LUẬN VĂN THẠC SỸ: Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
MS: LVDL-DLH007
SỐ TRANG: 110
NGÀNH: Địa lý
CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học
NĂM: 2009
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, được Trung ương xác định là một trong 4
tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng với TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng
Tàu. Là tỉnh được tái lập năm 1997 với 7 huyện thị gồm 79 phường, xã, thị trấn; diện tích tự nhiên là
2.681km2
và mật độ dân số gần 300 người/km2
.
Với lợi thế về vị trí địa lí, Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế,
văn hoá, khoa học kĩ thuật với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Đây cũng là lợi thế thu hút các nhà
đầu tư, dân cư, lao động đến làm ăn, sinh sống. Chính điều này đã làm cho đặc điểm dân số và tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương có nhiều biến động đặc biệt là từ năm 1997 đến nay.
Do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, tỉnh đã thu hút rất nhiều lao động ngoại tỉnh đến làm việc làm cho quy
mô dân số Bình Dương ngày càng lớn và phần lớn là do gia tăng cơ học. Vấn đề dân số bao gồm cả
quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh và vẫn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cả
trong hiện tại và tương lai.
Dân số và mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là một vấn đề cần được
quan tâm, nhìn nhận, phân tích và đánh giá. Làm được điều này sẽ góp phần lớn vào việc thực hiện tốt
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Chính vì vậy, tác giả luận văn đã chọn
đề tài “Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Phân tích đặc điểm dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1997 – 2007.
- Phân tích mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương; định hướng
sự phát triển dân số của tỉnh trong tương lai, đưa ra giải pháp nhằm phát triển cân đối giữa dân số và
kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận về dân số, phát triển; mối quan hệ giữa dân số và phát triển.
- Phân tích các đặc điểm về dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương. Từ đó rút ra
mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Căn cứ thực trạng dân số và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh để định hướng sự phát triển dân
số của tỉnh trong tương lai đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tạo sự cân đối hài hòa giữa phát
triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bình Dương trên địa bàn toàn tỉnh theo ranh giới hành chính hiện nay (gồm 7 huyện, thị).
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu tình hình phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
từ năm 1997 đến nay (tức là từ khi Bình Dương chính thức tách ra khỏi tỉnh Sông Bé, tái thành lập vào
năm 1/1/1997). Đây là giai đoạn có những biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ về tình hình kinh tế - xã hội và
những thay đổi rõ rệt về quy mô và đặc điểm dân số của tỉnh.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu về nhân khẩu, chính trị, kinh tế trên thế giới. Nó là một quá trình,
trong đó mỗi yếu tố phát triển theo những quy luật riêng và giữa chúng luôn tồn tại những mối quan hệ
chặt chẽ.
Ảnh hưởng của dân số tới phát triển kinh tế - xã hội đã được các nhà dân số, kinh tế và chính trị
trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Chẳng hạn như trong các tác phẩm của R.C. Sharma – Population
Resources Environment and Quality of Life; Frank T.Denton và Byron G.Spener – Population and the
Economy; Parks.s – Tăng trưởng và phát triển.
Ở Việt Nam, những năm cuối thập kỉ 80 đến nay đã có các công trình nghiên cứu của GS.TS.
Đặng Thu, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, GS. Đào Thế Tuấn . về vấn đề mối quan hệ giữa dân số và
phát triển kinh tế - xã hội; tác phẩm “Dân số và phát triển ở Việt Nam” của Patrick Gubry, Nguyễn
Hữu Dũng, Phạm Thuý Hương. Ngoài ra còn có luận án tiến sĩ với đề tài “Phát triển dân số và mối
quan hệ của nó với phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM” của PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng – Trường Đại
học Sư phạm TP.HCM, luận án P.TS “Lượng hoá một số tương quan chủ yếu giữa các chỉ tiêu về dân
số và phát triển kinh tế tại TP.HCM” của Nguyễn Thuấn – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM” . Bên
cạnh đó còn có 2 cuộc hội thảo Quốc gia và Quốc tế về vấn đề dân số và phát triển kinh tế - xã hội
(năm 1987 và 1992). Các cuộc hội thảo nói trên đã đề cập đến nhiều lĩnh vực và biện pháp làm giảm áp
lực của gia tăng dân số, tận dụng mọi tiềm năng về tự nhiên và lao động để phát triển nhanh chóng nền
kinh tế - xã hội nước ta.
Bình Dương có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến một số khía cạnh của dân số như “Chiến
lược dân số Bình Dương, giai đoạn 2001 – 2010” – UBND tỉnh Bình Dương, “Báo cáo 15 năm công
tác dân số, gia đình và trẻ em tỉnh Bình Dương 1990 – 2005” - Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh
Bình Dương, “Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác dân số, gia đình và trẻ em năm 2006 và
nhiệm vụ công tác năm 2007” – Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em tỉnh Bình Dương, “Chương trình
giải quyết việc làm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 – 2005” – Ban chỉ đạo xây dựng chương trình việc
làm - UBND tỉnh Bình Dương, “Đề án xúc tiến lao động” – Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh
Bình Dương Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết vấn đề mối
quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương. Các công trình nghiên cứu kể trên
sẽ là những tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả nghiên cứu đề tài “Dân số và phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bình Dương” được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
4. Hệ quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm hệ thống
Dân số và phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế – xã hội. Sự
thay đổi về quy mô, đặc điểm dân số có thể chịu ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội và ngược
lại. Vì vậy, phải coi các vấn đề dân số và phát triển như là một hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế -
xã hội hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Việc nghiên cứu các vấn đề dân số và phát triển của tỉnh không thể tách rời vấn đề dân số và phát
triển của các tỉnh lân cận, của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Vì dân số và phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Bình Dương cũng là một bộ phận của dân số và phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ
và cả nước.
4.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Sự phát triển dân số và kinh tế - xã hội trong quá khứ, tương lai ảnh hưởng rất lớn đến quy mô,
đặc điểm dân số và phát triển kinh tế - xã hội hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề dân số và phát
triển kinh tế - xã hội trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại – tương lai sẽ làm rõ được bản chất của vấn
đề theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu.
4.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu những vấn đề dân số phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát
triển dân số, kinh tế - xã hội phải đi đôi với sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên,
chống gây ô nhiễm môi trường; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp sưu tầm
Đây là một phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở sưu tầm được những số liệu có liên quan đến
nôi dung nghiên cứu, chúng ta mới rút ra được các đặc điểm về dân số tỉnh Bình Dương cũng như nhìn
nhận, đánh giá chính xác mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, việc vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp nhuần
nhuyễn mang lại nhiều lợi ích. Vì dựa trên việc phân tích tài liệu đã có cũng như thực tế, chúng ta mới có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy đủ
nhất đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đã đặt ra.
5.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn
đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng
phần mềm Mapinfo 7.0, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lý.
Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ.
5.4. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế - xã hội. Vì
vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, tin
cậy của các nguồn tài liệu đã thu thập được.
5.5. Phương pháp dự báo
Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính toán từ các số liệu đã thu thập được và sự
phát triển có tính quy luật của các sự vât, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
6. Các đóng góp chính của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lí luận về dân số, phát triển và mối quan hệ giữa dân số và
phát triển.
- Phân tích các đặc điểm dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
- Phân tích mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương.
