Từviệc nghiên cứu trên, có thểthấy, tưduy và văn hóa của người
Việt và người Anh, bên cạnh những điểm tương đồng còn có những điểm
khác biệt rất lớn. Chúng ta không thểphủnhận sựcó mặt của yếu tốvăn hóa
trong ngôn ngữvà những tác động khác nhau chúng gây ra cho những người
thuộc các nền văn hóa khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân làm cản trở đến
sựthông hiểu trọn vẹn khi giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Làm sao để đảm
bảo sựchuyển đổi tương đương vềnghĩa có lẽkhông đơn giản. Chúng tôi
thiết nghĩviệc này nên dành cho các nhà biên soạn từ điển song ngũ. Đặc biệt,
người giáo viên khidạy ngoại ngữcho học sinh cũng cần phải chú ý hơn về
vấn đềnày. Phải cho học sinh nhận thức được sựtương đồng (nếu có) và sự
khác biệt vềvăn hóa, tưduy trong các ngôn ngữkhác nhau đểtừ đó nhận thức
rõ hơn vềmối quan hệkhăng khít giữa văn hoá và ngôn ngữ
147 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2500 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giống nhau (dáng vẻ bề ngoài, trí tuệ,
tâm lí-tình cảm) nhưng lại có những khác biệt rất lớn. Điều ấy được thể hiện
cụ thể như sau:
Người Việt chú trọng nhiều hơn đến việc nhận xét dáng vẻ, bề ngoài của
con người. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những thành ngữ BPCT. Những
nhận xét đó có thể là mang nét nghĩa tích cực, tiêu cực hay mang nét nghĩa
trung hòa. Người Anh lại ít quan tâm đến phạm vi này. Số lượng thành ngữ ở
phạm vi này có không đáng kể.
Về phạm vi trí tuệ, người Anh lại chú trọng hơn người Việt. Điều đó thể
hiện ở chỗ các thành ngữ BPCT liên quan đến vấn đề này trong tiếng Anh gần
gấp đôi tiếng Việt. Nếu người Việt chủ yếu sử dụng các cơ quan bên trong cơ
thể con người để thể hiện trí tuệ, lí trí như bụng, dạ, gan, lòng, ruột, tâm thì
người Anh lại dùng hai cơ quan chủ yếu là brain (não) và head (đầu). Rõ ràng
ở phạm vi này, sự nhận thức của người Anh là tri nhận bách khoa, còn người
Việt nghiêng về tri nhận thơ ngộ.
Những thành ngữ nói về tâm lí tình cảm chiếm một số lượng khá nhiều
trong tiếng Việt và tiếng Anh. Để nói về các lĩnh vực của phạm vi này như
tâm trạng, ý chí, thái độ, tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện trong những BPCT
không giống nhau hoặc cùng một BPCT nhưng ý nghĩa biểu trưng của chúng
lại khá khác nhau. Ở phạm vi này, tiếng Việt cũng chủ yếu dùng các cơ quan
nội tạng để thể hiện trong khi tiếng Anh lại tập trung vào tim.
Theo ý kiến của Nguyễn Đức Tồn, “ cách dùng bộ phận để biểu trưng
cho thế giới nội tâm của con người cũng chính là lối nói cải dung. Đó là một
đặc điểm dân tộc rất điển hình đối với lối suy nghĩ, nói năng của người Việt.
Chính dựa trên sự thay thế giữa cái chứa đựng và cái được chứa đựng theo
quan niệm dân gian của người Việt (tức lối nói cải dung) mà trong Việt ngữ
đã xuất hiện rất nhiều đơn vị từ vựng dùng để biểu thị cách đánh giá con
người về các phương diện tính cách, phẩm chất tinh thần, năng lực trạng thái
tâm lí, v.v…” [55, tr.297].
Qua những gì đã phân tích có thể khẳng định tính đúng đắn của luận
điểm khoa học: “Quan niệm có tính chất ngôn ngữ gắn kèm theo tư duy khái
niệm vốn đồng nhất ở các dân tộc sẽ biến đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
khác.” [55, tr.297].
KẾT LUẬN
Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh nền văn hóa của một dân tộc. Việc
nghiên cứu về thành ngữ BPCT trong tiếng Anh và tiếng Việt đã cho thấy
những nét văn hóa, tư duy đặc thù của hai dân tộc.
Đối chiếu với những yêu cầu đặt ra ở phần dẫn nhập, đến đây, chúng tôi
khái quát những kết quả nghiên cứu như sau:
1. Trong phạm vi tư liệu đã xác định, chúng tôi thống kê được số lượng
thành ngữ BPCT trong tiếng Việt là 1100 và tiếng Anh là 867 đơn vị. Có thể
thấy, thành ngữ BPCT đều chiếm một số lượng khá lớn trong cả hai ngôn
ngữ. Trong thành ngữ tiếng Việt có 65 tên BPCT xuất hiện, trong khi đó ở
tiếng Anh là 50. Ở đây, có những BPCT chỉ xuất hiện trong tiếng Anh hoặc
chỉ xuất hiện trong tiếng Việt, số lượng các BPCT cũng xuất hiện trong hai
ngôn ngữ cũng không giống nhau. Điều này cho thấy nhận thức của người
Anh và người Việt về vai trò, vị trí của các BPCT trong đời sống là không
giống nhau.
2. Tìm hiểu về việc sử dụng tên các BPCT trong thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh theo các phạm vi ngữ nghĩa chúng tôi nhận thấy vừa có những nét
tương đồng vừa có những nét khác biệt.
2.1. Ở phạm vi phản ánh hình dáng, bề ngoài của con người, tiếng
Việt có 137 thành ngữ, chiếm 12,45% với các loại nghĩa tình thái khác nhau:
tích cực, tiêu cực và trung hoà. Đáng chú ý, loại nghĩa tình thái thể hiện sự
đánh giá mang tính tiêu cực chiếm ưu thế hơn cả.
Trong khi đó, ở tiếng Anh, thành ngữ loại này chiếm một số lượng không
đáng kể. Trong 867 thành ngữ đã thống kê được chỉ có 5 thành ngữ nói về
dáng vẻ, bề ngoài của con người. Có thể thấy, trong thành ngữ, người Việt
chú trọng nhận xét dáng vẻ của con người hơn người Anh, chẳng thế mà tục
ngữ Việt Nam đã có câu “trông mặt mà bắt hình dong”.
2.2. Ở phạm vi phản ánh trí tuệ, số lượng thành ngữ xuất hiện trong
tiếng Việt và tiếng Anh cũng khác nhau. Tiếng Anh chiếm ưu thế hơn với 60
thành ngữ và 11 BPCT xuất hiện, trong khi đó, tiếng Việt chỉ có 33 thành ngữ
với 15 BPCT xuất hiện. Để biểu trưng cho phạm vi này, tiếng Việt và tiếng
Anh dùng những BPCT khá khác nhau. Nếu người Việt sử dụng chủ yếu là cơ
quan nội tạng như bụng, dạ, gan, lòng, ruột, tâm thì người Anh lại chủ yếu sử
dụng hai bộ phận là đầu và não, trong đó đầu chiếm ưu thế hơn cả. Và theo
cảm nhận của người phương Tây, đầu chính là cơ quan biểu trưng rõ nhất cho
lí trí, trí tuệ của con người. Điều này cho thấy, sự tri nhận của người Anh là
sự tri nhận bách khoa trong khi đó, ở người Việt lại thiên về sự tri nhận thơ
ngộ.
2.3.Ở phạm vi phản ánh tâm lí, tình cảm, tiếng Việt và tiếng Anh cũng
có những điểm khác nhau thú vị. Ở đây, chúng tôi chia làm ba phạm vi nhỏ
hơn là phạm vi tâm trạng, cảm xúc; phạm vi ý chí và phạm vi thái độ.
2.3.1. Về phạm vi phản ánh tâm trạng, cảm xúc
Phạm vi này chiếm một số lượng khá lớn trong thành ngữ BPCT tiếng
Anh và tiếng Việt.
