CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển đó, quá trình đô thị hoá ở Việt Nam cũng đang phát triển không ngừng cả về tốc độ, qui mô cũng như về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những hạn chế mà không một nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Cụ thể đó là các vấn đề về ô nhiễm như đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, cũng như hàng loạt các vấn đề môi trường khác cần phải giải quyết. Đối với các thành phố trọng điểm thì vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn, đòi hỏi cần được quan tâm sâu sắc, kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để.
Thành phố Mỹ Tho từ lâu đã là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Tiền Giang, với diện tích 81,58 km2, tổng dân số năm 2010 là 215.200 người (trong đó tổng số dân thành thị là 131.918 người và nông thôn là 83.262 người), tỷ lệ gia tăng dân số là 15,4%, có mật độ dân số 4.766 người/km2 gồm 11 phường và 6 xã, Mỹ Tho có vai trò to lớn và là trọng điểm nền kinh tế công nghiệp của Tiền Giang. Theo báo cáo ước tính tình hình kinh tế xã hội thành phố Mỹ Tho năm 2010 của Cục Thống kê Tiền Giang thì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 3.240 tỷ đồng tăng trưởng 12,62% so với năm 2009, giá trị sản xuất đạt 6.750 tỷ đồng , tăng 14,37% so với năm 2009, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 1.656 USD/người/năm. Về công nghiệp, hiện Thành phố Mỹ Tho có một KCN và hai CCN đã đi vào hoạt động chính thức bao gồm: KCN Mỹ Tho, CCN Trung An, CCN Tân Mỹ Chánh. Qua hơn 10 năm hoạt động, KCN Mỹ Tho và Cụm CN Trung An thu hút được 37 dự án (gồm có 09 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), với tổng vốn đầu tư đăng ký là 114,83 triệu USD và 666 tỷ đồng, trong đó có 31 dự án đi vào hoạt động giải quyết được gần 7000 lao động (lao động địa phương chiếm 80%) và khoảng 1000 lao động hợp đồng theo thời vụ, lao động gián tiếp như: xây dựng, cung ứng vật liệu và các dịch vụ khác. Các ngành sản xuất chủ yếu là chế biến thuỷ sản, may gia công xuất khẩu, sản xuất bao bì, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến đồ gỗ, vật liệu xây dựng và đóng mới phương tiện vận tải đường thuỷ. Riêng CCN Tân Mỹ Chánh đã có 6 doanh nghiệp đi vào hoạt động chính thức và hiện đang là địa điểm lý tưởng để các nha đầu tư trong và ngoài tỉnh tìm đến hợp tác đầu tư. Mỹ Tho có một cảng đường sông, một cảng cá lớn, trên 100 công ty xí nghiệp tư nhân, hàng ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, nhiều trung tâm thương mại sản xuất, nhiều khu định cư mới và cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với qui mô lớn. Đặc biệt ngày 07 tháng 10 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 248/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang là đô thị loại II, đây là động lực mạnh mẽ thúc đẩy thành phố Mỹ Tho phát triển theo hướng hiện đại, ngang tầm cùng các đô thị lớn trong vùng và cả nước.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Mỹ Tho chỉ có một đơn vị công ích thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt là công ty Công trình Đô thị thành phố Mỹ Tho. Với những cố gắng vượt bậc của đội ngũ lãnh đạo, công nhân có thâm niên, yêu nghề nên hoạt động cảu Công ty đã và đang có những đóng góp tích cực cho mục tiêu xây dựng thành phố Mỹ Tho xanh sạch, đẹp, góp phần bảo vệ môi trường, tạo mỹ quan đô thị.
Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được thì hoạt động của Công ty cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là vấn đề xử lý đối với rác thải sinh hoạt. Hiện nay, công nghệ xử lý rác sinh hoạt được áp dụng tại Tiền Giang nói chung chủ yếu là sử dụng công nghệ chôn lấp. Phương pháp này có ưu điểm là không tốn nhiều chi phí cho việc xử lý, dễ áp dụng tuy nhiên về lâu dài sẽ gây tác hại lớn đến môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, lãng phí tài nguyên đất và đặc biệt là không tận dụng hết những lợi ích do rác thải đem lại. Bên cạnh đó, ở Việt Nam nói chung, trong suy nghĩ của tuyệt đại đa số ngươi dân thì rác thải là những gì không còn giá trị kinh tế là những gì cần phải bỏ đi mà chúng không được xem là nguồn lợi mà con người có thể thu về nếu biết tận dụng chúng một cách có hiệu quả.
Trước thực trạng trên, Đề tài ”Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho” hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào nổ lực chung của thành phố trong công tác xử lý rác thải, bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bển vũng.
1.2 Ý nghĩa của đề tài
Lựa chọn phương án thích hợp nhằm quản lý, tái sử dụng có hiệu quả rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.
1.3 Mục đích nhiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu hiện có tại Cục Thống kê Tiền Giang, Công ty Công trình Đô thị thành phố Mỹ Tho. UBND thành phố Mỹ Tho Đề tài thực hiện một số mục tiêu sau:
- Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.
- Dự báo tốc độ gia tăng dân số, tốc độ phát sinh CTR đến năm 2020.
- Đưa ra các giải pháp quản lý, xử lý có hiệu quả đối với chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho.
1.4 Nọi dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở thu thập tài liệu, từ đó tư duy tính toán, kết hợp với kiến thức thực nghiệm để đưa ra biện pháp tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thành phố Mỹ Tho.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn thành phố Mỹ Tho
- Về rác có nhiều loại: rác y tế, rác sinh hoạt, rác công nghiệp, rác xây dựng . Tuy nhiên do thời gian, điều kiện có giới hạn và còn nhiều hạn chế nên đối tượng tập trung nghiên cứu là rác sinh hoạt bao gồm: rác hộ gia đình, rác chợ, cơ quan, xí nghiệp, trường học . Đề tài không đặt ra mục tiêu nghiên cứu về vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp luận
Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao. Với tốc độ dân số diễn ra mạnh mẽ là tiền đề cho nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về mặt khối lượng và đa dạng về thành phần. Do đó, chất thải rắn sinh hoạt đã và đang xâm phạm vào các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường gây tác động tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người một cách nghiên trọng, nếu không được quản lý và có biện pháp xử lý thích hợp.
Như chúng ta biết, trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người dù ở bất kỳ đâu: tại nhà hàng hay công sở, trên đường đi, tại nơi công cộng đã thải ra một lượng rác sinh hoạt đáng kể, trong đó rác thực phẩm chiếm một tỉ lệ lớn. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang gặp rất nhiều khó khăn cho các công ty quản lý môi trường đô thị
Thành phố Mỹ Tho có tỉ lệ gia tăng dân số khá nhanh cùng với tốc độ phát triển kinh tế mạnh. Vì vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng tăng lên đáng kể, đây là vấn đề môi trường mà các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý đô thị luôn quan tâm và tìm cách giải quyết.
1.6.2 Phương pháp cụ thể
Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng như sau:
- Sưu tầm và tham khảo tài liệu là bước không thể thiếu trong quá trình điều tra nghiên cứu. Do giới hạn về phạm vi cũng như thời gian tìm hiểu, một phần tài liệu trong đề tài chỉ thu thập ở một số tài liệu được công bố rộng rãi liên quan đến chất thải rắn. Các tài liệu chính được tham khảo trong đề tài này được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
- Khảo sát thực địa nhằm thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường tại thành phố Mỹ Tho.
- Đánh giá tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt có tiêu cực đến công tác bảo vệ môi trường.
- Dự báo tốc độ gia tăng dân số hàng năm thông qua tỷ lệ tăng dân số bình quân đã được thống kê kết hợp với dự báo tốc độ, khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt hàng năm từ đó lựa chọn phương pháp quản ly, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với đặc trưng của thành phố Mỹ Tho
1.7 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý nhằm tái sử dụng có hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại thành phố Mỹ Tho như đề xuất biện pháp phân loại rác tại nguồn và xử lý tác thải làm phân compost và các giải pháp tái chế, tái sử dụng khác có thể áp dụng.
120 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông cho phép trên địa bàn Tp Mỹ Tho. Tuy nhiên, do rác thải thường có mùi hôi thối, đồng thời ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan nên thường gặp phải sự phản ánh của người dân tại địa điểm tồn tại điểm hẹn. Do vậy, các điểm hẹn thường không tồn tại ở một vị trí cố định mà chỉ do công nhân qui định với nhau, không có điểm hẹn cụ thể và cố định. Nhìn chung thì các điểm hẹn này không đồng nhất về khoảng cách, thường thì khoảng cách mỗi điểm tương đương 1km.
