Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH vận tải Phú Minh

Để việc sử dụng vốn của Công ty ngày càng hiệu quả cao thì Công ty không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: - Đối với Công ty: Cần có những biện pháp tích cực từng bước đổi mới công nghệ thiết bị phương tiện, khai thác có hiệu quả tiềm năng kỹ thuật hiện có như việc huy động tối đa các tài sản cố định tham gia quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời thường xuyên có những biện pháp kỹ thuật để đảm bảo và nâng cao năng suất hoạt động của máy móc. Công ty phải luôn đáp ứng yêu cầu về cung cấp dịch vụ hàng hóa nhất là việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ mọi lúc mọi nơi. Do vậy cần phải có kế hoạch thật khoa học cho đội xe, đảm bảo cho cộng việc không bị chồng chéo ùn tắc. Công ty cần có những chính sách khích lệ những cán bộ công nhân có năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến áp dụng vào hoạt động kinh doanh không ngừng tăng cường công tác quản lý đảm bảo an toàn trong suốt quá trình kinh doanh. - Đối với Nhà nước: Cần phải tạo ra môi trường pháp luật tốt làm tiền đề, cơ sở cho sự ổn định xã hội. Muốn vậy cần phải xác định các bộ luật và hoàn thiện nó để tạo hành lang an toàn cho các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển đúng hướng. Thủ tục hành chính cũng được cải tổ sao cho gọn nhẹ rõ ràng thuận lợi.

doc89 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH vận tải Phú Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n được Công ty thanh lý như đã nói ở trên đã làm cho giá trị tài sản cố định giảm 11,90%. Tuy nhiên trong cơ cấu tổng số thì nhà lại đang giảm dần (từ 16,27% năm 2006 xuống 14,21% năm 2007 và 9,39% năm 2008).Vì đối với một công ty vận tải thì phần lớn mặt bằng của Công ty được dùng làm bến bãi để xe. Giá trị máy móc thiết bị của Công ty tăng lên với tốc độ thấp bình quân 3 năm là 3,92% và nó cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số năm 2006 (42,55%) và giảm dần trong các năm sau (năm 2007 chiếm 36,01% và là 29,10% năm 2008). Nguyên nhân là do trong 3 năm qua Công ty chủ yếu đầu tư nâng cấp kỹ thuật cho máy móc, không đầu tư máy móc mới, tập trung vốn cho những mục đích khác của Doanh nghiệp. Thết bị dụng cụ quản lý của Công ty chủ yếu là máy móc truyền tin, thiết bị quản lý. Trong mấy năm gần đây Công ty đã chú trọng đầu tư đến nhóm TSCĐ này nên tốc độ tăng bình quân của nó là10,43% nhưng dụng cụ quản lý lại chiếm một cơ cấu nhỏ trong tổng số (chiếm 4,2% năm 2006, chiếm 3,31% năm 2007 và là 3,28% năm 2008). Tóm lại do có sự biến động của từng loại TSCĐ cho nên cơ cấu TSCĐ qua các năm có sự thay đổi. Tỷ trọng phương tiện vận tải ngày một tăng lên trong cơ cấu tổng số TSCĐ dùng trong kinh doanh, đây là một biểu hiện có lợi cho hoạt động kinh doanh của một Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải. Phân tích cơ cấu và sự biến động của TSCĐ suy cho cùng mới chỉ là nói đến mặt lượng của TSCĐ. Trên thực tế, TSCĐ mới hay cũ có ảnh hưởng rât lớn đến sản xuất kinh doanh. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải tiếp tục nghiên cứu tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. 4.3.1.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ Để thấy rõ tình trạng kỹ thuật của TSCĐ mới hay cũ thường sử dụng chỉ tiêu hệ số hao mòn. Chỉ tiêu này có thể tính chung cho toàn bộ TSCĐ cũng có thể tính riêng cho từng loại TSCĐ. Nó được so sánh bằng số tiền khấu hao đã trích so với nguyên giá TSCĐ. Hệ số hao mòn càng lớn chứng tỏ TSCĐ của Công ty càng cũ. Bằng cách so sánh hệ số hao mòn của toàn bộ cũng như của từng loại TSCĐ qua các năm tại Công ty TNHH Vận tải Phú Minh chúng ta sẽ thấy được sự biến động về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ở Công ty. Trên cơ sở đó quyết định đầu tư cơ bản cho hợp lý. Tình trạng kỹ thuật TSCĐ cả Công ty được thể hiện qua bảng 8. Qua bảng 8 cho ta thấy hệ số hao mòn TSCĐ là thấp và tăng lên từ 0,04 năm 2006 lên 0,48 năm 2007 và năm 2008 hệ số hao mòn đó là 0,4. Như vậy TSCĐ của Công ty hầu như là còn mới, số khấu hao rồi còn ít. Qua bảng hệ số hao mòn các loại TSCĐ như nhà của, máy móc thiết bị,.. năm sau đều cao hơn năm trước. Điều này cho thấy sự chậm sửa chữa đổi mới loại TSCĐ. Còn phương tiện vận và dụng cụ quản lý thì hệ số hao mòn tăng lên trong 2 năm 2006 và 2007, sang năm 2008 hệ số hao mòn hai loại TSCĐ của Công ty lại giảm đi cho thấy sự tích cực của Công ty trong việc đầu tư đổi mới chúng. Đặc biệt là phương tiện vận tải, hệ số hao mòn năm 2006 là 0,11, năm 2007 là 0,92 thì năm 2008 lại xuống có 0,59%. Các TSCĐ khi sử dụng hay không sử dụng thì chúng đều bị hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hinh.Do vậy khi mà các loại TSCĐ của Công ty còn mới, Công ty cần phải huy động tối đa năng lực công suất của chúng vào quá trình hoạt động kinh doanh mình, đồng thời phải chú trọng việc đổi mới TSCĐ để nâng cao năng lực năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường. Bảng 8: Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ trong kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Phân loại TSCĐ Nguyên giá Số tiền trích khấu hao Hệ số hao mòn 2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008 TSCĐ dùng cho SXKD 2188,703 2592,224 3455,714 79,424 1248,876 1397,881 0,04 0,48 0,40 - Nhà cửa 356,190 368,211 324,390 2,.90 43,021 63,919 0,06 0,11 0,19 - Máy móc thiết bị 93,.310 933,429 1005,691 48,44 82,658 119,32 0,05 0,09 0,12 - Phương tiện vận tải 801,201 1204,703 2012,311 88,88 1105,638 1194,338 0,11 0,92 0,59 - Dụng cụ quản lý 92,922 85,81 113,322 9.01 17,559 20,304 0,10 0,21 0,18 4.3.2. Phân tích tình hình khấu hao của Công ty Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dich dần giá trị hao mòn của TCĐ trong quá trình sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Đây là việc tính toán và phân bổ giá trị ban đầu (nguyên giá) của TSCĐ vào chi phí kinh doanh một cách có hệ thống theo các phương pháp thích hợp. Hàng năm doanh nghiệp phải trích từ tiền thu bán sản phẩm, để thu hồi lại giá trị khấu hao TSCĐ. Vì vậy có thể nói rằng khấu TSCĐ là việc trích một phần tiền thu bán sản phẩm để thu hồi giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tạo thành nguồn vốn để tái tạo sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng. Số tiền khấu hao hàng năm được trích từ tiền thu bán sản phẩm và được tích lũy từ quỹ khấu hao TSCĐ của Doanh nghiệp. Quỹ này là một phần nguồn tài chính quan trọng để mua sắm và xây dựng TSCĐ. Tuy nhiên khi chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ, các doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt cho các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính khấu hao TSCĐ về nguyên tắc phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và đảm bảo thu hồi giá trị vốn đầu tư ban đầu. Điều này đòi hỏi vừa phải đảm bảo tính chinh xác, hợp lý của giá thành sản phẩm, vừa hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, lại vừa đảm bảo toàn vốn cố định cho doanh nghiệp. Nếu khấu hao ít hơn giá trị hao mòn sẽ dãn đến không thu hồi đủ vốn, không bảo toàn được vốn, tạo ra sự lỗ thật lãi giả trong doanh nghiệp vì doanh nghiệp sẽ mất dần vốn. Ngược lại nếu khấu hao nhiều hơn giá trị hao mòn sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng, lợi nhuận giảm và thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều đó làm ảnh hưởng đến đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Vì vậy khấu hao TSCĐ đầy đủ và hợp lý có ý nghĩa kinh tế quan trọng với doanh nghiệp. Để thấy rõ Công ty đã trích khấu hao như thế nào có đúng với quy định của Nhà nước hay không cần phải được nghiên cứu và đánh giá một cách đúng đắn. Tùy theo từng loại TSCĐ mà tỷ lệ khấu hao khác nhau. Tuy nhiên Công ty đều áp dụng phương pháp khấu hao bình quân. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay theo quyết định 166/BTC ban hành ngày 30/12/1999 về chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp. Tức là mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm được tính theo công thức: MKH = Nguyên giá Và TKH (%) = MKH X 100 Năm sử dụng Nguyên giá Đối với thiết bị mà mua bằng tiền vay thì Công ty khấu hao theo khế ước vay và giấy nhận nợ vay. Nếu TSCĐ được mua bằng tiền vay thì Công ty sẽ khấu hao nhanh để trả nợ tiền vay. Ví dụ: Với sự cẩn trọng trong mọi quyết định đầu tư, kinh doanh năm 2007, sau khi được tư vấn bởi các nhà chuyên môn, nhà cung ứng thiết bị nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…Công ty đã chọn mua 1 xe HYUNDAI của Hàn Quốc 3 trục, trọng tải 10 tấn. Vì các chủng loại xe khác không phù hợp về giá và không thích ứng với yêu cầu vận chuyển của thị trường hiện tại và tương lai. Sau khi xem xét tính toán: Công ty thấy rằng xe Trung Quốc tuy giá rẻ song chất lượng lại không đạt yêu cầu, tuổi thọ của các xe thấp, phụ tùng thay thế khan hiếm tải trọng chỉ trên 6 tấn, xe Nhật, Mỹ giá thành quá cao trên 400 triệu mà trọng tải chỉ 7,5 tấn, xe Liên Xô(cũ) chỉ có loại xe KAMAX là thích hợp xong thị trường lại rất khân hiếm. Vì vậy chỉ có xe HYUNDAI của Hàn Quốc là phù hợp về giá cả, chất lượng cao, tải trọng lớn có kích thước thùng bệ là 6,5 m – 8m phù hợp với thị trường và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Chiếc xe này có nguyên giá là 400.000.000 triệu đồng, chi phí lắp đặt thêm và chạy thử hết 2 triệu đồng. Chiếc xe này có tuổi thọ kỹ thuật là 11 năm, doanh nghiệp dự kiến sử dụng nó trong 9 năm. Xác định mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm của chiếc xe này theo phương pháp khấu hao như sau: Nguyên giá TSCĐ này: 400 triệu + 2 triệu = 402 triệu Mức trích khấu hao hàng năm: 402 triệu : 9 năm = 44,667 triệu Mức trích khấu hao hàng tháng: 44,667 triệu : 12 tháng = 3,722 triệu / tháng Tỷ lệ khấu hao trung bình hàng năm: 3,722 triệu : 402 triệu = 0,926% Như vậy là hàng năm Công ty phải trích là 44,667 triệu đồng khấu hao chiếc xe này vào chi phí kinh doanh. Trong mấy năm gần đây do kinh doanh có lãi nên lợi nhuận và doanh thu tăng cao nhưng vì thiếu vốn nên Công ty phải đi vay nợ để trang bị cho TSCĐ. Chính vì thế mà một số máy móc thiết bị phương tiên vận tải được mua bằng vốn vay và Công ty áp dụng phương pháp khấu hao nhanh chóng thu hồi vốn và trả nợ lãi vay. Chẳng hạn cùng với loại xe như trên Công ty chỉ ước tính cho số năm sử dụng của nó từ 7 đến 8 năm. Vậy qua việc tìm hiểu phân tích ở trên cho thấy Công ty đã lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp để thu đúng thu đủ phần giá trị TSCĐ đã luân chuyển vào giá trị hàng hóa. Việc tổ chức và quản lý quỹ khấu hao được Công ty thực hiện rất linh hoạt. Trong những năm vừa qua do lạm phát, đồng tiền bị mất giá nên quỹ khấu hao nếu tích tụ trong thời gian dài, khối lượng càng lớn thì thất thoát càng nhiều. Vì vậy Công ty đã sử dụng một cách linh họat quỹ khấu hao, một mặt để đầu tư tái sản xuất TSCĐ, mặt khác chi tiêu theo yêu cầu của quỹ đầu tư phát triển, đầu tư vào các mục đích kinh doanh khác. Do một số TSCĐ hiện nay đang có dấu hiệu giảm dần về hiệu suất sử dụng nên Công ty cần phải có kế hoạch để đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn vừa chống hao mòn. Với việc tính toán khấu hao như trên thì mức khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một cách đều đặn làm cho chi phí vận chuyển hàng hóa tương đối ổn định, tuy nhiên khả năng thu hồi vốn đầu tư lại chậm, làm giảm khả năng tránh hao mòn vô hình đối với TSCĐ. Việc bố trí sắp xếp TSCĐ cũng như tình hình trang bị TSCĐ và phương pháp khấu hao như trên thì kết quả và hiệu quả sử dụng TSCĐ được thể hiện qua phần sau đây. 4.3.3. Kết quả và hiệu quả sử dụng TSCĐ Sau mỗi thời kỳ nhất định cần đánh giá tổng quát kết quả và hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ, doanh lợi/ nguyên giá TSCĐ. Đây là các chỉ tiêu có thể tính chung cho toàn bộ TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh hoặc có thể tính riêng cho phương tiện vận tải. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty phản ánh chất lượng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Bằng cách tính toán và so sánh qua các năm về hiệu suất sử dụng TSCĐ ở bảng 9 sẽ thấy được trình độ quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty. Biểu 9: Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh 07/06 08/07 BQ 1. Doanh thu thuần Tr.đ 7276,11 9117,12 10623,53 126,13 115,76 120,83 2. Lợi nhuận Tr.đ 46,40 48,17 71,63 103,80 148,7 124,2 3. Nguyên giá TSCĐ cho SXKD Tr.đ 2188,703 2592,224 3455,714 118,44 134,46 146,20 4. Nguyên giá máy móc thiết bị Tr.đ 931,31 933,429 1005,691 100,23 107,74 103,92 5. Nguyên giá phương tiện vận tải Tr.đ 801,201 1204,703 2012,311 150,36 167,14 158,48 6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/3) đ DT/ đNG 3,32 3,52 3,07 106,02 87,22 96,16 7. Hiệu suất sử dụng MMTB(1:4) đ DT/ đNG 7,81 9,77 10,56 125,09 108,09 135,20 8. Hiệu suất sử dụng PTVT (1:5) DDT/ đ MMTB 9,08 7,57 5,28 88,37 169,75 76,26 9. Doanh lợi/ NG TSCĐ (2:3) đ LN/ đ NG 0,21 0,19 0,21 90,48 110,53 100 10. Doanh lợi/ NG MM(2:4) đ LN/ đ NG 0,050 0,052 0,071 103,21 136,54 118,71 11. Doanh lợi/ NG PTVT (2:5) đLN/ đ MMTB 0,058 0,040 0,036 68,94 90,00 78,77 Qua bảng 9 ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng giảm thất thường qua 3 năm. Nếu ở năm 2007 so với năm 2006 tăng 6,02% thì năm 2008 so vơi 2007 lại giảm 12,78%. Trong năm 2006 cứ một đồng nguyên giá tạo ra được 3,32 đồng doanh thu, năm 2007 là 3,52 đồng nhưng sang năm 2008 lại giảm xuống còn 3,07 đồng. Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị lại tăng dần qua 3 năm bình quân là 25,20%. Cụ thể năm 2006 cứ một đồng nguyên giá máy móc thì tạo ra 7,81 đồng doanh thu, năm 2007 tăng lên 9,77 đồng, và năm 2008 tăng lên con số là 10, 56 đồng. Có được điều này là do trong 3 năm qua Công ty đã nhận huy động được liên tục số máy này đi vào sử dụng bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra và sửa chữa nâng cấp thay thế kịp thời những lỗi,hỏng hóc do đó đảm bảo hiệu suất hoạt động thường xuyên của máy. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp vận tải nào thì phương tiện vận tải luôn giữ một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và sản lượng. Qua bảng 9 cũng cho thấy hiệu suất sử dụng phương tịên vận tải năm 2008 là thấp nhất (5,28 đồng), năm 2007 là 7,57 đồng và năm 2006 là 9,08 đồng, tức là trong năm 2006 cứ một đồng nguyên giá phương tện vận tải thì tạo ra được 9,08 đồng doanh thu, năm 2007 là 7,57 đồng sang năm 2008 lại tiếp tục giảm chỉ còn 5,28 đồng. Kết quả này là do một số nguyên nhân sau: - Tất cả các xe vận tải của Công ty đều là loại xe có trong tải lớn, một số đường thành phố khu dân cư bị cấm đi vào lúc cao điểm là từ 6 – 8 giờ sáng và từ 4 – 8 giờ tối. Vì cậy mà các xe phải thường xuyên chạy tuyến đường này cũng bị giảm hiệu suất. - Cuối năm 2007 đầu năm 2008 Công ty tổ chức điều 2 xe vào Thanh Hóa làm, do một số nguyên nhân khách quan phía đối tác, 2 xe này hoạt động không liên tục, lại mất một thời gian sửa chữa kỹ thuật dẫn đến hiệu suất sử dụng giảm. Đây là những biểu hiện xấu làm giảm hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty. Xét về doanh lợi trên nguyên giá TSCĐ ta thấy doanh lợi trên nguyên giá TSCĐ tăng giảm bất thườngqua 3 năm, năm 2007 giảm 9,52% so với năm 2006(0,021), sang năm 2008lại tăng lên 10,53%, doanh lợi trên nguyên giá tài sản cố định đạt 0,021 đồng . Nếu năm 2006 một đồng NGTSCĐ bỏ ra thì đem về 0,021 đồng lợi nhuận thì năm 2007 là 0,019 đồng và năm 2008 một đồng nguyên giá TSCĐ cũng lại tạo ra được 0,021 đồng lợi nhuận bằng năm 2006. Doanh lợi trên nguyên giá máy móc lại tăng dần qua 3 năm với tốc độ bình quân là 18.71%. Năm 2006 một đồng nguyên giá máy móc tạo ra 0,050 đồng lợi nhuận, năm 2007 tăng lên 0,052 đồng và năm 2008 lại tăng và đạt 0,071 đồng. Còn doanh lợi trên nguyên giá phương tiện vận tải thì giảm dần qua 3 năm, trung bình giảm 21,23%. Từ 0,058 đồng năm 2006, giảm xuống 0,040 đồng năm 2007 và lại tiếp tục giảm còn 0,036 đồng. Điều này cho thấy mặc dù qua 3 năm qua lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng nhưng ngược lại hiệu quả kinh doanh đang giảm mà nguyên nhân chủ yếu là: Thư nhất: Do đặc điểm loại hàng hóa kinh doanh là các loại vật liệu xây dựng như cát, đá… nên hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu thuận lợi nắng ráo thì công việc rất liên tục nhưng nếu trời mưa to thì việc mua bán, vận chuyển bị ngừng trệ mà trong thời gian qua thời tiết mưa nắng rất thất thường do đó sản lượng hàng hóa cung cấp ra bị giảm. Thứ hai: Hàng năm số lượng xe vận chuyển hàng hóa tăng lên nhưng lượng lái xe còn ít, trung bình 1,67 người/ xe năm 2007 năm 2008 là 2,2 người/ xe năm 2008 còn thấp do đó trong kế hoạch điều động xe phải chạy thêm ca đêm khi khối lượng công việc gặp nhiều khó khăn. Thứ ba: Trong năm vừa qua với việc nhận san lấp hai công trình lớn là hồ Văn Quán và trung tâm văn hóa La Khê thu hút gần như toàn bộ nguồn nhân vật lực của Công ty vào đó. Công ty đã huy động máy san ủi, phương tiện hoạt động liên tục song một số đơn đặt hàng vận chuyển vật liệu bị bỏ qua,khoảng 2 xe hoạt động chưa hết công suất có thể, đồng nghĩa với việc bỏ qua cơ hội tăng một khoản doanh thu. Từ những phân tích đánh giá trên về hiệu quả sử dụng TSCĐ thì Công ty cần phải khắc phục nhanh chóng những mặt không tốt bằng cách phát huy triệt để hiệu suất sử dụng của máy móc phương tiện, đảm bảo tình hình kỹ thuật của chúng, đây là khâu có tính quyết định trong việc cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Công ty cần phải bố trí số lượng lái xe và kế hoạch kinh doanh cho thật khoa học hợp lý để đảm bảo huy động tối đa công suất máy móc thiết bị khi chúng còn mới. Tăng thêm thời gian làm việc làm việc thực tế của máy móc thiết bị, phương tiện bằng cách nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác sửa chữa, duy trì và thực hiện tốt đều đặn chế độ làm việc 3 ca, khắc phục những khó khăn do quy định chung bảo đảm thiết bị kinh doanh làm việc đều dặn trong năm. 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DUNG VỐN LƯU ĐỘNG Thực tế cho thấy rằng, giá trị các loại TSLĐ (VLĐ) chiếm một tỷ lệ khá lớn ( khoảng 25 – 50%) Trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động có ý nhgiã hết sức quan trọng đối với hoạt động và có ảnh hưởng rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm tương đối và tuyệt đối trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là đều kiện để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, trả nợ vay ngân hàng và thúc đấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tình hình vốn lưu động củ Công ty được thể hiện qua bảng 10 Biểu 10: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) 07/06 08/07 BQ TSLĐ và đầu tư NH 2835,969 100 4035,472 100 5292,690 100 142,29 131,15 136,61 1. Tiền 86,21 3,04 383,37 9,5 539,85 10,49 444,69 140,82 250,24 2. Đầu tư tài chính 0 - - 3. Các khoản phải thu 1180,33 41,62 1077,07 26,69 1372,92 25,94 91,25 127,47 116,31 4. Hàng tồn kho 1569,43 55,34 2491,10 61,37 3287,82 62,12 158,73 131,98 144,74 5. TSLĐ khác 0 0 83,94 2,08 92,81 1,75 - 110,57 - Qua bảng 10 cho thấy tổng số vốn lưu động không ngừng được tăng lên qua các năm, bình quân tăng 36,61%. Trong đó năm 2007 tăng so với năm 2006 là 42,29%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 31.15%. Lượng tiền mặt chiếm một cơ cấu nhỏ trong tổng vốn lưu động năm 2006 sau đó tăng dần lên qua 3 năm. Từ 86,21 triệu đồng năm 2006 tăng lên 383,37 triệu đồng năm 2007 và là 539,85 triệu đồng năm 2008. Trong đó toàn bộ sô tiền này Công ty để dưới dạng tiền mặt để chi tiêu. Do đặc điểm loại hàng hóa kinh doanh nên Công ty luôn cần đến lượng tiền mặt lớn nhưng không phải là toàn bộ.