Luận văn Đánh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131I tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

§Æt vÊn §Ò Basedow là bệnh tuyến giáp thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới, chiếm 45,8% các bệnh nội tiết, 2,6% các bệnh nội khoa điều trị tại bệnh viện Bạch Mai [21]. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả ở trẻ sơ sinh [24], song phần lớn xuất hiện ở độ tuổi lao động, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ lớn hơn nam [8]. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm độc giáp với bướu giáp lan toả, bệnh lý mắt và bệnh lý da do xuất hiện kháng thể kháng thụ thể TSH (TSH receptor antibody - TRAb). Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng ngày nay nhiều tác giả đã thừa nhận đây là bệnh tự miễn dịch [14], [26]. Bệnh Basedow có thể gây những biến chứng nặng về tim mạch, mắt, cơn nhiễm độc giáp cấp .nhưng nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Hiện nay, có ba phương pháp điều trị bệnh cơ bản là: điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, phẫu thuật tuyến giáp và điều trị bằng Iod phóng xạ 131 I. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu, nhược điểm khác nhau [15]. Trên thế giới năm 1946, 131 I lần đầu tiên được sử dụng để điều trị bệnh bướu cổ độc lan toả (bệnh Basedow), đến nay đã có hàng triệu bệnh nhân được điều trị bằng 131I. Ở miền Nam (Việt Nam) 131I đã được dùng để điều trị Basedow từ năm 1964 (tại bệnh viện Chợ Rẫy), và lần đầu tiên năm 1978 ở bệnh viện Bạch Mai [1]. Việc sử dụng 131 I trong điều trị các bệnh cường giáp đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây ở nước ta, do tính hiệu quả, kinh tế của phương pháp điều trị này. Nhưng cũng có những quan điểm chưa được thống nhất và cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá và tìm hiểu về sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng cũng như những biến chứng khi điều trị bằng phóng xạ 131I. Để góp phần đánh giá kết quả, từng bước nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh Basedow chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: "Đánh giá kết quả điều trị bệnh Basedow bằng 131 I tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” Với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả điều trị Bệnh nhân Basedow bằng 131I. 2. Xác định một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị bệnh Basedow bằng 131I. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ . 1 CHưƠNG 1 : TỔNG QUAN . 3 1.1. Vài nét về bệnh Basedow . 3 1.2. Đặc điểm dịch tễ 3 1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh 4 1.4. Triệu chứng lâm sàng 9 1.5. Cận lâm sàng 9 1.8 Biến chứng của bệnh Basedow . 12 1.9. Chẩn đoán . 12 1.10. Điều trị 14 1.11. Tình hình nghiên cứu bệnh Basedow . 25 CHưƠNG 2 : ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu . 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu 26 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 2.5. Vật liệu nghiên cứu 2.6. Xử lý số liệu 28 34 34 CHưƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị bằng 131I 35 3.2. Liều điều trị dược chất 131I cho một bệnh nhân . 41 3.3. Kết quả điều trị . 41 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 45 CHưƠNG 4 : BÀN LUẬN 46 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước điều trị 47 4.2. Biểu hiện một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị 48 4.3. Chỉ định và chống chỉ định điều trị bằng 131I 50 4.4. Cách tính liều và liều điều trị 50 4.5. Kết quả sau 4 tháng điều trị 52 4.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị KẾT LUẬN . 56 59 1. Kết quả điều trị 59 2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 59 KIẾN NGHỊ . 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131I tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong lựa chọn liều điều trị [7]. + Dùng liều thấp để tránh bão giáp trong điều trị và suy giáp sau điều trị. + Dùng liều cao để giảm ngay tình trạng nhược giáp, tuy nhiên cần chuẩn bị để tránh nhược giáp. Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương liều tối đa cho một lần điều trị 8 mCi, nên chúng tôi chia liều thành 2 nhóm: < 8 mCi và ≥ 8mCi. Thể tích tuyến giáp: Trọng lượng tuyến giáp bình thường ở người trưởng thành nặng khoảng 30gam [39]. Trong nghiên cứu này chúng tôi chia thành 2 nhóm: nhóm < 30g (Thể tích bình thường) và nhóm ≥ 30g (Thể tích lớn hơn bình thường). 2.5. Vật liệu nghiên cứu - Đo độ tập trung 131I tại tuyến giáp bằng máy đo ĐTT 131I do Viện kỹ thuật hạt nhân Việt Nam chế tạo. - Siêu âm tuyến giáp bằng máy ALOKA PROSUND do Nhật Bản chế tạo với đầu dò 7,5 MHz. - ECG bằng máy CARDIOFAX GM của Nhật Bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 - Làm các xét nghiệm tại Labo Xét nghiệm Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.6. Xử lý số liệu Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y sinh học chương trình EPINFO 6. 04. 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Chúng tôi điều trị bằng 131I cho các bệnh nhân Basedow theo đúng chỉ định và khuyến cáo. - Bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện. - Có cân nhắc thận trọng về vấn đề tuổi, giới của bệnh nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm bệnh nhân trƣớc điều trị bằng 131 I Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhóm tuổi 60 n 7 22 13 2 Tỷ lệ (%) 15,9 50,0 29,5 4,6 Nhận xét: Độ tuổi 20 - 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 50,0%, độ tuổi >60 chiếm tỷ lệ thấp nhất, tuổi thấp nhất là 12, tuổi cao nhất là 64. Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới và địa dƣ (n = 44) Giới và địa dƣ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Nam 8 18,2 Nữ 36 81,8 Miền núi 40 90,9 Đồng bằng 4 9,1 Nhận xét: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới (81,8%). Miền núi mắc bệnh cao hơn ở đồng bằng (90,9%). Bảng 3.3. Thời gian đã dùng thuốc KGTH trƣớc khi điều trị bằng 131 I Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Thời gian dùng thuốc Số Bệnh nhân Tỷ lệ (%) Chưa điều trị 13 29,5 < 6 tháng 19 43,2 6-12 tháng 8 18,2 > 12-24 tháng 4 9,1 > 24 tháng 0 0 Tổng 44 100 Nhận xét: bệnh nhân đã điều trị trước bằng thuốc KGTH, chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm đã điều trị <6 tháng: 43,2%, còn 29,5% chưa điều trị, người điều trị dài nhất là 14 tháng. 3.2. Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của BN Basedow trƣớc điều trị bằng 131 I Bảng 3.4. Phân độ bƣớu giáp Độ bƣớu giáp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) I a 2 4,5 I b 8 18,2 II 26 59,1 III 8 18,2 Tổng 44 100,0 Nhận xét: Bướu giáp độ II chiếm tỷ lệ cao nhất 59,1%. Bảng 3.5. Một số triệu trứng lâm sàng của BN Basedow trƣớc điều trị bằng 131 I Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Mạch nhanh 40 90,9 Gầy sút 10 22,8 Run tay 34 77,2 Mắt lồi 27 61,4 Ra mồ hôi nhiều 41 93,2 Cơn bốc hoả 40 90,9 Hồi hộp trống ngực 30 68,2 Nhận xét: Chiệu chứng lâm sàng gặp với tỷ lệ cao nhất là triệu chứng ra nhiều mồ hôi (93,2%), tỷ lệ gặp thấp nhất là triệu chứng gày sút (22,8%). Bảng 3.6. Phân loại BMI của bệnh nhân Basedow khi vào viện Phân loại Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) < 18,5 10 22,8 18,5 - 22,9 34 77,2 ≥ 23 0 0 Tổng 44 100,0 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có BMI bình thường là 77,2% và tỷ lệ bệnh nhân có BMI < 18,5 là 22,8%, không có bệnh nhân thừa cân và béo phì. Bảng 3.7. Một số biểu hiện điện tâm đồ của BN Basedow trƣớc điều trị bằng 131 I Điện tâm đồ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Nhịp nhanh xoang 40 90,9 Rung nhĩ 2 4,5 Dầy nhĩ 0 0 Dầy thất 0 0 Các dấu hiệu khác 0 0 Nhận xét: Bệnh nhân có nhịp xoang nhanh chiếm (90,9%), bệnh nhân rung nhĩ chiếm 4,5% . Bảng 3.8. Biểu hiện một số chỉ số hormon trƣớc điều trị Chỉ số Thấp nhất Cao nhất Trung bình TSH (UI/l) 0,01 0,33 0,05 ± 0,01 FT4 (ng/dl) 0,57 83,50 5,24 ± 1,84 T3 (ng/dl) 110 600 320,00 ± 23,12 Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân có chỉ số TSH thấp hơn bình thường và FT4, T3 cao hơn bình thường. Bảng 3.9. Biểu hiện một số chỉ số sinh hoá máu trƣớc điều trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Chỉ số Thấp nhất Cao nhất Trung bình Cholesterol (mmol/l) 2,00 5,80 3,47 ± 0,12 Glucose (mmol/l) 3,70 13,30 5,67 ± 0,21 SGOT (U/l) 27 40 34,07±0,56 SGPT (U/l) 25 39 32,13 ± 0,87 Nhận xét: Các xét nghiệm glucose, SGOT, SGPT, của tất cả các bệnh nhân đều nằm trong giới hạn bình thường, riêng Cholesterol giảm ở hầu hết các trường hợp. Bảng 3.10. Biểu hiện chỉ số công thức máu trƣớc điều trị Chỉ số Thấp nhất Cao nhất Trung bình HC (T/l) 3,70 4,80 4,29 ± 0,04 BC (G /l) 5,80 9,10 7,75 ± 0,11 TC (G /l) 135 291 225,50 ± 5,59 Hb (g/l) 13,10 14,80 14,10 ± 0,05 Nhận xét: Các chỉ số công thức máu của bệnh nhân đều nằm trong giới hạn bình thường. Bảng 3.11. Mức độ nhiễm độc giáp trƣớc điều trị Mức độ nhiễm độc giáp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Nhẹ 20 45,5 Trung bình 23 52,2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Nặng 1 2,3 Tổng 44 100 Nhận xét: bệnh nhân nhiễm độc giáp mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 52,2%, mức độ nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,3%. Bảng 3.12. Thể tích tuyến giáp trƣớc điều trị Thể tích TG (ml) Cao nhất Thấp nhất Trung bình n = 44 300,3 10,6 74,7 ± 21,4 Nhận xét: Thể tích trung bình của TG trước điều trị là 74,7 ± 21,4 ml người có thể tích lớn nhất là 300,3 ml, nhỏ nhất là 10,6 ml. Bảng 3.13. Độ tập trung 131 I tại tuyến giáp sau 24h khi vào viện ĐTT 131 I Cao nhất (%) Thấp nhất (%) Trung bình (%) n = 44 88 31 50,04 ± 5,34 Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân đều có độ tập trung 131I sau 24h cao hơn bình thường, thấp nhất là 31%. 3.2. Liều điều trị dƣợc chất 131 I cho một bệnh nhân Bảng 3.14. Liều điều trị Liều (n = 44) Cao nhất Thấp nhất Trung bình Dược chất 131I (mci) 25 5 10,09 ± 3,74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Nhận xét: Liều điều trị 131I trung bình cho một bệnh nhân là 10,09 ± 3,74. Liều cao nhất là 25mCi và thấp nhất là 5mCi. 3.3. Kết quả điều trị Bảng 3.15. Kết quả sau 4 tháng điều trị Kết quả (n = 44) Biến chứng sớm Cƣờng giáp Bình giáp Nhƣợc giáp n % n % n % n % 0 0 4 9,1 35 79,6 5 11,3 Nhận xét: Sau quá trình điều trị tình trạng bệnh đã cải thiện rõ, tỷ lệ bình giáp 79,6%, tỷ lệ nhược giáp 11,3%, tỷ lệ cường giáp 9,1%, không có biến chứng sớm xảy ra. Bảng 3.16. Thay đổi một số triệu chứng lâm sàng Triệu chứng Trƣớc điều trị (n) Sau điều trị (n) Tỷ lệ giảm (%) Mạch nhanh 40 1 97,5 Gày sút 10 1 90,0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Run tay 34 2 94,1 mắt lồi 27 27 0 Ra mồ hôi nhiều 41 4 90,3 Cơn bốc hoả 40 2 95,0 Hồi hộp trống ngực 30 3 90,0 Nhận xét: Các triệu chứng mạch nhanh, run tay, ra mồ hôi, gầy sút… giảm rõ rệt, riêng triệu chứng mắt lồi không biến chuyển sau điều trị. Bảng 3.17. Sự thay đổi cân nặng trƣớc và sau điều trị Cân nặng trung bình Trƣớc điều trị Sau điều trị p n = 44 44,05 ± 0,9 49,67 ± 1,0 < 0,05 Nhận xét: Sự thay đổi cân nặng của bệnh nhân trước và sau điều trị là đáng kể với p < 0,05. Tất cả các bệnh nhân đều tăng cân, tăng cao nhất là 12kg, thấp nhất là 1kg, trung bình là 5 ± 0,3kg Bảng 3.18. Một số biểu hiện điện tâm đồ của BN Basedow trƣớc và sau điều trị bằng 131 I Điện tâm đồ Trƣớc điều trị Sau điều trị Nhịp nhanh xoang 40 0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Rung nhĩ 2 0 Dầy nhĩ 0 0 Dầy thất 0 0 Các dấu hiệu khác 0 0 Nhận xét: các trường hợp có rối loạn điện tâm đồ đã trở về bình thường sau điều trị. Bảng 3.19. Sự thay đổi thể tích tuyến giáp trƣớc và sau 4 tháng điều trị Thể tích TB (ml) n = 44 Trƣớc điều trị Sau điều trị Tỷ lệ giảm thể tích (%) 74,7 ± 21,4 34,7 ± 7,9 53,5 Nhận xét: tỷ lệ giảm thể tích tuyến giáp trung bình trước và sau là 53,5%. Bảng 3.20. Sự thay đổi một số chỉ số sinh hoá trƣớc và sau điều trị Chỉ số trung bình (n=44) Trƣớc điều trị Sau điều trị p Cholesterol(mmol/l) 3,47 ± 0,83 4,82 ± 0,78 < 0,05 Glucose (mmol/l) 5,67 ± 0,20 5,63 ± 0,18 > 0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 SGOT(U/l) 34,07 ± 0,56 33,63 ± 0,97 > 0,05 SGPT(U/l) 32,13 ± 0,87 32,65± 0,76 > 0,05 Nhận xét: sau điều trị sự thay đổi nồng độ Glucose, SGOT, SGPT, là không có sự khác biệt (p > 0,05). Cholesterol tăng đáng kể với p < 0,05. Bảng 3.21. Sự thay đổi nồng độ hormon trƣớc và sau điều trị Chỉ số trung bình (n=44) Trƣớc điều trị Sau điều trị p TSH (UI/l) 0,05 ± 0,01 3,80 ± 1,57 < 0,05 FT4(ng/dl) 5,20 ± 1,82 3,36 ± 1,74 < 0,05 T3 (ng/dl) 320,10 ± 23,12 152,50 ± 9,37 < 0,05 Nhận xét: Sự thay đổi nồng độ: TSH tăng đáng kể và tỷ lệ FT4, T3 giảm đáng kể với p < 0,05 Bảng 3.22. Sự thay đổi một số chỉ số công thức máu trƣớc và sau điều trị Chỉ số CTM (n=44) Trƣớc điều trị Sau điều trị p HC (T/l) 4,29 ± 0,04 4,1 ± 0,05 > 0,05 BC (G/l) 7,75 ± 0,11 7,78 ± 0,11 > 0,05 TC (G /l) 225,50 ± 5,59 225,1 ± 6,31 > 0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Hb (g/l) 14,10 ± 0,05 14,08 ± 0,08 > 0,05 Nhận xét: Trước và sau điều trị số lượng các tế bào máu và huyết sắc