MS: LVVH-VHVN020
SỐ TRANG: 90
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2008
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN.
CHƯƠNG 1: PHẠM HỔ VÀ QUAN NIỆM SÁNG TÁC
1.1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác.
1.1.1. Tiểu sử.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác.
1.2. Quan niệm sáng tác của Phạm Hổ.
1.2.1. Về thiên chức: nhà văn của thiếu nhi.
1.2.2. Về thế mạnh của nhà văn.
1.2.3. Về cái tình trong viết văn.
CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG TƯ TƯỞNG TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ
2.1. Những nguồn cảm hứng chính trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ.
2.1.1. Cảm hứng về huyền thoại của thiên nhiên.
2.1.2. Cảm hứng về thế giới tình cảm, tâm hồn, trí tuệ của tuổi thơ.
2.2. Sự lí giải thế giới theo con mắt người yêu trẻ
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ
3.1. Nghệ thuật dựng truyện
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.3. Nghệ thuật trần thuật
3.4. Giọng điệu
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 : CÁC TÁC PHẨM CỦA PHẠM HỔ ĐƯỢC KHẢO SÁT.
PHỤ LỤC 2 : KHẢO SÁT MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA PHẠM HỔ THEO MÔ HÌNH CẤU TẠO CỐT TRUYỆN.
PHỤ LỤC 3 : THỐNG KÊ VỀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT, BÌNH LUẬN NGOẠI ĐỀ VÀ LỜI VĂN NỬA TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ.
PHỤ LỤC 4 : HỒI ỨC TUỔI THƠ
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6044 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì một cái ngọn mía, bây giờ lại một gốc mía, mà giữa ngày đói, sao ai lại để
rơi cái gốc mía đẹp như thế này? ”, “Loài cây mới mọc từ cái gốc mía bị kiến đục rỗng ruột, ngày nay ta
gọi là cây Tre. Có lẽ do cái tên cây che mưa che nắng mà ra chăng? Che, che rồi dần dần đọc chệch
thành tre, tre” (Hai ông cháu và túp lều dột nát); “Ông cụ nghe con nói trúng ý mình, lòng rất vui nhưng
cũng rất lo. Liệu con có làm được công việc nguy hiểm và quan trọng này không ?”, “Hắn biết rằng: cô
gái chưa mê hắn thì vẫn có thể làm hại hắn được. Biết đâu người con gái này lại chẳng đến trả thù cho
cha mẹ mình, cho anh em mình ?” (Cô gái bán trầm hương); “Chắc các em sẽ hỏi : Nhưng tại sao quả
Dứa lại chín vàng mà quả Na thì lúc chín vẫn xanh. Tại sao ruột dứa thì vàng mà múi na thì trắng? Và có
em sẽ hỏi: Thế Trang Ly không tạo một giống cây nào giống anh bạn hơi nhát gan của anh Dứa và cô Na
ư ?” (Hai anh em nhà trăm mắt); “Vậy thì làm thế nào để cho giống cây mới của mình không bị con chim
ác kia đánh cắp được ?” (Những bàn tay nhiều ngón).
Giọng điệu trẻ hóa trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ còn được tác giả tạo ra nhờ giá trị
biểu cảm mà hệ thống các từ ngữ cảm thán và kiểu câu cảm mang lại. Các yếu tố ấy làm thành cái giọng
ngạc nhiên, thú vị của trẻ con. Những từ ngữ như : chao ôi, ôi, trời hỡi, ồ… xuất hiện giữa dòng trần thuật
của câu chuyện gợi chúng ta hình dung về những biểu hiện tình cảm của trẻ con khi chúng đứng trước một
tình huống nào đó của cuộc sống. Người lớn hay có thói quen che giấu xúc cảm nhưng con trẻ thì không,
cảm xúc của trẻ luôn tuôn chảy tự nhiên, chân thật, sinh động trong từng nét mặt, cử chỉ và nhất là giọng
nói. Phạm Hổ không nhại giọng của trẻ mà ông nói bằng giọng của trẻ một cách tự nhiên, thân mật. Chẳng
hạn như: “Người trai trẻ bỗng dừng lại và giụi mắt: Ồ! Sao như ta đã từng đến nơi này! Thôi, thế là ba
năm anh đi, anh lại vòng trở về đúng chỗ ngày trước, trở về với con suối Trăm Năm” (Cây một quả); “Mà
kìa, sao lại có người xinh đẹp như vậy hỡi trời” (Chuyện nàng Mây); “Chao, tiếng hót của nó nghe mới lạ
lùng làm sao! Nghe như thương, như khóc” (Quả tim bằng ngọc); “Cô bỗng khóc nấc lên. Ôi! Cứ tưởng
mất hẳn bông hoa, xa mãi nó rồi. Vậy mà bây giờ nó lại đang ở trong tay cô” (Của quý trong lòng đá);
“Ừ! hay đấy! Không có thịt thì ăn tạm trứng vậy. Ôi những quả trứng luộc, vừa bùi vừa thơm, đã ngọt lại
béo! ” (Những quả ổi biết kêu).
Theo chúng tôi, việc Phạm Hổ quyết định chọn giọng điệu trẻ hóa có lẽ bắt nguồn từ ý định muốn
xóa đi ranh giới ngăn cách giữa người kể và người nghe người đọc. Cảm giác thân tình, hồn nhiên, tự
nhiên, chân thật trong giọng kể ấy rất thích hợp với gu thưởng thức của trẻ em. Và đó cũng là cách Phạm
Hổ lạ hóa những câu chuyện cổ tích, đem thêm hương vị lạ cho món ăn cổ tích truyền thống mà các em
vốn rất say mê.
Không chỉ như thế, Phạm Hổ còn kết hợp trong giọng kể của mình hai chất giọng trái ngược nhau:
vừa hồn nhiên, ngây thơ rất trẻ vừa triết lí, suy tư rất già. Giọng kể trong truyện viết cho thiếu nhi của
Phạm Hổ đủ “trẻ” để trẻ em như soi bóng thấy mình nhưng vừa đủ “già” để cho bạn đọc nhỏ tuổi nhận
thức các vấn đề quan trọng thiết thực của cuộc sống. Tuy nhiên, nhà văn Phạm Hổ không lên giọng giáo
huấn, không quá trang nghiêm, giọng điệu triết lí nhưng gần gũi, suy tư nhưng rất tự nhiên.
Giọng điệu triết lí của Phạm Hổ trong các câu chuyện thường xuất hiện nhẹ nhàng trong dòng trần
thuật của tác giả như những dấu chấm lửng cần thiết để bạn đọc dừng lại và suy tư cùng nhà văn. Ví dụ
trong truyện Tiếng sáo và con rắn, sau khi hai vợ chồng đoàn tụ, người chồng lấy cây sáo trúc ra thổi,
Phạm Hổ trong lúc miêu tả âm thanh ấy đã viết những câu văn khiến người đọc phải nghĩ suy: “Tiếng sáo
của chàng nghe réo rắt như tiếng của chim, của trời, của sông, của nước nhưng nổi lên rõ hơn cả là tiếng
của con người vui mừng được sống trong lẽ phải và tình thương. Ai nghe cũng ngơ ngẩn say mê”. Có lẽ
với lứa tuổi của mình, sẽ có em không thích tiếng sáo hoặc cũng có em chưa từng nghe âm thanh ấy,
nhưng qua cách vừa kể vừa ngẫm của mình, tác giả giúp bạn đọc nhỏ tuổi hình dung về loại âm thanh
mang giá trị hạnh phúc - thứ nhạc điệu của lẽ phải và tình thương. Hoặc trong truyện Hai anh em nhà
trăm mắt, Phạm Hổ đã kết thúc truyện bằng những lời bình luận với giọng triết lí rất nhẹ nhàng nhưng sâu
sắc: “Có một giống Dứa Dại bên cạnh cây Dứa rất quý kia. Dứa Dại cũng có quả. Quả nó còn to hơn quả
dứa quý là khác, nhưng trăm con mắt của quả Dứa Dại thì đều nhắm tịt cả lại vì lo sợ, và ruột của nó thì
chỉ những xơ là xơ, vô vị và vô ích”. Nhà văn muốn nhắn nhủ với các em nhỏ rằng không nên là Dứa Dại,
dẫu to dẫu cũng có trăm mắt, nhưng không làm được gì có ích cho đời nên rồi cũng sẽ bị bỏ quên.
