1. Đất sản xuất nông nghiệp luôn là vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, xây dựng đất nước qua các thời kỳ. Trong những năm qua đặc biệt là từ sau đổi mới, chính sách đất sản xuất nông nghiệp luôn được bổ sung, điều chỉnh theo hướng phù hợp với đièu kiện cụ thể, phục vụ phát triển nền nông nghiệp hiệu quả bền vững.
2. Việc giao ruộng theo Nghị định 64/NĐ – CP của Chính phủ đảm bảo tính công bằng và ổn định nhưng đã gây ra tình trạng manh mún về diện tích, ô thửa là cản trở lớn trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn, làm giảm hiệu quả sản xuất do khó khăn trong cơ giới hoá sản xuất, áp dụng KHKT tiến bộ, bố trí cơ cấu mùa vụ Vì thế dồn điền đổi thửa là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm giải quyết tình trạng manh mún đất đai, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
3. Thực hiện dồn điền đổi thửa thành công đã đem lại những sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Nghèn - Can lộc - Hà tĩnh.
Dồn điền đổi thửa ngoài việc làm thay đổi ruộng đất của các nông hộ: số ô thửa giảm (giảm gần 4000 thửa), diện tích/thửa tăng lên khá nhiều (tăng bình quân gần 70m2/thửa còn góp phần quy hoạch lại hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Sau khi dồn điền đổi thửa các nông hộ có điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ KHKT; đầu tư thâm canh, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao; sản xuất tập trung, bố trí mùa vụ, cơ cấu lao động hợp lý. Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho người nông dân, phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn.
4. Thực hiện dồn điền đổi thửa còn gặp những khó khăn, tồn tại do điều kiẹn về đất đai, về tài chính, về nhận thức và trình độ của một bộ phận cán bộ và quần chúng nhân dân
5. Đề tài có đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa trong phát triển kinh tế nông hộ tại thị trấn.
116 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điền đổi thửa có điều kiện canh tác đã dần khai thác hết tiềm năng lợi thế của đất, các hộ đã sản xuất vụ 3 làm tăng hiệu quả của đất, tăng thu nhập.
Trong những năm qua, ngoài 2 vụ sản xuất chính là Đông xuân và Hè thu, một số diện tích nuôi kết hợp cá lúa và cá - vịt và trồng cây vụ Đông đã mang lại hiệu quả kinh tế cao với đề án phát triển mô hình với 120 hộ tham gia. Tổng diện tích cá – lúa, cá - vịt, vụ 3 toàn thị trấn là 85 ha.
Trước khi dồn điền đổi thửa các hộ nông dân chỉ sử dụng công thức luân canh chủ yếu là lúa xuân – lúa mùa hoặc 1 vụ lúa – 1 vụ cá hay rau màu. Sau khi dồn điền đổi thửa, với những thửa ruộng lớn một số hộ đã đầu tư cải tạo, đắp bờ, áp dụng nhiều công thức đa dạng như lúa xuân – lúa mùa – cây vụ đông, Lúa Xuân – lúa mùa – cá,vịt vụ đông, cá – lúa - vịt kết hợp...
Bảng 18: Công thức luân canh 3 vụ chủ yếu mà các hộ đang áp dụng
Thời vụ chính
Thời gian sinh trưởng (ngày)
Bắt đầu - kết thúc
Vụ Đông xuân
- Lúa xuân sớm : IR 1820...
180 – 185
22 – 28/11 đến 22 – 27/5
- Lúa xuân trung: NX30 ...
170 – 175
5 – 10/12 đến 25 – 30/5
- Lúa xuân muộn: lai, N98
130 – 135
12 – 15/1 đến 22 – 27/5
- Lúa + cá
Thả sau cấy 10 – 15 ngày, cỡ 20 – 30 con/kg chủ yếu vào ruộng lúa lai vì lúa lai cứng cây và cấy thưa (50 khóm/m2)
Vụ Hè thu
- Lúa lai, nhị ưu
110
- Khang dân, IR 1820
100
- Cá
Thả sau cấy 10 – 15 ngày, cỡ 15 – 20 con/kg vào ruộng lúa lai ổn định nước
Vụ Đông
- Cá
Thả cá cuối tháng 10 - thu hoạch cuối tháng 1 năm sau. Sau thu hoạch chuẩn bị ruộng cấy lúa Đông xuân trà lúa xuân muộn. Kết hợp nuôi vịt trong thời gian này
- Vịt
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
Sau dồn điền đổi thửa đã hình thành nhiều mô hình kinh tế điển hình như mô hình cá – lúa - vịt của hộ ông Thao (ở Bắc Sơn), hộ ông Chín (Nam Sơn)... với diện tích có mô hình lên tới hơn 3 ha. Hiện nay một số hộ bày tỏ dự định sẽ học hỏi nghiên cứu áp dụng vào sản xuất một số loại cây con có giá trị kinh tế cao như nuôi ếch thương phẩm, tôm...
4.3.2.1.6 Kết quả sản xuất tăng
Sau dồn điền đổi thửa kết quả, kết quả sản xuất nông nghiệp của các hộ đã tăng lên rõ rệt.
Sơ đồ 1: Sự phân bố thu nhập nông nghiệp của các nhóm hộ điều tra trước và sau dồn điền đổi thửa.
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
Thu nhập từ sản xuất của các hộ đều tăng lên trên 9 triệu đồng/năm. Trong đó nhóm hộ 5 – 6 khẩu là những hộ có mức tăng thu nhập cao nhất với mức tăng 15,3 triệu đồng. Trong sản xuất thì việc dồn điền đổi thửa tạo thuận lợi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhiều hộ sản xuất tăng cường mở rộng mô hình sản xuất kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều. Mặc dù trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu nguồn thu nông nghiệp của hộ nhưng thu nhập từ chăn nuôi đang có xu hướng tăng lên với tốc độ cao hơn nhiều và trong thời gian tới chăn nuôi có thể trở thành lợi thế lớn trong sản xuất nông nghiệp ở thị trấn đặc biệt là nghề nuôi các loài cá nước ngọt. Nhóm hộ 5 – 6 khẩu là những hộ có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp lớn hơn cả với mức thu nhập 25,38 triệu đồng năm 2008, tăng 15,3 triệu đồng so với trước chuyển đổi. Mặc dù thu nhập tăng lên có ảnh hưởng của lạm phát nhưng rõ ràng dồn điền đổi thửa đã mang lại kết quả sản xuất cao hơn nhiều và làm thay đổi cơ cấu sản xuất một cách tích cực ở các nông hộ. Trong trồng trọt thì sản xuất lúa vẫn mang lại thu nhập lớn nhất và liên tục tăng lên ở các hộ. Điều này cho thấy sản xuất lúa đã đạt hiệu quả cao hơn so với trước. Nhóm hộ 5 – 6 khẩu là những hộ cho kết quả sản xuất lúa cao nhất, khi thu nhập từ lúa sau dồn điền đổi thửa tăng lên 5,08 triệu đồng so với trước đây. Về chăn nuôi, trước dồn điền đổi thửa thu nhập mang lại cho các hộ chủ yếu gà, vịt; sau dồn điền đổi thửa thu nhập mang lại cho các hộ chủ yếu do đóng góp của cá, vịt. Nhóm hộ 5 - 6 khẩu có mức tăng thu nhập từ cá cao nhất, với mức tăng 11,08 triệu đồng. Tình hình kết quả sản xuất nông nghiệp được thể hiện ở bảng 19.
