Lan vẫn còn nhiều vấn đề để ngỏ, chưa được nghiên cứu, đặc biệt là mảng kịch thơ và thơ tứ tuyệt của ông. Để có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn cần có sự đóng góp, nghiên cứu của nhiều người trên nguồn tư liệu đầy đủ hơn. Trong điều kiện hạn hẹp về thơi gian và tư liệu, luận văn của chúng tôi chỉ tìm hiểu được phần nhỏ trong sự nhiệp thi ca của ông. Chắc chắn công trình của chúng tôi còn nhiều thiếu sót, người viết chỉ mong góp một phần nhỏ nào đó trong việc giữ gìn và tôn vinh vẻ đẹp của một hồn thơ bình dị, từ đó thể hiện lòng mong muốn tìm hiểu những vẻ đẹp trong thi ca dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Ân (2004), luận án “ So sánh đặc trưng từ vựng của Thơ mới với thơ truyền thống Việt Nam”, ĐHQG tp HCM – trường ĐH KHXH và NV. 2. Thục Anh (2001), “Chuyện tình duyên của thi sĩ Yến Lan”, báo Phụ nữ 5/2001. 3. Hoài Anh (1999), “Yến Lan, ông lái đò trên Bến My Lăng giao cảm”, Văn số (97/ 1999). 4. Ban khoa giáo đài truyền hình Đà Nẵng (1998), Phim " Yến Lan những trang đời còn lại". 5. Ban văn nghệ ĐTHVN - Mỗi tháng một chuyến đi, Phim " Ai về Bình Định mà coi". 6. Nguyễn Bao (1996), “Từ Bến My Lăng”, Tuyển tập thơ Yến Lan, NXB Văn học. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Sách giáo khoa văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục. 8. Bộ giáo dục và đào tạo (2001), Thơ văn Lý Trần, NXB Giáo dục. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách giáo khoa văn học 10, tập 2, NXB Giáo dục. 10. Văn Cao (1957) “Lời giới thiệu”, tập thơ Những ngọn đèn, NXB Hội nhà văn. 11. Anh Chi (2003), “Yến Lan tiền chiến và lận đận Bến My Lăng”, Thơ, phụ bản báo Văn Nghệ (quý II/2003), (11). 12. Nguyễn Viết Chính (2006), “Yến Lan , những chặng đường thơ”, Báo Nông nghiệp (3/2006), (8). 13. Ngô Kim Cúc (2002), “Còn đò bến My Lăng”, Thanh niên,(11). 14. Võ Chân Cửu (1990), “Một ngọn đèn sót”, Báo xuân Bình Định, tr15. 15. Phan Cự Đệ (2007), “Văn học lãng mạn Việt Nam 30-45”, NXB Văn học, tái bản lần thứ 4. 16. Phan Cự Đệ - chủ biên- (2001), Lí luận phê bình văn học miền Trung thế kỷ XX, NXB Đà Nẵng. 17. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học. 18. Lưu Nhi Dũ (1999), “Tình yêu, mùa xuân trong thơ Yến Lan”, Người lao động xuân 1999, tr26. 19. Lưu Nhi Dũ (2001), “Trĩu nặng một tình yêu”, Người lao động, (9/10/2001) 20. Hà Minh Đức (2001), Văn chương – tài năng và phong cách, NXB KHXH, Hà Nội. 21. Hà Minh Đức – Huy Cận (1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm phong trào Thơ mới ), NXB Giáo dục. 22. Hà Minh Đức (chủ biên) (1998),Lí luận văn học, NXB Giáo dục. 23. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục. 24. Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca về phong trào Thơ mới 1932 - 1945, NXB KHXH, Hà Nội. 25. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX – viện văn học -, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 26. Khổng Đức (1998), “Tưởng nhớ nhà thơ Yến Lan”, Tạp chí Văn, (85). 27. Lê Tiến Dũng (2004), Nhà phê bình và cái roi ngựa, NXB ĐHQG tp. HCM. 28. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình lí luận văn học, NXB ĐHQG tp.HCM. 29. Lê Tiến Dũng (1998), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 – 1945, NXB Giáo dục. 30. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục 31. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), luận án “Những biểu hiện của khuynh hướng tượng trưng trong Thơ mới Việt Nam 1932 – 1945”, ĐHQG tp HCM – trường ĐH KHXH và NV. 32. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên) (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), NXB Thế giới. 33. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn. 34. Từ Quốc Hoài “Yến Lan cốt cách một đời thơ”, Bình Định xuân Kỷ Mão 99, tr15. 35. Hội văn học nghệ thuật Việt Nam (1996), Phim " Yến Lan - một Bến My Lăng " 36. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mac – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2006). Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 37. Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định (2003), Tuyển tập thơ Bình Định thế kỷ XX, NXB Văn học. 38. Quỳnh Hương (2002), “Nàng thơ tuyệt với của thi sĩ Yến Lan”, Gia đình và xã hội, (2). 39. Thanh Huyền (2002), “Yến Lan bến sông và phố huyện”, báoVăn hiến (số 81). 40. Phan Huỳnh, Đào Đức Tuấn (1996), “Thi sĩ cuối cùng của “Bàn thành tứ hữu””, Phụ nữ chủ nhật, (Số 32), tr 8 – 9. 41. Nguyễn Thụy Kha (1998), “ Yến Lan – ngày cuối cùng lặng lẽ”, Văn nghệ, (37), tr5. 42. Nguyễn Thụy Kha (1996), “Về An Nhơn với Yến Lan”, Lao động, (55), tr5. 43. Khhrapchenko (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 44. Nguyễn Thị Lan (2006) “Trở lại Bến My Lăng”, báo Bình Định 22/9/ 2006. 45. Nguyễn Thị Lan (2001), Yến Lan – Nhớ mãi về anh, NXB Văn học. 46. Yến Lan (1957), Những ngọn đèn, NXB Hội nhà văn 47. Yến Lan (1987), Một vài tâm sự với các nhà thơ, Tham luận tại hội thảo thơ miền Trung từ 24 đến 27 - 7 - 1987. 48. Yến Lan (1962), Tôi đến tôi yêu, NXB Văn học. 49. Yến Lan (1968), Lẳng hoa hồng, NXB Văn học. 50. Yến Lan (1978), Giữa hai chớp lửa, NXB Văn học 51. Yến Lan (1987), Thơ, NXB Văn học . 52. Yến Lan (1991), Cầm chân hoa, NXB văn học nghệ thuật An Nhơn. 53. Yến Lan (1996), Thơ tứ tuyệt Yến Lan, NXB Hội nhà văn. 54. Yến Lan (1996), Tuyển tập Yến Lan, NXB Văn học. 55. Yến Lan (2006), Tuyển tập thơ tứ tuyệt, NXB Văn học, Hà Nội. 56. Yến Lan (1965), Thư Bác đời ta, bản chép tay, chưa xuất bản. 57. Mang Viên Long (2001), “Tình băng hữu trong thơ Yến Lan”, báo Bình Định 9/3/01. 58. Mang Viên Long (2002), “Những bài thơ sau cùng của Yến Lan”, Bình Định nguyệt san số, (10/ 2002). 59. Mang Viên Long(1990), “74 tuổi, nhà thơ Yến Lan - vẫn chờ xuân đến”, báo xuân Bình Định, tr15. 60. Mang Viên Long (2001), “Cuối năm thăm phòng lưu niệm nhà thơ Yến Lan”, Bình Định nguyệt san (12),(tr23.) 61. Mang Viên Long (2002), “Những bài thơ sau cùng của Yến Lan”, Bình Định nguyệt san, (10), (tr21). 62. Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng (1968), Thi nhân Việt Nam tiền chiến, quyển trung, Sống mới xuất bản. 63. Nguyễn Tấn Long (1996), Việt Nam thi nhân tiền chiến, quyển hạ, NXB Văn học. 64. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (1985), Lí luận văn học, (tái bản lần thứ 5), NXB Giáo dục. 65. Nguyễn Thanh Mừng (1998), "Bóng tà dương của một đời thơ", 50 năm nhà xuất bản văn học, NXB Văn học 1998, tr 442-443-447-449-450. 66. Nguyễn Thanh Mừng, “Đôi nét về thơ Bình Định qua phong trào Thơ mới 1932 – 1945”, Báo Bình Định. 67. Nguyễn Thanh Mừng (1993), “Năm tháng còn trên mấy đốt tay”, Bình Định nguyệt san xuân Quý Dậu, tr14. 