Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của cửa hàng vật tư nông nghiệp Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng VTNN đã lâu năm trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, thuộc công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc. Cửa hàng VTNN Vĩnh Tường đã và đang thu được những thành tựu đáng kể. Hoạt động kinh doanh của cửa hàng luôn đảm bảo có lãi, với mức lãi năm 2007 cao hơn năm 2006 đạt 14,36 triệu đồng tăng 114,4%. Tuy năm 2008 do ảnh hưởng của tình hình chung lợi nhuận của cửa hàng đã giảm xxuống còn 11,17 triệu đồng, giảm 77,97% so với năm 2007. Cửa hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng đảm bảo cung ứng vật tư phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường. Là Cửa hàng có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong toàn công ty. Trong tổng doanh thu về các loại vật tư của cửa hàng năm 2008 doanh thu về lúa giống đạt tỷ lệ cao nhất chiếm 44,52%, thuốc BVTV chiếm tỷ lệ 41,86% và thấp nhất là doanh thu từ phân bón chiếm tỷ lệ 13,62%. Trong khi lượng doanh thu về lúa giống và thuốc BVTV luôn tăng dần hàng năm thì lượng doanh thu về phân bón của cửa hàng lại luôn giảm dần từng năm. Sau 8 năm tiến hành cổ phần hoá, công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc và các cửa hàng huyện của công ty, trong đó có cửa hàng VTNN Vĩnh Tường đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn của nền kinh tế thị trường. Đó là sự cạnh tranh gay gắt với các đơn vị khác trên cùng lĩnh vực. Sự phát triển, tồn tại hay phá sản của công ty hệ thống các cửa hàng là do năng lực công ty cũng như chính hệ thống các cửa hàng quyết định. Không còn sự hỗ trợ 100% vốn nhà nước như trước kia, nên sự tồn tại và phát triển của công ty và các cửa hàng phụ thuộc rất nhiều vào ý chí, năng lực của toàn thể công nhân viên trong công ty và các cửa hàng. Cửa hàng VTNN Vĩnh Tường với những tiềm năng sẵn có của mình, và đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển của công cửa hàng, có địa bàn hoạt động với những bạn hàng quen thuộc trên địa bàn huyện Vĩnh Tường cửa hàng đã tổ chức hoạt động kinh doanh của mình rất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường hện nay. Cửa hàng không ngừng mở rộng các hình thức kinh doanh vật tư, chủ động trong công tác tạo nguồn hàng cũng công tác tìm kiếm khai thác thị trường, tổ chức sắp xếp lao động trong cửa hàng hợp lý, “đúng người, đúng việc”. Sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong cửa hàng đã được đền đáp xứng đáng, đó là sự tồn tại và phát triển không ngừng của cửa hàng không chỉ trên địa bàn huyện Vĩnh Tường mà phạm vi hoạt động kinh doanh của cửa hàng đã phát triển và vươn ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc. Cửa hàng đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh cung ứng VTNN không chỉ trên địa bàn huyện Vĩnh Tường và Tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó thể hiện trong thành tích về doanh thu và lợi nhuận hàng năm mà cửa hàng đạt được năm sau luôn tăng hơn năm trước, tuy mức tăng chưa cao song những gì mà cửa hàng và toàn thể nhân viên đã cố gắng có thể thấy những khó khăn, tồn tại của cửa hàng sẽ có thể giải quyết trong thời gian tới.

doc97 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của cửa hàng vật tư nông nghiệp Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Trì mà còn mở rộng được ra cả các huyện Lâm Thao, Thanh Ba tỉnh Phú Thọ và các huyện Tam Đảo, Lập Thạch của tỉnh Vĩnh Phúc. Thị trường 2006 2007 2008 So sánh (%) SL(Tr.đ) CC(%) SL(Tr.đ) CC(%) SL(Tr.đ) CC(%) 07/06 08/07 BQ I. Tổng 7,34 100,00 254,71 100,00 674,61 100,00 3470,16 264,85 958,69 II. Trong tỉnh 0 0 24,15 9,48 82,50 12,23 - 341,61 - 1. Tam Đảo 0 0 16,00 66,25 46,50 56,36 - 290,63 - 2. Lập Thạch 0 0 8,15 33,75 36,00 46,64 - 441,72 - III. Ngoài tỉnh 7,34 100,00 230,56 90,52 592,11 87,77 3141,14 256,81 898,16 1. Việt Trì 7,34 100,00 110,35 48,86 245.50 41,46 1503,46 222,47 578,33 2. Lâm Thao 0 0 55,25 23,96 256,75 43,36 - 464,71 - 3. Thanh Ba 0 0 64,96 27,18 89,86 15,18 - 138,33 - Bảng 4.9 Cơ cấu giá trị tiêu thụ vật tư ở các thị trường ngoài huyện Vĩnh Tường (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của cửa hàng) Bảng 4.9 cho thấy lượng vật tư tiêu thụ của Cửa hàng ở thị trường ngoài huyện Vĩnh Tường từ năm 2006 đến năm 2008 có tốc độ tăng rất nhanh, năm 2006 lượng tiêu thụ mới chỉ đạt 7,34 triệu đồng đến năm 2008 đã tăng đạt mức 674,61 triệu đồng với mức tăng bình quân đạt 958,69%/năm. Qua số liệu bảng 4.9 cho thấy Cửa hàng đã khai thác rất khả năng tiêu thụ hàng hoá ở các thị trường khác ngoài huyện Vĩnh Tường. Đặc biệt Cửa hàng đã khai thác rất tốt tiềm năng của thị trường VTNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đưa lượng hàng tiêu thụ hàng năm của Cửa hàng tại Phú Thọ tăng cao. 4.2.3.2 Tiêu thụ lúa giống Bảng 4.10 Tình hình tiêu thụ lúa giống theo mùa vụ của cửa hàng ngoài địa bàn huyện (Đvt: kg) Tên giống Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vụ Cx Vụ mùa Vụ Cx Vụ mùa Vụ Cx Vụ mùa Q5nc 500 700 4000 500 4000 500 Q5cl - - 500 - 1500 10000 KDnc 1000 1500 6000 2500 4500 3000 KDcl - - 1200 1000 4500 1500 nếp 352nc - - 1000 200 - 300 BTST - - - 1000 3000 5000 (Nguồn: Báo cáo bán hàng của cửa hàng VTNN Vĩnh Tường) Năm 2006 cửa hàng mới bắt đầu vươn ra thị trường ngoài huyện Vĩnh Tường. Bằng việc mới đầu giới thiệu và cung cấp một số lúa giống của cửa hàng ra thị trường lúa giống của tỉnh Phú Thọ. Nhận thấy khả năng có thể tiếp cận thị trường này, năm 2007 cửa hàng đã tiếp tục đưa nhiều nhiều giống lúa với số lượng lớn hơn vào một số huyện của tỉnh Phú Thọ, đã giúp lượng tiêu thụ sản phẩm lúa giống của cửa hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2007 tăng gần 5 lần so với năm 2006. Đến năm 2008 lượng lúa giống tiêu thụ ở thị trường này đã tăng gấp 10 lần so với năm đầu tiên thập nhập thị trường. Lúa giống của Cửa hàng đã bắt đầu được giới thiệu tại Việt Trì – Phú Thọ từ năm 2006 với 2 giống lúa Q5 và KD nguyên chủng. Tuy năm 2006 lượng tiêu thụ lúa giống của cửa hàng trên địa bàn thành phố Việt Trì còn rất ít nhưng qua năm 2007 và 2008 lượng lúa giống tiêu thụ của Cửa hàng trên địa bàn tỉnh phú Thọ đã tăng nhanh đạt 37,8 tấn năm 2008. Thị trường tiêu thụ cũng dần được mở rộng không chỉ ở Việt Trì mà còn phát triển ra cả 2 huyện khác của tỉnh Phú Thọ là Lâm Thao và Thanh Ba. 4.2.3.3 Tiêu thụ thuốc BVTV và phân bón Bảng 4.11 Tình hình tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng ngoài địa bàn huyện Vĩnh Tường Tên vật tư Đvt Năm 2007 Năm 2008 Vụ cx Vụ mùa Vụ cx Vụ mùa 1. Thuốc trừ cỏ Butavi Chai 15000 5000 5000 20000 Acvipas Chai - 3000 18000 20000 Rusis Hộp - 200 150 100 2. Thuốc trừ sâu Sadavi Gói 5000 - 1000 30000 Bisas Hộp - - 10 15 3. Thuốc KTST Lục diệp tố Lọ - - 17000 26000 