Luận văn Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm Bến Than nhà máy nước Tân Hiệp

MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Nguồn nước sạch gắn liền với mọi hoạt động sống của con người, mỗi người nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt ngày đêm lên đến 0,2 m 3 . Nước ngọt là tài nguyên có tái tạo, nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn dự trữ và tái tạo, để tồn tại và phát triển sự sống lâu bền. Con người, động - thực vật sẽ không tồn tại được nếu thiếu nước. Tuy nhiên, nước cũng gây các bệnh lý thậm chí tử vong cho con người khi bị nhiễm bẩn, bão lụt, hạn hán. Các chuyên gia sức khỏe thế giới cho biết: Nước sinh hoạt không an toàn và hệ thống vệ sinh tồi tàn là nguyên nhân làm cho 4.000 trẻ em chết mỗi ngày (Theo điều tra của TTO ngày 15-04-2007). Giới chuyên môn cũng nhấn mạnh thêm rằng việc xóa bỏ đói nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sẽ rất khó khăn nếu không giải quyết vấn đề nước sạch. Nước sạch cho người dân là nhu cầu chính đáng. Ở nước ta, 62,5% lượng nước (khoảng 570 tỉ m 3 ) là từ lãnh thổ các quốc gia khác ở thượng lưu chảy vào. Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ Việt Nam chỉ khoảng 325 tỉ m 3 /năm, chiếm 37,5% còn lại. Vậy lượng nước không thật dồi dào, đặc biệt là trong mùa khô, khi các quốc gia ở thượng nguồn sử dụng nhiều nước. Trữ lượng nước ngầm nước ta cũng ở mức trung bình so với các nước trên thế giới. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, tỉ lệ người dân được cấp nước sạch mới đạt từ 60-70%, còn ở nông thôn tỉ lệ người dân được dùng nước hợp vệ sinh mới chỉ đạt 30-40% [16]. Do vậy đi cùng với sự bùng nổ dân số thì nhu cầu về nước ngày càng tăng lên nên nhà nước ta đã có chủ trương lấy nước sông Sài Gòn và sông Đồng Nai cung cấp cho sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh. Hiện có khoảng 1,5 triệu người dân sử dụng nước sạch đã qua xử lí từ các nhà máy nước lấy nguồn nước thô từ sông Sài Gòn. Bên cạnh đó với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã đẩy nhanh mức độ phát triển các khu công nghiệp – các khu chế xuất thì sông Sài Gòn hiện đang hứng chịu nhiều nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động của các doanh nghiệp và việc xả thải từ sinh hoạt. Do vậy việc đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm nhà máy nước Tân Hiệp nhằm tìm nguồn cấp nước an toàn và bền vững là điều cần thiết. Ở Việt Nam việc đánh giá chất lượng nước được tiến hành theo từng chỉ số lý, hóa, sinh riêng biệt. Trong khi đó ở nước ngoài, ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ việc xếp loại chất lượng nước được tiến hành theo một thang bậc nhất định, rồi từ đó người ta hướng dẫn loại nước nào thì sử dụng cho việc gì. Tuy nhiên, các thang bậc đánh giá chất lượng nước trên thế giới thì không thống nhất, có nước sử dụng thang đánh giá là 4 – 5 bậc, có nước sử dụng thang đánh giá là 6 – 7 bậc. Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp tại trạm bơm theo thang 6 bậc của Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô cũ đã được nhiều người công nhận để xác định các chỉ số thủy lý, hóa của nước, đồng thời xác định cấu trúc các vi sinh vật thông qua các chỉ số cụ thể, từ đó sử dụng tổng hợp các chỉ số lý-hoá-sinh đó để đánh giá và xếp loại chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm Bến Than nhà máy nước Tân Hiệp” để giúp cho việc tham khảo khi đánh giá chất lượng nước. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nước sông Sài Gòn với các tính chất thủy lý, hóa, sinh. Phạm vi nghiên cứu Vùng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm đặt tại xã Hoà Phú, huyện Củ Chi. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm nhà máy nước Tân Hiệp một cách đầy đủ nhất, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc quản lý chất lượng nguồn cấp nước, để bảo đảm cung cấp hệ thống nước máy tốt nhất về mặt sức khỏe cho cộng đồng.

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại trạm bơm Bến Than nhà máy nước Tân Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Zelinka và Marvan và hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn hữu cơ 4 bậc cho các thủy vực. 1.9. Sinh vật chỉ thị và các chỉ số sinh học để đánh giá chất lượng môi trường nước [1], [2], [8], [10] 1.9.1. Sinh vật chỉ thị ( Bioindicator ) Sinh vật chỉ thị là những sinh vật có yêu cầu nhất định về điều kiện sống, nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy và khả năng chống chịu của nó với môi trường. Sự hiện diện của chúng biểu thị một tình trạng nào đó về điều kiện sinh thái trong giới hạn chịu đựng của sinh vật đó [8]. 1.9.2. Các chỉ số sinh học đánh giá chất lượng môi trường nước Có nhiều chỉ số sinh học đánh giá chất lượng môi trường nước. Tuy nhiên ở mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm. 1.9.2.1. Chỉ số đa dạng Shannon và Wiener (1949) n ni n niH s i 2 1 log'    Trong đó: ni : số lượng của các cá thể của loài thứ i trong mẫu lấy từ một quần xã. n : số lượng của các cá thể trong một mẫu lấy từ một quần xã. 1.9.2.2. Tỷ lệ các nhóm tảo [12] Được sử dụng để xác định độ phú dưỡng của nước, dựa theo Fefoldy Lajos thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, công bố trong Biologiai Vizminosities, 1980 trong tập Viziigyi Hydrobiologai 9 [12]. Cyanophyta index = Cy/D Chlorococcales index = Ch/D Diatomeae index = C/P Eulenophyta index = E/(Cy + Ch). (Thunmark, 1945. Nygaard, 1949) Index chung = (Cy + Ch + C + E)/E. Trong đó : Cy: số loài của Cyanophyta Ch: số loài của Chlorococcales C: số loài của Centrales P: số loài của Pennales D: số loài của Desmidiaceae E: số loài của Euglenophyta 1.9.2.3. Chỉ số tương đồng Bray Curtis (1957) [19]      xjkxij xjkxij Dij Trong đó: Xij: số lượng loài k trong mẫu i Xjk: số lượng loài k trong mẫu j 1.9.2.4. Chỉ số ưu thế Berger và Parker (1970) Trong đó: N: là tổng cá thể trong mẫu. Nmax: là tổng số cá thể của loài có số lượng cao nhất N ND max Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 1. Phân tích chất lượng nước: - Phân tích các chỉ số vật lý của chất lượng nước: độ đục, màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, lượng các chất rắn lơ lững, chất rắn hòa tan trong nước. - Phân tích các chỉ số hóa học của chất lượng nước: pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng hiệu thế oxy hóa khử (Eh), độ dẫn (Ec), đạm amonia (N), tổng Nitơ, tổng Photpho, Na+ , K+ , Ca2+ , Mg2+ , CO32- , HCO3- , Cl-, SO42-, Cd, As và chì (Pb). - Phân tích chỉ số vi khuẩn: Coliform 3. Xây dựng sơ đồ thủy hóa R. Maucha để xác định thể loại hóa học cơ bản của nước. 4. Xác định thành phần loài và cấu trúc loài của các ngành tảo theo sự biến động trong năm. 5. Xác