4.5 Hiện trạng xử lý rác sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho
Phương thức xử lý rác duy nhất của Tp Mỹ Tho là chôn lấp. BCL cách Tp Mỹ Tho 15 km. Sơ đồ vị trí bãi rác thể hiện ở sơ đồ 4.3
Mỹ Tho
Ngã 3 Phú Mỹ cách bãi chôn lấp 4.500m
Nông trường Tân Lập I
cách bãi chôn lấp 4 Km
Đường
30 tháng 4
lò thiêu của
nghĩa trang tỉnh
BCL
cổng vào nông trường
Cầu Sắt
Hình 3.4: Sơ đồ vị trí BCL
Hình 4.4 Tuyến thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố
BCL được bố trí rộng 80.000m2, bãi rác thiết kế thành 8 ô, trong đó 7 ô là hố chô lấp rác, 1 ô dùng làm ao sinh học, diện tích mỗi ô là 10.000m2
Hình 4.5 Bãi rác Tân Lập
Hình 4.6 Bãi rác Tân Lập
4.5.1 Thiết kế của một hố chôn lấp
Chiều dài 125m
Chiều rộng 80m
Chiều sâu -20m
Độ dốc mặt nền theo phương ngang 3%
Độ dốc rãnh thu gom nước rò rỉ 1%
Chiều cao bờ bao hố 2.5m
Độ dốc đường lên xuống vận chuyển rác 10%
Bán kính quay xe 15m
Thể tích một hố chôn lấp 45.000m3
4.5.2 Quy trình sử dụng bãi
Lần lượt chôn lấp rác theo các hố từ số 1 -> 7, chu trình này thuận lợi cho việc tận dụng các hố chưa chô rác làm ao sinh học và trình tự khai thác bãi đã lấp làm phân hữu cơ sau này.
Hiện nay bãi rác ở đây chỉ mới sử dụng bốn ô (40.000m2), phần còn lại cho người dân thuê để trồng khóm. Bốn ô chôn lấp này đã gần đầy, CTCTĐT sẽ tiếp tục khai thác phần đất còn lại để chuẩn bị cho việc chôn lấp rác khi các ô trên đã đầy.
Bãi rác Tân Lập ngoài lượng rác của Tp Mỹ Tho còn tiếp nhận thêm lượng rác của huyện Châu Thành (khoảng 12.41 tấn/ngày), huyện Tân Phước (2.19tấn/ngày)
4.5.3 Tái sử dụng
Việc tái sử dụng rác tại Tp Mỹ Tho hiện nay được thực hiện bằng hình thức thủ công. Sau khi rác được đổ xuống bãi sẽ có lực lượng nhặt rác của tư nhân trực tiếp thu lượm bọc nilon, rồi đem ra phía ngoài để tái chế lại rác thải (bọc nilon) thành nhựa PE để bán cho các cơ sở sản xuất ống nước (tại bãi rác Công ty công trình đô thị cho thuê 1 khu đất gần đó để thực hiện việc tái chế rác thải). Đối tượng lao động chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi lao động. Các đối tượng này làm việc trong môi trường vệ sinh rất kém. Hằng ngày, toàn bộ khối lượng rác chở đến bãi được các lực lượng nhặt rác phân loại và thu gom nhờ đó một khối lượng rác có thể tận dụng lại khả năng tái sinh cũng như tái sử dụng chúng.
4.6 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho
4.6.1 Đánh giá công tác thu gom
Công tác vệ sinh môi trường là việc làm quan trọng thể hiện nếp sống văn minh đô thị, đồng thời cũng mang tính chất thời sự hoá được toàn xã hội quan tâm. Trong đó, công tác thu gom chiếm một vị trí quan trọng trong việc góp phần làm tốt công tác vệ sinh môi trường.
Chúng ta đã quan sát thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại Công ty công trình Đô thị thành phố Mỹ Tho, có thể thấy rõ những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom của công ty. Vì vậy, cần phải phát huy tốt những thuận lợi và khắc phục những khó khăn thì hiệu quả hoạt động của công ty sẽ được nâng lên và góp phần làm môi trường ngày càng sạch đẹp hơn.
4.6.1.1 Thuận lợi
- Phương tiện thu gom của công nhân vệ sinh tương đối đầy đủ và chất lượng khá tốt.
- Trong điều kiện lao động chủ yếu bằng thủ công, môi trường độc hại nhưng tập thể công nhân đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức quét dọn, thu gom làm vệ sinh môi trường không ngại mưa nắng đã góp phần tích cực để thành phố ngày càng “xanh, sạch, đẹp”.
- Công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
- Việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giúp cho công tác thu gom được thuận lợi hơn, công nhân giảm được nhiều sức lao động.
- Các cơ sở chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhà vựa kinh doanh rau cải đã được công ty hợp đồng giao nhận rác nên tình trạng đổ bừa bãi ở các khu công cộng, kênh rạch đã giảm rõ rệt.
4.6.1.2 Khó khăn
- Ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Mỹ Tho tuy có được nâng cao lên theo nếp sống văn hoá mới nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, hiện tượng xả rác bừa bãi, bỏ rác không đúng chỗ vẫn còn phổ biến.
- Chưa triển khai các thùng rác công cộng đại trà như một số thành phố khác. Đây là nguyên nhân để tình trạng vứt rác bừa bãi xảy ra.
- Với khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng, vào những tháng nắng thì công việc tương đối nhẹ, bù lại công nhân thu gom và quét đường phải chịu một mùi hôi thối nồng nặc hơn, họ phải hít thở một lượng bụi trong không khí như bụi đường phố và các chất độc ống khói xe thải ra… Còn vào những tháng mưa đối với công nhân vệ sinh rất cực nhọc, lượng rác thấm nước trở nên ẩm ướt, khó quét dọn, người công nhân phải luôn đảm bảo khối lượng mình thực hiện trong suốt mùa này. Điều quan trọng liên quan đến tính mạng công nhân vệ sinh đường phố là khi làm việc vào ban đêm, những tai nạn bất ngờ thường xảy ra đến với họ (nạn đua xe trái phép vào ban đêm hoặc những người đi đường phóng nhanh vượt ẩu va đụng vào công nhân quét đường).
- Công tác quản lý rác chưa chặt chẽ, một số hộ dân không ký hợp đồng đổ rác mà họ tự huỷ hoặc vứt rác bừa bãi. Hoạt động dân cư vẫn còn một số khu vực chưa bêtông nhựa hoá như một số vùng ven thuộc trung tâm thành phố. Những tuyến đừơng trở nên lầy lội khi trời mưa đến nên việc tổ chức thu gom rác ở đây còn gặp nhiều khó khăn.
- Hiện tại, việc thu gom CTR ở thành phố Mỹ Tho chỉ mới dừng lại ở mức thu gom khối lượng, chưa đi sâu vào việc phân loại tại nguồn.
4.6.2 Đánh giá công tác vận chuyển
4.6.2.1 Thuận lợi
- Phương tiện dùng cho vận chuyển tương đối đầy đủ, do đó không có tình trạng rác tồn đọng do thiếu phương tiện.
- Công ty đã chủ động trong quy trình vận chuyển.
4.6.2.2 Khó khăn
- Xe ủi rác chỉ có một chiếc, khi xảy ra sự cố gây ách tắt việc san ủi làm môi trường bãi rác xấu đi rất nhanh
- Hầu hết xe máy của công ty đều đã cũ.
- Do môi trương làm việc của xe máy bị ô nhiễm, mau hư hỏng nên chi phí sửa chữa tăng. Tình trạng hư hỏng thường xuyên, sửa chữa nhiều nhưng thiết bị không tốt lên được, chi phí tiêu hao nguyên liệu tăng, còn đầu tư mua mới thì không có kinh phí.
4.6.3 Đánh giá công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Tân Lập
- Bãi rác Tân Lập là một bãi rác hở, chưa theo đúng quy định của một bãi chôn lấp hợp vệ sinh, không có vành đai bảo vệ, nhà cân …
- Ao sinh học dùng để chứa nước rỉ rác không được xử lý nên ô nhiễm nặng.
- Không có trạm trung chyển ngay tại bãi rác, khi rác được vận chuyển về đổ tràn lan ra phía đường đi ngay tại ô chôn lấp.
- Tại bãi rác tuy được phun phế phẩm EM mỗi ngày vào buổi sáng trước khi làm việc và buổi chiều sau khi ngưng việc nhưng tình trạng mùi hôi vẫn còn rất nặng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân ở quanh khu vực bãi rác.
- Đường vào bãi rác có cơ sở hạ tầng kém, dễ dàng xuống cấp do hoạt động vận chuyển rác. Vào mùa mưa đường rất lầy lội gây khó khăn cho việc vận chuyển rác.
Vì vậy, cần phải có biện pháp khắc phục những vấn đề trên để góp phần cải thiện môi trường ngày càng tốt hơn.
