Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới, nhất là các khách hàng có nhu cầu lớn và lâu dài có tính chất thường xuyên như các cơ quản quản lý, các đơn vị xây dựng. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng hợp đồng kinh tế, doanh thu cung cấp dịch vụ trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo. Có tìm được một thị trường lâu dài ổn định cho sản phẩm thì công ty mới đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ luân chuyển lớn làm cho hiệu quả sử dụng vốn không ngừng tăng lên, từ đó cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, mở rộng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.
Nguồn nhân lực cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn, chính vì vậy công ty phải tập chung đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, đào tạo những kỹ thuật viên có chuyên muôn sâu trong lĩnh vực sinh thái môi trường, thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức, kỹ thuật mới trong lĩnh vực phòng và diệt mối, từ đó tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty, công ty muốn hoạt động của mình có hiệu quả hơn nữa thì phải đề ra các giải pháp cụ thể cho việc quản lý chi phí này, bằng cách điều chỉnh lại quy trình tiến hành thi công công trình, giảm thiểu số nhân viên quản lý ở các phòng ban sao cho phù hợp vừa đảm bảo được hiệu quả quản lý vừa không ngừng gia tăng doanh thu.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết được đồng vốn mình bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ giúp công ty có cái nhìn đích thực và nắm bắt chính xác tình hình tài chính của mình, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong việc sử dụng vốn của mình. Công ty nên tránh việc đánh giá mang tính chất hình thức như các doanh nghiệp hiện nay.
101 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần phòng trừ mối Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
100
1. Tiền
428,4
18,46
559,6
18,20
752,1
18,03
1.023,1
17,47
1.402,2
16,95
- Tiền mặt
27,1
6,32
18,1
3,23
50,2
6,68
62.,5
6,13
70,1
16,95
- Tiền gửi
401,3
93,68
541,5
96,77
701,9
93,32
960,4
93,87
1.332,1
5,00
2. Phải thu
1.303,1
56,15
1.729,4
56,25
2.329,3
55,84
2.798,3
56,17
4.672,5
56,50
- Phải thu khách hàng
699,4
53,67
923,7
53,41
1.232,6
52,92
1.722,9
52,39
2.421,3
51,82
- Phải thu khác
603,7
46,33
805,7
46,59
1.096,7
47,08
1.565,7
47,61
2.251,2
48,18
3. Hàng tồn kho
589,4
25,40
785,4
25,55
1.089,9
26,13
1.543,5
26,36
2.195,5
26,55
- Công cụ dụng cụ
84,3
14,30
112,9
14,37
173,0
15,88
264,3
17,12
344,8
26,55
- Chi phí kinh doanh dở dang
489,4
83,03
651,3
82,93
886,2
81,31
1.238,2
80,22
1.794,8
15,70
- Hàng hoá
15,7
2,67
21,2
2,70
30,6
2,81
41,1
2,66
55,9
81,75
( Nguồn phòng kế toán)
giá trị công trình, các chủ nhiệm công trình phải ứng tiền của công ty để thi công cũng là nguyên nhân khiến các khoản phải thu tăng lên.
Như vậy nguyên nhân của sự tăng lên của các khoản phải thu là công ty việc chậm trễ của khách hàng và đặc thù của một số công trình thi công, dẫn đến việc thu hồi vốn chậm. Vì vậy, công ty cần có các biện pháp để giảm số nợ phải thu của khách hàng, trong thời gian tới khi hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, việc bị khách hàng chiếm dụng vốn sẽ làm giảm khả năng tài chính của công ty, công ty sẽ bị thiếu vốn để đảm nhiệm các công trình, nhất là những công trình có giá trị lớn.
c) Hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty có loại vốn lưu động chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu vốn lưu động của công ty. Qua bảng 3.12 ta thấy trong HTK chi phí kinh doanh dở dang chiếm tỉ trọng lớn nhất (trên 70%) đó là giá trị các công trình chưa hoàn thành trong năm báo cáo. Do đặc thù hoạt động kinh doanh, công cụ dụng cụ chiếm tỉ trọng lớn thứ hai sau chi phí kinh doanh dở dang, các máy móc thiết bị dùng trong thi công đa phần có giá trị thấp không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, có chu kỳ ngắn như búa, kìm, dây ống nước…. Hàng hoá trong công ty là những chế phẩm diệt trừ mối chiếm tỉ lệ thấp, do trụ sở hoạt động của công ty trật hẹp, nhà kho nhỏ, và đặc biệt công ty đã tận dụng vị trí kinh doanh của mình là gần Trung tâm phòng trừ mối và sinh vật có hại khi có nhu cầu công ty có thể mua được ngay các sản phẩm này.
Như vậy, hàng tồn kho tăng chủ yếu là do tăng các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Giá trị hàng tồn kho không lớn do đó hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng tương đối thấp. Qua bảng 3.12 ta thấy hệ số quay vòng HTK có xu hướng giảm. Tuy nhiên đây không phải là điều đáng ngại, công ty luôn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng công cụ dụng cụ và các nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình thi công, chi phí kinh doanh dở dang chiếm tỉ trọng cao đồng nghĩa với các hợp đồng thi công của công ty tăng, tuy nhiên cần phải chú ý khoản chi phí này, bởi có thể các công trình đã được hoàn thành nhưng do sự chậm trễ của chủ nhiệm công trinh khiến công trình quýêt toán chậm, phải chuyển sang kỳ sau.
Bảng 3.12: Phân tích các loại vốn lưu động trong công ty
Chi tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
So sánh (%)
05/04
06/05
07/06
08/07
Doanh thu (Tr. Đ)
3.856,16
5.040,1
6.697,60
8.919,82
12.552,08
130,70
132,89
133,18
140,72
Các khoản phải thu (Tr. Đ)
1.303,10
1.729,42
2.329,33
3.288,69
4.672,50
132,72
134,69
120,13
137,61
Hàng tồn kho (Tr. Đ)
589,40
785,39
1.089,91
1.543,55
2.195,48
133,25
138,77
141,62
138,92
Hệ số quay vòng KPT (lần)
2,96
2,91
2,88
2,71
2,69
98,48
98,66
94,33
99,05
Hệ số quay vòng HTK (lần)
6,54
6,42
6,15
5,78
5,72
98,09
95,76
94,04
98,93
( Nguồn phòng kế toán)
3.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
a) Phân tích khả năng luân chuyển vốn
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Vốn cố định có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua bảng 3.13, ta thấy do vốn cố định trong công ty chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty, nên số vòng quay vốn cố định khá cao, nhưng không ổn định, xét trong 5 năm tốc độ luân chuyển VCĐ có xu hướng giảm, tốc độ tăng vòng quay VCĐ là 95,23%. Cụ thể, năm 2004 là 17,68 vòng đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 14,54 vòng, tương ứng số ngày vòng quay tăng từ 20,64 ngày lên 25,1 ngày. Nguyên nhân là tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng VCĐ sử dụng bình quân
Qua bảng 3.13, nhận thấy trong 5 năm (2004 -2008) thì năm 2007 số vòng quay VCĐ đạt cao nhất 25,89 lần, nguyên nhân là trong năm công ty chỉ đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị có giá trị thấp, trong khi đó doanh thu của công ty vẫn không ngừng tăng khiến số vòng quay vốn cố định tăng cao. Năm 2004 công ty mới thành lập, số máy móc thiết bị thi công được trang bị khá ít ỏi, năm 2005 có thể nói là năm công ty hoàn thiện các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, làm VCĐ tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, chính vì thế số vòng quay vốn cố định giảm, thời gian quay vòng tăng. Trong các năm sau công ty cũng không ngừng tăng cường các tài sản cố định, tuy nhiên do giá trị thấp nên số vốn cố định tăng lên không đáng kể, doanh thu vẫn tăng cao là nguyên nhân làm cho số vòng quay vốn cố định của công ty năm 2006, 2007 tăng lên.
Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực mang tính đặc thù như công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt nam thì tỉ trọng VCĐ chiếm tỉ trọng thấp không phải là điều đáng lo ngại, tuy nhiên xét về hiệu suất sử dụng VCĐ thì hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty đang giảm sút, với quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng như hiện nay công ty cần có kế hoạch đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị thi công đáp ứng đầy đủ và tốt nhất các hợp đồng phòng trừ mối, tăng chất lượng công trình.
* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động luôn luôn vận động
Bảng 3.13: Tốc độ luân chuyển vốn cố định qua 5 năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
So sánh (%)
05/04
06/05
07/06
08/07
BQ
Doanh thu thuần (Tr. Đ)
3.856,2
5.040,1
6.697,6
8.919,8
12.552,1
130,703
132,886
133,179
140,721
134,320
VCĐ sử dụng BQ (Tr. Đ)
218,1
339,6
371,6
344,5
863,1
155,722
109,406
92,715
250,544
141,044
Số vòng quay VCĐ (lần)
17,682
14,841
18,026
25,893
14,543
83,933
121,461
143,643
56,166
95,23
Số ngày/vòng quay (ngày)
20,642
24,594
20,248
14,096
25,097
119,142
82,331
69,617
178,042
105,01
( Nguồn phòng kế toán)
không ngừng, khả năng luân chuyển VLĐ chi phối trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty thể hiện ở tốc
độ quay vòng VLĐ và số ngày đạt được một vòng quay của vốn, cụ thể được thể hiện qua bảng 3.14
Qua bảng 3.14 ta thấy trong giai đoạn 2004 – 2008 tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty là rất thấp, đồng nghĩa với thời gian quay vòng của VLĐ là rất lớn, đặc biệt số vòng quay của VLĐ có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2004 số vòng quay VLĐ là 1,66 lần thì đến năm 2008 đã giảm xuống chỉ còn 1,52 lần, tương ứng với thời gian quay vòng vốn tăng từ 257,55 ngày lên 343,43 ngày. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng VLĐ
Như vậy, tốc độ quay vòng vốn lưu động của công ty là rất thấp, trong khi đó VLĐ lại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn của công ty, tình trạng vốn bị chiếm dụng chiếm tỉ trọng cao, lượng tiền tồn quỹ lại chiếm tỉ trọng rất thấp làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa tốt, công ty cần cân đối lại các loại vốn cố định trong công ty, tăng cường hoạt động thu hồi nợ, và duy trì lượng tiền tồn quỹ hợp lý sao cho đáp ứng kịp thời các chi phí phát sinh, mà không bị ứ đọng, lãng phí vốn.
* Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Qua sự phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ của công ty ta thấy hiệu quả sử dụng của từng loại vốn trong công ty chưa cao. Vậy xét hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty cũng có thể xác định được là chưa được tốt, tuy nhiên để thấy rõ ta phân tích hiệu suất của tổng vốn qua các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng 3.15.
Qua bảng 3.15. ta thấy vòng quay vốn của công ty là không cao và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng nguồn vốn kinh doanh, xét cho cùng đây cũng là do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tác động đến quá trình luân chuyển vốn. Với đặc điểm là sản phẩm là hoạt động phòng trừ mối cho các công trình kiến trúc, đê, đập có thời gian thi công và vốn đầu tư phụ thuộc vào khối lượng công việc, có thể thời gian thực hiện chỉ một vài tháng, có khi tới một vài năm, những công trình càng lớn thì vốn đầu tư càng nhiều, chính vì thế tốc độ luân chuyển vốn
Bảng 3.14: Tốc độ luân chuyển VLĐ qua 5 năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
So sánh (%)
05/04
06/05
07/06
08/07
BQ
Doanh thu thuần (Tr. Đ)
3.856,2
5.040,1
6.697,6
8.919,8
12.552,1
130,70
132,89
133,18
140,72
134,32
VLĐ sử dụng BQ (Tr. Đ)
2.320,9
3.074,4
4.171,3
5.855,4
8.270,1
132,46
135,68
140,37
141,24
137,39
Số vòng quay VLĐ (lần)
1,66
1,64
1,61
1,52
1,52
98,67
97,94
94,88
99,63
97,76
Số ngày/vòng quay (ngày)
219,68
222,64
227,33
239,60
240,49
101,35
102,10
105,40
100,37
102,29
( Nguồn phòng kế toán)
của công ty là không ổn định và thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Số vòng quay của vốn giảm chứng tỏ công ty đang nhận được nhiều hợp đồng phòng trừ mối có thời gian thi công dài và vốn đầu tư lớn
Tóm lại, qua quá trình phân tích hiệu suất sử dụng vốn ở trên ta thấy tuy quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn nhưng hiệu quả sử dụng vốn thì không cao và có xu hướng giảm, chứng tỏ việc quản lý nguồn vốn kinh doanh của công ty chưa thật sự hiệu quả, chính việc để tỉ trọng vốn lưu động quá lớn trong công ty, trong khi đó việc sử dụng không linh hoạt khiến vốn lưu động trong công ty cũng chỉ là vốn chết, do khách hàng chiếm dụng quá lớn đã khiến cho hiệu quả sử dung vốn không cao. Trong nhưng năm gần đây, tác động của khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới khiến tiêu dùng trở nên tiết kiệm hơn, tuy nhiên phòng trừ mối luôn là hoạt động cần thiết, do đó doanh thu của công ty vẫn không ngừng tăng qua các năm, nhưng số vốn thu hồi quá ít mà bị tồn đọng trong dân chúng khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng không nhỏ. Chính vì thế phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng linh họat nguồn vốn kinh doanh mới có thể giúp doanh nghiệp đứng vững trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái như hiện nay.
b) Phân tích khả năng sinh lời của vốn
Phân tích khả năng sinh lời là mục tiêu của các nhà kinh tế, các nhà đầu tư. Kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiẹp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh. Do vậy, phân tích khả năng sinh lời sẽ cho biết trình độ sử dụng vốn ở mức nào.
Khả năng sinh lời của vốn bao gồm: tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỉ suất lợi nhuận trên tổng vốn, khả năng sinh lời của tài sản cố định, khả năng sinh lời trên vôn chủ sở hữu…Các chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng 3.16.
