LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Chí Thiện, số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để
bảo vệ một công trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn
thành luận văn đều đã được cảm ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 9
1. Tính cấp thiết của đề tài . 9
2. Mục đích nghiên cứu 10
2.1. Mục tiêu chung . 10
2.2. Mục tiêu cụ thể . 10
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu . 11
4. Ý ghĩa khoa học của luận văn . 11
5. Bố cục của luận văn . 11
CHưƠNG I . 12
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 12
1.1.1. Cơ sở lý luận 12
1.1.1.1. Khái quát canh tác trên đất dốc 12
1.1.1.2. Khái niệm ruộng bậc thang . 25
1.1.1.3. Các tiêu chí hiệu quả 26
1.1.2. Cơ sở thực tiễn . 42
1.1.2.1. Kinh nghiệm canh tác trên ruộng bậc thang tại các quốc gia trên
thế giới và Việt Nam . 42
1.1.2.2. Tình hình canh tác trên đất dốc ở Việt Nam . 45
1.1.2.3. Một số mô hình về canh tác trên ruộng bậc thang tại hhuyện Mù
Cang Chải – tỉnh Yên Bái)(MCC) . 49
1.2. Phương pháp nghiên cứu 54
1.2.1. Câu hỏi đặt ra 54
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 54
1.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin . 54
1.2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 57
1.2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu . 57
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 59
1.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất tính trên 1 đơn vị diện tích đất59
1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư 59
1.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng sức lao động . 59
1.3.4. Nhóm các nhân tố so sánh khác 59
1.3.4.1. Một số chỉ tiêu về hiệu quả xã hội 59
1.3.4.2. Một số chỉ tiêu về hiệu quả môi trường 59
CHưƠNG II . 54
THỰC TRẠNG CANH TÁC TRÊN RUỘNG BẬC THANG TẠI HUYỆN
MÙ CANG CHẢI - TỈNH YÊN BÁI . 54
2.1 Đặc điểm huyện Mù Cang Chải . 54
2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 54
2.1.1.1. Vị trí địa lý . 54
2.1.1.2. Điều kiện đất đai, địa hình . 54
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn . 58
2.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng 60
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 61
2.1.2.1. Dân số . 61
2.1.2.2. Đặc điểm về lao động 63
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của Huyện 66
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Mù Cang Chải qua 03 năm
(2006- 2008) . 67
2.1.4. Những thuận lợi – khó khăn của huyện Mù Cang Chải 68
2.1.4.1.Thuận lợi 68
2.1.4.2.Khó khăn 69
2.2. Thực trạng các phương thức canh tác trên ruộng bậc thang tại Huyện
Mù Cang Chải 69
2.2.1 Khái quát về ruộng bậc thang ở Huyện Mù Cang Chải . 69
2.2.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng . 69
2.2.1.2. Tình hình phát triển trong những năm qua . 71
2.2.2. Những thách thức đối với canh tác trên ruộng bậc thang 72
2.2.3. Tình hình cơ bản và đặc điểm của các hộ điều tra 74
2.2.3.1. Đặc điểm chung của nhóm hộ nghiên cứu 74
2.2.3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động . 77
2.2.3.3. Tình hình sử dụng đất đai 77
2.2.3.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra 79
2.2.4. Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang (RBT) 85
2.2.4.1. Hiệu quả về kinh tế 85
2.2.4.2. Hiệu quả về xã hội . 91
2.2.4.3. Hiệu quả về môi trường . 94
CHưƠNG III 97
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC TRÊN
RUỘNG BẬC THANG TẠI HUYỆN MÙ CANG CHẢI - TỈNH YÊN BÁI97
3.1. Các quan điểm và định hướng trong nâng cao hiệu quả canh tác trên
ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải – tỉnh Yên Bái . 97
3.1.1. Các quan điểm nâng cao hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang
của huyện Mù Cang Chải – tỉnh Yên Bái . 97
3.1.2. Định hướng phát triển ngành trồng trọt của huyện Mù Cang Chải . 98
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại
huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái . 99
3.2.1. Các giải pháp nhằm tăng năng suất sản phẩm . 99
3.2.2. Hoàn thiện các chính sánh khuyến khích phát triển, mở rộng quy
mô sản xuất lúa trên ruộng bậc thang 99
3.2.3. Đào tạo nguồn lực . 100
3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn . 101
3.2.5. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 102
3.2.6. Quy hoạch và hoàn thiện vùng chuyên canh trên ruộng bậc thang 102
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 103
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đồi núi chiếm 3⁄4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Nhìn chung đây là
những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất
thảm thực vật che phủ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ
rừng nước ta khoảng 45%, đến những năm 80 chỉ còn 25%. Hiện nay diện tích
che phủ rừng ở nước ta tăng lên khoảng 32%, tuy nhiên diện tích đất trống, đồi
trọc còn khoảng 10 triệu ha. Đất dốc phân bố tất cả 9 vùng sinh thái của Việt nam
nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung bộ và Tây Nguyên.
Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ
dốc lớn chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng
được 2 đến 3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hoang hóa. Dân
số tăng dẫn đến bình quân diện tích đất trên đầu người bị giảm, thời gian bỏ hóa cũng
rút ngắn xuống. Vì vậy khả năng tái tạo chất đất và độ phì của nó bị ảnh hưởng rất
nhiều, hiệu quả canh tác ngày càng thấp. Kết quả là mức sống của những người nông
dân ở miền đất dốc gặp rất nhiều khó khăn, luẩn quẩn trong vòng đói nghèo.
Trên thực tế, một số địa phương trong nước cũng như ngoài nước đã có
cách canh tác thích ứng với điều kiện đất dốc, điển hình là hình thức “ruộng
bậc thang” và đã đem lại những hiệu quả cao trong canh tác.
Theo dữ liệu năm 2005 Dự án Dân số thế giới của Liên hợp quốc, thì hiện
nay tổng diện tích đất trên toàn thế giới là 134.682.000km2, với số dân gần 7 tỷ
người và mật độ dân số là 48 người/km2. Diện tích đất đưa vào sản xuất trồng
trọt vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy vậy trong
nhiều thập kỷ qua đất vẫn phải tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của gần 7 tỷ người. Và hàng năm một tỷ lệ dân số lớn khoảng
10% vẫn đang trong tình trạng thiếu ăn hoặc bị nạn đói đe dọa, nhất là ở các
quốc gia đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á.
Việt Nam với diện tích tự nhiên là 331.689 km2 xếp thứ 55 trong tổng số hơn
200 nước trên thế giới, nhưng với dân số lớn khoảng 87 triệu người (thứ 12) và
mật độ dân số đông 254 người/km2 (thứ 46) nên bình quân đất tự nhiên theo đầu
người thấp, chỉ khoảng 0,48ha/người, bằng 1/6 mức bình quân thế giới.
Theo Nghị quyết số: 57/2006/NQ-QH11 ban hành ngày 29 tháng 06 năm
2006 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về “Kế hoạch sử dụng đất 5 năm
2006 - 2010 của cả nước”, Nghị quyết đã thông qua kế hoạch sử dụng đất 5
năm 2006 - 2010 của cả nước với các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 như sau:
Đất nông nghiệp 26.219.950 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 9.239.930
ha, đất lâm nghiệp 16.243.670 ha; đất phi nông nghiệp 4.021.380 ha: trong đó
đất ở 1.035.380 ha đất chuyên dùng 1.702.810 ha; Đất làm nghĩa trang, nghĩa
địa: 92.290 ha; Đất tôn giáo, tín ngưỡng 13.080 ha.
Mặc dù nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong xuất khẩu gạo, nhưng
một số vùng của cả nước nhiều người dân vẫn phải sống trong cảnh thiếu đói,
họ đang phải vật lộn với cuộc sống để lo từng miếng cơm manh áo. Một trong
những vùng đó là vùng núi phía Bắc của tổ quốc. Trong điều kiện đô thị hoá,
công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày
càng giảm, để đảm bảo việc cung cấp lương thực cho khu vực miền núi phía
Bắc, đòi hỏi khu vực này phải phát triển sản xuất lương thực ngày càng cao.
Vì vậy nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc
thang tại huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái” là vấn đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn cho mục tiêu phát triển kinh tế các vùng đất dốc nói chung, phát
triển nông nghiệp nông thôn trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù
Cang Chải - tỉnh Yên Bái sẽ đưa ra những nhận định, giải pháp phát triển hình
thức canh tác ruộng bậc trên các địa phương có nhiều đất nông nghiệp là đất
dốc, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đa dạng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Các vấn đề lý luận chung về ruộng bậc thang: Khái niệm, đặc điểm,
phương thức canh tác, những yếu tố ảnh hưởng và vai trò của ruộng bậc thang.