ĐT 502 Gói - - 20000 13000 ĐT 702 Gói - - 5000 7000 4. Phân bón ĐT L1 Kg 10000 - 15000 13000 ĐT L2 Kg - - 5000 5000 (Nguồn: Báo cáo bán hàng của cửa hàng VTNN Vĩnh Tường) Qua bảng 4.11 trên cho ta thấy cửa hàng đã bắt đầu mở rộng thị trường từ năm 2006 nhưng khi đó mới chỉ đưa được một số giống lúa vào tiêu thụ ở Việt Trì. Đến năm 2007 mới đưa các loại thuốc BVTV và phân bón vào tiêu thụ ở các thị trường ngoài huyện Vĩnh Tường. Tuy nhiên, mức tiêu thụ các loại thuốc BVTV của cửa hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2007 còn chưa cao cả về số lượng và chủng loại các mặt hàng. Năm 2007 cửa hàng mới tiêu thụ được một số loại thuốc BVTV của mình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như: Butavi, Sadavi, ĐT L1, Acvipas, và thuốc Rusis. Năm 2008 lượng vật tư tiêu thụ ngoài địa bàn huyện Vĩnh Tường của cửa hàng đã tăng mạnh. Về các loại thuốc BVTV: Năm 2008 cửa hàng đã đưa thêm được nhiều loại thuốc mà mình có ra ngoài địa bàn huyện như: Lục diệp tố, ĐT 502 và 702, ĐT L2, Bisas. Nâng mức tiêu thụ của toàn bộ các loại thuốc BVTV năm sau cao hơn năm trước. Nhiều loại thuốc của cửa hàng tuy lần đầu tiên được giới thiệu ra địa bàn ngoài huyện nhưng đã được thị trường nhanh chóng đón nhận. Như thuốc kích thích sinh trưởng của cửa hàng lần đầu tiên chào bán trên địa bàn các huyện thị của tỉnh Phú Thọ nhưng ngay năm 2008 lượng tiêu thụ đã đạt mức cao, vụ chiêm xuân 2008 đạt mức tiêu thụ là 17000 lọ đến vụ mùa mức tiêu thụ đã tăng đến 26000 lọ. Về phân bón: Mức tiêu thụ phân bón ở thị trường ngoài huyện năm 2007 là 10 tấn đến năm 2008 mức tiêu thụ đã tăng gấp 3,8 lần nă trước. Mức tiêu thụ hàng hoá của cửa hàng ra thị trường ngoài huyện ngày càng tăng là tín hiệu đáng mừng. Bởi diện tích đất nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường qua các năm là không tăng thậm chí có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Thêm vào đó các đơn vị kinh doanh VTNN lại ngày càng tăng. Điều đó có nghĩa nhu cầu về VTNN cho sản xuất không những không tăng mà lại càng giảm, và thị trường VTNN trong huyện cũng sẽ ngày càng bị xé nhỏ. Thị phần của cửa hàng trên thị trường huyện sẽ dần bị san sẻ cho các đơn vị khác. Trước tình hình đó việc phải mở rộng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường ngoài huyện là điều rất có ý nghĩa. Bởi có như vậy mới đảm bảo được việc duy trì và tăng mức tiêu thụ của cửa hàng qua các năm. Từ đó đảm bảo doanh thu cho cửa hàng, nhằm tăng lợi nhuận để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài địa bàn huyện là tất yếu để duy trì và phát triển hoạt động của cửa hàng. Tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho nhân viên của cửa hàng. Và đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu của công ty giao xuống cũng như kế hoạch mà cửa hàng tự đặt ra. 4.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng 4.3.1 Kết quả kinh doanh cửa hàng đạt được trong 3 năm (2006 – 2008) Để tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh của cửa hàng ta đi nghiên cứu bảng 4.12 là bảng kết quả kinh doanh của cửa hàng. Bảng 4.12 Kết kinh doanh của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2008) (Đvt: triệu đồng) Diễn giải Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1. Doanh thu bán hàng 1668,72 1997,64 1989,00 122,40 99,53 110,37 2. Giá vốn 1505,20 1819,98 1782,11 124,10 97,40 109,90 3. Lãi gộp 163,52 177,66 206,89 108,60 119,30 113,80 4. Các loại chi phí - Chí phí tiền lương 115,40 120,20 120,20 104,88 100,00 102,41 - Chi phí bán hàng 5,30 8,40 27,02 158,49 321,67 225,79 - Chi phí điện, điện thoại 12,00 11,70 19,00 97,50 162,39 125,83 - thuế môn bài 1,50 1,50 1,50 100,00 100,00 100,00 - Chi phí bằng tiền khác( tiếp khách, bảo quản,…) 18,70 21,50 29,00 114,97 134,88 124,53 5. Lợi nhuận 10,62 14,36 11,17 114,40 77,79 94,34 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của cửa hàng VTNN Vĩnh Tường) Doanh thu bán hàng của công ty là kết quả đạt được sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu càng cao lợi nhuận đạt được sẽ càng cao. Bởi vậy mọi doanh nghiệp tham gia kinh doanh, sản xuất đều mong muốn đạt được doanh thu tối đa, từ đó tạo điều kiện để thu được lợi nhuận tối đa. Qua bảng 4.12 cho ta thấy doanh thu của cửa hàng có nhiều biến động qua các năm. Từ đó dẫn đến biến động về lợi nhuận của cửa hàng qua các năm. Năm 2006 doanh thu của cửa hàng đạt 1468,72 triệu đến 2007 doanh thu của cửa hàng đã tăng mạnh với mức tăng 122,4%, doanh thu năm 2007 đạt mức 1797,64 triệu. Lợi nhuận năm 2007 tăng cao so với 2006 vì hai nguyên nhân chính là: Một là, doanh thu năm 2007 tăng 122,4% so với năm 2006 nhưng giá vốn năm 2007 lại tăng chậm hơn mức tăng của doanh thu. Giá vốn năm 2007 chỉ tăng 121,82%. Hai là, tuy các chi phí của năm 2007 đều tăng so với năm 2006 nhưng mức tăng không cao. Mặt khác, lại có những chi phí của năm 2007 giảm so với năm 2006 như: chi phí điện thoại, điện thắp sáng giảm, và thuế môn bài không tăng. Do đó lợi nhuận năm 2007 của cửa hàng đã tăng 114,4% so với năm 2006 và đạt mức 14,36 triệu đồng. Đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân viên của cửa hàng thêm 104,88% so với năm 2006. Đến năm 2008 do ảnh hưởng chung của sự khủng hoảng nền kinh tế, tình hình kinh doanh của cửa hàng cũng bị ảnh hưởng xấu đi. Doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007 đã khiến cho lợi nhuận của năm 2008 tụt giảm. Mặc dù giá vốn năm 2008 cũng đã giảm so với 2007 nhưng mức giảm ít hơn so với mức giảm doanh thu. Ngoài ra, việc các chi phí năm 2008 đều đồng loạt tăng so với năm 2007 cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận của cửa hàng giảm xuống. Đồng thời khiến thu nhập của nhân viên trong cửa hàng không được tăng lên so với năm 2007. Từ bảng trên cũng cho ta thấy, các loại chi phí của cửa hàng qua 3 năm có sự tăng giảm không đều. Hầu hết các loại chi phí đều tăng qua các năm với mức độ tăng không đều, chỉ có chi phí về thuế môn bài là không đổi qua các năm và chi phí điện thoại, điện thắp sáng của năm 2007 có giảm nhẹ so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 chi phí này lại tăng mạnh. Đặc biệt, phải kể đến sự tăng đột biến của chi phí bán hàng và chi phí bằng tiền khác. Đây là các khoản chi phí lớn chỉ sau chi phí tiền lương, và lại có mức tăng quá cao khiến lợi nhuận của cửa hàng bị giảm. Chỉ riêng chi phí bán hàng bình quân hàng năm đã tăng 225,79%. 4.3.2 Hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng trong 3 năm (2006 – 2008) Để đánh giá rõ hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của cửa hàng, chúng ta cần xen xét đến các hiệu quả khác như: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận đạt được của cửa hàng. Các hiệu quả này được thể hiện qua bảng 4.13 sau. Bảng 4.13 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cửa hàng qua 3 năm (2006-2008) Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ hiệu quả sử dụng LĐ Tr.