LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGHÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TTCK Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, dù 10 năm không phải là quãng thời gian dài nhưng TTCK Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Riêng ngành quản lý quỹ, hiện nay với sự tham gia của 47 CTQLQ, 5 quỹ đại chúng niêm yết và hơn 20 quỹ thành viên đã góp phần đa dạng hóa hoạt động của TTCK, phát triển kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường tài chính. Song song với sự phát triển của thị trường, hoạt động của các CTQLQ ngày càng phát triển trên cở sở pháp lý ngày càng được cải thiện, bổ sung và hoàn chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động luôn tuân thủ theo quy định hiện hành với những chuẩn mực đạt tầm quốc tế. Kết quả bước đầu là các QĐT, CTQLQ dần dần được xem như là một thước đo chuẩn cho các hoạt động đầu tư và góp phần tạo sự ổn định cho thị trường, mà ở đó quỹ đóng vai trò là một định chế tài chính tập hợp các NĐT nhỏ lẻ đầu tư một cách tốt nhất và chuyên nghiệp nhất vào TTCK. Tuy nhiên, nếu so với quy mô phát triển của thị trường hiện nay thì sự đóng góp này vẫn còn khá khiêm tốn, hạn chế.
Hiện nay, tổng giá trị vốn hóa của thị trường đạt gần 740.000 tỷ đồng, chiếm hơn 37% GDP. Tổng số vốn của các quỹ đại chúng đang quản lý chỉ chiếm khoảng 4% tổng giá trị vốn hóa. Ở những thị trường phát triển thì các quỹ đóng vai trò “dẫn dắt” thị trường, nhưng lại chưa đúng với thị trường mới nổi như ở Việt Nam, khi NĐT cá nhân chiếm đa số. Do đó, cần thiết phải nâng cao vai trò của ngành quản lý quỹ tại thị trường Việt Nam trước tiên từ bản thân nội tại của CTQLQ và sau đó là sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và công chúng. Các cơ quan quản lý phải luôn cải tổ khung pháp lý phù hợp, theo kịp xu hướng phát triển của thị trường và có định hướng phát triển lâu dài nhằm hỗ trợ thị trường quỹ có điều kiện phát triển và đa dạng hóa sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu của các NĐT trong và ngoài nước, hướng đến quá trình quốc tế hóa các hoạt động đầu tư của quỹ. Do vai trò quan trọng của QĐT mà việc đánh giá lại quá trình hình thành, hoàn thiện và phát triển các QĐT có ý nghĩa quan trọng giúp TTCK đi vào quỹ đạo đầu tư chuyên nghiệp và bắt nhịp đi chung của TTCK toàn cầu. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm ý tưởng cho luận văn tốt nghiệp của mình.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN.
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ
đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ
quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ NĐT thiểu số, tập
trung vào việc phát triển NĐT tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo
hiểm) coi việc phát triển NĐT tổ chức là giải pháp mang tính đột phá
nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của TTCK.
2011 ~ 2020
Phát triển hệ thống các loại hình QĐT như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF,
quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo
hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ
thống an sinh xã hội dựa theo thông lệ quốc tế...
3.2 Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán:
Hình 3.1 – Sơ đồ hệ thống giải pháp
3.2.1 Tăng cường phát triển các quỹ đại chúng:
3.2.1.1Giải pháp từ phía các cơ quan nhà nước:
Thứ nhất, về việc hướng dẫn hoạt động của các quỹ đại chúng chỉ có Quyết định
45/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 05/06/2007 của Bộ Tài Chính, trong đó cũng chỉ quy định
61
về hoạt động của quỹ đại chúng dạng đóng; đối với quỹ đại chúng dạng mở, vẫn chưa có
văn bản hướng dẫn cụ thể nào. Như vậy, khi muốn thành lập quỹ đại chúng, các CTQLQ chỉ
có một sự lựa chọn là thành lập quỹ đại chúng dạng đóng. UBCKNN cần xem xét sớm ban
hành văn bản hướng dẫn thực hiện của quỹ đại chúng dạng mở, bước đầu cho việc đa dạng
hóa các loại hình quỹ đại chúng như: quỹ đầu tư cổ phiếu, quỹ đầu tư trái phiếu, quỹ đầu tư
chỉ số ETF, quỹ bất động sản,...
Thứ hai, đối với các quỹ đại chúng huy động vốn trong nước, UBCKNN cần xem
xét quy định lại số lượng NĐT tối thiểu (hiện nay theo Luật Chứng Khoán Việt Nam là tối
thiểu 100 NĐT, so với quỹ thành viên là tối đa 30 NĐT có tư cách pháp nhân). Như vậy so
với quỹ thành viên, điều kiện thành lập quỹ đại chúng kém linh hoạt hơn làm giảm tính cạnh
tranh của loại hình quỹ này. Vì vậy, UBCKNN có thể xem xét điều chỉnh số lượng NĐT tối
thiểu, cũng như quy định về các vấn đề minh bạch thông tin, trình độ của thành viên tham
gia ban đại diện quỹ,.... nhằm nâng cao năng lực kiểm soát của các NĐT đối với hoạt động
của quỹ đại chúng. Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh cho quỹ đại chúng, UBCKNN cũng tạo
điều kiện cho các quỹ đại chúng được ưu tiên là đối tác chiến lược trong hoạt động chào bán
cổ phiếu của các DNNN cổ phần hóa hay trong các đợt phát hành trái phiếu của Chính
phủ,...
Thứ ba, đối với các quỹ đại chúng huy động vốn và niêm yết ở nước ngoài,
UBCKNN cần bổ sung chi tiết hướng dẫn về việc chào bán và niêm yết CCQ trên thị trường
nước ngoài như: quy định lại tỷ lệ sở hữu của NĐTNN (theo quy định hiện nay là 49%), quy
định chi tiết về việc lưu ký chứng khoán, phát hành chứng chỉ lưu ký để niêm yết tại
SGDCK nước ngoài, vấn đề về thanh lý, chuyển nhượng CCQ. Quyết định 45/2007/QĐ-
BTC ngày 05/06/2007 vẫn chưa hướng dẫn chi tiết về các thủ tục chào bán và niêm yết
CCQ hay các thủ tục giải thể, đóng quỹ đối với các quỹ niêm yết ở nước ngoài. Đồng thời,
UBCKNN ký các biên bản ghi nhớ về hợp tác với các cơ quan quản lý chứng khoán các
nước, đặc biệt là hướng đến các thị trường mục tiêu trong khu vực (Singapo, Thái Lan,...)
tạo điều kiện trong việc hướng dẫn các thủ tục pháp lý, thực hiện công tác trao đổi thông tin,
giám sát, quản lý các doanh nghiệp, giúp các quỹ đại chúng trong việc tham gia niêm yết và
huy động vốn ở nước ngoài.
Thứ tư, UBCKNN cấp phép cho các tổ chức giám sát, quản lý nguồn vốn của quỹ
đại chúng phải là các tổ chức chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế và độc lập, chân thực trong
nghiệp vụ của mình. Ngoài ra, UBCKNN cũng cần xây dựng hệ thống chỉ số (chỉ số khảo
62
sát thị trường, chỉ số rủi ro thị trường) hoặc liên kết với các tổ chức định mức tín nhiệm uy
tín trên thế giới như Fitch và Moody’s, Standard & Poor’s (S&P),... để giám sát kịp thời
thay đổi của thị trường tạo điều kiện cho các thành viên tham gia thị trường cũng như các
NĐT của quỹ dễ dàng kiểm tra tính minh bạch trong các báo cáo của CTQLQ.
3.2.1.2 Giải pháp từ phía Công ty quản lý quỹ:
Thứ nhất, tổ chức đào tạo, bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ của
đội ngũ chuyên viên đang làm việc trong các CTQLQ, mở các lớp bồi dưỡng trong và ngoài
nước một cách hiệu quả và đạt chất lượng cao hay tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý và
nhân viên đạt được những trình độ đào tạo quốc tế như có được chứng chỉ CFA,... nhằm tư
vấn tốt nhất cho các NĐT, đảm bảo các NĐT có kiến thức đầy đủ về hoạt động của quỹ
cũng như ý thức được vai trò quan trọng của mình trong quỹ.
