Trong khoảng thời gian giới hạn cho phép, đề tài chỉ mới thực hiện được một số nội dung cơ bản theo như mục tiêu ban đầu đặt ra. Tuy nhiên, bản thân sinh viên cảm thấy vẫn còn nhiều thiếu sót, những thông tin trình bày vẫn chưa đánh giá được một cách đầy đủ và sâu sắc về những khía cạnh của vấn đề. Vì vậy, nếu được sự đầu tư nhiều hơn về mặt thời gian cũng như sự hỗ trợ tích cực từ các đơn vị có liên quan, đề tài sẽ tiếp tục tiến hành thực hiện một số nội dung như sau:
§ Tìm hiểu chi tiết hơn về các hợp chất PAHs như cơ chế và điều kiện hình thành, khả năng gây ung thư cho con người cũng như ảnh hưởng đến các loài động thực vật.
§ Đánh giá khả năng phát thải PAHs từ một số nguồn ô nhiễm như lò đốt chất thải, lò nấu kim loại (gang, đồng, kẽm,.), một số ngành tiểu thủ công nghiệp, đám cháy rừng, sự cố tràn dầu,.
§ Đánh giá khả năng tích lũy PAHs trong đất.
§ Mở rộng nghiên cứu về khả năng phát thải và tích lũy PAHs tại khu vực TP.HCM cùng một số địa phương khác như Hà Nội, Huế,.
§ Đề xuất những giải pháp cụ thể và mang lại hiệu quả thiết thực cho từng đối tượng phát thải.
Bên cạnh đó, sự quan tâm của Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành về một loại chất ô nhiễm mới là điều vô cùng cần thiết. Vì hiện nay, tại Việt Nam, vẫn chưa có một quy định cụ thể nào đối với PAHs, những cơ sở để thực hiện đánh giá chủ yếu là của nước ngoài. Do đó, Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành có liên quan phải khẩn trương thống nhất và xây dựng nên bộ Tiêu chuẩn riêng về PAHs, hoặc ban hành những quyết định, thông tư về PAHs nhằm hỗ trợ cho công tác đánh giá và kiểm soát của các chuyên gia, các đối tượng quan tâm đến lĩnh vực còn khá mới mẻ này.
109 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý nguồn phát thải hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất thải được thu hồi chủ yếu do những người chuyên bới rác để thu nhặt các phế liệu thải như bao bì nylon, bìa carton, kim loại, thủy tinh và do các nguồn thu mua ve chai. Các hoạt động này là hoàn toàn tự phát, không được tổ chức và quản lý;
Các cơ sở tái chế có quy mô vừa và nhỏ, chiếm đa phần là các hộ sản xuất cá thể với công nghệ và dây chuyền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, thủ công;
Chưa phát triển được kỹ thuật sản xuất phân compost, do đó, một lượng lớn rác thực phẩm chứa hàm lượng hữu cơ cao lại chôn lấp xuống bãi rác.
Tính toán tải lượng phát thải
Danh sách một số cơ sở tái chế cùng với các thông tin về nguồn nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, nhiên liệu sử dụng,... mà đề tài đã thu thập được trong thời gian vừa qua được trình bày trong Bảng 41 và Bảng 43.
Bảng 41 - Danh sách một số cơ sở tái chế kim loại trên địa bàn TP.HCM
STT
Tên cơ sở sản xuất
Địa chỉ
Ngành nghề
Sản phẩm - công suất - lao động
Nguyên liệu chính
Nhiên liệu
1
NẤU CHÌ
H.CỦ CHI
Nấu đúc chì
Chì
6 tấn/năm
11 công nhân
Chì phế liệu
200 kg/ngày
Than đá
50 kg/ngày
Xăng
10 l/ngày
2
TIA SÁNG
Q.7
Nấu đúc chì
Tấm lắc bình acquy
6 tấn/năm
Chì
11,5 kg/ngày
Acid H2SO4
0,5 l/ngày
Than đá
10 kg/ngày
Củi
0,5 m3/ngày
3
HUỲNH CƯ
Q.TÂN BÌNH
Nấu đúc chì
Tấm lắc bình acquy
100.000 sp/năm
20 công nhân
Chì thỏi
400 kg/ngày
Acid H2SO4 40%
7 l/ngày
Than đá
20 kg/ngày
4
ĐỒNG TÂM
Q.GÒ VẤP
Nấu đúc gang
Sản phẩm
gang đúc
3 tấn/tháng
6 công nhân
Gang thỏi và phế liệu
6 tấn/tháng
Than đá
2 tấn/tháng
5
VĨNH SANH
Q.TÂN BÌNH
Nấu đúc gang
Chảo gang
48 sp/ngày
13 công nhân
Gang phế liệu
500 kg/ngày
Than đá
300 kg/ngày
6
PHƯỚC LONG
Q.THỦ ĐỨC
Nấu đúc gang
Phụ tùng máy
4 tấn/tháng
8 công nhân
Gang phế liệu
150 kg/ngày
Than đá
50 kg/ngày
Dầu FO
20 l/ngày
7
PHẠM VĂN CHÍN
H.HÓC MÔN
Nấu đúc gang
Nòng xilanh và máy nổ
2.000 kg/tháng
12 công nhân
Gang phế liệu
2.000 kg/tháng
Than đá
1 tấn/tháng
8
HIỆP PHÁT
Q.THỦ ĐỨC
Nấu đúc gang đồng
Phụ tùng ống nước bằng gang, đồng
200 tấn/năm
40 công nhân
Gang đồng
phế liệu
1,2 tấn/tháng
Than đá
0,6 tấn/ngày
9
AN BÌNH
Q.THỦ ĐỨC
Nấu đúc gang đồng
Chân vịt ghe bằng đồng, gang
12 công nhân
Đồng, gang thỏi và phế liệu
2 tấn/tháng
Than đá
2 tấn/tháng
Dầu FO
500 l/tháng
10
THUẬN HÒA
Q.TÂN BÌNH
Nấu đúc nhôm
Nhôm gia dụng
4-5 tấn/tháng
10 công nhân
Nhôm phế liệu
200-450 kg/ngày
Dầu FO
50 l/ngày
Than đá
18 kg/ngày
11
VĨNH THỊNH
H. BÌNH CHÁNH
Nấu đúc nhôm
Nhôm thỏi
2 tấn/tháng
7 công nhân
Nhôm phế liệu
Than đá
20 kg/ngày
12
QUANG THẢO
Q.11
Nấu đúc nhôm
Tay nắm tủ
300 kg/tháng
4 công nhân
Nhôm phế liệu
31 kg/ngày
Than đá
15 kg/ngày
13
THUẬT KHOÁ
Q.9
Nấu đúc sắt
Phôi thép, thép xây dựng