Giọng điệu triết lí của Phạm Hổ không chỉ thể hiện ở lời trần thuật - lời văn bình luận trữ tình mà
còn nằm trong cấu trúc của tác phẩm với cách khai triển và sắp đặt chi tiết giàu ý nghĩa. Truyện Quả tim
bằng ngọc mở đầu bằng cảnh hai mẹ con nhà nghèo đi ở cho phú hộ, sau những lúc làm việc mệt nhọc:
“hai mẹ con chỉ thấy sung sướng khi đêm đến được nằm bên nhau trên mảnh chiếu rách”. Rồi một hôm,
vì không vừa lòng, tên chủ đã lấy cái roi mây quật vào lưng em bé: “mà kì lạ quá, tên nhà giàu quật bao
nhiêu lằn roi trên lưng đứa con thì bấy nhiêu lằn roi cũng hiện lên trên lưng người mẹ. Từ đó tên nhà giàu
đánh con đau ở đâu thì người mẹ đau ở đó, đánh người mẹ đau ở đâu thì đứa con đau ở đó”. Và sau đó, vì
cứu một chú chim họa mi, hai mẹ con bị tên chủ gian ác giết chết, nhưng điều kì lạ và cũng là điều đáng
suy ngẫm là: “Hai mẹ con chết giống y như nhau, ngực cũng bị một vết thương đâm thủng vào đúng tim
và bao nhiêu máu ở tim như đều chảy hết ra ngoài”. Phạm Hổ không cần dùng bất kì một câu văn bình
luận nào, chất triết lí trong lời văn của ông tự nhiên thể hiện như cái cách ông nói về chân lí tình mẫu tử.
Phạm Hổ buộc mọi người phải suy ngẫm về sợi dây thần giao cách cảm vừa thiêng liêng vừa diệu kì giữa
mẹ và con. Phạm Hổ không viết như Êxênin: “Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì. Chỉ mình mẹ nâng
con vững bước” (Thư gửi mẹ), cũng không khẳng định như Chế Lan Viên: “Con dẫu lớn vẫn là con của
mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” (Con cò), thế nhưng câu chuyện của ông đã đủ nói lên tất cả nội
dung vĩ đại và quan trọng ấy trong cuộc sống mỗi con người.
Nói tóm lại, tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện cho thiếu nhi của Phạm Hổ là một hành trình tìm kiếm
hương thơm và âm sắc trong vườn văn mà Phạm Hổ bằng tình yêu dành cho trẻ đã cố công trồng trọt
chăm bón. Bước vào khu vườn ấy, người đọc lắng nghe được giọng điệu hồn nhiên, ngây thơ của trẻ và
lắng nghe được cả những suy tư triết lí cần có cho cuộc đời rộng bước của các em khi trưởng thành. Có
thể nói, việc kết hợp trong truyện hai giọng điệu dường như trái ngược với nhau như thế là một thành
công đáng trân trọng của Phạm Hổ. Tất nhiên sẽ có nhiều người nghĩ đó là cách triết lí theo kiểu trẻ con
của Phạm Hổ (!?). Nhưng thật ra, người lớn chúng ta chắc cũng cần phải rất nhiều lần nhỏ lại để được
cảm nhận được những ý vị lớn lao, ý nghĩa sâu sắc mà giọng điệu triết lí của Phạm Hổ đem đến cho thiếu
nhi. Nói như họa sĩ thiên tài Picasso là: “Cần có thời gian lâu dài để trở nên trẻ”.
Theo chúng tôi, giọng triết lí trong truyện của Phạm Hổ rất giống với giọng mà Tago - nhà thơ lớn
của trẻ em Ấn Độ nói riêng và thiếu nhi thế giới nói chung - người đã trao cho trẻ em cái quyền suy nghĩ
về cuộc đời kiểu trẻ con của chúng :
“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng, và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.
(Mây và sóng)
Rõ ràng, đứa trẻ trong bài thơ của Ta-go không chiêm nghiệm theo kiểu của Béc-na-sô: “Trong tất
cả các kì quan, kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ” nhưng triết lí đơn giản rất trẻ con ấy buộc nhiều
người lớn phải thừa nhận: không ở đâu hạnh phúc cho bằng ở bên cạnh mẹ.
Gần gũi hơn, chúng ta bắt gặp ở giọng điệu triết lí trong văn xuôi của Phạm Hổ cái chất thơ ngọt
ngào, trong trẻo tự nhiên như mạch suối chảy ra những suy tư mà nhà văn muốn trẻ uống lấy: “Cây sung
nhiều quả như bà mẹ xưa nhiều con. Quả sung có từ gốc lên đến cành như đàn con xưa bám lấy mẹ từ
chân đến vai. Cây sung nghèo túng không tham lam lúc nào cũng rủ bóng xuống che mát cho người cho
cá. Quả sung cũng giống như bầu sữa lúc căng và nhựa sung lúc nào cũng trắng như sữa” (Người mẹ
nghèo ít gạo nhiều con). Như vậy, chỉ mượn hình ảnh cây sung mà nói được biển đời tình mẫu tử. Người
viết chợt nhớ tới cách định nghĩa cũng là triết lí về tình yêu mẹ của một chú bé nhỏ tuổi trong thơ Xuân
Quỳnh :
“À mẹ ơi, có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế”
(Con yêu mẹ)
Thật hồn nhiên và cũng thấm thía biết bao...
KẾT LUẬN
1. Truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ là một phần đáng kể trong gia tài văn chương của tác giả. Với
hai nguồn cảm hứng lớn là cảm hứng về huyền thoại của thiên nhiên và cảm hứng về thế giới tình cảm,
tâm hồn, trí tuệ của tuổi thơ, Phạm Hổ đã thể hiện rõ tâm huyết và tình yêu của mình dành cho thiếu nhi
Việt Nam.
1.1. Phạm Hổ không miêu tả lại thiên nhiên một cách đơn thuần mà nhà văn đi kể lại quá trình hoài thai
ra chúng như một cuộc hành trình tìm về với huyền thoại xa xưa của tổ tiên loài người. Nghĩa là Phạm Hổ
đã huyền thoại hóa, cổ tích hóa những hình ảnh thiên nhiên vốn hết sức quen thuộc trong cuộc sống chúng
ta hôm nay. Với mô hình mở đầu bằng một huyền thoại và kết thúc là một loài hoa hoặc loài quả ra đời,
Phạm Hổ đã viết nên những trang sử về quá trình hoài thai vừa kì lạ vừa hấp dẫn của thế giới tự nhiên.
Thiên nhiên vạn vật dưới cái nhìn của Phạm Hổ như được khoác thêm một chiếc áo mới, mỗi loài hoa loài
quả bỗng dưng có thêm một cuộc đời trước đó, trước khi nó trổ thành thiên nhiên thơm thảo cho cuộc đời
hôm nay.
1.2. Phạm Hổ mê cây, mê hoa, mê quả nhưng sâu đậm hơn hết là đam mê các em thiếu nhi. Nhà văn viết
nhiều về đời sống tình cảm của tuổi thơ, nhất là những tình cảm gia đình. Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác
những huyền thoại đẹp về tình bạn, tình yêu, tình thầy trò… Thế giới tâm hồn của thiếu nhi còn được
Phạm Hổ miêu tả thông qua những ước mơ khám phá và khát vọng hành động kì lạ của lứa tuổi thần tiên,
nhất là khi các em biết hòa nhập với cuộc sống thiên nhiên xung quanh. Phạm Hổ cũng rất quan tâm khi đi
vào thế giới tư duy, trí tuệ của trẻ em. Trong nhiều câu chuyện, Phạm Hổ khẳng định: những suy nghĩ và
quan niệm về cuộc đời của trẻ con không phải lúc nào cũng non nớt, ngây ngô. Các em có trí phán đoán
và xem xét riêng, có lí luận riêng và đôi khi làm cho người lớn hết sức bất ngờ, ngỡ ngàng rồi thán phục.
2. Bằng những câu chuyện của mình, Phạm Hổ đưa ra lời giải đáp cho thiếu nhi về thế giới mà các em
đang thắc mắc: mọi thứ kì diệu nhất trong cuộc sống hôm nay đều do chính bàn tay con người tạo dựng
nên, nguồn gốc của muôn loài chính là ở tình yêu, tình thương và lòng nhân hậu của con người. Mỗi lần
cái thiện thắng cái ác, lòng trung hiếu thắng sự bạc bẽo vô ơn, tình thương thắng thù hận, thái độ quên
mình thắng thói ích kỉ, tính siêng năng thắng thói lười nhác, sự hiền lành thắng sự hung hăng… thì một
loài hoa đẹp, một thứ quả ngon ra đời. Trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, trẻ em đóng vai trò
như một điểm nhìn để tác giả tự do tái hiện, cảm nhận, đánh giá, lí giải về tất cả những gì mà các em quan
tâm theo cách của riêng chúng.
