Để bảo vệ nguồn nước trong lưu vực sông Sài Gòn thì cần có những biện pháp quản lý hiệu quả trên toàn hệ thống và qui hoạch phát triển kinh tế bền vững cho các hộ dân sống trên lưu vực.
Qua phân tích đánh giá ta có thể nhận biết được các nguồn gốc của những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước trên lưu vực sông Sài Gòn. Đa số các nguồn này thuộc loại nguồn phân tán nên quản lý khó khăn hơn, tuy nhiên cũng vì khó khăn mà tất cả cư dân sống trong khu vực và nhà nước phải có sự phối hợp đồng bộ để bảo vệ nguồn nước ngày một tốt hơn. Trước mắt để khắc phục tình trạng chất lượng nước mặt ngày càng bị ô nhiễm cần phải thực hiện các giải pháp sau :
- Phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức trong công tác qui hoạch phát triển kinh tế của cư dân trong lưu vực.
- Sử dụng hợp lý, có kế hoạch các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Dần dần tiến tới sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên.
- Đưa ra các biện pháp canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ mất chất dinh dưỡng của đất trồng
- Kiểm soát hoạt động chăn nuôi dọc 2 bên bờ sông
- Tăng diện tích che phủ của các khu rừng phòng hộ bằng các biện pháp giao đất giao rừng cho cư dân trong khu vực, kết hợp với sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.
- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở, nhà máy sản xuất đóng trên địa bàn.
93 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tài nguyên nguồn nước mặt sông Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trưng cơ bản của các hệ thống sông lớn ở Việt Nam
TT
Hệ thống sông
Diện tích lưu vực
Tổng lượng dòng chảy (km3/năm)
Tổng cộng (km2)
Phần VN (km2)
%
Tổng cộng
%
%
%
Phần VN
Tổng cộng
Phần VN
Ngoài vào
1
Kỳ Cùng – Bắc Giang
12.880
11.220
87
8,92
1,00
81
19
2
Hồng – Thái Bình
169.000
86.660
51
137,0
15,56
68
32
3
Mã - Chu
28.490
17.810
63
20,1
2,28
78
22
4
Cả
27.200
17.730
65
24,2
2,75
80
20
5
Thu Bồn
10.496
10.496
100
19,3
2,19
100
0
6
Ba
13.900
13.900
100
10,36
1,18
100
0
7
Đồng Nai – Sài Gòn
42.655
36.261
85
30,6
3,48
95
5
8
Mê Kông (tổng cộng)
795.000
72.000
9
520,6
59,12
10
90
9
Các sông còn lại
109,0
12,40
12.3
-
Tổng cộng
879
100
36,82
63,18
Source: Vietnam Water Resources Sector Review, Main Report, 1996
2.4.1. Mức bảo đảm nước của Việt Nam
Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm dưới 4000 m3/người thì nước đó thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000 m3/người thì thuộc loại hiếm nước.
Bảng 13: Mức bảo đảm nước theo dân số
Năm
Mức bảo đảm nước trung bình cho một người / năm
1990
12.800 m3/người
2000
10.900 m3/người
2020 ( dự báo )
8500 m3/người
Bảng 14: Mức bảo đảm nước tính theo hệ thống sông
STT
Hệ thống sông
Mức bảo đảm nước trung bình cho một người / năm
1
Hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Mã
5000 m3/ng
2
Hệ thống sông Đồng Nai
2980 m3/ng
Mức bảo đảm nước của Việt Nam hiện lớn hơn 2,7 lần so với Châu Á (3970 m3/người) và 1,4 lần so với thế giới (7650 m3/người), nhưng nguồn nước lại phân bố không đều giữa các vùng. Nếu xét chung cho cả nước thì Việt Nam không thuộc loại thiếu nước, nhưng hiện đã có một số vùng và lưu vực sông thuộc loại thiếu và hiếm nước như vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận và hạ lưu sông Đồng Nai.