Thứ hai, hoàn thiện cơ cấu quản lý, hoạt động nhằm nâng cao uy tín trên thị
trường tài chính trong nước và thế giới, chủ động tìm kiếm các NĐT tiềm năng trên các thị
trường tài chính lớn trước hết là của Châu Á như: Hồng Kong, Singapo, Trung Quốc, Hàn
Quốc,... để huy động vốn từ thị trường tài chính các nước này như tận dụng các ưu đãi về
thuế, phí, niêm yết,... để niêm yết CCQ tại thị trường các nước này. Đồng thời nghiên cứu
thành lập các quỹ đại chúng đầu tư vào các thị trường còn nhiều tiềm năng như: thị trường
trái phiếu, thị trường phái sinh, đầu tư theo nhóm chỉ số,... khi UBCKNN có khung pháp lý
hỗ trợ,...
Thứ ba, các CTQLQ được quản lý bởi các ngân hàng giám sát có uy tín trên thế
giới như: HSBC, Citibank, Duestchbank,... và được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có
uy tín như: KPMG, Delloite, PWC,...
3.2.2 Triển khai loại hình quỹ đầu tư đại chúng dạng mở:
Hiện nay, các quỹ đại chúng thành lập ở Việt Nam chỉ dưới hình thức là quỹ đại
chúng dạng đóng. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam đang cần có các sản phẩm đầu tư đa
dạng, có thể đáp ứng những yêu cầu khác nhau về rủi ro thanh khoản, về chiết khấu giữa giá
của CCQ và NAV, các công cụ có tính minh bạch cao và phản ánh được giá trị thực của tài
sản đầu tư, cũng như tạo sự lựa chọn cho các quỹ đến hạn đóng quỹ chuyển đổi mô hình. Và
quỹ đại chúng dạng mở sẽ là giải pháp giải quyết nhu cầu trên.
Thứ nhất, UBCKNN cần có những quy định rõ ràng về cách thức ghi nhận giao dịch
và chuyển quyền sở hữu của NĐT, hồ sơ nhận biết thông tin về NĐT, phí quản lý và hoạt
63
động của quỹ, cách tính phí hoa hồng, thời gian giao dịch CCQ và tần suất tính NAV, việc
ngừng giao dịch, điều chỉnh giá trị, rủi ro tiền mặt trong tài khoản giao dịch…
Thứ hai, UBCKNN cần có cơ sở pháp lý chặt chẽ cho sự ra đời của quỹ mở, đặc biệt
cần trang bị kiến thức cho NĐT, quản trị rủi ro đối với tài sản không hiệu quả và các quỹ
nước ngoài. Trong đó, rủi ro trong đầu tư đối với quỹ mở cần phải thận trọng hơn, nhất là
rủi ro về tính thanh khoản, chẳng hạn như trong trường hợp NĐT rút hàng loạt thì CTQLQ
có quyền tạm dừng sự mua lại khi tỷ lệ vượt quá 10% và CTQLQ có quyền vay bên ngoài
với tỷ lệ không quá 5% NAV trong vòng tối đa là 30 ngày để trang trải những chi phí cần
thiết,…
Thứ ba, cơ sở pháp lý cần nhấn mạnh vào việc thực hiện quá trình kiểm soát một
cách hiệu quả. Chẳng hạn các CTQLQ trước khi chọn ngân hàng giám sát cần tiến hành
thẩm tra về khả năng chuyên môn, mức độ rủi ro, đánh giá chung về việc tuân thủ các quy
định, cơ chế kiểm soát, nguyên tắc quản lý rủi ro, các tiêu chuẩn về quản trị,… Và đối với
những đơn vị vi phạm pháp luật thì cần phải phạt thật mạnh. Luật khi đưa ra phải áp dụng
được trong thực tế. Các quy định liên quan đến vai trò của Ngân hàng giám sát, tổ chức lưu
ký phải đảm bảo tính nghiêm ngặt nhưng cũng phải có tính thực tế.
Thứ tư, Chú trọng đến nguyên tắc thành công của quỹ mở: với nhà quản lý quỹ là
việc đảm bảo sản phẩm được tiếp thị, phân phối đúng cách, kiểm soát được các kênh phân
phối để bảo vệ NĐT; với cơ quan quản lý thị trường, quy định ban hành phải đảm áp dụng
được trong thực tế; với các NĐT cá nhân, cần nhận thức chứng chỉ quỹ mở là công cụ đầu
tư chứ không phải đầu cơ.
3.2.3 Khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư ETF:
Thứ nhất, hầu hết các quỹ ETF là quỹ đầu tư dạng mở do các NĐT góp vốn thành lập
và chứng chỉ của quỹ này cũng được niêm yết trên TTCK như là một loại CCQ. Do đó để
tạo điều kiện cho sự ra đời của các quỹ ETF , trước hết cần hoàn thiện dự luật cho việc ra
đời của quỹ mở.
Thứ hai, xây dựng các chỉ số chứng khoán có giá trị cao, thống nhất được các tiêu
chuẩn phân ngành, phân loại chứng khoán, phản ảnh tình hình các thị trường, các nhóm
ngành, các khu vực,... UBCKNN có thể lựa chọn, chỉ định cho các công ty chứng khoán
thành viên hoặc một tổ chức độc lập có kinh nghiệm thực hiện việc hình thành các chỉ số có
giá trị quốc tế làm định hướng cho hoạt động đầu tư của các quỹ. Hiện nay, VN-Index do
cách tính bình quân gia quyền phụ thuộc nhiều vào nhóm các cổ phiếu có vốn hóa thị trường
64
cao và dễ bị chi phối cũng như làm giả giá khiến VN-Index không phản ánh được tình hình
thực của thị trường, vì vậy, UBCKNN cũng cần xem xét cách tính chỉ số VN-Index. Việc
xây dựng các chỉ số nói chung ngoài việc dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của chứng
khoán đó, cần xem xét các tiêu chí sau:
- Tính thanh khoản của rổ chứng khoán xét theo giá trị giao dịch bình quân ngày tính
trên 3 tháng của nhóm chứng khoán đó và nếu chứng khoán nào có giá trị giao dịch bình
quân ngày không đạt tối thiểu 20% giá trị giao dịch bình quân ngày của nhóm này sẽ bị loại
khỏi rổ chứng khoán; hay các cổ phiếu mới phát hành nhưng chưa đủ 3 tháng tính đến ngày
tính chỉ số thì cũng không được nằm trong rổ chứng khoán xem xét đó,...)
- Tỷ lệ sở hữu áp dụng cho các NĐTNN đối với chứng khoán của các công ty niêm
yết ở Việt Nam tức là tính đến tỷ lệ “room” còn cho NĐTNN của chứng khoán đó.
- Tính đến tỷ lệ các cổ phiếu “free float“ là các cổ phiếu có thể dễ dàng được mua
bán trên thị trường không bao gồm các cổ phiếu bị giới hạn như cổ phiếu được nắm giữ bởi
người trong công ty, các nhà tài trợ, chính phủ và không dễ bán ra trên thị trường.
- Ngoài ra, có thế tính đến tỷ lệ trần đối với phân khúc các công ty Việt Nam và công
ty nước ngoài theo tỷ lệ tương ứng phù hợp.
- Định kỳ xem xét, tính toán lại các chỉ số này để đảm bảo các thông tin cung cấp cho
các NĐT được cập nhật và theo sát diễn biến chỉ số thị trường nhất.
Thứ ba, khuyến khích phát triển các nhóm doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở có
chọn lọc theo quy mô, khả năng tăng trưởng, đồng thời tập trung vào các ngành lợi thế của
Việt Nam trong tương lai như: dịch vụ y tế, sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính ngân
hàng, ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch thân thiện với môi trường, ngành công
nghệ cao, bất động sản hay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,.... Khuyến khích phát triển các
công ty loại này để sau khi phát hành IPO ra công chúng và niêm yết trên TTCK sẽ trở
thành hàng hóa cho các quỹ ETF.
Thứ tư, ban hành bổ sung quy chế hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động của quỹ ETF
vì đây là các quỹ có thể giao dịch ở các TTCK, tính chất như quỹ giao dịch toàn cầu, cũng
như quốc tế hóa các tiêu chuẩn về chế độ giao dịch, niêm yết; chế độ kế toán, kiểm toán,...