3. Về nghệ thuật, truyện của Phạm Hổ có những đặc điểm đáng lưu ý sau:
3.1. Thể loại tác giả viết nhiều nhất là cổ tích hiện đại (87%), vì vậy cách dựng truyện của Phạm Hổ rất
gần gũi với cách cấu tạo cốt truyện của cổ tích dân gian. Dưới cái nhìn hình thái học truyện cổ tích của V.
Propp, chúng tôi tạm xây dựng mô hình cấu tạo cốt truyện trong truyện của Phạm Hổ như sau: nhân vật
gặp tai họa - nhân vật gặp gỡ lực lượng thần kì - nhân vật vượt qua thử thách- kết thúc bằng sự hóa thân.
3.2. Phạm Hổ có những cách tân trong lối viết sự tích khá độc đáo và rất mới. Nhà văn chủ tâm phân tích
và mô tả để tạo dựng tình huống trong những câu chuyện đồng thời sáng tạo những chi tiết nghệ thuật có
vai trò là bước đệm cho sự phát triển của mạch truyện về sau. Phạm Hổ đưa ý thức thời gian của người
hiện đại vào trong truyện cổ tích. Đó là thời gian cụ thể, chuyển động theo mạch tâm trạng của nhân vật.
Không gian nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ cũng không huyền bí, xa lạ, không
phiếm chỉ, mà là bối cảnh sinh hoạt đời thường, là hình ảnh cụ thể về quê hương đất nước Việt Nam.
3.3. Cách xây dựng nhân vật trong truyện của Phạm Hổ rất gần gũi với thi pháp xây dựng nhân vật trong
truyện cổ tích dân gian. Nhưng bên cạnh các kiểu nhân vật quen thuộc thường thấy trong cổ tích xưa,
Phạm Hổ sáng tạo một số kiểu nhân vật cổ tích mới: kiểu nhân vật có tài văn chương, kiểu nhân vật “có
đam mê”, nhân vật thiếu nhi. Đặc điểm chung của các nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn
Phạm Hổ là những con người chủ động vượt lên trên hoàn cảnh, ít nhiều được cá tính hóa, nỗi niềm hóa.
Còn các nhân vật thần kì như Bụt, Tiên… hiện lên gần gũi, quen thuộc, bình dị, đời thường.
3.4. Truyện cổ tích hiện đại của Phạm Hổ được trần thuật ở ngôi thứ ba (100% truyện), có 2 truyện xuất
hiện người trần thuật ngôi thứ nhất xưng “tôi” (Hai ông cháu và túp lều dột nát, Hai anh em nhà trăm
mắt), nhưng đó chỉ là thủ pháp dẫn dắt, cách trò chuyện tâm tình giả định với bạn đọc, không phải là
phương thức trần thuật chủ quan. Khảo sát truyện ngắn của Phạm Hổ, chúng tôi nhận thấy dẫu là điểm
nhìn trần thuật bên trong hay bên ngoài, nhà văn thích chêm vào những đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối mỗi
truyện (22/ 47 truyện) và sử dụng kiểu lời văn nửa trực tiếp (27/47 truyện). Ngoài ra, Phạm Hổ có xu
hướng linh động hóa điểm nhìn trần thuật bên trong các nhân vật. Nhà văn di chuyển điểm nhìn trần thuật
từ nhân vật này sang nhân vật khác nhằm làm nổi rõ cảm xúc, nhận thức, tư duy và cả giọng nói bên trong
của mỗi nhân vật.
3.5. Khác với Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng - những cây bút này khi viết lại truyện cổ tích thường tạo một
giọng kể điềm đạm, bình thản, ung dung của một người lớn đang kể chuyện cho trẻ - Phạm Hổ kể chuyện
cho thiếu nhi bằng giọng của một người rất trẻ. Trẻ nhưng không non, bởi bên cạnh giọng kể của một
người trẻ là giọng triết lí, suy tư sâu sắc và thấm thía.
4. Tìm hiểu đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, chúng tôi nhận thấy những đóng góp không
nhỏ của nhà văn vào mảng văn xuôi Việt Nam hiện đại dành cho thiếu nhi:
4.1. Phạm Hổ đã dựng nên một thế giới thiên nhiên đẹp đẽ được ra đời từ tình yêu thương của con người.
Bài học về tình yêu cây cỏ, tình nhân ái trong truyện của ông có ý nghĩa lớn trong việc bồi dưỡng những
phẩm chất nhân bản cho các thế hệ trẻ thơ.
4.2. Phạm Hổ làm sống lại thế giới cổ tích - một món ăn tinh thần hấp dẫn mà trẻ em lúc nào cũng thích.
Cổ tích mới của Phạm Hổ vừa quen nhưng vừa lạ. Những câu chuyện ấy không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu
thưởng thức của trẻ mà còn đem lại các giá trị thẩm mĩ có khả năng rung động những tâm hồn trẻ thơ.
4.3. So với các cây bút cùng thời, Phạm Hổ đã chọn một lối đi riêng khi ông dành phần lớn tâm huyết để
sáng tác cổ tích mới. Quan trọng là tác giả đã có những cách tân trong lối viết sự tích cho thiếu nhi thời
hiện đại. Đây là một hướng đi cần ghi nhận và gợi mở một khuynh hướng sáng tác cho các nhà văn hôm
nay.
5. Tìm hiểu truyện của Phạm Hổ, chúng tôi cũng có những điều băn khoăn sau:
5.1. So với nhu cầu thưởng thức và sự rộng mở của các phương diện khác nhau trong cuộc sống hiện nay
mà thiếu nhi Việt Nam đang đối diện thì truyện của Phạm Hổ còn hạn chế nội dung về thực tế và về các
mối quan hệ phức tạp nhiều mặt của đời sống, nhất là thiếu tính cập nhật thời sự và tâm sinh lí trẻ em thời
hiện đại.
5.2. Ai cũng biết, yếu tố tưởng tượng vô cùng cần thiết đối với văn học thiếu nhi. Truyện của Phạm Hổ
không thiếu những yếu tố tưởng tượng nhưng vì nhà văn cố bám vào hiện thực để miêu tả, lí giải sự ra đời
của thiên nhiên hoa quả nên sự tung hoành của trí tưởng tượng còn bị hạn chế. Nói cách khác, chuyện
đánh thức tâm hồn bay bổng, kích thích ở các em khát vọng sáng tạo, Phạm Hổ chỉ mới làm được một
phần, phần còn lại sẽ là chuyện để dành cho các nhà văn hôm nay.
5.3. Cổ tích dân gian có mô hình chung vì nó là sản phẩm của thời đại riêng “một đi không trở lại”. Cổ
tích hiện đại cần những cốt truyện vừa giữ được chất cổ tích nhưng cũng vừa đa dạng và sáng tạo hơn.
Làm thế nào mỗi câu chuyện phải là một thế giới có nét hấp dẫn riêng, lôi cuốn riêng đối với bạn đọc
thiếu nhi? Câu trả lời vẫn là: “trông chờ các nhà văn trong tương lai” (Trần Hoài Dương).
6. Từ việc tìm hiểu truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, chúng tôi có những đề xuất nhỏ xem như
những gợi mở cho hướng sáng tác của các nhà văn viết cho thiếu nhi hôm nay:
6.1. Văn học dân gian luôn là một kho tư liệu quý cho các nhà văn học tập và phát huy tính sáng tạo phù
hợp với yêu cầu thưởng thức của mỗi thời đại. Không chỉ riêng truyện cổ tích, các thể loại khác như thần
thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn… vẫn còn nhiều khoảng trống hấp dẫn chờ bàn tay làm
mới của các nhà văn.
6.2. “Viết cho trẻ là một bài tập khó” (Phan Thị Vàng Anh). Cái khó nảy sinh khi người cầm bút không
biết đứng ở điểm nào để có thể thuyết phục được trẻ. Không ít nhà văn bắt lấy cảm xúc và tình cảm trong
tuổi thơ của chính mình để sáng tác. Có tác giả đứng trên quan điểm người lớn viết truyện nhằm bảo ban
trẻ… Vấn đề cần thiết là làm thế nào cho trẻ thấy được người viết hiểu thế giới của chúng theo cách của
chúng? Nhà văn cần phải đứng vào vị trí của trẻ để hiểu tất cả những khát vọng cũng như nhu cầu cần
thiết của chúng. Có như vậy, tác phẩm mới thực sự hấp dẫn con trẻ.