2.4.2. Nhu cầu dùng nước của Việt Nam
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội và sự gia tăng dân số, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên đáng kể trong tương lai.
Bảng 15: Nhu cầu dùng nước của Việt Nam
Năm
Tỷ lệ % tổng lượng nước cần dùng / Tổng lượng dòng chảy năm
1999
8,8%
2000
12,5%
2010 ( dự báo )
16,5%
Bảng 16: Tổng lượng nước cần dùng để tưới cho cây trồng
Năm
Tổng lượng nước cần dùng để tưới
1985
41 km3
1990
46,9 km3
2000
60 km3
Bảng 17: Tổng lượng nước cần dùng trong mùa khô
Năm
Tổng lượng nước cần dùng
Tỷ lệ % tổng lượng nước có khả năng cung cấp
Tỷ lệ % tổng lượng dòng chảy mùa khô
2000
70,7 km3
42,4%
51%
2010 (dự báo)
90 km3
54%
65%
Dự báo cho thấy ở không ít vùng và lưu vực sông, lượng nước cần dùng có thể lớn gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, tức là sẽ vượt quá ngưỡng lượng nước cần thiết phải có để duy trì sinh thái và không đủ nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NGUỒN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN
3.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt sông Sài Gòn
Hiện trạng chất lượng nước mặt sông Sài Gòn được đánh giá tại 4 vị trí quan trắc gồm:
Trạm Dầu Tiếng: nằm phía sau hồ Dầu Tiếng. Đây là vị trí giám sát ở vùng trung lưu có nhiệm vụ giám sát các ảnh hưởng từ hoạt động của hồ Dầu Tiếng và một phần ảnh hưởng nhỏ từ thị trấn Dầu Tiếng. Tại đây tác động của con người là không đáng kể.
Trạm Thủ Dầu Một: nằm tại thượng nguồn thị xã Thủ Dầu Một. Tại đây dân cư khá đông đúc và vị trí này chịu tác động của nguồn nước phèn ở khu vực Củ Chi, Trảng Bàng. Ngoài ra vị trí này còn chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt từ thị xã Thủ Dầu Một cùng với nước thải từ khu công nghiệp khu vực Bến Cát theo chi lưu Thị Tín dẫn vào sông Sài Gòn tại vị trí Bến Than.
Hai trạm Bình Phước và Tân Thuận Đông đặt tại nơi bắt đầu và kết thúc dòng chảy của sông Sài Gòn trên địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung hàng loạt các vấn đề như nước thải đô thị, ô nhiễm từ các khu công nghiệp, bến cảng,
3.1.1. EC và độ mặn
Sự hoà tan các chất rắn (ion) trong nước chính là yếu tố quyết định độ mặn của nguồn nước. Nồng độ các ion hoà tan càng cao thì độ dẫn điện (EC) của nước càng cao. Do vậy độ mặn có thể được xác định thông qua độ dẫn điện theo công thức sau:
Độ mặn (‰) = K*EC (µS/cm).1000
Với K = 0.50 – 0.85 (tuỳ vùng)
Tương tự như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn cũng bị xâm nhập mặn vào mùa khô. Kết quả quan trắc cho thấy trong năm 2006 mặn xâm nhập nhiều tại vị trí Tân Thuận Đông và có tác động nhẹ đến vị trí Bình Phước.
Mặn xâm nhập nhiều vào thời điểm từ tháng 1 đến tháng 5 và đạt đỉnh điểm vào tháng 2 (độ dẫn điện khoảng 850 mS/m) sau đó giảm dần vào mùa mưa. Kết quả này tương tự năm 2005 về mặt giá trị (khoảng 820mS/m) nhưng đỉnh mặn lại đến sớm hơn 2 tháng.