- Dự báo sự phát triển dân số của tỉnh trong tương lai và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển
cân đối mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
7. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1 : Cơ sở lí luận
Chương 2 : Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
Chương 3 : Định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020
Kết luận
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TX. Thủ Dầu Một phát triển theo hướng công nghiệp sạch, công nghệ cao
gắn dịch vụ cao. Khu vực phía Bắc tỉnh hình thành các khu công nghiệp lớn và tập trung: Bến Cát, Tân
Uyên, Dầu Tiếng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp và công nghiệp hoá. Triển khai tổ chức thực
hiện tốt các khu công nghiệp đã được phê duyệt như khu kiên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị và
các khu công nghiệp phía Nam. Ưu tiên đầu tư các trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề; bệnh viện và
các trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các trung tâm dịch vụ, tài chính, ngân hàng, các trung tâm
dịch vụ kĩ thuật cao, công nghệ sinh học, công nghệ tin học…
3.2. Định hướng phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020
3.2.1. Dự báo, định hướng phát triển dân số
Dân số tỉnh Bình Dương được dự báo trên cơ sở giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên, tăng cơ học
phù hợp với tăng trưởng kinh tế do sự phát triển nhanh các khu công nghiệp. Tỉnh chú trọng sử dụng
nguồn lao động địa phương kết hợp nguồn lao động nhập cư trong các ngành sản xuất nhằm thúc đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Những năm gần đây, chính sách thu hút nguồn nhân lực của Bình
Dương đã phát huy được hiệu quả. Trong những năm tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chính sách thu hút lao
động, tạo nhiều việc làm và phát triển mạnh mẽ hệ thống đào tạo, hướng nghiệp nguồn lao động sẵn có
và từ ngoài tỉnh; chú trọng lực lượng lao động có kĩ thuật và quản lí đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của
công nghiệp, dịch vụ trong giai đoạn tới.
- Dự báo dân số
Bảng 3.2. Dự báo dân số tỉnh Bình Dương thời kì 2008 – 2020
2007 2010 2015 2020
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)
Tỉ lệ gia tăng cơ học (%)
Tỉ lệ gia tăng dân số (%)
Số dân (người)
1,05
1,36
2,41
1.075.457
1,03
2,58
3,58
1.200.000
1,00
4,26
5,26
1.600.000
1,00
4,00
5,00
2.000.000
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020.
Dự báo đến năm 2010, dân số Bình Dương khoảng 1.200.000 người, năm 2015 là 1.600.000
người và năm 2020 khoảng 2.000.000 người, quy mô dân số đạt mức của đô thị loại I.
Theo định hướng của tỉnh, đến 2020, Bình Dương trở thành đô thị loại I thì quy mô dân số được
dự báo như trên là phù hợp. Để đạt được quy mô dân số như dự báo, tỉ lệ gia tăng dân số trên địa bàn
tỉnh sẽ có xu hướng tăng từ 2,41% năm 2007 lên khoảng 5,00% năm 2020. Như vậy, tỉ lệ gia tăng dân
số là khá cao, tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn có xu hướng giảm từ 1,05% năm 2007 xuống còn
1,00% năm 2020 nên gia tăng dân số trong tỉnh vẫn chủ yếu là do nhập cư. Điều này cũng phù hợp vì
Bình Dương đang phấn đầu trở thành thành phố công nghiệp – dịch vụ nên việc chú trọng thu hút lao
động nhập cư vào làm việc là hợp lí. Tuy nhiên, tỉnh cần chú ý đến chất lượng của lao động nhập cư
trong thời gian tới.
- Dự báo lao động
Dân số trong độ tuổi lao động sẽ tiếp tục tăng nhanh do sự phát triển các khu công nghiệp của
tỉnh, do sự dãn dân của thành phố Hồ Chí Minh và sự thu hút lao động có trình độ kĩ thuật từ các nơi
khác đến tỉnh Bình Dương. Năm 2010, dự báo dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm khoảng
68,5% dân số (822.000 người); năm 2015 chiếm 67,5% dân số (1.080.000 người); năm 2020 chiếm
67% dân số (khoảng 1.340.000 người).
Bảng 3.3. Dự báo lao động và việc làm tỉnh Bình Dương,
thời kì 2007 - 2020
Đơn vị: người
2007 2010 2015 2020
Dân số
Dân số trong độ tuổi lao động
Tỉ lệ so với dân số (%)
Số lao động làm việc
Tỉ lệ lao động làm việc trong độ tuổi (%)
Tỉ lệ lao động không có việc làm (%)
1.075.457
736.670
68,50
675.305
91,67
6,3
1.200.000
822.000
68,50
750.000
91,20
5,0
1.600.000
1.080.000
67,50
999.000
92,50
4,2
2.000.000
1.340.000
67,00
1.280.000
95,50
4,0
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020.
- Giải quyết việc làm
Số người lao động có việc làm so với số người trong độ tuổi lao động của tỉnh Bình Dương chiếm
91,67%, dự báo đến năm 2010 chiếm khoảng 91,20%, năm 2015 chiếm 92,5% và năm 2020 đạt 95,5%.
Giảm tỉ lệ lao động không có việc làm từ 6,3% năm 2007 xuống 5% năm 2010, 4,2% năm 2015 và còn
4% năm 2020.
Chất lượng nguồn lao động của tỉnh sẽ ngày càng tăng. Dự báo lao động qua đào tạo năm 2010
chiếm 35,0% lao động, năm 2015 chiếm 40,0% lao động và năm 2020 chiếm 50,0% lao động.
Như vậy, để đạt được chất lượng nguồn lao động trên tỉnh cần chú trọng đến công tác đào tạo
nguồn nhân lực, phát triển mạnh các trung tâm dạy nghề trong tỉnh, thu hút nguồn lao động có kĩ thuật
cao.
- Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động
Ở Bình Dương, xu hướng là các ngành nông - lâm - ngư nghiệp sẽ là ngành giảm lao động nhiều
nhất, năm 2007 chiếm 19,39% lao động đang làm việc, năm 2010 vẫn duy trì mức như trên, đến 2015
giảm xuống còn 14,0% và năm 2020 chỉ còn chiếm 10,0% lao động đang làm việc.
Lao động trong các ngành dịch vụ năm 2007 chiếm tỉ lệ thấp (18,88% lao động đang làm việc),
dự báo đến 2010 chiếm 30,0%, năm 2015 chiếm 38,0% và năm 2020 chiếm 45,0% lao động đang làm
việc.
Lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động đang làm
việc, làm mất cân đối trong việc sử dụng lao động. Vì vậy, sẽ có xu hướng giảm dần trong tương lai.
Cụ thể năm 2010 chiếm 50,0%, năm 2015 chiếm 48,0% và đến năm 2020 chiếm 45,0% lao động đang
làm việc.
Bảng 3.4. Dự báo cơ cấu sử dụng lao động tỉnh Bình Dương, thời kì 2007 - 2020
Đơn vị: %
2007 2010 2015 2020
Tổng số
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
100,00
19,39
61,77
18,84
100,00
20,00
50,00
30,00
100,00
14,00
48,00
38,00
100,00
10,00
45,00
45,00
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020.
Để đảm bảo mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu lao động như trên, tỉnh Bình Dương cần:
- Chú trọng tạo phát triển và đa dạng hóa hoạt động của ngành dịch vụ; nâng cao trình độ khoa
học – kĩ thuật trong công nghiệp và nông nghiệp.
- Gắn việc quy hoạch các khu công nghiệp với quy hoạch phát triển các cơ sở dạy nghề, các cơ
cấu hạ tầng xã hội phục vụ con người như: nhà ở, trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao….
nhằm từng bước ổn định và nâng cao chất lượng người lao động trong các khu công nghiệp.
3.2.2. Định hướng phát triển kinh tế
3.2.2.1. Xây dựng các phương án phát triển
Trên cơ sở những yếu tố nguồn nhân lực, điều kiện tài nguyên thiên nhiên, những bài học kinh
nghiệm thực tế, những thuận lợi và những cơ hội của tỉnh Bình Dương để xây dựng phương án. Tất cả
các phương án có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp và dịch vụ; các ngành
nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng như nhau.
Phương án 1: Tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp mạnh mẽ, cơ chế chính sách vẫn được duy
trì như hiện nay.
Phương án 2: Chú trọng tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng xã hội, xây dựng được mạng
lưới an sinh xã hội vững chắc. Giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ hiện nay cho đến 2010
(khoảng 15,0%/năm); thời kì 2011 giảm còn 14,9%/năm và thời kì 2015 – 2020 giữ mức 13%/năm.
