Một trong những giải pháp để cải cách DNNN trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là CPH. Quá trình cải cách DNNN nói chung và CPH nói riêng là một vấn đề nhạy cảm và khó khăn về cả mặt kinh tế và mặt tư tưởng văn hoá xã hội. Nhưng những kết quả của các công ty giai đoạn hậu CPH đã khẳng định tính đúng đắn của con đường mà Nhà nước ta đã lựa chọn.
Khía cạnh quan trọng thể hiện tính đúng đắn đó chính là hiệu quả hoạt động SXKD của các CTCP, sự so sánh đối chiếu với các DNNN trước khi CPH làm nổi bật lên vấn đề đó. Công ty Cổ phần LILAMA 10 là một trong những doanh nghiệp tiến hành CPH và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế còn rất nhiều vấn đề bất cập trong CTCP cần điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn CPH. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề đánh giá đúng năng lực SXKD của công ty; chấn chỉnh ý thức làm việc, xử lý tình huống của cán bộ công nhân viên, nhất là bộ phận lao động trực tiếp, thực hiện hợp lý hơn cơ chế khoán của công ty cho phù hợp với đặc điểm lao động và hoạt động của công ty. Về phía nhà nước cần hoàn thiện và cụ thể các cơ chế nhất là cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp CPH, . Định rõ quyền hạn và danh giới của nhà nước trong CTCP.
92 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá tại Công ty cổ phần Lilama 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2006
Năm 2007
Năm 2008
Vốn SXKD bình quân
VNĐ
213 627 217 341,00
283 944 386 833,00
355 573 241 698,00
Doanh thu thuần
VNĐ
170 980 283 086,00
206 577 961 872,00
328 387 063 602,00
Giá trị sản xuất
VNĐ
214 844 442 910,00
748 128 942 188,00
915 183 457 153,00
Lợi nhuận thuần
VNĐ
4 767 218 303,00
13 663 164 917,00
22 213 867 184,00
Hiệu suất sử dụng vốn SXKD
Lần
1,01
2,63
2,57
Hiệu suất sử dụng vốn SXKD cận biên
Lần
7,58
12,78
Mức đảm nhiệm vốn SXKD
Lần
0,99
0,38
0,39
Mức doanh lợi vốn SXKD
Lần
0,02
0,05
0,06
Mức doanh lợi vốn SXKD cận biên
Lần
0,13
0,12
Doanh thu thuần trên vốn SXKD
Lần
0,80
0,73
0,92
Doanh thu thuần trên vốn SXKD cận biên
Lần
0,51
1,70
Bảng 12: Phân tích biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD
Chỉ tiêu
2007/2006
2008/2007
2008/2006
%
Lần
%
lần
%
lần
Hiệu suất sử dụng vốn SXKD
161,98452
1,63
68,46999898
5,19
155,9243145
1,57
Mức đảm nhiệm vốn SXKD
-61,82981
-0,61
2,367967003
0,01
-60,9259479
-0,61
Mức doanh lợi vốn SXKD
115,63019
0,03
29,83060388
0,01
179,9539783
0,04
Doanh thu thuần trên vốn SXKD
-9,100551
-0,07
38,71904394
0,20
15,38982664
0,12
4.1.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưư động là một bộ phận của vốn SXKD, là số vốn cần thiết đảm bảo cho công ty có đủ vốn dự trữ các loại tài sản lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động cơ bản của công ty. Nó vận động liên tục, tuần hoàn qua tất cả các khâu của quá trình SXKD: dự trữ, sản xuất, lưu thông. Vốn lưu động chuyển từ hình thái này sang hình thái khác như: tiền tệ, hiện vật, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, kết thúc một chu kỳ hoạt động vốn trở về giai đoạn đầu và hình thái ban đầu của nó. Trong quá trình SXKD, VLĐ là yếu tố không thể thiếu và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ sẽ giải quyết được nhu cầu về vốn cô công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và có ảnh hưởng rât lớn đến sự phát triển của công ty.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ là: số vòng quay VLĐ, mức đảm nhiệm VLĐ, độ dài bình quân một vòng quay VLĐ, mức doanh lợi VLĐ. thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 13: Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. VLĐ bình quân
VNĐ
38 389 737 305,00
54 948 802 769,00
66 904 338 105,00
2. Doanh thu thuần
VNĐ
170 980 283 086,00
206 577 961 872,00
328 387 063 602,00
3. Lợi nhuận thuần
VNĐ
4 767 218 303,00
13 663 164 917,00
22 213 867 184,00
4. Số vòng quay VLĐ
Vòng
4,45
3,76
4,91
5. Mức đảm nhiệm VLĐ
Lần
0,22
0,27
0,20
6. Độ dài BQ 1 vòng quay VLĐ
Ngày
7. Mức doanh lợi VLĐ
Lần
0,12
0,25
0,33
8. Doanh thu thuần trên VLĐ cận biên
Lần
2,15
10,19
Sự biến động được thể hiện ở bảng phân tích sau
Bảng 14: Bảng phân tích biên động các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VLĐ của công ty
Chỉ tiêu
2007/2006
2008/2007
2008/2006
%
+/-
%
+/-
%
+/-
Số vòng quay VLĐ
-15,589813
-0,69
30,55875736
1,15
10,20489124
0,45
Mức đảm nhiệm VLĐ
18,4691132
0,04
-23,40613374
-0,06
-9,259925877
-0,02
Độ dài bình quân 1 vòng quay VLĐ
0,00
0,00
0,00
Mức doanh lợi VLĐ
100,236468
0,12
33,52937505
0,08
167,3745046
0,21
4.1.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng trong việc sử dụng vốn nói chung và vốn SXKD nói riêng của công ty. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của VCĐ gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó (tài sản cố đinh) và được tuân theo tính quy luật nhất định. Do đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, VCĐ chủ yếu là giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, nhà cửa, phương tiện vận tải, thiết bị và dụng cụ quản lý… sử dụng có hiệu quả VCĐ sẽ tiết kiệm được vốn đầu tư, giảm giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ cho xã hội, tăng tốc độ thu hồi vốn đầu tư. Với tầm quan trọng như vậy, việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ là điều cần thiết.