định các loài tảo độc, loài tiết ra các chất có khả năng gây độc, loài tiết ra các chất làm thay đổi mùi vị trong nước, nhóm loài làm tắc lọc nước và những loài có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đang tiềm ẩn. 6. Phân tích, xếp loại và đánh giá chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm nhà máy nước Tân Hiệp đặt tại xã Hòa Phú huyện Củ Chi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thời gian thu mẫu Mẫu thu vào tuần đầu của các tháng 9, tháng 11 năm 2009, đại diện cho mùa mưa. Mẫu thu vào tuần đầu của các tháng 1, tháng 3 năm 2010, đại diện cho mùa khô. 2.2.2. Vị trí thu mẫu Thu mẫu tại 5 điểm trong khu vực xung quanh trạm bơm Bến Than, 1 điểm ngay tại họng thu nước chính của trạm bơm, 4 điểm còn lại cách họng nước 20km – 30km phân về 2 hướng của điểm chính. Sau đó trộn các mẫu với nhau, sử dụng mẫu trộn đem phân tích. Hình 2.1:Sơ đồ vị trí thu mẫu Tại mỗi địa điểm sẽ thu 1 mẫu định tính, 1 mẫu định lượng, 1 mẫu phân tích vi sinh và 2 mẫu phân tích chỉ số thủy lý, hóa. 2.2.3. Công tác thực địa Thu mẫu thực vật nổi (Phytoplankton) để định tính bằng lưới hình chóp, đường kính miệng lưới 40 cm, chiều dài lưới 120 cm, kích thước mắc lưới 20 µm, lưới được kéo nằm ngang ở tầng mặt với tốc độ 0,5 m /giây trong vòng 3 – 5 phút. Thu mẫu thực vật nổi định lượng để xác định mật độ (số cá thể / m3) bằng cách lọc 60 lít nước qua lưới . Mẫu thu được cho vào lọ nhựa đã khử trùng, cố định bằng formol 4 %. Thu mẫu nước để phân tích các chỉ số thủy lý, hóa, sinh. Chai, can lấy mẫu được rửa kỹ bằng nước sạch, tráng lại bằng nước tại vị trí cần lấy mẫu, đặt chai và can dưới mặt nước ở độ sâu 20 cm, lấy đầy nước, đậy nắp và cố định ngay trong thùng đá ở 4oC, bảo quản mẫu ở nhiệt độ này cho đến khi phân tích mẫu. Các chỉ số: nhiệt độ, pH, Eh, Ec, DO, TDS, độ mặn, độ trong được đo trực tiếp ngoài hiện trường. Thiết bị đo các chỉ số trên được trình bày ở bảng 2.1 Các chỉ số Đơn vị đo Thiết bị Nhiệt độ 0C Máy Sension 156 pH Máy Sension 156 Eh mV Máy Sension 156 Ec mS/m SMEWW 2510 DO mg/l Máy Sension 156 TDS mg/l Máy Sension 156 Độ mặn 0 Máy Sension 156 Độ trong cm Đĩa secchi Bảng 2.1 : Các thiết bị đo các yếu tố vật lý 2.2.4. Trong phòng thí nghiệm Mẫu thực vật phiêu sinh được phân tích tại phòng thí nghiệm của Phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường - Viện Sinh học nhiệt đới 85 Trần Quốc Toản, Phường 7, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. Thực vật phiêu sinh được định loại trên cơ sở hình thái học dựa vào các tài liệu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Các mẫu định lượng được phân tích theo phương pháp Sedgewick Rafter [18], [21]. Danh lục các loài tảo được sắp xếp theo tác giả Nguyễn Văn Tuyên [12] .Thiết bị phân tích gồm: kính hiển vi Olympus BX 51, buồng đếm Sedgewick Rafter, lam, lamen, ống đong, pipet và máy chụp ảnh kỹ thuật số. Độ đa dạng: dựa trên chỉ số Shannon và Wiener (1949). Tỷ lệ các nhóm tảo: dựa theo Fefoldy Lajos thuộc viện hàn lâm khoa học Hungari, 1980. Độ tương đồng: dựa vào chỉ số Bray Curtis (1957). Xác định độ đồng đều giữa các loài tại mỗi tháng thu mẫu: chỉ số ưu thế Berger – Parker (1970). Đánh giá chất lượng nước dựa trên thang 6 bậc của Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô cũ. Các chỉ số thủy hóa Na+, K+, Ca2+, Mg2+, SO42-, Cl-, HCO3-, CO32-, Chì (Pb) TSS, BOD, COD, N- NH4, Nitơ tổng, Photpho tổng được phân tích tại Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam 271/3 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. Chỉ số vi sinh được phân tích tại phòng kiểm nghiệm Hóa, Lý, Vi sinh Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh (167 Pasteur Quận 3 – Tp. Hồ Chí Minh). Mỗi chỉ số được phân tích bởi một phương pháp ứng với một mã số . Chỉ số thủy hóa, sinh Phương pháp Na+ TCVN 6196 – 1996 K+ TCVN 6196 – 1996 Ca2+ TCVN 6198 – 1999 Mg2+ TCVN 6198 – 1999 SO42- TCVN 5987 – 1995 Cl- TCVN 6194 – 1996 HCO3- TCVN 5945 – 1995 CO32- TCVN 5987 – 1995 Chì ( Pb ) TCVN 6496 – 1999 TSS TCVN 4560 - 1990 BOD Ủ, máy đo tự động COD K2Cr2O7 Ammonia ( tính theo N ) Salicylate Tổng Nitơ Chromotropic acid Tổng phospho Ascorbic acid Coliform TCVN 6187 – 1:1996 2.5. Xử lý số liệu thống kê Dùng phần mềm thống kê sinh học Primer 5 tính các chỉ số Bray Curtis, Margalef và Shannon – Wiener, đơn vị tính là loài (loài hình thái). Excel 2003 để xử lý số liệu và Photoshop 7.0 để xử lý hình ảnh. Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tính chất vật lý – hóa học của nước sông Sài Gòn trạm bơm nhà máy nước Tân Hiệp 3.1.1. Tính chất vật lý của nước trạm bơm  Nhiệt độ: Nhiệt độ nước trong vùng tương đối ổn định, không có sự dao động lớn giữa 2 mùa. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa (28,850C) cao hơn so với mùa khô (28,450C). Sự biến động nhiệt độ được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1. Bảng 3.1: Biến động nhiệt độ (0C) theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Nhiệt độ (0C) 28,4 29,3 28,2 28,7 Trung bình 28,85 28,45 t0C Hình 3.1: Sự biến động nhiệt độ theo thời gian  Chất rắn lơ lững (TSS): Hàm lượng TSS trung bình vào mùa mưa (31) mg/l, vào mùa khô (48,5)mg/l. Hàm lượng TSS có sự chênh lệch giữa mùa mưa và mùa khô do mùa khô mực nước sông giảm thấp tích tụ nhiều chất rắn lơ lững. Nước thuộc loại 4/6 (theo X.M.Drachev)[12] vào cả mùa mưa và mùa khô. Sự dao động giá trị TSS được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.2. Bảng 3.2: Biến động TSS (mg/l) theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Giá trị TSS (mg/l) 30 32 45 52 Trung bình 31 48,5 mg/l Hình 3.2: Sự biến động TSS (mg/l) theo thời gian  Chất rắn hòa tan (TDS): Giá trị TDS trung bình vào mùa mưa (42,2)mg/l cao hơn so với trung bình mùa khô (29,8) mg/l. Giá trị TDS khảo sát thấp hơn nhiều so với mức cho phép của tiêu chuẩn nước sinh hoạt <1000mg/l) [12]. Biến động giá trị TDS được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.3 Bảng 3.3: Biến động TDS (mg/l) theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Giá trị TDS (mg/l) 47,3 37,1 25,9 33,6 Trung bình 42,2 29,8 mg/l Hình 3.3: Sự biến động TDS (mg/l) theo thời gian  Độ trong: Mùa mưa độ trong trung bình (20) cm cao hơn hơn so với trung bình mùa khô (12,5) cm. Do mùa khô hàm lượng TSS tăng nên nước sông mùa khô đục hơn mùa mưa. Nước sông thuộc dạng 3/6 vào mùa mưa, và 4/6 vào mùa khô [12]. Sự biến động độ trong được thể hiện ở bảng 3.4, hình 3.4. Bảng 3.4: Biến động độ trong (cm) theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Độ trong (cm) 18 22 14 11 Trung bình 20 12.5 cm Hình 3.4: Sự biến động độ trong (cm) theo thời gian Nhìn chung, tính chất vật lý của môi trường nước qua các tháng khảo sát tại trạm bơm cho