tố không thay đổi rõ rệt với (p > 0,05) 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị: Bảng 3.23. Liên quan giữa thể tích tuyến giáp trƣớc điều trị với kết quả sau điều trị V tuyến giáp TĐT Kết quả < 30 ml ≥ 30ml p Bình giáp (n = 35) 8 27 > 0,05 Cường giáp (n = 4) 0 4 Nhược giáp (n = 5) 2 3 Tổng 11 33 44 Nhận xét: tỷ lệ cường giáp ở nhóm có thể tích ≥ 30 ml là cao hơn nhưng không có sự khác biệt với p > 0,05. Bảng 3.24. Liên quan giữa liều điều trị 131 I với kết quả sau điều trị Liều 131 I Kết quả < 8 mCi ≥ 8 mCi p Bình giáp (n = 35) 16 19 >0,05 Cường giáp (n = 4) 1 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Nhược giáp (n = 5) 3 2 Tổng 20 24 44 Nhận xét: Kết quả điều trị không có sự khác biệt giữa hai nhóm liều điều trị 131I 0,05. Bảng 3.25. Liên quan giữa tuổi và kết quả cƣờng giáp sau điều trị Nhóm tuổi Kết quả < 40 tuổi ≥ 40 tuổi p Bình giáp (n = 35) 13 22 > 0,05 Cường giáp (n = 4) 3 1 Nhược giáp (n = 5) 4 1 Tổng 20 24 44 Nhận xét: tỷ lệ nhược giáp ở nhóm tuổi < 40 là cao hơn nhưng không có sự khác biệt với p > 0,05. Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu trƣớc điều trị 4.1.1. Tuổi, giới và địa dư Nghiên cứu của chúng tôi gồm 44 Bệnh nhân, có sự phân bố không đồng đều giữa các nhóm tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh Basedow ở nhóm tuổi 20 - 40 là gặp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 nhiều nhất chiếm 50%, tiếp đến là nhóm tuổi 41- 60, ít gặp hơn ở nhóm tuổi < 20 và > 60. Người cao tuổi nhất là 64 tuổi thấp nhất là 12 tuổi. Một số nghiên cứu thấy: Trái với suy nghĩ thông thường cho rằng cường giáp ở người trẻ thường gặp hơn ở người già. Nghiên cứu bệnh ở người già trên 60 tuổi cho thấy cường giáp trạng ở người già nhiều hơn ở lứa tuổi dưới 60. Thống kê này có thể dẫn tới kết luận rằng cường giáp trạng được coi là một bệnh hay gặp ở người cao tuổi [34]. Tần suất cường giáp ở người cao từ 0,5 – 2,5% tuỳ theo quần thể được nghiên cứu và theo các phương pháp chẩn đoán [34]. - Ở châu Âu Ở Anh: trong một công trình nghiên cứu của Whickham tần suất Basedow ở người già là 0,5%; trong số những người nằm tại lão khoa, tần suất này là 2,3%. - Ở Pháp: trong công trình của Paquid, tần suất mắc Basedow ở người cao tuổi là 0,45%. Trong một viện dưỡng lão, tần suất này là 1,3%. - Ở Mỹ: tần suất mắc bệnh trong một quần thể khám ngoại trú ở người trên 55 tuổi là 0,7%. Với các bệnh nhân nhập viện tần suất này là 0,6 – 1%... Ở Việt Nam chưa có một thống kê nào về cường giáp trạng ở người cao tuổi. Nhưng số liệu người Basedow vào Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tần số bệnh Basedow ở người trẻ tuổi nhiều hơn người già [34]. Điều khác biệt này có thể là do biểu hiện cường giáp ở người cao tuổi thường không điển hình hoặc chỉ thoáng qua do đó việc chẩn đoán thường khó khăn. Trong nhóm 44 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi thấy : Bệnh Basedow ở người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ nhiều hơn hẳn ở người già. Kết quả này phù hợp với số liệu ở Bệnh viện Bạch Mai và nhiều tác giả khác như Mai Trọng Khoa, Dương Văn Hoén... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ là (81,2%) nam (12,8). Tỷ lệ này là phù hợp với rất nhiều nghiên cứu khác [29]. Miền núi là (90,9%), đồng bằng chiếm (9,1%). Đây là tỷ lệ khá chênh lệch, điều này có thể lý giải rằng Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên nằm trên địa bàn miền núi, nên bệnh nhân đến chữa bệnh thuộc địa bàn miền núi là nhiều hơn. 4.1.2. Thời gian điều trị thuốc KGTH trước khi điều trị bằng 131 I Ở nước ta hiện nay điều trị nội khoa vẫn đang được áp dụng rộng rãi do điều kiện cụ thể của từng cơ sở y tế chưa đáp ứng được với các phương pháp đều trị khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân được điều trị nội khoa dài nhất là 14 tháng, nhưng chưa ổn định được bệnh cường giáp, và còn 29,5% chưa điều trị, điều này có thể nói lên việc lựa chọn điều trị Basedow bằng 131 I ngày càng rộng rãi hơn. 4.2. Biểu hiện một số Triệu chứng Lâm sàng, Cận lâm sàng trƣớc điều trị 4.2.1. Triệu chứng Lâm sàng trước điều trị - Độ to của bướu giáp. Bướu độ II chiếm tỷ lệ cao nhất (59,1%) kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác [19], [39]. - BMI. Tỷ lệ người gày sút (BMI < 18,5) chiếm 22,8% ; 77,2% là người trong giới hạn bình thường (BMI: 18,5 - 22,9), không có người thừa cân, béo phì. Kết quả của chúng tôi so với nghiên cứu của Trần Đình Ngạn (1987) [23], 98,8% bệnh nhân có sút cân trước khi vào viện. Theo chúng tôi, có lẽ do việc chẩn đoán và điều trị bệnh Basedow hiện nay sớm và chính sác hơn. - Một số triệu chứng lâm sàng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Mạch nhanh chiếm tỷ lệ (90,9%), cơn bốc hoả (90,9%), ra nhiều mồ hôi (93,2%), run tay (77,2%), lồi mắt (61,4%). kết quả này của chúng tôi không khác nhiều so với nhiều tác giả khác [1], [7]. 4.1.3. Một số biểu hiện về cận lâm sàng trước điều trị - ECG. Hai trường hợp có rối loạn trên điện tâm đồ (rung nhĩ), 40 bệnh nhân có rối loạn (nhịp nhanh), không có biểu hiện các rối loạn khác. - Thể tích Tuyến giáp. Thể tích tuyến giáp trong nghiên cứu của chúng tôi: Cao nhất là 300,3 ml, thấp nhất là 10,6 ml, trung bình là 74,7 ± 21,4 ml. So với một số tác giả: Mai Trọng Khoa [19], thể tích trung bình là 45,2 ± 5,1 ml; Phan Sỹ An [1], là 46,8 ± 5,7ml. Chúng tôi thấy thể tích tuyến giáp trong nghiên cứu của chúng tôi là to hơn rất đáng kể so với các tác giả. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi cũng chưa có đủ cơ sở để lý giải cho sự khác biệt trên. Có phải chăng những bệnh nhân Basedow trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu nằm trong vùng địa dư có tỷ lệ bướu cổ đơn thuần cao, và những bệnh nhân này có nhiều người đã mắc một bướu cổ đơn thuần từ trước. 