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện
Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái để thấy được những ưu điểm, nhược điểm cũng
như thuận lợi và khó khăn của phương pháp canh tác này.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả canh tác trên đất dốc
dưới hình thức ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái và đưa
ra các mô hình phù hợp áp dụng cho các địa phương tương tự.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ nông dân canh tác trên ruộng bậc thang, các phương thức canh tác
và hiệu quả canh tác của họ.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: tiến hành nghiên cứu về các hộ có sử dụng ruộng bậc thang
và đánh giá hiệu quả của việc canh tác này.
- Về không gian: Tiến hành điều tra, đánh giá hiệu quả tại huyện Mù Cang
Chải - tỉnh Yên Bái. Trên địa bàn Huyện có 13 xã đều có canh tác trên đất dốc
nhưng do đặc thù chung của địa phương nên chỉ chọn 2 xã làm trọng điểm điều
tra, đó là xã Chế Cu Nha và La Pán Tẩn.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu được tiến trong trong thời gian từ 10/2007
đến 10/2009.
4. Ý ghĩa khoa học của luận văn
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về canh tác trên ruộng bậc thang nhằm
tìm ra được những yếu tố tác động đến hiệu quả canh tác trên RBT, qua đó đưa
ra các biện pháp nâng cao đời sống kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương.
- Đánh giá hiệu quả của việc canh tác trên đất dốc dưới hình thức ruộng bậc thang,
từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị giúp bà con huyện MCC nói riêng và nhưng nơi có địa
hình tương tự trong cả nước để áp dụng phương thức canh tác này hiệu quả hơn.
5. Bố cục của luận văn
Bố cục luận văn gồm 3 phần chính:
Phần 1: Tổng quan về tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
Phần 2: Thực trạng canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang
Chải - tỉnh Yên Bái.
Phần 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác.
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úa ruộng bậc
thang là 12,19 sào/hộ; giá trị sản xuất tạo ra là 341.252,584 đồng/sào, với chi phí
sản xuất là 38.919.002 đồng/sào và giá trị gia tăng tạo ra đƣợc là 302.233,582
đồng/sào. Còn nhóm hộ có diện tích canh đất dốc trên 1ha thì bình quân mỗi hộ
có diện tích ruộng bậc thang là 34,818 sào; giá trị sản xuất đƣợc tạo ra cao hơn
nhóm hộ có diện tích dƣới 1ha 22,62% tức là ở mức 418.445 đồng/sào với mức
chi phí đầu tƣ cho canh tác cũng lớn hơn ở mức 43.940 đồng/sào. Khi mỗi hộ gia
đình ở nhóm có diện tích đất canh tác dƣới 1ha đầu tƣ thêm 1 đồng chi phí thì giá
trị sản xuất sẽ tăng thêm 8,768 lần và giá trị gia tăng đƣợc tăng thêm 7,768 lần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
trong khi đó giá trị sản xuất ở nhóm hộ có diện tích canh tác trên 1ha tăng thêm
9,523 lần và giá trị gia tăng là 8,523 lần; hiệu quả hơn hẳn so với nhóm hộ có ít
đất ruộng bậc thang.
b) Sử dụng các chỉ tiêu phân tích thống kê
* Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
+ Xác định bằng phương pháp định tính
Căn cứ vào các yếu tố đã thống kê đƣợc trong điều tra nghiên cứu, xác định
bằng phƣơng pháp định tính các yếu tố ảnh hƣởng tới mô hình nhƣ sau:
Tổng thu trên Ruộng bậc thang của hộ; Năng suất trên Ruộng bậc thang; Chi
phí canh tác trên ruộng bậc thang; Xã nghiên cứu; Trình độ học vấn; Số lao động
của hộ; Diện tích đất ruộng bậc thang; Điều kiện thủy lợi; điều kiên giao thông;
Vốn của hộ; Mức vay của hộ; Lãi suất vay; Hỗ trợ của chính quyền.
Ghi chú: Yếu tố cần nghiên cứu tác động chính: Tổng Thu trên ruộng bậc
thang của hộ.
+ Xác định bằng phương pháp định lượng:
Dựa vào các chỉ tiêu đã xác định bằng phƣơng pháp định tính, sử dụng công
cụ phân tích tƣơng quan để xác định sự ảnh hƣởng của các biến tới nhau.
Qua bảng phân tích tƣơng quan ta thấy hệ số tƣơng quan |r| của các biến
biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình với nhau. Dựa vào lý
thuyến tƣơng quan, để đảm bảo chất lƣợng của các yếu tố phân tích tác giả chọn
ra các biến có hệ số tƣơng quan với chỉ tiêu Thu nhập trên Ruộng bậc thang của
hộ từ 0,25 trở lên để phân tích:
Các biến: Thu nhập trên Ruộng bậc thang của hộ; Năng suất trên Ruộng
bậc thang; Chi phí canh tác trên ruộng bậc thang; Trình độ học vấn; Số lao
động của hộ; Diện tích đất ruộng bậc thang; Mức vay của hộ; Lãi suất vay;
+ Mô tả hàm hồi quy
Để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới thu nhập của ngƣời dân từ phƣơng
thức canh tác trên đất dốc theo phƣơng thức ruộng bậc thang, mô hình Cobb-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Dauglas đƣợc sử dụng để xem xét các yếu tố ảnh hƣởng tới nhu thập của họ từ
ruộng bậc thang.
* Hàm tuyến tính được xây dựng như sau:
Biến phụ thuộc:
Y : Tổng thu của hộ trên ruộng bậc thang/năm (đồng)
Biến độc lập:
X1: Năng suất trên ruộng bậc thang (kg/sào)
X2: Chi phí canh tác trên ruộng bậc thang (đồng/năm)
X3: Trình độ học vấn của chủ hộ (lớp)
X4: Số lao động của hộ (ngƣời)
X5: Diện tích đất canh tác của hộ (sào)
X6: Mức vay của hộ (đồng/năm)
X7: Lãi suất vay (%/tháng)
Ta có:
Y = AX1
1b
X2 2b …Xn
nb
e
1
D
1
+
2
D
2
+…+
m
D
m
Phƣơng trình trên đuợc phân tích bởi Regession trong Excel. Để thuận tiện
trong phân tích đề tài sử dụng phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan thông qua hàm
hồi quy dạng hàm sản xuất Cobb- Dauglas ( CD). Khi đó hàm hồi quy có dạng:
Ln Y= Ln A+ b1Ln X1+ b2Ln X2+...+ bnLnXn +
1
D1+ 2D2+…+mDm
Việc phân tích giúp chúng ta thấy đƣợc “Tổng thu của hộ trên ruộng bậc
thang” bị ảnh hƣởng nhƣ thế nào bởi các nhân tố chi phí cánh tác trên ruộng bậc
thang, trình độ học vấn của hộ, số lao động của hộ, diện tích đất canh tác của hộ,
mức vay của hộ và lãi suất vay.
+ Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 2.17: Kết quả phân tích hồi quy
Chỉ tiêu Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Độ tin cậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
thống kê của hệ
số hồi quy α
Biến phụ thuộc:
LnY
Hệ số tự do 8.876614213 32.67783405 2.0339E-52
Các biến giải thích
LnX1 0.842465388 21.49801582 1.21402E-37
LnX2 0.077108205 3.000758181 0.003465707
LnX3 -0.011600883 -0.55625462 0.579387254
LnX4 0.076181975 1.939176043 0.055544116
LnX5 0.741801576 23.83792035 3.78849E-41
LnX6 -0.004610932 -1.42851271 0.156530626
LnX7 -0.055866259 -0.71549649 0.476114282
Hệ số tƣơng quan bội của mô hình:
│R│0.978434032
Hệ số xác định R2=0.9573
Ý nghĩa thống kê: Fkiểm định: 294.89 mức ý nghĩa xác suất của F là
4.10775E
-60
Số mẫu quan sát
N=100
( Nguồn: Bảng kết quả phân tích hồi quy trên phần mêm Excel )
Bài toán có dạng:
LnY = 8.876614213 + 0.842465388LnX1 + 0.077108205LnX2 - 0.011600883LnX3
+ 0.076181975LnX4 + 0.741801576LnX5 - 0.004610932LnX6 - 0.055866259LnX7
Ta có: R
2
=0.9573, F kiểm định = 294.89, sigF=.10775.10-60 < 0,05. Có
nghĩa là trong điều kiện bình thƣờng hàm mục tiêu luôn có ý nghĩa ở mức
α=5%, hàm có ý nghĩa thống kê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
Nhận xét: Trong điều kiện trung bình và các yếu tố khác không đổi luôn có
95,73% biến động của Y (Tổng thu của hộ trên ruộng bậc thang/năm) đƣợc giải
thích bởi các biến đã đƣa vào mô hình, còn lại 4,27% là do các yêu tố không đƣa
vào mô hình tác động.
- X1 (Năng suất trên ruộng bậc thang) có P-value = 1.21402E-37<0,05 có
nghĩa là hệ số X1 có ý nghĩa ở mức α=5%. Hệ số của X1= 0.842465388 có nghĩa
là trong điều kiện trung bình và các yếu tố khác không đổi thì năng suất lúa trên
ruộng bậc thang tăng lên 1% sẽ dẫn tới Tổng thu của hộ trên ruộng bậc
thang/năm tăng lên 0.8424% . Kết quả này cho thấy mức độ ảnh hƣởng của năng
suất tới hiệu quả canh tác.