Bảng 19: So sánh kết quả sản xuất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi
(ĐVT: Triệu đồng)
Thu nhập
Nhóm hộ
<= 4 khẩu
5 – 6 khẩu
>= 7 khẩu
2002
2008
+/-
2002
2008
+/-
2002
2008
+/-
1. Trồng trọt
4,63
8,58
+3,95
7,08
12,63
+5,55
7,85
11,98
+4,13
- Lúa
3,93
6,44
+2,51
5,66
10,74
+5,08
7,06
9
+1,94
- Cây trồng khác
0,7
2,14
+1,44
1,42
1,89
0,47
0,79
2,98
2,19
2. Chăn nuôi và NTTS
1,55
6,6
+5,05
3
12,75
+9,75
1,9
7,96
+6,06
- Gà, vịt
0,62
0,97
+0,35
1,2
1,95
+0,75
0,76
1,02
0,16
- Lợn
0,43
0,75
+0,32
0,45
0,24
-0,21
0,285
0,07
-0,215
- Trâu bò
0,36
0,18
-0,18
0,69
0,38
-0,31
0,57
0,2
-0,37
- Cá các loại
-
3,5
+3,5
-
10,08
+11,08
-
6,76
+1,76
- Vật nuôi khác
0,14
1,2
+1,06
0,66
0,1
-0,56
0,285
0,01
-0,275
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
Khi đánh giá về kết quả sản xuất thì chúng tôi đi sâu nghiên cứu về năng suất cây trồng. Sau chuyển đổi năng suất cây trồng tăng lên 10 – 20%. Do dồn điền đổi thửa ruộng đất tập trung, người dân đầu tư sản xuất, quan tâm đến chất lượng giống, kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng, chủ động nguồn nước tưới tiêu…nên một số giống cây trồng có năng suất cao và ổn định vẫn được sử dụng từ trước đến nay như IR 1820, lúa lai…Song cũng có một số giống đã được người dân thay thế bởi các giống lúa có chất lượng cao hơn.
Đối với các giống cũ, năng suất tăng chứng tỏ rằng với điều kiện tập trung đất đai, qui mô thửa ruộng lớn hơn, giao thông thuỷ lợi thuận tiện đáp ứng nhu cầu nước tưới, người dân đầu tư sản xuất, khắc phục dần những nhược điểm của các giống cây, phù hợp với chất đất, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của vùng.
Đối với các loại giống mới được sử dụng như KD 18, nếp 98 đã được nhân dân đưa vào sản xuất đại trà cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Mặc dù xu thế chung của sự phát triển thì những cây trồng nào không có hiệu quả cao về lâu dài sẽ bị thay thế. Song qua ý kiến của những người dân nơi đây thì việc dồn điền đổi thửa đã thúc đẩy quá trình này. Nếu như trước đây sản xuất trên những thửa ruộng nhỏ, khó đầu tư chăm sóc, việc đi lại gặp nhiều khó khăn, hiệu quả tăng năng suất sản lượng trên thửa ruộng nhỏ là không rõ rệt nên khi có giống mới người dân cũng không mấy quan tâm. Sau dồn điền đổi thửa, diện tích canh tác/thửa tăng, người nông dân có nhiều thuận lợi trong sản xuất, sản xuất được tập trung; năng suất sản lượng thể hiện rõ ràng hơn đã kích thích các hộ thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các tiến bộ KHKT, đưa vào sản xuất các giống cây trồng vật nuôi có tính kinh tế, ổn định hơn. Tình hình năng suất được khảo sát đối với các giống lúa chủ yếu ở các hộ thể hiện qua bảng 20.
Qua bảng 20, chúng ta thấy, năm 2002 trở về trước, IR 1820 là giống lúa chủ lực của vụ Đông xuân. Có nhiều năm liền giống lúa này chiếm tới 80 – 90% diện tích. Vụ Hè thu thì các giống lúa CR 203, nếp IR 352 là các giống chủ lực với ưu điểm là phù hợp với chất đất, dễ sản xuất song thời vụ thời gian sinh trưởng dài (IR 1820 là 180 ngày, CR 203 là 175 ngày). Do đó nhiều năm vụ Hè thu bị mất mùa vì lý do là xuống cấy muộn nên thường gặp bão lũ.
Sau năm 2002 thì Khang dân, lúa lai, nếp 98 là các giống chiếm tỷ lệ lớn của vụ Hè thu.
Bảng 20: So sánh năng suất của một số giống lúa chính trước và sau dồn điền đổi thửa ở các hộ
Loại cây
Nhóm hộ
<= 4 khẩu
5 - 6 khẩu
>= 7 khẩu
T
S
T
S
T
S
1. Vụ Đông Xuân
- IR 1820
280
290
295
305
260
275
- Khang Dân 18
-
270
-
290
-
260
- C30
-
290
-
300
-
290
- Nếp 97
240
-
250
-
230
-
- Lúa lai
295
305
285
310
300
320
- X 23
270
-
280
-
265
-
2. Vụ Hè thu
- Khang dân 18
-
270
-
285
-
265
- Lúa lai
285
300
280
310
295
310
- Nếp 97
235
-
240
-
220
-
- Nếp 98
-
260
-
270
-
265
- IR 352
230
-
250
-
225
-
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
Qua bảng về năng suất của một số loại cây trồng cũng cho ta thấy nhóm hộ từ 5 – 6 khẩu có năng suất các giống lúa nhìn chung cao hơn so với các nhóm hộ khác. Qua tìm hiểu, nhóm hộ 5 – 6 khẩu là những hộ thường quan tâm hơn về thời vụ gieo trồng, chủ động tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây trồng, cơ cấu hợp lý các loại phân bón. Họ cũng thường xuyên thăm đồng, kiểm tra phát hiện và phòng chống các loại sâu bệnh hại kịp thời. Tuy vậy đối với một số trường hợp như với lúa lai thì nhóm hộ >= 7 khẩu lại là nhóm hộ sản xuất có năng suất cao nhất , lý do chính là giống lúa này thích hợp với những vùng đất tốt, ngập bùn và đặc biệt là phân chuồng được các hộ này sử dụng với tỷ lệ lớn nhất rất phù hợp để loại giống này phát triển mạnh. Vụ sản xuất Đông xuân do thời tiết thuận lợi nên năng suất của các giống lúa thường cao hơn vụ Hè thu.
Năng suất của các giống lúa cũ cũng như các giống lúa mới đều tăng hơn trước khi dồn điền đổi thửa từ 5 – 20 kg/sào, đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: các xứ ruộng đã chủ động hơn về nguồn nước, do công tác chăm sóc được chú trọng hơn, thời vụ được bà con nông dân quan tâm hợp lý hơn, việc áp dụng máy móc cơ giới hoá đưa lại hiệu quả cao hơn, thường xuyên chú ý cải tạo đất…Nhưng chính việc dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện thuận lợi, kích thích các hộ nông dân chú ý đầu tư nâng cao năng suất, tăng hiệu quả trong sản xuất.
Sau dồn điền đổi thửa một số hộ đã tiến hành đấu thầu thêm đất mở rộng và phát triển những mô hình theo hướng sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Hiệu quả sản xuất sau chuyển đổi có thể thấy rõ ở mô hình sản xuất sau đây.
Bảng 21: Kết quả sản xuất sau khi dồn điền đổi thửa của mô hình ông Bùi Văn Thao (HTX Bắc Sơn)
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Sản lượng/năm
Thu nhập (trđ/năm)
*TrướcDĐĐT
- Lúa
0,3
30 tạ (2 vụ/năm với năng suất 2,5 tạ/sào/vụ)
12
*Sau DĐĐT
- Cá + lúa:
180,48
+ Cá
0,3
5000 con
100
+ Lúa
2,7
151,2 tạ (1 vụ/năm với năng suất 2,8 tạ/sào/vụ)
40,48
- Vịt
0,3
1000 con
40
So sánh tăng (giảm) thu nhập trước và sau DĐĐT
+168,48
(Nguồn: Phỏng vấn mô hình hộ)
4.3.2..1.7 Thu nhập tăng cao
Dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện cho các hộ nâng cao hiệu quả trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, bố trí lao động hợp lý dẫn tới năng suất, chất lượng sản xuất tăng cao, chính vì thế thu nhập của hộ cũng tăng lên đáng kể. Nhờ chính sách cho đất sản xuất thông thoáng hơn nên các hộ có khả năng và nhu cầu đã tiến hành mở rộng, đầu tư mô hình theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu; thêm vào đó trong quá trình sản xuất nếu gặp khó khăn các hộ được hỗ trợ về vốn, về kỹ thuật. Từ đó thu nhập của các hộ sau dồn điền đổi thửa không ngừng tăng lên. Tình hình thu nhập của các hộ trước và sau chuyển đổi được thể hiện ở bảng dưới.
