Luận văn Đánh giá khả năng sản xuất của dê beetal thế hệ thứ 5 và 6 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN Chuyên ngành: CHĂN NUÔI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. 1. Tính cấp thiết của đề tài Dê là con vật được nuôi rộng rãi khắp thế giới với mục đích lấy thịt, sữa, lông và da. C.Devendra (1980) [33] cho rằng: Thịt dê chứa ít mỡ và được ưa thích ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới, châu Á, châu Phi, Trung Cận Đông, Ấn Độ, Bangladesh . thịt dê được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhiều nơi giá thịt dê thường cao hơn các loại thịt khác, đồng thời ngành chăn nuôi dê thịt khá phát triển đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho người chăn nuôi. Các nước ôn đới chủ yếu nuôi dê lấy sữa, sữa dê là loại thức ăn bổ dưỡng cho con người. Jenness (1980) [38] chứng minh được rằng: Sữa dê có giá trị dinh dưỡng cao hơn sữa bò, hàm lượng protein và giá trị sinh học của protein cũng cao hơn, axit amin trong sữa dê tương đương với sữa người. Trong sữa dê có nhiều axit amin không thay thế, mặt khác do hạt mỡ trong sữa dê có kích thước nhỏ hơn nhiều so với kích thước của hạt mỡ trong sữa trâu và bò, nên khả năng tiêu hoá và hấp thu của sữa rất tốt. Ấn Độ là nước nuôi nhiều dê trên thế giới với 20 giống dê khác nhau C. Devendra (1982)[34]. Các giống dê được nuôi nhiều nhất ở Ấn Độ hiện nay là Jumnapari, Barbari, Beetal, Mawari, Black-Bengal (N.K. Bhattacharyya, 1989)[31]. Nhiều nhà khoa học ở Ấn Độ, Pakistan và đặc biệt là C.Devendra và Marca Burns (1983) [35] cho rằng: Beetal là giống dê sữa tốt với sản lượng trung bình của một chu kỳ tiết sữa là 195 kg, thời gian cho sữa là 224 ngày; số con sơ sinh/lứa là 1,7con. Ở Việt Nam, trước năm 1994 chỉ có 2 giống dê chính là dê Cỏ và dê Bách Thảo được nuôi chủ yếu để lấy thịt. Năm 1994, Chính phủ Ấn Độ tặng cho Việt Nam 500 con dê giống, trong đó có 80 con dê Beetal, được giao cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, thuộc Viện Chăn Nuôi nuôi giữ và phát triển, từ đó các giống dê Ấn Độ đã được nhân thuần, lai tạo với các giống dê nội địa và phát triển rộng rãi ở Việt Nam. Các giống dê Ấn Độ này nuôi ở Việt Nam đến nay đã được 5 - 6 thế hệ, kết quả cho thấy: dê Beetal có khả năng cho sữa tốt và được người chăn nuôi ưa thích. Theo Đinh Văn Bình và cộng sự (1998) [2], sản lượng sữa của dê Beetal nuôi tại Việt Nam là 166 - 201,4 kg với thời gian cho sữa là 167 - 183 ngày. Do số lượng dê Beetal nhập ban đầu năm 1994 không nhiều, nhất là dê đực chỉ có 4 con nên đến nay ở thế hệ 5 - 6 đã phải ghép phối trở lại trong huyết thống. Do đó, việc đánh giá khả năng sản xuất của giống dê này để có biện pháp sử dụng và nuôi giữ lâu dài dê Beetal thế hệ 5 - 6 tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ là cấp thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của dê Beetal thế hệ 5 và 6 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây”. 2. Mục đích của đề tài - Xác định được một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất chính: sinh sản, cho sữa và cho thịt của giống dê Beetal thế hệ 5, 6 trong điều kiện chăn nuôi tại trại giống Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây, Hà Nội. - So sánh đánh giá khả năng sản xuất của các thế hệ này. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất chính như sinh sản, cho sữa và cho thịt của giống dê Beetal thế hệ 5 và 6. Kết quả đề tài bổ sung tư liệu về con dê góp phần phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm, các trường đại học, cao đẳng, trường kỹ thuật nông nghiệp và làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, sinh viên nghành nông nghiệp và người nuôi dê. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đã đánh giá được một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất chính của dê Beetal thế hệ 5 và 6 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và các kết quả nghiên cứu cho thấy được chiều hướng thoái hóa của giống dê này, do vậy cần thiết phải có kế hoạch nhập mới giống dê Beetal về làm tươi máu đàn dê. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng vi Danh mục biểu đồ, đồ thị vii Danh mục các chữ viết tắt viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích của đề tài 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 2 3.1. Ý nghĩa khoa học 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 CHưƠNG 1: 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất 4 1.1.1. Yếu tố di truyền 4 1.1.2. Yếu tố giống 5 1.2. Khả năng sinh trưởng của dê 5 1.2.1. Khả năng về sinh trưởng và phát dục của dê 5 1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của dê 7 1.2.3. Khả năng sản xuất thịt của dê 8 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê 9 1.3. Đặc điểm và khả năng sinh sản của dê 12 1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của dê 15 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của dê 19 1.4. Đặc điểm khả năng cho sữa của dê 1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất sữa của dê 1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của dê 1.5. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nước 23 26 1.5.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới 26 1.5.2. Tình hình chăn nuôi dê trong nước 29 CHưƠNG 2: ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 32 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 34 2.2.1. Nội dung nghiên cứu 34 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 38 CHưƠNG 3: 40 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm và khả năng sinh sản của dê Beetal 40 3.1.1. Đặc điểm phát dục của dê cái Beetal 40 3.1.2. Khả năng sinh sản của dê cái Beetal 44 3.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm và khả năng sinh sản của dê cái Beetal 47 3.1.3.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái Beetal 47 3.1.3.2. Một số chỉ tiếuinh sản của dê cái Beetal 49 3.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal 53 3.2.1. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các tháng 53 3.2.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các lứa đẻ 56 3.2.3. Một số chỉ tiêu và thành phần dinh dưỡng của sữa dê Beetal 58 3.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa của dê Beetal 59 3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của dê Beetal 60 3.3.1. Khối lượng của dê đực và dê cái Beetal ở một số thời điểm sinh trưởng 60 3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái Beetal qua các giai đoạn tuổi 3.3.3. Kích thước một số chiếu đo cơ thể của dê Beetal 67 3.3.4. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của dê đực Beetal 70 3.3.4.1. Khả năng cho thịt của dê đực Beetal 70 3.3.4.2. Chất lượng thịt của dê đực Beetal 71 3.4. Tình hình bệnh tật của đàn dê Beetal 72 KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 74 1. Kết luận 74 2. Đề nghị 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

