Việt Nam trong những năm qua đã thu được một số thành công nhất định. Hệ thống luật về bản quyền nhãn hiệu sản phẩm được hình thành và phát triển một cách hoàn thiện hơn đã dần dần đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, hoạt động đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường cũng diễn ra hết sức sôi động. Nhận thức của các doanh nghiệp về ý nghĩa to lớn của nhãn hiệu ngày càng rõ ràng và cụ thể hơn. Các doanh nghiệp đã dần dần khắc họa được hình ảnh của mình nhờ chất lượng, uy tín của sản phẩm. Điều đó được thể hiện rất rõ ở thực tế ngày càng nhiều các đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp gửi tới Cục sở hữu công nghiệp (nay là Cục sở hữu trí tuệ). Nếu trong suốt thời kỳ 1982-1988, số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chỉ có 461 đơn thì con số khiêm tốn này đã tăng lên một cách rất nhanh chóng và rõ rệt trong những năm của thập kỷ 90, đặc biệt là năm 1999 với 2380 đơn, năm 2000 là 3483 đơn.
105 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng, nếu không đưa được bằng chứng sử dụng thương hiệu ba lần (6 tháng một lần) thì sẽ bị rút thương hiệu. Tuy nhiên, cách này hơi mạo hiểm bởi NGUYENLAI có thể đưa ra những bằng chứng không đúng sự thật và thời gian có thể kéo dài đến 3 năm.
Cách thứ hai là tranh tụng và thuê luật sư trong nước. Theo luật gia Khánh Toàn, Giám đốc Công ty luật Pham & Associates, luật sư trong nước có đủ khả năng để thực hiện vụ kiện đòi thương hiệu nhưng một khó khăn là những hoạt động hành lang (lobby) các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen và chưa có kinh nghiệm tại Mỹ.
Cách thứ ba là tranh tụng và thuê luật sư Mỹ. Các luật sư sẽ giúp PetroVietnam bác bỏ thương hiệu do NGUYENLAI đăng ký, sau đó đăng ký thương hiệu PetroVietnam của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Cách này chắc chắn nhất nhưng cũng rất tốn kém.
Nhãn hiệu PetroVietnam hiện mới bị công ty NGUYENLAI đăng ký ở giai đoạn 1 do đó có thể xử lý việc xâm hại này bằng cách thuê luật sư của Mỹ. Để giành lại thương hiệu PetroVietnam công ty cũng phải làm theo hai bước, bước thứ nhất là bác bỏ nhãn hiệu PetroVietnam của công ty NGUYENLAI và bước thứ hai là đăng ký nhãn hệu PetroVietnam của Tổng công ty dầu khí Việt Nam.
1.4 Các vụ tranh chấp thương hiệu khác
Nhìn vào nhãn hiệu Bia Sài Gòn, mọi người dân Việt Nam và du khách nước ngoài từng đến Việt Nam và thưởng thức qua loại bia này đều biết đó là sản phẩm của công ty Bia Sài Gòn. Thế nhưng, hãy dè chừng vì sang Mỹ lại không phải thế. Nhãn hiệu Bia Sài Gòn thuộc sở hữu của công ty Heritage Beverage Company Inc. - một Công ty Mỹ 100% và chẳng có bất cứ liên hệ nào với công ty Bia Sài Gòn. Nếu công ty Bia Sài Gòn muốn bán bia Sài Gòn trên đất Mỹ thì họ phải xin phép Heritage Beverage Company Inc. vì nhãn hiệu Bia Sài Gòn đã được Công ty này đăng ký với cơ quan chức năng của Mỹ và được bảo hộ.
Nhiều nhãn hiệu đã thành danh ở Việt Nam như Vĩnh Hảo, Saigon Export... đã bị các công ty Mỹ “hớt tay trên” đăng ký bảo hộ trên thị trường Mỹ. Các sản phẩm của những công ty này nếu muốn vào thị trường Mỹ buộc phải xin phép các công ty Mỹ!
Ngành dệt may, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hiện có nhiều thương hiệu nổi tiếng đã bị mất trên thị trường Mỹ. Ông Nguyễn Đình Tường, Phó Tổng giám đốc Công ty may Việt Tiến cho biết, các nhãn hiệu VTEC của Công ty may Việt Tiến cũng như các nhãn hiệu khác của các công ty trong ngành như May 10, Dệt Thành Công, Dệt Phong Phú... sẽ khó giữ được “nguyên bản” như vẫn đang gọi tại thị trường Việt Nam nếu muốn xuất khẩu sang Mỹ. Nguyên do là nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đang bán được hàng vào thị trường Mỹ đã được những công ty có đầu óc nhạy bén với thị trường đăng ký sở hữu với các cơ quan chức năng của Mỹ theo luật pháp Mỹ. Hơn thế nữa, các nhãn hiệu này đang được những người chủ sở hữu rao bán trên mạng công khai mà đích nhằm tới chẳng phải ai xa lạ mà chính là những doanh nghiệp sinh ra nhãn hiệu đó nhưng chậm làm “giấy khai sinh”. Nếu muốn chuộc lại thương hiệu, có lẽ Công ty may Việt Tiến phải mất đến 450.000 USD, Dệt Thành Công bỏ ra khoảng 230.000 USD, Dệt Phong Phú cũng chừng 300.000 USD. Việt Tiến đang chi khoảng 4500 USD cho việc đăng ký hàng loạt các nhãn hiệu của mình tại thị trường Mỹ. Hiện công việc đang tiến triển tốt và việc đăng ký sở hữu công nghiệp sẽ có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho xúc tiến đưa hàng Việt Tiến vào thị trường Mỹ nhiều hơn.
Dù đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, Vinamilk vẫn phải lao vào cuộc kiện tụng ở cả tòa trong nước và nước ngoài vì tranh chấp với một đối tác nước ngoài trong vấn đề bản quyền nhãn hiệu trên một số sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ và đã mất khoảng 20.000 USD để lấy lại thương hiệu của mình.
Những thành viên của Hội nước mắm Phú Quốc đi tới nhiều siêu thị trên đất Mỹ đã không khỏi kinh ngạc trước sự tràn ngập sản phẩm nước mắm mang nhãn hiệu Phú Quốc. Chỉ có điều đó là nước mắm Phú Quốc... của Thái Lan! Từ tháng 2/1998, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc đã bị công ty Kim Seng tại California đăng ký và được công nhận vào tháng 5/1999. Chủ tịch Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc Nguyễn Thị Tịnh cho biết: “ Với sự hỗ trợ của văn phòng quốc gia liên ngành rượu cognac Pháp, chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục bảo hộ ở Pháp. Sau đó nước mắm Phú Quốc sẽ đăng ký bảo hộ ở EU & Mỹ”.
Từ các vụ tranh chấp thương hiệu nêu trên đã chứng tỏ Hoa Kỳ là một thị trường hoàn toàn mới mẻ với hệ thống pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá khá phức tạp đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn.