3.2.4 Mở rộng hoạt động huy động vốn và đầu tư quốc tế đối với các quỹ nội
địa:
Thứ nhất, UBCKNN xem xét quy định cụ thể từ việc xin hồ sơ niêm yết ở nước
ngoài, đến việc tổ chức phân phối CCQ, việc chuyển lợi nhuận về nước,... Như vậy bên
65
cạnh việc UBCKNN hoàn tất dự thảo về việc hướng dẫn thành lập quỹ đại chúng cũng như
đa dạng hóa các sản phẩn cho thị trường quỹ, hoàn tất dự thảo thông tư hướng dẫn về việc
chào bán và niêm yết chứng khoán, thì đối với góc độ ngoại hối, Bộ Tài chính cũng cần có
quy định về việc tổ chức phát hành phải mở tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng
ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép của Việt Nam, thực hiện các giao dịch thu chi
có liên quan đến việc phát hành chứng khoán phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của
Việt Nam.
Thứ hai, UBCKNN rà soát lại các thủ tục hành chính khi có nguồn vốn liên doanh
với phía nước ngoài trong việc thành lập các CTQLQ và QĐT; các biểu phí liên quan; hay
các hình thức ưu đãi như giảm thuế đối với các hoạt động giao dịch của QĐT; cũng như
xem xét lại cơ chế giới hạn tỷ lệ tài sản đầu tư tài chính hay giới hạn vốn đầu tư của các
QĐT khi đầu tư vào chứng khoán.
Thứ ba, phát triển nhận thức của các NĐT trong nước về những cơ hội và những
tiềm năng đầu tư trên khắp thế giới mà NĐT trong nước có được khi mở rộng hoạt động đầu
tư ra bên ngoài. Hoạt động đầu tư này yêu cầu vai trò lãnh đạo của các giám đốc quỹ cao
nhất, đó phải là những cá nhân có sự am hiểu chuyên môn và chuyên nghiệp trong đầu tư,
đánh giá và dự báo rủi ro ở mức cao nhất. Đồng thời cũng cần xem xét vấn đề phát triển
nguồn nhân lực, về việc chuyển sang nền kinh tế tri thức như kinh nghiệm của Singapore
rằng vai trò của con người to lớn như thế nào trong quá trình hội nhập, đặc biệt trong các
quyết định đầu tư và kiểm soát rủi ro, nhìn nhận về biến động tình hình thế giới, độ rủi ro
của thị trường như thế nào hay những yếu tố vĩ mô có tác động như thế nào.
Thứ tư, các QĐT cần xác định rõ mục đích chính của mình khi tiến hành đầu tư ra
bên ngoài, ví dụ như để cấu trúc lại tài chính, để huy động vốn, để tạo tính thanh khoản hay
mở rộng thị trường, nâng cao vị thế của quỹ...chẳng hạn như SGDCK London là trung tâm
tài chính lớn trên thế giới nên niêm yết trên SGDCK London, sẽ tạo dựng được một hình
ảnh rất tốt cùng khả năng huy động vốn cao hay SGDCK Hongkong cũng là trung tâm tài
chính lớn trên thế giới và khu vực sẽ là nơi lôi cuốn được sự chú ý của nhiều tổ chức tài
chính, ngân hàng và QĐT lớn
Thứ năm, liên kết với các thị trường vốn uy tín nước ngoài nhằm từng bước thâm
nhập và hiểu rõ kinh nghiệm quản lý quỹ hay cách thức vận hành các quỹ, giới thiệu các cơ
hội đầu tư vào thị trường Việt Nam và giúp Việt Nam phát triển các nghiệp vụ môi giới, tư
vấn doanh nghiệp, tư vấn cho các NĐTNN. Bên cạnh đó, với mục tiêu đón đầu quá trình cổ
66
phần hóa ở Việt Nam, các tập đoàn vốn có uy tín có thể tận dụng cơ hội đầu tư ở Việt Nam
như Nhật Bản, Hồng Kong, Singapore,..., đặc biệt là hợp tác triển khai thành lập các QĐT.
Chính nhờ đó thị trường QĐT sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
Thứ sáu, liên kết các QĐT quốc gia nhằm tạo ra những thực thể kinh doanh lớn hơn,
đa dạng hơn và minh bạch hơn trong các chiến lược đầu tư dài hạn (các thực thể này thường
kiểm soát tài sản trong nhiều năm), cũng như xua tan những quan ngại của các nhà quản lý
và chính trị gia về việc hoạt động của các QĐT nhà nước là nhằm mục đích chính trị. Vấn
đề cần quan tâm là khi các QĐT quốc gia liên kết là các quỹ này cần phải minh bạch trong
hoạt động sổ sách của mình như cần phải có các điều khoản bắt buộc các quỹ này phải công
bố phương thức đầu tư của họ và cam kết không can thiệp vào chính trị của nước mà họ đầu
tư.
Thứ bảy, các QĐT nội địa cũng cần cân nhắc các rủi ro trong việc huy động vốn và
đầu tư quốc tế như rủi ro lãi suất, tỷ giá, thuế, chi phí sở hữu, tính thanh khoản, chất lượng
đầu tư, cách thức đầu tư,…
3.2.5 Nhóm các giải pháp phát triển TTCK:
3.2.5.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa cho TTCK :
Nâng cao hiệu quả phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp trên TTCK:
Về phía cơ quan cấp phép phát hành :
- Bổ sung hoàn thiện các quy định có liên quan đến nội dung, quy trình, thủ tục
cấp phép, điều kiện cấp phép và các biện pháp chế tài đi kèm nếu hồ sơ đăng ký phát hành
có vi phạm pháp luật.
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần doanh nghiệp tham
gia niêm yết, phát hành cổ phiếu để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp
cận nguồn vốn, các quy định về công bố thông tin và điều kiện phát hành.
Về phía đơn vị tư vấn phát hành :
- Nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
- Tuân thủ theo luật định khi tác nghiệp.
- Chủ động và độc lập hơn trong tư vấn các nội dung, vấn đề liên quan đến
phương án phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp trên cơ sở nắm chắc, bám sát diễn biến thị
trường, các thông tin về doanh nghiệp vá các quy định pháp lý có liên quan, cũng như cải
thiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của mình.
67
Về phía tổ chức phát hành :
- Không được xem phát hành cổ phiếu là hoạt động đầu cơ của doanh nghiệp,
nhất là khi phát hành cổ phiếu bổ sung, cổ phiếu thưởng mà phải gắn liền kế hoạch kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch phát hành cổ phiếu hợp lý và đáp ứng tốt nhu cầu vốn của
doanh nghiệp.
- Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý, giám sát và theo dõi tình hình phát
hành cổ phiếu. Bộ phận này cần nhiệt đảm bảo tư cách đạo đức và có trách nhiệm với công
việc.
Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa :
Theo lộ trình cổ phần hóa của Chính phủ thì trong thời gian qua đã cổ phần được
hơn 4000 doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong thời
gian sắp tới cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, đặc biệt là các DNNN có vốn lớn nhằm cung
ứng cho thị trường những hàng hóa có giá trị.
Đối với các DNNN sau khi cổ phần hóa có cổ phiếu niêm yết trên TTCK thì nếu
Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối thì ngoài việc tăng tỷ lệ sở hữu của các NĐT
nước ngoài lên cao hơn để thúc đẩy thị trường phát triển tích cực, cũng nên cho phép bán
bớt hoặc bán hết số cổ phần Nhà nước để doanh nghiệp sau khi niêm yết ngày càng đại
chúng hóa và hoạt động hiệu quả hơn. Vì thực tế cho thấy các DNNN sau khi cổ phần hóa
mà Nhà nước vẫn nắm giữ vốn trên 30% vẫn hoạt động theo cơ chế như một DNNN, làm
hạn chế tính chủ động trong điều hành và chậm cải tiến cơ chế quản lý doanh nghiệp.
Phát triển thị trường giao dịch phi tập trung :
Ra đời từ tháng 6-2009, với 10 doanh nghiệp niêm yết, đến nay thị trường giao
dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) đã thu hút được 43 doanh
nghiệp. Mặc dù chưa sôi động, nhưng sàn UPCoM được đánh giá là "sân chơi an toàn" giúp
NĐT tránh được rủi ro trên thị trường giao dịch tự do. UBCKNN cần kiểm soát lộ trình đưa
cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết vào đăng ký tại Trung tâm Lưu ký chứng
khoán, đảm bảo các cổ phiểu này là nguồn hàng chất lượng cho các quỹ.