Bảng 22: So sánh thu nhập của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa
Nhóm hộ
Thu nhập BQ của hộ/năm
2002 (trđ)
2008 (trđ)
Tăng/giảm (+/- trđ)
So sánh (%)
<= 4 khẩu
8,536
22,95
+14,414
268,8
5 – 6 khẩu
12,107
31,6
+19,493
261
>=7 khẩu
12,12
27,7
+15,58
118,5
BQ
10,92
27,4
+16,48
250,9
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
Thu nhập trung bình của các hộ được khảo sát tăng lên 16,48 triệu đồng, đạt 250,9% so với trước dồn điền đổi thửa. Trong đó nhóm hộ = 7 khẩu thu nhập cũng tăng mạnh khi tăng lên 15,58 triệu đồng so với lúc chưa chuyển đổi, đạt 118,5%.
Sơ đồ 2: Tình hình thay đổi thu nhập ở các nhóm hộ điều tra
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
Qua sơ đồ trên ta thấy, thu nhập của các hộ đều có sự tăng mạnh sau khi dồn điền đổi thửa, đặc biệt là nhóm hộ 5 – 6 khẩu. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp thì nguồn gốc mang lại thu nhập cho hộ là rất đa dạng. Thu nhập của hộ là tổng hợp từ rất nhiều nguồn như: sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, các ngành nghề phi nông nghiệp khác, làm thuê, được hỗ trợ từ bên ngoài...Dồn điền đổi thửa chính là một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nâng cao thu nhập nhờ việc bố trí cơ cấu sản xuất hợp lý hơn; giảm thời gian lao động hao phí không cần thiết, dịch chuyển lao động sang các ngành nghề khác cho hiệu quả cao hơn; sản xuất hàng hóa tập trung với chất lượng sản phẩm cao hơn.
4.3.2.1.8 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ theo hướng tích cực, phát triển sản xuất hàng hoá
Thu nhập của hộ tăng lên khá mạnh sau khi dồn điền đổi thửa. Trong cơ cấu kinh tế của hộ thì trước và sau dồn điền đổi thửa nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo, song xu hướng thu nhập tăng lên mạnh của các lĩnh vực phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế hộ là dấu hiệu khả quan cho thấy xu hướng tích cực trong việc chuyển dịch lao động nông nghiệp mà một phần nguyên nhân là do dồn điền đổi thửa mang lại. Sau dồn điền đổi thửa thu nhập nông nghiệp tăng mạnh ở tất cả các hộ. Những hộ tăng lên ít nhất cũng tăng khoảng 9 triệu đồng. Trong nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là hoạt động mang lại thu nhập cao nhất cho các hộ. Song theo khảo sát thì mức đóng góp trong miếng bánh kinh tế hộ do trồng trọt mang lại đang có xu hướng giảm đi nhiều mà nguyên nhân chính là do các hộ đã chú ý nhiều hơn tới phát triển nhiều hơn tới chăn nuôi. Điều này thể hiện thu nhập từ chăn nuôi tăng lên 4 – 5 lần so với trước chuyển đổi. Thu nhập từ chăn nuôi ở các hộ 5 – 6 khẩu tăng cao nhất với mức 9,75 triệu đồng. Rõ ràng sau dồn điền đổi thửa nhóm hộ 5 – 6 khẩu là những hộ phát triển chăn nuôi mang lại hiệu quả cao nhất. Trong cơ cấu thu nhập của hộ trước đây, lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ rất nhỏ thì sau khi chuyển đổi, lao động có điều kiện tham gia trong nhiều lĩnh vực phi nông nghiệp khác nhau, từ đó nâng cao thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp như nghề làm chiếu cói, nghề lò rèn, nghề mộc, nghề làm bánh, nghề xây…
Sơ đồ 3: Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
Theo kết quả khảo sát, nhóm hộ >= 7 khẩu có mức tăng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp cao nhất với mức tăng 5,4 triệu đồng/năm. Việc dồn điền đổi thửa đã tạo thuận lợi cho việc nâng cao thu nhập không những thu nhập trong nông nghiệp mà trong cả phi nông nghiệp. Hơn nữa việc bố trí sản xuất, lao động hợp lý đã làm chuyển dịch khá mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh thu nhập từ chăn nuôi và lĩnh vực phi nông nghiệp nhiều hơn.
Theo đánh giá của các hộ thì mức sản lượng hàng hoá cũng tăng lên từ 2 – 4 lần so với trước chuyển đổi. Nguyên nhân chính là sau dồn điền đổi thửa năng suất, sản lượng tăng nhanh do đó một phần được giữ lại dùng cho gia đình, phần sản phẩm còn lại được đem bán. Tình hình thu nhập của các hộ đuợc thể hiện ở bảng 23.
Bảng 23: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ trước và sau dồn điền đổi thửa
Thu nhập
Nhóm hộ
<= 4 khẩu
5 – 6 khẩu
>= 7 khẩu
2002
2008
+/-
2002
2008
+/-
2002
2008
+/-
I. NN
6,18
15,18
+9
10,08
25,38
+15,3
9,75
19,94
+10,19
1. Trồng trọt
4,63
8,58
+3,95
7,08
12,63
+5,55
7,85
11,98
+4,13
2. Chăn nuôi
1,55
6,6
+5,05
3
12,75
+9,75
1,9
7,96
+6,06
II. Phi NN
2,35
7,8
+5,45
2,02
6,21
+4,19
2,36
7,76
+5,40
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
4.3.2.1.9 Tích luỹ tài sản tăng
Khi thu nhập tăng lên, việc mua sắm tích luỹ tài sản phục vụ cho đời sống sinh hoạt của hộ cũng tăng lên rõ rệt. Qua khảo sát, chúng tôi thấy, nhu cầu tích luỹ tài sản của các hộ nông dân có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nếu như trước dồn điền đổi thửa, việc mua sắm các loại tài sản chủ yếu phục vụ cho những nhu cầu bức thiết nhất trong cuộc sống như nhu cầu về ăn, mặc...thì hiện nay các hộ đã chú ý nhiều hơn tới nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tiếp cận thông tin...
Bảng 24: Tích luỹ tài sản ở các nhóm hộ điều tra
Loại tài sản
Số lượng trung bình/hộ (cái /hộ)
Năm 2002
Năm 2008
Điện thoại cố định
0.08
0.84
Quạt điện
0.307
1.8
Nồi cơm điện
0.12
0.947
Ti vi
0.187
1.04
Bếp gas
0.067
Xe máy
0.106
1.2
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
Qua bảng chúng ta thấy, các loại tài sản phục vụ cho đời sống ngày càng đa dạng hơn, đã xuất hiện nhiều hơn các tài sản có giá trị lớn như bếp gas, xe máy. Các loại tài sản chủ yếu liên tục tăng nhanh trong những năm sau dồn điền đổi thửa ở các hộ. Đặc biệt tài sản giá trị lớn mà trước đây người nông dân không hy vọng được sử dụng như bếp gas thì đến hiện tại đã có 5 hộ sử dụng, bình quân 0,067 cái/hộ. Đối với các tài sản khác, chúng tôi nhận thấy số lượng của chúng ở các nhóm hộ được điều tra đều tăng lên khoảng 6 - 10 lần. Khi được hỏi: “việc dồn điền đổi thửa đã ảnh hưởng đến tích luỹ tài sản của hộ như thế nào?” thì các hộ đều có ý kiến cho rằng dồn điền đổi thửa có tác động tích cực đối với việc tăng mua sắm tài sản trong gia đình. Theo các hộ, sau dồn điền đổi thửa kết quả sản xuất tăng cao hơn, thu nhập được cải thiện đáng kể. Mặt khác sau dồn điền đổi thửa, lao động trong hộ có điều kiện chuyển sang hoạt động trong các lĩnh vực khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó, các hộ có khả năng tích luỹ thu nhập, mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình.
4.3.2.10 Phân hóa giàu nghèo giảm
Theo khảo sát thì năm 2002, tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn chiếm 13%, tỷ lệ hộ giàu là 8%, còn lại là các hộ trung bình.. Trong tổng số hộ nghèo của thị trấn thì hộ làm về nông nghiệp chiếm 90 – 95%. Sau dồn điền đổi thửa, năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn chỉ còn chiếm 5% theo tiêu chí nghèo mới (áp dụng tại địa phương là 261.000 đồng/người/tháng). Trong tổng số hộ sản xuất nông nghiệp thì hộ nghèo chiếm khoảng 16%.