kết quả nước sông Sài Gòn đã bị sơ nhiễm (α Mesosaprobe) vào mùa mưa, và nhiễm bẩn (β Mesosaprobe ) trong mùa khô. 3.1.2. Tính chất hóa học của nước sông Sài Gòn tại trạm bơm  Thể loại hóa học cơ bản của nước Bảng 3.5: Các chỉ số thủy hóa cơ bản của nước trạm bơm T9/2009 g.m-3 Hệ số đổi g.e ra g g.e % của g.e (s) a (cm) K+ 3,3 39,102 0,084 7,19 0,30 Na+ 13,78 22,990 0,599 51,24 2,13 Ca2+ 4,42 20,040 0,221 18,91 0,79 Mg2+ 3,22 12,153 0,265 22,67 0,94 1,169 100% CO32- 24,56 30,004 0,819 0,39 0,016 HCO3- 26,37 61,017 0,432 0,21 0,009 Cl- 18,06 35,453 0,509 0,24 0,010 SO42- 16,61 48,031 0,346 0,16 0,007 2,106 100% I = 3,275 200% I = 3,275 I = 1,81 0,023 I = 0,04162 a = (0,023 I ).S (cm ) r = 0,572 I = 0,572 x 1,81 =1,04 Dựa vào các chỉ số thủy hóa ở bảng 3.5 ta có sơ đồ thủy hóa R. Maucha T 9/2009. Hình 3.5. Sơ đồ thủy hóa R. Maucha tại trạm bơm T9/2009 Bảng 3.6: Các chỉ số thủy hóa cơ bản nước trạm bơm T11/2009. g.m-3 Hệ số đổi g.e ra g g.e % của g.e (s) a (cm) K+ 0,82 39,102 0,021 7,19 0,149 Na+ 3,44 22,990 0,149 51,03 1,061 Ca2+ 1,1 20,040 0,055 18,84 0,392 Mg2+ 0,81 12,153 0,067 22,95 0,477 0,292 100% CO32- 6,13 30,004 0,204 38,86 0,808 HCO3- 6,58 61,017 0,108 20,57 0,428 Cl- 4,51 35,453 0,127 24,19 0,503 SO42- 4,14 48,031 0,086 16,38 0,341 0,525 100% I = 0,817 I = 0,904 0,023 I = 0,020792 a = (0,023 I ).S (cm ) r = 0,572 I = 0,517 Dựa vào các chỉ số thủy hóa ở bảng 3.6 ta có sơ đồ thủy hóa R. Maucha T11/2009. Hình 3.6. Sơ đồ thủy hóa R. Maucha tháng 11/2009 Bảng 3.7: Các chỉ số thủy hóa cơ bản nước trạm bơm T1/2010 g.m-3 Hệ số đổi g.e ra g g.e % của g.e (s) a (cm) K+ 2,31 39,102 0,059 7,22 0,25 Na+ 9,64 22,990 0,419 51,29 1,78 Ca2+ 3,09 20,040 0,154 18,85 0,66 Mg2+ 2,25 12,153 0,185 22,64 0,79 0,817 100% CO32- 17,17 30,004 0,572 38,86 1,35 HCO3- 18,44 61,017 0,302 20,52 0,71 Cl- 12,62 35,453 0,356 24,18 0,84 SO42- 11,6 48,031 0,242 16,44 0,57 1,472 100% I = 2,289 I = 1,513 0,023 I = 0,03479 a = (0,023 I ).S (cm ) r = 0,572 I = 0,865 Dựa vào các chỉ số thủy hóa ở bảng 3.7 ta có sơ đồ thủy hóa R. Maucha T1/2010. Hình 3.7. Sơ đồ thủy hóa R. Maucha tháng 1/2010 Bảng 3.8: Các chỉ số thủy hóa cơ bản nước trạm bơm T3/2010 g.m-3 Hệ số đổi g.e ra g g.e % của g.e (s) a (cm) K+ 2,11 39,102 0,054 7,23 0,24 Na+ 8,81 22,990 0,383 51,27 1,71 Ca2+ 2,82 20,040 0,141 18,88 0,63 Mg2+ 2,06 12,153 0,169 22,62 0,75 0,747 100% CO32- 15,7 30,004 0,523 38,86 1,29 HCO3- 16,85 61,017 0,276 20,51 0,68 Cl- 11,54 35,453 0,326 24,22 0,81 SO42- 10,61 48,031 0,221 16,42 0,55 1,346 100% I = 2,093 I = 1,447 0,023 I = 0,033281 a = (0,023 I ).S (cm ) r = 0,572 I = 0,828 Dựa vào các chỉ số thủy hóa ở bảng 3.8 ta có sơ đồ thủy hóa R. Maucha T3/2010. Hình 3.8. Sơ đồ thủy hóa R. Maucha nước trạm bơm T3/2010 Qua 4 sơ đồ thủy hóa R. Maucha nhận thấy nước sông Sài Gòn thuộc loại nước ngọt (Carbonate water) [12]. Kết quả hàm lượng Na+ cao, điều này có thể là do sự tồn lưu trong nước các chất phụ gia có trong Detergents (chất tẩy rửa tổng hợp) nhằm làm tăng hiệu quả của Detergents như các tổ hợp Phosphat-sulphate natri, Carbonxylmethyl-cellulose, Tripoliphotphat natri, Pyrophosphate natri…có nguồn gốc từ nước thải các khu công nghiệp hay từ nước sinh hoạt của dân cư xả ra sông.  Độ pH: Nhìn chung độ pH môi trường nước có đặc điểm acid nhẹ đến trung tính. Giá trị pH trung bình vào mùa khô (6,32) và mùa mưa (6,18). Giá trị pH cho thấy nước đang ở mức sơ nhiễm (α Mesosaprobe)[12]. Sự biến động pH được thể hiện qua bảng 3.9 và hình 3.9 Bảng 3.9: Biến động pH theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 pH 5,61 6,74 6,25 6,39 Trung bình 6,18 6,32 Hình 3.9: Sự biến động pH theo thời gian  Lượng oxy hòa tan (DO): Trung bình mùa mưa (4,65) mg/l, trung bình mùa khô (4,1) mg/l. Giá trị DO ở 2 mùa mưa và khô đều thấp, biểu thị nước nhiễm bẩn ở mức β Mesosaprobe [12]. Sự biến động DO được thể hiện ở bảng 3.10 và hình 3.10 Bảng 3.10: Biến động DO (mg/l) theo thời gian Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 DO (mg/l) 4.8 4,5 3,9 4,3 Trung bình 4,65 4,1 mg/l Hình 3.10: Sự biến động DO (mg/l) theo thời gian.  Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5): Giá trị BOD5 trung bình mùa mưa (2,5) mg/l, thuộc loại nước sơ nhiễm 3/6, vào mùa khô trung bình (3,0) mg/l, thuộc loại nước nhiễm bẩn 4/6 [12]. Sự biến động BOD5 được thể hiện ở bảng 3.11 và hình 3.11. Bảng 3.11: Biến động BOD5 (mg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 BOD5 (mg/l) 2 3 3 3 Trung bình 2,5 3 mg/l Hình 3.11: Sự biến động BOD5 (mg/l) theo thời gian.  Nhu cầu oxy hóa học (COD): Giá trị COD trung bình mùa mưa (5,5) mg/l thấp hơn trung bình mùa khô (5,8) mg/l, do mùa mưa mực nước sông dâng cao đã pha loãng hàm lượng các chất hữu cơ của sông. Giá trị COD nước sông Sài Gòn được xếp vào loại nước bẩn Polysaprobe 1[12]. Sự biến động COD được thể hiện ở bảng 3.12 và hình 3.12. Bảng 3.12: Biến động COD (mg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 COD (mg/l) 5,9 5,1 6,2 5,3 Trung bình 5,5 5,8 mg/l Hình 3.12: Sự biến động COD (mg/l) theo thời gian.  Hàm lượng đạm amoni (N-NH4+): Mùa mưa hàm lượng N-NH4+ trung bình (0,21) mg/l nước ở dạng sơ nhiễm, trung bình mùa khô (0,69) mg/l nước đang bị nhiễm bẩn. Sự biến động NH4+ được thể hiện ở bảng 3.13 và hình 3.13 Bảng 3.13: Biến động NH4+ (mg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 N-NH4+ (mg/l) 0,17 0,25 0,45 0,92 Trung bình 0,21 0,69 mg/l Hình 3.13: Sự biến động N-NH4+ (mg/l) theo thời gian.  Thế oxy hóa – khử (Eh): Phản ứng oxy hóa – khử là phản ứng cơ bản và quan trọng trong hệ sinh thái. Mọi phản ứng hóa học xảy ra trong nước đều liên quan đến quá trình sinh học và phụ thuộc nhiều vào thế oxy hóa – khử. Tổng hiệu thế oxy hóa – khử sẽ cho biết mức độ cân bằng và xu thế của hệ [12]. Kết quả điều tra cho thấy xu thế chung là xu thế oxy hóa (hệ lệch dương) vào mùa mưa tốt hơn mùa khô, tổng hiệu thế oxy hóa – khử tại các tháng trên sông vào mùa khô dao động từ (85 – 103 mV) cao hơn mùa mưa (64 – 72 mV). Sự biến động Eh được thể hiện ở bảng 3.14 và hình 3.14 Bảng 3.14: Biến động Eh (mV) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Eh (mV) 64 72 103 85 Trung bình 68 94 mV Hình 3.14: Sự biến động Eh (mV) theo thời gian.  Độ dẫn điện (Ec): Trung bình (74,4) mS/m, giá trị Ec dao động nhẹ giữa các tháng thu mẫu và giữa 2 đợt khảo sát. Vào mùa khô giá trị Ec trung bình (76,95) mS/m có phần cao hơn mùa mưa (71,85) mS/m. Giá trị Ec tại các tháng khảo sát tại trạm bơm giúp xác định thể loại hóa học cơ bản của nước sông Sài Gòn thuộc loại nước ngọt (Carbonate water). Sự biến động Ec được thể hiện ở bảng 3.15 và hình 3.15. Bảng 3.15: Biến động Ec (mS/m) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Ec (mS/m) 115 28,7 80,4 73,5 Trung bình 71,85 76,95 mS/m Hình 3.15: Sự biến động Ec (mS/m) theo thời gian.  