6.3. Một tác phẩm hay là tác phẩm mà trong ấy trẻ em bắt gặp cả một thế giới đầy hành động, màu sắc,
âm thanh, sự biến ảo… Trẻ em không thích những trò chơi bày sẵn mà muốn tham gia vào trò chơi ấy,
dẫu chỉ là trong tưởng tượng. Người viết cần bắt đúng tâm lí của trẻ em như tò mò, thích quan sát, nghe
ngóng, hồi hộp, phỏng đoán, phiêu lưu…
6.4. Mỗi tác phẩm viết cho thiếu nhi cần có một đời sống với môi trường thẩm mĩ, đạo đức lành mạnh.
Nhưng tất cả những nội dung giáo dục tích cực ấy phải được chuyển tải một cách không gượng ép. Nhà
văn cần học thái độ tôn trọng bạn đọc thiếu nhi.
7. Trong lúc nghiên cứu, chúng tôi cố gắng đánh giá một cách hệ thống, khách quan và toàn diện mảng
truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ, nhưng chắc sẽ còn nhiều vấn đề cần phải được bàn bạc và suy
nghĩ sâu hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. Li-Kum (2000), Thế giới quanh ta - Kiến thức bách khoa phổ thông dành cho trẻ em, tập một, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
2. An-đéc-xen (2005), Truyện cổ An-đec-xen, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên, Tp.Hồ Chí Minh.
4. Assen Bossev (1995), “Janko - nhạc sĩ và tình hữu nghị”, Tạp chí Văn học 5/1995, tr.47- 48.
5. Nguyễn Nhật Ánh (2005), Truyện cổ tích dành cho người lớn, Nxb Kim Đồng, Tp.Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Nhật Ánh (2007), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
7. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
8. Hoàng Văn Cẩn (2006), Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi, Nxb Giáo dục, Tp.Hồ Chí
Minh.
9. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, tập 2 (in lần 8), Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
10. Nguyễn Đình Chỉnh (2006), Sư phạm học tiểu học, Nxb Giáo dục, Tp.Hồ Chí Minh.
11. Vũ Khắc Chương (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội.
12. Chu Xuân Diên, “Truyện cổ tích dưới mắt nhà khoa học”, Tạp chí nghiên cứu văn học dân gian số 11/
2000.
13. Chu Xuân Diên (1995), Thi pháp truyện cổ tích, Nxb Giáo Dục, Tp.Hồ Chí Minh.
14. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình lí luận văn học, phần tác phẩm văn học, Nxb Đại học quốc gia ,
Tp.Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. G.N. Pôxpêlôp (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Lê Đạt, Lê Minh Hà (2006), Truyện cổ viết lại, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
18. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Tp.Hồ Chí Minh.
20. Tô Hoài (1993), “Văn học cho thiếu nhi hôm nay”, Tạp chí văn học số 5/1993, tr.4.
21. Tô Hoài (1998), Tuyển tập văn học thiếu nhi, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
22. Tô Hoài (1998), Ba chuyện cổ tích (Đảo Hoang, Nhà Chữ, Chuyện nỏ thần), hai tập, Nxb Kim Đồng,
Tp.Hồ Chí Minh.
23. Phạm Hổ (1962), Vườn xoan, Nxb Văn học, Hà Nội.
24. Phạm Hổ (1982), Những ô cửa những ngả đường, Nxb tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội.
25. Phạm Hổ (1990), Người vợ lẽ, Nxb Tổng hợp, Bình Định.
26. Phạm Hổ (1993), “Làm sao để viết cho các em hay hơn”, Tạp chí văn học số 5/1993, tr.29-31.
27. Phạm Hổ (1994), Lửa vàng lửa trắng lửa nâu, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
28. Phạm Hổ (1995), Cất nhà giữa hồ, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
29. Phạm Hổ (1995), Tuyển tập Chuyện hoa chuyện quả, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.
30. Phạm Hổ (1998), Lời cầu xin cuối cùng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
30. Phạm Hổ (2000), Chú bò tìm bạn, Nxb Kim Đồng, Tp.Hồ Chí Minh.
32. Phạm Hổ (2001), Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch), Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
33. Phạm Hổ (2003), Cây bánh tét của người cô, Nxb Kim Đồng, Tp.Hồ Chí Minh.
34. Phạm Hổ (2005), Chuyện hoa chuyện quả, Nxb Kim Đồng, Tp.Hồ Chí Minh.
35. Mộng Huyền (1996), Truyện cổ tích thế giới chọn lọc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
36. Trần Mạnh Hưởng (2005), Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Tp.HCM.
37. Hoài Khánh, Nhà thơ Phạm Hổ trong kí ức của tôi, hoaikhanh.vnweblogs.com.
38. Trần Đăng Khoa (tuyển chọn), Tế Hanh (giới thiệu) (1999), Tuyển tập Phạm Hổ, Nxb Văn học, Hà
Nội.
39. Lê Nhật Ký (2005), “Phạm Hổ - người kể chuyện cổ tích về hoa quả”, Thông báo khoa học, ĐH Quy
Nhơn số 5/ 2005, tr.15-18.
40. Lê Nhật Ký (2005), “Phạm Hổ thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng”, Thông báo khoa học, Đại học Quy
Nhơn, số 31/ 2005, tr.12-15.
41. Lê Nhật Ký (2006), Phạm Hổ - Một lối đi riêng trong truyện cổ viết lại,
42. Viết Linh (2005), H.C. An-đec-xen Người kể chuyện thiên tài (truyện), Nxb Thanh Niên, Tp.Hồ Chí
Minh.
43. Phạm Phương Liên, Thiên nhiên trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ,
44. Lê Quang Long - Nguyễn Thị Thanh Huyền (1994), Chuyện lạ có thật về thực vật, Nxb Giáo dục,
Tp.Hồ Chí Minh.
45. Lê Quang Long (2006), Từ điển tranh về các loài cây, Nxb Giáo dục, Tp.Hồ Chí Minh.
46. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và
giảng dạy, Nxb Giáo dục, Tp.Hồ Chí Minh.
47. Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, tái bản lần thứ 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
48. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
49. Lã Thị Bắc Lý (2003), Giáo trình văn học trẻ em, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
50. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, tái bản lần 3, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
51. M.B.Khrapchenko (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại
học quốc gia, Hà Nội.
52. Gia Mạnh ( 2006), Truyện cổ tích về các loài cây, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
53. Mikhai Ilin (1995), “Tôi đã trở thành nhà văn viết cho thiếu nhi như thế nào?”, Tạp chí văn học
5/1995, tr.50.
54. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển (2004), Văn miêu tả và kể chuyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
55. Tăng Kim Ngân (1994), Cổ tích thần kì người Việt - đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
56. Nguyên Ngọc (1986), “Phạm Hổ với Chuyện hoa, chuyện quả của anh”, tham luận hội thảo về ba nhà
văn chuyên viết cho thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Phạm Hổ tại Hà Nội năm 1986.
57. Nguyên Ngọc (1995), “Viết cho trẻ em hôm nay càng khó hơn”, Tạp chí văn học số 5/1993, tr.3- 4.
58. Hữu Ngọc (dịch) (1983), Truyện cổ Grim, Nxb Văn học, Hà Nội.
59. Mai Ngọc (tuyển) (2005), Truyện cổ tích hay nhất thế giới viết cho thiếu nhi, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
60. Trần Đức Ngôn (1996), Văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Trường ĐHSP I, Hà Nội.
61. Vương Trí Nhàn (1980), Sổ tay người viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam,
Hà Nội.
62. Nhiều tác giả (1993), “Văn học cho thiếu nhi trên thế giới”, Tạp chí văn học số 5/1993, tr.60-63.
63. Nhiều tác giả (1999), Nghệ thuật kể chuyện cho trẻ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
64. Nhiều tác giả (2001), Hoàng tử mặt trời: Trên những nẻo đường cổ tích, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
65. Nhiều tác giả (2002), Văn học và phương pháp cho trẻ tiếp xúc với văn học, Giáo trình đào tạo giáo
viên THSP mầm non, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
66. Rô-đa-ri Gian-ni (2000), Truyện cổ tích hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
67. Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
68. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, tài liệu BDTX chu kì 1992-1996 cho giáo
viên văn cấp 2 phổ thông, Nxb Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
69. Phạm Bá Tân (2004), “Đóng góp của Phạm Hổ cho một thể loại văn học thiếu nhi”, Nghiên cứu văn
học số 9/2004, tr.42-46.
70. Vân Thanh (1982), Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
71. Vân Thanh, Nguyên An (2002), Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam, tập một, Nxb Từ điển
bách khoa, Hà Nội.
72. Phương Thảo (tuyển) (2003), Truyện cổ tích về những loài hoa, Nxb Giáo dục, Tp.HCM.
73. Nguyễn Quang Thân (1993), “Văn học hành trang đường đời cho trẻ thơ”, Tạp chí văn học số 5-1993,
tr.6-7.