pdf91 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng sản xuất của dê beetal thế hệ thứ 5 và 6 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên đàn dê Beetal thế hệ 4 khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 314,0 ngày. Theo Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của dê Beetal thế hệ 2 là 303,7 ngày; ở thế hệ 3 là 317,8 ngày. Ở Ấn Độ, N.S.Singh và O.P.S.Sangar (1985)[33] cho biết: Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của dê Beetal là 282-367 ngày. 3.1.3.2. Một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Beetal Để đánh giá khả năng sinh sản của dê cái Beetal, chúng tôi tiến hành theo dõi 38 lứa đẻ ở thế hệ 5 và 36 lứa đẻ ở thế hệ 6 một số chỉ tiêu về sinh sản. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Beetal Chỉ tiêu Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X ± m x n X ± m x Số lứa/cái/năm (lứa) 38 1,18  0,42 36 1,13  0,44 Số con sơ sinh/lứa (con) 38 1,42  0,09 36 1,35  0,10 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 38 95,0 36 92,5 KL sơ sinh cả ổ (kg) 30 4,24b  0,07 30 3,87a  0,07 Tỷ lệ đực/cái (%) 30 51,5/48,5 30 50,5/49,5 Số con sinh ra/cái/năm (con) 48 1,67 b  0,08 46 1,52 a  0,08 Tỷ lệ nuôi sống đến CS (%) 54 95,0 56 90,5 Số con cai sữa/cái/năm (con) 48 1,51 b  0,08 38 1,27 a  0,08 ** ở Ấn Độ: số con cai sữa/cái/năm: 0,81 - 1,51 ** ở Ấn Độ: theo N.S.Singh và O.P.S.Sangar, 1985 Ghi chú: a,b là các chữ cái thể hiện sự sai khác theo hàng ngang với P <0,05 * Số lứa đẻ/cái/năm Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Giữa 2 thế hệ 5 và 6 số lứa/cái/năm không có sự khác biệt rõ rệt (P > 0,05). Số lứa đẻ/cái/năm trung bình của dê Beetal đạt 1,13 - 1,18. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] cho biết: Số lứa đẻ/cái/năm của dê Beetal ở thế hệ thứ 2 là 1,20 và ở thế hệ thứ 3 là 1,15. Ở thế hệ thứ 4 dê Beetal đạt số lứa đẻ/cái/năm là 1,14 (Ngô Hồng Chín, 2005[9]). Khi nghiên cứu trên đàn dê Jumnapari và Barbari thế hệ thứ 4, Ngô Hồng Chín, (2005)[9] cho biết: Số lứa đẻ/cái/năm của dê Jumnapari là 1,18 và của dê Barbari là 1,6. * Số con sơ sinh trên lứa Số con sinh ra trên lứa trung bình của dê Beetal thế hệ thứ 5 là 1,42 con (lứa đẻ nhiều nhất là 3 con sơ sinh/lứa); và ở thế hệ 6 là 1,35 con. Tuy nhiên, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 sự sai khác về số con sơ sinh/lứa của dê Beetal giữa 2 thế hệ không rõ rệt, nhưng nhìn chung ở thế hệ 6 chỉ tiêu này có xu thế giảm xuống. Kết quả theo dõi về số con sinh ra trên lứa của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14]. Theo tác giả, số con sơ sinh/lứa ở thế hệ 2 là 1,39 con và ở thế hệ 3 là 1,33 con. Theo Ngô Hồng Chín, (2005)[9] khi nghiên cứu trên đàn dê Ấn Độ thế hệ 4, số con sơ sinh/lứa ở dê Beetal là 1,76 con, ở dê Jumnapari là 1,55 con và ở dê Barbari là 1,59 con. Kết quả nghiên cứu trên đàn dê nuôi đại trà ở Ấn Độ của S.N. Singh và O.P.S Sengar, 1985[33] là 0,86 - 1,56 con sơ sinh/lứa. Số con sơ sinh/lứa của các giống dê khác nuôi tại Việt Nam như sau: dê Beetal: 1,39 con/lứa, dê Jumnapari: 1,36 con/lứa; dê Barbari: 1,46 con/lứa, Đinh Văn Bình và cộng sự (1998)[2]; dê Saanen: 1,65 con/lứa; dê Alpine: 1,57 con/lứa và dê Boer: 1,85, (Đinh Văn Bình và Nguyễn Duy Lý, 2003[6]). * Tỷ lệ sơ sinh sống Giữa 2 thế hệ cũng có sự khác biệt, ở thế hệ 5 đạt được là 95,0% cao hơn thế hệ 6 là 92,5%. Từ kết quả này chúng tôi thấy: Trong cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và thức ăn như nhau nhưng tỷ lệ sơ sinh sống có khác nhau, có thể do ảnh hưởng của sự cận huyết đã làm giảm khả năng sinh sản của dê Beetal thế hệ 6. Khối lượng sơ sinh cả ổ Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy: Khối lượng sơ sinh cả ổ giữa 2 thế hệ có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05). Khối lượng sơ sinh cả ổ ở thế hệ 5 là 4,24 kg và thế hệ 6 là 3,87 kg, do số con sơ sinh/lứa của thế hệ 5 nhiều hơn thế hệ 6 nên dẫn đến khối lượng sơ sinh cả ổ ở thế hệ 5 lớn hơn thế hệ 6. * Số con sinh ra/cái/năm Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của dê cái, nó phản ánh năng suất sinh sản của dê mẹ. Số con sinh ra/cái/năm ở thế hệ 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 thấp hơn rõ rệt so với thế hệ 5 (P<0,05). Cụ thể, ở thế hệ 5 số con sinh ra/cái/năm là 1,67 và ở thế hệ 6 là 1,52. Như vậy, ở thế hệ 6 dê Beetal đã có khả năng sinh sản giảm hơn so với thế hệ 5. * Số con cai sữa/cái/năm Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá kết quả sinh sản của dê cái. Ở thế hệ 5 chỉ tiêu này đạt được là 1,51 cao hơn thế hệ 6 là 1,27 con (P<0,05). Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy đàn dê Beetal thế hệ 6 nuôi tại Việt Nam đã có khả năng sinh sản kém hơn thế hê 5 và các thế hệ trước. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin (2002)[14], trên đàn dê Beetal thế hệ 1, 2 và thế hệ 3 chỉ tiêu này tương ứng là 1,27; 1,44 và thế hệ 3 là 1,46 con. Kết quả nghiên cứu trên đàn dê nuôi đại trà ở Ấn Độ (S.N Singh và O.P.S Sengar, 1985) cho biết: Số con cai sữa/cái/năm của dê Beetal đạt được là 0,81-1,51 con (nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]). Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đặc điểm sinh sản của dê cái Beetal cũng tương đương với các kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Kim Lin, (2005)[17]; Đinh Văn Bình và cộng sự, (2001)[4] trên đàn dê lai và các giống dê ngoại được nhập và nuôi tại Việt Nam. Kết quả này cho thấy: Các chỉ tiêu về sinh sản của dê tuy có dao động khi theo dõi ở các vùng khác nhau với các điều kiện dinh dưỡng và quản lý cũng khác nhau, nhưng những đặc tính sinh sản mang tính di truyền này lại khá ổn định. Nhận xét của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Saithanoo, Somkiat, (1991); Jacqueline.M.,(1992); Mishra K.C. và cộng sự, (1976) (nguồn Nguyễn Kim Lin, 1999[12]). Nhưng các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy: Ở thế hệ 6 các chỉ tiêu về năng suất sinh sản có chiều hướng thấp hơn so với các thế hệ trước, nguyên nhân có thể sau một thời gian dài nuôi tại Việt Nam đàn dê Beetal này không được làm tươi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 máu nên dẫn đến hiện tượng suy thoái do cận huyết vì đàn dê Beetal giống gốc nhập về ban đầu chỉ có 4 con đực và đây cũng là điều mà các nhà quản lý và nghiên cứu về giống cần quan tâm và có hướng cải thiện đàn dê giống này. 3.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal Để đánh giá khả năng cho sữa của dê cái Beetal ở thế hệ 5 và 6, chúng tôi đã tiến hành theo dõi năng suất sữa của dê qua các tháng cho sữa, khả năng cho sữa ở các lứa đẻ khác nhau và một số chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng của sữa dê. 3.2.1. