Hoạt động đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay đang được toàn Đảng, toàn dân ta quan tâm, nhằm xoá dần khoảng cách giữa nông thôn, miền núi và thành thị. Nhưng việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả trong lĩnh vực này vẫn đang là một tồn tại lớn đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với địa phương có dự án và đối với các chủ đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả dự án thì vấn đề quan trọng hiện nay là phải tiến hành những đổi mới trong công tác lập dự án, để cho chủ đầu tư, các cấp ban ngành có chức năng thuận tiện trong việc xem xét, đánh giá, quản lý. dự án.
Như chúng ta đã biết việc lập dự án đầu tư là một trong hai khâu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư, để có được những thay đổi trong công tác lập dự án của các đơn vị thì việc thay đổi nhận thức của mọi đơn vị liên quan đến dự án về công việc lập dự án là rất quan trọng. Việc lập dự án hiện nay không chỉ là thủ tục để các nhà đầu tư vay vốn và xin giấy phép đầu tư nữa mà còn góp phần tích cực vào sự thành công của dự án.
Cũng như tình trạng của hầu hết các đơn vị lập dự án hiện nay, công tác lập dự án tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của dự án cả về nội dung lẫn phương pháp, bộc lộ nhiều thiếu sót, hạn chế. Việc hoàn thiện công tác lập dự án đang là một mối quan tâm lớn của toàn Tổng công ty nhằm nâng cao uy tín (khi là đơn vụ được thuê lập dự án) với khách hàng, nâng cao hiệu quả đầu tư của đơn vị (khi Tổng công ty là chủ đầu tư).
106 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công tác lập dự án "Xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày" tại tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuệ vì vậy để nâng cao chất lượng dự án cần tăng cường đầu tư, phát triển đội ngũ cán bộ lập dự án trong Tổng công ty. Chính vì vậy, tập trung đầu tư cho nguồn nhân lực chính là biện pháp, là chiến lược hàng đầu nhằm phát huy tối năng lực của mỗi thành viên khi tham gia lập dự án, từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án. Chất lượng của công tác lập dự án đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác lập dự án. Do tính chất của các dự án ngày càng phức tạp cộng với yêu cầu chất lượng lập dự án ngày càng cao, cùng với sự cạnh tranh của các đơn vị tư vấn khác là rất lớn, nên đội ngũ làm công tác lập dự án ngày càng phải có kiến thức sâu rộng mới có thể có đủ năng lực để lập nên các dự án kinh tế, kỹ thuật phức tạp. Vì thế việc nâng cao trình độ của cán bộ lập dự án tại Tổng công ty là một trong những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại Tổng công ty. Tổng công ty nên có chính sách tuyển dụng công khai và chặt chẽ, lựa chọn những người giỏi chuyên môn, nhiệt tình năng động, sáng tạo trong công việc, tuyển dụng đúng người đúng việc. Ngoài ra Tổng công ty cũng cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác lập dự án, tổ chức và tham dự các cuộc hội thảo, mời chuyên gia trong và ngoài nước tới đào tạo tập huấn cho các cán bộ làm công tác lập dự án.
Trong quá trình lập dự án cán bộ lập dự án cần đi sâu vào phân tích và đánh giá tình hình phát triển của ngành và địa phương, thông qua việc phối hợp trao đổi thông tin từ các Bộ, ngành, địa phương hoặc thông qua khảo sát, xem xét, tìm hiểu sự cần thiết phải tiến hành hoạt động đầu tư, tính toán các lợi ích mà dự án đem lại cho nhà đầu tư và cho xã hội.
Phải nâng cao khả năng nắm bắt và xử lý thông tin. Một dự án đòi hỏi các nhu cầu cung cấp thông tin là rất nhiều, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, các số liệu, thông tin của dự án hầu hết là đều do thu thập được. Dự án càng có nhiều thông tin liên quan đến nó, càng có nhiều thông tin mới... thì dự án càng có chất lượng cao hơn, chính xác hơn. Muốn có được điều đó Tổng công ty cần: Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ thuận tiện, hiện đại, tạo sự thông suốt về thông tin, đảm bảo truy cập thông tin một cách nhanh chóng; Tổ chức hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ và quản lý thông tin nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho công tác lập dự án.
Cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức lập dự án. Việc lập dự án có liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau, các phòng ban khác nhau, do vậy cần có sự sắp xếp tổ chức các hoạt động đó một cách nhịp nhàng, thống nhất với nhau. Các phòng ban trong Tổng công ty cần hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình lập dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án.
Cụ thể hoá các biện pháp trên ta có thể đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho công tác lập dự án tại Tổng công ty như sau:
3.2.1. Đầu tư cho nguồn nhân lực làm công tác lập dự án
Như chúng ta đã biết yếu tố con người là yếu tố cần thiết, quyết định đến kết quả và hiệu quả của hoạt động lập dự án. Do đó, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chính là giải pháp, là chiến lược cho việc phát triển và hoàn thiện công tác lập dự án. Cụ thể là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực như sau:
Cử các cán bộ tham gia lập dự án đi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ tại các lớp học chuyên ngành trong và ngoài nước.
Cử các cán bộ tham gia lập dự án đi tiếp thu tại các cuộc hội thảo chuyên ngành, các buổi thảo luận... giúp cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những đổi mới về nội dung, phương pháp lập dự án, để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với công tác lập dự án.
Tăng cường mối quan hệ với các trường đào tạo, các cơ sở thực tế để xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận làm công tác lập dự án trong tương lai.
Đề ra chính sách tuyển dụng công khai, chặt chẽ, có những chính sách hậu đãi những nhân tài, lựa chọn những cá nhân giỏi, nhiệt tình.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cá nhân phát huy tính sáng tạo trong công việc. Gắn quyền lợi với trách nhiệm đối với những người làm công tác lập dự án.
Cần đề ra các chính sách ưu đãi, thu hút các chuyên gia lập dự án có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao tham gia lập dự án.
Đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ làm công tác lập dự án trong mọi lĩnh vực liên quan đến dự án như: cán bộ nghiên cứu thị trường, cán bộ phân tích kỹ thuật dự án, cán bộ kinh tế, cán bộ tin học...
Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ lập dự án sẽ giúp cho các cán bộ lập dự án tại Tổng công ty có được cách hiểu đúng đắn về lập dự án, sẽ nhận biết được đầy đủ về tầm quan trọng của công tác lập dự án, để công tác lập dự án tại Tổng công ty không còn là công việc mang tính chất thủ tục. Năng lực chuyên môn của người lập dự án càng cao, thì chất lượng dự án do những người đó lập cũng theo đó mà tăng lên. Nếu tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực thì sẽ đem lại những hiệu quả rất thiết thực không chỉ cho một dự án mà còn cho rất nhiều dự án. Việc áp dụng giải pháp này sẽ giúp cho việc xác định, dự báo, dự đoán...về dự án của người lập dự án sẽ có tính chính xác và độ tin cậy cao hơn, giúp nhà đầu tư có chiến lược đầu tư hiệu quả hơn, đơn vị lập dự án cũng nâng cao được uy tín...