74. Phong Thu (2005), Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau cách mạng tháng 8, Nxb Giáo dục,
Tp.Hồ Chí Minh.
75. Phong Thu (2006), Truyện ngắn dành cho tuổi nhi đồng, Nxb Giáo dục, Tp.Hồ Chí Minh.
76. Nguyễn Huy Tưởng (1966), Tìm mẹ, Nxb Văn học, Hà Nội.
77. Nguyễn Huy Tưởng (2004), Truyện viết cho thiếu nhi, Nxb Thanh Niên, Tp.Hồ Chí Minh.
78. Tzvetan Todorov (2005), Thi pháp văn xuôi, Nxb ĐH sư phạm, Hà Nội.
79. Hồng Vân (1996), Chuyện cổ tích cho em, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh.
80. Véra C. Barclay (1993), “Truyện cho trẻ em”, Tạp chí văn học số 5/1993, tr.49.
81. V.IA. Prốpp (2003), Tuyển tập V.IA.PROPP, tập 1, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
CÁC TÁC PHẨM CỦA PHẠM HỔ ĐƯỢC KHẢO SÁT.
1. Những bàn tay nhiều ngón
2. Cây chanh quả vàng
3. Cây một quả
4. Tiếng sáo và con rắn
5. Quả tim bằng ngọc
6. Những con ốc kì lạ
7. Cái ô đỏ
8. Ruột vàng hạt lắm
9. Em bé và Rồng con
10. Chuyện nàng Mây
11. Những thanh gươm xanh
12. Con cua lửa
13. Cô bé và ông Táo
14. Ba chiếc áo ba màu
15. Em bé hái củi và chú hươu con
16. Tép lên cây
17. Một người con có hiếu
18. Chim Lưu Ly
19. Cái kéo kì lạ
20. Cô em gái biết lo xa
21. Người ăn trộm đi nhầm nhà
22. Cô gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi
23. Hai ông cháu và túp lều dột nát
24. Mùi hương kì lạ
25. Những bông hoa hình mũi kim
26. Ngôi đền đỏ
27. Những người con hiếu thảo
28. Hai vợ chồng và con voi quý
29. Những bông hoa mới ở Hồ Thơm
30. Cô gái bán trầm hương
31. Dòng sữa của người chị
32. Màu áo, màu hoa
33. Cơm cho chó ăn
34. Ăn lá mà nhả ra vàng
35. Hai anh em nhà trăm mắt
36. Người mẹ nghèo ít gạo nhiều con
37. Cây lạ quả ngon
38. Em bé hay cười
39. Cây đàn và bầu rượu của người thầy
40. Quả có nhiều khía
41. Của quý trong lòng đá
42. Những quả ổi biết kêu
43. Cái áo choàng lông cáo
44. Khóm dứa lá không gai
45. Chọn rể quý
46. Hạt ngày, hạt đêm
47. Bài thi nhập học
PHỤ LỤC 2
KHẢO SÁT MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA PHẠM HỔ THEO MÔ HÌNH CẤU TẠO CỐT TRUYỆN.
Truyện Nhân vật gặp tai
họa hoặc thử
thách.
(1)
Nhân vật gặp gỡ
lực lượng thần kì.
(2)
Nhân vật vượt
qua tai họa, thử
thách.
(3)
Kết thúc bằng
sự hóa thân.
(4)
Những
bàn tay
nhiều
ngón
- Cuộc thi tìm
giống cây mới.
- Con chim ác mổ
phá quả quý.
- Giống cây
được đứng giải
nhất.
- Cây chuối.
Cây
chanh
quả
vàng
- Giặc dữ kéo tới,
tên tướng giặc có
phép tinh.
- Quất lên đường
đuổi giặc.
- Quất xin vua đúc
cho một cây roi sắc
ba cạnh nhỏ như
cây mây nhưng dài
bằng cây tre.
* Vua ở đây là hiện
thân cho lực lượng
thần kì vì vua vốn
sở hữu một cây
chanh quả bằng
vàng.
- Đường roi thứ
ba cắt ngang cổ
giặc.
- Vua ban cho
Quất cây
chanh quả
vàng.
- Dân gian lấy
tên Quất đặt
cho cây =>
Cây quất.
Cây
một quả
- Anh chàng trẻ
tuổi yêu cô gái
chăn tằm nhưng
bố mẹ cô gái
không chấp nhận.
- Anh nằm mơ gặp
bà cụ áo xanh chỉ
cho đi tìm loài quả
hạnh phúc làm tan
đi lòng hờn giận.
- Sau ba năm,
anh hái được
quả quý đem
về.
- Cha mẹ cô gái
chấp nhận mối
duyên của hai
người.
- Anh đem cây
một quả về
trồng, quả chín
vàng ươm ra
trăm quả,
nghìn quả.
=> Cây mơ.
Tiếng
sáo và
- Con rắn lục yêu
người chồng nên
- Chàng tìm gặp
một ông cụ nổi
- Con rắn
không nhận ra
=> Hoa thiên
lý.
con rắn biến thành hình
người vợ để lừa
chàng.
tiếng là tài giỏi
trong việc tìm ra
chuyện phải trái ở
trên đời.
- Ba cuộc thử
thách.
người chồng
nên hiện
nguyên hình.
- Vợ chồng
sống bên nhau
hạnh phúc.
Quả tim
bằng
ngọc
- Em bé người ở
thả con chim họa
mi của lão nhà
giàu.
- Chim họa mi nói
tiếng người.
- Hai vợ chồng
nhà giàu chết.
- Mẹ con em
bé chết hóa
thân thành quả
loòng boong.
Những
con ốc
kì lạ
- Anh học trò nhà
giàu ngu dốt ganh
tị với hai người
học trò nghèo
thông minh nên
tìm mọi cách hãm
hại bạn.
- Người thầy cho
những con ốc roi
thần kì: học giỏi thì
nó sáng lên như
đèn và giúp cho
thành đạt.
- Cha con lão
nhà giàu và
ông vua ác
chết.
- Hai người học
trò nghèo thành
đạt, lấy nhau
sống hạnh
phúc.
- Hai người
học trò nghèo
chết hóa thân
thành cây roi.
Cái ô
đỏ
- Búp bị liệt, Cành
muốn em hết
bệnh.
- Cành lên núi tìm
Bụt.
- Cành gặp Bụt và
xin Bụt giúp.
- Bụt thử thách
Cành may cái ô đỏ
và đổi chân cho
em.
- Búp và Cành
được lành lặn.
- Bụt cầm ô đỏ
làm ra hoa râm
bụt.
Ruột
vàng
hạt lắm
- Lũ lụt, bão, đói
rét.
- Bí và Mít đi tìm
thức ăn.
- Bí và Mít gặp bà
tiên cho quả lạ.
- Mít vì siêng
năng, hiền lành
nên có giống
hạt trồng ăn
ngon ngọt.
- Bí vì lười
biếng nên chỉ
- Quả mít.
- Quả bí ngô.
có giống hạt ăn
có mùi hôi
nồng.
Em bé
và rồng
con
- Tên ăn cướp và
con quạ tinh cướp
con mắt của rồng.
- Em bé phải tìm
lại đôi mắt cho
rồng con.
- Bà Tiên ở núi
Ngũ Sắc chỉ : chôn
mắt rồng một gang
tay, mười ngày
tưới sữa, mười
ngày tưới mật.
- Rồng con
sáng mắt.
- Cây nhãn.
Chuyện
nàng
Mây
- Nàng Mây hiền
lành bị công chúa
Thanh Hoa ganh
ghét.
- Ba thử thách:
làm bèo đen thành
trắng như mây,
chắp rễ bèo thành
sợi chỉ dài, nhét
cuộn chỉ dài vào
vỏ quả hồng.
- Bà cụ trông vườn
cho lời khuyên.
- Ốc nhỏ, nhện
nâu, nhện ông, ong
chúa và ong vàng
giúp nàng Mây.
- Nàng Mây
hoàn thành
nhiệm vụ và trở
nên xinh đẹp
hơn.
- Công chúa vì
tức giận nên
càng xấu xí và
chết.
- Quả bông
vải.
Cô bé
và ông
táo
- Con quái vật đầu
người mình báo
và đầu người
mình trăn xuất
hiện quấy nhiễu
cuộc sống người
dân.
- Cô bé thay cha
nhận lời giúp đỡ
bà con làng xóm
trừ quái vật.
- ông Táo. - Quái vật bị
tiêu diệt nhưng
cô bé chết.
- Cô bé chết
hóa thân thành
hoa mai vàng.