2. Những tồn tại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ
2.1 Nhận thức của doanh nghiệp về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu
Theo nghiên cứu của một công ty tư vấn, 60% người tiêu dùng trên thế giới quan tâm đến thương hiệu khi mua sắm. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư cho thương hiệu khoảng 2,6% doanh số. Trong khi đối với các công ty nước ngoài, con số này là 7-10%. Hầu hết các doanh nghiệp coi trọng việc phát triển sản phẩm và tiêu thụ hàng hoá hơn nhiều so với việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. Theo: “Thương hiệu Việt” (Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng - quảng bá thương hiệu”). Nhà xuất bản trẻ và Câu lạc bộ doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, 12/2002
Doanh nghiệp Việt Nam đang tiến theo đúng quy luật của các nước trên thế giới để đạt dần đến một độ ổn định chung về chất lượng. Vấn đề cạnh tranh về chất lượng vì thế không còn là ưu tiên số một, mà là cạnh tranh về thương hiệu, về giá cả, về dịch vụ hậu mãi và phân phối sản phẩm. Song các doanh nghiệp Việt Nam dường như còn xa lạ với việc xây dựng, khuếch trương một thương hiệu của riêng mình. Từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp không có ý thức bảo vệ thương hiệu mặc dù đó là thành quả mà doanh nghiệp không dễ dàng tạo dựng được. Hậu quả là hàng loạt các tên tuổi hàng hoá có tiếng của nước ta đã bị “nẫng tay trên”.
Từ nhận thức trên dẫn đến việc chiến lược bảo hộ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa được chú ý đúng mức. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường chờ cho đến khi có thị trường xuất khẩu rồi mới đăng ký thương hiệu. Đối với công ty nước ngoài thì quy trình này diễn ra theo chiều ngược lại; ít nhất là sáu tháng đến một năm trước khi đưa hàng hoá vào thị trường Việt Nam hay bất kỳ một thị trường nào, họ đã tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ 1982-2001, Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam (nay là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam) đã nhận được 56.366 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong đó có tới 30.972 đơn là của người nước ngoài (chiếm hơn 50%). Nhiều hãng nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam hàng trăm đơn như hãng Unilever (Anh&Hà Lan) có tới 696 nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ. Nếu vào trang chủ của USPTO (www.uspto.gov.) chúng ta sẽ thấy có 168 hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá mà người đăng ký có địa chỉ tại Việt Nam. Nếu so với trên 3 triệu nhãn hiệu mà USPTO đang quản lý thì con số này thật nhỏ bé. Trong khi đó, Trung Quốc, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác cùng sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ các mặt hàng tương tự Việt Nam đã đăng ký khá nhiều các đối tượng sở hữu công nghiệp tại Mỹ.
2.2 Tâm lý lo ngại thủ tục khó khăn và tốn kém
Nhiều doanh nghiệp phàn nàn rằng, họ đang “đau đầu” khi phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đăng ký thương hiệu ở một số thị trường mục tiêu vì tại thời điểm này, đăng ký chỉ để giữ chỗ, nhưng nếu không đăng ký thì sẽ có nguy cơ mất thương hiệu. Với một số doanh nghiệp Nhà nước, các Giám đốc còn ngần ngại hơn, vì đầu tư cho thương hiệu là một khoản đầu tư khá lớn nhưng sau thời gian dài mới nhìn thấy lợi ích cụ thể. Ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhận xét: “Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam cứ xuất khẩu chán chê rồi mới đăng ký nhãn hiệu hoặc chỉ làm một cách sơ sài rồi không theo đuổi đến cùng. Hậu quả là xảy ra các tranh chấp về nhãn hiệu hàng hoá và cuối cùng lại ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu”. Vì vậy, Ông Hùng cũng đưa ra lời khuyên: “Tốt nhất là các doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trước khi xuất hàng vào thị trường Mỹ. Như vậy, các doanh nghiệp Việt nam mới có thể giữ gìn, phát triển uy tín, thị phần của nhãn hiệu cũng như sẵn sàng đối phó với các tranh chấp và vi phạm nhãn hiệu của mình tại thị trường đầy rủi ro này” Theo: “Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu đúng việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn ngày14/08/2003
.
2.3 Hiểu biết hạn chế về luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ
Có thể nhận thấy rằng, chỉ sau khi hàng chục thương hiệu hàng hoá bị mất tại các thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt Nam mới quan tâm tìm hiểu đến luật pháp quốc tế có liên quan. Dường như chỉ lúc này các Công ty tư vấn luật sở hữu trí tuệ mới thực sự cảm nhận được vai trò của mình. Công ty Luật gia Phạm, một công ty tư vấn luật có nhiều kinh nghiệm từng giúp Vifon đòi lại sở hữu bản quyền thương hiệu đang tư vấn cho hàng loạt các Công ty vào thị trường Mỹ. Công ty đang tiếp nhận hàng loạt các đơn của các Công ty có tầm cỡ như Mỹ phẩm Sài Gòn, Việt Tiến... để có thể giúp các Công ty này đăng ký sở hữu bản quyền tại Mỹ.
Rõ ràng con đường vào Mỹ của hàng Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam trên bình diện sở hữu công nghiệp thật cam go. Các cơ quan chức năng Nhà nước cũng như các doanh nghiệp hẳn đã tiếp thu được những bài học cần thiết để đi tới loại bỏ những rào cản trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1. Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước
1.1 Tích cực chỉ đạo công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ
Như đã phân tích ở trên, Hệ thống luật sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu hàng hoá của Mỹ rất phức tạp. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu và rất cần sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, Nhà nước cần tổ chức các khoá đào tạo, các lớp tập huấn hay hội nghị, hội thảo về hệ thống pháp luật nhãn hiệu hàng hoá của Mỹ nhằm nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp về khía cạnh pháp lý trong kinh doanh với Mỹ. Đồng thời, Nhà nước cần khuyến khích các Cơ quan, Bộ, Ngành liên quan và các cá nhân xuất bản và lưu hành những ấn phẩm hay băng đĩa về vấn đề này dưới dạng sách hay những bài viết trên báo, tạp chí hay đĩa hình... nhằm tạo ra nguồn thông tin phong phú và chính xác cho các doanh nghiệp tham khảo. Mặt khác, Nhà nước cũng có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp một số địa chỉ tư vấn pháp luật đáng tin cậy.
1.2 Tuyên truyền về vai trò của thương hiệu và bảo hộ thương hiệu
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị mất thương hiệu ở nước ngoài là bởi các doanh nghiệp Việt Nam còn xem nhẹ thương hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Việc tuyên truyền về thương hiệu trước hết phải làm cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rằng: thương hiệu cũng là một bộ phận cấu thành trong tài sản của doanh nghiệp, do đó cần chăm lo cho loại tài sản này không những không bị hao mòn mà ngày càng tăng thêm giá trị.
Việc tuyên truyền đó có thể được thực hiện thông qua các kênh thông tin đại chúng, các buổi hội thảo, các cuộc gặp gỡ giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau.
Trong năm 2002, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra một cuộc hội thảo về luật pháp, chính sách, và quản lý về Sở hữu trí tuệ do Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam và Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế tổ chức với sự tham gia của hơn 100 chuyên gia Việt Nam và quốc tế. Hội thảo nhằm làm rõ tầm quan trọng của việc thực thi quyền Sở hữu trí tuệ, giới thiệu những thành phần chính của các tiêu chuẩn Sở hữu trí tuệ quốc tế và trao đổi kinh nghiệm giữa hai bên về việc thực thi bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ trong quá trình thực thi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ .
Hy vọng rằng, trong tương lai sẽ có nhiều những cuộc hội thảo tương tự, qua đó các doanh nghiệp sẽ chủ động thấy được sự cần thiết phải bảo hộ thương hiệu của mình - vấn đề quan tâm không chỉ của doanh nghiệp Việt Nam mà cũng là của các doanh nghiệp Mỹ và doanh nghiệp của tất cả các nước tham gia vào thương mại quốc tế.
1.3 Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề thông tin
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không hề biết nhãn hiệu của mình đã bị đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cho đến khi chính họ bị phía nước ngoài đệ đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại do “sử dụng nhãn hiệu trái phép” hoặc không được xuất khẩu vào thị trường đó vì nhãn hiệu đã bị đăng ký. Nếu như thông tin được cập nhật, chắc hẳn chiến lược giành lại thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được tiến hành kịp thời do đó sẽ dễ dàng hơn, tránh cho doanh nghiệp mất những cơ hội kinh doanh quý giá.
Với vai trò hoạt động vĩ mô, ở tầm quốc gia, việc tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có được nhiều thông tin, thông tin chính xác, nóng hổi có lẽ sẽ là một sự hỗ trợ hữu hiệu và mang tính khả thi. Cần mở những trang web cập nhật các thông tin xung quanh cuộc chiến thương hiệu với những chuyên mục: Tin tức, Chuyên đề, Diễn đàn, Hỗ trợ, Liên kết... Hiện nay, những thông tin đó thường được nằm rải rác trong các trang báo điện tử dẫn đến các thông tin được truy cập không hệ thống, không được sắp xếp và phân tích trong từng tiêu đề riêng biệt, hiệu quả mang lại không cao. Việc nắm bắt những thông tin rời rạc đó sẽ khó tạo thành một “cú huých” tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các doanh nghiệp Việt Nam đối với việc bảo hộ thương hiệu của mình.
Chính phủ cũng cần phải có các Văn phòng xúc tiến thương mại tại các nước và các khu vực thị trường xuất khẩu tiềm năng nhất của doanh nghiệp. Đây sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp với mọi thông tin cập nhật nhất trong đó có thông tin về sở hữu trí tuệ. Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, việc tổ chức các Hội chợ thông tin sẽ là một giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin trên các khu vực thị trường nước ngoài một cách toàn diện nhất. Hội chợ sẽ quy tụ những chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở nước ngoài, tham gia đóng góp về hiện trạng chung của thị trường nước ngoài.
Song song với việc tổ chức các Hội chợ thông tin là việc tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề thương hiệu và bảo vệ thương hiệu tại Mỹ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước có cơ hội được trực tiếp gặp gỡ nhau nhằm trao đổi những thông tin cần thiết về luật pháp cũng như tình hình bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở mỗi nước. Các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ có những kinh nghiệm bổ ích trong việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và bảo vệ quyền đó một cách hiệu quả nhất trên đất Mỹ.
Ngoài ra thông qua Thương vụ của Việt Nam tại Hoa Kỳ, Bộ Thương mại phải thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp. Đồng thời với những thông tin về thị trường như nhu cầu, đặc điểm, tính chất của hàng hoá. Bộ Thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ nên chăng hãy quan tâm đến khía cạnh thương hiệu - niềm tự hào của mỗi doanh nghiệp và hình ảnh của một quốc gia.
1.4 Xây dựng luật thương mại điện tử
Môi trường kinh doanh hiện nay mỗi lúc một sôi động và biến đổi không ngừng. Xu hướng phát triển mới trên thế giới hiện nay là kinh doanh thương mại điện tử và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế đó. Tuy cơ sở vật chất hạ tầng cho công nghệ thông tin của Việt Nam còn thiếu thốn song các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu tham gia vào hệ thống thương mại điện tử. Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thí điểm mô hình hệ thống Chính phủ điện tử khi cho phép mọi cá nhân và tổ chức được phép đăng ký kinh doanh thông qua mạng máy tính... Internet là một kênh truyền thông mới rất hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc giới thiệu và quảng bá những nhãn hiệu sản phẩm tới các khách hàng ở cả trong và ngoài nước. Doanh nghiệp có thể liên hệ nhanh chóng với khách hàng và giới thiệu được ngay những sản phẩm, dịch vụ của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tìm hiểu mọi thông tin cần thiết trên Internet hay thậm chí có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của mình thông qua mạng Internet.
Như vậy một yêu cầu cấp bách đặt ra là Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống luật thương mại điện tử để kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh mới mẻ này. Khi đã có luật cụ thể và rõ ràng thì cũng cần có các văn bản hướng dẫn đầy đủ và chi tiết việc thực hiện và xử lý những trường hợp vi phạm. Có sớm hoàn chỉnh hệ thống thương mại điện tử ở Việt Nam thì các doanh nghiệp mới có thể quảng bá các nhãn hiệu sản phẩm của mình một cách có hiệu quả trên Internet và nhanh chóng hội nhập với bước phát triển của kinh tế toàn cầu.
1.5 Các biện pháp khác
Ngoài các biện pháp nói trên, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh hơn nữa sự đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ các chuyên gia luật Sở hữu trí tuệ. Họ phải là nhưng người tinh thông về luật pháp Sở hữu trí tuệ quốc tế và quốc gia, nắm bắt kịp thời và chính xác các thông tin cũng như phải có vốn ngoại ngữ phong phú để có thể bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam trong các cuộc chiến pháp lý.
Cuối cùng, Việt Nam cần gia nhập các tổ chức như WIPO, tiến tới là Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hoá và Hiệp định TRIPS – những Tổ chức và Điều ước quốc tế mà Mỹ đều là thành viên. Cơ chế đảm bảo thực thi rất nghiêm ngặt và có hiệu quả của các tổ chức này sẽ bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn ban đầu đầy thử thách.
2. Đối với các doanh nghiệp
2.1 Nâng cao nhận thức về sức mạnh thương hiệu và bảo vệ thương hiệu
Trong thời gian qua, các cơ quan chuyên trách cũng đã có nỗ lực tuyên truyền cho doanh nghiệp về sức mạnh của giá trị thương hiệu nhưng thực tiễn cho thấy hiệu quả đạt được vẫn chưa được tương xứng. Phải nhận thấy rằng công tác tuyên truyền đó sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi chính bản thân mỗi doanh nghiệp tự nỗ lực trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về giá trị của thương hiệu và việc bảo vệ thương hiệu.
Thứ nhất, bản thân doanh nghiệp phải tìm hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng nhãn hiệu đối với việc thu hút khách hàng cũng như đối với việc phát triển kinh doanh của công ty. Có hiểu được ý nghĩa và sức mạnh của nhãn hiệu trong cạnh tranh thì doanh nghiệp mới mạnh dạn đầu tư cho xây dựng chiến lược nhãn hiệu lâu dài và nhất quán.