4.3. Chỉ định và chống chỉ định điều trị bằng 131 I Trong 44 bệnh nhân chúng tôi điều trị có đầy đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh Basedow và độ tập trung 131I tại tuyến giáp đủ cao (> 30% sau 24h), không giới hạn về tuổi. Quan điểm về tuổi trong chỉ định điều trị 131I ngày càng có sự thay đổi. Chỉ định cho tuổi> 40 [21], [38]. Chỉ định cho tuổi > 30 [33]. Chỉ định cho tuổi > 35 [44]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Chỉ định cho trẻ em và vị thành niên [22], [62]. Qua đó chúng tôi thấy có nhiều quan điểm khác nhau về tuổi chỉ định. Từ lâu trên thế giới 131I đã được áp dụng vào điều trị bệnh Basedow ở cả trẻ em và vị thành niên, qua theo dõi dài ngày trên hàng ngàn bệnh nhân được điều trị đã cho thấy tính hiệu quả cao an toàn, kinh tế, tiện lợi nhất là trong những trường hợp điều trị nội khoa dài ngày không khỏi hoặc tái phát hoặc bị tác dụng phụ của thuốc kháng giáp tổng hợp hoặc biến chứng nặng nề không thể phẫu thuật được. Ngày nay một số nơi đã chọn đây là giải pháp đầu tiên trong điều trị trẻ em và vị thành niên như ở Châu Âu và Canada [53], [58]. Các tác giả cho rằng có thể tiên lượng được kết quả điều trị nội khoa dài ngày qua kết quả điều trị nội khoa từ 4 đến 6 tháng và khuyên nên chọn lựa phương pháp điều trị khác nếu đã điều trị nội khoa 4 đến 6 tháng đáp ứng kém [61]. Quan điểm chung hiện nay, đặc biệt ở các nước phát triển thì điều trị Basedow bằng 131I cho cả trẻ em và thanh niên đều có kết quả tốt và không có bằng chứng nào cho thấy hậu quả di truyền với những bệnh nhân này [1]. 4.4. Cách tính liều và liều điều trị Chúng tôi dùng phương pháp tính theo công thức của Rubenfeld: D = C x W/U. Trong đó: D là tổng liều 131I tính bằng mCi C là Ci cho 1 gam trọng lượng tuyến giáp. W là trọng lượng tuyến giáp(g). U là độ tập trung 131I tại tuyến giáp (%). Trong đề tài này chúng tôi lấy C = 70Ci. Đây là giải hoạt độ thấp trong giải hoạt độ thường dùng ở Việt Nam cũng như trên Thế giới [1], [5]. Liều 131I trung bình cho một bệnh nhân là 10,09 ± 3,74mCi. Tính liều điều trị là vấn đề được quan tâm rất nhiều. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ rõ dù có tính toán phức tạp, công phu đến đâu cũng ít đem lại hiệu quả dù rằng dùng liều thấp 2mCi thì vẫn có nhược giáp xảy ra ngay sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 dùng liều đầu tiên mà lại phải điều trị nhiều lần. Đa số các tác giả nước ngoài khuyên nên dùng liều cao ngay từ đầu để điều trị nhằm đưa tuyến giáp về thể tích bình thường, làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh vừa hạn chế làm tế bào tuyến giáp bị tổn thương và kích thích với liều nhỏ gây ra các hiệu ứng gián tiếp. Rapoport và cộng sự dùng liều 131I thấp (80Ci/g) thì thấy có 38% bệnh nhân trở về bình giáp trong vòng một năm. Barzelatter và cộng sự thấy xuất liều trung bình là 160Ci/g có thể đạt 62% bệnh nhân trở về bình giáp trong thời gian 2 đến 3 tháng. Safa và Skiller dùng liều 131I cao từ 160 đến 240Ci/g thấy có 90% bệnh nhân bình giáp sau thời gian 2 đến 4 tháng. Tuy nhiên tỷ lệ suy giáp sau đó là rất cao (trích từ 7). Nhiều tác giả cho rằng, dù dùng liều 131I bao nhiêu thì cũng gây tỷ lệ suy giáp cao. Hậu quả này không chỉ ở bệnh nhân xạ trị mà còn ở cả những bệnh nhân điều trị phẫu thuật và dùng thuốc KGTH thậm chí chưa điều trị gì cũng có thể bị suy giáp sau cường giáp, mặc dù ban đầu của nó khác nhau và không thể dự đoán trước được. Tuy nhiên, một điều hoàn toàn chắc chắn là dùng liều 131I thấp thì sẽ giảm tỷ lệ suy giáp. Vì vậy, tất cả các bệnh nhân sau xạ trị đều phải khám định kỳ và làm các xét nghiệm để kiểm tra [7]. Một số bệnh nhân của chúng tôi đã được điều trị nội khoa dù đã được dừng thuộc kháng giáp tổng hợp 15 ngày trước điều trị nhưng giá trị độ tập trung 131I có thể vẫn bị ảnh hưởng. Do đó chúng tôi chủ trương áp dụng cách tính liều cố định có hiệu chỉnh theo thể tích tuyến giáp và độ tập trung 131I sau 24h, có tham khảo đến tình trạng bệnh và bệnh nhân. Đây là cách tính đơn giản mềm dẻo phù hợp với việc dùng 131I dạng viên vừa có phần hài hoà giữa hai cách tính liều cố định và tính liều theo hoạt độ phóng xạ cho 1gam tổ chức tuyến giáp đây là hai cách tính chủ yếu ở Việt Nam cũng như trên thế giới. So với các tác giả: Hoàng Đức Dũng và CS là: 6,45 ± 0,69 mCi. Phan Sỹ An và CS là: 6,30 ± 1,80 mCi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Bùi Thanh Huyền là: 6,33 ± 1,34 mCi. Thấy liều dùng 131I của chúng tôi là cao hơn hẳn các tác giả trên. Điều này có thể lý giải rằng: Do cách tính liều có tỷ lệ thuận với thể tích tuyến giáp, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, thể tích tuyến giáp là to hơn hẳn so với các tác giả trên, dẫn đến tổng liều sẽ cao hơn. nhưng tính theo hoạt độ phóng xạ cho 1gam tổ chức tuyến giáp thì liều của chúng tôi là tương đối thấp (70Ci/g). 4.5. Kết quả sau 4 th¸ng điều trị. 4.5.1. L©m sµng Qua theo dõi chúng tôi thấy tình trạng bệnh giảm rất nhanh chóng. Tất cả bệnh nhân đều tăng cân (1 kg đến 12 kg), các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt, riêng triệu chứng mắt lồi không giảm. Kết quả này cũng tương tự như nhiều tác giả khác [1], [19]... 4.5.2. Cận lâm sàng - ECG: tất cả các bệnh nhân đều có ECG trở về bình thường sau điều trị, và không có diễn biến gì trong quá trình điều trị. Điều này có thể nói : Nếu khống chế tốt được cường giáp thì sẽ khống chế được biến chứng tim mạch do Basedow gây nên. - Xét nghiệm hormon: Sau điều trị chúng tôi thấy. . TSH, T3, FT4. đã trở về bình thường 79,6%. TSH tăng, T3, FT4 giảm dưới mức bình thường chiếm 11,3%. TSH, T3, FT4 không có sự thay đổi đáng kể sau điều trị chiếm 9,1%. Ngô Thị Phượng, Tạ Văn Bình cùng cộng sự [28], nghiên cứu thấy: Sau 3 tháng điều trị bệnh nhân Basedow bằng PTU, nồng độ TSH, T3, FT4 đã trở về bình thường. Dương Văn Hoén, Nguyễn Văn Lân và cộng sự [28], nghiên cứu thấy: sau 12 tháng điều trị bằng PTU, nồng độ TSH, T3, FT4 đã trở về bình thường là 75,0%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 So sánh chúng tôi thấy kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của Dương Văn Hoén cùng cộng sự. nhưng có sự khác biệt lớn với nghiên cứu của Ngô Thị Phượng và cộng sự. Đây cũng là vấn đề cần xem xét để lựa chọn giữa hai phương pháp điều trị này. - Một số xét nghiệm khác: CTM, SGOT, SGPT, Glucose, là không có sự thay đổi rõ rệt trước và sau điều trị, riêng Cholesterol là có sự thay đổi rõ rệt trước và sau điều trị. - Thể tích tuyến giáp: Trong nghiên cứu của chúng tôi, thể tích tuyến giáp trước điều trị, cao nhất là 300,3ml, thấp nhất là 10,6ml, trung bình là 74,7 ± 21,4ml, đây là nhóm đối tượng nghiên cứu có thể tích tuyến giáp tương đối to so với nhiều tác giả. Sau điều trị thể tích đã giảm rất đáng kể, thể tích trung bình sau điều trị là 34,7 ± 7,9 tỷ lệ giảm thể tích là 53,5%. Việc sử dụng 131I để điều trị một số bệnh nhân tuyến giáp, đặc biệt để làm giảm thể tích tuyến giáp trong bệnh Basedow và bướu cổ đơn thuần đã được một số tác giả tiến hành. Năm 1997 J. M. H. Klerk, J. W. Isselt và CS đã điều trị cho các bệnh nhân bướu cổ đơn thuần bằng 131I, kết quả cho thấy với liều điều trị trung bình là 34,8 ±1,98mCi, mức giảm thể tích trung bình khoảng 30% (trích từ 19). Theo một số tác giả theo sau một năm điều trị bệnh Basedow bằng 131I thể tích tuyến giáp thay đổi như sau [ 1], [19]. Tác giả V(ml) TBTĐT V ( ml ) TBSĐT Tỷ lệ giảm (%) Mai Trọng Khoa và cộng sự (2000 ) 45,56 16,96 60,46 Phan Sỹ An và cộng sự ( 2000) 46,88 15,89 63,67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Nguyễn Huy Hùng ( 2009 ) 74,7 34,70 53,5 Qua bảng này thấy rõ kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 53,5% so với các tác giả trên tỷ lệ giảm thể tích tuyến giáp là thấp hơn. Điều này có thể lí giải rằng do thời gian theo dõi của chúng tôi là ngắn hơn (4 tháng) của các tác giả (một năm). Kết quả trên chưa thực chất đánh giá hết được kết quả điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi. Mức độ làm giảm thể tích tuyến giáp có su hướng tăng theo thời gian. Chính vì vậy người ta gọi điều trị 131I là phương pháp phẫu thuật làm nhỏ tuyến giáp không cần dao và rất thẩm mỹ [19]. 