Em bé - Lão đồ tể muốn - Chú hươu cứu - Lão đồ tể - Hươu chết
hái củi
và chú
hươu
con
bắt chú hươu,
người bạn của em
bé nghèo.
- Cậu bé bị lão
chủ truy đuổi và
tìm cách giết hại.
sống em bé.
* Hươu là lực
lượng thần kì vì có
khả năng cứu sống
em bé, hiểu được
tiếng người.
chết.
- Em bé trưởng
thành, lập gia
đình sống hạnh
phúc.
trong chờ đợi
và hóa thân
thành cây hoa
đại.
Tép lên
cây
- Tướng giặc hung
ác giết hại người
dân vô tội và anh
cả.
- Bốn anh quyết
tâm giết giặc.
- Năm anh chị em
tài giỏi: anh cả rèn
giỏi, anh hai giỏi
thơ văn, cô em thư
ba khâu vá giỏi,
anh tư có tài bơi
lội, em út tài bắn
giỏi.
- Tên tướng
giặc bị tiêu
diệt.
- Tên cô em
thứ ba đặt tên
cho thứ quả kì
diệu: quả bưởi.
Cái kéo
kì lạ
- Chú bé muốn
mua cái kéo cắt
nắng để sưởi ấm
cho bà qua mùa
đông lạnh giá.
- Ông lão bán kéo
và lời dặn thần kì.
- Em bé cắt
được nắng sưởi
ấm cho bà và
mọi người.
- Cây hoa cải
vàng.
Cô gái
thêu tài
và
chàng
trai dệt
giỏi
(1)Lời thách cưới:
dệt mười thước
lụa không một chỗ
đứt nối và tìm
nhuộm một màu
chỉ hồng trăm
năm.
(2) Tên vua độc
ác bắt cô vợ vào
cung.
(1) Én dẫn đường,
chàng trai gặp bà
Tiên lo việc thêu
thùa.
(2) Mười bà Tiên ở
rặng núi Phượng,
Én sống lại.
(1) Cô gái nhận
lời lấy chàng
trai.
(2) Tên vua
độc ác chết,
người vợ sống
lại.
- Cây hoa đào.
Hai ông
cháu và
(1) Ông lão già
sống một mình cô
(1) Thần Đất hứa
giúp đỡ.
(1) Chú bé
nghèo xuất
túp lều
dột nát
đơn nghèo khổ
mong muốn có
người trò chuyện.
(2) Nạn đói xảy
ra, hai ông cháu
chia nhau tìm cái
ăn.
hiện, hai ông
cháu sống yêu
thương gắn bó.
(2) Chú bé tìm
được thức ăn
đem về thì ông
đã mất.
- Cây tre.
Mùi
hương
kì lạ
- Cô Mộc xinh
đẹp bị quỷ Bùn
Đen bắt, anh Trà
lên đường cứu vợ.
- Đất, đá, con dơi,
ngôi sao giúp đỡ
cô Mộc.
- Anh Trà tiêu
diệt quỷ và cứu
được cô Mộc.
- Thần Trang
Ly.
- Cây hoa mộc.
Những
bông
hoa
hình
mũi kim
- Cuộc thi chọn
người may tài
nhất.
- Chàng trai may
tài và cô gái may
giỏi.
- Cả hai cùng
giải nhất và
thành vợ
chồng.
- Thần Trang
Ly.
- Cây hoa cỏ
may.
Những
bông
hoa mới
ở hồ
Thơm
- Hai chị em mồ
côi hát hay bị con
trai vị quan to háo
sắc bắt giam ở hồ
Thơm.
- Cô em trao cho
chị túi thần kì làm
tên con quan
không thể đụng
vào người.
- Bà chúa hồ
Thơm.
- Hai chị em
sống lại.
- Hoa sen
* Một số lưu ý:
+ Nếu nhân vật chính là vị thần thì không có giai đoạn 2, nếu nhân vật chính là kiểu nhân vật tài giỏi thì
họ chính là lực lượng thần kì.
+ Lực lượng thần kì có thể hiện diện trong nhiều tư cách để giúp đỡ nhân vật chính, có khi chỉ là người
bình thường nhưng sở hữu trí tuệ của thần thánh.
+ Giai đoạn 3 sau khi lực lượng ác bị tiêu diệt, có khi nhân vật chính sẽ chết nhưng đó là cái chết của
chiến thắng, nên nhân vật sẽ được hóa thân để có thể sống muôn đời.
+ Giai đoạn cuối: Truyện kết thúc bằng cách ấy tên nhân vật chính đặt cho cây hoặc hoa. Trong nhiều
chuyện, nhân vật không chết, không hóa thân mà thần Tiêu Ly, thần Trang Ly (thuộc gia phả thần Cây)
xuất hiện và tạo ra giống cây mới dựa trên nguyện vọng của các nhân vật chính.
+ Trong một vài câu chuyện, nhân vật sau khi trải qua thử thách lần một (1) lại tiếp tục gặp thử thách lần
hai (2). Theo cách gọi của V. Prốp thì truyện ấy có hai tiến trình.
PHỤ LỤC 3
THỐNG KÊ VỀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT, BÌNH LUẬN NGOẠI ĐỀ VÀ LỜI VĂN NỬA
TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ.
ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
STT TRUYỆN BÊN
NGOÀI
BÊN
TRONG
LINH
ĐỘNG
BÌNH LUẬN
NGOẠI ĐỀ
LỜI VĂN
NỬA TRỰC
TIẾP
1
Những bàn tay
nhiều ngón X X X
2
Cây chanh quả
vàng
X X
3 Cây một quả X X
4
Tiếng sáo và
con rắn X X
5
Quả tim bằng
ngọc X X X X
6
Những con ốc
kì lạ X X
7 Cái ô đỏ X X X
8
Ruột vàng hạt
lắm X X
9
Em bé và Rồng
con
X X
10
Chuyện nàng
Mây
X X X
11
Những thanh
gươm xanh X X
12 Con cua lửa X
13
Cô bé và ông
Táo
X
14
Ba chiếc áo ba
màu
X
15
Em bé hái củi
và chú hươu
con
X X X X
16 Tép lên cây X X
17
Một người con
có hiếu X X X X
18 Chim Lưu Ly X X
19 Cái kéo kì lạ X X
20
Cô em gái biết
lo xa
X
21
Người ăn trộm
đi nhầm nhà X
22
Cô gái thêu tài
và chàng trai
dệt giỏi
X X X X
23
Hai ông cháu
và túp lều dột
nát
X X
24
Mùi hương kì
lạ X X X
25
Những bông
hoa hình mũi
kim
X X
26 Ngôi đền đỏ X
27
Những người
con hiếu thảo X
28
Hai vợ chồng
và con voi quý
X X X
29
Những bông
hoa mới ở Hồ
Thơm
X X X
30 Cô gái bán X X X
trầm hương
31
Dòng sữa của
người chị X X
32
Màu áo màu
hoa
X
33
Cơm cho chó
ăn X
34
Ăn lá mà nhả
ra vàng
X X
35
Hai anh em
nhà trăm mắt X X
36
Người mẹ
nghèo ít gạo
nhiều con
X
37
Cây lạ quả
ngon
X X
38
Em bé hay
cười X X
39
Cây đàn và
bầu rượu của
người thầy
X X
40
Quả có nhiều
khía X
41
Của quý trong
lòng đá X X X X
42
Những quả ổi
biết kêu X X
43
Cái áo choàng
lông cáo X X X
44
Khóm dứa lá
không gai X X
45 Chọn rể quý X X
46
Hạt ngày hạt
đêm X X
47
Bài thi nhập
học X X X
TỔNG 20/47 27/47 6/47 22/47 27/47
PHỤ LỤC 4
HỒI ỨC TUỔI THƠ
Hồi còn bé, lắm khi mùa hè chưa về, chúng tôi, lũ nhóc trong xóm, đã có ý mong chờ các cô ấy đến, các
cô bán xu xoa ấy mà!
Và khi nghe có tiếng gọi ở cổng trước hay ở phía sau nhà "Xu xoa ơi! Xu xoa!" là mấy anh em chúng tôi
mừng rơn, chạy đi xin tiền ăn xu xoa. Nhưng cũng đôi khi, mùa hè đến rồi, mà chẳng thấy bóng dáng cô
bán xu xoa đâu cả. Xu xoa có lẽ là món ăn ngon nhất và rẻ nhất trong mấy tháng hè nóng bức. Và hình
như trời sinh ra các cô ấy để đi bán xu xoa. Tôi chưa hề thấy trong suốt tuổi nhỏ của mình một người đàn
ông nào đi bán xu xoa cả. Chỉ lác đác có vài bác gái, tuổi không cao lắm, cũng đi bán xu xoa thôi.