20 công nhân
Sắt, thép
phế liệu
4-5 tấn/ngày
Than đá
0,5 tấn/ngày
14
TUẤN MẠNH
H.HÓC MÔN
Nấu đúc sắt
Thép xây dựng
15 tấn/ngày
45 công nhân
Sắt phế liệu
20 tấn/ngày
Than đá
65 tấn/tháng
15
MINH THẮNG
H.HÓC MÔN
Nấu đúc sắt
Phôi thép
13 tấn/ngày
60 công nhân
Sắt phế liệu
15 tấn/ngày
Than đá
45 tấn/tháng
(Nguồn: IER)
Dựa trên hệ số phát thải và khối lượng than đá sử dụng tại các cơ sở, tải lượng phát thải PAHs được xác định như sau:
Bảng 42 - Tải lượng phát thải PAHs từ than đá tại các cơ sở tái chế kim loại
STT
Tên cơ sở sản xuất
Lượng than đá sử dụng (tấn/ngày)
Tải lượng phát thải (mg/ngày)
1
NẤU CHÌ
0,05
72,1
2
TIA SÁNG
0,01
14,4
3
HUỲNH CƯ
0,02
28,8
4
ĐỒNG TÂM
0,067
96,6
5
VĨNH SANH
0,3
432,5
6
PHƯỚC LONG
0,05
72,1
7
PHẠM VĂN CHÍN
0,033
47,6
8
HIỆP PHÁT
0,6
864,9
9
AN BÌNH
0,067
96,6
10
THUẬN HÒA
0,018
26
11
VĨNH THỊNH
0,02
28,8
12
QUANG THẢO
0,015
21,6
13
THUẬT KHOÁ
0,5
720,8
14
TUẤN MẠNH
2,167
3.123,7
15
MINH THẮNG
1,5
2.162,3
Tổng
5,417
7.808,8
Và một số cơ sở tái chế các loại phế liệu khác:
Bảng 43 - Danh sách một số cơ sở tái chế khác trên địa bàn TP.HCM
STT
Tên cơ sở sản xuất
Địa chỉ
Ngành nghề
Sản phẩm - công suất - lao động
Nguyên liệu chính
Nhiên liệu
1
TRUNG NAM
H.HÓC MÔN
Tái chế giấy
Giấy cuộn
350 tấn/tháng
40 công nhân
Giấy, bìa carton phế liệu
Than đá
70 tấn/tháng
2
TÂN HÒA HIỆP
H.HÓC MÔN
Tái chế giấy
Giấy cuộn
208 tấn/tháng
25 công nhân
Giấy, bìa carton phế liệu
Than đá
40 tấn/tháng
3
LỘC HƯNG THỊNH
Q.GÒ VẤP
Tái chế giấy
Giấy cuộn
12 tấn/ngày
Giấy vệ sinh
2-3 tấn/ngày
50 công nhân
Giấy, bìa carton phế liệu
Than đá
85 tấn/tháng
4
VIỆT HÙNG
Q.9
Tái chế nhựa
Sợi dây nhựa
2 tấn/ngày
26 công nhân
Bao bì nhựa, túi nylon
phế liệu
2,5 tấn/ngày
Dầu FO
450 l/tháng
Than đá
45 tấn/tháng
5
TÂN TRUNG
Q.6
Tái chế thủy tinh
Ly uống nước
1 tấn/ngày
20 công nhân
Thủy tinh vỡ, chai lọ
phế liệu
2,5 tấn/ngày
Dầu FO
600 l/tháng
Than đá
75 tấn/tháng
(Nguồn: IER)
Kết quả tính toán như sau:
Bảng 44 - Tải lượng phát thải PAHs từ than đá tại các cơ sở tái chế khác
STT
Tên cơ sở sản xuất
Lượng than đá sử dụng (tấn/ngày)
Tải lượng phát thải (mg/ngày)
1
TRUNG NAM
2,333
3.363
2
TÂN HÒA HIỆP
1,333
1.921,5
3
LỘC HƯNG THỊNH
2,833
4.083,8
4
VIỆT HÙNG
1,5
2.162,3
5
TÂN TRUNG
2,5
3.603,8
Tổng
10,499
15.134,4
Với tổng số 20 cơ sở tái chế được khảo sát có sử dụng than đá làm nhiên liệu đốt, tổng khối lượng than đá sử dụng là 15,916 tấn/ngày và tổng lượng PAHs thải ra là 22.943,2 mg/ngày; như vậy, trong một ngày, bình quân một cơ sở sẽ tiêu thụ khoảng 0,8 tấn than đá và sẽ thải vào môi trường một lượng PAHs là 1.147 mg. Theo thống kê năm 2006, trên toàn thành phố có tổng cộng 162 cơ sở tái chế với quy mô lớn nhỏ khác nhau đang hoạt động, nếu toàn bộ những cơ sở này đều có sử dụng than đá làm nhiên liệu đốt thì có thể dễ dàng ước đoán lượng than đá được tiêu thụ là 129,6 tấn/ngày và lượng PAHs phát thải là 185.814 mg/ngày.
Tuy là một trong những ngành sản xuất có nhiều triển vọng trong tương lai, hơn thế nữa, là ngành có nhiều yếu tố phù hợp với tình hình và điều kiện cho phép về nguồn nguyên liệu sẵn có, lực lượng lao động dồi dào, quy trình thực hiện đơn giản, nhưng vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như tiềm năng phát triển của ngành. Vì thực tế hiện nay, phần lớn các cơ sở tái chế đều có quy mô vừa và nhỏ, quy trình sản xuất và trang thiết bị còn lạc hậu và sơ sài, chi phí đầu tư còn hạn chế, buộc chủ đầu tư phải áp dụng những giải pháp khả thi nhất và mang lại hiệu quả kinh tế nhất; do vậy, việc tiết kiệm chi phí cho nhiên liệu là một giải pháp và than đá là đối tượng được sử dụng rất phổ biến, hậu quả là gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Vì vậy, những nhà quản lý môi trường và chính nhà sản xuất cần có sự quan tâm hơn nữa đến vấn đề sử dụng các loại nhiên liệu rẻ tiền trong sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ, khắc phục những nhược điểm không đáng có đang tồn tại và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngành.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN PHÁT THẢI PAHs VÀO MÔI TRƯỜNG
Vì đề tài nghiên về khía cạnh quản lý các nguồn phát thải PAHs nên những đề xuất sẽ tập trung vào những giải pháp cơ bản nhất nhằm mục đích giảm thiểu mức độ phát thải của các nguồn ô nhiễm nhưng trên phương diện là quản lý và kiểm soát chúng. Đối tượng để đưa ra phương án giảm thiểu là ba nguồn thải đã được tiến hành tính toán và đánh giá khả năng phát thải PAHs: giao thông, lò nấu nhôm và nhiên liệu đốt (than đá, gỗ).
