Luận văn Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong qui trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa Mộc Châu

1. Mộc Châu là một vùng đất có tiềm năng phát triển cây thức ăn gia súc, đặc biệt là cỏ và điều kiện khí hậu thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa 2. Tổ hợp các loài cỏ tự nhiên và cỏ trồng tại Mộc Châu khá phong phú. Nhiều giống cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt được sử dụng vào làm thức ăn gia súc. Tổng hiện nay có 25 loài thuộc 7 họ vẫn đang được khai thác, họ Hoà Thảo (Poaceae) có 13 loài họ đậu (Fabaceae) có 5 loài họ Cúc (Asteraceae) có 3 loài (s ố 22, 23, 24) họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) có 1 loài, họ khoai lang (Convolvulaceae) có 1 loài.

pdf97 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2945 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong qui trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần loài khá phong phú, ngoài các giống cỏ tự nhiên s ẵn có thì nông trường Mộc Châu đã liên tục nhập các loại cỏ trồng từ các nước. Trước đây chỉ có: Cỏ Mộc Châu, keo dậu, cỏ họ đậu, họ trinh nữ... Đến nay đã đưa về các giống chất lượng cao như: cỏ voi, cỏ vua, cỏ ghinê, xích lô, sao.... Mới nhất là các giống cỏ: Signal, narok, sao, yến mạch và một số họ đậu: đậu đỏ, đậu đen, đậu công, Desmodium ... cải phi điền, các loài cỏ này đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng về mùa khô cho gia súc, thời gian thu hoạch ngắn, đối với Signal, narok, sao dùng làm thức ăn dự phòng vì các loài này có khả năng làm thức ăn khô. 4.1.1. Đánh giá sơ bộ năng suất tập đoàn cây thức ăn gia súc của Mộc Châu Qui mô sản xuất thức ăn gia súc tại Công ty giống bò sữ a Mộc Châu Lịch sử hình thành và phát triển của công ty giống bò sữa Mộc Châu: Bảng số 4.1: Số liệu về sự phát triển bò sữa Mộc Châu Năm Diện tích cỏ trồng (ha) Tổng số bò sữa Sản lượng sữa tấn/năm 1958 0 24 12 1982 500 2894 3200 1987 1000 3000 3000 1991 900 1294 1285 1994 960 1385 2133 2003 945 3812 6332 2007 969 4000 7000 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Tư liệu Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu có trụ sở đóng tại Thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, nằm bên cạnh quốc lộ 6, cách Hà Nội 194km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của công ty là 1.600 ha, trong đó đất nông nghiệp 969 ha. Tổng đàn bò sữa trên 3.500 con, hàng năm s ản xuất trên 7.000 tấn sữa, doanh thu đạt trên 90 tỷ đồng. Thành phần loài và đặc điểm sinh thái các loài cỏ trồng Qua điều tra tập đoàn cây thức ăn gia súc ở Mộc Châu chúng ta thấy tổ hợp thành phần loaì ở đây khá phong phú (bảng 4.2) Bảng số 4.2: Tập đoàn cây trồng thức ăn gia súc Mộc Châu Số T T Tên La tinh Tên Việt Nam Đặc điểm chính, sử dụng 1 Avenna sativa L. Yến mạch lá to Protein 15 - 19%, chịu lạnh, sương muối 2 A. strigosa L. Yến mạch lá nhỏ Protein 15 - 19%, chịu lạnh, sương muối 3 Brachiaria ruziziensis Cỏ ruzi Năng suất không cao, nay ít trồng 4 Cynodon plemfuensis vandersyut Cỏ sao Năng suất cao, chất lượng tốt, cần đất ẩm. 5 Panicum maximum JacqTD58 Cỏ ghinê Trồng được nhiều loại đất, năng suất trung bình, chất lượng tốt 6 P. maximum Jacq var. liconi Cỏ sữa Năng suất không cao, chất lượng trung bình, nay ít trồng 7 Paspalum dilatatum Poir Cỏ xích lô Tái sinh tự nhiên từ hạt, làm cỏ khô dễ 8 P. urvillei Stend Cỏ Mộc Châu Năng suất thấp, nay đã bỏ 9 Pennisetum purpureum Schumach Cỏ voi Năng suất cao, trồng nhiều, ủ chua 10 P.purpureum x P.americanum Cỏ VA06 Năng suất rất cao, trồng nhiều, ủ chua 11 Setaria sphacellata Cỏ Narốk Nhanh già, cứng, ra hoa sớm, trồng ít Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 12 Zea mays L. Cây ngô Trông lấy cây ủ chua, lấy hạt 13 Orysa sativa L. Rơm lúa Khai thác cám, rơm dùng mùa đông 14 Glycine max (L.) Merr Đậu tương Trông để lấy hạt, làm bột. 15 Flemingia macrophylla(Willd)Pr ain Đậu công Cây thuộc mộc, thân lá nhiều lông, bò không thích ăn 16 Stylozanthes guianensis(Aul)Swaptf Cỏ Stylo Năng suất khá cao, chất lượng tốt 17 Desmodium spp Đậu 3 lá Năng suất rất thấp, mọc dại trong cỏ trồng 18 Leucaena sp Keo dậu lai Tái sinh nhanh, năng suất cao, chất lượng tốt 19 Brassica.rapa L. Cải phi điều Trồng trong mùa đông, chất lượng tốt 20 Ipomoea batats (L) lamK Khoai lang Trồng để lấy củ và thân lá 21 Manihot esculanta Crantf Sắn Trồng để lấy củ 22 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè 23 Crassocephalum crepidioides (Benth)Smoore Rau tàu bay Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè 24 Sigesbeckia orientalis L. Cỏ đĩ Cỏ tự nhiên, khai thác mùa hè Tổng hiện nay có 25 loài (trong bảng 1 số thứ tự 17 có 2 loài) thuộc 7 họ vẫn đang được khai thác, họ Hoà Thảo (Poaceae) có 13 loài họ đậu (Fabaceae) có 5 loài, họ Cúc (Asteraceae) có 3 loài họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) có 1 loài, họ khoai lang (Convolvulaceae) có 1 loài. Trong số này thì 3 loài họ Cúc là cây dại được khai thác trong mùa hè (cây cỏ đĩ – Sigesbeckia orientalis, rau Tàu bay: Crassocephalum crepidioides. Cây Cứt lợn – Ageratum Conyzoides); Trong số 12 loài họ Hoà thảo thì có một số loài được trồng nhiều hơn cả là cỏ voi (Pennisetum purpureum); cỏ VA06 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 (P.purpureum x P.americanum); cỏ Xích lô (Paspalum dilatatum); cỏ Ghinê (Panicum maximum); cỏ Sao (Cynodon Plemfuensis); và cây Ngô (Zea mays); Sắn (Manihot esculenta). Mùa đông thì trồng Yến mạch (Avenna sativa); Yến mạch lá nhỏ (A.stigosa); cải Phi điều (Brassica rapa); Nhìn chung những loài trồng ở đây có thể chia làm 3 nhóm: 1- nhóm có năng suất cao như Cỏ voi; VA06 (năng suất đạt từ 250 – 350 tấn/ha hay hơn); 2 - Nhóm có năng suất trung bình từ 100 – 200 tấn/ha, nhưng chất lượng tốt như cỏ Ghinê, cỏ Sao, cỏ Xích lô, jumper, Ruzi và các loài thuộc bộ Đậu. Cỏ Xích lô còn ưu điểm nữa là có khả năng tự tái sinh cao , dễ dàng làm cỏ khô .3- Nhóm cây trồng để phục vụ cho mùa đông như: Ngô là cây được trồng nhiều để lấy hạt hay để ủ chua. Yến mạch và cải Phi điền là những loài có chất lượng tốt, năng suất khá cao và trồng được trong mùa đông. Ngoài ra khoai, sắn trồng để lấy củ. Keo dậu là loài có chất lượng tốt, tái sinh