68. Nguyễn Thanh Mừng, Trần Thị Huyền Trang (2005), Huyền tích kinh xưa, NXB Khoa học xã hội. 69. Nguyễn Thanh Mừng (1991), “Nhà thơ Yến Lan với Nha Trang”, Tạp chí Nha Trang, (7). 70. Phạm Thị Ngọc, Vũ Nguyễn (2007), Điêu tàn- Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học . 71. Hồ Ngọc (1994), Tuyển tập kịch thơ, NXB Sân Khấu. 72. Bùi văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Các thể thơ ca và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội. 73. Phùng Quý Nhâm (2003), Văn học và Văn hóa từ một góc nhìn, NXB Văn học. 74. Lê Thiếu Nhơn (1997), "Thi sĩ Yến Lan, một đời người, một đời thơ", Hải quan Việt Nam ,(109). 75. Ngô Văn Phú (2000), “Yến Lan, hồn thơ Việt”, Văn chương và người thưởng thức. NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 76. Ngô văn Phú (1998), “Nhà thơ Yến Lan”, Nhân dân (ngày 18/10/1998). 77. Bá Phùng (1998), “Yến Lan một bóng cau giữa rừng”, Thế giới mới, tr 75-76-77-78. 78. Vũ Quần Phương (2001), “Lời giới thiệu”, Yến Lan - Thơ với tuổi thơ, NXB Kim Đồng. 79. Đào Xuân Quý, 1999, Nhà thơ và cuộc sống, NXB Quân đội nhân dân 2003 80. Trần Huyền Sâm (2001) “Ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đối với phong trào Thơ mới Việt Nam (32 -45)”, Tạp chí văn học số (12),Tr 63. 81. Chu Văn Sơn (2000), “Thơ Điên của Hàn Mặc Tử thi học của cái tột cùng”, Tạp chí văn học (11). 82. Chu Văn Sơn (2006), Ba đỉnh cao Thơ mới, NXB Giáo dục. 83. Trần Đình Sử(2003), Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục. 84. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà nội. 85. Trần Đình Sử (2000), Lý luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục. 86. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, NXB ĐHQG Hà Nội. 87. Trần Đình Sử (2001), Thi pháp thơ Tố Hữu,NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 88. Quách Tấn (Quách Giao sưu tầm – biên soạn) (2000), Bóng ngày qua – về Bàn thành tứ hữu, NXB Văn nghệ. 89. Nguyễn Toàn Thắng (2006), Hàn Mặc Tử và nhóm thơ Bình Định, NXB Giáo dục. 90. Hoài Thanh - Hoài Chân(2006), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học. 91. Trần Tiến Thành (2005), Thế giới nghệ thuật thơ Yến Lan, Luận văn thạc sĩ văn học, trường Đại học KHXH và NV. 92. Thanh Thảo(2004), Mãi mãi là bí mật , NXB Lao động, tr 73-74-75. 93. Thanh Thảo (1995), “Nhà thơ của một bến sông”, Bình Định nguyệt san, (5), tr21. 94. Lan Thư (1998), “Yến Lan – Những lời kể cuối cùng”, Văn nghệ trẻ, (99). 95. Đỗ Lai Thúy, 2000, Mắt Thơ, NXB Văn hóa thông tin. 96. Đỗ Lai Thúy, 1999, Từ cái nhìn văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc. 97. Lâm Bích Thủy (2007), “Người ẩn mình dưới tên gọi giai nhân”, Báo công an, (48),tr.15. 98. Nguyễn Vũ Tiềm (2000), Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam, NXB Văn học. 99. Đinh Quốc Toàn (1992) “Yến Lan thi sĩ của miền quê trăng thơ”, Bình Định 10/4/ 92. 100. Đặng Tấn Tới (1998), Về lại Bến My Lăng, Bình Định nguyệt san, (11), Tr20. 101. Lê Ngọc Trà, Phùng Quý Nhâm, Hoàng Văn Cẩn (1997), Lý luận văn học, Đại học quốc gia Tp. HCM, Trường Đại học sư phạm. 102. Trà Văn Tri (2002), “Yến Lan - Một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam và của tỉnh Bình Định”, Văn nghệ Bình Định ,(39). 