* Phân tích tỉ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)
Qua bảng 3.16 cho thấy nhìn chung qua 5 năm, tỉ suất sinh lời trên doanh thu có biến động không ổn định, nhưng nhìn chung có xu hướng giảm. Năm 2005 ROS đạt thấp nhất là 3,2% có nghĩa là cứ 100 đồng DT thuần mới tạo ra 3,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2005 và 2007, ROS giảm nguyên nhân là do năm 2005 công ty đầu tư lớn cho việc trang bị máy móc thiết bị công nghệ thi công và năm 2007 công ty lập thêm một chi nhánh hoạt động tạiThanh Hoá
Bảng 3.15: Hiệu suất sử dụng tổng vốn qua 5 năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
So sánh (%)
05/04
06/05
07/06
08/07
BQ
Doanh thu thuần (Tr. Đ)
3.856,2
5.040,1
6.697,6
8.919,8
12.552,1
130,70
132,89
133,18
140,72
134,32
Tổng vốn BQ (Tr. Đ)
2.539,0
3.414,0
4.542,9
6.199,8
9.133,2
134,46
133,07
136,47
147,31
137,72
Số vòng quay (lần)
1,52
1,48
1,47
1,44
1,37
97,20
99,86
97,59
95,52
97,53
Số ngày/vòng quay (ngày)
240,33
247,24
247,57
253,70
265,58
102,88
100,14
102,47
104,68
102,53
( Nguồn phòng kế toán)
đã đẩy chi phí kinh doanh lên cao, làm giảm lợi nhuận hay nói cách khác là do tốc tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu. Năm 2008 công ty bắt đầu ổn định hoạt động, chi phí kinh doanh đã giảm, lợi nhuận thu được tăng nhanh, cao hơn tốc độ tăng doanh thu vì thế tỉ suất sinh lời trên doanh thu đã được tăng lên, chứng tỏ công ty đang bắt đầu hoạt động có hiệu quả.
Nhìn chung, tỉ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty còn chưa cao nguyên nhân là công ty mới được thành lập, đang trong giai đoạn tìm kiếm, mở rộng thị trường, tạo lập thương hiệu cho mình, tuy doanh thu lớn nhưng chi phí cao khiến cho lợi nhuận thu được bị giảm sút. Năm 2008 là năm công ty ổn định các hoạt động của mình, thị trường được mở rộng khắp nước giúp công ty tăng nhanh doanh thu của mình, đồng thời các chi phí đã phần nào ổn định, không có những phát sinh lớn, làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên. Trước đây, với chính sách tạo chỗ đứng trong lòng khách hàng công ty thực hiện chính sách giá vốn hàng bán chiếm 89% giá trị hợp đồng, khiến chi phí giá vốn chiếm tỉ trọng cao nhất trong các loại chi phí của công ty, năm 2008 khi đã ổn định kinh doanh, sang năm 2009 giá vốn chiếm 80% giá trị hợp đồng, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy lợi nhuận của công ty sẽ không ngừng tăng trong những năm tới, có nghĩa là đồng vốn của công ty sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.
* Phân tích tỉ suất sinh lợi của vốn (ROI)
Vốn được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp để từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng quy mô hoạt động của mình. Mức độ mở rộng quy mô hoạt động phụ thuộc vào khả năng sinh lời của vốn trong đơn vị.
Qua bảng 3.16 ta thấy tỉ suất sinh lời của vốn thấp và lại có xu hướng giảm dần qua các năm, chứng tỏ việc sử dụng vốn của công ty chưa thực sự hiệu quả. Tỉ suất lợi nhuận của công ty đạt cao nhất 5,23% vào năm 2004 có nghĩa là 100 đồng vốn bỏ ra thu được 5,23 đồng lợi nhuận sau thuế, nguyên nhân là do đây là thời điểm công ty bắt đầu đi vào hoạt động, có thể thấy sự vô lý vì thời tại thời điểm công ty mới đựơc thành lập với bao chi phí phát sinh tại
Bảng 3.16: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi qua các năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
So sánh (%)
05/04
06/05
07/06
08/07
BQ
Lợi nhuận sau thuế (Tr.Đ)
132,68
161,12
221,66
293,08
419,38
121,44
137,57
132,22
143,09
133,34
Doanh thu thuần (Tr.Đ)
3.856,17
5.040,11
6.697,60
8.919,82
12.552,08
130,70
13289
133,18
140,72
134,32
Tổng vốn (Tr.Đ)
2.539,01
3.413,98
4.542,88
6.199,85
9,13,2
134,46
133,07
136,47
147,31
137,72
VCĐ (Tr.Đ)
218,08
339,61
371,55
344,48
863,08
155,72
10941
92,72
250,54
141,04
VLĐ (Tr.Đ)
2.320,93
3.074,38
4.171,33
5.855,36
8.270,1
132,46
135,68
140,37
141,24
137,39
VCSH (Tr.Đ)
1.030,52
1.067,57
1.159,79
1.750,65
1.883,7
103,60
108,64
150,94
107,60
116,28
ROS (%)
3,44
3,20
3,31
3,29
3,34
92,91
103,53
99,28
101,69
99,27
ROI (%)
5,23
4,72
4,88
4,73
4,59
90,31
103,39
96,88
97,14
96,82
ROE (%)
12,87
15,09
19,11
16,74
22,26
117,22
126,64
87,60
132,99
114,67
K/n sinh lời VCĐ (%)
60,84
47,44
59,66
85,08
48,59
77,98
125,75
142,61
57,11
94,54
K/n sinh lời VLĐ (%)
5,72
5,24
5,31
5,01
5,07
91,68
101,40
94,19
101,31
97,05
( Nguồn phòng kế toán)
sao một đồng vốn bỏ ra lại thu được nhiều đồng lợi nhuận nhất. Điều này được giảm thích, là khi thành lập do chưa có nhiều khách hàng biết đến, công ty bắt đầu hoạt động từ việc nhận những hợp đồng xửa lý mối dựa vào mối thân quen của cán bộ công nhân viêc trong công ty. Đây là các hợp đồng phòng trừ mối có giá trị nhỏ, thời gian thi công ngắn do đó khả năng thu hồi vốn nhanh, vốn được luân chuyển liên tục tạo ra doanh thu cao cho công ty, đồng thời trong thời gian này, công ty mới chỉ đầu tư mua sắm một số máy móc chuyên dùng cần thiết cho quá trình thi công, tổ chức sản xuất kinh doanh tương đối đơn giản, khiến chi phí kinh doanh thấp đó là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của công ty cao. Trong các năm tiếp theo công ty tập chung đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật làm cho số vốn đầu tư lớn, chi phí kinh doanh cũng tăng cao, khiến lợi nhuận của công ty tăng với tốc độ chậm mà tốc độ đầu tư vốn lại nhanh là nguyên nhân làm cho tỉ suất thu hồi vốn của công ty giảm dần, năm 2008 ROI đạt mức thấp nhất nhưng xét về tốc độ thì giảm không đáng kể.
Tuy nhiên cũng cần phải xem xét đến tính hiệu quả của từng loại vốn đem lại cho doanh nghiệp, xác định số lợi nhuận thu về từ việc đầu tư một đồng vốn cố định hay vốn lưu động giúp công ty có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của từng loại vốn một cách thích hợp từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng của tổng vốn.