đ 2,124 2,872 2,234 135,22 77,79 102,56 hiệu quả sử dụng VCĐ đồng 0,055 0,063 0,043 114,55 68,25 88,42 hiệu quả sử dụng VLĐ đồng 0,092 0,098 0,094 106,52 95,92 101,08 tỷ suất lợi nhuận/ DT đồng 0,006 0,007 0,006 116,36 85,71 99,87 tỷ suất lợi nhuận/ CP đồng 0,069 0,088 0,057 127,54 64,77 90,89 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của cửa hàng VTNN Vĩnh Tường) Bảng 4.13 cho ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của cửa hàng qua các năm luôn đạt mức khá. Đặc biệt, năm 2007 so với 2006 hiệu quả sử dụng lao động của Cửa hàng tăng cao đạt mức 135,22%. Năm 2006 bình quân mỗi lao động của cửa hàng tạo ra được 2,124 triệu/người/năm (đã trừ lương) đến năm 2007 đã tăng lên đạt mức 2,872 triệu/người/năm. Năm 2008 do lợi nhuận của Cửa hàng giảm khiến hiệu quả sử dụng lao động cũng giảm còn 77,79% so với năm 2007. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2007 tăng 114,55% so với năm 2006, qua năm 2008 lại giảm mạnh chỉ còn 68,25% so với năm 2007. Nguyên nhân là do vốn cố định năm 2008 tăng cao (150%) so với năm 2007 nhưng lợi nhuận năm 2008 lại tăng chậm chỉ đạt mức 102,6% so với năm 2007. Bảng số liệu trên cho thấy năm 2007 hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng rất tốt, hiệu quả sử dụng vốn, lao động của Cửa hàng đều tăng so với năm 2006, lợi nhuận năm 2007 tăng 114,4% so với năm 2006. Lợi nhuận năm 2008 giảm 77,79% so với năm 2007 khiến hiệu quả sử dụng lao động và vốn của cửa hàng đều giảm, đồng thời tỷ suất lợi nhuận/DT và tỷ suất lợi nhuận/chi phí trong năm 2008 của cửa hàng cũng đồng loạt giảm mạnh (85,71% và 64,77%). Điều đó cho thấy hiệu quả kinh doanh năm 2008 đã có chiều hướng đi xuống. Đây cũng là do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, đặc biệt là những diễn biến phức tạp về giá cả các loại VTNN trong mấy tháng đầu năm 2008 đem lại khiến nhiều đơn vị kinh doanh gặp nhiều khó khăn, cửa hàng VTNN Vĩnh Tường cũng năm trong số đó. Qua nghiên cứu cho ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cửa hàng bình quân mỗi năm tăng 101,08%. Điều này rất có ý nghĩa trong khi doanh. Vì khi tăng lượng vốn lưu động qua các năm thì số lợi nhuận thu được cũng sẽ tăng lên, đây là mong muốn của mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh. Mặt khác, số liệu bảng 4.13 cũng cho ta thấy, hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng qua các năm đạt được chưa cao. Mặc dù làm ăn vẫn có lãi song mức lãi đó chưa cao, so với tổng vốn cửa hàng có là chưa tương xứng. 4.3.3 Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 4.3.3.1 Những thuận lợi của cửa hàng Là cửa hàng trực thuộc công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc, được sự chỉ đạo sát sao thường xuyên của công ty nên hoạt động của cửa hàng có rất nhiều thuận lợi. Công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc là công ty trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc lại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cung ứng VTNN nên hoạt động của công ty được tỉnh uỷ và sở nông nghiệp tỉnh cùng nhiều ban ngành khác trong tỉnh luôn quan tâm tạo thuận lợi. Bên cạnh đó, so với các đơn vị kinh doanh VTNN khác trên địa bàn huyện Cửa hàng luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và ưu tiên của UBNN huyện và phòng nông nghiệp huyện Vĩnh Tường. Với bề dày hoạt động hơn 20 năm trong lĩnh vực cung ứng VTNN, là đơn vị kinh doanh cung ứng VTNN đầu tiên trên địa bàn huyện. Cửa hàng đã tạo cho mình được sự tín nhiệm cao của cả bạn mua hàng và các cơ quan chức năng trong huyện. Vì thế cửa hàng tạo được những nguồn hàng ổn định và thị trường tiêu thụ thường xuyên tại địa bàn huyện Vĩnh Tường. Hiện nay, các phương thức bán hàng của cửa hàng ngày càng đa dạng, linh hoạt, các mặt hàng kinh doanh ngày càng phong phú. Do đó lượng hàng tiêu thụ của cửa hàng ngày càng nhiều hơn, và thị trường tiêu thụ cũng đã được mở rộng. Cửa hàng VTNN Vĩnh Tường là cửa hàng đầu tiên của công ty đã có thành tích mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá ra ngoài địa bàn huyện Vĩnh Tường và tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Vĩnh Tường là huyện lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chính của huyện, với diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Nên thị trường VTNN huyện cũng là lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc vì thế nhu cầu về VTNN ở Vĩnh Tường là rất lớn. Chính điều này đã tạo cho cửa hàng nông nghiệp sự thuận lợi hơn so với các cửa hàng khác của công ty. Ngoài ra cửa hàng còn có cơ cấu tổ chức sử dụng lao động ngày càng hợp lý, đi vào hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Người lao động đã ý thức được vai trò làm chủ của mình trong cửa hàng, cụ thể bằng việc cuối năm 2007 các nhân viên của cửa hàng đã tự đóng góp tiền cùng với sự hỗ trợ của công ty để xây mới lại 1 nhà kho chứa lúa giống và nhà làm việc của cửa hàng. Nên người lao động đã biết gắn quyền lợi của mình với cửa hàng từ đó sẵn sàng lao động hết mình vì cửa hàng. Đây chính là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh doanh của cửa hàng được tiến hành một cách thuận lợi. 4.3.3.2 Những khó khăn Ngành kinh doanh VTNN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên nó có đặc điểm phức tạp hơn so với các ngành kinh doanh khác. Hoạt động kinh doanh của ngành gắn bó mật thiết với ngành nông nghiệp nên nó phụ thuộc nhiều vào thời vụ, thời tiết…Và cũng chịu nhiều rủi ro liên đới với sản xuất nông nghiệp. Đối tượng tiêu dùng của ngành chủ yếu là các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, sức mua của họ phụ thuộc nhiều vào kinh tế của gia đình. Do đó gây khó khăn cho hoạt động tiêu thụ của cửa hàng tại các đại lý bán lẻ và các hợp tác xã ở huyện khi phải sử dụng hình thức thanh toán bằng trả chậm quá nhiều để hỗ trợ nông dân và cũng để nhằm bán được hàng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Tường có rất nhiều đơn vị hoạt động trong ngành kinh doanh VTNN và các đơn vị này ngày càng có xu hướng gia tăng. Nên sự cạnh tranh trên thị trường này ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Dẫn đến sự chia cắt thị trường ngày càng nhỏ lẻ hơn. Trong những năm gần đây giá cả VTNN ngày càng tăng và có sự diễn biến phức tạp, khó lường nên việc kinh doanh ngày càng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Đặc biệt là sự khủng hoảng chung của nền kinh tế đã khiến việc kinh doanh của nhiều ngành, nhiều đơn vị gặp nhiều khó khăn trong đó cửa hàng cũng không trách khỏi những khó khăn chung đó. Bản thân cửa hàng cũng có nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Khả năng tài chính của cửa hàng hiện nay chưa đáp ứng kịp nhu cầu kinh doanh và mở rộng kinh doanh. Vốn