Càng ngày, nhu cầu của khách hàng ngày càng nâng cao và họ không chỉ dừng lại ở mức thoả mãn với chất lượng sử dụng của bản thân sản phẩm mà cao hơn nữa, họ đòi hỏi sản phẩm ấy phải đáp ứng được những nhu cầu về mặt cảm xúc của họ. Một sản phẩm với nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ hứa hẹn mang lại cho khách hàng sự đảm bảo về mặt chất lượng mà còn đem lại cho họ cảm giác được tôn trọng, được quan tâm. Chính vì thế doanh nghiệp không nên lơ là vai trò khác biệt hoá của nhãn hiệu trong chiến lược kinh doanh của mình.
Thứ hai, khi đã hiểu được vai trò quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tích cực học hỏi những kiến thức về xây dựng, tôn tạo nhãn hiệu cũng như cách thức quản lý nhãn hiệu sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng xây dựng, tôn tạo và quảng bá nhãn hiệu, chịu khó quan sát học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, rút ra những bài học từ thành công hay thất bại của họ. Những buổi hội thảo chuyên đề về thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá, các buổi thảo luận ý kiến hay trao đổi kinh nghiệm là những dịp hết sức bổ ích giúp doanh nghiệp tự nâng cao kiến thức cho mình.
Thứ ba, xây dựng một nhãn hiệu sản phẩm nổi bật đòi hỏi phải có chiến lược nhất quán và lâu dài chứ không thể làm trong một sớm một chiều. Vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư lâu dài và phù hợp với tiềm năng của chính mình. Đầu tư cho nhãn hiệu sản phẩm là phải đầu tư đồng bộ cả về vốn, đội ngũ nhân lực, trình độ chuyên nghiệp, quản lý tổ chức... Tuy nhiên, khi bắt tay vào xây dựng nhãn hiệu cho một hay một nhóm sản phẩm, doanh nghiệp phải tính toán tỷ lệ đầu tư cho nhãn hiệu trên tổng doanh thu là bao nhiêu và chiến lược ấy dự kiến sẽ kéo dài trong bao lâu. Có dự tính trước những điều này doanh nghiệp mới hoạch định được chiến lược cụ thể và thực hiện thành công.
Việc trang bị những kiến thức cơ bản về nhãn hiệu phải được quán triệt từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến từng nhân viên trong doanh nghiệp thông qua các cuộc họp, hội thảo, các buổi trao đổi ngay tại doanh nghiệp hoặc các phương tiện thông tin của doanh nghiệp như tạp chí của doanh nghiệp, trang web của doanh nghiệp... sao cho thương hiệu - hình ảnh của doanh nghiệp luôn luôn được giữ gìn, bồi đắp và hoàn thiện ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của công ty: marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất, lưu thông, phân phối... Ngoài ra, cũng cần bổ sung chức năng quản lý thương hiệu trong doanh nghiệp, có thể bằng việc thành lập bộ phận quản trị thương hiệu. Bộ phận này sẽ quyết định chiến lược phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu.
Khi nhận thức của doanh nghiệp được nâng cao cũng có nghĩa doanh nghiệp đã tin yêu, tự hào về thương hiệu riêng của mình và sẽ có những hành động cần thiết để bảo vệ giá trị đó.
2.2 Chủ động tiếp cận các thông tin, đặc biệt là các thông tin pháp lý
Theo đó, các doanh nghiệp cần theo dõi các hành vi lạm dụng thương hiệu của mình trên các ấn phẩm, báo chí, tivi, đài phát thanh, các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp nên đặc biệt quan tâm các thông tin pháp luật nhãn hiệu hàng hoá bởi luật pháp của Mỹ rất phức tạp mà người Mỹ khi kinh doanh gắn rất sát với luật lệ. Doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm và hiểu biết rất dễ bị chèn ép. Ngoài ra, am hiểu về luật lệ Mỹ sẽ giúp doanh nghiệp tránh phải mất tiền vì những sơ suất khi đăng ký, sử dụng, duy trì nhãn. Doanh nghiệp có thể thuê luật sư tư vấn để tránh những rủi ro và bất đồng. Tuy nhiên, chi phí trả cho luật sư rất cao (thường khoảng 250 - 500 USD/giờ, còn để thuê một luật sư theo đến hết một vụ kiện phải tiêu tốn khoảng 30.000- 50.000 USD). Như vậy, muốn sử dụng luật sư có hiệu quả, bản thân doanh nghiệp cũng phải am hiểu ít nhiều về luật lệ Mỹ để khi mời luật sư thì đảm bảo thời gian làm việc ngắn nhất nhưng hiệu quả cao. Với kinh phí eo hẹp của mình thì có lẽ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nên khai thác triệt để các kênh thông tin cơ bản để hiểu càng nhiều về thị trường và luật pháp Mỹ càng tốt.
2.3 Quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài
Hãy tuân thủ nguyên tắc chiến lược "thương hiệu đi trước hàng hoá". Các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng khắc phục thói quen đưa hàng hoá ra thị trường rồi mới tính đến thương hiệu. Luật nhãn hiệu của Mỹ cho phép người nộp đơn lựa chọn một trong hai hình thức: nộp đơn trên cơ sở "dự định sử dụng" nhãn hiệu, hoặc nộp đơn trên cơ sở “nhãn hiệu đã sử dụng trong thực tế". Do đó, những doanh nghiệp có ý định và khả năng xuất khẩu hàng mang nhãn hiệu của mình sang Mỹ trong một vài năm tới thì có thể tiến hành nộp đơn ngay từ bây giờ trên "cơ sở dự định sử dụng" để giành lấy ngày ưu tiên sớm cho mình. Trong trường hợp này, ngoài các khoản phí phải trả cho việc nộp đơn thông thường, thì doanh nghiệp phải trả khoản phí cho việc gia hạn thời gian để đưa hàng hoá vào thị trường Mỹ. Cần lưu ý rằng, thời gian gia hạn tối đa là 3 năm (theo luật Mỹ và Hiệp định thương mại Việt- Mỹ), sau đó nếu không đưa được hàng vào Mỹ thì đơn nhãn hiệu hàng hoá sẽ bị từ chối (coi như đơn chưa được nộp ).
2.4 Lưu trữ đầy đủ bằng chứng sử dụng thương hiệu trong hoạt động thương mại
Doanh nghiệp cũng cần lưu trữ đầy đủ các bằng chứng sử dụng thương hiệu trong hoạt động thương mại. Khi gặp tình trạng tranh chấp thương hiệu, doanh nghiệp có thể sử dụng các bằng chứng thương hiệu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi từ trước để giành quyền về mình, ví như mẫu bao bì có ghi ngày sản xuất từ trước, Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm, kết quả doanh số, mạng lưới đại lý, số lần và chi phí với mẫu quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hợp đồng, hoá đơn, vận đơn... Ngoài ra, việc lưu trữ các bằng chứng sử dụng thương hiệu ngay từ đầu sẽ giúp cho việc xin công nhận nhãn hiệu nổi tiếng sau này dễ dàng hơn, từ đó sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc bảo hộ và việc xét cấp bằng bảo hộ cho các nhãn hiệu khác.