Rõ ràng sau dồn điền đổi thửa, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp mà tích tụ , tập trung ruộng đất chính là yếu tố quyết định cho sự thay đổi đó.
4.3.2.2 Tác động tiêu cực
4.3.2.2.1 Chi phí sản xuất tăng lên
Sau dồn điền đổi thửa chi phí sản xuất của các hộ gia đình cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Hầu hết các hộ khi được hỏi đều có chung trả lời là chi phí sản xuất càng ngày càng tăng. Qua khảo sát chi phí về các loại phân bón tăng đáng kể về mặt giá trị chủ yếu là do giá cả vật tư phân bón sản xuất nông nghiệp liên tục tăng mạnh trong nhiều năm qua, còn về mặt số lượng phân bón/đơn vị diện tích thì tăng lên không đáng kể, chủ yếu số lượng phân bón tăng lên là do các hộ chú ý đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Mặt khác phân bón sử dụng chủ yếu trước đây là phân chuồng nhưng hiện nay các hộ đã dùng phân hoá học thay thế nhiều do vậy làm chi phí tăng lên. Việc tăng thêm vụ sản xuất trong năm cũng là nhân tố làm cho chi phí sản xuất của các hộ tăng lên.
Qua điều tra thì hầu hết các hộ sau khi chuyển đổi ruộng đất đều thuê thêm lao động, thuê máy móc trong tất cả các khâu từ làm đất cho tới thu hoạch. Trước đây ruộng đất manh mún việc thuê và bố trí nhiều khi lãng phí, thiếu hiệu quả, tốn công di chuyển từ thửa ruộng này tới thửa ruộng khác...mất rất nhiều thời gian vô ích. Việc chuyển đổi đã tạo ra những thửa ruộng lớn, tập trung dẫn tới công lao động được tiết kiệm đáng kể. Hơn nữa với thửa ruộng lớn, máy móc được áp dụng ở hầu hết các khâu quan trọng làm chi phí dịch vụ tăng lên nhưng thời gian lao động giảm hơn trước.
Trước dồn diền đổi thửa vấn đề dịch vụ trong tất cả các khâu sản xuất từ khâu chọn giống cho đến khâu thu hoạch chỉ được các hộ quan tâm ở mức độ trung bình. Sau dồn điền đổi thửa các dịch vụ được nâng cao và theo xu hướng tiết kiệm thời gian lao động, sức lao động, tăng năng xuất cây trồng. Sau dồn điền đổi thửa các công đoạn trước đây mất rất nhiều thời gian lao động như các khâu làm đất, gieo trồng, vận chuyển...thì nay với hệ thống giao thông thuận lợi hơn, áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất thì công lao động giảm đi đáng kể. Mặt khác thửa ruộng được tập trung với quy mô lớn hơn, các nông hộ không muốn trên cùng một thửa ruộng mà việc sản xuất lại có chênh lệch nhiều về thời gian trong mỗi công đoạn sẽ ảnh hưởng đến độ đồng đều về sản phẩm, nếu làm muộn có thể gặp nhiều rủi ro hơn như sâu bệnh, thời tiết xấu. Do đó thời vụ cũng được quan tâm nhiều hơn so với trước.
Qua kết quả điều tra thì chi phí vật chất về giống, phân bón, thuốc BVTV ít có sự biến động lớn. Hầu hết các chi phí này đều tăng hơn so với trước, nhưng sự tăng lên này theo các hộ không phải là do tác động của dồn điền đổi thửa mà nguyên nhân chính là do mức độ đầu tư thâm canh sản xuất của các hộ nhằm tăng năng suất cây trồng.
Qua kết quả phỏng vấn về chi phí sản xuất của các nông hộ, chúng tôi tiến hành quy đổi ra cùng một đơn vị so sánh để biểu hiện rõ được những sự thay đổi về các khoản chi phí sản xuất của các hộ do tác động của dồn điền đổi thửa mà ít chịu tác động của lạm phát trong những năm qua nhất. Tình hình chi phí sản xuất được chúng tôi tổng hợp, thể hiện qua bảng 25.
Bảng 25: So sánh chi phí sản xuất trên 1 sào lúa trước và sau dồn điền đổi thửa
Chỉ tiêu
ĐVT
Nhóm hộ
<= 4 khẩu
5 – 6 khẩu
>= 7 khẩu
T
S
+/-
T
S
+/-
T
S
+/-
CP vật chất
Ngđ
213,518
235,854
+22,336
210,234
233,142
+22,908
181,708
222,340
+40,632
CP DV
Ngđ
416,85
567,76
+150,91
311,03
412,52
+101,49
252,8
336
+83,2
Công LĐ
Công
10,55
7,182
- 3,368
10,85
8,12
-2,73
10,68
9,12
-1,56
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
Với giá cả tính quy đổi theo năm 2008 như sau:
P lúa: 4.000 đồng/kg
P giống: 7.000 đồng/kg
P đạm: 7.000 đồng/kg
P Kali: 14.000 đồng/kg
P NPK: 3.400 đồng/kg
90.000 đồng/công làm đất (thuê máy hoặc trâu bò cày)
100.000 đồng/công gieo trồng (cấy)
100.000 đồng/công thu hoạch (gặt)
40.000 đồng vận chuyển/sào
Theo ý kiến phỏng vấn các hộ thì chi phí dịch vụ là khoản chịu ảnh hưởng trực tiếp, thể hiện rõ nhất của dồn điền đổi thửa. Chi phí dịch vụ nhóm hộ = 7 khẩu là những hộ có mức chi phí dịch vụ ít hơn cả và cũng ít thay đổi nhất khi mà hiện nay họ chi hết 336 nghìn đồng/sào, tăng 83,12 nghìn đồng/sào so với trước dồn điền đổi thửa. Điều này cho thấy các hộ đông nhân khẩu thường có nhiều lợi thế hơn trong việc tiết kiệm chi phí dịch vụ sản xuất. Chi phí dịch vụ tăng lên chủ yếu thể hiện ở các khâu sản xuất sau:
+ Làm đất:
Trước dồn điền đổi thửa, máy làm đất còn ít, các hộ chủ yếu dùng sức kéo trâu bò. Nhiều hộ thửa ruộng nhỏ chủ yếu làm đất bằng cày cuốc nhỏ thủ công, tốn rất nhiều công lao động. Sau dồn điền đổi thửa nhiều hộ đã đầu tư mua máy cày, máy bừa vừa thực hiện cho gia đình mình vừa tăng thu nhập khi tranh thủ làm thuê vào những lúc chính vụ cho nhiều hộ trong vùng. Tuy nhiên để kịp thời vụ sản xuất, giảm công lao động để lao động có thời gian làm việc khác, làm cho đất bằng dễ canh tác…nhiều hộ có xu hướng thuê nhiều hơn. Qua khảo sát trước dồn điền đổi thửa có tới 35 hộ thuê dịch vụ làm đất thì sau dồn điền đổi thửa có 46 hộ phải thuê dịch vụ này. Chi phí trung bình thuê làm đất của các hộ trước chuyển đổi khoảng 30 nghìn đồng/sào, sau chuyển đổi là 50,4 nghìn đồng/sào.
+ Gieo trồng, chăm sóc:
Trước dồn điền đổi thửa việc gieo cấy cũng như chăm sóc gặp rất nhiều bất tiện. Hầu hết các hộ đều phải sản xuất trên nhiều thửa ruộng manh mún, phân tán trên rất nhiều xứ đồng vì thế mà viẹc di chuyển giữa các thửa ruộng tốn rất nhiều thời gian và công sức. Sau dồn điền đổi thửa ruộng đất các hộ tập trung hơn làm giảm rất nhiều công đi lại thăm đồng, chăm sóc cây trồng. Chính đỡ công đi lại nên các hộ chú ý tốt hơn tới sự phát triển cây trồng, phát hiện và phòng ngừa kịp thời các loại sâu bệnh cũng như các yếu tố làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Sau dồn điền đổi thửa việc gieo trồng thuận tiện nên mức độ thuê mướn hay đổi công cho nhau giữa các hộ tăng lên. Trước chuyển đổi chi phí cho khâu này vào khoảng 156 nghìn đồng/sào thì sau chuyển đổi là 216 nghìn đồng/sào.