Năm 2006 mặn đã xâm nhập trên sông Sài Gòn từ tháng 1 đến tháng 6. Nhìn chung ngưỡng mặn 1g/l chỉ tác động đến khu vực cầu Bình Phước từ tháng 2 đến tháng 3, ngưỡng mặn 4g/l chỉ xuất hiện trong tháng 2 tại Tân Thuận Đông. Mặc dù thời gian nhiễm mặn kéo dài nhưng ảnh hưởng của mặn đến khả năng sử dụng nước trên sông Sài Gòn có thể không cao, do phần nhiễm mặn là khu vực thành phố, không có các hoạt động canh tác nông nghiệp cũng như các hoạt động dùng nguồn nước có độ mặn thấp.
3.1.2. Nhiễm phèn
Hàm lượng sắt tổng dao động trong khoảng 1 - 5 mg/l và hàm lượng nhôm dao động trong khoảng 0.05 – 0.2 mg/l cho thấy tình trạng nhiễm phèn tại khu vực trung lưu sông Sài Gòn, đặc biệt là khu vực Thủ Dầu Một là nơi có hàm lượng Fe tổng số và Al cao nhất trong các vị trí quan trắc.
3.1.3. pH
Giá trị pH năm 2006 tại trạm Dầu Tiếng và Thủ Dầu Một đều thấp hơn ngưỡng cho phép của nguồn loại A. Còn tại trạm Bình Phước và Tân Thuận Đông giá trị pH đạt chuẩn loại A của TCVN 5942 – 1995.
Riêng tại vị trí trạm Thủ Dầu Một giá trị pH dao động trong khoảng 4.5 – 6.3, thấp hơn ngưỡng cho phép của nguồn loại B theo TCVN 5942 – 1995.
Do chảy qua khu vực đất phèn vùng Củ Chi nên có hiện tượng nhiễm phèn trên sông Sài Gòn. Tương tự như các năm trước hiện tượng nhiễm phèn trên sông Sài Gòn diễn ra vào các tháng mùa mưa tại Thủ Dầu Một. Như vậy do hiện tượng rửa trôi đất phèn nên khi xét về giá trị pH thì phần lớn nguồn nước sông Sài Gòn ở vùng trung lưu chỉ đạt mức loại B, phần còn lại ở hạ lưu thì đạt mức loại A.
3.1.4. TSS
Hàm lượng TSS trên sông Sài Gòn dao động trong khoảng rộng, từ 50 – 350 mg/l. Sự gia tăng hàm lượng TSS so với 2005 có thể do tác động của các nguồn thải sinh hoạt hay sản xuất công nghiệp từ các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương, hoặc do sự gia tăng các hoạt động giao thông thuỷ gây xói lở trên sông Sài Gòn, nhất là khu vực từ Tân Cảng đến Tân Thuận. Nơi đây còn gần các công trình hành lang Đông Tây của Thành phố Hồ Chí Minh nên cũng chịu tác động nhất định từ các hoạt động thi công các công trình như xây dựng hầm Thủ Thiêm, nạo vét và chỉnh trang các kênh Tàu Hủ,Bến Nghé,
Do tất cả các vị trí quan trắc đều nằm phía sau hồ Dầu Tiếng nên chưa thể đánh giá được hiện tượng rửa trôi bề mặt của vùng thượng và trung lưu sông cũng như quá trình lắng đọng phù sa trong lòng hồ Dầu Tiếng.
3.1.5. Các thành phần dinh dưỡng
Do ảnh hưởng từ nước thải đô thị của thành phố Hồ Chí Minh và nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp trong vùng, nước sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm nhất là ở khu vực hạ lưu. Kết quả quan trắc cho thấy các giá trị dinh dưỡng, hữu cơ, vi sinh đặc bịêt tăng cao tại Bình Phước và Tân Thuận Đông cho thấy nước sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm ở khu vực hạ lưu (đoạn chảy qua địa phận thành phố Hồ Chí Minh từ cửa Vàm Thuật – Bến Cát đến Tân Thuận Đông).
