Luận văn Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh Bắc Kạn và Vĩnh Phúc

I. Đặt vấn đề Đã từ lâu, ngành chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nước ta. Đặc trưng của ngành chăn nuôi là biến đổi nguồn prôtêin trong các loài thực vật mà con người ít hoặc không sử dụng, thành nguồn prôtêin động vật có giá trị cao. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi nhân dân ta thường dùng nhiều cách để tăng năng suất trong đó phổ biến nhất là tăng năng suất bằng thức ăn [19]. Để đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, thì người làm công tác chăn nuôi phải biết khai thác tiềm năng đất đai và cây làm thức ăn cho vật nuôi ở vùng đất đó. Tuy nhiên ở Việt Nam người làm công tác chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sẵn có của bản thân và vừa làm vừa học, đặc biệt là người dân các tỉnh trung du, miền núi. Mặt khác, ngành chăn nuôi chưa được coi là ngành sản xuất độc lập của gia đình, địa phương, mà họ coi chăn nuôi là nghề thứ yếu. Chủ yếu tận dụng sản phẩm thừa của nông nghiệp, trẻ em lao động dư thừa của gia đình làm công tác chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò. Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta từ trước đến nay chủ yếu để cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và lâm nghiệp. Đàn bò thường làm động lực kéo ở những vùng đất cát nhẹ, phân bố khắp cả nước nhưng tập trung nhiều nhất từ Thanh Hóa dọc quốc lộ số 1 đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Do nuôi bò lấy sức kéo làm mục tiêu, nên đàn bò không phát triển hoặc phát triển rất chậm. Trong khi đó thịt bò là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàng năm thế giới tiêu thụ một khối lượng khá lớn khoảng 45- 50 triệu tấn thịt, giá trung bình một kg thịt bò từ 5- 6 USD/ kg. Nền kinh tế nước ta đang phát triển, nhu cầu về thịt bò ngày càng lớn, tuy vậy thịt bò bày bán trên thị trường nước ta vẫn chưa nhiều, thịt bò bày bán hầu hết là bò cày kéo, bò thải loại hoặc bò già chất lượng thịt không cao, người tiêu dùng chưa thật ưa thích [33]. Hiện nay, chăn nuôi bò sữa ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh. Giải quyết thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng là những yếu tố có tính quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi bò sữa. Trong 10 năm gần đây đàn bò sữa của nước ta phát triển khá mạnh năm 1992 cả nước có 13.080 con, năm 1999 đã lên đến 24.401 con, năm 2000 tăng lên 34.982 con và năm 2001 đạt 41.241 con. Từ khi thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa, đàn bò sữa năm 2002 đã tăng lên 54.000 con. Như vậy trong vòng 1 năm đàn bò sữa đã tăng lên 20.000 con , bằng cả giai đoạn 20 năm (1973-1992). Có được những thành công trên, ngoài các yếu tố quản lý, thú y thì yếu tố quyết định vẫn là giải quyết tốt, đầy đủ thức ăn cho bò, nhất là thức ăn thô xanh (cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp). Có thể khẳng định rằng: chỉ có trồng cỏ mới có thể nuôi được bò sữa. Bên cạnh đó, các gia đình chăn nuôi bò thịt vẫn còn thói quen chăn thả là chính, không trồng cỏ hoặc ít dùng, vì thực tế hiệu quả đem lại là rất thấp. Các thảm cỏ tự nhiên bị thoái hóa cao, ngày càng không đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi [26]. Để có thể nâng cao đời sống và đảm bảo an toàn về môi trường sinh thái cần có sự chuyển đổi phương hướng sản xuất, đặc biệt là với chăn nuôi đại gia súc. Với mục đích xác lập đàn gia súc ổn định lâu dài cho chiến lược phát triển kinh tế và tìm các phương án sử dụng hợp lý loại hình đồng cỏ, cây cỏ tự nhiên, cỏ và các cây trồng khác, chúng tôi đã chọn nghiên cứu Đề tài: "Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn cho chăn nuôi bò tại hai tỉnh Bắc Kạn và Vĩnh Phúc". Đề tài nhằm đánh giá thực trạng các loài cây cỏ được dùng làm thức ăn gia súc ở các xã và mức độ sử dụng hiện tại của người dân địa phương với các loài này. Từ đó có thể rút ra kết luận khoa học nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao mà không gây ảnh hưởng gì đến môi trường sống. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 I. Đặt vấn đề 1 II. Mục đích nghiên cứu của Đề tài 2 III. Đóng góp mới của Đề tài . 3 Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới và ở Việt Nam 4 1.1.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới 4 1.1.2. Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam . 8 1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới và Việt Nam 11 1.2.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới . 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam 15 1.3. Những nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên . 16 1.3.1. Nghiên cứu về thành phần loài . 16 1.3.2. Nghiên cứu về năng suất . 17 1.3.3. Nghiên cứu về chất lượng cỏ . 18 1.4. Vấn đề sử dụng và thoái hoá đồng cỏ . 20 1.5. Các loại thức ăn và đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ, cây trồng làm thức ăn cho bò 22 1.5.1. Các loại thức ăn . 22 1.5.1.1. Thức ăn thô . 22 1.5.1.2. Thức ăn tinh 22 1.5.1.3. Các phế phụ phẩm ngành trồng trọt . 23 1.5.1.4. Thức ăn khoáng 23 1.5.2. Đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ, cây trồng làm thức ăn . 23 1.5.2.1. Cỏ hòa thảo . 23 1.5.2.2. Cây họ Đậu . 24 1.5.2.3. Cây trồng khác 25 1.6. Nhận xét chung . 27 CHưƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU . 28 2.1. Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội xã Dương Quang, Phương Linh và xã Hà Hiệu tỉnh Bắc Kạn 28 2.1.1. Xã Dương Quang . 28 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 28 2.1.1.2. Đặc điểm xã hội 29 2.1.1.3. Đánh giá chung . 29 2.1.2. Xã Phương Linh 30 2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên . 30 2.1.2.2. Đặc điểm xã hội 30 2.1.2.3. Đánh giá chung . 31 2.1.3. Xã Hà Hiệu 31 2.1.3.1. Đặc điểm tự nhiên . 31 2.1.3.2. Đặc điểm xã hội 32 2.1.3.3. Đánh giá chung . 32 2.2. Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội xã Đại Tự, An Tường tỉnh Vĩnh Phúc 33 2.2.1. Xã Đại Tự 33 2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 33 2.2.1.2. Đặc điểm xã hội 34 2.2.1.3. Đánh giá chung . 34 2.2.2. Xã An Tường . 35 2.2.2.1. Đặc điểm tự nhiên . 35 2.2.2.2. Đặc điểm xã hội . 36 2.2.2.3. Đánh giá chung . 36 CHưƠNG III: ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38 3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 38 3.2. Phương pháp nghiên cứu 38 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 38 3.2.1.1. Lập tuyến điều tra 38 3.2.1.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn . 38 3.2.1.3. Phương pháp điều tra trong dân . 39 3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 40 3.2.2.1. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật . 40 3.2.2.2. Nghiên cứu năng suất 40 3.2.2.3. Xác định dạng sống 40 3.2.2.4. Đánh giá chất lượng cỏ . 40 3.2.2.5. Phân tích mẫu đất . 47 CHưƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49 4.1. Thực trạng nguồn thức ăn gia súc tại các địa phương của Bắc Kạn 49 4.1.1. Các thảm cỏ tự nhiên trong vùng nghiên cứu . 49 4.1.1.1. Điểm nghiên cứu xã Dương Quang . 49 4.1.1.2. Điểm nghiên cứu xã Phương Linh . 56 4.1.1.3. Điểm nghiên cứu xã Hà Hiệu 62 4.1.2. Thành phần dạng sống . 71 4.1.2.1. Điểm nghiên cứu xã Dương Quang . 71 4.1.2.2. Điểm nghiên cứu xã Phương Linh . 76 4.1.2.3. Điểm nghiên cứu xã Hà Hiệu 80 4.1.3. Năng suất và chất lượng cỏ ở các điểm nghiên cứu 87 4.1.4. Kết quả điều tra và phân tích mẫu đất . 93 4.1.5. Các thảm cỏ trồng trong vùng nghiên cứu . 94 4.2. Các thảm cỏ tự nhiên và cỏ trồng tại Vĩnh Phúc . 95 4.2.1. Các bãi cỏ vùng ven sông Hồng . 95 4.2.1.1. Thành phần loài . 95 4.2.1.2. Năng suất và chất lượng đồng cỏ ven sông Hồng 99 4.2.2. Cỏ trồng . 100 4.2.2.1. Năng suất cỏ 100 4.2.2.2. Chất lượng cỏ 101 4.3. Thực trạng về khai thác thức ăn hiện nay của từng địa phương . 101 4.3.1. Thực trạng về khai thác 101 4.3.2. So sánh các mô hình chăn nuôi 103 4.3.3. Đánh giá và đề xuất phương hướng 104 Kết luận và đề nghị 107 Danh mục các công trình của tác giả 109 Tài liệu tham khảo . 110