+ Thu hoạch, vận chuyển:
Trước dồn điền đổi thửa giao thông thuỷ lợi khó khăn, vận chuyển vật tư phân bón cũng như sản phẩm thu hoạch là mất rất nhiều thời gian và công sức của các hộ. Nhiều hộ sản xuất có khoảng cách từ đường giao thông nội đồng vào ruộng là rất xa nên mỗi khi thu hoạch rất vất vả. Việc dồn điền đổi thửa cùng với việc quy hoạch hệ thống giao thông nội đồng tạo điều kiện giải phóng sức lao động, giảm thời gian vận chuyển, các hộ có điều kiện thuê xe chở vào tận ruộng. Chính vì thế chi phí dịch vụ vận chuyển tăng lên đáng kể.
Việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất cũng như ruộng đất được quy hoạch tập trung và hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng thuận tiện sau khi dồn điền đổi thửa đã giúp các hộ giảm công lao động là khá lớn đặc biệt là với các hộ >= 4 khẩu. Công lao động đã giảm từ 2 – 4 công/sào ở hầu hết các hộ.
Tình hình chi tiết các khoản chi phí/sào lúa trước và sau dồn điền đổi thửa ở các khâu sản xuất được thể hiện ở bảng phụ lục 5.
4.3.2.2.2 Dồn điền đổi thửa làm giảm đất sản xuất của hộ nông dân
Đây là tác động không mong muốn đối với những người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nhưng cũng không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Qua quá trình dồn điền đổi thửa diện tích đất sản xuất của các hộ đã bị thu hẹp lại. Nguyên nhân là thực hiện chủ trương của Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa thị trấn Nghèn, Ban chỉ đạo các HTX, các hộ nông dân đã đồng tình bớt diện tích 10 m2/sào để thực hiện quy hoạch thiết kế lại giao thông thuỷ lợi nội đồng để thuận lợi cho sản xuất và chủ động trong tưới tiêu nước. Những hộ trước chuyển đổi có diện tích ít thì không mấy bị ảnh hưởng, còn những hộ trước chuyển đổi có diện tích lớn thì quỹ đất sản xuất bị mất đi đáng kể, làm giảm sản lượng và thu nhập của hộ.
4.4 Ý kiến của người dân khi thực hiện dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp có sức cạnh tranh, giúp người sản xuất khai thác, sử dụng đất hiệu quả, tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi; bố trí cơ cấu sản xuất có hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên khi thực hiện dồn điền đổi thửa cần căn cứ vào điều kiện tình hình thực tế tại địa phương, thực trạng sản xuất của hộ, xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của nhân dân thì mới đạt kết quả cao.
Khi đánh giá sự hành công hay thất bại của việc dồn điền đổi thửa ở một đia phương thì ý kiến của nhân dân tại địa phương ấy là căn cứ quan trọng nhất đánh giá mức độ phù hợp hay không của nó. Qua trao đổi với các hộ điều tra thì có trên 80% số hộ cho rằng dồn điền đổi thửa đã mang lại sư thuận lợi hơn ở các mặt trong sản xuất. Đặc biệt các hộ đều cho rằng dồn điền đổi thửa đã giúp sản xuất thuận lợi hơn nhiều ở những khâu mà trước đây tốn rất nhiều thời gian lao động chân tay như làm đất, chăm sóc (đặc biệt là làm cỏ, bón phân…) hay thuỷ lợi.
Tuy nhiên, theo ý kiến đánh giá của các hộ được điều tra thì sau khi dồn điền đổi thửa còn tồn tại nhiều vấn đề gây cản trở sản xuất, ảnh hưởng đến sinh kế của người nông dân. Khi nói về sản xuất sau chuyển đổi ông Nguyễn Đình Bổng (HTX Phúc Sơn) cho biết: "Nhà bác nhận được 5 mảnh mà có đến 1 mảnh gần sào rưỡi ở xa quá, ruộng lại xấu không cấy lúa được nên phải cho họ thuê kiếm ít tạ thóc công thuê mỗi mùa". Điều này đặt ra vấn đề là tiến hành dồn điền đổi thửa phải gắn với công tác cải tạo lại ruộng đồng nhằm hạn chế tối đa mức độ chênh lệch về vị trí, chất lượng đất giữa các thửa ruộng được giao.
Một số ý kiến bộc lộ bức xúc về chính sách của Nhà nước: "Đất sản xuất đã ít mà Nhà nước năm nào cũng tiến hành thu hồi thì sau này không biết con cháu lấy đất mô mà sống". Điều này đặt ra vấn đề về việc làm cho lao động nông thôn khi đất nông nghiệp bị thu hẹp và việc dồn điền đổi thửa phải tính đến vấn đề hạn điền đất sản xuất nông nghiệp cho người nông dân ví nếu không người dân sẽ không yên tâm sản xuất ma đất thì lại bị khai thác tài nguyên cạn kiệt. Hay như anh Bùi Văn Thao (HTX Bắc Sơn) bày tỏ: "Nhà anh đang muốn đấu thầu thêm đất để mở rộng mô hình sản xuất nhưng thời gian cấp đất để sử dụng ít quá không bỏ công tu bổ cải tạo".
Bảng 26: Ý kiến đánh giá của người dân về dồn điền đổi thửa
Tiêu chí
Ý kiến đánh giá
Hộ <= 4 khẩu
5 – 6 khẩu
>= 7 khẩu
Làm đất
Thuận lợi hơn
95,45
100
88
Không đổi
4,55
0
8
Kém hơn
0
0
4
Gieo trồng
Thuận lợi hơn
86,36
96,4
96
Không đổi
13,64
3,6
0
Kém hơn
0
0
4
Chăm sóc
Thuận lợi hơn
91
100
100
Không đổi
9
0
0
Kém hơn
0
0
0
Bảo vệ
Thuận lợi hơn
100
96,4
96
Không đổi
0
3,6
0
Kém hơn
0
0
4
Giao thông, thuỷ lợi nội đồng
Thuận lợi hơn
95,45
96,4
92
Không đổi
4,55
0
8
Kém hơn
0
3,6
0
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Thuận lợi hơn
77,3
89,3
88
Không đổi
18,2
7,1
8
Kém hơn
4,5
3,6
4
Bố trí cơ cấu mùa vụ
Thuận lợi hơn
86,36
89,3
88
Không đổi
13,64
10,7
8
Kém hơn
0
0
4
Thu hoạch
Thuận lợi hơn
95,45
92,86
100
Không đổi
5,55
7,14
0
Kém hơn
0
0
0
Vận chuyển
Thuận lợi hơn
91
92,8
100
Không đổi
4,5
3,6
0
Kém hơn
4,5
3,6
0
Sản xuất hàng hoá
Thuận lợi hơn
81,82
89,3
84
Không đổi
13,64
7,1
12
Kém hơn
4,54
3,6
4
Mang lại hiệu quả sản xuất
Thuận lợi hơn
86,4
89,3
96
Không đổi
13,6
10,7
4
Kém hơn
0
0
0
Mong muốn tiếp tục chuyển đổi
Có
95,45
100
96
Không
4,55
0
4
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
Khi hỏi về những khó khăn trong sản xuất thì hầu hết các hộ đều cho rằng vốn sản xuất, thiên tai bất thường, sâu bệnh dễ bùng phát lây lan, giá cả vật tư cao trong khi giá các đầu ra thấp, sản phẩm tiêu thụ khó khăn. Ngoài ra một số hộ còn cho rằng KHKT mới vẫn khó tiếp cận, giao thông thuỷ lợi còn chưa đáp ứng hết nhu cầu sản xuất.
4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dồn điền đổi thửa tại thị trấn
4.6.1 Những thuận lợi
- Quá trình dồn điền đổi thửa đã tạo được những thửa đất lớn, tập trung thuận lợi cho tổ chức sản xuất, đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển giao tiến bộ KHKT, ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất, áp dụng giống mới cho năng xuất tăng 10 – 20%, giảm được 20 – 30% chi phí lao động/sào nhờ việc bố trí lao động hợp lý, giảm công đi lai giữa các thửa ruộng.