nhanh năng suất cũng khá cao (70 – 75 tấn/ha/năm), gia súc thích ăn. 4.1.2. Đặc điểm một số giống cây thức ăn gia súc tại Mộc Châu *Cỏ voi: (Pennisetum purpureum) Đặc tính sinh thái : Chiều cao cỏ voi từ 3-6 m, cây làm thức ăn cho gia súc khi nó cao 3m, mép lá răng cưa, một số giống có lông ở mép lá như VA06. Bông hoa cỏ dài 10 -15cm. Xuất xứ của cỏ voi từ vùng nhiệt đới Châu Phi, thích hợp cho những nơi có lượng mưa trung bình 1000mm một năm. Cỏ voi là cây thân thảo thuộc vùng nhiệt đới xích đạo do đó cần đủ độ ẩm và nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển là tư 25- 300C, nhiệt độ dưới 140C là cây ngừng phát triển. Năng suất cỏ voi : Vào mùa mưa khoảng 50 -60 ngày một lứa cắt, vào mùa khô là khoảng 100 ngày. Ở Mộc Châu cỏ voi thường cho 4 -5 lứa cắt một năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 *Cỏ Ghinê: (Panicum maximum) Đặc điểm sinh thái; Ghinê cao từ 300-350cm, lá mảnh, dài 90 -120 cm rộng từ 1-1,2 cm, hoa là một cụm bông, hạt nhỏ. Nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới Châu Phi ( vùng ghinê) Lượng mưa 750 -1500mm/năm, nhiệt độ thích hợp từ 25-300C, dưới 100C ngừng sinh trưởng, có thể sống trong bóng mát của những cây khác và thích nghi với nhiều loại đất . Trong điều kiện thuận lợi 7 năm mới phải trồng lại. Ở Mộc Châu là 4 năm thì trồng lại. Năng suất cỏ ghinê: Trong điều kiện thuận lợi thì cắt 7-8 lứa/ năm với năng suất tư 10-14 tấn chất khô/ha Điều kiện ở Mộc Châu là 4 lứa/năm. *Keo dậu: ( Leucaena sp) Nguồn gốc từ Trung Mỹ. Keo dậu thân gỗ thuộc bộ đậu, có thể cao hàng chục mét, đường kính thân từ 20 -30 cm, lá kép lông chim phiến lá nhỏ. Trồng keo dậu ở nhiều vùng khác nhau, ở Mộc Châu keo dậu phát triển mạnh, song hiện đang gặp khó khăn về tạo giống. Thu hoạch năm đầu từ 2-3 lứa những năm tiếp theo lứa cắt tăng lên 4-6 lần /năm, năng suất từ 140-150 tấn/ha. * Cỏ sao( Cynodon plemfuensis): Có nguồn gốc từ Úc và đưa vào trồng tại Mộc Châu từ năm 1983. Là cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt . Tại Mộc Châu năng suất có thể đạt 120 đến 150 tấn/ha/năm. Ngoài việc thức ăn tươi cỏ sao còn có khả năng bảo quản trạng thái khô dự trữ. * Rơm (Orysa sativa L.): Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhất cho bò. ở nước ta, rơm chiêm được thu hoạch vào tháng 5 – 6, rơm mùa vào tháng 9 -10, rơm lúa xuân vào tháng 3 – 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7 – 8. Trong đó rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt nhất cho bò. Cả nước ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia súc. Rơm thương chứa ít chất dinh dưỡng, hàm lượng prôtêin có khoảng 2 -3%, chất béo từ 1 -2%, vitamin và khoáng thường cũng nghèo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 nhưng xơ cao (từ 31 – 33%) song nó rấ t cần cho gia súc khi cỏ tươi và cỏ khô ít hoặc không có. Bởi vậy, rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm (đông xuân). Tại Mộc Châu việc sử dụng nguồn thức ăn này không lớn chỉ vào mùa khô khi khan hiếm cỏ chiếm 5% lượng thức ăn trong năm. Nhièu gia đình chăn nuôi không cần sử dụng nguồn thức ăn này. * Ngô (Zea mays L.): Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt nam, dùng làm lương thực cho người thức ăn tinh cho gia súc; là cây hàng năm, thân thẳng và đơn độc. Sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời gian ngắn. Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất tốt, thoát nước. Năng suất chất xanh của ngô thường thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu h oạch làm thức ăn xanh sau 40 – 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha. Sau 4 – 5 tháng cho 25 – 40 tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 – 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhưng ở nhiệt đới nằm trong khoảng 8 – 70 tấn/ha xanh hay 2 – 20 tấn chất khô/ha. Tại Mộc Châu Ngô được sử dụng dự trữ ủ chua, là nguồn thức ăn chủ yếu của đàn gia súc vào mùa khô. Đặc điểm sinh thái cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây ngô phát triển vào tháng 5 đến tháng 10. * Cỏ Yến Mạch có hai giống : Lá nhỏ Avena strigosa và lá to Avena sativa. Được trồng như ngũ cốc hoặc các cây thân cỏ. Thích nghi với khi hậu lạnh ôn đới năng suất cao và có giá trị dinh dưỡng tốt. Từ 5 năm nay nhóm nghiên cứu của viện Chăn nuôi và trung tâm hợp tác Quốc tế về phát triển Nông nghiệp Pháp đã xây dựng nhiều thí nghiệm với các giống cỏ ôn đới. Cây cỏ yến mạch có kích thước 150cm, nhiều lá rộng khoảng 1,5cm năng suất chất xanh dao động từ 30 đến 65 tấn /ha. Ngoài việc chịu rét thì Yến mạch còn có thể chịu điều kiện khô hạn. Giải quyết có hiệu quả thức ăn gia súc trong vụ đông ở Mộc Châu. Nêu đủ nước tưới thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 chu kì cắt l à 40-50 ngày/lứa.Tại Mộc Châu điều kiện thiếu nước tưới nên chu kì cắt dài hơn. Năng suất thấp hơn. *Cải Phi điền ( Brassica.rapa) Ở Mộc Châu thường được trồng vào mùa đông, chất lượng dinh dưỡng cao rất thích hợp với bò sữa nơi đây. Trong năm chỉ thu một lứa năng suất 15 tấn/ha. 4.2. Những đánh giá về đặc điểm sinh thái ảnh hưởng đến năng suất ở những điểm nghiên cứu. 4.2.1.Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của một số giống cỏ trồng chính Cỏ Voi: Tại 3 điểm nghiên cứu: Bảng số 4.3:Thành phần dinh dưỡng cỏ voi tại điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu VCK(%) Protein(%) Đường TS (%) Chất xơ (%) Năng suất trung bình (tấn)/ha Trạng thái tươi Trong 100% VCK Trạng thái tươi Trong 100% VCK Trạng thái tươi Trong 100% VCK Điểm 1 20,71 2,15 10,39 3,54 17,12 9,67 44,12 62 Điểm 2 13,72 1,24 9,05 2,47 18,01 5,70 39,28 60 Điểm 3 13,75 2,01 14,59 1,17 8,48 5,99 40,71 70 Ở điểm thứ nhất VCK có tỉ lệ % cao nhất, cao hơn rất nhiều so với các điểm nghiên cứu khác. Điểm 1 về mặt địa hình là cao nhất, thành phần dinh dưỡng về các yếu tố cơ bản ở trạng thái tươi của điểm này cũng là cao nhất. Lượng protein ở trạng thái khô thì ở điểm thứ 3 là cao nhất. Tại nông trường Mộc Châu cỏ voi là một thế mạnh với các nhà chăn nuôi. Trong năm 4 lần thu hoạch, mỗi lứa cắt là trên 60 tấn/ha. Trong đó cỏ VA06 còn có thể cao hơn năng suất trung bình là 90 tấn/ha. Hiện nay xu thế chung của các hộ cho thấy cỏ voi dần được thay thế bằng