4.6.4 Đánh giá công tác tái sử dụng rác thải sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho
Như đã trình bày, hiện tại biện pháp xử lý rác sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho chủ yếu là thu gom và chôp lấp tập trung tại bãi rác Tân Lập. Công tác phân loại nhằm tái sử dụng đối với rác thải sinh hoạt hiện chưa được thực hiện. Việc thu hồi, tái sử dụng rác đang được thực hiện một cách rất thủ công và tự phát bởi những người nhặt phế liệu với số lượng hạn chế và thành phần rác thải được thu hồi để tái chế, tái sử dụng chủ yếu là các phế liệu có giá trị kinh tế như mũ, giấy, bao nylon... Một lượng lớn rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ chưa có biện pháp tái sử dụng một cách hiệu quả. Đây là thách thức lớn và cũng là một thuận lợi để có thể triển khai các dự án tái chế, tái sử dụng rác thải của thành phố Mỹ Tho nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn rác thải thành phần hữu cơ.
4.7 Dự báo tốc độ gia tăng dân số và tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho đến năm 2020
4.7.1 Dự báo tốc độ gia tăng dân số
Bùng nổ dân số là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến lượng phát sinh rác thải, do đó khi dự báo lượng CTR phát sinh từ nay đến năm 2020 cần phải quan tâm chú ý đến yếu tố dân số. Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là cơ sở quan trọng để tính toán khối lượng CTR phát sinh tương ứng.
Cơ sở dự báo tốc độ gia tăng dân số dựa trên các thông tin về tổng số dân hiện tại, tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất di cư. Trong phạm vi đồ án này, các số liệu về tỉ suất sinh, tỷ suất tử và tỷ suất di cư của dân số thành phố Mỹ Tho được lấy tại thời điểm 2010 và được dùng chung để dự báo tốc độ gia tăng dân số cho những năm tiếp theo.
Theo báo cáo của Cục thống kê Tiền Giang đến hết ngày 31/12/2010 các tỷ suất này được thống kê như sau:
- Tổng dân số năm 2010: 215.200 người
- Tỷ suất sinh thô: 15,4 %o
- Tỷ suất chết: 7,4 %o
- Tỷ suất di cư: 0,2 %o
Tổng số dân của năm tiếp theo cần tình được tính được thực hiện theo công thức sau:
Trong đó:
CT: Tổng dân số dân của năm cần tính (ngàn người)
HT: Tổng số dân của năm hiện tại (ngàn người)
TS: Tỷ suất sinh (%o)
TC: Tỷ suất chết (%o)
TD: Tỷ suất di cư (%o)
Từ các số liệu trên, có thể dự báo tốc độ gia tăng dân số qua các năm tại thành phố Mỹ Tho như sau:
Bảng 4.5 Dự báo gia tăng dân số thành phố Mỹ Tho đến năm 2020
Stt
Năm
Dân số (người)
1
2010
215.200
2
2011
216.878
3
2012
218.569
4
2013
220.273
5
2014
221.991
6
2015
223.722
7
2016
225.467
8
2017
227.225
9
2018
228.997
10
2019
230.783
11
2020
232.583
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Hình 4.7 Tốc độ gia tăng dân số thành phố Mỹ Tho qua các năm
4.7.2 Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, thống kê cho thấy ”vào thời điểm năm 2004, lượng CTR đô thị bình quân khoảng 0,9 – 1,2 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và từ 0,5 – 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Đến năm 2008, các con số này tăng lên 1,45 kg/người/ngày ở khu vực đô thị và 0,4 kg/người/ngày ở khu vực nông thôn”. Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại II, đo đó có thể lấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 1,45 kg/nguời/ngày làm cơ sở tính toán tốc độ phát sinh CTR qua các năm. Trong phạm vi đố án này, phương pháp được sử dụng để tính toán, dự báo tốc độ gia tăng CTR là dựa vào tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm và khối luợng rác thải phát sinh bình quân đầu người.
Bảng 4.6 Dự báo lượng rác thải hàng năm của thành phố Mỹ Tho từ năm 2010 - 2020
Năm
dân số
(người)
Lượng rác thải (kg/người/ngày)
Tổng lượng
rác thải/ngày (kg/ngày)
Lượng rác
thải có thể thu hồi (kg/ngày)
Lượng rác cần xử lý (kg/ngày)
Lượng rác cần xử lý (kg/năm)
2010
215.200
1,45
312.040
33.388
278.652
3.343.824
2011
216.878
1,45
314.473
33.648
281.905
3.373.140
2012
218.569
1,45
316.925
33.911
283.041
3.396.168
2013
220.273
1,45
319.395
34.175
285.220
3.422.640
2014
221.991
1,45
321.887
34.442
287.445
3.449.340
2015
223.722
1,45
324.397
34.710
287.687
3.476.244
2016
225.467
1,45
326.927
34.981
291.946
3.503.352
2017
227.225
1,45
329.476
35.254
294222
3.530.664
2018
228.997
1,45
332.846
35.641
297205
3.566.460
2019
230.783
1,45
334.635
35.808
298.827
3.585.924
2020
232.583
1,45
337.245
36.085
301.160
3.613.920
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Cơ sở tính toán lượng rác thải có thể thu hồi hàng năm căn cứ vào tỷ lệ rác thải có thể thu hồi (chủ yếu là nhóm giấy, thuỷ tinh, kim loại và nhựa) trong tổng số khối lượng rác thải. Từ bảng 4.4 trên ta có thể tính được phầm trăm lượng rác thải có thể thu hồi là 10,7%
Từ Bảng 4.6 ta có thể nhận thấy đến năm 2020, tổng lượng rác thải sinh hoạt tại thành phố Mỹ Tho là 337.245 kg/ngày trong đó khối lượng rác có thể thu hồi là 36.085 kg/ngày (chiếm 10,7%). Do đó, lượng rác thải cần phải xử lý là 301.160 kg/ngày (chiếm 89,3%). Đây vừa là thách thức và cũng là cơ hội để thành phố Mỹ Tho tiến hành triển khai xây dựng thí điểm các nhà máy tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt.
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO
5.1 Phân loại và lưu trữ chất thải rắn tại nguồn
Do đặc trưng về thành phần CTR và đặc điểm con người tại các nguồn thải khác nhau nên các phương án phân loại CTR được đề xuất cho những nguồn phát sinh khác nhau và cũng có những nét riêng biệt. Các phương án này sẽ lần lượt được trình bày dưới đây:
5.1.1 Phương án phân loại và lưu trữ CTR tại hộ gia đình
5.1.1.1 Phương án phân loại và lưu trữ tại nguồn
Tại hộ gia đình, CTR được phân chia thành 02 nhóm và được chứa trong 02 túi PE và 02 thùng chứa được quy định như sau:
- Túi và thùng chứa màu xanh lá cây: Chứa rác thực phẩm, được thu gom hàng ngày
- Túi và thùng chứa màu xám: Chứa phần CTR còn lại, được thu gom hàng ngày
5.1.1.2 Hình thức đầu tư
Trong 06 tháng đầu khi triển khai thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn, Nhà nước sẽ đầu tư túi và thùng chứa cho các hộ gia đình. Đối tượng hộ gia đình được xác định bao gồm tất cả các hộ gia đình có kinh doanh và không kinh doanh.
- Đối với thùng chứa: Mỗi hộ gia đình sẽ được hỗ trợ 02 thùng chứa CTR, một thùng chứa rác thực phẩm và một thùng chứa các CTR phát sinh còn lại.
Trong thực tế, do có nhiều hộ cùng sống trong một gia đình (nhà trọ hoặc gia đình đa thế hệ) do đó số lượng thùng và túi PE được trang bị trên cơ sở số liệu điều tra cụ thể về số hộ, nhu cầu về số lượng và dung tích thùng chứa của mỗi nhà.. Trong suốt quá trình triển khai thực hiện thí điểm chương trình phân loại CTR tại nguồn, sẽ có những điều chỉnh cần thiết về số lượng thùng và túi sẽ trang bị cho các hộ dân dựa vào tình hình thực tế.