Để thấy được công ty quản lý và sử dụng VCĐ có hiệu quả hay không, ta đi phân tích đánh gía một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng, phân tích biến động quy mô VCĐ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tăng hiệu quả sử dụng VCĐ là tăng hiệu suất sử dụng, tăng mức sinh lợi và giảm mức đảm nhiệm VCĐ
Ta có bảng một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ bình quân của công ty
Bảng 15: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
VCĐ bình quân
VNĐ
9 328 387 063,00
11 453 944 739,00
12 803 985 310,00
VCĐ bình quân dùng trực tiếp sản xuất
VNĐ
6 944 777 911,50
9 070 335 587,50
10 420 376 158,50
Doanh thu thuần
VNĐ
170 980 283 086,00
206 577 961 872,00
328 387 063 602,00
Giá trị sản xuất
VNĐ
214 844 442 910,00
748 128 942 188,00
915 183 457 153,00
lợi nhuận thuần
VNĐ
4 767 218 303,00
13 663 164 917,00
22 213 867 184,00
Hệu suất sử dụng
lần
23,03
65,32
71,48
Hiệu suất sử dụng VCĐ trực tiếp sản xuất
lần
30,94
82,48
87,83
hiệu quả sử dụng VCĐ trực tiếp sản xuất cận biên
lần
250,89
123,74
Mức đảm nhiệm VCĐ
lần
0,04
0,02
0,01
Mức doanh lợi VCĐ
lần
0,51
1,19
1,73
Bảng 16: Bảng phân tích biên động các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VCĐ của công ty
Chỉ tiêu
2007/2006
2008/2007
2008/2006
%
lần
%
lần
%
lần
Hiệu suất sử dụng VCĐ
183,59842
42,29
9,431315814
6,16
210,345482
48,45
Hiệu suất sử dụng VCĐ trực tiếp sản xuất
166,61669
51,54
6,48088792
5,35
183,895822
56,89
Mức đảm nhiệm VCĐ
-64,73887
-0,03
-8,618479769
0,00
-67,777846
-0,03
Mức doanh lợi VCĐ
133,41983
0,68
45,43963528
0,54
239,484947
1,22
Hiệu suất sử dụng vốn cố định là chỉ tiêu chung duy nhất đánh giá về mặt sử dụng số lượng VCĐ, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định có thể góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Như đã thấy qua bảng trên, một đồng VCĐ có thể góp phần tạo ra 18,04 đồng doanh thu thuần năm 2007 và năm 2008 là 25,65, tăng 42,18%. Hiệu quả sử dụng vốn cố định là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế . Năm 2007 là 1,24 và năm 2008 là 1,78. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tương đối cao và có tỷ lệ tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
VLĐ của công ty rất lớn là do đặc điểm sản xuất kinh doanh, thi công, xấy dựng các công trình lớn nên lượng vật tư, nhiên liệu, thiết bị, phụ tùng luôn đòi hởi số lượng nhiều và chất lượng đảm bảo. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ đều tăng trong năm 2008. Kỳ luân chuyển VLĐ năm 2007 là 97 ngày sang năm 2008 chỉ còn là 61 ngày. Điều này có nghĩa là năm 2008, tốc độ luận chuyển VLĐ nhanh hơn, số ngày tồn đọng vốn giảm đi sẽ làm cho sức sinh lời của đồng vốn tăng cao.
Để sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có và huy động tối đa nguồn vốn của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính, đánh giá thực trạng của các hoạt động tài chính, xác định rõ những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn đã có nhằm luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho mọi hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty.
4.1.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của công ty. bất cứ doanh nghiệp nào ban lãnh đạo có trinh độ và biết cách tổ chức quản lý sản xuất tốt kết hợp đội ngũ cán bộ công nhân viên thành một thể thông nhất, tạo nên một hệ thống chặt chẽ mà trong đó mỗi phần tử được phát huy hết trình độ, năng lực của mình thì chắc chắn doanh nghiệp khai thác được mọi nguồn lực, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, công ty cần có một đội ngũ lao động hợp lý về cơ cấu, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng lao động là một yêu cầu cần thiết để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bảng 17: Cơ cấu lao động của công ty
Bộ phận
Số người
Bộ phận
Số người
Phòng tổ chức
16
CT Cửa Đạt
74
Phòng vật tư
7
CT Uông Bí
18
Phòng kinh tế kỹ thuật
39
CT thuỷ điện Thác Bà
40
Phòng quản lý máy
5
CT Bỉm Sơn
51
Phòng đầu tư
4
CT Bút Sơn
54
Phòng thiết kế
7
CT thuỷ điện Gia Hưng
45
Phòng hành chính
14
CT thuỷ điện Hương Điền
21
Phòng tài chính kế toán
10
CT thuỷ điện Bản Chát
459
Thủ kho công ty
8
CT Sơn La
357
Đội sửa chữa điện
7
CT xi măng Thăng Long
136
Đội cơ giới
13
CT PleKrong
182
Ban dự án Nậm Công 3
8
CT Sê San
225
CT phần điện cẩu số 3
3
CT Na Dương
44
CT Thường Tín
23
CT Hoà Bình
53
XM Hải Phòng
3
XM Quảng Ninh
7
Hiện nay tổng số lao động của công ty là 2051 người, có độ tuổi bình quân là 32. Trong đó có 118 người làm ở bộ phận gián tiếp và 1933 người làm ở bộ phận trực tiếp. Số lượng lao động ở các công trình, xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty. Họ là những lao động chính tạo ra doanh thu cho công ty thông qua việc xây dựng các công trình. Đối với doanh nghiệp xây lắp điển hình như công ty cổ phần LILAMA 10, hình thức trả lương chủ yếu cho các lao động này là lương khoán. đối với những lao động làm trong bộ phận gián tiếp tại công ty thì trả lương theo lương thời gian.
Bảng 18: Quỹ lương phân bổ trong 2 năm 2006 và 2007
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2006
Chênh lệch
+/-
%
Doanh thu
205.846
156.042
49.804
31,92
Tiền lương phân bổ
57.546
44.756
12.790
28,58
Lương thời gian
7.245
7.667
-422
-5,05
Lương khoán
48.266
34.379
13.887
40,39
Lễ phép
2.035
2.710
-675
-24,91
Bảng 19: Doanh thu và tiền lương bình quân năm 2006 và 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
+/-
%
Doanh thu
Triệu đồng
156.042
205.846
49,804
31,92
Số lao động
Người
1.937
2.051
114
5,88
Lương bình quân
Đ/người/năm
23.106.094
28.057.563
4.951.469
21,43
Năng suất lao động bình quân là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và nghiên cứu nó trong mối quan hệ với tiền lương bình quân, giá thành sản phẩm… ta có thể nghiên cứu nó cho toàn bộ lao động hoặc từng bộ phận lao động trực tiếp sản xuất, nó thể hiện năng lực của người lao động, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của các nhà quản lý. Ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu khác như doanh lợi theo một lao động, NSLĐ cận biên, mức doanh lợi biên của lao động, doanh thu thuần biên của lao động và các chỉ tiêu có liên quan khác để phân tích.