4.5.3. Kết quả điều trị Hiệu quả của điều trị 131I là khá cao, kết quả của chúng tôi thu được là: - Bình giáp chiếm 79,6% đây cũng là tỷ lệ khá cao nhưng cũng cần phải theo dõi tiếp những bệnh nhân này vì còn có thể xảy ra biến chứng nhược giáp, biến chứng này xuất hiện muộn sau nhiều năm điều trị 131I: 7 - 12% trong năm đầu 25 - 50% vào 7 - 10 năm sau [33]. - Cường giáp chiếm tỷ lệ 9,1% đây cũng là tỷ lệ khá thấp, những bệnh nhân này sẽ được theo dõi tiếp và sẽ được xử trí lần hai bằng 131I sau thời gian ít nhất cách sáu tháng sau lần xạ trị đầu tiên. - Nhược giáp chiếm 11,3%, tỷ lệ này còn có thể còn tăng thêm ở những năm sau nhưng những bệnh nhân suy giáp sau điều trị bằng 131I dễ dàng được khắc phục và kiểm soát bằng thyroxine. Theo một số tác giả [1], [7], [15]: Kết quả sau lần xạ trị đầu tiên. Tác giả Bình giáp Nhƣợc Cƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 giáp giáp Phan Sỹ An và CS ( 2000 ) 75,5% 4,0% 20,5% Hoàng Đức Dũng và CS (2004 ) 78,7% 15,2% 6,1% Bùi Thanh Huyền ( 2004 ) 75,0% 13,3% 11,7% Nguyễn Huy Hùng ( 2009 ) 79,7% 11,2% 9,1% Theo bảng trên, chúng tôi thấy kết quả điều trị của chúng tôi so với các tác giả là không có sự khác biệt đáng kể. Có thể thấy tỷ lệ trở về bình giáp sau lần xạ trị đầu tiên là khá cao. Các triệu chứng của bệnh nhanh chóng trở về bình thường, thể trạng bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nhược giáp tương đối ít, có thể nói điều trị bằng 131I cho bệnh nhân Basedow là phương pháp điều trị đơn giản, có hiệu quả và đỡ tốn kém, được gọi là phẫu thuật không dao kéo nên tránh được các biến chứng trong và ngay sau mổ [3], hay có thể nói đây là phẫu thuật chọn lọc tuyến giáp. Theo WHO thì điều trị Basedow bằng 131I được coi là thành công khi chúng ta kiểm soát được tình trạng cường giáp, điều này có nghĩa là các trường hợp về bình giáp và suy giáp sau điều trị vẫn được coi là thành công [1]. Như vậy sau điều trị chỉ còn 9,1% bệnh nhân còn cường giáp (chưa có kết quả). Đây là một tỷ lệ khá thấp. 4.6. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả điều trị 4.6.1. Liều điều trị Trong nghiên cứu, chúng tôi dùng liều xuất phóng xạ ngay từ đầu, trung bình là 10,09 ± 3,74mCi, đây là liều cao hơn hẳn so với một số tác giả khác. Nhưng tính suất liều phóng xạ cho 1g trọng lượng tổ chức tuyến giáp thì liều của chúng tôi là tương đối thấp (70Ci/g ). Trên thực tế hiện nay có 2 quan điểm khác nhau về suất liều điều trị [7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Suất liều thấp 80 < 110Ci/g hoặc thấp hơn để tránh bão giáp trong điều trị và suy giáp sau điều trị, chấp nhận tỷ lệ cường giáp cao sau đó dùng liều bổ sung. Sau những tháng đầu điều trị, thuốc KGTH phải tiếp tục uống để giảm triệu chứng của bệnh đến khi có hiệu quả điều trị của 131I. Suất liều cao (200Ci/g) để giảm nhanh tình trạng cường giáp, tuy nhiên cần phải chuẩn bị để tránh bão giáp và các biến chứng cấp có thể xảy ra trong thời gian điều trị và sẵn sàng dùng hormon thay thế để điều trị tình trạng nhược giáp với tỷ lệ cao đã được dự báo trước, vì cho rằng vấn đề điều trị suy giáp trong trường hợp này đơn giản, kinh tế, đỡ khó chịu hơn nhiều cho bệnh nhân so với điều trị cường giáp. Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương liều tối đa cho một lần điều trị là 8mCi [5]. Trong nghiên cứu này chúng tôi chia 2 nhóm dùng liều xạ trị khác nhau để đánh giá kết quả, nhóm dùng liều xạ trị < 8mCi và nhóm ≥ 8mCi thấy: Kết quả ở nhóm bệnh nhân dùng liều ≥ 8mCi và nhóm dùng < 8mCi thì thấy không có sự khác biệt. 4.6.2. Thể tích tuyến giáp trước điều trị Trọng lượng tuyến giáp trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 74,7 ± 21,4. Trọng lượng tuyến giáp có ảnh hưởng rất lớn đến tổng liều điều trị trong cách tính liều của chúng tôi. trong nghiên cứu này chúng tôi chia 2 nhóm có thể tích tuyến giáp khác nhau một nhóm có thể tích trong giới hạn bình thường (<30ml) và một nhóm có thể tích to hơn bình thường ( ≥ 30ml). chúng tôi thấy: Tỷ lệ cường giáp cao hơn ở nhóm bệnh nhân có thể tích tuyến giáp ≥ 30ml. Tỷ lệ bị nhược giáp cao hơn ở nhóm bệnh nhân có thể tích tuyến giáp < 30ml Nhưng không có ý nghĩa thống kê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 So với tác giả Hoàng Đức Dũng, Lê Chí Thành thì tỷ lệ suy giáp cao hơn gặp ở nhóm có thể tích tuyến giáp > 30ml [7]. Kết quả này so với chung tôi là có sự khác biệt. Điều này có thể là do cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ nên chưa đánh giá hết được yếu tố liên quan này. 4.6.3. Tuổi vào thời điểm xạ trị Trong nghiên cứu tuổi bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 20- 40, tuổi thấp nhất là 12 tuổi cao nhất là 64. Theo Lê Huy Liệu (1991), chỉ định điều trị 131I cho tuổi>40, trong nghiên cứu này chúng tôi chia ra 2 nhóm tuổi < 40 và 40 ≥ để xác định mối liên quan. chúng tôi thấy: Tỷ lệ nhược giáp ở nhóm tuổi < 40 là cao hơn nhưng không có sự khác biệt giữa hai tuổi. Quan điểm về chọn độ tuổi khi điều trị phóng xạ 131I đến nay đã có nhiều thay đổi căn bản. Trước đây do lo ngại về những biến chứng nặng như ung thư hoặc các đột biến về di truyền trên những cơ thể còn trẻ, nên chỉ định điều trị ở độ tuổi > 40. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, tỷ lệ bệnh nhân ung thư hoặc có các đột biến di truyền sau xạ trị so với nhóm không xạ trị là xấp xỉ như nhau [7]. Một số tác giả cho rằng việc điều trị 131I trong bệnh Basedow là có kết quả rất tốt cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và vị thành niên [22]. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi < 16 là rất ít chỉ có 2/44 Bệnh nhân lên chưa đánh giá được thực chất hiệu quả điều trị bệnh Basedow bằng131I trong nhóm Bệnh nhân này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 KẾT LUẬN Qua theo dõi sau 4 tháng điều trị bệnh nhân Basedow bằng 131I ở 44 bệnh nhân áp dụng cho mọi lứa tuổi, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Bệnh nhân nữ chiếm 81,8 %, nam 18,2% . - Tuổi thấp nhất là 12, cao nhất là 64. - Với liều điểu trị trung bình là 10,09 ± 3,74mCi. 1. Kết quả điều trị: Có sự thay đổi rõ về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau điều trị bệnh Basedow bằng 131I + Các triệu chứng lâm sàng giảm rất đáng kể riêng triệu chứng mắt lồi là không có sự thay đổi. + Các hormon: TSH, T3, FT4, là có sự thay đổi đáng kể trước và sau điều trị :Tăng TSH, giảm T3, FT4. + ECG: trong thời gian điều trị không có diễn biến gì thêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 + Tỷ lệ bệnh nhân trở về bình giáp là 79,6%. + Còn cường giáp là 9,1%. + Bị nhược giáp là 11,3%. + Không xảy ra biến chứng sớm, không có biến đổi các tế bào máu và huyết sắc tố cũng như Glucoza. Riêng Cholesterol có tăng đáng kể trước và sau điều trị. 2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị: Kết quả điều trị không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm bệnh nhân có: - Thể tích tuyến giáp < 30ml và ≥ 30ml. - Tuổi < 40 và ≥ 40. - Dùng liều < 8mCi và ≥ 8mCi. KIẾN NGHỊ - Cần áp dụng rộng rãi phương pháp điều trị bệnh Basedow bằng 131I - Cần có thêm nghiên cứu lâu dài, để đánh giá biến chứng nhược giáp và khả năng kiểm soát biến chứng này, cũng như khả năng gây ung thư, đột biến di truyền của 131I. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Phan Sỹ An, Mai Trọng Khoa, Phan Văn Duyệt, Trần Đình Hà, Hoàng Thuỷ Hồ và cộng sự (2000), “Đánh giá tình trạng chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân Basedow được điều trị bằng một số kỹ thuật y học hạt nhân”, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và các rối loạn Chuyển hoá” lần thứ 1, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 156-161. 2. Phạm Văn Bé và cộng sự (2004), “Kết quả thực hiện chương trình phòng chống các rối loạn thiếu hụt iod tại tỉnh An Giang năm 2003”, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ 2, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 42-48. 3. Tạ Văn Bình (2004), “Bệnh Grave - Basedow’’, Chuyên đề Nội tiết Chuyển hoá, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 52-88. 4. Tạ Văn Bình, Hoàng Thuỷ Hồ, Đặng Tuấn Thanh, Lương Quốc Hải, Nguyễn Bá Sỹ (2004), “Độ tập trung 131I tại tuyến giáp của người trưởng thành bình giáp dùng muối, chế phẩm có iod (ở vùng đã phủ muối iod > 90%)”, Bệnh viện nội tiết Trung ương, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ 2, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 123-130. 5. Tạ Văn Bình, Hoàng Thuỷ Hồ, Lương Quốc Hải và cộng sự (2004), “Nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ T3 với hoạt độ riêng 131 I trong tính liều điều trị bệnh Basedow tại bệnh viện nội tiết”, Bệnh viện nội tiết Trung ương, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “nội tiết và chuyển hoá” lần thứ 2, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 105-113. 6. Phạm Văn Choang (1996), “Siêu âm tuyến giáp”, Bệnh tuyến giáp và rối loạn do thiếu Iod, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 143-161. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 7. Hoàng Đức Dũng và cộng sự (2004), “Hiệu quả của điều trị Iod phóng xạ ở bệnh nhân Basedow tại Huế”, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ 2, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 114-122 . 8. Phan Văn Duyệt, Phạm Thiên Hương, Trần Đình Hà (1987), “Tìm hiểu những thay đổi về máu ở bệnh nhân Basedow được điều trị bằng Iod phóng xạ”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu y học hạt nhân 1981-1985, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 145-148. 9. Phan Văn Duyệt (1987), “Kết quả điều trị bệnh Basedow bằng Iod phóng xạ ở Việt Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu y học hạt nhân 1981 – 1985, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 139-144. 10. Phan Văn Duyệt và Cs (1991), “Điều trị bệnh Basedow bằng Iod phóng xạ”, Tạp chí Nội khoa, (2), tr. 15-20. 11. Nguyễn Văn Đàm, Nguyễn Chiến Thắng (2007), “Kết quả bước đầu phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh Basedow”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành "Nội tiết và Chuyển hoá" lần thứ ba, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 600-604. 12. Trần Thị Thanh Hóa, “Nghiên cứu tác dụng không mong muốn của Propythiouracil trong điều trị bệnh Basedow”, Bệnh viện nội tiết Trung ương, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và chuyển hoá” lần thứ 2, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 86-91 . 13. Trần Thị Thanh Hóa (2000). “Một số nhận xét về biến chứng tim trong bệnh Basedow”, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu y học nội tiết và Chuyển hoá, Nhà xuất bản Y học, tr. 284-290. 14. Dương Văn Hoén và cộng sự (2007), “Đánh giá kết quả điều trị Basedow bằng phường pháp nội khoa dung thuốc propylthyouracil (PTU) tại trung tâm phòng chống Sốt rét-Nội tiết tỉnh Bắc Giang”, Hội nghị khoa học chuyên ngành toàn quốc chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hóa” lần thứ 3, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 206-213. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 15. Bùi Thanh Huyền (2004), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng xét nghiệm, kháng thể kháng thụ thể TSH ở bệnh nhân basedow trước và sau điều trị 131I”, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ 2, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 65-74. 16. Bùi Thanh Huyền, Phạm Thu Hà và Cs (2007), “Nhân một số trường hợp bão giáp trạng được điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nội tiết”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ ba, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 145-151. 17. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 756-833. 18. Mai Trọng Khoa và cộng sự (2000), “Sự thay đổi nồng độ T3, T4, FT4 Thyroglobulin ở người bình thường và bệnh nhân tuyến giáp”, Đại học Y Hà Nội, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và các rối loạn Chuyển hoá” lần thứ 1, Nxb Y học, Hà Nội tr. 131-136. 19. Mai Trong Khoa và cộng sự (2000), “Đánh giá bằng siêu âm tác dụng làm giảm thể tích tuyến giáp ở bệnh nhân Basedow điều trị bằng 131I”, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và các rối loạn Chuyển hoá” lần thứ 1, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 18-26. 