- X2 (Chi phí canh tác trên ruộng bậc thang) có P-value=0.003465707<0,05
có nghĩa là hệ số X2 có ý nghĩa ở mức α=5%. Hệ số tự do của X2 là: 0.077108205
có nghĩa là trong điều kiện bình thƣờng và các yếu tố khác không đổi thì tăng
chi phí cho ruộng bậc thang lên 1% sẽ làm cho thu nhập trên RBT của hộ tăng
lên 0.0771%. Biến này giải thích đƣợc hiệu quả của việc tăng chi phí cho RBT.
Hiện nay đối với ngƣời dân Huyện Mù Cang Chải thì việc chi phí cho RBT còn
chƣa đƣợc chú trọng, hiệu quả sử dụng chi phí còn kém nên mức độ ảnh hƣởng
của chi phí đến thu nhập của hộ còn chƣa nhiều.
- X3 (Trình độ học vấn của chủ hộ) có P-value=0.579387254>0,05 không có
nghĩa là hệ số X3 có ý nghĩa ở mức α=5%. Hệ số của X3=-0.011600883 không có
ý nghĩa thống kê.
-X4 (Số lao động của hộ) có P-value=0.055544116>0.05 có nghĩa là hệ số X4
không có ý nghĩa ở mức α=5%.
- X5 (Diện tích đất canh tác của hộ) có P-value=3.78849E-41<0,05 có nghĩa
là hệ số X5 có ý nghĩa ở mức α=5%. Hệ số tự do của X5 là: 0.741801576 có nghĩa
là trong điều kiện bình thƣờng và các yếu tố khác không đổi thì cứ tăng diện tích
canh tác RBT lên 1% thì sẽ làm cho tổng thu của hộ trên RBT/năm tăng lên
0.7418%. Yếu tố này cho thấy hiệu quả của việc mở rộng diện tích canh tác RBT
trên đất dốc. Việc đầu tƣ vào mở rộng diện tích sẽ làm tăng đáng kể tổng thu của
hộ trên RBT.
X6 (Mức vay của hộ) có P-value = 0.476114282>0,05 có nghĩa là hệ số X6
không có ý nghĩa ở mức α=5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
- X7 (Lãi suất vay) có P-value = 0.476114282>0,05 có nghĩa là hệ số X7
không có ý nghĩa ở mức α=5%.
Kết quả mô hình cho thấy, chỉ có các biến: năng suất, chi phí, diện tích canh
tác và lãi suất vay là đủ độ tin cậy về mặt thống kê để kết luận có tác động tới biến
phụ thuộc. Các biến: trình độ học vấn, lao động của hộ và mức vay của hộ không
đủ độ tin cậy về mặt thống kê để kết luận có ảnh hƣởng tới biến phụ thuộc.
* Kết luận về hiệu quả canh tác trên RBT tại huyện Mù Cang Chải
Trong suốt một thời gian dài canh tác trên RBT của ngƣời dân Huyện Mù
Cang Chải, họ đã hình thành các phƣơng thức canh tác mang đậm tính truyền
thống. Với năng suất và chất lƣợng của RBT thay đổi rất ít. Những năm gần đây
dƣới sự định hƣớng hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng nên sản lƣợng lúa trên
RBT đã đƣợc cải thiện tuy nhiên còn ở mức khiêm tốn.
Nhƣ số liệu phân tích ở trên cho ta thấy phƣơng thức canh tác của ngƣời dân
còn quá lạc hậu, sự ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ năng suất, chi phí, học vấn, lao
động, mức vay, lãi suất vay tới hiệu quả canh tác trên RBT còn chƣa nhiều.
Nhƣ vậy với mức tổng thu trung bình của hộ trên RBT là 7,8 triệu
đồng/năm cho thấy mức sống của ngƣời dân nơi đây là quá thấp, hiệu quả canh
tác kém. Sản lƣợng quy thóc/ngƣời/năm của hộ là: 378,63 kg/ngƣời/năm trong
khi sản lƣợng này của cả nƣớc là 465 kg/ngƣời/năm. Nhƣ vậy sản lƣợng quy
thóc bình quân của các hộ ở đây cũng thấp hơn của cả nuớc. Dự kiến mức tiêu
thụ gạo làm lƣơng thực cho ngƣời đến năm 2010 của cả nƣớc khoảng 130 kg
gạo/ngƣời/năm (tƣơng đƣơng 220 kg thóc), đến năm 2015 khoảng 120 kg
gạo/ngƣời/năm (tƣơng đƣơng 200 kg thóc). Khi mức thu nhập tăng lên, nhu cầu
về các loại lƣơng thực thực phẩm khác ngoài lúa gạo tăng cao, do đó lƣợng thóc
trên ngƣời trên năm giảm. Với mức thu nhập nhƣ vậy thì cuộc sống ngƣời dân
nơi đây chƣa đƣợc đảm bảo. Cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu
quả canh tác trên RBT, nâng cao năng suất, mở rộng diện tích .v.v… từ đó nâng
cao thu nhập cho ngƣời dân, cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần.
2.2.4.2. Hiệu quả về xã hội
Để đánh giá hiệu quả xã hội của việc canh tác trên đất dốc chúng ta cùng
xem xét một số chỉ tiêu định tính, những chỉ tiêu này đã đƣợc tôi tổng hợp lại từ
kết quả điều tra hộ năm 2008 và đƣợc thể hiện ở bảng 2.18 dƣới đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Qua bảng 2.19 chúng ta nhận xét rằng số trẻ em đƣợc đi học của nhóm hộ
trung bình là 71,845% cao hơn nhóm hộ nghèo với mức 69,,004%. Nhóm hộ
nghèo có điều kiện giao thông khó khăn chiếm tới 80,303% tổng số hộ trong khi
đó tỷ lệ này ở nhóm hộ trung bình là 64,706%. Nhƣ vậy nhìn chung điều kiện
giao thông của các nhóm hộ là còn rất khó khăn, qua quan sát chúng tôi thấy
đƣờng giao thông liên xã, liên xóm hầu hết là đƣờng đất rất lầy lội và khó đi
nhất là vào mùa mƣa lũ.
Bảng 2.18. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của nhóm hộ
STT Chỉ tiêu Nhóm hộ nghèo
Nhóm hộ trung
bình
1 Tỷ lệ trẻ em đi học 69.0 71.8
2 Tỷ lệ trẻ em tham gia lao động 31.4 48.5
3
Tỷ lệ số hộ có điều kiện giao thông khó
khăn
80.3 64.7
4
Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nguồn điện lƣới
quốc gia
77.3 82.3
5
Tỷ lệ nhóm hộ đƣợc sử dụng nguồn
điện đảm bảo
71.2 70.6
6
Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nƣớc lấy từ
khe núi
93.9 94.1
7
Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nƣớc đảm bảo
chất lƣợng
78.8 100
8 Tỷ lệ hộ tự chủ đƣợc nguồn nƣớc 95.5 100
9 Tỷ lệ hộ phá rừng trƣớc khi có RBT 87.9 40.9
10 Tỷ lệ hộ phá rừng nếu không có RBT 12.1 4.5
11
Tỷ lệ số hộ đƣợc hỗ trợ của chính
quyền phát triển RBT
77.3 12.1
12
Tỷ lệ số hộ đƣợc sử dụng dịch vụ
khuyến nông
90.9 79.4
13 Tỷ lệ hộ đƣợc chăm sóc y tế 81.8 97.1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
14 Tỷ lệ số trẻ em đi học từ khi làm RBT 90.9 97.1
15
Tỷ lệ hộ có chất lƣợng đời sống ổn
định hơn
78.8 97.1
16 Tỷ lệ hộ thiếu lao động 18.2 8.8
Theo số liệu điều tra hộ 2008
Trên 77% các hộ đã đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, còn lại là các hộ sử
dụng điện từ máy phát điện nhỏ hoặc không có điện. Nguồn điện nơi đây đa
phần có từ những năm 2000 trở lại đây. Trên 70% số hộ khi đƣợc phỏng vấn đã
đánh giá nguồn điện là tƣơng đối đảm bảo, không mấy khi bị cắt điện. Có điện
lƣới các hộ sẽ có điều kiện tiếp xúc với những phƣơng tiện truyền thông hiện
đại, những đồ dùng sinh hoạt hiện đại. Chính điều đó sẽ làm nâng cao chất
lƣợng và giá trị đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của bà con.