Giải pháp giảm thiểu trong giao thông
Sử dụng nhiên liệu/năng lượng sạch hơn
Hiện nay, xăng dầu vẫn chiếm tỉ lệ chính yếu trong tất cả các dạng năng lượng tiêu thụ trong giao thông vận tải. Vì vậy, sử dụng xăng dầu sạch hơn là một trong những giải pháp có hiệu quả lớn đối với việc cải thiện chất lượng môi trường. Xăng không chì đã được khuyến khích sử dụng tại các quốc gia từ rất lâu và Việt Nam cũng đã bắt đầu sử dụng loại nhiên liệu này trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một vấn đề khác khi sử dụng xăng không chì là phải thêm vào xăng một lượng lớn hydrocacbon thơm và chính điều này là nguyên nhân phát thải PAHs có độc tính cao trong khói thải xe cộ. Tuy vậy, vấn đề này chỉ là một phát sinh cần hoàn thiện và hoàn toàn không làm cản trở xu hướng sử dụng xăng không chì trên thế giới cũng như ở nước ta.
Trong thực tế, đã có khá nhiều cuộc nghiên cứu thử nghiệm nhiều loại nhiên liệu mới có tính thân thiện với môi trường và không phát thải gây ô nhiễm, không chỉ riêng PAHs mà còn hiệu quả đối với các loại khí thải khác.
Khí hóa lỏng (LPG)
Khoa Kỹ thuật Giao thông trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã nghiên cứu thành công phương án thay thế nhiên liệu xăng bằng khí hóa lỏng (LPG) nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Trữ lượng khí hóa lỏng (LPG) trong dầu mỏ rất lớn, gồm 2 thành phần chính là butane và propane, trong thành phần không chứa POPs, Pb và rất ít S (< 0,02%), là nhiên liệu có khả năng cháy hoàn toàn.
Ưu điểm là động cơ chạy khí an toàn hơn và giảm ô nhiễm không khí hơn so với động cơ chạy xăng hay dầu Diesel. Khuyết điểm là phải cải tạo lại động cơ xe trong khi trình độ công nghệ và kỹ thuật của nước ta còn yếu.
Rượu
Để cháy rượu cần ít không khí hơn vì trong rượu có oxy. Năng lượng tỏa ra cũng ít hơn. Riêng để bay hơi, rượu cũng cần lượng nhiệt gấp bốn lần xăng. Vì lí do trên, rượu thường được sử dụng kết hợp với xăng.
Năng lượng điện, ắc quy
Phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện có ưu điểm hơn hẳn các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong là chúng không có khí thải và không gây ồn nhiều.
Có thể thấy hiện nay ở nước ta, phương tiện giao thông sử dụng điện vẫn còn hiếm, thông dụng nhất là loại xe đạp điện rất được ưa chuộng. Điểm yếu duy nhất của sử dụng ắc qui là dự trữ năng lượng ít.
Năng lượng mặt trời
Ô tô sử dụng năng lượng mặt trời phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ chế tạo các pin mặt trời. Với giá thành quá cao trong khi hiệu suất sử dụng năng lượng mặt trời còn thấp, ô tô sử dụng năng lượng mặt trời còn chưa được chú ý nhiều.
Năng lượng mặt trời rất có khả năng phát triển rộng rãi trong tương lai và nếu như vậy thì đây sẽ là nguồn năng lượng sạch nhất, không chỉ cho các phương tiện vận tải mà còn rất hiệu quả cho những thiết bị có nhu cầu sử dụng năng lượng khác.
Khí Hydro
Hydro (H) là loại nhiên liệu lí tưởng. Nếu như chất oxy hoá là oxy thì thực tế sản phẩm duy nhất của quá trình cháy là nước. Nhược điểm của H2 là đắt hơn xăng.
Để sử dụng rộng rãi H làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông cần phải có thời gian để giải quyết các vấn đề về sản xuất và bảo quản hydro trong điều kiện vận hành .
Dầu Diesel sinh học (Biodiesel)
Phân viện Khoa học vật liệu TP.HCM đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất dầu Biodiesel từ mỡ động thực vật. Trong đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra công nghệ sản xuất dầu Biodiesel từ nguồn dầu phế thải và mỡ cá basa.
Các nghiên cứu cho thấy mẫu hỗn hợp mới (20% biodiesel và 80% Diesel-B20) hoàn toàn có thể dùng làm nguyên liệu thay thế Diesel truyền thống. Hỗn hợp này không sử dụng phụ gia và các động cơ Diesel không cần thay thế bất cứ chi tiết máy móc nào khi chuyển sang sử dụng Biodiesel.
Biodiesel là chất không độc, dễ bị phân hủy sinh học; giá thành thấp, giảm khoảng 20% so với giá dầu Diesel trên thị trường; nguồn nguyên liệu (dầu mỡ phế thải) dồi dào, rẻ tiền và ổn định; khi sử dụng Biodiesel, các nước không có nguồn nguyên liệu hóa thạch có thể chủ động về nguồn nguyên liệu, thúc đẩy nền nông lâm nghiệp phát triển bằng việc tập trung trồng cây có dầu, tận dụng các vùng đất hoang hóa, không thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực.
Tuy nhiên, khuyết điểm của loại nhiên liệu này là giá thành cao, giá sản xuất gấp hai lần giá nhiên liệu Diesel chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.
Kiểm soát chất lượng xe
Kiểm soát phát thải xe là một trong những biện pháp then chốt trong mục tiêu khống chế ô nhiễm không khí trong giao thông đường bộ. Sự thiếu kiểm soát phát thải sẽ làm cho xe không được chú ý bảo trì hợp lí và làm cho mức độ phát thải ô nhiễm của xe tăng cao. Bên cạnh đó, PAHs là một dạng khí ô nhiễm mới nên đôi khi các thiết bị đo lường khó có thể phát hiện một cách chính xác hoặc không thể phát hiện được.
Công tác kiểm định xe hiện nay được thực hiện bởi các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. TP.HCM hiện nay có 8 trung tâm và 21 dây chuyền kiểm định xe. Theo cục đăng kiểm Việt Nam, từ 1/1/2007, các trạm đăng kiễm phương tiện cơ giới phải có chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 nhằm nâng cao chất lượng kiểm định. Ngoài ra, từ 1/7/2007, các trạm đăng kiểm cũng sẽ đưa vào sử dụng một loại thiết bị hiện đại trong việc kiểm tra khí thải, cho kết quả kiểm tra chính xác hơn so với thiết bị được sử dụng trước đây.
Mặc dù vậy, do tình trạng xe cơ giới tại thành phố nói riêng và cả nước nói chung đang ngày càng gia tăng và các trung tâm đăng kiểm hiện không có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu đang kiểm nên việc xã hội hóa công tác đăng kiểm sẽ đáp ứng được nhu cầu ngân sách Nhà nước, nâng cao chất lượng kiểm định, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho chủ phương tiện, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, phát huy vai trò của làm chủ của người lao động và sự giám sát của nhà đầu tư trong hoạt động kiểm định.