Ở tiếng Việt là 135 đơn vị với 22 BPCT, chiếm 12, 27% tổng số thành
ngữ BPCT. Ở tiếng Anh là 101 đơn vị với 31 BPCT, chiếm 11,64%. Để thể
hiện phạm vi này, có một số BPCT cùng xuất hiện trong thành ngữ của cả hai
ngôn ngữ nhưng cũng có những BPCT chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ này mà
không xuất hiện trong ngôn ngữ kia và ngược lại. Trong thành ngữ BPCT
tiếng Việt , các bộ phận chiếm ưu thế biểu trưng cho phạm vi này là các cơ
quan nội tạng như bụng, dạ, gan, lòng, phổi, ruột. Trong đó, hai bộ phận ruột
và gan chiếm số lượng nhiều nhất. Ở tiếng Anh, để biểu trưng cho phạm vi
này, tim lại xuất hiện nhiều nhất, có thể diễn tả mọi cung bậc cảm xúc của tâm
hồn con người. Mức độ sử dụng các phạm trù để thể hiện tâm trạng trong
thành ngữ BPCT tiếng Anh và tiếng Việt cũng không giống nhau. Tiếng Anh
thiên về phạm trù phạm trù không gian vật chứa và phạm trù nhiệt độ, tiếng
Việt lại thiên về phạm trù màu sắc và phạm trù về sự thay đổi của BPCT.
2.3.2. Về phạm vi phản ánh ý chí
Ở phạm vi này, tiếng Việt và tiếng Anh sử dụng các BPCT hầu hết là
khác nhau (chỉ trừ bộ phận mặt).
2.3.3. Về phạm vi phản ánh tính cách, thái độ ứng xử
Ở phạm vi này, tiếng Việt và tiếng Anh có một vài điểm giống nhau.
Chẳng hạn, tim (tâm) đều được dùng để biểu trưng cho thái độ lạnh nhạt hay
thân thiện với người khác; miệng, lưỡi có thể biểu trưng cho việc nói xấu, bôi
nhọ người khác. Tuy nhiên, ở đây cũng có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ
trong việc dùng những BPCT khác nhau để biểu trưng cùng một thái độ của
con người.
2.4. Từ việc nghiên cứu trên, có thể thấy, tư duy và văn hóa của người
Việt và người Anh, bên cạnh những điểm tương đồng còn có những điểm
khác biệt rất lớn. Chúng ta không thể phủ nhận sự có mặt của yếu tố văn hóa
trong ngôn ngữ và những tác động khác nhau chúng gây ra cho những người
thuộc các nền văn hóa khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân làm cản trở đến
sự thông hiểu trọn vẹn khi giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Làm sao để đảm
bảo sự chuyển đổi tương đương về nghĩa có lẽ không đơn giản. Chúng tôi
thiết nghĩ việc này nên dành cho các nhà biên soạn từ điển song ngũ. Đặc biệt,
người giáo viên khi dạy ngoại ngữ cho học sinh cũng cần phải chú ý hơn về
vấn đề này. Phải cho học sinh nhận thức được sự tương đồng (nếu có) và sự
khác biệt về văn hóa, tư duy trong các ngôn ngữ khác nhau để từ đó nhận thức
rõ hơn về mối quan hệ khăng khít giữa văn hoá và ngôn ngữ.
Tìm hiểu đặc điểm tư duy, văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ là một vấn
đề rộng mở và khá lí thú. Hy vọng, chúng tôi sẽ trở lại nghiên cứu sâu hơn về
vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Bảo (2003), Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong
thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh), Luận văn thạc
sĩ ngôn ngữ học, Tp.HCM.
2. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
3. Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt,
Nxb KHXH, Hà Nội.
4. Jean. C, Alain. G (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà
Nẵng.
5. Nguyễn Đức Dân (1986), “Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ- Sự vận
dụng”, Ngôn ngữ, (3), tr.1-11.
6. Chu Xuân Diên (1975), Tục ngữ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
7. Võ Thị Dung (2003), Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học
tri nhận, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Tp.HCM.
8. Nguyễn Đức Dương, “Nhận diện tục ngữ”, Ngôn ngữ và đời sống,
158(12), tr.7-10.
9. Hoàng Dĩ Đình (2000), “Tản mạn về từ “bụng” của người Việt”, Ngôn
ngữ và đời sống, 51(1), tr.24-25.
10. Nguyễn Công Đức (1994), “Thử đề nghị một cách dạy - học thành ngữ
trong trường phổ thông”, Văn hoá dân gian, 46(2), tr.83-85.
11. Nguyễn Công Đức (1995), Bình diện hình thái- cấu trúc ngữ nghĩa của
thành ngữ tiếng Việt, Luận án PTS Ngữ Văn, Hà Nội.
12. Enrich. F (2002), Ngôn ngữ bị lãng quên (Lê Tịnh dịch, Dương Vũ
hiệu đính), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
13. Trần Phong Giao (1995), Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Nxb Đà Nẵng.
14. Nguyễn Thiện Giáp (1975), “Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt”, Ngôn
ngữ, (3), tr.45-52.
15. Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
16. Trần Vũ Khanh (2003), Từ điển thành ngữ Anh-Việt, Nxb Thanh Niên.
17. Vũ Quang Hào (1992), “Biến thể của thành ngữ, tục ngữ”, Văn hoá dân
gian, 37 (1), tr.61-62.
18. Nguyễn Hanh (2008), “Về cấu trúc giao chéo trong một số thành ngữ
tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (2), tr.22-23.
19. Hoàng Văn Hành (1976), “Về bản chất của thành ngữ so sánh trong
tiếng Việt” , Ngôn ngữ, (1).
20. Hoàng Văn Hành (1980), “Tục ngữ trong cách nhìn của ngữ nghĩa
học”, Ngôn ngữ , (4).
21. Hoàng Văn Hành (1994), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb KHXH,
Hà Nội.
22. Phan Văn Hoàn (1992), “Bàn thêm về thành ngữ, tục ngữ với tư cách là
đối tượng nghiên cứu khoa học”, Văn hoá dân gian, 38 (2), tr.46-48.
23. Trần Thị Hồng Hạnh (2007), “Sự trùng hợp và khác biệt trong việc lựa
chọn các ẩn dụ trong các nền văn hoá ( trên cứ liệu thành ngữ tiếng
Việt)”, Ngôn ngữ, (11), tr.61-67.
24. Trịnh Đức Hiển (1994), “Mấy ý kiến xung quanh việc sử dụng thành
ngữ tiếng Việt”, Văn hoá dân gian, 47(3), tr.65-68.
25. Trịnh Đức Hiển, Lâm Thu Hương (2003), “Cấu trúc hai bậc trong ngữ
nghĩa của thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người”, Văn hóa dân
gian, 89 (5), tr.62-65.
26. Trịnh Đức Hiển (2007), “Những từ ghép có từ tố chỉ bộ phận cơ thể
người trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, 142(8), tr.11-14.
27. Trịnh Thị Thanh Huệ (2007), “So sánh hàm nghĩa văn hoá các từ chỉ
động vật tiếng Hán và tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, 139(5), tr.42-
47.
28. Phan Thế Hưng (2007), “Mô hình tri nhận trong ẩn dụ ý niệm”, Ngôn
ngữ, (4), tr.28-36.
29. Nguyễn Văn Khang (1994), “Bình diện văn hoá xã hội – ngôn ngữ học
của các thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt”, Văn hoá dân gian, 45(1),
tr.3- 8.
30. Nguyễn Trọng Khánh, Chăn Phômmavông (1998), “ Sự chuyển nghĩa
của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Lào ( có sự liên hệ với
tiếng Việt )”, Ngôn ngữ, (6), tr.55-62.
31. Nguyễn Lân (1993), Từ điển thành ngữ- tục ngữ Việt Nam, Nxb
KHXH.
32. Nguyễn Quang Lê (2007), “Bước đầu tìm hiểu sự tương quan giữa hai
khái niệm “văn hoá” và “văn minh””, Văn hoá dân gian, 110(2), tr.17-
21.
33. Đỗ Thị Kim Liên (2006), Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa-
ngữ dụng, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
34. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1993), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb
KHXH, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Mệnh (1971), “Bước đầu tìm hiểu sắc thái tu từ của thành
ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (2), tr.18-23.
36. Nguyễn Văn Mệnh (1972), “Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”,
Ngôn ngữ, (3).
37. Nguyễn Văn Mệnh (1986), “ Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm
thành ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (3).
38. Hoàng Diệu Minh (2002), So sánh cấu trúc- chức năng của thành ngữ
và tục ngữ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Tp. HCM.
39. Nguyễn Văn Mười (1996), Ngôn ngữ với việc phản ánh các yếu tố văn
hóa và nhân sinh quan, Luận án PTS Ngữ Văn, Hà Nội.
