Luận văn Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Sơn La

1. Lý do chọn đề tài Bước vào thế kỷ 21, với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia và là động lực chủ yêú đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi nước. Do đó, nhu cầu cấp thiết của tất cả các quốc gia là phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mà trách nhiệm đó trước hết thuộc về giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học, cao đẳng. Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng chất lượng và hiệu quả giáo dục vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước. Phần lớn học sinh, sinh viên ra trường hạn chế về năng lực thực hành, khả năng tư duy sáng tạo, điều này phần nào nói lên khả năng thích ứng nghề nghiệp (TƯNN) của sinh viên còn hạn chế. Quá trình TƯNN phải được thực hiện liên tục từ trường phổ thông, trong suốt thời gian sinh viên học tập ở trường cao đẳng, đại học và trong quá trình hành nghề sau này. Khả năng TƯNN giúp sinh viên có thể nhanh chóng hoà nhập và thực hiện hoạt động nghề nghiệp có chất lượng và hiệu quả cao sau khi ra trường. Trường CĐSP Sơn La là trung tâm văn hoá - giáo dục của tỉnh. Hơn 40 xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo hàng ngàn giáo viên, đáp ứng nhu cầu về đội ngũ giáo viên cho các ngành học như: Mầm non, tiểu học và THCS của tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giáo viên còn có những hạn chế, bất cập. Một trong các nguyên nhân đó là sự kém thích ứng của sinh viên với ngành học trong quá trình học tập tại trường CĐSP, dẫn tới tình trạng lúng túng, thiếu linh hoạt, hiệu quả thấp trong việc thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường phổ thông sau khi tốt nghiệp. Sinh viên của trường CĐSP Sơn La đến từ 11 huyện, thị của tỉnh với 12 dân tộc khác nhau, trong đó có xã, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Sinh viên các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số sinh viên của trường. Mặt khác, sự khác biệt giữa môi trường trung học phổ thông và môi trường đại học và cao đẳng làm cho các em gặp phải không ít khó khăn khi vào học trường cao đẳng. Với mong muốn làm rõ thực trạng vấn đề thích ứng của sinh viên với ngành học trong quá trình học tập ở trường CĐSP Sơn La và đề xuất các biện pháp giúp sinh viên có khả năng thích ứng tốt hơn với ngành học đang được đào tạo, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: " Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Sơn La". MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Danh mục các chữ viết tắt 5 Danh mục các bảng 6 Danh mục các biểu đồ 7 MỞ ĐẦU 8 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Mục đích nghiên cứu 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 4. Giả thuyết nghiên cứu 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 6. Phương pháp nghiên cứu 11 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12 1.2. Một số khái niệm cơ bản 16 1.3. Thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. 33 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên 35 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 41 2.1 Mẫu nghiên cứu. 41 2.2. Nội dung và tiến trình nghiên cứu 43 2.3. Phương pháp nghiên cứu. 45 2.4. Các biểu hiện và cách đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên 48 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52 3.1. Thích ứng thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp 52 3.2. Thích ứng với nội dung học tập ở trường cao đẳng 55 3.3. Thích ứng với phương pháp học tập ở trường cao đẳng 62 3.4. Thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp 67 3.5. Thích ứng với điều kiện, phương tiện học tập ở trường cao đẳng 75 4 3.6. Thích ứng với các mối quan hệ ở trường cao đẳng 80 3.7. Tổng hợp mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên 84 3.8. Kết quả phỏng vấn sâu một số trường hợp 94 3.9. Một số yếu tố cơ bản tác động đến mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 1. Kết luận 106 2. Kiến nghị 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC 113

pdf112 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TB Thấp ĐTB SD Thứ hạng 1 Thích ứng thể hiện ở TTNN 29.8 60.2 10.0 1.14 0.36 3 2 Thích ứng với NDHT 45.0 49.8 5.2 1.29 0.28 2 3 Thích ứng với PPHT 25.1 64.9 10.0 1.10 0.32 4 4 Thích ứng với việc rèn KNNN 27.2 49.4 23.4 1.05 0.32 6 5 Thích ứng với ĐK, PTHT 21.6 66.2 12.1 1.08 0.34 5 6 Thích ứng với các MQH 71.0 26.0 3.0 1.45 0.32 1 7 TƯNN 22.1 71.0 6.9 1.19 0.32 Kết quả bảng 3.18 cho thấy, sự thích ứng với các MQH ở trường cao đẳng đạt điểm trung bình cao nhất (ĐTB = 1.45). Đây là mức điểm khá cao so với các chỉ số khác. Thích ứng với việc rèn luyện KNNN có điểm số trung bình thấp nhất (ĐTB = 1.05) . 3.7.1. Mối tương quan giữa các chỉ số TƯNN với mức độ TƯNN của sinh viên Chúng tôi sử dụng hệ số tương quan Pearson để kiểm định MQH giữa các chỉ số thích ứng với nhau và với mức độ TƯNN chung của sinh viên. Kết quả kiểm định tương quan (phụ lục 6.9) cho thấy, từng chỉ số có MQH khá chặt chẽ với mức độ TƯNN. Nghĩa là khi một trong các yếu tố mạnh hay yếu thì sẽ làm tăng hoặc giảm mức độ TƯNN. Khi sinh viên có sự tìm hiểu và lựa chọn ngành học đúng đắn, yêu thích ngành học của mình sẽ 86 làm cho họ hứng thú với nội dung các môn học, có phương pháp chiếm lĩnh tri thức khắc phục những khó khăn về điều kiện, phương tiện học tập để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập và đạt được kết quả cao nhất. Đồng thời số liệu trong phụ lục 6.9 cũng cho thấy, thích ứng với NDHT có mối tương quan với các chỉ số còn lại và mức độ thích ứng chung chặt chẽ hơn các chỉ số khác. Điều đó chứng tỏ rằng thích ứng với NDHT có ảnh hưởng lớn hơn tới các chỉ số thích ứng khác và mức độ TƯNN chung của sinh viên. Tóm lại, các chỉ số TƯNN có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chúng ta không nên coi nhẹ bất kỳ yếu tố nào trong thành phần của TƯNN mà cần có những biện pháp giúp sinh viên thích ứng tốt hơn với từng yếu tố, trên cơ sở đó nâng cao mức độ TƯNN cho sinh viên. 3.7.2. So sánh mức độ TƯNN với kết quả học tập của sinh viên Trên cơ sở thu thập KQHT của sinh viên học kỳ I năm học 2008-2009 và mức độ TƯNN thu được qua điều tra, chúng tôi xem xét MQH giữa mức độ TƯNN và KQHT của sinh viên Bảng 3.19: Mối quan hệ giữa mức độ TƯNN và KQHT của sinh viên Thấp Trung bình Cao Tổng Mức độ TƯNN KQHT N % N % N % Yếu 6 38 22 14 0 0 28 Trung bình 10 62 127 77 24 47 161 Khá 0 0 15 9 27 53 42 Tổng 16 164 51 231 Theo số liệu bảng 3.19, sinh viên có mức độ TƯNN “cao” đạt KQHT loại “khá” chiếm 53%; đạt KQHT “trung bình” chiếm 47%; không có sinh viên nào có KQHT “yếu”. Với mức độ thích ứng “thấp”, sinh viên có KQHT “yếu” chiếm 38% và KQHT loại “trung bình” chiếm 62%, không có sinh viên nào đạt KQHT loại “khá”. Với mức độ thích ứng “trung bình”, sinh viên đạt KQHT loại “khá” chiếm 9%, đạt KQHT “trung bình” chiếm 77% và KQHT loại “yếu” chiếm 14%. 