Tuy nhiên, công tác kiểm định môi trường đối với xe cộ chỉ mới tập trung vào các loại ôtô, còn kiểm định môi trường đối với xe máy thì gần như là không có, trong khi đó thì xe máy là phương tiện chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, sự thành công của công tác kiểm định còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành cùng các phương tiện truyền thông cũng như sự đồng thuận của người dân thành phố.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra xe tại lề đường đối với xe cộ thải khói được tiến hành bởi Phòng cảnh sát giao thông đường bộ. Người lái xe nếu vi phạm các tiêu chuẩn phát thải sẽ bị phạt và phương tiện đó sẽ không được phép lưu thông trên đường cho đến khi được sửa chữa và đạt tiêu chuẩn trong lần kiểm tra lại
Giám sát chất lượng môi trường
Giám sát chất lượng môi trường là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập luồng thông tin phản hồi từ diễn biến chất lượng môi trường, từ đó có thể có những cảnh báo hoặc có chính sách ứng phó thích hợp và kịp thời nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Công tác giám sát chất lượng không khí ven đường trong thời gian qua đã được thực hiện khá tốt và là một trong những nguồn dữ liệu quan trọng. Tuy nhiên, việc chuyển tải thông tin từ kết quả giám sát đến cộng đồng chưa tương xứng với khối lượng công việc đã thực hiện nên chưa níu kéo được sự quan tâm của quần chúng.
Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giám sát môi trường:
Cần có những dự báo ngắn và dài hạn, nên nghiên cứu áp dụng các mô hình tính toán vào công tác giám sát chất lượng môi trường;
Diễn biến chất lượng môi trường thành phố được thông báo thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng;
Đầu tư mở rộng mạng lưới quan trắc tự động cũng như các chỉ tiêu đo đạc trên địa bàn thành phố, có thể sử dụng nguồn vốn ngân sách hoặc hỗ trợ nước ngoài;
Tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý về lĩnh vực chất lượng không khí thông qua các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, đối thoại chính sách trong và ngoài nước.
Một số những giải pháp hỗ trợ giảm thiểu phát thải trong giao thông khác như:
Công tác tổ chức và quản lý hành chính
Xác định vai trò và trách nhiệm của các cơ quan ban ngành có liên quan, trong đó, trách nhiệm chính thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông công chánh TP.HCM.
Trong việc tổ chức thực hiện phải chú trọng hơn nữa tính hiệu lực của các quy định. Xác định công tác hậu kiểm là vô cùng quan trọng. Cần huy động được nhiều thành phần, nhiều nguồn lực tham gia vào giải quyết bài toán ô nhiễm không khí. Có một kế hoạch đồng bộ dài hạn và có một đầu mối chịu trách nhiệm về việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đó.
Phát triển hệ thống giao thông công cộng
Biện pháp này được áp dụng từ trước đến nay ở hầu hết các nước để phục vụ số đông dân cư đi lại nhằm giảm số lượng ôtô con và các phương tiện giao thông khác trong khu vực đông dân. Biện pháp này càng tỏ ra thích hợp hơn khi cần phải giảm sự ô nhiễm không khí do khí thải ô tô.
Hệ thống xe bus
Thời gian qua, thành phố đã có những hoạt động tích cực trong việc mở rộng hệ thống xe bus cũng như chất lượng phục vụ, khuyến khích người dân thành phố sử dụng loại phương tiện này. Bắt đầu từ năm 2003, dự án 1.318 xe bus mới đã được triển khai, việc nâng cấp cở sở hạ tầng cũng được chú trọng.
Đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả của hệ thống xe bus: tổ chức lại mạng lưới vận tải hành khách công cộng; sắp xếp, điều chỉnh lại luồng tuyến theo quy hoạch; phối hợp với các đơn vị tư vấn, trường học nghiên cứu thực hiện tái cấu trúc lại mạng lưới xe bus; tổ chức lại đầu mối tham gia vận tải hành khách công cộng: tái cấu trúc lại các đơn vị vận tải xe bus nhỏ yếu, đào tạo nâng cao năng lực quản lý điều hành của các đơn vị vận tải, tăng cường thông tin và năng lực quản lý điều hành xe bus; đầu tư thử nghiệm hệ thống vé từ (Smart card) thay vé giấy để tạo thuận lợi và văn minh trong hoạt động xe bus; tập trung thực hiện các hình thức nhằm tăng cường thông tin về hoạt động xe bus đến người dân (tờ rơi, bản đồ, trang web, sổ tay, cẩm nang xe bus); rà soát, điều chỉnh lộ trình tuyến phù hợp nhu cầu đi lại, kéo dài thời gian hoạt động một số tuyến chính; tiếp tục nâng cao số lượng vận chuyển học sinh, sinh viên và công nhân.
Hệ thống tàu điện ngầm
Tuy thành phố chủ trương phát triển hệ thống xe bus công cộng nhưng cũng chỉ đáp ứng tối đa 20% nhu cầu đi lại của người dân thành phố, và trong tương lai, việc phát triển thêm các hệ thống giao thông công cộng khác là vô cùng cần thiết.
TP.HCM đã hoàn thành Quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng có sức chở lớn, bao gồm 6 tuyến metro và đang xúc tiến đầu tư tuyến trọng điểm là Bến Thành – Suối Tiên, Bến Thành – An Sương và Bến Thành – Bến xe Miền Tây. Việc đầu tư xây dựng các tuyến metro tại thành phố là một giải pháp đúng đắn, trong tình hình năng lực vận chuyển của xe bus còn nhiều hạn chế, các tiện nghi của xe bus cũng như chất lượng phục vụ còn rất thấp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần triển khai các dự án này nhanh chóng, đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng phục vụ sau khi đưa vào sử dụng.
Giáo dục cộng đồng
Sự hưởng ứng của cộng đồng và đó cũng có nghiã là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo giữ vai trò quyết định cho sự làm tăng cao các yêu cầu về triển khai kiểm soát ô nhiễm giao thông và sẽ giúp cho quá trình chuyển chính sách thành hành động được rút ngắn, đảm bảo thành công của các biện pháp khống chế ô nhiễm.
Về hình thức tổ chức thì càng đa dạng, càng nhiều ban ngành tham gia càng tốt, cốt lõi là công tác giáo dục cộng đồng phải được tiến hành kiên trì thường xuyên. Việc tạo cơ hội cho các nhà cung cấp nhiên liệu và các nhà sản xuất xe cùng đóng góp nỗ lực cũng rất ý nghĩa.
Một số đề nghị đối với công tác giáo dục cộng đồng :
Mở cuộc thăm dò ý kiến, điện thoại và những kĩ thuật thăm dò công chúng khác nhau để tìm hiểu ý kiến công chúng về ô nhiễm giao thông;
Cần có những chương trình dài hạn truyền bá thông tin về những tác động của ô nhiễm giao thông đến sức khoẻ và môi trường;
Tuyên truyền vận động quần chúng ủng hộ các dạng năng lượng sạch, xe sạch, ủng hộ các chương trình khống chế ô nhiễm giao thông, sử dụng vận tải công cộng, không sử dụng xe cơ giới ở các lộ trình ngắn;
Huy động đông đảo lực lượng các tổ chức đoàn thể tham gia tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường;
Các chương trình thông tin tuyên truyền chưa được người dân tiếp nhận một cách cụ thể nhất. Các chương trình còn mang tính đại trà, chưa có chương trình thực hiện cụ thể cho từng đối tượng thích hợp như đối tượng gián tiếp hay trực tiếp gây ra ô nhiễm môi trường, cần có một chương trình tập huấn riêng về bảo vệ môi trường không khí cho các đối tượng cụ thể.