3.2.5.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán:
Hiện nay, dịch vụ tư vấn chứng khoán, tư vấn tài chính, tư vấn về phát hành cổ
phiếu, niêm yết, sáp nhập, tư vấn cổ phần hóa hay chuyển đổi loại hình công ty,... của các
CTCK ở Việt Nam chưa đạt chất lượng tốt, thiếu tính chuyên nghiệp khiến các NĐT e ngại
68
khi tham gia TTCK. Chính vì vậy, cần phải nâng cao chất lượng phục vụ của các CTCK
nhằm đẩy mạnh khả năng huy động vốn và cung cấp dịch vụ của các CTCK.
Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của các CTCK ở đây là nhắm tới cải thiện
dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng và chăm sóc khách hàng :
Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn, các nhân viên tư vấn cần thành thạo
kỹ năng và được huấn luyện, đào tào bài bản, nắm bắt được nhu cầu của nhà đầu tư mà tư
vấn hợp lý, tạo niềm tin cho NĐT.
Hai là, đối với dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán cần kết hợp giữa đầu tư với
môi giới chứng khoán, cung cấp đầy đủ các dịch vụ như: mua bán chứng khoán, giữ hộ cổ
phiếu, repo chứng khoán; đồng thời cung cấp các tài liệu phân tích theo ngành nghề, theo
lĩnh vực đầu tư cho các NĐT,...cũng như giới thiệu về các biện pháp phòng ngừa rủi ro
trong kinh doanh chứng khoán để các NĐT an tâm kiểm soát hoạt động đầu tư của mình.
Ngoài ra, các nhà tư vấn tài chính cũng luôn hoàn thiện, bổ sung kiến thức tư vấn của mình
bằng cách thường xuyên cập nhật những dịch vụ tư vấn hiện đai như: tái cấu trúc doanh
nghiệp, tái cấu trúc… để tạo điều kiện cho các NĐT săn tìm những cổ phiếu của các doanh
nghiệp đang trong quá trình sáp nhập để trở thành một tập đoàn lớn hơn sau khi sáp nhập.
Ba là, các CTCK có trách nhiệm trong hoạt động tư vấn của công ty mình, thực
hiện tốt khâu chăm sóc khách hàng, trung thực trong việc đặt lệnh mua bán hay ký quỹ,
kiểm soát số dư của các NĐT phải đáp ứng tỷ lệ ký quỹ giao dịch theo từng thời kỳ. Đồng
thời các CTCK cũng phải bảo vệ quyền lợi của NĐT bằng cách nhắc nhở các công ty niêm
yết minh bạch hóa thông tin và nếu các CTCK tự doanh thì phải đảm bảo công bằng cho
NĐT khi giao dịch. Chính chất lượng phục vụ của các Công ty chứng khoán như vậy cũng
góp phần tạo nên các NĐT chất lượng cao, và ngược lại cũng nâng cao uy tín và chất lượng
của CTCK trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
3.2.5.3 Xây dựng cơ chế giao dịch chứng khoán mới :
Một là, UBCKNN cần xem xét ban hành khung pháp lý để các CTCK sớm triển
khai những sản phẩm mà thị trường kỳ vọng như: được mở hai tài khoản giao dịch, cùng
mua, cùng bán một mã chứng khoán trong một phiên, đặc biệt cho phép NĐT bán chứng
khoán vào ngày T +2, cho mua chứng khoán ký quỹ…. Trên thực tế, Luật Chứng khoán quy
định NĐT được phép sử dụng những sản phẩm này song chưa có hướng dẫn cụ thể từ
UBCKNN và Bộ Tài chính.
69
Hai là, Ngoài ra, dù đã ra đời và vận hành hơn 10 năm nhưng đến nay kênh
chứng khoán Việt Nam hầu như vắng bóng các sản phẩm tài chính phái sinh. Thời gian qua,
một số CTCK do muốn đáp ứng nhu cầu thị trường đã cho ra đời một số sản phẩm tài chính
phái sinh và thu hút khá đông NĐT tham gia. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm tài chính mới
này do không có hành lang pháp lý để vận hành nên chết yểu, thậm chí có một số sản phẩm
vừa công bố đã bị cơ quan quản lý yêu cầu hủy bỏ. Vì vậy UBCKNN cần có văn bản cho
phép thực hiện nghiệp vụ phái sinh ở TTCK.
Tuy nhiên, khi ban hành các quy chế để cung ứng cho thị trương những sản phẩm
mới thì UBCKNN cũng thận trọng nghiên cứu về tính rủi ro vì suy cho cùng để thị trường
phát triển bền vững thì yếu tố an toàn phải được ưu tiên hàng đầu. Do đó, có thể xem xét áp
dụng thí điểm sản phẩm mới như: vấn đề cùng mua, cùng bán một cổ phiếu trong phiên có
thể áp dụng ngay trong thời gian tới hay riêng việc mở nhiều tài khoản trước mắt có thể cho
phép áp dụng với các QĐT,…
Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin để đảm bảo tính đồng nhất về
hình thức tập trung như các nước, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh cho SGDCK. Từng
bước xây dựng hệ thống tự động hóa hoàn toàn giữa các khâu: khâu thanh toán, lưu giữ
chứng khoán, khâu truyền lệnh, khâu ghép lệnh, khâu công bố thông tin,… đảm bảo tính
thông suốt, không nghẽn mạch giao dịch của thị trường.
3.2.5.4 Xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm nhằm quản lý rủi ro trên
TTCK:
Định mức tín nhiệm có vai trò quan trọng đối với thị trường tài chính của mỗi
quốc gia, đặc biệt là đối với thị trường mới nổi như Việt Nam. Định mức tín nhiệm đối với
các doanh nghiệp niêm yết thực chất là việc đánh giá chất lượng, mức độ tin cậy, khả năng
thanh toán của một công ty phát hành đối với các công cụ nợ dựa trên các yếu tố rủi ro có
liên quan. Công cụ nợ có thể là các công cụ ngắn hạn như: hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ
tiền gửi; hoặc dài hạn như: trái phiếu, cổ phần ưu đãi cổ tức.
Vai trò quan trọng nhất của xếp hạng tín nhiệm là nhằm quản lý rủi ro cho thị
trường tài chính. Có thể thấy vai trò của hệ thống xếp hạng tín nhiệm như sau:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước :
Định mức tín nhiệm giúp nhà nước quản lý vốn tại các doanh nghiệp được dễ
dàng hơn, góp phần tạo nên một thị trường cân bằng, minh bạch thông tin. Các cơ quan
70
quản lý nhà nước có thể dựa trên các thông tin định mức tín nhiệm công khai để ban hành
chính sách, giám sát thực hiện, cấp phép phát hành,… nhờ đó, quản lý tốt và hiệu quả hơn.
Đối với công ty phát hành :
Định mức tín nhiệm giúp huy động vốn với chi phí hợp lý, hiệu quả; là một
phương tiện để các công ty quảng bá thương hiệu với thị trường trong và ngoài nước; đồng
thời tại cơ chế kiểm soát công khai, tạo động lực cho công ty cơ cấu tài chính, cải tiến quy
trình quản lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động, cũng như quản lý rủi ro doanh nghiệp.
Đối với giới đầu tư :
Định mức tín nhiệm là một tiêu chí để NĐT quyết định nên hay không nên đều tư
vào trái phiếu công ty, đầu tư với mức lãi suất bao nhiêu. Định mức tín nhiệm vừa phản ảnh
độ tin tưởng, khả năng thanh toán của nhà phát hành, vừa là một tiêu chí đánh giá chung đối
với doanh nghiệp. Việc đánh giá doanh nghiệp dựa trên định mức tín nhiệm sẽ tránh những
hậu quả đáng tiếc từ việc đầu tư thiếu thông tin (tham khảo phương pháp đánh giá hệ số tín
nhiệm ở Phụ lục 09).
Như vậy cần thiết phải xây dựng một hệ thống định mức tín nhiệm các doanh
nghiệp được niêm yết để thông qua đó cung cấp những thông tin cần thiết cho NĐT về tình
trạng của công ty phát hành. Bên cạnh đó cũng giúp các ngân hàng qua quyết định cấp tín
dụng, xác định hạn mức tín dụng,…Doanh nghiệp được xếp hạng cũng sẽ biết rõ tình trạng
thực tế của mình, triển vọng phát triển trong tương lai cũng như những rủi ro có thể gặp
phải, nó cũng có thể giúp các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được đối tượng quản lý
của mình.