Phương án 3: Tập trung phát triển mạnh dịch vụ nhưng giữ vững tốc độ tăng trưởng công nghiệp
ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ trong phương án này sẽ cao hơn hẳn các phương
án trước, đạt tốc độ tăng trưởng 14,25%/năm thời kì 2007 – 2010, trung bình 19%/năm thời kì 2010 –
2015, sau đó giảm dần còn 18,8%/năm thời kì 2015 – 2020; trung bình 17,8%/năm thời kì 2007 –
2020. Tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp qua các thời kì: 16,6%/năm thời kì 2007 – 2010, sau
đó bắt đầu giảm còn còn 15,6%/năm thời kì 2010 – 2015 và 13%/năm thời kì 2015 – 2020; tính chung
toàn thời kì tốc độ tăng trưởng đạt 14,9%/năm.
Bảng 3.5. Tăng trưởng GDP – phương án 1
Đơn vị: tỉ đồng, giá so sánh 1994
Tốc độ tăng trưởng (%)
2007 2010 2015 2020 2001 –
2007
2007
–
2010
2010
–
2015
2015
–
2020
2007
-
2020
Tổng GDP
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Nông – lâm – ngư nghiệp
11.225
7.502
2.883
841
16.603
12.475
3.048
980
37.000
30.500
5.100
1.160
73.170
62.800
8.580
1.385
15,43
16,61
18,45
2,48
13,93
18,42
1,87
5,23
17,38
19,58
10,84
3,43
14,61
15,54
10,96
3,61
15,51
17,75
8,75
3,91
Bảng 3.6. Tăng trưởng GDP – phương án 2
Đơn vị: tỉ đồng, giá so sánh 1994
Tốc độ tăng trưởng (%)
2007 2010 2015 2020 2001 –
2007
2007
–
2010
2010
–
2015
2015
–
2020
2007
-
2020
Tổng GDP
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Nông – lâm – ngư nghiệp
11.225
7.502
2.883
841
16.184
11.304
3.800
980
32.350
22.800
8.150
1.160
59.720
40.750
17.185
1.385
15,43
16,61
18,45
2,48
12,97
14,64
9,64
5,23
14,85
15,06
16,48
3,43
13,04
12,31
16,09
3,61
13,72
13,90
14,72
3,91
Bảng 3.7. Tăng trưởng GDP – phương án 3
Đơn vị: tỉ đồng, giá so sánh 1994
Tốc độ tăng trưởng (%)
2007 2010 2015 2020 2001 –
2007
2007
–
2010
2010
–
2015
2015
–
2020
2007
-
2020
Tổng GDP
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Nông – lâm – ngư nghiệp
11.225
7.502
2.883
841
17.380
12.000
4.300
980
36.440
24.750
10.290
1.160
71.690
45.600
24.300
1.385
15,43
16,61
18,45
2,48
15,68
16,95
14,25
5,23
15,96
15,58
19,06
3,43
14,49
13,00
18,75
3,61
15,33
14,89
17,82
3,91
Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 2007, Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bình Dương đến 2020.
3.2.2.2. Lựa chọn phương án phát triển
Xuất phát từ tình hình thực tế, thời kì 1997 – 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Dương
đạt 14,95%/năm; thời kì 2000 – 2003 đạt 15,23%/năm; thời kì 2005 – 2007 đạt 15,04%/năm.
Xuất phát từ yêu cầu của Bình Dương có những bước đi bứt phá nhanh để có quy mô kinh tế lớn
hơn; chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn; tốc độ đô thị hoá nhanh đảm bảo để trở thành một thành
phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Xuất phát từ các lợi thế:
- Về vị trí địa lí: tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – nơi có tốc độ
tăng trưởng kinh tế rất cao và sức thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào vùng trong thời gian qua; đồng
thời có chủ trương lớn của Nhà nước tập trung đầu tư phát triển cho vùng kinh tế động lực. Bình
Dương cần đón lấy cơ hội này để hoạch định và lựa chọn phương án phát triển.
- Bình Dương là cửa ngõ của TP. HCM - một trung tâm đô thị, kinh tế và dịch vụ lớn nhất của cả
nước, đến nay đã có nhiều dấu hiệu lan toả của cực tăng trưởng này. Nhiều ngành công nghiệp đã di
chuyển khỏi thành phố Hồ Chí Minh ra các tỉnh lân cận, trong đó có tỉnh Bình Dương. Tỉnh Bình
Dương đã tập trung thu hút đầu tư, hình thành các trung tâm công nghiệp tập trung ở xung quanh TP.
HCM, như ở Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, TX.Thủ Dầu Một và Tân Uyên.
Trong thời kì đến 2020, Bình Dương vẫn tiếp tục đón nhận xu thế có lợi cho tăng trưởng kinh tế
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phát triển đô thị.
Chọn phương án
Từ những lập luận trên có thể lựa chọn phương án 2. Vì phương án này là phương án khả thi có
tính đến những thuận lợi, lợi thế và những khó khăn, hạn chế trong thời gian tới. Những thuận lợi, lợi
thế chủ yếu là sự tăng đầu tư của nước ngoài và tư nhân trong nước; sự năng động của chính quyền,
thành phần kinh tế và nhân dân; những điều kiện thuận lợi khách quan về vị trí địa lí, điều kiện tự
nhiên. Những khó khăn hạn chế cơ bản của phương án này là vốn nhà nước hạn hẹp, vốn FDI không
ổn định; đầu tư cơ cấu hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội đòi hỏi lượng vốn lớn; đào tạo công nhân lành
nghề trở nên bức bách.
Kết quả tính toán của phương án 2 có tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì 2007 – 2010 là
12,97%/năm; thời kì 2010 – 2015 là 14,85%/năm; thời kì 2015 – 2020 là 13,04%/năm; tốc độ tăng
trưởng chung toàn thời kì 2007 – 2020 là 13,72%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các khu vực
kinh tế lần lượt theo các thời kì tương ứng là: công nghiệp – xây dựng: 14,64%/năm, 15,06%/năm,
12,31%/năm, 13,90%/năm; dịch vụ: 9,64%/năm, 16,48%/năm, 16,09%/năm, 14,72%/năm; nông – lâm
– ngư nghiệp: 5,23%/năm, 3,43%/năm, 3,61%/năm và 3,91%/năm. Như vậy, các kết quả dự báo của
phương án 2 phù hợp nhất với mục tiêu phát triển mà tỉnh đã đề ra qua các thời kì phát triển từ 2007 –
2020.
Bảng 3.8. Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương - phương án 1
Đơn vị: % (tính theo giá hiện hành)
2000 2007 2010 2015 2020
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Nông – lâm – ngư nghiệp
58,1
25,2
16,7
64,4
29,2
6,4
65,5
24,8
4,9
77,5
19,4
3,1
78,5
19,4
2,1
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020.
Ở phương án 1, đến năm 2010, tỉ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 65,5% GDP;
dịch vụ giảm xuống còn 24,8% GDP; đến năm 2015, tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng tăng
lên 77,5% GDP, ngành dịch vụ chiếm 19,4% GDP và đến năm 2020 công nghiệp - xây dựng chiếm
78,5% GDP, các ngành dịch vụ vẫn chiếm 19,4% GDP. Cơ cấu kinh tế như vậy sẽ tạo sự chênh lệch
lớn trong cơ cấu kinh tế theo hướng tỉ trọng của ngành công nghiệp quá cao trong khi của ngành dịch
vụ lại thấp. Vì vậy, phương án 1 sẽ không chọn.
Bảng 3.9. Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương - phương án 2
Đơn vị: % (tính theo giá hiện hành)
2000 2007 2010 2015 2020
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Nông – lâm – ngư nghiệp
58,1
25,2
16,7
64,4
29,2
6,4
65,5
30,0
4,5
62,9
33,7
3,4
55,5
42,2
2,3
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020.