5.1.2 Phương án phân loại và lưu trữ rác chợ
Dựa trên tiêu chí về hiệu quả tái sử dụng CTR và tính đồng bộ của chương trình phân loại CTR tại nguồn, ngay thời điểm bắt đầu thực hiện, đề xuất phương án phân loại rác chợ thành 2 nhóm chính và được chứa trong 02 loại thùng khác nhau theo quy định
- Thùng màu xanh lá cây: Chứa rác thực phẩm
- Thùng màu xám: Chứa các loại CTR còn lại
CTR được phân loại ngay từ mỗi sạp/quầy kinh doanh ra đến các thùng rác tập trung có dung tích 660 lít. Theo đó, mỗi quầy/sạp cần trang bị 02 thùng chứa nhỏ (dạng trang bị cho quy mô hộ gia đình) nếu cần thiết và đủ chi phí hoặc 02 túi PE (có màu nhận dạng như đã quy định) hoặc bỏ rác vào thùng tập trung theo đúng quy định. Cả CTR thực phẩm và các loại CTR khác sẽ được thu gom định kỳ hàng ngày theo hệ thống riêng
5.1.3 Phương án phân loại, lưu trữ CTR tại các nguồn phát sinh khác
Ngoài đối tượng hộ gia đình, chợ, các nguồn thải được trình bày đưới đây cũng sẽ là đối tương tham gia chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Bao gồm:
- Khối trường học: Các trường mẫu giáo, mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học... đóng trên địa bàn thực hiện dự án;
- Khối các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị kinh doanh, thương mại, dịch vụ (Công ty, chi nhánh, ngân hàng, siêu thị, trung tâm thương mại...);
- Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất
5.1.3.1 Phương án phân loại và lưu trữ CTR
Tại các nguồn thải nêu trên, công tác tổ chức phân loại CTR tại nguồn được thực hiện tương tự như ở hộ gia đình. CTR được chia thành 02 nhòm và chứa trong 02 loại thùng và túi riêng biệt
- Tùi và thùng chứa màu xanh lá cây: Chứa rác thực phẩm được thu gom hàng ngày
- Túi và thùng chứa màu xám: Chứa phần CTR còn lại, được thu gom hàng ngày
Bên cạnh đó, các chủ nguồn thải có thể tự tổ chức phân loại CTR thành nhiều nhóm nhỏ hơn và tự quyết định hình thức lưu trữ với các nhóm này nhằm mục đích tận dụng, bán phế liệu. Tuy nhiên, phần CTR không được tận dụng, bán phế liệu cần được thực hiện phân loại theo đúng quy định như đã trình bày.
5.1.3.2 Hình thức đầu tư
Trong 6 tháng đầu triển khai thí điểm, Nhà nước sẽ đầu tư đồng bộ túi PE và thùng chứa CTR cho tất cả các đối tượng trên,. Các thùng chứa dự kiến được đầu tư là các thùng chứa 15 lít (màu sắc nhận dạng như quy định), Số lượng túi PE được tính toán đầu tư trên cơ sở 14 túi/cặp thùng/tuần. Số lượng thùng cần trang bị phụ thuộc vào số lượng thực tế các đơn vị được thống kê tại khu vực triển khai dự án.
5.2 Chuẩn hoá trang thiết bị lưu trữ và thu gom chất thải rắn phục vụ công tác phân loại rác tại nguồn
Bên cạnh công tác tổ chức quản lý, việc đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho chương trình như chủng loại, quy cách các trang thiếtt bị nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình thực hiện cũng sẽ góp phần quan trong vào thành công chung của dự án. Dự kiến, khi được triển khai, chủng loại, quy cách các trang thiết bị được đầu tư như sau:
5.2.1 Túi nylon
- Chất liệu: Chất liệu của túi nên sử dụng là loại PE (không nên dùng loại PVC vì tính năng gây ô nhiễm môi trường khi đốt hoặc chôn lấp). Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng phổ biến loại túi Polymer có khả năng phân huỷ sinh học để đựng chất thải thực phẩm đã phân loại. Mục đích chính là sự tiện lợi khi chôn lấp loại chất thải này mà không cần phải xé nhỏ túi chứa vì thời gian phân huỷ loại túi này rất ngắn (tuỳ đặc tính của từng túi mà thời gian phân huỷ từ 2 thàng đến 1 năm). Tại Việt Nam, loại túi này hiện đang trong thời gian nghiên cứu để sản xuất và chưa được triển khai đại trà do giá thành sản xuất của loại tui này còn khá cao. Vì vậy, để tiết giảm chi phí, loại túi được đề xuất sử dụng là loại túi PE.
- Màu sắc: Đối với rác thực phẩm thi sử dụng loại túi có màu xanh lá cây. Màu xám sẽ được sử dụng để lưu trữ các loại CTR sinh hoạt phát sinh còn lại. Các màu này có ưu điểm là dễ nhận biết, dễ sản xuất, thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.
- Mẫu mã: Túi sẽ được thiết kế theo hình dạng túi được sử dụng thông dụng hiện nay và đang có bán trên thị trường và đặc biệt là không có quai xách nhằm tránh bị sử dụng vào mục đích khác. Trên mỗi loại túi nylon sẽ được in biểu tượng của loại chất thải cần phân loại và dòng chữ ghi rõ loại chất thải đó để người sử dụng để nhận biết.
- Kích cỡ: Túi sẽ được sản xuất với nhiều loại kích cỡ khác nhau, tương ứng với dung tích của các loại thùng chứa đuợc đưa vào sử dụng cho các đối tượng khác nhau của chương trình.
5.2.2 Thùng chứa rác hộ gia đình
- Chất liệu: Chất liệu thùng chứa cũng được làm từ nhựa PE. Sau một thời gian thực hiện chương trình, thùng chứa được khuyến khích sản xuất bằng nhựa tái sinh từ CTR đã đượ phân loại tại nguồn.
- Màu sắc: Đối với rác thực phẩm thì sử dụng loại thùng chứa có màu xanh lá cây. Màu xám sẽ được sử dụng để lưu trữ các loại CTR sinh hoạt phát sinh còn lại. Các màu này có ưu điểm là dễ nhận biết, dễ sản xuất, thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.
- Mẫu mã: Có hai loại thùng chứa thông dụng trên thị trường hiện nay đó là loại thùng chứa có nắp đậy bằng tay và loại thùng chứa có nắp đậy bằng chân đạp. Nhưng nhược điểm của loại thùng có nắp đậy bằng tay là rất bất tiện khi phải dùng tay để mở và đóng nắp thùng. Loại thùng được sử dụng phổ biến và rộng rải nhất do tính tiện lợi khi bỏ rác là loại thùng chứa có nắp đậy bằng chân đạp do tính tiện lợi khi sử dụng và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Vì vậy, mẫu thùng được đề xuất sử dụng cho chương trình là loại thùng này.
- Hình thức lưu trữ: Tại hộ gia đình, 02 nhóm chất thải rắn được phân loại như trên được chứa trong 02 loại túi nhựa với 02 loại thùng chứa được quy định như đã trình bày.
- Dung tích: Dung tích thùng chứa được tính toán dựa trên các cơ sở sau:
+ Số người trung bình trong 1 hộ gia đình: 04 người
+ Tốc độ phát sinh chất thải rắn: 1,45 kg/người/ngày đêm (Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010)
+ Khối lượng riêng trung bình của CTR thực phẩm: 309 kg/m3 = 0,309 kg/lít
+ Khối lượng riêng trung bình của CTR còn lại: 126 kg/m3 = 0,126 kg/lít`(Số liệu này được tính toán trên cơ sở thành phần và tỷ trọng của từng loại CTR trong hỗn hợp CTR còn lại).
+ Tỷ lệ khối lượng CTR thực phẩm và CTR khác trong tổng khối lượng CTR phát sinh là 3:1
+ Hệ số hữu ích đối với thùng chứa CTR thực phẩm lấy bằng 80% (để hạn chế mùi hôi và vi khuẩn phát tán ra ngoài), đối với thùng chứa còn lại lấy bằng 90%
Dung tích thùng chứa CTR thực phẩm (thời gian chứa rác là 1 ngày) như sau:
Dung tích thùng chứa CTR còn lại:
Như vậy, ta có thể sử dụng thùng chứa Plastic dung tích 20 lít để chứa rác thực phẩm (trong thời gian 1 ngày) và thùng Plastic dung tích 15 lít để chứa rác thải khác (thời gian chứa là 1 ngày). Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, ta có thể trang bị cùng lúc 02 thùng chứa dung tích 20 lít để chứa 02 loại rác này do sự chênh lệch giá cả giữa 2 loại thùng 15 lít và 20 lít là không đáng kể.
Ngoài loại thùng 20 lít dùng cho hộ gia đình, thùng chứa sẽ được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với loại hình hoạt động của từng đối tượng. Dung tich có thể là loại 50 lít và 100 lít.
Bên cạnh đó ta có thể sử dụng các loại thùng chứa có dung tích tiêu chuẩn hiện đang có bán trên thị trường thường là các loại thùng chứa có dung tích 240 lít, 660 lít để sử dụng tại các nơi tập trung đông như trương học, cơ quan, chợ, trung tâm thương mại. Đối tác cung cấp các loại trang thiết bị này cần ưu tiên lựa chọn nhữg công ty, đơn vị sản xuât hoạt động trong lĩnh vực tái chế, tái sinh chất thải từ rác thải sinh hoạt. Về lâu dài, nguồn nguyên liệu thu được từ chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (chủ yếu là các loại nhựa) được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại thùng chứa này.