Để tạo điều kiện cho hoạt động định mức tín nhiệm, thì các cơ quan chức năng
nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết được định mức cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
định mức có uy tín trên thế giới như: Moody’s, S&P, Dun&Bradstreet, Fitch Ratings,…
nhằm đảm bảo cho hệ thống định mức tín nhiệm đạt chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, các công
ty định mức tín nhiệm ở Việt Nam cần học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn của mình để
đưa hệ thống định mức tín nhiệm của mình ngày càng xứng tầm quốc tế.
3.2.6 Một số các giải pháp khác:
Hoàn chỉnh khung pháp lý hỗ trợ cho sự phát triển QĐT. Để hỗ trợ cho sự phát
triển của CTQLQ và QĐT, UBCKNN hiện nay vẫn không ngừng nổ lực để hoàn thiện và
kịp thời ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với sự phát triển của TTCK nói chung và
các CTQLQ và QĐT nói riêng với mục tiêu:
71
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các CTQLQ, nâng tiêu chí thành lập
CTQLQ nhằm đảm bảo các CTQLQ được cấp phép có đủ năng lực cần thiết về chuyên
môn, nghiệp vụ, uy tín để cung cấp dịch vụ quản lý tài sản của khách hàng, quản lý QĐT,
đảm bảo sự phát triển ngành quản lý tài sản tăng nhanh nhưng phải bền vững và an toàn,
phù hợp với sự phát triển chung của TTCK Việt Nam.
- Khuyến khích phát triển, đa dạng hóa các QĐT chứng khoán, các sản phẩm
đầu tư mới như QĐT dạng mở, tạo cơ sở để phát triển các sản phẩm liên kết đầu tư, kết nối
chứng khoán với bảo hiểm, các quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí cộng đồng; các QĐT
dạng pháp nhân (công ty đầu tư chứng khoán).
Đồng thời để đạt được mục tiêu như trên thì UBCKNN phải thực hiện đồng bộ
các giải pháp liên quan đến khung pháp lý và quản lý, cụ thể như sau :
Một là, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của khối CTQLQ theo
hướng nâng tiêu chí thành lập CTQLQ, đảm bảo các công ty được cấp phép hoạt động có đủ
điều kiện để duy trì và hoạt động một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín của ngành
quản lý tài sản Việt Nam. Hướng các CTQLQ đến sự minh bạch, công khai và cung cấp các
thông tin đầy đủ và chính xác về tình hình hoạt động của công ty nhằm giúp các NĐT yên
tâm khi tham gia đầu tư vào thị trường, cũng là giúp cho sự bền vững và phát triển của
TTCK.
Hai là, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành những quy định mới, hướng
dẫn và mở rộng hoạt động của các CTQLQ, đa dạng hóa sản phẩm quỹ, đặc biệt là các quy
định liên quan tới việc thành lập và quản lý các QĐT dạng pháp nhân (các công ty đầu tư
chứng khoán) và các QĐT chứng khoán dạng mở. Theo Luật Chứng Khoán và Quyết định
số 45/2007/QĐ-BTC chỉ mới quy định về QĐT dạng đóng hoặc quỹ thành viên, nhưng trên
thực tế các loại hình quỹ trên thế giới rất đa dạng như: quỹ thu nhập, quỹ cổ phiếu, quỹ trái
phiếu, quỹ cân bằng, quỹ tăng trưởng,...Như vậy, UBCKNN cần nghiên cứu ban hành bổ
sung hành lang pháp lý quy định chi tiết cho từng loại hình quỹ để làm cơ sở cho CTQLQ
thiết kế thêm các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi ngày càng tăng của thị trường.
Ngoài ra, UBCKNN cũng cần xem xét xây dựng khung pháp lý cho quỹ dạng mở để đón
đầu sự phát triển nhanh chóng của loại hình này trong tương lai. Với bản chất là các QĐT
dạng mở, các quỹ liên kết phải bảo đảm hoạt động đầu tư là minh bạch, được quản lý
chuyên nghiệp bởi các CTQLQ, đồng thời, hoạt động đầu tư hàng ngày được giám sát chặt
chẽ không chỉ bởi các ngân hàng giám sát mà còn bởi cơ quan quản lý.
72
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của khối các định chế
này, đảm bảo hoạt động của các CTQLQ không chỉ an toàn đối với vốn của công ty, mà
quan trọng hơn là hiệu quả và sự an toàn đối với tài sản của khách hàng cũng như ảnh
hưởng tới hoạt động của thị trường nói chung. UBCKNN cũng cần xem xét, ban hành các
biện pháp chế tài đặc biệt cho loại hình này nhằm tăng cường công tác quản lý đạt hiệu quả
cao, tạo dựng niềm tin cho các NĐT trong và ngoài nước.
Bốn là, nhằm tăng trưởng quy mô vốn cho các CTQLQ thì ngoài quy định tại
điều 25 của Quyết Định số 45/2007/QĐ-BTC về việc phát hành CCQ trên thị trường nước
ngoài, UBCKNN cần bổ sung chi tiết các quy định về huy động, phát hành, niêm yết hay
hoạt động của CTQLQ ở thị trường nước ngoài, cụ thế là các CCQ sau khi huy động sẽ
được niêm yết như thế nào, vận hành ra sao,... đồng thời khuyến khích việc niêm yết chứng
chỉ sau khi huy động niêm yết tại TTCK của nước mà CTQLQ huy động hoặc niêm yết trên
TTCK Việt Nam.
Năm là, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trung gian thị
trường, trong đó có các CTQLQ, UBCKNN cũng cần xem xét trình Bộ Tài Chính sửa đổi
và bổ sung Quy chế thành lập và hoạt động của CTQLQ. Để đảm bảo các cá nhân, tổ chức
tham gia thành lập CTQLQ có đủ tài lực và kinh nghiệm quản lý, góp phần đưa các CTQLQ
được cấp phép có đủ năng lực chuyên môn, hệ thống quản lý cũng như uy tín cần thiết trong
hoạt động huy động vốn và quản lý tài sản, UBCKNN cần bổ sung một số quy định, yêu cầu
về cơ cấu cổ đông thành lập CTQLQ.
Sáu là, UBCKNN cũng cần xem xét về việc cấp phép hoạt động cho các ngân
hàng giám sát đạt chuẩn quốc tế từ các ngân hàng thương mại trong nước, kể cả các công ty
kiểm toán đạt chuẩn quốc tế. Hiện nay, đa phần ngân hàng giám sát của các QĐT lớn và
hoạt động hiệu quả tại Việt Nam như VFMVF4, PRUBF1, MAFBF1,… đều do Ngân Hàng
Hồng Kông – Thượng Hải HSBC giám sát.
Bảy là, UBCKNN cũng xem xét ưu tiên cho các QĐT đại chúng làm đối tác chiến
lược trong các đợt phát hành cổ phiếu chào bán ra công chúng của các DNNN, các tập đoàn
kinh tế nhà nước.
73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với đề án “Phê duyệt phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020” và “Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011-2020”
cùng các nhóm giải pháp phát triển QĐT và TTCK Việt Nam nhằm thu hút các NĐT trong
và ngoài nước và phát triển thị trường vốn Việt Nam. Dự báo đến năm 2020 thị trường tài
chính Việt Nam sẽ phát triển mạnh, ổn định và hội nhập sâu vào thị trường tài chính quốc
tế. Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế khu vực và quốc tế, và lộ trình tự do
hóa tài chính cũng đòi hỏi tự thân hệ thống tài chính trong nước phải có sự điều chỉnh trong
cơ cấu hoạt động, năng lực quản trị rủi ro, tăng cường khả năng chống đỡ đối với các cú sốc
từ bên trong và bên ngoài, để có thể phát triển bền vững.
QĐT chứng khoán trong tương lai sẽ phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng đảm
nhận vai trò định hướng cho các hoạt động của TTCK Việt Nam về lâu dài.