Đây là một điều đáng tiếc vì nếu gửi một phần tiền nhàn rỗi đó vào ngân hàng thì hàng tháng Công ty sẽ có một khoản thu lượng tiền lãi nhất định, đây cũng là một khoản đầu tư tài chính phù hợp nhằm thu được lợi nhuận mà không sợ rủi ro. Qua đây ta thấy việc quản lý và sử dụng tiền mặt của Công ty còn chưa tốt, có thể làm giảm hiệu quả sử dụng tiền mặt cũng như vốn lưu động. Các khoản phải thu tăng giảm không theo đúng quy luật. cụ thể năm 200 so với năm 2006 các khoản phải thu giảm đi là 103,26 triệu đồng tương đương giảm 8,75%, nhưng lại tăng mạnh trong năm 2008, so với năm 2007 khoản phải thu năm 2008 tăng thêm là 295,85 triệu đồng tương đương tăng 27,47%. Các khoản phải thu này lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng vốn lưu động. Năm 2006 chếm 41,63%, năm 2007 chiếm 26,69% và năm 208 chiếm 25,94%. Đây là một dấu hiệu cho thấy trong năm 2007 công tác thu hồi nợ của Công ty khá tốt nhưng cũng chỉ sự yếu kém của Công ty đối với công tác thu hồi các khoản nợ trong năm 2008, dẫn đến tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đồng thời cho ta thấy bên cạnh những bạn hàng truyền thống có uy tín khi bắt tay tạo mối quan hệ với những khách hàng mới Công ty nên có những tìm hiểu cho tốt. Hàng tồn kho luôn chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu tổng vốn lưu động tăng mạnh qua 3 năm, bình quân tăng 44,74%. Trong năm 2006 hàng tồn kho chỉ chiếm 55,34% trong tổng số vốn lưu động thì năm 2007 tăng lên chiếm 61,73% đến năm 2008 lại tiếp tục tăng chiếm tới 62,12% . Lượng hàng tồn kho tăng lên và chiếm một cơ cấu lớn trong tổng số vốn lưu động không phải là do hàng bán bị ế đọng không bán được mà do tính chất đặc điểm hàng hóa của công ty phục vụ chủ yếu theo đơn đặt hàng và một lượng nhỏ khách mua lẻ, hàng hóa phải lấy từ các mỏ khai thác đá ở Hòa Bình,bãi hút cát Ba Thá từ sông Đáy lên, sắt thép phải nhập từ Thái Nguyên…Hầu hết nguồn hàng ở nhiều nơi và tách rời nhau vì vậy Công ty bên cạnh việc lấy tại gốc rồi vận chuyển đên tận nơi khách hàng yêu cầu thì luôn phải dự trữ một lượng nhất định theo kế hoạch để luôn đáp ứng nhu cầu hàng hóa của khách hàng mọi lúc khi cần. Tóm lại qua bảng 10 ta thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty còn nhiều yếu kém. Đang trong tình trạng thiếu vốn phải đi vay lãi ngân hàng thì Công ty lại để khách hàng chiếm dụng lượng vốn lớn. Lượng hàng hóa tồn kho nhiều giúp Công ty luôn chủ động không thiếu hàng hóa bán, mà loại hàng hóa này không sợ bị giảm sút chất lượng qua thời gian song chúng lại chiếm diện tích kho bãi lớn. Do vậy Công ty cần phải có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ, đồng thời có kế hoach chi tiết về lượng hàng dự trữ sao cho cân đối với số lượng đặt hàng, khách lẻ, và nên tập trung vào những đối tượng là các Công ty, chủ thầu xây dựng để đảm bảo chi phí kho bãi hợp lý tiết kiện. Từ đó góp phần nâng cao kết quả hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như kết quả hiệu quả kinh doanh của Công ty. 4.5.HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh ngoài việc bù đắp lượng vốn ban đầu còn phải tạo ra được thu nhập cho người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì thu nhập người lao Biểu 11: Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh 07/06 08/07 80/06 GT % GT % GT % 1.Tổng doanh thu Tr.đ 7276,11 9117,12 10623,53 1841,01 126,13 1506,41 115,76 3347,42 146,01 2. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 33,41 34,68 51,57 1,27 103,80 16,89 148,7 18,16 154,35 3. VLĐ bình quân Tr.đ 2835,969 4025,472 5292,69 1199,50 142,29 1257,22 131,15 2456,72 186,63 4. Hiệu suất sử dụng VLĐ (1:3) đ DT/ đVLĐ 2,57 2,26 2,01 - 0,31 87,94 - 0,25 88,94 - 0,56 78,21 5. Hàm lượng VLĐ (3:1) đ VLĐ/ đDT 0,39 0,44 0,50 0,05 112,82 0,06 113,64 0,11 128,21 6. Doanh lợi/ VLĐ(2:3) đ LN/ đVLĐ 0,0118 0,0085 0,0097 -0,0032 72,03 0,0012 114,12 -0,0021 82,20 7.Kỳ luân chuyển VLĐ(360:4) Ngày 140,68 159,29 179,10 18,61 113,23 19,81 112,44 38,42 127,31 động càng cao, việc sản xuất kinh doanh càng phát triển. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty được thể hiện qua bảng 11. Qua bảng trên cho ta thấy tốc độ tăng của vốn lưu động qua các năm là tương đối cao, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Nếu năm 2007 so với năm 2006 vốn lưu động tăng lên là 42,29% thì doanh thu tăng 26,43%. Năm 2008 vốn lưu động tăng 31,15% so với năm 2007 thì doanh thu tăng 15.76% và đặc biệt năm 2008 so với 2006 vốn lưu động tăng lên 86,63% trong khi đó doanh thu tăng có 46,01%. Điều này làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động qua các năm giảm dần từ 2,57 đồng năm 2006 xuống 2,26 đồng năm 2007 và 2,01 đồng năm 2008. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của doanh thu và của vốn lưu động đến hiệu suất sử dụng vốn ta đi vào phân tích một cách cụ thể như sau: Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta tính mức độ ảnh hưởng của cá nhân tố theo cách tính như sau: So sánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động của năm 2007 so vơi năm 2006 và các nhân tố ảnh hưởng của các nhân tố. + Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu đến sự tăng(giảm)hiệu suất sử dụng vốn: rHQSDVLĐDT = DT2007 - DT2006 = 9117,12 -2,57 VLĐ2006 VLĐ2006 2385,969 = 3,21 – 2,57 = 0,645 + Ảnh hưởng của nhân tố VLĐ đến sự tăng(giảm)hiệu suất sử dụng vốn: rHQSDVLĐVLĐ = DT2007 - DT2007 = 2,26 - 3,21 = - 0,95 VLĐ2007 VLĐ2006 + Ảnh hưởng tổng hợp của hai nhân tố doanh thu và VLĐ đến sự tăng(giảm) hiệu suất sử dụng vốn: HQSDV = 0,645 + (-0,95) = 0,305 Với cách tính tương tự ta so sánh năm 2008/2007 và so sánh 2008/2006 ta có kết quả như bảng sau: Bảng12 : Nguyên nhân làm giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu động ĐVT: đồng Chỉ tiêu So sánh Tăng (giảm) hiệu suất sử dụng vốn (đ DT/đ VLĐ) Do tăng(giảm)VLĐ (đồng VLĐ) Do tăng (giảm) doanh thu (đDT) 2007 – 2006 -0,305 - 0,95 0,645 2008 – 2007 - 0,25 - 4,578 4,328 2008 - 2006 - 0,56 - 1.736 1,176 Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng lên do ảnh hưởng của doanh thu và giảm đi do ảnh hưởng của vốn lưu động, nhưng vì doanh thu tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động nên ảnh hưởng của nó cũng nhỏ hơn ảnh hưởng của vốn lưu động làm cho hiệu suất sử dụng của vốn lưu động giảm. ` Bảng trên cho thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm chủ yếu là do ảnh hưởng của vốn lưu động tăng. Năm 2007 so với năm 2006 hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm 0,31 đồng có nghĩa là cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động trong năm 2007 thì sẽ làm giăm đi 0,31 đồng doanh