Qua bảng 3.16 khả năng sinh lời của VCĐ rất cao giao động trong khoảng 45 – 85% cao hơn rất nhiều so với khả năng sinh lời của VLĐ (trên 5%). Chứng tỏ một đồng vốn cố định bỏ ra thu được nhiều đồng lợi nhuân hơn. Vốn cố định của công ty chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty nhưng xét về hiệu quả sử dụng thì đạt khá cao, chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả VCĐ. Tuy nhiên tỉ suất sinh lợi của VCĐ biến động không đều có lúc tăng cao có lúc giảm mạnh, nguyên nhân là công ty đầu tư mua sắm tài sản cố định theo nhu cầu của doanh nghiệp, nên có những năm tài sản được mua sắm rất nhiều có những năm mua rất ít, điều này là không đáng lo ngại.
Vốn lưu động trong công ty có số vòng quay thấp, thời gian quay vòng VLĐ là lớn. Nguyên nhân là công ty chưa sử dụng VLĐ hợp lý, VLĐ còn ứ đọng nhiều dẫn đến thời gian quay vòng vốn dài làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua bảng 3.16 càng khẳng định rõ hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty là chưa cao. Tỉ lệ sinh lời trên một đồng VLĐ là còn thấp. Xét cho cùng nguyên nhân là do công ty chưa xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý. Lượng VLĐ quá lớn, đã gây tình trạng ứ đọng, lãng phí vốn làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ chậm, hiệu quả sử dụng không cao. VLĐ bị tồn đọng trong khách hàng quá lớn, lượng tiền mặt dữ trữ thấp làm giảm sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh.
* Phân tích tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỉ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu phán ánh khả năng thu hồi vốn cổ phần, được coi là tỉ lệ quan trọng nhất trong đánh giá khả năng sinh lời.
Qua bảng 3.16 ta thấy tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008 ROE đạt cao nhất 22,26%, tức là 100 đồng VCSH bỏ ra thu được 22,26 đồng lợi nhuận sau, chứng tỏ việc sử dụng VCSH của công ty khá hiệu quả. Năm 2007 tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đột ngột giảm nguyên nhân là do công ty huy động thêm VCSH trong khi đó lợi nhuận kinh doanh lại giảm khiến tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng VCSH.
Ta thấy:
Tỉ suất sinh lợi trên VCSH
=
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu thuần
x
Tổng tài sản
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Vốn CSH
Tỉ suất sinh lợi trên VCSH
=
ROS
x
Vòng quay tổng nguồn vốn
x
Đòn bẩy tài chính
Như vậy, tỉ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) phụ thuộc vào tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), vòng quay tổng tài sản của công ty và cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể ảnh hưởng của các yếu tố đến ROE được thể hiện bảng 3.17.
Qua bảng 3.17 ta thấy, tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng bình quân 14,67%/ năm, nguyên nhân là do sự gia tăng của đòn bẩy tài chính đã kéo
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các yếu tố đến ROE
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
BĐBQ (%)
ROE (%)
12,87
15,09
19,11
16,74
22,26
114,67
ROS (%)
3,44
3,20
3,31
3,29
3,34
99,27
Vòng quay tổng tài sản (lần)
1,52
1,48
1,47
1,44
1,37
97,53
Đòn bẩy tài chính (lần)
2,46
3,20
3,92
3,54
4,85
118,44
sự giảm sút của tỉ suất sinh lợi trên doanh thu. Vòng quay tổng tài sản giảm chứng tỏ tốc độ luân chuyển của tài sản nhanh hơn, tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh giúp doanh thu và lợi nhuận tăng lên trong khi đó vốn chủ sở hữu không tăng lên đáng kể làm cho ROE tăng. Hiện nay thị trường của công ty đang được mở rộng, với địa bàn hoạt động kinh doanh trên toàn quốc là một lợi thế lớn giúp công ty tăng trưởng nhanh hơn nữa, tuy nhiên nhu cầu về vốn là rất lớn, công ty phải lựa chọn phương án đầu tư vốn thích hợp, đảm bảo chủ động nguồn vốn, đem lại hiệu quả kinh doanh cao đồng thời tránh được các rủi ro kinh doanh.
3.2.3. Đánh giá chung về công tác huy động và sử dụng vốn tại công ty
3.2.3.1. Công tác huy động vốn
a) Những ưu điểm:
Là một công ty cổ phần, chủ sở hữu chính là các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, chính vì vậy, nguồn vốn huy động chủ yếu là từ cổ phần đóng góp của các thành viên trong công ty và từ nguồn vay nợ.
Với việc khoán gọn cho chủ nhiệm công trình đã giúp công ty giảm thiểu các khoản vay nợ cần thiết, chủ nhiệm công trình là người nắm giữ nguồn vốn thi công công trình mà mình đảm nhiệm, chính vì vậy họ sẽ có trách nhiệm trên chính đồng vốn của mình, huy động từ đâu và sử dụng như thế nào là do họ. Do đó giúp công ty chủ động vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh của công ty đựơc huy động chủ yếu là từ việc chiếm dụng thương mại, với cách huy động này công ty tránh được các chi phí sử dụng vốn, không phải trả lãi như khi sử dụng nguồn vốn vay tín dụng, điều đó giúp công ty giảm được chi phí kinh doanh, nâng cao lợi nhuận.
Huy động vốn gắn liền với mục đích sử dụng vốn. Nguồn vốn ngắn hạn dùng để đầu tư cho tài sản lưu động, công ty đã dùng nguồn vốn vay ngân hàng dài hạn để mua ôtô, hay sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị.
Như vậy, việc huy động vốn của công ty đáp ứng được nhu cầu về vốn kinh doanh, và giảm được chi phí sử dụng vốn.
b) Hạn chế
Việc huy động các nguồn vốn còn hạn chế. Trong bối cảnh nền kinh tế thì trường như hiện nay, có rất nhiều phương thức huy động vốn nhưng công ty lại huy động vốn chủ yếu từ nợ vay, gánh nặng nợ lại đặt trên vai chủ nhiệm công trình, dẫn đến nếu chủ nhiệm công trình không thể huy động được vốn để trang trải các chi phí phải đợi công ty tạm ứng tiền làm chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Công ty không có kế hoạch huy động vốn cho năm hoạt động, chỉ khi có các phát sinh ngoài khả năng chi trả hiện có công ty mới tiến hành huy động vốn.
Không huy động vốn vay cũng là một bất cập trong công tác huy động vốn, không thể phủ nhận những hạn chế mà vay mang lại như phải trả chi phí sử dụng, và các điều kiện đảm bảo tiền vay mà khi công ty lại không có kế hoạch huy động vốn thì khi có những phát sinh bất ngờ công ty không thể có vốn để sử dụng ngay, nhiều khi phải chờ đợi khách hàng thanh toán mới có tiền để thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Thực ra công ty không vay vốn ngân hàng vì không đáp ứng điều kiện vay của ngân hàng, như là tài sản thế chấp bởi công ty có quá ít tài sản, các tài sản của công ty mang giá trị thấp. Vay ngắn hạn còn khó, vay trung và dài hạn càng khó hơn, khiến doanh nghiệp càng gặp khó khăn về vốn.