2.5 Các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp nhãn hiệu
Khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam nên thận trọng đưa điều khoản về nhãn hiệu sản phẩm vào tất cả các hợp đồng đại lý, liên doanh liên kết, trong quan hệ công ty mẹ - công ty con. Điều này ngoài tác dụng tránh xảy ra tranh chấp nhãn hiệu trong tương lai còn giúp doanh nghiệp phân chia phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng một cách rõ ràng.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải nghiên cứu kỹ trước khi bắt tay làm ăn với bất kỳ đối tác nào để chắc chắn rằng mình đang làm ăn với một đối tác có năng lực, đáng tin cậy. Để có thêm thông tin về đối tác tương lai, các doanh nghiệp hãy tìm tới các cơ quan đầu mối thương mại của Mỹ và Việt Nam để nhờ họ kiểm tra giúp độ tin cậy của đối tác.
Mặt khác, để những khách hàng nước ngoài có thêm thông tin về sản phẩm của mình, các doanh nghiệp Việt Nam nên có chính sách yểm trợ dựa trên các phương pháp quảng bá nhãn hiệu chủ yếu sau:
Quảng cáo (Advertising): Thông tin về nhãn hiệu sản phẩm được giới thiệu gián tiếp tới những khách hàng tiềm năng. Đây là hình thức quảng bá nhãn hiệu phổ biến nhất và cũng dễ dàng áp dụng để giúp thiết lập ý niệm về nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương tiện quảng cáo khác nhau cho nhãn hiệu sản phẩm của mình:
Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông (Media advertising): qua tivi, radio, báo chí để xây dựng hình ảnh và những thông điệp riêng của nhãn hiệu sản phẩm - Đây là những phương tiện có phạm vi ảnh hưởng và tác động mạnh tới khách hàng song đòi hỏi chi phí cao và tần suất lớn.
Quảng cáo trực tiếp (Direct response advertising): thông qua thư từ, điện thoại, tờ rơi, Internet - thông tin về nhãn hiệu và sản phẩm được truyền trực tiếp tới khách hàng mục tiêu song chi phí còn cao.
Quảng cáo nơi công cộng (Place advertising): sử dụng panô, áp phích, băng rôn, xe buýt, bảng điện tử, các đồ dùng hàng ngày như tủ, bàn ghế, ô dù có in nhãn hiệu sản phẩm... Hình thức này hiệu quả cao do truyền được thông tin về nhãn hiệu tới được nhiều người.
Quảng cáo tại điểm bán (Point-of-Purchase advertising): sử dụng các phương tiện tivi, video ngay tại nơi bán hàng để tác động trực tiếp tới người mua.
Hội chợ, triển lãm (Trade fair and Exhibition): Doanh nghiệp có thể vừa trực tiếp bán hàng và giới thiệu nhãn hiệu sản phẩm, thu hút đông khách hàng và nhận được phản hồi trực tiếp.
Khuyến mại kênh phân phối (Trade Promotion): Doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức khuyến khích kênh phân phối trung gian thông qua hình thức bán hàng, phối hợp quảng cáo, trình diễn sản phẩm, hỗ trợ trưng bày
Khuyến mãi người mua (Consumer Promotion): áp dụng các hình thức bán hạ giá, tặng hàng mẫu, tặng phiếu giảm giá... để khuyến khích khách mua sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Marketing sự kiện và tài trợ (Event marketing and sponsorship): Tài trợ cho các sự kiện văn hoá, xã hội, giáo dục, thể thao... để quảng bá nhãn hiệu sản phẩm và xây dựng uy tín cho doanh nghiệp.
Quan hệ công chúng (Public relations): Thiết lập các mối quan hệ với giới truyền thông, các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước.. để tạo điều kiện khuếch trương nhãn hiệu của mình.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp (Enterprise culture): Xây dựng hình ảnh chung cho doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên, tác phong làm việc, tôn chỉ phục vụ khách hàng v.v. để tạo uy tín chung cho toàn doanh nghiệp, khi đó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới từng nhãn hiệu hàng hoá.
Để tôn tạo nhãn hiệu sản phẩm một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải phối hợp các hình thức quảng bá trên một cách có chọn lọc. Chọn lọc ở đây hiểu theo nghĩa là phải lựa chọn lấy loại hình quảng bá phù hợp nhất với đối tượng khách hàng mục tiêu, với bản thân sản phẩm và khả năng tài chính của doanh nghiệp mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Các doanh nghiệp khi phối hợp các phương pháp quảng bá nhãn hiệu sản phẩm cũng nên chú ý nhấn mạnh vào hình thức trọng tâm và hỗ trợ bằng các hình thức còn lại chứ không sử dụng dàn trải toàn bộ các hình thức yểm trợ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian dài thì doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp cho linh động và thích hợp với tình hình thực tế phát triển nhãn hiệu sản phẩm của mình.
2.6 Nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính của các doanh nhân
Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế như hiện nay, hai công cụ không thể thiếu đối với mỗi doanh nhân thành đạt là ngoại ngữ và vi tính. Có được hai công cụ hữu ích này, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài và không bị tụt hậu. Mặt khác, điều đó cũng có thể giúp cho các doanh nghiệp có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet vào thị trường Hoa Kỳ.
Kết luận
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, nhất là ở thị trường nước ngoài, hiểu biết được pháp luật của nước sở tại để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở các thị trường đó đồng thời áp dụng nguyên tắc chiến lược “thương hiệu đi trước hàng hoá” nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và dần dần xây dựng được uy tín cho nhãn hiệu của mình; đó chính là điều mà chúng ta chờ đợi, mong mỏi ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp có làm được điều đó không, nhất là tại thị trường Mỹ, nơi mà nhiều cơ hội đang mở ra cùng với những thuận lợi mà Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đem lại? Câu trả lời nằm ở nỗ lực bản thân từng doanh nghiệp và cao hơn nữa là sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn phải vượt qua, nhưng chúng ta đều hy vọng trong thời gian tới, với sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể giải quyết có hiệu quả tình trạng mất thương hiệu tại thị trường nước ngoài, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để phát triển phát triển thương hiệu Việt không chỉ ở thị trường Hoa Kỳ mà còn ở những thị trường tiềm năng khác nữa.
Phụ lục
PHỤ LỤC I: CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA “VIETNAM VALUE INSIDE”
Thương hiệu quốc gia (hay còn gọi là nhãn sản phẩm quốc gia) là loại thương hiệu dùng cho sản phẩm của một nước, do tổ chức xúc tiến thương mại của nước đó chủ trì phát hành nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Ở Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại - Bộ thương mại đã xây dựng chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” để giúp đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới.
Chương trình thương hiệu quốc gia của Việt Nam cho phép doanh nghiệp được dán biểu trưng với tựa đề tiếng Anh “Vietnam Value Inside” (Giá trị Việt Nam) trên các sản phẩm của mình nếu các sản phẩm đó đã có thương hiệu riêng và đạt được các tiêu chí về chất lượng do chương trình quy định. Như vậy, bên cạnh thương hiệu riêng của sản phẩm, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sẽ được dán thêm biểu trưng của thương hiệu quốc gia cho sản phẩm của mình. Cùng với việc sử dụng nhãn “Vietnam Value Inside”, các doanh nghiệp còn được quảng bá rộng rãi tại các nước nhập khẩu chủ chốt thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, ấn phẩm quảng cáo, truyền hình... để các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng nước ngoài biết đến những giá trị tiềm ẩn trong hàng hoá của Việt Nam.