74
KẾT LUẬN
TTCK Việt Nam vẫn đang trên đà hội nhập và phát triển, ưu tiên hàng đầu trong
quá trình đi lên của TTCK là đảm bảo chất lượng và tính đa dạng của hàng hóa nhằm thu
hút sự tham gia đầu tư của nhiều cá nhân và tổ chức ngày càng chuyên nghiệp đầu tư vào
thị trường. Xuất phát từ nhu cầu trên mà việc hình thành và phát triển các mô hình quản
lý quỹ và QĐT có ý nghĩa rất lớn nhằm gia tăng các định chế trung gian cho thị trường
và hướng thị trường đi đến sự tăng trưởng ổn định và bền vững.
Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 có thể xem là thập kỷ bùng nổ của TTCK mới nổi.
Việc thị trường các nước mới nổi này liên tục tăng trưởng với tốc độ 2 thậm chí 3 con số
minh chứng cho những thay đổi sâu sắc trong nên kinh tế toàn cầu. Trong năm 2009, với
chỉ số MSCI Emerging Market tăng 73% so với mức tăng 25% của chỉ số S&P 500 của
TTCK Mỹ, các thị trường mới nổi đã trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn
cầu. Cơ hội đầu tư và thu hút vốn của các thị trường này là rất lớn. Do đó, việc hình
thành và phát triển các QĐT chứng khoán trên các thị trường này để đảm bảo hoạt động
đầu tư quy cũ và giúp cho thị trường phát triển bền vững là việc làm cần thiết trong giai
đoạn hiện nay. QĐT chứng khoán có thể xem là một mô hình phù hợp định hướng cho
sự phát triển thị trường các nước mới nổi trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Việt Nam là một TTCK còn tương đối non trẻ nhưng đang trong đà tăng trưởng
tốt. Phát triển và hoàn thiện QĐT chứng khoán cũng là giải pháp thiết thực phục vụ cho
chiến lược phát triển vốn và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới. Trong
giới hạn của mình, luận văn cũng đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
QĐT chứng khoán vì đây là loại hình phù hợp cho các TTCK mới nổi như Việt Nam.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David M.Darst, (2008), The Art of Asset Allocation, The McGraw-Hill Company
2. R.Russell, (2006), An Introduction to Fund Management, Securities & Investment
Institute.
3. Nguyễn Sơn, (2010), 10 năm hoạt động TTCK Việt Nam và định hướng chiến lược
giai đoạn 2010-2020, Tạp chí kinh tế và dự báo.
4. Trần Đắc Sinh, (2005), Các giải pháp để đưa doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết
trên thị trường chứng khoán, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học Công nghệ
TPHCM.
5. TS. Phan Thị Bích Nguyệt, (2006), Đầu Tư Tài Chính, Nhà xuất bản Thống kê
6. TS.Trần Ngọc Thơ, (2003), Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, Nhà xuất bản
Thống kê.
7. TS.Trần Thị Thùy Linh, (2008), Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán – Mô hình phù hợp cho
các thị trường chứng khoán mới nổi, Tạp chí phát triển kinh tế số 212.
8. Sách Series 7, Lý Thuyết Cơ Bản và Thực Hành
9. Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam, (2006), Luật Chứng Khoán và điều chỉnh
Luật Chứng Khoán.
10. Các trang web:
www.ssc.com.vn www.lcfr.co.uk
www.hsx.vn www.bloomberg.com
www.hastc.org.vn www.fpts.com.vn
www.investopedia.com www.worldbank.com
www.saga.com www.sgx.com
www.prudentialfund.com.vn www.vinafund.com
www.americanfunds.com www.imf.org
www.businessweek.com www.vneconomy.com
76
PHỤ LỤC 01:
CÁC LOẠI PHÍ VÀ CHI PHÍ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Loại phí và chi phí Định nghĩa
A. Phí mà NĐT chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ
Phí phát hành Phí trả cho CTQLQ khi đăng ký mua chứng chỉ quỹ
Phí hoàn tiền Phí trả cho CTQLQ khi NĐT rút lại tiền từ quỹ
B. Loại chi phí trực tiếp lên quỹ
Phí quản lý hàng năm
Phí trả hàng năm cho CTQLQ cho việc quản lý đầu tư
và điều hành quỹ, dựa trên phần trăm giá trị tài sản ròng
trung bình của quỹ.
Phí thưởng hoạt động
Phí trả cho CTQLQ dựa trên hoạt động của quỹ so với
một mức lợi nhuận so sánh được một định mức đặt ra
ban đầu, thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm trên
phần vượt định mức.
Chi phí của Ban đại diện Phí trả cho ban đại diện của quỹ.
Phí giám sát,lưu ký
Phí (thường dựa trên mức phần trăm của NAV trung
bình hàng năm) và các chi phí trả cho ngân hàng giám
sát, lưu ký.
Phí dịch vụ cho các NĐT Chi phí đăng ký, hành chính, thanh toán cổ tức, v.v…
Phí kiểm toán Phí trả cho công ty kiểm toán.
Phí định giá Phí trả cho công ty định giá, đánh giá độc lập.
Phí liên quan tới luật pháp Phí phải trả cho các đơn vị luật pháp.
Phí vay Chi phí, lãi vay cho các khoản vay của quỹ.
Thuế Bất kỳ loại thuế nào mà quỹ phải trả.
77
PHỤ LỤC 02:
CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ THÀNH LẬP THEO LUẬT
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
STT Tên Công Ty Vốn Điều Lệ (VND)
1 Công ty Cổ phần QLQ Tín Phát 26.000.000.000
2 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán Thái Dương 25.000.000.000
3 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư VIPC 33.000.000.000
4 Công ty Cổ phần QLQ AIC 25.000.000.000
5 Công ty Cổ phần QLQ An Phú 25.000.000.000
6 Công ty Cổ phần QLQ Dầu khí Toàn Cầu 25.000.000.000
7 Công ty Cổ phần QLQ Hùng Việt 25.000.000.000
8 Công ty Cổ phần QLQ Hợp Lực Việt Nam 25.000.000.000
9 Công ty Cổ phần QLQ Lộc Việt 25.000.000.000
10 Công ty Cổ phần QLQ RNG 50.000.000.000
11 Công ty Cổ phần QLQ SME 25.000.000.000
12 Công ty Cổ phần QLQ Sabeco 25.000.000.000
13 Công ty Cổ phần QLQ Sài Gòn 25.000.000.000
14 Công ty Cổ phần QLQ Thép Việt 25.000.000.000
15 Công ty Cổ phần QLQ Thăng Long 30.000.000.000
16 Công ty Cổ phần QLQ Việt Cát 25.000.000.000
17 Công ty Cổ phần QLQ Việt Tín 30.000.000.000
18
Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán Liên Minh
Việt Nam 50.000.000.000
19 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Nhân Việt 25.000.000.000
20 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội 60.000.000.000
21 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Thành Việt 88.000.000.000
22 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Tài chính Dầu khí 100.000.000.000
23 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Việt Nam 209.600.000.000
24 Công ty Cổ phần QLQ đầu tư Anpha 10.000.000.000
78
25 Công ty Cổ phần QLQ đầu tư Chứng khoán An Bình 30.000.000.000
26 Công ty Cổ phần QLQ đầu tư Chứng khoán An Phúc 25.000.000.000
27 Công ty Cổ phần QLQ đầu tư Chứng khoán Minh Việt 50.000.000.000
28
Công ty Cổ phần QLQ đầu tư Chứng khoán Phương
Đông 25.000.000.000
29 Công ty Cổ phần QLQ đầu tư FPT 110.000.000.000
30 Công ty Cổ phần QLQ đầu tư MB 100.000.000.000
31 Công ty Cổ phần QLQ đầu tư SGI 30.000.000.000
32 Công ty Cổ phần QLQ đầu tư chứng khoán Bản Việt 150.000.000.000
33 Công ty Cổ phần QLQ đầu tư chứng khoán Chiến Thắng 28.000.000.000
34 Công ty Cổ phần QLQ đầu tư chứng khoán Việt Long 40.000.000.000
35 Công ty Cổ phần QLQ chứng khoán HAPACO 25.000.000.000
36
Công ty Liên doanh QLQ đầu tư BIDV - VIETNAM
PARTNERS
32.000.000.000
37
Công ty Liên doanh QLQ đầu tư chứng khoán
Vietcombank
38.000.000.000
38 Công ty QLQ Đầu tư Prudential Việt Nam 25.000.000.000
39
Công ty TNHH MTV QLQ Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam 500.000.000.000
40
Công ty TNHH Một thành viên QLQ Đầu tư chứng
khoán I.P.A.