pdf128 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh Bắc Kạn và Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều loài thực vật ƣa sáng, chịu hạn, chịu đƣợc sự dẫm đạp của gia súc, hoặc gia súc không ăn có thể sống và phát triển mạnh, vì thế làm phức tạp hóa thành phần loài và dạng sống. 4.1.3. Năng suất và chất lượng cỏ ở các điểm nghiên cứu Để làm sáng tỏ thực trạng nguồn thức ăn gia súc tại 10 điểm nghiên cứu thuộc 3 xã Dƣơng Quang, Phƣơng Linh và Hà Hiệu của tỉnh Bắc Kạn. Chúng tôi đã điều tra năng suất các nhóm cỏ trong từng vùng chăn thả của ba gia đình ở ba vùng khác nhau. Mô hình của gia đình ông Trịnh Đình Hòa xã Dƣơng Quang thị xã Bắc Kạn vùng chăn thả là thảm cỏ ven đƣờng đi và chủ yếu là dƣới tán rừng trồng, đó là rừng Mỡ và rừng Bạch đàn đã khai thác đƣợc hai năm, hiện có chồi tái sinh và keo mới trồng nhƣng chƣa khép tán, rừng có độ dốc khoảng 300. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong bảng 4.7. Bảng 4.7. Sinh khối của thảm tại xã Dƣơng Quang (g/m2) Điểm nghiên cứu Địa điểm, tên quần xã Vị trí Nhóm cỏ Phần sống tƣơi Phần chết Phần sống khô Vật chất khô % Sinh khối % Sinh khối % 1 Xã Dƣơng Quang Rừng Mỡ + Bạch đàn Đỉnh đồi Hòa thảo 244,5 44,70 99,70 84,5 51,65 34,56 Cây thuộc thảo 156,3 28,57 28,6 17,48 18,29 Cây bụi 125,1 22,87 35,0 21,39 27,97 Dƣơng xỉ 41,0 0,07 15,5 0,09 37,80 Tổng cộng 566,9 100 163,6 100 28,86 2 Dƣơng Quang Rừng Mỡ Sƣờn đồi Hòa thảo 279,3 55,55 171 105,9 65,54 37,91 Cây thuộc thảo 149,2 29,67 30,7 18,97 20,57 Cây bụi 56,0 11,13 16,2 10,0 28,92 Dƣơng xỉ 18,2 0,03 9,0 5,56 49,45 Tổng cộng 502,7 100 161,8 100 32,18 4 Dƣơng Quang Rừng Mỡ Chân đồi Hòa thảo 388,3 76,52 101,4 153,6 82,89 39,55 Cây thuộc thảo 11,2 2,20 2,1 1,13 18,75 Cây bụi 107,9 21,26 29,6 15,97 27,43 Dƣơng xỉ - - - - - Tổng cộng 507,4 100 185,3 100 36,51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 Từ bảng 4.7 ta thấy, khối lƣợng phần sống của thảm cỏ dao động từ 502,7 đến 566,9 g/m 2, vùng chân đồi và sƣờn đồi chênh lệch không lớn, đỉnh đồi có cao hơn. Riêng với hòa thảo thì quy luật dao động lại ngƣợc lại, cao nhất là chân đồi và thấp nhất là đỉnh đồi, nó chiếm từ 44,70 đến 76,52%. Cây bụi và cây thuộc thảo thì tăng dần theo độ cao. Cây bụi từ 107,9 và 56,0 lên 125,1 g/m2, cây thuộc thảo 11,2 lên 149,2 - 156,3 g/m2. Dƣơng xỉ cũng tăng theo độ cao từ 0 - 18,2 lên 41,0 g/m2. Nguyên do là vì càng lên cao độ ẩm và độ phì của đất càng giảm, cây bụi và dƣơng xỉ tăng lên, nó là những cây gia súc không ăn và là cây chịu hạn tốt. Hàm lƣợng nƣớc trong nhóm hòa thảo đạt 60 - 65% và cũng tăng dần theo độ cao. Tại đây hòa thảo có thể đạt 2,5 - 4 tấn tƣơi/ ha, đạt từ 0,8 - 1,3 tấn vật chất khô /ha. Phần chết của ô 2 chiếm 25% tổng sinh khối, ô 4 đạt 16,6% tổng sinh khối. Tại gia đình ông Lê Văn Hỏa xã Phƣơng Linh huyện Bạch Thông, vùng chăn thả thƣờng xuyên của gia đình là đồi cỏ và thảm cỏ dƣới rừng phục hồi tự nhiên. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong bảng 4.8. Bảng 4.8. Sinh khối của thảm cỏ tại xã Phƣơng Linh (g/m2) Điểm nghiên cứu Địa điểm, tên quần xã Vị trí Nhóm cỏ Phần sống tƣơi Phần chết Phần sống khô Vật chất khô % Sinh khối % Sinh khối % 6 Xã Phƣơng Linh - Rừng phục hồi tự nhiên Đỉnh đồi Hòa thảo 89,5 25,02 66,2 32,2 32,62 35,97 Cây thuộc thảo 251,0 70,17 59,4 60,18 21,66 Cây bụi 17,2 4,80 7,1 7,19 41,27 Dƣơng xỉ - - - - - Tổng cộng 357,7 100 98,7 100 27,59 8 Phƣơng Linh Đồi cỏ Sƣờn đồi Hòa thảo 125,3 52,95 70,1 49,7 62,35 39,66 Cây thuộc thảo 96,0 40,57 23,8 29,86 24,79 Cây bụi 2,2 0,92 0,9 1,12 40,90 Dƣơng xỉ 13,1 5,53 5,3 6,64 40,45 Tổng cộng 236,6 100 79,7 100 36,68 10 Phƣơng Linh Đồi cỏ Chân đồi Hòa thảo 118,0 67,77 34,0 41,3 53,35 35,00 Cây thuộc thảo 21,7 12,46 4,1 5,29 18,89 Cây bụi 32,1 18,43 9,4 12,14 29,28 Dƣơng xỉ 2,3 1,32 0,6 0,07 26,08 Tổng cộng 174,1 100 55,4 100 31,82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 Số liệu bảng 4.8 cho thấy, khối lƣợng thực vật trên đồi cỏ giảm dần theo độ cao (từ 357,7 xuống còn 174,1 g/m2) nhƣng tỷ lệ hòa thảo lại tăng lên (25,02% ở đỉnh đồi lên 67,7% ở chân đồi), nhƣng giá trị tuyệt đối (g/m2) tăng lên không nhiều. Điều này có thể hiểu là do chân đồi môi trƣờng đất tốt hơn, nhƣng mức độ chăn thả cao hơn, nên tỷ lệ hòa thảo giảm đi. Tiếp tục lên cao nữa là rừng phục hồi tự nhiên, sinh khối của thảm dƣới rừng giảm đi (rừng phục hồi 15 năm), ở đỉnh đồi hòa thảo chiếm 25%, còn chân đồi phần hòa thảo chiếm 67,7% (118 g/m 2 ), cây thuộc thảo cũng tăng lên theo độ cao, từ 21,7 lên 96,0 và 251,0 g/m2. Cây bụi ở chân đồi và đỉnh đồi tăng, giảm ở sƣờn đồi, ở chân đồi cây bụi hạn sinh là chính, đỉnh đồi cây bụi trung sinh là chính, xu thế kiểu cây bụi dƣới rừng. Hòa thảo hàm lƣợng nƣớc chiếm từ 60- 65%. Thảm cỏ chân đồi và dƣới tán rừng hàm lƣợng nƣớc đạt cao nhất. Trong vùng chăn thả của ông Lê Văn Hỏa, diện tích thuộc đồi cỏ khoảng 5ha, còn lại là rừng thứ sinh. Sinh khối nhóm hòa thảo trên đồi cỏ của ông đạt khoảng 1 tấn tƣơi/ ha, còn trong rừng đạt khoảng 1 - 1,2 tấn/ ha. Phần chết đạt cao nhất là ô sƣờn đồi 22,8%, thấp nhất là chân đồi 16,5%. Vùng chăn thả gia đình ông Hoàng Văn Toán (Hà Hiệu) bao gồm đồi cỏ và thảm cỏ dƣới rừng. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày tại bảng 4.9a và bảng 4.9b. Bảng 4.9a: Sinh khối của thảm cỏ trên các đồi cỏ tự nhiên xã Hà Hiệu (g/m2) Điểm nghiên cứu Địa điểm tên quần xã Vị trí Nhóm cỏ Phần sống tƣơi Phần chết Phần sống khô Vật chất khô % Sinh khối % Sinh khối % 3 Pù Chùa Đồi cỏ Đỉnh đồi Hòa thảo 36,50 67,97 123,9 20,10 75,28 29,47 Họ cói 0,20 0,37 0,10 0,37 50,00 Cây thuộc thảo 16,80 31,28 6,40 23,97 38,10 Họ đậu 0,20 0,37 0,10 0,37 50,00 Tổng cộng 53,70 100 26,70 100 49,72 5 Nà Phát Đồi cỏ Lƣng đồi Hòa thảo 11,00 4,10 184,0 03,30 5,62 30,00 Cỏ lạc vừng 257,0 95,9 55,40 94,38 21,56 Tổng cộng 268,0 100 58,70 100 28,20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Thảm cỏ trên đồi do chăn thả thƣờng xuyên nên sinh khối rất thấp, dao động từ 53,7- 268 g/m 2 (tƣơi), tỷ lệ hòa thảo cũng thay đổi rất lớn từ 4,1% - 68%. Hàm lƣợng nƣớc nhóm hòa thảo đạt khoảng 70%. Tổng sinh khối rất thấp ở điểm nghiên cứu số 3 vì đây là bãi chăn thả thƣờng xuyên, tỷ lệ hòa thảo rất cao 68% nhƣng khối lƣợng rất thấp (36,5 g/m 2). Trong ô số 5 tổng sinh khối có cao hơn (268 g/m2) nhƣng hòa thảo lại rất thấp, vì cỏ lạc vừng đã chiếm tới 96% (257 g/m2) Đối với thảm cỏ dƣới rừng, chúng tôi nghiên cứu ở hai loại hình là rừng trồng keo và rừng phục hồi tự nhiên, kết qủa thu đƣợc trình bày ở bảng 4.9b. Từ số liệu bảng 4.9b ta thấy, trong hai quần xã thì thảm cỏ dƣới rừng là tƣơng đƣơng nhau (117,6 g/m2 và 122,5 g/m 2), tỷ lệ hòa thảo cũng gần tƣơng đƣơng (56,3 - 54,8%), trong rừng keo tỷ lệ cây thuộc thảo cao (42,8%), trong rừng phục hồi tự nhiên tỷ lệ dƣơng xỉ cao hơn rừng keo (19,7% và 1%). Hàm lƣợng nƣớc nhóm hòa thảo khá thấp so với các điểm trên, đạt từ 59 đến 36%. Bảng 4.9b: Sinh khối của thảm cỏ dƣới rừng Điểm nghiên cứu Địa điểm tên quần xã Vị trí Nhóm cỏ Phần sống tƣơi Phần chết Phần sống khô Vật chất khô % Sinh khối % Sinh khối % 7 Nà Cƣờng Rừng Keo 7 tuổi Sƣờn dốc 20độ Hòa thảo 66,20 56,29 224,6 42,70 69,89 63,80 Cây thuộc thảo 50,40 42,86 17,90 29,30 35,52 Bòng bong - Quyển bá 1,00 0,85 0,50 0,82 50,00 Tổng cộng 117,6 100,0 61,10 100,0 51,96 9 Khuổi Piao Rừng phục hồi tự nhiên Sƣờn dốc 25độ Hòa thảo 76,20 54,86 112,8 27,80 54,83 41,37 Cây thuộc thảo 26,50 21,63 11,30 22,29 42,74 Họ cói 9,10 7,43 3,20 6,31 33,16 Dƣơng xỉ 19,70 16,08 8,40 16,57 42,74 Tổng cộng 122,5 100,0 50,70 100,0 41,60 Tóm lại: Về năng suất cỏ (khối lƣợng phần trên mặt đất) ở 10 điểm nghiên cứu khác nhau. Qua các số liệu ở bảng 4.7, bảng 4.8, và bảng 4.9a, bảng 4.9b chúng tôi nhận thấy: 1. Năng suất cỏ ở từng điểm nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện sống, mức độ và hình thức sử dụng khác nhau của con ngƣời. Đặc biệt là cƣờng độ và thời gian chăn thả trên các đồng cỏ, nó làm giảm năng suất và giá trị dinh dƣỡng của các thảm cỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 2. Tổng khối lƣợng thực vật trên đơn vị diện tích m2 (không tính cây rừng - tính thảm dƣới rừng) là rất thấp, dao động từ 1,1 - 4 tấn /ha. Thấp nhất là các kiểu đồng cỏ chăn thả thƣờng xuyên và rừng trồng, rừng phục hồi tự nhiên đã khép tán. Với khối lƣợng thực vật nhƣ trên để đáp ứng thức ăn xanh cho 1 bò cần từ 2 - 5ha. Chất lượng cỏ: Giá trị dinh dƣỡng của các loài cỏ có quan hệ mật thiết với thành phần hoá học của nó, và hàm lƣợng của các chất chứa trong chúng; đó là những chất rất cần thiết cho sự hoạt động bình thƣờng của động vật, cũng nhƣ sự thiếu hụt của các chất đó sẽ có hại đến đời sống của động vật. Với mục đích đó chúng tôi đã phân tích một số chỉ tiêu về thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của 1 số loài cỏ chính có mặt trong các điểm nghiên cứu, gồm cả cỏ tự nhiên và cỏ trồng. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.10 (trong 11 loài, có 10 loài thuộc họ lúa, 1 loài họ cà phê - số 10, 1 loài cỏ trồng). Bảng 4.10: Thành phần hóa học của một số loài cỏ chính TT Tên khoa học Tên Việt Nam VCK % Prôtêin TS Đƣờng TS Chất xơ TS 1 Acroceras munroanum Cỏ lá tre lá nhỏ 51,0 7,66 0,78 19,76 2 Centotheca lappacea Cỏ lá tre lá to 41,69 4,82 1,16 12,57 3 Chrysopogon aciculatus Cỏ may 31,06 3,51 0,38 10,32 4 Cynodon dactylon Cỏ gà 38,90 3,64 0,58 14,01 5 Miscanthus floridulus Chè vè 45,70 2,73 1,34 22,69 6 Paspalum conjugatum Cỏ mật 25,61 2,23 0,66 8,07 7 Paspalum scrobiculatum Cỏ đắng 30,27 2,27 0,69 8,76 8 Saccharum arundinaceum Cỏ lau 40,06 2,48 0,46 15,95 9 Thysanolena maxima Cỏ chít 36,45 5,54 0,71 10,28 10 Hedyotis multigromerulata Cỏ vừng 34,27 5,25 1,44 11,73 11 Pennisetum purpureum Cỏ voi 11,5 1,68 0,07 3,95 Qua số liệu bảng 4.10 ta thấy, vật chất khô (đơn vị tính là % trong trạng thái mẫu ban đầu) có tỷ lệ % cao nhất là cỏ Lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum) (51%), tiếp theo là Chè vè (Miscanthus floridulus), (45,70%). Thấp nhất là Cỏ voi (Pennisetum purpureum) (11,5%). Từ số liệu ở bảng 4.10, chúng tôi thấy vật chất khô trong các cây cỏ tự nhiên có sự chênh lệch rất lớn (từ 25,6 đến 51,0%) sự chênh lệch càng lớn hơn giữa cỏ tự nhiên với cỏ trồng. Qua số liệu về vật chất khô, chúng ta có thể thấy hàm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 lƣợng nƣớc của các loài cây thức ăn gia súc phụ thuộc vào thành phần loài vào môi trƣờng sống của nó và phụ thuộc vào dạng sống của cây (nhƣ Cỏ lá tre, Chè vè có thân dài nên tỷ lệ nƣớc thấp). Lƣợng Prôtêin là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dƣỡng của cỏ, hàm lƣợng prôtêin tổng số của các cây cỏ tự nhiên cao hơn gấp nhiều lần so với cỏ voi. Trong nhóm cỏ tự nhiên hàm lƣợng prôtêin cao nhất là Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum) (7,66%), Cỏ chít (Thysanolena maxima) (5,54%) tiếp là Cỏ vừng (Hedyotis multigromerulata) (5,25%), thấp nhất là Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum) và Cỏ mật (Paspalum conjugatum) từ 2,23 - 2,27%. Các loài cỏ còn lại có hàm lƣợng prôtêin dao động từ 2,48 đến 4,8%. Hàm lƣợng đƣờng tổng số của các mẫu cỏ trên nhìn chung là thấp. Đƣờng cao nhất là Cỏ vừng (Hedyotis multigromerulata) (1,44%), tiếp là Cỏ chè vè (Miscanthus floridulus) (1,34%), thấp nhất là Cỏ voi (Pennisetum purpureum) (0,07%). Từ tỉ lệ chất xơ trong các mẫu phân tích từ bảng 4.9 cho thấy. Chất xơ cao nhất là Chè vè (Miscanthus floridulus) (22,69%), tiếp đến là Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum) (19,76%), thấp nhất trong nhóm cỏ tự nhiên là Cỏ mật (Paspalum conjugatum - 8,07%). Còn các cây cỏ nhƣ Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Lau (Saccharum arundinaceum), Cỏ vừng (Hedyotis multigromerulata), Cỏ gà (Cynodon dactylon) hàm lƣợng chất xơ dao động từ 10,28 - 15,95%. Riêng Cỏ voi (Pennisetum purpureum) tỷ lệ đó còn thấp hơn rất nhiều (3,95%). Qua kết quả phân tích trên ta thấy, các loài cỏ tự nhiên ở đây có chất lƣợng tốt, đặc biệt % vật chất khô và prôtêin cao. So với cỏ voi giá trị dinh dƣỡng cỏ tự nhiên ở đây cao gấp từ 2 đến 4 lần Nhìn chung, các loài cỏ tự nhiên có hàm lƣợng nƣớc thấp, hàm lƣợng prôtêin khá cao, tỉ lệ chất xơ cũng thuộc loại cao, lƣợng đƣờng thuộc loại trung bình, ở trạng thái non nó thuộc nhóm thức ăn cho gia súc có chất lƣợng cao. Tóm lại: Những loài cây thuộc họ Hòa thảo trong thảm cỏ thuộc xã Dƣơng Quang, Phƣơng Linh và Hà Hiệu có giá trị chăn thả khá tốt. Trong các thảm cỏ còn tồn tại một số loài cây bụi và cây thuộc thảo khác, nhƣng tỷ lệ không lớn và phần lớn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 những loài này gia súc cũng ăn đƣợc. Tuy nhiên giá trị chăn thả của các thảm cũng thay đổi nhiều theo thời gian và theo từng kiểu thảm, điều này có quan hệ mật thiết với các đặc điểm sinh thái, với các giai đoạn sinh trƣởng, với thành phần thực vật, với chiều cao thảm cỏ cùng các hình thức tác động của con ngƣời vào thảm cỏ. Một số loài giá trị chăn thả thay đổi không lớn trong suốt cả thời kỳ sinh trƣởng nhƣ loài Chuối (Musa poradisiaca), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata)... Một số loài khác thì giá trị chăn thả giảm dần theo thời gian nhƣ Lau (Saccharum arundinaceum), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Cây bùm bụp (Mallotus luchenensis), Ruối (Streblus asper)... Ở