lưu động của cửa hàng nhỏ gây nhiều khó khăn trong việc thu mua nhập hàng vào của cửa hàng, và khó khăn lớn khi hàng hoá bị ứ đọng hay khi phải chấp nhận bán hàng trả chậm. Bảng phân tích ma trận SWOT Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài Điểm mạnh (S) - Nguồn nhân lực có năng lực và kinh nghiệm - Hoạt động lâu năm có uy tín trong huyện - Có quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành trong huyện - Công ty đã tiến hành cổ phần hóa Điểm yếu (W) - Thiếu vốn - Hệ thống nhà kho không đảm bảo - Hàng hoá thiếu không phong phú - Thiếu nhân lực - Công ty đã tiến hành cổ phần hoá Cơ hội (O) - Việt Nam gia nhập WTO - Đã mở rộng thị trường tiêu thụ ra ngoài địa bàn huyện Kết hợp SO - Dựa vào nguồn nhân lực mạnh về năng lực và kinh nghiệm để tận dụng các cơ hội mà WTO mạng lại. - Tận dụng uy tín của cửa hàng để mở rộng quan hệ với các đối tác - Qua các cơ quan ban ngành tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ trong và ngoài huyện Kết hợp WO - Huy động vốn (vay, đóng góp) - Bổ sung nhân lực để đáp ứng việc mở rộng thị trường - Tận dụng cơ hội Việt Nam gia nhập WTO để tìm kiếm đối tác kinh doanh Thách thức (T) - Việt Nam gia nhập WTO - Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều - Diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp Kết hợp ST - Tận dụng uy tín của Cửa hàng và sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành để tăng sức cạnh tranh của cửa hàng. - Dựa vào nguồn nhân lực mạnh của Cửa hàng để mở rộng thị trường và tạo dựng uy tín ở thị trường mới. Kết hợp WT - Tìm kiếm tạo nguồn hàng phong phú về chủng loại - Nâng cấp hệ thống nhà kho giảm hư hỏng vật tư - Nâng cao năng lực cạnh tranh 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cửa hàng 4.4.1 Yếu tố về sản phẩm. Trong kinh doanh yếu tố sản phẩm đóng một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi, việc tiêu thụ sản phẩm tạo nguồn doanh thu là yếu tố sống còn của hoạt động kinh doanh. Sản phẩm có được thị trường tiếp nhận, thoả mãn được yêu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm mới tiêu thụ được. Có tiêu thụ được sản phẩm cửa hàng mới tạo được nguồn doanh thu, từ đó có thu để bù chi và có lãi để tái đầu tư và mở rộng kinh doanh. Chỉ khi thực hiện được doanh thu nhờ tiêu thụ được sản phẩm cửa hàng mới có khả năng hoàn vốn và trả lương cho nhân viên cũng như thanh toán các công nợ khác. Cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thế nhưng hoạt động tiêu thụ lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố thuộc bản thân sản phẩm cũng có những yếu tố khác có ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm. 4.4.1.1 Yếu tố về giá cả và chất lượng sản phẩm Yếu tố về giá cả và chất lượng của sản phẩm: Khả năng tiêu thụ của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào giá cả cũng như chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng tốt, và giá thấp sẽ kích thích được sức mua của người tiêu dùng. Ngược lại, sản phẩm có chất lượng thấp sẽ rất khó tiêu thụ thậm chí không tiêu thụ được. Đặc biệt với sản phẩm VTNN là những sản phẩm dùng để phục vụ sản xuất, có ý nghĩa quyết định đến năng suất của sản xuất nông nghiệp. Nên người tiêu dùng sẽ rất quan tâm đến yếu tố chất lượng của vật tư. Bởi chất lượng của vật tư đầu vào có ý nghĩa quyết định đến năng suất đầu ra của cả vụ vì thế nông dân sẽ dễ chấp nhận những vật tư có chất lượng tốt nhưng giá cao hơn là những vật tư có giá thấp nhưng chất lượng không tốt sẽ làm giảm năng suất hay chất lượng sản phẩm của cả vụ. Bảng 4.14 Chênh lệch giá lúa giống của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2008) Loại vật tư Đvt 2006 2007 2008 Mua vào Bán ra Chênh lệch Mua vào Bán ra Chênh lệch Mua vào Bán ra Chênh lệch I. Lúa giống 1. Giống nguyên chủng Q5nc Kg 4200 4400 200 4300 4500 200 8400 8500 100 KDnc Kg 4200 4400 200 4300 4500 200 8400 8500 100 HT1nc Kg 5800 6000 200 6300 6500 200 10000 10200 200 Nếp 325nc Kg 6000 6200 200 7000 7200 200 12000 12500 500 Nếp 87nc Kg 6000 6200 200 7000 7200 200 12000 12500 500 Xi23nc Kg 4500 4600 100 5000 5100 100 5600 5800 200 VD3nc Kg 4500 4600 100 4800 5000 200 11400 11500 100 DT10nc Kg 4500 4600 100 4800 5000 200 5300 5500 200 X21nc Kg 4400 4600 200 5100 5300 200 5600 5700 100 2. Giống chọn lọc Q5cl Kg 5800 6100 300 6500 6600 100 11500 11700 200 KDcl Kg 5800 6100 300 6500 6600 100 11500 11700 200 BTST Kg 22000 22500 500 25500 26000 500 37000 37300 300 Nhị ưu838 Kg 12000 12500 500 18000 18500 500 22000 22500 500 AHT Kg 4600 4800 200 5200 5500 300 ĐB6 Kg 4400 4500 100 (Nguồn: Báo cáo bán hàng của Cửa hàng) Bảng 4.15 Chênh lệch giá vật tư phân bón và thuốc BVTV qua 3 năm (2006 – 2008) Loại vật tư Đvt 2006 2007 2008 Mua vào Bán ra Chênh lệch Mua vào Bán ra Chênh lệch Mua vào Bán ra Chênh lệch II. Thuốc Bvtv Butavi Chai 3800 3850 50 4500 4550 50 6050 6050 0 Sađavi Gói 750 770 20 880 900 20 1400 1420 20 Acvipas Chai 5800 5850 50 5800 5850 50 7250 7260 10 Lục diệp tố Lọ 480 480 0 480 500 20 500 520 20 ĐT 502 Gói 800 820 20 950 970 20 1280 1270 -10 ĐT702 Gói 800 820 20 950 970 20 1280 1270 -10 III. Phân bón ĐTL1 Kg 4500 4550 4700 4750 50 8650 8700 50 ĐTL2 Kg 4500 4550 4700 4750 50 8650 8700 50 (Nguồn: Báo cáo bán hàng của Cửa hàng) Trong bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào hiện nay cũng đều diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt. Và sự cạnh tranh qua nhiều hình thức như cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã sản phẩm, cạnh tranh qua các dịch vụ sau bán hàng. Nhưng phổ biến hơn cả là cạnh tranh qua giá cả của sản phẩm. Bởi tâm lý người tiêu dùng ba giờ cũng thích mua được hàng có chất lượng tốt, giá rẻ, (mặc dù thường sản phẩm chất lượng cao thì giá cũng cao, sản phẩm giá thấp thì chất lượng cũng sẽ thấp). Bảng 4.14 về biến động giá lúa qua 3 năm cho thấy giá các loại lúa giống năm 2006 và năm 2007 chỉ có sự chênh lệch rất nhỏ nhưng qua năm 2008 hầu hết các loại lúa giống đều tăng giá rất cao. Đặc biệt là các giống lúa chọn lọc như Q5, khang dân, BTST và nhị ưu có giá tăng so với năm 2007 từ 1,5 đến gần 2 lần. Bảng 4.15 trên cho thấy giá của tất cả các loại thuốc BVTV và phân bón qua các năm đều tăng. Nhưng mức tăng giá ở năm 2008 của các loại vật tư đều rất cao điều này khiến hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng trong năm 2008 giảm xuống. Nhiều loại thuốc BVTV Cửa hàng phải chấp nhận bán lỗ trong năm 2008 nên lợi nhuận năm 2008 của cửa hàng giảm so với 2007 còn 77,79%. 