5.3 Nghiên cứu cải tiến quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt hiện hữu phù hợp với chương trình phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Quy trình thu gom rác sinh hoạt hiện hữu của thành phố Mỹ Tho được thể hiện như sau:
xe 2,5 tấn, xe 5 tấn
Xe đẩy tay
Xe ép 10 tấn
Bãi chôn lấp
Nguồn xả rác
Nguồ
Xe 2,5 tấn
Hình 5.1 Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt tại TPMT
Sơ đồ thu gom rác như trình bày tại hình 5.1 đang được áp dụng cho CTR sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình tại thành phố Mỹ Tho và không qua quá trình phân loại tại nguồn., tất cả các thành phần hữu cơ và vô cơ được trộn lẫn với nhau
5.3.1 Phương án cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển RTSH
Việc triển khai thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn nói chung sẽ đưa đến những thay đổi nhất định của hệ thống thu gom, vận chuyển CTR. Do đó, hệ thống thu gom, vận chuyển CTR cần được nghiên cứu cải tiến sao cho phù hợp. Trên cơ sở hệ thống thu gom, vận chuyển hiện tại, 02 phương án cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển được đề xuất như sau:
5.3.1.1 Phương án cải tiến thứ nhất
Hệ thống thu gom hiện tại sẽ đảm nhận thu gom cả 02 loại CTR thực phẩm và CTR còn lại sau khi đã thực hiện phân loại tại nguồn. Theo đó, phương tiện thu gom cần được cải tiến cho phù hợp để thu gom được 2 loại CTR này trong cùng một chuyến và tạo thuận lợi cho việc phân loại., sắp xếp khi lên xuống bốc dỡ rác. Ưu điểm của phương án này là số lượng công nhân không thay đổi, trang thiêt bị thu gom không tăng hoặc tăng không đáng kể. Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là làm thay đổi quy trình thu gom của hệ thống thu gom CTR hiện tại, khả năng cải tiến trang thiết bị không cao, các loại CTR sau phân loại tại nguồn có thể bị trộn lẫn lại với nhau do quá trình vận chuyển, ép bằng máy làm rách bao chứa.
5.3.1.2 phương án cải tiến thừ hai
Bên cạnh hệ thống thu gom, vận chuyển hiện tại, cần tổ chức cải tiến, thành lập một hệ thống hoạt động song song đảm nhận việc thu gom, vận chuyển CTR theo 02 loại khác nhau. Ưu điểm của phương án này là đảm bảo rác thải được phân loại từ nguồn thải vè đến bải chôn lấp, tập kết, tránh tình trạng trộn lẫn do quá trình vận chuyển. Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là tăng số lượng công nhân thu gom rác, tăng chi phí đầu tư trang thiết bị, chi phí vận chuyển và có thể sẽ tạo ra mâu thuẫn về lợi ích giữa người thu gom rác sinh hoạt và người thu gom rác có khả năng tận dụng.
Phương án cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển RSH theo phương án 2 được trình bày tại Hình 5.2 như sau:
Xe ép rác
Tuyến 1
Rác hữu cơ
Rác sinh hoạt
đã PLTN
Nhà máy xử lý
Xe vận chuyển
Rác thải khác
Tuyến 2
Hình 5.2 Quy trình cải tiến hệ thống thu gom hiện hữu
Căn cứ vào ưu – nhược điểm của từng phương án và mục tiêu cũng như yêu cầu của chuơng trình phân loại rác tại nguồn thì phương án 2 sẽ được lựa chọn thực hiện.
* Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR thực phẩm: Theo phương án đã lựa chọn thì hệ thống thu gom được phân thành 02 hướng riêng biệt. Đối với hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải thực phẩm (rác hữu cơ) sẽ tận dụng lại hệ thống quản lý CTR hiện có bao gồm hệ thống quản lý hành chính, hệ thống quản lý kỹ thuật gồm quy trình, trang thiết bị thu gom và trang thiết bị trung chuyển, vận chuyển rác. Như vậy rác thực phẩm vẫn được thu gom 7 ngày/tuần theo các tuyến thu gom hiện tại và thực hiện bởi các lực lượng hiện có. Mạng lưới điểm hẹn vẫn được sử dụng như cũ và không thay đổi.
* Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR còn lại: Lượng CTR còn lại sau khi phân loại sẽ được thu gom và vận chuyển theo một hệ thống riêng, trong đó, hệ thống quản lý hành chính được sử dụng chung với hệ thống thu gom, vận chuyển rác thực phẩm. Riêng các trang bị, phương tiện kỹ thuật sẽ được trang bị mới cho phù hợp.
Tuy nhiên, trong thực tế việc áp dụng cùng lúc hai hệ thống thu gom , vận chuyển như đã nêu không đơn giản vì ở Việt Nam nhân dân ta không có tập quán, thói quen phân loại rác thải sinh hoạt. Trong khi đó ở nhiều nước phát triển trên thế giới việc thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt đã và đang là thói quen, là trật tự xã hội cộng đồng. Tại sao họ lại tạo được cho người dân và cộng đồng có ý thức và thói quen đó? Theo kinh nghiệm của các chuyên gia xã hội học và giáo dục học ở các nước phát triển thì để có thói quen thu gom và phân loại rác thải tại nguồn cho toàn xã hội, họ phải xây dựng một chương trình tuyên truyền, giáo dục và bước đầu phải trang bị thiết bị phân loại tại nguồn cho người dân. Vì vậy, tại Mỹ Tho muốn áp dụng chương trình phân loại rác tại nguồn đạt được hiệu quả cao thì bước đầu cần phải trang bị cho người dân các thiết bị, dụng cụ dùng để phân loại rác tại nguồn và tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức và thói quen của người dân trong việc phân loại rác thải. Một khi người dân đã có ý thức tự nguyện cũng như thói quen về vấn đề này thì vấn đề về rác thải cũng sẽ được giải quyết.
Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật như đã trình bày thì biện pháp giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của công đồng về hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn cần được thực hiện song song với các biện pháp kỹ thuật.
Hiện nay, ở Tiền Giang nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng, công tác xã hội hoá các hoạt động xử lý rác thải, bảo vệ môi trường đang rất được khuyến khích. Thành phố cũng dã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào thực hiện các công việc này nhằm tận dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ môi trường. Đây là tiềm năng lớn cho việc áp dụng các chương trình, kế hoạch bảo vệ nói chung trong đó có chuơng trình phân loại RSH tại nguồn.
5.4 Xây dựng chương trình giáo dục, tuyên truyền về hiệu quà của chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật thì biện pháp giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của công đồng về hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định sự thành công khi triển khai thực hiện dự án.
Để có thể triển khai đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, cần thiết thực hiện các công việc sau:
- Cán bộ công ty công trình đô thị thành phố Mỹ Tho phối hợp với cán bộ phường, đoàn thanh niên, trưởng khu phố tổ chức họp dân ở từng khu phố để giải thích cho người dân hiểu về những khó khăn của thành phố trong việc xử lý rác và lợi ích của việc phân loại rác. Chúng ta cần giải thích từng chi tiết cho người dân hiểu:
+ Nhà nước đã làm gì cho cộng đồng: giải thích chi tiết các nổ lực của nhà nước trong việc giảm thiểu chất thải.
+ Tại sao nhà nước cần cộng đồng: nêu ra các nguyên nhân là nhà nước bất lực trong việc phân loại rác tại nguồn.
+ Cộng đồng có thể làm gì, giải thích làm thế nào để cộng đồng nhận thức và hỗ trợ, cải thiện việc thải bỏ chất thải bằng cách phân loại rác tại nguồn.
- Đặc biệt, để vận động hiệu quả, người dân đầu tiên ta nên vận động là người phụ nữ trong gia đình vì họ là người nội trợ chính trong gia đình, họ có trách nhiệm về việc quyết định tính cách trẻ em trong việc vứt rác bừa bãi.
- Hướng dẫn cho người dân cách thực hiện phân loại rác tại nguồn.
- Hỗ trợ các gia đình thùng đựng rác, túi nilon đựng rác với ký hiệu riêng.
- Cử cán bộ phong trào (phụ nữ, đoàn thanh niên) đi giám sát, nhắc nhở, động viên người dân tham gia, chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom phân loại rác, khuyến khích người dân có ý thức và dần có thói quen về công việc này.
- Đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp học trong trường học về vấn đề thu gom, phân loại rác thải, đặc biệt là từ lúc các em còn nhỏ (mẫu giáo, cấp một). ngoài những bài giảng cần kết hợp thêm tranh vẽ để giúp cho các em hình dung ra được cách thức thu gom, phân loại rác thải tại gia đình và trên đường phố. Vì vậy, khi lớn lên việc giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại không chỉ là ý thức mà là thói quen hằng ngày.