3.2.2. Đầu tư cho trang thiết bị và phần mềm ứng dụng cho công tác lập dự án
Lập dự án là một công việc khá phức tạp không chỉ đòi hỏi cán bộ lập dự án giỏi mà còn đòi hỏi cần phải có công nghệ cao để phục vụ cho công tác lập dự án. Hiện nay, do nhu cầu về chất lượng dự án được lập ngày càng cao nên các thiết bị, phần mềm ứng dụng cho công tác lập dự án cũng theo đó mà ngày càng phát triển. Ngày càng có nhiều phần mềm mới phục vụ cho công tác lập dự án, và các phần mềm này ngày càng tân tiến giúp cho công tác lập dự án đạt được hiệu quả cao và chính xác hơn. Vì vậy, muốn cho dự án đạt chất lượng cao hơn cần đầu tư cho phát triển trang thiết bị, phần mềm cho hoạt động lập dự án. Có những công việc trong lập dự án không chỉ cần đến con người, mà không có máy móc thiết bị thì việc thực hiện nó lập và thẩm định khó khăn. Do đó, cần đầu tư trang thiết bị, phần mềm ứng dụng:
Đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết, hiện đại để phục vụ công tác lập dự án
Đầu tư mua các phần mềm công nghệ ứng dụng mới cho các cán bộ lập dự án được tìm hiểu, tiếp cận để nghiên cứu và học hỏi các nội dung phương pháp lập dự án mới.
Tổ chức các cuộc hội thảo, buổi học, thuê các chuyên gia lập dự án hướng dẫn các cán bộ lập dự án về cách thức sử dụng, ứng dụng các trang thiết bị và phần mềm.
Thường xuyên cập nhật thông tin về các phần mềm ứng dụng, các thiết bị mới phục vụ cho công tác lập dự án.
...
Để từ đó việc lập dự án ngày càng được hoàn thiện về nội dung và phương pháp lập đồng thời giúp cho việc lập dự án được thuận lợi hơn và chính xác, hiệu quả hơn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác lập dự án.
3.2.3. Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án
Thông tin, dữ liệu liên quan đến dự án là những yếu tố cơ bản hình thành nên dự án, một dự án có tốt hay không, có chất lượng tốt hay không phụ thuộc không nhỏ vào những dữ liệu, thông tin liên quan đến dự án. Do thông qua những dữ liệu, thông tin thu thập được của dự án người lập dự án mới đưa ra để có những tính toán, dự báo, đánh giá... về dự án đó được. Dữ liệu, thông tin về dự án càng nhiều thì dự án được lập càng có chất lượng cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác lập dự án thì việc đầu tư để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu là rất cần thiết.
Xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng, trong đó tập hợp thông tin cần thiết về các ngành kinh tế, các lĩnh vực, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống thông tin dọc từ các cơ quan lập dự án cấp dưới.
Đầu tư các trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho việc lưu trữ và xử lý dữ liệu cho công tác lập dự án.
Xây dựng mạng lưới thông tin để cung cấp dữ liệu cho dự án từ các nguồn khác nhau như: báo chí, mạng internet, từ các cơ quan liên quan, từ các địa phương...
Không chỉ thu thập thông tin liên quan đến một dự án cụ thể mà xây dựng một hệ thống dữ liệu để khi cần có thể sử dụng.
Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu này giúp cho dự án có được những thông tin nhanh hơn, nhiều hơn... và thuận tiện hơn cho việc lập dự án.
3.2.4. Hình thành hệ thống cộng tác viên
Một dự án cần rất nhiều các thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực, vì vậy trong một khoảng thời gian không dài để thu thập được nhiều thông tin liên quan đến dự án là một việc làm khó khăn đối với những người lập dự án. Do vậy để việc thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho dự án được thuận lợi hơn cần xây dựng một đội ngũ cộng tác viên cung cấp thông tin cho việc lập dự án.
Xây dựng hệ thống cộng tác viên đông đảo, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, địa phương... để thông tin cung cấp là phong phú và chính xác, đầy đủ.
Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin hiện đại, thuận tiện để việc trao đổi cung cấp thông tin với các cộng tác viên diễn ra nhanh chóng và thông suốt.
...
3.2.5. áp dụng các phương pháp hiện đại trong lập dự án
Phương pháp lập dự án ngày càng mới mẻ và hiện đại hơn, các phương pháp hiện đại đem lại những giá trị cao cho người sử dụng nó. Việc sử dụng các phương pháp lập dự án mới và hiện đại sẽ giúp cho việc lập dự án đạt chất lượng cao hơn, chính xác hơn. Như chúng ta đã thấy trong phần giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án này tôi cũng đã nêu ra một số phương pháp để tính toán nhằm hoàn thiện hơn dự án.
Tổ chức cho cán bộ lập dự án tiếp thu các phương pháp lập dự án mới
Đầu tư cho các trang thiết bị, phần mềm ứng dụng mới phục vụ cho việc sử dụng các phương pháp lập dự án mới
Luôn cập nhật thông tin về các phương pháp lập dự án mới
3.2.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Phần lớn các dự án có công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều thiếu sót. Do công tác nghiên cứu thị trường của các đơn vị lập dự án còn yếu, cần phải đầu tư đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường bằng cách:
Đầu tư áp dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường như phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích đánh giá...
Đào tạo, tuyển dụng những cán bộ lập dự án có chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị trường.
Đầu tư trang thiết bị, phần mềm phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường
...
3.2.7. áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công tác lập dự án.
Giải pháp này được xây dựng trên cơ sở coi dự án là một sản phẩm hàng hoá, và việc lập dự án được coi là quá trình sản xuất hàng hoá.
Nền kinh tế thị trường của nước ta ngày càng phát triển, đầu tư vào các dự án cũng nhiều hơn, vì vậy mà số lượng dự án được lập ngày càng tăng lên, các yêu cầu về thời gian, chất lượng, chi phí cũng ngày càng khắt khe hơn, sự cạnh tranh giữa các đơn vị lập dự án cũng ngày càng gay gắt hơn. Chính vì vậy mà việc chuẩn hoá quy trình lập dự án là rất cần thiết. Chúng ta áp dụng ISO 9001 cho công tác lập dự án với các nội dung như sau:
* Mục đích của phương án này là kiểm soát toàn bộ quá trình lập dự án theo đúng tiến độ và chất lượng đề ra, chỉ rõ trách nhiệm của từng cá nhân lập dự án và các cán bộ kiểm tra của đơn vị tư vấn, phương án đảm bảo cho quá trình lập dự án phù hợp với yêu cầu tương ứng của tiêu chuẩn ISO 9001, góp phần nâng cao hiệu quả của đơn vị thực hiện lập dự án.
* Phạm vi áp dụng: Phương pháp này có thể áp dụng cho các hoạt động lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi.
* Sơ đồ các bước thực hiện
Sơ đồ này sẽ mô tả các bước cần tiến hành khi thực hiện lập dự án, ở mỗi bước đều gắn với trách nhiệm của các đơn vị hoặc các cá nhân tham gia vào quá trình lập dự án, và tương ứng với nó là các nguồn lực để thực hiện từng bước như các tài liệu, biểu mẫu hướng dẫn.
Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau:
TT
Chịu trách nhiệm
Các bước tiến hành
Tài liệu/Biểu mẫu
1.
Trưởng đơn vị
Nhận nhiệm vụ dự án, kế hoạch dự án
Kế hoạch, nhiệm vụ
¯
2.
Trưởng đơn vị, chủ trì bộ môn thành viên
Nghiên cứu kế hoạch và các tài liệu liên quan, thu thập tài liệu cần thiết
Danh sách các tài liệu
¯
3.