103. Phan Lai Triều (1995), “80 xuân, Yến Lan”, Báo Phụ nữ, (3-6-1995). 104. Võ Văn Trực (1998), Gương mặt những nhà thơ, NXB Văn học. 105. Tô Đình Tuân (1996), “Yến Lan và tiếng gọi đò trên Bến My Lăng”, Kiến thức ngày nay, (206), tr 3-4-5-6-7-8. 106. Đoàn Thị Thu Vân (2007), Con người nhân văn trong thơ ca Việt Nam sơ kì trung đại, NXB Giáo dục. 107. Đoàn Thị Thu Vân (1998), Thơ văn thế kỷ XI – XVI, Thơ Thiền Lý – Trần, NXB Văn nghệ tp.HCM. 108. Hưng Văn (1991), “Yến Lan vào tuổi 75: Vẫn còn trăng”, Sài Gòn giải phóng,(4955). 109. Huyền Viêm (2000), “Yến Lan với bến My Lăng huyền thoại”, Kiến thức ngày nay, (474). 110. Chế Lan Viên (1987), “Lời giới thiệu”, Yến Lan- Thơ, NXB Văn học. 111. Viện ngôn ngữ (1995), Từ điển Tiếng Việt, tái bản lần thứ 4, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng. 112. Viện văn học (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 113. Đăng Vũ (1998), “Nhớ ông lão "Bến My Lăng"”, Báo Văn nghệ tháng 10/1998. 114. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2004), Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 – 1945), NXB ĐHQG Tp. HCM. Các bài viết về Yến Lan trên Internet. 115. 116. 117. 118. 119. 120. www.baobinhdinh.com.vn/tuoithocuayenlan/3600A466 . 121. 122. 123. 124. PHỤ LỤC 1/ CA DAO TRUYỀN THANH CỦA THỌ LÂM (YẾN LAN). Cái dốt ra cổng mà treo Để cho nó mốc, nó meo lụi dần Cái khôn thì ấp trong chăn Qua cơn thức ngủ vẫn gần hôm mai Cái dốt ai rước mặc ai Cái khôn đi lạc hỏi đài tìm ra. ************************ Từ khi anh bạn đường dây Cái loa đóng cột dựng ngay giữa làng Thế là thơ, kịch, cải lương Sớm, trưa, chiều, tối rộn ràng lòng em. Đi cấy cúi mặt lặng im Giờ cảm đảnh mạ cất lên tiếng hò Đáp bạn, nói ngang như cua Giờ vào cuộc họp đắn đo từng lời Ngỏ tình, anh rủ đi chơi Em rào đón trước chuyện đời, chuyện ta Duyên em thêm nết thêm tình Chính nhờ các buối truyền thanh đắp bồi Ơn này, ơn Đảng anh ơi Đẹp người sẽ đẹp lứa đôi vợ chồng. ********************** Nghĩ xưa cha mẹ càng thương Biết đâu chớp bể mưa nguồn mà day Bây giờ sương đông, tuyết tây Bão trong lục địa, tố ngoài biển khơi Làng quê đã có tin đài Chỉ lo mưa nắng lòng ai – thất thường. ******************** Hoa cúc vàng, hoa trang đỏ thắm Khéo vun trồng, mãi ngắm lòng ưa Trên tường mắc một cái loa Đến giờ nó nảy tiếng tơ tiếng đồng Lắng tai nghe nhịp đời chung Âm thanh quyện với sắc hương đẹp nhà ******************** Ra đi chín chợ ba thành Học cô nâng giá,học anh tráo hàng Tưởng bở, mang cả về làng Hóa ra cái dại cầm bằng trắng tay Phải chi nghe lấy tiếng đài Ở ngay đầu ngõ nên bài học khôn ******************* Người ta câu bể câu sông Anh ngồi câu cá rồng rồng trong ao Rồng rồng chẳng chịu cắn câu Nó rỉa, nó rúc giây lâu mất mồi Nhắc anh học lấy sự đời Đừng hoài tai đón những lời rủ rê Tin đài ta phải lắng nghe. ******************* Hoa cau thơm nức vườn em Xưa anh tìm đến theo tìm mùi hương Đêm nay sững bước bên đường Cái loa đầu xóm cầm chân anh rồi Ước gì em đến sánh đôi Chung tai nghe vọng lời lời nước non ***************** Con trâu đạp phải cán mai Cái đầu chẳng gãy cho tôi lấy chồng Khen tôi giỏi việc cấy trồng Chỉ vì lý sự không thông bạn cười Mai này theo dõi tin đài Điều hay lẽ đẹp mở mày thử xem Dập dìu là gió cành chim. ****************** Mây