VA06. Năng suất cỏ VA06 cao nhất cũng là điểm thứ nghiên cứu 3 , trong năm 2008 chúng tôi đã theo dõi năng suất của cỏ VA06 là 90 -110 tấ n/ha/lứa. Đặc điểm cỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 VA06 là thân to chiếm tỉ lệ nước cao. Tại Mộc Châu nó trở thành yếu điểm vì không chủ động được nguồn nước vào mùa khô . So sánh với các vùng trồng khác tại miềm Bắc thì cỏ voi tại Mộc Châu có nhiều ưu điểm hơn. Tại Hà Hiệu - Bắc Cạn hàm lượng protein trạng thái tươi là 1,68 %. So với số liệu của cỏ voi trong tài liệu" thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầ m Viêt Nam ( Viện chăn nuôi -1995) thì của Mộc Châu thuộc loại trung bình tốt. Về năng suất của cỏ voi qua 3 điểm nghiên cứu thì điểm 3 là cao nhất Cỏ Xích lô:Tại 3 điểm nghiên cứu: Bảng số 4.4: Thành phần dinh dưỡng cỏ xích lô tại 3 điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu VCK( %) Protein(%) Đường TS (%) Chất xơ (%) Năng suất trung bình (tấn)/ha Trạng thái tươi Trong 100% VCK Trạng thái tươi Trong 100% VCK Trạng thái tươi Trong 100% VCK Điểm 1 29,76 1,96 6,58 3,31 11,12 12,71 40,69 37 Điểm 2 27,26 1,9 6,97 2,78 10.21 11,63 40.51 20 Điểm 3 21,44 2,06 9,59 1,49 6,95 8,98 39,78 35 Cỏ Xích lô có khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt tuy năng suất không cao nhưng có ưu điểm là có khả năng bảo quản bằng phơi khô. Trong các điểm nghiên cứu thì vật chất khô cao nhất cũng là điểm 1, thấp nhất là điểm 3, còn hàm lượng Protein tại điểm số 3 là cao nhất 9,95%, vượt trội so với 2 điểm còn lại là 6,58 và 6,97% . Về năng suất thì điểm số 1 là cao hơn 37 tấn/ha/lứa, thấp nhất là điểm số 2 chỉ có 20 tấn/ha/lứa, điểm 3 là 35 tấn/ha. Đường tổng số ở điểm 1 cũng là cao nhất , thấp nhất là điểm 3. Qua đây chứng tỏ nó là loài có khả năng chịu hạn tốt. Đánh giá chung xích lô là giống cỏ có năng suất khá cao, chất lượng tốt có thể trồng với nhiều điều kiện không thật thuận lợi nhất về điều kiện sinh thái, có khả năng chụi hạn, có thể tận dụng diện tích đất không có khả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 năng trồng những giống khác để giải quyết thức ăn khô cho mùa đông. Không nên trồng diện tích lớn vì năng suất không cao. Cỏ Ghinê: Tại 2 điểm nghiên cứu Bảng số 4.5: Thành phần dinh dưỡng cỏ ghinê tại 2 điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu VCK (%) Protein(%) Đường TS (%) Chất xơ (%) Năng suất trung bình tấn/ha/ lứa Trạng thái tươi Trong 100% VCK Trạng thái tươi Trong 100% VCK Trạng thái tươi Trong 100% VCK Điểm 1 22,70 2,38 10,49 2,84 12,53 10,81 45,86 35 Điểm 2 21,70 2,08 9,60 2,25 10,36 9,5 41,51 33 Tại 2 điểm nghiên cứu thì điểm số 1 có năng suất và chất lượng cao hơn. Năng suất chênh lệch không lớn chứng tỏ điều kiện sinh thái không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của giống cỏ này. Hàm lượng Protein khá cao cao hơn cỏ voi và cỏ xích lô, tuy nhiên còn yếu điểm về năng suất . Tỉ lệ đường tổng số cũng tương đương với các giống cỏ trồng khác. Trong điều kiện hiện nay cỏ ghinê vẫn được trồng nhiều ở Mộc Châu vì vẫn còn khả năng thích nghi mặc dù có nhược điểm là thân cứng hơn các loại cỏ khác và không chịu rét, chịu sương muối kém, có thể chết hết vào mùa đông. Đánh giá chung cỏ ghinê tại Mộc Châu vẫn có thể tồn tại bởi khả năng thích nghi của nó. Là loài cỏ có chất lượng tốt. Cỏ Sao: Tại 3 điểm nghiên cứu: Theo bảng 4.6 Cỏ sao là giống có ưu thế lớn về mặt dinh dưỡng phần trăm vật chất khô, protein, đường tổng số đều cao hơn tất cả các loài đã xem xét, lượng protein cao và cao nhất ở điểm nghiên cứu thứ 2 là 15,4% hơn cả cỏ voi và ghinê. Năng suất đạt trung bình so với các giống cỏ khác và tại 3 điểm nghiên cứu là tương đương nhau. Về ưu điểm lớn là thân rất mềm chỉ sau xích lô. Tỉ lệ nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 trong cỏ không cao đặc biệt tại điểm nghiên cứu 1 vượt trội về VCK ( 34,73% ). Bảng số 4.6: Thành phần dinh dưỡng cỏ sao tại 3 điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu VCK (%) Protein(%) Đường TS (%) Chất xơ TS (%) Năng suất trung bình tấn/ha/ lứa Trạng thái tươi Trong 100% VCK Trạng thái tươi Trong 100% VCK Trạng thái tươi Trong 100% VCK Điểm 1 34,73 4,34 12,51 3,94 11,35 14,37 39,49 30 Điểm 2 26,77 4,12 15,4 2,48 9,27 10,61 37,53 28 Điểm 3 24,04 3,01 12,51 3,34 13,89 11,12 44,34 29 Chất sơ cao nhất tại điểm 1 là 44,34% thấp nhất ở điểm 2 là 37,53%. Nhìn chung cỏ sao vẫn có thể phát triển trên điều kiện sinh thái tại Mộc Châu, là loài cỏ có chất l ượng tốt nhất. Điểm 1 là điểm tốt nhất về các chỉ số. 4.2.2. Hàm lượng các chất trong đất ở những vị trí cỏ trồng ( ngày 9 tháng 7 năm 2007 ) Theo bảng 4.7 thành phần của đất có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng nói chung và cỏ nói riêng. Về độ ẩm đất các vùng trong nông trường ta thấy, điểm 1 luôn tỏ ra khô hơn cả, điểm số 3 có độ ẩm cao hơn cả. So với đất trồng cỏ thì đất ở đây đều thuộc loại có độ ẩm tốt, độ ẩm tương đối đều trên 75%. Độ pH của điểm 1 luôn là thấp nhất đất thuộc loại hơi chua điểm nghiên cứu số 2 là cao nhất, đất thuộc loại trung tính. Lượng Nitơ trong đất là không chênh lệch nhiều trong các điểm nghiên cứu, thấp nhất là 0,31% cao nhất là 0,63% còn lại là đều nhau. Nhìn chung điểm số 2 là cao hơn cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Lượng P2O5 chênh lệch nhau lớn ở các điểm nghiên cứu từ 0.003% đến 0.332%, cao hơn cả điểm nghiên cứu số 2. Hàm lượng K 2O và OM cũng biến đổi không đều tại các điểm nghiên cứu, OM cao nhất là điểm nghiên cứu số2 . Bảng số 4.7: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở những vị trí trồng cỏ Giống cỏ Điểm nghiên cứu VCK(%) pH Nitơ(%) P2O5(%) K2O(%) OM(%) Cỏ Voi Điểm 1 79.38 4.73 0.39 0.028 0.742 7.09 Điểm 2 73.02 7.03 0.63 0.009 0.487 13.20 Điểm 3 73.24 6.32 0.34 0.322 0.118 5.99 Cỏ Xích lô Điểm 1 78.55 4.47 0.40 0.016 0.880 6.61 Điểm 2 77.10 7.14 0.46 0.004 1.045 9.73 Điểm 3 72.93 6.32 0.37 0.199 0.124 6.74 Cỏ Ghinê Điểm 1 76.98 5.04 0.40 0.003 0.557 7.06 Điểm 2 74.72 4.47 0.48 0.083 0.747 9.17 Cỏ Sao Điểm 1 77.68 4.56 0.43 0.005 0.489 8.44 Điểm 2 79.77 7.40 0.40 0.040 0.791 8.60 Điểm 3 73.29 6.67 0.31 0.071 0.110 5.81 Đánh giá chung về thành phần dinh dưỡng trong đất các điểm nghiên cứu thuộc loại khá tốt. Theo phân