Trưởng đơn vị, chủ trì bộ môn thành viên
Lập đề cương
Các văn bản pháp quy
¯
4.
Chủ nhiệm dự án, giám đốc, chủ đầu tư
Phê duyệt đề cương
Kết quả công việc
¯
5.
Các bộ môn
Thực hiện
Giấy giao nhiệm vụ, kết quả công việc, báo cáo công việc
¯
6.
Cấp bộ môn, cấp dự án, cấp công ty
Kiểm tra thực hiện
Biên bản kiểm tra
¯
7.
Bộ phận văn phòng
In, đóng quyển, ký, đóng dấu
Theo quy định của dự án
¯
8
Cơ quan chức năng
Thẩm định
Hồ sơ thẩm định
¯
9
Chủ nhiệm dự án
Bàn giao tài liệu
Phiếu phân phối tài liệu, giấy giao tài liệu, hồ sơ
¯
10
Bộ phận văn phòng
Lưu hồ sơ
Quy định của công ty
Sơ đồ 3.2: Các bước thực hiện
Tuy nhiên tuỳ từng tính chất khác nhau của dự án mà các bước thực hiện có thể thực hiện đầy đủ cả 10 bước trên hoặc có thể chỉ phải thực hiện một số bước nhất định, cụ thể là:
Với các dự án lớn, cần có sự phối hợp của các phòng ban trong Tổng công ty thì các bước tiến hành triển khai công tác lập dự án được thực hiện theo các bước từ 1 đến 6.
Với các dự án nhỏ được thực hiện trong nội bộ đơn vị các bước tiến hành triển khai dự án từ bước 1 đến bước 10.
Giải pháp này giúp cho việc chuyên môn hoá, hiệp tác hoá công tác lập dự án đầu tư từ đó nâng cao chất lượng lập dự án, giảm bớt thời gian cho quá trình lập dự án. Việc sử dụng giải pháp này sẽ giúp cho việc lập dự án tại Tổng công ty có tính chuyên nghiệp hơn.
Cùng với các giải pháp này là các giải pháp giảm chi phí, thời gian, nâng cao chất lượng dự án đã được nêu ở phần 3.1
Tất cả các giải pháp trên đều là nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập dự án, giúp cho việc thu thập dữ liệu, thông tin dự án dễ dàng và chính xác hơn, áp dụng các phương pháp lập dự án mới để việc tính toán, đánh giá, dự báo... trong lập dự án chính xác hơn...Song việc áp dụng các giải pháp này đôi khi cũng có những mâu thuẫn với các giải pháp khác. Vì vậy, việc lựa chọn từng nhóm giải pháp phù hợp, những giải pháp tối ưu sẽ giúp nâng cao được hiệu quả chung cho dự án đầu tư. Như đã nói ở các phần trên các giải pháp giảm thời gian, chi phí và tăng chất lượng lập dự án cũng là các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập dự án đầu tư, vì vậy có thể lập một bảng đánh giá ảnh hưởng của các giải pháp trên đến chất lượng, thời gian và chi phí lập dự án để đánh giá tác động của các dự án đến hiệu quả công tác lập dự án như sau:
Bảng 3.1: Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án
Tên giải pháp
ảnh hưởng đến
Chất lượng dự án
Thời gian lập dự án
Chi phí lập dự án
Đầu tư nguồn nhân lực làm công tác lập dự án
ư
¯
ư hoặc ¯
Đầu tư trang thiết bị, phần mềm ứng dụng
ư
¯
ư
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập dự án
ư
¯
¯
Hình thành hệ thống cộng tác viên
ư
¯
¯
áp dụng phương pháp hiện đại trong lập dự án
ư
¯
¯
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
ư
¯
¯ hoặc ư
áp dụng ISO 9001
ư
¯
¯
Tăng thời gian lập dự án
ư
ư
ư
Tăng chi phí lập dự án
ư
¯
ư
Ràng buộc trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị lập dự án với kết quả dự án trong tương lai
ư
ư
ư
áp dụng các mẫu chuẩn để lập dự án
¯
ư hoặc ¯
¯
Cải tiến nội dung lập dự án
ư
¯
ư
Cải tiến quy trình lập dự án
ư
¯
¯
Đối với tình hình hiện nay ở Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để nâng cao hiệu quả công tác lập dự án thì nên tập trung vào các giải pháp như:
Đầu tư cho nguồn nhân lực làm công tác lập dự án tại Tổng công ty, đây là một giải pháp quan trọng đối với tình hình lập dự án hiện nay ở Tổng công ty. Bởi đội ngũ nhân viên làm công tác lập dự án còn thiếu những chuyên gia lập dự án giỏi, trình độ của cán bộ lập dự án tại Tổng công ty mới chỉ phần lớn là trình độ đại học, cán bộ chuyên sâu trong các lĩnh vực còn thiếu...Vì vậy, việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích thu hút nhân tài là điều cần thiết hiện nay ở Tổng công ty.
Việc ràng buộc trách nhiệm của các thành viên, các đơn vị lập dự án với kết quả dự án trong tương lai là rất cần thiết, cần phải gắn quyền lợi và trách nhiệm của họ vào với chất lượng dự án để có thể quản lý việc lập dự án thuận lợi hơn. Từ đó nâng cao được hiệu quả của công tác lập dự án.
Với chi phí không nhiều mà đem lại hiệu quả cao trong việc thu thập thông tin, Tổng công ty hiện nay hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một đội ngũ cộng tác viên giúp việc cho công tác thu thập thông tin phục vụ lập dự án. Đồng thời Tổng công ty cũng có thể tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, việc này có thể ban đầu tốn kém một khoản thời gian và chi phí song nó lại mang lại cho Tổng công ty một hệ thống cơ sở dữ liệu thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin phục vụ không chỉ cho một dự án mà là nhiều dự án, và vì thế mà việc thu thập thông tin cho dự án là nhanh hơn thuận lợi hơn, và chính xác hơn. Nhờ đó mà rút ngắn được đáng kể thời gian lập dự án.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường cũng là rất cần thiết, hiện nay hầu hết các dự án đều có phần nghiên cứu thị trường vẫn còn sơ sài, mà việc nghiên cứu thị trường là yếu tố rất quan trọng tác động đến chất lượng dự án. Do vậy Tổng công ty cũng cần thiết đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường của mình.
Đồng thời Tổng công ty có thể cải tiến nội dung, phương pháp, quy trình lập dự án ở đơn vị mình nhằm nâng cao chất lượng dự án được lập, để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của công tác lập dự án hiện nay, tăng sức cạnh tranh của Tổng công ty với các đơn vị tư vấn khác.
...
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án “ Xưởng chế biến tinh bột sắn”.