Ta có bảng sau
Bảng 20:
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
VCĐ bình quân
VNĐ
6 944 777 911,50
9 070 335 587,50
10 420 376 158,50
Doanh thu thuần
VNĐ
170 980 283 086,00
206 577 961 872,00
328 387 063 602,00
Giá trị sản xuất
VNĐ
214 844 442 910,00
748 128 942 188,00
915 183 457 153,00
Lợi nhuận thuần
VNĐ
4 767 218 303,00
13 663 164 917,00
22 213 867 184,00
Số lao động bình quân
Người
1937
2051
2 051
Số lao động bình quân trực tiếp
Người
1782
1933
1933
Tỷ trọng
%
92,00
94,25
94,25
NSLĐ bình quân
VNĐ/ng
110 916 077,91
364 763 014,23
446 213 289,69
NSLĐ cận biên
VNĐ/ng
4 677 934 204,19
NSLĐ bình quân một công nhân trực tiếp SX
VNĐ/ng
120 563 660,44
387 029 975,27
473 452 383,42
DT thuần trên một lao động
VNĐ/ng
88 270 667,57
100 720 605,50
160 110 708,73
Mức doanh lợi theo lao động
VNĐ/ng
2461134,901
6661708,882
10830749,48
Bảng 21: Các chỉ tiêu biến động rõ rệt, tăng lên theo thời gian. cụ thể qua bảng sau
Chỉ tiêu
2007/2006
2008/2007
2008/2006
%
+/-
%
+/-
%
+/-
NSLĐ bình quân chung
228,86
253 846 936,32
22,33
81 450 275,46
302,30
335 297 211,78
NSLĐ BQ công nhân trực tiếp sản xuất
221,02
266 466 314,82
22,33
86 422 408,16
292,70
352 888 722,98
DT thuần trên một lao động
14,10
12 449 937,92
58,97
59 390 103,23
81,39
71 840 041,16
Mức lợi nhuận trên một lao động
170,68
4 200 573,98
62,58
4 169 040,60
340,07
8 369 614,58
Số lao động bình quân
5,89
114,00
0,00
0,00
5,89
114,00
Số lao động bình quân trực tiếp sản xuất
8,47
151,00
0,00
0,00
8,47
151,00
Tỷ trọng
2,44
2,25
0,00
0,00
2,44
2,25
Nhận xét: hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thể hiện rõ nhất ở các chỉ tiêu năng suất lao động bình quân, mức doanh lợi theo lao động. do trong năm 2007 và 2008, sau khi cổ phần hoá công ty mở rộng sản xuất ở một số đơn vị, ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn do nhu cầu của thị trường tăng nên tuyển thêm một bộ phận lao động làm cho quy mô tăng đáng kể. số lao động trực tiếp tăng để đáp ứng nhu cầu thi công của công ty. Trong khi đó vốn cố định cũng tăng nên mức trang bị vốn cho mỗi lao động tăng dần qua các năm. NSLĐ tăng do đội ngũ lao động tại công ty luôn luôn được đào tạo để nâng cao tay nghề và kinh nghiệm. kết quả phân tích trong bảng trên cho thấy NSLĐ bình quân công nhân trực tiếp sản xuất đều tăng lên, và tăng rất mạnh sau khi công ty cổ phần hoá, điều này là do công ty đã tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm quản lý, tổ chức trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, các cán bộ kỹ thuật. Công ty đã tổ chức lại bộ máy sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường, sắp xếp lại lao động và các khối phòng ban, cũng đã loại bỏ số lao động dư thừa không có năng lực. Công ty đã xây dựng được quy chế tiền lương tiền thưởng hợp lý đã động viên sức đóng góp đem lại hiệu quả, nâng cao năng suất lao động.
4.1.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Do đặc điểm vốn có của ngành xây dựng lắp đặt, các tài sản cố định của công ty cổ phần LILAMA 10 ngoài trụ sở làm việc, thiết bị quản lý, nhà phục vụ cho cán bộ công nhân viên của công ty, chủ yếu là các máy móc thiết bị thi công, các công trình đặc trưng có tính chất công việc mà công ty thực hiện như: máy khoan, máy tiện, máy cắt tôn, máy hàn, cần trục, máy lu, cần trộn bê tông, các phương tiện vận chuyển… TSCĐ của công ty chiếm một phần lớn trong tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Các tài sản cố định mà công ty đang sử dụng đều là tài sản cố định tự có, thuộc quyền sở hữu của công ty, do công ty mua sắm, xây dựng hình thành từ nguồn cấp vốn của công ty, cấp trên cấp, nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay.
Bảng 22: Tình hình tài sản cố định của công ty năm 2008
Số TT
Tên
Nguyên giá
Giá trị còn lại
đầu kỳ
số tiền khấu hao
cả năm
Giá trị còn lại
cuối kỳ
1
TSCĐ nguồn vốn ngân sách cấp
2
Nhà cửa vật kiến trúc
1.256.112.000
826.112.004
429.999.996
396.112.098
3
Máy móc thiết bị
12.967.001.252
231.415.331
210.938.549
20.476.782
4
Phương tiện vận tải, thiết bị truyến dẫn
6.824.705.006
436.002.251
223.061.779
212.940.472
5
Thiết bị dụng cụ quản lý
36.195.000
0
0
0
6
Tổng nguồn vốn ngân sách cấp
21.099.013.285
1.493.529.586
864.000324
629.529.262
7
TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn TBX
8
Nhà cửa vật kiến trúc
7.356.383.097
2.632.223.464
518.467.970
2.113.755.494
9
Máy móc thiết bị
14.249.864.088
4.136.903.615
2.373.446.003
1.763.457.612
10
Phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn
39.049.403.036
16.518.426.013
9.290.271.154
7.228.154.829
11
Thiết bị công cụ quản lý
690.935.705
193.850.200
91.040.028
102.810.172
12
Tài sản cố định khác
145.428.328
15.392.850
5.130.960
10.261.890
13
Tổng
61.492.059.308
23.496.796
12.278.356.145
11.218.439.997
14
TSCĐ thuê tài chính
1.471.069.228
1.034.565.794
490.266.708
544.299.086
15
Vay ngân hàng
1.674.971.928
1.256.228
558.323.808
697.904.764
16
TSCĐ vô hình
7.397.300.000
7.062.300.000
335.000.004
6.727.299.996
17
TSCĐ đã có đầu kỳ
93.134.449.222
34.334.420
14.525.496.898
19.817.473.105
18
TSCĐ tăng 2008
18.315.574.442
18.294.469
3.342.290.885
14.973.283.587
Bảng 23: Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu thuần
206.577.961.872
328.387.063.602
TSCĐ bình quân
85.737.149.221
104.052.723.663
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
2,41
3,16
Hệ số hao mòn TSCĐ
Hệ số trang bị TSCĐ
10.863.805
12.683.169
Hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2007 chỉ tiêu này là 2,41 lần tức là một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia tạo ra 2,41 đồng doanh thu thuần, năm 2008 đạt 3,16 tăng 0,75 tương ứng với 31,12%. Việc sử dụng tài sản cố định đạt hiệu quả ngày càng cao.
Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. giá trị này năm 2007 đạt hơn 10 triệu đồng, năm 2008 tăng lên hơn 12 triệu đồng. giá trị tài sản trang thiết bị trang bị ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng, điều này góp phần nâng cao năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực đầu vào, tránh lãng phí không sử dụng hết nguồn lực hiện có tại công ty.