Nguồn nƣớc sinh hoạt của bà con chủ yếu đƣợc lấy từ các khe núi thông
qua việc sử dụng hệ thống ống dẫn để đƣa nƣớc về tới gia đình. Với thói quen
dùng nguồn nƣớc nhƣ vậy nên bà con hầu hết đều đánh giá là chất lƣợng nguồn
nƣớc đảm bảo, nguồn nƣớc của bà con là khá tự chủ. Tuy nhiên qua khảo sát
thực tế của chúng tôi thì nếu so sánh với chất lƣợng chuẩn của nguồn nƣớc thì
nguồn nƣớc nơi đây không thực sự đảm bảo, nhất là vào mùa mƣa nguồn nƣớc
sẽ bị nhiễm bẩn, chất lƣợng không đảm bảo và có thể xảy ra tình trạng khan
hiếm nguồn nƣớc khi mùa khô tới. Vì vậy việc nghiên cứu phƣơng án để ngƣời
dân đảm bào đƣợc nguồn nƣớc sinh hoạt cả về chất lƣợng và số lƣợng là một bài
toán còn rất lâu mới đƣợc giải trọn vẹn.
Khi đƣợc phỏng vấn đa phần các hộ đều trả lời rằng trƣớc khi canh tác
ruộng bậc thang đại bộ phận ngƣời dân đều phá rừng làm nƣơng rẫy với cuộc
sống du canh du cƣ là chủ yếu. Từ khi canh tác trên ruộng bậc thang đời sống bà
con dần đƣợc đảm bảo nên họ đã định canh, định cƣ ổn định cuộc sống. Chỉ còn
rất ít ngƣời trả lời rằng họ sẽ tiếp tục phá rừng khi không có ruộng bậc thang.
Nhƣ vậy nhận thức của bà con đã rất thay đổi, đã thấy đƣợc tác hại của việc phá
rừng và thấy đƣợc trách nhiệm của mình đối với thiên nhiên nơi họ đang sinh
sống và phát triển.
Có thể thấy rằng nếu theo nhận xét, đánh giá của bà con thì việc hỗ trợ của
chính quyền để phát triển ruộng bậc thang nói riêng và việc canh tác trên đất dốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
nói chung là còn khá khiêm tốn. Nhất là với nhận định của những hộ thuộc
nhóm thu nhập trung bình khi chỉ có 12% số hộ trả lời là có hỗ trợ từ chính
quyền, câu hỏi này dành cho các nhà quản lý địa phƣơng xem xét và trả lời?
Dịch vụ khuyến nông theo nhận xét của bà con nơi đây chƣa phát huy tác
dụng, điều này cũng phụ thuộc vào tập quán canh tác của bà con, nhận thức của
bà con khi họ đã “cố hữu” theo phƣơng thức canh tác của họ thì rất khó có thể
thay đổi đƣợc.
Trên 80% bà con đƣợc phỏng vấn đều nhận định chăm sóc y tế đạt hiệu quả
cao, sức khoẻ của bà con đƣợc quan tâm, đảm bảo. Số trẻ em đƣợc đến trƣờng
ngày càng tăng cùng với việc tăng hiệu quả của việc canh tác trên đất dốc.
Chất lƣợng đời sống tốt dần lên trong những năm qua với tỷ lệ nhận định
của bà con là 78,778% đối với nhóm hộ nghèo và 97% đối với nhóm hộ trung
bình. Qua đó có thể thấy việc định canh, định cƣ, canh tác trên ruộng bậc thang,
sản xuất trên đất dốc là có hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích cho bà con, giá trị
cuộc sống thay đổi và có chất lƣợng hơn.
Nhận định chung của các hộ là lƣợng lao động của họ tƣơng đối đảm bảo,
chỉ có 18,82% số hộ thuộc nhóm hộ nghèo cho rằng họ còn thiếu lao động tham
gia canh tác và 8,824% số hộ đối với nhóm hộ trung bình. Bởi với bà con nơi
đây lao động thủ công là nhân tố chính cho sản xuất, đa phần bà con “lấy công
làm lãi” nên lực lƣợng lao động luôn cần nhiều nhất là vào lúc nông vụ.
Tóm lại việc đánh giá định tính hiệu quả về mặt xã hội của việc canh tác
trên đất dốc cho ta nhận định chung là đời sống bà con đã dần đƣợc đảm bảo, cải
thiện. Bà con đã có điều kiện tiếp xúc và sử dụng những nguồn lực mang lại giá
trị cả về mặt vật chất cũng nhƣ tinh thần nhƣ điện lƣới, y tế, số trẻ đến trƣờng….
Dẫu vậy cuộc sống nơi đây của bà con là vẫn còn rất khó khăn với giao thông
yếu kém, dân trí thấp, chƣa nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ từ các cấp ban ngành. Bởi
thế trong thời gian tới cần ngày càng quan tâm, hỗ trợ, nâng cao chất lƣợng cũng
nhƣ số lƣợng đời sống bà con nơi đây, để khoảng cách giàu nghèo dần đƣợc thu
hẹp, đời sống bà con dần ấm no, hạnh phúc.
2.2.4.3. Hiệu quả về môi trường
Hiệu qủa canh tác trên RBT đƣợc thể hiện rất rõ nét ở các chỉ tiêu nhƣ độ
che phủ rừng và khoanh nuôi bảo vệ để rừng tự tái sinh. Trong những năm qua,
nhờ sự quan tâm đầu tƣ của chính quyền địa phƣơng cùng với các dự án nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
nƣớc đã đƣợc triển khai trồng rừng và hỗ trợ canh tác nên đã có nhiều kết quả
khả quan trong việc bảo vệ rừng và nâng cao độ che phủ. Ngƣời dân đã bỏ hẳn
tập tục phá rừng làm dãy chuyển sang canh tác ổn định trên RBT. Theo tính toán
của địa phƣơng thì độ che phủ do RBT của huyện Mù Cang Chải là 37,2%.
Chính nhờ hiệu quả rõ rệt của thâm canh lúa nƣớc mà nông dân huyện Mù Cang
Chải đã tận dụng tối đa diện tích có thể để mở rộng diện tích canh tác. Bằng
kinh nghiệm lâu đời và áp dụng kỹ thuật mới năng suất cây trồng trên RBT cũng
đã tăng nhanh và ổn định, không kém năng suất ở ruộng thung lũng. Nhiều hộ
đạt năng suất 4 – 5 tấn/ha/vụ. Ngoài ra việc tăng vụ để tăng diện tích gieo trồng
cũng là một yếu tố đóng góp quan trọng làm tăng sản lƣợng lúa của địa phƣơng.
Nhờ sản lƣợng lúa nƣớc tăng nhanh mà hơn chục năm qua ở huyện Mù
Cang chải đã giảm đáng kể áp lực khai thác trên đất dốc để trồng cây lƣơng
thực. Khi nông dân đã sản xuất đủ lƣơng thực, họ bắt đầu quan tâm đến sản xuất
hàng hóa thông qua nâng cao chất lƣợng lúa gạo và trồng các loại cây có giá trị
thƣơng phẩm cao nhƣ lạc, đậu tƣơng và rau quả, đặc biệt là trên đất một vụ lúa.
Đất một vụ dần đƣợc chuyển sang làm đất 2 vụ. Nhu cầu mở rộng đất canh tác
không còn nữa. Hiện tƣợng du canh sẽ giảm, có nghĩa là rừng đƣợc bảo vệ và
diện tích rừng sẽ tăng nhanh hơn.
Việc canh tác trên RBT không những làm tăng cƣờng độ che phủ mà còn
giữ đƣợc nƣớc trên đất dốc. Việc trồng xen, trồng gối sẽ tạo đƣợc một tán che
tối đa. Đây cũng là một phƣơng thức canh tác vững chắc trong kết cấu nông –
lâm nghiệp.
Tác động đƣợc thể hiện trong sơ đồ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Sơ đồ 2.7: Tác động hiệu quả môi trường
Việc canh tác trên RBT không những làm tăng cƣờng độ che phủ mà còn
giữ đƣợc nƣớc trên đất dốc. Việc trồng xen, trồng gối sẽ tạo đƣợc một tán che
tối đa. Đây cũng là một phƣơng thức canh tác vững chắc trong kết cấu nông –
lâm nghiệp.
HIỆU QUẢ
MÔI
TRƢỜNG
Giảm tác
động xung
lực của hạt
mƣa
Tăng sức
ứng chịu
của đất
Quản lý đất Quản lý cây
trồng
Giảm dòng
chảy lòng
cải thiện cấu
trúc đất và
tính bền
vững cấu
trúc đất
Tăng mức
độ gồ ghề
Tăng sức
chống đỡ
đối với dòng
chảy
Giảm tốc độ
dòng chảy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
CHƢƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC TRÊN
RUỘNG BẬC THANG TẠI HUYỆN MÙ CANG CHẢI - TỈNH YÊN BÁI
3.1. Các quan điểm và định hƣớng trong nâng cao hiệu quả canh tác trên
ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải – tỉnh Yên Bái
3.1.1. Các quan điểm nâng cao hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang của
huyện Mù Cang Chải – tỉnh Yên Bái
Huyện phấn đấu tăng trƣởng giá trị ngành nông lâm thuỷ sản đạt tốc độ 7 –
8 %/năm (2006-2010). Đến năm 2010, trong cơ cấu kinh tế chung, nông lâm
nghiệp chiếm 27 – 28 % (Nông nghiệp là 68%; Lâm nghiệp là 27%; Thuỷ sản là
5%), đến năm 2020 nông lâm nghiệp chiếm 16 - 18 %, trong đó cơ cấu tƣơng
ứng là: 60% - 30% - 10%. Phấn đấu đảm bảo lƣơng thực bình quân đầu ngƣời
khoảng 280 - 300kg/ngƣời/năm; nâng độ che phủ rừng lên 56% vào năm 2010
và 60% vào năm 2015.