Qua phân tích ở chương thực trạng, ta thấy thực trạng lập dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La” cũng trong tình trạng như các dự án khác dự án cũng còn tồn tại các vấn đề nổi cộm như: việc nghiên cứu thị trường còn sơ sài và các phương pháp sử dụng trong lập dự án chưa thực sự mang lại kết quả chính xác. Vì vậy, ở phần giải pháp này sẽ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề khúc mắc trên của dự án. Với mục tiêu của phần này là áp dụng các giải pháp đưa ra vào dự án cơ sở để so sánh với kết quả mà dự án cơ sở tính toán được để từ đó có thể thấy được tính hiệu quả và chính xác hơn của các phương pháp được áp dụng trong phần giải pháp, và vì thế mà việc lập dự án nên áp dụng các phương pháp lập dự án đó. Để phục vụ cho mục tiêu đó ta có phương án cơ sở của dự án để xem xét như sau:
3.3.1. Phương án cơ sở của dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La”.
Dựa trên các ước lượng, tính toán, các phương pháp dự báo, dự đoán... đã xây dựng nên phương án cơ sở của dự án với:
Công suất dự án: 15T/h
Tổng sản lượng trong năm: 25.200 TSP/năm
Dự kiến tiến độ tăng sản lượng hàng năm như sau:
+ Năm thứ nhất đạt 60% công suất tương đương: 15.120 TSP/năm
+ Năm thứ hai đạt 80% công suất tương đương: 20.160 TSP/năm
+ Năm thứ ba đạt 100% công suất tương đương: 25.200 TSP/năm
Nhu cầu nguyên liệu: Tổng nhu cầu nguyên liệu sắn củ tươi cho sản xuất tinh bột là 100.800 T/năm. Lượng cung cấp nguyên liệu cho xưởng cũng tăng dần theo khả năng huy động công suất của dây chuyền chế biến:
+ Năm thứ nhất đạt 60% công suất thiết kế tương đương cần: 60.480 TNL
+ Năm thứ hai đạt 80% công suất thiết kế tương đương cần: 80.640 TNL
+ Năm thứ ba đạt 100% công suất thiết kế tương đương cần: 100.800 TNL
Giá bán hàng dự kiến: FOB Hải Phòng 190 USD/tấn (tương đương với 2.850 đ/kg)
Thời gian làm việc: 280 ngày/năm
Giá thiết bị (CIF cảng Hải Phòng): 3.100.000 USD
Từ các dự đoán về giá cả, nhu cầu nguyên liệu, hoạt động sản xuất của dự án, dự án đã có những bảng tổng hợp phân tích dự án như sau:
TT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tổng cộng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1
Lợi ích hàng năm (Bi)
44.649.360
60.394.320
75.564.720
75.852.000
75.852.000
75.852.000
75.852.000
79.696.350
1.1
Doanh thu hàng năm
44.649.360
60.394.320
75.564.720
75.852.000
75.852.000
75.852.000
75.852.000
75.771.360
1.2
Giá trị tài sản thu hồi
3.924.990
2
Chi phí hàng năm (Ci= It + Cot)
896.949
69.163.210
29.214.258
40.821.404
50.958.010
52.555.908
53.023.860
52.654.974
52.704.506
52.666.439
2.1
Vốn đầu tư (It)
896.949
69.163.210
2.2
Chi phí hoạt động hàng năm
(Cot=Ct-(Dt+Lt)+Tn)
29.214.258
40.821.404
50.958.010
52.555.908
53.023.860
52.654.974
52.704.506
52.666.439
-
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh (Ct)
39.744.756
50.258.022
59.322.219
59.019.324
53.879.996
58.028.665
57.533.335
56.953.664
434.739.981
-
Lãi vay vốn cố định (Lt)
3.962.637
3.467.307
2.971.977
2.476.648
1.981.318
1.485.989
990.659
495.330
17.831.865
-
KHTSCD (Dt)
8.266.896
8.266.896
8.266.896
8.266.896
3.668.878
8.266.896
8.266.896
8.266.896
61.537.151
-
Thuế (Tn=V+T)
1.699.034
2.297.585
2.874.665
4.280.128
4.794.060
4.379.194
4.428.726
4.475.001
3
HSCK (r=10%)
1,00
0,90909
0,82645
0,75131
0,68301
0,62092
0,56447
0,51316
0,46651
0,42410
4
PVCFi
-
Lợi ích hàng năm (Bi)
36.900.298
45.375.147
51.611.721
47.098.124
42.816.477
38.924.070
35.385.518
33.799.032
331.910.385
-
Chi phí hàng năm (Ci)
896.949
62.875.645
24.144.015
30.669.725
34.805.006
32.633.084
29.930.587
27.020.327
24.587.041
22.335.711
289.898.091
5
NPV
42.012.294
6
HSCK (r1= 24%)
1,00
0,80645
0,65036
0,52449
0,42297
0,34111
0,27509
0,22184
0,17891
0,14428
7
PVCFi (r1=24%)
-
Lợi ích hàng năm (Bi)
29.038.345
31.676.051
31.961.881
25.873.704
20.865.891
16.827.331
13.570.428
11.498.555
181.312.188
-
Chi phí hàng năm (Ci)
896.949
55.776.782
18.999.908
21.410.306
21.553.893
17.927.227
14.586.169
11.681.204
9.429.187
7.598.691
179.860.316
-
NPV1
1.451.872
8
HSCK (r2=25%)
1,00
0,80000
0,64000
0,51200
0,40960
0,32768
0,26214
0,20972
0,16777
0,13422
9
PVCFi (r2=25%)
-
Lợi ích hàng năm (Bi)
28.575.590
30.921.892
30.951.309
24.855.183
19.884.147
15.907.317
12.725.854
10.696.663
174.517.956
-
Chi phí hàng năm (Ci)
896.949
55.330.568
18.697.125
20.900.559
20.872.401
17.221.520
13.899.887
11.042.548
8.842.349
7.068.770
174.772.675
-
NPV2
-254.719
10
IRR
24,9%
Thuế suất thuế thu nhập áp dụng ưu đãi 20%: Miễn 3 năm, giảm 50% số thuế phải nộp cho 5 năm tiếp theo
Thuế suất thuế VAT: 5%
Lãi suất vốn vay tín dụng ưu đãi: 5,4%/năm
Lãi suất vốn vay tín dụng thương mại: 7,8%/năm
Lãi vay trong thời gian xây dựng năm thứ nhất tính lãi trong hai tháng, năm thứ hai tính lãi cả năm.
Bảng 3.2: Trường hợp cơ sở
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dự án
Đối với dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn” hiện nay dự án đã hoàn thành và bước đầu mới đi vào hoạt động, tuy nhiên công suất của dự án hiện nay đang hoạt động chỉ là 50 tấn/ngày. Sở dĩ tình hình như vậy là do các nguyên nhân sau:
Do dự án sử dụng hoàn toàn là vốn đi vay, không có nguồn vốn tự có, vì vậy mà tính rủi ro về vốn đối với dự án là lớn. Trong khi lập dự án lại không tính toán đến khả năng mà dự án có thể huy động được vốn để hoạt động là bao nhiêu, cũng không có cơ sở chắc chắn cho nguồn vốn hoạt động của dự án. Nên khi dự án được phê duyệt thực hiện thì số vốn mà dự án có thể huy động được số vốn là
Nguồn nguyên liệu đầu vào cho dự án cũng có gặp khó khăn do khi dự án được lập thì đã không có chi phí để đầu tư cho phát triển nguồn nguyên liệu, tuy nguồn nguyên liệu sắn trong tỉnh là khá lớn nhưng sắn là loại cây trồng mà năng suất sẽ giảm rất nhanh do cây sắn làm đất bạc màu nhanh vì vậy để đáp ứng về sản lượng và chất lượng cho dự án hoạt động lâu dài thì cần có đầu tư cho phát triển nguồn nguyên liệu.