Giá trị nitrat dao động trong khoảng 1 – 2mg/l, khá thấp so với nguồn loại A theo TCVN 5942 – 1995. Trong khi đó thành phần nitrit lại vượt ngưỡng 0.001mg/l tại Bình Phước và Tân Thuận Đông, nhưng vẫn đạt ngưỡng loại B là 0.05mg/l. Riêng thành phần amôni với đa số các giá trị vượt ngưỡng 0.05 là ngưõng loại A và thấp hơn ngưỡng loại B là 1mg/l. Giá trị tổng Nitơ dao động trong khoảng 1 – 4mg/l, giá trị tổng Phospho dao động chủ yếu trong khoảng 0.2 – 0.5mg/l. Như vậy khi xét về thành phần dinh dưỡng thì nguồn nước sông Sài Gòn chỉ đạt mức loại B theo TCVN 5942 – 1995.
Năm 2006 tổng Nitơ và tổng phospho có xu hướng giảm tại Dầu Tiếng nhưng lại gia tăng ở Bình Phước và Tân Thuận Đông, điều này có thể cho thấy mức độ ô nhiễm đã giảm tại trung lưu do tác động từ việc quản lý tốt hơn của hồ Dầu Tiếng (hạn chế khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trong hồ) nhưng tại hạ lưu diễn biến chất lượng nước vẫn theo chiều hướng xấu và chúng ta cần có các biện pháp tích cực hơn.
3.1.6. Các thành phần hữu cơ
Các thành phần hữu cơ như BOD, COD, DO và vi sinh có giá trị khá cao . COD dao động trong khoảng 2 – 10mg/l, BOD dao động trong khoảng 3 – 6mg/l, đa số giá trị DO < 6mg/l, số lượng Coliform dao động trong khoảng 2000 – 9000 MPN/100ml. Kết quả này cho thấy nguồn nước sông Sài Gòn chỉ đạt mức loại B theo TCVN 5942 – 1995, cá biệt thành phần Fecal coliform đã vượt ngưỡng 200 MPN/100ml theo TCVN 6773 – 2000 đã cho thấy nguy cơ ô nhiễm vi sinh lên các vùng canh tác rau thuộc vùng Hóc Môn, Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh và Trảng Bàng của Tây Ninh. Đây chính là hệ quả của việc thải các loại chất thải từ các trang trại chăn nuôi dọc 2 bên sông Sài Gòn và các chi lưu khác như khu vực Bến Dược, Bến Súc, Rạch Tra, Bến Cát, Vàm Thuật, và nguồn nước thải đô thị từ thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Tóm lại: nguồn nước sông Sài Gòn đã và đang bị ô nhiễm do tác động của việc phát triển đô thị và công nghiệp trong vùng. Sông Sài Gòn bị nhiễm phèn vào mùa mưa và nhiễm mặn vào mùa khô. Nước sông Sài Gòn chỉ đạt mức loại B theo TCVN 5942 – 1995, cá biệt tại 1 số vị trí hạ lưu vào 1 số thời điểm, nguồn nước sông chỉ đạt loại C. khi xét theo TCVN 6773 – 2000 thì nguồn nước sông Sài Gòn có 1 số chỉ tiêu không đạt, đặc biệt là thành phần vi sinh, do đó khi sử dụng nguồn nước sông làm nguồn tưới cho các khu vực trồng rau thì cần phải có biện pháp xử lý thích hợp.
3.2. Đánh giá chất lượng nước mặt sông Sài Gòn
Kết quả đánh giá chất lượng nước mặt sông Sài Gòn được đánh giá dựa vào 3 vị trí sau
Bảng 18: Vị trí đánh giá chất lượng nước mặt sông Sài Gòn
Điểm lấy mẫu
Ký hiệu
Vị trí tương ứng trên bản đồ
Cách cầu Vĩnh Bình 500 m về phía hạ lưu
SG1
WQ13
Cách cầu Phú Cường 2km
SG2
WQ14
Cửa lấy nước nhà máy nước Bến Than
SG3
WQ15
Thời gian lấy mẫu:
Tiến hành 4 lần trong thời gian mùa khô vào lúc triều cao nhất.