Hàm lượng Nitơ tổng (TN): Lượng N tổng trung bình vào mùa mưa (1,28) mg/l cao hơn trung bình mùa khô (1,19) mg/l. Với giá trị này dựa theo Fefoldy Lajos thuộc viện hàn lâm khoa học Hungary (1980) thì nước trong vùng tại các điểm khảo sát đang ở tình trạng phú dưỡng ở mức Eutrophy cả trong mùa khô lẫn mùa mưa [12]. Sự biến động hàm lượng N tổng được thể hiện ở bảng 3.16 và hình 3.16. Bảng 3.16: Biến động N tổng (mg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 TN (mg/l) 1,36 1,19 1,18 1,2 Trung bình 1,28 1,19 mg/l Hình 3.16: Sự biến động TN (mg/l) theo thời gian.  Hàm lượng photpho tổng (TP): Hàm lượng P tổng trung bình vào mùa mưa ( 0,04) mg/l, mùa khô (0,06) mg/l. Với kết quả trên, dựa theo Fefoldy Lajos thuộc viện hàn lâm khoa học Hungary (1980) nước sông Sài Gòn tại trạm bơm phú dưỡng ở mức Eutrophy cả trong mùa khô lẫn mùa mưa [12]. Sự biến động hàm lượng P tổng được thể hiện ở bảng 3.17 và hình 3.17. Bảng 3.17: Biến động TP (mg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 P tổng (mg/l) 0,02 0,06 0,05 0,08 Trung bình 0,04 0,06 mg/l Hình 3.17: Sự biến động P tổng (mg/l) theo thời gian.  Hàm lượng chì (Pb): Lượng Pb trong nước sông Sài Gòn thấp. Giá trị Pb trung bình vào mùa mưa (0,003) μg/l, mùa khô (0,002) μg/l, đều nằm trong giới hạn cho phép dùng cho nước cấp sinh hoạt [12]. Sự biến động hàm lượng Pb được thể hiện ở bảng 3.18 và hình 3.18. Bảng 3.18: Biến động Pb (μg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T1/2009 T1/2010 T3/2010 Pb (μg/l) 0,003 0,003 0,002 0,002 Trung bình 0,003 0,002 mg/l Hình 3.18: Sự biến động Pb (μg/l) theo thời gian  Hàm lượng Cadimi (Cd): Nhìn chung lượng Cd trong nước sông Sài Gòn thấp. Giá trị Cd trung bình vào mùa mưa (0,006) mg/l, mùa khô (0,004) mg/l, đều nằm trong giới hạn cho phép dùng cho nước cấp sinh hoạt [12]. Sự biến động hàm lượng Cd được thể hiện ở bảng 3.19 và hình 3.19 Bảng 3.19: Biến động Cd (mg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian Tháng 9/2009 Tháng 11/2009 Tháng 1/2010 Tháng 3/2010 Cd (mg/l) 0,009 0,003 0,002 0,006 Trung bình 0,006 0,004 mg/l Hình 3.19: Sự biến động Cd (mg/l) theo thời gian  Hàm lượng Asen (As): Lượng As trong nước sông Sài Gòn thấp, trung bình (0,003) mg/l, ổn định qua các tháng khảo sát ở cả mùa mưa và mùa khô, đều nằm trong giới hạn cho phép dùng cho nước cấp sinh hoạt [12]. Sự biến động hàm lượng As được thể hiện ở bảng 3.20 và hình 3.20. Bảng 3.20: Biến động As (mg/l) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 As (mg/l) 0,003 0,003 0,003 0,003 Trung bình 0,003 Hình 3.20: Sự biến động As (mg/l) theo thời gian Kết quả phân tích các yếu tố hóa học DO, BOD5, COD, NH4+, pH, Eh, EC, cho thấy tính chất hóa học của nước sông Sài Gòn đạt loại α – β Mesosaprobe. Chỉ số N tổng, P tổng cho thấy nước đang ở độ phì Eutrophy. Hàm lượng các kim loại nặng Pb,Cd, As không đáng kể. Tính chất môi trường nước sông có đặc điểm α – mesosaprobe đến β – mesosaprobe. 3.2. Tính chất sinh học của nước sông Sài Gòn tại trạm bơm 3.2.1. Chỉ số vi sinh vật (Coliform) Qua 2 đợt khảo sát, chỉ số Coliform tại các tháng vào mùa mưa đều bằng 100 CFU/100ml, và tăng đột biến vào các tháng mùa khô, vào tháng 1/2010 là 1500CFU/100ml, tháng 3/2010 là 2600CFU/ml (phụ lục1). Chứng tỏ nguồn nước sông vào mùa khô đã bị ô nhiễm từ các hộ dân sinh sống ven bờ sông và các chất thải từ các khu công nghiệp. Chỉ số Coliform cho thấy nước thuộc loại 3/6 [12]. Bảng 3.21: Biến động Coliform (CFU/100ml) theo thời gian. Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Coliform (CFU/100ml) 100 100 1500 2600 Trung bình 100 2050 CFU/100ml Hình 3.21: Sự biến động Coliform trên sông Sài Gòn tại trạm bơm 3.2.2. Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh Kết quả phân tích 2 đợt khảo sát vào mùa mưa năm 2009 và mùa khô năm 2010 đã phát hiện được 56 loài và dưới loài, thuộc 5 ngành, 16 bộ, 22 họ thực vật phiêu sinh (phụ lục 1). Ngành Bacillariophyta chiếm ưu thế với 20 loài ( 35,7%), 16 loài Cyanophyta ( 28,5% ), 13 loài Chlorophyta (23,2 % ), 6 loài Euglenophyta (chiếm 10,7 % tổng số loài) và thấp nhất Chrysophyta với 1 loài (chiếm 1,8 % ), thể hiện ở bảng 3.23, và hình 3.23 Bảng 3.22: Cấu trúc các ngành tảo. STT Loài Số lượng Tỉ lệ 1 Bacillariophyta 20 35,7% 2 Cyanophyta 16 28,6% 3 Chlorophyta 13 23,2% 4 Euglenophyta 6 10,7% 5 Chrysophyta 1 1,8% Tổng 56 100% Hình 3.22: Cấu trúc các ngành tảo nước sông Sài Gòn tại trạm bơm. Xét riêng từng ngành tảo cho thấy: Ngành Bacillariophyta có số loài chiếm ưu thế (20 loài), chúng phát triển mạnh, mật độ cao, thường nở hoa làm cho nước có màu vàng nâu hay xanh vàng. Ngành Cyanophyta có số loài đứng thứ 2 sau ngành tảo Silic (16 loài), một số là tảo dạng tập đoàn như Microcystis, Merismopedia, hoặc dạng chuỗi Oscillatoria, Anabaena. Chúng ưa môi trường giàu dinh dưỡng và có dòng chảy yếu, rất dễ nở hoa nước, đặc biệt là chi Microcystis có khả năng tiết độc tố làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ngành Chlorophyta là ngành có số loài đứng thứ 3 (13 loài), chúng tập trung ở các chi Pediastrum, Staurastrum, Ankistrodesmus và Scenedesmus, các nhóm tảo thuộc ngành này được xem là nguồn protein của thủy vực. Chúng ưa môi trường nước tĩnh giàu dinh dưỡng và có khả năng làm sạch môi trường. Ngành Euglenophyta tuy số loài hiện diện không nhiều (6 loài) nhưng chúng hầu như có mặt tại tất cả các tháng thu mẫu. Điều này cho thấy môi trường nước trong vùng đã bị ô nhiễm, vì đây là nhóm tảo chỉ thị cho môi trường nhiễm bẩn, chúng ưa môi trường giàu chất hữu cơ và chúng cũng có khả năng làm sạch môi trường do nhu cầu dinh dưỡng cao. Ngành Chrysophyta chỉ có 1 loài thuộc Dinobryon, chúng ưa môi trường nước tĩnh và giàu dinh dưỡng Nhìn chung, số lượng loài thực vật phiêu sinh trong nước không có sự thay đổi nhiều qua các tháng khảo sát ở 2 mùa. Vào mùa mưa tại các tháng thu mẫu tại trạm đã xác định được 34 loài, mùa khô 33 loài (phụ lục 1 ). Số lượng loài thể hiện sự đa dạng, đồng thời phản ánh chất lượng nước. Số lượng loài càng cao mức độ ô nhiễm trong môi trường nước càng thấp và ngược lại. Số lượng loài tảo vào mùa mưa và mùa khô thể hiện qua bảng 3.24 và hình 3.24 Bảng 3.23: Số lượng loài tảo đợt khảo sát mùa mưa, mùa khô Mùa mưa Mùa khô Thời gian T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 Số lượng loài 34 32 33 29 Trung bình 33 31 Hình 3.23: Số loài thực vật phiêu sinh nước sông Sài Gòn Kết quả đợt khảo sát về tảo trong nước sông Sài Gòn đã xác định có 56 loài, trong đó có các loài tảo độc là Microcystis aeruginosa, Oscillatoria splendida và các loài có khả năng gây độc là Anabaena sp, Lyngbya. Khi bị ngộ độc tảo lam