tích ở trên thì năng suất cỏ cao nhất thường thì hàm lượng các chất trong đất lại biểu thị thấp nhất, điều này chứng tỏ đất bị huy động ở mức cao, đó cũng là một nguyên nhân quan trọng hạn chế năng suất cỏ muốn nâng cao năng suất cỏ , cần tăng lượng phân bón hàng năm, và cung cấp thêm độ ẩm cho đất. 4.3. Những ảnh hưởng điều kiện sinh t hái đến năng suất từng thời vụ trong năm: Trong năm tại Mộc Châu chỉ thu hoạch cỏ từ tháng 5 đến tháng 11, thời kì sinh trưởng kéo dài 6 tháng, đạt 4 lứa cắt. Các tháng còn lại trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 năm ( 6 tháng ) từ tháng 11 đến tháng 4 là trồng một số giống cây trồng như cải dầu, yến mạch. Nguyên nhân chủ yếu chi phối mùa sinh trưởng bị dừng lại ở đây là nguồn nước thiếu, vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp kết hợp sương muối một số giống cỏ có thể bị chết như cỏ sao hoặc ghi nê. Theo tính toán trong từng lứa cắt thì n ăng suất cao nhất trong năm là lứa thứ 2 ( cuối tháng 6 đầu tháng 7 ) và thứ 3 ( tháng 7 tháng 8 ) do điều kiện mưa nhiều khí hậu ấm, với cỏ voi đạt 70 tấn/ha/lứa. VA06 có thể năng suất 100 tấn/ha/lứa các giống cỏ khác cũng đạt 40-50 tấn/ha/lứa. Từ tháng 11 lượng mưa đạt rất thấp ( dưới 40mm) kéo dài cho đến hết tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong tháng 11 vẫn trên 150C và tháng 3 trên 160C Từ đó cho thấy nước là một điểm yếu tại Mộc Châu, nếu có thể tưới đủ nước thì số lứa cắt có thể tăng 1-2 lứa. Như ở Bắc Ninh khi đủ nước cỏ Voi thu được 8 lứa cắt mỗi lứa 60 tấn/ha. Vào mùa đông có thể trồng một số giống cây ôn đới nhưng như yến mạch, cải phi điền xong năng suất không cao vì không đủ ẩm. Vì vậy ngành chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu có gặp những khó khăn về thức ăn nhưng vẫn phát triển vì khí hậu mát kiểu á nhiệt đới. Việc tích trữ thức ăn cho mùa đông là rất quan trọng ở Mộc Châu. Hiện nay các gia đình đang tận dụng những tháng trong vụ hè thu để phát triển cây ngô ủ chua, cỏ phơi khô như xích lô để dùng cho mùa đông. Đánh giá chung vể điều kiện sinh thái tại Mộc Châu là thuận lợi cho phát triển bò sữa, diện tích đất rộng và tốt, khí hậu không mấy khắc nghiệt thích nghi với bò có nguồn gốc ôn đới và một số giống cỏ ôn đới trong mùa đông. 4.4. Thực trạng khai thác các loại cỏ của các hộ gia đình chăn nuôi tại Mộc Châu Từ số liệu bảng 4.8 ta thấy diện tích cây thức ăn của gia đình ông Hiệp là khá cao 7,5 ha so với một hộ chăn nuôi tại Việt Nam. Trong đó diện tích dành cho cỏ xích lô là chủ yếu 5,5ha chiếm 73% tổng diện tích, tuy năng suất thua kém nhưng do cỏ xích lô có nhiều ưu điểm như ít chăm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 bón, có khả n ăng chịu hạn, khả n ăng tự tái sinh cao, cho nên vẫn dược trồng nhiều. Năng suất của xích lô là 80 tấn/ha thì cỏ voi là 240-360 tấn/ha. Hộ gia đình ông Hiệp trồng nhiều là do thiếu lao động cỏ xích lô trên 5 năm trồng lại một lần trong khi đó cỏ voi chỉ 3 năm là phải trồng lại. Bảng số 4.8: Tập đoàn cỏ trồng gia đình ông Phan Doãn Hiệp STT Tên loài cây Diện tích ( ha ) số lứa/năm NSTB (Tấn/lứa) Năng suất 1ha/năm(tấn) Tổng thu của từng loài(tấn) 1 Cỏ voi 0,6 4 60.0 240.0 72.0 2 VA06 4 90.0 360.0 108.0 3 Xích lô 5,5 4 20.0 80.0 440.0 4 Cỏ Sao 0,15 4 28.0 112.0 16.7 5 Ghinê 0,10 4 33.0 132.0 13.2 6 Ngô 1,0 2 40.0 80.0 80.0 7 Yến mạch 2 12.0 24.0 24.0 8 Keo dậu 0,05 6 12.0 72.0 3.60 9 Sắn 0,05 1 Tổng 7,5 101 754,5 Yến mạch và Ngô được gia đình ông Hiệp trồng không nhiều, trong diện tích 1 ha gồm 2 lứa cắt Yến Mạch và 2 vụ ngô. Ngô là cây thức ăn đóng vai trò khá lớn ( 80 tấn/năm ) là nguồn thức ăn chủ yếu cho vụ đông bằng bảo quản ủ chua. Cỏ sao và cỏ ghi nê trồng ít nhất trong tổng lượng thức ăn trong năm, nó đáp ứng dưới 4% nhu cầu cả năm Keo dậu không có nhiều , diện tích 0,05 ha xong loại cây này cũng phù hợp với điều kiện sinh thái tại Mộc Châu năng suất đạt 72 tấn/ha/năm, chất lượng tốt, gia súc thích ăn. Ông trồng ít vì không tạo được giống. Với lượng diện tích trồng như vậy thì mô hình chăn nuôi của ông Hiệp là chưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 được hợp lí mức độ thâm canh chưa cao, năng suất bình quân trên một ha thấp do trồng quá nhiều cỏ xích lô trong khi đó thì năng suất và chất lượng không cao lắm. Tuy nhiên do diện tích rộng nên tổng sản lượng cây thức ăn là 752 tấn/năm. Bảng số 4.9: Tập đoàn cỏ trồng gia đình ông Hoàng Minh Đức STT Tên loài cây Diện tích ( ha ) số lứa/năm NSTB (Tấn/lứa) Năng suất 1ha/năm(tấn) Tổng thu của từng loài(tấn) 1 Cỏ voi 1.0 4 62.0 248.0 83.0 2 VA06 4 110.0 440.0 146.0 3 Xích lô 1.20 4 37.0 148.0 177.0 4 Cỏ Sao 0.10 4 30.5 122.0 12.2 5 Ghinê 0.10 4 35.5 140.0 14.0 6 Ngô 0.90 2 40.0 80.0 72.0 7 Yến mạch 2 15.0 30.0 27.0 8 Keo dậu 0.05 6 12.0 72.0 3.60 9 Sắn 0.30 1 - Tổng : 3,64 133,8 447.2 Diện tích trồng cây thức ăn gia súc của gia đình ông Đức không cao có 3,64 ha. Diện tích được ưu tiên nhất là cỏ xích lô cũng như gia đình ông Hiệp nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 33% tổng diện tích. Cỏ voi năng suất nhất thì diện tích cúng khá cao 1.0 ha . Cỏ sao và cỏ ghi nê trồng khồng nhiều mỗi loài là 0,1 ha, bởi năng suất của hai giống cỏ này không cao. Giống VA06 là giống năng suất cao nhất và sản lượng thu trong năm là khá lớn. Tổng trữ lượng cỏ của gia đình ông Đức vẫn là cỏ xích lô vì chiếm tỉ lệ đất trồng là cao nhất. Diện tích và năng suất thu ít nhất là keo dậu chỉ 3,6 tấn/năm sau đó đến cỏ sao và cỏ ghi nê . Cây ngô và yến mạch được trồng khá nhiều 0.9 ha trong đó thu hai vụ ngô còn lại trên diện tích này thu thêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 hai lứa yến mạch. Hai vụ ngô đóng vai trò quan trọng giải quyết thức ăn cho mùa khô bằng ủ chua của ngô và yến mạch tươi. Riêng cây ngô đã đạt 72 tấn/năm nguồn dinh dưỡng cao cho đàn bò. Với sự bố trí diện tích trồng như vậy việc khai thác nguồn thức ăn của mô hình này sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với hộ ông Hiệp bình quân thu được trên 1 ha có cao hơn. Ở nước ta sự tận dụng được diện tích là cần thiết vì không có diện tích để chăn thả như các nước trên thế giới. Bảng số 4.10: Tập đoàn cỏ trồng gia đình ông Trần Văn Khương STT Tên loài cây Diện tích ( ha ) số lứa/năm NSTB ( Tấn/lứa ) Năng suất 1ha/năm(tấn) Tổng thu của từng loài 1 Cỏ voi 0.50 4 70.0 280.0 140.0 2 VA06 3 Xích lô 1.0 4 35.0 140 140 4 Cỏ Sao 0,2 4 29.5 118.0 23.2 5 Ngô 0.5 2 40.0 80.0 40.0 6 Cải phi điền 0.20 từ đất ngô 1 15.0 15.0 4.50 7 Sắn 0.30 1 - Tổng 2,5 158.0 348 Hộ chăn nuôi nhà ông Khương một mô hình khá đặc biệt vì chăn nuôi không cần nhiều diện tích nhưng hiệu quả vẫn khá cao. Với 2,5 ha diện tích đất, bình quân đạt 158 tấn /ha. Năng suất cỏ voi vẫn là cao nhất trung bình hai giống là 70 tấn/ha/lứa, tổng thu 140 tấn/năm. Cỏ Xích lô vẫn được trồng nhiều hơn cả với 1 ha chiếm 40% tổng diện tích và tổng thu là 140 tấn/năm bằng cỏ voi mặc dù diện tích gấp đôi cỏ voi. Ngô chiếm diện tích khá lớn (0,5 ha) bằng cỏ voi tổng thu là 40 tấn/năm chất xanh, đây cũng là nguồn dự trữ quan trọng về thức ăn trong vụ đông. Cải Phi điền trồng vụ đông với diện tích không lớn, năng suất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 cũng thấp. Mùa hè gia đình ông còn tận thu thêm 3 loài cỏ tự nhiên ( họ cúc) trong vườn mận và các bãi hoang. Đánh giá về hiện trạng khai thác các loại cỏ trồng có ở các gia đình tại công ty bò sữa Mộc Châu, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm ở 3 gia đình điển hình (các bảng 4.10; 4.9;4.8 ). Qua số liệu bảng ta thấy, các gia đình đều ưu tiên trồng ba loài cỏ chính là cỏ voi (hiện thay dần cỏ VA06). Cỏ Xích lô và Ngô. Mùa đông ưu tiên trồng cỏ Yến mạch, cải Phi điền. Số loài còn lại diện tích và năng suất đều nhỏ. Tổng bình quân năng suất trên ha trong một năm cao nhất là gia đình ông Khương (158 tấn/ha) và thấp nhất là gia đình ông Hiệp (101 tấn/ha). Số lứa thu hoạch đa phần là 4 (Ngô và Yến mạch tổng cũng 4), chỉ Keo dậu là 6. Năng suất trong một lứa cắt cao nhất là VA06, tiếp là cỏ voi, nó cao gấp từ 2 đến 3 lần các loài cỏ khác. So sánh với các địa phương khác thì số lứa cắt và năng suất cỏ ở đây đều thấp hơn. Tại Tuyên Quang cỏ voi cắt 5 lứa/năm, năng suất 75 – 80 tấn/ lứa, tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc cỏ voi cắt 8 lứa/năm, năng suất đạt 60 tấn/lứa. Còn cỏ VA06 có thể đạt 12kg/m2/lứa. Nhìn chung năng suất và chất lượng có biến động lớn theo lứa cắt và theo từng gia đình. Mộc Châu là vùng bị hạn chế về năng suất cỏ. Điều này một phần là do điều kiện tự nhiên chi phối, phần nữa là do cơ cấu cỏ trồng chưa hợp lí. Giữa 3 gia đình thi ông Hiệp là thấp nhất 101 tấn/ha/năm, 25% cỏ xích lô cao nhất, đất dai cũng tỏ ra khô hơn kém mầu mỡ hơn. Từ kết quả phân tích trên chúng tôi thấy, tại Mộc Châu nên giảm bớt số loài cỏ trồng trong từng gia đình, nên trồng cỏ VA06 thay cỏ voi, 3 loài cỏ Xích lô, Sao, Ghi nê nên chọn 1, trồng ngô mùa hè và Yến mạch mùa đông. Keo dậ u gia súc thích ăn, chất lượng tốt nhưng năng suất còn quá thấp. Trước mắt các gia đình cần tính toán cơ cấu loài cỏ trên diện tích cho hợp lý, cần nghiên cứu thêm về tác động nước và phân để nâng lên 5 lứa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 cắt trong 1 năm, nâng năng suất và chất lượng từng lứa, mục tiêu là 270 tấn/ha/năm. Theo số liệu thống kê khí hậu nhiều năm của Nguyễn Khánh Vân và C.S (2000) thì nhiệt bình quân tháng 3 ở Mộc Châu là 16,8 độ, tháng 4 là 20,20C với điều kiện nhiệt tháng 3 nếu có đủ ẩm cỏ đã bắt đầu sinh trưởng nhưng tháng 3 lượng mựa bình quân mới đạt 34mm, vì vậy cần tưới đủ ẩm (100mm/tháng), bằng cách này tháng 4 có thể được cắt lứa đầu, tổng cả năm sẽ là 5 lứa hay hơn, với cỏ voi và VA06 có thể tăng từ 60 tấn/ha đến 90 tấn /ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 Bảng số 4.11 : Quan hệ thức ăn và sữa từng ngày của các gia đình – 2008 Gia đình Địa phương Tổng số bò Tổng lượng thức ăn/con/ngày. (kg) Lượng sữa kg/con Tổng đơn vị thức ăn Đơn vị TA/kg sữa Ghi chú Bò sữa Bò cạn + tơ Cỏ bò sữa Cỏ bò cạn + tơ Bột bò sữa/cạn Số loài cỏ Phan Doãn Hiệp (Mộc Châu) 14 con 21 con 60kg/con 22,0 con 8/2 3 L 17,1 17,3 1,0 1/7/08 15 con 20 con 64,0 - 30,0 con 8/2 3 17,46 18,5 1,05 5/8/08 Hoàng Minh Đức (Mộc Châu) 9 con 8 con 50,0 - 35,0 9/2 3 17,2 19,1 1,10 1/7/08 9 con 7 con 56,0 - 45,0 9/2 3 17,5 20,2 1,15 5/8/08 Trần Văn Khương (Mộc Châu) 7 con 7 con 55,0 - 43,0 10,2 2 19,0 21,1 1,11 1/7/08 7 con 7 con 70,0 - 50,0 10,2 2 19,0 22,3 1,17 5/8/08 Trần Nhất Quý (Tuyên Quang) 42 con 53 con 45,0 40 8,0+6,0 bã bia 1 14,5 17,0 1,17 7/7/08 Lê Xuân Quý (Bắc Ninh) 10 con 3 con 45,0 35,0 5,0 2 11,0 13,5 1,23 11/4/08 nbvnjghjhgsđffghg Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 4.5. Cơ cấu thức ăn và hiệu quả của mô hình kinh doanh . Để đánh giá quan hệ cơ cấu thức ăn với hiệu quả mô hình kinh doanh của từng gia đình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở một số gia đình thuộc 3 vùng sinh thái khác nhau, kết quả được trình bày trong bảng 4.12. Từ kết quả bảng 4.11 cho thấy, lượng thức ăn (cỏ) cho một bò trong một ngày của từng gia đình thay đổi rất lớn (từ 45kg đến 70kg/ bò). Số loài cỏ làm thức ăn trong một ngày cũng thay đổi từ 1 đến 3 loài. Tổng giá trị thức ăn thay đổi từ 13,5 đến 23 đơn vị thức ăn/ngày. Những số liệu về kg cỏ tươi trong bảng 4.11 là số lượng gia súc ăn thật, số thừa đã được trừ sau khi ăn. So sánh 3 vùng ta thấy, tổng lượng thức ăn ở Mộc Châu cao hơn nhiều so với vùng Tuyên Quang và Bắc Ninh, riêng từ thực vật cũng cao hơn. Bắc Ninh số đơn vị thức ăn thấp nhất và lượng sữa ngày/con cũng thấp nhất. Lượng sữa bình quân của đàn trên ngày của Mộc Châu cao nhất, có thể ngoài tác động của thức ăn (cao hơn) còn có cả yếu tố khí hậu – đây là vùng Á nhi ệt đới, bình quân nhi ệt năm là 18,50C. Từ 3 gia đình ở Mộc Châu cũng cho ta thấy đi dần vào mùa thu, khi khí hậu mát mẻ hơn nhu cầu của bò sữa t ăng cao, lượng sữa trong ngày cũng tăng lên đôi chút ( 17,1 lên 17,46 và 17,2 lên 17,5 kg/ngày ). Từ kết quả trên ta thấy, lượng cỏ cần cho một bò sữa/ngày nên là 60kg và có khoảng 2 – 3 loài, số đơn vị thức ăn cần đạt từ cỏ nên là 10 đv, còn lại tuỳ theo lượng sữa mà bổ sung thức ăn tinh, và có lẽ tổng chỉ nên là 23đv/con/ngày. Hai vùng Tuyên Quang và Bắc Ninh cần tăng thêm lượng thức ăn /ngày đủ 10 đơn vị từ cỏ. Để làm sáng tỏ hơn hiệu quả kinh tế của từng mô hình, chúng tôi thành lập bảng 4.12. Số liệu bảng 4.12 cho thấy có sự biến động rất lớn về diện tích đồng cỏ, số loài cỏ được dùng