Tài sản cố định phục vụ cho quá trình thi công đa phần có giá trị thấp, tuy nhiên một số có giá trị rất lớn như rađa, điện đa cực công ty không đủ vốn để mua sắm, phải đi thuê hoạt động làm cho chi phí kinh doanh tăng lên.
Việc không huy động vốn từ lợi nhuận sau thuế khiến cho nguồn vốn kinh doanh đã thiếu còn thiếu hơn. Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi trích lập các quỹ công ty phân phối hết cho các cổ đông, tuy lợi nhuận thu được không đáng kể, nhưng việc không giữ lại vốn khiến công ty nguồn vốn chủ sở hữu thấp, phải lệ thuộc vào bên ngoài làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh. Vì vậy đẩy mạnh huy động vốn chủ sở hữu từ đóng góp cổ phần và lợi nhuận để lại.
Nợ ngắn hạn quá lớn làm tăng sức ép thanh toán, các công trình thi công không phải lúc nào cũng có thời gian ngắn, nhiều công trình lớn có thời gian thi công kéo dài vài năm, đây là những công trình phòng trừ mối cho các công trình kiến trúc có thời gian thi công dài, công trình xây dựng đến đâu thì phòng trừ mối đến đó. Việc kéo dài thời gian thi công khiến cho vốn bị tồn đọng, bỏ ra nhưng thu hồi chậm, ảnh hưởng đến vốn thực hiện các công trình khác. Vì vậy công ty cần tìm kiếm các nguồn vay trung và dài hạn, thoả thuận với với các tổ chức tín dụng về các điều kiện vay vốn, chứng minh tính hiệu quả của vốn vay, và đảm bảo thanh toán khi thực hiện xong công trình.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty thấp, vốn tồn đọng lớn, khiến khả năng tài chính của công ty giảm, đối với những hợp đồng kinh tế lớn, công ty phải minh chứng được nguồn tài chính, số tiền có trong công ty thoả mãn được hợp đồng là rất khó, dẫn đến khả năng thắng thầu thấp, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của mình.
3.2.3.2. Sử dụng vốn
a) Kết quả đạt được
Qua việc phân tích cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng vốn ta thấy trong việc sử dụng vốn công ty đã đạt được những kết quả là:
* Đối với việc sử dụng vốn cố định:
Công ty đã chú trọng đầu tư những máy móc thiết yếu cần thiết phục vụ thi công, giá trị tài sản đầu tư không ngừng tăng nhanh từ 70.275.355 đồng năm 2004 đã tăng lên 807.276.437 năm 2008, đáp ứng kịp thời cho các công trình.
Sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho công ty có được một cơ cấu tài sản cố định hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình.
TSCĐ trong công ty được sử dụng tiết kiệm và hợp lý,100% máy móc thiết bị của công ty đều được đưa vào sử dụng, tận dụng hết công suất và thời gian sử dụng. Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, giảm sự mất mát, hư hỏng không đáng có, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.
Công ty đã tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng năm. Việc lập kế hoạch cụ thể cho từng năm giúp công ty thu hồi vốn kinh doanh tái đầu tư cho tài sản cố định, kế hoạch hoá được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này.
* Đối với việc sử dụng vốn lưu động
Trong sử dụng vốn bằng tiền, công ty luôn duy trì lượng tồn tại két thấp, điều này giúp công ty hạn chế được những rủi ro mất mát không đáng có.
Việc theo dõi chi tiết các đối tượng sử dụng vốn lưu động giúp cho việc quản lý vốn được dễ dàng, tránh thất thoát.
* Đối với việc sử dụng vốn chủ sở hữu
Qua việc phân tích chỉ số ROE ta thấy ROE của công ty là tương đối tốt và đang xu hướng tăng, bình quân 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư tạo ra 16,9 đồng lợi nhuận như vậy chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả. Đạt được kết quả đó là do công ty đã biết huy động vốn chủ sở hữu một cách đúng lúc, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, sử dụng nguồn vốn bên ngoài là các khoản nợ giúp công ty đáp ứng được vốn kinh doanh, tăng nhanh doanh thu và lợi nhuận trong khi đó vốn chủ sở hữu bỏ ra ít.
b) Những mặt hạn chế
Qua phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần phòng trừ mối Việt nam qua 5 năm (2004 -2008) ta thấy nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong những năm qua là chưa thật tốt.
* Đối với vốn cố định
Vốn cố định chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng vốn của công ty. Công ty chỉ mua máy móc, thiết bị mới khi có nhu cầu cấp thiết phát sinh.
Công ty áp dụng cách tính khấu hao theo đường thẳng để lập kế hoạch khấu hao cho tài sản của mình trong năm. Đây là một hạn chế vì trong những năm đầu hiệu suất làm việc của máy móc cao hơn nhiều so với những năm cuối, do đó đem lại hiệu quả cao kinh doanh cao hơn nhiều trong giai đoạn cuối.
* Đối với vốn lưu động:
Lượng tiền tồn chiếm tỉ lệ thấp, và không ổn định, đôi lúc số tiền tồn quỹ không đủ để đáp ứng các chi phí phát sinh, công ty phải chờ khách hàng thanh toán mới có tiền để thi công các công trình khác khiến cho sự chủ động trong thi công giảm, làm chậm tiến độ thi công, đồng thời làm cho công ty gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Nợ phải thu chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu vốn lưu động của công ty. Nguyên nhân là do công tác thu nợ khách hàng của công ty chưa đạt hiệu quả, không đôn đốc khách hàng thanh toán, nhiều công trình đã hoàn thành nhưng lại chậm quyết toán dẫn đến thu hồi vốn chậm.
Giá vốn hàng bán chiếm 89% tổng giá trị quyết toán công trình khiến lợi nhuận cho mỗi công trình chỉ còn 11%, trong khi đó công ty đang trong giai đoạn thâm nhập và mở rộng thị trường, chí phí quản lý lớn, dẫn đến chi phí kinh doanh cao, làm giảm lợi nhuận của công ty, vì thế tỉ suất sinh lời trên doanh thu của công ty thấp. Cộng thêm với việc thu hồi vốn chậm khiến vốn công ty chưa phát huy hết tác dụng của nó trong kinh doanh.
Các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn. Nguyên nhân là do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là vốn kinh doanh phải được ứng trước để đầu tư thực hiện hợp đồng, vốn chỉ được thu về khi công trình được nghiệm thu quyết toán, nếu việc thi công được tiến hành nhanh chóng, quyết toán công trình sớm sẽ giúp công ty thu hồi vốn nhanh để có vốn thực hiện các công trình mới.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty khá thấp nguyên nhân là do công ty duy trì lượng tài sản lưu động quá lớn trong cơ cấu tài sản của công ty, trong khi đó lợi nhuận thu được không đáng kể. Tốc độ tăng tài sản lưu động nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng giảm sút.