Năm 2003:
Đợt 1: ngày 17/2/2003
Đợt 2: ngày 18/3/2003
Đợt 3: ngày 18/4/2003
Đợt 4: ngày 19/5/2003
Năm 2004:
Đợt 1: ngày 20/2/2004
Đợt 2: ngày 20/3/2004
Đợt 3: ngày 20/4/2004
Đợt 4: ngày 10/5/2004
Năm 2005:
Đợt 1: ngày 14/3/2005
Đợt 2: ngày 14/4/2005
Đợt 3: ngày 12/5/2005
Năm 2006:
Đợt 1: ngày 2/3/2006
Đợt 2: ngày 2/4/2006
Đợt 3: ngày 16/5/2006
Vị trí lấy mẫu:
Điểm SG1 (WQ13): mẫu được lấy ngay tại cửa lấy nước nhà máy nước Bến Than. Phía thượng lưu có rất ít hộ dân sinh sống, nhưng phía hạ lưu nhà máy có rất nhiều và đông hộ dân sinh sống. Vị trí lấy mẫu trên đoạn sông do gần thị trấn Lái Thiêu (Bình Dương) nên hàng ngày có rất nhiều rác thải sinh hoạt được thải xuống sông, ngoài ra do vị trí lấy gần khu chợ buôn bán nên lượng rác thải dọc 2 bên bờ sông vào những tháng mùa khô là tương đối nhiều. Xung quanh đó có vài hộ dân xây dựng nhà lấn chiếm ra bờ sông, vào mùa khô trên mặt nước có nhiều rác thải lơ lửng, vào mùa mưa nước trên sông có màu đục của phù sa.
Điểm SG2 (WQ14): Mẫu được lấy trên sông Sài Gòn cách cầu Phú Cường khoảng 2km về phía hạ lưu sông. Tại vị trí này có nhiều hộ dân sinh sống và có nhiều khu buôn bán vì đây là khu vực gần Thị xã Thủ Dầu Một nên thường xuyên thải ra 1 lượng chất thải tương đối lớn xuống lòng sông. Vào mùa khô có 1 lượng bèo rất lớn làm ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy, vào mùa mưa nguồn nước trên sông có nhiều phù sa. Ngoài ra tại đây còn bị ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước thải hàng ngày của Thị xã Thủ Dầu Một thải trực tiếp ra sông.
Điểm SG3 (WQ15): mẫu được lấy cách cầu Vĩnh Bình 500 m về phía hạ lưu. Tại vị trí này có nhiều hộ dân sinh sống và có nhiều khu buôn bán nên thường xuyên thải ra 1 lượng chất thải tương đối lớn xuống lòng sông. Xã Vĩnh Phú có nhiều khu du lịch như vườn thú Thanh Cảnh, Khu du lịch Phương Nam, quán ăn gia đình Dìn Ký, ngoài ra còn có các khu dân cư mới được quy hoạch theo quy mô đô thị mới. Kề bên cầu Vĩnh Bình là Bệnh viện Nhi phụ sản quốc tế (quy mô lớn nhất Đông Nam Á).
3.2.1. EC và độ mặn
Mặn đạt đỉnh điểm cao nhất tại SG1 vào năm 2005 và giảm vào năm 2006. Do năm 2005 xuất hiện Hạn Bà Chằng kéo dài dẫn đến mặn xâm nhập lên nhà máy nước Bến Than làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Đến năm 2006, độ mặn tại đây đã giảm xuống thấp nhưng vẫn vượt ngưỡng 1g/l. Nhìn chung ngưỡng mặn 4g/l chỉ xuất hiện tại SG3 vào các năm 2003, 2004, 2005 nhưng lại giảm vào năm 2006 chứng tỏ việc quản lý tốt của hồ Dầu Tiếng giúp điều tiết lưu lượng và đẩy mặn về phía hạ lưu.