40. Bùi Đình Mỹ (1974), “Bước đầu tìm hiểu vấn đề đặc trưng nội dung
của ngôn ngữ dân tộc”, Ngôn ngữ, (2), tr.1-9.
41. Đỗ Hoàng Ngân (2002), “Một số nhận xét về thành ngữ có từ chỉ bộ
phận cơ thể người trong tiếng Nhật”, Ngôn ngữ, (8), tr.68-74.
42. Nguyễn Văn Nở (2007), Biểu trưng trong tục ngữ Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Ngữ văn, Tp.HCM.
43. Hoàng Phê (chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà
Nội- Đà nẵng.
44. Vi Trường Phúc (2007), “Bước đầu khảo sát ẩn dụ tình cảm trong thành
ngữ tiếng Hán và tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (1), tr.52-60.
45. Nguyễn Đức Sâm (dịch) (1994), “Văn hoá và văn minh”, Văn hoá dân
gian, 48(4), tr.87-90.
46. Lê Thành Tâm, Lê Ngọc Phương Tâm (2004), English idioms in use,
Nxb Tổng hợp TP.HCM.
47. Phan Xuân Thành (1990), “Tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt”,
Văn hoá dân gian, (3), tr.36-37.
48. Phan Xuân Thành (1992), “Để luận giải ý nghĩa thành ngữ tiếng Việt
với tư cách là đơn vị ngôn ngữ- văn hoá dân gian”, Văn hoá dân gian,
37 (1), tr.65.
49. Phan Xuân Thành (1993), “Cơ sở hình thành và biến đổi của một số
thành ngữ tiếng Việt”, Văn hoá dân gian, 41(1), tr.55-58.
50. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận- Từ lí thuyết đại cương
đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Chu Bích Thu (1994), “Cơ sở logic- ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh
và lối so sánh ẩn dụ trong thơ và ca dao”, Văn hoá dân gian, 46(2),
tr.70-73.
52. Nguyễn Thị Thu (2006), “Thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ “tay”,“chân”
với đặc trưng văn hóa dân tộc”, Ngôn ngữ và đời sống, 125(3), tr.22-26.
53. Nguyễn Thanh Thuỷ (2009), “Về thành ngữ có chứa yếu tố “ruột”
trong tiếng Việt”, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Tp.HCM, 17,
tr.70-80.
54. Phạm Thị Thanh Thủy (2008), “Văn hóa trong ngôn ngữ và đôi điều
cần chú ý về nó trong việc dạy tiếng Anh”, Ngôn ngữ và đời sống,
152(6), tr.28-34.
55. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn
ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với các dân tộc khác),
Nxb ĐHQG, Hà Nội.
56. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa- dân tộc của ngôn ngữ và
tư duy, Nxb KHXH, Hà Nội.
57. Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thị Minh Phượng (2007), “Hiện tượng biến
thể và đồng nghĩa của thành ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (3), tr.1-11.
58. Tạ Đức Tú (2005), “Một số thành ngữ có từ “bụng””, Ngôn ngữ và đời
sống, 113 (3), tr.11-12.
59. Cù Đình Tú (1973), “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ”,
Ngôn ngữ, (1), tr.39- 43.
60. Nguyễn Thanh Tùng (2003), Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ- văn hoá
của nhóm từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt ( so sánh với tiếng Anh),
Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM.
61. Hoàng Trinh (1997), Từ kí hiệu học đến thi pháp học, Nxb Đà Nẵng.
62. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
63. Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
64. Viện ngôn ngữ học (1995), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt,
Nxb Giáo Dục.
65. Bùi Khắc Việt (1978), “Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng
Việt”, Ngôn ngữ, (1), tr.1-6.
66. Bùi Khắc Việt (1981), “Thành ngữ đối trong tiếng Việt”, In trong Giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb KHXH, Hà Nội.
67. Phan Thị Hồng Xuân (1999), “Cơ chế chuyển nghĩa theo phương thức
ẩn dụ của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (5),
tr.55-64.
68. Phan Thị Hồng Xuân (2000), “Vài nhận xét về hình ảnh trái tim trong
tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, 54(4), tr.20-21.
69. Nguyễn Như Ý (1992), “Bình diện văn hoá- ngôn ngữ của nghiên cứu
thành ngữ tiếng Việt”, Văn hoá dân gian, 39(3), tr.80-82.
70. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1994), Từ
điển thành ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.
71. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc
Lệ (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội.
Tiếng Anh
72. Chitra Fernando (1997), Idioms and idomaticity, Oxford university
press.
73. Cowie A.P., Mackin R., Mc Caig I.R. (1994), Oxford Dictionary of
English Idioms, Oxford University Press.
74. Seidl J., McMordie W. (1988), English Idioms, Oxford University
Press.
Một số trang web:
-
-
-
-
-
-
-
- http: //tintuc.xalo.vn
-
-
-
-
-
-
-
PHỤ LỤC
NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA MỘT SỐ BPCT TRONG
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Để làm rõ hơn đặc điểm ngôn ngữ- văn hóa giữa tiếng Anh và tiếng
Việt, chúng tôi sẽ miêu tả các nghĩa biểu trưng của một số BPCT trong
hai ngôn ngữ. Tiêu chuẩn để chọn lựa là những bộ phận xuất hiện nhiều,
mang nhiều nghĩa biểu trưng, có những bộ phận xuất hiện trong cả hai
ngôn ngữ, có những bộ phận lại chỉ xuất hiện trong một ngôn ngữ để cho
chúng ta thấy một cái nhìn toàn diện. Theo đó, các bộ phận được miêu tả
trong thành ngữ tiếng Việt là: bụng, chân, cổ, dạ, đầu; gan/ lòng, máu/
tiết, mắt, mặt/ diện, mồm/ miệng/ khẩu, tay, ruột; các BPCT được miêu tả
trong thành ngữ tiếng Anh là blood (máu); ear (tai); eye (mắt); face
(mặt); foot/feet (chân), hand (tay); head (đầu), heart (tim), mouth
(miệng), neck (cổ), nose (mũi), tooth/teeth (răng).
I. Nghĩa biểu trưng của một số BPCT trong tiếng Việt
I.1. BỤNG
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Tư duy Bụng nát dạ, đi guốc trong bụng
Tâm trạng Vuốt bụng thở dài, Vui như mở cờ trong bụng
Tính cách, thái độ
ứng xử
Mặt người bụng quỷ, miệng nam mô bụng bồ dao
găm.
I.2. CHÂN
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Hành động đi lại Chân le chân vịt, chân thấp chân cao
Tính cách Bình chân như vại, Chân ngoài dài hơn chân
trong...
Ý chí Chân cứng đá mềm, Chồn chân mỏi gối...