Xét về mặt hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty là chưa hiệu quả, tỉ suất sinh lợi trên doanh thu và tỉ suất sinh lời của vốn thấp và có xu hướng giảm, mặc dù năm 2008 đã có dấu hiệu tăng trở lại.
3.3. Biện pháp nâng cao công tác huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả tại công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt nam
3.3.1. Phương hướng phát triển của công ty trong các năm tới
Mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều bị chi phối bởi những quan điểm của các nhà quản trị. Sau đây là quan điểm chủ yếu của các nhà quản trị Công ty cổ phần phòng trừ mối Việt nam.
+ Tiết kiệm triệt để chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong việc huy động và sử dụng vốn Công ty phải huy động và sử dụng các nguồn vốn bên trong và bên ngoài với chi phí thấp nhất.
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách cập nhật và đưa vào ứng dụng những phương pháp phòng trừ mối mới nhất, hiệu quả nhất, phù hợp với từng công trình đồng thời đầu tư công nghệ mới trong thăm dò, khảo sát phát hiện các ẩn hoạ, và thi công phòng trừ mối, nâng cao chất lượng phòng trừ mối và tạo độ tin cậy với khách hàng. Đây là điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
- Đẩy mạnh phát triển tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty đem lại thu nhập ở tất cả các lĩnh vực, lấy hoạt động khảo sát và xử lý phòng, diệt mối cho các công trình xây dựng, đê đập và là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho công ty.
- Thực hiện chính sách giá vốn hàng bán chiếm 85% giá trị quyết toán công trình.
- Đẩy mạnh việc tìm kiếm các hợp đồng kinh tế, tạo mối quan hệ lâu dài, phấn đấu trở thành đối tác trong khảo sát, phát hiện ẩn họa của các đơn vị tư vấn sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi, thủy điện.
Khủng hoảng tài chính khiến việc tiêu dùng trở nên tiết kiệm hơn, các công trình xây dựng giảm, do đó doanh thu phòng mối giảm, vì vậy đẩy mạnh tìm kiếm các hợp đồng diệt trừ mối nhất là diệt trừ mối cho các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện bởi đem lại doanh thu cao. Phấn đấu năm 2009:
+ Tổng doanh thu của công ty đạt 17.320.000.000 đồng tức tăng khoảng 38% doanh thu so với năm 2008.
+ Lợi nhuận dự kiến: 1.400.000 đồng
Nhu cầu sử dụng VLĐ của công ty là rất lớn, dự vào tỉ lệ tăng doanh thu dự kiến năm 2009 ta có bảng 3.18: Dự báo tài sản của công ty năm 2009.
Dựa vào bảng tổng kết tài sản tạm thời của công ty năm 2009 ta xác định được số vốn cần huy động cho năm 2009 là 842.993.610 đồng.
Với lượng vốn cần huy động này, công ty có thể sử dụng hình thức tăng vốn bằng cách gọi thêm vốn đóng góp từ các cổ đông, vay ngân hàng, tín dụng thương mại.
3.3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Nến kinh tế thị trường tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác nhau, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn sẽ giúp công ty đáp ứng kịp thời, đầy đủ lượng vốn cần huy động. Lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty vốn bên ngoài chiếm tỉ trọng lớn, theo dự báo nhu cầu vốn huy động thì việc sử dụng vốn vay để đáp ứng nhu cầu sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào bên ngoài của công ty, làm ảnh hưởng đến tính lạnh mạnh của nguồn tài chính trong công ty. Do đó công ty nên huy động vốn chủ sở hữu, vay nợ lớn sẽ làm tăng chi phí kinh doanh ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty.
Tuy nhiên, huy động vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu là huy động từ sự đóng góp của các cán bộ công nhân viên trong công ty, trong khi đó nguồn tài chính của người lao động thì có hạn, số cán bộ nhân viên trong công ty còn ít, vốn huy động từ nguồn này không cao, tức là số vốn cần huy động trong năm 2009 theo dự báo không thể huy động đủ từ nguồn này. Do đó công ty vẫn phải tiếp tục vay nợ, để tiết kiệm chi phí kinh doanh, sau khi huy động vốn chủ sở hữu, số vốn còn thiếu và phát sinh thêm sẽ được huy động từ các nguồn vay nợ. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc giữa việc huy động vốn vay và nợ, bởi nợ quá lớn sẽ tạo ra áp lực thanh toán, vay quá lớn sẽ làm tăng chi phí kinh doanh giảm lợi nhuận của công ty, vì thế nên đồng thời sử dụng cả hai hình thức huy động vốn là vay và nợ.
Bảng 3.18: Dự báo tài sản của công ty năm 2009
Tài sản
2008
Dự báo 2009
Chênh lệch
Nguồn vốn
2008
Dự báo 2009
Chênh lệch
- Tài sản
ngắn hạn
8.270.142.194
11.412.796.228
3.142.654.034
- Nợ phải trả
7.347.802.277
9.731.411.656
2.383.609.379
+ Tiền
1.402.161.180
1.934.982.428
532.821.248
+ Các khoản phải trả NH
7.051.747.577
9.731.411.656
2.679.664.079
-+Các KPT
4.672.500.637
6.448.050.879
1.775.550.242
+ Vay NH
-
+ HTK
2.195.480.377
3.029.762.920
834.282.543
+ Vay DH
296.054.700
- Tài sản
dài hạn
863.080.656
1.191.051.305
327.970.649
- NVốn CSH
1.785.420.573
1.893.880.391
108.459.818
+ TSCĐ
807.276.437
1.114.041.483
306.765.046
+ VCSH
1.687.187.330
1.758.318.515
+ TSDH khác
55.804.219
77.009.822
21.205.603
Vốn đầu tư của CSH
1.500.000.000
1.500.000.000
-
LN giữ lại
-
Quỹ thuộc VCSH
187.187.330
258.318.515
71.131.185
+ Nguồn quỹ khác
98.233.243
135.561.876
37.328.632
Tổng TS
9.133.222.850
12.603.847.533
3.470.624.683
Tổng NV
9.133.222.850
11.760.853.922
2.627.631.073
Lượng vốn cần bổ sung
842.993.610
842.993.610
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn phòng kế toán công ty)
Do năng lực tài chính có hạn, một số máy móc thiết bị có giá trị lớn công ty không có đủ vốn để mua sắm, công ty lại thiếu những tài sản có giá trị lớn để thế chấp vay ngân hàng những khoản vay dài hạn. Tuy nhiên, với cách này công ty cần phải phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất ngân hàng tức là chi phí sử dụng vốn bằng cách thuê tài chính cao hơn so với vay ngân hàng, vì thế thuê tài chính là hình thức huy động hiệu quả khi công ty không tìm kiếm được nguồn vốn trung và dài hạn
Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh có chu kỳ kinh doanh ngắn, nên hình thức huy động áp dụng chủ yếu là vay nợ ngắn hạn, một số công trình có thời gian thi công dài, công ty nên sử dụng nguồn vốn vay trung và dài hạn. Để có thể vay vốn hiệu quả từ ngân hàng hay bất kỳ một tổ chức tín dụng nào thì điều đầu tiên công ty cần phải minh bạch và lành mạnh hoá tình hình tài chính của mình. Chứng minh được khả năng thanh toán của mình, và giữ uy tín với bên cho vay bằng việc thanh toán nợ và lãi đúng hạn.