4.4.1.2 Yếu tố về mức độ phong phú của sản phẩm: Do có quá trình cạnh tranh diễn ra mới kích thích được sự phát triển của xã hội. Vì vậy để có thể cạnh tranh được với các đơn vị kinh doanh VTNN khác cửa hàng phải tìm kiếm khai thác được những nguồn hàng phong phú, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý mới có thể giúp sản phẩm của cửa hàng được người tiêu dùng chấp nhận. Qua kết quả bảng điều tra cho thấy chủng loại hàng hoá của cửa hàng còn rất hạn chế, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của Cửa hàng. Theo kết quả điều tra chỉ có 16,13% số đại lý đánh giá về các mặt hàng của Cửa hàng là đầy đủ, 54,48% số đại lý nhận xét là các mặt hàng còn thiếu và 29,03% nhận xét rất thiếu. Nhưng muốn tìm kiếm thêm nguồn hàng tạo sự phong phú thì cửa hàng lại không đủ nhân lực, đây cũng chính là điểm yếu của Cửa hàng hiện nay. Bảng 4.16 Kết quả điều tra thông tin đại lý Diễn giải Số đại lý Tỷ lệ (%) 1. Số đại lý 31 100 2. Về phương thức bán hàng ? a. Nhanh chóng, thuận tiện 11 35,48 b. Bình thường 16 51,62 c. Chậm, phức tạp 4 12,90 3. Về các mặt hàng? a. Phong phú, đa dạng 0 0 b. Đầy đủ 5 16,13 c. Còn thiếu 17 54,84 d. Rất thiếu 9 29,03 4. % giá trị sản phẩm của Cửa hàng trong Tổng giá trị doanh thu của đại lý? a. <30% 7 22,58 b. 30% - 50% 10 32,26 c. 50% - 70% 12 38,71 d. ≥ 70% 2 6,45 Với cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay vị thế độc quyền về kinh doanh cung ứng VTNN của cửa hàng trên địa bàn huyện đã không còn nữa. Đòi hỏi cửa hàng phải tìm mọi biện pháp thích ứng với điều kiện mới. Ngoài những sản phẩm do công ty sản xuất Cửa hàng cần tìm kiếm nhiều mặt hàng khác để đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất. Nhưng trên thực tế hiện nay các mặt hàng của cửa hàng đang rất khan hiếm về chủng loại đã làm mất nhiều mối khách quen của cửa hàng vì nhiều lần không đáp ứng được về các chủng loại hàng khách hàng yêu cầu. Do đó với kinh doanh VTNN và nhiều lĩnh vực khác thì sự phong phú trong loại sản phẩm kinh doanh cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị. 4.4.2 Yếu tố thời vụ Kinh doanh VTNN là ngành cung ứng những vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, nên nó cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc về các đặc điểm riêng của ngành sản xuất nông nghiệp không giống như những ngành sản xuất khác. Do sản xuất nông nghiệp mang nặng tính thời vụ dẫn đến sự căng thẳng về lao động cũng như các loại vật tư đầu vào cho sản xuất khác trong một thời gian ngắn. Vì vậy ngành kinh doanh cung ứng VTNN cũng có tính thời vụ rõ rệt. Tuỳ thuộc vào tính thời vụ mà kinh doanh VTNN có lúc rất căng thẳng bận rộn cả về lao động cũng như nguồn hàng và vốn khi vào thời điểm của vụ sản xuất, nhưng qua vụ hoạt động kinh doanh lại diễn ra rất chậm. Do đó đơn vị kinh doanh VTNN cần nắm bắt rõ tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp của vùng để có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hợp lý. Nắm rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa vụ, cũng như những loại cây trồng chủ yếu của từng mùa vụ cụ thể trong vùng hoạt động kinh doanh của mình là điều rất cần thiết trong kinh doanh VTNN. Vì có như thế mới có sự chuẩn bị nguồn hàng một cách hợp lý nhất. Tránh tình trạng thiếu hàng khi vụ sản xuất đang căng thẳng về vật tư và thừa hàng khi vụ sản xuất đã kết thúc. Cần nắm rõ cơ cấu cây trồng trong vùng, và những thay đổi cơ cấu cây trồng từng vụ để biết được số lượng từng loại vật tư sẽ có khả năng tiêu thụ ở từng vụ. Vì với mỗi loại cây trồng lại có những yêu cầu về chủng loại và số lượng vật tư khác nhau. Từ đó chủ động tìm kiếm nguồn vật tư phù hợp cũng như số lượng từng loại vật tư nên nhập trong từng năm và trong từng vụ cụ thể là bao nhiêu. Qua số liệu bán hàng của cửa hàng cho thấy trên địa bàn huyện lượng tiêu thụ các loại vật tư ở vụ chiêm xuân thường lớn hơn so với vụ mùa. Tuy nhiên riêng với Acvipas thì ngược lại lượng thụ tiêu thụ trong vụ mùa thường chiếm đa số còn ở vụ chiêm xuân thì lượng tiêu thụ rất ít hoặc không tiêu thụ được. Do đặc tính thời vụ là một đặc tính rất nổi bật của kinh doanh VTNN nên cửa hàng kinh doanh VTNN cần phải tìm hiểu và nắm chắc tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp của vùng để tránh làm lỡ mất cơ hội trong kinh doanh. 4.4.3 Yếu tố chi phí Mục tiêu của kinh doanh chính là lợi nhuận, mà lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí. Do đó, một trong những cách để đạt được lợi nhuận tối đa là cần giảm thiểu chi phí một cách tối đa nhất. Chi phí tăng sẽ làm lợi nhuận giảm xuống, năm 2008 tổng chi phí của Cửa hàng tăng 120,47% đã khiến lợi nhuận năm 2008 giảm còn 77,79% so với năm 2007. Đồng thời hiệu quả sử dụng lao động năm 2008 giảm tương đương với mức giảm của lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận năm 2008 giảm còn 64,77% so với năm trước đó. Tìm hiểu thị trường để tìm kiếm các nguồn hàng phong phú và rẻ là cách để giảm thiểu chi phí hiệu quả. Bởi giá vốn hàng bán là khoản chi phí lớn nhất trong tổng chi phí của cửa hàng. Ngoài ra cần có kế hoạch hạch toán chi tiêu một cách hợp lý nhất để hạn chế tiết kiệm các khoản chi xuống thấp nhất có có thể mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hay các hoạt động khác của cửa hàng. Do VTNN là những loại hàng hoá khó bảo quản cất giữ, chất lượng sản phẩm dễ bị giảm sút, mức độ hư hỏng và hao hụt lớn. Vì vậy yêu cầu cửa hàng cần có hệ thống nhà kho kiên cố đảm bảo khô thoáng và nhân viên trong cửa hàng phải có kiến thức về bảo quản cất giữ VTNN để tránh tối đa mức độ hao hụt, hư hỏng cũng như giảm sút chất lượng của sản phẩm. Cần có những dự đoán về cầu của từng loại vật tư một cách chính xác để nhập các loại vật tư ở số lượng hợp lý, tránh tình trạng thiếu hàng bán, cũng như tình trạng tồn kho lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản và thiếu vốn lưu động cho kinh doanh. 4.4.4 Các yếu tố hỗ trợ và đẩy mạnh tiêu thụ Trước đây trong lĩnh vực cung ứng VTNN ở huyện Vĩnh Tường cửa hàng VTNN Vĩnh Tường chiếm vị trí độc quyền kinh doanh nên việc kinh doanh rất dễ dàng, thuận lợi. Nhưng trong cơ chế thị trường hiện nay, có rất nhiều thành phần và đơn vị kinh tế khác cũng cùng tham gia vào lĩnh vực này nên vị thế độc quyền của cửa hàng đã không còn nữa. Việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi cửa hàng cần có sự linh động nhạy bén hơn trong việc kéo khách hàng về với mình bằng các chiến lược bán hàng mới, các chiến lược marketing và các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ khác nhau. Muốn bán được hàng cửa hàng cần giữ được khách hàng, đặc biệt là các đại lý cung ứng VTNN, và các cửa hàng bán lẻ VTNN trong địa bàn huyện Vĩnh Tường cũng như ở các địa phương khác. Bởi hoạt động bán hàng của cửa hàng hầu hết là bán buôn cho các đại lý, các cửa hàng bán lẻ và các hợp tác xã trong và ngoài huyện còn hoạt động bán lẻ của cửa hàng rất ít. . Vì thế việc có giữ được các đại lý, cửa hàng bán lẻ và các hợp tác xã hay không là yếu tố quyết định đến hoạt động tiêu thụ của cửa hàng. Không có hệ thống các đại lý, các cửa hàng bán lẻ và các hợp tác xã này thì sản phẩm của cửa hàng sẽ không đến được với người tiêu dùng. Để giữ chân được các đại lý, cửa hàng và các hợp tác xã cửa hàng đã dùng nhiều chiến lược hỗ trợ và đẩy mạnh tiêu thụ như: Khác với trước đây các đại lý, cửa hàng và các hợp tác xã thường tự tìm đến với cửa hàng thì nay cửa hàng đã chủ động đến từng đại lý, cửa hàng bán lẻ và các hợp tác xã để giới thiệu sản phẩm. Cửa hàng đã thay đổi phương thức bán hàng linh hoạt, đơn giản và nhanh chóng hơn để phù hợp với điều kiện mới. Chấp nhận bán hàng trả chậm với những khách hàng quen hay mua với số lượng lớn. Nhận bán các mặt hàng có trợ giá dù hoạt động bán hàng phải trải qua nhiều công đoạn và phức tạp mất thời gian hơn. Bảng 4.17 Cơ cấu lượng vật tư tiêu thụ của Cửa hàng theo các phương thức thanh toán. Hình thức thanh toán 2006 2007 2008 So sánh (%) SL(Tr.