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các tháng Chúng tôi đã tiến hành theo dõi năng suất sữa của dê cái Beetal thế hệ 5 và 6 qua các tháng cho sữa (từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 7), kết quả được trình bày ở bảng 3.6. Bảng 3.6: Khả năng cho sữa của dê Beetal qua các tháng (gam/con/ngày) Tháng cho sữa Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X  m x n X  m x Tháng thứ nhất 48 1554,0  110,0 45 1445,4  108,3 Tháng thứ 2 48 1437,7  97,0 45 1371,8  92,3 Tháng thứ 3 46 1337,7  88,4 43 1302,2  90,4 Tháng thứ 4 43 1191,4  79,8 40 1089,5  80,6 Tháng thứ 5 40 1050,3  62,5 38 945,3  66,3 Tháng thứ 6 36 921,9  62,4 35 785,5  65,4 Tháng thứ 7 30 719,4  57,7 30 620,4  58,4 NSS/con/ngày 48 1285,5 b  65,9 45 1132,5a  68,5 Chu kỳ sữa (ngày) 48 197,4  6,53 45 184,6  7,05 SLS/chu kỳ (kg) 48 253,6 b  17,5 45 209,6 a  19,2 Ghi chú: a,b giá trị trung bình mang chữ cái thể hiện sự sai khác theo hàng ngang cùng chỉ tiêu với P < 0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Năng suất sữa của dê cái Beetal cao nhất ở tháng thứ nhất đến tháng thứ 3, sau đó giảm dần đến hết chu kỳ tiết sữa. Cụ thể, năng suất sữa trung bình của thế hệ 5 ở tháng cho sữa thứ nhất đạt 1544,0 gam/con/ngày, tháng thứ hai đạt 1437,7 gam/con/ngày, tháng thứ ba đạt 1337,0 gam/con/ngày, sau đó thì giảm dần và đến tháng thứ 7 chỉ còn 719,4 gam/con/ngày. Năng suất sữa trung bình của thế hệ 6 ở tháng cho sữa thứ nhất đạt 1554,0 gam/con/ngày, tháng thứ hai đạt 1371,8 gam/con/ngày, tháng thứ ba đạt 1303,2 gam/con/ngày, sau đó thì giảm dần và đến tháng thứ 7 chỉ còn 620,4 gam/con/ngày. Nhìn chung, ở tất cả các tháng cho sữa, năng suất sữa của dê Beetal thế hệ 6 đều thấp hơn so với thế hệ 5. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và tuân theo quy luật đường cong tiết sữa của gia súc nhỏ nhai lại của tác giả Anous, M, R, Mourad, M, (1998), đồng thời cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên thực tế chăn nuôi dê sữa ở nước ta (Đinh Văn Bình, 1994[1]; Đinh Văn Bình và cộng sự, 2001[4]; Đinh Văn Bình và cộng sự, 2003[5]; Nguyễn Kim Lin, 1999[12]). Các tác giả đều cho biết: Năng suất sữa từ tháng cho sữa thứ nhất đến tháng cho sữa thứ 3 là cao nhất, sau đó thì giảm dần theo các tháng đến hết chu kỳ sữa (đồ thị 1). 0 500 000 1500 2000 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 Tháng cho sữa NS S ( ga m/ co n/n gà y) TH5 TH6 Đồ thị 3.1: Đặc điểm chu kỳ sữa của dê Beetal Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Theo Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] dê Beetal thế hệ thứ 2 cho năng suất sữa ở tháng thứ nhất là 1719; ở tháng thứ 2 là 1686; ở tháng thứ 3 là 1570 và đến tháng thứ 7 là 833 gam/con/ngày, dê Beetal thế hệ thứ 3 cho năng suất sữa ở tháng thứ nhất là 2292; ở tháng thứ 2 là 2162; ở tháng thứ 3 là 1884 và đến tháng thứ 7 là 1142 gam/con/ngày. Ngô Hồng Chín, (2005)[9] khi nghiên cứu trên dê Beetal thế hệ thứ 4 cho biết: Năng suất sữa ở tháng thứ nhất là 1379 - 1559; ở tháng thứ 2 là 1270 - 1401; ở tháng thứ 3 là 980 - 1044 và đến tháng thứ 6 là 347 - 542 gam/con/ngày. Theo Đinh Văn Bình và cộng sự, (2001)[4] dê Bách Thảo cho năng suất sữa ở tháng thứ nhất là 1268; ở tháng thứ 2 là 1434; ở tháng thứ 3 là 1204 và ở tháng cho sữa thứ 6 chỉ đạt được 467ml/con/ngày. Dê Saanen thuần nuôi ở trại giống Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây thế hệ thứ 2 cho năng suất sữa ở tháng thứ nhất là 2250; ở tháng cho sữa thứ 2 là 2050; ở tháng cho sữa thứ 3 là 1873 và ở tháng cho sữa thứ 7 là 1267 ml/con/ngày (Đinh Văn Bình và cộng sự, 2005[7]). Từ kết quả ở bảng 3.6 chúng tôi thấy: Trung bình trong cả chu kỳ năng suất sữa/con/ngày giữa thế hệ 5 và thế hệ 6 có sự khác biệt rõ rệt (P<0,05), thế hệ 5 đạt 1285,5gam/con/ngày và ở thế hệ thứ 6 là 1132,5 gam/con/ngày. Kết quả theo dõi được về năng suất sữa trung bình /ngày của dê Beetal trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14]. Nghiên cứu trên dê Beetal thế hệ thứ 2, 3 tác giả cho biết: Năng suất sữa trung bình/con/ngày ở thế hệ 2 là 1582 gam/con/ngày và ở thế hệ thứ 3 là 1685 gam/con/ngày. Kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Chín, (2005)[9] cho biết: Năng suất sữa trung bình/con/ngày của dê Beetal thế hệ 4 là 1,54 - 1,68 kg. Ở Ấn Độ theo C. Devendra và Marca Burns (1983), dê Beetal cho năng suất sữa trung bình/con/ngày là 1170 gam (nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Như vậy, năng suất bình quân/con/ngày ở thế hệ 5 & 6 đều thấp hơn các thế hệ đầu khi mới nuôi ở Việt Nam và tương đương với giống gốc nuôi ở Ấn Độ. Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Chu kỳ cho sữa của dê Beetal giữa 2 thế hệ không có sự khác biệt đáng kể, trung bình đạt được từ 184,6 - 197,4 ngày. Kết quả đạt được trong nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn từ 13,9 - 31,0 ngày so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14]. Tác giả cho biết: Ở thế hệ thứ 2 chu kỳ sữa của dê Beetal là 198,5 ngày và ở thế hệ thứ 3 là 215,6 ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương với kết quả nghiên cứu của Ngô Hồng Chín, (2005)[9] ở thế hệ 4 dê Beetal có thời gian cho sữa là 183,1 ngày. Tổng sản lượng sữa trên chu kỳ của dê Beetal ở thế hệ 5 cao hơn rõ rệt so với thế hệ 6 (P<0,05). Cụ thể, ở thế hệ 5 sản lượng sữa đạt 253,6 kg và ở thế hệ 6 đạt 209,6 kg. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] cho biết: Dê Beetal thế hệ thứ 2 có sản lượng sữa/chu kỳ là 314,1kg và ở thế hệ thứ 3 là 362,7 kg. Sản lượng sữa/chu kỳ của dê Beetal thế hệ thứ 4 là 282,5 kg (Ngô Hồng Chín, 2005[9]). Ở Ấn Độ theo C. Devendra và Marca Burns, (1983) sản lượng sữa/chu kỳ của dê Beetal là 194,4 kg (nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]). Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng sản lượng sữa/chu kỳ ở thế hệ 5 & 6 đều thấp hơn các thế hệ đầu nhưng lại cao hơn so với giống gốc nuôi tại Ấn Độ, do ở Ấn Độ dê được chăn nuôi đại trà nên khả năng cho sữa thấp hơn ở Việt Nam được nuôi nhốt tập chung. 3.2.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các lứa đẻ Để tìm hiểu quy luật về khả năng cho sữa theo lứa đẻ, chúng tôi tiến hành theo dõi khả năng cho sữa của dê cái Beetal thế hệ 5, 6 qua các lứa đẻ khác nhau (từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ thứ tư). Kết quả theo dõi được thể hiện qua bảng 3.7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Bảng 3.7: Khả năng cho sữa của dê Beetal qua các lứa đẻ Chỉ tiêu Lứa Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X  m x n X  m x NSS/ngày (gam) 1 15 982,0 ab ± 101,0 13 832,0 a ± 112,0 Chu kỳ (ngày) 15 176,5 ± 12,7 13 170,5 ± 10,6 SLS/chu kỳ (kg) 15 173,2ab ± 30,4 13 141,8a ± 34,2 NSS/ngày (gam) 2 13 1262,0 c ± 115,0 12 1022,5 b ± 108,0 Chu kỳ (ngày) 13 202,4 ± 14,4 12 194,6 ± 18,4 SLS/chu kỳ (kg) 13 255,1c ± 34,4 12 199,4b ± 42,2 NSS/ngày (gam) 3 10 1576,7 d ± 95,6 10 1366,2 c ± 90,6 Chu kỳ (ngày) 10 210,3 ± 7,4 10 215,6 ± 8,2 SLS/chu kỳ (kg) 10 313,2d ± 27,0 10 295,4d ± 27,0 NSS/ngày (gam) 4 10 1582,5 d ± 98,3 10 1321,5 c ± 98,3 Chu kỳ (ngày) 10 202,6 ± 9,2 10 192,6 ± 9,2 SLS/chu kỳ (kg) 10 320,5d ± 36,6 10 254,4c ± 36,6 a,b,c,d thể hiện mức độ sai khác của các số trung bình ở cùng các chỉ tiêu với P < 0,05 Kết quả bảng 3.7 cho thấy: Qua 4 lứa đẻ, các chỉ tiêu về khả năng cho sữa của dê Beetal ở thế hệ 6 đều thấp hơn đáng kể thế hệ 5 (khác biệt có ý nghĩa thống kê). Năng suất sữa của dê Beetal có sự khác nhau giữa lứa đẻ thứ nhất với các lứa đẻ thứ 2, 3 và 4 (P < 0,05), ổn định ở lứa 3 và 