Như vậy để nâng cao hiệu quả huy động vốn, công ty cần có kế hoạch huy động vốn cho từng năm, từng thời điểm kinh doanh, xác đinh nhu cầu vốn tối thiểu. Đồng thời căn cứ vào khả năng hiện có để xác định nguồn vốn tài trợ phù hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế khả năng rủi ro và tạo cho công ty một cơ cấu vốn linh hoạt.
3.3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới, công ty cần phải chủ động lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn, cân đối cơ cấu nguồn vốn, giảm tỉ trọng nợ phải trả trong tổng vốn tăng tỉ trọng vốn chủ sử hữu. Tăng tỉ trọng nguồn vốn vay sẽ làm giảm áp lực thanh toán các khoản nợ cho công ty. Đồng thời sử dụng nguồn vốn bên ngoài sẽ tạo ra lá chắn thuế cho công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Do đặc điểm luân chuyển vốn khác nhau, nên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải nâng cao hiệu quả sử dụng của từng loại vốn trong công ty.
a) Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty
Phòng trừ mối là lĩnh vực kinh doanh mới và tiềm năng hiện nay, công nghệ dò tìm, xử lý mối luôn luôn được cải tiến, có những bước đột phá. Do vậy, công ty phải luân cập nhập các tiến bộ kỹ thuật trong nghành, áp dụng các tiến bộ đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Làm đẩy nhanh tiến độ thi công và nâng cao chất lượng công trình, làm cho vòng quay vốn nhanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới của công ty là tiếp tục nhận phòng và xử lý mối cho các công trình kiến trúc, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, đồng thời mở rộng thị trường kinh doanh. Vì vậy số máy móc thiết bị chuyên dùng cần đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của công ty hiện nay là thiếu vốn cho đầu tư máy móc thiết bị. Để giải quyết khó khăn này, công ty nên phải lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đầu tư mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Sử dụng tối đa công suất hoạt động của máy, và thanh lý nhanh chóng những tài sản không còn khả năng sử dụng, công suất hoạt động thấp.
Tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ. Duy trì việc theo dõi tình hình biến động tài sản, và sự phân cấp quản lý TSCĐ. TSCĐ của công ty có hao mòn vô hình nhanh, việc lựa chọn hình thức khấu hao đều là chưa phù hợp, nhất là trong trong giai đoạn hiện nay công ty việc thu hồi vốn càng nhanh càng tốt cho công ty, vì thế công ty nên lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh, giúp công ty thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện đầu tư mua sớm các máy móc thiết bị đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh doanh của công ty.
b) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty
Với đặc điểm của hoạt động phòng trừ mối không thường xuyên. Mùa khô là mùa của xây dựng cơ bản và cũng là mùa thuận lợi nhất cho hoạt động phòng trừ mối. Do đó nhu cầu VLĐ trong thời kỳ này tăng đột biến, điều này đỏi hỏi công ty phải có kế hoạch huy động vốn, dự trữ vốn cho thời kỳ này đáp úng kịp thời nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng chờ vốn.
Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, chi phí tồn kho giảm, tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Tình trạng thực tế của công ty là: khoản phải thu ngày một gia tăng và ở mức cao. Năm 2008 là 4.672.500.637 đồng, chiếm 56,5% tổng giá trị tài sản lưu động. Như vậy, vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng khá lớn trong khi đó công ty đang bị thiếu vốn để đầu tư. Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để công ty vừa tăng được doanh thu, tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có vừa bảo đảm tính hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Biện pháp để giảm thiểu các khoản phải thu tốt nhất là: đẩy nhanh việc quyết toán các công trình đã thực hiện xong, đối với các công trình đã được quyết toán phải nhanh chóng đòi nợ. Đồng thời công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn, theo dõi kỳ thu tiền bình quân khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán cần phải có biện pháp kịp thời để giải quyết.
Hàng tồn kho tăng khá nhanh trong thời gian qua, HTK của công ty năm 2008 chiếm 26,55% trong tổng tài sản lưu động. Hơn nữa, lượng hàng tồn kho này ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, do đó công ty phải quản lý tốt hàng tồn kho của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tăng lên của HTK chủ yếu là sự tăng lên của chi phí kinh doanh dở dang vì vậy để giảm bớt HTK công ty cần có kế hoạch để nhanh tốc độ thi công các công trình, bằng cách đôn đốc các chủ nhiệm công trình, đồng thời cung cấp vốn kịp thời cho họ..
Bên cạnh đó, công ty nên tham gia đấu thầu có liên quan đến cung ứng các dịch vụ cho các công trình xây dựng, thuỷ điện, thuỷ lợi của nhà nước. Đối với những hợp đồng thầu kiểu này thông thường giá trị rất lớn, nên nó có ý nghĩa quan trọng, tác động lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Nhưng để thắng thầu thì có nhiều nhân tố quyết định nhưng nhân tố quan trọng nhất là giá cả và chất lượng của công trình đó. Công ty có thể dựa vào khả năng của mình để đưa ra mức giá cả hợp lý và chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng. Sau khi nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, công ty tiến hành xem xét khả năng cung ứng, giá cả, tình hình biến động của nền kinh tế... để đưa ra giải pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới, nhất là các khách hàng có nhu cầu lớn và lâu dài có tính chất thường xuyên như các cơ quản quản lý, các đơn vị xây dựng. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng hợp đồng kinh tế, doanh thu cung cấp dịch vụ trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo. Có tìm được một thị trường lâu dài ổn định cho sản phẩm thì công ty mới đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ luân chuyển lớn làm cho hiệu quả sử dụng vốn không ngừng tăng lên, từ đó cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, mở rộng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.
Nguồn nhân lực cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn, chính vì vậy công ty phải tập chung đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, đào tạo những kỹ thuật viên có chuyên muôn sâu trong lĩnh vực sinh thái môi trường, thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức, kỹ thuật mới trong lĩnh vực phòng và diệt mối, từ đó tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty, công ty muốn hoạt động của mình có hiệu quả hơn nữa thì phải đề ra các giải pháp cụ thể cho việc quản lý chi phí này, bằng cách điều chỉnh lại quy trình tiến hành thi công công trình, giảm thiểu số nhân viên quản lý ở các phòng ban sao cho phù hợp vừa đảm bảo được hiệu quả quản lý vừa không ngừng gia tăng doanh thu.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết được đồng vốn mình bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ giúp công ty có cái nhìn đích thực và nắm bắt chính xác tình hình tài chính của mình, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong việc sử dụng vốn của mình. Công ty nên tránh việc đánh giá mang tính chất hình thức như các doanh nghiệp hiện nay.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
Nền kinh tế thị trường hiện nay đang tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn huy động vốn, tuy nhiên doanh nghiệp phải đạt ra nhiều lựa chọn cân nhắc hơn để huy động đuợc nguồn vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh sao cho đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp mình. Huy động vốn tốt nhưng không biết sự dụng hiệu quả thì số vốn huy động đó sẽ trở thành vốn chết, vì thế huy động và sử dụng vốn luôn là bài toán khó làm đau đầu các nhà quản trị.