đ) CC(%) SL(Tr.đ) CC(%) SL(Tr.đ) CC(%) 07/06 08/07 BQ Tổng 1668,72 100 1997,64 100 1989,00 100 122,40 99,53 110,37 Trả ngay 1084,67 65 1398,35 70 1233,18 62 128,92 88,19 106,63 Trả chậm 548,05 35 599,29 30 755,82 38 109,35 126,12 117,44 (nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của cửa hàng) Bảng 4.17 cho thấy hình thức thanh toán chính trong tiêu thụ của Cửa hàng là trả tiền ngay, chiếm 62% lượng hàng tiêu thụ năm 2008. Cơ cấu thanh toán trong tiêu thụ của Cửa hàng mỗi năm lại có sự thay đổi tuỳ theo tình hình kinh doanh hàng năm. Năm hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng càng cao thì lượng hàng tiêu thụ theo phương thức trả tiền ngay càng lớn. Năm 2007 hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng đạt cao nhất (lợi nhuận đạt 14,36 triệu đồng) thì lượng hàng tiêu thụ theo hình thức trả tiền ngay đạt mức cao nhất là 70%, năm 2008 hiệu quả kinh doanh của cửa hàng giảm xuống (lợi nhuận đạt 11,17 triệu đồng) thì lượng hàng tiêu thụ theo phương thức trả tiền ngay lại chỉ đạt 62%. 4.4.5 Yếu tố thuộc về nội tại của cửa hàng Các yếu tố thuộc về nội tại của cửa hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cửa hàng như: Khả năng tài chính, khả năng về lao động, mức độ trang thiết bị và khoa học kỹ thuật công nghệ… 4.4.5.1 Khả năng về nhân lực của cửa hàng: Bảng 4.18 Cơ cấu nhân sự của Cửa hàng năm 2008 Cơ cấu nhân sự Trình độ số năm công tác 1 Cửa hàng trưởng Cao đẳng 14 1 Kế toán Đại học 8 1 Thủ quỹ Đại học 5 1 Quản lý kho Trung học chuyên nghiệp 5 1 Bảo vệ Phổ thông 4 Lực lượng lao động đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Bởi mọi hoạt động kinh doanh của cửa hàng đều do con người trực tiếp điều hành thực hiện. Lực lượng lao động được thể hiện bởi số lượng lao động, khả năng, trình độ, kinh nghiệm và năng lực trong kinh doanh của từng người lao động, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nguồn lao động còn thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh và mức độ đầu tư khoa học công nghệ vào quá trình kinh doanh của cửa hàng. Qua bảng 4.18 cho thấy về trình độ lao động của Cửa hàng đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Cửa hàng nhưng số lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong việc mở rộng thị trường Cửa hàng còn gặp khó khăn về vấn đề thiếu nhân lực. Do đó để đáp ứng yêu cầu phát triển của mình Cửa hàng cần có kế hoạch bổ sung lao động. Lao động của cửa hàng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh VTNN sẽ khiến việc kinh doanh của cửa hàng được thuận lợi hơn. Khả năng tìm kiếm thông tin thị trường, nhận biết và đánh giá chính xác những biến đổi diễn ra trên thị trường của nhân viên sẽ giúp cửa hàng ra được những quyết định đúng đắn, hợp lý và xử lý thoả đáng đối với từng tình huống. Yếu tố con người đóng vai trò quyết định mọi nhân tố khác. Con người lên kế hoạch cho từng hoạt động cụ thể, quyết định chiến lược kinh doanh, và con người cũng sẽ trực tiếp thực hiện các kế hoạch và chiến lược đó. Do vậy sự thành bại trong kinh doanh hay mọi hoạt động khác đều phụ thuộc rất nhiều bởi yếu tố nhân lực. Cửa hàng VTNN Vĩnh Tường là một trong những cửa hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc cùng là nhờ cửa hàng có một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Các nhân viên của cửa hàng đều là những người có trình độ chuyên môn, có năng lực làm việc cao, và có sự gắn bó mật thiết với cửa hàng. Hiện nay cửa hàng có 5 nhân viên chính thức, trong đó có 2 nhân viên có trình độ đại học, 1 nhân viên có trình độ cao đẳng và 1 nhân viên có trình độ trung học chuyên nghiệp và 1 nhân viên bảo vệ cửa hàng là lao động phổ thông. Với nguồn nhân lực như vậy đã đảm bảo cho mọi hoạt động của cửa hàng được diễn ra thuận lợi. Quản lý sổ sách kế toán của cửa hàng luôn đảm bảo đúng quy định kế toán, việc quản lý chi tiêu rành mạch rõ ràng. Mặt khác, cán bộ nhân viên của cửa hàng hầu hết đều là cổ đông của công ty, do có đóng góp cổ phần vào công ty nên các nhân viên trong cửa hàng luôn có ý thức gắn chung quyền lợi của mình và công ty để hết mình vì công việc chung của công ty và cửa hàng. 4.4.5.2 Khả năng tài chính của Cửa hàng Bảng 4.19 Cơ cấu vốn của Cửa hàng (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 BQ Vốn CSH của cửa hàng 550 556 782 101,1 140,6 119,2 Vốn tự có của cửa hàng 530 536 682 101,1 127,2 113,4 Vốn nhân viên đóng góp 20 20 100 100,0 500,0 223,6 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình tài sản nguồn vốn của cửa hàng) Bảng 4.19 cho thấy vốn chủ sở hữu của cửa hàng năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Ngoài vốn tự có của Cửa hàng thì từ năm 2006 các nhân viên trong Cửa hàng đều có đóng góp vào nguồn vốn hoạt động kinh doanh của cửa hàng cũng như đóng góp xây dựng cơ sở vật chất tại Cửa hàng. Với mức đóng góp năm 2006 là 20 triệu đồng/năm. Riêng cuối năm 2007 đầu năm 2008 các nhân viên của cửa hàng đã tự nguyện cùng đóng góp tiền của, cùng với sự hỗ trợ của công ty xây dựng mới một nhà kho và một nhà làm việc của cửa hàng. Trị giá nhà kho và nhà làm việc sau khi đã hoàn thành là 250 triệu đồng, trong đó hỗ trợ của công ty là 100 triệu đồng và đóng góp của nhân viên cửa hàng là 100 triệu đồng. Do đó mọi nhân viên trong cửa hàng đều rất nhiệt tình với công việc chung, nên cửa hàng luôn hoàn thành chỉ tiêu mà công ty giao hàng năm. Vốn là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào. Nó thể hiện quy mô tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ đầu tư vào sản xuất kinh doanh của cửa hàng là lớn hay nhỏ. Năm 2007 nguồn vốn của cửa hàng tăng 103,3% đã giúp lợi nhuận tăng 114,4% đạt 14,36 triệu đồng. Tuy nhiên, mức vốn mà cửa hàng có hiện nay vẫn còn rất hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu vốn cho kinh doanh của Cửa hàng. Ngoài ra, yếu tố vốn còn quyết định đến khả năng cạnh tranh về các chủng loại sản phẩm VTNN của cửa hàng trên thị trường. Bởi cửa hàng muốn có lượng vật tư dồi dào, phong phú hay thực hiện phương thức bán hàng trả chậm để thu hút đại lý và các cửa hàng bán lẻ, cạnh tranh được với các đối thủ khác thì cửa hàng phải có tiềm lực về vốn. 4.4.5.3 Mức độ đầu tư trang thiết bị, khoa học – công nghệ của cửa hàng: Trình độ kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và cửa hàng VTNN Vĩnh Tường nói riêng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giá cả của sản phẩm. Bởi trang thiết bị khoa học công nghệ ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp cận thị trường của cửa hàng. Do đó tạo ra năng lực cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của cửa hàng. 4.4.6 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và chính sách của nhà nước Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của vùng, nên hoạt động kinh doanh cung ứng VTNN cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên của vùng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có lợi cho sản xuất nông nghiệp, vì thế nhu cầu về vật tư cho sản xuất cũng tăng nên. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng cũng vì thế sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, do cửa hàng kinh doanh đa số là lúa giống và các loại thuốc bảo vệ thực vật nên khi diễn biến sâu bệnh, cỏ dại có chiều hướng phát triển và phức tạp hơn lại khiến sản phẩm của cửa hàng tiêu thụ được nhiều hơn. Bên cạnh đó các chính sách của nhà nước cũng có ảnh hưởng rất lớ đến sự phát triển và suy vong của mọi doanh nghiệp, cửa hàng VTNN Vĩnh Tường cũng không ngoại lệ. Khi chính sách vĩ mô của nhà nước hỗ trợ, khuyến khích cho sự phát triển của ngành sản suất, kinh doanh nào thì ngành đó sẽ có cơ hội phát triển hơn các ngành khác. Ngược lại khi chính sách của nhà nước không ủng hộ, không khuyến khích hoặc hạn chế ngành sản xuất kinh doanh nào thì ngành đó sẽ khó phát triển hơn. Do hiện nay nước ta vẫn đang là một nước nông nghiệp, tỷ lệ dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn rất lớn. Nên nhà nước vẫn có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của ngành nông nghiệp, nên hoạt động kinh doanh cung ứng vật tư nông nghiệp vẫn luôn được các ngành các cấp quan tâm giúp đỡ. Vì vậy công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc và các cửa hàng VTNN huyện của công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo, ưu tiên của UBNN tỉnh và UBNN các huyện thị cũng như sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc và các phòng nông nghiệp ở các huyện. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của cửa hàng với các đối thủ khác trên thị trường. 4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của cửa hàng Trong suốt những năm qua cửa hàng đã liên tục đưa ra các giải pháp để dần hoàn thiện bộ máy tổ chức cũng như phương pháp kinh doanh để phù hợp với cơ chế, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng. Tuy nhiên, những gì đạt được của cửa hàng còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của cửa hàng. Do đó với sự hiểu biết của mình thông qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại cửa hàng chúng tôi nêu ra một số giải pháp mang tính khách quan với mong muốn giải quyết phần nào những tồn tại trước mắt nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng. 4.5.1 Tạo nguồn hàng ổn định, giá thấp Tạo nguồn hàng ổn định giá thấp là thuận lợi rất lớn cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Hiện nay, nguồn hàng của cửa hàng được mua vào từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đa phần là hàng nhập từ công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc, là hàng mà công ty giao cho cửa hàng theo chỉ tiêu hàng năm. Còn số khác là những mặt hàng do cửa hàng tự kinh doanh nhập về từ các nguồn khác nhau do cửa hàng tự tìm kiếm. Do đó nhiều mặt hàng cửa hàng phải nhập qua nhiều nấc, nhiều trung gian đến khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng thì bị đội giá vì các khoản thuế, chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản…Vì vậy để tránh hiện tượng này cửa hàng cần tích cực tìm kiếm bạn hàng “gốc” kinh doanh theo phương thức “mua tận gốc, bán tận ngọn” nhằm tại được nguồn hàng ổn định và giá cả thấp. Để làm được điều này cần thực hiện một số giải pháp sau: - Mở rộng hình thức kinh doanh liên kết với các công ty vật tư nông nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là các công ty chuyên sản xuất VTNN thông qua việc tìm kiếm bạn hàng ở các hội chợ, triển lãm danh bạ, trung gian môi giới. - Phải thường xuyên liên lạc với các nhà cung ứng để cung cấp cho nhau những thông tin trên thị trường như: cung - cầu, giá cả…để có biện pháp kịp thời xử lý khi có biến động thị trường xảy ra. - Lựa chọn phương thức thanh toán nhanh gọn, đơn giản như: thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản để tạo uy tín với nhà cung ứng, đồng thời có thể sử dụng một số hình thức thanh toán như trả chậm để giữ khách hàng khi cần thiết. Nhưng không để xảy ra tình trạng bán hàng trả chậm không hoặc quá lâu thu hồi lại tiền hàng, làm thiếu vốn cho kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng. 4.5.2 Phát triển hệ thống các đại lý bán lẻ Hiện nay nhu cầu vật tư cho ngành nông nghiệp ngày càng tăng lên và đa dạng hơn về chủng loại để làm tăng năng suất sản lượng cũng như chất lượng cây trồng. Mặt khác, nhu cầu vật tư rộng khắp trong toàn huyện và các địa phương lân cận. Do đó để có thể tăng lượng hàng bán chiếm lĩnh thị trường và khác hàng ngoài việc phải theo sát biến động thị trường, nắm chắc nhu cầu của khách hàng, đổi mới phong cách bán hàng thì cần thiết phải tìm cách thu hút lôi kéo được các đại lý VTNN và các cửa hàng bán lẻ cũng như các hợp tác xã về với cửa hàng. Tăng cường tìm kiếm các đại lý bán lẻ tư nhân trong và ngoài địa bàn huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các mối quan hệ khác để tăng cường lực lượng tiêu thụ hàng hoá cho cửa hàng. Để qua các đại lý hàng hoá của cửa hàng sẽ đến được với nông dân trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận khác. Vì thực tế cửa hàng bán được hàng là nhờ có hệ thống các đại lý nhỏ, cửa hàng tư nhân bán lẻ và các hợp tác xã, nên nếu không giữ chân được những “khách hàng lớn” này thì hàng hoá của cửa hàng sẽ không thể tiêu thụ được. Trong hoạt động tiêu thụ và hoạt động quản lý cửa hàng nên cắt giảm, tiết kiếm tối đa các chi phí trong điều kiện cho phép như: Kết hợp khi nhân viên cửa hàng đi giới thiệu sản phẩm để giao hàng có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển khi bán hàng. Với từ đó giảm giá thành tạo giá bán sản phẩm hợp lý, ổn định để người sản xuất có hiệu quả trong điều kiện của mình. Đồng thời tăng sức cạnh tranh của cửa hàng với các đối thủ khác trên thị trường. Là một đơn vị làm nhiệm vụ kinh doanh VTNN phải thật sự gần nông dân, hiểu nông dân. Do đó cửa hàng cần tăng cường quan hệ phối hợp với UBNN huyện có sự kết hợp hài hoà trong công việc chỉ đạo thâm canh sản xuất. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các ban ngành chức năng để hoạt động kinh doanh của cửa hàng đạt hiệu quả cao nhất. 4.5.3 Mở rộng thị trường thông qua hoạt động Marketing Hiện nay thị phần của cửa hàng trên địa bàn huyện đang bị mất dần, do thị trường dần bị xé lẻ vì ngày càng có nhiều đơn vị và các thành phần khác tham gia vào lĩnh vực kinh doanh VTNN. Do đó công tác Marketing lúc này là rất quan trọng. Cửa hàng cần tìm biện pháp quảng cáo, tiếp thị sản phẩm để giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng đến với các đại lý tư nhân bán lẻ và các hợp tác xã cũng như với nông dân. Chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng của các loại vật tư. Cửa hàng cần nghiên cứu kỹ thị trường và cơ chế hoạt động của nó để định giá. Đối với thị trường cũ (huyện Vĩnh Tường): Trong điều kiện khách hàng quen nên có biện pháp khuyến khích tiêu thụ bằng cách hạ giá bán vật tư vào những thời gian nhất định. Đối với thị trường mới: Cửa hàng cần có biện pháp thu hút khách hàng thường xuyên như hạ giá bán, bán khuyến mại, cử nhân viên cửa hàng đến giới thiệu sản phẩm. Phải thường xuyên cử cán bộ của cửa hàng đi khảo sát thị trường ở từng địa phương để dự báo lượng hàng, loại hàng sẽ được tiêu thụ mạnh, tập trung vào những mặt hàng khan hiếm ở địa phương. 4.5.4 Chủ động tạo nguồn vốn kinh doanh Đối với bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì nguồn vốn kinh doanh cũng đóng một vai trò quan trọng. Bởi không có vốn thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh được. Do đó cửa hàng phải có những biện pháp huy động vốn kinh doanh một cách hiệu quả như: - Vay các tổ chức tín dụng. - Xin hỗ trợ của công ty. - Kêu gọi nhân viên trong cửa hàng đóng góp (cửa hàng đã sử dụng biện pháp này và thu được hiệu quả cao, không chỉ tạo thêm được nguồn vốn kinh doanh cho cửa hàng mà còn giúp nhân viên trong cửa hàng thêm gắn bó với cửa hàng, tích cực làm việc vì lợi ích chung của cửa hàng). PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng VTNN đã lâu năm trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, thuộc công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc. Cửa hàng VTNN Vĩnh Tường đã và đang thu được những thành tựu đáng kể. Hoạt động kinh doanh của cửa hàng luôn đảm bảo có lãi, với mức lãi năm 2007 cao hơn năm 2006 đạt 14,36 triệu đồng tăng 114,4%. Tuy năm 2008 do ảnh hưởng của tình hình chung lợi nhuận của cửa hàng đã giảm xxuống còn 11,17 triệu đồng, giảm 77,97% so với năm 2007. Cửa hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng đảm bảo cung ứng vật tư phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường. Là Cửa hàng có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong toàn công ty. Trong tổng doanh thu về các loại vật tư của cửa hàng năm 2008 doanh thu về lúa giống đạt tỷ lệ cao nhất chiếm 44,52%, thuốc BVTV chiếm tỷ lệ 41,86% và thấp nhất là doanh thu từ phân bón chiếm tỷ lệ 13,62%. Trong khi lượng doanh thu về lúa giống và thuốc BVTV luôn tăng dần hàng năm thì lượng doanh thu về phân bón của cửa hàng lại luôn giảm dần từng năm. Sau 8 năm tiến hành cổ phần hoá, công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc và các cửa hàng huyện của công ty, trong đó có cửa hàng VTNN Vĩnh Tường đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn của nền kinh tế thị trường. Đó là sự cạnh tranh gay gắt với các đơn vị khác trên cùng lĩnh vực. Sự phát triển, tồn tại hay phá sản của công ty hệ thống các cửa hàng là do năng lực công ty cũng như chính hệ thống các cửa hàng quyết định. Không còn sự hỗ trợ 100% vốn nhà nước như trước kia, nên sự tồn tại và phát triển của công ty và các cửa hàng phụ thuộc rất nhiều vào ý chí, năng lực của toàn thể công nhân viên trong công ty và các cửa hàng. Cửa hàng VTNN Vĩnh Tường với những tiềm năng sẵn có của mình, và đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển của công cửa hàng, có địa bàn hoạt động với những bạn hàng quen thuộc trên địa bàn huyện Vĩnh Tường cửa hàng đã tổ chức hoạt động kinh doanh của mình rất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường hện nay. Cửa hàng không ngừng mở rộng các hình thức kinh doanh vật tư, chủ động trong công tác tạo nguồn hàng cũng công tác tìm kiếm khai thác thị trường, tổ chức sắp xếp lao động trong cửa hàng hợp lý, “đúng người, đúng việc”. Sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong cửa hàng đã được đền đáp xứng đáng, đó là sự tồn tại và phát triển không ngừng của cửa hàng không chỉ trên địa bàn huyện Vĩnh Tường mà phạm vi hoạt động kinh doanh của cửa hàng đã phát triển và vươn ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc. Cửa hàng đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh cung ứng VTNN không chỉ trên địa bàn huyện Vĩnh Tường và Tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó thể hiện trong thành tích về doanh thu và lợi nhuận hàng năm mà cửa hàng đạt được năm sau luôn tăng hơn năm trước, tuy mức tăng chưa cao song những gì mà cửa hàng và toàn thể nhân viên đã cố gắng có thể thấy những khó khăn, tồn tại của cửa hàng sẽ có thể giải quyết trong thời gian tới. 5.2 Kiến nghị Cửa hàng nên hoạch định những chiến lược kinh doanh rõ ràng cho những thời gian cụ thể. Phải luôn coi yếu tố thị trường là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh. Bám sát thị trường tìm kiếm và thông tin để khai thác được những nguồn hàng phong phú, có chất lượng và giá cả tốt để thoả mãn nhu cầu của thị trường. Kết hợp chặt chẽ giữa mục đích kinh doanh của cửa hàng và chính sách kinh tế của nhà nước để kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cơ quan ban ngành chức năng vào hoạt động kinh doanh của cửa hàng thêm hiệu quả. Tăng cường tìm kiếm các đại lý bán lẻ tư nhân trên địa bàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các mối quan hệ khác để tăng cường lực lượng tiêu thụ hàng hoá cho cửa hàng. Kết hợp chặt chẽ với liên minh hợp tác xã huyện Vĩnh Tường để qua liên minh này giới thiệu sản phẩm của cửa hàng đến từng hợp tác xã và từ đó đến với nông dân. Tiếp tục bố trí, sắp xếp lao động cho phù hợp hơn với lao động để người lao động phát huy hết khả năng của mình, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh để người lao động gắn và có trách nhiệm hơn với công việc của cửa hàng. Tài liệu tham khảo 1. Cơ sở hình thành giá cả. PGS.TS Ngô Trí Long, PGS.TS Nguyễn Văn Dần. Nhà xuất bản Tài chính. 2007. 2. Kinh tế phát triển nông thôn. TS Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định. Nhà xuất bản Thống kê. 2002. 3. Bộ Nông nghiệp & PTNT. Một số chủ trương chính sách về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp. 2001. 4. 5. 6. 7. 8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnguyen.doc
Tài liệu liên quan