Microcystis aeruginosa qua đường tiêu hóa hay hô hấp đều dẫn đến các men của chu trình Kreb và mạng lưới hô hấp sẽ bị phá hủy hàng loạt, các quá trình oxy hóa hoạt hóa photpho trong ti thể của gan sẽ bị phá hủy gây hoại tử gan [12]. Còn tảo Oscillatoria splendida tiết Axit oxalic, Axit citric, Aldehid, các chất bay hơi kiểu Phytocid gây độc cho các động vật và cá. Chất độc do tảo tiết ra có 1 số tác động sau: paralytic (gây liệt), neurotoxic (ảnh hưởng thần kinh), amnestic (gây mất trí nhớ), diarrhetic (gây tiêu chảy). Nước sông Sài Gòn còn có tảo làm cho nước có mùi vị thuộc các chi Anabaena, Dinobryon, Staurastrum, Pandorina và các loài tảo làm tắc lọc nước là Melosira granulata Ehren, Microcystis aeruginosa Kuetz, Spirogyra ionia Wade và Dinobryon sertularia Ehren. Kết quả phân tích xác định có các loài chỉ thị độ bẩn ở mức mesosaprobe gồm: Oscillatoria princeps Vaucher, Euglena acus Ehren, Euglena spirogyra Ehren [12], loài chỉ thị độ bẩn ở mức Oligosaprobe là Phacus longicauda. Môi trường nước ít nhiều đã bị nhiễm bẩn. Một số loài thuộc Nitzschia, Microcystis, Scenedesmus, Ankistrodesmus khi nở hoa tiết nhiều Methylamine, Putrecine, Etanolamin, Butanolamin, Dimethylamin trong điều kiện môi trường giàu Nitrite và pH thấp như trong đường tiêu hóa của người, chúng cấu tạo nên Nitrosamine là chất gây ung thư. Khi clor hóa để cấp nước sinh hoạt, clor này sẽ kết hợp với các chất hữu cơ do một số loài tảo tiết ra trong nước, tạo thành những hợp chất hữu cơ có chứa clor. Những hợp chất này thường là không phân tích được, đun sôi độc tính không mất, thậm chí tăng lên hàng nghìn lần. Những hợp chất hữu cơ có chứa clor có hoạt tính sinh học cao đối với các sinh vật máu nóng ( ví dụ con người), trong đó tạo các chất gây ung thư, dị ứng. Số loài tảo trên sông Sài Gòn không có sự khác biệt nhiều qua 2 đợt khảo sát. Sự xuất hiện nhiều loài tảo lam chứa độc tố, nhiều tảo gây mùi vị cho nước, làm tắc lọc nước và loài đặc trưng chỉ thị cho môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ cho biết nước trong vùng đã bị ô nhiễm ở mức Mesosaprobe. 3.2.3. Cấu trúc số lượng và loài ưu thế Số lượng tảo vào mùa mưa từ 655 – 1125 tb/ lít cao hơn mùa khô từ 762 – 778 tb/ lít (phụ lục 3). LƯT vào tháng 9 là Oscillatoria splendid, tháng 11 và tháng 1 đều là Microcystis aeruginosa , tháng 3 là loài Melosira granulata (Bảng 3.25). Tỷ lệ mật độ của LƯT trên mật độ chung chiếm từ (19,85% – 33,42%) vào mùa mưa và (35,22 – 48,16%) vào mùa khô (Bảng 3.25 ). Nước đang bị phú dưỡng hóa (thuộc loại Eutrophy) Bảng 3.24 : Cấu trúc số lượng và loài ưu thế Thời gian Tổng số loài Tổng số lượng tb Số lượng LƯT Tỉ lệ % Loài ƯT T9/09 34 655 130 19,85% Oscillatoria splendida T11/09 32 1125 376 33,42% Microcystis aeruginosa T1/10 33 778 274 35,22% Microcystis aeruginosa T3/10 29 762 367 48,16% Melosira granulata Hình 3.24: Cấu trúc số lượng và loài ưu thế mùa mưa và mùa khô 3.3. Các chỉ số sinh học của tảo và tính chất, chất lượng nước trạm bơm 3.3.1. Chỉ số tương đồng Bray Curtis Chỉ số phản ánh mức độ tương đồng về sự hiện diện và phong phú của loài [19]. Bảng 3.25. Chỉ số tương đồng thực vật phiêu sinh nước sông Sài Gòn mùa mưa và mùa khô Tháng 9 Tháng 11 55.1 Tháng 1 47.6 59.2 Tháng 3 46.1 38.7 45.4 Thời gian Tháng 9 Tháng 11 Tháng 1 Tháng 3 Hình 3.25: Cluster các cụm điểm tương đồng thực vật phiêu sinh nước sông Sài Gòn Kết quả ở bảng 3.26 cho thấy độ tương đồng thực vật phiêu sinh tương đối cao (38,7 – 59,2). Dựa vào hình 3.26 Cluster cho thấy rằng tính chất môi trường nước vào mùa mưa và mùa khô có các cấp mức độ tương đồng như sau: cụm 1 gồm 2 tháng 11 và 1 có mức độ tương đồng cao nhất đạt 59,2%, tiếp đó là cụm 2 có tháng 9 tương đồng với cụm 1 ở mức độ 51,25%, mức độ tương đồng của cụm 3 có tháng 3 tương đồng với cụm 2 đạt 43,4%. 3.3.4. Chỉ số ưu thế Berger – Parker Chỉ số ưu thế (D) Berger – Parker góp phần đánh giá tính đa dạng của quần xã. Chỉ số D nằm trong khoảng 0 – 1. Chỉ số D càng cao thì 1 hay 2 loài trong quần xã có xu hướng chiếm ưu thế cao trong quần xã, khi đó quần xã sẽ mất tính bền vững. Vì vậy, tính bền vững của quần xã giảm khi giá trị D tiến dần đến 1 [10]. Bảng 3.26: Chỉ số ưu thế Berger – Parker thực vật phiêu sinh nước sông Sài Gòn mùa mưa và mùa khô Thời gian Chỉ số ƯT T9/09 0.20 T11/09 0.33 T1/10 0.35 T3/10 0.48 Chỉ số ưu thế Berger – Parker tăng từ mùa mưa (0,2 – 0,33) sang mùa khô (0,35 – 0,48). Điều này cho thấy khi chỉ số ưu thế tăng, mức độ ô nhiễm từ mùa mưa sang mùa khô sẽ tăng dần. 3.3.5. Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener (H’) Chỉ số đa dạng (H’) vừa nói lên mức độ đa dạng về loài, vừa nói lên mức đồng đều của các loài đó [1], [13]. Giá trị H’ tăng khi số loài trong quần xã tăng, trong thực tế giá trị H’ không vượt quá 5,0. Giá trị H’ càng cao môi trường càng ít ô nhiễm [10]. Dựa vào chỉ số H’, Henna và Rya Sunoko (1995) đã đề nghị thang điểm phân loại chất lượng nước có thể đánh giá được tính chất môi trường nước tại các điểm khác nhau như sau: Chỉ số Shannon – Wiener Thang điểm đánh giá Mức độ nhiễm bẩn < 1 Rất ô nhiễm 1 – 2 Ô nhiễm > 2 – 3 Ô nhiễm nhẹ > 3 – 4,5 Sạch > 4,5 Rất sạch Bảng 3.27: Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener của thực vật phiêu sinh trạm bơm mùa mưa và mùa khô. Thời gian thu mẫu H' Tháng 9/2009 2,79 Tháng 11/2009 2,25 Tháng 1/2010 2,23 Tháng 3/2010 1,84 Từ kết quả phân tích kết hợp với thang đánh giá chất lượng nước của Henna và Rya Sunoko (1995), cho thấy tính chất môi trường nước tại các tháng khảo sát tại trạm bơm có khuynh hướng chuyển từ mức ô nhiễm nhẹ vào mùa mưa ( H’:2,25 – 2,79) sang ô nhiễm vào mùa khô (H’: 1,84 – 2,23). 3.3.6 Chỉ số về tỷ lệ các nhóm tảo Chỉ số về tỷ lệ các nhóm tảo dựa theo Fefoldy Lajos – Viện Hàn Lâm Khoa học Hungary công bố trong Biologiai Vizminosites, 1980 trong tập Viziigyi Hydrobiologia 9 sẽ cho phép chúng ta xác định độ phì của nước [12]. Bảng 3.28: Mối tương quan giữa cấu trúc tảo và độ phì [12] Cy: Ind Ch: Ind Diat: Ind E: Ind Ind. chung Oligotrophy Eutrophy Politrophy 0,1 – 0,3 0,3 – 3,0 0,5 – 5,0 1 1 – 2,5 2,5 – 3,1 0 – 0,2 0,2 – 3,0 0,4 – 6,0 0 – 0,1 0,1 – 0,4 0,4 – 0,5 1 1 – 5 5 – 20 Nguồn FEOLDY LAJOS – Viện Hàn Lâm Khoa học Hungari, 1980. Chỉ số về tỷ lệ các nhóm tảo qua các đợt khảo sát Cyanophyta index = Cy/D = 16/4 = 4 (Politrophy) Chlorococcales index = Ch/D = 4/4 = 1 (Oligotrophy) Diatomeae index = C/P = 8/12= 0,7 (Politrophy) Eulenophyta index = E/(Cy + Ch) = 6/ (16 + 4) = 0,3 (Eutrophy) Index chung = (Cy + Ch + C + E)/E = (16 + 4 + 0 + 6)/6 = 4,3 (Eutrophy) Các chỉ số tảo từ mùa mưa sang mùa khô có sự biến thiên khá lớn từ Oligotrophy đến Politrophy. Chỉ số Cyanophyta index và Diatomeae index thể hiện đặc điểm Politrophy. Chlorococcales index thể hiện đặc điểm Oligotrophy, trong khi đó chỉ số Euglenophyta index và Index chung thể hiện đặc điểm Eutrophy. Trên cơ sở cấu trúc thành phần loài, mật độ tảo, loài chỉ thị và các chỉ số sinh học, có thể xếp môi trường nước sông Sài Gòn vào loại Mesosaprobe và Eutrophy [12]. 