Bây giờ nhớ lại tôi mới đoán là, đi bán xu xoa, cần nhất là phải có hai bàn tay thật mềm, thật dẻo.
Mà đàn ông thì làm sao có được đôi bàn tay mềm dẻo như các cô. Buổi trưa hôm ấy, mấy anh em chúng
tôi đang nằm ngủ lơ mơ trên cái chõng lớn kê gần ngay bên cửa sổ thì bất ngờ em gái tôi bỗng chồm dậy,
lay lay tay tôi và bảo, vẻ xúc động:
- Anh Mười ơi! Nghe kia kìa!
Tôi chồm dậy theo nó và hướng tai ra phía cổng trước nhà tôi. Những tiếng "loách - xoách! loách -
xoách" từ phía đó vẳng đến nghe rất rõ. Đúng là tiếng dao đang cắt xu xoa! Cả bốn anh chị em chúng tôi
cùng kéo nhau chạy ra ngõ giữa trời nắng rồi rẽ vào cái đường luồng nhà bác Trảy... Đường luồng nhà
bác Trảy gần như suốt ngày được bóng tre che mát. Cô bán xu xoa đã có mặt ở đó từ lúc nào. Vây quanh
cô đã có bốn năm người, con nít có, người lớn có người đang bưng bát xu xoa ăn, người đang đợi...
Gánh hàng cô bán xu xoa thật đơn giản, gọn gàng. Nhưng không phải là nhẹ đâu nhé. Tôi đã có lần thử
nhấc lên mà không nhấc nổi. Trong cái quang đầu gánh bên này là một cái nồi bầu bằng đất nung chín,
nửa dưới chín tím, nửa trên chín đỏ. Hai phần ba cái nồi bầu bầu đựng nước trong veo, trong đó khi dỡ
các nắp ra sẽ thấy nổi lơ lửng, những tảng xu xoa mầu trắng đục. Trong cái quang đầu gánh bên kia là
một cái thúng, to hơn cái nồi bầu đựng xu xoa một chút. Trong cái thúng lại có một cái chậu đựng nước,
trên mặt nước nổi lềnh bềnh đoạn lá chuối non cho nước đỡ sóng sánh khi gánh đi. Trên mặt thúng là
một cái mẹt, và chung quanh là những cái bát nằm úp sấp trông rất ngoan ngoãn. Kìa cô bán xu xoa đang
một tay cầm cái tô và con dao, một tay ngửa ra, chọc xuống nước để rình đón lấy một tảng xu xoa vui vẻ
trôi nằm trong lòng bàn tay cô bán xu xoa. Một tảng, hai tảng rồi ba tảng. Những tảng xu xoa rời khỏi
mặt nước nằm rung nhẹ trong lòng bàn tay trắng muốt của cô bán xu xoa, sung sướng như những đứa bé
ngụp lặn ở dưới nước, được trồi người lên đứng thở không khí một cách thoải mái và hứng thú. Bàn tay
cô bán xu xoa vừa thả mấy tảng xu xoa vào lòng cái tô, đã nhanh nhẹn cầm lấy con dao sắc và nhọn
chém những nhát thật nhanh, thật gọn và rất dứt khoát vào các tảng xu xoa, tiếng "loách xoách!" lập tức
nổi lên. Con dao như bay múa nhìn thật vui và đẹp mắt.
Và lạ lùng chưa, mấy tảng xu xoa vừa trắng đục đã biến ra thành rất nhiều mảnh xu xoa bé nhỏ nhìn
trong suốt tưởng như có thể nhìn từ bên này sang bên kia được. Cô bán xu xoa bây giờ mới đặt nhanh
con dao nhỏ lên mặt cái mẹt rồi đưa tay mở cái nắp hũ đựng đường mật. Từ trong lòng hũ nhô lên hiện ra
một cái vồ con bằng gỗ bé tẹo... chung quanh cái vồ con ấy lai láng những mật đường; chúng tụ lại, chảy
thành một dòng mật mầu vàng óng như cánh kiến. Cô bán xu xoa lại khéo léo dùng cái vồ rải mật lên tô
xu xoa, vẽ những vòng tròn lớn, nhỏ rồi những đường dài ngoằn ngoèo nhìn rất lạ mắt. Nhìn tô xu xoa đã
thấy muốn kề môi húp luôn. Phải, ăn xu xoa người ta không cần đến thìa, dĩa gì cả, cứ bưng mà húp dần
bát xu xoa cho đến hết. Nhìn cách mọi người ăn xu xoa thật là vui, ai cũng như biến thành trẻ con: mật
đường cứ bám lấy quanh mồm, già trẻ đều phải thè lưỡi ra liếm quanh môi cho sạch. Mật đường có khi
dính cả vào râu các cụ già. Có cụ ăn xong phải xin cô bán hàng một tô nước để rửa râu cho sạch. Xu xoa
mát và thơm. Hương vị có thoảng một chút mùi tanh rất quen thuộc và hiền lành của biển.
Mọi người đang vui vẻ ăn xu xoa, bỗng có tiếng hát trong cổng nhà bác Trắc vẳng ra:
“Xu xoa ít vốn nhiều lời
Anh về bỏ vợ, theo người bán xoa”.
Mọi người cùng cười ồ cả lên.
Cụ già lớn tuổi nhất trong đám ăn xu xoa liền cất giọng hỏi:
- Đứa nào hát đó? Có giỏi thì ra đây hát cho cô bán xoa nghe luôn.
Một anh thanh niên cao lớn từ trong ngõ nhà bác Trắc đi ra. Anh liền hò lên một lần nữa:
“Xu xoa ít vốn nhiều lời
Anh về bỏ vợ, theo người bán xoa”.
Cô bán xoa liền nhoẻn miệng cười rồi nói luôn:
- Chưa vợ thì còn theo được chứ có vợ rồi thì không ai cho theo đâu! Đừng có mà hòng!
Mọi người lại cười ồ lên lần nữa. Đấy, ăn xu xoa cạnh cái ngon, còn có những câu vui như vậy đó. Làm
sao xa quê mà không nhớ xu xoa! Cũng các cô xu xoa kể chuyện cho nghe thì để có xu xoa cho các cô
gánh đi bán ở các làng gần biển, phải có người đi ra biển, lặn lội đi vớt những đám rong biển tên gọi là
rau câu. Và vì công việc nặng nhọc, người đi vớt rau câu, phần lớn là đàn ông...
Sau này lớn lên, sống xa làng quê, chúng tôi thỉnh thoảng vẫn nhớ đến cái món xu xoa được ăn dưới
bóng mát các lùm tre, buổi trưa xế, hiu hiu có ngọn gió biển từ xa thổi về.
Chúng tôi lại được ăn một thứ xu xoa cao cấp tên gọi đông sương. Vâng, đông sương là từ xu xoa, người
ta tinh chế ra. Đông sương ăn cũng rất ngon và rất sang. Nhưng theo tôi nó thua xu xoa ở cái chỗ, ăn
đông sương không còn thấy thoảng cái mùi tanh rất quen thân của biển, không được có dịp để nhớ lại
những người đàn ông đi vớt rau câu ở ven biển và các cô gái làng quê gánh xu xoa đi bán xu xoa có đôi
bàn tay mềm mại, trắng muốt cùng tiếng loách xoách, loách xoách vang lên dưới các lùm tre...
Và cuối cùng là câu hát:
“Xu xoa ít vốn nhiều lời
Anh về bỏ vợ, theo người bán xoa”.
mà ở quê tôi, hầu như ai ai cũng thuộc.
Nửa đêm tỉnh giấc. Tôi không còn nhớ rõ lần ấy có phải đúng là lần đầu tiên tôi ra ngủ trên bãi biển Quy
Nhơn hay không. Chỉ biết chắc chắn đó là lần đầu tiên giữa đêm khuya, tôi đã thức giấc một mình trước
biển. Đêm ấy tôi ôm cái chiếu con được cuộn tròn đi theo anh Tề. Anh Tề làm thợ ở một ga-ra ô-tô gần
đấy và rất quen thân với tôi.
Chúng tôi ra hơi muộn. Tôi phải học bài cho xong, mùa thi sắp tới. Anh Tề phải thức làm thêm vì có một
cái xe con cần phải sửa xong gấp. Phần lớn những người ra ngủ biển vẫn còn thức.
Tiếng rao "Ai đậu phộng rang!". "Ai chè đỗ đen!" nổi lên ở đây, ở kia giọng con gái, con trai xen lẫn.
Đậu phộng rang thường được gói vào trong một cái bao giấy cuộn tròn giống hình một con ốc nhọn lớn.