Công ty Cồ phần phòng trừ mối Việt nam là một công ty còn trẻ trong lĩnh vực phòng trừ mối, nhưng đã và đang nhanh chóng vươn lên khẳng định được mình. Điều đó là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ các cán bộ công nhân viêc trong toàn công ty.
Qua phân tích ở trên cho thấy nhìn chung tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty chưa đạt hiệu quả.
Về huy động vốn: Các hình thức huy động của công ty đang còn bó hẹp, làm giảm tính kịp thời của vốn, chi phí sử dụng vốn thấp, tuy nhiên sử dụng nợ quá lớn làm cho công ty luôn đặt trong trạng thái thanh toán các khoản nợ.
Về sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa cao. Vòng quay vốn giảm đồng thời tỉ suất sinh lời của vốn thấp là do nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng ngày càng lớn, tốc độ tăng doanh thu thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng các khoản phải thu khiến vốn bị tồn đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì vậy công ty phải có biện pháp thu hồi nợ để giảm thiểu rủi ro về nợ khó đòi và tăng lượng tiền để đảm bảo khả năng thanh toán. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang ngày càng được mở rộng, quy mô sản xuất kinh doanh tăng, do dó sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp cho vòng quay vốn nhanh, thu hồi được vốn sớm để tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của công ty.
4.2. Kiến nghị
a) Về phía doanh nghiệp
Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh công ty nên tăng cường huy động vốn chủ sở hữu, bằng cách huy động từ cán bộ nhân viên trong công ty, và từ lợi nhuận sau thuế, giảm tỉ lệ chia cổ tức để tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Đồng thời cân đối tỉ trọng vốn chủ sở hữu với nợ phải trả theo cơ cấu hợp lý với nợ phải trả vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu. Trong cơ cấu nợ phải trả cần cân đối tỉ lệ vay với tỉ lệ nợ để tránh áp lực của nợ mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.
Trong việc sử dụng vốn công ty cần giảm tỉ trọng vốn lưu động bằng cách đẩy nhanh công tác thu hồi nợ, quyết toán nhanh các công trình đã đủ điều kiện. Đầu tư công nghệ mới, nâng cao chất lượng thi công từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Đẩy mạnh công tác đào taọ, nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán bộ, công nhân viên cho các doanh nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh dài hạn của các doanh nghiệp.
b) Về phía nhà nước
- Đối với ngân hàng:
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực XDCB thì vay ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn, thường xuyên và thường là nhu cầu vay ngắn hạn do liên tục có các hợp đồng kinh tế, nhu cầu mở tài khoản thanh toán, bảo lãnh của doanh nghiệp xuất hiện thường xuyên. Công ty Cổ phần phòng trừ mối Việt nam là một doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn như thế. Hiện nay, mỗi lần đến xin vay thì công ty lại phải có đơn xin vay, các giấy tờ, hồ sơ phức tạp và đôi khi khó khăn. Tuy việc có các giấy tờ, hồ sơ, đơn xin vay là cần thiết đảm bảo cho các hoạt động của ngân hàng được an toàn nhưng ngân hàng cũng nên tuỳ vào trường hợp cụ thể mà có những quy định cho phù hợp. Nên chăng, các ngân hàng thương mại cho phép các khách hàng có mối quan hệ thường xuyên, lâu dài, uy tín được đăng ký một hạn mức tín dụng đầu năm tức là vào đầu mỗi năm công ty sẽ xác định một hạn mức tín dụng đầu năm, tức là vào đầu mỗi năm công ty sẽ xác định một hạn mức bảo lãnh cho cả năm tại ngân hàng. Trên cơ sở đó, khi nào cần vốn công ty chỉ cần trình hồ sơ xin vay, hợp đồng mua bán hàng hoá chứng tỏ có khoản vào ra đầy đủ, giảm bớt phiền hà, phức tạp như hiện nay
Ngân hàng nên tăng cường kiểm soát nền kinh tế thông qua khả năng kiểm soát tài chính của công ty có tài khoản tại ngân hàng. Làm được địều này không những giúp công ty quản lý được khoản phải thu từ phía khách hàng, giảm rủi ro nợ khó đòi mà còn giúp ngân hàng giảm rủi ro cho chính mình.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận tiện cho các doanh nghiệp nói chung, còn riêng đối với các doanh nghiệp thuộc hoạt động trong lĩnh vực phòng trừ mối thì nhà nước cần giải quyết nhanh nguồn vốn cho các công trình XDCB, các công trình thuỷ lợi thuỷ điện bởi đây là đối tác chính của công ty, giúp tăng khả năng thanh toán đối với công ty.
Phụ lục 1: Trang thiết bị sử dụng trong thi công
TT
Tên thiết bị - Hãng - Nước chế tạo
Số lượng
Số thiết bị từng loại
Thuộc sở hữu
Đi thuê
1
Máy khoan tạo lỗ UBK - 12/25 - Nga
04 bộ
+
2
Bình chịu áp lực – Việt Nhật
03 bộ
+
3
Bình tạo vữa sét – Việt Nhật
04 bộ
+
4
Máy bơm nước Honda – Nhật
04 cái
+
5
Máy nén khí PuMa – Nhật
03 bộ
+
6
Máy dò âm SD4 – Nhật
02 bộ
+
7
Máy khoan bê tông Hitachi – Nhật
04 cái
+
8
Máy khoan gỗ Hitachi – Nhật
04 cái
+
9
Ống dây cao su chịu áp lực
400 m
+
10
Ống dây bơm nước
505 m
+
11
Kính hiển vi – Nhật
02 cái
+
12
Kính lúp – Nhật
02 cái
+
13
Máy vi tính PC
05 bộ
+
14
Máy in HP
04cái
+
15
Máy quay Video – Nhật
02 cái
+
16
Máy chụp ảnh – Nhật
02 cái
+
17
Tủ sấy – Hàn Quốc
01 cái
+
18
Rađa đất với bộ ăngten từ 16MHz – 900MHz
01 bộ
+
19
Điện đa cực
01 bộ
+
(Nguồn phòng kế toán của công ty
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
GS.TS. NGUYỄN THÀNH ĐỘ - TS. NGUYỄN NGỌC HUYỀN, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Lao động – Xã hội, Đại học kinh tế quốc dân, 2004.
PGS.TS. LƯU THỊ HƯƠNG – Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Đại học Kinh tế quốc dân, 2005.
TS. PHẠM VĂN NĂNG – TS. TRẦN HỒNG NGÂN – TS. SỬ ĐÌNH THÀNH, Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống kê, 2002.
Luận văn:
LÊ THỊ LÀNH, Phương hướng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa kế toán, Trường Học viện Tài chính, 2000.
ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG, Khai thác và sử dụng có hiệu quả VCĐ tại công ty xây dựng số 9, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh tế và PTNT, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2004.
HỒ THỊ LINH, Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa KT & QTDN, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2008.
Bài báo, bài viết:
- MINH UYÊN, Lựa chọn vốn vay và vốn cổ phần,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN_sua.doc