Giải pháp giảm thiểu trong ngành sản xuất Nhôm
Cải tiến cấu tạo lò nấu nhôm
Các loại lò nấu nhôm hiện đang được sử dụng:
Lò phản xạ
Là một dạng lò buồng, trong đó, kim loại được nung trong buồng lò bằng nhiệt bức xạ trực tiếp của ngọn lửa cháy của nhiên liệu hay điện trở và nhiệt phản xạ từ nóc vòm và tường lò tới. Lò phản xạ thường sử dụng nhiên liệu lỏng, khí hay năng lượng điện.
Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, năng suất cao và tốn không nhiều nhiên liệu.
Nhược điểm: nhôm lỏng tiếp xúc trực tiếp với khí lò trong vùng phản ứng cháy của nhiên liệu, dễ làm oxy hóa và nhiễm bẩn kim loại.
Lò phản xạ còn được chế tạo sao cho có thể quay được để tiện lợi cho quá trình rót kim loại lỏng.
Lò nồi
Kim loại được nấu trong nồi lò bằng graphit hay gang đúc nên không tiếp xúc trực tiếp với khí của sản phẩm cháy khi các lò sử dụng nhiên liệu. Sử dụng nhiên liệu lỏng, khí ha điện trở.
Ưu điểm: giảm cháy hao nhiên liệu, ngăn cản khí hòa tan vào kim loại lỏng, dễ tiến hành tinh luyện, vốn đầu tư thấp và phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ.
Nhược điểm: năng suất thấp, tiêu hao nhiên liệu và năng lượng điện cao.
Lò điện
Lò sử dụng năng lượng điện, thường sử dụng ba loại là lò điện trở, lò cảm ứng và lò hồ quang.
Ưu điểm: nấu kim loại đạt chất lượng cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm: đối với khối tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, sản xuất kim loại đạt chất lượng không cao và yêu cầu chi phí cho năng lượng nhỏ thì việc sử dụng lò điện là không hợp lý, nhất là trong tình hình khan hiếm điện năng và giá thành điện quá cao như hiện nay.
Theo đánh giá chung, công nghệ sản xuất mang tính chất kinh nghiệm, truyền thống nên không còn thích hợp khi nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú, đa dạng và khó kiểm soát hơn, dẫn tới việc nấu luyện theo công nghệ cũ sẽ không tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu.
Do không có điều kiện để cập nhật và áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch ít chất thải độc hại là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ô nhiễm trầm trọng.
Thiết bị sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, không cập nhật được với những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật nên hiệu quả của thiết bị kém về chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và môi trường.
Ngoài các chỉ tiêu thấp về năng suất, chất lượng sản phẩm, lượng tiêu hao nhiên liệu, còn gây ô nhiễm nhiệt do không cách nhiệt tốt và không kín.
Lò nấu không chỉ đóng vai trò quyết định năng suất, chất lượng và chỉ tiêu kinh tế của quá trình công nghệ mà còn là nguồn phát sinh các loại khí thải (như PAHs) gây ô nhiễm môi trường không khí.
Có rất nhiều loại lò được sử dụng, chúng có kết cấu và và đặc điểm riêng biệt để phủ hợp với từng loại vật liệu nấu luyện, loại nhiên liệu, loại công nghệ,. Khi thiết kế, chế tạo lò cho một công nghệ nào đó phải đảm bảo hiệu quả của thiết bị cao nhất không chỉ về chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật mà còn hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường mà nó gây ra.
Hầu hết các lò có cấu tạo đơn giản, kết cấu lạc hậu, kích thước nhỏ, vật liệu sử dụng không đúng chủng loại, không có lớp cách nhiệt cho vỏ lò, ống khói thấp đều có thể coi là nguồn gốc gây nên ô nhiễm trong qua trình đốt nhiên liệu và nấu luyện trong lò.
Do đó, việc nghiên cứu về các loại lò sử dụng trong công nghệ nấu luyện nhằm đưa ra sự lựa chọn và thiết kế hợp lý là đặc biệt quan trọng trong việc tìm giải pháp khắc phục ô nhiễm.
Hai mô hình thiết bị cải tiến
Lò buồng đứng
Lò được sử dụng để nấu nhôm phế liệu và nhôm dạng thỏi có yêu cầu năng suất cao, được cải tiến trên cơ sở lò nấu thủ công hiện hành sau khi sửa đổi một số phần kết cấu cũ:
Lò có buồng đốt riêng: quá trình cháy nhiên liệu được triệt để và truyền nhiệt độ cao của ngọn lửa trực tiếp cho nhôm đã chảy lỏng trước khi ra máng rót;
Nguyên liệu được sấy và nung nóng sơ bộ bằng khí thải thoát ra từ buồng lò vừa tận dụng nhiệt vừa giảm cháy hao nhiên liệu;
Sử dụng vật liệu chịu lửa cao alumin để tránh ăn mòn và lẫn tạp chất vào nhôm lỏng. Phần gạch tiếp xúc với nhôm lỏng được phủ một lớp bảo vệ;
Dùng nhiên liệu dầu DO để đốt cháy. Mỏ đốt nhiên liệu được cải tiến để đốt cháy hoàn toàn và triệt để nhiên liệu;
Có thiết bị đo nhiệt độ buồng lò để duy trì nhiệt độ nấu thích hợp và khống chế tốc độ nấu chảy nhôm. Có thể tự động hóa điều khiển nhiệt độ lò và sự cháy của nhiên liệu;
Hệ thống thoát khói được tính toán phù hợp nhằm đảm bảo yêu cầu công nghệ và tăng cường phát tán khí thải ô nhiễm.
Lò nồi graphit
Lò được dùng để nấu nhôm có yêu cầu chất lượng cao.
Nhôm được nấu chảy trong lò nồi bằng graphit, nhiệt truyền từ ngọn lửa đốt quanh nồi và dẫn nhiệt qua thành nồi đến nhôm kim loại, vì vậy nhôm lỏng được cách ly hoàn toàn với khói và tường lò;
Dễ tiến hành tinh luyện nhôm trong nồi lò. Kim loại lỏng có nhiệt độ ổn định nhờ thiết bị đo và khống chế nhiệt độ lò;
Nguyên liệu vào nồi nấu được sấy sơ bộ trước trên khe thoát khói miệng nồi. Do có trợ dung che phủ bề mặt nên hạn chế oxy hóa bề mặt nhôm, tăng hiệu suất thu hồi nhôm. Nhôm lỏng được rót vào khuôn đúc bằng phương pháp múc rót thủ công;
Dùng nhiên liệu dầu DO nên dễ dàng đốt triệt để nhiên liệu trong không gian nhỏ của lò và ít ô nhiễm môi trường. Mỏ đốt nhiên liệu được cải tiến phù hợp để đốt hoàn toàn nhiên liệu quanh nồi lò.