38 62 0 14 77 9 0 47 53 0% 20% 40% 60% 80% 100% Thấp Trung bình Cao Khá Trung bình Yếu Biểu đồ 3.8: Mối quan hệ giữa mức độ TƯNN và KQHT của sinh viên Kết quả bảng 3.19 và biểu đồ 3.8 cũng đã chỉ ra, sinh viên có mức độ thích ứng “cao” thường đạt KQHT từ “trung bình” trở lên và tỉ lệ đạt loại “khá” chiếm đa phần. Với các sinh viên có mức độ thích ứng “thấp”, KQHT chỉ ở loại “yếu” và “trung bình”. Đồng thời, với kết quả kiểm định tương quan giữa mức độ TƯNN và KQHT của sinh viên (r = 0.543 và p < 0.01 - phụ lục 7.1) chứng tỏ rằng mức độ thích ứng nghề nghiệp có mối quan hệ thuận với kết quả học tập của sinh viên, nói cách khác, sinh viên có KQHT tốt là những sinh viên có mức độ thích ứng cao và ngược lại. KQHT là một trong các yếu tố phản ánh mức độ thích ứng với ngành học của sinh viên. Để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, chúng ta cần giúp sinh viên chuyển hoá động cơ, yên tâm với nghề nghiệp đã lựa chọn, nhanh chóng hoà nhập, thích ứng với môi trường, với NDHT và PPHT ở trường CĐSP. 87 Tuy nhiên, cần chú ý đến những sinh viên có mức độ thích ứng “cao” nhưng KQHT chỉ đạt loại “trung bình” và những sinh viên có mức độ thích ứng “trung bình” lại đạt KQHT tốt. Những sinh viên có mức độ thích ứng “cao” đều có KQHT “trung bình khá” (> 6.0) và các chỉ số thích ứng đều ở mức “cao” và “trung bình”, không có chỉ số thích ứng nào ở mức độ “thấp”. Điều này có thể lý giải như sau: có sinh viên mong muốn và lựa chọn ngành sư phạm (mức độ thích ứng thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp “cao”) nhưng do 88 mới học năm thứ nhất nên chưa thích ứng với nội dung, PPHT và rèn luyện KNNN ở trường CĐSP dẫn đến KQHT chưa cao, hoặc có sinh viên do chưa thực sự yên tâm với lựa chọn của mình (mức độ thích ứng thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp “trung bình”) nên tính tích cực trong học tập và rèn luyện chưa cao (sinh viên số 2, 49), do đó kết quả học tập cò hạn chế, hoặc có những sinh viên quan niệm “Điểm số không phải là tiêu chí quan trọng để đánh giá một sinh viên giỏi” (sinh viên số 55, 88, 101) nên mặc dù có tâm thế nghề nghiệp, có năng lực trong học tập nhưng chưa có sự tập trung, nỗ lực để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi. Với những sinh viên này, nhà trường, các khoa và các giáo viên chủ nhiệm cần động viên, kích thích các em cố gắng, nỗ lực để đạt được kết quả cao trong học tập. Đối với những sinh viên có mức độ thích ứng “trung bình” nhưng đạt kết quả học tập “khá” có thể là do chưa thực sự yêu thích ngành học, còn “phân vân” với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình (mức độ thích ứng với tâm thế nghề nghiệp “thấp” hoặc “trung bình”) nhưng có năng lực, có PPHT tốt nên đạt được KQHT cao (sinh viên số 228); hoặc các sinh viên này đã có sự nỗ lực trong các kỳ thi đạt kết quả cao trong học tập để “không bị thi lại” hoặc “dễ xin việc làm sau này”. Điều mà chúng ta cần quan tâm là cách thức sinh viên thực hiện để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi. Như chúng ta đã biết, thích ứng với nội dung, PPHT có liên quan trực tiếp phục vụ “thi cử”. Đối với những sinh viên đạt được KQHT cao bằng sự nỗ lực và khả năng của chính bản thân, chúng ta cần phát huy năng lực của các em, khuyến khích kịp thời để các em thích ứng tốt hơn với ngành học của mình. Đối với một số sinh viên đạt được KQHT cao trong học tập không phải bằng năng lực của chính mình, chúng tôi nhìn nhận từ hiện trạng gian lận, tiêu cực trong thi cử và cách thức đánh giá KQHT của sinh viên ở trường cao đẳng hiện nay. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao thành tích học tập của sinh viên dù rất cao nhưng sinh viên đó có thể vẫn là người TƯNN ở mức “trung bình” hoặc “thấp”. 3.7.3. So sánh mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên theo năm học Với số liệu thu được qua điều tra, mức độ TƯNN của sinh viên theo 89 năm học như sau: Bảng 3.20: Mức độ TƯNN của sinh viên theo năm học Mức độ TƯNN Thấp Trung bình Cao Năm học N ĐTB SD N % N % N % Năm thứ I 69 1.15 0.23 8 11.6 51 73.9 10 14.5 Năm thứ II 83 1.20 0.24 6 7.2 55 66.3 22 26.5 Năm thứ III 79 1.21 0.19 2 2.5 58 73.4 19 24.1 Tổng 231 16 164 51 Kết quả bảng 3.20 cho thấy, sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba có khả năng thích ứng tốt hơn so với năm thứ nhất; còn giữa năm thứ hai và năm thứ ba thì mức độ chênh lệch không đáng kể. Theo chúng tôi, sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba thích ứng tốt hơn là vì: các em đã có quá trình tiếp cận với NDHT ở trường cao đẳng, đã hình thành cho mình PPHT phù hợp, làm quen với điều kiện học tập và các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Hơn nữa, các em còn được tham gia kiến tập, thực tập sư phạm ở các trường phổ thông. Do đó mức độ thích ứng với PPHT và rèn luyện KNNN của sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba cao hơn đáng kể so với năm thứ nhất (phụ lục 6.10). Một số em mặc dù sự lựa chọn ngành học của mình không như mong muốn, nhưng qua quá trình học tập ở trường CĐSP Sơn La, “qua đợt thực tập em thấy yêu nghề hơn, thấy ngành học phù hợp với mình hơn” (Phiếu số 31, 32, 41, 48, 50, 51), hoặc có em “chấp nhận” ngành học vì đã theo học và không có cơ hội chuyển sang ngành học khác nên nỗ lực, cố gắng để phù hợp với nó. Mức độ TƯNN của sinh viên năm thứ ba chênh lệch không đáng kể, so với năm thứ hai. Theo chúng tôi, mặc dù có quá trình học tập ở trường CĐSP nhiều hơn, nhưng các em là những sinh viên năm cuối của khoá học nên có nhiều yếu tố chi phối đến tình cảm, tư tưởng của các em như: Áp lực tìm kiếm việc làm sau khi ra trường, vấn đề tình yêu, hôn nhân và các vấn đề khác của cuộc sống (đua đòi, ăn diện..) hoặc do tâm lý chủ quan làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và rèn luyện của sinh viên. 11.6 73.9 14.5 7.2 66.3 26.5 2.5 73.4 24.1 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III Mức độ TƯNN Cao Trung bình Thấp Biểu đồ 3.9: Mức độ TƯNN của sinh viên theo năm học Đối với sinh viên năm thứ nhất, các em mới chuyển từ trường phổ thông lên trường cao đẳng, từ nông thôn ra thành thị nên có nhiều điều mới mẻ, bỡ ngỡ. Với NDHT mới đòi hỏi các em phải có PPH phù hợp. Ở năm thứ nhất, chủ yếu các em học các môn cơ sở, lý thuyết chuyên ngành, chưa được kiến tập, thực tập rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp. Với môi trường cao đẳng, các em phải làm quen và bắt đầu xây dựng các MQH mới với thầy cô, bạn bè. Bởi vậy, mức độ thích ứng với PPHT, KNNN và các MQH của các em thấp hơn khá nhiều so với sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba (phụ lục 6.10). Điều đó cũng dễ hiểu vì với thay đổi như vậy và thời gian làm quen chưa nhiều, các em chưa thể thích ứng ngay được với môi trường và hoạt động học tập ở trường cao đẳng. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức độ thích ứng nghề nghiệp giữa sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba và giả thuyết chúng tôi đưa ra là phù hợp. 3.7.4. So sánh mức độ TƯNN của sinh viên theo vùng, miền Theo số liệu điều tra về nơi sinh sống của sinh viên trước khi vào học trường CĐSP Sơn La và kết quả nghiên cứu về TƯNN của sinh viên, chúng tôi thu được kết quả như sau: 90 Bảng 3.21: Mức độ TƯNN của sinh viên theo vùng, miền Mức độ TƯNN Thấp Trung bình Cao Vùng miền N ĐTB SD N % N % N % Vùng sâu 106 1.15 0.24 10 9.4 80 75.5 16 15.1 Nông thôn 92 1.20 0.21 5 5.4 67 72.8 20 21.7 Thành thị 33 1.27 0.19 1 3.0 17 51.5 15 45.5 Tổng 231 16 164 51 Số liệu bảng 3.21 và biểu đồ 4.10 cho thấy, sinh viên sống ở thành thị có mức độ TƯNN cao nhất (ĐTB = 1.27), kế tiếp là sinh viên ở khu vực nông thôn (ĐTB = 1.20) và thấp nhất là sinh viên ở vùng sâu, vùng xa (ĐTB = 1.15). Từ kết quả thu được chúng tôi lý giải hiện trạng trên như sau: 9.4 75.5 15.1 5.4 72.8 21.7 3 51.5 45.5 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Vùng sâu Nông thôn Thành thị Mức độ TƯNN Cao Trung bình Thấp Biểu đồ 3.10: Mức độ TƯNN của sinh viên theo vùng, miền Sinh viên ở thành thị thích ứng tốt hơn so với hai khu vực còn lại bởi lẽ: khi vào học tại trường CĐSP, môi trường sống, sinh hoạt của các em không khác nhiều so với ở nhà (có em vẫn sinh hoạt tại gia đình), cha mẹ các em thường là cán bộ và điều kiện kinh tế thuận lợi hơn có thể đáp ứng các nhu cầu học tập và tham gia vào các hoạt động tập thể của các em (phương tiện đi 91 92 lại, máy vi tính, sách, báo, tài liệu). Mặt khác, sống ở thành thị, các em có môi trường học tập tốt hơn (điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học, tính cạnh tranh cao, được tham gia vào nhiều hoạt động xã hội) giúp các em có nền tảng kiến thức và hiểu biết chung tốt hơn, nhạy bén và linh hoạt hơn. Chính vì vậy, các chỉ số thích ứng có sự chênh lệch đáng kể so với sinh viên ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa đó là thích ứng với NDHT, với PPHT, với KNNN và với ĐK, PTHT (bảng 4.27). Tuy nhiên, chỉ số thích ứng với tâm thế nghề nghiệp của sinh viên khu vực thành thị (ĐTB = 1.12) lại thấp hơn so vùng sâu, vùng xa (ĐTB = 1.17) (phụ lục 6.11). Ở thành thị, qua các phương tiện khác nhau các em cập nhật được nhiều thông tin về các ngành nghề trong xã hội, có nhiều sự lựa chọn. Do đó, nhiều em vẫn còn “phân vân” với sự lựa chọn của mình và vẫn muốn chuyển sang ngành học khác mà các em cho là phù hợp hơn với bản thân và nhu cầu xã hội. Ngược lại, ở vùng sâu, vùng xa kinh tế chậm phát triển, chủ yếu là nông nghiệp, rất ít và thậm chí không có những ngành nghề khác để cho các em lựa chọn, trong khi trường học, giáo viên thì bản làng nào cũng có. hơn nữa, các phương tiện thông tin thiếu thốn nên sự hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội của các em hạn chế. Do đó, nhiều em đã lựa chọn ngành sư phạm vì cho rằng ngành học này rất phù hợp với “vùng quê”, vì “bố mẹ không biết chữ”, mong muốn “mang hiểu biết cho mọi người xung quanh”, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện đi học ở các trường khác, nơi khác. Sơn La là một tỉnh miền núi nên sinh viên ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa chiếm tỉ lệ lớn trong khách thể nghiên cứu (nông thôn chiếm 40% và vùng sâu chiếm 46%). Từ nông thôn ra thành thị, môi trường sống và học tập có nhiều điều mới lạ đòi hỏi các em phải nhanh chóng hoà nhập. Cha mẹ các em chủ yếu là nông dân, trình độ văn hoá thấp, sự quan tâm đến việc học tập của gia đình đối với con cái còn hạn chế. Điều kiện kinh tế của nhiều em rất khó khăn, nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu là làm nương rẫy và chăn nuôi. Em Bàn Thị T (Lớp MNK3) tâm sự “Tiền gia đình cho em hàng tháng rất ít, em cũng không dám xin thêm vì nếu có xin thêm bố mẹ cũng không biết 93 lấy ở đâu ra gửi cho em, lại phải đi vay thôi”, hoặc em Bạc Cầm D (lớp Văn - Sử K9) nói “nhiều khi em muốn mua thêm tài liệu, sách báo để tham khảo nhưng em không có tiền vì tiền bố mẹ cho chỉ đủ ăn uống và sinh hoạt tối thiểu thôi”. Do đó, hầu hết các em không có máy vi tính và không ít sinh viên chưa được học sử dụng máy vi tính ở phổ thông nên việc tiếp cận và sử dụng những phương tiện học tập hiện đại rất khó khăn, lúng túng đối với các em. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ TƯNN của sinh viên vùng sâu, vùng xa. Phần lớn các em là người dân tộc thiểu số. Có lớp 100% là sinh viên dân tộc thiểu số (lớp Toán – Lý K10). Khi tiếp xúc với các em chúng tôi thấy nhiều em phát âm tiếng Việt (Kinh) còn chưa chuẩn. Sự giao thoa ngôn ngữ gây khó khăn cho hoạt động nhận thức học tập khi mà công cụ của tư duy bị hạn chế. Ngoài ra, một phần trong tổng số sinh viên vào học trường CĐSP Sơn La từ hệ đào tạo nguồn (đào tạo theo địa chỉ - cử tuyển). Các em là con em dân tộc thiểu số đến từ những xã vùng sâu, vùng xa khó khăn, nơi mà mạng lưới giáo dục còn yếu kém, đội ngũ giáo viên thiếu, chất lượng “đầu vào” của những sinh viên này không bằng với những sinh viên trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh. Chính vì vậy, khả năng thích ứng với nội dung, với phương pháp học tập và phương tiện học tập của các em rất hạn chế. Với kết quả nghiên cứu thu được chứng tỏ có sự khác biệt về mức độ thích ứng nghề nghiệp ở sinh viên đến từ các vùng khác nhau của tỉnh Sơn La và nó phù hợp giả thuyết mà đề tài đưa ra. Để thấy rõ hơn thực trạng vấn đề thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường CĐSP Sơn La, đề tài tiếp tục nghiên cứu một số trường hợp cụ thể. 3.8. Kết quả phỏng vấn sâu một số trường hợp Sau khi tính điểm trung bình của tất cả các sinh viên (khách thể nghiên cứu trong đề tài), chúng tôi lựa chọn 3 trường hợp sinh viên có ĐTB thấp nhất, trung bình và cao nhất để tìm hiểu sâu hơn. 3.8.1 Trường hợp có mức độ thích ứng nghề nghiệp thấp nhất Đó là sinh viên Lò Thị Q (nữ) lớp CĐSP Mầm non K5A. Em là sinh viên năm thứ nhất, dân tộc Thái. Đây là thành phần dân tộc chiếm tỉ lệ cao 94 nhất trong các dân tộc sinh sống ở tỉnh Sơn La và cũng là tỉ lệ sinh viên cao nhất trong khách thể nghiên cứu của đề tài. Sinh viên Lò Thị Q sinh ra và lớn lên tại xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Sốp Cộp là một huyện khó khăn nhất của tỉnh. Số lượng người Kinh sinh sống ở đây chỉ chiếm khoảng 7%, còn lại là các dân tộc khác, trong đó dân tộc Thái chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Từ trung tâm thành phố Sơn La đến huyện Sốp Cộp khoảng 150 km, giao thông rất khó khăn Khi còn nhỏ, em học ở trường tiểu học và trung học cơ sở ở xã. Khi học trung học phổ thông em học ở trường của huyện cách nhà khoảng 15 Km. Trong