4.1.6 Đánh giá khả năng sinh lời
4.1.6.1 Khả năng sinh lời của hoạt động
Bảng 24: Đánh giá khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu thuần
170.980.283.086
206.577.961.872
328.387.063.602
Lợi nhuận gộp
22.508.733.796
36.635.814.781
44.656.146.495
Lợi nhuận thuần
4.767.218.303
13.663.164.917
22.213.867.184
Tỷ lệ lợi nhuận gộp
13,16
17,73
13,60
Tỷ lệ lợi nhuận thuần
2,79
6,61
6,76
Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận gộp cho thâý sự hoàn hảo của công ty về mặt sản xuất và lưu thông cũng như khả năng tạo nguồn vốn bằng tiền và chỉ tiêu này càng tăng càng biểu hiện xu hướng tích cực. Nếu chỉ tiêu này giảm thì điều đó có nghĩa là khả năng sinh lợi thấp và nếu nó giảm nhiều thì chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp đang xuống cấp trầm trọng. Năm 2007 sau khi cổ phần hoá, khả năng sinh lợi của công ty tăng cao, biểu hiện sự hiệu quả cao của quá trình sản xuất kinh doanh, tác dụng tích cực của cổ phần hoá đến hoạt động sản xuất. năm 2008 chỉ tiêu này giảm khá mạnh, điều này là do sự mất ổn định của thị trường và của nền kinh tế. lam phát tăng cao dẫn đến chi phí các đầu vào tăng. Sau đó là sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn sử dụng chỉ số phản ánh lãi thuần là chỉ tiêu lợi nhuần thuần tính trên doanh thu = lợi nhuận thuần/ doanh thu thuần * 100%. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lãi thuần thu đươc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Con số này rất đáng quan tâm và có ý nghĩa lớn nếu ta so sánh với mức lợi nhuận thuần của năm trước. Sự thay đổi trong mức lợi nhuận có thể phản ánh những thay đổi về hiệu quả hoạt động, chính sách sản xuất sản phẩm và loại khách hàng mà công ty phục vụ. Đây cũng là thước đo chỉ dẫn về năng lực của công ty trong việc sáng tạo ra tiền lời và sức chống đỡ của họ với mức độ cạnh tranh. Qua bảng trên, tỷ lệ lãi thuần tăng đều sau 2 năm thực hiện cổ phần hoá và tăng rất lớn so với những năm trước cổ phần hoá. Năm 2008 là 6,76%, 2007 là 6,61 % tăng gần gấp 3 lần so với trước cổ phần hoá là 2,79% năm 2006. Điều này đảm bảo rằng năng lực và sức cạnh tranh của công ty là rất lớn.
4.1.6.2 Phân tích khả năng sinh lời kinh tế
Lợi nhuận thuần sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi doanh thu đã khấu trừ tổng chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp, còn gọi là lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế là lãi còn lại để phân chia lợi tức cổ phần do cổ đông và phần lợi nhuận lưu trữ để đầu tư. Khả năng sinh lời kinh tế là khả năng sinh lời của tổng tài sản hoặc tổng số vốn doanh nghiệp sủ dụng. Có nhiều cách đánh giá khả năng sinh lời kinh tế này. Thông thường để đánh giá ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Khả năng sinh lời kinh tế = lợi nhuận thuần/ tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn mà doanh nghiệp sử dụng ( vốn cố định + vốn lưu động) hay còn gọi là khả năng sinh lời của vốn đầu tư.
Bảng 25:
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Lợi nhuận thuần
22.213.867.184
13.663.164.917
Tổng tài sản
70.986.096.700
88.893.303.550
Khả năng sinh lời kinh tế
0,31
0,15
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần LILAMA 10
4.2.1 Ảnh hưởng của cổ phần hoá đến kết quả sản xuất kinh doanh
Tháng 1/2007 công ty chính thức chuyển hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Ngày 11 tháng 12 năm 2007 Công ty đã nhận được quyết định niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2007 Công ty chính thức niêm yết 9.000.000 cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch L10. Đây là một bước đi quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của Công ty cũng như tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán.
Thực hiện CPH là chuyến sang hình thức quản lý hiện đại hơn, năng động hơn. Trong CTCP tính tự chịu trách nhiệm được đề cao. Công ty Cổ phần LILAMA 10 khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức mới đã xác định rõ để công ty tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì toàn thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên lao động trong toàn công ty phải thực sự nhận thức được vai trò của bản thân mình đối với việc xây dựng công ty.
Cán bộ lãnh đạo thực sự quan tâm đến công ty vì đó chính là quan tâm đến quyền lợi của bản thân mình, lãi thì được hưởng lỗ thì phải chịu trách nhiệm. Sự nhiệt tình trong công việc toàn tâm lo cho sự phát triển của công ty của đội ngũ lãnh đạo và lao động trong công ty là một động lực đáng kể nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho công ty. Công ty luôn cố gắng xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các bộ phận, đưa hoạt động của nhà nước đi vào nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa các chức năng và các bộ phận nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong SXKD.
Một bộ phận khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch SXKD của công ty đó là cơ sở vật chất được trang bị của công ty. Những thay đổi đáng kể về quản lý, điều hành, những nâng cấp rõ rệt về cơ sở vật chất đã tạo một bộ mặt mới cho công ty, tinh thần lao động đóng góp cho công ty của cán bộ công nhân viên lao động đã thật sự có hiệu quả hơn nhiều, đây là điều kiện để nâng cao hiệu quả SXKD của công ty.
Sau 2 năm hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đặt ra, đó là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của toàn thể CBCNV Công ty, sự định hướng và chỉ đạo đúng đắn của HĐQT, các giải pháp điều hành năng động của Ban Tổng Giám đốc, sự kiểm soát tích cực của Ban kiểm soát. Công ty cổ phần LILAMA10 đã đạt được những kết quả hết sức khả quan, lợi nhuận tăng hơn 3 lần so với năm 2006.