Sức khỏe Chân đồng da sắt, Chân yếu tay mềm
Con người nói chung Chen chân không lọt, Tra chân vào cùm
Cuộc sống Chân lấm tay bùn, chân son mình rồi
Sự phát triển Giẫm chân tại chỗ, Giậm chân tại chỗ
I.3. CỔ
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người nói chung Mua dây buộc cổ, Đòn gánh giữa đàng vắt
ngang lên cổ
Cuộc sống Cổ cày vai bừa, Một cổ hai tròng
Tính cách Cứng đầu cứng cổ
I.4. DẠ
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Ghi nhớ, nhận thức Ghi lòng tạc dạ, Nhẹ dạ cả tin
Tâm trạng Hả lòng hả dạ, Mát lòng mát dạ
Tính cách Dạ cá lòng chim, Dạ ngọc gan vàng
Ý chí Gan vàng dạ sắt, Lòng gan dạ đá
I.5. ĐẦU
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người nói chung Đâm đầu vào tròng, Cất đầu mở mặt
Cuộc sống Đầu gio mặt muội, Đầu đội vai mang
Tính cách Cứng đầu cứng cổ
Tình cảm Đầu gối tay ấp, Đầu gối má kề
Tư duy Đau đầu nhức óc, đau đầu buốt óc
I.6. GAN, LÒNG
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Lương tâm Vàng đỏ nhọ lòng son
Tâm trạng Căm gan tím ruột, Lòng đau như cắt
Tính cách Dạ ngọc gan vàng, Gan thỏ đế, Một mặt hai
lòng
Tư duy Lú ruột lú gan, Ghi lòng tạc dạ
Ý chí Bến gan quyết chí, Nản lòng nhụt chí
I.7. MÁU, TIẾT
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Căm thù, tức giận Ba máu sáu cơn, Nổi máu tam bành, Tức lộn tiết
Dũng khí, bản lĩnh Có máu mặt
Quan hệ huyết thống Anh em hạt máu sẻ đôi, Máu chảy ruột mềm
Sự sống Mặt cắt không còn giọt máu
Sự chết chóc Dìm trong biển máu, Máu chảy đầu rơi
I.9. MẮT
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Cái nhìn, sự nhìn nhận Mắt như mắt không đồng tử, Mắt thấy tai nghe
Tình cảm Tức nổ con mắt, Trông mòn con mắt
Tính cách Mắt cá da lươn, Mắt trắng môi thâm
Thái độ Nhìn bắng nửa con mắt, khinh bằng nửa con
mắt
Tư duy Mắt thánh tai hiền, sáng mắt ra
I.10. MẶT, DIỆN
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Bên ngoài Bằng mặt mà không bắng lòng
Cuộc sống Đầu gio mặt muội, Đầu tắt mặt tối
Tính cách Mày chai mày đá, Mặt dạn mày dày
Tâm trạng Mặt nặng mày nhẹ, Mát mày mát mặt
Thể diện Mất mặt mất mũi, còn mặt mũi nào
Sự hiện diện Đủ mặt bá quan, xuất đầu lộ diện
Sự tương tác Ba mặt một lời, Hai mặt một lời
I.11. MỒM, MIỆNG, KHẨU
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Ăn tiêu Bó mồm bó miệng, Làm chẳng đủ đút miệng
Nói năng Chậm mồm chậm miệng, Vạ mồm vạ miệng
Tâm trạng Chép miệng thở dài, chép miệng chép môi
Tính cách Há miệng chờ sung, Một miệng hai lòng
I.12. TAY
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người nói chung Cờ đã đến tay, Gắp lửa bỏ tay người
Cuộc sống Chân lấm tay bùn, Vai gánh tay cuốc
Hành động, việc làm Chung tay góp sức, không kịp trở tay
Tâm trạng Chân tay rụng rời, Mừng mặt bắt tay
Tính cách Chỉ tay năm ngón, Vắt nước không lọt tay
Sức khỏe Chân yếu tay mềm, Mạnh chân khỏe tay
I.13. RUỘT
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Tư duy Nghĩ thối ruột thối gan, lo rối ruột
Tình cảm Cháy ruột cháy gan, Mát lòng mát ruột
Tính tình Ruột bỏ ngoài da, ruột để ngoài da
Cách ứng xử Làm khách sạch ruột
II. NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA MỘT SỐ BPCT TRONG TIẾNG
ANH
II.1. BLOOD (MÁU)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người nói chung New blood (các thành viên mới đặc biệt là
những người trẻ tuổi có ý kiến, kĩ năng, phương
pháp mới).
Tính cách In cold blood (nhẫn tâm, tàn nhẫn)
Tình cảm Bad blood (có ác cảm, căm thù), One’s blood
boils (giận sôi máu)
Quan hệ huyết thống Flesh and blood (có quan hệ ruột thịt)
Sự chết chóc A blood bath (tắm máu)
II.2. EAR (TAI)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người nói chung Up to one’s ears (in something) (quá bận bịu
(với việc gì))
Kinh nghiệm Wet/ Dry behind the ears (Thiếu kinh nghiệm,
non nớt/ nhiều kinh nghiệm, trưởng thành)
Hoạt động nghe Be all ears (lắng nghe), turn a deaf ear to
something (giả điếc)
II.3. EYE (MẮT)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Hoạt động nhìn Turn a blind eye to something (giả đui, vờ không
thấy).
Tâm trạng Cry one’s eye out (khóc thảm thiết), a feast for
the eyes (nhìn say sưa vì thích thú, khâm phục).
Tình cảm Give somebody/ someone the glad eye (liếc mắt
đưa tình).
Sự nhìn nhận, tư duy Have (got) an eye for something (xét đoán đúng,
tinh tế về cái gì) ,Open someone’s eye (sáng mắt
ra).
II. 4. FACE (MẶT)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người nói chung Tell someone to his face (nói thẳng với ai)
Tình cảm Have a long face (u sầu, thất vọng), have a red
face (xấu hổ).
Thái độ Keep a straight face (làm mặt lạnh, làm mặt
nghiêm)
Thể diện Lose face (mất mặt, mất thanh danh); save face
(giữ thể diện)
II.5. FOOT/ FEET
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người Sit at somebody’s feet (là môn đồ của ai)
Hành động đi lại Drag one’s foot (chậm chễ, dềnh dàng)
Tâm trạng Get a cold feet (sợ sệt, sợ cóng chân)
Tư duy Think on one’s feet (vừa nói vừa suy nghĩ, suy
nghĩ ứng biến mau lẹ)
Thái độ Put one’s foot down (lệnh cho phải thôi, kiên
quyết chống lại việc gì)
Sức khỏe Have (got) a foot in the grave (quá già hoặc đau
yếu không thể sống lâu hơn)
Sự vững vàng, độc lập Have (got) both/ one’s feet on the ground (bám
trụ vững chắc, ổn định), stand on one’s own
(two) feet (tự lo liệu, tự lập)
II.6. HAND (TAY)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Sự giúp đỡ give/lend someone a hand (giúp ai)
Sự tham gia Get one’s hands dirty (tham gia vào việc phi
pháp), take a hand (in something) (tham gia vào
cái gì, chịu một phần trách nhiệm)
Sự đoàn kết Hand in hand (nắm tay, liên kết chặt chẽ)
Tâm trạng Wring one’s hand (vặn tay như một dấu hiệu của
sự lo lắng, thất vọng)
Cách ứng xử Bite the hand that feets one (vong ơn bội nghĩa)
II.7. HEAD (ĐẦU)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người nói chung Put one’s head in the noose (tự để cho mình bị
bắt)
Tâm trạng Bother one’s head/ oneself about something (lo
lắng hoặc quan tâm tới cái gì)
Thái độ Have a swollen head (kiêu ngạo, đặc biệt vì một
thành công đột ngột)
Tư duy Have (got) a good head on one’s shoulders (rất
thông minh), be/ go of one’s head (mất trí, hóa
điên)
II.8. HEART (TIM)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Tâm trạng Gladden somebody’s heart (vui vẻ, vui lòng),
eat one’s heart out (đau khổ, buồn bã)
Tính cách Have a heart (biết rộng lượng tha thứ, biết cảm
thông, nhân từ), have a heart of stone (tính tình
lạnh lùng sắt đá)
Ý chí Lose heart (ngã lòng, nản chí), set one’s heart
on something (quyết tâm làm gì)
II.9.MOUTH (MIỆNG)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người nói chung Born with a silver in one’s mouth (sinh ra trong
một gia đình giàu có)
Lời nói Keep one’s mouth trap/shut (không tiết lộ bí
mật), shut one’s mouth (Hãy im đi)
Tâm trạng Down in the mouth (buồn xo)
Tính cách Have a big mouth (nhiều chuyện, hay tiết lộ bí
mật)
II.10 NECK (CỔ)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người nói chung Be up to/ one’s neck in something (ai bị dính líu
rất sâu vào việc gì)
Tâm trạng A paint in the neck (phiền muộn, buồn phiến)
Tính cách Risk one’s neck (liều mạng)
Tư duy Dead from neck up (cực kì xuẩn ngốc)
II.11. NERVE (DÂY THẦN KINH)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Tâm trạng A bundle of nerve (lo âu, bồn chồn), get on
someone’s nerve (làm ai khó chịu, bực mình)
Tính cách Have a lot of nerve (liều lĩnh)
Ý chí Have (got) a nerve (to do something) (đủ can
đảm để làm gì)
II.12. NOSE (MŨI)
Nghĩa biểu trưng Ví dụ
Con người nói chung Stick one’s nose in something (xía, xen vào
chuyện gì)
Thái độ Look down one’s nose at something/ someone
(coi thường ai/ cái gì)
Tâm trạng Get up somebody’s nose (làm cho ai bực tức)
Tính cách With one’s nose on the air (ngạo mạn, trịch
thượng)
Sự nhìn nhận Can’t see beyond the end of one’s nose (không
biết nhìn xa, không để ý đến người khác)