những năm học trung học phổ thông kết quả học tập của em đều ở mức trung bình Vào học trường CĐSP Sơn La, em sống trong kí túc xá của trường với các bạn cùng lớp. Qua trao đổi với chúng tôi Q cho biết, em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Từ vùng sâu vào học và sống ở trường Cao đẳng, em còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng trong sinh hoạt cũng như trong học tập. Do tính nhút nhát, không tự tin nên em ít giao lưu với các bạn sinh viên khác. Khả năng nghe, hiểu bài ngay trên lớp của em không được tốt nên em ghi chép bài nhiều khi không đúng và không đầy đủ nội dung. Em cho biết, chưa bao giờ em xung phong phát biểu ý kiến trên lớp, em cũng ít khi trao đổi, học hỏi bài với các bạn khác trong lớp cũng như trong phòng, em rất khó khăn khi sử dụng phương tiện, đồ dùng học tập, chưa biết sử dụng máy vi tính . Chính vì vậy, mức độ thích ứng của em rất thấp (ĐTB = 0.58) (phụ lục 6.12). Trong đó, có tới 4/6 chỉ số thích ứng của em ở mức “thấp”, trong đó, thích ứng với việc rèn luyện KNNN (ĐTB = 0.53) và ở tâm thế nghề (ĐTB = 0.14) là kém nhất. Kết quả học tập năm học 2008 – 2009 của em đạt điểm trung bình chung là 4.40, xếp loại học lực “yếu” Số lượng sinh viên có đặc điểm, hoàn cảnh như em Lò Thị Q ở trường CĐSP Sơn La là không nhỏ. Vấn đề đặt ra ở đây là cần giúp các em, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất nhanh chóng thích ứng với môi trường học tập ở trường cao đẳng, mạnh dạn, tự tin và chủ động trong học tập và trong các hoạt 95 động tập thể của trường, của lớp. 3.8.2 Trường hợp có mức độ thích ứng nghề nghiệp cao nhất Đó là sinh viên Nguyễn Hải L (nam) lớp CĐSP Toán - Lý K9. Em là sinh viên năm thứ hai, dân tộc Kinh. Gia đình em sinh sống tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Là một xã nằm ven đường quốc lộ 6, kinh tế khá phát triển so với các xã khác trong tỉnh. Từ nhà em đến trường khoảng hơn 30km. Bố em là giáo viên, mẹ em làm nghề buôn bán nhỏ. Kinh tế của gia đình em tương đối khá giả. Trước khi vào học trường CĐSP, em học tại trường trung học phổ thông huyện Mai Sơn với KQHT ở mức trung bình khá. Ở trường CĐSP, em sống ở nhà trọ cùng hai bạn học phổ thông (đang học chuyên ngành khác của trường). Qua trao đổi với em, tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp,của một số giảng viên trực tiếp giảng dạy và sinh viên trong lớp chúng tôi được biết: Nguyễn Hải L là một cán bộ lớp (lớp phó học tập) có trách nhiệm với công việc của tập thể lớp. Em mong muốn trở thành giáo viên, do đó trong các giờ học trên lớp em tập trung nghe giảng, ghi chép nội dung bài học theo ý hiểu của mình, nghiêm túc, tích cực tham gia thảo luận, sử dụng khá thành thạo các phương tiện học tập, hoàn thành các nhiệm vụ học tập thầy cô giao. Chính vì vậy mà điểm số thích ứng khá cao (ĐTB = 1.67), 6/6 chỉ số thích ứng của em đạt mức độ “cao”, trong đó thích ứng với PPHT có ĐTB rất cao (ĐTB = 1.90) và KQHT năm học 2008-2009 của em đạt loại “khá” (phụ lục 6.12). Vấn đề cần quan tâm ở đây là cần tạo điều kiện cho những sinh viên có lòng yêu nghề, có năng lực phù hợp với nghề phát huy những khả năng của mình để trở thành những giáo viên đáp ứng với yêu cầu của ngành giáo dục, của xã hội. 3.8.3 Trường hợp có mức độ thích ứng nghề nghiệp trung bình Số lượng sinh viên có mức độ TƯNN “trung bình” chiếm tỉ lệ nhiều nhất (71%). Một trong những sinh viên đó là Hà Thị T (nữ). Em là sinh viên năm thứ 3 lớp CĐSP Mầm non K3A, dân tộc Thái. Gia đình em cư trú tại thị trấn Mộc Châu - Sơn La. Cha mẹ em là cán bộ công chức. Kinh tế của gia 96 đình em tương đối khá giả. KQHT của em ở trường trung học phổ thông đạt mức “trung bình khá”. Sau khi trúng tuyển vào học trường CĐSP Sơn La, em sống trong ký túc xá với các bạn cùng lớp. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, mặc dù đã học năm cuối ở trường CĐSP nhưng em vẫn chưa thực sự yêu thích ngành học và vẫn “muốn chuyển sang ngành học khác” nếu có cơ hội. Em học ngành sư phạm Mầm non là do sự tư vấn, mong muốn của cha mẹ, muốn em có một “công việc ổn định” sau này, phù hợp với con gái và lo em không thi đỗ vào các trường khác. Các thầy cô và bạn bè trong lớp cũng cho biết: T là một sinh viên khá nhanh nhẹn, hoạt bát, năng lực học tập khá, nhưng em không tập trung vào việc học tập, thích tham gia các hoạt động tập thể và nhiệt tình giúp đỡ bạn bè. Em cho biết, em đến lớp nghe giảng “chỉ để đủ điều kiện dự thi” và học đạt điểm trung bình các môn học để không phải thi lại. Em “cảm thấy chưa thực sự yêu thích ngành học, môn học nên không có hứng thú học tập” và không cố gắng tìm cho mình PPHT phù hợp; phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa thực sự gây hứng thú. Chính vì vậy, hầu hết các chỉ số thích ứng (4/6) của em chỉ ở mức “trung bình” (ĐTB = 1.19). Thích ứng với ĐK, PTHT ở mức độ “thấp” (ĐTB = 0.60)). Chỉ có thích ứng với các MQH ở trường cao đẳng đạt mức “cao”(ĐTB = 1.90). KQHT của em xếp loại “trung bình khá” (TBHT = 6.83) (phụ lục 6.12) Trường hợp sinh viên Hà Thị T phản ánh một thực trạng: trong qua trình học tập tại trường CĐSP Sơn La, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa thực sự yêu thích ngành học đã lựa chọn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, sự nỗ lực và tính tích cực của các em, dẫn đến kết quả học tập của các em không cao. Hiện trạng này cũng nói lên vấn đề giáo dục nghề cho sinh viên trong quá trình học tập ở trường CĐSP chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, nhà trường, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt các thầy, cô cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này và bằng những hoạt động thiết thực, bằng kiến thức, phương pháp giảng dạy và tấm gương của chính mình để giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nghề cho các em. 97 Qua việc phân tích các trường hợp trên, chúng tôi nhận thấy rằng, các vấn đề thích ứng với PPHT, với việc rèn luyện KNNN và với ĐK, PTHT cho sinh viên cần được quan tâm nhiều hơn. Các sinh viên trên là những trường hợp cụ thể, với những yếu tố cụ thể tác động đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của từng em. Phần sau chúng tôi xin được trình bày một số yếu tố cơ bản tác động đến mức độ TƯNN của các em hiện nay. 3.9. Một số yếu tố cơ bản tác động đến mức độ TƯNN của sinh viên trường CĐSP Sơn La. Có thể có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến mức độ TƯNN của sinh viên. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ một số yếu tố cơ bản đó là: động cơ, thái độ học tập của sinh viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên và các điều kiện sư phạm khác. 3.9.1 Động cơ, thái độ học tập của sinh viên Khi sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, nó sẽ thúc đẩy sinh viên tích cực thực hiện hoạt động học tập của mình và điều đó có tác động nhất định đến mức độ TƯNN của sinh viên. Chúng tôi xem xét tính tích cực của sinh viên trong học tập theo 3 mức: “tích cực”, “tương đối tích cực’ và “không tích cực”. Kết quả trong bảng 3.22 cho thấy, sinh viên có mức độ “tương đối tích cực” trong học tập chiếm tỷ lệ lớn (88.7% và ĐTB = 1.08), mức độ “tích cực’ chiếm 6.5% và “không tích cực” còn 4.8%. Tính tích cực của sinh viên thể hiện rõ nhất ở việc sinh viên chuyên cần đến lớp nghe giảng để “hiểu bài và biết cách học” (ĐTB = 1.89), thứ hai là rèn luyện các phẩm chất “ có lối sống giản dị, trong sáng, trung thực” (ĐTB = 1.86) và “quan tâm, yêu thương trẻ, biết tạo dựng uy tín và lòng tin của trẻ” (ĐTB = 1.73) . Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa tích cực. Khi gặp khó khăn trong học tập sinh viên chưa “tìm đọc những tài liệu khác nhau để hiểu sâu vấn đề đó” (ĐTB = 0.32) hoặc không “cố gắng suy nghĩ để tìm hiểu” (ĐTB = 0.44); hoặc đến lớp nghe giảng chỉ để “có đủ điều kiện để dự thi” (ĐTB = 0.55), hoặc khi thảo luận chưa tích cực suy nghĩ mà “thường đồng tình với ý kiến của người khác mà ít đưa ra ý kiến của mình”(ĐTB = 0.40) mặc dù đa số 98 sinh viên đánh giá thảo luận là hình thức“phù hợp với việc học tập ở trường cao đẳng”, nó giúp sinh viên “hiểu sâu vấn đề hơn” (ĐTB = 1.60). Theo ý kiến của các giảng viên “một số sinh viên tích cực tham gia thảo luận, số khác ỷ lại” (Phiếu số 9). Có những sinh viên chưa tích cực “tự học, tự nghiên cứu các kiến thức liên quan đến ngành học” (ĐTB = 0.60). Một bộ phận không nhỏ sinh viên còn có tư tưởng “trung bình chủ nghĩa” chỉ cần vượt qua kỳ thi, được lên lớp, được tốt nghiệp ra trường có tấm bằng cử nhân. Do đó, các em “chỉ học bài khi kỳ thi đến gần” (ĐTB = 1.23), “Chỉ cần học thuộc bài qua vở ghi hoặc nắm bắt ý chính qua bạn bè” để vượt qua kỳ thi (ĐTB = 1.24) nên ngay cả khi “không có đủ tài liệu để đọc” cũng không làm cho các em lo lắng (ĐTB = 1.10). Sinh viên chưa có TĐHT tích cực do nhiều nguyên nhân như: động cơ chọn ngành học không đúng đắn nên chưa thực sự yêu thích ngành học, môn học, không có hứng thú học tập; hoặc chưa nắm vững kiến thức đã học nên không hiểu bài, thụ động trong các giờ học; hoặc thiếu tự tin, không chủ động trong mối quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè để trao đổi, chia xẻ kinh nghiệm, tìm ra PPHT phù. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy của giảng viên không gây hứng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên thiếu tích cực trong học tập. Một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên không tích cực trong học tập đó là động cơ chọn nghề. Kết quả nghiên cứu (phụ lục 6.5) cho thấy, động cơ chọn ngành học do “mong muốn có kỹ năng chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo học sinh” đạt ĐTB cao nhất (ĐTB = 1.62) và có độ phân tán thấp nhất (SD = 0.56). ĐTB cao thứ hai là động cơ chọn ngành học này vì nó “khá phù hợp với tính cách, năng lực của bản thân” (ĐTB = 1.37 và SD = 0.67). Điều đó chứng tỏ rằng hai động cơ này chiếm ưu thế trong sự lựa chọn ngành học của các em và đó cũng là những động cơ chọn nghề đúng đắn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít sinh viên chọn nghề với động cơ “Điểm chuẩn vào trường thấp và không thi đỗ vào các trường khác” (ĐTB = 1.41, SD = 0.63), hoặc “Để làm hài lòng người thân trong gia đình” (ĐTB = 99 1.16, SD = 0.67). Các lý do khác cũng được một bộ phận sinh viên lựa chọn như: “ngành sư phạm không phải đóng học phí ” (ĐTB = 0.8) và chọn ngành sư phạm để “có thể tìm được việc làm ổn định” (ĐTB=0.6). Đa số sinh viên của trường là con em dân tộc thiểu số đến từ nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều kiện kinh tế của nhiều em rất khó khăn, do đó các em chọn ngành học này để giảm bớt khó khăn cho gia đình. Cũng có những sinh viên và các bậc phụ huynh cho rằng nghề dạy học là “một nghề ổn định” hoặc do sinh viên chưa tích cực tìm hiểu các thông tin liên quan đến nhà trường, đến ngành học mà lựa chọn theo cảm tính hoặc theo mong muốn của người khác. Việc sinh viên lựa chọn ngành học mà mình không yêu thích và không phù hợp với nó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của họ. Để học sinh có động cơ chọn nghề và lựa chọn được nghề phù hợp thì nhà trường phổ thông và xã hội cần làm tốt công tác hướng nghiệp. Việc sinh viên chọn ngành học chưa hoàn toàn phù hợp với mình, các trường sư phạm cần tiếp tục điều chỉnh, giáo dục tuyên truyền nghề cho họ một cách nghiêm túc trong suốt quá trình học tập ở trường. Ngoài ra, Cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá của nhà trường nói chung và trường cao đẳng sư phạm Sơn La nói riêng là tổ chức thi đồng loạt sau khi học hết các môn (cho mỗi học kỳ) với phương pháp thi chủ yếu là tự luận. Với cách thức tổ chức thi như vậy làm cho một số sinh viên chưa tích cực trong học tập bởi vì: một số giảng viên và sinh viên được hỏi cho biết vẫn “còn có hiện tượng gian lận trong thi cử”. Sinh viên đôi khi quay cóp khi “có điều kiện thuận lợi và nhiều người khác cũng làm như vậy”, hoặc “để khỏi bị thi lại” (Phiếu phỏng vấn số 7), hoặc “để đạt điểm cao sau này dễ xin được việc làm” (Phiếu phỏng vấn số 2). ). Như vậy, một bộ phận không nhỏ sinh viên vẫn còn có hành vi gian lận trong các kỳ thi. Thực tế này chỉ ra sự kém thích ứng của một bộ phận sinh viên trước mục tiêu đào tạo của trường cao đẳng và cách tổ chức kiểm tra, đánh giá còn có những bất cập cần có sự cải tiến và đổi mới. 100 Bảng 3.22: Mối quan hệ giữa TĐHT và mức độ TƯNN của sinh viên Thấp Trung bình Cao Mức độ TƯNN TĐHT N % N % N % Tổng % Không tích cực 4 25 7 4 0 0 11 4.8 Tương đối tích cực 12 75 150 92 43 84 205 88.7 Tích cực 0 0 7 4 8 16 15 6.5 Tổng 16 164 51 231 100 Số liệu bảng 3.22 cho thấy, với thái độ học tập “tích cực” sinh viên có mức độ TƯNN “cao” chiếm tỉ lệ (16%), mức độ “trung bình” là 4% và không có sinh viên nào ở mức độ “thấp”. Với thái độ học tập “không tích cực”, sinh viên có mức độ TƯNN “thấp” chiếm 25%, “trung bình” là 4% và không có sinh viên nào có mức độ TƯNN “cao”. Với hệ số tương quan Pearson (r = 0.640) (phụ lục 7.2) và kết quả phân tích trên chứng tỏ rằng, TĐHT tích cực là một trong những yếu tố tác động khá mạnh đối với mức độ TƯNN của sinh viên. 3.9.2. Phương pháp giảng dạy của giảng viên Trong quá trình dạy học, mỗi giảng viên có cách giảng dạy khác nhau. Có giảng viên vẫn giảng theo phương pháp truyền đạt kiến thức một chiều, có giảng viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy. Để tìm hiểu ảnh hưởng phương pháp giảng dạy của giáo viên đối với mức độ TƯNN của sinh viên, chúng tôi xem xét sự thích ứng của sinh viên với một số cách dạy mà giảng viên thường sử dụng khi lên lớp. Theo kết quả nghiên cứu (phụ lục 6.6), các phương pháp giảng dạy được nhiều sinh viên cho là “phù hợp” đó là “Giảng