mù ấp ngọn núi xa Lúc em xếp giỏ, lúc cha tháo bừa Chàng rể vừa dứt tiếng cưa Cô dâu xếp gọn guồng tơ né tằm Cơm chiều mẹ dọn lên mâm Cũng vừa sân, ngõ vang trầm tiếng loa Bát canh thêm ngọt lời ca Bản tin càng mặn tiếng cà giòn tan ********************** Con mèo lục đục mẻ rang Con cún tưởng mở nhạc vàng đến nghe Cu cườm trên chót đọt me Nhìn quanh vắng bạn tìm về trúc mai Lá hoa xao xuyến tiếng đài Thanh tao tiếng bổng, khoan thai giọng trầm Oanh kêu, nhạn hót, quyên ngâm Tươi vui mở hội ca cầm đón xuân. *********************** Câu dài gió thoảng qua tai Câu ngắn rành rọt thấm dai trong lòng Ngọn lửa thì phả hơi nồng Đám sương bàng bạc lạnh lồng tóc da Lời vàng thì của mẹ cha Lời lời châu ngọc cái loa đem về Em ơi, lẳng lặng mà nghe. *********************** Tìm em Nhơn Hậu, Nhơn Thành Em đang truyền đạt tình hình vụ đông Tìm em – Nhơn Hạnh,, Nhơn Phong Ngược lên Đập Đá, Nhơn Hưng tìm vào Em đang cất giọng ca dao Phổ điều chính sách thành câu ân tình Tìm em - Nhơn Thọ cây xanh Nhơn Hòa, Nhơn Lộc âm thanh còn lồng Tìm em chẳng phải nhọc công Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ thêm nồng hơi tăm. Tìm em cuối tháng, cùng năm Dẫu khi nắng hạn mưa dầm vẫn ra Biết em chẳng lúc nào xa Nhưng yêu em, cứ nhẩn nha đi tìm. ********************** Em về manh hết theo đi Đôi chân em bước, đôi tay em cầm Lưng, vai nắng dãi, mưa dầm Môi hồng, mắt biếc âm thầm đợi duyên Chỉ mong em để làm tin Đôi tai lắng bấy lời khuyên, ghi lòng Ở đây đài điện đã thông Phổ câu hát ngọt, phổ dòng ca vui Phổ niềm tin Đảng xây đời Nên khung hạnh phúc ghép đôi chúng mình. ************** 2/ Từ ngày 24 đến 27 -7-1987, Hội nhà văn Việt Nam đã tổ chức hội thảo thơ miền Trung tại thành phố Nha Trang. Hội nhà văn tỉnh Nghĩa Bình đã tham dự. Yến Lan đã được mời phát biểu tại hội thảo. chúng tôi xin trích dẫn một vài ý trong phát biểu của ông: “… Chớ lấy tuổi tác, giai đoạn lịch sử mà phân biệt cũ mới. Đó là một sai lầm. có phải bao giờ cái cổ hủ cũng thuộc về người già, về thời buổi trước, mà cái tân tiến là sản phẩm đặc trưng của tuổi trẻ. Một điều đáng phấn khởi là gần đây, thơ đang ngày càng tập hợp lại thành lực lượng đông đảo và rầm rộ tiến quân vào những mảnh đất mới, đầy kỳ thú mời khai phá. Tiến quân về cả những chân trời xa, rất xa. Thơ đi gặt hái và cả gieo trồng. xin các nhà thơ chúng ta hãy sáng mắt sáng lòng để sớm phân biệt được mật hương và gai góc. Đừng nhầm lẫn cái mới và cái lạ. cái mới là cái phải chắt lọc từ bao nhiêu cái đã có để thay thế. Cái lạ là cái được thấy lần đầu, nhưng thường là lạ ở chỗ này nhưng lại nhìn quen ở chỗ khác. Hơn nữa, thể hiện cái lạ chưa sành, thường làm cho nó thành ra lố lăng, lai căng và méo mó. Lại cón có cái dễ dãi nữa. Xin hạn chế sản sinh ra những bài thơ chỉ đọc qua một phần, một nửa hay may mắn lắm là một lần, rồi không nhớ gì nữa. chúng ta đi tìm cái mới, có bạn lứa đông vui. Tất nhiên ở loại hình nghệ thuật nào cũng thế, thường do xu hướng cảm thụ, có khi do ngẫu hứng nhất thời, đã tự phát nảy sinh ra thành trường phái. Trường phái chính thống thường nhắm vào mục đích thay đổi hình thức và tư duy của một nền thơ ca nào đó đã thành lì mòn, nhạt nhẽo đối với thời thượng. có khi chỉ một số ít người được tài năng ưu đãi, xướng lên rồi thành trường phái. nói chung lại tôi rất đồng