Ở phương án 2, cơ cấu kinh tế hợp lí và cũng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
đã đề ra. Cơ cấu kinh tế năm 2010: công nghiệp - xây dựng: 65,5% GDP, dịch vụ: 30,0% GDP, nông -
lâm - ngư nghiệp: 4,5% GDP; năm 2015 công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm nhẹ so với 2010:
62,9% GDP; dịch vụ tăng chiếm 33,7% GDP và nông - lâm - ngư nghiệp còn 3,4% GDP. Đến năm
2020, cơ cấu kinh tế thể hiện công nghiệp - xây dựng chiếm 55,5% GDP; dịch vụ chiếm 42,2% GDP;
nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 2,3% GDP. Như vậy, việc lựa chọn phương án 2 là phù hợp hơn cả.
Bảng 3.10. Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương - phương án 3
Đơn vị: % (tính theo giá hiện hành)
2000 2007 2010 2015 2020
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Nông – lâm – ngư nghiệp
58,1
25,2
16,7
64,4
29,2
6,4
62,9
32,5
4,6
59,8
37,3
2,9
50,0
48,1
1,9
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020.
Phương án 3 là phương án cao hơn phương án 2, đề nghị là phương án phấn đấu.
3.2.3. Phát triển đô thị
Quá trình đô thị hoá của tỉnh trong thời gian tới sẽ diễn ra nhanh chóng, giảm mạnh dân số nông
thôn và tăng nhanh dân số đô thị.
Tốc độ đô thị hoá thời kì 2001 – 2010 đạt 7,9%/năm, thời kì 2011 – 2015 đạt 10,2%/năm, thời kì
2016 – 2020 đạt 12,57%/năm. Như vậy, tốc độ đô thị hoá tăng gấp 3 lấn tốc độ tăng dân số. Điều này
phù hợp với quá trình đô thị hoá nhanh của nhiều nước trên thế giới trong thời kì công nghiệp phát
triển nhanh.
Bảng 3.11. Dự báo cơ cấu dân số theo khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Bình Dương ,
thời kì 2007 - 2020
Đơn vị: %
2007 2010 2015 2020
Dân số
Dân số thành thị
Dân số nông thôn
100,0
28,2
71,8
100,0
40,0
60,0
100,0
50,0
50,0
100,0
75,0
25,0
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020.
Bảng 3.12. Dân số đô thị, nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Đơn vị: nghìn người
Tốc độ tăng trung bình
(%)
2007 2010 2015 2020 2007 –
2010
2010 –
2015
2015 –
2020
Dân số
Dân số đô thị
Dân số nông thôn
1.075,457
303,100
772,357
1.200
480
720
1.600
800
800
2.000
1.500
500
3,65
15,32
-1,4
5,7
10,2
2,1
4,4
12,5
-7,3
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020.
Đến 2010: sự phát triển đô thị của Bình Dương đến 2010 diễn ra như sau:
- Dân số đô thị của tỉnh khoảng 480 ngàn người, chiếm 40% dân số, đất ở đô thị là 2.768,98 ha
năm 2010, tăng cường phát triển các thị trấn, trung tâm xã, phường.
- Tỉnh mở rộng các khu vực ngoại vi của các đô thị gồm các huyện lị, các khu dân cư đô thị gắn
với các khu công nghiệp. Phát triển khu vực ngoại vi của TX. Thủ Dầu Một bao gồm các xã ngoại thị
và các xã lân cận.
- Phát triển đô thị gắn chặt với việc phát triển cơ cấu hạ tầng như đường bộ, đường sắt, viễn
thông, năng lượng và cơ cấu hạ tầng của chính các đô thị. Từng bước phấn đấu trở thành các đô thị
sạch, xanh và an toàn.
- TX. Thủ Dầu Một được mở rộng về phía Đông – Bắc gắn liền với khu liên hợp công nghiệp –
dịch vụ - đô thị.
Bình Dương tiến hành xây dựng khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị. Khu liên hợp nằm
trên địa bàn 3 đơn vị hành chính: Bến Cát, Tân Uyên và TX. Thủ Dầu Một với diện tích khoảng 4.196
ha, dân số khoảng 100.000 người. Phát triển công nghiệp trên 2.000 ha, trong đó có 350 ha đất phát
triển khu công nghệ cao; khu dịch vụ chất lượng cao khoảng 700 – 750 ha; phát triển khu đô thị mới
khoảng 900 – 950 ha xây dựng nhà ở cho dân cư.
Đến 2015
TX. Thủ Dầu Một trở thành đô thị loại II, tỉnh đề nghị nâng cấp trở thành thành phố trực thuộc
tỉnh. Tỉnh Bình Dương sẽ có thêm 3 thị xã – đô thị loại IV: Thị xã mới tách từ Thủ Dầu Một, nâng cấp
Thuận An và Dĩ An thành thị xã. Đến năm 2013 – 2015 sẽ tăng thêm 2 thị xã là thị xã Nam Bến Cát và
thị xã Nam Tân Uyên.
Đến 2020
Định hướng phát triển hệ thống đô thị thời kì đến 2020 Bình Dương trở thành đô thị trực thuộc
Trung ương. Bình Dương phát triển hệ thống đô thị trong đó có thành phố hạt nhân. Thành phố trung
tâm là TX. Thủ Dầu Một, các đô thị vệ tinh là Lái Thiêu – Vĩnh Phú, Dĩ An – Đông Hoà, Búng –
Thuận Giao, Bình Chuẩn, Tân An – Định Hoà, Mỹ Phước…
Tóm lại, dựa trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về phát triển dân số đô thị và nông thôn đến 2020
mà tỉnh đã đưa ra, bản thân nhận thấy cho đến 2010, dân số đô thị của tỉnh dự kiến là 480.000 người,
chiếm 40% dân số, so với dân số đô thị trên địa bàn tỉnh năm 2007 là 303.100 người, chiếm 28,2% dân
số là khá cao. Hơn nữa, so với tốc độ tăng trưởng dân số đô thị trung bình trong giai đoạn từ 1997 –
2007 chỉ đạt 4,78%/năm thì tốc độ tăng trưởng dân số đô thị trong giai đoạn 2007 – 2010 là
15,32%/năm - phải gấp hơn 3 lần. Chỉ tiêu này khó đạt được vì các dự án quy hoạch đô thị của tỉnh vẫn
đang trong giai đoạn triển khai và thời gian để đạt được các chỉ tiêu đề ra quá ngắn (3 năm). Vì vậy,
chỉ tiêu dân số đô thị phù hợp đến 2010 sẽ là 360.000 – 420.000 người, chiếm từ 30 – 35% dân số của
tỉnh và tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2007 – 2010 sẽ là 5,74% - 10,88%/năm. Các chỉ tiêu về dân số
đô thị từ 2010 – 2020 là phù hợp, vì trong thời gian tới, với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cùng với sự
hoàn chỉnh của các dự án quy hoạch đô thị sẽ tạo điều kiên để nâng cao nhanh chóng dân số đô thị của
tỉnh.
3.2.4. Bảo vệ môi trường
Từ nay đến 2020, tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh diễn ra rất nhanh, vì
vậy vấn đề thoát nước, vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường cần được quan tâm hàng đầu.
Đối với tất cả các dự án công nghiệp tỉnh phải thẩm định quy hoạch thoát nước và vệ sinh môi
trường trong hồ sơ cấp giấy phép đầu tư. Đối với các khu đô thị tập trung và các khu công nghiệp,
Bình Dương cũng phải quy hoạch hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia
và quốc tế. Trên phạm vi toàn tỉnh đã có quy hoạch hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường đến
2020, toàn bộ hệ thống tiếp nhận nước thải từ các khu đô thị, các khu công nghiệp tập trung và xử lý
trước khi thải ra môi trường.
Đến 2010, tỉnh tập trung thực hiện quy hoạch thoát nước và vệ sinh môi trường ở khu vực Nam
Bình Dương, ở các khu đô thị và khu đông dân cư trong phạm vi 592km2; các khu công nghiệp đã có
và đang xây dựng. Tổng vốn đầu tư thực hiện cho quy hoạch này khoảng 118 triệu USD.