viên giảng bài, sinh viên tự ghi” (ĐTB = 1.61), “sinh viên đọc tài liệu trước, đặt câu hỏi và giảng viên giải đáp thắc mắc” (ĐTB = 1.67), “Sinh viên chuẩn bị bài theo chủ đề mà giảng viên đề ra cho từng nhóm, trình bày và thảo luận các vấn đề đó với các nhóm khác dưới sự tổ chức của giảng viên” (ĐTB = 1.60) và “Giảng viên 101 phát tài liệu hoặc giới thiệu chủ đề rồi giảng giải, hướng dẫn sinh viên thảo luận” (ĐTB = 1.51) ). Đây là các phương pháp giảng dạy tạo nên sự tích cực, chủ động và tính hợp tác của sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có sinh viên được hỏi cho rằng các giảng viên cần phải trình bày vấn đề chậm hơn và cô đọng hơn để họ có thể hiểu và ghi chép được những nội dung cơ bản của bài học. Phương pháp giảng dạy theo kiểu “Giảng viên đọc cho sinh viên ghi” phần lớn sinh viên cho rằng không còn phù hợp với thực tế học tập ở trường cao đẳng (ĐTB = 0.69). Tuy nhiên vẫn còn 29% sinh viên cho là “phù hợp”. Với phương pháp này, sinh viên không được tham gia trao đổi kiến thức với giảng viên, gây nên sự nhàm chán và thụ động ở sinh viên. Sinh viên cũng nhận thức được rằng ở trường cao đẳng, nhiệm vụ chủ yếu của giảng viên là hướng dẫn cách học, cách tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề cho sinh viên chứ không chỉ là cung cấp kiến thức, đọc để sinh viên chép bài. Sinh viên phải là người chủ động với việc học tập của mình. Nhiều giảng viên cho biết, các giảng viên “chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình và vấn đáp” “thỉnh thoảng sử dụng đồ dùng trực quan”, còn việc sử dụng “máy vi tính và máy chiếu” rất hạn chế (Phiếu phỏng vấn số 5, 9..). Do đó, có tới 56.3% sinh viên được hỏi cho rằng “phương pháp giảng bài của số giảng viên chưa thực sự gây hứng thú học tập”. Theo những sinh viên này: “Một số giảng viên không thực sự tâm huyết, phương pháp giảng dạy không hấp dẫn” (phiếu phỏng vấn số 7), hoặc “Giảng viên giảng dạy không tạo ra không khí sôi nổi, tích cực cho sinh viên, sinh viên thường thụ động” (Phiếu phỏng vấn số 6); “Giảng viên cứ giảng bài mà không biết sinh viên mình dạy là ai, họ có hiểu bài hay không” (Phiếu phỏng vấn số 5). Chính vì vậy, có sinh viên đến lớp chỉ là “có đủ điều kiện để được dự thi” hoặc “là một trong những cách thức để giảng viên đánh giá tốt tư cách sinh viên”, hoặc là “nếu không phải điểm danh” thì sinh viên sẽ “không đến lớp vì có giáo trình và có thể tự học ở nhà”. Tóm lại, phương pháp học luôn gắn bó chặt chẽ với phương pháp dạy. Thích ứng với PPHT là một trong những chỉ số có mối quan hệ trực tiếp và 102 chặt chẽ với mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên (Hệ số tương quan r = 0.73). Sinh viên có khả năng thích ứng tốt hay không với PPHT ở trường cao đẳng phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn và phương pháp giảng dạy sáng tạo của mỗi thầy, cô. Mỗi giảng viên phải là một tấm gương “hướng nghiệp” giá trị nhất. Do đó, các thầy, cô phải nhận rõ vai trò và giá trị của mình để làm tốt hơn nhiệm vụ này. Chính vì vậy, phát biểu tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 09/2005/QĐ-TTg về thực hiện Đề án Xây dựng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010 và đổi mới công tác tổ chức cán bộ, quản lý giáo dục ngày 12/05/2009, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu: Trong 2 năm tới phải chấm dứt tình trạng giảng dạy lạc hậu còn phổ biến trong các trường sư phạm như hiện nay…Các trường sư phạm phải là đầu tàu về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy để kéo cả hệ thống giáo dục quốc dân đi lên 3.9.3. Các điều kiện sư phạm khác Các điều kiện sư phạm như: đội ngũ giảng viên, tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập, giảng đường, phòng thí nghiệm, ký túc xá, cơ sở thực hành…là những điều kiện có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo của trường cao đẳng. Vì vậy, nó cáo tác động rất lớn đến việc học tập và mức độ TƯNN của sinh viên. Các phần 4.9.2 của báo cáo này đã phân tích làm rõ ảnh hưởng trực tiếp phương pháp dạy của giảng viên đến phương pháp học của sinh viên. Phần 4.5 đã phân tích kết quả nghiên cứu về mức độ thích ứng của sinh viên với ĐK, PTHT và cho thấy, còn nhiều sinh viên thích ứng ở mức độ “thấp” với ĐK, PTHT (12.1%). Trong các nguyên nhân dẫn đến sự kém thích ứng mà sinh viên đưa ra có nguyên nhân như: “tài liệu tham khảo cho môn học còn ít”(40.3%), hoặc “lớp học quá đông nên ít được thực hành trên lớp, ít có cơ hội trao đổi vấn đề một cách sâu sắc”(chiếm 15.2%) (phụ lục 6.4). Nhiều sinh viên không hài lòng với các điều kiện “đồ dùng, phương tiện phục vụ cho các giờ học trên lớp” (chiếm 29.4%), “các trang thiết bị phục vụ cho các giờ học 103 ngoại khoá, các hoạt động ngoài giờ lên lớp” (chiếm 22.9%) và “giáo trình và tài liệu tham khảo trong thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập” (chiếm 32.0%). Trong những năm gần đây, được quan tâm và đầu tư của tỉnh nên cơ sở vật chất như giảng đường, lớp học, ký túc xá, sân bãi …của trường CĐSP Sơn La khá khang trang. Ngoài ra, một số lượng không nhỏ đồ dùng và phương tiện dạy học của nhà trường được cấp thông qua các dự án như: Dự án phát triển giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, Dự án Việt - Bỉ…Trường có 4 phòng máy tính với khoảng 200 máy vi tính kết nối mạng Internet. Một số lớp học đã được lắp máy vi tính, máy chiếu đa năng, có các phòng thí nghiệm cho các môn học: Sinh vật, hoá học, vật lý và một trung tâm thư viện…Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng không hợp lý các ĐK, PTHT làm giảm hứng thú, tính tích cực và chủ động của sinh viên trong giờ học, cản trở giảng viên và sinh viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả dạy học và cách học của sinh viên. Hơn nữa, việc sinh viên không được hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng và không thường xuyên được sử dụng các đồ dùng, phương tiện dạy học dẫn đến sinh viên thường lúng túng khi sử dụng chúng trong học tập, trong các giờ tập giảng, thực tập giảng dạy ở trường phổ thông. Chính vì vậy mà mức độ thích ứng với ĐK, PTHT của sinh viên xếp hạng khá thấp (5/6) trong các chỉ số TƯNN. Có chỗ ăn, chốn ở ổn định, phù hợp giúp sinh viên yên tâm, tập trung vào học tập. Hiện nay, trường CĐSP Sơn La chưa có đủ ký túc xá cho tất cả sinh viên, nhưng với điều kiện ký túc xá hiện có đáp ứng được phần lớn nhu cầu chỗ ở cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sinh viên không hài lòng với điều kiện sống trong ký túc xá (chiếm 26.8%). Một trong các lý do không hài lòng của sinh viên đó là việc quản lý và sử dụng cơ sở vật chất trong ký túc xá chưa tốt (hay mất điện và mất nước) gây khó khăn cho sinh viên trong sinh hoạt hàng ngày. Mục đích cuối cùng việc học tập của sinh viên là để vận dụng những kiến thức, kỹ năng lĩnh hội được ở trường CĐSP vào công việc giảng dạy và 104 giáo dục học sinh ở trường phổ thông. Tuy nhiên, việc đầu tư và phối hợp với các trường phổ thông của nhà trường chưa thường xuyên và chặt chẽ. Chỉ đến các kỳ thực tập nhà trường mới cử cán bộ, giảng viên tới trường phổ thông để liên hệ, thống nhất kế hoạch cho sinh viên đến thực tập mà chưa có những hội thảo, trao đổi kinh nghiệm và lấy ý kiến phản hồi từ cán bộ, giáo viên các trường phổ thông về nội dung, chương trình và chất lượng đào tạo của trường CĐSP, hoặc tổ chức cho sinh viên tham gia thường xuyên các hoạt động ở trường phổ thông dẫn đến có những bất cập, không phù hợp giữa nội dung giảng dạy ở trường sư phạm và trường phổ thông. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng, kém thích ứng với nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Như vậy, các điều kiện sư phạm là yếu tố tác động mạnh mẽ đến mức độ TƯNN của sinh viên. Để giúp sinh viên thích ứng tốt hơn với ngành học và nghề nghiệp tương lai trong quá trình học tập ở trường CĐSP thì trường CĐSP phải có kế hoạch trong việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có chất lượng, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của trường, cơ sở thực hành, thực tập đồng bộ; quan tâm đến nguyện vọng, đề xuất của sinh viên để có những cải tiến, điều chỉnh trong cách quản lý và sử dụng các điều kiện hiện có một cách hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong học tập và rèn luyện. Về phía sinh viên, cần tích cực, chủ động biến những khó khăn khách quan thành cơ hội, điều kiện thuận lợi để vươn lên chiếm lĩnh, làm chủ tri thức, KNNN tương lai của mình. 105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - TƯNN của sinh viên sư phạm là quá trình sinh viên tích cực tìm hiểu về nghề dạy học, chủ động hoà nhập với các điều kiện học tập, nội dung và PPHT; tự giác rèn luyện các KNNN; bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết của người giáo viên, đáp ứng với yêu cầu của ngành giáo dục, của xã hội hiện nay. - TƯNN của sinh viên trường CĐSP Sơn La chủ yếu ở mức độ “trung bình”, mức độ thích ứng “cao” không nhiều và vẫn còn một bộ phận sinh viên có mức độ thích ứng “thấp”. Trong đó, sinh viên thích ứng tốt nhất với các mối quan hệ và thích ứng kém nhất với điều kiện, phương tiện học tập ở trường cao đẳng. - Các chỉ số thích ứng có mối quan hệ thuận với mức độ TƯNN. Trong đó, thích ứng với NDHT và PPHT có mối tương quan rất chặt chẽ với các chỉ số thích ứng còn lại và với mức độ TƯNN. - Mức độ TƯNN tương quan thuận với KQHT của sinh viên. Những sinh viên có mức độ thích ứng “cao”, thường đạt KQHT “khá” hoặc “trung bình”, không có loại yếu. Ngược lại, những sinh viên có mức độ thích ứng “thấp” thường chỉ đạt KQHT “yếu” hoặc “trung bình”. Nói cách khác, mức độ TƯNN có ảnh hưởng rất lớn đến KQHT của sinh viên. - Có sự khác biệt về mức độ TƯNN giữa các sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba. Trong đó, sinh viên năm thứ ba có mức độ thích ứng tốt nhất, kế tiếp là năm thứ hai và cuối cùng là sinh viên năm thứ nhất. Điều đó cho thấy, quá trình học tập ở trường CĐSP giúp cho sinh viên ngày càng thích ứng với ngành học. Tuy nhiên, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của sinh viên và mức độ thích của sinh viên năm thứ ba chênh lệch không đáng kể so với sinh viên năm thứ hai. - Sinh viên sống ở các vùng, miền khác nhau của tỉnh Sơn La có mức độ TƯNN khác nhau. Với điều kiện kinh tế - xã hội và giáo dục tốt hơn, sinh viên sống ở thành phố, thị xã có mức độ TƯNN cao hơn so với sinh viên ở 106 nông thôn và vùng sâu, vùng xa. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ TƯNN của sinh viên. Trong đó, động cơ, học thái độ học tập, phương pháp giảng dạy của giảng viên và các điều kiện sư phạm là những yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến TƯNN của sinh viên. 2. Kiến nghị Dựa trên những ý kiến đề xuất và nguyện vọng của sinh viên và giảng viên và xuất phát từ thực trạng vấn đề TƯNN của sinh viên trường CĐSP Sơn La, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với nhà trường, các khoa - Trường CĐSP cần các hình thức cung cấp rộng rãi thông tin về nhà trường, các ngành đào tạo tới học sinh trung học trong tỉnh, cùng với các nhà trường phổ thông làm tốt công tác hướng nghiệp giúp các em định hướng và lựa chọn ngành học phù hợp với nguyện vọng, khả năng của bản thân, với yêu cầu của ngành nghề lựa chọn và với nhu cầu nhân lực của địa phương, của đất nước. - Các tổ chức Đoàn, Hội cần phát huy vai trò của mình, tổ chức những hoạt động đa dạng vào thời gian đầu sinh viên mới nhập học để sinh viên làm quen nhanh hơn với môi trường sống tự lập, xa gia đình và giúp các em hiểu biết hơn về nhà trường như: mục tiêu đào tạo của nhà trường, truyền thống nhà trường, đội ngũ giáo viên và các nội quy, quy định. Qua đó, củng cố lòng tin của các em về sự lựa chọn ngành học của mình, tự hào về nhà trường nơi các em được học tập, ổn định tư tưởng và có định hướng phấn đấu rõ ràng trong quá trình học tập ở trường cao đẳng. - Nhà trường, các khoa cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khoá trao đổi kinh nghiệm giữa giảng viên, sinh viên cũ với sinh viên mới về nội dung, chương trình học tập, cách dạy của giảng viên và cách học hiệu quả ở trường cao đẳng để các em thích ứng nhanh hơn với hoạt động học tập. - Cần điều chỉnh cách thức tổ chức thi và đánh giá KQHT của sinh viên, chấn chỉnh hiện tượng gian lận trong thi cử để đánh giá một cách khách quan thành tích học tập của sinh viên, có các biện pháp khuyến khích kịp thời 107 sinh viên học tập chất lượng, tạo không khí học tập tích cực, cạnh tranh lành mạnh giữa các sinh viên. - Nâng cao chất lượng các giờ học thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kiến tập, thực tập ở trường phổ thông cho sinh viên. Tránh hiện tượng thầy cô chỉ lên lớp lý thuyết, còn các giờ thực hành để sinh viên tự thực hiện, thiếu sự hướng dẫn cụ thể, sự nhận xét, đánh giá, uốn nắn cho sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Chuẩn bị hành trang nghề thật tốt cho sinh viên trước khi đưa họ đi kiến tập và thực tập ở các trường phổ thông, trường mầm non. Tổ chức hoạt động kiến tập, thực tập sao cho mang tính hướng nghiệp cao làm tăng thêm nhiệt huyết với nghề và hun đúc lòng yêu nghề ở sinh viên. - Cần có sự đầu tư và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các trường phổ thông để trao đổi kinh nghiệm, thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông về chương trình, chất lượng đào tạo của nhà trường để có những cải tiến, điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. - Cần cải tiến cách quản lý các điều kiện, phương tiện dạy học của nhà trường để khai thác, sử dụng hiệu quả các điều kiện, thiết bị hiện có phục vụ cho hoạt động dạy học và các hoạt động ngoại khoá, tránh