NHỮNG THÀNH NGỮ THỂ HIỆN VẺ BỀ NGOÀI
TIẾNG VIỆT
Tình thái trung hòa
1. Da đỏ như gà chọi
2. Mày ngang mũi dọc
3. Mặt đỏ như gấc
4. Mặt đỏ như gà chọi
5. Mặt ngang mày dọc
6. Mắt lăng mày vược
7. Mắt lăng mắt vược
8. Mắt lỗ đáo
9. Mắt nhắm mắt mở
10. Mặt bấm ra sữa.
Tình thái tích cực
1. Cả hông rộng háng
2. Chân đồng da sắt
3. Chân đồng vai sắt
4. Chân như ống đồng
5. Có da có thịt
6. Da ngà mắt phượng
7. Da như trứng gà lột
8. Da trắng như ngà
9. Da trắng như trứng gà bóc
10. Da trắng tóc dài
11. Đầu xanh tuổi trẻ
12. Đỏ da thắm thịt
13. Đổi thịt thay da
14. Lưng dài vai rộng
15. Mạnh chân khoẻ tay
16. Má đào mày liễu
17. Má phấn môi son
18. Mày liễu mặt hoa
19. Mày ngài mắt phượng
20. Mặt phấn tươi son
21. Mắt phượng mày ngài
22. Mắt sắc như dao
23. Mắt sắc như dao cạo
24. Mắt sắc như dao cau
25. Mặt hoa da phấn
26. Mặt hoa mày liễu
27. Mặt ngọc da ngà
28. Mặt vuông chữ điền
29. Mặt tươi như hoa
30. Mình đồng da sắt
31. Mình đồng gan sắt
32. Môi son má phấn
33. Sức dài vai rộng
34. Thay lông đổi da
35. Thay da đổi thịt
36. Thắt lưng bó que
37. Thắt đáy lưng ong
38. Tóc chấm ngang vai
39. Tóc còn xanh, nanh còn sắc
40. Vai sắt chân đồng
41. Vai u thịt bắp
42. Vóc ngọc mình vàng
43. Xương đồng da sắt
Tình thái tiêu cực
1. Ba thứ tóc
2. Bụng ỏng đít eo
3. Bụng ỏng đít vòi
4. Bụng ỏng đít vòn
5. Chân như ống sậy
6. Chân yếu tay mềm
7. Cổ ngẳng như cổ cò
8. Cổ tày cong, mặt tày lệnh
9. Da bọc xương
10. Da chì mặt bủng
11. Da mồi tóc bạc
12. Da mồi tóc sương
13. Đầu bạc như bông
14. Đầu bạc như tơ
15. Đầu bạc răng long
16. Đầu bù tóc rối
17. Đầu hai thứ tóc
18. Đầu râu tóc bạc
19. Hai thứ tóc trên đầu
20. Lưng dài như chó liếm cối
21. Lưng eo vú xếch
22. Má bánh đúc, mặt mâm xôi
23. Mắt cú vọ
24. Mắt dơi mày chuột
25. Mắt đỏ như mắt cá chày
26. Mắt như mắt rắn ráo
27. Mắt la mày lét
28. Mắt lợn luộc
29. Mắt le mày lét
30. Mắt lơ mày láo
31. Mắt loà chân chậm
32. Mắt mù tai điếc
33. Mắt như mắt không đồng tử
34. Mắt như mắt thầy bói
35. Mắt như xát ớt
36. Mắt to như ốc nhồi
37. Mắt trắng môi thâm
38. Mắt tròn mắt dẹt
39. Mặt bằng ngón tay chéo
40. Mặt choắt bàng hai ngón tay chéo
41. Mắt trước mắt sau
42. Mặt bèn bẹt như bánh giầy (đúc)
43. Mặt bủng da chì
44. Mặt búng ra sữa
45. Mặt cú da lươn
46. Mặt măng miệng sữa
47. Mặt nạc đóm dày
48. Mặt ngay ( ngây) cán tàn
49. Mặt ngay ( ngây) cán thuổng
50. Mặt ngay như chúa tàu nghe kèn
51. Mặt ngay như ngỗng ỉa
52. Mặt nghệt như người mất sổ gạo
53. Mặt nhăn như bị
54. Mặt như chuột kẹp
55. Mặt như mặt thớt
56. Mặt phèn phẹt như cái mâm
57. Mặt rỗ như tổ ong
58. Mặt rỗ như tổ ong bầu
59. Mặt sắt đen sì
60. Mặt tày lệnh, cổ tày cong
61. Mặt xanh nanh vàng
62. Mình gầy xác ve
63. Mình già tuổi yếu
64. Mình trần thân trụi
65. Môi thâm mắt trắng
66. Nghệt mặt như ngỗng ỉa
67. Phồng mang trợn mắt
68. Tay bắp cày, chân bàn cuốc
69. Tay dùi đục, chân bàn chổi
70. Tay đã thành chai
71. Tay chai vai mòn
72. Tay ống sậy, chân ống đồng
73. Tay que rễ, chân vòng kiềng
74. Tay yếu chân mềm
75. Thân tàn ma dại
76. Tóc bạc da mồi
77. Tóc bạc răng long
78. Tóc xờm như ổ quạ
79. Tóc như rễ tre
80. Tóc rồi da chì
81. Tóc xanh nanh vàng
82. Vú xếch lưng eo
83. Xương bọc da
84. Yếu chân mềm tay
TIẾNG ANH
1. a bag of bones (rất gầy)
2. be all legs (cao lêu đêu, chỉ thấy chân với cẳng)
3. have (got)/ with one foot in the grave (quá già, không thể sống lâu
hơn)
4. long in the tooth (già nua)
5. skin and bone (rất gầy)
NHỮNG THÀNH NGỮ THỂ HIỆN TRÍ TUỆ
TIẾNG VIỆT
1. Bụng bảo dạ
2. Canh cánh bên lòng
3. Chôn vào lòng ( dạ)
4. Con ruồi đậu mép không biết đuổi
5. Đau đầu buốt óc
6. Đau đầu nhức óc
7. Đi guốc trong bụng
8. Đi guốc vào bụng
9. Ghi lòng tạc dạ
10. Ghi xương khắc cốt
11. Ghi xương tạc tuỷ
12. Khắc cốt ghi tâm
13. Khắc cốt ghi xương
14. Khắc cốt minh tâm
15. Khắc xương ghi dạ
16. Lao tâm khổ trí
17. Lao tâm khổ tứ
18. Lớn đầu to cái dại
19. Lú gan lú ruột
20. Lú ruột lú gan
21. Mắt thánh tai hiền
22. Nghĩ thối ruột thối gan
23. Nhẹ dạ cả tin
24. Non người trẻ dạ
25. Sáng mắt ra
26. Sống để bụng, chết mang theo
27. Sống để dạ, chết mang theo
28. Suy bụng ta ra bụng người
29. Tạc dạ ghi lòng
30. Thuộc như lòng bàn tay
31. Trắng mắt ra
32. Trẻ người non dạ
33. Vặn đầu vặn tai
TIẾNG ANH
1. above/ over someone’s head (quá khó, không hiểu được)
2. be/ go off one's head (mất trí, hóa điên)
3. be/ stand head and shoulders above something/ somebody (thông
minh hơn rất nhiều)
4. brain(s) versus brown (sự thông minh)
5. blow one's brain out (suy nghĩ căng thẳng)
6. by heart (thuộc lòng)
7. clear one's/ somebody’s head (làm cho ai suy nghĩ rõ ràng)
8. cloud one's brain (suy nghĩ không rõ ràng)
9. cudgel one's brain (vắt óc suy nghĩ)
10. dead from the neck up (cực kì xuẩn ngốc)
11. enter somebody’s’ one's head ((một ý nghĩ) được xem xét, được
nghĩ tới)
12. get something into one's head (biết đến điều gì)
13. get it into one's head that (hiểu trọn vẹn, nhận thức rõ)
14. go into something with eyes open (bắt đầu làm gì với nhận thức
được đầy đủ khó khăn, kết quả có thể có)
15. have a brainwave (ý thông minh)
16. have the brains (có ý nghĩ chợt nảy ra, ý tưởng hay)
17. have (got) something on the brain (nghĩ miên man về cái gì)
18. have nothing/ something between one's ears (ngốc/ không ngốc)
19. have a ( good) head for figures (giỏi toán)
20. have (got) one's head in the clouds (đầu óc trên mây, mơ mộng)
21. have (got) a good head on one's shouders (rất thông minh)
22. have (got) one's head screwed on the right way (sáng suốt, khôn
ngoan)
23. have (got)/ with a clear head (có khả năng suy nghĩ rõ ràng)
24. have a thick head (đần độn, ngu xuẩn)
25. have a level head (có khả năng xét đoán tốt)
26. have egg on one's face (ngốc nghếch)
27. have (got) an eye for something (xét đoán đúng, tinh tế về cái gì)
28. head and shoulder above someone (rõ ràng hơn hẳn ai về kĩ năng,
sự thông minh,...)