- Bảo vệ môi trường
Với giải pháp chung là tăng trưởng kinh tế kết hợp với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường,
tỉnh yêu cầu các dự án đầu tư phải thực hiện đúng quy hoạch được duyệt, có hệ thống xử lý chất thải và
bảo vệ môi trường; 100,0% các khu công nghiệp đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn môi trường.
Đến năm 2010 tỉnh cố gắng thu gom được 90% tổng lượng chất thải rắn; cơ bản hoàn thành, cải
tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải theo quy hoạch; đảm bảo 50% các khu dân
cư, cụm công nghiệp có hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, thu gom rác thải đúng quy định.
Tỉnh thành lập ban chỉ đạo chương trình, với sự kết hợp chặt chẽ của các sở: Tài nguyên – Môi
trường, Kế hoạch – Đầu tư, Tài Chính, Công thương và tổ chức chỉ đạo và thanh tra, kiểm tra hoạt
động bảo vệ môi trường theo đúng Luật Môi trường.
3.3. Các giải pháp phát triển dân số và kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2020
3.3.1. Về dân số
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm do giảm mạnh tỉ lệ sinh. Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng
dân số vẫn còn cao do nhập cư. Vì vậy, tỉnh cần có chính sách thu hút người lao động phù hợp để hạn
chế việc nhập cư ồ ạt nhưng vẫn đảm bảo nguồn lao động đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp
hiện nay và trong tương lai.
Bên cạnh đó tỉnh cần tiếp tục phát huy những chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn lao động chất
lượng cao từ các địa phương khác.
Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Vì vậy, tỉnh cần quy hoạch,
phân bố dân cư và phát triển kinh tế phù hợp nhằm cân đối dân số giữa các địa phương. Cụ thể là tiếp
tục phát triển mạnh về công nghiệp ở các địa phương phía bắc nhằm giảm áp lực về dân số cho các địa
phương phía nam Bình Dương.
Nâng cao chất lượng dân số bằng cách chú trọng phát triển về y tế, giáo dục. Đảm bảo hệ thống
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân rộng khắp cho đến ấp, xã, phường. Khống chế các bệnh gây
dịch, hạn chế các bệnh do phát triển công nghiệp, chủ động phòng chống AIDS, cải thiện môi trường
sống, xây dựng gia đình quy mô nhỏ từ 1 – 2 con.
Bình Dương chú ý phát triển vượt bậc giáo dục – đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động
của tỉnh trong giai đoạn tới. Cụ thể là:
- Tỉnh chủ trương phổ cập giáo dục ở các cấp.
- Ưu tiên phát triển giáo dục ở những vùng kém phát triển của tỉnh.
- Tỉnh cần tăng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo Cao đẳng và
Đại học một cách hợp lí nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực khoa học cho tỉnh. Phấn đấu đến
năm 2010 có 35% lao động qua đào tạo, năm 2015 đạt 40%, năm 2020 đạt 45 – 50%. Phát triển hệ
thống đào tạo nghề với nhiều hình thức: tại chức, ngắn hạn, dài hạn; quan tâm đến đào tạo nghề cho lao
động nông nghiệp, vùng nông thôn, chú trọng những nơi chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều cơ hội cho người lao động tiếp cận được việc làm. Công tác dạy
nghề cần tập trung 3 cấp độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động; đồng thời có cơ chế liên thông thích hợp.
- Tỉnh cũng cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ quản lí có trình độ cao trên cơ sở lựa chọn những lao
động đã qua thực tế ở địa phương.
- Có chương trình giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông để học sinh có thể tiếp cận
với đào tạo nghề ngay từ những năm cuối của bậc trung học phổ thông, tăng cường xây dựng các
trường vừa dạy nghề vừa dạy chương trình phổ thông để học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có thể tham
gia làm việc ngay trong các xí nghiệp.
3.3.2. Về kinh tế - xã hội
3.3.2.1. Kinh tế
- Công nghiệp:
Để đạt được tốc độ cao và phát triển bền vững, nền công nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng:
tăng về lượng, chú trọng về chất bằng cách đa dạng hoá sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều ngành
công nghiệp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước.
Tỉnh tập trung xây dựng ngành công nghiệp đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, nhằm tạo ra nhiều
sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước;
nâng cao tỉ trọng hàng hoá công nghiệp xuất khẩu.
Ngoài ra, tỉnh cũng cần phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng phát triển các ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở các địa phương.
Phát triển công nghiệp gắn liền đẩy mạnh đô thị hoá, hình thành mạng lưới đô thị công nghiệp và
dịch vụ, cơ cấu hạ tầng hiện đại.
Hình thành các tổ chức sản xuất đa dạng, thu hút lao động xã hội, giải quyết việc làm.
Củng cố hoạt động và nâng cao hiệu quả của khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, đảm
bảo cơ cấu hạ tầng tốt, kết nối tốt giữa các hệ thống cơ cấu hạ tầng trong tỉnh, trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và cả nước.
Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo an ninh trong công nghiệp.
- Giải pháp phát triển ngành công nghiệp: Tỉnh cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp
chủ lực và xác định các sản phẩm chủ yếu của các ngành này. Trong thời gian tới, các ngành chủ lực
của tỉnh là công nghiệp vật liệu xây dựng (sản phẩm là sứ vệ sinh, gạch men, kính, thủy tinh, đá ốp lát
granit, gạch ngói, bê tông công nghiệp...); công nghiệp điện – điện tử, cơ khí chính xác (mặt hàng chủ
yếu là thiết bị điện – điện tử - tin học, máy xây dựng, phương tiện giao thông, sản phẩm cơ khí tiêu
dùng...); công nghiệp hóa chất (sản phẩm phục vụ chăn nuôi, vệ sinh cá nhân và tẩy rửa, các loại hạt
nhựa, túi nhựa, thuốc diệt côn trùng gia dụng, sơn các loại, keo dán tổng hợp...); công nghiệp dệt may
(chú ý đến công nghiệp tạo mẫu, thời trang, giảm dần may gia công xuất khẩu, tăng sản xuất nguyên
phụ liệu...); công nghiệp da – giày (tập trung sản xuất nguyên phụ liệu, chuyển tù gia công sang sản
xuất bán thành phẩm và thành phẩm; sản xuất da – giày theo hướng nhập công nghệ, cải tiến mẫu mã,
chất lượng...); công nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống (tập trung vào các sản phẩm: chế biến hạt
điều, cà phê, hoa quả, nước giải khát, dầu thực vật... đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu).
- Giải pháp phát triển khu, cụm công nghiệp: phát triển khu công nghiệp theo hướng tập trung,
hoàn thiện hệ thống cơ cấu hạ tầng, củng cố ngành chức năng trong từng khu công nghiệp, đầu tư đồng
bộ về sản xuất, dịch vụ và nhà ở trong và ngoài khu công nghiệp. Tỉnh chú ý phân bố các khu công
nghiệp tập trung và cụm công nghiệp ở các huyện: Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng.
+ Các khu công nghiệp: củng cố, nghiên cứu kĩ khi mở rộng các khu công nghiệp mới và hoàn
chỉnh các khu công nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm trong các khu công nghiệp.
+ Các cụm công nghiệp: các cụm công nghiệp của tỉnh được phát triển bên ngoài khu công
nghiệp là điều kiện để phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn. Do đó, bên cạnh các khu
công nghiệp cần định hướng phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các huyện
nông nghiệp như Phú Giáo, Dầu Tiếng.
Như vậy, các giải pháp phát triển công nghiệp không những phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh
tế mà còn góp phần lớn vào việc giải quyết việc làm cho người lao động – kể cả lao động phổ thông;
đồng thời tạo sức hút để thu hút lao động có kĩ thuật. Bên cạnh đó cũng góp phần phân bố lại dân cư và
lao động một cách phù hợp giữa các địa phương trong tỉnh.
- Nông nghiệp
Các giải pháp về phát triển nông nghiệp của tỉnh cũng không nằm ngoài mục tiêu phát triển hài
hòa về kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp đồng thời giải phóng bớt lao động nông nghiệp để họ chuyển sang làm việc trong ngành
công nghiệp và dịch vụ.