Phát triển nông nghiệp theo hƣớng tập trung với cơ cấu hợp lý; phát triển
đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực, thực phẩm, hình thành các vùng sản
xuất tập trung các loại cây trồng, vật nuôi chuyên canh, đặc sản có giá trị kinh tế
cao nhƣ cây dƣợc liệu quế, thảo quả.... đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến. Trồng và chế biến cây quế lấy tinh dầu, bột (huyện Văn Yên). Cơ cấu kinh
tế nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế
biến nông lâm sản.
Huyện đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Đây là khâu đột phá trong phát
triển nông nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi của huyện.
Bảng 3.1: Bố trí sử dụng đất nông nghiệp năm 2010
Loại đất 2005 (ha) 2010 (ha)
Tổng DT đất sản xuất nông nghiệp 79.284 97.300
1. Đất trồng cây hàng năm 49.220 62.800
- Đất lúa 28.249 28.300
- Đất đồng cỏ chăn nuôi 1.880 8.500
- Đất cây hàng năm khác 19.092 28.000
2. Đất trồng cây lâu năm 30.064 34.500
Trong đó đất trồng cây ăn quả 5.380 8.500
(Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Yên Bái đến năm 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Sản xuất lƣơng thực vẫn giữ vị trí quan trọng nhằm bảo đảm mục tiêu an toàn
lƣơng thực. Từ nay đến năm 2010 diện tích lúa là 41 nghìn ha và ổn định đến năm
2020; thâm canh nâng cao năng suất để đạt 280 nghìn tấn; xây dựng vùng lúa
thâm canh; phát triển diện tích lúa đặc sản, chủ yếu dùng giống lúa có xác nhận.
Kinh nghiệm làm ruộng bậc thang ở miền núi đã có từ lâu, nhƣng chỉ áp
dụng đƣợc ở nơi có tầng đất dày và độ dốc thấp cộng với đầu tƣ công lao động
lớn. Đối với những sƣờn núi có độ dốc cao, tầng đất mỏng thì tạo tiểu bậc thang
kết hợp che phủ đất và chọc lỗ gieo thẳng mà không làm đất là một kỹ thuật rất
có hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ và tăng độ phì cho đất. Tiểu
bậc thang đƣợc kiến tạo bề mặt từ 30-40cm và nên trồng các loại cây thích hợp
để bảo vệ bờ bậc thang, có thể kết hợp trồng cỏ để làm thức ăn gia súc, trồng cây
họ đậu qua đông để bảo vệ và cải tạo đất.
3.1.2. Định hướng phát triển ngành trồng trọt của huyện Mù Cang Chải
- Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản xuất
theo hƣớng hàng hoá, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Tập trung
cho sản xuất cây lƣơng thực nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn,
phấn đấu gieo trồng hết diện tích vụ xuân: 700ha lúa nƣớc, 900ha Ngô, 315ha
Đậu tƣơng và trên 400ha cây rau màu khác. Tiếp tục thực hiện tốt dự án hỗ trợ
sản xuất thuộc chƣơng trình 135 giai đoạn II, vốn vay ƣu đãi, dự án Chia sẻ, vốn
sự nghiệp nông nghiệp... Quản lý khai thác tốt các cơ sở hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn hiện có để sản xuất, đặc biệt là sản xuất vụ xuân.
- Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng Nông- Lâm nghiệp hàng năm đạt 7,5%; cơ
cấu ngành Nông- Lâm nghiệp là 55%. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt 18.200
tấn/năm trong đó lƣơng thực bình quân đầu ngƣời là 360kg/ngƣời/năm.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác trồng và bảo vệ rừng, nhất là trồng rừng sản
xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nhận khoán trồng rừng, bảo
vệ và khoanh nuôi rừng phòng hộ, phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 50%.
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến
nông, khuyến lâm, thú y. Nhất là đội ngũ cán bộ này ở cơ sở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại
huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái
3.2.1. Các giải pháp nhằm tăng năng suất sản phẩm
- Huyện Mù Cang Chải nói chung và các vùng đất dốc của Huyện nói riêng,
nhìn chung kinh tế phát triển chậm và ngƣời dân còn nghèo, luôn thiếu ăn.
Ngƣời dân nơi đây muốn thoát khỏi nghèo cần phải phát triển nông lâm nghiệp.
Điều này đòi hỏi trƣớc hết họ phải quản lý sử dụng tốt đất đai, nâng cao độ phì
nhiêu cho đất, tăng chi phí sản xuất, cải thiện môi trƣờng.
- Thực hiện các biện pháp khoa học công nghệ để bảo vệ đất tốt nhất. Mục
tiêu bảo vệ đất là giữ đất, giữ nƣớc và đi đến thiết lập đƣợc hệ thống đất - cây có
thể duy trì một cách cân bằng động lâu dài mà con ngƣời càng hạn chế đƣợc sự
can thiệp càng tốt.
- Đa dạng hoá hệ canh tác trên đất dốc, phát triển lúa nƣớc ruộng bậc thang.
Giải quyết tốt mối quan hệ đất đồi - ruộng ở vùng đất dốc, bởi giữa chúng có
mối quan hệ tƣơng tác chặt chẽ, nhân quả.
- Lựa chọn cây trồng, sử dụng đất có hiệu quả, phát huy các hệ thống canh
tác truyền thống, kiến thức bản địa. Xây dựng các mô hình canh tác bền vững trên
đất dốc kiểu SALT1, SALT2 và các mô hình nông lâm kết hợp, phát triển các mô
hình kinh tế hộ theo kiểu VCR, VACR, VAC phù hợp với điều kiện từng vùng.
3.2.2. Hoàn thiện các chính sánh khuyến khích phát triển, mở rộng quy mô sản
xuất lúa trên ruộng bậc thang
Đối với ngƣời nông dân canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang
Chải thì việc hộ trợ là rất cần thiết trong khi các hình thức canh tác truyền thống
vẫn còn đó, năng suất thấp, ngƣời dân ngại đầu tƣ, chỉ cần lo cho đủ ăn hoặc
không đủ ăn thì tìm các cách khác để duy trì cuộc sống. Theo phƣơng pháp
truyền thống thì ngƣời nông dân ở đây canh tác với những phƣơng pháp và
nguyên liệu sẵn có của mình. Họ không đầu tƣ nhiều về giống cũng nhƣng các
loại phân bón … chính vì vậy mà việc hỗ trợ các phƣơng thức canh tác, hỗ trợ
giống và phân bón của địa phƣơng là hết sức cần thiết với họ. Làm đƣợc điều
này không phải là đơn giản bởi trình độ dân trí của bà con là chƣa cao trong khi
lực lƣợng cán bộ khuyến nông lại mỏng, bà con còn chƣa tin vào cách làm mà
cán bộ khuyến nông đƣa ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
Bên cạnh việc hỗ trợ về giống và phân bón cũng cần có sự định hƣớng rõ
ràng trong canh tác tập trung. Canh tác manh mún sẽ dể gặp rủi ro hơn vì vậy
canh tác trên diện rộng và quy mô hợp lý sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tăng cƣờng và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành
của các cấp chính quyền địa phƣơng. Có sự quan tâm sát sao hơn nữa trong công
tác phát triển kinh tế trên RBT trên các vùng đất dốc nói chung và trên địa bàn
huyện vùng cao Mù Cang Chải nói riêng.
Tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời dân có điều kiện kinh doanh, phát triển.
Xây dựng tốt thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá cho bà con. Hoàn thiện và đổi mới
công tác quy hoạch, khắc phục sự ỷ lại, trông chờ vào bao cấp nhƣ trƣớc đây.
Chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hƣớng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá,
phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá.
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống điện, đƣờng giao
thông, y tế công cộng, trƣờng học, thông tin liên lạc.
Cần nâng cao trình độ và phát huy vai trò của khuyến nông viên, đặc biệt là
khuyến nông cơ sở (khuyến nông thôn bản).
Nâng cao trình độ văn hoá của ngƣời dân, nhận thức của bà con trong việc
canh tác bền vững trên RBT.