Sử dụng nguyên liệu/phế liệu nhôm sạch hơn
Phế liệu nhôm thu mua từ các nguồn thu gom của thành phố hoặc các tỉnh đem về, loại nguyên liệu này hỗn tạp và nhiều mác vật liệu khác nhau, chỉ được phân loại sơ bộ theo kinh nghiệm nên không tránh khỏi lẫn nhiều các kim loại khác vào, cộng với bụi bẩn, dầu mỡ, hóa chất và hơi nước kèm theo sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng kim loại sau này mà còn gây khó khăn, tốn kém cho quá trình tinh luyện dẫn đến giảm thực thu kim loại và ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng.
Với phương thức sản xuất nhỏ và sản xuất chất lượng sản phẩm không cao để có thể dễ dàng cạnh tranh trên thị trường, nên nguồn nguyên liệu đầu vào không rõ nguồn gốc và thành phần. Do đó, trong khâu nấu luyện đã thải ra nhiều chất thải độc hại, khí thải,.
Để giải quyết tình trạng này thì chỉ có một biện pháp duy nhất, được đánh giá là có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của các đơn vị không có khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu nhôm tinh chất với chi phí cao, đó chính là đầu tư vào xử lý sơ bộ nguồn phế liệu nhôm thu mua về.
Xử lý sơ bộ phế liệu đưa về nhằm đảm bảo cho kết quả nấu luyện đạt chất lượng sản phẩm yêu cầu, tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa công nghệ tinh luyện, giảm chi phí nấu luyện, nâng cao tỷ lệ thực thu kim loại đồng thời làm cho mức độ ô nhiễm môi trường sinh ra trong toàn bộ quá trình là ít nhất.
Trong đó, phương pháp phân loại phế liệu là bước đầu quan trọng, là chia theo nhóm trên cơ sở một kim loại nền cơ bản, tiếp sau đó là theo thứ tự hàm lượng hợp kim, tạp chất. Phân loại phế liệu không chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát, kiểm tra các đặc trưng đơn giản như màu sắc, tỷ trọng, độ cứng, độ dẻo, mà còn phải áp dụng các phương pháp kỹ thuật khác như thuốc thử hóa học hoặc máy phân tích quang phổ phát xạ.
Cùng với hai giải pháp trên đây, xây dựng hệ thống thu khí xử lý tại nguồn và nâng cao nhận thức, năng lực quản lý của nhà sản xuất và công nhân cũng là một yếu tố cần thiết:
Xây dựng hệ thống thu khí thải
Đặc điểm cơ bản của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp là nằm phân bố xen kẽ với các khu dân cư đông đúc, giao thông đi lại, vận chuyển chật hẹp, lại nằm trải đều trong khu vực các quận huyện. Chính vì vậy, tác động về mặt môi trường càng trở nên trầm trọng hơn cả các cơ sở sản xuất lớn, mặc dù tải lượng chất ô nhiễm của các cơ sở đó có thể nhỏ hơn nhiều lần.
Mặt bằng cơ sở sản xuất vốn đã nhỏ bé cho việc bố trí máy móc, thiết bị sản xuất, không còn đủ chỗ để lắp đặt các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cộng với khả năng về tài chính là có hạn. Đó là những khó khăn và cản trở vẫn đang còn tồn tại trong các doanh nghiệp, chính vì vậy, sự tự giác của nhà sản xuất và sự cưỡng chế từ phía cơ quan chức trách là hai yếu tố quan trọng để giải pháp có thể được xúc tiến thực hiện.
Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý
Lợi nhuận là mục tiêu tiên quyết và hàng đầu để các nhà sản xuất tiểu thủ công nghiệp tìm mọi cách chói bỏ hay lờ đi việc giải quyết hậu quả về mặt môi trường do chính cơ sở sản xuất của mình gây ra. Hình thức tổ chức sản xuất sơ sài cùng với những hạn chế về kiến thức và đội ngũ cán bộ kỹ thuật sẽ là trở ngại rất lớn cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường có tính quy mô và triệt để.
Các cơ sở sản xuất lớn hơn có tổ chức sản xuất chặt chẽ, qui củ với nhiều cán bộ có đủ trình độ hiểu biết, có ý thức cũng như trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng. Như vậy, với các biện pháp, chính sách đề ra thì việc khống chế và xử lý ô nhiễm còn có khả năng và điều kiện thực hiện được.
Vốn đầu tư là vấn đề mấu chốt để các cơ sở có thực sự bắt tay vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hay không. Ngay cả vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của cơ sở đã gặp nhiều khó khăn,do đó, phải bỏ ra số tiền lớn để trang bị hệ thống xử lý môi trường mà trước mắt không đem lại lợi nhuận gì đã trở thành vấn đề nan giải hiện nay của các cơ sở sản xuất nhỏ và thủ công.
Trước tình hình đó, nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường cũng như tìm hiểu đặc tính nguy hiểm của các loại chất thải độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động là việc làm thiết thực và rất hữu ích. Từ sự ý thức đó, chủ doanh nghiệp sẽ có những hoạt động cụ thể nhằm cải thiện chất lượng môi trường sản xuất và môi trường xung quanh.
Giải pháp giảm thiểu từ nhiên liệu đốt (than đá, gỗ)
Áp dụng sản xuất sạch hơn
Trong khuôn khổ Dự án sản xuất sạch hơn do tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc – UNIDO thực hiện với sự tài trợ của tổ chức SIDA – Thụy Điển, nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai phương pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải, sản xuất sạch hơn“ đã có 15 nhà máy, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn.
Thực tế cho thấy, việc áp dụng sản xuất sạch hơn đã giảm từ 30 – 47% lượng chất thải và mức độ ô nhiễm môi trường cũng như tiết kiệm kinh phí dành cho xử lý và vận chuyển chất thải hàng năm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ động triển khai phương pháp sản xuất sạch hơn còn rất ít.
Hiện trạng áp dụng biện pháp sản xuất sạch hơn tại các cơ sở đang gặp phải những thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
Sản xuất sạch hơn là phương pháp hữu hiệu, có khả năng giải quyết nhanh, tiết kiệm, tận dụng hạ tầng cơ sở cũ với sự cải tiến, đầu tư hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của cơ sở quy mô nhỏ để giảm thiểu phát thải ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu sản xuất;
Những lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn như sạch hơn cho các doanh nghiệp, giảm nguyên vật liệu và năng lượng sử dụng, tiếp cận tài chính dễ dàng hơn, tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn, môi trường làm việc tốt hơn và ý thức tuân thủ luật môi trường tốt hơn.