3.2.2. Nhiễm phèn
Hàm lượng sắt tổng những năm trước đều nằm dưới ngưỡng cho phép. Riêng năm 2006 dao động trong khoảng 1 – 5 mg/l đã vượt TCVN 5942 – 1995, hàm lượng Al dao động trong khoảng 0.05 – 0.2mg/l. Tại SG1 hàm lượng sắt tổng đã vượt chuẩn gấp 2,5 lần TCVN 5942 – 1995, tại SG2 hàm lượng sắt tổng vượt gấp 1,5 lần so với TCVN 5942 – 1995 và tại SG3 đạt ngưỡng 1mg/l. Điều này cho thấy tình trạng nhiễm phèn tại khu vực trung lưu sông Sài Gòn. Vấn đề này cần được quan tâm vì nơi đây gần với khu vực được sử dụng để cấp nước cho vùng phía Tây thành phố Hồ Chí Minh và Thị xã Thủ Dầu Một thông qua nhà máy nước Tân Hiệp và Bình Dương.
3.2.3. pH
Giá trị pH tại SG1 và SG2 đều đạt TCVN 5942 – 1995 loại A. Riêng tại vị trí SG3 thì giá trị pH chỉ đạt chuẩn loại B. Giá trị pH qua các năm tương đối tốt. Chỉ có năm 2004, giá trị pH tại cả 3 điểm đều chỉ đạt loại B nhưng đến năm 2005, 2006 giá trị pH tại cả 3 vị trí đều đạt ngưỡng loại A.
3.2.4. TSS và độ đục
Hàm lượng TSS tại 3 vị trí quan trắc đều vượt ngưỡng loại B theo TCVN 5945 – 1995.
Độ đục năm 2006 tăng cao tại cả 3 vị trí quan trắc trong đó tại SG1 độ đục tăng cao vượt mức bình thường là 40mg/l từ năm 2005. Đặc biệt năm 2005, 2006 giá trị TSS và độ đục tăng cao có thể do tác động của các nguồn thải sinh hoạt hay sản xuất công nghiệp từ các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương, hoặc do sự gia tăng các hoạt động giao thông thủy gây nên xói lở trên sông Sài Gòn, đặc biệt là khu vực Tân Cảng đến Tân Thuận. Nơi đây còn gần các công trình hành lang Đông Tây của Thành phố Hồ Chí Minh nên cũng chịu tác động nhất định từ các hoạt động thi công các công trình như xây dựng hầm Thủ Thiêm, nạo vét và chỉnh trang các kênh Tàu Hủ, Bến Nghé,
3.2.5. Tổng cứng
Nguồn nước trên sông Sài Gòn có độ cứng cao hơn trên sông Đồng Nai nhưng vẫn ở mức trung bình, hàm lượng Canxi trung bình 5 – 6 mg/l tương ứng với 25 – 30 mgCaCO3/l. Năm 2006, hàm lượng tổng cứng giảm so với năm 2005 tại cả 3 vị trí quan trắc.
3.2.6. Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất tại vị trí SG1 (nhà máy nước Bến Than) Tại vị trí lấy mẫu này do gần thị trấn Lái Thiêu (Bình Dương) nên hàng ngày có rất nhiều rác thải sinh hoạt được thải xuống sông, ngoài ra do vị trí lấy gần khu chợ buôn bán nên lượng rác thải dọc 2 bên bờ sông là tương đối nhiều. Do vậy tại vị trí này thành phần chất dinh dưỡng tổng Nitơ, tổng Phospho tương đối cao. Còn tại vị trí SG2, SG3 hàm lượng chất dinh dưỡng năm 2006 giảm so với năm 2005 có thể do hồ Dầu Tiếng xả nước điều tiết lưu lượng làm các chất dinh dưỡng bị đẩy về phía hạ lưu nên thành phần chất dinh dưỡng tổng Nitơ, tổng Phospho giảm xuống.