Chương trình thương hiệu quốc gia được thực hiện qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn I (2003): Chính thức phát động chương trình tại hội chợ Vietnam Expo 2003 (tháng 4/2003).
Giai đoạn II (2004): Hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp tham gia trên diện rộng. Lấy Hội chợ Thương mại ASEAN 2004 sẽ được tổ chức tại Hà Nội làm trung tâm năm 2004, là cơ hội để quảng bá Nhãn sản phẩm quốc gia Vietnam Value Inside trong khu vực ASEAN.
Giai đoạn III (2005-2010): Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập thị trường nước ngoài. Lấy Triển lãm thế giới AICHI 2003 (triển lãm lớn nhất thế giới tổ chức 4 năm/lần) tại Nhật Bản làm điểm mốc để quảng bá mạnh mẽ Nhãn sản phẩm quốc gia Vietnam Value Inside ra thị trường thế giới, đưa ra hình ảnh một Việt Nam đang ngày càng đổi mới, hiện đại hoá với một nền sản xuất đã và đang phát triển mạnh mẽ.
Chương trình thương hiệu quốc gia được xây dựng nhằm mục đích:
Tăng cường sự nhận biết của các nhà nhập khẩu trên thị trường thế giới đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam, làm cho nhà nhập khẩu và người tiêu dùng nước ngoài có thái độ nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin vào sản phẩm và nhà sản xuất Việt Nam, từ đó có thiện cảm và ưa chuộng hàng Việt Nam hơn. Mục đích cuối cùng là tạo ý thích và thói quen mua hàng mang nhãn Việt Nam.
Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao.
Xây dựng một tiềm thức trong giới kinh doanh xuất khẩu luôn hướng về chất lượng sản phẩm (cả hàng hoá và dịch vụ) và độ tin cậy cao trong kinh doanh.
Quảng bá cho các tiêu chuẩn quốc tế và sự cần thiết của việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam.
Góp phần tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, tạo thế cạnh tranh bền vững...
Đưa nhãn Vietnam Value Inside vào năm 2010 trở thành một công cụ Marketing hữu hiệu cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới và thị trường trong nước, giúp doanh nghiệp Việt Nam từng bước đi vào thị trường thế giới với thương hiệu riêng, đầy niềm tin và kiêu hãnh.
Nhãn sản phẩm quốc gia sẽ có tác dụng nâng cao hình ảnh Việt Nam, tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước, con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài.
Xây dựng một liên minh chặt chẽ giữa cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia với các doanh nghiệp, hướng tới hoạt động xúc tiến thương mại mang tính cộng đồng.
Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô.
Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu và thiết lập mạng lưới tiêu thụ cho các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình.
Phạm vi áp dụng của chương trình này: các doanh nghiệp được lựa chọn từ những ngành Việt Nam có khả năng cạnh tranh và có sản phẩm thoả mãn các yêu cầu sau:
Là thành phẩm hoàn chỉnh, có chất lượng cao, đã có thương hiệu riêng của mình, có thị trường trong nước và xuất khẩu ổn định.
Là sản phẩm xuất khẩu mang thương hiệu có xuất xứ Việt Nam (được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam).
Đã được cấp đăng ký chất lượng ISO, HACCP hoặc đạt chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý chuyên ngành đề ra.
Có thiết kế mẫu mã đẹp.
Đã xuất khẩu liên tục trong 3 năm.
Doanh nghiệp có chương trình duy trì và cải tiến chất lượng đối với mọi mặt hàng.
Bên cạnh các tiêu chí về chất lượng sản phẩm như trên, các doanh nghiệp được phép sử dụng nhãn “Thương hiệu quốc gia” trước tiên phải là những doanh nghiệp được lựa chọn từ các ngành Việt Nam có khả năng cạnh tranh, từ các ngành mũi nhọn của đất nước.
Quyền lợi đối với các doanh nghiệp được chấp nhận tham gia chương trình mang nhãn “Thương hiệu quốc gia”: (1) được phép dán nhãn “Vietnam Value Inside”, (2) được tư vấn và trợ giúp xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu xuất khẩu, (3) được hỗ trợ trong hoạt động quảng bá tại thị trường quốc tế trong khuôn khổ chương trình “Vietnam Value Inside”, (4) được ưu tiên trong quá trình lựa chọn đơn vị tài trợ tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế và các chương trình xúc tiến thương mại do Cục xúc tiến thương mại chủ trì, (5) đặc biệt là được hỗ trợ 50% phí quảng cáo trên các ấn phẩm báo chí, truyền hình và truyền thanh... do chương trình thực hiện.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi tham gia chương trình cần tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ như: Cam kết đảm bảo chất lượng đúng tiêu chí của chương trình, đảm bảo không làm giả, làm nhái nhãn, thường xuyên nâng cao chất lượng, thiết kế phát triển sản phẩm mới và tổ chức quản lý, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế, mọi hoạt động của doanh nghiệp phải đảm bảo giữ gìn và phát huy hình ảnh và uy tín quốc gia. Nếu không thực hiện đúng, các doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ ngay lập tức quyền sử dụng nhãn sản phẩm quốc gia đồng thời phải bồi thường mọi thiệt hại nếu có...
Sự thành công của chương trình này phụ thuộc vào cố gắng của Chính phủ, các cơ quan chức năng ở tất cả các cấp, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
PHỤ LỤC 2: 10 THƯƠNG HIỆU GIÁ TRỊ NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2003 Theo: Interbrand/Business Week
Xếp hạng
Tên thương hiệu
Giá trị thương hiệu
năm 2001
(tỷ USD)
Giá trị thương hiệu
năm 2002
(tỷ USD)
Giá trị thương hiệu
năm 2003
(tỷ USD)
Công ty mẹ
1
COCA-COLA
68,95
69,64
70,45
Coca-Cola Company
2
MICROSOFT
65,07
64,09
65,17
Microsoft Group
3
IBM
52,75
51,19
51,77
International Business Machines Corp.
4
GE
42,40
41,31
42,34
General Electric Company
5
INTEL
34,67
30,86
31,11
Intel Corp.
6
NOKIA
35,04
29,97
29,44
Nokia Corp.
7
DISNEY
32,59
29,26
28,04
Walt Disney Company
8
McDONALD’S
25,29
26,38
24,07
McDonald’s Corp.
9
MARLBORO
22,05
24,15
22,18
Philip Morris Companies Inc.
10
MERCEDES
21,73
21,01
21,37
Daimler Chrysler AG
PHỤ LỤC 3: THOẢ ƯỚC NICE VỀ PHÂN LOẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI
HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ VÌ MỤC ĐÍCH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ (1957)
Hàng hoá
Nhúm 1: Sản phẩm hoá học cho công nghiệp, nhiếp ảnh cũng như nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp.