những loài này thì phần trăm chất xơ trong lá và trong thân tăng dần lên. Có nhiều loài ở giai đoạn còn non giá trị chăn thả tƣơng đối tốt nhƣng trong quá trình phát triển cỏ già đi, giá trị chăn thả giảm rất nhanh. Khi già các cây cỏ này có lá và thân rất cứng, sắc, đặc biệt khi ra hoa gia súc hầu nhƣ không ăn nhƣ Lau (Saccharum arundinaceum), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima). Trong điều kiện chăn thả thƣờng xuyên, thƣờng dẫn đến việc tăng tỷ lệ cây hạn sinh, vì thế làm giảm mạnh giá trị chăn thả của thảm cỏ. 4.1.4. Kết quả điều tra và phân tích mẫu đất Để làm sáng tỏ hơn tác động của môi trƣờng đến chất lƣợng các loài cây cỏ tự nhiên, chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của môi trƣờng đất. Kết quả phân tích các mẫu đất đƣợc trình bày trong bảng 4.11 Bảng 4.11: Kết quả phân tích mẫu đất Điểm nghiên cứu số pHKCl N (%) P2O5 (%) K2O (%) OM (%) 1 4,10 0,22 0,023 1,12 3,04 2 3,98 0,24 0,027 1,15 2,98 4 4,73 0,33 0,199 1,60 2,87 6 3,98 0,37 0,077 1,11 1,82 8 4,08 0,48 0,199 1,50 4,06 10 4,05 0,33 0,023 2,02 3,89 3 3,82 0,23 0,031 2,12 3,37 5 3,84 0,31 0,083 1,80 2,75 7 3,88 0,29 0,025 1,83 3,83 9 4,02 0,32 0,028 2,16 2,99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Từ kết quả trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Tại các điểm nghiên cứu pH của đất đều thuộc loại thấp, có sự dao động nhƣng không đáng kể pH từ 3,82 đến 4,73. Trong số các điểm nghiên cứu, tỷ lệ mùn cao nhất ở điểm nghiên cứu số 8 với 4,06%. Tiếp theo là điểm nghiên cứu số 10 với 3,89% và điểm số 7 là 3,83%, thấp nhất là điểm số 6 với 1,82% còn các điểm khác lƣợng mùn dao động từ 2,75 đến 3,37%. Qua 10 điểm nghiên cứu ta nhận thấy hàm lƣợng mùn trong đất nhiều nhất là ở chân đồi và rừng Keo, thấp nhất là đỉnh đồi thuộc xã Phƣơng Linh. Hàm lƣợng N, P2O5, K2O tại 10 điểm nghiên cứu có sự chênh lệch nhau, nhƣng không đáng kể và đều ở mức thấp. Tóm lại, đất tại các điểm nghiên cứu của tỉnh Bắc Kạn, hàm lƣợng mùn, pH và các chất N, P, K là thấp. Đất đều thuộc loại chua, nghèo chất dinh dƣỡng. Các loài cỏ tự nhiên trên đất đó vì thế có năng suất cỏ hàng năm rất thấp. 4.1.5. Các thảm cỏ trồng trong vùng nghiên cứu Sau khi thu thập các loài cây cỏ trồng đƣợc khai thác làm thức ăn gia súc bao gồm cỏ Voi, thân cây Ngô, Rơm, cây Lạc, và Sắn chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về thành phần hóa học nhƣ vật chất khô, prôtêin tổng số, đƣờng tổng số và chất xơ. Kết quả phân tích đƣợc trình bày ở bảng 4.12. Bảng 4.12:Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của một số loài cỏ trồng TT Tên loài Tên Việt Nam VCK % Prôtêin (%) Đƣờng (%) Chất xơ (%) 1 Pennisetum purpureum Cỏ Voi 10,59 1.73 0.08 3.27 2 Zea mays L Cây Ngô 26,09 3.41 1.24 7.34 3 Orysa sativa L. Lúa (rơm) 83,62 2,86 1,06 39,01 4 Arachis hypogea L Cây Lạc 25,80 4.95 0.53 12.08 5 P.maxinum jacq.var.liconi Cỏ Sữa 23,09 2,28 0,49 7,98 Qua số liệu bảng 4.12 chúng tôi thấy vật chất khô của các cây cỏ trồng đƣợc dùng làm thức ăn gia súc có sự chênh lệch rất lớn về chất lƣợng. Rơm có tỉ lệ vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 chất khô rất cao 83,62% còn cỏ Voi có tỉ lệ thấp nhất là 10,59%. Các cây cỏ khác dao động từ 23,09 đến 26,09%. Hàm lƣợng prôtêin của cây Lạc là cao nhất (4,95%), thấp nhất là cỏ Voi (1,73%), các cây cỏ khác dao động từ 2,28 đến 3,41%; Hàm lƣợng đƣờng tổng số của các cây cỏ trồng nhìn chung là thấp, dao động từ 0,08 đến 1,24%. Lƣợng chất xơ của rơm khá cao 39,01%, cỏ Voi có tỉ lệ chất xơ thấp nhất 3,27%, các cây cỏ nhƣ cỏ Sữa, Ngô, Lạc có tỉ lệ xơ dao động từ 7,34% đến 12,08%. So sánh giữa 2 loài cỏ trồng là Cỏ sữa và Cỏ voi ta thấy, cỏ sữa về chất lƣợng tốt hơn cỏ voi rất nhiều. So sánh kết quả thu đƣợc từ hai bảng 4.10 và 4.12 ta thấy, các loài cỏ trồng và các loài cỏ tự nhiên thì các chỉ tiêu quan trọng ở cỏ tự nhiên đều cao hơn cỏ trồng, nhiều loài nhƣ Cỏ lá tre, Cỏ vừng, Cỏ chít về vật chất khô và prôtêin còn cao hơn cây Ngô và cây Lạc. Tóm lại: Các loài cây cỏ trồng ở các điểm nghiên cứu đều có thể sử dụng là thức ăn cho gia súc rất tốt, đặc biệt là rơm có một số chỉ tiêu quan trọng còn cao hơn cỏ Voi nên có thể tận dụng làm thức ăn trong mùa khô. 4.2. Các thảm cỏ tự nhiên và cỏ trồng tại Vĩnh Phúc Với các thảm cỏ tự nhiên và cỏ trồng Vĩnh Phúc chúng tôi điều tra 2 điểm thuộc 2 xã Đại Tự và An Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc. Thảm cỏ tự nhiên ở đây là các bãi cỏ vùng ven sông Hồng thuộc xã Đại Tự. Thảm cỏ trồng ở đây là cỏ Voi (Pennisetum purpureum) thuộc xã An Tƣờng. 4.2.1. Các bãi cỏ vùng ven sông Hồng 4.2.1.1 Thành phần loài Đối với các thảm cỏ tự nhiên ven sông Hồng chúng tôi tiến hành làm ở 3 ô điểm nghiên cứu, số 13, số 15 và số 17 . Mỗi ô nghiên cứu cách nhau 130m, kết quả nghiên cứu về thành phần tại 3 điểm đƣợc chúng tôi thống trong bảng 4.13. Tổng số loài có mặt trong thảm cỏ ven sông Hồng là 43 loài thuộc 13 họ khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Bảng 4.13: Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu xã Đại Tự TT Tên khoa học Tên địa phƣơng Điểm NC số DS 13 15 17 1 2 3 4 5 6 7 LYCOPODIOPHYTA (1) Schizaeaceae HỌ BÕNG BONG 1 Lygodium flexuosum (L.) SW Bòng bong + + + 11 2 Lygodium scandens (L.) SW Bòng bong leo + + 11 ANGIOSPERMAE DICOTYLEDONEAE (2) Apiaceae HỌ RAU MÁ 1 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má + + + 15 (3) Asteraceae HỌ CÖC 1 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn + + + 16 2 Artemisia japonica Thunb Ngải cứu dại + + 10 3 Aster ageratoides Turez Cúc sao + + + 6 4 Blumea balsamifera (L.) DL. Đại bi + + + 6 5 Chromolaena odorata (L.)R.King&H.Robins Cỏ lào + + + 6 6 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên + + 10 7 Sigesbeckia orientalis L. Cỏ dĩ + + + 16 (4) Boraginaceae HỌ VÕI VOI 1 Heliotropium indicum L. Vòi voi + + + 16 (5) Commelinaceae HỌ THÀI LÀI 1 Commelina communis L. Thài lài + + + 11 (6) Euphorbiaceae HỌ THẦU DẦU 1 Breynia fruticosa (L.) Hook.f. Bồ cu vẽ + + 2 2 Glochidion arnottianum Amell-Arg Bọt ếch + + 2 3 Ph.reticulata Poir Phèn đen + + 2 4 Phyllanthus urinaria L. Chó đẻ + + + 4 (7) Fabaceae HỌ ĐẬU 1 Sesbania cannabina (Retz) Pers Muồng hoa vàng + + + 4 2 Uraria logopodiodes DC. Đậu 3 lá + + + 16 (8) Malvaceae HỌ BÔNG 1 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng + + + 6 2 Urena lobata L. Ké hoa đào + + + 6 (9) Mimosaceae HỌ TRINH NỮ 1 Mimosa pudica L. Trinh nữ + + + 1 (10) Solanaceae HỌ CÀ 1 Solanum indicum Cà gai + + + 6 2 Solanum torvum Sw Cà lông + + + 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 (11) Verbenaceae HỌ CỎ ROI NGỰA 1 Callicarpa rubella Lindl Trứng ếch cuốn + + + 4 2 Clerodendron cyrtophyllum Turcz Bọ mảy + + + 8 MONOCOTYLEDONEAE (12) Cyperaceae HỌ CÓI 1 Carex brunnea Thunb Cói túi nhụy nâu + + + 14 2 Cyperus cephalotus Vall Cỏ lác + + + 18 3 Cyperus esculentus L. Củ gấu + + 10 4 C.rotundus L Hƣơng phụ + + + 10 5 Fimbristylis annua Cỏ lông lợn + + + 10 (13) Poaceae HỌ LÖA 1 Chrysopogon aciculatus Cỏ mây + + 10 2 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà + + + 18 3 D.Violascens Link Túc hình tím + + + 12 4 