4.2.2 Ảnh hưởng của quy mô sản xuât kinh doanh
Trong năm 2007 Công ty đã chế tạo thành công 04 cẩu giàn KC 50-42 tải trọng 50T với giá trị 4,37 tỷ đồng. Hiện nay Công ty đang thi công xây lắp nhiều công trình trên khắp cả nước như công trình Thuỷ điện: Sơn La, Bản chát, Plêikrông, Sêsan, Sêsan4, công trình nhiệt điện Uông bí, xi măng Thăng Long, Hải Phòng mới, nhà máy lọc dầu Qung Quất ... Đây có thể coi là bước trưởng thành vượt bậc của LILAMA 10 trong lĩnh vực chế tạo cơ khí. Hai cổng trục này hiện đã được lắp đặt tại khu Tổ hợp thiết bị và gia công cơ khí phục vụ cho việc chế tạo và lắp đặt các thiết bị của dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La - nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á. Song song với thuỷ điện Sơn La, LILAMA 10 còn lắp đặt thiết bị thuỷ lực cho Nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt (Thanh Hoá), chế tạo và lắp đặt thiết bị Nhà máy thuỷ điện Pleikrông, Sê San 3, Sê san4, Srêpôk3… Ngoài lĩnh vực thuỷ điện, 9 tháng qua LILAMA 10 cũng đã thành công trên nhiều lĩnh vực khác như xi măng, lọc dầu, nhiệt điện.....Cùng với LILAMA 18, LILAMA 10 đã chế tạo và lắp đặt hàng ngàn tấn thiết bị phi tiêu chuẩn cho Nhà máy xi măng Kam Pot (Campuchia), công suất 1 triệu tấn /năm. Tháng 9 vừa qua, nhà máy đã đốt lò và cho ra sản phẩm clinler với chất lương tốt được chủ đầu tư là Công ty vật liệu và sản phẩm bê tông Thái Lan (SCG) đánh giá cao. Mới đây, LILAMA 10 đã ký hợp đồng gói thầu 1,2,3,4 với Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam trị giá hơn 160 tỷ để chế tạo, lắp đặt bồn bể, ống kết cấu thép và thiết bị cơ khí cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất…Là doanh nghiệp thành viên của LILAMA, sau gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển với hơn 2.000 kỹ sư và công nhân lành nghề, chuyên nghiệp luôn tiếp cận nhanh với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, LILAMA 10 đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xây lắp và chế tạo thiết bị, đặc biệt là trong lĩnh vực thuỷ điện. Nhiều công trình quan trọng của đất nước đã gắn liền với tên tuổi của LILAMA 10 như thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Yalay, thuỷ điện Vĩnh Sơn, Cần Đơn, xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai, Nghi Sơn, đường dây 500 KV, Trạm phát sóng Tam Đảo, Nhà máy đường Lam Sơn, Nhiệt điện Phả Lại 2, Nhiệt điện Na Dương. Đặc biệt, LILAMA 10 đã cùng với các doanh nghiệp của LILAMA lần đầu tiên ở Việt Nam đảm nhận vai trò tổng thầu EPC Dự án nhiệt điện đốt than Uông Bí mở rộng công suất 300 MW, nhiệt điện Cà Mau công suất 1.500 MW, nhiệt điện Nhơn Trạch và đã góp phần đưa Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng vào vận hành vượt công suất thiết kế, điều mà chưa một doanh nghiệp nào ở Việt Nam làm được.
Để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của Công ty theo hướng đa ngành, đa nghề, tối đa hoá lợi ích của khách hàng và các cổ đông, góp phần đưa LILAMA trở thành tập đoàn công nghiệp mạnh, LILAMA 10 đã chuyển hướng sang đầu tư các dự án thuỷ điện: Dự án thuỷ điện Nậm Công 3 (Sơn La), công suất 8 MW với tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng, góp vốn đầu tư thuỷ điện Hủa Na (Nghệ An), công suất 180 MW với mức đầu tư 4.332 tỷ đồng. Dự kiến, hai nhà máy thuỷ điện này sẽ khởi công vào cuối năm nay và sẽ phát điện sau đó hai năm. LILAMA 10 cũng đã quyết định đầu tư vào Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị LILAMA ( UDC); Dự án xây dựng trụ sở văn phòng cho thuê và một số dự án khác. Theo ông Trần Đình Đại, Tổng giám đốc LILAMA 10: Đây là những dự án rất khả thi sẽ góp phần làm tăng uy tín và thương hiệu LILAMA 10.
Có thể nói, ngót nửa thế kỷ phấn đấu bền bỉ cho thương hiệu LILAMA 10, đến nay doanh nghiệp này đã rất nổi tiếng, là địa chỉ tin cậy của các đối tác trong và ngoài nước. Người lao động của LILAMA 10 có thu nhập vào loại cao nhất của LILAMA và ngày càng gắn bó với Công ty. LILAMA 10 đã trả cổ tức cho các cổ đông là 14%. Cổ phiếu của LILAMA 10 trên thị trường OTC cao nhất trong các công ty thuộc tổng công ty LILAMA.
4.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty sau khi cổ phần hoá
4.3.1 Thuận lợi
Công ty cổ phần là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được ưa chuộng nhất thế giới. So với các hình thức công ty hợp doanh, công ty tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn thì hình thức công ty cổ phần có nhiều lợi thế hơn. Chính vì vậy mà sau khi cổ phần hoá, công ty cổ phần LILAMA 10 có được rất nhiều những thuận lợi.
Có thể huy động vốn nhanh và dễ dàng hơn. Vì do đặc điểm của công ty cổ phần là các cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, điều này rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Bởi vì, việc đầu tư vào các công ty với trách nhiệm hữu hạn như vậy sẽ ít rủi ro hơn là đầu tư vào các loại hình công ty khác. Bên cạnh đó công ty còn dế dàng huy động vốn trong công chúng bằng cách phát hành cổ phiếu ra thị trường. do vậy mà công ty có khả năng thực hiện được các dự án kinh doanh, các công trình có vốn đầu tư lớn.
Cổ phiếu công ty có tỷ suất lợi nhuận cao, được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên có thể dễ dàng chuyển nhượng quyền sở hữu qua việc mua bán cổ phiếu trên thị trường mà không cần thay đổi tổ chức công ty. Cổ phiếu có thể dễ dàng được chuyển đổi thành tiền, sự dễ dàng chuyển đổi chủ sở hữu của các cổ phần này giúp tăng cường sự đảm bảo cho công ty tồn tại và phát triển lâu dài.
4.3.2 Khó khăn
Tuy nhiên sau khi cổ phần hoá công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Chi phí cho việc chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoá là cao và chi phí điều hành công ty sau cố phần hoá là tốn kém hơn so với trước đây. Chính vì vậy mà công ty luôn luôn chú trọng thực hiện tôt nhất các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính của công ty bị hạn chế hơn do hàng quý hàng năm công ty phái công khai báo cáo tài chính, báo cáo với các cổ đông về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty. Một vấn đề nữa đó là phần lớn các cổ đông đều không có kiến thức về kinh doanh và không hiểu biết lẫn nhau. số lượng cổ đông lớn cũng dẫn đến sự phân hoá kiểm soát và tranh chấp về quyền lợi giữa các nhóm cổ đông.
4.4 Đinh hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty
Để góp phần thực hiện mục tiêu đưa Tổng công ty lắp máy Việt Nam trở thành tập đoàn công nghiệp xây dựng, nhà thầu chính theo hình thức (EPC), Công ty cổ phần LILAMA10 không ngừng phấn đấu là một trong những đơn vị thành viên hàng đầu với phương châm thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đầu tư vào các dự án điện ( thủy điện Nậm Công 3, thủy điện Hủa Na), bất động sản, dịch vụ khác...