Việc xác định một số yếu tố của dự án còn chưa thật chính xác, dự án chưa lường trước được hết những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
...
Do vậy, cần có một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của dự án hay nói đúng hơn là nâng cao chất lượng lập dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn ở tỉnh Sơn La” như sau:
3.3.2.1. Giải pháp nghiên cứu thị trường sản phẩm dự án.
Một dự án cần phải thu thập nhiều loại dữ liệu khác nhau, trong đó số liệu về thị trường bao giờ cũng được coi là quan trọng nhất.
ở phần nghiên cứu thị trường của dự án này còn sơ sài, vì vậy để cho dự án hiệu quả hơn khi tiêu thụ sản phẩm dự án cần có những giải pháp nghiên cứu thị trường như:
- Tiến hành nghiên cứu thị trường theo phương pháp nghiên cứu sau, do với dự án này việc nghiên cứu hiện trường là không khả thi lắm. Thông qua báo chí, tài liệu của các viện nghiên cứu, của dự án khác, doanh nghiệp khác... sau đó phân tích những thông tin đã được thu thập.
- Có thể sử dụng các phương pháp dự báo, dự đoán như phương pháp chuyên gia, phương pháp dự báo bình quân di động... để dự đoán nhu cầu của thị trường của dự án.
Khi lập dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn” nên sử dụng những phương pháp nghiên cứu thị trường này nhằm làm cho dự án có chất lượng tốt hơn, hiệu quả hơn. Sử dụng những phương pháp này là nhằm giúp cho dự án có đầy đủ các thông tin về thị trường như:
Chiến lược, quy hoạch của nhà nước, của ngành, của địa phương đối với việc phát triển cây sắn.
Với thị trường trong nước dự án cần nắm được: Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến tinh bột sắn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp đó, chất lượng, giá cả sản phẩm tinh bột sắn của họ như thế nào, và các đối thủ cạnh tranh nhỏ khác. Tình hình cung cấp sản phẩm tinh bột sắn ở thị trường trong nước có thiếu nhiều không, sản phẩm của dự án có thể cung cấp cho những ngành, lĩnh vực nào, hiện tại thị trường đã cung cấp được bao nhiêu phần trăm nhu cầu tinh bột...
Với thị trường nước ngoài thì nhu cầu ra sao, đã có những nhà cung cấp nào, chủng loại, chất lượng, giá cả sản phẩm tinh bột sắn của những nhà cung cấp đó như thế nào, quốc gia nào, lĩnh vực hoạt động nào cần có nhu cầu tinh bột sắn lớn, đòi hỏi chất lượng như thế nào...
Việc áp dụng các giải pháp nghiên cứu thị trường dự án sẽ giúp cho dự án có được các số liệu về thị trường của dự án chính xác hơn, cụ thể hơn, chi tiết hơn. Từ đó có thể giúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm của dự án, số lượng sản phẩm sản xuất, chủng loại sản phẩm, chiến lược kinh doanh... cho các sản phẩm của dự án của các nhà lập dự án được chính xác hơn. Do đó, sẽ làm cho chất lượng của công tác lập dự án cao hơn,và nó sẽ kéo theo tính khả thi của dự án là cao hơn, hiệu quả của dự án mà nhà đầu tư sẽ làm cũng sẽ cao hơn. Đồng thời giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn về thị trường của dự án, từ đó có những chiến lược cho sản xuất, kinh doanh hợp lý, lường trước được những rủi ro về thị trường của dự án từ đó đề ra các giải pháp xử lý dự phòng cho dự án.
3.3.2.2. Giải pháp nâng cao tính chính xác cho dự án được lập.
a. Cải tiến phương pháp xây dựng dòng tiền sau thuế.
Dòng tiền sau thuế là dòng tiền của dự án sau khi đã trừ đi hết các khoản thuế mà dự án phải chịu. Dòng tiền sau thuế chính là dòng tiền mà các nhà đầu tư quan tâm, các dự án đều cần xây dựng dòng tiền này. Mục đích chính của phương pháp này là nhằm đơn giản hoá hệ thống các bảng biểu, tăng độ tin cậy cho các dự án, giúp cho việc xét duyệt và thẩm định dự án được thuận tiện hơn. Dòng tiền sau thuế có thể được xây dựng theo bảng sau:
Bảng 3.3: Dòng tiền sau thuế của dự án
TT
Tiêu thức
Năm
0
1
2
...
...
n
Đầu tư
Doanh thu
Chi phí hoạt động (Chưa tính khấu hao)
Chi phí khấu hao
Các chi phí khác
Nhu cầu vốn hoạt động
Thu nhập chịu thuế
Thuế phải nộp
Lợi nhuận thuần sau thuế
Tăng vốn hoạt động
Dòng tiền sau thuế
Dòng doanh thu của dự án bao gồm toàn bộ doanh thu do bán hàng hóa hoặc thực hiện các dịch vụ đem lại. Dòng này có thể bao gồm các khoản thu khác ngoài doanh thu mà dự án có được. Dòng chi phí hoạt động (Chưa tính khấu hao) bao gồm toàn bộ các chi phí vận hành trong năm hoạt động của dự án bao gồm các chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương..., cùng với chi phí máy móc thiết bị (khấu hao), đây là những chi phí chủ yếu của quá trình sản xuất.
Chi phí khấu hao: là chi phí do hao mòn máy móc thiết bị được xác định cho từng năm hoạt động của dự án. Dòng chi phí khấu hao được xác định trên cơ sở mô hình khấu hao áp dụng cho dự án. Các mô hình khấu hao có thể dùng là khấu hao đều, thường thì các dự án hay sử dụng cách tính khấu hao này cho tài sản cố định, khấu hao giảm dần, hoặc tăng giảm theo một hệ số nhất định theo một quy định chung mà dự án có thể áp dụng để tính khấu hao...
Dòng chi phí khác: bao gồm toàn bộ chi phí dự án phải chi trả ngoài hai dòng chi phí trên. Trên cơ sở dòng doanh thu, chi phí hoạt động, chi phí khấu hao và chi phí khác sẽ xác định được dòng thu nhập chịu thuế. Cụ thể theo bảng dòng tiền sau thuế thì [(7) = (2) – (3+5) – (4)].
Nhu cầu vốn hoạt động: trên thực tế, dự án có thể cần một lượng vốn lưu động để đảm bảo việc vận hành trong từng năm, nhu cầu này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của dự án. Nhu cầu này có thể xác định bằng lượng vốn lưu động dự trữ cộng với các khoản phải thu và trừ đi các khoản phải trả trong năm hoạt động.
Dòng tiền phải nộp sẽ bằng dòng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất [(8) = (7)* T], còn dòng lợi nhuận thuần sau thuế sẽ bằng dòng thu nhập chịu thuế trừ đi dòng thuế phải nộp [(9) = (7) – (8)].
Phần tăng vốn hoạt động là chênh lệch nhu cầu vốn hoạt động năm nay so với nhu cầu vốn hoạt động năm trước.
Dòng tiền sau thuế sẽ bằng dòng lợi nhuận thuần sau thuế cộng với dòng khấu hao, trừ đi dòng đầu tư và trừ đi dòng tăng vốn hoạt động. Cụ thể là [(11)= (9) + (4) – (1) – (10)].