50.000.000.000
41 Công ty TNHH QLQ Kỹ Thương 40.000.000.000
42 Công ty TNHH QLQ Manulife Việt Nam 26.000.000.000
43 Công ty TNHH QLQ SSI 30.000.000.000
44 Công ty TNHH QLQ đầu tư Chứng khoán Bảo Việt 25.000.000.000
45 Công ty TNHH QLQ đầu tư chứng khoán Đông Á 30.000.000.000
46 Công ty TNHH một thành viên QLQ ACB 50.000.000.000
47 Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Bông Sen 25.000.000.000
79
PHỤ LỤC 03
PHÂN LOẠI TẤT CẢ CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐANG
HOẠT ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Các quỹ đầu tư chủ yếu vào private equity
1 Bank Invest Private Equity New Markets (PENM)
2 Mekong Capital Mekong Enterprise Fund, Ltd.
3 Mekong Capital Mekong Enterprise Fund II, Ltd.
4 Saigon Capital Saigon Phoenix Fund
Các quỹ tập trung vào công nghệ và đầu tư mạo hiểm
1 IDG Venture IDG Vietnam Ventures Fund
2 VinaCapital DFJ-VinaCapital LP
Quỹ đầu tư vào Bất động sản
1 Saigon Asset Management Corporation Vietnam Property Holding (VPH)
2 Bao Tin Capital Bao Tin Real Estate Fund
3 Dragon Capital Vietnam Resource Investments
4 Indochina Capital Indochina Land Holdings
5 Ireka Corporation Berhad Aseana Properties
6 JSM Capital Indochina JSM Indochina Ltd
7 Korea Investment Trust Management Co Vietnam Real-Estate Development Fund
8 VinaCapital Vietnam Infrastructure Limited (VNI)
9 VinaCapital VinaLand
Các quỹ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, công ty cổ phần và khoản đầu tư cơ hội
1 Saigon Asset Management Corporation Vietnam Equity Holding (VEH)
2 Bao Tin Capital Bao Tin Equity Fund
3 Bao Viet Fund Management Co Bao Viet Investment Fund
4 Blackhorse Asset Management Blackhorse Enhanced Vietnam Inc
80
5 BIDV-Vietnam Partners Vietnam Investment Fund
6 Deutsche Bank DWS Vietnam Fund
7 Deutsche Bank DWS Vietnam Fund
8 Dragon Capital Management
Vietnam Enterprise Investments Ltd.
(VEIL)
9 Dragon Capital Management Vietnam Growth Fund Limited
10 Dragon Capital Management Vietnam Dragon Fund
11 Finansa Vietnam Equity Fund
12 Golden Bridge Financial Group Vina Blue Ocean Fund
13 Hanoi Fund Management Hanoi Fund
14 Indochina Capital Indochina Capital Vietnam Holdings
15 Jardine Fleming JF Vietnam Opportunities Fund
16 Jardine Flemings JF Vietnam Opportunities Fund
17 Kamm Investment Company Kamm Investment Holdings
18 Korea Investment Trust Management Vietnam Growth Fund
19 Korea Investment Trust Management Worldwide Vietnam Fund
20 Korea Investment Trust Management Co China and Vietnam Fund
21 Korea Investment Trust Management Co KITMC RSP Balanced Fund
22 Korea Investment Trust Management Co KITMC Vietnam Growth Fund I and II
23 Korea Investment Trust Management Co KITMC Worldwide Vietnam Fund I and II
24 Korea Investment Trust Management Co Vietnam Oilfield Fund
25 Lion Capital Lion Capital Vietnam Fund
26
Manulife Vietnam Fund Management
Co. Ltd Manulife Progressive Fund (MAPF1)
27 Mekong Capital Vietnam Azalea Fund
28 Mirae Asset Mirae Asset Securities JSC
29 Maxford Investment management Ltd Vietnam Focus Fund SP
30 Orient Management Company Orient Fund 1 (OF1)
81
31
Prudential Vietnam Fund Management
Co Prudential Balanced Fund
32
Prudential Vietnam Securities
Investment Fund Management Company Vietnam Segregated Portfolio Fund
33 PXP Vietnam Asset Management Vietnam Lotus Fund
34 PXP Vietnam Asset Management PXP Vietnam Fund Ltd
35 PXP Vietnam Asset Management Vietnam Emerging Equity Fund
36 Thanh Viet Corporation
Saigon Securities Investment Fund A1
(SFA1)
37 Thanh Viet Corporation
Saigon Securities Investment Fund A2
(SFA2)
38 Viet Capital Fund Management Viet Capital Fund (VCF)
39 VietFund Management Viet Fund 1 (VF1)
40 VietFund Management Viet Fund 2 (VF2)
41 VietFund Management Viet Fund 3 (VF3)
42
Vietcombank Fund Management
(VCBF) Vietcombank Partners Fund 1 (VPF1)
43 Vietnam Asset Management (VAM) Vietnam Emerging Market Fund (VEMF)
82
PHỤ LỤC 04:
THỐNG KÊ CỦA LCF ROTHSCHILD VỀ KẾT QUẢ TĂNG
TRƯỞNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG (NAV) CỦA MỘT SỐ QUỸ
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN HOẠT ĐỘNG TRÊN TTCK VIỆT NAM
Các quỹ đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần:
Quỹ nước ngoài Công ty quản lý Loại hình
Quỹ
Tổng
NAV
(triệu
USD)
Tăng
trưởng
năm 2010
(%)
Blackhorse Enhanced
Vietnam Inc
Blackhorse Asset
Management
Quỹ mở
25 -11,1
DWS Vietnam Fund
Deutsche Asset
Management (Asia)
Limited
Quỹ đóng
245 -6
FTSE Vietnam Index
ETF
Deutsche Bank Exchange
Traded Funds
ETF
£140 -15,1
Fullerton Vietnam Fund Fullerton Fund
Management Company
Quỹ mở
28 -8,9
HLG Vietnam Fund Vietnam Asset
Management
Quỹ tín
thác
16 -13,3
JF Vietnam
Opportunities Fund
JP Morgan Asset
Management
Quỹ tín
thác 162 -0,4
Market Vectors
Vietnam ETF
Van Eck Global
ETF
40 1,8
PXP Vietnam Fund PXP Asset Management Quỹ đóng 51 -17,5
Vietnam Azalea Fund Mekong Capital Quỹ đóng 53 11,3
Vietnam Dragon Fund Dragon Capital Quỹ đóng 162 1,9
Vietnam Emerging
Equity Fund
PXP Asset Management
Quỹ mở
29 -15
Vietnam Emerging
Market Fund
Vietnam Asset
Management
Quỹ đóng
12 -22,7
83
Vietnam Enterprise
Investments Ltd
Dragon Capital
Quỹ đóng
416 -3,2
Vietnam Equity
Holding
Saigon Asset Management
Quỹ đóng
€64 -18,7
Vietnam Growth Fund Dragon Capital
Quỹ đóng
255 9,1
Vietnam Holding Vietnam Holding Asset
Management
Quỹ đóng
79 -8,1
Vietnam Infrastructure
Ltd
VinaCapital
Quỹ đóng
240 -11,8
Vietnam Lotus Fund PXP Asset Management
Quỹ đóng
22 -16,7
VinaCapital Vietnam
Opportunity Fund
VinaCapital
Quỹ đóng
775 -0,1
Trung bình nhóm -7,6
(Nguồn: LCF Rothschild, 31/12/2010)
Quỹ trong nước Công ty quản lý Loại hình
Quỹ
Tổng NAV
(triệu
USD)
Tăng
trưởng
năm
2010 (%)
Manulife Progressive
Fund
Manulife Vietnam Fund
Management Company
Quỹ đóng 9 -5,6
Prudential Balanced
Fund
Prudential Vietnam Fund
Management Private
Limited Company
Quỹ đóng 22 -8,2
VF1 Vietnam Securities
Investment Fund
VietFund Quỹ đóng 34 -17,2
VF4 Vietnam Blue-
Chips Fund
VietFund Quỹ đóng N/A -26,2
Trung bình nhóm -14,4
(Nguồn: LCF Rothschild, 31/12/2010)
84
Các Quỹ đầu tư bất động sản:
Quỹ Cty quản lý quỹ Loại hình
Quỹ
Tổng NAV
(triệu
USD)
Tăng
trưởng
năm 2010
(%)
Vietnam Property
Holding
Saigon Asset Management Quỹ đóng €44 -3,6
JSM Indochina JSM Capital Indochina Quỹ đóng 115 -11,2
Vietnam Property Fund Dragon Capital Quỹ đóng 86 -7,1
Aseana Properties Ireka Corporation Berhad Quỹ đóng 214 36,6
VinaLand VinaCapital Quỹ đóng 705 1,4
Trung bình nhóm 3
(Nguồn: LCF Rothschild, 31/12/2010)
85
PHỤ LỤC 05:
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ QUỸ VF1
Tên quỹ QĐT chứng khoán Việt Nam
Tên viết tắt QĐT VF1
Mã giao dịch VFMVF1, niêm yết tại HOSE
Vốn điều lệ 1,000 tỷ đồng
Mệnh giá 10,000 đồng/đơn vị quỹ
Thời hạn hoạt động 10 năm kể từ ngày thành lập
Ngân hàng giám sát Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Công ty kiểm toán Ernst & Young Vietnam Ltd.