Nhúm 2: Thuốc màu, sơn, vecni; chất chống gỉ và chất bảo quản gỗ; thuốc nhuộm, thuốc cắt màu; nhựa kim loại dạng thô
Nhúm 3: Chất tẩy trắng và cỏc chất khỏc dễ giặt
Nhúm 4: Dầu và mỡ cụng nghiệp
Nhúm 5: Các sản phẩm dược, thú y và vệ sinh
Nhúm 6: Kim loại thường và hợp kim của chỳng
Nhúm 7: Mỏy và mỏy cụng cụ
Nhúm 8: Cụng cụ và dụng cụ cầm tay thao tỏc thủ cụng
Nhúm 9: Thiết bị và dụng cụ khoa học, hàng hải, trắc địa, điện, nhiếp ảnh điện ảnh, quang học.
Nhúm 10: Thiết bị và dụng cụ giải phẫu, y tế, nha khoa và thỳ y, chân tay, mắt và răng giả; dụng cụ chỉnh hỡnh; vật liệu khõu vết thương
Nhúm 11: Thiết bị dùng để chiếu sáng, sưởi nóng, sinh hơi nước, nấu nướng làm lạnh, sấy khô, thông gió, phân phối nước và thiết bị vệ sinh
Nhúm 12: Xe cộ; phương tiện giao thông trên bộ, trên không hoặc dưới nước
Nhúm 13: Vũ khớ bắn nổ; ngũi nổ và đạn dược; chất nổ; pháo hoa
Nhúm 14: Kim loại quý và cỏc hợp kim của chỳng, cỏc sản phẩm làm từ kim loại này hoặc bọc bằng kim loại này mà khụng được xếp ở các nhóm khác; đồ trang sức, đồ kim hoàn, đá quý; đồng hồ và dụng cụ đo thời gian
Nhúm 15: Dụng cụ õm nhạc
Nhúm 16: Giấy, các tông và sản phẩm bằng vật liệu này mà không được xếp trong các nhóm khác; ấn phẩm; vật liệu để đóng sách; ảnh chụp; văn phũng phẩm; keo dỏn dựng cho văn phũng hoặc dựng cho gia đỡnh; vật liệu dựng cho cỏc nghệ sĩ; bỳt lụng; mỏy chữ và đồ dùng văn phũng (khụng kể đồ gỗ); đồ dùng giảng dạy và học tập (không kể máy moác dùng cho mục đích thân); chất dẻo để bao gói (không được xếp ô những nhóm khác); bài lá; chữ in; chữ in đúc
Nhúm 17: Cao su, nhựa pec-ca, gôm, amiang, mi-ca và các sản phẩm làm từ loại vật liệu này và không được xếp ở nhóm khác; bán thành phẩm bằng chất dẻo; vật liệu để lèn chặt, bịt kín, cách ly; ống mềm phi kim loại
Nhúm 18: Rương hũm va li và tỳi du lịch; ô lọng và gậy chống; roi và yên cương; da động vật.
Nhúm 19: Vật liệu xõy dựng phi kim loại; ống cứng phi kim loại dựng cho xõy dựng; asphan, hắc ớn, bi tum; cỏc cụng trỡnh, cấu kiện phi kim loại vận chuyển được; đài kỷ niệm phi kim loại
Nhúm 20: Đồ gỗ, gương, khung ảnh; sản phẩm bằng gỗ, li-e lau sậy….
Nhúm 21: Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đỡnh và bếp nỳc (khụng làm bằng kim loại quý và khụng được mạ bằng những kim loại ấy)
Nhúm 22: Dây, dây thừng, lưới, vải bạt, buồm, bao, túi (không được xếp vào Nhóm khỏc)
Nhúm 23: Các loại sợi dùng để dệt
Nhúm 24: Vải và hàng dệt không xếp vào các nhóm khác; khăn chải bàn và lau giường
Nhúm 25: Quần ỏo, giày dộp và mũ nún
Nhúm 26: Đăng ten và đồ thuê, ruy băng và dải; khuy, khuy bấm….
Nhúm 27: Thăm, chiếu, nệm chùi chân, vải sợi và các vật liệu trải sàn khác giấy dán tường (trừ loại làm bằng hàng dệt)
Nhúm 28: Trũ chơi, đồ chơi; dụng cụ thể dục thể thao không xếp trong các nhóm khác; đồ trang hoàng cây noel
Nhúm 29: Thịt, cá, gia cầm và thú săn…
Nhúm 30: Cà phờ, chố, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê
Nhúm 31: Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác
Nhúm 32: Bia, nước khoáng, nước ga và cá loại đồ uống không có cồn;
Nhúm 33: Đồ uống có cồn
Nhúm 34: Thuốc lá, vật dụng cho người hút thuốc, diêm
Dịch vụ
Nhúm 35: Quảng cáo, quản lý kinh doanh, quản lý văn phũng
Nhúm 36: Bảo hiểm, tài chính, tiền tệ, bất động sản
Nhúm 37: Sửa chữa, lắp đặt
Nhúm 38: Viễn thụng
Nhúm 39: Vận tải
Nhúm 40: Xử lý vật liệu
Nhúm 41: Giáo dục, đào tạo, giải trí, các hoạt động thể thao và văn hoá
Nhúm 42: Cung cấp thực phẩm và đồ uống; chỗ ở tạm bợ, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh và sắc đẹp; các dịch vụ thú y và nông nghiệp; các dịch vụ pháp lý; nghiờn cứu khoa học và cụng nghệ; chương trỡnh mỏy tớnh (phần mềm); cỏc dịch vụ khụng thể phõn loại vào cỏc nhúm khỏc.
Tài liệu tham khảo
I. CÁC VĂN BẢN LUẬT
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995
Nghị định số 63/1996/NĐ-CP quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp
Nghị định số 06/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 63/1996/NĐ-CP quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp
Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (1976)
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883)
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của Tổ chức thương mại thế giới WTO - TRIPS (1994)
Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá (1994)
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (2000)
Đạo luật LanHam Act 1946 (The Lanham Act of 1946).
Thoả ước Nice về phân loại quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ vì mục đích đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (1957)
II. TẠP CHÍ THƯƠNG MẠI
Số 33 tháng 9/2003 - Phan Lê. Cần phân biệt nhãn hiệu hàng hoá với thương hiệu
Số 32 tháng 8/2003 - Đoàn Tất Thắng. Những vấn đề đặt ra đối với việc đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài
Số 32 tháng 8/2003 - Trịnh Phát Hiệp. Thương hiệu có nội hàm rộng hơn nhãn hiệu
Số 32 tháng 8/2003 - Nguyễn Thanh Bình. Cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ
Số 30 tháng 8/2003 - H.T. Nhanh chóng ban hành Pháp lệnh thương mại điện tử
Số 30 tháng 8/2003 - Nguyễn Như Tiến. Các biện pháp phòng chống rủi ro trong thương mại điện tử
Số 25 tháng 7/2003 - Đoàn Thắng. Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở Hoa Kỳ
III. BÁO THƯƠNG MẠI
Số 91 (1126) 15/8/03 - Xây dựng thương hiệu đẳng cấp với giải pháp thị trường
Số 84 (1119) 22/7/03 - Tên miền - Giải pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên Internet
Số 83 (1113) 18/7/03 - Các doanh nghiệp cần xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá của mình
Số 81 (1116) 11/7/03 - Làm thế nào để được bảo hộ thương hiệu tại Mỹ?