Chiến lược phát triển đến năm 2010 với những chỉ tiêu cụ thể như sau:
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Năm
2009
2010
1
Tổng giá trị sản lượng
550.000
620.000
2
Tổng giá trị doanh thu
450.000
780.000
3
Nộp ngân sách
14.815
18.000
4
Lợi nhuận trước thuế
24.140
31.000
5
Thu nhập bình quân đồng/tháng
2.800
3.200
Kế hoạch SXKD năm 2009
Giá trị sản lượng 550,2 tỷ đồng
Doanh thu 450,2 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế 28,5 tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế 24,5 tỷ đồng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 6,33%
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 31,67%
Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản 240 tỷ đồng
Lao động bình quân 2593 người
Nộp ngân sách 14,8 tỷ đồng
Đơn gía tiền lương 320 đồng/ 1000 đồng doanh thu
Tiền lương/ người/ tháng 2,9 triệu đồng
Kế hoạch trả cổ tức 14,5%
4.5 Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trường hiện nay, mọi doanh nghiệp đều hướng tới lợi nhuận, thước đo cuối cùng phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó để tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh thì doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì công ty phải dùng mọi cách để khai thác triệt để các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tiền vốn, lao động, các yếu tố khác và sử dụng chúng một cách hợp lý, tiết kiệm, để mang lại lợi nhuận tối đa. Như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, tổ chức hành chính, tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại... tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phải thể hiện ở hiệu quả về kinh tế và hiệu quả về xã hội. Không nên quá quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà gây ra những vấn đề về mặt xã hội của quốc gia. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần LILAMA 10 kết hợp những kiến thức được trang bị ở nhà trường, đã phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
4.5.1 Giải pháp về vốn và tài chính
Cũng như hầu hết các CTCP khác sau khi CPH vấn đề lớn đặt ra đối với Công ty Cổ phần LILAMA 10 là vốn để phục vụ cho hoạt động SXKD. Không như khi còn là DNNN, việc thu hút vốn nhất là nguồn vốn vay khó khăn hơn nhiều, nguồn vốn kinh doanh thì chưa thể đáp ứng được các hoạt động SXKD, nhất là khi muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị mới. Vậy để đảm bảo lượng vốn phục vụ cho kế hoạch SXKD đạt kết quả.
Từng bước cơ cấu lại hoạt động SXKD bằng việc thay đổi cơ cấu doanh thu theo nguyên tắc đầu tư vốn theo hướng vào các, làm tỷ suất lợi nhuận tăng và ổn định đổi mới phương tiện, trang thiết bị hiện đại làm tăng chất lượng các công trình và giảm thời gian thi công nhằm tăng doanh thu, điều chỉnh cơ cấu phân bổ nguồn vốn cho các công trình. Không nên đầu tư quá dàn trải, hơn nữa còn gây thất thoát một lượng vốn lớn mà kết quả lại không cao, chất lưọng phương tiện vận tải, trang thiết bị phục vụ hoạt động SXKD không được cải thiện. Tóm lại cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn, thực hiện nghiệp vụ quản lý thu chi tiền tệ, đảm bảo thúc đẩy các hoạt động SXKD.
Thực hiện tốt hơn nữa công tác kế toán, hoàn thành tốt việc tổng hợp tốt kết quả SXKD, phản ánh đúng kết quả đạt được trong từng kỳ hạch toán. Lập báo cáo kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện để đảm bảo cân đối giữa kế hoạch và những điều kiện, nguồn lực hiện có của công ty trong thời kỳ đó. Ghi chép phản ánh kịp thời có hệ thống diễn biến nguồn vốn cung cấp, vốn vay, công tác này của công ty còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng cán bộ không nắm rõ tình hình thực hiện kế hoạch đến đâu, nguồn vốn có được sử dụng đúng và thật sự hiệu quả không. Bên cạnh đó cần theo dõi chặt chẽ công nợ của công ty, phản ánh đề suất thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. Nắm được tình hình công nợ là rất quan trọng, cần thiết cho việc xác định tình hình vốn của công ty phục vụ cho hoạt động SXKD như thế nào. Để mục tiêu cuối cùng đạt được là tiết kiệm tới mức có thể, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
Bên cạnh đó, công ty nên tích cực xây dựng mối quan hệ với các ngân hàng, nhất là những ngân hàng mà công ty tiến hành hoạt động vay vốn như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân Hàng Công thương bằng các hành động cụ thể như trả lãi đúng và đủ thời hạn, cung cấp thông tin tài chính lành mạnh và minh bạch, tạo lòng tin cho các ngân hàng thì việc vay vốn sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD còn chính là nâng cao hiệu quả từng bộ phận vốn lưu động và vốn cố định.
Đối với vốn lưư động
- Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hang hoá trong mức cho phép ở các khâu của quá trình sản xuất mà không cần tăng thêm hoặc ít tăng quy mô VLĐ.
+ Tăng tôc độ luân chuyển vốn trong khâu dự trữ căn cứ vào nhu cầu nguyên vật liệu đã xác định và tình hình cung cấp vật tư nhằm tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ kịp thời giải quyết vật tư ứ đọng để giảm vốn ở khâu này.
+ Đối với khâu sản xuất, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại để rút ngắn thời gian hoàn thành một công trình.
Thường xuyên đôn đốc khách hàng thanh toán theo thời hạn trên hợp đồng, cần có chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý nhằm rút ngắn kỳ hạn thu tiền. lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng dây dưa trong thanh toán.
Lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường về mẫu mã, chất lượng, giá cả, thị hiếu. Cũng cần đa dạng hoá về mặt hàng kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước.
Tăng cường quản lý tại các tổ đội, chi nhánh.. tránh bị chiếm dụng.
Theo dõi và quản lý hàng hoá, nguyên liệu vật tư tồn kho, phân loại hàng tồn kho để kịp thời xử lý hàng ứ đọng kém phẩm chất để giải phóng vốn.
* Đối với vốn cố định
Nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, áp dụng các kỹ thuật xây dựng, lắp máy tiên tiến nhất để rút ngắn thời gian thi công tại các công trình.
Tăng tối đa khối lượng các công trình nhằm khai thác tối đa công suất hoạt động của máy móc thiết bị nhằm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xây dựng cơ cấu hợp lý, xu hướng chung cơ cấu TSCĐ biến động được đánh giá là hợp lý khi:
+ Xét trong mối quan hệ giữa TSCĐ đang dùng và TSCĐ chưa cần dùng, không cần dùng và chờ thanh lý thì TSCĐ đang dùng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng, còn TSCĐ chưa cần dùng, không cần dùng, chờ thanh lý phải chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
+ Xét trong mối quan hệ giữa TSCĐ đang dùng vào SXKD và dùng ngoài SXKD thì TSCĐ dùng vào SXKD chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, còn TSCĐ dùng ngoài SXKD phải chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng.
+ Là doanh nghiệp xây dựng lắp máy nên thiết bị máy móc phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên, có như vậy mới tăng được năng lực sản xuất của doanh nghiệp và các loại TSCĐ khác phải tăng theo quan hệ cân đối với máy móc thiết bị sản xuất.
Cần tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp đúng định kỳ để duy trì năng lực TSCĐ hoặc thay thế những TSCĐ hoạt động công suất thấp, kém hiệu quả. Nếu nâng cấp sửa chữa lớn TSCĐ thì phải xác định mức vật tư hao phí hợp lý cho quá trình sửa chữa.