Dòng tiền sau thuế sẽ là cơ sở để xác định các tiêu thức hiệu quả của dự án, mặt khác nó lại là cơ sở để xây dựng kế hoạch huy động vốn. Trong quá trình thẩm định, bảng sẽ giúp xác định tính khả thi về mặt tài chính bằng việc so sánh giữa nhu cầu về vốn đầu tư bổ xung cho dự án với kế hoạch huy động vốn cũng như các chứng cớ xác thực về các nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu về vốn.
Với mô hình xác định dòng tiền sau thuế này sẽ đảm bảo cho việc tính toán của dự án chính xác hơn khi lập dự án.
áp dụng theo phương pháp cải tiến dòng tiền sau thuế vào dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn” ta có được:
Với HSCK r được tính bằng công thức:
Trong đó: Ivk – Số vốn vay từ nguồn k
rk – Lãi suất vay từ nguồn k
m – Số nguồn vay
Do trong dự án mặc dù dự án bị ảnh hưởng bởi lãi suất vay vốn nhưng khi xác định NPV, IRR của dự án thì lại lấy một tỷ lệ chiết khấu bất kỳ là 10% làm cho độ chính xác của dự án không cao, trong trường hợp dự án này sẽ có tỷ lệ chiết khấu là 6%.
Cũng bởi phương pháp tính dòng tiền sau thuế này mà NPV và IRR của dự án cũng có những thay đổi so với phương án cơ sở, lúc này NPV của dự án là 58017990,68 > NPV cơ cở = 42012294, song IRR của dự án tính theo phương pháp dòng tiền sau thuế chỉ còn là IRR= 23,843% lại nhỏ hơn IRR của phương án cơ sở (= 24,9%), tức là tỷ lệ sinh lời của dự án thấp hơn. Tuy nhiên dự án vẫn có thể khẳng định là khả thi.
Việc tính toán dòng tiền của dự án theo phương pháp dòng tiền sau thuế giúp cho việc tính toán được đơn giản hơn mà lại có độ chính xác hơn so với bảng dòng tiền cơ sở. ở bảng dòng tiền cơ sở của dự án đã xác định lợi ích hàng năm, chi phí hàng năm của dự án mà không xác định dòng tiền sau thuế chung cho dự án làm việc tính toán trở nên dài dòng hơn... Trong khi theo bảng phân tích dòng tiền sau thuế thì các yếu tố liên quan đến việc tính toán dòng tiền được phản ánh đầy đủ, đơn giản hơn hệ thống bảng biểu, và cho kết quả chính xác hơn, tin cậy hơn.
Bảng 3.4: Bảng phân tích dòng tiền sau thuế của dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La”.
STT
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1
Doanh thu
44649360
60394320
75564720
75852000
75852000
75852000
75852000
75771360
2
Chi phí hoạt động
29214258
40821404
50958010
52555908
53023860
52645974
52704506
52666439
3
Nhu cầu vốn hoạt động
9227887
12697604
15859166
15919239
15919239
15919239
15919239
15018150
4
đầu t
896949
69163210
-3924990
5
Chi phí khấu hao
8266896
8266896
8266896
8266896
8266896
8266896
8266896
8266896
6
thu nhập chịu thuế
0
0
7168206
11306020
16339814
15029196
14561244
14939130
14880598
14838025
7
thuế thu nhập
1502919.6
1456124.4
1493913
1488059.8
1483802.5
8
thu nhập sau thuế
0
0
7168206
11306020
16339814
13526276
13105120
13445217
13392538
13354223
9
tăng vốn hoạt động
10
dòng tiền sau thuế
-896949
-69163210
15435102
19572916
24606710
21793172
21372016
21712113
21659434
25546109
11
HSCK (r=0.06)
1
0.94339623
0.8899964
0.8396193
0.7920937
0.7472582
0.7049605
0.6650571
0.6274124
0.5918985
12
PVCFi
-896949
-65248311
13737186
16433798
19490819
16285126
15066428
14439795
13589397
15120702
13
NPV sau thuế
58017991
14
PVCFi (r= 24%)
-271072.3
15
PVCFi (r= 23%)
1453069
16
IRR sau thuế
0.23843
b. Giải pháp nhằm cải tiến nội dung, phương pháp lập dự án.
Đối với dự án này để cải tiến nội dung và phương pháp lập dự án ta có thể sử dụng nội dung và phương pháp phân tích độ nhạy cho quá trình lập dự án.
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của những chỉ tiêu hiệu quả cơ bản của một dự án như NPV (tổng lãi quy về thời điểm hiện tại), IRR (tỷ lệ lãi do dự án đem lại), T (thời hạn thu hồi vốn), B/C (tỷ lệ lợi ích trên chi phí)...khi các yếu tố liên quan thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án (hay các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan.Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho những kết quả dự tính. Dự án có độ an toàn cao là dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo chiều hướng không có lợi.
áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy vào dự án: “Xưởng chế biến tinh bột sắn”, ta có thể thấy:
Khi phân tích dự án trên các nhà lập dự án chỉ dùng một sự thay đổi duy nhất và mức thay đổi duy nhất là doanh thu giảm 5%. Khi đó, kết quả phân tích sẽ không đảm bảo độ tin cậy, chưa thể khách quan và do đó mà nhà đầu tư chưa thể hình dung được bức tranh thực tế có thể xảy ra trong tương lai và gây khó khăn cho việc đưa ra quyết định đầu tư. Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy cho dự án như sau:
Căn cứ vào số liệu của dự án ta tiến hành phân tích độ nhạy của dự án. Sử dụng bốn chỉ tiêu có bản nhất của dự án là NPV, IRR, T (thời gian thu hồi vốn), tỷ lệ lợi ích trên chi phí B/C. Dự án sau khi phân tích chúng ta thấy bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hai nhân tố tác động là đầu vào nguyên vật liệu và thị trường đầu ra, cả hai nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, tỷ lệ thay đổi của hai nhân tố này ứng với tỷ lệ thay đổi doanh thu. Do đó, hai chỉ tiêu đó sẽ thay đổi khi doanh thu thay đổi. Ta xác định mức độ an toàn cho dự án trên khi doanh thu thay đổi 20% thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5: Bảng phân tích độ nhạy dự án:
“ Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Sơn La”
% tăng doanh thu
NPV( nghìn VND)
IRR
T
B/C
% tăng NPV
-20%
-24036867.45
-0.8785
không thu hồi
0.917085
-157%
-10%
8987713.145
13.5
8 năm
1.031003
-79%
0%
42012293.74
24.8
6 năm
1.144921
0%
10%
75036874.34
34.75
5 năm
1.258839
79%
20%
108061454.9
43.79
4 năm
1.372757
157%
Như vậy, khi doanh thu thay đổi kết quả của dự án cũng thay đổi theo. Tình hình dự án sẽ là khả quan nhất khi doanh thu của dự án tăng lên ở mức +20% và bi quan nhất khi doanh thu của dự án giảm xuống ở mức -20%. Qua phân tích độ nhạy hiệu quả dự án phụ thuộc vào đầu vào nguyên vật liệu và đầu ra cho thấy độ tin cậy hơn đối với dự án. Cho người đầu tư thấy được mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tới hiệu quả của dự án từ đó chú trọng hơn đến hai yếu tố này để đảm bảo hiệu quả dự án, giúp cho nhà đầu tư hoạch định chiến lược kinh doanh sắp tới. Qua việc áp dụng phương pháp độ nhạy còn cho ta thấy được sự thay đổi của tỷ lệ lợi ích trên chi phí B/C theo sự thay đổi của doanh thu, giúp cho việc phân tích hiệu quả tài chính của dự án có độ tin cậy cao hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn...
Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy khi lập dự án đầu tư, cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:
Cần tập huấn cho các cán bộ tư vấn lập về phương pháp phân tích độ nhạy một cách cụ thể hơn về các nhân tố tác động cũng như các nhân tố bị tác động. Nhiều dự án hiện nay chủ đầu tư mong muốn có được bảng phân tích độ nhạy cụ thể hơn để họ có thể nắm bắt được các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án từ đó có thể có biện pháp quản lý các nhân tố đó trong qua trình thực hiện dự án.
Cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu Cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đảm bảo cho quá trình phân tích. Muốn có được các dự án khách quan và khả thi thì cần phải có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác. Những dữ liệu cơ bản liên quan đến dự án là tình hình cung, cầu, các nguồn lực, thực trạng doanh nghiệp thực hiện dự án, tình hình các dự án cùng loại đang hoạt động… Đây chính là những yếu tố quan trọng tạo nên các kết quả cuối cùng của dự án.
Cần trang bị các phương tiện để phục vụ việc phân tích. Ngày càng có nhiều chương trình phần mềm phục vụ cho công tác phân tích dự án, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là cần những người làm được và là cho người đọc hiểu được nội dung của việc phân tích.
3.4. Nếu áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn lập dự án tại Tổng công ty thì hiệu quả lập dự án sẽ tăng lên thể hiện ở hiệu quả mà nó đem lại cho:
3.4.1. Cho phía Tổng công ty với cương vị là đơn vị lập dự án.
Như ở mục 3.2 đã phân tích ta có thể thấy rằng hiện nay Tổng công ty nên tập trung vào một số phương pháp sau để nâng cao hiệu quả công tác lập dự án hiện nay ở Tổng công ty, cụ thể các giải pháp đó là:
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác lập dự án tại Tổng công ty, giải pháp này có thể kí hiệu là A
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập dự án, giải pháp này có thể kí hiệu là B
Hình thành hệ thống cộng tác viên, kí hiệu giải pháp này là C
áp dụng phương pháp hiện đại trong lập dự án, kí hiệu giải pháp này là D
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, kí hiệu giải pháp này là E
Ta có thể sử dụng mô hình đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp đối với dự án, để từ đó đánh giá tác động của các giải pháp đến Tổng công ty với tư cách là đơn vị lập dự án.
Giả định cho điểm các phương án như sau:
Nếu i << j thì cho 0 điểm
Nếu i < j tương ứng với 1 điểm
Nếu i = j thì tương ứng với 2 điểm
Nếu i > j thì tương ứng với 3 điểm
Nếu i >> j tương ứng với 4 điểm
Từ giả định ta có thể có mô hình đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp như sau: C = B < D = E < A
Ta có bảng đánh giá sau:
Bảng 3.6: Đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp với đơn vị lập dự án
A
B
C
D
E
ồ
% Tầm quan trọng
A
2
4
4
3
3
16
32%
B
0
2
2
1
1
6
12%
C
0
2
2
1
1
6
12%
D
1
3
3
2
2
11
22%
E
1
3
3
2
2
11
22%
ồ
4
14
14
9
9
50
100%
Từ bảng phân tích trên ta thấy được nếu áp dụng giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực có thể giúp cho Tổng công ty thu được khoản doanh thu tăng thêm là 32% trong tổng số tiền mà Tổng công ty thu được từ hoạt động tư vấn lập dự án của mình.Tương tự nếu áp dụng giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thì doanh thu của Tổng công ty thu được từ hoạt động tư vấn lập dự án sẽ là 12%, của giải pháp hình thành đội ngũ cộng tác viên sẽ là 12%, của giải pháp áp dụng phương pháp hiện đại trong lập dự án là 22% và cuối cùng của giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường là 22%. Do đó ta có thể khẳng định là việc áp dụng các giải pháp này đem lại hiệu quả cao cho đơn vị lập dự án.
3.4.2. Đối với các nhà đầu tư
Nếu xét trên quan điểm của nhà đầu tư thì việc áp dụng các giải pháp này đem lại cho họ lợi ích chủ yếu đó là từ việc nâng cao chất lượng dự án, rút ngắn bớt được thời gian từ khi phát hiện được cơ hội đầu tư thuận lợi đến khi tiến hành đầu tư, từ đó giúp nhà đầu tư giảm bớt được hai thiệt hại cơ bản đó là:
Tăng chi phí đầu tư như: chi phí thuê chuyên gia lập dự án, chi phí trả lãi, chi phí cơ hội của đồng vốn đầu tư ...
Giảm lợi nhuận của dự án: vì dự án được đưa vào muộn hơn, nên thiệt hại về lợi nhuận do dự án đem lại được xác định bằng phần lợi nhuận của dự án nếu dự án được đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian lập dự án.
Cũng với giả định như ở phần 3.4.1 ở trên, song ở phần này mô hình đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp được áp dụng đối với nhà đầu tư lại được đánh giá trên quan điểm nâng cao chất lượng và giảm bớt thời gian lập dự án và nếu có thể thì giảm cả chi phí lập dự án. Do vậy mô hình sẽ là:
C < B < E = A = D
Theo đó ta cũng có bảng đánh giá tầm quan trọng sau:
Bảng 3.7: Đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp đối với nhà đầu tư
A
B
C
D
E
ồ
% Tầm quan trọng
A
2
3
4
2
2
13
26%
B
1
2
3
1
1
8
16%
C
0
1
2
0
0
3
6%
D
2
3
4
2
2
13
26%
E
2
3
4
2
2
13
26%
ồ
50
100%
Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy rằng nếu sử dụng các giải pháp trên sẽ rút ngắn được thời gian lập dự án, nâng cao chất lượng của dự án vì thế sẽ giúp cho nhà đầu tư giảm bớt được các chi phí cơ hội. Cụ thể với việc áp dụng giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực thì chi phí cơ hội của nhà đầu tư sẽ giảm đi 26%, tức là với việc rút ngắn được thời gian với chất lượng đảm bảo thì nhà đầu tư sẽ thu thêm được một khoản lợi nhuận bằng 26% phần lợi nhuận của dự án nếu dự án được đưa vào hoạt động sớm. Tương tự với giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thì lợi nhuận nhà đầu tư thu được sẽ tăng thêm 16% phần lợi nhuận nếu dự án được đưa vào hoạt động sớm, nếu áp dụng giải pháp hình thành đội ngũ cộng tác viên thì con số này sẽ là 6%, nếu áp dụng giải pháp áp dụng phương pháp hiện đại và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường thì sẽ là 26%. Việc áp dụng các giải pháp này không chỉ đem lại ích lợi cho đơn vị lập dự án mà còn cho cả nhà đầu tư.
3.4.3. Đối với nền kinh tế.
Việc áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn lập dự án tại Tổng công ty sẽ đem lại hiệu quả cho nền kinh tế đó là:
áp dụng các giải pháp này giúp cho đơn vị lập dự án có được doanh thu cao hơn từ hoạt động lập dự án, giúp cho chủ đầu tư kiếm được lợi nhuận cao hơn từ mỗi dự án được lập. Nhờ đó mà các khoản thu cho ngân sách cũng vì thế mà tăng lên.