và tỷ lệ đầu con/ha…và uối cùng là thực thu bằng tiền trên ha đồng cỏ. Tổng năng suất cỏ có được trong năm của từng hộ đều cao hơn nhu cầu đã dùng trong năm (lấy lượng cỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 dùng/ngày bảng 4.12 nhân với 365) từ 20 đến 40%, vượt quá cao. Nếu có kinh nghiệm quản lí tốt thì sai số cho phép là d ưới 20%. Bình quân số lượng đầu con/ha cao nhất là ông Quý (17,5 con/ha), thấp nhất là các gia đình Mộc Châu (dưới 5 con/ha). Số con cho sữa cao nhất là ông Quý 71,4%, thấp nhất là ông Hiệp 36 – 38%. Từ sự sai khác này mà tổng sữa/ha và tổng tiền thu nhập từ đồng cỏ (đã trừ chi phí từ bột và bã bia) cũng khác nhau, cao nhất là nhà ông Quý, thấp nhất là ông Hiệp,( ông Hiệp hàng năm có bán 1 – 2 con bò hậu bị nên thu nhập trên ha đồng cỏ của ông được nâng lên tương đương ông Đức). Từ kết quả trên cho thấy, số lượng đầu con trên ha đồng cỏ còn có thể tăng lên theo từng vùng sinh thái mà có con số thích hợp khác nhau. Thực tế thu nhập trên 1ha đồng cỏ phụ thuộc rất lớn vào mật độ con/ ha và tỷ lệ con cho sữa từng đàn. Theo chung tôi tỷ lệ cho sữa từng đàn nên là khoảng 60%, ở mức này nó đảm bảo khả năng phục hồi của cả đàn, vì trong 1 đàn bò của một gia đình luôn phải có 20% là nghỉ ( cạn ) và 20% là bò hậu bị để thay thế bò đang khai thác. Gia đình ông Quý (bảng 4.12) là mô hình kinh doanh có hiệu quả nhất. Ưu điểm lớn ở đây là đồng cỏ có năng suất cao, 8 lứa cắt/ năm, mật độ con trên 1ha đồng cỏ cao, tỷ lệ cho sữa trong đàn cao (71,4%). Để duy trì lượng sữa trên ha đồng cỏ, ông Quý cần tăng lượng thức ăn, nâng lượng sữa trong ngày lên 15kg/con, đồng thời giảm tỷ lệ bò cho sữa xuống còn khoảng 60%. Hiện tại thu nhập trên 1ha đồng cỏ của Mộc Châu là quá thấp, nó chỉ bằng hay thấp hơn trổng 2 vụ ngô. Điều này do hiệu quả kinh doanh trên đồng cỏ ở đây còn thất, đồng thời giá sữa bán ra của họ cũng thấp. Nếu 1 kg bột là 6000 đồng thi 1 kg sữa cũng 6000 đồng là không hợp lí, vì theo bảng số 4.11 ta thấy 1 kg sữa cần 1,1 đến 1,2 đơn vị thức ăn, 1 kg bột ngô cung chỉ cho từ 1-1,2 đơn vị thức ăn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 Bảng số 4.12: Hiệu quả của các mô hình kinh doanh đồng cỏ Chủ hộ địa phương Diện tích đồng cỏ (ha) Số loài cỏ dùng Số lứa cắt/năm Tổng NS/năm (tấn) Tổng cỏ dùng/năm (tấn) Tổng đàn bò Bình quân con/ha Số con cho sữa/năm Tỷ lệ % cho sữa Thu nhập sữa/ha (tấn) Thực thu từ cỏ (triệu) Ghi chú (năm) Phan Doãn Hiệp (Mộc Châu) 7,5 10 4 752,5 580,0 36 4,8 14 38,8 11,4 34,2 2006 36 4,8 13 36,1 10,66 32,0 2007 Hoàng Minh Đức (Mộc Châu) 3,64 10 4 447,2 278,0 16 4,4 9 56,2 11,5 34,5 2006 18 4,9 11 61,1 13,7 41,1 2007 Trần Văn Khương (Mộc Châu) 2,5 10 4 348,0 245,0 12 4,8 6 50,0 13,6 39,6 2006 13 5,6 8 61,5 15,4 46,2 2007 Lê Xuân Quý (Bắc Ninh) 0,8 5 8 320,0 215,0 14 17,5 10 71,4 41,3 117,5 2007 170,5 Trần Nhất Suý (Tuyên Quang) 8 3 5 2400 1533,0 105 10,5 42 40,0 22,2 60,0 2007 200 115,5 Chú ý: - Ông Khương trong 10 loài cỏ có 3 loài cỏ tự nhiên – khai thác trong hè.- Ông Suý trong tổng NS có 200 tấn Ngô cây phải mua thêm - Để so sánh giá sữa lấy 6000đ/kg cho tất cả. - Ông Quý và ông Suý giá bên dưới là giá thực bán tại địa phương 7500đ và 8500đ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 4.6. Đề xuất mô hình khai thác đồng cỏ ở Mộc Châu Mộc Châu có tỏ hợp loài cây thức ăn phong phú, có lịch sử ch ăn nuôi bò sữa thuộc loại lâu nhất Bắc Việt Nam, có đất đai phì nhiêu, có khí hậu thuận lợi, vì thế nó là trung tâm khai thác bò sữa vào loại lớn của Bắc Việt Nam. Thực tế hiện nay các mô hình kinh doanh đồng cỏ của Mộc Châu còn một số yếu điểm như chúng tôi đã phân tích ở trên, để khắc phục một số nhược điểm khi khai thác tài nguyên đất đai theo chúng tôi nên có 1 số điều chỉnh sau đây: - Tạo ra đồng cỏ có hiệu quả cao, nghĩa là có năng suất và chất lượng cao, cần tuyển chọn một số loài cỏ trong tập đoàn cỏ trồng hiện nay. Theo chúng tôi cỏ có năng suất cao chất lượng tốt hiện nay là cỏ VA06 có thể đạt 500 tấn/ha hay hơn. Trong thực tế không thể trồng một loài để phục vụ chăn nuôi, nên chọn từ 1-2 loài có năng suất trung bình nhưng chất lượng tốt và một số đặc điểm ưu việt khác để trồng. Có thể cỏ xích lô vừa để khai thác mùa hè và làm cỏ khô cho mùa đông, cỏ ghinê ( hoặc cỏ sao, keo dậu ) những loài cỏ có năng suất trung bình nhưng chất lượng cao. Để phục vụ cho mùa đông cần trồng ngô để lấy thân lá ủ chua, trồng yến mạch cho vụ đông. - Mục tiêu của cơ cấu này là mỗi ngày cung cấp 60 kg cỏ tươi cho một bò sữa, về chất lượng phải đạt 10 đơn vị thức ăn trong 60 kg đó và một năm một ha đồng cỏ trồng này phải cung cấp trên 270 tấn cỏ tươi. Thực tế hiện nay ở Mộc Châu là chưa đáp ứng được cả số lượng lẫn chất lượng. Để đạt được mục tiêu trêm theo chúng tôi trên một ha đồng cỏ nên chia 4/10 trồng cỏ cao sản , 3/10 trồng cỏ năng suất trung bình nhưng chất lượng tốt , 3/10 trồng ngô vụ hè và yến mạch vụ đông. Trên diệt tích cỏ cao sản ( VA06 ) trong mùa đông cần trồng yến mạch và giữa luống, vừa để thu thêm cỏ tươi, vừa giữ ẩm cho cỏ VA06, sang xuân nó sẽ nẩy mầm nhanh hơn. Để đáp ứng được về năng suất và chất lượng cỏ cần tính toán lượng phân để đáp ứng cho đủ, tưới ẩm cho yến mạch và VA06, toàn bộ đồng cỏ cần được tưới nước từ tháng 3, với lượng nước cần tưới là bù cho đủ lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 nước rơi trong tháng 3 là 100 mm. Tháng 3 theo tài liệu của Nguyễn Khanh Vân và cộng sự (2000) thì nhiệt độ trung bình là 16,80C ( trung bình năm là 250C ). Tháng 4 đã là 20,20C, với điều kiện nhiệt độ như tháng 3 nếu có đủ ẩm cỏ đã bắt đầu sinh trưởng tốt, vào khoảng nửa cuối tháng 4 đã có thể cắt lứa cỏ đầu tiên trong năm, cỏ có thể sinh trưởng đến hết tháng 10, như vậy cả năm có thể thu hái ít nhất là 5 lứa. Thực tế nghiên cứu của Hoàng Chung và Giàng Thị Hương ( 2006 ) tại Mai S ơn - Sơn La đã cho thấy nếu được tưới nước và bón phân đầy đủ cỏ thể tăng thêm 2 lứa cắt /năm và năng suất tăng từ 1,95 đến 2,16 lần. Trên đây là nững ý kiến đề xuất của chúng tôi về xây dựng đồng cỏ, theo tính toán của chúng tôi n ăng suất sẽ đạt trên 270 tấn/ha, đủ nuôi 12 con bò và cho tới trên 35 tấn sữa/ha /năm hiệu quả kinh tế đem lại lớn hơn gần 3 lần hiện nay của các hộ chăn nuôi tại Mộc Châu. 