3.4. Chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm theo thang 6 bậc của Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô cũ Tuy nhiên, để xác định tính chất của nước trong môi trường thì cần thiết phải xem xét từ các gốc độ thủy lý, hóa, sinh. Dựa trên thang đánh giá chất lượng nước 6 bậc của Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô cũ, nước sông Sài Gòn được xếp loại như sau: Bảng 3.29: Chất lượng nước trạm bơm mùa mưa và mùa khô theo thang 6 bậc của Viện Hàn Lâm Khoa học Liên Xô Chỉ tiêu Mùa mưa Mùa khô T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 TSS (mg/l) 30 32 45 52 Độ trong 18 22 14 11 Mùi (điểm) 0 0 0 0 pH 5,61 6,7 6,2 6,3 DO (mg/l) 4,8 4,5 3,9 4,3 BOD5 (mg/l) 2 3 3 3 COD (mg/l) 5,9 5,1 6,2 5,3 Đạm amonia (mg/l) 0,17 0,25 0,45 0,92 Pb (μg/l) 0,002 0,003 0,002 0,002 Coliform (CFU/100ml) 100 100 1500 2600 Thực vật (loài) 34 32 33 29 Tính chất α Mesosaprobe β Mesosaprobe β Mesosaprobe β Mesosaprobe Kết quả trên cho ta thấy nước sông Sài Gòn có xu hướng bẩn dần từ mùa mưa α – Mesosaprobe (bậc 3/6) sang mùa khô β – Mesosaprobe (bậc 4/6). Như vậy, tính chất môi trường nước sông xét từ cấp độ đơn lẻ lý, hóa, sinh đến cấp độ tổng thể các chỉ tiêu thủy lý, hóa, sinh đều đưa đến kết quả là môi trường nước trong vùng đang bị ô nhiễm với xu thế mùa khô cao hơn mùa mưa. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm Bến Than đạt loại 3/6 (α Mesosaprobe) vào mùa mưa và loại 4/6 (β Mesosaprobe) vào mùa khô. 2. Theo giá trị N tổng và P tổng cho thấy nước đã phú dưỡng hóa thuộc loại Eutrophy. 3. Thể loại hóa học cơ bản của nước là nước Carbonate (Carbonate water). 4. Hàm lượng Natri cao bất thường theo sơ đồ thủy hóa R.Maucha có thể do ảnh hưởng nước thải của các nhà máy sản xuất các sản phẩm có sử dụng Detergents xả ra. 5. Chỉ số Coliform cho thấy nước thuộc loại đã bị ô nhiễm phân người và động vật ở mức 3/6. 6. Về khu hệ tảo đã xác định được 56 loài, thuộc 5 ngành: Bacillariophyta 20 loài (35,7%), Cyanophyta 16 loài ( 28,6%), Chlorophyta 13 loài (23,2%), Euglenophyta 6 loài (10,7%), Chrysophyta 1 loài . Tỷ lệ tảo lam (Cyanophyta) là quá cao, gấp đôi bình thường. 7. Số lượng tảo dao động từ 655 – 1125 tb/lít cho thấy độ phì của nước thuộc loại Mesotrophy đến Meso – Eutrophy. 8. Đã phát hiện được các loài tảo chỉ thị độ bẩn ở mức Mesosaprobe là Oscillatoria princeps, Euglena acus, Euglena spirogyra. 9. Đã phát hiện a. 2 loài tảo lam độc là Microcystis aeruginosa (Tiết FDF- yếu tố gây chết nhanh, gây hoại tử gan), Oscillatoria splendida (Tiết Axit oxalic, Axit citric, Aldehid gây độc cho động vật và cá). b. Nhóm gây mùi vị cho nước thuộc các chi Anabaena, Dinobryon, Staurastrum, Pandorina. c. Các loài gây tắc lọc nước là Melosira granulata, Microcystis aeruginosa và Spirogyra ionia và Dinobryon sertularia, Closterium, Oscillatoria, Navicula. 10. Với sự hiện diện của các chi đặc trưng cho hồ xử lí nước thải (Theo tư liệu của Liên Hiệp Quốc đã công bố) như Pandorina, Ankistrodesmus, Scenedesmus, Tetraedron, Nitzschia, Euglena, Phacus, Oscillatoria, Anabaena có mặt nhiều trong sông Sài Gòn, điều này cho thấy sông Sài Gòn như 1 con sông chứa nước thải. 11. Chỉ số đa dạng Shannon Wiener cho thấy nước thuộc loại sơ nhiễm 3/6 vào mùa mưa và nhiễm bẩn 4/6 vào mùa khô. 12. Một số loài đặc trưng cho vùng nhiệt đới cổ Đông Nam Á trước đây vẫn có trong nước sông Sài Gòn như Micrasterias alata, Pleurotaenium Kayei, Staurastrum javanicum, Cosmarium Askenasyi thì nay không còn gặp nữa. Đây là những loài chỉ thị nhạy bén nhất chỉ ra sự biến đổi thành phần hóa học của nước theo chiều hướng xấu đi. Kiến nghị 1. Sông Sài Gòn là hệ thống xử lí tự nhiên nó đang thay đổi cấu trúc sinh học để phù hợp với mức độ ô nhiễm mới, diễn thế sinh thái của hệ là diễn thế thứ sinh nó đang hoạt động tốt. Chúng ta phải hỗ trợ nó, không để sông chuyển sang Polysaprobe (vì khi chuyển sang Polysaprobe thì khả năng tự lọc sạch của sông sẽ giảm đi nhanh chóng). Do đó nước thải của các khu công nghiệp, nước sinh hoạt phải được xử lí trước khi xả ra sông Sài Gòn, nên áp dụng các biện pháp xử lí bằng phương pháp sinh học. 2. Hãy nhanh chóng hành động để cứu lấy sông Sài Gòn nên có những qui định không sống trên mặt hồ, mặt sông, không nuôi cá bè, nuôi các loại thủy sản trên hồ, trên sông. 3. Để đánh giá, xếp loại chất lượng nước nên có thang nhiều bậc để việc đánh giá được chính xác hơn, bởi vì quá trình ô nhiễm của thủy vực diễn ra 6 giai đoạn khác nhau, nếu chỉ có 2, 3 bậc sẽ không đánh giá đúng thực trạng của quá trình ô nhiễm đang ở giai đoạn nào. Và gần đây người ta đề cập đến vấn đề “Kiểm tra sinh học” (Bio- control) giám sát độ độc, giám sát hệ sinh thái. Kiểm tra sinh học để xác định trạng thái (status) và xu thế (Trends) của các hệ sinh thái trong môi trường. 4. Đánh giá độ độc của nước bằng cách nuôi Daphnia để thử nghiệm, để xác định LD50 (Letal Dose) và tất cả các hệ thống hiện đại để xác định chất lượng nước của các nước trên thế giới đều phải có xác định độ độc của nước (Toxicity) mà chúng ta hiện giờ chưa tiến hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đoàn Cảnh và ctv (2003), Nghiên cứu sử dụng các nhóm thủy sinh vật trong việc xây dựng Bio – Index phục vụ quan trắc chất lượng môi trường nước, Báo cáo nghiệm thu đề tài, Viện Sinh Học Nhiệt Đới. 2. Đoàn Cảnh và ctv (2005), Nghiên cứu sử dụng các nhóm thủy sinh vật trong việc xây dựng Bio – Index phục vụ quan trắc chất lượng môi trường nước, Báo cáo nghiệm thu đề tài, Viện Sinh Học Nhiệt Đới. 3. Đặng Kim Chi (2006), Hóa học môi trường, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Đại học quốc gia – Viện môi trường và tài nguyên (2008), Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, Nxb Hà Nội. 5. Lâm Minh Triết (2006), Bảo vệ môi trường và tài nguyên TPHCM, Viện môi trường và tài nguyên. 