3.2.3. Đào tạo nguồn lực
Đối với ngƣời dân ở đây, việc học tập cũng nhƣ đƣợc đào tạo về các
phƣơng thức sản xuất tiên tiến là việc làm chƣa từng có. Hơn nữa họ cũng không
có ý muốn chuyển đổi phƣơng thức sản xuất truyền thống lâu đời của mình. Tuy
nhiên, việc đào tạo nguồn lực phát triển nông nghiệp ở huyện Mù Cang Chải là
điều hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với cán bộ khuyến nông của huyện. Qua đó
họ sẽ truyền đạt những kiến thức cần thiết để nâng cao năng suất sản phẩm. Bên
cạnh đào tạo cán bộ có chuyên môn cao cần đào tạo những kiến thức phổ thông
cho ngƣời dân nơi đây. Theo số liệu hộ điều tra chỉ có 7% số chủ hộ học hết cấp
2 số còn lại đều không đi học hoặc học đủ để biết chữ.
Bên cạnh đó việc ổn định nhân khẩu cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao
hiệu quả sản xuất. Qua phân tích và đánh giá thực trạng canh tác trên đất dốc ở
Mù Cang Chải ta thấy nếu quy mô nhân khẩu hộ gia đình càng lớn mặc dù sẽ có
thêm lao động cho gia đình nhƣng sẽ có xu hƣớng làm giảm thu nhập bình quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
trên đầu ngƣời và làm tăng sức ép về việc làm, tăng số nhân khẩu ăn theo. Do đó
phải thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.
Hiện nay tại Mù Cang Chải vẫn còn những tập tục, tƣ duy lạc hậu nhƣ sinh
nhiều con, thích sinh con trai… dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3, thứ 4… vẫn
diễn ra. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo cho các hộ
gia đình nơi đây làm cho hộ khó có điều kiện mà đầu tƣ cho nâng cao trình độ.
Để thực hiện tốt giải pháp này, chính quyền cần làm tốt công tác tuyên
truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình. Phối kết hợp giữa việc vận động thực hiện
kế hoạch hoá gia đình với vận động và phát triển kinh tế hộ, vì chỉ khi nào gắn
đƣợc với những lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế với vận động thì khi đó
cuộc vận động mới thành công.
3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn hợp lí là giải pháp hữu hiệu để
phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đối với khu vƣc miền núi vùng cao
nhƣ Mù Cang Chải, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn mang tính chất
thuần nông. Đã có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tuy nhiên sự thay
đổi này còn chậm và chủ yếu diễn ra ở những vùng có điều kiện tƣơng đối thuận
lợi. Từ kết quả nghiên cứu tôi đƣa đến những đề xuất sau đây:
- Cần chú trọng phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc nhƣ trâu,
bò, dê. Bởi vì đây là khu vực có ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong khi
diện tích đất đồi núi, đất rừng còn nhiều là điều kiện thuận lợi về diện tích chăn
thả. Với nhu cầu thị trƣờng hiện nay thì phát triển chăn nuôi là một hƣớng đi
quan trọng góp phần phát triển kinh tế cho hộ gia đình.
- Cần xây dựng các chính sách cho phát triển nghề rừng. Rừng là tài nguyên
quan trọng đối với quốc gia nói chung và Mù Cang Chải nói riêng. Khu vực Mù
Cang Chải hiện nay vẫn còn vốn rừng khá tốt. Tuy nhiên ngƣời dân hiện rất khó
có thể làm giàu chân chính từ rừng bởi hiện nay chính sách chăm sóc, bảo vệ và
khuyến khích trồng rừng chƣa hợp lí. Do đó chính quyền cần có các chính sách
cụ thể khuyến khích ngƣời dân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đặc biệt cần
quy hoạch phát triển rừng kinh tế, gắn nguyên liệu với công nghiệp chế biến…
giúp ngƣời dân có thể làm giàu từ rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
3.2.5. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣ giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc…
có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn và đảm bảo an
toàn lƣơng thực tại Huyện. Trong những năm qua huyện đã rất quan tâm đến cơ
sở hạ tầng nông thôn nhƣng nhìn chung cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém,
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và đời sống. Do đó trong những năm tới
cần thực hiện một số giải pháp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn:
- Về hệ thống giao thông: Từng bƣớc mở rộng và kiên cố các trục đƣờng liên xã
liên thôn, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của các hộ đồng bào. Trong thời gian
tới cần đẩy nhanh bê tông hoá đƣờng liên xã, nâng cấp mở rộng đƣờng liên thôn.
- Hệ thống điện: Sản xuất và đời sống của các đồng bào dân tộc càng phát
triển thì nhu cầu về điện càng cao do đó huyện cần một mặt đảm bảo đáp ứng đủ
nhu cầu về điện cho sản xuất và đời sống, mặt khác cần tranh thủ các nguồn vốn
để nâng cấp hệ thống lƣới điện.
- Thông tin liên lạc: Tập trung đƣa điện thoại đến 100% các xã trong huyện,
tăng cƣờng số đầu cáp, có chính sách hỗ trợ nông dân lắp đặt điện thoại. Bên
cạnh đó cần đầu tƣ cho hệ thống truyền thanh của huyện, xã và các thôn xóm.
3.2.6. Quy hoạch và hoàn thiện vùng chuyên canh trên ruộng bậc thang
Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế, nó có
vai trò quan trọng, quyết định quá trình sản xuất của nông hộ, đặc biệt có ý
nghĩa trong khi Mù Cang Chải vẫn còn nhiều khó khăn về lƣơng thực thực
phẩm. Huyện cần có các giải pháp sau:
- Tiếp tục công tác giao quyền sử dụng đất lâu dài cho ngƣời dân để họ yên
tâm sản xuất.
- Đối với diện tích đất chƣa sử dụng, huyện cần có chính sách hỗ trợ khai
phá, đảm bảo ngƣời có công khi phá đƣợc khai thác mảnh đất đó trong một thời
gian nhất định hoặc đƣợc cấp sổ đỏ.
- Huyện cần có cơ chế, chế tài thích hợp tạo điều kiện cho việc chuyển
nhƣợng quyền sử dụng đất nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai làm tiền đề
cho sản xuất hàng hoá tại địa phƣơng.
- Huyện cũng cần hỗ trợ hơn nữa cho việc khai hoang và phát triển ruộng
bậc thang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Thực tế cho thấy huyện Mù Cang Chải còn nghèo và gặp rất nhiều khó khăn
trong phát triển kinh tế. Đất đai nơi đây chủ yếu là đất có độ dốc tƣơng đối lớn,
thực sự khó khăn khi lựa chọn phƣơng thức canh tác và hƣớng phát triển kinh tế
cho bà con nơi đây. Đề tài này nhằm phân tích và đƣa ra phƣơng thức canh tác
hợp lý trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải, phân tích thực trạng canh
tác nơi đây để rút ra những kết luận, những kiến nghị nhằm khắc phục những
hạn chế và có thể nhân rộng mô hình ruộng bậc thang tƣơng tự.
Qua nghiên cứu, khảo sát tôi thấy rằng bà con nơi đây canh tác trên đất dốc
chủ yếu là 3 loại cây trồng chính là: Lúa nƣớc ruộng bậc thang, ngô nƣơng và
lúa nƣơng. Với điều kiện về khí hậu, nguồn nƣớc, tập quán canh tác của bà con
dân tộc Mông nơi đây thì chủ yếu tập trung vào cây lúa nƣớc ruộng bậc thang.
Sau khi điều tra và tổng hợp số liệu chúng tôi cũng thấy rằng:
- Thu nhập từ trồng trọt vẫn là nguồn thu chính của bà con nơi đây, tỷ lệ
ngành chăn nuôi và dịch vụ vẫn còn chƣa đáng kể.
- Lúa nƣớc ruộng bậc thang là cây trồng chủ lực và đem lại hiệu quả kinh tế
nhất cho nông hộ. Đây cũng là cây trồng với truyền thống canh tác lâu đời, chi
phí đầu tƣ cho sản xuất là lớn nhất. Nhƣng vì vẫn chỉ là cây trồng một vụ nên
giá trị kinh tế đem lại cho bà con vẫn còn hạn chế.
- Lao động ở đây vẫn là lao động phổ thông, với kinh nghiệm canh tác “cha
truyền, con nối” nên nhu cầu về lao động vẫn cao mặc dù đi song song với nó là
sức ép về dân số, sức ép về điều kiện sinh hoạt.
- Nguồn vốn sản xuất của bà con còn rất hạn chế, phần vì nguồn cung vốn
vay còn thấp, phần vì lãi suất còn cao, phần vì thời gian vay ngắn nhƣng cũng
một phần là do ngƣời dân sử dụng nguồn vốn chƣa hiệu quả và không đúng mục
đích, không tập trung cho đầu tƣ sản xuất.