Digitaria abludens (Roem ex Sth) Cỏ chân nhện + + + 12 5 E.unioloides Nees Cỏ bông + + 13 6 Eleusine indica (L.) Gaertn Cỏ mần trầu + + + 10 7 Echinochloa crus-galli (L.) P.Beauv Cỏ lồng vực + + + 12 8 Imperata cylindrica (L) P.Beauv Cỏ tranh + 14 9 P.scrobiculatum L. Cỏ đắng + + + 12 10 P.orbiculare Forst Cỏ công viên + + + 15 11 Panicum repens L. Cỏ gừng + + + 15 12 Phragmites karka (Retz) Trin Sậy + + 13 13 Setaria viridis (L.) P.Beauv Cỏ sâu dóm + + + 12 Tổng số loài 39 39 39 Họ có số loài nhiều nhất là họ Lúa (Poaceae) với 11 loài chiếm 28,2% tổng số loài trong điểm nghiên cứu nhƣ: Cỏ đắng (P.scrobiculatum), Cỏ công viên (P.orbiculare), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ sâu dóm (Setaria viridis), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli), Túc hình tím (D.Violascens), Cỏ mây (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gừng (Panicum repens), Sậy (Phragmites karka). Họ Cúc (Asteraceae) có 6 loài chiếm 15,38% tổng số loài trong điểm nghiên cứu nhƣ: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cúc sao (Aster ageratoides), Đại bi (Blumea balsamifera), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 Họ có 5 loài là họ Cói (Cyperaceae) nhƣ Cói túi nhụy nâu (Carex brunnea), Cỏ lác (Cyperus cephalotus), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua), Hƣơng phụ (C.rotundus) chiếm 12,82% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 3 loài chiếm 7,69% tổng số loài trong điểm nghiên cứu bao gồm: Phèn đen (Ph.reticulata), Bọt ếch (Glochidion arnottianum), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria). Nhóm họ có 2 loài là họ Bòng bong (Schizaeaceae) nhƣ Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens). Họ Đậu (Fabaceae) nhƣ Muồng hoa vàng (Sesbania cannabina), Đậu ba lá (Uraria logopodiodes). Họ Bông (Malvaceae) nhƣ Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Ké hoa đào (Urena lobata). Họ Cà (Solanaceae) gồm Cà gai (Solanum indicum), Cà lông (Solanum torvum) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) gồm Trứng ếch cuốn (Callicarpa rubella), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum). Chiếm 25,64% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Họ có 1 loài là họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Vòi voi (Boraginaceae), họ Rau má (Apiaceae) mỗi họ chiếm 2,56% tổng số loài bao gồm: Rau má (Centella asiatica), Vòi voi (Heliotropium indicum), Thài lài (Commelina communis), Trinh nữ (Mimosa pudica). Tại 3 điểm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy về tổng số loài và số loài trong mỗi họ ở mỗi điểm nghiên cứu là tƣơng đƣơng nhau. Nhƣ họ Lúa (Poaceae) có số lƣợng loài nhiều nhất điểm số 15 có 12 loài, điểm 13 và 17 có 11 loài. Tiếp đến là họ Cúc (Asteraceae) có 7 loài ở điểm số 13, điểm 15 và 17 có 6 loài... Nguyên nhân của sự giống nhau về số lƣợng và thành phần loài tại mỗi điểm nghiên cứu là do hàng năm lƣợng phù xa màu mỡ đƣợc bồi đắp trên diện tích lớn thích hợp cho thực vật phát triển đặc biệt là các loại thực vật làm thức ăn cho đại gia súc. Qua nghiên cứu thành phần loài ta thấy, số loài gia súc ăn đƣợc chiếm tỷ lệ rất cao 32/43, tỷ lệ hòa thảo cũng cao 13/43. Với tỷ lệ thành phần loài nhƣ trên đồng cỏ ven sông Hồng giải quyết rất tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi địa phƣơng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 4.2.1.2. Năng suất và chất lượng đồng cỏ ở ven sông Hồng Năng suất của thảm cỏ ven sông Hồng đƣợc chúng tôi nghiên cứu vào tháng 2 năm 2009, kết quả đƣợc trình bày trong bảng 4.14. Bảng 4.14: Sinh khối của thảm cỏ vùng ven sông Hồng (g/m2) Địa điểm Tên quần xã Nhóm cỏ Phần sống tƣơi Phần chết Phần sống khô Vật chất khô % Sinh khối % Sinh khối % Đồng cỏ Ven sông Hồng Hòa thảo 397,2 47,46 159,6 157,86 44,5 48,48 Cây thuộc thảo 233,3 27,87 103,66 29,98 26,47 Họ Đậu 144,5 17,26 64,03 18,04 13,12 Họ Cói 61,9 7,39 29,16 8,22 5,96 Tổng cộng 836,9 100 354,71 100 47,97 Từ số liệu thu đƣợc ở bảng 4.14 về năng suất cỏ của thảm ven sông Hồng cho ta thấy, tổng sinh khối trong tháng 2 là 836,9 g/m2. Trong đó hòa thảo chiếm 47,46%, thấp hơn là cây thuộc thảo chiếm 27,87%. Họ Đậu là 17,26%, họ Cói 7,39%. Vật chất khô của tổng số là 47,97%, riêng hòa Thảo là 48,48%. Phần khô cây thuộc thảo giảm không đáng kể, họ Đậu và họ Cói giảm nhiều hơn. Nhìn chung khối lƣợng thực vật ven sông Hồng trong mùa đông cũng đạt khá cao, trên 8 tấn/ ha, gần 100% là có giá trị chăn thả . Trong mùa sinh trƣởng thảm cỏ sẽ đạt năng suất cao hơn. Chất lƣợng cỏ: Để đánh giá chất lƣợng cỏ tại vùng ven đê sông Hồng, chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của các loài cỏ thƣờng gặp. Kết quả thu về đƣợc trình bày trong bảng 4.15. Bảng 4.15: Thành phần hóa học của một số loại cỏ TT Tên khoa học Tên Việt Nam VCK % Prôtêin TS Đƣờng TS Chất xơ TS 1 Chrysopogon aciculatus Cỏ mây 21,89 4,06 0,78 12,02 2 Cynodon dactylon Cỏ gà 29,98 4,14 0,88 18,09 3 Panicum repens L Cỏ gừng 19,91 3,03 0,98 9,12 4 Paspalum scrobiculatum Cỏ đắng 28,27 3,21 1,02 12,06 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Qua số liệu bảng trên 4.15 ta nhận thấy vật chất khô giữa các loại cỏ có sự dao động từ 19,91% - 29,98%. Hàm lƣợng prôtêin cao nhất là Cỏ gà 4,14%, tiếp đến là Cỏ mây 4,06%, Cỏ đắng 3,21%, thấp nhất là Cỏ gừng 3,03%. Về hàm lƣợng đƣờng cao nhất là Cỏ đắng 1,02%, Cỏ gừng 0,98%, thấp nhất Cỏ mây 0,78%. Chất xơ cao nhất là Cỏ gà 18,09%, thấp nhất là Cỏ gừng 9,12%. Với các kết quả thu đƣợc, ta nhận thấy các loài cỏ tự nhiên có chất lƣợng cỏ tốt, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng cao. 4.2.2. Cỏ trồng Tại xã An Tƣờng nhân dân trồng cỏ Voi (Pennisetum purpureum), VA06 (P.purpureumx) và Ngô (Zea mays) làm thức ăn xanh cho bò. Chúng tôi tiến hành đánh giá năng suất các loài cỏ trên. 4.2.2.1. Năng suất cỏ Chúng tôi bắt đầu tiến hành nghiên cứu cỏ VA06 (P.americanum) vào ngày 16/05/2008 tại xã An Tƣờng với hộ gia đình anh Lê Văn Ngọt và anh Lê Văn Hải. Nhà ông Lê Văn Hải cỏ VA06 đƣợc trồng trên đất ruộng ngô. Tại đây đất thuộc loại đất tốt, kết quả phân tích đất đƣợc trình bày trong bảng 4.16. Bảng 4.16. Kết quả phân tích mẫu đất Địa điểm lấy mẫu pHKCl N (%) P2O5 (%) K2O (%) OM (%) Lê Văn Ngọt 5,39 0,112 0,18 0,36 2,82 Lê Văn Hải 5,19 0,187 0,37 0,35 5,06 Cỏ khi trồng bón phân chuồng 1,5 tấn /sào, sau mỗi lứa cắt bón 3- 5kg phân đạm/ sào hay 10 kg phân tổng hợp/ sào. Sau mỗi lần cắt tƣới ƣớt toàn phần. Mùa hè 40 ngày cắt 1 lứa, mùa đông 2 tháng cắt 1 lứa. Tổng cả năm có thể cắt 7 lứa, năng suất mùa hè là 8 - 10kg/m2, mùa đông từ 5 - 8kg/m2 (đây là số liệu cắt thử nghiệm của chúng tôi - hè 2 lần, mùa đông 4 lần). Năng suất trung bình 1 năm trên 500 tấn tƣơi/ ha. Ông Hải còn dùng 1 mẫu đất để trồng 2 vụ ngô và 1 vụ đỗ tƣơng, 2 vụ ngô đạt 28,5 tấn thân lá ngô chín sáp, nếu lấy hạt là 2,5 tấn/ vụ. Ông Lê Văn Ngọt trồng cỏ Voi (Pennisetum purpureum), cỏ đƣợc trồng trên đất ruộng ngô cũ, khi trồng có bón phân chuồng 1 tấn/ sào, tƣới ngập sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 cắt. Một năm cắt 6 lứa, chúng tôi cắt thử 2 lứa mùa hè năng suất dao động từ 5,3 - 5,8kg/m 2, mùa đông 4,8kg/m2. Năng suất 1 năm trên 300 tấn tƣơi/ ha. 4.2.2.2. Chất lượng cỏ Để đánh giá chất lƣợng cỏ trồng, chúng tôi lấy mẫu cỏ của 2 gia đình ông Hải và ông Ngọt (tháng 6/ 2008). Kết quả phân tích đƣợc trình bày trong bảng 4.17. Bảng 4.17: Thành phần hóa học cỏ Tên cỏ VCK (%) Prôtêin (%) Lipit (%) Đƣờng (%) Xơ (%) Cỏ VA06 9,53 1,43 0,02 0,03 3,64 Cỏ voi 9,11 1,57 0,07 0,09 3,98 Từ kết quả bảng 4.17 cho thấy, cỏ trồng ở đây có tỷ lệ % vật chất khô rất thấp (9,11- 9,53%). Tỷ lệ % prôtêin, lipit, đƣờng khử đều thấp. Giữa 2 loại cỏ thì cỏ Voi nhà ông Ngọt có tốt hơn cỏ VA06 nhà ông Hải. Xơ trong cỏ 2 gia đình là tƣơng đƣơng. 