- Nông nghiệp của tỉnh tập trung phát triển cây con có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sinh thái,
điều kiện tự nhiên của tỉnh nhằm nâng cao năng suất sinh học, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.
+ Trồng trọt: xu hướng là phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái, rau sạch an toàn, hoa, cây
kiểng.
Các cây công nghiệp được tỉnh chú trọng phát triển là: cao su, điều, phân bố ở các huyện phía Bắc
của tỉnh như Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bến Cát.
Cây ăn quả: Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, áp dụng kĩ thuật lai tạo giống,, ghép mô để tạo ra các loại
cây ăn quả chất lượng cao; tập trung phát triển các loại cây đặc sản như sầu riêng, măng cụt, dâu...,
trồng tập trung ở các huyện phía Bắc và khu vực ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.
Cây rau đậu: phát triển các giống rau, đậu có chất lượng cao, sạch cung cấp cho đô thị và các khu
công nghiệp, kể cả các đô thị lân cận như TP. HCM, Biên Hòa....
+ Chăn nuôi: các sản phẩm chủ lực của ngành chăn nuôi trong tỉnh là thịt bò, lợn, gia cầm.
- Tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, sạch đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và thành phố Hồ Chí
Minh.
- Chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật... gây ô nhiễm đất và nguồn nước.
- Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cho nông nghiệp, nông
thôn: phát triển thủy lợi, phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch, xây dựng hệ thống dịch vụ
khuyến nông (như mở rộng hệ thống tín dụng nông nghiệp, tổ chức tốt cung ứng vật tư nông nghiệp,
mở rộng thị trường tiêu thụ...), gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến...
- Về phân bố không gian: xây dựng các vùng chuyên canh, các vùng nông nghiệp trọng điểm để
nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp như:
+ Vùng chuyên canh cao su: Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo, Dầu Tiếng
+ Vùng chuyên canh điều: ở Bến Cát, Tân Uyên
+ Vùng cây ăn quả: Tân Uyên, Bến Cát, Thuận An
+ Vùng rau đặc sản: Tân Uyên
+ Vùng rau quả: Thuận An
+ Vùng cây cảnh, hoa kiểng: Thủ Dầu Một, Thuận An
+ Vùng chăn nuôi bò, bò sữa: Tân Uyên
+ Vùng chăn nuôi heo: Tân Uyên, Bến Cát
+ Vùng nuôi gà công nghiệp: Tân Uyên, Bến Cát
- Dịch vụ
Các ngành dịch vụ của tỉnh cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới nhằm khai thác
những lợi thế của Bình Dương như dịch vụ nhà ở, đào tạo nghề, du lịch sinh thái, dịch vụ tài chính
ngân hàng, công nghệ thông tin....
Nâng cao tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP bằng cách phát triển đi trước một số
ngành dịch vụ như thương mại, vận tải, ngân hàng; hình thành một số ngành dịch vụ mũi nhọn như
ngành dịch vụ nhà ở, nhà ở - nhà nghỉ mát sinh thái; dịch vụ du lịch tiên tiến.
+ Thương mại
- Phát triển thương mại nội địa theo hướng:
Xây dựng trung tâm thương mại cấp liên khu vực tại TX. Thủ Dầu Một và cấp khu vực tại
huyện Thuận An;
Xây dựng trung tâm thương mại cấp huyện ở Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng;
Hình thành các siêu thị;
Sữa chữa, nâng cấp các chợ hiện có và xây dựng thêm chợ mới ở khu dân cư, nông thôn;
Mở chi nhánh và các đại lí tiêu thụ, thu mua sản phẩm ở những nơi đông dân cư và sản
xuất
- Xuất nhập khẩu: đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tập
trung vào các bạn hàng: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, , Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Úc...
+ Du lịch
Tỉnh chủ trương xây dựng du lịch thành ngành kinh tế có đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng
kinh tế theo hướng mở rộng du lịch quốc tế, phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch, mở rộng địa
bàn hoạt động du lịch. Để đạt được các mục tiêu nói trên, tỉnh cần:
- Chú ý xây dựng và nâng cao chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ. Đảm bảo các điều kiện phục
vụ như nhà hàng, ngân hàng, y tế, bưu điện, kết hợp hội nghị, hội thảo...
- Đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch chuyên nghiệp, có trình độ hiểu biết văn hóa – lịch sử, thông
thạo ngoại ngữ, văn minh, lịch sự.
- Căn cứ vào tiềm năng du lịch trên địa bàn, tỉnh tập trung phát triển các loại hình du lịch sau: du
lịch sinh thái; du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, triển lãm, bán hàng và nghỉ ngơi...; du lịch văn hóa,
vui chơi, giải trí; du lịch thể thao, rừng núi; du lịch tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử, cách
mạng, làng nghề truyền thống.
- Hình thành các cụm du lịch:
Cụm 1: Cụm du lịch Nam Bình Dương, gồm khu du lịch Bình An, suối Lồ Ô, núi Châu Thới.
Cụm 2: Cụm du lịch ở Dầu Tiếng, gắn liền với du lịch hồ, núi, phát triển loại hình du lịch nghỉ
dưỡng, cắm trại, bơi thuyền, câu cá, leo núi...
Cụm 3: TX. Thủ Dầu Một và vùng lân cận, có các công trình văn hóa: chùa Hội Khánh, chùa Bà,
chùa Ông...; các làng nghề: gốm, sơn mài...; di tích cách mạng: nhà tù Phú Lợi...; khu du lịch Đại
Nam....
Cụm 4: Cụm du lịch rừng tại Tân Uyên, ven sông Đồng Nai; phát triển du lịch sinh thái, di tích
lịch sử.
Cụm 5: Vườn cây ăn trái và nhà nghỉ cuối tuần ở vườn Lái Thiêu – Cầu Ngang.
Như vậy, các giải pháp phát triển về dịch vụ phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - đặc biệt là
công nghiệp trong thời gian tới, đồng thời cũng góp phần thu hút nguồn lao động có kĩ thuật và làm
giảm sức ép về vấn đề việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, việc phát triển mạnh mẽ các hoạt
động dịch vụ ở hầu hết các địa phương nhất là du lịch sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho
dân cư và qua đó cũng khai thác hết tiềm năng về thị trường tiêu thụ cũng như tiềm năng về du lịch ở
tất cả các huyện thị trong tỉnh. Từ đó góp phần đạt được sự phát triển hiệu quả trên cả 3 mặt: kinh tế -
xã hội – môi trường.
3.3.2.2. Xã hội
Các giải pháp về mặt xã hội tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tỉnh để
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
- Giáo dục:
- Bình Dương phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng xã hội hóa giáo dục: thu hút phần lớn các
cháu trong độ tuổi vào các lớp học mầm non, giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở toàn tỉnh đến năm 2020.
- Tỉnh tập trung xây dựng hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho công tác
giáo dục – đào tạo:
+ Thành lập và xây dựng các trường thuộc bậc học mầm non, tiểu học tại tất cả các xã, phường,
thị trấn.
+ Tách riêng cấp 2 (bậc THCS) ra khỏi tất cả các trường cấp 2 – 3; đảm bảo mỗi xã có 1 trường
THCS vào năm 2010.
+ Thành lập và xây dựng các trung tâm kĩ thuật – hướng nghiệp tại các huyện chưa có trung tâm.
+ Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho các trường học, nhằm đưa tất cả các trường
trở thành trường chuẩn quốc gia.
+ Nâng cấp, xây dựng và cải tạo các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp công
lập:
Một trường đại học đa ngành (phát triển từ CĐSP).
Một trường cao đẳng y dược khu vực miền Đông (phát triển từ Trung học y tế).
Một trường cao đẳng nông nghiệp và phát triển nông thôn (phát triển từ Trung học nông
lâm).
Ba trường trung học chuuyên nghiệp: Trung học kinh tế, Trung học Kĩ thuật, trung học
Văn hoá nghệ thuật.