Tuy vậy, qua việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng
ruộng bậc thang của hộ nông dân Mù Cang Chải, tôi rút ra một số kết luận:
- Hiệu quả canh tác trên RBT chƣa cao là do các nguyên nhân: Lao động
của hộ là thủ công, tập quán canh tác cố hữu nên rất khó đƣa tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới vào áp dụng. Trình độ văn hoá của chủ hộ còn rất thấp, phần lớn là
những ngƣời đã nhiều tuổi nên nhận thức và cách tiếp cận với phƣơng thức canh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
tác nào có hiệu quả là rất khó. Chi phí đầu tƣ cho sản xuất còn hạn chế, nguồn
vốn của hộ còn rất thấp không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tƣ cho kỹ thuật và
điều kiện canh tác của cây trồng nơi đây. Điều kiện giao thông là rất khó khăn,
đƣờng liên thôn, liên bản chủ yếu là đƣờng đất nên rất khó có thể đi lại thuận
tiện vào mùa mƣa (mùa canh tác chính của nông hộ). Đất đai vẫn bị thoái hoá
nghiêm trọng mặc dù đã có nhiều biện pháp và chính sách ngăn chặn. Kinh tế
trên đất dốc phát triển không đồng đều, cơ cấu kinh tế nơi đây vẫn là sản xuất
nông lâm nghiệp. Tập quán canh tác lạc hậu, thiếu thông tin khoa học kỹ thuật,
sản xuất của bà con vẫn mang tính tự túc tự cấp là chính…
- Hiệu quả sử dụng đất dốc có sự khác nhau rõ rệt giữa lúa nƣớc ruộng bậc
thang và các loại cây trồng khác trên đất nƣơng dốc: Lúa nƣớc ruộng bậc thang
vẫn là cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hôi, môi trƣờng
cao nhất. Chi phí đầu tƣ, công lao động, nguồn vốn… của ruộng bậc thang cao
hơn và hiệu quả hơn so với những cây trồng khác. Mặc dù vậy những cây trồng
khác nhƣ Ngô, Lúa nƣơng có rất nhiều tiềm năng để phát triển và mang lại hiệu
quả kinh tế cho ngƣời dân nơi đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SỐ
HIỆU
TÊN TÀI LIỆU VÀ TÁC GIẢ
1
Lê Thái Bạt (1996). Đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền vùng Tây Bắc. Hội thảo " Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất".
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
2 David Begg (1992), Kinh tế học, NXB GD, Hà Nội.
3 Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo Khoa học và phát triển số 15 năm 2004.
4 Tôn Thất Chiểu (1996), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
5
Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện hôi nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW
khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
6 Phạm Vân ĐÌnh (1997), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB NN, Hà Nội
7
Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đinh Tuấn (2003). Nông nghiệp vùng cao:
thực trạng và giải pháp. NXB Nông nghiệp
8
Lê Quốc Doanh, Hà Đinh Tuấn, Andre Chabanne (2005). Canh tác đất dốc bền vững.
NXB Nông nghiệp
9
Frank Ellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB
NN, Hà Nội.
10
Bùi Huy Hiển (2003), Đất miền núi: tình hình sử dụng, tình trạng xói mòn, suy thoái
và các biện pháp bảo vệ và cải thiện độ phì, Nông nghiệp vùng cao: thực trạng và
giải pháp, NXB Nông nghiệp
11
Bùi Huy Hiền và Lê Văn Tiềm (1996) " Các phƣơng thức canh tác ,nông lâm kết
hợp ở xã Chiềng Pằn, tỉnh Sơn La", Hội thảo về Lâm nghiệp và Nông lâm kết hợp
trên đất dốc ở miền Bắc Việt Nam, Phù Ninh, Vĩnh Phuc,6/1996,FAO, Hà Nội
12
Chu Đình Hoàng (1962), Chống xói mòn bằng biện pháp canh tác, Tạp chí Khoa học
và Kỹ thuật số 18, Hà Nội
13
Ngô Xuân Hoàng (2003), Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông lâm nghiệp ở Huyện Bạch Thông- Bắc Cạn, luận án TS kinh tế, trƣờng ĐH NN
I, Hà Nội.
14
Nguyễn Khang (1997), Tiềm năng đất dốc Việt Nam, Hội thảo về quản lý dinh
dƣỡng và nƣớc cho cây trồng trên đất dốc, Hà Nội, tháng 1-1997
15
Phạm Ngọc Kiểm (2002), Giáo trình phân tích kinh tế xã hội và lập trình NXB LĐ-
XH, Hà Nội
16
Lê Văn Khoa, Trần Thị Lành (1997). Môi trường và phát triển bền vững miền núi.
NXB Giáo dục
17
Nguyễn Tiến Mạnh (1995), Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất
cây lƣơng thực và thực phẩm, NXB Hà Nội, Hà Nội
18 Các Mác (1960), Tƣ bản, quyển 1 trang 2, NXB Sự thật, Hà Nội
19 Các Mác (1962), Tƣ bản, quyển 3 trang 3, NXB Sự thật, Hà Nội
20
Ernst Mutert và Thosmat Fairhurst (1997). Quản lý dinh dưỡng trên đất dốc Đông
Nam Á, những hạn chế, thách thức và cơ hôi. Hội thảo về quản lý dinh dƣỡng va
nƣớc cho cây trồng trên đất dốc miền Bắc Việt Nam, Hà Nội 1997
21 Phan Công Nghĩa (2000), Giáo trình thống kê kinh tế, NXB Thống kê
22
Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1992), Nguy cơ thoái hoá và những ưu tiên nghiên cứu
đất đồi núi ở nước ta,Tạp chí Khoa học đất, Hà Nội
23
Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam,
NXB Nông nghiệp
24
Hoàng Văn Phụ (2000), "Xói mòn trên một số hệ thống canh tác đất dốc miền núi
phía Bắc- Việt Nam", Kết quả nghiên cứu khoa học& chuyển giao công nghệ, NXB
NN, Hà Nội
25
Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam: Thoá hoá và phục hồi,
NXB Nông nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
26
Vũ thị Phƣơng Thụy (2000), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử
dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án TS Khoa học kinh tế, ĐH NN I, Hà
Nội
27
Bùi Quang Toản (1991). Một số vấn đề về đất nưỡng rẫy ở Tây Bắc và phương
hướng sử dụng. Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam
28 Đào Thế Tuấn, Kinh tế hộ nông dân, NXB Chinh trị quốc gia, Hà Nội
29
Tủ sách kiến thức gia đình (2004). Hỏi- đáp làm vườn trên đất dốc. NXB Văn hoá
thông tin
30
Von UexRull (1992), Sử dụng hợp lý phân bón trên đất đồi vùng nhiệt đới ẩm, Trung
tâm TTNN ấn hành với sự thoả thuận của tổ chức lƣơng nông LHQ (FAO) số 20,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội
31
Viện thổ nhƣỡng Nông hoá (1998), Sổ tay pân tích đất, nước, phân bón, cây trồng.
NXB Nông nghiệp, Hà Nội
32
Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006)- Hiện tƣợng xói mòn đất và
biện pháp phòng chống - NXB Lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
Kết quả phân tích tƣơng quan bằng phần mềm excel
Tong thu lua
RBT(kg)
NS lua
RBT(kg/sao`) CF RBT XA T§HV
Ld cua
ho
dat
RBT(sao)
DK thuy
loi
DK giao
thong
Vèn n¨m
2008
Møc
vay1
L·i suÊt1
(%/thang)
Hç trî
cña
chÝnh
quyÒn
Tong thu lua
RBT(kg) 1
NS lua RBT(kg/sao`) 0.305711536 1
CF RBT 0.652388382 0.147889743 1
XA 0.245841277 0.172206239 0.34958 1
T§HV 0.367289433 0.215859561 0.40973 0.47661 1
Ld cua ho 0.457990343 0.027022444 0.38403 0.09169 0.1333 1
dat RBT(sao) 0.662271393 -0.223729964 0.49982 0.15517 0.15683 0.45085 1
DK thuy loi -0.186146537 -0.122843225 -0.1121 0.03438 0.02641 -0.0823 -0.0801 1
DK giao thong -0.04040137 0.061972059 0.04642 0.12309 -0.0011 -0.0635 -0.1694 0.02539 1
Vèn n¨m 2008 0.181470688 0.17178939 0.37244 0.22379 0.23546 0.1116 0.0115 -0.0324 0.03784 1
Møc vay1 0.49599011 0.190438998 0.31285 0.11007 0.17428 0.29577 0.19701 -0.0471 0.08263 0.40821 1
L·i suÊt1 (%/thang) 0.282531377 0.111674102 0.34434 0.14273 0.22856 0.22141 0.1763 -0.085 0.11855 0.20895 0.56561 1
Hç trî cña chÝnh
quyÒn -0.167024607 -0.083813866 -0.0598 0.04714 0.13578 -0.009 -0.1604 0.14586 0.05803 0.03213 -0.019 -0.0222 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
Kết quả phân tích hồi quy (hàm Cobb- Dauglas) bằng phần mềm excel
SUMMARY OUTPUT
Regression Statistics
Multiple R 0.978434033
R Square 0.957333157
Adjusted R Square 0.954086766
Standard Error 0.169863251
Observations 100
ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 7 59.5606297 8.508661386 294.8915823 4.10775E-60
Residual 92 2.65452422 0.028853524
Total 99 62.21515392
Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0%
Upper
95.0%
Intercept 8.876614213 0.271640226 32.67783405 2.0339E-52 8.33711329 9.416115135 8.33711329 9.416115
NS lua RBT(kg/sao`) 0.842465388 0.039188053 21.49801582 1.21402E-37 0.764634533 0.920296242 0.764634533 0.920296
CF RBT 0.077108205 0.025696241 3.000758181 0.003465707 0.026073254 0.128143156 0.026073254 0.128143
T§HV -0.011600883 0.020855346 -0.55625462 0.579387254 -0.0530214 0.029819634 -0.0530214 0.02982
Ld cua ho 0.076181975 0.039285744 1.939176043 0.055544116 -0.001842903 0.154206852 -0.001842903 0.154207
dat RBT(sao) 0.741801576 0.031118552 23.83792035 3.78849E-41 0.679997446 0.803605706 0.679997446 0.803606
Møc vay1 -0.004610932 0.003227785 -1.42851271 0.156530626 -0.01102159 0.001799727 -0.01102159 0.0018
L·i suÊt1 (%/thang) -0.055866259 0.07808041 -0.71549649 0.476114282 -0.21094069 0.099208171 -0.21094069 0.099208
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN
Phiếu số:...................