- Gắn liền với công tác chuyển đổi ruộng đất, thị trấn đã triển khai quy hoạch thiết kế lai đồng ruộng tạo điều kiện giao thông thuận tiện, thuỷ lợi được kiên cố hoá đảm bảo tưới tiêu tốt hơn giúp nông dân yên tâm sản xuất, hạn chế nỗi lo ruộng cao thiếu nước ruộng thấp lại hay úng ngập.
- Sau chuyển đổi diện tích đất công ích, đất xấu, đất khó giao được bố trí tập trung hơn, thuận lợi cho thiết kế, cho thuê, tổ chức đấu thầu sản xuất kinh doanh.
- Dồn điền đổi thửa là dịp để kiểm tra lại quỹ đất, quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Sau khi chuyển đổi về cơ bản ruộng đất mỗi hộ đã được giao tại 1 – 2 vùng, có sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, giá trị thu nhập tăng từ 2 – 3 lần so với trước lúc chưa chuyển đổi, có nhiều hộ sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao trên 50 triệu đồng/ha/năm.
Qua thực tế tại thị trấn có nhiều hộ sau chuyển đổi đã phát triển mạnh chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, nâng hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt.
- Một thời gian sản xuất sau khi đã chuyển đổi một số hộ mong muốn tiếp tục mở rộng quy mô đất đai, tập trung ruộng đất, đấu thầu thêm ruộng để phát triển sản xuất.
4.6.2 Những khó khăn, tồn tại
* Một số khó khăn tồn tại:
- Ruộng đất giao cho các xóm còn trên nhiều vùng (bình quân 10 – 12 vùng); ruộng giao cho các hộ còn manh mún, phân tán trên nhiều xứ đồng. Số thửa có diện tích dưới 500m2 còn nhiều, bình quân số thửa/hộ còn cao, một số hộ đang còn 7 – 8 thửa. Do đó đã hạn chế phần nào việc đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chưa phát triển, áp dụng các tiến bộ KHKT vào xản xuất còn hạn chế; hiệu quả kinh tế/1 đơn vị diện tích đất canh tác còn thấp, hệ số sử dụng đất thấp, hiệu quả sản xuất khiêm tốn.
- Hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng tuy đã được củng cố nhưng các tuyến đường, mương nội đồng vẫn chưa đáp ứng được cho việc cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn, ảnh hưởng đến việc đi lại, đặc biệt là đối với các tuyến đường mương đất như tuyến đường Ông Hai, tuyến Dân Sinh, tuyến Chà bày...vẫn nhỏ, mấp mô, khó khăn đi lại khi thời tiết mưa ngập.
- Sau khi dồn điền đổi thửa đất sản xuất được tập trung thuận lợi hơn cho cơ giới hoá, song lượng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp của thị trấn còn ít thì chủ máy thường làm nhanh làm ẩu tranh ruộng khi được thuê dẫn tới chất lượng dịch vụ không được đảm bảo.
* Nguyên nhân:
- Thị trấn Nghèn do địa hình phức tạp, ruộng đất không được bằng phẳng, chất đất không đồng đều, một số xứ đồng nằm cách xa khu vực dân cư nên tư tưởng của một số người dân ngại chuyển đổi vì sợ nhận ruộng xấu, ruộng xa.
- Tuy công tác chuyển đổi phải gắn liền với quy hoạch mà đặc biệt là quy hoạch giao thông thuỷ lợi nội đồng song để thực hiện hoàn thiện đòi hỏi tốn kém nhiều kinh phí và sự huy dộng nhiều ngày công lao động của nhân dân. Trong khi nguồn kinh phí của thị trấn không có nhiều mà hỗ trợ của các ban ngành cấp trên còn ít.
- Một bộ phận cán bộ và nhân dân có tư tưởng bảo thủ, muốn đồng đều phải có tốt, có xấu, có gần, có xa; đặc biệt hiện nay một số cán bộ và nhân dân có vị trí ruộng thuận lợi nên không muốn bị xáo trộn diện tích của hộ gia đình mình. Đối với một số xóm, một số cán bộ thực hiện công tác chuyển đổi sợ va chạm, ngại khó khăn.
- Một vài đơn vị trong thị trấn thực hiện việc chuyển đổi vẫn không được tốt, kinh phí chi trả không kịp thời để cán bộ và những người làm công tác thiếu nhiệt tình, nhân dân mất lòng tin.
4.7 Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa trong phát triển kinh tế hộ nông dân tại thị trấn Nghèn
1. Đối với Nhà nước
- Hoàn thiện chính sách đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng; khuyến khích nông dân tích tụ và tập trung ruộng đất, đặc biệt quan tâm đến hạn điền và thời gian sử dụng, tạo điều kiện hỗ trợ cho dồn điền đổi thửa ở các địa phương.
- Hoàn thiện các chính sách về vốn, lao động, xây dựng CSHT…hõ trợ cho phát triển nông nghiệp nông thôn có hiệu quả sau dồn điền đổi thửa.
- Hạn chế tối đa những can thiệp hành chính, mệnh lệnh; Nhưng chỉ nên giữ vai trò điều chỉnh, định hướng, hỗ trợ.
- Quản lý giám sát hoạt động dồn điền đổi thửa ở các địa phương, khắc phục hạn chế những khó khăn, khuyết điểm trong quá trình thực hiện; làm tố công tác tư tưởng, tạodựng lòng tin ở nhân dân.
2. Đối với địa phương
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền thị trấn cần có sự phối hợp chặt chẽ, có hệ thống trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho các hộ tích tụ và tập trung đất sản xuất.
- Bên cạnh việc dồn điền đổi thửa cần thường xuyên cải tạo đồng ruộng, hạn chế tình trạng không đồng đều giữa các thửa ruộng, các vùng.; đảm bảo chất lượng, sự bền vững, ổn định trong sản xuất nông nghiệp ở thị trấn.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ, tập trung ruộng đất ở các hộ; khuyến khích các hộ sản xuất không hiệu quả chuyển nhượng lại đất cho các hộ sản xuất có nhu cầu tích tụ...khắc phục tình trạng ruộng đất còn manh mún, phân tán sau dồn điền đổi thửa như hiện nay nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất, tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn thị trấn.
- Kết hợp tốt việc thực hiện dồn điền đổi thửa với tổ chức quản lý đất đai, thiết lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng tạo thuận lợi cho sản xuất.
- Có chính sách đào tạo nghề, mở rộng phát triển ngành nghề tại thị trấn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, tư vấn cho các hộ nông dân trên địa bàn về kỹ thuật sản xuất; mở các lớp tập huấn theo, xây dựng các mô hình trình diễn có chất lượng, tổ chức tham quan mô hình sản xuất giỏi...nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất cho các hộ nông dân, giúp các hộ nâng cao năng suất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập.
- Hỗ trợ các hộ nông dân về vốn, KHKT; nâng cao kỹ năng sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn tạo điều kiện cho các hộ xây dựng mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân.
- Quy hoạch tập trung đất công ích, tiến hành tổ chức đấu thầu cho các hộ nông dân có khả năng và nguyện vọng mở rộng sản xuất, xây dựng mô hình sản xuất với thời gian dài (nên trên 30 năm)
3. Đối với hộ nông dân
- Các hộ nông dân cần tiếp thu KHKT tiến bộ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hoá, kiến thức về thị trường; tiến hành trao đổi ruộng đất một cách có hiệu quả.
- Các hộ nông dân nên có sự thoả thuận ổn định (có thể hợp đồng) với các chủ máy móc, dịch vụ làm thuê để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt hơn, đặc biệt là trong các khâu làm đất, thu hoạch.
- Tích cực trao đổi, tham quan các mô hình sản xuất giỏi, đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất; tham gia các khoá tập huấn, hội nghị, hội thảo tại địa phương...
- Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng đất, bảo đảm môi trường nông thôn bền vững, giảm hoá chất độc hại trong sản xuất.