Chè đỗ đen có pha tí gừng cay cay, thơm thơm, ngồi trên cát, có gió thổi lộng, không hiểu sao ăn thấy
ngon hơn ở nhà rất nhiều.
Tôi trải chiếc chiếu nhỏ bên cạnh chiếc chiếu anh Tề. Cát trắng chỉ đợi có thế. Cứ trải chiếu xuống là đã
thấy cát tràn vào ở bốn góc chiếu. Hình như cát cũng thích được ngồi, được nằm trên chiếu!
Nhiều tốp trẻ bắt còng đêm, đang xách đuốc đuổi theo những con vật bé bỏng hay hoảng sợ, nhất là khi
thấy có ánh lửa. Chúng gọi nhau, la hét ầm ỹ. Thỉnh thoảng lại reo to lên khi bắt được một chú còng.
Anh Tề nằm xuống một lúc là ngủ say. Tôi ngủ sau anh nhưng cũng chẳng biết rõ là sau bao lâu. Tôi giật
mình thức giấc. Điều đầu tiên tôi cảm nhận được là gió đang thổi mát bên trên người tôi và hình như chỉ
có mình tôi thức dậy.
Tôi nằm im nhắm mắt mà vẫn nghe thấy được cái trống trải, vắng lặng kỳ lạ ở quanh mình. Chính cái
trống trải, vắng lặng ấy lại làm tôi tỉnh ngủ hẳn. Tôi từ từ ngồi dậy.
Dưới kia, cách tôi chừng vài chục bước, những con sóng vẫn ra ra, vào vào, hết xuống lại lên và vẫn vỗ ì
ầm lúc to, lúc nhỏ... Gió từ ngoài khơi xa lồng lộng thổi vào nghe rõ hơn, như thấy được cả hình dáng
của luồng gió chạy. Những cây phi lao, cây dừa ở phía trong kia, sát đường xe chạy, ngọn đong đưa, cây
này reo, cây kia múa... Trên khoảng không vốn đã cao rộng, giờ này như càng kéo lên cao, nên càng thấy
vời vợi bao la... Trên đó, những vì sao vẫn đang nhấp nháy như đang bận nghĩ điều gì... Thì ra ban đêm,
chỉ có con người ngủ, còn vạn vật đều thức.
Tôi bỗng cảm thấy hơi buồn và rờn rợn...
Tất cả những gì gần gũi sống động, tiếng rao bán đậu phộng, chè đỗ đen, tiếng đám trẻ reo bắt còng đêm
mà tôi vừa thấy, vừa nghe cách đây chẳng bao lâu cả, lúc này đều như đã lùi đến tận đâu đâu, xa lắm,
không thể nào với tới được nữa. Tất cả đều lại như chưa từng có, hoặc đều như đã chết hết cả rồi...
Tôi càng thấy rợn hơn.
Tôi vội đưa tay sờ lấy vai anh Tề. Vai anh âm ấm. Lập tức tôi thấy đỡ sợ hẳn đi và yên tâm trở lại. Tôi lại
ngồi im, lắng nghe tiếng sóng, tiếng gió. Tôi chợt cảm nhận ra một đôi điều mới khác...
Hình như ngoài những gì tôi thường thấy, thường nghe, còn có những gì khác nữa mà chỉ lúc này sóng
mới tâm sự, gió mới thầm thì... Khơi gợi biết bao là kỷ niệm... với chỉ những ai đang thức giữa đêm
khuya. Mà hiện giờ chỉ có tôi đang thức giấc giữa đêm khuya.
Tôi bỗng cảm thấy hay hay và vui vui. Người tôi cứ lâng lâng như có thể bay mãi lên cao, có thể tan ra,
tan ra hòa vào trong trời, trong biển... Cùng một lúc, tôi cảm đoán rất rõ điều này: Nếu bây giờ tất cả mọi
người đang ngủ vùng thức dậy, thậm chí chỉ cần một mình anh Tề thức dậy, tôi sẽ lập tức không còn
được những cảm giác rất mới lạ, rất thú vị mà tôi vừa nói trên...
Sau này, sống nhiều năm tháng hơn trong đời một con người, mỗi lần nhớ lại cái đêm ngủ trên bãi biển
Quy Nhơn, giữa khuya thức giấc một mình, tôi lại nghiệm ra rằng: con người rất sợ cô đơn, thậm chí có
thể chết vì cô đơn, nhưng cũng có những giây phút con người rất cần đến sự cô đơn, và thích ngồi một
mình, đi dạo một mình, ngủ một mình... để có được cảm giác mình nghe được đất trời và những gì cao
lớn rõ hơn, và cũng từ đó, tự nghe thấy được mình rõ hơn...
Gió biển Quy Nhơn. Lúc còn bé, tôi nghe mọi người thường gọi Quy Nhơn là Giã. Xuống Quy Nhơn thì
nói là xuống Giã. Thuở ấy, tôi học ở trường làng. Lâu lâu tôi mới được theo má tôi đi xuống Giã một
chuyến. Mỗi lần được đi tôi vui sướng vô cùng.
Chúng tôi thường đi xe ngựa. Chiếc xe nhìn khá cao so với tôi, lại cứ hơi chúc nghiêng ra phía sau nên
người lên xe ngồi cứ giơ tay bíu lấy một chỗ nào đó ở phía trước, cho khỏi bị tụt lùi. Từ Bình Định
xuống Giã, tôi thấy khá xa. Người đánh xe ngựa lúc lúc lại tróc tróc lưỡi để giục ngựa chạy nhanh và
thỉnh thoảng lại cho cái gốc của cây roi mây chạm vào cái bánh xe đang lăn gấp. Lập tức những tiếng
"lách cách, lách cách" kêu rất đều, rất to vang lên nghe thật vui. Người đi phía trước xe vội vàng dạt
ngay qua một bên, nhường đường cho xe chạy.
Lần ấy xe chúng tôi vừa chạy đến Phủ Mới thì ai đó ngồi ở phía trước bỗng thốt lên:
- Tới đây thì nghe thấy gió dưới Giã thổi lên rồi đó. Mát chưa!
Tôi và mọi người trên xe đều thấy mát. Và chú ý nhìn, tôi thấy tóc ai cũng bay phơ phất ra phía sau, nhìn
rất hay. Mấy phút sau, lại cũng cái giọng lúc nãy cất lên:
- Bây giờ cứ thử liếm môi mà coi! Có phải thấy mằn mặn không? Muối trong gió biển đó!
Tôi và mọi người lại liếm môi và thấy có vị mặn thật. Tôi càng thích và phục người nào đó đã mách
chúng tôi - mách những điều tuy giản dị mà lại rất thú vị kia.
Từ đó về sau, mỗi lần xuống Giã, tôi lại mong chóng đến Phủ Mới để được hưởng cái mát của ngọn gió
biển từ Giã thổi lên. Tôi có cảm giác như ngọn gió từ dưới đó đã cố tình chạy lên tận đây để đón mừng
tất cả những ai xuống thăm Giã...
Về sau lớn lên cũng có khi tôi nghĩ: chưa chắc đến Phủ Mới, người xuống Giã mới đón nghe được làn
gió mát kia. Mà có thể sớm hơn cũng nên. Mặc dù thế, tôi vẫn cứ muốn nghe theo đúng cái lời mách mà
tôi đã được biết lần đầu lúc còn bé và vẫn cứ muốn xem như là phải đến Phủ Mới nghe thấy cái mát của
ngọn gió từ Giã chạy lên.
Sau này tôi được xuống ở hẳn dưới Quy Nhơn để ăn học. Suốt ngày đêm tôi được sống trong ngọn gió
biển và nghe tiếng sóng vỗ lúc nhỏ, lúc to vì nhà tôi ở ngay sát biển.
Tôi đã sống rất nhiều năm trong ngọn gió ấy, với rất nhiều kỷ niệm, vui cũng có, buồn cũng có...
Nhưng điều rất lạ là bây giờ, cứ mỗi lần nhắc đến gió biển Quy Nhơn, không hiểu sao tôi vẫn cứ nhớ đến
cái cảm giác lâng lâng ở trong người khi gặp được ngọn gió từ dưới Giã chạy lên đến tận Phủ Mới để
đón tất cả những ai xuống thăm Giã. Và mãi mãi, tôi thầm cảm ơn ai đó đã mách cho tôi được biết cái
điều rất bình thường nhưng lại rất gợi cảm này.
Chắc người đó cũng không hề ngờ rằng trong đời mình với một câu nói tưởng như không đâu đã gieo
vào lòng đứa bé là tôi, một kỷ niệm suốt đời nhớ mãi…
Phạm Hổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN020.pdf