4.7. Kết luận và kiến nghị Những kết luận của đề tài 1. Mộc Châu là một vùng đất có tiềm năng phát triển cây thức ăn gia súc, đặc biệt là cỏ và điều kiện khí hậu thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa 2. Tổ hợp các loài cỏ tự nhiên và cỏ trồng tại Mộc Châu khá phong phú. Nhiều giống cỏ có năng suất cao, chất lượng tốt được sử dụng vào làm thức ăn gia súc. Tổng hiện nay có 25 loài thuộc 7 họ vẫn đang được khai thác, họ Hoà Thảo (Poaceae) có 13 loài họ đậu (Fabaceae) có 5 loài họ Cúc (Asteraceae) có 3 loài (số 22, 23, 24) họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) có 1 loài, họ khoai lang (Convolvulaceae) có 1 loài. 3. Những giống được trồng nhiều và chiếm tỉ lệ đa số diện tích đó là: cỏ voi, VA06, cỏ xích lô, cỏ ghinê, cỏ sao, yến mạch, keo dậu, có năng suất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên so với một số vùng khác như Bắc Ninh thì chưa cao, số lứa cắt được ít (4 lần). 4. Trong số các giống cỏ nghiên cứu thì cỏ voi, VA06 cho năng suất cao nhất, cỏ Xích lô n ăng suất không cao bằng n hưng có khả n ăng bảo quản khô và không yêu cầu cao về mặt sinh thái như 5 năm mới thoái hoá, lượng phân bón cần ít hơn, Xích lô thích hợp với nơi có nhiều diện tích đất, nhân công không nhiều do đó hiệu quả chăn nuôi không cao. 5. Hiệu quả kinh tế của đồng cỏ Mộc Châu còn thấp. Cần có những thay đổi về cơ cấu cây trồng và tác động tích cực để nâng cao hiệu quả kinh tế lên ( cỏ thể gấp hơn 2 lần hiện nay ) - Tại Mộc Châu mô hình gia đình ông Khương chăn nuôi hiệu quả nhất mặc dù diện tích trồng cỏ là hẹp nhất, do sử dụng khai thác hợp lí trong mô hình chăn nuôi. Kiến nghị. 1. Mỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu xây dựng một tổ hợp loài thích hợp, có năng xuất cao và chất lượng tốt. Tổ hợp cỏ trồng này phải thoả mãn trong 60kg đạt 10 đơn vị thức ăn. 2. Đề nghị thử nghiêm mô hình đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm xác định các chỉ số tối ưu, nó là mô hình để triển khai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 PHỤ LỤC Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 Đồng cỏ trồng Mộc Châu – Sơn La Cỏ VA06 gia đình ông Đức - Mộc Châu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 Cỏ Voi gia đình ông Hiệp - Mộc Châu Mô hình trang trại nhà ông Hiệp - Mộc Châu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 Dự trữ cỏ khô gia đình ông Hiệp - Mộc Châu Cỏ VA06 gia đình ông Đức - Mộc Châu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 Cỏ Ghine gia đình ông Hiệp - Mộc Châu Cỏ Sao nhà ông Khương - Mộc Châu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO [12]. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Montreal. Tiếng Việt [1]. Lê Văn An và Tôn Nữ Tiên Sa, Phát triển kỹ thuật cây thức ăn xanh với nông hộ, do ACIAR và CIAT xu ất bản, ACIAR chuyên khảo số 93. [2]. Đoàn ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Báo Lao động (2005), số 59, “Tìm cỏ tốt cho nghề nuôi bò” [4]. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. [5]. Lê Hòa Bình và các cộng sự (1992), Khảo sát năng suất cây thức ăn mới nhập nội ở một số vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi, Công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1991 – 1992, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [6]. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tư ờng (1997), Thực hành hoá sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [7]. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. [8]. Hoàng Chung (2006), Tập bài giảng đồng cỏ học, Tài liệu nội bộ của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tr6. [9]. V. Davies (1960), Quá trình phát triển của kỹ thuật nghiên cứu đồng cỏ. Đồng cỏ nhiệt đới, tập 1, NXB Khoa học, Hà Nội. [10]. Thái Đình Dũng, Đặng Đình Liệu (1979), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Hà Nội. [11]. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Bùi Xuân An, Ngô Văn Mận (1985), Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội, NXB Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp tháng 8, tr.347 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 [13]. Điền Văn H ưng (1974), Cây thức ăn gia súc miền Bắc Việt Nam , NXB Nông thôn. In lần thứ 2 [14]. Lê Khả Kế và các tác giả (1969, 1975), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 6 tập. [15]. Lê Văn Ngọc, Nguyễn Kim Ninh, Dương Quốc Dũng, Hoàng Thị Lăng (1994), Quy trình trồng một số giống cỏ dùng làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 2-30. [16]. Nhiều tác giả (1969), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [17]. Phan Thị Phần, Lê Hòa Bình và các cộng sự (1999), Tính năng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt của cỏ Ghinê TD 58, Báo cáo khoa học phần thức ăn và dinh d ưỡng vật nuôi, trình bày tại hội đồng khoa học Bộ NN & PTNT, 28 -30 tháng 6/1999. [18]. Nguyễn Văn Quang (2002), Đánh giá khả năng sản suất và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất một số giống cỏ hòa thảo nhập nội là thức ăn cho gia súc tại Bá Vân – Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ trường Đại học Nông Lâm-Thái Nguyên. [19]. Dr.Sochadji (1994), Phát triển chăn nuôi ở Inđonêxia , Trình bày tại Hà Nội lần thứ 3 của chương trình giống cỏ ở Đông Nam Á [20]. Tiêu chuẩn Việt Nam 4326 – 1986. [21]. Tiêu chuẩn Việt Nam 4329 – 1993. [22]. Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001), Khả năng sing trưởng và phát triển của cỏ sả Panicum maximum CvTD 58 trên vùng đất xám Bình Dương, Báo cáo KH phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, trình bày tại hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT, 10 12 tháng 4/2001. [23] Hoàng Chung, Giàng Thị H ương. Tập đoàn cây cỏ trồng làm thức ăn gia súc tỉnh Sơn La, năng suất chất lượng và khả năng khai thác. Tạp trí Nông nghiệp và PTNT số 19/2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 [24]. Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1998), số 4 năm thứ 29 [25]. Nguyễn Thiện, Lê Hoà Bình (1994), Thức ăn cho gia súc nhai lại kỹ thuật trồng và sử dụng, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 1 – 20. [26]. Nguyễn Thiện (2004), Trồng cỏ nuôi bò sữa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [27]. Trịnh Văn Thịnh, Hoàng Phương, Nguyễn An Tường, Borget M., Boudet G., Cooper J.P., …(1974), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà nội. [28]. Viện chăn nuôi Quốc gia (2001), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp. [29] Trương Tấn Khanh và CS . Nghiên cứu khảo nghiệm tập đoàn giống cây thức ăn gia súc nhiệt đới tại M' Drac Đaklak và phát triển các giống thích nghi trong sản xuất nông hộ. Báo cáo khoa học, Chăn nuôi thú y 1999, tr144 [30] Dương Quốc Dũng, Nguyễn Ngọc Hà, Bùi V ăn Chính, Trần Trọng Thêm, Lê Văn Ngọc, Hoàng Thị Lảng, Lê V ăn Chung. Nghiên cứu khả n ăng nhân giỗng hữu tính cỏ ruzi và phát trển chúng vào sản xuất ở một số tỉnh miền bắc và Miền Trung Việt Nam, Báo cáo khoa học chăn nuôi - thú y, 1999 [31] Lục Văn Ngôn, so sánh năng suất và khả năng sống qua đông của một số giống cỏ nhập nội trên đất đồi Thái Nguyên (1970), tr177. [32] Nguyễn Thị Mùi, Lương Tất Nhợ, Hoàng Thị Hấn , Mai Thị Hướng, Đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn cho gia súc ăn cỏ và bước đầu xây dựng mô hình trồng cây thức ăn gia súc tại huyện Đồng Văn -Hà Giang, báo cáo khoa học chăn nuôi thú y Nxb NN 12/2004, tr120-129. [33] Nông trường Ba Vì , kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây hoà thảo nhập nội Nông trường Ba Vì. Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, 2/1983, tr12-25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 [34] Lê Hoà Bình, Nguyễn Phúc Tiến , Hồ V ăn Núng, Đinh Văn Bình, Đặng Đình Hanh ( 1997), Viện chăn nuôi 50 năm xây dựng và phát triển, Nxb Nông nghiệp, tr241 [35] Nguyễn Thị Thu Hồng, Nguyễn Ngọc Tấn, Đinh văn Cải , thí nghiệm trồng cỏ tại vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận. Tạp trí khoa học chăn nuôi 12/2006, tr23-26. [36] Lê Hoà Bình, Hồ Văn Núng (1987-1989 ), Viện Chăn nuôi 50 năm xây dựng và phát triển , Nxb Nông Nghiệp, tr241 [37] Viện chăn nuôi Quốc Gia. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, 1995, tr48-70 [38]. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1976), Phân loại thực vật, NXB nông nghiệp, Hà Nội. [39]. Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời (1981), Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam, NXB khoa học & KT, tập 2, tr.6 - 12. [40]. Quang Ngọ, Sinh Tặng (1976), Tập đoàn cây thức ăn gia súc Miền núi và Trung du Mi ền Bắc Việt Nam, NXB nông nghi ệp, Hà Nội, tr.42-61. [41] Từ Quang Hiển. Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc . ĐH Nông Lâm - Thái Nguyên ( 2000 ) [42] Tạp trí khoa học, Trung ương hội nông dân Việt Nam (2007 ) [43] Hoàng Chung. Tập đoàn cây thức ăn gia súc vùng bắc Việt Nam và những vấn đề giải quyết ( 2006 ).Nhà xuất bản Nông nghiệp [44] Chương trình phát triển kinh tế xã hội của huyên Mộc Châu - Sơn La [45] I. P. Cooper, N. M. Taition (1968 ), Nhu cầu ánh sáng và nhiệt độ để sinh trưởng của cỏ thức ăn nhiệt đới. Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật 1974, tr86-112. [46'] Rabốtnốp. T.A, 1984. Đồng cỏ học, NXB Đại học tổng hợp Mockba Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 Tiếng nước ngoài [47']. Anon (2000), Yields and chemical composition of pasture species in lowland areas, Animal Nutrition Division, Department of livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives, pp 27. [48]. Animal Nutrition Division (2001), Intensive cultivation of Purple guinea for dairy cows in Petchaburi Province, Animal report in 2001, Depatment of livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives. [49]. CIAT (1978), Beef program, Rept cali, Colombia, Centro Internation de Agriculture tropical. [50]. Davies, J.G (1970), Pasture development in the sub-tropics, with special reference to Taiwan, Throp-Grassl, pp.4,7-16 [51]. A.O. Felipe (1965), Alimentaciôn del ganado vacuno. Dirrección de capacitación INRA. [52]. R.J. Meilroy (1972), An introduction to tropical grassland Husbandry. Oxford University Press. Second edition, 1972 Pp 3 – 7. [53]. Middleton, C.H & Micosker, T.H. Makueni (1975), A new Guinea grass for north Queens-Land, Queensl, Agri.J, pp. 101, 351-355. [54]. Riveros, F& Wilson, G.L (1970), Responses of a Setaria sphacelata, Desmodium intortum mix-ture to height and frequency of cutting, Proc, 11th Int, Grass, Congr, Surfers, Paradise. Australia, pp.666-668. [55]. Vieente-Chandler, J.Silva.S & Figarella (1959), The effect of nitrogen fertilization and frequency of cutting on the Yield and composition of three tropical grasses, Agron.J, pp. 202 – 206. [56] T.Kanno và M.C.M. Macedo. On-farm trial for pasture establishment on wetland in the Brazilian savanas. JIRCAS Research highlights 2001. Tropical Grasslands ( 19999 ) Volume 33, p75-81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 [57] John W. Miles, do valle, C.B; Rao, I.M; Euclides, V.P.B (2004).Genetic improvement of Brizantha. [58] CIAT 1978, Beef program (1978 ), Rept cali, Colombia, Centro International de Agricultura troppical. [59] Riveros, F. & Wilson, G.L ( 1970 ), Respnses of setaria sphacelata Desmodium intortum mix - ture to height and frequency of cutting, Proc, 11th, Int, Grassl, Congr, Surfers Paradise, Australia, p666-668. [60] M.D. Hare, P. Booncharern, P. Tatsapong, K. Wongpichet, C. Kaekunya and K. Thummasaeng. Perform of para grass ( Brachiaria multica ) and Ubon paspalum ( Paspalum atratum ) on seasonlly wet soils in Thailand. Faculty of Agriculture, Ubon Ratchathani University, Ubon Ratchathani, Thailand [61]. Barnard, C. (1969), Herbage plant species, Aust, Herbage plant Registration Authority, Can – berra, CSIRO Aust, Divn of plant Tnd, pp. 23 – 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT P.atratum : Paspalum atratum P.maximum : Panicum maxmum P.purpureum: Pennisetum purperuum TN : Thí nghiệm VCK : Vật chất khô Đv : Đơn vị TS : Tổng số ĐVTA : Đơn vị thức ăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên . Nghiêm Văn Cường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - . ) trường đại học sư phạm Thái Nguyên, cán bộ, nhân viên phòng thí nghiệm trung tâm trường đại học nông lâm Thái Nguyên . - – - . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4LV08_SPNghiemVanCuong.pdf
Tài liệu liên quan