4. Cụ thể, dê cái thế hệ 5 ở lứa đẻ thứ nhất năng suất sữa /ngày là 982,0 gam, đã tăng lên 1262,0 gam ở lứa đẻ thứ 2, đạt 1576,7 gam ở lứa đẻ thứ 3 và 1582,5 gam ở lứa thứ 4. Dê cái thế hệ 6 có năng suất sữa /ngày ở lứa đẻ thứ nhất là 832,0 gam, lứa đẻ thứ 2 đạt 1022,5 gam, lứa đẻ thứ 3 đạt 1366,2 gam và lứa đẻ thứ 4 đạt 1321,5 gam. Song song với việc năng suất sữa tăng lên qua các lứa đẻ thì thời gian cho sữa của dê Beetal cũng tăng lên và ổn định ở lứa đẻ 2, 3 và 4, trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 từ 192,6 đến 210,3 ngày và thời gian cho sữa ở các lứa đẻ giữa 2 thế hệ 5 và 6 không có sự sai khác rõ rệt. Sản lượng sữa/ chu kỳ tăng lên qua các lứa đẻ và ổn định ở lứa thứ 3 và thứ 4. Sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa các lứa đẻ khá rõ rệt (P < 0,05). Dê cái Beetal thế hệ 5 ở lứa đẻ thứ nhất có sản lượng sữa/chu kỳ đạt 173,2 kg, lứa đẻ thứ 2 đạt 255,1 kg, lứa thứ 3 đạt 313,2 kg và lứa thứ 4 đạt 320,5 kg, sản lượng sữa lứa thứ 4 cao hơn 85% so với lứa thứ nhất. Dê cái thế hệ thứ 6 có sản lượng sữa/chu kỳ ở các lứa đẻ 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 141,8; 199,4; 295,4 và 254,4 kg. Grossman và cộng sự, (1986)[40] công bố: Sản lượng sữa của các giống dê sữa ôn đới ở Mỹ có khác nhau theo lứa đẻ. Khả năng cho sữa của chúng tăng dần từ lứa đẻ 1 đến 4, sau đó giảm xuống ở lứa thứ 5. 3.2.3. Một số chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng của sữa dê Beetal Ngoài việc theo dõi khả năng cho sữa của dê Beetal, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu chính về thành phần dinh dưỡng của sữa dê ở cả 2 thế hệ, kết quả được trình bày ở bảng 3.8. Bảng 3.8: Thành phần dinh dưỡng của sữa dê Beetal Chỉ tiêu Đơn vị Thế hệ 5 Thế hệ 6 Vật chất khô % 13,72 13,65 Protein tổng số % 3,80 3,77 Lipit tổng số % 4,79 4,82 Khoáng tổng số % 0,81 0,84 Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: Hầu hết các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng sữa dê Beetal đều ổn định qua các thế hệ, không có sự sai khác đáng kể giữa hai thế hệ 5 và 6, tỷ lệ vật chất khô đạt 13,6 - 13,7%, Protein đạt 3,77 - 3,8%, Lipit đạt 4,8% và khoáng đạt 0,81 - 0,84%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nguyễn Kim Lin, 2002[14] cho biết: Tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit và khoáng ở thế hệ 1 đạt được tương ứng là 13,87; 3,88; 4,83 và 0,84%, ở thế hệ 2 là 13,8; 3,82; 4,81 và 0,83%, thế hệ 3 là 13,7; 3,8; 4,79; 0,82%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ trên dê Beetal. Theo S.N Singh và O.P.S Sangar, (1985)[36] tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit và khoáng của sữa dê Beetal đạt tương ứng là 13,6; 3,74; 4,74 và 0,82%. 3.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa của dê Beetal Để xác định hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa của dê cái Beetal, chúng tôi đã tiến hành theo dõi và xác định tiêu tốn thức ăn ở mỗi thế hệ 10 dê cái sinh sản lứa đẻ thứ 2 - 3 vào tuần thứ 4 - 8 của chu kỳ vắt sữa. Lượng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa ra sẽ được theo dõi hàng ngày để xác định lượng thức ăn ăn vào. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.9. Bảng 3.9: Tiêu tốn VCK và protein thô thức ăn/1 kg sữa sản xuất ra Chỉ tiêu Thế hệ 5(n=10) Thế hệ 6 (n=10) X  m x X  m x Vật chất khô (gam) 1305,2a ± 52,2 1382,2b ± 50,6 Protein (gam) 138,7 ± 6,2 148,8 ± 7,3 a,b thể hiện mức độ sai khác của các số trung bình ở cùng các chỉ tiêu với P < 0,05 Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: Tiêu tốn vật chất khô thức ăn cho 1 kg sữa sản xuất ra giữa thế hệ 5 và thế hệ 6 có sự sai khác nhau khá rõ rệt (P<0.05). Ở thế hệ 5 tiêu tốn vật chất khô cho 1 kg sữa sản xuất ra là 1305,2 gam và thế hệ 6 là 1382,2 gam. Tiêu tốn protein cho 1 kg sữa sản xuất ra ở thế hệ 5 cũng thấp hơn so với thế hệ 6 (138,7 gam so với 148,8 gam). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên dê Beetal các thế hệ trước. Tác giả cho biết: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Tiêu tốn vật chất khô và protein cho 1kg sữa tiết ra ở thế hệ 1 là 1238,8 và 131,6 gam; ở thế hệ 2 tương ứng là 1245,5; 142,8 gam và thế hệ 3 là 1241,7; 140,3 gam. Ở Ấn Độ, C.Devendra và Marca Burns, 1983 [35] cho biết: Tiêu tốn vật chất khô và protein cho 1 kg sữa tiết ra trên dê Beetal là 1271 và 180,8 gam. Như vậy, tiêu tốn vật chất khô để sản xuất ra 1 kg sữa ở thế hệ 6 đều cao hơn các thế hệ trước đó, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa của dàn dê Beetal thế hệ 6 nuôi tại Việt Nam đã có xu thế kém hơn so với các thế hệ trước đó và so với giống gốc nuôi ở Ấn Độ. 3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng của dê Beetal 3.3.1. Khối lượng của dê đực và dê cái Beetal ở một số thời điểm sinh trưởng Khối lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng của đàn dê, phản ánh chất lượng của con giống cũng như tình hình chăn nuôi và là một trong những chỉ tiêu xác định hiệu quả của phương án chăn nuôi. Trong cùng một giống, sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng rất lớn vào tính biệt, để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng, chúng tôi tiến hành theo dõi khối lượng của dê Beetal thế hệ thứ 5 và thứ 6 nuôi tại trại giống trung tâm theo từng tính biệt đực, cái ở các tháng tuổi khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.10 và bảng 3.11. Kết quả ở bảng 3.10 và 3.11 cho thấy: Sinh trưởng tích lũy của dê Beetal tăng dần từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi. Khối lượng cơ thể của dê ở các thời điểm khảo sát giữa 2 thế hệ không có sự khác biệt rõ rệt (P>0,05). Nhưng nhìn chung khối lượng của dê thế hệ 6 từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đều thấp hơn chút ít so với thế hệ 5, nhưng từ thời điểm 15 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi thì tốc độ sinh trưởng của 2 thế hệ gần như nhau. Dê Beetal nuôi tại trại giống trung tâm thế hệ thứ 5 có khối lượng sơ sinh ở con đực đạt 3,15 kg, con cái đạt 2,85 kg. Ở thời điểm 3 tháng tuổi, khối lượng dê đực đạt 13,1 kg, dê cái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 đạt 11,8 kg. Ở các thời điểm 9, 12, 15, 18, 21 và 24 tháng tuổi dê đực có khối lượng tương ứng là 23,0; 29,0; 34,9; 39,9; 43,8 và 47,0 kg, dê cái tương ứng là 22,2; 27,0; 29,4; 31,1; 32,3 và 33,5 kg. Bảng 3.10: Khối lượng của dê đực Beetal tại một số thời điểm sinh trưởng (Đơn vị :kg/con) Tháng tuổi Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X ± m x n X ± m x Sơ sinh 41 3,15 ± 0,06 44 2,94 ± 0,05 3 38 13,12 ± 0,18 42 12,35 ± 0,20 6 34 18,72 ± 0,48 40 18,22 ± 0,41 9 30 23,06 ± 0,85 38 22,26 ± 0,97 12 25 29,03 ± 0,65 28 28,18 ± 0,35 15 25 34,93 ± 0.52 27 34,93 ± 0.49 18 24 39,91 ± 0.48 25 39,93 ± 0.57 21 23 43,85 ± 0.68 24 43,44 ± 0.71 24 22 47,05 ± 0,62 23 46,75 ± 0,75 P>0.05 Khối lượng lúc 2 năm tuổi của dê đạt 80 - 85% khối lượng của dê trưởng thành. Sinh trưởng của dê phụ thuộc rất lớn vào chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc. Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và ít phải chịu stress của môi trường dê sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh. Ngược lại, nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dê sẽ sinh trưởng chậm và sức đề kháng kém dẫn đến khả năng chống lại bệnh tật kém. Để đảm bảo cho dê sinh trưởng tốt, có sức đề kháng cao thì khi mới sinh ra phải đảm bảo cho dê con được bú sữa đầu, vì trong sữa đầu có hàm lượng kháng thể và dinh dưỡng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Bảng 3.11: Khối lượng của dê cái Beetal ở một số thời điểm sinh trưởng (Đơn vị :kg/con) Tháng tuổi Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X ± m x n X ± m x Sơ sinh 43 2,85 ± 0,05 44 2,81 ± 0,05 3 40 11,84 ± 0,48 43 10,85 ± 0,26 6 36 17,06 ± 0,66 40 15,86 ± 0,58 9 32 22,25 ± 0,72 34 21,51 ± 0,89 12 30 27,04 ± 0,82 32 26,02 ± 0,77 15 30 29.47 ± 0.65 32 28.18 ± 0.76 18 30 31.14 ± 0.72 32 29.77 ± 0.68 21 30 32.37 ± 0.74 32 30.98 ± 0.85 24 30 33,52 ± 0,82 32 32,22 ± 0,77 P>0.05 Dê Beetal thế hệ thứ 6 có khối lượng sơ sinh ở con đực đạt 2,94 kg, con cái đạt 2,81 kg. Lúc 3 tháng tuổi, khối lượng dê đực đạt 12,3 kg, dê cái đạt 10,8 kg. Ở các thời điểm 9, 12, 15, 18, 21 và 24 tháng tuổi dê đực có khối lượng tương ứng là 22,2; 28,1; 34,0; 39,1; 43,4 và 46,7 kg, dê cái là 21,5; 26,0; 28,1; 29,7; 30,9 và 32,2 kg. Ở các thời điểm sơ sinh và 3 tháng tuổi, khối lượng của dê đực không lớn hơn nhiều so với dê cái (P > 0.05), nhưng ở các thời điểm tiếp theo thì sự khác biệt về khối lượng của dê đực và dê cái càng rõ rệt ở cả 2 thế hệ (P < 0.05). Tại các thời điểm khảo sát, khối lượng dê đực và dê cái giữa 2 thế hệ không có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng nhìn chung khối lượng của cả dê đực và dê cái của thế hệ 6 có thấp hơn so với thế hệ 5. Chúng tôi minh họa các kết quả theo dõi về khối lượng của dê ở thế hệ 5 và 6 qua đồ thị 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 0 10 20 30 40 50 SS 3 6 9 12 15 18 21 24 Giai đoạn (tháng tuổi) kg /c on Đực TH 5 Đực TH 6 Cái TH 5 Cái TH 6 Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của dê qua các tháng tuổi Qua đồ thị trên chúng ta thấy: Tại các thời điểm khảo sát dê đực luôn có khả năng sinh trưởng cao hơn dê cái. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại các thời điểm theo dõi khảo sát cho thấy khả năng sinh trưởng của thế hệ 5, 6 thấp hơn không nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14]. Tác giả cho: Khối lượng của dê đực Beetal thế hệ 2 và 3 tại các thời điểm sơ sinh, 6, 9, 12 và 24 tháng tuổi tương ứng là: 3,4 - 3,5; 19,0 - 19,7; 24,1 - 25,3 kg; 31,3 - 31,8 và 49,4 - 51,4 kg. Khối lượng của dê cái Beetal thế hệ 2 và 3 tại các thời điểm sơ sinh, 6, 9, 12 và 24 tháng tuổi tương ứng là: 2,8 - 2,85; 15,4 - 15,9; 22,1 - 23,2; 25,2 - 26,7 và 33,4 - 34,8 kg. Cũng theo Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] dê Beetal thế hệ thứ 2 và 3 nuôi ở khu vực gia đình có khối lượng sơ sinh dê đực đạt: 3,1- 3,2 kg; dê cái đạt 2,8 - 2,82 kg, 9 tháng tuổi dê đực đạt 21,8 - 22,3 kg; dê cái đạt 19,7 - 20,4 kg, 12 tháng tuổi dê đực đạt 28,2 - 28,8 kg; dê cái đạt 23,2 - 23,8 kg, 24 tháng tuổi dê đực đạt 47,3 - 48,1 kg; dê cái đạt 31,7 - 32,1 kg. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Ngô Hồng Chín, (2005)[9] nghiên cứu trên đàn dê ấn Độ thế hệ 4 cho biết: Dê Beetal có khối lượng sơ sinh, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi đạt tương ứng là 3,5; 13,4; 22,3; 28,6 và 34,8 kg ở con đực và tương ứng là 3,1; 12,5; 20,1; 26,3 và 30,0 kg ở con cái. Theo N.S. Singh và O.P.S. Sangar, 1985 (nguồn Nguyễn Kim Lin, 2002[14]) Dê Beetal nuôi ở Ấn Độ có khối lượng sơ sinh ở dê đực đạt được từ 3,3-3,9 kg; dê cái đạt được từ 2,7-3,3 kg. Lúc 6 tháng tuổi dê đực và dê cái có khối lượng tương ứng là 15,5-16,4 và 15,5 kg. Lúc 12 tháng tuổi dê đực và dê cái đạt khối lượng tương ứng là 28,6-30,4 và 21,8 kg; lúc 24 tháng tuổi dê đực và dê cái đạt khối lượng tương ng là 40,5-45,7 và 32,6 kg. 3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái Beetal qua các giai đoạn tuổi Từ kết quả theo dõi về sinh trưởng tích luỹ, chúng tôi xác định được tăng trọng tuyệt đối của dê đực và dê cái qua các giai được tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12 và 3.13. Bảng 3.12: Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực Beetal qua các giai đoạn tuổi Đơn vị: gam/con/ngày Tháng tuổi Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X ± m x Cv (%) n X ± m x Cv (%) SS - 3 38 110,79 ± 2,20 17,16 42 104,55 ± 3,15 18,22 3 - 6 34 62,22 ± 4,07 18,23 40 65,22 ± 6,05 22,03 6 - 9 30 48,22 ± 5,70 16,33 38 44,89 ± 5,62 18,24 9 - 12 25 66,33 ± 12,90 18,72 28 65,79 ± 11,52 17,28 12 - 24 22 50,05 ± 10,21 22,35 23 51,59 ± 11,21 19,35 Kết quả cho thấy ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê có cường độ sinh trưởng tuyệt đối là cao nhất, sau đó thì giảm dần. Cả dê đực và dê cái giữa thế hệ 5 và thế hệ 6 thì không có sự khác biệt rõ rệt (P>0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Từ kết quả bảng 3.12 và bảng 3.13 cho thấy, dê Beetal thế hệ 5 ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái đạt được tương ứng là 110,8 và 99,9 gam/con/ngày, ở giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi tương ứng là 62,2 và 58,0 gam/con/ngày, ở giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi là 66,3 và 53,5 gam/con/ngày. Nhưng đến giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối của dê cái giảm rõ rệt, chỉ đạt được 17,9 gam/con/ngày; trong khi đó ở dê đực vẫn đạt được là 50,0 gam/con/ngày. Bảng 3.13: Sinh trưởng tuyệt đối của dê cái Beetal qua các giai đoạn tuổi Đơn vị: gam/con/ngày Tháng tuổi Thế hệ 5 Thế hệ 6 n X ± m x Cv (%) n X ± m x Cv (%) SS - 3 40 99,89 ± 2,79 20,60 43 88,89 ± 3,52 19,52 3 - 6 36 58,01 ± 4,30 24,57 40 55,56 ± 5,08 23,75 6 - 9 32 57,66 ± 4,58 23,35 34 63,33 ± 4,52 23,62 9 - 12 30 53,55 ± 8,54 18,08 32 50,05 ± 9,15 19,12 12 - 24 30 17,92 ± 9,22 20,25 32 17,22 ± 9,22 19,12 Ở thế hệ 6, trong giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, dê đực và dê cái có sinh trưởng tuyệt đối tương ứng là 104,5 và 88,9 gam/con/ngày, ở giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi tương ứng là 65,2 và 55,5 gam/con/ngày, ở giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi tương ứng là 65,7 và 50,0 gam/con/ngày. Nhưng đến giai đoạn tù 12 đến 24 tháng tuổi, dê cái có sinh trưởng tuyệt đối giảm rõ rệt, chỉ đạt 17,2 gam/con/ngày; trong khi đó dê đực vẫn đạt được là 51,5 gam/con/ngày. Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng: Trong các giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, ở giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi cả dê đực và dê cái đều có sinh trưởng tuyệt đối thấp nhất, có thể do ở giai đoạn này dê bắt đầu có các biểu hiện về tính dục và thành thục về tính, nên ảnh hưởng đến việc thu nhận thức ăn, đặc biệt là dê đực do đó làm cho tốc độ sinh trưởng của dê giảm đi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Chúng tôi biểu thị sự biến động về sinh trưởng tuyệt đối của dê Beetal thế hệ 5 và 6 qua các giai đoạn tuổi qua đồ thị 3. 