- Sau dồn điền đổi thửa các hộ nghiên cứu tìm hiểu, áp dụng những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, ổn định, phù hợp cới điều kiện của gia đình, địa phương; chú ý các mô hình sản xuất mới như tôm, ếch thương phẩm…
PHẦN V KẾT LUẬN
Đất sản xuất nông nghiệp luôn là vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, xây dựng đất nước qua các thời kỳ. Trong những năm qua đặc biệt là từ sau đổi mới, chính sách đất sản xuất nông nghiệp luôn được bổ sung, điều chỉnh theo hướng phù hợp với đièu kiện cụ thể, phục vụ phát triển nền nông nghiệp hiệu quả bền vững.
Việc giao ruộng theo Nghị định 64/NĐ – CP của Chính phủ đảm bảo tính công bằng và ổn định nhưng đã gây ra tình trạng manh mún về diện tích, ô thửa là cản trở lớn trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn, làm giảm hiệu quả sản xuất do khó khăn trong cơ giới hoá sản xuất, áp dụng KHKT tiến bộ, bố trí cơ cấu mùa vụ…Vì thế dồn điền đổi thửa là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm giải quyết tình trạng manh mún đất đai, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện dồn điền đổi thửa thành công đã đem lại những sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp tại thị trấn Nghèn - Can lộc - Hà tĩnh.
Dồn điền đổi thửa ngoài việc làm thay đổi ruộng đất của các nông hộ: số ô thửa giảm (giảm gần 4000 thửa), diện tích/thửa tăng lên khá nhiều (tăng bình quân gần 70m2/thửa… còn góp phần quy hoạch lại hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Sau khi dồn điền đổi thửa các nông hộ có điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hoá, tiến bộ KHKT; đầu tư thâm canh, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao; sản xuất tập trung, bố trí mùa vụ, cơ cấu lao động hợp lý. Từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho người nông dân, phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn.
Thực hiện dồn điền đổi thửa còn gặp những khó khăn, tồn tại do điều kiẹn về đất đai, về tài chính, về nhận thức và trình độ của một bộ phận cán bộ và quần chúng nhân dân…
Đề tài có đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa trong phát triển kinh tế nông hộ tại thị trấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.PTS Phạm Thị Mỹ Dung. Giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp. Trang 144. NXB Nông nghiệp.
Đặng Văn Tiến. Bài giảng Kinh tế hộ nông dân (Trang 43 - Chương 5). NXB Nông nghiệp.
Báo cáo đề dẫn tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. tác giả: Lã Văn Lý - Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT, Bộ NN&PTNT.
Website ipsard.gov.vn và Hướng dẫn việc DĐĐT trong sản xuất nông nghiệp, Bộ TN và MT(2003), Hà Nội.
Website
Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 về giao đất cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997). Kinh tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp.
Luật đất đai 2003. NXB Chính trị quốc gia. Hà nội.
Bùi Thị Ngát. Luận văn tốt nghiệp đại học. 2008. Tác động của thực hiện dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Lê Trí Nhượng. Luận án thạc sỹ. 2002. Đánh giá thực trạng chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá.
Bài: “Sức sống mãnh liệt của trang trại nông nghiệp gắn với các tổ chức mạnh của nông dân Hà Lan”. Tạp chí Nông thôn mới. Số 180/2006.
Bài “Dồn điền đổi thửa ở Đồng bằng sông Hồng tiền đề phát triển hàng hóa lớn”. Tác giả: ĐÌNH NAM. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đào Thắm. Báo Hưng yên. Số 1.214 ngày 13/01/2009
Website:
Tài liệu kỳ họp thứ 11 – HĐND thị trấn Nghèn khoá III (năm 2008).
Bản dự thảo phương án chuyển đổi ruộng đất của các HTX.
Đề án chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp tại thị trấn Nghèn năm 2002
Bản tổng hợp kết quả dồn điền đổi thửa, thị trấn Nghèn năm 2003.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm. 2006 phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng năm 2007.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2007 phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng năm 2008.
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2008 phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng năm 2009.
PHỤ LỤC
1) Bảng 1: Một số yếu tố thời tiết khí hậu ở Thị trấn Nghèn từ năm 2002 – 2008
Tháng
Nhiệt độ trung bình (0c)
Lượng mưa TB (mm)
Độ ẩm (%)
Số giờ nắng (h)
1
19.5
30.5
87
180
2
21.1
16.5
85
185
3
23.0
60.5
86
190
4
26.5
70
85
170
5
27.1
240.5
79
230
6
29.2
40.2
78
252
7
30.6
123.5
80
240
8
29.4
141.5
75
210
9
28.6
145.0
85
184
10
26.2
426.6
82
120
11
23.1
260.5
84
105
12
21.2
65.5
87
97
Cả năm
25.46
1620.8
82.75
2163
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Can Lộc)
2) Bảng 2: Tình hình cơ sở vật chất của Thị trấn Nghèn qua 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
I. Hệ thống điện
1. Trạm biến áp
Trạm
2
2
2
2. Đường dây điện
Km
87
94
105
II. Hệ thống đường giao thong
1. Đường bê tông
Km
30
55
78
2. Đường đất
Km
72
45,5
18,5
3. Đường rải nhựa
Km
3
4,5
8,5
III. Hệ thống thủy lợi
1. Trạm bơm điện
Trạm
1
1
1
2. Kênh mương tưới tiêu
Km
15
15,7
17
- Bằng bê tong
Km
10,5
14,7
16,5
- Bằng đất
Km
4,5
1
0,5
IV. Hệ thống công trình công cộng
1. Chợ
Trường
2
2
2
2. Trường học
Trường
- Trường THPT
Trường
2
2
2
- Trường THCS
Trường
2
2
2
- Trường tiểu học
Trường
2
2
2
- Trường mầm non
Trường
2
2
2
3. Cơ sở y tế
Đơn vị
1
1
1
4. UBND xã
Cái
1
1
1
5. Nhà văn hóa
Nhà
11
12
12
6 Bưu điện văn hóa
Cái
1
1
1
(Nguồn: Ban thồng kê thị trấn Nghèn)
3) Bảng 3: Khối lượng giao thông thuỷ lợi nội đồng được mở rộng nâng cấp và đắp mới trong năm 2008
Diễn giải
Độ dài tuyến (m)
* 65 tuyến đường nội đồng
32.030
- Đường sỏi
12.230
- Đường đất
19.800
* 60 tuyến kênh mương
35.085
- Kênh cứng
10.170
- Kênh đất
24.915
(Nguồn: Ban thồng kê thị trấn Nghèn, năm 2008)
4) Bảng 4: Cơ cấu diện tích một số loại đất sản xuất chính ở các hộ điều tra
ĐVT: Sào
Diện tích
Nhóm hộ theo khẩu
<= 4
5 - 6
>= 7
- Lúa
51,84
113,11
131,17
- Lúa + Cá
8
77
20,5
- Cá + Vịt
4
11
17
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
5) Bảng 5: So sánh chi phí sản xuất/sào sản xuất lúa trước và sau chuyển đổi.