4.3. Thực trạng về khai thác thức ăn hiện nay của từng địa phƣơng 4.3.1. Thực trạng về khai thác Gia đình ông Trịnh Đình Hòa xã Dƣơng Quang thị xã Bắc Kạn nuôi bò từ năm 2003, mới đầu nuôi có 8 con. Phƣơng thức chăn nuôi của gia đình là thả bò vào rừng (rừng mỡ, bạch đàn, keo) chiều tối đƣa về chuồng. Trong mùa đông cho ăn thêm rơm, và một số loại cây cỏ khác nhƣ thân chuối, lá chít, lau, lá vầu, lá nứa... Đến năm 2006 trồng 0,6 ha cỏ voi và là thức ăn bổ sung thêm trong mùa đông, mùa hè không dùng đến. Những con đẻ, con ốm đƣợc ăn thêm cháo. Về hiệu quả kinh tế: Đến năm 2008, tổng số bò gia đình mua vào 11 con (gồm 1 con đực 15 triệu đồng + 2 nái 14 triệu đồng mua 2007), tổng số tiền mua là 53 triệu. Số con đã bán đến 2008 là 11 con (thu 33 triệu), hiện còn 12 con giá trị khoảng 56 triệu (29tr + 9con x 3tr). Nhƣ vậy bình quân trong 6 năm chăn nuôi gia đình đã thu là: 56 tr + 33 tr - 53 tr = 36 triệu, mỗi năm thu từ chăn nuôi là 6 triệu. Theo ông Hòa, bò từ khi đẻ ra đến khi bán là 3 tuổi, đạt khoảng 110 - 120kg hơi, nhƣ vậy bình quân mỗi năm một con tăng đƣợc 38kg. Gia đình ông Lê Văn Hỏa xã Phƣơng Linh huyện Bạch Thông, bắt đầu nuôi bò từ 2005, khởi đầu nuôi 3 con, phƣơng thức chăn nuôi cũng là thả bò trên đồi và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 trong rừng phục hồi tự nhiên (suốt cả mùa hè và mùa đông) tối cho về chuồng. Gia đình đã trồng cỏ voi từ cuối 2004 với diện tích 0,7 ha, chỉ sử dụng trong mùa đông khi thiếu cỏ. Mùa đông còn cho ăn thêm rơm, thân chuối. Về hiệu quả kinh tế: mua vào 3 con năm 2005, đến 2008 đã bán 2 con, chết 1 con và hiện còn 7 con. Giá bán mỗi con là 3 triệu. Nhƣ vậy tổng thu của gia đình về mô hình chăn nuôi bò là tăng lên 7 con trong 4 năm, với giá địa phƣơng 3 triệu đồng/ con thì thu đƣợc 21 triệu đồng, mỗi năm thu hơn 5 triệu. Gia đình ông Hoàng Văn Toán xã Hà Hiệu huyện Ba Bể, nuôi bò từ năm 2005, số lƣợng lúc đầu là 3 con, đến 2006 mua thêm 4 con, tổng số là 7 con. Phƣơng thức nuôi cũng là thả lên đồi, rừng quanh năm. Hàng ngày bò có thể đi xa tới 4km (với độ dốc của rừng là 30- 350), tối cho về chuồng. Mùa đông cho ăn thêm rơm, thân lá ngô, thân chuối, ít cỏ voi. Năm 2007 trồng cỏ voi với diện tích khoảng 1000m2, chỉ cho con ốm hoặc đẻ ăn thêm. Hiệu quả kinh tế: Đến cuối 2008, gia đình đã bán 7 con thu 21 triệu (đủ trả vốn mua ban đầu) hiện còn 7 con (trong đó 3 con sắp đẻ). Tổng số tiền thu đạt khoảng 24 triệu đồng, mỗi năm thu khoảng 6 triệu đồng. Gia đình ông Đặng Văn Hải xã Đại Tự tỉnh Vĩnh Phúc. Bắt đầu nuôi bò từ năm 1984, số lƣợng lúc đầu là 26 con. Thƣờng xuyên mua vào và bán ra mỗi năm trung bình 23 con. Phƣơng thức nuôi là chăn thả quanh năm ngoài bãi ven sông Hồng, tối cho về chuồng. Nguồn thức ăn dồi dào do thiên nhiên ƣu đãi (phù xa hàng năm của sông Hồng, rất thuận lợi cho cây cỏ làm thức ăn cho gia súc phát triển). Mùa đông cho ăn thêm thức ăn dạng bột trị giá 2000 đồng/ con/ ngày. Bình quân nếu cho ăn thêm tăng 15 kg/ con/ tháng, không cho ăn thêm thức ăn bổ sung tăng 10 kg/ con / tháng. Hiệu quả kinh tế: Tháng 10/ 2008 bán 23 con lãi 80 triệu đồng, bình quân lãi 300.000 đồng /tháng /con. Gia đình ông Lê văn Hải xã An Tƣờng, Vĩnh Phúc nuôi bò sữa từ 2006, nay có 21 con, có 6 con bê + bò tơ, 15 con cho sữa trong đó 10 đang cho sữa, 5 con cạn. Tổng sữa hàng ngày là 150 kg, thức ăn bình quân 30kg cỏ tƣơi, mùa đông 15kg cỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 tƣơi và 10 kg cỏ khô hay ủ ƣớp, bã bia 7kg/ con / ngày. Bột cho bò sữa là 4kg/ 10 bò sữa, bò cạn là 2kg/ con. Tổng chi trong 1 ngày của đàn bò nhà ông Hải là: Thức ăn bột: Bò sữa = 349.600đ/ ngày Bò cạn 2 x 5 x 4600đ /kg = 46.000đ/ ngày Bã bia: 7kg x 21 con x 1000 đ = 147.000 đ / ngày Cỏ (tính cỏ tƣơi): 30kg x 21con x 250đ / kg = 157.500đ/ ngày Tổng chi là: 349.600đ + 46.000đ + 147.000đ + 157.500đ = 700.100đ / ngày Tổng thu từ sữa là: 150kg x 7.500đ = 1.125.000đ/ ngày Lãi hàng ngày: 1.125.000 đ - 700.100 đ = 424.900 đ / ngày Nếu bò sữa 1 năm cho 300 ngày có sữa thì tổng thu 1 năm sẽ là: 424.900 đ / ngày x 300 ngày = 127.470.000 đ /năm (chƣa trừ vốn mua bò, chuồng trại, thú y, trang thiết bị phục vụ và công lao động). Tổng nhu cầu cỏ 1 năm là: 30kg x 21bò x 365ngày = 229,9tấn Giá thành cỏ: 229,9tấn x 250đ /kg = 57,5triệu Nếu trồng cỏ VA06 với năng suất khoảng 500 tấn/ ha thì cần 0,5ha đất trồng cỏ là đủ, gia đình sẽ không phải mua thêm cỏ. Tổng thu sẽ là: 127.470.000 + 57,5 triệu = 184,9 triệu/ năm. Trên cơ sở tính toán nhƣ trên thì đây là mô hình tối ƣu của chăn nuôi và cũng là tối ƣu sử dụng đất. 4.3.2. So sánh các mô hình chăn nuôi Để tìm ra phƣơng thức và mô hình chăn nuôi tối ƣu, chúng tôi tiến hành so sánh 3 mô hình bò thịt Bắc Kạn và 1 mô hình bò thịt, 1 mô hình bò sữa Vĩnh Phúc. Với 3 mô hình bò thịt Bắc Kạn thì nguồn thức ăn vẫn là các thảm cỏ tự nhiên hay thảm cỏ dƣới rừng, hình thức chăn thả tự do, năng suất các thảm cỏ rất thấp, độ dốc lớn, bò đi ăn xa, tiêu tốn năng lƣợng, thƣờng xuyên đói. Kết quả đem lại là hàng năm thu từ chăn nuôi khoảng 5 - 6 triệu đồng. Mô hình gia đình ông Đặng Văn Hải (Vĩnh Phúc) nuôi bò thịt, chăn thả trên bãi sông Hồng, thảm cỏ bằng phẳng gần nhà, năng suất cỏ cao (8 tấn tƣơi/ ha trong tháng 2). Vì vậy bình quân 1 bò 1 tháng có thể đƣợc 300.000đ. Đây là một mô hình nuôi bò thịt có lợi thế về thảm cỏ tự nhiên, hiệu quả đem lại rất tốt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 Mô hình bò sữa của ông Lê Văn Hải, với nguồn đầu tƣ ban đầu khá lớn, có sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết, có kiến thức về chăn nuôi bò sữa, vì thế hiệu quả đem lại rất cao. Giá trị đem lại từ ha đất canh tác cũng cao (có thể đạt trên 100 triệu/ ha). 