- Xây dựng các chương trình giáo dục hứơng dẫn phân loại rác cụ thể với các tài liệu và công cụ truyền thông tích hợp cho các đối tượng khác nhau như người già, trẻ em, người nội trợ
- Xây dựng các đội nhóm chuyên trách truyền thông về mội trường ở các phường và xây dựng cho nhóm các kỹ năng về công tác truyền thông môi trường và nhóm phải có lịch sinh hoạt định kỳ để xây dựng những kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Cần triển khai xây dựng thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn ở tại một vài khu phố hoặc một phường, nhằm qua đó đánh giá tình hình và rút kinh nghiệm, sau đó sẽ nhân rộng mô hình cho toàn thành phố Mỹ Tho.
- Bước đầu nhà nước cần hỗ trợ cho người dân các loại thùng rác, bao nilon nhằm khuyến khích mọi người tham gia vào công tác này.
Hình 5.3 Tờ rơi phân loại rác tại nguồn
5.5 Công nghệ sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ
5.5.1 Lợi ích từ việc sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ đối với thành phố Mỹ Tho
Mỹ Tho là đô thị trung tâm của tỉnh Tiền Giang - một trong 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, là vựa lúa, là vùng trọng đểm nông nghiệp, trồng cây ăn trái của cả nước, do đó nông nghiệp vẫn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Trong chiến lượt phát triển của tỉnh, về lâu dài rác chôn lấp sẽ được sử dụng chế biến thành phân rác và phân hữu cơ vi sinh. Hiện nay, nhu cầu phân hữu cơ cho vườn cây ăn trái, cây công nghiệp và kể cả cho lúa ở Tiền Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung hiện là rất lớn. Việc sản xuất phân compost vừa góp phần tận dụng có hiệu quả nguồn rác thải hữu cơ sẵn có với khối luợng lớn, ổn định, vừa mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt hơn nữa các dự án này không những đảm bảo quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR với công nghệ tiên tiến mà còn góp phần cải thiện môi sinh, phòng ngừa bệnh tật cho cộng đồng, bảo vệ mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Nếu triển khai thực hiện tốt các dự án này còn mang lại một số lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường như sau:
- Giảm giá thành mua phân cho người nông dân so với phân hoá học.
- Công nghệ làm phân hữu cơ vi sinh ít sinh ra nước thải và khí thải, nước thải sinh ra trong quá trình ủ phân sẽ được xử lý và dùng tưới lại cho phân để giữ ẩm, hấp thụ các mùi hôi, kết chặt các kim loại nặng và ngăn chúng nhiễm vào các nguồn nước được cây trồng hấp thụ hoặc gây độc hại về sinh học đối với con người, giảm thiểu thuốc phòng bệnh cho cây trồng, tránh được sự sản sinh khí metan và nước thải rò rỉ trong các bãi chôn lấp bằng cách chuyển chất hữu cơ có trong rác thành phân compost.
- Làm giàu đất trồng, bổ sung các chất hữu cơ, mùn để phục hồi đất bạc màu, tiêu diệt một số bệnh làm hại cây trồng và sâu bọ ký sinh, gia tăng dung lượng dinh dưỡng và khả năng giữ nước trong cả đất sét và đất cát, khôi phục cấu trúc đất trồng sau khi các vi sinh vật tự nhiên trong đất trồng bị sụt giảm do sử dụng phân bón hoá học, giảm mạnh nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón...
5.5.2 Đề xuất áp dụng công nghệ sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ phù hợp đối với thành phố Mỹ Tho
Qua tham khảo mô hình các nhà máy tái chế, xử lý rác hiện có, căn cứ tình hình thực tế, thành phố Mỹ Tho có thể áp dụng triển khai thí điểm xây dựng nhà máy tái chế, xử lý rác theo mô hình như sau:
5.5.2.1 Mô hình xây dựng
Mô hình xây dựng Nhà máy tái chế và xử lý rác thành phố Mỹ Tho với công suất 300 tấn/ngày trở lên
5.5.2.2 Mục tiêu
Tái chế và xử lý rác thải, hạn chế sự chôn lấp trên 90% rác thải, đảm bảo không thải ra chất thải rắn, lỏng, khí làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Trừ các chất không tái chế sử dụng được có trong rác thải đem xử lý bằng biện pháp chôn lấp.
5.5.2.3 Nội dung chủ yếu
Công nghệ được đề xuất thích hợp cho việc xử lý rác sinh hoạt chưa phân loại đầu nguồn. Tái chế các nguyên liệu như chất dẻo, PET, sắt,.... Đồng thời sản xuất ra phân trộn ở dạng phân bón vi sinh đáp ứng tiêu chuẩn. Phân bón vi sinh có thể bán được ở thị trường trong nước hoặc thị trường nước ngoài.
Ưu điểm của công nghệ xử lý
- Về môi trường
+ Đạt các tiêu chuẩn quy định, hạn chế mùi hôi khi tiếp nhận rác vào nhà máy, giảm thiểu ô nhiễm thứ cấp do nước rỉ rác, toàn bộ lượng nước được tập trung vào bể thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước, hạn chế dư lượng, phát sinh ô nhiễm thứ cấp trong quá trình xử lý.
+ Hạn chế chôn lấp, đạt tỷ lệ chôn rác tươi dưới 10%.
+ Các sản phẩm (Plastic) được tái sinh thân thiện với môi trường và thích nghi gần gũi với cộng đồng.
- Quá trình chế biến compost sản xuất phân hữu cơ vi sinh nhanh
+ Chất thải rắn đạt tiêu chuẩn
+ Tái sinh mùn hữu cơ trả lại cho đất canh tác
+ Tái sinh phế thải dẻo cung cấp nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp nhựa dẻo.
Với tiêu chí này, công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt đạt được các mục tiêu căn bản về kinh tế - xã hội – môi trường bền vững của ngành công nghiệp xử lý môi trường.
- Cơ khí hóa: Dùng các hệ thống cầu chuyển, palăng điện, gầu ngoạm cơ khí để bốc xúc nạp liệu rác, nạp liệu tách tuyển mùn, đảo trộn phân thay cho phương pháp dùng xe xúc lật kết hợp thủ công hiện nay vùa nặng nhọc, độc hại, chi phí lớn làm tăng giá thành xử lý rác. Áp dụng cơ khí hóa thay lao động thủ công tại các chặng xuất. Kết nối liên hoàn các cụm công nghệ, giải phóng công việc bốc xúc, vận chuyển bằng xe xúc lật, công việc đóng bao và vận chuyển thủ công. Trạng bị hệ thống cơ khí hóa cân định lượng đóng bao và vận chuyển sản phẩm vào kho.
- Hiện đại hóa: Trang bị hệ thống sục khí tập trung cho các hầm ủ, thay thế các máy sục khí phân tán riêng lẻ cho từng hầm ủ hiện nay. Công nghệ mới thuận lợi cho điều khiển hầm ủ và giảm chi phí giá thành xử lý rác. Trang bị hệ thống liên hoàn các thùng sấy quay liên tục để giảm ẩm mùn hữu cơ. Hệ thống mới này đảm bảo đồng bộ công suất sấy giảm ẩm trong mùa mưa dài ngày, hiệu quả sử dụng nhiệt cao, đảm bảo văn minh sản xuất. Trang bị trung tâm giám sát kỹ thuât và điều hành sản xuất tập trung có hệ thống quan sát bằng Camera và các bộ cảm biến đặc biệt. Ngoài ra toàn bộ cụm thiết bị công nghệ và bổ trợ đều được hoàn thiện, kết nối lại với nhau thành một hệ thống đồng bộ.
5.5.2.4 Sơ lược về quy trình công nghệ
Quy trình xử lý rác có thể được chia sơ bộ thành các bước như sau:
- Bước thứ 1 : Tiếp nhận rác
- Bước thứ 2 : Phân loại rác
- Bước thứ 3 : Rác được tái chế ra phân vi sinh (Compost)
- Bước thứ 4 : Chất thải cứng được tái chế thành tấm bedal để xây dựng bờ kè.
Sơ đồ công nghệ (hình 5.4) như sau:
Bãi rác
của khu vực kinh doanh
Vùng cổng vào, cân xe,
kiểm tra, bằng mắt
Xử lý rác
Phân loại thủ công
Bìa Carton
Vật liệu cồng kềnh
Sàng
0-40 mm
40-80 mm
Phân loại thủ công và tách kim loại
Bãi rác sinh hoạt
Làm phân trộn
Chuyển hóa
Đồng nhất hóa
Tưới nước
Sàng
Đầu ra
Đầu ra
Gỗ tre, vỏ bào, mùn cưa
8%
Chai lọ thủy tinh
1%
Giả da, cao su, nhựa
3%
Giấy, báo, bìa
0.3%
Nhựa các loại,
Bao tải dứa
3,5%
Kim loại
Xà bần, gạch,
Chất thải cứng
14%
Phủ lên bãi rác
Phủ lên
bãi rác
Hố nước thải 1
Hố nước thải 2
Hố nước thải 3
Hình 5.4 Quy trình hoạt động của nhà máy
Quá trình xử lý RSH được phân chia theo các cụm dây chuyền công nghệ để thực hiện xử lý, các thành phần rác thải theo các bước khác nhau.