29. keep your hair on! (hãy giữ bình tĩnh)
30. keep one's head down (tránh rối trí)
31. keep one's head/ a cool head (bình tĩnh, kiềm chế, làm chủ được
mình)
32. in one's head (trong trí nhớ)
33. lose one's head (mất bình tĩnh)
34. lose one's nerve (mất kiểm soát, điên khùng)
35. make someone’s head swim/ spin (làm ai chóng mặt, rối trí)
36. not know one's arse from one's elbow (hoàn toàn ngu dốt)
37. need (to have) one's examined (ngu ngốc, điên khùng)
38. (not) right in the head (gàn gàn, hâm hâm)
39. one’s brain-child (sản phẩm trí tuệ)
40. off the top of one's head (tức thì, không cần suy nghĩ)
41. off one's head (điên khùng, ngu xuẩn)
42. out of one's head (mất trí, điên khùng)
43. open someone’s eyes (làm ai nhận thức được điều gì gây ngạc
nhiên cho người đó)
44. pick someone brains (moi và dùng những ý kiến của ai)
45. put something into someone head (làm ai bắt đầu suy nghĩ về cái
gì)
46. put our/ your/ their heads together (trao đổi ý kiến)
47. put something out off one's head (không còn nghĩ đến việc gì)
48. rack one’s brain (s) (about something) (suy nghĩ nát óc)
49. sharpen one's/ sb’s brain (mài sắc trí tuệ)
50. scratch one's head (nghĩ vất vả, bối rối)
51. tax one's/ sb’s brains (đặt cho ai một nhiệm vụ gay go về tinh thần)
52. take it into one's head to do something/ that (quyết đinh (bất ngờ,
dại dột))
53. talk through the back of one's head (nói vô lý, ngớ ngẩn)
54. the brain drain (chảy máu chất xám)
55. the scales fall from sb’s eye (làm ai nhận thức được điều gì)
56. the first thing that comes into/ enters one's head/ mind (cái đầu tiên
được suy nghĩ tới)
57. think on one's feet (vừa nói vừa suy nghĩ, suy nghĩ ứng biến mau
lẹ)
58. throw dust in sb’s eye (ngăn cản ai biết sự thật bằng cách lừa dối)
59. use one's head (sử dụng trí thông minh)
60. a war/ a battle of nervers (cố gắng đánh bại địch thủ bằng cách
phá hoại tinh thấn, áp lực tâm lí)
NHỮNG THÀNH NGỮ THỂ HIỆN TÂM TRẠNG, CẢM XÚC
TIẾNG VIỆT
1. Ba máu sáu cơn
2. Bằng mặt ( mà) chẳng ( không ) bằng lòng
3. Bầm gan lộn ruột
4. Bầm gan sôi máu
5. Bầm gan tím ruột
6. Căm gan tím ruột
7. Cầm lòng chẳng đậu
8. Cầm lòng cho đậu
9. Cầm lòng không đậu
10. Chán đến tận mang tai
11. Cháy gan cháy ruột
12. Cháy lòng cháy ruột
13. Cháy ruột bầm gan
14. Cháy ruột cháy gan
15. Cháy ruột đốt gan
16. Chân tay rụng rời
17. Chép miệng chép môi
18. Chép miệng thở dài
19. Chết cả ruột
20. Chồn chân mỏi gối
21. Chướng tai gai mắt
22. Còn mặt mũi nào
23. Dựng tóc gáy
24. Đau lòng xót ruột
25. Đau như cắt ruột
26. Đau như đứt ruột
27. Đầy gan đầy ruột
28. Đeo mo vào mặt
29. Được lời như cởi tấm lòng
30. Đứt ruột cháy gan
31. Đứt ruột đứt gan
32. Đỏ mặt tía tai
33. Gan rầu ruột héo
34. Hả lòng hả dạ
35. Héo gan héo ruột
36. Héo ruột héo gan
37. Hởi lòng hởi dạ
38. Lạnh xương sống
39. Lo méo mặt
40. Lo nát gan, bàn nát trí
41. Lo rối ruột
42. Lòng đau như cắt
43. Lòng đau như dao cắt
44. Lộn cả ruột
45. Mát dạ hả lòng
46. Mát gan mát ruột
47. Mát lòng hả dạ
48. Mát lòng mát dạ
49. Mát lòng mát ruột
50. Mát mày mát mặt
51. Mặt cắt không còn giọt máu
52. Mặt cắt không còn hột máu
53. Mặt cắt không ra máu
54. Mặt như đưa đám
55. Mặt sưng mày sỉa
56. Mặt nặng mày nhẹ
57. Mặt nặng như chì
58. Mặt nặng như đá đeo
59. Mặt ủ mày chau
60. Mặt ủ mày ê
61. Mặt đỏ tía tai
62. Mặt như chàm đổ
63. Mặt như đổ chàm
64. Mặt như gà cắt tiết
65. Mặt vàng như nghệ
66. Mặt xanh mày xám
67. Mặt xám mày xanh
68. Mặt xám như gà cắt tiết
69. Mỏi gối chồn chân
70. Mỏi gối chồn vai
71. Mong đỏ con mắt
72. Mở cờ trong bụng
73. Mở mày mở mặt
74. Mở mặt mở mày
75. Múa tay trong bị
76. Nao lòng rối trí
77. Não gan não ruột
78. Nát gan nát ruột
79. Nát ruột nát gan
80. Nặng mặt sa mày
81. Nẫu gan nẫu ruột
82. Nẫu ruột nẫu gan
83. Nẫu ruột rầu gan
84. Ngán đến mang tai
85. Ngang tai chướng mắt
86. Ngang tai trái mắt
87. Như nở từng khúc ruột
88. Nóng gan nóng phổi
89. Nóng lòng nóng ruột
90. Nóng ruột nóng gan
91. Nóng ruột sốt lòng
92. Nóng lòng sốt ruột
93. Như mở cờ trong bụng
94. Nổi máu tam bành
95. Nở gan nở ruột
96. Nở mày nở mặt
97. Nở mặt nở mày
98. Nở ruột nở gan
99. Nở từng khúc ruột
100. Nước mắt lưng tròng
101. Ớn tận cổ
102. Ớn tận mang tai
103. Ớn tận xương sống
104. Rợn tóc gáy
105. Ruột đau như cắt
106. Ruột đau như xát muối
107. Ruột nóng như cào
108. Ruột đau như thắt
109. Ruột đau (xót) như xát muối (muối xát)
110. Ruột (gan) nóng như lửa đốt
111. Ruột rát (xát như bào)
112. Sa mày nặng mặt
113. Sởn tóc gáy
114. Sưng mặt sưng mày
115. Tay bắt mặt mừng
116. Thắt ruột thắt gan
117. Thâm gan tím ruột
118. Tiếc rỏ ( nhỏ) máu mắt
119. Tiếc vãi máu mắt
120. Tiền ngắn mặt dài
121. Tím gan tím ruột
122. Tím ruột bầm gan
123. Tối mày say mặt
124. Trái tai gai mắt
125. Trông mòn con mắt
126. Tức đầy ruột
127. Tức lòi con ngươi
128. Tức lộn ruột
129. Tức lộn tiết
130. Tức nổ con mắt
131. Tức nổ ruột
132. Tức ruột căm gan
133. Vui lòng hả dạ
134. Vuốt bụng thở dài
135. Xé ruột xé gan
TIẾNG ANH
1. bad blood (bất hòa, có ác cảm, căm thù mãnh liệt)
2. bare one's heart/soul (bộc lộ những tình cảm sâu kín của mình)
3. be/ become/ seem all eyes (chăm chú, say mê cái gì)
4. bite one's nail (hồi hộp, lo lắng)
5. bother one's head/ oneself about something (lo lắng, quan tâm đến
cái gì)
6. break someone’s heart (làm ai đau khổ, thất vọng)
7. a bundle of nerves (lo âu, bồn chồn)
8. cannot/ can hardly take one's eye off someone/ something (không
thể rời mắt vì thích thú)
9. cause (some) eyebrows to raise (làm ai sửng sốt, trố mắt vì ngạc