0 20 40 60 80 100 120 ga m /c on /n gà y Đực TH 5 Đực TH 6 Cái TH 5 Cái TH 6 ss - 3 T 3T - 6T 6T - 9T 9T - 12T 12T - 24T Đồ thị 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của dê Beetal Qua đồ thị 3 chúng tôi thấy: ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là lớn nhất, sau đó giảm dần và đặc biệt ở giai đoạn 6-9 tháng tuổi của dê đực giảm rõ rệt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc ăn cỏ và cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả. Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] cho biết: sinh trưởng tuyệt đối của dê Beetal thế hệ 2 và 3 ở giai đoạn từ 6 - 9 tháng tuổi ở dê đực đạt 56,6 gam/con/ngày; dê cái đạt 47,8gam/con/ngày, ở giai đoạn từ 9 - 12 tháng tuổi dê đực đạt 80,0 gam/con/ngày; dê cái đạt 77,7 gam/con/ngày. Ngô Hồng Chín, (2005)[9] nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của các giống dê ấn Độ thế hệ 4 thu được kết quả như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Ở giai đoạn từ sơ sinh - 3 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của dê Beetal con đực là 110,0; con cái là 104,4 gam/con/ngày, dê Jumnapari con đực là 112,7; con cái là 107,2 gam/con/ngày, dê Barbari con đực là 103,8; con cái là 83,3 gam/con/ngày. Ở giai đoạn từ 9 - 12 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt đối của dê Beetal đực là 68,8 và con cái là 41,1 gam/con/ngày, dê Jumnapari con đực đạt được 62,2; con cái đạt được 41,1 gam/con/ngày, dê Barbari con đực đạt được 56,6; con cái đạt được 41,1gam/con/ngày. Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy tốc độ sinh trưởng của dê Beetal thế hệ 5, 6 chậm hơn các thế hệ 2, 3 ở các giai đoạn 6 - 9 tháng tuổi và đặc biệt ở giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi. 3.3.3. Kích thước một số chiếu đo cơ thể của dê Beetal Song song với việc theo dõi khối lượng cơ thể của dê Beetal, chúng tôi tiến hành theo dõi kích thước một số chiều đo cơ thể tại một số thời điểm. Kết quả theo dõi kích thước các chiều đo của dê Beetal thế hệ 5 và 6 được trình bày ở bảng 3.14 và 3.15. Kết quả theo dõi về kích thước các chiều đo của dê đực và dê cái thế hệ 5 và thế hệ 6 cho thấy: Giữa 2 thế hệ không có sự khác biệt rõ rệt (P>0,05). Kích thước các chiều đo của dê đực và dê cái ở cả 2 thế hệ trong giai đoạn đầu không khác nhau nhiều, nhưng các giai đoạn sau có sự khác biệt đáng kể. Cụ thể lúc 3 tháng tuổi, chiều đo cao vây (CV) của dê thế hệ 5 và 6 là 52,4 - 51,2 ở dê đực và dê cái là 50,6 - 51,2 cm, đến 24 tháng tuổi cao vây của dê đực là 81,6 - 83,5; dê cái là 68,5 - 70,2 cm (P<0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Bảng 3.14: Kích thước một số chiều đo cơ thể của dê đực Beetal (Đơn vị:cm) Tháng tuổi Chiều đo Thế hệ 5 (n = 16) Thế hệ 6 (n = 20) X ± m x Cv (%) X ± m x Cv (%) 3 CV 52,44 ± 0,44 3,40 51,28 ± 0,46 3,38 VN 54,19 ± 0,67 4,96 54,02 ± 0,76 5,12 DTC 50,13 ± 0,50 3,98 49,76 ± 0,52 3,78 6 CV 60,50 ± 1,59 10,49 58,62 ± 1,25 8,85 VN 57,81 ± 1,34 9,29 56,25 ± 1,62 8,82 DTC 55,00 ± 0,87 6,30 52,91 ± 0,78 7,12 9 CV 62,38 ± 1,23 7,92 60,88 ± 1,15 7,75 VN 59,25 ± 0,64 6,19 58,83 ± 0,92 5,29 DTC 60,44 ± 0,65 5,27 59,54 ± 1,05 4,87 12 CV 72,63 ± 1,15 7,04 70,55 ± 1,32 7,04 VN 70,69 ± 0,68 5,25 69,86 ± 0,81 4,35 DTC 69,19 ± 0,67 4,78 68,54 ± 0,61 4,92 24 CV 83,52 ± 0,85 7,85 81,65 ± 1,02 7,71 VN 80,46 ± 0,66 5,12 78,24 ± 0,81 5,66 DTC 82,82 ± 0,67 5,15 80,68 ± 0,61 4,95 Lúc 3 tháng tuổi kích thước dài thân chéo (DTC) của dê đực là 49,7 - 50,1; dê cái là 49,6 cm, đến 24 tháng tuổi dài thân chéo của dê đực đạt 80,6 - 82,8; dê cái đạt 6,5 - 70,5 cm (P<0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 Bảng 3.15: Kích thước một số chiều đo cơ thể của dê cái Beetal (Đơn vị: cm) Tháng tuổi Chiều đo Thế hệ 5 (n = 29) Thế hệ 6 (n = 25) X ± m x Cv (%) X ± m x Cv (%) 3 CV 51,28 ± 0,46 8,40 50,62 ± 0,65 7,64 VN 53,59 ± 0,65 6,51 53,55 ± 0,72 7,49 DTC 49,62 ± 0,60 6,47 49,60 ± 0,62 6,72 6 CV 57,52 ± 0,70 6,55 57,22 ± 0,70 7,45 VN 57,28 ± 0,87 8,16 55,46 ± 0,78 8,11 DTC 53,38 ± 0,55 5,54 51,66 ± 0,65 6,54 9 CV 61,19 ± 0,82 7,19 60,07 ± 0,78 7,33 VN 59,53 ± 0,78 7,10 57,85 ± 0,85 7,26 DTC 57,93 ± 0,89 8,32 55,89 ± 0,89 8,24 12 CV 63,78 ± 0,85 7,17 60,87 ± 0,87 6,95 VN 62,28 ± 0,85 7,34 63,54 ± 0,92 7,13 DTC 61,17 ± 0,76 6,67 60,12 ± 0,72 7,27 24 CV 70,22 ± 0,92 7,10 68,52 ± 0,88 6,95 VN 71,26 ± 0,86 8,32 70,58 ± 0,82 8,20 DTC 70,53 ± 0,71 6,17 67,52 ± 0,92 7,18 Qua bảng 3.14 và bảng 3.15 chúng tôi thấy: Ở thời điểm 3 tháng tuổi kích thước các chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thân chéo của dê đực và dê cái thế hệ 5 tương ứng là 52,44; 54,2; 50,1 cm và 51,2; 53,6; 49,6 cm, thế hệ 6 tương ứng là 51,2; 54,0; 49,7 và 50,6; 53,5; 49,6 cm. Đến thời điểm 12 tháng tuổi các chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thân chéo của dê đực thế hệ 5 là 72,6; 70,7 và 69,2 cm, của dê cái là 63,7; 62,3 và 61,1 cm, tương ứng thế hệ 6 là 70,5; 69,8; 68,5 cm ở con đực và 60,8; 63,5; 60,1 cm ở con cái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 Lúc 24 tháng tuổi, kích thước các chiều đo của dê đực thế hệ 5 và 6 tương ứng là 83,5; 80,4; 82,8 cm và 81,6; 78,2; 80,6 cm và ở con cái thế hệ 5 và 6 tương ứng là 70,2; 71,2; 70,5 cm và 68,5; 70,5; 67,5 cm. Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên đàn dê Ấn Độ thế hệ 2 - 3. Tác giả cho biết: Ở thời điểm 12 tháng tuổi dê đực có các chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thân chéo tương ứng là 76,3; 73,2 và 74,1 cm, dê cái tương ứng là 65,3; 64,3; 62,4 cm. Lúc 24 tháng tuổi dê đực và dê cái có kích thước các chiều đo tương ứng là 87,6; 83,5; 86,3 cm và 70,7; 71,2; 70,8 cm. Kích thước một số chiều đo của dê Beetal thế hệ 5 và 6 so với các thế hệ trước không khác nhau nhiều nhưng nhìn chung có xu hướng thấp hơn các thế hệ trước. 3.3.4. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của dê đực Beetal 3.3.4.1. Khả năng cho thịt của dê đực Beetal Để đánh giá khả năng cho thịt của dê Beetal, chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 3 dê đực của mỗi thế hệ ở thời điểm 9 tháng tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.16 Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy: Khi giết mổ lúc 9 tháng tuổi, dê đực Beetal có khối lượng sống trung bình là 22,0 - 23,5 kg, tỷ lệ thịt xẻ từ 46,1- 46,8%, có thấp hơn chút ít so với nuôi ở Ấn Độ. Tuy nhiên, tỷ lệ thịt tinh là 28,8 - 29,2% thấp hơn so với dê Beetal thế hệ 2 và 3 là 30,3 - 30,7% và cũng thấp hơn dê cỏ (33%), tỷ lệ xương là 14,8 -15,2%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Bảng 3.16: Khả năng cho thịt của dê đực Beetal Chỉ tiêu Thế hệ 5 Thế hệ 6 * Ở Ấn Độ X ± m x X ± m x Tuổi mổ khảo sát (tháng) 9 9 n (con) 3 3 Khối lượng sống (kg) 23,5 22,0 24.6 Tỷ lệ thit xẻ (%) 46,8 ± 0,17 46,1 ± 0,18 47.4 Tỷ lệ thịt tinh (%) 29,2 ± 0,17 28,8 ± 0,17 29.9 Tỷ lệ xương (%) 14,8 ± 0,10 15,2 ± 0,10 15.4 Tỷ lệ phủ tạng (%) 30,2 ± 0,19 30,8 ± 0,22 29.8 P>0.05 * Ở Ấn Độ: Theo Battacharyya và cộng sự, 1989 Kết quả này cho thấy dê Beetal cũng có khả năng cho thịt cao, khối lượng thịt tinh của dê đực Beetal đạt 6,33 - 6,86 kg cao hơn nhiều so với dê Cỏ. Đặng Xuân Biên, 1979[8] cho biết: Khối lượng thịt tinh của dê Cỏ đạt 4,6 - 4,9 kg. Điều này chứng tỏ dê Beetal ngoài khả năng cho sữa tốt còn có khả năng cho thịt cao. 3.3.4.2. Chất lượng thịt của dê đực Beetal Song song với việc đánh giá khả năng cho thịt của dê đực Beetal, chúng tôi đã tiến hành phân tích thành phần dinh dưỡng của thịt dê. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.17. Kết quả cho thấy: Thành phần dinh dưỡng của thịt dê giữa 2 thế hệ không có gì khác biệt nhiều. Tỷ lệ vật chất khô (VCK), protein, mỡ và khoáng tổng số tương ứng đạt được là 23,8 - 24,2; 20,2 - 20,8; 0,55 - 0,56 và 1,17 - 1,21%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 Bảng 3.17: Chất lượng thịt của dê đực Beetal Chỉ tiêu Thế hệ 5 Thế hệ 6 X ± m x X ± m x Tuổi mổ khảo sát (tháng) 9 9 n (mẫu) 3 3 VCK (%) 23,8 24,2 Protein (%) 20,2 20,8 Mỡ (%) 0,55 0,56 Khoáng tổng số (%) 1,17 1,21 Kết quả trên có thấp hơn chút ít so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] khi nghiên cứu trên dê Beetal thế hệ 2, 3. Tác giả cho biết: Tỷ lệ vật chất khô là 22,9 - 23,1%; tỷ lệ Protein là 20,8%; tỷ lệ mỡ là 0,43%. 3.4. Tình hình bệnh tật của đàn dê Beetal Tình hình bệnh tật của đàn dê Beetal thế hệ thứ 5 và 6 cũng được theo dõi chặt chẽ qua các năm, từ năm 2005 đến hết năm 2008. Kết quả được trình bày ở bảng 3.18. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết của đàn dê Beetal thế hệ thứ 5 và 6 được thể hiện ở bảng 3.18. Qua bảng trên chúng tôi thấy: Tỷ lệ mắc bệnh của toàn đàn dê hàng năm biến động từ 8,92 - 13,22%, tuy nhiên tỷ lệ chết chỉ chiếm khoảng từ 2,16- 3,75%. Các bệnh chủ yếu thường xảy ra trên dê là: Tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, viêm loét miệng truyền nhiễm, đường ruột, viêm đường hô hấp là chủ yếu. Tuy nhiên, tỷ lệ chết chủ yếu xảy ra do bệnh đường ruột, phần lớn là do thức ăn không đảm bảo chất lượng, để ướt, nhiễm bẩn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Bảng 3.18: Tình hình bệnh tật của đàn dê Beetal qua các năm Năm Tỷ lệ mắc (%) Tỷ lệ chết/đàn (%) Dê chết do bệnh (con) THT VRHT VLMTN Đƣờng ruột Hô hấp Bệnh khác 2005 13,22 3,75 1 1 0 1 2 1 2006 9,95 2,16 0 0 0 2 3 1 2007 10,71 2,38 0 1 0 2 1 1 2008 8,92 2,27 0 0 1 3 0 1 Ghi chú: THT: Tụ huyết trùng; VRHT: Viêm ruột hoại tử; VLMTN: Viêm loét miệng truyền nhiễm Ngoài ra, bệnh viêm đường hô hấp cũng dẫn đến tỷ lệ chết cao, do khí hậu ở nước ta thường xuyên có sự biến đổi. Nhìn chung, đàn dê khoẻ mạnh sinh trưởng và phát triển bình thường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng sản xuất của dê Beetal thế hệ 5 và 6 nuôi tại trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: * Khả năng sinh sản của dê cái - Khả năng sinh sản của dê cái Beetal thế hệ 5 và 6 có xu hướng kém hơn so với các đời đầu khi mới nhập về Việt Nam. Các chỉ tiêu về đặc điểm phát dục như tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu đều chậm hơn so với các đời đầu từ 48,9 - 73,3 ngày. - Khối lượng động dục lần đầu, phối lần đầu của dê cái Beetal thế hệ 5, 6 có xu hướng to hơn với các đời đầu từ 3,3 - 6,1 kg. - Các chỉ tiêu về khả năng sinh sản của dê tuy có dao động khi theo dõi ở các vùng khác nhau với các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý khác nhau, nhưng những đặc tính mang tính di truyền này lại khá ổn định. Dê cái Beetal sinh sản thế hệ 5 và 6 có số lứa đẻ/cái/năm tương ứng là 1,18 và 1,13 lứa, trung bình mỗi lứa đẻ 1,42 và 1,35 con sơ sinh, tổng số con sơ sinh/cái/năm là 1,67 và 1,52 con, số con cai sữa/cái/năm là 1,51 - 1,27 con. * Khả năng sản xuất sữa - Năng suất sữa của dê Beetal đạt cao nhất ở tháng thứ nhất của chu kỳ, giảm chậm đến tháng thứ 3, sau đó giảm nhanh hơn ở các tháng tiếp theo. - Năng suất sữa bình quân/con/ngày ở thế hệ 5 cao hơn thế hệ 6 và cả 2 thế hệ này đều thấp hơn các thế hệ 2, 3 nhưng lại gần tương đương so với ở Ấn Độ. - Sản lượng sữa/chu kỳ ở thế hệ 5 và 6 (253,6 - 209,6 kg) đều cao hơn ở Ấn Độ (194,4 kg), nhưng lại thấp hơn thế hệ 2 và 3 (314,1 - 362,7 kg). Thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 gian cho sữa gần tương đương với thế hệ 1 và ở Ấn Độ, nhưng ngắn hơn so với thế hệ 2 và 3 * Hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa Để sản xuất ra 1 kg sữa dê cái Beetal cần 1305,2-1382,2 gam vật chất khô và 138,7-148,8 gam protein, cao hơn so với các thế hệ trước chứng tỏ hiệu quả sử dụng thức ăn của dê Beetal thế hệ 5, 6 đã có chiều hướng kém dần. * Khả năng sinh sản của dê đực - Dê đực Beetal thế hệ 5 và 6 có dung lượng tinh dịch (V) tương ứng là 1,32 và 1,15 ml; hoạt lực (A) là 82,1 và 72,8%; nồng độ (C) là 3,65 và 3,16 tỷ/ml; tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC) là 3,95 và 2,65 tỷ. Đây là giống dê có chất lượng tinh khá tốt, có thể làm tinh cọng rạ hoặc tinh đông viên dùng trong chăn nuôi đại trà hoặc lai tạo với các giống dê khác. * Khả năng sinh trưởng - Dê Beetal có khả năng sinh trưởng tốt, tuy nhiên so với các thế hệ đầu thì dê Beetal thế hệ 5, 6 có khả năng sinh trưởng chậm hơn, đặc biệt là thế hệ 6. Lúc 3 tháng tuổi (cai sữa) khối lượng dê đực đạt 12,3 - 13,1 kg, dê cái đạt 10,8 - 11,8 kg. Lúc 9 tháng tuổi, khối lượng dê đực đạt 22,2 - 23,0 kg, dê cái đạt 21,5 - 22,2 kg. Lúc 24 tháng tuổi, khối lượng dê đực đạt 46,7 - 47,0 kg, dê cái đạt 32,2 - 33,5 kg, bằng 80-85% khối lượng trưởng thành. - Khả năng cho thịt của dê đực Beetal tốt hơn so với dê Cỏ địa phương: Tỷ lệ thịt xẻ đạt 46,1- 46,8%, tỷ lệ thịt tinh đạt 28,8-29,2%. 2. Đề nghị Trên cơ sở kết quả thu được, để không làm thoái hoá và mất giống dê Beetal, đề nghị các cấp lãnh đạo và quản lý có kế hoạch nhập mới giống Beetal về làm tươi máu đàn dê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Đinh Văn Bình (1994), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của giống dê Bách Thảo nuôi tại miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 2. Đinh Văn Bình và cộng sự (1998), Kết quả nghiên cứu thích nghi ba giống dê Ấn Độ Barbari, Jumnapari, Beetal qua 4 năm nuôi tại Việt Nam (1994- 1998), Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, tr. 8-40. 3. Đinh Văn Bình, Nguyễn Quang Sức (2000), Kỹ thuật chăn nuôi dê, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 4. Đinh Văn Bình, Phạm Trọng Bảo, Ngô Hồng Chín, Nguyễn Kim Lin, Đỗ Thị Thanh Vân, Nguyễn Duy Lý (2001), Đánh giá khả năng sản xuất của con lai F1 giữa dê đực Saanen với dê cái Barbari, Jumnapari, Bách thảo nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Tóm tắt báo cáo khoa học năm 2001- Viện chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội tháng 6/2001, tr. 41-44. 5. Đinh Văn Bình, Nguyễn Kim Lin và cộng sự (2003), Tiêu chuẩn phân cấp chất lượng dê đực, cái giống Bách Thảo, TCN-VCN, 2003. 