Chính sách cổ tức Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư và được
sự chấp thuận của Đại hội Thường niên.
Phí
- Phí quản lý: 2%/ NAV/ năm,
- Phí giám sát & lưu ký: 0,12%/ NAV/ năm,
- Thưởng hoạt động & các phí khác.
* Để biết rõ thêm chi tiết, xin vui lòng tham khảo Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Quỹ.
Các giấy phép liên quan
Giấy phép phát hành CCQ
ra công chúng
Giấy phép số 01/GP-QĐT ngày 24/03/2004 do UBCKNN cấp.
Giấy phép hoạt động của
quỹ
Giấy phép số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20/05/2004 do
UBCKNN cấp.
Giấy phép niêm yết CCQ Giấy phép số 01/UBCK - NYQĐT ngày 22/09/2004 do
UBCKNN cấp.
86
PHỤ LỤC 06
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ QUỸ VF4
Tên quỹ Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VF4)
Tên viết tắt Quỹ đầu tư VF4, niêm yết HOSE
Mã giao dịch VFMVF4
Vốn điều lệ 8,000 tỷ đồng
Vốn huy động lần đầu 806.46 tỷ đồng
Mệnh giá 10,000 đồng/ đơn vị quỹ
Thời hạn hoạt động 10 năm kể từ ngày thành lập
Ngân hàng giám sát Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) - CN TP. HCM
Công ty kiểm toán KPMG
Chính sách cổ tức Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư và được
sự chấp thuận của Đại hội Thường niên.
Phí
- Phí quản lý: 2%/ NAV/ năm,
- Phí giám sát & lưu ký: 0,08%/ NAV/ năm,
- Thưởng hoạt động & các phí khác.
* Để biết rõ thêm chi tiết, xin vui lòng tham khảo Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Quỹ.
Các giấy phép liên quan
Giấy phép phát hành CCQ
ra công chúng
Giấy phép số 04/UBCK-GCN vào ngày 18/12/2007 do
UBCKNN cấp.
Giấy phép hoạt động của
quỹ
Giấy chứng nhận đăng ký lập Quỹ số 11/ UBCK-GCN vào
ngày 28/02/2008 do UBCKNN cấp.
Giấy phép niêm yết CCQ Giấy phép số 58/QĐ- SGDHCM ngày 03/06/2008 do SGDCK
Tp. HCM cấp
87
PHỤ LỤC 07
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ QUỸ VFA
Tên Quỹ QUỸ ĐẦU TƯ NĂNG ĐỘNG VIỆT NAM (VFA)
Tên viết tắt Quỹ đầu tư VFA, niêm yết HOSE
Hình thức của quỹ Quỹ công chúng dạng đóng
Vốn điều lệ huy động lần
đầu 240.437.600.000 đồng Việt Nam
Mệnh giá 10.000 đồng/đơn vị quỹ
Giá phát hành 10.300 đồng/đơn vị quỹ
Số lượng đăng ký tối thiểu 2.000 đơn vị quỹ
Thời hạn của Quỹ 05 (năm) năm
Ngân hàng giám sát Ngân Hàng Far East National Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Công ty Kiểm toán dự kiến Công ty Kiểm toán Ernst & Young hoặc Công ty KPMG
hoặc Công ty PricewaterhouseCoopers (PWC)
Công ty tư vấn luật Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam (VILAF)
Chính sách cổ tức Quỹ đầu tư VFA sẽ phân phối tối thiểu 50% lợi nhuận thực
hiện hàng năm của Quỹ
Phí
- Phí quản lý 2%/ NAV/ năm
- Phí giám sát & lưu ký theo Hợp Đồng Giám sát, Lưu Ký
- Thưởng hoạt động & các phí khác.
* Để biết rõ thêm chi tiết, xin vui lòng tham khảo Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Quỹ.
Các giấy phép liên quan
Giấy phép phát hành CCQ
ra công chúng
Giấy phép số 05/UBCK-GCN vào ngày 28/12/2009 do
UBCKNN cấp.
Giấy phép đăng ký lập quỹ Giấy phép số 14/UBCK-GCN vào ngày 02/04/2010 do
UBCKNN cấp.
Giấy phép niêm yết CCQ Giấy phép số 142/QĐ-SGDHCM vào ngày 09/07/2010
88
PHỤ LỤC 08
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ QUỸ PRUBF1
Tên quỹ QĐT cân bằng Prudential
Tên viết tắt Quỹ PRUBF1
Mã giao dịch PRUBF1, niêm yết tại HOSE
Vốn điều lệ 500 tỷ đồng
Mệnh giá 10,000 đồng/đơn vị quỹ
Thời hạn hoạt động 7 năm kể từ ngày thành lập
Ngân hàng giám sát Ngân hàng HSBC, chi nhánh TPHCM
Công ty kiểm toán Công ty TNHH KPMG
Chính sách cổ tức Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư và được
sự chấp thuận của Đại hội Thường niên.
Phí
- Phí phát hành: 3% trên mệnh giá đơn vị quỹ,
- Phí quản lý: 2%/ NAV/ năm,
- Phí giám sát & lưu ký: 0,065%/ NAV/ năm,
- Thưởng hoạt động & các phí khác: tham khảo thêm cáo
Các giấy phép liên quan
Giấy phép phát hành CCQ
ra công chúng
Giấy phép số 02/UBCK-GPQĐT ngày 19/07/2006 do
UBCKNN cấp.
Giấy phép hoạt động của
quỹ
Giấy phép số 06/UBCK-ĐKQĐT ngày 05/10/2006 do
UBCKNN cấp.
Giấy phép niêm yết CCQ Giấy phép số 02/UBCK - GPNY ngày 22/11/2006 do
UBCKNN cấp.
89
PHỤ LỤC 09:
CÁC HẠNG MỨC CỦA HỆ SỐ TÍN NHIỆM
Chỉ số Tín
Nhiệm
theo S&P
Chỉ số Tín
Nhiệm
theo
Moody’s
Diễn giải Phân loại
AAA Aaa
Chất luợng cao nhất, ổn định, độ rủi ro thấp
nhất
Trái phiếu
có thể đầu
tư
AA Aa
Chất lượng cao, rủi ro thấp, Độ rủi ro chỉ cao
hơn hạng AAA một bậc.
A A
Chất lượng khá, tuy vậy có thể bị ảnh huỡng
bởi tình hình kinh tế.
BBB Baa
Chất lượng trung bình, an toàn trong thời gian
hiện tại, tuy vậy có ẩn chứa một số yếu tố rủi
ro.
BB Ba
Chất lượng trung bình thấp, có thế gặp khó
khăn trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với sự
thay đổi của tình hình kinh tế.
Trái phiếu
có độ rủi ro
cao
B B
Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy cơ không
thanh toán đúng hạn
Trái phiếu
không nên
đầu tư
CCC Caa
Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả nợ nếu tình
hình kinh tế khả quan.
CC Ca Rủi ro rất cao, rất gần phá sản,
C C
Rủi ro rất cao, khó có khả năng thực hiện
thanh toán các nghĩa vụ nợ
D
Xếp hạng thấp nhất, đã phá sản hay hầu như sẽ
phá sản
NR NR Không đánh giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hoat_dong_cua_quy_dau_tu_chung_khoan_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam.pdf