nhiên)
10. clammy hand (tay ẩm ướt vì sợ)
11. close/ near to sb’s heart (thích thú, quan tâm sâu sắc đến ai)
12. cry one's eye out (khóc thảm thiết)
13. curl someone’s hair (làm ai hoảng hồn, sởn tóc gáy)
14. dear to sb’s heart (thích thú, quan tâm đến ai)
15. die of a boken heart (chết vì buồn rầu, đau khổ)
16. do one's heart good (khiến ai trở nên vui vẻ)
17. down in the mouth (mặt mày ủ dột, buồn xo)
18. eat one's heart out (đau khổ, buồn bã; ghen tị thèm thuồng)
19. a feast for the eyes (nhìn say sưa vì thích thú, khâm phục)
20. feel a shiver run down one’s spine (sợ rùng mình)
21. for one’s teeth to chatter (răng đánh vào nhau lập cập (vì sợ, lạnh))
22. for one’s mouth to go dry (miệng khô lại vì sợ)
23. follow one's heart (hành động theo tình cảm)
24. get/ put someone’s back up (làm ai nổi giận, phát cáu)
25. get someone’s blood up (làm ai nổi giận, sôi máu)
26. get cold feet (sợ cóng chân)
27. get in someone’s hair (quấy nhiễu, làm ai bực mình)
28. get on someone’s nerves (làm ai khó chịu, bực mình)
29. get up somebody’s nose (làm ai bực tức)
30. get under someone’s skin (làm ai khó chịu, bực tức)
31. give one's heart to somebody/ something (yêu thương ai/ cái gì)
32. gladden somebody’s heart (vui vẻ, vui lòng)
33. a gleam in sb/s eye (người/ vật được trông đợi với niềm vui, sự
ham muốn nhưng không tới)
34. gnashing of one's teeth (nghiến răng tỏ ý tức giận)
35. go blue (in the face) (vẻ mặt hơi xanh vì lạnh, sợ)
36. grit one's teeth (nghiến răng tức giận)
37. have one's eyes on stalks (nhìn ngắm với vẻ mê hồn, ngạc nhiên)
38. have a long face (u sầu, thất vọng)
39. have a red face (xấu hổ)
40. have foot in mouth disease (bị lúng túng, cảm thấy ngượng ngùng
vì lỡ lời)
41. hate sb’s guts (ghét ai dữ dội)
42. harden one's heart (không bày tỏ tình cảm ra ngoài)
43. have one's heart in one's boots (quá u sầu, chán nản)
44. have something at heart (lo lắng, đề phòng cái gì)
45. have a chip on one's shoulder (nổi nóng dễ gây sự với ai)
46. have a lump in one's throat (cảm thấy nghẹn ngào, xúc động do
tình yêu, nỗi buồn)
47. have one's words stick in one's throat (nghẹn ngào không nói lên
lời)
48. have a heavy/ light heart (đầy những cảm giác buồn rầu, đau khổ/
thích thú, hạnh phúc)
49. a heart to a heart (talk) (tình cảm thân mật)
50. hit/ touch a (row) nerve (nguyên nhân khiến ai đau khổ, giận dữ)
51. in one's heart of hearts (trong cảm xúc thầm kín của mình)
52. jump out of one's skin (giật thót mình)
53. jump down somebody’s throat (phản ứng một cách giận với lời nói
và hành động của ai)
54. keep one's chin up (vẫn vui vẻ trong tình thế khó khăn)
55. kick up one's heel (cư xử một cách phấn khởi)
56. knit one’s brow (nhíu mày khó chịu)
57. leave a bad in someone’s mouth (để lại cảm giác, kỉ niệm khó chịu
cho ai)
58. long face (vẻ buồn bã, bất mãn)
59. lose one's heart (to somebody/something) (phải lòng ai, thích cái
gì)
60. (Mr/ Miss) Lonely Heart (người cần tình yêu, tình bạn, sự cảm
thông)
61. make one’s/ sb’s flesh crawl/ creep (làm ai lo lắng, sợ hãi, kinh
tởm)
62. make someone’s hair curl/ stand on end (làm ai sợ dựng tóc gáy)
63. a man after one's own heart (đúng người mình thích)
64. not believe one's eyes (không tin ở mắt vì quá ngạc nhiên)
65. not dry eye in the house (mọi người đều khóc, xúc động sâu sắc)
66. one’s blood boils, it make one’s blood boil (làm ai giận sôi máu)
67. one’s blood run cold/ freezes, it make one’s blood run cold (làm ai
sợ hãi)
68. one's face falls (vẻ mặt buồn chán, mất tinh thần, bất mãn)
69. one's heart is not in it (không đặt tình cảm vào cái gì)
70. one's heart is in one's mouth (sợ chết khiếp)
71. one's heart misses a beat (quá sợ hãi)
72. one's heart sinks (cảm thấy buồn chán)
73. open one's heart (to someone) (thổ lộ tâm tình với ai)
74. a paint in the neck (phiền muộn, buồn phiền)
75. put someone’s nose out of join (làm phật lòng ai, làm ai buồn
lòng)
76. raise one's/ sb’s eyebrow (ngạc nhiên)
77. sb’s blood is up (nổi nóng)
78. set someone teeth on edge (làm ai bực mình)
79. search one's heart (suy nghĩ cẩn thận về tình cảm của mình)
80. set someone back on his heels (làm ai sửng sốt)
81. sick at heart (thất vọng, sầu não, sợ hãi)
82. sick to one's stomach (ghê tởm)
83. soothe the savage breast (kìm nén cơn giận, những cảm giác nổi
loạn)
84. split one's side (cười bể bụng)
85. smile from ear to ear (cười toét miệng)
86. sob one's heart out (khóc than thảm thiết với nhiều xúc động)
87. strike fear into somebody/something heart (khiến ai cảm thấy sợ
hãi)
88. sweat blood (sốt ruột, bồn chồn; sợ toát mồ hôi)
89. sweep somebody off his feet (làm ai ngập tràn cảm xúc đặc biệt
trong tình yêu)
90. take heart (trở nên phấn khởi, tin tưởng)
91. take something to heart (bị tác động nhiều hoặc quá lo lắng bởi cái
gì)
92. tear one's hair (vò đầu bứt tóc, tỏ ra buồn, tức giận)
93. the stiff upper lip (tỏ ra bình tĩnh, không lo lắng khi bị đau hoặc
gặp rắc rối)
94. to one's heart’s content (tùy thích)
95. turn one's stomach (làm buồn nôn, khiến ai ghê tởm, chán ghét)
96. wear one's heart on one's sleeve (cho thấy tình cảm, đặc biệt là tình
yêu, với ai)
97. weak at the knees (không đứng được vì sợ sệt, xúc động, đau yếu)
98. win the heart of somebody (chiếm được tình cảm của ai)
99. wring one's hands (bóp, vặn tay như một dấu hiệu lo lắng, buồn bã,
thất vọng)
100. with one's tail beetwen one's legs (bị làm bẽ mặt, chán nản,
thất bại)
101. wring somebody’s neck (bóp cổ ai, bộc lộ cơn giận, hăm
dọa).