- Cụm công nghệ liên hoàn phân loại rác
- Cụm công nghệ sản xuất phân vi sinh (Compost)
- Cụm công nghệ xử lý chất thải cứng tạo thành tấm bedal
Ưu điểm của công nghệ xử lý rác: Chuyển rác đến nhà máy tập kết và phun chế phẩm khử mùi, khử độc, nạp liệu lên băng chuyền xử lý; thực hiện tách lọc rác sơ bộ bằng thủ công các nhóm rác cá biệt khác nhau như:
- Chai lọ, thủy tinh, kính gương bể.
- Gỗ, tre, vỏ bào, mùn cưa, vải vụn.
- Giấy, sách, báo, bìa
- Nhựa các loại, bao tải rứa.
- Xác gia súc.
- Giả da, cao su, lông gia súc, tóc.
- Xà bần, gạch, cát, sỏi, đất.
- Kim loại: nhôm, sắt, kẽm
Công nghệ này có thể khống chế mùi hôi trong quá trình xử lý rác, hạn chế để lại ô nhiểm thứ cấp do nước rỉ rác (toàn bộ lượng nước rò rỉ được thông qua hệ thống xử lý). Diện tích đất sử dụng ít.
* Quy trình tách lọc thủ công rác cá biệt
- Đối tượng tách lọc thủ công:
+ Các vật thể cồng kềnh, to, nặng, dây sợi lằng nhằng, vải giẻ quần áo, chăn chiếu mùng mền, gây cản trở hoạt động của máy ở giai đoạn phân loại bằng máy tiếp theo.
+ Các loại rác nguy hại và vật liệu gây nổ, cháy có lẫn vào rác sinh hoạt do sơ xuất của bộ phận thu gom.
+ Các mảnh gương, kính, bóng đèn, chai lọ thủy tinh, đồ dùng sành sứ.
Các loại phế liệu không xử lý, có thể bán thẳng cho các cơ sở xử lý chuyên ngành (xương gia xúc, bao bì phế thải dẻo dệt, các chai nhựa, cao su, kim loại,v.v…)
- Phương pháp tách lọc thủ công:
+ Quan sát bằng mắt, lượm bằng tay, chuyên môn hóa theo đối tượng tách lọc.
+ Bằng chuyền tách lọc thủ công với lưu lượng rác không quá 80 tấn/ca, chiều rộng băng chuyền cao su 1m, tốc độ băng chuyền cao su 0,25 đến 0,3m/giây
+ Các phễu hứng chuyên dụng sẽ dẫn các phế liệu đi vào băng tải dẫn từng dòng rác cá biệt tới điểm tập kết riêng từng loại. Tại đây được tách lọc thủ công một lần nước trước khi ép đóng bánh hoặc bao gói, nhập kho để bán.
* Quy trình phân loại rác bằng máy
Dòng chất thải rắn sinh hoạt khi đã tách lọc các thành phần rác cá biệt bằng phương pháp thủ công, được chuyển vào trống sàng phân dòng, phân tải
- Phần 0 đến 40 mm (phần 1)
- Phần 40 đến 80 mm (phần 2)
Trong đó:
Phần 1: qua dây chuyền phân loại bằng máy.
+ Trống sàng để tách lọc đất cát
+ Lồng quay tĩnh điện để tách lọc phế thải dẻo
+ Ru lô từ tính và sàng rung 2 tầng lưới để tách lọc kim loại
+ Hỗn hợp hữu cơ còn lại được chuẩn hóa kích thước 3cm bằng máy cắt 3 trục gọi là dòng hữu cơ nhóm 1 để sản xuất ra phân vi sinh có chất lượng loại một.
Phần 2: qua dây chuyển phân loại bằng máy.
+ Máy búa văng để đánh tơi rác.
+ Máy tuyển gió lần 1
+ Ru lô từ tính và sàng rung 2 tầng lưới để tách lọc kim loại
+ Máy búa văng chuyên dụng để cắt và đánh tơi rác lần 2
+ Hỗn hợp hữu cơ còn lại sau 2 lần tuyển gió được chuyển tới sàng lồng phân loại hữu cơ. Dòng hữu cơ lọt sàng đi qua máy cắt 3 trục để chuẩn hòa kích thước cùng dòng hữu cơ nhóm 1. Dòng hữu cơ trên sàng gồm toàn là các loại xơ sợi khó phân hủy bằng các tập đoàn vi sinh gọi là dòng hữu cơ nhóm hai. Phế thải dẻo tách tuyển được qua 2 lần tuyển gió liên tiếp, được làm sạch bằng sàng lồng và máy rũ. Sau đó, phế thải dẻo đưa qua máy ép đóng bánh thành từng khối 100kg. Kích thước khoảng (60x60x60) cm
* Quy trình xử lý hỗn hợp hữu cơ
- Thời gian ủ: 48 ngày (ủ hoại 24 ngày, ủ chín 24 ngày).
- Đảo trộn 4 lần, 12 ngày đảo 1 lần.
- Sau 48 ngày ủ hoai và ủ chín, hữu cơ được ủ giảm độ ẩm 12 ngày trong nhà kính có quạt hút thông gió.
- Độ ẩm hỗn hợp hữu cơ cuối giai đoạn ủ giảm độ ẩm đạt đến 40%
- Khối lượng giảm đi 15% (so với độ ẩm ban đầu).
* Quy trình tái sinh phế thải dẻo
Lượng chất dẻo có trong hỗn hợp rác qua phân loại thủ công được sơ chế, ép nhỏ và bán lại cho các cơ sở tái chế nhựa dẻo.
Phân loại thủ công trên băng tải, tách thành 3 nhóm: nhóm 1 chủ yếu là bao xốp, nhóm 2 bao gồm các loại bao hỗn hợp. Cả 2 nhóm này tiếp tục đi qua hệ thống sơ chế, nhóm 3 gồm các túi siêu thị có phủ màng mỏng kim loại.
Hình ảnh các trang thiết bị có thể đầu tư cho dự án như sau:
Hình 5.5 Thiết bị tiếp nhận và định lượng rác
Hình 5.6 Băng tải phân loại rác thủ công
Hình 5.7 Thiết bị tách rác bằng từ trường
Hình 5.8 Thiết bị phân loại
Hình 5.9 Trống sàng
Hình 5.10 Sản phẩm sau phân loại
Phần rác cỡ 0 đến 40 mm Phần rác cỡ 40 đến 80 mm
* Giai đoạn tách rác:
Tất cả các xe chở rác chạy vào cửa nhà máy, sẽ chạy qua bàn cân và được xác định từng xe rác nhận một phiếu rác đã cân. Phiếu này phục vụ về việc thu thập dữ liệu cho khối lượng, mục đích thống kê để làm cơ sở lập hóa đơn. Tiếp theo, các xe sẽ được chỉ dẫn đến điểm bãi chứa rác để xử lý, rác sinh hoạt được đưa vào phòng phân loại rác, tại phòng phân loại, rác được đổ vào boongke phẳng và được kiểm tra bằng mắt. Các loại rác cồng kềnh, vỏ thùng cactông và các loại thùng chứa đựng hóa chất có thể gây nguy hại cho môi trường (thùng sơn, hóa chất, ắc quy ôtô,...) sẽ được loại ra riêng. Sau đó, nguyên liệu đã phân loại sơ bộ được đưa đưa vào quá trình xử lý.
Rác sinh hoạt được xe ủi đưa vào đơn vị tiếp nhận và định lượng (xem hình 5.5). Băng xích sẽ liên tục vận chuyển vật liệu từ đơn vị tiếp nhận và định lượng vào thiết bị vận chuyển máng dốc. Tốc độ xích được điều chỉnh vô cấp thông qua bộ chuyển tần số được lắp đặt trong tủ điện, nhờ đó tạo điều kiện định lượng tối ưu vật liệu lên thiết bị vận chuyển máng dốc. Sau đó, thiết bị vận chuyển máng dốc sẽ liên tục vận chuyển vật liệu vào trống sàng (xem hình 5.9). Tốc độ của trống sàng cũng có thể được điều chỉnh vô cấp thông qua bộ chuyển tần số đặt trong tủ điện. Bằng cách đó, với các thành phần và độ ẩm khác nhau của rác có thể đạt được sự lựa chọn tối ưu giữa công suất và tốc độ tách rác trong thời gian lưu của rác trong trống.