4.3.3. Đánh giá và đề xuất phương hướng Phát triển chăn nuôi đại gia súc vẫn là một thế mạnh của các tỉnh trung du và miền núi đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, nên cần đƣợc khai thác một cách có hiệu quả. Muốn vậy mỗi gia đình cần xác định quy mô phù hợp. Trƣớc hết để tiếp tục khai thác các thảm cỏ tự nhiên (đồi cỏ, thảm cỏ dƣới rừng, thảm cỏ ven sông) thì cần có sự đánh giá về năng suất và chất lƣợng, đánh giá diện tích các thảm cỏ tự nhiên có thể khai thác, thời gian có thể khai thác và sau nữa là diện tích trồng cỏ để bổ sung thức ăn xanh, trên cở sở đó tính toán số lƣợng đầu gia súc. Nói cách khác là, cần tính toán đầu vào và đầu ra hợp lý. Thí dụ, với gia đình ông Lê Văn Hỏa, diện tích đồi cỏ khoảng 5 ha, diện tích thảm cỏ dƣới rừng phục hồi tự nhiên tới 100ha (ông có 0,6 ha đất đồi đã trồng cỏ voi và cỏ VA06) và có khoảng 3000m2 đất trồng lúa, hàng năm thu đƣợc khoảng 1 tấn thóc (giá khoảng 5 triệu). Hiện tại gia đình ông thu khoảng 11 triệu đồng /năm (5 triệu từ thóc, 6 triệu từ chăn nuôi). Theo sự tính toán của chúng tôi, với điều kiện của gia đình ông Lê Văn Hỏa có thể nuôi 20 con bò, diện tích chăn thả có thể khai thác là 100ha, nên phân thành 2 khu để luân phiên, mỗi ngày chỉ chăn thả một buổi, còn lại cho ăn thêm tại chuồng. Mùa hè nên có thời gian chăn thả để bò có thể ăn khoảng 15kg cỏ (theo số liệu phân tích của chúng tôi thì nó tƣơng đƣơng 3 đơn vị thức ăn), cần cho ăn thêm cỏ trồng khoảng 2 đơn vị thức ăn (tƣơng đƣơng 10- 12kg). Mùa đông, cỏ tƣơi ít (cả cỏ tự nhiên và cỏ trồng) vì vậy cần cho ăn thêm thức ăn tinh (bột ngô hay cám gạo), mỗi ngày một đơn vị thức ăn (bù cho đủ 5 đơn vị thức ăn/ ngày). Về diện tích đất trồng cỏ, yêu cầu khoảng 0,6- 0,7ha, trồng hai loài, năng suất phải đạt là trên 150 tấn tƣơi, chất lƣợng trung bình là 6kg/1 đơn vị thức ăn. Cần có diện tích trồng ngô để đạt 3 tấn hạt/ năm (đủ cung cấp cho ăn thêm trong 5 tháng). Với yêu cầu đầu vào nhƣ trên, 1 tháng nuôi 1con bò có thể tăng 15 kg, trong 10 tháng tăng lên 150kg, nếu bán 25.000đ/ kg thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 một năm 1 con cho 3,75 triệu đồng, tổng cả đàn là 75 triệu. Nếu phải mua 3 tấn ngô thì sẽ phải chi 15 triệu (hoặc trồng trên 3000m2 đất ruộng), nhƣng tổng thu từ đồng cỏ trồng và tự nhiên là 60 triệu. Nhƣ chúng ta đã biết, chăn nuôi là một nghề phức tạp, trong quy trình sản xuất nó gồm 2 phần là (thức ăn và kỹ thuật chăm sóc) trồng cỏ và chăn nuôi. Ngƣời dân Việt Nam nói chung chƣa có thói quen và kinh nghiệm về chăn nuôi, chƣa có quy trình chăn nuôi hợp lý, chất lƣợng giống kém, điều kiện tự nhiên cũng không thật tốt cho phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, bệnh tật nhiều, hệ số hô hấp cao nhất là với bò (trong khi đó ngƣời dân chƣa chú ý đến truồng trại), nhƣng ở nƣớc ta có ƣu điểm là thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép tạo đồng cỏ có năng suất rất cao, gấp nhiều lần vùng ôn đới, cỏ có thể sinh trƣởng quanh năm nếu có bón tƣới đầy đủ. Để thực hiện đƣợc mô hình chăn nuôi, theo chúng tôi mỗi gia đình phải có ít nhất 5.000 m2 đất trồng cỏ. Với diện tích này có thể nuôi từ 7 đến 8 con bò trƣởng thành (nếu là bò con thì tính 2 con là một). Nếu 2 hay 3 gia đình liên kết lại cùng làm thì hiệu quả sử dụng đồng cỏ sẽ tốt hơn. Với diện tích 5.000 m2 đất trồng cỏ sẽ đạt năng suất khoảng 100 tấn /năm. Nếu mỗi ngày một con ăn 30 kg cỏ thì số cỏ trồng nuôi đƣợc 8 con trong 360 ngày, thực tế không chỉ dùng cỏ trồng mà còn dùng rơm để bổ sung và trồng ngô làm vụ thứ 3 trên đất trồng lúa, dự kiến sẽ thu trên 40 tấn/ha. Nếu gia đình có khoảng 2.500 đến 3.000 m2 trồng lúa sẽ đủ nuôi thêm 2 con trong cả năm (thân lá ngô và rơm phụ thêm). Theo con số lý thuyết, với điều kiện đầy đủ thức ăn nhƣ trên và đƣợc chăm sóc tốt, mỗi ngày một con bò sẽ tăng 0,5 kg (cân hơi). Cả đàn gia súc trong một năm cho tăng trên 1.500 kg, tức khoảng 40 triệu đồng /gia đình. Với 5.000 m2 cỏ trồng đƣợc chăm sóc đúng quy trình vẫn có thể cắt 2 lần trong 5 tháng mùa khô, năng suất có thể đạt khoảng 15 tấn, đủ nuôi mỗi con 15 kg/ngày trong 3 tháng. Thực tế cho thấy nhân dân các địa phƣơng lâu nay vẫn coi chăn nuôi nhƣ một việc làm thêm, không có sự đầu tƣ thoả đáng cho nó, kết quả đem lại vì vậy cũng rất thấp, đã đến lúc cần phải suy nghĩ lại, cần phải học hỏi kinh nghiệm và tạo ra thói quen sống bằng nghề chăn nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 Với những địa phƣơng có điều kiện đặc biệt là đầu ra ổn định thì nên nuôi bò sữa, vì Việt Nam là nƣớc nhập khẩu nhiều sữa, mô hình chăn nuôi bò sữa nhƣ gia đình ông Lê Văn Hải đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, hiệu quả kinh tế trên ha đất canh tác cũng cao. Từ góc độ nghiên cứu cỏ chúng tôi xin nhắc là khi trồng cỏ không nên chỉ lo năng suất mà cần xem chất lƣợng cỏ. Vì 1 bò sữa 1 ngày ăn 60kg cỏ, nếu chất lƣợng cỏ cao đạt 12 đơn vị thức ăn, cỏ chất lƣợng kém chỉ đạt khoảng 7 đơn vị thức ăn. Để khai thác tài nguyên đất có hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập của mỗi gia đình và an toàn về mặt sinh thái môi trƣờng thì cần có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất của gia đình, cần có sự bố trí hợp lý cây trồng ở các tiểu vùng sinh thái của từng gia đình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận - Thực trạng hiện nay của Bắc Kạn và các tỉnh miền núi phía bắc là các thảm cỏ ngày càng bị thu hẹp, năng suất và chất lƣợng đều giảm. Vì vậy phƣơng thức chăn nuôi hiện nay của dân địa phƣơng là khai thác các bãi cỏ ven đƣờng đi, ven làng và thảm cỏ dƣới rừng đã không đáp ứng cho yêu cầu chăn nuôi, hiệu quả chăn nuôi đem lại là rất thấp. - Mô hình chăn nuôi hiện nay của miền núi vẫn cần khai thác các thảm cỏ tự nhiên, song cần phải tính toán khai thác hợp lý, phải quy hoạch đất để trồng cỏ và cây thức ăn khác đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng cho từng ngày, đáp ứng yêu cầu tăng trọng theo mô hình đề xuất, hiệu quả thu đƣợc từ chăn nuôi sẽ tăng cao, nâng cao mức thu nhập trên ha đất canh tác. - Vùng đồng bằng cần tận dụng các bãi cỏ, phụ phẩm nông nghiệp để chăn nuôi theo mô hình ông Đặng Văn Hải, các gia đình có điều kiện nên phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả đem lại sẽ rất cao. - Cần chuyển đổi một bộ phận đất nông nghiệp hiện nay sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi theo mô hình bò sữa, bò thịt, với sự tính toán đầy đủ hiệu quả đem lại trên 1 ha cao gấp nhiều lần trồng lúa, ngô. 2. Đề nghị - Đối với nơi có độ dốc không lớn (dƣới 150) có thể dùng làm cơ sở trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi và tận dụng thêm thảm cỏ dƣới rừng, nơi có độ dốc lớn hơn nên tiến hành trồng rừng. Những nơi trồng Ngô, Lúa và mầu năng suất thấp nên chuyển sang trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi. Tại những nơi đồng cỏ đã bị thoái hoá do sử dụng quá mức nên tiến hành trồng cây để cải tạo điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng và thảm thực vật trên bề mặt. - Những loài cây có giá trị chăn nuôi nhƣ cây Ruối (Streblus asper), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata), Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), cây Bùm bụp (Mallotus luchenensis) và các loại cây cỏ trồng nên khuyến khích ngƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 dân bảo vệ, có kế hoạch khai thác hợp lý để tăng các loại cây cỏ trên phục vụ cho chăn nuôi và tạo thêm nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông. - Các hộ chăn nuôi nên chủ động áp dụng các biện pháp về giống, chăm sóc, nuôi dƣỡng, quản lý và khai thác phù hợp đối với đàn vật nuôi của mìnhvà triển khai mô hình tự chế biến thức ăn trong chăn nuôi; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả. Hình thành ngày càng nhiều các trang trại chăn nuôi qui mô khá lớn với phƣơng thức chăn nuôi tiên tiến, hiện đại. - Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi nhƣ chuồng trại có hệ thống làm mát, máng ăn, máng uống tự động, cỏ tƣới phun, máy thái cỏ, máy vắt sữa, sử dụng thức ăn công nghiệp ngày càng đƣợc mở rộng thì sẽ nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi. - Chính quyền địa phƣơng cần có sự hƣớng dẫn, giúp đỡ các gia đình không có kinh nghiệm làm ăn. Tổ chức thực thi mô hình để ngƣời dân học tập và làm theo, đặc biệt những ngƣời đi đầu phải có chính sách hộ trợ, khuyến khích. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Hoàng Chung, Hoàng Thị Thúy Hằng, Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại tỉnh Bắc Kạn, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, số 124, tập 2, tháng 6 năm 2009. 2. Hoàng Thị Thúy Hằng, Điều tra nguồn thức ăn và đề xuất mô hình chăn nuôi gia súc hợp lý ở xã PhươngLinh Bạch Thông, Thông tin khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn, số 3 năm 2009. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Lê Văn An, Tôn Nữ Tiên Sa, Phát triển kỹ thuật cây thức ăn xanh với nông hộ, do ACIAR và CIAT xuất bản, ACIAR chuyên khảo số 93. [2]. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2009. Ủy ban nhân dân xã Dƣơng Quang. [4]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2009. Ủy ban nhân dân xã Phƣơng Linh. [5]. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng năm 2008 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2009 của UBND xã Hà Hiệu. [6]. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Ủy ban nhân dân xã Đại Tự. [7]. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Ủy ban nhân dân xã An Tƣờng. [8]. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. [9]. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tƣờng (1997), Thực hành hoá sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [10]. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. [11]. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục. [12]. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 [13]. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), Nghiên cứu cấu trúc một số mô hình phục hồi rừng trên savan cây bụi ở Bắc Thái, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 2. [14]. Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình savan vùng đồi Quang Ninh, Thông báo khoa học trƣờng Đại học Sƣ phạm Việt Bắc, số 3. [15]. Phạm Hoàng Hộ (1991, 1992, 1993), Cây cỏ Việt Nam, 6 tập. An lllustrated Flora of Vietnam - Montreal. [16]. Lê Khả Kế và các tác giả (1969, 1975), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 6 tập. [17]. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), Sơ bộ điều tra thảm thực vật savan trên một vùng đồi núi phía Nam Hữu Lũng (Lạng Sơn), Tập san sinh vật địa học-số 1. [18]. Nhiều tác giả (1969), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [19]. Nhiều tác giả (2004), Cây thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng, NXB Thanh Hóa. [20]. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2008, Nhà xuất bản Thống kê. [21]. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008, Nhà xuất bản Thống kê. [22]. Phan Thị Phần, Lê Hòa Bình và các cộng sự (1999), Tính năng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt của cỏ Ghinê TD 58, Báo cáo khoa học, Bộ NN&PTNT, 28-30 tháng 6/1999. [23]. Nguyễn Văn Quang (2002), Đánh giá khả năng sản suất và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất một số giống cỏ hòa thảo nhập nội là thức ăn cho gia súc tại Bá Vân - Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học Nông Lâm-Thái Nguyên. [24]. Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch, Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa, NXB Nông Nghiệp. [25]. Trần Trọng Thêm, Vũ Chí Cƣơng, Vũ Văn Nội, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Hữu Lƣơng, Phạm Kim Cƣơng, Nguyễn Văn Niêm, Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 [26]. Nguyễn Thiện (2005), Trồng cỏ nuôi bò sữa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội [27]. Trịnh Văn Thịnh, Hoàng Phƣơng, Nguyễn An Tƣờng, Borget M., Boudet G., Cooper J.P,…(1974), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà nội. [28]. Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001), Khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ sả Panicum maximum CvTD 58 trên vùng đất xám Bình Dương, Báo cáo KH phần thức ăn và dinh dƣỡng vật nuôi, trình bày tại hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT, 10 -12 tháng 4/2001. [29]. Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1998), số 4 năm thứ 29 [30]. Dƣơng Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh (1969), Kết quả công tác điều tra đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn). Thông báo khoa học trƣờng Đại học Tổng hợp - Khoa Sinh vật. [31]. Dƣơng Hữu Thời (1981), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, “Nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam” Hà Nội. [32]. Nguyễn Văn Thƣởng (2000), Kỹ thuật nuôi bò sữa - bò thịt ở gia đình, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. [33]. Nguyễn Văn Thƣởng (2006), Kỹ thuật nuôi bò lấy thịt, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. [34]. Tiêu chuẩn Việt Nam 4326:2001 (ISO6496:1999); 4328:2001 (ISO4327:1993); 4331:2001 (ISO6492:1999). Tiếng Anh [35]. Anon (2000), Yields and chemical composition of pasture species in lowland areas, Animal Nutrition Division, Department of livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives, pp 27. [36]. Animal Nutrition Division (2001), Intensive cultivation of Purple guinea for dairy cows in Petchaburi Province, Animal report in 2001, Depatment of livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 [37]. CIAT (1978), Beef program, Rept cali, Colombia, Centro Internation de Agriculture tropical. [38]. Dr.Sochadji (1994), Phát triển chăn nuôi ở Inđonêxia, Trình bày tại Hà Nội lần thứ 3 của chƣơng trình giống cỏ ở Đông Nam Á [39]. R.J. Meilroy (1972), An introduction to tropical grassland Husbandry. Oxford University Press. Second edition, 1972 Pp 3 – 7. [40]. Riveros, F& Wilson, G.L (1970), Responses of a Setaria sphacelata, Desmodium intortum mix-ture to height and frequency of cutting, Proc, 11 th Int, Grass, Congr, Surfers, Paradise. Australia, pp.666-668. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 PHỤ LỤC Ảnh 1: Thảm cỏ xã Dương Quang - Bắc Kạn Ảnh 2: Cỏ voi xã Dương Quang - Bắc Kạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 Ảnh 3: Thảm cỏ tự nhiên xã Phương Linh - Bắc Kạn Ảnh 4: Cỏ trồng xã Phương Linh - Bắc Kạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 Ảnh 5: Cỏ Voi xã Hà Hiệu - Bắc Kạn Ảnh 6: Thảm cỏ tự nhiên Hà Hiệu - Bắc Kạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 Ảnh 7: Thảm cỏ ven sông Hồng Đại Tự - Vĩnh Phúc Ảnh 8: Cỏ ven sông Hồng xã Đại Tự - Vĩnh Phúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 Ảnh 9: Lấy mẫu cỏ Voi tại xã An Tường - Vĩnh Phúc Ảnh 10: Mô hình trồng cỏ Voi tại xã An Tường - Vĩnh Phúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26LV09_SP_SinhthaihocHoangThiThu Hang.pdf
Tài liệu liên quan