Hạn chế:
Các cơ sở tái chế đa số là hoạt động với quy mô nhỏ, tự phát, trang thiết bị và công nghệ cũ kỹ, lạc hậu nên khả năng đầu tư đổi mới công nghệ là rất khó thực hiện. Sản xuất thường gia công theo đơn đặt hàng tự do, không cố định về chủng loại sản phẩm;
Cơ sở hạ tầng của các cơ sở về cơ bản đều không đảm bảo, diện tích nhỏ, không gian hẹp, lối đi chật hẹp, hệ thống thoát nước cũ kỹ, tắc nghẽn, nguy cơ cháy nổ cao,...;
Vốn đầu tư khó khăn đối với các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ;
Yếu tố tâm lý ngại thay đổi là vấn đề quan trọng nhất. Lãnh đạo các cơ sở, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ cái lợi của sản xuất sạch hơn. Nhiều doanh nghiệp không đủ vốn hoặc không đủ mạnh dạn đầu tư cho chương trình này. Đồng thời, bản thân người lao động hay công nhân cũng khó thay đổi thói quen làm việc của mình;
Thiếu thông tin khoa học kỹ thuật, các chuyên gia tư vấn,... phục vụ cho áp dụng sản xuất sạch hơn.
Doanh nghiệp nhỏ chiếm số lượng nhiều nhất và có tác động tiêu cực nhất về môi trường nhưng chưa được đánh giá một cách đúng đắn như là một vấn đề cần lưu tâm, cơ bản là chưa có cơ chế khuyến khích cần thiết cho sản xuất sạch hơn. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước có lợi thế được vay vốn thì khi đó, nhà nước cần có những sự xem xét hỗ trợ, tạo điều kiện bằng cơ chế cho vay vốn ưu đãi, phục vụ cho đổi mới quy trình công nghệ, hiện đại hóa sản xuất nhằm mục đích nâng sản xuất sạch hơn trở thành "văn hóa phòng ngừa ô nhiễm và giảm tối đa chất thải".
Thực hiện di dời
Thành phố đã có nhiều chương trình khuyến khích di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội thành ra các KCN tập trung hoặc vùng ven kết hợp với hiện đại hóa, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
Bên cạnh đó, nhiều KCN đã được xúc tiến đầu tư xây dựng nhằm phục vụ cho chương trình di dời như KCN Hiệp Phước, mở rộng KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo, quy hoạch lại một số KCN,....
Số lượng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói chung và các cơ sở tái chế nói riêng gây ô nhiễm thực hiện di dời trong thời gian vừa qua còn khá khiêm tốn, tiến độ di dời còn chậm; thực tế cho thấy công tác đang tồn tại một số thuận lợi và hạn chế sau đây:
Thuận lợi:
Cải thiện và khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, nước thải, tiếng ồn,... trong khu vực dân cư, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường thành phố;
Thực hiện được việc bố trí lại dân cư, hợp lý hóa nhu cầu đi lại, chuyển nhanh cơ cấu công nông nghiệp ngoại thành và chỉnh trang đô thị;
Xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư hợp lý, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ, thay đổi ngành hàng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường trong xu hướng hội nhập.
Hạn chế:
Chưa có sự đồng bộ trong giải quyết công việc, cơ sở hạ tầng tại vi trí sản xuất mới chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng, hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường;
Các cơ sở quy mô nhỏ, vốn ít, không đủ kinh phí để thuê đất, xây dựng cơ sở hạ tầng mới, trả các chi phí dịch vụ trong KCN như an ninh, xử lý môi trường;
Vị trí các KCN nằm xa khu dân cư nên các cơ sở gặp nhiều khó khăn trong vấn đề về thuê mướn nhân công, mất mối làm ăn trước đây, chi phí vận chuyển sản phẩm cũng như nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến tăng giá thành sản phẩm;
Nhiều cơ sở sản xuất vì lợi ích riêng, muốn bảo vệ quyền lợi gia đình nên không muốn di dời do công việc sản xuất gắn liền với sinh hoạt gia đình, di dời là đồng nghĩa với việc toàn bộ gia đình phải dời cả vào KCN;
Với trình độ quản lý kém, không có tư tưởng phát triển sản xuất, ngại va chạm với cái mới, không có khả năng về tài chính và kỹ thuật cộng với chưa hiểu biết về những lợi ích của việc di dời nên đã từ chối di dời;
Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có biện pháp xử lý triệt để, thiếu khâu chuẩn bị, sự chỉ đạo tập trung, chính sách không nhất quán và chưa có những biện pháp khả thi nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không có tinh thần hợp tác;
Một số doanh nghiệp khi đã di dời vào các KCN nhưng do còn một số hạn chế như hạ tầng KCN yếu kém, không đầu tư hiện đại hoá công nghệ và xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm nên xảy ra tình trạng các cơ sơ tiếp tục gây ô nhiễm trong KCN.
Biện pháp xử lý tại nguồn
Đây được đánh giá là một giải pháp đòi hỏi sự chủ động của các doanh nghiệp nếu có những sự quan tâm thích đáng đến công tác bảo vệ môi trường sản xuất và môi trường xung quanh nhà máy. Vì sản xuất sạch hơn được xem là một giải pháp mang tính toàn vẹn từ đầu vào đến đầu ra của quy trình sản xuất thì xử lý tại nguồn lại mang tính khả thi bởi dễ dàng đáp ứng hơn, chỉ cần áp dụng xử lý cuối đường ống bằng cách xây dựng một số hệ thống xử lý như khí thải, nước thải,... là có thể đáp ứng các yêu cầu cơ bản về mặt môi trường.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại mặt thuận lợi và hạn chế khi thực hiện xử lý tại nguồn:
Thuận lợi:
Giải pháp xử lý tại nguồn cho từng cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có tính khả thi trong điều kiện hoạt động của các cơ sở và trên thực tế, đã có một số cơ sở triển khai góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
Đã có nhiều đơn vị chuyên ngành kỹ thuật môi trường nghiên cứu và triển khai áp dụng các mô hình xử lý thích hợp cho quy mô nhỏ, với giá thành vừa phải, vận hành đơn giản, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tìm hiểu và lựa chọn thiết bị xử lý thích hợp;
Phù hợp với tâm lý của nhiều cơ sở không muốn áp dụng sản xuất sạch hơn, di dời do ngại đổi mới công nghệ hay thay đổi môi trường làm việc.
Hạn chế:
Cơ sở hạ tầng của các cơ sở kém, diện tích nhỏ hẹp, đa số các cơ sở không có diện tích để triển khai các hệ thống xử lý khí thải, nước thải,...;
Vốn đầu tư cho xây lắp và vận hành các hệ thống xử lý cũng là vấn đề khó khăn đối với đa số các cơ sở có quy mô nhỏ hoặc gia đình;
Nhiều cơ sở còn mang nặng tư tưởng đối phó, xây dựng công trình xử lý nhưng hầu như không được vận hành hoặc vận hành không liên tục. Nhiều cơ sở còn cố tình né tránh không thực hiện việc đầu tư xử lý ô nhiễm mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận;
Các cơ quan chức năng chưa quản lý đầy đủ các cơ sở về mặt môi trường, thiếu các biện pháp cưỡng chế thực thi luật bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
PAHs (Polycyclic Aromatic Hydrocarbons) phát thải vào không khí từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ như lò đốt gỗ, đốt rác thải nông nghiệp, cháy rừng, khí thải của động cơ sử dụng xăng và Diesel, lò đốt chất thải,. PAHs có trong thành phần tự nhiên của dầu thô, dầu tinh luyện và than đá. Những vụ tràn dầu và các hoạt động khai thác, chế biến dầu mỏ là nguồn chủ yếu phát sinh PAHs trong môi trường nước. PAHs còn có thể được hình thành tự nhiên bằng nhiều hình thức: nhiệt phân các chất hữu cơ ở nhiệt độ cao, sự trầm tích các chất hữu cơ ở nhiệt độ vừa và thấp để hình thành nhiên liệu, quá trình tổng hợp sinh học trực tiếp từ vi khuẩn và thực vật.