thu so với năm 2006. Năm 2008 so với năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm 0,25 đồng do ảnh hưởng của vốn lưu động làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm 4,578 đồng và do ảnh hưởng của doanh thu làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 4,328 đồng. Năm 2008 so với năm 2006 thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động là thấp nhất, giảm đi 0,56 đồng. Có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra năm 2008 thì giảm 0,56 đồng doanh thu so với năm 2006. Xét cho doanh lợi vốn lưu động. Từ bảng 11 ta thấy doanh lợi vốn lưu động là 0,0118 đồng năm 2006, năm 2007 là 0,0085 đồng và năm 2008 là 0,0097 đồng có nghĩa là trong năm 2006 cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được 0,0118 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 0,0085 đồng và năm 2008 tănng lên là 0,0097 đồng. Như vậy doanh lợi vốn lưu động của Công ty qua 3 năm tăng giảm bất thường. Để làm rõ điều này chúng ta đi xem mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận và vốn lưu động đến doanh lợi vốn lưu động qua bảng 13 sau: Bảng13: Nguyên nhân làm tăng giảm doanh lợi vốn lưu động ĐVT: đồng Chỉ tiêu So sánh Tăng (giảm) doanh lợi/ VLĐ (đồng) Do tăng(giảm)VLĐ (đồng VLĐ) Do tăng (giảm) lợi nhuận (đLN) 2007 – 2006 -0,0032 -0,0036 0,0004 2008 – 2007 0,0012 -0,0031 0,0043 2008 - 2006 -0,0021 - 0 0015 -0,0006 Qua bảng trên ta thấy doanh lợi vốn lưu động tăng giảm không đều. Năm 2007 so với năm 2006 doanh lợi vốn lưu động giảm 0,0032 đồng do ảnh hưởng của lợi nhuận làm cho doanh lợi vốn lưu động tăng 0,0004 đồng và ảnh hưởng của vốn lưu động làm doanh lợi vốn lưu động giảm 0,0036 đồng. Nhưng sang năm 2008 so với năm 2007 thì doanh lợi vốn lưu động lại tăng 0,0012 đồng do ảnh hưởng của lợi nhuận là chủ yếu đã làm cho doanh lợi vốn lưu động tăng 0,0043 đồng và do ảnh hưởng của vốn lưu động làm cho nó giảm 0,0031 đồng. Kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng đần qua các năm. Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động. Kỳ luân chuyển càng ngắn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Qua 3 năm kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2006 là thấp nhất (140,68 ngày), còn năm 2008 là cao nhất (179,1 ngày) chứng tỏ vốn lưu động năm 200 chu chuyển chậm và kém hiệu quả nhất. Một trong những yếu tố nữa đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động là đánh giá mức tiết kiệm tuyệt đối và tiết kiệm tương đối do thay đổi kỳ luân chuyển của vốn lưu động: Số VLĐ tiếtkiêm(-)hay lãng phí (+)năm 2007 = so với năm 2006 Doanh thu thuần 2007 x (K2007 – K2006) 360 = 9117,12 x (159,29 - 140,68) 360 = 471,30 (Triệu đồng) Số VLĐ tiết kiêm(-)hay lãng phí (+)năm 2008 = so với năm 2007 Doanh thu thuần 2008 x (K2008 – K2007) 360 = 10623,53 x (179,1 - 159,29 ) 360 = 584,59 (Triệu đồng) Như vậy số vốn thực tế sử dụng năm 2007 và năm 2008 đã lãng phí là 471,30 triệu đồng và 584,59 triệu đồng do kỳ luân chuyển tăng. Như vậy qua bảng trên cho ta thấy nguyên nhân kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng là do vốn lưu động tăng lên quá nhiều nên Công ty đã sử dụng nó một cách rất lãng phí. Tóm lại tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa có hiệu quả. Năm 2006 là năm Công ty đạt hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao nhất nhưng lại giảm dần trong năm 2007 và năm 2008.Đặc biệt là trong năm 2008 mặc dù lượng vốn lưu động là nhiều nhất nhưng lại bị sử dụng lãng phí và kém hiệu quả nhất, đây là một điều rất nguy hại trong công tác sử dụng vốn. Vì vậy doanh nghiệp cần phải đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn trong sử dụng, ra sức tiết kiệm vốn, phân bổ hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn thì với số vốn ít nhất vẫn có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. 4.6. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TOÀN BỘ VỐN Kết quả của việc sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cần phải phân tích các chỉ tiêu một cách đầy đủ và cụ thể qua bảng 14 Qua bảng 14 cho thấy hiệu suát sử dụng vốn tại Công ty là tương đối cao tuy nhiên nó lại đang bị giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm2007 so với năm 2006 hiệu suất sử dụng vốn giảm 0, 05 đồng tương đương tốc độ giảm là 19,53 %, năm 2008 so với năm 2007 giảm đị là 0,16 đồng tương đương tốc độ giảm là 10,81%, đặc biệt so năm 2008 với năm 2006 ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của Công ty giảm mạnh với 0,21 đồng tương đương tốc độ giảm là 13,0%. Kết quả trên là do tác động của doanh thu tăng qua các năm nhỏ hơn tốc độ tăng vốn sản xuất kinh doanh. Bảng 14 : Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh 07/06 08/07 08/06 r % r % r % 1. Doanh thu thuần Tr.đ 7276,11 9117,12 10623,53 1841,01 126,13 1506,41 115,76 3347,42 146,01 2. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 33,41 34,68 51,57 1,27 103,8 16,89 148,7 18,16 154,35 3. Tổng vốn sản xuất KD Tr.đ 4851,17 6270,82 8214,77 1419,65 129,26 1945,95 130,99 3363,6 169,34 4. Vốn chủ sở hữu Tr.đ 1298,09 1329,30 1371,86 31,12 102,40 41,56 103,13 73,77 105,08 5. Hiệu suất sử dụng vôn(1:3) đ DT/ đv 1,50 1,45 1,29 - 0,05 96,67 - 0,16 89,19 - 0,21 86,00 6. Daonh lợi/ Tổng vốn(2:3) đ LN/ đ V 0,0069 0,0055 0,0063 -0,0014 80,15 0,0008 114,55 -0,0006 91,30 7. Doanh lợi/ Vốn chủ sở hữu(2:4) đ LN/ đ VCSH 0,0257 0,0261 0,0376 0,0004 101,51 0,0115 144,03 0,0119 146,30 8. Doanh lợi/ Doanh thu(2:1) đ LN/ đ DT 0,0046 0,0038 0,0049 -0,0008 82,69 0,0011 127,75 0,0003 106,52 Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của doanh thu và ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để tính toán mức độ ảnh hường của chúng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Kết quả tình toán như bảng 15 Bảng 15 : Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn ĐVT: đồng Chỉ tiêu So sánh Tăng (giảm) hiệu suất sử dụng vốn (đ DT/đv) Do tăng (giảm) vốn sản xuất kinh doanh (đv) Do tăng (giảm) doanh thu (đDT) 2007 – 2006 - 0,05 - 0,43 0,38 2008 – 2007 - 0,16 - 0,40 0,24 2008 - 2006 - 0,21 - 0,9 0,69 Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn giảm chủ yếu là do ảnh hưởng doanh thu tăng làm tăng và vốn kinh doanh làm giảm hiệu suất sử dụng vốn. nhưng vì ảnh hưởng của doanh thu tăng thấp hơn nhiều so với mức ảnh hường của vốn làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh giữa các năm giảm đi tương đối. Nhưng chúng ta chưa thể kết luận được điều gì nếu chưa xem xét đến đoanh lợi vốn. Cũng bằng phép thay thế liên hoàn chúng ta tính toán được mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận và vốn đên doanh lợi tổng vốn qua bảng 16 Bảng16: Nguyên nhân làm tăng giảm doanh lợi tổng vốn ĐVT: đồng Chỉ tiêu So sánh Tăng (giảm) doanh lợi/tổng vốn(đ DT/đv) Do tăng (giảm) lợi nhuận Do tăng (giảm) vốn sản xuất kinh doanh (đv) 2007 – 2006 -0,0014 0,0002 - 0,0016 2008 – 2007 0,0008 0,0027 - 0,0019 2008 – 2006 - 0,0006 0,0037 - 0,0043 Doanh lợi tổng vốn giảm 0,0014 đồng năm 2007 so với năm 2006 là do ảnh hưởng của lợi nhuận làm tăng doanh lợi tổng vốn lên 0,0002 đồng và do ảnh hưởng của vốn làn cho doanh lợi giảm 0,0016 đồng. Năm 2008 so với năm 2007 thì doanh lợi tổng vốn tăng lên 0,0008 đồng do ảnh hưởng của hai nhân tố. Do ảnh hưởng của lợi nhuận tăng làm doanh lợi tổng vốn tăng 0,0027 đồng và do ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh tăng làm cho doanh lợi tổng vốn giảm 0,0019 đồng. Điều này có nghĩa cứ một đồng vốn bỏ ra thi làm tăng 0,0008 đồng lợi nhuận . Để dánh giá một cách chính xác và cụ thể hơn chúng ta đi vào phân tích dánh giá doanh lợi vốn chủ sở hữu. Từ bảng 14 ta thấy trong năm 2006 cứ bỏ ra một đồng vốn chủ sở hữu thì ta thu về được 0,0257 đồng doanh thu, sang năm 2007 tăng lên là 0,0261 đồng tăng 1,51% so với năm 2006, năm 2008 lại tiếp tục tăng đạt con số là 0,0376 đồng tăng 44,03 % so với năm 2007. Sau đây chúng ta đi phân tích mức độ ảnh hưởng đến doanh lợi vốn chủ sở hữu qua bảng 17: Bảng 17 : Nguyên nhân làm tăng giảm doanh lợi vốn chủ sở hữu ĐVT: đồng Chỉ tiêu So sánh Tăng (giảm) doanh lợi vốn chủ sở hữu (đ LN/đ VSCH) Do tăng (giảm) lợi nhuận (đ/LN) Do tăng (giảm) vốn sản xuất kinh doanh (đVCSH) 2007 – 2006 0,0004 0,0010 - 0,0006 2008 – 2007 0,0115 0,0127 - 0,0012 2008 – 2006 0,0119 0,014 - 0,0021 Năm 2007 so với năm 2006 doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng 0,0004 đồng do ảnh hưởng của lợi nhuận tăng làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng 0,0010 đồng và do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm 0,0006 đồng. Năm 2008 so với năm 2007 doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng cũng 0,0115 đồng có nghĩa là cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ làm tăng lên 0,0115 đồng lợi nhuận. Năm 2008 so với năm 2006 doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng lại tăng lên 0,0119 đồng do sự thay đổi của lợi nhuận và doanh thu làm doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng 0,014 đồng và giảm 0,0021 đồng. Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp, doanh lợi vốn chhủ sỏ hữu tăng qua 3 năm cho thấy doanh nghiệp đang trong quá trình tăng trưởng. Chúng ta sẽ đễ dàng nhận thấy sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu qua biểu đồ sau: Qua biểu đồ chúng ta thấy được sự tác động đồng thời của các nhân tố về cơ cấu, tỷ lệ vốn quay vòng tài sản, tỷ lệ gia tăng thuần túy và sự tiết kiệm từng loại chi phí trong tổng doanh thu để hình thành các chỉ tiêu lợi nhuận doanh nghiệp Như vậy từ những kết quả phân tích ở trên ta có thể đánh giá khái quát về hiệu quả sử dụng vốn như sau: Hiệu quả sử dụng vốn nói chung cũng như hiệu quả sửdụng vốn chr sở hữu nói riêng nhìn là tương đối khả quan nhưng Công ty cũng gặp phải một số tồn tại, việc tiêu thụ hàng hóa, cung ứng dich vụ tuy có tăng nhưng tốc độ tăng còn nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn, điều này đang làm cho hiệu suất sử dụng vốn đang giảm dần. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn chưa nói lên được sử dụng vốn mà còn phải xét đến doanh lợi vốn bởi vì với bất kỳ doanh nghiệp nào thì mục đích kinh doanh cuối cùng là lợi nhuận. Doanh lợi vốn cao nhất vào năm 2006, sau đó là năm 2008 và thấp nhất là năm 2007, còn doanh lợi vốn chủ sở hữu đạt cao nhất năm 2008 do vậy có thể đánh giá khách quan là năm 2008 Công ty sử dụng vốn hiệu quả hơn cả. Kết quả này là một bằng chứng, trở thành động lực để Công ty tiếp tục thực hiện những chủ trương đúng đắn và các biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngày một tốt hơn. Biểu đồ phân tích mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCSH với các nhân tố tác động Lãi ròng (Lr) VCSH VSXKD (Tỷ lệ quay X vòng tải sản) Lãi ròng VCSH VSXKD (tỷ lệ gia tăn thuần túy) VSXKD : VCSH Doanh thu X Lãi ròng VSXKD Doanh thu Doanh thu : VSXKD Lãi trước thuế - Thuế TNDN Doanh thu Doanh thu Lãi thuần Doanh thu Lãi gộp - CP Quản lý kinhdoanh Doanh thu Doanh thu 4.7.BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN KINH DOANH 4.7.1. Bảo toàn vốn cố định Bảo toàn và phát triển VCĐ là sự cần thiết tất yếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế hiện đại. Vốn cố định quyết định đến năng lực hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Vì thế mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu và thực hiện tốt các biện pháp bảo toàn VCĐ. Bảo toàn VCĐ có nghĩa là phải thu hồi đủ đủ một lượng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn với số vốn này doanh nghiệp có thể đầu tư xây dựng, mua sắm được TSCĐ ít nhất là có năng lực sản xuất bằn TSCĐ ban đầu, hay nói khác đi là phải thu hồi được một lượng giá trị của TSCĐ sao cho ít nhất phải đủ để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Để khắc hục hao mòn vô hình, để tránh sự giảm giá của đồng tiền và ngăn chặn lạm phát nên hàng năm Công ty đã định kỳ điều chỉnh cho phù hợp với giá thị trường bằng cách đánh giá lại TSCĐ. Tuy nhiên chế độ bảo dưỡng, sửa chữa lớn lại chưa được thường xuyên quan tâm nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Việc bảo toàn vốn cố định của Công ty còn gặp phải những tồn tại. Công ty cần phải có những biện pháp để bảo toàn vốn. *Biện pháp bảo toàn vốn - Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn theo chế độ và có kế hoạch sửa chữa lớn cụ thể trong từng năm, định kỳ để duy tri năng lực bình thường, bảo đảm cho TSCĐ không hư hỏng trước thời hạn. Tuy nhiên với một số TSCĐ trong lần sửa chữa cuối cùng trong đời hoạt động của chúng Công ty cần thiết phải xem xét đến hiệu quả kinh tế của việc sửa chữa này để có quyết định là nên sửa chữa hay thanh lý, nhượng bán để đổi mới TSCĐ - Công ty cần phải quản lý quỹ khấu hao sao cho có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp và mức tính khấu hao đúng mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá trị hàng hóa bán ra. Sao cho quỹ khấu hao có thể đại diện cho một lượng gía trị ít nhất đủ để tái sản xuất giản đơn TSCĐ, khi TSCĐ đã bị thải loại ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh. - Hiên nay Công ty mới chỉ mua bảo hiểm cho một số ít TSCĐ, nên cần phải tiến hành mua bảo hiểm cho số TSCĐ còn lại, nhất là tất cả các xe vận tải theo quy định để phân tán rủi ro và tạo nguồn bù đắp cho các tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. 