Thôn:……………….Xã:………………...Mã........ Huyện: ..............
Họ và tên ngƣời phỏng vấn:........................................... Mã.......................
I. Thông tin chung về hộ nông dân
1. Họ và tên chủ hộ:.......................................... Giới tính (nam: 0 ; nữ: 1)
- Ngày tháng năm sinh chủ hộ:………………………..
- Trình độ văn hoá chủ hộ: lớp:……………………
- Dân tộc của chủ hộ (Kinh: 0; Tày: 1; Mông: 2; Nùng: 3; Dao: 4; Khác: 5)
2. Nhân khẩu của hộ
2.1. Tổng nhân khẩu:……………….. ngƣời
Trong đó: số nhân khẩu là nam:……………. Ngƣời
Số nhân khẩu là nữ:……………… ngƣời
2.2. Lao động của hộ:……………………… lao động
Trong đó: số lao động là nam:………………. Lao động
Số lao động là nữ:………………… lao động
Số nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động..... ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
- Trên 60 tuổi...... ngƣời?
- Dƣới 15 tuổi ...... ngƣời?
2.3. Trình độ văn hóa
- Số lƣợng ngƣời mù chữ trong hộ: ….. ( không tính đến số trẻ em chƣa đến tuổi đến trƣờng)
- Số ngƣời có trình độ cấp 1…….
- Số ngƣời có trình độ cấp 2…….
- Số ngƣời có trình độ cấp 3…….
2.4. Trình độ chuyên môn:
- Số ngƣời có trình độ sơ cấp…….
- Số ngƣời có trình độ trung cấp …….
- Số ngƣời có trình độ cao đẳng…….
- Số ngƣời có trình độ đại học…….
2.5. Phân loại hộ theo nghề nghiệp
- Hộ thuần nông: - Hộ nông nghiệp kiêm TTCN:
- Hộ NN kiêm Dịch vụ: - Hộ khác:..................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
3. Những tài sản chủ yếu của hộ
3.1. Nhà ở
Nhà kiên cố: Nhà bán kiên cố Nhà tạm
3.2. Tài sản khác
Tivi Xe máy Tủ lạnh Tài sản khác
4. Đất đai của hộ
Loại đất ĐVT Diện tích Thuỷ lợi Cây
trồng
Ghi
chú
Tổng diện tích của hộ *
1. Đất thổ cƣ
2. Đất vƣờn nhà
3. Đất trồng cây hàng năm
Mảnh 1
Mảnh 2
Mảnh 3
Mảnh 4
Mảnh 5
Mảnh 6
Mảnh 7
Mảnh 8
4. Đất trồng cây lâu năm
-Đất trồng chè
-Đất trồng cây ăn quả
5. Đất vƣờn rừng
6. Đất ao, hồ
7. Đất khác
*: chủ động: 1 không chủ động: 2
Ghi chú: 1: một vụ; 2: hai vụ; 3: 3 vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
5. Tài sản phục vụ sản xuất của hộ
Tài sản ĐVT Số lƣợng Giá trị (1000đ)
Máy kéo Cái
Máy cày Cái
Máy bơm Cái
Máy xay xát Cái
Máy tuốt lúa Cái
Máy khác Cái
Cày, bừa Cái
Máy tuốt lúa thủ công Cái
Trâu bò cày kéo Con
Lợn nái Con
Chuồng trại chăn nuôi Cái
Tài sản khác
6. Thu nhập và vốn của hộ gia đình
-Thu nhập hàng năm của hộ:............................................................ đ
-Vốn của hộ gia đình vào thời điểm đầu năm:..................................đ
-Tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình:...................................................đ
II. Kết quả sản xuất của hộ gia đình
1. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt
Cây trồng Diện
tích
(m
2
)
NS
(tạ/sào)
SL
(tạ)
Lƣợng
bán
(kg)
Giá Bán
(1000đ/kg)
Thành
tiền
(1000đ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
2. Kết quả sản xuất từ ngành chăn nuôi
Vật nuôi
Số đầu gia
súc, gia cầm
(con)
Trọng
lƣợng BQ
(kg)
Tổng
trọng
lƣợng
(kg)
Lƣợng
bán
(kg)
Giá
(1000đ/k
g)
Thành
tiền
-Lợn thịt
-Lợn con
-Gà
-Vịt
-Trâu
-Bò
- Cá
(Tính trong một năm; riêng trâu bò đơn vị tính là con)
3. Thu từ hoạt động lâm nghiệp:................................ đ
4. Thu từ các nguồn khác
-Thu từ hoạt động dịch vụ:.........................đ
-Thu từ làm nghề:.......................................đ
-Thu từ làm thuê:........................................đ
-Thu từ tiền lƣơng:................................................đ
-Thu khác:..................................................đ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
III. Chi phí sản xuất của hộ
1. Chi phí cho sản xuất trồng trọt (tính bình quân cho 1 sào)
Chi phí ĐVT Lúa Cây... Cây... Cây... Cây... Cây..
.
1. Giống Kg
-Số đi mua Kg
-Giá 1000đ/kg
2. Phân bón
-Phân chuồng Tạ
-Đạm Kg
-Lân Kg
-Kaly Kg
-NPK Kg
3. Thuốc trừ sâu 1000đ
4. Thuốc diệt cỏ 1000đ
5. Lao động Công
-Thuê ngoài Công
- Giá 1000đ/côn
g
6. Chi phí bằng
tiền
-Thuỷ lợi phí 1000đ
-Dịch vụ làm đất 1000đ
-Vận chuyển 1000đ
-Tuốt 1000đ
-Bảo vệ đồng
ruộng
1000đ
-Chi khác 1000đ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
2. Chi phí cho chăn nuôi
Khoản mục ĐVT
Lợn
thịt
Lợn
nái
Gia
cầm
Trâu,
bò
Cá
1. Giống Kg
- Giá 1000đ/kg
2. Thức ăn tinh
- Gạo Kg
- Ngô Kg
- Cám gạo Kg
- Khoai, sắn Kg
- Cám tổng hợp Kg
+ Giá 1000đ/kg
- Bột cá Kg
+ Giá 1000đ/kg
-
-
3. Thức ăn xanh (rau)
- Tổng số Kg
+ Mua ngoài Kg
+ Giá 1000đ/kg
4. Chi bằng tiền khác 1000đ
5. Công lao động Công
(ghi chú: tính cho cả năm hay tính cho một lứa)
3. Chi cho hoạt động lâm nghiệp:....................................đ
4. Chi cho hoạt động khác:
-Chi cho hoạt động dịch vụ:.........................đ
-Chi cho làm nghề:.......................................đ
-Chi khác......................................................đ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
IV. Thông tin tham khảo về tình hình canh tác trên đất dốc của hộ gia đình
Gia đình có đã có phƣơng thức canh tác trên đất dốc từ bao giờ ..........
Gia đình cảm thấy hài lòng với diện tích canh tác nhƣ vậy chƣa? (có 1 ;
chƣa: 0)
Nếu chƣa, ông (bà) cảm thấy cần thêm bao nhiêu diện tích nữa :.......
Bao nhiêu % diện tích của gia đình đƣợc sử dụng có năng suất cao .................
Gia đình có gặp khó khăn gì trong việc canh tác trên đất dốc không?
Xin cụ thể:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
................................................................................................................ .................
Theo ông (bà) đánh giá thế nào về điều kiện canh tác trên đất dốc ở địa phƣơng?
Thuận lợi ..............................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Khó khăn
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Theo ông bà làm thế nào để nâng cao khả năng canh tác trên đất dốc?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13LV_09_KTampQTKD_KTNN_TRAN LE DUY.pdf