Lựa chon phương pháp khấu hao phù hợp với giá trị hao mòn đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư vào TSCĐ. Đối với những TSCĐ có giá trị lớn, hao mòn vô hình lớn cần sử dụng phương pháp khâu hao nhanh hoặc kết hợp giữa khấu hao nhanh ở thời gian đầu và khấu hao bình quân ở thời gian sau. Ngoài ra cần phải sử dụng nguồn khâu hao linh hoạt có hiệu quả như cho vay, liên doanh, mua cổ phiếu, nhằm kịp thời tái đầu tư, đổi mới TSCĐ.
Đối với máy móc thiết bị dự trữ lớn hơn nhu cầu cần thay thế thì doanh nghiệp cần tính toán, so sánh giữa giá trị bán đi hiện tại với giá phải mua trong tương lai, nếu chi phí mua trong tương lai lớn hơn so với giá trị hiện tại cộng với lãi trả tiền vay ngân hàng thì mới giữ lại. Ngược lại nếu nhỏ hơn thì công ty nên bán đi, khi nào cần sử dụng mới mua. Như vậy không những không bị ứ đọng vốn mà còn phòng khi có sự đổi mới thiết bị hay hao mòn vô hình mà doanh nghiệp chưa tính đến.
Thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, có biện pháp bảo toàn VCĐ.
4.5.2 Giải pháp về lao động
Lao động hoạt động trong Công ty Cổ phần LILAMA 10 mang những đặc trưng riêng, nhất là những lao động trực tiếp trong các công trình. Môi trường lao động biến đổi ở diện rộng và bị rất nhiều nhân tố tác động và hiện nay nhìn chung trình độ lao động của công ty chưa cao. Để đảm bảo kế hoạch về lao động và hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động SXKD thì doanh nghiệp cần chú ý đến một số điểm sau:
Chú trọng đến công tác tuyển dụng lao động đầu vào nhất là đối với các công trình trọng điểm vì đặc điểm của loại lao động này là cần có tay nghề và kinh nghiệm nhất định, tay nghề càng cao càng được ưu tiên, bên cạnh cần có những yêu cầu về sức khoẻ để đảm bảo tiến độ thi công các công trình. tuyển dụng lao động phải mang tình khách quan.
Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các khoá đào tạo nâng cao trinh độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề.
Điều chỉnh cơ cấu giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động đã qua và chưa qua đào tạo một cách hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ cụ thể, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế tại công ty. Bố trí lao động được đánh giá là hợp lý khi: số lao động trực tiếp, lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên về tỷ trọng còn số lao động gián tiếp và lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về số tỷ trọng nhằm nâng cao năng suât và chất lượng lao động.
Quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc vào trình độ khai thác và quản lý lao động, nhờ vào các biện pháp động viên cổ vũ tinh thần người lao động. Muốn người lao động quan tâm đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải làm cho lợi ích người lao động gắn với lợi ích của công ty. Khi đưa ra phương án sản xuất kinh doanh mới nên thảo luận lấy ý kiến của người lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động tạo không khí làm việc vì công ty, đảm bảo năng suất lao động. Đào tạo và đào tạo lại lao động phù hợp với yêu cầu của công ty, gồm đào tạo chính quy và đào tạo phi chính quy, nhằm nâng cao trình độ nhất là những người thuộc bộ phận quản lý; có kế hoạch đào tạo tay nghề cho công nhân kỹ thuật tạo nguồn nhân lực đảm bảo kế hoạch SXKD luôn được thực hiện với năng suất lao động cao và ổn định. thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật một cách rõ ràng và kịp thời nhằm động viên cũng như nâng cao ý thức kỷ luâtj của người lao động, giúp họ thấy được vai trò và ý thức trách nhiệm của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty phải khuyến khích và phát huy sáng kiến của cán bộ công nhân viên, tạo ra bầu không khí thi đua vui vẻ, hợp tác và tinh thần trách nhiệm nhằm đưa NSLĐ tăng cao.
Tăng cường công tác an toàn lao động, an toàn trật tự, phòng cháy chữa cháy.
Doanh nghiệp cũng nên chú ý xây dựng văn hoá doanh nghiệp, công ty có đặc điểm hoạt động SXKD diễn ra trên địa bàn rộng, các công trình xây lắp trên địa bàn khắp cả nước, công việc hầu như là tách biệt nhau và tách biệt với khu điều hành. Cần xây dựng một môi trường làm việc hài hoà, ổn định và tinh thần tự giác cao nhằm khai thác được sức mạnh tập thể và sự lao động sáng tạo, điều mà hiện nay công ty vẫn làm chưa tốt, chưa phát huy được hết tiềm năng về lao động của công ty.
Giải quyết hài hoà mối quan hệ đối kháng giữa cổ đông- người lao động và người quản lý. Đây là một vấn đề nan giải mà hầu hết các CTCP đều mắc phải và cần có phương hướng cụ thể cho việc giải quyết mối quan hệ này. Những cổ đông không phải là lao động hay quản lý công ty thì chỉ quan tâm đến lợi tức cổ phiếu, người lao động và bộ phận cán bộ quản lý ngoài vấn đề lợi tức cổ phiếu còn quan tâm đến sự phát triển của công ty, đến hiệu quả hoạt động SXKD của công ty. HĐQT cần mở rộng quyền ra nhập công ty với người lao động, có chế độ bán cổ phiếu hoặc trái phiếu có chuyển đổi cho người lao động và người quản lý với giá ưu đãi. Có chế độ thưởng thoả đáng từ nguồn lợi tức sau thuế cho người lao động và người quản lý căn cứ vào mức đóng góp của họ đối với công ty.
4.5.3 Tối thiểu hoá các chi phí nhằm tăng lợi nhuận tương quan
Chi phí kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình SXKD, chỉ tiêu lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để có lợi nhuận công ty cần đầu tư, có chiến lược kinh doanh cụ thể và khả quan phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. Tức là bỏ ra lượng chi phí nhỏ trong giới hạn để có được mức lợi nhuận tốt nhất.
Tận dụng các nguồn nguyên liệu một cách hợp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, thường xuyên giám sát và có những biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công nhân viên làm việc tại bộ phận phân xưởng, kho vật tư tránh tình trạng hao hụt, mất mát, sử dụng lãng phí vật tư. Cấn lựa chọn nguồn cung ứng vật tư gần nhất với giá cả hợp lý nhằm giản thiểu chi phí vận chuyển.
Sử dụng tiết kiệm quỹ tiền lương, xây dựn quy chế tiền lương, tiền thưởng hợp lý kích thích NSLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khai thác công suất hoạt động của máy móc thiết bị một cách tối đa, trích khấu hao ở mức hợp lý, không nên sử dụng những dây chuyền máy móc thiết bị lạc hậu làm giảm năng suất nhằm giảm chi phí khấu hao.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh cần sử dụng tiết kiệm các chi phí trong quản lý, chi phí dịch vụ, chi phí khác bằng tiền khác để giảm tỷ trọng của nó trong tổng ch SXKD. Đối với công ty bộ phận chi phí này trong tổng chi phí SXKD chiếm tỷ trọng khá lớn.
Cần nhanh chóng nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết phục cụ công tác quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, Xây dựng lại Website, in ấn catalog, xây dựng phương án quảng bí thương hiệu LILAMA nhằm đưa các thông tin của công ty đến gần các nhà đầu tư hơn.