Hàm lượng tổng Nitơ dao động trong khoảng 0.2 – 0.3mg/l và hàm lượng tổng Phospho dao động trong khoảng 0.01 – 0.6mg/l. Như vậy xét về thành phần dinh dưỡng thì nguồn nước trên sông Sài Gòn chỉ đạt mức loại B theo TCVN 5942 – 1995.
3.2.7. Thành phần hữu cơ
Thành phần chất hữu cơ năm 2005, 2006 tăng cao hơn 2 năm 2003, 2004 tại điểm SG1, SG2. Giá trị BOD và vi sinh có giá trị khá cao còn giá trị DO khá thấp như vậy chứng tỏ nguồn nước sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm chỉ đạt mức loại B theo TCVN 5942 – 1995.
Hàm lượng Coliform tăng cao, vượt quá ngưỡng cho phép của TCVN 5942 – 1995. Đặc biệt hàm lượng Fecal Coliform đã vượt ngưỡng 200 MPN/100 ml theo TCVN 6773 – 2000. Đây chính là hệ quả của việc thải các chất thải từ các trang trại chăn nuôi dọc 2 bên bờ sông Sài Gòn cũng như ở các chi lưu khác và nguồn nước thải đô thị từ Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
CHƯƠNG 4
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
4.1. Biện pháp công trình
Trên lưu vực sông Sài Gòn hiện đang tồn tại nhiều hoạt động kinh tế – xã hội có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường nước với nhiều qui mô và điều kiện phân bố khác nhau: công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, du lịch, Bên cạnh đó, môi trường nước ở lưu vực còn chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên khác. Các tác nhân này ngày càng đòi hỏi một lượng nước quá lớn – vượt quá khả năng sẵn có của một dòng sông – vì vậy biện pháp đầu tiên là phải nghiên cứu tìm cách xây dựng những công trình mang tính chất điều tiết lại chế độ dòng chảy, nhằm khắc phục sự thiếu hụt nguồn nước trong những điều kiện cần thiết. Đó là những công trình hồ chứa, thuỷ lợi, thuỷ điện, vừa khai thác về năng lượng đồng thời lại điều tiết lại dòng chảy
Hiện tại trên lưu vực sông Sài Gòn chỉ có 1 công trình là hồ Dầu Tiếng để điều tiết dòng chảy nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước và nhằm đẩy mặn về phía hạ lưu và không có dự kiến thêm công trình nào khác.
Hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng:
Hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh được xây dựng trên thượng nguồn sông Sài Gòn, thuộc huyện Dương Minh Châu. Đầu mối hồ chứa cách thị xã Tây Ninh 35km, cách Tp.HCM theo đường chim bay khoảng 55km. Khu tưới hồ Dầu Tiếng Tây Ninh thuộc huyện Dương Minh Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cát, Gò Dầu, Trảng Bàng, Tân Châu, thị xã Tây Ninh, Củ Chi (Tp.HCM). Ngoài ra hồ Dầu Tiếng còn tạo nguồn tưới cho các huyện Bến Cát, Thủ Dầu Một (Bình Dương), Hóc Môn, Bình Chánh (Tp.HCM), Đức Hoà, Bến Lức (Long An).
Hồ lấy nước từ một số sông, suối bao gồm cả dòng Nước Đục và Krai chảy từ Campuchia hình thành nên sông Thala các dòng suối Chàm, Ngô, Xa Cát và Lap chảy vào hồ từ tỉnh Bình Dương.
Vùng lưu vực Dầu Tiếng có hai mùa rõ rệt, mùa lũ bắt đầu thường chậm hơn từ 1 đến 2 tháng so với các nơi khác và mùa lũ cũng kết thúc muộn hơn. Có 70 – 80% tổng lượng dòng chảy năm tập trung vào 3 – 5 tháng mùa mưa. Chỉ có từ 20 – 30 % lượng dòng chảy trong năm tập trung vào mùa kiệt. Modun dòng chảy năm đạt từ 20 – 25 l/s – km2, và như vậy là nhỏ hơn nhiều so với một số hồ khác như hồ Kẻ Gỗ đạt từ 40 – 50 l/s – km2; điều đó chứng tỏ là tiềm năng nguồn nước của khu vực này không lớn.