6. Lê Quốc Hùng (2006), Các phương pháp và thiết bị quan trắc môi trường nước, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội. 7. Lê Văn Khoa (2006), Khoa học môi trường, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 8. Lê Văn Khoa (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 9. Lê Trình, Lê Quốc Hùng (2004), Môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Lê Trình (2004), Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện các chỉ tiêu sinh học để đánh giá chất lượng và phân vùng, phân loại môi trường nước các thủy vực thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Thị Vân Hà, (2008), Điều tra cơ bản chất lượng nước sông Sài Gòn – Đồng Nai, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh 12. Nguyễn Văn Tuyên (2003), Đa dạng sinh học tảo trong thủy vực nội địa Việt Nam triển vọng và thử thách, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Văn Tuyên (1998), Sinh thái và môi trường, Nxb Giáo Dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 14. QCVN 08: 2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 15. Tập san, Nhà máy nước tân Hiệp- lịch sử hình thành và phát triển. 16. Nguồn internet, 17. Phạm Văn Miên, (2003), Nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu sinh học để giám sát hệ sinh thái thủy sinh thuộc lưu vực sông Mêcông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếng nước ngoài 18. A. Sournia (1978), Phytoplankton manual, UNESCO, UK p. 69 – 74, 251 – 260. 19. Bray J.R., Curtis CT. (1957), An ordination of the upland forest communities of Southern wisconsin. Ecological monograph 27: 325 – 349. 20. G.W.Prescott, Ph.D (1961), Algae of the western great lakes area, WM.C.Brown company publishers. 21. P. Andersen (1996), Design and implementation of some harmful algae monitoring systems, UNESCO. p.17 – 21. 22. L.A Xirenko; V.H Kosinskai (1988), Các hoạt chất sinh học của tảo và chất lượng nước, NXB Khoa học kiev. (Tiếng Nga). 23. F.Gloyna, Waste Stablisation, World Health Organisation, geneva, 1971. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam TRUNG TÂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG Center of Water quality and Environment (COWQE) 271/3 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 38352620; (84-8) 38350 850 Fax: 08 38351721 Số phiếu: ML09-08 1. Người gửi mẫu: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 2. Địa chỉ: ĐHSP TP.HCM 3. Ký hiệu mẫu: Sông Sài Gòn - BT T9/2009 4. Ngày lấy mẫu: 7/9/2009 5. Ngày nhận mẫu: 7/9/2009 6. Loại mẫu: Nước mặt 7. Kết quả phân tích: QCVN08:2008 loại A1 1 Độ cứng tổng cộng* mg/l CaCO3 24.56 TCVN 6224:1996 2 Canxi (Ca)* mg/l 4.42 SMEWW 5530-Ca-B 3 Magie (Mg)* mg/l 3.22 SMEWW 4500-Mg-B 4 Natri (Na)* mg/l 13.78 TCVN 6196-3:2000 5 Kali (K)* mg/l 3.30 TCVN 6196-3:2000 6 Độ kiềm tổng * (HCO3 2-) mg/l CaCO3 26.37 TCVN 6636-1:2000 7 Clorua (Cl-)* mg/l 18.06 SM 4500Cl- C - 1995 8 Sunphát (SO4 2-)* mg/l 16.61 TCVN 6200-96 9 Tổng P* mg/l 0.02 TCVN 6499-1999 10 Tổng N* mg/l 1.39 TCVN 6498 -1999 11 mg/l 30.0 TCVN 4560-3:90 12 mg/l 5.90 SMEWW 5220 13 mg/l 0.003 SMEWW 3113B 14 mg/l 0.009 SMEWW 3113B 15 mg/l 0.003 SMEWW 3113B 16 mg/l 0.17 TCVN 6179-1996 Ghi chú: Kết quả trên chỉ có giá trị trên mẫu phân tích. * Phương pháp được VILAS công nhận T.p Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 9 năm 2009 TT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM VÀ MÔI TRƯỜNG Phạm Gia Hiền TSS COD* Pb* Cd* Asen (As)* N-NH4+ Phương pháp KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Ðơn vịChỉ tiêu TT Kết quả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam TRUNG TÂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG Center of Water quality and Environment (COWQE) 271/3 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 38352620; (84-8) 38350 850 Fax: 08 38351721 Số phiếu: ML09-08 1. Người gửi mẫu: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 2. Địa chỉ: ĐHSP TP.HCM 3. Ký hiệu mẫu: Sông Sài Gòn - BT T9/2009 4. Ngày lấy mẫu: 6/9/2009 5. Ngày nhận mẫu: 6/9/2009 6. Loại mẫu: Nước mặt 7. Kết quả phân tích: QCVN08:2008 loại A1 1 Nhiệt độ 0C 28.4 Máy Sension 156 2 pH 5.61 TCVN 6492:1999 3 Eh mV 64 Máy Sension 156 4 Ec mS/cm 87.2 SMEWW 2510 5 DO mg/l 4.8 TCVN 5499:1995 6 TDS mg/l 47.3 TCVN 6498:1999 7 Độ trong cm 18 Đĩ a secchi 8 BOD5 mg/l 2 SMEWW 5210 Ghi chú: Kết quả trên chỉ có giá trị trên mẫu phân tích. T.p Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 9 năm 2009 TT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM VÀ MÔI TRƯỜNG Phạm Gia Hiền Phương pháp KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Ðơn vịChỉ tiêu TT Kết quả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam TRUNG TÂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG Center of Water quality and Environment (COWQE) 271/3 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 38352620; (84-8) 38350 850 Fax: 08 38351721 Số phiếu: ML09-08 1. Người gửi mẫu: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 2. Địa chỉ: ĐHSP TP.HCM 3. Ký hiệu mẫu: Sông Sài Gòn - BT T11/2009 4. Ngày lấy mẫu: 6/11/2009 5. Ngày nhận mẫu: 6/11/2009 6. Loại mẫu: Nước mặt 7. Kết quả phân tích: QCVN08:2008 loại A1 1 Độ cứng tổng cộng* mg/l CaCO3 6.13 TCVN 6224:1996 2 Canxi (Ca)* mg/l 1.1 SMEWW 5530-Ca-B 3 Magie (Mg)* mg/l 0.81 SMEWW 4500-Mg-B 4 Natri (Na)* mg/l 3.44 TCVN 6196-3:2000 5 Kali (K)* mg/l 0.82 TCVN 6196-3:2000 6 Độ kiềm tổng * (HCO3 2-) mg/l CaCO3 6.58 TCVN 6636-1:2000 7 Clorua (Cl-)* mg/l 4.51 SM 4500Cl- C - 1995 8 Sunphát (SO4 2-)* mg/l 4.14 TCVN 6200-96 9 Tổng P* mg/l 0.06 TCVN 6499-1999 10 Tổng N* mg/l 1.19 TCVN 6498 -1999 11 mg/l 32 TCVN 4560-3:90 12 mg/l 5.1 SMEWW 5220 13 mg/l 0.003 SMEWW 3113B 14 mg/l 0.003 SMEWW 3113B 15 mg/l 0.003 SMEWW 3113B 16 mg/l 0.25 TCVN 6179-1996 Ghi chú: Kết quả trên chỉ có giá trị trên mẫu phân tích. * Phương pháp được VILAS công nhận T.p Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 11 năm 2009 TT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM VÀ MÔI TRƯỜNG Phạm Gia Hiền KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Ðơn vịChỉ tiêu TT Kết quả Asen (As)* N-NH4+ Phương pháp TSS COD* Pb* Cd* Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam TRUNG TÂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG Center of Water quality and Environment (COWQE) 271/3 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 38352620; (84-8) 38350 850 Fax: 08 38351721 Số phiếu: ML09-08 1. Người gửi mẫu: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 2. Địa chỉ: ĐHSP TP.HCM 3. Ký hiệu mẫu: Sông Sài Gòn - BT T11/2009 4. Ngày lấy mẫu: 6/11/2009 5. Ngày nhận mẫu: 6/11/2009 6. Loại mẫu: Nước mặt 7. Kết quả phân tích: QCVN08:2008 loại A1 1 Nhiệt độ 0C 29.3 Máy Sension 156 2 pH 6.74 TCVN 6492:1999 3 Eh mV 72 Máy Sension 156 4 Ec mS/cm 28.7 SMEWW 2510 5 DO mg/l 6.74 TCVN 5499:1995 6 TDS mg/l 37.1 TCVN 6498:1999 7 Độ trong cm 22 Đĩa secchi 8 BOD mg/l 3 SMEWW 5210 Ghi chú: Kết quả trên chỉ có giá trị trên mẫu phân tích. T.p Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 11 năm 2009 TT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM VÀ MÔI TRƯỜNG Phạm Gia Hiền Phương pháp KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Ðơn vịChỉ tiêu TT Kết quả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam TRUNG TÂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG Center of Water quality and Environment (COWQE) 271/3 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 38352620; (84-8) 38350 850 Fax: 08 38351721 Số phiếu: ML10-04 1. Người gửi mẫu: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 2. Địa chỉ: ĐHSP TP.HCM 3. Ký hiệu mẫu: Sông Sài Gòn - BT T1/2010 4. Ngày lấy mẫu: 6/1/2010 5. Ngày nhận mẫu: 6/1/2010 6. Loại mẫu: Nước mặt 7. Kết quả phân tích: QCVN08:2008 loại A2 1 Nhiệt độ 0C 28.2 Máy Sension 156 2 pH 6.25 TCVN 6492:1999 3 Eh mV 103 Máy Sension 156 4 Ec mS/cm 80.4 SMEWW 2510 5 DO mg/l 3.9 TCVN 5499:1995 6 TDS mg/l 25.9 TCVN 6498:1999 7 Độ trong cm 14 Đĩa secchi 8 BOD mg/l 3 SMEWW 5210 Ghi chú: Kết quả trên chỉ có giá trị trên mẫu phân tích. T.p Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 1 năm 2010 TT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM VÀ MÔI TRƯỜNG Phạm Gia Hiền KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Kết quảTT Phương phápChỉ tiêu Ðơn vị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam TRUNG TÂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG Center of Water quality and Environment (COWQE) 271/3 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 38352620; (84-8) 38350 850 Fax: 08 38351721 Số phiếu: ML10-08 1. Người gửi mẫu: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 2. Địa chỉ: ĐHSP TP.HCM 3. Ký hiệu mẫu: Nước sông Sải Gòn - BT T1/2010 4. Ngày lấy mẫu: 6/1/2010 5. Ngày nhận mẫu: 6/1/2010 6. Loại mẫu: Nước mặt 7. Kết quả phân tích: QCVN08:2008 loại A2 1 Độ cứng tổng cộng* mg/l CaCO3 17.17 TCVN 6224:1996 2 Canxi (Ca)* mg/l 3.09 SMEWW 5530-Ca-B 3 Magie (Mg)* mg/l 2.25 SMEWW 4500-Mg-B 4 Natri (Na)* mg/l 9.64 TCVN 6196-3:2000 5 Kali (K)* mg/l 2.31 TCVN 6196-3:2000 6 Độ kiềm tổng * (HCO3 2-) mg/l CaCO3 18.44 TCVN 6636-1:2000 7 Clorua (Cl-)* mg/l 12.62 SM 4500Cl- C - 1995 8 Sunphát (SO4 2-)* mg/l 11.6 TCVN 6200-96 9 Tổng P* mg/l 0.05 TCVN 6499-1999 10 Tổng N* mg/l 1.18 TCVN 6498 -1999 11 mg/l 45 TCVN 4560-3:90 12 mg/l 6.2 SMEWW 5220 13 mg/l 0.002 SMEWW 3113B 14 mg/l 0.002 SMEWW 3113B 15 mg/l 0.003 SMEWW 3113B 16 mg/l 0.45 TCVN 6179-1996 Ghi chú: Kết quả trên chỉ có giá trị trên mẫu phân tích. * Phương pháp được VILAS công nhận T.p Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 1 năm 2010 TT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM VÀ MÔI TRƯỜNG Phạm Gia Hiền TSS COD* Pb* Cd* Asen (As)* N-NH4+ Phương pháp KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Ðơn vịChỉ tiêu TT Kết quả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam TRUNG TÂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG Center of Water quality and Environment (COWQE) 271/3 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 38352620; (84-8) 38350 850 Fax: 08 38351721 Số phiếu: ML10-08 1. Người gửi mẫu: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 2. Địa chỉ: ĐHSP TP.HCM 3. Ký hiệu mẫu: Nước sông Sải Gòn - BT T3/2010 4. Ngày lấy mẫu: 6/3/2010 5. Ngày nhận mẫu: 6/3/2010 6. Loại mẫu: Nước mặt 7. Kết quả phân tích: QCVN08:2008 loại A2 1 Độ cứng tổng cộng* mg/l CaCO3 15.7 TCVN 6224:1996 2 Canxi (Ca)* mg/l 2.82 SMEWW 5530-Ca-B 3 Magie (Mg)* mg/l 2.06 SMEWW 4500-Mg-B 4 Natri (Na)* mg/l 8.81 TCVN 6196-3:2000 5 Kali (K)* mg/l 2.11 TCVN 6196-3:2000 6 Độ kiềm tổng * (HCO3 2-) mg/l CaCO3 16.85 TCVN 6636-1:2000 7 Clorua (Cl-)* mg/l 11.54 SM 4500Cl- C - 1995 8 Sunphát (SO4 2-)* mg/l 10.61 TCVN 6200-96 9 Tổng P* mg/l 0.08 TCVN 6499-1999 10 Tổng N* mg/l 1.2 TCVN 6498 -1999 11 mg/l 52 TCVN 4560-3:90 12 mg/l 5.3 SMEWW 5220 13 mg/l 0.002 SMEWW 3113B 14 mg/l 0.006 SMEWW 3113B 15 mg/l 0.003 SMEWW 3113B 16 mg/l 0.92 TCVN 6179-1996 Ghi chú: Kết quả trên chỉ có giá trị trên mẫu phân tích. * Phương pháp được VILAS công nhận T.p Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 3 năm 2010 TT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM VÀ MÔI TRƯỜNG Phạm Gia Hiền Cd* Asen (As)* N-NH4+ TSS COD* Pb* Phương pháp KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Ðơn vịChỉ tiêu TT Kết quả * Phương pháp được VILAS công nhận Trang1/ 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam TRUNG TÂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG Center of Water quality and Environment (COWQE) 271/3 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 38352620; (84-8) 38350 850 Fax: 08 38351721 Số phiếu: ML09-08 1. Người gửi mẫu: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 2. Địa chỉ: ĐHSP TP.HCM 3. Ký hiệu mẫu: Sông Sài Gòn - BT T3/2010 4. Ngày lấy mẫu: 12/3/2010 5. Ngày nhận mẫu: 12/3/2010 6. Loại mẫu: Nước mặt 7. Kết quả phân tích: QCVN08:2008 loại A2 1 Nhiệt độ 0C 28.7 Máy Sension 156 2 pH 6.39 TCVN 6492:1999 3 Eh mV 85 Máy Sension 156 4 Ec mS/cm 73.5 SMEWW 2510 5 DO mg/l 4.3 TCVN 5499:1995 6 TDS mg/l 33.6 TCVN 6498:1999 7 Độ trong cm 11 Đĩa secchi 8 BOD mg/l 3 SMEWW 5210 Ghi chú: Kết quả trên chỉ có giá trị trên mẫu phân tích. T.p Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 3 năm 2010 TT CHẤT LƯỢNG NƯỚC VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI MIỀN NAM VÀ MÔI TRƯỜNG Phạm Gia Hiền KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Kết quảTT Phương phápChỉ tiêu Ðơn vị PHỤ LỤC 1 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LÝ, HÓA, VI SINH T9/2009 T11/2009 T1/2010 T3/2010 1 Nhiệt độ 0C Máy Sension 156 28,4 29,3 28,2 28,7 2 TSS mg/l TCVN 4560-3:90 30 32 45 52 3 TDS mg/l TCVN 6498:1999 47,3 37,1 25,9 33,6 4 Độ trong cm Đĩa secchi 18 22 14 11 5 Kali (K) mg/l TCVN 6196-3:2000 3,3 0,82 2,31 2,11 6 Natri (Na) mg/l TCVN 6196-3:2000 13,78 3,44 9,64 8,81 7 Canxi (Ca) mg/l SMEWW 5530-Ca-B 4,42 1,1 3,09 2,82 8 Magie (Mg) mg/l SMEWW 4500-Mg-B 3,22 0,81 2,25 2,06 9 Độ cứng tổng cộng mg/l CaCO3 TCVN 6224:1996 24,56 6,13 17,17 15,7 10 Độ kiềm tổng (HCO32-) mg/l CaCO3 TCVN 6636-1:2000 26,37 6,58 18,44 16,85 11 Clorua (Cl-) mg/l SM 4500Cl- C - 1995 18,06 4,51 12,62 11,54 12 Sunphát (SO4 2-) mg/l TCVN 6200-96 16,61 4,14 11,6 10,61 13 pH TCVN 6492:1999 5,61 6,74 6,25 6,39 14 DO mg/l TCVN 5499:1995 4,8 4,5 3,9 4,3 15 BOD5 mg/l SMEWW 5210 2 3 3 3 16 COD* mg/l SMEWW 5220 5,9 5,1 6,2 5,3 17 N-NH4+ mg/l TCVN 6179-1996 0,17 0,25 0,45 0,92 18 Eh mV Máy Sension 156 64 72 103 85 19 Ec mS/cm SMEWW 2510 87,2 28,7 80,4 73,5 20 Tổng N mg/l TCVN 6498 -1999 1,39 1,19 1,18 1,2 21 Tổng P mg/l TCVN 6499-1999 0,02 0,06 0,05 0,08 22 Pb mg/l SMEWW 3113B 0,003 0,003 0,002 0,002 23 Cd mg/l SMEWW 3113B 0,009 0,003 0,002 0,006 24 Asen (As) mg/l SMEWW 3113B 0,003 0,003 0,003 0,003 25 Coliform CFU/100ml TCVN 6187-1:1996 100 100 1500 2600 Chỉ tiêu Kết quả Stt Đơn vị Phương pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHSTH006.pdf
Tài liệu liên quan