Việc áp dụng các giải pháp này sẽ tạo ra được các dự án có chất lượng tốt, có tính khả thi cao từ đó sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo thu nhập cho họ. Đồng thời chất lượng dự án được nâng lên cũng góp phần tạo ra các dự án tốt phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước...
Phần III: Kết luận
Hoạt động đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay đang được toàn Đảng, toàn dân ta quan tâm, nhằm xoá dần khoảng cách giữa nông thôn, miền núi và thành thị. Nhưng việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả trong lĩnh vực này vẫn đang là một tồn tại lớn đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với địa phương có dự án và đối với các chủ đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả dự án thì vấn đề quan trọng hiện nay là phải tiến hành những đổi mới trong công tác lập dự án, để cho chủ đầu tư, các cấp ban ngành có chức năng thuận tiện trong việc xem xét, đánh giá, quản lý... dự án.
Như chúng ta đã biết việc lập dự án đầu tư là một trong hai khâu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư, để có được những thay đổi trong công tác lập dự án của các đơn vị thì việc thay đổi nhận thức của mọi đơn vị liên quan đến dự án về công việc lập dự án là rất quan trọng. Việc lập dự án hiện nay không chỉ là thủ tục để các nhà đầu tư vay vốn và xin giấy phép đầu tư nữa mà còn góp phần tích cực vào sự thành công của dự án.
Cũng như tình trạng của hầu hết các đơn vị lập dự án hiện nay, công tác lập dự án tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của dự án cả về nội dung lẫn phương pháp, bộc lộ nhiều thiếu sót, hạn chế. Việc hoàn thiện công tác lập dự án đang là một mối quan tâm lớn của toàn Tổng công ty nhằm nâng cao uy tín (khi là đơn vụ được thuê lập dự án) với khách hàng, nâng cao hiệu quả đầu tư của đơn vị (khi Tổng công ty là chủ đầu tư).
Thông qua việc đánh giá dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La” của Tổng công ty ta có thể thấy một số những thiếu sót, hạn chế của công tác lập dự án. Hy vọng với những phân tích, nghiên cứu trong đề tài sẽ góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty đặc biệt là các dự án cùng loại với dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn”. Trong thời gian thực tập bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt của Tổng công ty, qua đây tôi xin chân thành cảm ơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hồng Minh và các thầy cô giáo trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế đầu tư - PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (Chủ biên) - NXB TK - 2003.
2. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (Chủ biên) – NXB TK – 2000.
3. Dự án đầu tư lập – thẩm định hiệu quả tài chính – ThS. Đinh Thế Hiển – NXB Kế toán.
4. Luận văn tốt nghiệp các khoá 41,42.
5. Bài giảng của các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế Đầu tư – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
6.Trang web www. vneconomy.com.vn
7. Niên giám thống kê năm 2004.
8. Dự án khả thi “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La”.
9. Tình huống trong đầu tư - TS. Nguyễn Hồng Minh
Mục lục
Phần i: lời nói đầu 1
Phần ii: nội dung 3
Chương 1: lý luận chung về dự án đầu tư 3
1.1 Lý luận chung về đầu tư và dự án đầu tư 3
1.1.1 Đầu tư 3
1.1.2 Dự án đầu tư 3
1.1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư 3
1.1.2.2 Phân loại dự án đầu tư 4
1.1.2.3 Chu kỳ dự án đầu tư 6
1.1.2.4 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án 7
1.2. Nội dung và phương pháp lập dự án đầu tư 8
1.2.1 Quan niệm về lập dự án đầu tư 8
1.2.2 Nội dung lập dự án đầu tư 11
1.2.2.1.Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư 12
1.2.2.2.Nghiên cứu tiền khả thi 14
1.2.2.3.Nghiên cứu khả thi 15
1.2.3 Quy trình lập dự án đầu tư 17
1.2.3.1 Logic của quá trình lập dự án 18
1.2.3.2 Các hoạt động trong lập dự án 19
1.2.3.3 Quy trình lập dự án 20
1.2.3.4 Xây dựng quy trình lập dự án 21
1.2.4 Các phương pháp lập dự án 22
1.2.4.1 Các phương pháp dự báo, dự đoán 22
1.2.4.2 Các phương pháp thu thập dữ liệu 25
1.2.4.3 Các phương pháp phân tích đánh giá 26
Chương 2: Thực trạng hoạt động lập dự án đầu tư “xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày” tại Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30
2.1 Tình hình họat động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 30
2.1.2 Tên, trụ sở 30
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty 30
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 31
2.1.4.1 Hội đồng quản trị 31
2.1.4.2Ban kiểm soát 33
2.1.4.3 Hiện nay Tổng công ty có bộ máy tổ chức như sau 33
2.1.5 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 34
2.1.5.1 Văn phòng Tổng công ty 34
2.1.5.2 Phòng kế họach đầu tư và thị trường 35
2.1.5.3 Phòng tổ chức cán bộ – thanh tra 37
2.1.5.4 Phòng kỹ thuật công nghệ 39
2.1.5.5 Phòng tài chính – kế toán 40
2.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua 42
2.1.6.1 Thành tựu 42
2.1.6.2 Những vấn đề còn tồn tại 44
2.1.7 Công tác lập dự án tại Tổng công ty 44
2.1.7.1 Quy trình lập dự án tại Tổng công ty 45
2.1.7.2 Nội dung của dự án được lập tại Tổng công ty 46
2.1.7.3 Phương pháp lập dự án được sử dụng tại Tổng công ty 46
2.2 Lập dự án “Đầu tư xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày” 47
2.2.1 ngành chế biến tinh bột sắn 47
2.2.2 Dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày 48
2.2.2.1 Bối cảnh của dự án. 48
2.2.2.2 Tóm tắt dự án 53
2.2.2.3 Đánh giá thực trạng lập dự án “Xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90tấn/ngày” 58
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn” nói riêng và công tác lập dự án tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung. 71
3.1. Định hướng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn nói chung”. 71
3.1.1 Các giải pháp giảm thời gian lập dự án 74
3.1.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập dự án 75
3.1.3 Các giải pháp giảm chi phí lập dự án đầu tư 76
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn. 76
3.2.1 Đầu tư cho nguồn nhân lực làm công tác lập dự án 78
3.2.2 Đầu tư trang thiết bị và phần mềm ứng dụng cho công tác lập dự án 79
3.2.3 Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập dự án 80
3.2.4 Hình thành hệ thống cộng tác viên 81
3.2.5 áp dụng các phương pháp hiện đại trong lập dự án 81
3.2.6 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 81
3.2.7 áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công tác lập dự án 82
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án “ Xưởng chế biến tinh bột sắn”. 86
3.3.1. Phương án cơ sở của dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La”. 87
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dự án 89
3.3.2.1 Giải pháp nghiên cứu thị trường sản phẩm dự án 89
3.3.2.2 Giải pháp nâng cao tính chính xác cho dự án được lập 91
3.4. Nếu áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn lập dự án tại Tổng công ty thì hiệu quả lập dự án sẽ tăng lên: .97
3.4.1. Cho phía Tổng công ty với cương vị là đơn vị lập dự án .97
3.4.2. Đối với các nhà đầu tư 98
3.4.3. Đối với nền kinh tế 99
Phần iii: kết luận 100
Tài liệu tham khảo 101
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28645.doc