Số 81 (1116) 11/7/03 - Thương hiệu Việt trong quá trình hội nhập AFTA
Số 78 (1113) 1/7/03 - Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài là bảo vệ lợi ích quốc gia
Số 75 (1109) 24/6/03 - Không để xảy ra ùn tắc trong hoạt động đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
IV. CÁC TRANG WEB
(Văn phòng Sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ)
(Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới)
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam)
(Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)
(Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam)
(Dữ liệu luật về Sở hữu trí tuệ của USPTO)
(Công ty Tư vấn và Đại diện Sở hữu trí tuệ)
(Công ty Tư vấn và Đại diện Sở hữu trí tuệ)
(Công ty Tư vấn và Đại diện Sở hữu trí tuệ)
(Công ty Tư vấn và Đại diện Sở hữu trí tuệ)
(Chương trình triển lãm thương hiệu Việt)
(Báo Sài Gòn tiếp thị)
(Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam)
V. SÁCH
Tạo dựng và quản trị thương hiệu. Danh tiếng - Lợi nhuận. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, NXB Lao động xã hội, Hà Nội 2003
Thương hiệu Việt (Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng - quảng bá thương hiệu”), NXB Trẻ và Câu lạc bộ Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hà Nội 12/2002
99 Câu hỏi về nhãn hàng hoá và nhãn hiệu hàng hoá. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, NXB Lao động xã hội, Hà Nội 2001
Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ. PGS. TS. Võ Thanh Thu, Nguyễn Cương, Nguyễn Thị Mỵ, NXB Thống Kê, Hà Nội 2001
Chiến lược quản lý nhãn hiệu. Thanh Hoa, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2000
Các thông tin khái quát mà các doanh nhân cần biết về sở hữu trí tuệ. Dự án EC - Vietnam về sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2000
Marketing căn bản - Marketing essentials. Philip Kotler, NXB Thống Kê, Hà Nội 1999
VI. TÀI LIỆU KHÁC
Tài liệu “Hội thảo về thực thi quyền Sở hữu trí tuệ” tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh 27/05/2002-31/05/2002.
Tài liệu “Hội thảo khu vực Asian của WIPO về Bảo hộ quốc tế Nhãn hiệu hàng hoá” tại Hà Nội 23/10/2001.
Tài liệu “Hội thảo Đưa các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia vào pháp luật Việt Nam” tại Hà Nội 3-14/12/2000.
Mục lục
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ VÀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3
I. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hoá 3
1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá 3
1.1 Định nghĩa nhãn hiệu hàng hoá 3
1.2 Phân biệt nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu thương mại và thương hiệu 5
2. Một số loại nhãn hiệu hàng hoá 6
2.1 Nhãn hiệu liên kết 6
2.2 Nhãn hiệu tập thể 7
2.3 Nhãn hiệu nổi tiếng 7
2.4 Nhãn hiệu chứng nhận 8
3. Điều kiện đối với các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá 8
3.1 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ 8
3.2 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá không được bảo hộ 9
4. Chức năng, vai trò của nhãn hiệu hàng hoá 10
4.1 Đối với người tiêu dùng 10
4.2 Đối với doanh nghiệp 14
4.3 Đối với quốc gia 14
II. Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong thương mại quốc tế 15
1. Sự hình thành và phát triển hệ thống luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 15
2. Tác dụng của việc đăng ký nhãn hiệu trong thương mại quốc tế 16
2.1 Đối với doanh nghiệp thương mại nói chung 16
2.1.1 Chống lại hành vi giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh 16
2.1.2 Tạo khả năng độc quyền khai thác thương hiệu 18
2.1.3 Thúc đẩy hợp tác, liên doanh liên kết và chuyển giao công nghệ 18
2.1.4 Thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng 19
2.1.5 Đứng vững trước rào cản cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường nước ngoài 20
2.1.6 Góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế 20
2.2 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nói riêng 21
2.2.1 Khắc phục khả năng tài chính hạn hẹp 21
2.2.2 Khắc phục hiểu biết hạn chế về thị trường đối tác 21
2.2.3 Tạo chỗ đứng và nâng cao vị thế của hàng Việt Nam 22
III. Thực trạng nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá 22
1. Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong nước 22
2. Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường nước ngoài 25
CHƯƠNG II: ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 27
I. Các quy định pháp lý của Hoa Kỳ về nhãn hiệu hàng hoá 27
1. Các Điều ước quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá mà Hoa Kỳ là thành viên 27
1.1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 27
1.2 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 30
1.3 Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá 33
1.4 Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong các Hiệp định song phương 36
2. Luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ 38
2.1 Những quy định cơ bản về nhãn hiệu hàng hoá trong Luật Liên bang 40
2.1.1 Đối tượng được bảo hộ 40
2.1.2 Phạm vi và thời hạn bảo hộ 41
2.1.3 Nguyên tắc bảo hộ 42
2.1.4 Hình thức xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá 42
2.2 Những điểm khác biệt giữa Luật riêng từng bang và Luật Liên bang 43
II. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ 45
1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trực tiếp tại Hoa Kỳ 45
1.1 Nộp đơn đăng ký và thẩm tra đơn đăng ký 47
1.1.1 Cơ sở nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 47
1.1.2 Nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá 47
1.1.3 Người có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá 48
1.2 Chỉ định người đại diện 49
1.3 Xét nghiệm đơn đăng ký và công bố kết quả xét nghiệm 49
1.4 Thể thức khiếu nại 51
2. Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet vào thị trường Hoa Kỳ 54
2.1 Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet 54
2.2 Một số điểm cần lưu ý 57
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 60
I. Một số điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ 60
1. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương hiệu trên thị trường Hoa Kỳ 61
1.1 Cuộc chiến thương hiệu cá da trơn Catfish 61
1.2 Vụ tranh chấp thương hiệu cà phê Trung Nguyên 63
1.3 Vụ tranh chấp thương hiệu PetroVietnam 64
1.4 Các vụ tranh chấp thương hiệu khác 66
2. Những tồn tại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ 68
2.1 Nhận thức của doanh nghiệp về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu 68
2.2 Tâm lý lo ngại thủ tục khó khăn và tốn kém 69
2.3 Hiểu biết hạn chế về luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ 70
II. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 70
1. Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước 70
1.1 Tích cực chỉ đạo công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ 70
1.2 Tuyên truyền về vai trò của thương hiệu và bảo hộ thương hiệu 71
1.3 Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề thông tin 72
1.4 Xây dựng hệ thống luật thương mại điện tử 73
1.5 Các biện pháp khác 74
2. Đối với các doanh nghiệp 74
2.1 Nâng cao nhận thức về sức mạnh thương hiệu và bảo hộ thương hiệu 74
2.2 Chủ động tiếp cận các thông tin, đặc biệt là các thông tin pháp lý 76
2.3 Quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài 77
2.4 Lưu trữ đầy đủ bằng chứng sử dụng thương hiệu trong hoạt động thương mại 77
2.5 Các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá 78
2.6 Nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính của các doanh nhân 80
Kết luận 81
Phụ lục 82
Tài liệu tham khảo 90
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dang_ky_bao_ho_nhan_hieu_hh_tai_tt_hoa_ky_558.doc