Phát triển thêm mô hình trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngoài công
lập; chú ý khuyến khích các loại hình trường đào tạo kĩ thuật cao, công nghệ cao.
- Chú trọng nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức. Chẳng hạn
như tỉnh triển khai chương trình đưa cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong tỉnh đi đào tạo
Sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) cả trong nước và ngoài nước.
- Y tế
+ Bình Dương xây dựng mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh:
Ở tuyến tỉnh
- Nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh như bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học dân tộc, bệnh viện
phục hồi chức năng trẻ em dị tật, trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình.
- Thành lập các bệnh viện chuyên khoa nhi, lao, tâm thần; bệnh viện đa khoa khu vực cho các khu
công nghiệp...
- Tỉnh cũng cho phép mở một số bệnh viện theo hình thức xã hội hóa đầu tư phát triển y tế nhằm
đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho dântrong tỉnh, trong vùng...
Ở tuyến huyện, thị xã: thành lập các trung tâm y tế đa khoa tuyến huyện. Cải tạo, nâng cấp
và xây dựng mới các trung tâm y tế huyện Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát.
Ở tuyến khu vực: xây dựng các phòng khám đa khoa khu vực
Ở tuyến xã, phường: Đảm bảo tất cả xã phường có trạm y tế.
+ Tỉnh tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ y tế, phân bổ đều ở các địa phương. Hoàn thành
chương trình đưa bác sĩ về xã, phường.
+ Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các bệnh viện, trung tâm y tế, có hệ thống xử lý chất thải
bệnh viện đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
+ Bổ sung đầy đủ các trang thiết bị phục vụ y tế.
+ Tỉnh cũng chú ý tăng ngân sách đầu tư cho y tế. Cụ thể, chi ngân sách cho y tế của tỉnh sẽ tăng
lên 9,0% năm 2010, 12,0% năm 2015 và 15% năm 2020.
+ Ngoài ra, tỉnh cần kết hợp bảo hiểm y tế, y tế từ thiện, miễn phí cho các đối tượng chính sách và
người nghèo.
- Phát triển cơ sở hạ tầng
Nhằm tạo ra các mối liên hệ về kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong tỉnh cũng như ngoài
tỉnh, tạo điều kiện để thu hút đầu tư cũng như nguồn lao động chất lượng cao và thay đổi bức tranh
phân bố dân cư, lao động giữa các địa phương trong tỉnh, Bình Dương tập trung các giải pháp về cơ sở
hạ tầng như sau:
+ Giao thông
Bình Dương đặt mục tiêu giao thông phải đi trước một bước nhằm tạo ra một mạng lưới giao
thông hợp lí, làm động lực thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Vì vậy, tỉnh cần phát triển hệ thống giao
thông kết nối với sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành, với cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng nước sâu
Vũng Tàu – Thị Vải....
Để làm được điều này, tỉnh Bình Dương phát triển các loại hình giao thông:
Đường bộ
- Tỉnh tập trung hoàn thành bốn đại lộ hiện đại của tỉnh:
Đại lộ Bình Dương 1 đi cửa khẩu Hoa Lư, đoạn phía Nam từ TP. HCM đến Chơn Thành, quy mô
8 làn xe.
Đại lộ Bình Dương 2 đi Đồng Xoài.
Đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng
Đại lộ Mỹ Phước đi Tân Vạn
Đồng thời tỉnh xây dựng 3 đại lộ cắt ngang các trung tâm đô thị: An Tây – Hội Nghĩa (Tân
Uyên), Bàu Bàng – Phước Vĩnh, Thường Tân – Tân Hưng – Hưng Hòa.
- Nâng cấp các tuyến quốc lộ đi qua tỉnh: 1A, 13, 14, 1K
- Chú ý xây dựng các tuyến vành đai:
Tuyến vành đai từ ngã ba Tân Vạn – Lái Thiêu – Hóc Môn – Bình Chánh dài 60km, quy mô 4 – 6
làn xe, hoàn thành trước 2010.
Tuyến vành đai Biên Hòa – Thủ Dầu Một – Bến Lức: xây mới với quy mô 6 làn xe.
Tuyến vành đai cầu Thủ Biên (Đồng Nai) – Bến Cát – Củ Chi (TP. HCM) -Đông Tân An (Long
An), dài 120 km, quy mô 4 - 6 làn xe.
Mạng lưới đường tỉnh và đường huyện của tỉnh sẽ kết nối với các trục giao thông vành đai, trở
thành hệ thống giao thông xuyên suốt tới các khu công nghiệp, đô thị, các vùng sản xuất nông nghiệp
tập trung.
Đường thủy
Tỉnh cần nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính phục vụ giao thông. Ngoài ra,
tỉnh cũng cần nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng: cảng Bà Lụa, cảng An Sơn, cảng tổng hợp Bình
An; xây cảng mới Thường Tân, An Tây, Dầu Tiếng, bến Bạch Đằng, bến Cầu Ngang...
Đường sắt
Tỉnh chú ý phát huy các tuyến đường sắt trên địa bàn:
- Đường sắt Bắc – Nam chạy vào ga Dĩ An.
- Đường sắt từ ga An Bình đi TP. HCM
- Đường sắt chạy qua Tam Bình, Hóc Môn vòng về phía đông TP. HCM
- Đường sắt đi Lộc Ninh có một số ga thuộc địa phận Bình Dương.
Bên cạnh đó tỉnh còn cần tiếp tục phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt ở các đô thị và khu
công nghiệp.
+ Cung cấp điện: Để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong tỉnh, từ nay đến 2020, Bình
Dương phải xây dựng, chuyển đổi điện áp của 7 vùng phụ tải, từng bước chuyển đổi của lưới trung thế
từ 15 KV lên 22 KV nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện đến 2010 là 6.687 GWh và 2015 là 12.405
GWh.
+ Hệ thống cung cấp nước: Để đảm bảo nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của dân dụng và sản
xuất, tỉnh cần đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới 06 nhà máy nước chính: Dĩ An, Thủ Dầu Một,
Hiệp An, Tân Hiệp, Uyên Hưng, Mỹ Phước và một số trạm lẻ.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Để giảm thiểu ô nhiễm và tăng cường bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, qua đó duy trì
thế mạnh về phát triển kinh tế và tạo môi trường sống trong lành cho dân cư, Bình Dương cần chú ý
đến những giải pháp sau:
- Xây dựng phương án bảo vệ môi trường toàn tỉnh
- Xây dựng phương án phòng chống sự cố môi trường đe dọa
- Xem xét khía cạnh môi trường của các dự án phát triển kinh tế - xã hội và thẩm định các văn bản
đánh giá tác động môi trường của các dự án khi cấp phép đầu tư.
- Tổ chức việc thực hiện luật môi trường quốc gia và quy định bảo vệ môi trường của tỉnh.
- Biện pháp và quy định bảo vệ môi trường phải phù hợp với từng không gian trên địa bàn tỉnh:
+ Vùng đô thị: gồm phần trung tâm TX. Thủ Dầu Một và một số thị trấn lân cận. Tại đây chất
lượng không khí, nước cần đạt được tiêu chuẩn về chất lượng môi trường với khu dân cư. Nước thải
của khu vực cần được tập trung xử lý theo quy hoạch thoát và xử lý nước thải được xây dựng. Ngoài
ra, tỉnh cũng cần chú ý phát triển ngành công nghiệp sạch, hàm lượng khoa học – kĩ thuật cao nhằm
giảm thiểu tác động của sản xuất đến môi trường.
+ Vùng công nghiệp: Xây dựng các công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, nghiêm ngặt giám
sát vấn đề thực hiện bảo vệ môi trường của các nhà máy sản xuất, hạn chế đến mức thấp nhất việc thải
nước thảo chưa qua xử lý ra môi trường dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai – Sài Gòn làm
ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư.
+ Vùng nông nghiệp: bao gồm các vùng nông thôn của tỉnh, nơi tập trung phát triển các cây lương
thực, thực phẩm, cây công nghiệp và chăn nuôi của tỉnh nên cần chú ý về việc sử dụng thuốc trừ sâu,
bảo vệ thực vật... theo quy định; xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải
tốt.