4.7.2. Bảo toàn vốn lưu động Bảo tàon VLĐ thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ đủ mua một lượng vật tư hàng hóa tương đương với đầu kỳ khi giá cả tăng lên, tức là tái sản xuất giản đơn trong điều kiện quy mô sản xuất ổn định. Điều này xuất phát từ đặc điểm chu chuyển của vốn lưu động là khác với vốn cố định. Vốn lưu động chu chuyển toàn bộ, ngay trong một lần vào giá trị thành sản phẩm và hình thái vật chất của vốn lưu động cũng thường xuyên biến đổi. Mỗi doanh nghiệp tùy theo đặc điểm cụ thể của hoạt đông sản xuất kinh doanh mà xây dựng phương pháp bảo toàn vốn cho hợp lý. Để biết được việc bảo toàn vốn lưu động của Công ty như thế nào qua tìm hiểu chúng tôi thấy: Công ty thường xuyên thực hiện hạch toán đúng giá trị thực tế vật tư hàng hóa theo diễn biến (tăng, giảm) giá cả trên thị trường nhằm tính đúng tính đủ các loại chi phí cần thiết vào giá vôn, chi phí lưu thông. Định kỳ 3 tháng Công ty tiến hành kiểm kê kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số VLĐ hịên có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại. Đối chiếu với sổ sách kế toán để có những điều chỉnh hợp lý. Tuy nhiên việc bảo toàn vốn lưu động vẫn còn có những tồn tại đó là hàng hóa tồn đọng lâu ngày chưa bán được hay những khoản vốn chiếm dụng lâu ngày Công ty vẫn chưa chủ động giải quyết đẫn đến tình trạng ứ đọng, lãng phí vốn lưu động. *Biện pháp để bảo toàn vốn lưu động - Công ty định kỳ quý kết hợp địng kỳ hàng tháng tiến hành đánh giá lại toàn bộ số vật tư hàng hóa, vốn bằng tiền.Để từ đó khi đối chiếu với sổ sách kế toán để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp. - Đối với một số khoản phải thu, nợ nần dây dưa Công ty phải đôn đốc tích cực thu hồi về nhanh chóng, mặt khác trong chính sách bán hàng Công ty cần phải có những ưu đãi như giảm chi phí vận chuyển hay chiết khấu tổng khoản phải thu đôi với những khoản phải thu có giá trị lớn để khách hàng nhanh chóng tiền cho mình. Trong điều kiện lạm phát, để bảo toàn vốn lưu động doanh nghiệp phải dành một phần lợi nhuận hình thành quỹ dự trữ để bù đắp số vốn hao hụt vì lạm phát, do đồng tiền mất giá. Tóm lại việc bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh nói chung cũng như bảo toàn vốn cố định và vốn lưu động nói riêng là phải tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thu nhập và thu nhập ít nhất phải bù đắp được chi phí sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn với kết quả bảo toàn vốn. Bởi vì kinh doanh trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiên nay buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên đối phó với tình hình biến động giá cả, tỷ giá và lãi suất tìn dụng làm cho giá trị TSCĐ, nguyên vật liệu, lãi suất tín dụng tăng lên dẫn đên kết quả là làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và hạn chế khẳ năng tạo nguồn vố bổ sung, phát triển vốn. Do vậy trong kinh doanh buộc Công ty phải tính lường trước những diễn biến của thị trường nhằm hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra dể vừa kinh doanh có lãi, vừa bảo toàn được vốn sản xuất kinh doanh. Đó cũng là điều kiên tiên quyết để Công ty phát triển lâu dài, bền vững. 4.7.3. Phát triển vốn sản xuất kinh doanh Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn, mỗi doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm phát triển vố thông qua việc tài trợ cho đầu tư bằng nguồn vốn tích lũy của chính mình. Trong thời gian vừa qua việc phát triển vốn luôn được Công ty TNHH Vận Tải Phú Minh quan tâm và coi trọng.Hàng năm Công ty vẫn luôn có chủ trương đầu tư mới thêm trang thiêt bị phục vụ hoạt động kinh doanh, bên canh việc thay thế TSCĐ trên nguyên tắc bảo toàn được vốn và sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng những tiến bộ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lương sản phẩm hàng hóa dich vụ, mở rộng và phát triển kinh doanh. Đây là nguồn tiềm năng bên trong rất quan trọng, là điều kiện để doanh nghiệp sử dụng vốn một cách chủ động, tiết kiệm và có hiệu quả. 4.8.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 4.8.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua những đánh giá phân tích ở trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VCĐ nói riêng trong thời gian qua là chưa tốt là do một số nguyên nhân sau mà Công ty cần phải thực hiện những biện pháp sau để khắc phục: -Cần phải huy động hết mọi TSCĐ có vào hoạt động kinh doanh, nhất là các xe vận tải Công ty cần phải bổ sung thêm ít nhất là 3 lái xe nữa tương ứng với số xe hiên nay để đảm bảo các xe hoạt động liên tục trong 3 ca. - Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng TSCĐ, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. Với các xe vận tải Công ty nên có một kỹ thuật để kịp thời phát hiện những hỏng hóc để thay thế, bảo dưỡng thường xuyên góp phần nâng cao năng suất hoạt động của chúng. 4.8.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao hay thấp thể hiện ở tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm và doanh lợi VLĐ cao hay thấp. Điều này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Doanh thu và lợi nhuận thu được trong kỳ) và số vốn lưu động sử dụng trong năm. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần phải tăng cường hơn nữa vòng quay vốn lưu động bằng cách rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua bao gồm khâu dự trữ và khâu lưu thông. Đê làm được điều này, ở mỗi khâu Công ty cần tăng nhanh tốc độ hoạt động. Trong khâu dự trữ: Để tránh tình trạng vốn lưu động bị ứ đọng Công ty cần tính toán lượng dự trữ tối ưu sao cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty không bị gián đoạn đồng thời không bị lãng phí. Trong khâu lưu thông: Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách đảm bảo chất lượng, khối lượng hàng hóa cung ứng. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày xuất bán và thanh toán để thu tiền hàng kịp thời, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu này PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Vốn là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh và được ví như máu trong cơ thể của mỗĩ doanh ngiệp. Vốn là một nguồn lực khan hiếm cần được tiết kiệm và sử dụng hiệu quả. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là một vấn đề mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Những nhân tố được phản ánh trong hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn không chỉ quan trong với các nhà quản trị, các chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các chủ đầu tư, các nhà tài chính, các nhà cung cấp và các nhà tín dụng. Các chỉ số thu được khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ cho ta kết quả khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cũng như khả năng sinh lời của vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để ra quyết định hợp tác kinh doanh với bất kỳ doanh nghiệp nào nói chung và Công ty TNHH vận tải Phú Minh nói riêng. Như vậy đánh giá một cách chính sác kết quả hiệu quả sử dụng vốn sẽ cho ta thấy một hình ảnh tương đối đầy đủ về tình hình vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn Công ty. Qua thời gian thực tập có điều kiện đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Vận tải Phú Mnh” chúng tôi có những kết luận sau: Nhìn chung tình sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn Công ty còn chưa tốt chưa thực sự đạt được hiệu quả tối đa. Dù đã có những kết quả nhất định song còn thấp. Hàng năm số vốn của Công ty tăng lên cùng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận cũng tăng lên qua các năm nhưng tốc độ không đồng đều và chưa cao, đời sống công nhân viên có dược ổn định và ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Công ty có thế mạnh về truyền thống, chất lượng, dịch vụ, hàng hóa tốt, về đội ngũ công nhân viên trẻ, nhiệt tình tạo được sự tín nhiệm của Công ty và các chủ đầu tư và các chủ thầu khó tính. Đây là điều kiện tốt để Công ty có thể đứng vững trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh của Công ty cũng gặp không ít những khó khăn. Trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều đơn vị tham gia vào lĩnh vực dịch vụ vận tải và cung cấp vật liệu xây dựng với quy mô lớn và chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với Công ty. Hiện nay số vốn lưu động của Công ty tương đối lớn nhưng sử dụng chưa có hiệu quả nên đã xảy ra tình trạng lãng phí vốn nhiều. Với những thế mạnh và hạn chế ở trên cho thấy trong mấy năm gần đây Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn có những tồn tại Công ty cần phải khắc phục. Nhất là hiệu quả sử dụng vốn đang bị giảm dần, đây là một bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh Công ty nên chủ động hơn nữa trong việc liên kết với các đơn vị thi công, các chủ thầu bên cạnh những khách hàng truyền thống cần phải mở rộng tìm kiếm thêm những khách tiềm năng mới để tăng số lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp góp phần tăng doanh thu. 5.2. KIẾN NGHỊ Để việc sử dụng vốn của Công ty ngày càng hiệu quả cao thì Công ty không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: - Đối với Công ty: Cần có những biện pháp tích cực từng bước đổi mới công nghệ thiết bị phương tiện, khai thác có hiệu quả tiềm năng kỹ thuật hiện có như việc huy động tối đa các tài sản cố định tham gia quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời thường xuyên có những biện pháp kỹ thuật để đảm bảo và nâng cao năng suất hoạt động của máy móc. Công ty phải luôn đáp ứng yêu cầu về cung cấp dịch vụ hàng hóa nhất là việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ mọi lúc mọi nơi. Do vậy cần phải có kế hoạch thật khoa học cho đội xe, đảm bảo cho cộng việc không bị chồng chéo ùn tắc. Công ty cần có những chính sách khích lệ những cán bộ công nhân có năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến áp dụng vào hoạt động kinh doanh không ngừng tăng cường công tác quản lý đảm bảo an toàn trong suốt quá trình kinh doanh. - Đối với Nhà nước: Cần phải tạo ra môi trường pháp luật tốt làm tiền đề, cơ sở cho sự ổn định xã hội. Muốn vậy cần phải xác định các bộ luật và hoàn thiện nó để tạo hành lang an toàn cho các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển đúng hướng. Thủ tục hành chính cũng được cải tổ sao cho gọn nhẹ rõ ràng thuận lợi. Tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi khoa kÕ to¸n vµ qu¶n trÞ kinh doanh › ¶ š LuËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc §Ò tµi “ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Vận tải Phú Minh” Gi¸o viªn h­íng dÉn : GV. §ç thµnh x­¬ng Sinh viªn thùc hiÖn : nguyÔn thÞ minh ph­¬ng Líp : KEA – K50 Hµ Néi - 2009 Môc lôc 2.4.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 21 2.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 22 2.4.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23 PHẦN III TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI PHÚ MINH 27 3.1.1.Tổng quan về Công ty 27 3.1.2.Hình thức tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của Công ty 28 3.1.2.1. Bộ máy quản lý 28 3.1.2.2. Bộ máy kế toán 29 3.1.3. Tình hình lao động 31 3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 32 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.2.1 Phương pháp chung 35 3.2.2 Phương pháp cụ thể 35 3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 35 3.2.2.2 Phương pháp thống kê kinh tế 35 3.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn 36 3.2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 37 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 4.1. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC ĐẢM BẢO VỐN KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 38 4.1.1. Thực trạng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vận tải Phú Minh 38 4.1.2. Tình hình đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh 42 4.1.3. Tình hình chiếm dụng vốn của Công ty 44 4.2.TÌNH HÌNH VỐN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 47 4.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ 49 4.3.1.Phân tích tình hình trang bị TSCĐ 49 4.3.1.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ 51 4.3.2. Phân tích tình hình khấu hao của Công ty 52 4.3.3. Kết quả và hiệu quả sử dụng TSCĐ 55 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DUNG VỐN LƯU ĐỘNG 59 4.5.HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 62 4.6. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TOÀN BỘ VỐN 68 4.7.BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN KINH DOANH 74 4.7.1. Bảo toàn vốn cố định 74 4.7.2. Bảo toàn vốn lưu động 75 4.7.3. Phát triển vốn sản xuất kinh doanh 77 4.8.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 77 4.8.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ 77 4.8.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 78 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 5.1 KẾT LUẬN 79 5.2. KIẾN NGHỊ 80

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAN IIIbC.doc
Tài liệu liên quan