20. Nguyễn Ngọc Lanh (2002), Sinh lý bệnh nội tiết, Sinh lý bệnh học, Bộ môn Miễn dịch - Sinh lý bệnh, Trường đại học Y Hà Nội, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 418-452. 21. Lê Huy Liệu (1991), “Bệnh Basedow”, Bách khoa thư bệnh học, tập 1, Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, tr. 28 – 30. 22. Nguyễn Thành Lam (2007), Đánh giá kết quả điều trị bệnh Basedow ở trẻ em và vị thành niên bằng 131I, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân Y Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 23. Trần Đình Ngạn (1987), “Hình ảnh lâm sàng ở 168 Bệnh nhân cường giáp Basedow”, Những công trình nghiên cứu chuyên đề Bệnh cường giáp, Học viện Quân y, tr. 31-40. 24. Nguyễn Thị Kiều Nhi (2007), “Nhân một trường hợp cường giáp sơ sinh”, Hội nghị khoa học chuyên ngành toàn quốc chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hóa” lần thứ 3, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 36-38. 25. Hoàng Thị Liên Phương (2007), “Viêm tuyến giáp sau đẻ”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ 3, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 32-38. 26. Ngô Thị Phượng, Tạ Văn Bình (2007), “Nghiên cứu nồng độ các tự kháng thể ở bệnh nhân Basedow giai đoạn nhiễm độc hormone tuyến giáp”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ ba, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 254-260. 27. Ngô Thị Phượng, Tạ Văn Bình và CS (2007), “Nghiên cứu mối liên quan giữa các tự kháng thể với một số đặc điểm ở bệnh nhân basedow giai đoạn nhiễm độc hormone tuyến giáp”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ ba, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 261-267. 28. Ngô Thị Phượng, Tạ Văn Bình và CS(2007), “Nghiên cứu sự thay đổi một số triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân B sau 3 tháng điều trị nội khoa”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ ba, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 268-273. 29. Nguyễn Trường Sơn, Trần Thị Chính, Trần Quỳnh Chi (2000), “Nhận xét bước đầu về biến đổi một số triệu chứng lâm sàng và hormon của hệ trục yên-giáp trước và sau điều trị ở bệnh nhân cường giáp”, Trung tâm Y học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 và môi trường biển, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ 1, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 110-116. 30. Nguyễn Thế Thành (2007), “Kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb) có nên được xem là bằng chứng của bệnh Basedow”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ ba, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 19-23. 31. Trần Bá Toại, Nguyễn Hải Thuỷ và Cs (2007), “Nghiên cứu nồng độ Estradiol máu ở bệnh nhân nữ cường giáp Basedow trước và sau điều trị”, Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ ba, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 24-31. 32. Mai Thế Trạch (2004) “Cường giáp”, Nội tiết học đại cương, Nxb Y học, tr. 145-192. 33. Trần Đức Thọ (2004), “Điều trị bệnh Basedow”, Bài giảng bệnh học nội Khoa, tập I – Sách dùng cho đối tượng sau đại học, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 208-211. 34. Trần Đức Thọ (2004), “Cường giáp ở người cao tuổi”, Bài giảng bệnh học nội khoa, tập I – sách dùng cho đối tượng sau đại học, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 201. 35. Nguyễn Lĩnh Toàn, Võ Xuân Nội, Lương Tuấn Anh (2004), “Giá trị chẩn đoán và hoạt tính của TSH, T3, FT3, T4, FT4 trong một số bệnh lý tuyến giáp”, Bệnh viện Quân Y 103, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ 2, Nxb Y học, Hà nội, tr. 75-85. 36. Trịnh Xuân Tráng, Trần Đình Ngạn, Lê Ngọc Trọng, Vũ Dương Quý (2000), “Nghiên cứu nồng độ IgM và IgG ở bệnh nhân Basedow trước và sau điều trị bằng kết hợp thuốc kháng giáp trạng với thuốc ức chế miễn dịch”, Viện Quân Y 103, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành “Nội tiết và Chuyển hoá” lần thứ 1, Nxb Y học Hà Nội, tr. 126-130. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 37. Trịnh Xuân Tráng, Trần Đình Ngạn, Lê Ngọc Trọng (2001). “Kết quả điều trị kết hợp thuốc kháng giáp trạng tổng hợp với thuốc ức chế miễn dịch ở 76 bệnh nhân Basedow”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. NXB Y học, Hà nội, tr. 26 -33. 38. Bệnh học nội khoa, tập II (2008), “Bệnh Basedow”, Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà nội, tr. 107-130. 39. Cẩm nang siêu âm (2004), “Tuyến giáp”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 233. 40. Chẩn đoán và điều trị Y học hiện đại, tập 2 (2002), “Bệnh Basedow”, NXB Y học, Hà Nội, tr. 646. 41. Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp (2005), “Bệnh Basedow và các biến thể của bệnh”, Nxb Quân đội Nhân dân, tr. 25-34. 42. Giải phẫu người, tập 1 (2004), “Tuyến giáp”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 43. Sổ tay thấy thuốc thực hành (2006), “Bướu cổ đơn thuần”, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 500-502. 44. Sổ tay thầy thuốc thực hành (2006), “Bệnh Basedow”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 504. 45. Sổ tay thấy thuốc thực hành, (2006) “Suy giáp trạng”, Nxb Y học, Hà nội tr. 500-507. Tiếng Anh 46. Allahabadia A., Daykin J., Sheppard M.C., Gough S.C.L., Franklin J.A. (2001): “Radioiodine treatment of hyperthyroidism-prognostic factorsfor outcome”, Clin. Endocrinol, Metab. 86: p. 3611-3617. 47. Cunnien A. et al. (1982): “Radioiodine induced hyperthyroidism in Graves ’ disease”, Factors associated, Nucl. 23: p. 978-983. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 48. De Bruin T. et al.(1994): “Standarddized radioiodine therapy in Graves’ diease”, The persistent effect of thyroid weight and radioiodine uptake on outcome, Intern, Med. 236(5): p. 419-423. 49. Dotsch J,. Rascher W., Dorr H.G. (2003): “Graves’ diease in childhood: A review of the options for dianosis and treatment”, Paediatric, Drugs. 5:p. 95-102. 50. Douglas Sross (2004): “Treatment of Graves’ hyperthyroidism”, Up to Date, Vol. 12 No.1. 51. Franklyn J.A. (1994): “The management of hyperthyroidism”, New England Journal of Medicine, 330 (24): p. 1731-1738. 52. Glaser N.A., et al. (1998): “Predictors of early remission of hypothyroidism in children”, Clin. Endorinol, Metab. 82 (6): p.1719-1726. 53. Gonzalez M.,Gonzalez C.P. (2006): “Ultrasonographic estimation of the normal volume of the thyroid gland in pediatric populations”, Biomedica, 26(1): p. 95-100. 