tình thơ có trường phái nhưng đừng biến thành bè phái. Mà bè phái như các bạn thấy đó, tự bản thân nó đã gây ấn tượng không hay rồi. Điều này quan trọng lắm đấy các bạn ạ, bè phải vốn là nơi sản sinh ra nhiều tiêu cực mà cũng có lúc khó thấy, tác động vào nội dung của tác phẩm, nó gây ra chia rẽ hoặc tân bốc nhau, dần nghiêng về những việc phi văn hóa, văn nghệ để phục vụ cho lợi ích cá nhân và dần đi xa chức năng tác phẩm. không nói đến những chức năng của thơ hiện nay chúng ta làm kim chỉ nam để sáng tác, đã lâu đời, thơ đã được đánh giá là một sán phẩm có bản chất thanh cao, vì vậy mà người có phong độ dùng thơ để di dưỡng tính tình để nâng cao phẩm chất. chẳng lẽ người làm ra sản phẩm có phẩm chất thanh cao ấy lại để sa sút phẩm chất của mình….”. 3/ CÒN MÃI NHÀ THƠ YẾN LAN. (Nhà thơ Hữu Thỉnh – Phó tổng thư kí thường trực Hội Nhà văn Việt Nam – đọc tại lễ tưởng niệm nhà thơ Yến Lan, tổ chức ở Hà Nội, ngày 8 -10 – 1998.) Hôm nay Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản văn học, các nhà văn và nghệ sĩ có mặt tại Hà Nội cùng đội ngũ những người cầm bút và bạn đọc của cả nước hướng về Qui Nhơn, thương tiếc đưa tiễn nhà thơ Yến Lan, nhà thơ xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam, một người con thân yêu của quê hương Bình Định về nơi an nghỉ cuối cùng… Ngay từ thuở nhỏ Yến Lan đã vừa học vừa làm, chăm sóc cha mẹ. năm mới sáu tuổi đã mồ côi mẹ, Yến Lan luôn khao khát tình mẫu tử, khao khát tình thương yêu, trìu mến của gia đình, quê hương. Ngay từ trên ghế nhà trường, thi sĩ Yến Lan đã hăng say học tập, viết báo làm ca kịch, làm thơ và tham gia các hoạt động xã hội như việc quyên góp cứu trợ cho đồng bào Thanh Nghệ Tĩnh trong nạn đói 1934. Tài năng của Yến Lan sớm nảy nở và sớm được khẳng định. Truyện ngắn đầu tay của Yến Lan (bút danh là Xuân Khai)được thưởng giải cao của báo Thanh - Nghệ - Tĩnh khi Yến Lan chưa đầy hai mươi tuổi. truyện ngắn của Yến Lan liên tục được giới thiệu trên các tờ Tiểu thuyết thứ Hai, Tiểu thuyết thứ Năm và nhiều tờ báo khác. Yến Lan viết cải lương, viết kịch và thành lập đội kịch mang tên ông… Cùng với Tế Hanh và nhiều cây bút đương thời, Yến Lan đã có những đóng góp lớn cho nền văn học và đã trở thành bậc thầy mẫu mực cho nhiều các thế hệ nhà văn noi theo". 4/ Một số hình ảnh tư liệu về nhà thơ Yến Lan. 1:Yến Lan và dịch giả Thúy Toàn tại NXB Văn học. 2:Yến Lan (đứng, thứ 2 từ phải sang) cùng với các văn nghệ sĩ trong thời gian đi lao động thực tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 3: Bãi bồi, bến sông Côn, hình ảnh đôi “my tằng lăng” mà sau này vào thi phẩm Yến Lan chính là Bến My Lăng 4: Sông Côn – nỗi nhớ niềm thương của Yến Lan. H:5. Cửa Đông thành Bình Định, Chế Lan Viên gọi là “Lầu tư tưởng”. Đôi bạn thơ Yến Lan và Chế Lan Viên thường lên “lầu tư tưởng” này ngắm tháp Chàm và bàn luận chuyện đời, chuyện thơ. H:6. Cửa Đông thành Bình Định ngày nay. Ảnh của: Thiên Lộc. H:7. Từ trái qua Yến Lan, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử tại lầu cửa Đông thành Bình Định . H:8.Yến Lan qua báo chí, gia đình lưu giữ. H9.Nơi yên nghỉ của nhà thơ Yến Lan. H10, 11. Phòng lưu niệm tại quê nhà: 19 Quang Trung, An Nhơn, Bình Định . Nhà thơ Yến Lan (1916 – 1998 )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN026.pdf