NHỮNG THÀNH NGỮ THỂ HIỆN Ý CHÍ
TIẾNG VIỆT
1. Chân cứng chí bền
2. Chân cứng đá mềm
3. Da cứng đá mềm
4. Dạ đá gan vàng
5. Dạ sắt gan liền
6. Dạ sắt gan vàng
7. Đá mềm chân cứng
8. Gan bằng sắt
9. Gan chai phổi đá
10. Gan đá dạ sắt
11. Gan đồng dạ sắt
12. Gan như cóc tía
13. Gan thỏ đế
14. Gan vàng dạ ngọc
15. Gan vàng dạ sắt
16. Kiên tâm kiên chí
17. Lòng gan dạ đá
18. Lòng lim dạ sắt
19. Mặt sứa gan lim
20. Miệng cọp gan thỏ
21. Miệng hùm gan sứa
22. Miệng hùm gan thỏ
23. Nản lòng nhụt chí
24. Quyết chí bền gan
25. Sờn lòng nản chí
26. Thi gan đọ sức
27. Thi gan đọ trí
28. Thi gan với cóc tía
TIẾNG ANH
1. all of the nerve (với tất cả tinh thần)
2. body and soul (với tất cả nghị lực, hoàn toàn, hết lòng)
3. fight tooth and nail (chống cự, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt)
4. have (got) the nerve (to do something) (đủ cam đảm làm gì)
5. have no stomach for something (không có tinh thần để làm gì)
6. in good heart (trạng thái tinh thần tốt)
7. lose heart (ngã lòng, nản chí)
8. not turn a hair (không tỏ ra sợ sệt, mất tinh thần
9. over my dead body (chống đối mạnh mẽ với cái gì)
10. put a bold/brave face on it (can đảm đối mặt)
11. set one’s face against sb/sth (quyết tâm chống lại ai/ cái gì)
12. set one's heart on something (quyết tâm làm gì)
13. strain every nerve (cố gắng hết sức mình)
CÁC THÀNH NGỮ THỂ HIỆN TÍNH CÁCH,
THÁI ĐỘ ỨNG XỬ
TIẾNG VIỆT
1. Ăn ở hai lòng
2. Ăn thịt người không biết tanh
3. Ăn thịt người không tanh
4. Cả vú lấp miệng em
5. Bằng nửa con mắt
6. Cẩm tâm tú khẩu
7. Cháy nhà hàng xóm bình ( bằng) chân như vại
8. Chung lòng chung sức
9. Chung lưng chịu đấm
10. Chung lưng chung sức
11. Chung lưng đấu cật
12. Chung lưng đấu sức
13. Chung lưng góp sức
14. Chung lưng sát cánh
15. Chung sức chung lòng
16. Chung tay góp sức
17. Chung vai sát cánh
18. Coi người nửa con mắt
19. Coi bằng nửa con mắt
20. Dạ cá lòng chim
21. Dạ ngọc gan vàng
22. Dạ trước mặt, trật cặc sau lưng
23. Dạ thú mặt người
24. Gan sắt lòng son
25. Gan vàng như ngọc
26. Hằng sản hằng tâm
27. Hằng tâm hằng sản
28. Hết lòng hết dạ
29. Hữu hằng sản, vô hằng tâm
30. Hữu hằng tâm, vô hằng sản
31. Kéo áo người khác đắp bụng mình
32. Khinh bằng nửa con mắt
33. Khẩu phật tâm xà
34. Khẩu tâm bất nhất
35. Khẩu thị tâm phi
36. Lòng gấm miệng vóc
37. Lòng ngay dạ thẳng
38. Lòng phiếu mẫu
39. Lòng son dạ sắt
40. Lòng vàng gan đá
41. Mặt lưng mày vực
42. Mặt người dạ sói
43. Mặt người dạ thú
44. Mặt người bụng quỷ
45. Mặt tam mày tứ
46. Miệng lằn lưỡi mối
47. Miệng mật lòng dao
48. Miệng na mô bụng bồ dao găm
49. Miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm
50. Mồm phật bụng rắn
51. Một dạ hai lòng
52. Một lòng một dạ
53. Một mặt hai lòng
54. Một miệng hai lòng
55. Mục hạ vô nhân
56. Ngậm máu phun người
57. Nhìn bằng nửa con mắt
58. Sát cánh chen vai
59. Sát cánh kề vai
60. Thay lòng đổi dạ
61. Trông ( người) bằng nửa con mắt
62. Tú khẩu cẩm tâm
63. Uống máu người không tanh
TIẾNG ANH
1. be after/ be out for/ want (someone’s) blood (có ý định xúc phạm
ai, hạ nhục ai)
2. bite the hand that feeds one (vong ơn bội nghĩa)
3. a change of heart (sự thay đổi trong thái độ, tình cảm)
4. from the bottom of one's heart (từ đáy lòng, thật tâm)
5. fly in the face of someone (qua mặt, coi thường ai)
6. give sb the shirt of one's back (sẵn sàng nhường cơm sẻ áo)
7. give somebody the cold shoulder (phớt lờ, không thân thiện)
8. give/ lend someone a hand (giúp ai)
9. give someone big/ good hand (hoan hô ai nồng nhiệt)
10. give sb/ get the glad hand (đối đãi/ được đối đãi một cách nồng
nhiệt)
11. have (got)/ with a roving eye (luôn tìm cơ hội để tán tỉnh hoặc có
quan hệ tình ái)0
12. hand in hand (nắm tay nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau)
13. have a heart (biết rộng lượng, cảm thông, nhân từ)
14. have a heart of stone (lạnh lùng, sắt đá)
15. have a heart of gold (từ tâm, có trái tim vàng)
16. have one's heart in the right place (tốt bụng, có thiện ý
17. heart and soul (nhiệt tình, tràn đầy sinh lực)
18. keep/ hold someone at arm’s length (không thân thiện quá với ai)
19. keep a straight face (làm mặt lạnh, mặt nghiêm)
20. in a body (cùng nhau, đoàn kết)
21. laugh in somebody’s face (công khai tỏ ra khinh miệt ai)
22. lead someone by nose (xỏ mũi người khác)
23. look down one's nose at something/ someone (coi khinh, coi
thường)
24. make eyes at someone (liếc mắt đưa tình, trầm trồ nhìn)
25. near the bone (xỉ nhục, làm mất lòng)
26. (not) harm of a hair of somebody’s head (không làm hại ai dù là
rất nhỏ)
27. one's heart bleeds for somebody (thương xót, buồn tiếc cho ai)
28. one's heart goes out to somebody (có lòng trắc ẩn với ai)
29. pat oneself on the back (vỗ lưng khen ai)
30. pull someone’s leg (lừa gạt)
31. pull the wool over someone’s eyes (đánh lừa, bịp)
32. raise one's/ sb’s eyebrow (tỏ ra khinh miệt hoặc ngạc nhiên)
33. a slap in the face (xỉ nhục)
34. thumb one's nose at someone (miệt thị ai)
35. turn one's nose up at something (xem thường cái gì)
36. turn one’s back on someone (quay lưng, từ chối giúp đỡ)
37. the evil tongue (nói điều ác độc cho ai)
38. warm the cookles of somebody heart (làm ai ấm lòng, hả dạ)
39. with open arms (nhiều tình thương)
40. with all one's heart/ one's whole heart (trọn vẹn, thành tâm)
NHỮNG THÀNH NGỮ BPCT
CÓ TỪ CHỈ BPCT LÀ TỪ HÁN VIỆT
1. Bá nhân bá khẩu
2. Bách nhân bách khẩu
3. Bất đắc nhân tâm
4. Bình tâm tĩnh khí
5. Cẩm tâm tú khẩu
6. Chúng khẩu đồng từ
7. Cổ hoặc nhân tâm
8. Dải đồng tâm
9. Diện thị bối phi
10. Đồng diện bất đồng tâm
11. Đồng tâm hiệp lực
12. Đồng tâm nhất trí
13. Khắc cốt ghi tâm
14. Khắc cốt minh tâm
15. Khẩu phật tâm xà
16. Khẩu tâm bất nhất
17. Khẩu thị tâm phi
18. Khẩu thiệt vô bằng
19. Khẩu tụng tâm suy
20. Khẩu xà tâm phật
21. Kiên tâm kiên chí
22. Hàm huyết phún nhân
23. Hoại thân hoại thể
24. Hằng sản hằng tâm
25. Hằng tâm hằng sản
26. Hữu thân hữu khổ
27. Hữu hằng sản, vô hằng tâm
28. Hữu hằng tâm, vô hằng sản
29. Lễ bạc tâm thành
30. Lao tâm khổ lực
31. Lao tâm khổ trí
32. Lao tâm khổ tứ
33. Lực bất tòng tâm
34. Mục hạ vô nhân
35. Mưu phạt tâm công
36. Nhân tâm nan trắc
37. Nhân tâm tuỳ thích
38. Tận mục sở thị
39. Thập mục sở thị
40. Thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ
41. Thực mục sở thị
42. Tâm đầu ý hợp
43. Tận tâm tận lực
44. Thanh tâm quả dục
45. Toàn tâm toàn ý
46. Thân lão tâm bất lão
47. Tú khẩu cẩm tâm
48. Vô tâm vô tính
49. Ý hợp tâm đầu
50. Ý hợp tâm đồng
51. Vinh thân phì gia
52. Thân độc kì thân
53. Thân lão tâm bất lão
54. Xả thân thủ nghĩa
55. Xuất khẩu thành chương
56. Xuất khẩu thành thi
57. Xuất đầu lộ diện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH013.pdf