54. Grüters A. (1998): “Treatment of Graves’ disease in children and adolescent”, Hormone Research 1998, 49(6): p. 255-257. 55. Haase A., Bahre M., Lauer I., Meller B., Richter F. (2000): “Radioiodine therapy in Graves ’ hyperthyroidism”, Determination of individual optimum target dose, Exp. Clin. Endocrinol. Diabetes. 108: p. 133-137. 56. Jack De Ruiter (2002): “Thyroid hormone tutorial”, Drug and other theraphies, Endocrine Pharmacotherapy Module: Thyroid Section, Spring, p. 1-19. 57. Lowdell C. P., Harmer C. L. et al. (1985): “Low-dose 131I in treatment of Graves ’ disease” , J. R. Soc, Med. 78 (3): p. 197-202. 58. Moll G. W. Jr., Patel B. R. (1997): “Pediatric Graves’ disease: therpeutic options and experience with radioiodine at the University of Mississippi medical center”, South Med, J. 90 (10): p. 1017-1022. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 59. Read C. H., Jr., Michael J. Tansey, Yusuf Menda (2004): “A 36-year retrospective analysis of efficacy and safety of radioactive iodine in treating young Graves ’ patient”, J. Endocrine Society, 89(9): p. 4229-4233. 60. Rivkees S. A. (2003): “The management of hyperthyroidism in children with emphasis on the use of radioactive iodine”, Pediatric, Endocrinol. Rev.1 (therpeutic.2): p. 212-221. 61. Rivkees S.A., Sklar C., Freemark. M. (1998), “Clinical review 99: The management of Graves ’ disease in children, with special emphasis on radioiodine treatment”, Clin, Endocrinol, Metab.83: p. 3767-3776. 62. Rivkees S.A., and Catherine Diauer (2007), “An optimal treatment for pediatric Graves ’ disease is radioiodine”, The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 92(3): p. 797-800. 63. Shulman, D. I. Muha, I. Jorgensen E. V. et al (1997): “Autoimmune hyperthyroidism in preponses to medical therapy”, Thiroid, 7.(5): p. 755-760. 64. Volpe R. (1990): “Autoimmune thyroid diseas”, In Volpe R. ed Autoimmunity and en doccrine disease, New York Mareel Dekker, pp. 109. 65. Volpe R ( 1994): “Immunology of human thyroid disease”, In Volpe R. ed Autoimmunity and endocrine disease, Boca Raton F.L, CRC press, p. 73. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN Bộ môn Nội -----------o0o----------- Phiếu số: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 1. Hành chính. - Họ và tên: .................................................... Tuổi: ............. Giới: .................... - Địa chỉ: ............................................................... Mã bệnh án: ......................... - Ngày vào viện: .................................................... Ngày ra viện: ........................ - Ngày khám lại: ..................................................... ............................................. - Lý do vào viện: .................................................................................................. - Chẩn đoán: ......................................................................................................... - Chiều cao: .......................................................................................................... - Cân nặng: ..................... 1. Khi vào viện: ........... 2. Khi ra viện: ........................ - BMI: ................................................................................................................. - Tần số mạch: ............ 1.Trước điều trị: .............. 2. Sau điều trị: ........................ 2. Biểu hiện trƣớc và sau 4 tháng điều trị bệnh Basedow. 2.1. Lâm sàng. Triệu chứng Mạch nhanh Gầy sút Run tay Mắt lồi Vã mồ hôi Cơn bốc hoả Hồi hộp + - + - + - + - + - + - + - Trước điều trị Sau điều trị 2.2. Cận lâm sàng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Các xét nghiệm Trƣớc điều trị Sau điều trị Thể tích tuyến giáp ( ml ) Độ tập trung 131I sau 24h ECG TSH ( MIU/ml ) FT4 ( nmol/dl ) T3 ( nmol/dl ) HC (x 10/l ) BC ( x 10/l ) TC ( x 10/l ) Hb ( g/l ) Glucose ( mmol/l ) Cholesterol ( mmol/l ) SGOT (U/l) SGPT (U/l) 3. Dƣợc chất phóng xạ Na 131 I. - Ngày dùng ............................................... - Liều dùng ................................................. 4. Đánh giá kết quả: .......................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ngƣời làm bệnh án nghiên cứu Nguyễn Huy Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 DANH SÁCH BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ 131 I STT Họ và tên Tuổi Giới Địa chỉ Mã BA SLĐT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. Bùi Văn Th Nguyễn Thị O Dương Thị H Nguyễn Quang V Ma Thị Hoài H Hoàng Thị H Ngô Thị L Công Thị P Ngô Thị H Nguyễn Quang Tr Nguyễn Thị Th Vi Thị Ch Phan Thị Th Nông Thị Thanh H Nguyễn Thuý H Dương Thị S Thái Đăng S Trần Thị Thu H Tống Văn Tr Ma Thị Lệ Th Chu Thị Nh Hà Thị Ch Phạm Quang Đ Nguyễn Thị L Lý Thị T Dương Thị Th 27 42 18 24 17 12 41 57 45 64 63 38 35 24 32 20 17 23 34 21 19 56 49 45 48 35 nam nữ nữ nam nữ nữ nữ nữ nữ nam nữ nữ nữ nữ nữ nữ nam nữ nam nữ nữ nữ nam nữ nữ nữ Thái Nguyên Thái Nguyên Lạng Sơn Thái Nguyên Thái Nguyên Thái Nguyên Thái Nguyên Thái Nguyên Thái Nguyên Thái Nguyên Hà Nội Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Kạn Lạng Sơn Thái Nguyên Hà Nội Thái Nguyên Bắc Kạn Bắc Kạn Thái Nguyên Bắc Kạn Thái Nguyên Bắc Kạn Bắc Kạn Thái Nguyên YH - 64 YH - 25 YH - 85 YH - 86 YH - 117 YH - 131 YH - 105 YH - 55 YH - 77 YH - 79 YH - 149 YH - 66 YH - 111 YH - 35 YH - 06 YH - 03 YH - 11 YH - 24 YH - 04 YH - 14 YH - 50 YH - 36 YH - 27 YH - 38 YH - 42 YH - 92 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. Đinh Xuân Th Triệu Thị D Đặng Thị Ph Đào Thị Hồng H Hoàng Thị Ph Ma Thị Lo Trịnh Thị D Nguyễn Thị H Lý Văn Q Hoàng Thị S Lương Thị Th Nguyễn Thị Ph Trần Thị H Nguyễn Thị Kh Dương Thị X Dương Thị Th Nguyễn Thị Th Bế Thị N 36 47 31 25 34 56 43 35 33 37 39 19 33 31 25 25 37 30 nam nữ nữ nữ nữ nữ nữ nữ nam nữ nữ nữ nữ nữ nữ nữ nữ nữ Thái Nguyên Thái Nguyên Thái Nguyên Thái Nguyên Bắc Kạn Bắc Kạn Thái Nguyên Lạng Sơn Thái Nguyên Thái Nguyên Thái Nguyên Lạng Sơn Thái Nguyên Thái Nguyên Lạng Sơn Lạng Sơn Thái Nguyên Bắc Kạn YH - 75 YH - 67 YH - 96 YH - 88 YH - 54 YH- 129 YH - 212 YH - 107 YH - 132 YH - 134 YH - 144 YH - 146 YH - 103 YH - 106 YH - 133 YH - 125 YH - 104 YH - 30 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Thái Nguyên, ngày tháng năm 2009 Học viên Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên Nguyễn Huy Hùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9LV_09_YDUOC_NOI_NGUYEN HUY HUNG.pdf
Tài liệu liên quan