Khoản chi
Nhóm hộ
<= 4 khẩu
5 – 6 khẩu
>= 7 khẩu
T
S
+/-
T
S
+/-
T
S
+/-
- Giống (kg)
4.27
3.61
-0,66
4.6
3.8
-0.8
4.42
3.76
-0.66
- Đạm (kg)
8.48
8.73
0,25
8.3
9.1
0.8
7.72
9.38
1.66
- Kli (kg)
3.82
4.87
1,05
3.78
4.61
0.83
2.46
3.92
1.46
- NPK (kg)
20.82
23.91
3.09
19.71
23.03
3.32
18.32
22.2
3.88
- Làm đất (ngđ)
61.36
85.91
24.55
28.93
22.5
-6.43
36
50.4
14.4
- Gieo trồng (ngđ)
213.64
277.27
63.63
142.86
214.29
71.43
120
164
44
- Thu hoạch (ngđ)
136.4
186.4
50
132.1
164.3
32.2
92
112
20
- Vận chuyển (ngđ)
5.45
18.18
12.73
7.14
11.43
4.29
4.8
9.6
4.8
- Công lao động (công)
10.55
7.182
- 3,368
10.85
8.12
-2,73
10.68
9.12
-1,56
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
6) Bảng 6: Ý kiến đánh giá của người dân về thực hiện dồn điền đổi thửa
Tiêu chí
Ý kiến đánh giá
Hộ <= 4 khẩu
5 – 6 khẩu
>= 7 khẩu
Làm đất
Thuận lợi hơn
21
28
22
Không đổi
1
0
2
Kém hơn
0
0
1
Gieo trồng
Thuận lợi hơn
19
27
24
Không đổi
3
1
0
Kém hơn
0
0
1
Chăm sóc
Thuận lợi hơn
20
28
25
Không đổi
2
0
0
Kém hơn
0
0
0
Bảo vệ
Thuận lợi hơn
22
27
24
Không đổi
0
1
0
Kém hơn
0
0
1
Giao thông, thuỷ lợi nội đồng
Thuận lợi hơn
21
27
23
Không đổi
1
0
2
Kém hơn
0
1
0
Ad TB KHKT
Thuận lợi hơn
17
25
22
Không đổi
4
2
2
Kém hơn
1
1
1
Bố trí cơ cấu mùa vụ
Thuận lợi hơn
19
25
22
Không đổi
3
3
2
Kém hơn
0
0
1
Thu hoạch
Thuận lợi hơn
21
26
25
Không đổi
1
2
0
Kém hơn
0
0
0
Vận chuyển
Thuận lợi hơn
20
26
25
Không đổi
1
1
0
Kém hơn
1
1
0
Sản xuất hàng hoá
Thuận lợi hơn
18
25
21
Không đổi
3
2
3
Kém hơn
1
1
1
Mang lại hiệu quả sản xuất
Thuận lợi hơn
19
25
24
Không đổi
3
3
1
Kém hơn
0
0
0
Mong muốn tiếp tục chuyển đổi
Có
21
28
24
Không
1
0
1
(Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ nông dân)
7) Sơ đồ 1: Tình hình giao đất cho các đối tượng quản lý và sử dụng trong cả nước
8) Mức độ % hoàn thành diện tích cần cấp GCNQSDĐ theo số tỉnh trong cả nước
CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
Ngày …..tháng…..năm 2009
Hộ số:…………………………………………………………………
Họ tên chủ hộ: Ông(bà)…….…………………………………………
Giới tính:…………………………………………................................
Địa chỉ:………………………………………………….. ……………..
Tuổi:……………………………………………………………………
Học vấn:
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Ông (bà) vui lòng cho biết:
I. TÌNH HÌNH CHUNG
1.1 Hộ ông (bà) là hộ:
Giàu Khá
Trung bình
Nghèo
1.2 Gia đình ông bà có bao nhiêu người?
- Nam: ……………….
- Nữ:…………………
1.2.1 Số lao động
- Lao động nông nghiệp: Năm 2002 ........……… Năm 2008.…………
- Lao động bán nông nghiệp: Năm 2002 ........……Năm 2008.…………
- Lao động đi làm thuê ngoài:Năm 2002 .......…… Năm 2008.…………
1.2.2 Theo độ tuổi:
- Dưới 18: …………người.
- Từ 18- 60: ……….người.
- Trên 60: ………….người.
1.3 Nguồn thu nhập chính của hộ (Triệu đồng)
Lĩnh vực
Năm 2002
Năm 2008
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nghề khác
1.4 Quỹ đất của hộ năm 2008
- Ruộng 3 vụ………..m2
- Ruộng 2 vụ:……….m2
- Ruộng 1 vụ:………..m2
- Đất màu:……………m2
- Đất lâm nghiệp:……..m2
- Đất thổ cư:………..m2:
+ Đất ở:…….m2
+ Đất vườn:………m2
II. TÌNH HÌNH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA CỦA HỘ
2.1 Tình hình đất nông nghiệp của hộ.
Chỉ tiêu
Trước DĐĐT
Sau DĐĐT
Diện tích (m2)
Số thửa (thửa)
Diện tích (m2)
Số thửa (thửa)
I. Tổng DT đất NN
1. Đất trồng lúa
2. Đất trồng màu
3. Đất trồng cây lâu năm
4. Đất lâm nghiệp
5. Đất NTTS
6. Đất Lúa – cá
7. Đất Cá - lúa - vịt
II. Nguồn gốc
1. Đất được giao
2. Đất đi thuê, đấu thầu
3. Đất cho thuê
2.2 Cơ cấu diện tích canh tác năm 2008 của hộ thay đổi thế nào so với trước dồn điền đổi thửa? (ĐVT: sào)
Cơ cấu
Nhóm hộ
Năm 2002
Năm 2008
Đông – Xuân
- Lúa xuân sớm
- Lúa xuân trung
- Lúa xuân muộn
Hè – Thu
- Hè thu – lúa lai
- Hè thu – lúa khác
Cá
Vịt
- Tình hình bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi của gia đình ông (bà) thay đổi như thế nào trước và sau dồn điền đổi thửa?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… .
2.3 Chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích sào lúa trước và sau DĐĐT
Chỉ tiêu
ĐVT
2008
2002
1. Giống
Kg
2. Phân bón
Kg
- Phân đạm
Kg
- Phân lân
Kg
- Phân NPK
Kg
3. Thuốc BVTV
Nghìn đồng
4. Làm đất
Nghìn đồng
5. Vận chuyển
Nghìn đồng
6. Bảo vệ, chăm sóc
Nghìn đồng
7. Gieo trồng
Nghìn đồng
8. Thu hoạch
Nghìn đồng
9. Công lao động
Công
2.4 Những nguồn thu chính của hộ năm 2008 (triệu đồng)
Từ trồng trọt:
+ Từ lúa:……………………………………. …+ Từ rau màu:………………………………. …+ Từ các loại cây lương thực khác……………..
Từ chăn nuôi và NTTS
+ Từ Lợn:……………………………………….
+ Từ Gà, vịt:……………………………………
+ Từ trâu, bò:……………………………………
+ Từ Cá:………………………………...............
Các khoản thu khác:……………………………
- Thu nhập của các khoản trên của hộ ông (bà) thay đổi so với trước khi dồn điền đổi thửa bao nhiêu %?
2.5 Mức độ đầu tư sản xuất của hộ ông (bà) thay đổi như thế nào như thế nào?
- Tư liệu sản xuất của gia đình ông (bà) trước (2002) và sau dồn điền đổi thửa (năm 2008) thay đổi như thế nào ở các loại sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
Trước
Sau
- Trâu, bò
- Máy cày, bừa
- Máy bơm trong sx NN
- Bình phun thuốc
- Máy tuốt
2.6 Lao động trong hộ ông (bà) thay đổi như thế nào giữa sau so với trước lúc dồn điền đổi thửa?
Phân loại
ĐVT
Năm 2002
Năm 2008
LĐ NN
LĐ
LĐ CN – TTCN
LĐ
LĐ TM – DV
LĐ
2.7 Sau khi thực hiện chính sách DĐĐT so với trước đó, ông(bà) thấy:
Tiêu chí
Thuận lợi hơn
Không đổi
Không thuận lợi bằng
Làm đất
Gieo trồng
Chăm sóc
Bảo vệ
Giao thông, thuỷ lợi nội đồng
Ad TB KHKT
Bố trí cơ cấu mùa vụ
Thu hoạch
Vận chuyển
Sản xuất sản phẩm bán
(Đánh dấu X tại ý kiến ông (bà) lựa chọn và giải thích ý kiến tại sao ông (bà) lại lựa chọn ý kiến ấy (nếu có)?
2.8 Ông (bà) thấy:
2.8.1 DĐĐT có thực sự mang lại hiệu quả cho sản xuất của hộ ông (bà)?
a. Có
b. Không
c. Không thay đổi
2.8.2 Dồn điền đổi thửa có thích hợp thực hiện với địa phương không?
a. Có:
b. Không:
2.8.3 Sau khi dồn điền đổi thửa thì ông (bà) thấy có những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất?
a. Những thuận lợi trong sản xuất:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Những khó khăn trong sản xuất:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
c. Ông (bà) có ý kiến gì khác không?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ÔNG (BÀ)!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25. BÁO CÁO TÔT NGHIỆP_NGÔ VIỆT PHƯƠNG.doc