6. Đinh Văn Bình, Nguyễn Duy Lý (2003), Kỹ thuật chăn nuôi dê lai sữa - thịt ở gia đình, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Đinh Văn Bình, Nguyễn Kim Lin, Phạm Trọng Bảo, Ngô Hồng Chín, Vũ Trung Hiếu, Ngô Quang Hưng (2005), Đánh giá khả năng sản xuất của 2 giống dê sữa Saanen và Alpine nhập từ Mỹ sau 3 năm nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Báo cáo khoa học năm 2004, Viện Chăn nuôi, Từ Liêm, Hà Nội, tr. 107-115. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 8. Đặng Xuân Biên (1979). Kết quả điều tra giống dê và cừu. Trong kết quả nghiên cứu KHKT 1969 - 1979, Viện chăn nuôi. Nhà xuất bản nông nghiệp 1985. 9. Ngô Hồng Chín, Đinh Văn Bình, Nguyễn Kim Lin, Phạm Trọng Bảo, Phạm Trọng Đại (2005), Kết quả sản xuất của 3 giống dê Barbari, Jumnapari và Beetal nhập về từ Ấn Độ (thế hệ thứ 5) nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Báo cáo khoa học năm 2005b, Viện Chăn nuôi, Từ Liêm, Hà Nội, tr. 25-27. 10. Lê Thanh Hải, Nguyễn Ngọc Hùng, Trần Văn Tịnh và Nguyễn Thị Mai (1994), Kỹ thuật nuôi dê sữa, NXB Nông Nghiệp. 11. Chu Đình Khu (1996), Nghiên cứu sử dụng dê đực Bách Thảo lai cải tạo đàn dê Cỏ địa phương, Luận án Thạc sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Văn Điển, Hà Nội. Trang 41-75. 12. Nguyễn Kim Lin (1999), Đánh giá một số tính năng sản xuất của dê Barbari nuôi tại vùng đồi gò Ba Vì và Sơn Tây -Hà Tây, Luận án Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, tr.62-69. 13. Nguyễn Kim Lin (2006), Một số đặc điểm di truyền, giá trị di truyền cộng gộp và ưu thế lai thành phần về khả năng sản xuất sữa của 4 giống dê: Bách Thảo, Barbari, Jumnapari, Saanen và một số tổ hợp lai của chúng, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi quốc gia, Hà Nội 14. Nguyễn Kim Lin, Đinh Văn Bình, Chu Đình Khu, Phạm Trọng Bảo, Ngô Hồng Chín, Đỗ Thị Thanh Vân (2002), “Đánh giá khả năng sản xuất của dê sữa Beetal sau 8 năm (3 thế hệ) nuôi tại Việt Nam”, Chuyên san những kết quả nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Dê, Cừu và thỏ - Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 1-2005, tr. 17-33. 15. Nguyễn Kim Lin, Đinh Văn Bình và Nguyễn Văn Đức (2004), “Nghiên cứu xác định hệ số di truyền sản lượng sữa dê Bách Thảo nuôi tại miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật của Hội Chăn Nuôi; số 11 [69] - 2004; ISN 0868-3417, tr. 21-23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 16. Nguyễn Kim Lin, Đinh Văn Bình, Phạm Trọng Bảo, Ngô Hồng Chín và cộng sự (2004), “Nghiên cứu xác định hệ số di truyền về sản lượng sữa và áp dụng chọn lọc nâng cao sản lượng sữa các giống dê Bách Thảo, Jumnapari và Barbari nuôi tại Hà Tây”, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, phần chăn nuôi gia súc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 8- 9/12/2004, tr. 331-344. 17. Nguyễn Kim Lin, Đinh Văn Bình, Phạm Trọng Bảo, Ngô Hồng Chín, Phạm Trọng Đại, Vũ Thị Thu Hằng (2005), “Khả năng sinh sản và sản xuất sữa của các tổ hợp lai giữa dê đực Saanen với dê cái Barbari, Jumnapari, Bách thảo và F1(Bách thảo x Cỏ) tại miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn số 18/2005 ISN 0866 7020, tr. 40-42. 18. Nguyễn Thị Mai (2000), Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần dê Bách Thảo và lai với các giống dê ngoại nhập, Luận án Tiến sỹ Nông Nghiêp, Viện Nghiên cứu Khoa học Nông Nghiệp miền Nam. 19. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995), Chọn giống và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 73- 80. 20. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn Văn Thiện, Trịnh Đình Đạt (1994), Di truyền học động vật, Giáo trình cao học nông nghiệp, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 21. Trần Trang Nhung và cộng sự (2005), Giáo trình chăn nuôi dê, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Nguyễn Văn Thiện, Đinh Văn Hiến (1993), Nuôi dê sữa và dê thịt. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 24. Nguyễn Văn Thiện, Hoàng Kim Giao (1996), Nâng cao năng suất sinh sản của gia súc cái, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 25. Lê Văn Thông (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm của giống dê Cỏ và kết quả lai tạo với dê Bách Thảo tại vùng Thanh Ninh, Luận án Tiến sỹ khoa học Nông Nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam, Văn Điển, Hà Nội, tr. 95; 100; 111-113; 117-121. 26. Mai Hữu Yên (1998), Điều tra thực trạng đàn dê tại huyện Định Hóa và ảnh hưởng của việc thay đổi đực giống đến khả năng sản xuất của dê địa phương, Luận án Thạc sĩ, Trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên. 27. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định hàm lượng protein tổng số, T.C.V.N 4328 - 86. 28. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định vật chất khô, T.C.V.N 4326 - 86. 29. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số, T.C.V.N 4327 - 86. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài 30. Acharya, RM (1982), Sheep and Goats breeds of India, Fao Production and Health Paper (30), pp. 190-191. 31. Bhattacharyya, N.K., (1989) Carcass characteristics in goats rearing; 27 - 31, 34 -42. Published by Central institute for reseach on goats Makhdom, P.O., farah - 281122 Mathura. (U.PO India). 32. Devendra C. and Mcleroy (1987), Milk prodution and reproduction, Goat and Sheep production in the Tropics, pp. 7-51; 97-99. 33. Devendra, C (1980) Feeding and nutrition of goats. In Digestive physiology and nutrition of ruminants. Vol.3. Practical nutrition corvallis. Oregon, USA, O and B books, Inc.240-256. 34. Devendra, C (1982 a) The Utilization of fiber by goats. “3rd international conference on goat Production and diseases” 11-15th January 1982. Tueson. Arizona, USA.364. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 35. Devendra, C and Marca Burns (1983) Goat production in the tropics. Common weath agricultural Bureaux. Farnham-house. Farnham-Royal. Slough SL 23BN.UK. 36. Singh, N. S. and Sengar, O. P. S. (1985), Studies on the combinating ability of disable characters of important goat breeds. Final Technical Report, (PL- 480 research project on goats, Department of Animal Husbandry and Dairying, R.B.S. College, AGRA-282002; U.P. College VARANASI - 221002). 37. Sugangyi, Zhengming (1993), Pratical farmer farmily-Dairy goat in China, Recent advace in goat production, FAO, IGA, IDRC, 38. Jenness, R (1980) Composition and characteristics of goat milk review 1986-1979. Journal of dairy science 63 (10) 1605 - 1630. International symposium: dairy goats (ADSA diamond jubilec meeting) Boton Rouge. June 28 July 1, 1980. 39. FAO (2003), Livestock statistics, ( db) 40. Grossman, M., Fernando, R. L., Mohammad, W. A. et al (1986) Correlations between parities for lactation traits in United State dairy goats. J. Dairy Sci., pp. 69; 1917-1921 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ THU HÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN TÂY Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số: 60 - 62 - 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Kim Lin 2. PGS.TS. Trần Văn Tƣờng THÁI NGUYÊN - 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf19LV_09_DHNL_CHANNUOI_LE THI THU HA.pdf
Tài liệu liên quan