Các phần hữu cơ của rác sẽ được xe ủi vận chuyển đến quá trình làm phân trộn. Phần trên sàng, hầu như không có chất hữu cơ, sẽ rơi vào băng tải phân loại. Tại đó sẽ thực hiện việc phân loại bằng thủ công theo hướng dẫn đã nêu về việc cần thu giữ những nguyên liệu nào (PET, màng mỏng, vải,....). Công nhân phân loại thủ công sẽ bỏ các vật liệu như vậy vào những thùng đặc biệt có bánh xe, tốt nhất là các thùng rác 240 lít. Ở cuối băng tải phân loại có lắp đặt một thiết bị tách từ tính (xem hình 5.7) ngang theo hướng chạy của băng tải phân loại. Thiết bị này thu giữ các thành phần có tính sắt từ của phần rác còn lại. Phần rác còn lại, đã được tách các chất hữu cơ và vật liệu có thể tái chế như vậy, sẽ được vận chuyển đến bãi chôn lấp rác.
* Giai đoạn sản xuất phân bón
Lượng chất hữu cơ sau khi phân loại từ giai đoạn 1 sẽ được đưa đến hố tam giác tiếp tục quá trình ủ phân . Trong quá trình ủ phân, phân được lận trộn bằng máy lật chuyên dụng đồng thời kết hợp với quá trình tưới nước giúp cho phản ứng phân hủy xảy ra nhanh hơn. Tùy theo tình trạng , các hố phân trộn sẽ đượt lật trộn liên tục. Việc cấp nước và dẫn nước được thực hiện bằng xe bồn, với một lần tưới có thể tưới cho 2 hố nằm cạnh nhau. Thiết bị lật trộn sẽ cấu trúc xốp cho hố phân trộn, đảm bảo cung cấp dòng không khí, tạo sự đồng nhất cho các khối chất hữu cơ và phân phối độ ẩm một cách đồng đều trong các hố.
Việc kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm các hố phân được thực hiện hàng ngày, để kiểm tra độ chín mùi của phân trộn trước khi sang công đoạn sàng, phân loại và đóng bao. Sau bốn tuần, giai đoạn phân hủy nóng của các hố sẽ kết thúc. Các hố ủ sẽ được lật giở thêm 1 đến 2 lần mỗi tuần và được tưới nước. Tình trạng của các hố sẽ được ghi vào biên bản hàng ngày. Sau tối đa là 8 tuần phân hủy, phân trộn sẽ chín và đưa qua hệ thống sàng phân loại, phần sản phẩm mịn đạt yêu cầu sẽ được đóng bao lưu kho và đem đi tiêu thụ. Phần không đạt yêu cầu được đưa trở lại quá trình làm phân trộn để sử dụng như vật liệu tạo cấu trúc.
Hình 5.11 Máy lật trộn
Hình 5.12 Sân ủ vi sinh
Hình 5.13 Thiết bị đóng bao
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Quản lý và xử lý rác thải là một bộ phận quan trọng góp phần cải tạo, làm sạch, trong lành môi trường. Việc quản lý và xử lý rác thải phải là trách nhiệm chung của mọi người, của toàn xã hội vì đây là vấn đề hàng đầu trong công tác quản lý môi trường.
Phân loại rác tại nguồn tạo điều kiện tốt cho việc xử lý rác, đây là yếu tố quyết định cho phương pháp xử lý của việc lựa chọn phương pháp xử lý và giảm chi phí cho việc xử lý rác.
Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý CTRSH phù hợp tại Tp Mỹ Tho là việc làm cần thiết. Đồ án được thực hiện qua hiện trạng thực tế tại Tp Mỹ Tho, tôi đã thu được những kết quả sau:
- Đánh giá được tốc độ gia tăng dân số cũng như tốc độ phat sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, từ đó đề ra được các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp.
- Đề xuất được các biện pháp tổ chức thực hiện công tác phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, biện pháp tổ chức, phối hợp giữa các ngành, các cấp cùng mọi người dân cùngthực hiện công tác phân loại rác thải tại nguồn; đề xuất được mô hình xử lý, thu hồi, tái sử dụng có hiệu quả các thành phần có trong rác thải sinh hoạt của thành phố Mỹ Tho góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tac bảo vệ môi trường của thành phố.
“Rác thải sẽ chỉ là rác thải nếu như chúng bị trộn lẫn, nhưng rác thải sẽ trở thanh tài nguyên nếu bạn phân loại chúng đúng cách!” Đây là câu nói đầy ấn tượng của Giáo sư Kitano - một giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực môi trường của Nhật Bản và đây cũng là lời khẳng định rác là tài nguyên và sẽ mang lại lợi ích cho chùng ta nếu biết sử dụng chúng một cách hiệu quả.
6.2 Kiến nghị
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR sinh hoạt của thành phố Mỹ tho, tôi có một số đề xuất dựa trên kết quả điều tra thực tế như sau:
- Cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên môn và quản lý, cũng như tăng cường trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn.
- Xây dựng chương trình tuyên truyền về vấn đề PLRTN và lợi ích của việc PLRTN bằng cách tổ chức các buổi họp khu phố, phát thanh trên lo phóng thanh, treo băng rôn ngay tại các điểm tập trung đông dân cư, vận động mọi người cùng tham gia một cách triệt để và kiên trì vào chương trình PLRTN.
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người dân như việc phân phát các thùng rác cho mỗi hộ gia đình để công việc phân loại được thuận lợi và nhà nước thu mua lại sản phẩm có thể tái chế.
- Tăng cường thêm xe áp rác, nâng cao chất lượng xe ép rác để giảm tiếng ồn và khói.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển kịp thời về bãi xử lý, không để tồn đọng qua đêm và tình trạng xe kéo tay nằm chờ xe cơ giới ở các điểm hẹn. Kiểm tra điều chỉnh quy trình một cách hợp lý.
- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền địa phương trong công tác VSMT để đảm bảo ngày càng hoàn thiện hơn.
- Thực hiện tốt công tác quét dọn và thu gom rác nội ô thành phố kể cả ca ngày và ca đêm.
- Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với Ban quản lý KCN tỉnh bàn biện pháp thu gom rác thải công nghiệp và RTSH của công nhân nơi làm việc.
- Vạch tuyến thu gom và vị trí các điểm hẹn sao cho hợp lý nhất, quãng đường và thời gian di chuyển của công nhân ngắn nhất.
- Bố trí lại các điểm hẹn để mức độ ảnh hưởng tới môi trường và người dân xung quanh ít nhất, hạn chế nhân dân khiếu kiện.
- Gia tăng thêm xe thu gom để tránh cho việc chờ đợi của các công nhân tại các điểm hẹn.
- Tổ chức xe cơ giới thu gom rác ở các điểm hẹn có qui ước thời gian giao nhận trên các tuyến đường.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng thu gom rác tại các điểm hẹn, chất lượng vệ sinh tại những nơi này cần sử dụng dung dịch khử mùi và phế phẩm hạn chế mùi tại các điểm hẹn.
- Những công nhân làm việc rất vất vả, đặc biệt phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết nên họ cần được quan tâm nhiều hơn nữa về chế độ và chính sách./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt
- Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Báo cáo tình hình hoạt động của Công ty Công trình đô thị thành phố Mỹ Tho (Năm 2010)
- Báo cáo hiện trạng công tác vệ sinh môi trường thanh phố Mỹ Tho ngày 12/11/2009 của Công ty Công ty Công trình đô thị thành phố Mỹ Tho
- Báo cáo hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Mỹ Tho số 11/BC-CTĐT ngày 25/4/2011 của Công ty Công ty Công trình đô thị thành phố Mỹ Tho
- Báo cáo Ứớc tính tình hình kinh tế xã hội thành phố Mỹ Tho năm 2010 của Cục Thống kê Tiền Giang
- Báo cáo đầu tư dự án phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn Quận 10 – UBND quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
- Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật,1999)
- Niêm giám thống kê năm 2009 của Cục thống kê Tiền Giang
- Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ sinh học môi trường - Tập 2, NXB ĐH Quốc gia TPHCM 2003
- Mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn và quy hoạch bãi chôn lấp rác ở Miền Trung Việt Nam – Dự án kinh tế chất thải – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
- Giớ thiệu cơ chế phát triển sạch trong hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam – Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Quản lý chất thải rắn – tập 1 – Chất thải rắn Đô thị - tác giả Trần Hiểu Nhuệ và cộng sự
- Quản lý chất thải rắn – Tác giả Trần Văn Quang
2. Tiếng Anh
- Geoge Tchobanaglous,etal, Megraw-Hill Inc, 1993
- George Tchobanoglous, etal, Mc Graw - hill Inc, 1993
- Handbook of Solid Waste Management, 1994
- Proceedings of national Incinerator.Conference, ASME, New York,1966
3. Web site