Dựa vào khối lượng phân tử và độ bay hơi, PAHs được chia thành 2 nhóm là PAHs nhẹ( có 2-4 vòng thơm và khối lượng phân tử = 252 như benzo(b)fluoranthene (5), benzo(a)pyrene (5), indenol(1,2,3-cd)pyrene (6),).
Từ quá trình phân tích hiện trạng phát thải, khả năng tích lũy của các hợp chất PAHs trong môi trường không khí và bùn lắng kênh rạch trên địa bàn TP.HCM cùng một số thành phố khác là Huế và Hà Nội, đề tài đúc kết một số vấn đề đáng lưu ý như sau:
Hoạt động sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải là hai nguyên nhân chính phát thải PAHs vào môi trường với những mức độ khác nhau và có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường sống, các hệ sinh thái cũng như sức khỏe cộng đồng;
Tầm ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, đến nồng độ phát thải vào môi trường của các hợp chất PAHs; có thể làm tăng hoặc giảm khả năng khuyếch tán, pha loãng; tăng hoặc giảm tốc độ phân hủy;... của các hợp chất này;
Hàm lượng của các PAHs phát tán trong môi trường có sự thay đổi theo mùa; vào mùa mưa, PAHs tích lũy trong không khí khá cao nhưng khi chuyển sang mùa khô thì nồng độ lại giảm dần;
Hàm lượng các hợp chất PAHs tích lũy trong bùn lắng và không khí ở nội thành cao hơn khu vực ngoại thành;
Khả năng phát thải và tích luỹ của các PAHs có 4, 5 và 6 vòng thơm khá cao, chiếm ưu thế so với các PAHs có ít hoặc nhiều vòng thơm hơn (2, 3 và 7 vòng thơm).
Bên cạnh đó, đề tài đã tiến hành tính toán sơ bộ tải lượng phát thải PAHs từ ba nguồn ô nhiễm là giao thông, lò nấu nhôm và nhiên liệu đốt (than đá, gỗ) tại khu vực TP.HCM dựa trên một số cơ sở khoa học cũng như nguồn tài liệu thu thập được. Kết quả cho thấy, cả ba nguồn thải trên đều là tác nhân góp phần gây ô nhiễm PAHs cho thành phố với tải lượng đáng kể và nồng độ khá cao.
Cuối cùng, đề tài đã trình bày những giải pháp mang tính khả thi cho từng nguồn phát thải và phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm mục đích quản lý và giảm thiểu lượng PAHs thải vào môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.
Kiến nghị
Trong khoảng thời gian giới hạn cho phép, đề tài chỉ mới thực hiện được một số nội dung cơ bản theo như mục tiêu ban đầu đặt ra. Tuy nhiên, bản thân sinh viên cảm thấy vẫn còn nhiều thiếu sót, những thông tin trình bày vẫn chưa đánh giá được một cách đầy đủ và sâu sắc về những khía cạnh của vấn đề. Vì vậy, nếu được sự đầu tư nhiều hơn về mặt thời gian cũng như sự hỗ trợ tích cực từ các đơn vị có liên quan, đề tài sẽ tiếp tục tiến hành thực hiện một số nội dung như sau:
Tìm hiểu chi tiết hơn về các hợp chất PAHs như cơ chế và điều kiện hình thành, khả năng gây ung thư cho con người cũng như ảnh hưởng đến các loài động thực vật.
Đánh giá khả năng phát thải PAHs từ một số nguồn ô nhiễm như lò đốt chất thải, lò nấu kim loại (gang, đồng, kẽm,...), một số ngành tiểu thủ công nghiệp, đám cháy rừng, sự cố tràn dầu,....
Đánh giá khả năng tích lũy PAHs trong đất.
Mở rộng nghiên cứu về khả năng phát thải và tích lũy PAHs tại khu vực TP.HCM cùng một số địa phương khác như Hà Nội, Huế,....
Đề xuất những giải pháp cụ thể và mang lại hiệu quả thiết thực cho từng đối tượng phát thải.
Bên cạnh đó, sự quan tâm của Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành về một loại chất ô nhiễm mới là điều vô cùng cần thiết. Vì hiện nay, tại Việt Nam, vẫn chưa có một quy định cụ thể nào đối với PAHs, những cơ sở để thực hiện đánh giá chủ yếu là của nước ngoài. Do đó, Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành có liên quan phải khẩn trương thống nhất và xây dựng nên bộ Tiêu chuẩn riêng về PAHs, hoặc ban hành những quyết định, thông tư về PAHs nhằm hỗ trợ cho công tác đánh giá và kiểm soát của các chuyên gia, các đối tượng quan tâm đến lĩnh vực còn khá mới mẻ này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2006), "Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh".
[2] Sở tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (2007), "Hội thảo điều chỉnh chương trình giảm thiểu ô nhiễm không khí".
[3] Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006), "Giáo trình quản lý chất thải nguy hại", Nhà xuất bản xây dựng.
[4] Phạm Thị Thạch Trúc (1999), "Nghiên cứu phương pháp xác định PAHs bằng kỹ thuật HPLC – Ứng dụng trong phân tích mẫu tại thành phố Hồ Chí Minh".
[5] Nguyễn Ngọc Uyên (2005), "Nghiên cứu ảnh hưởng của các hợp chất hữu cơ bền (POPs) lên con người và môi trường và đề xuất chiến lược giảm thiểu sự phát thải vào môi trường tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh".
[6] Lê Văn Nhật Trường (2005), "Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm tại một số cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp khu vực thành phố Hồ Chí Minh".
Tiếng Anh
[1] Atmospheric Environment 41 (2007), 1575 – 1586, "Distribution characteristics of Polycyclic Aromatic Hydrocarbons with particle size in urban aerosols at the roadside in Ho Chi Minh City".
[2] Emission Inventory Guidebook (1999), "An approach to estimation of Polycyclic Aromatic Hydrocarbons emissions".
[3] Journal of Health Science 53 (2007), 291 – 301, "Distribution of Persistant Organic Pollutants and Polycyclic Aromatic Hydrocarbons in sediment samples from Viet Nam".
[4] Mai Tuan Anh (1999), "Determination of Polycyclic Aromatic Hydrocarbons contamination level in air and sediment of Ho Chi Minh City".