tình trạng các trang thiết bị chỉ để trong kho, văn phòng các khoa mà giảng viên dạy “chay”, sinh viên thiếu đồ dùng, thiết bị để thực hành, hoặc chúng chỉ được “trình diễn” trong các giờ thao giảng, thi giảng. Với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay, thiết nghĩ, nhà trường cần trang bị những phòng học với những phương tiện thiết bị được lắp đặt cố định để thuận tiện cho việc sử dụng trong các giờ học. Ngoài ra, nhà trường mới hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm thư viện nhưng việc sắp xếp chưa khoa học gây khó khăn cho sinh viên trong việc tìm kiếm và tra cứu tài liệu, sách báo. Trung tâm thư viện cần nhanh chóng khai thác cơ sở vật chất, điều kiện hiện có phục vụ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu của sinh viên, giảng viên. 2.2. Đối với giảng viên 108 - Đổi mới và sử dụng các phương pháp giảng dạy gây hứng thú học tập cho sinh viên. Kết hợp chặt chẽ giữa việc cung cấp, truyền đạt cho sinh viên tri thức với việc dạy cho sinh viên cách học, cách rèn luyện các kỹ năng sư phạm phù hợp, thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nghề cho các em. - Với đa số sinh viên của trường là con em dân tộc thiểu số chưa mạnh dạn, tự tin, khó khăn trong ngôn ngữ, các thầy cô cần gần gũi, cởi mở, chủ động giao tiếp với các em giúp cho các em xoá bỏ những khoảng cách, rào cản tâm lý trong quan hệ với giảng viên, tạo cho các em hứng thú, tự tin gặp gỡ, trao đổi với thầy cô về các vấn đề học tập và cuộc sống. 2.3. Đối với sinh viên - Khi đã lựa chọn ngành sư phạm, các em cần ổn định động cơ, điều chỉnh chuyển hoá động cơ (đối với những em chưa tự tin với lựa chọn ngành học) để tập trung vào việc học tập, rèn luyện phấn đấu trở thành người giáo viên có những phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và xã hội. - Sinh viên cần chủ động, tích cực thâm nhập vào các mối quan hệ ở trường cao đẳng, học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô, các sinh viên khoá trước, các bạn cùng lớp, cùng sống chung để tìm ra cho mình cách học phù hợp; lập kế hoạch hợp lý cho việc học tập và sinh hoạt của bản thân; tự giác, chủ động rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp; khắc phục khó khăn để tự học nâng cao trình độ sử dụng các phương tiện dạy học; tham gia nhiệt tình các phong trào, các hoạt động tập thể để học hỏi kinh nghiệm, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh. - Sinh viên cần chuẩn bị tốt, tích cực và chủ động thực hiện các yêu cầu, nội dung trong các đợt kiến tập, thực tập ở trường phổ thông, trường mầm non để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, rèn luyện tay nghề và củng cố lòng yêu nghề, yêu trẻ, qua đó hình thành ở các em lý tưởng nghề nghiệp, giúp các em tự tin với hành trang của mình và thích ứng tốt hơn với nghề nghiệp sau khi ra trường. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Ngọc Bích (1982), Thích ứng học đường của sinh viên sư phạm, Khoa Tâm lý – Giáo dục trường đại học sư phạm Hà Nội. 2. Bùi Ngọc Dung (1981), Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp của giáo viên Tâm lý giáo dục, Luận văn thạc sỹ, Đại học sư phạm Hà Nội. 3. Hoàng Trần Doãn (1983), Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa Văn và Toán trường Đại học sư phạm Hà Nội I, Luận văn thạc sỹ. 4. Vũ Dũng (Chủ biên), (2000). Từ điển Tâm lý học, Viện Tâm lý học. 5. Vũ Mộng Đoá (2006), Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên khoa Công tác xã hội và phát triển cộng đồng trường đại học Đà Lạt, Luận văn thạc sỹ. 6. Trần Thị Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất - Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường đại học, Đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp đại học quốc gia, Hà Nội. 7. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), (2002), Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục. 8. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học Vưgôtxki, NXB Giáo dục. 9. Phạm Minh Hạc, Hồ Thanh Bình (1978), Tâm lý học Liên Xô, NXB Tiến bộ Matxcơ 10. Phan Huy Hiền, Nâng cao chất lượng đào tạo đại học, Bản tin ĐHQG Hồ Chí Minh, tháng 3/2004 11. Hề Hoa (Biên dịch: Huy Sanh, Trần Thu Nguyệt) (2004), Sách trả lời cho tâm lý cho nam - nữ sinh, NXB Thanh niên. 12. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Lê Thị Hương (1998), Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập ở sinh viên năm thứ nhất trường CĐSP Thanh Hoá, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học, Viện khoa học Giáo dục. 110 14. Hoàng Lê Lan (2002), Khía cạnh tâm lý – xã hội trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở đại học. Luận văn tốt nghiệp Tâm lý học, Hà Nội. 15. Phan Quốc Lâm (2000), Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 1, Luận án tiến sỹ - 2000. 16. Leonchiev.A.N (1989), Hoạt động – Ý thức – Nhân cách, NXB Giáo dục. 17. Luật Giáo dục, (2005), NXB Chính trị Quốc gia. 18. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, NXB Giáo dục. 19. Patricia.H.Miler (2003), Vũ Thị Chín (dịch), Các thuyết về Tâm lý học phát triển, NXB Văn hoá – Thông tin. 20. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lý thuyết về sự phát triển tâm lý người, NXB Đại học sư phạm. 21. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. Vũ Thị Nho (1996), Sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh tiểu học, Đề tài cấp Bộ. 23. Đào Thị Oanh (2008), Tâm lý học lao động, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 25. Piaget. J. (1986), Tâm lý học và giáo dục học, NXB Giáo dục. 26. Đinh Thị Kim Thoa (2004), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Giáo dục, số 17-18, tháng 4/2004. 27. Đinh Thị Kim Thoa (2005), Vấn đề hướng nghiệp trong các trường sư phạm, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế “Đối thoại Pháp – Á về các vấn đề và hướng đi cho Giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam”, tháng 1/2005. 28. Đậu Xuân Thoan (2002), Phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của sinh viên, Tạp chí Giáo dục số 27/2002. 29. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, Hà Nội. 30, Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lý, Trung tâm nghiên cứu trẻ em, NXB Văn hoá – Thông tin. 111 31. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 32. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thanh (2008), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục. 33. Franz Emanuel Weinert (chủ biên), Việt Anh, Nguyễn Hoài Bão (dịch), (1998), Sự phát triển nhận thức học tập và giảng dạy, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếng Anh 34. Erikson.E, (1967), Chilđhoo and society, N.Y. 35. Maslow. A, (1963), Motivation and adjustment, USA.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuan van Nguyen Thi Hoa DLDG2006.pdf
Tài liệu liên quan