- Tỉnh cũng cần chú trọng khôi phục rừng phòng hộ; ngăn chặn việc phá rừng; tổ chức trồng rừng
và trồng cây trên các dải đất trống ở các thị xã, thị trấn, ven đường giao thông; xây dựng thêm công
viên và trồng thêm cây xanh trên các đường phố, đô thị, khu dân cư.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “Dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương” đã đạt được một số
kết quả sau:
1. Tổng hợp được những lí luận liên quan đến dân số, phát triển kinh tế - xã hội, mối quan hệ giữa
dân số và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nghiên cứu các vấn đề về dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997
- 2007, qua đó rút ra được mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
Các đặc điểm về dân số của tỉnh Bình Dương có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế mà nhất
là sự phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian qua. Trong giai đoạn từ 1997 – 2007, tỉnh đã đẩy
mạnh phát triển công nghiệp dẫn đến sự hình thành nhiều khu công nghiệp trên địa bàn các huyện phía
nam của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như nguồn lao động từ các địa
phương khác trong cả nước đến làm việc làm cho dân số của tỉnh liên tục tăng, chủ yếu là gia tăng cơ
học. Tỉ lệ gia tăng cơ học của tỉnh năm 1997 là 1,43%, sau đó liên tục tăng nhanh, năm 2005 là 10,3%.
Bên cạnh đó, lao động nhập cư đông cũng làm cho dân số trong độ tuổi lao động và số lao động làm
việc trong ngành công nghiệp ngày càng tăng, tập trung ở các huyện thị như Thuận An, Dĩ An, TX.
Thủ Dầu Một và gần đây là Bến Cát, Tân Uyên.
Sự chênh lệch trong cơ cấu lao động, phân bố nguồn lao động tương quan với sự chênh lệch trong
cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP,
tập trung chủ yếu ở phía nam tỉnh trong khi ngành nông nghiệp lại chiếm tỉ trọng nhỏ và phát triển chủ
yếu ở các huyện phía bắc. Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần chú trọng phát triển dịch vụ nhằm nâng
cao tỉ trọng của ngành trong cơ cấu GDP đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp sang các huyện
phía bắc. Điều này cũng sẽ làm giảm áp lực về dân số, việc làm và các vấn đề xã hội khác ở các huyện
thị phía nam.
Về mặt xã hội, tỉnh cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực y tế và giáo
dục. Điều này thể hiện qua việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên do giảm tỉ lệ sinh làm cho tỉ lệ dân số dưới
tuổi lao động ngày càng giảm. Bên cạnh đó, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao phần nào
phản ánh được các thành quả của ngành giáo dục tỉnh. Trong tương lai, các ngành này cần được đầu tư
phát triển nhiều hơn nữa vì đây là nhân tố quyết định chất lượng con người và chất lượng nguồn lao
động của tỉnh.
Sự phát triển mạnh mẽ về dân số và kinh tế đã gây ra những vấn đề đáng lo ngại về môi trường
trong tỉnh. Vì vậy, môi trường là vấn đề đáng quan tâm của tỉnh trong thời gian tới.
3. Trên cơ sở nghiên cứu về dân số và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1997 – 2007,
tác giả đã đưa ra những định hướng, dự báo về phát triển dân số và kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm
2020.
Các định hướng tập trung vào vấn đề phát triển dân số, kinh tế và đô thị của tỉnh đến 2020. Về
dân số, phát triển dân số nhằm đạt được quy mô dân số của đô thị loại I vào năm 2020; đáp ứng yêu
cầu về nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế bằng cách thu hút lao động nhập cư nhất là
lao động có kĩ thuật, nâng cao chất lượng nguồn lao động thông qua phát triển giáo dục và y tế. Về
kinh tế, tập trung phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ. Theo đó, ngành công nghiệp và dịch vụ có
xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chú trọng tăng tỉ trọng ngành
dịch vụ. Về đô thị, nâng cao tỉ lệ thị dân và đạt mục tiêu 75% dân số đô thị vào năm 2020.
Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hài hòa
giữa dân số và kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào việc gắn phát
triển kinh tế - xã hội với nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao chất lượng lao động; phát triển kinh
tế - xã hội đồng đều giữa các địa phương nhằm thay đổi bức tranh phân bố dân cư và lao động trong
tỉnh.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, nguồn số liệu thu thập được và trình độ
nghiên cứu của tác giả nên một số vấn đề nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ tổng quát; các nội dung
về dự báo, định hướng phát triển dân số và kinh tế - xã hội theo địa phương chưa đi sâu phân tích và
nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương từ năm 1997 - 2007.
2. Tống Văn Đường (1997), Giáo trình dân số và phát triển, Dự án VIE/97/P.3, Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
3. Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, Đặng Văn phan (1995), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập
1), Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Kim Hồng (chủ biên), Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cảnh, Phạm Thị Xuân Thọ (1997),
Giáo trình Địa lý kinh tế xã hội đại cương, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM.
5. Nguyễn Kim Hồng (1994), Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế -
xã hội TP. HCM, Luận án Tiến sĩ Địa lí – địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1.
6. Nguyễn Kim Hồng (2001), Dân số học đại cương, Nxb Giáo dục.
7. Chu Viết Luân (2003)– Bình Dương - Thế và lực mới trong thế kỉ XXI, Nxb Chính trị quốc gia.
8. Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Bình Dương (2007), Báo cáo năm 2007 và kế hoạch
năm 2008 ngành lao động – Thương binh – Xã hội.
9. Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Bình Dương (2006), Đề án xúc tiến lao động giai đoạn
2006 – 2010.
10. Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lí Đô thị, Nxb Giáo dục.
11. Tổng cục Thống kê (2008), Điều tra biến động dân số năm 2007, Nxb Thống kê.
12. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê năm 2006, 2007.
13. Nguyễn Minh Tuệ (2008), Giáo trình giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản, Quỹ dân số LHQ thông
qua dự án VNM 7PG009 – Bộ Giáo dục – Đào tạo.
14. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em tỉnh Bình Dương (2001), Chiến lược dân số Bình Dương giai
đoạn 2001 – 2010.
15. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em tỉnh Bình Dương (2007), Báo cáo Tổng kết công tác dân số -
gia đình và trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2007; Nhiệm vụ công tác năm 2008.
16. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em tỉnh Bình Dương (2005), Báo cáo 15 năm công tác dân số - gia
đình và trẻ em tỉnh Bình Dương 1997 – 2005.
17. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em tỉnh Bình Dương (2005), Tình hình thực hiện công tác dân số
tỉnh Bình Dương 1997 – 2004.
18. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em tỉnh Bình Dương (2006), Báo cáo tình hình thực hiện chiến
lược dân số tỉnh Bình Dương 2001 – 2006.
19. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em huyện Bến Cát, Kết quả thực hiện công tác dân số - KHHGĐ
giai đoạn 2000 – 2007 và kế hoạch đến 2010.
20. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em huyện Dầu Tiếng, Chỉ tiêu dân số 2001 – 2007, kế hoạch năm
2008 – 2010.
21. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em huyện Dĩ An, Dân số và biến động dân số 2001 – 2007.
22. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em huyện Phú Giáo, Bảng tổng hợp các chỉ tiêu dân số 1999 –
2010.
23. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em huyện Tân Uyên, Dân số và biến động dân số 1999 – 2007.
24. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em huyện Thuận An, Dân số và biến động dân số 1997 – 2007.
25. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em TX. Thủ Dầu Một, Kết quả thực hiện công tác dân số -
KHHGĐ giai đoạn 2000 – 2007 và kế hoạch đến 2010.
26. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
27. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương (2007), Nội dung báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
về tình hình hoạt động và định hướng công tác đào tạo của tỉnh Bình Dương.
28. World Development Indications ( 2006)
Hình 3.2. Sơ đồ định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
tỉnh Bình Dương đến 2020
Nguồn: Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Dương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH007.pdf