Ngoài ra cần củng cố và tăng cường công tác báo cao thống kê, kiểm kê theo quy định của công ty.
Tóm lại, cần thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh để tìm ra những nhân tố tác động tích cực cần phát huy, những yếu tố tác động tiêu cực cần khắc phục, từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm mang lai hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.
4.5.4 Giải pháp đối với HĐQT
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc điều hành của Tổng Giám đốc trong hoạt động SXKD, thực hiện các chế độ chính sách của Nhà Nước cũng như các Nghị quyết, quyết định của HĐQT. Thực hiện tốt công tác quản lý các mặt hoạt động của công ty để trên cơ sở đó điều hành các mặt SXKD sát với tình hình thực tế và đạt hiệu quả cao nhất.
Tiếp tục kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy chế đã ban hành, chỉ đạo soạn thảo để ban hành quy chế quản lý cần thiết. Xem xét các kiến nghị của Tổng Giám đốc để có sự điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của các quy chế đã ban hành cho phù hợp với yêu cầu của SXKD.
Chỉ đạo bộ máy quản lý và điều hành của công ty nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch của năm 2009. Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đảm bảo đủ năng lực để thực hiện tốt các dự án trong giai đoạn tới. Sử dụng nguồn tài chính hợp lý và hiệu quả. sử dụng linh hoạt công cụ nợ trong cân đối để giảm chi phí sử dụng vốn cũng như tăng hiệu quả đầu tư. Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phân phối tiền lương theo hướng gắn thu nhập với hiệu quả và khối lượng công việc thực hiện, dùng tiền lương là công cụ đòn bẩy trong việc thúc đẩy tăng năng suất và chất lượng công việc. Tiếp tục chỉ đạo công tác liên doanh góp vốn thành lập Công ty cổ phần,tìm kiếm việc làm ở nước ngoài như CANADA, Thái Lan, Quarta … Đầu tư chiều sâu tăng cường năng lực, phương tiện thiết bị phục vụ thi công với giá trị 30,229 tỷ đồng Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình thủy điện Nậm Công 3: Thực hiện thi công 82 tỷ đồng. Mặc dù dự án đang gặp khó khăn do việc biến động giá ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng đã ký kết của các nhà thầu và tiến độ thi công chung của dự án. Tìm kiếm thêm một số dự án thuỷ điện từ 10 đến 30MW để đầu tư…
Phần V KẾT LUẬN
Một trong những giải pháp để cải cách DNNN trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là CPH. Quá trình cải cách DNNN nói chung và CPH nói riêng là một vấn đề nhạy cảm và khó khăn về cả mặt kinh tế và mặt tư tưởng văn hoá xã hội. Nhưng những kết quả của các công ty giai đoạn hậu CPH đã khẳng định tính đúng đắn của con đường mà Nhà nước ta đã lựa chọn.
Khía cạnh quan trọng thể hiện tính đúng đắn đó chính là hiệu quả hoạt động SXKD của các CTCP, sự so sánh đối chiếu với các DNNN trước khi CPH làm nổi bật lên vấn đề đó. Công ty Cổ phần LILAMA 10 là một trong những doanh nghiệp tiến hành CPH và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế còn rất nhiều vấn đề bất cập trong CTCP cần điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn CPH. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề đánh giá đúng năng lực SXKD của công ty; chấn chỉnh ý thức làm việc, xử lý tình huống của cán bộ công nhân viên, nhất là bộ phận lao động trực tiếp, thực hiện hợp lý hơn cơ chế khoán của công ty cho phù hợp với đặc điểm lao động và hoạt động của công ty. Về phía nhà nước cần hoàn thiện và cụ thể các cơ chế nhất là cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp CPH, . Định rõ quyền hạn và danh giới của nhà nước trong CTCP.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
Lưu Thị Hương, 2005. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản thống kê.
Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, 2000. Đọc, lập và phân tích báo cáo tài chính trong công ty cổ phần, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Đoàn Văn Hạnh, 1998. Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, NXB Thống kê.
Phạm Ngọc Kiểm, 1999. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Thi Gái, 2000. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Hùng, 1998. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê, TP HCM.
PGS.T.S Hoàng Công Thi và T.S Phùng Thị Đoan, 1992. Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, NXB Chính Trị quốc gia, Hà Nội.
PGS.TS Trần Đình Ty, “Doanh nghiệp sau cổ phần hoá: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Kinh tế và dự báo- Hà Nội, số tháng 11/2005.
Phạm Tuấn Anh, “Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá”. Tạp chí Quản lý nhà nước, Hà Nội- số 116 tháng 09/2005.
Dương Văn Chung, 2003, Luận án tiến sĩ. Nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN xây dựng giao thông.
Trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
khoa kÕ to¸n vµ qu¶n trÞ kinh doanh
¶
LuËn v¨n
Tèt nghiÖp ®¹i häc
§Ò tµi
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10”
Gi¸o viªn híng dÉn : PGS.TS. KIM THÞ DUNG
Sinh viªn thùc hiÖn : HOµng KIM THOA
Líp : KE C – K50
Hµ Néi - 2009
Môc lôc
Danh môc b¶ng
Bảng 01: kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 38
Bảng 02: Kết cấu lao động của công ty 38
Bảng 03: Cơ cấu cổ phần trước khi niêm yết 39
Bảng 04: Danh sách một số cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ 39
Bảng 05: Kết cấu tài sản cố định của công ty 2006 – 2007 40
Bảng 06: Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 44
Bảng 07: Phân tích biến động các chỉ tiêu chung của công ty 45
Bảng 08: Tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của công ty 47
Bảng 09: Phân tích biến động một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng một số bộ phận CP SXKD của công ty 48
Bảng 10: phân tích cơ cấu nguồn vốn 52
Bảng11: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn SXKD của công ty 54
Bảng 12: Phân tích biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD 55
Bảng 13: Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty 56
Bảng 14: Bảng phân tích biên động các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VLĐ của công ty 57
Bảng 15: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty 58
Bảng 16: Bảng phân tích biên động các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả VCĐ của công ty 58
Bảng 17: Cơ cấu lao động của công ty 60
Bảng 18: Quỹ lương phân bổ trong 2 năm 2006 và 2007 61
Bảng 19: Doanh thu và tiền lương bình quân năm 2006 và 2007 61
Bảng 20: 62
Bảng 21: Các chỉ tiêu biến động rõ rệt, tăng lên theo thời gian. 63
Bảng 22: Tình hình tài sản cố định của công ty năm 2008 65
Bảng 23: Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty 66
Bảng 24: Đánh giá khả năng sinh lời 66
Bảng 25: 68
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SXKD : Sản xuất kinh doanh
CPH : Cổ phần hoá
CTCP : Công ty cổ phần
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
TSCĐ : Tài sản cố định
HĐQT : Hội đồng quản trị
VCĐ : Vốn cố định
VLĐ : Vốn lưu động
GTSX: Giá trị sản xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60. Luận văn 15.04.doc