Nước từ Hồ Dầu Tiếng xả theo 4 hướng : kênh chính Đông, kênh chính Tây, kênh Tân Hưng và xả trực tiếp xuống sông Sài Gòn qua đập tràn.
Quá trình xây dựng và khai thác: từ năm 1979 – 1983 hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng được xây dựng. Ngày 9/12/1983 lấp dòng đợt 2, ngày 2/7/1984 bắt đầu tích nước trong hồ và đưa vào vận hành. Năm 1985, phát huy hiệu quả của công trình, Bộ Thuỷ lợi cho triển khai lập LCKTKT khu tưới Củ Chi với diện tích tưới là 14.017ha trong đó có 11.517ha tưới tự chảy. Thủ tướng đã có quyết định số 96/CP ngày 16/3/1985. Hồ Dầu Tiếng đưa vào tích nước từ tháng 7/1985, khống chế một lưu vực 2.700 km2.
- Cấp công trình : Công trình cấp 1 theo TCVN 50-60-90.
- Tần suất bảo đảm chống lũ : p = 0.1%.
- Lưu lượng xả lũ thiết kế : Qp = 2800 m3/s.
- Tần suất bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp : p = 0.1%.
- Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường : 270 km2.
- Diện tích mặt hồ ứng với mực nước chết : 110 km2.
- Chế độ điều tiết nhiều năm.
Hình 5: Hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng.
Nhiệm vụ của công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng:
Điều tiết nhiều năm nước sông Sài Gòn để tưới cho 172.000ha đất sản xuất nông nghiệp, trong này có 15.000ha những năm thiếu nước phải có biện pháp hỗ trợ. Phân ra:
Mía: 105.000ha
Lạc: 19.700ha
Lúa 2 vụ: 28.000ha
Một lúa, một màu: 9.000ha
Cỏ: 10.300ha
Trong số diện tích trên được chia ra thành 2 khu:
Khu tưới tự chảy: 67.000ha
Khu tưới bơm: 105.000ha
Cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp trong vùng hàng năm khoảng 100 triệu m3 và được tận dụng mặt nước để nuôi cá.
Các đặc trưng thuỷ văn của sông Sài Gòn tại tuyến đập Dầu Tiếng như sau:
Lưu lượng trung bình nhiều năm: Q=58,30 m3/s
Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm: W=1.838.109 m3/năm
Lưu lượng ứng với tần suất P=75% (tổng lượng 1.443.109 m3) Q=45,78 m3/s
Lưu lượng lũ với tần suất P=0,1% (tổng lượng lũ 762.106 m3) Q=4800 m3/s
Lưu lượng lũ với tần suất P=0,5% (tổng lượng lũ 646.106 m3) Q=3800 m3/s
Các thông số về hồ chứa Dầu Tiếng như sau:
Cấp công trình: cấp I
Tần suất bảo đảm chống lũ Pc=0,1%
Hồ làm việc theo chế độ điều tiết nhiều năm:
MNDBT: 24,40
MNL 0,1%: 25,10
MNC: 17,00
Dung tích ứng với MNDBT: 1450 x106 m3
W ứng với MNC: 396x106 m3
W hữu ích: 1056x106 m3
Bắt đầu tích nước từ tháng 5/1985. Lưu lượng trung bình năm và trung bình tháng lớn nhất đã xả xuống sông Sài Gòn qua đập tràn Dầu Tiếng từ năm 1985 – 1993 như sau: (về mùa khô chỉ xả từ năm 1987 trở đi)
Bảng 19: Lưu lượng xả xuống sông Sài Gòn
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Q(m3/s)
3,4
13,3
27,1
31,1
20,0
31,5
25,4
22,6
21,7
36,6
3,3
1,3
Qmax (m3/s)
13,5
24,40
50,90
62,50
33,90
118,7
93,7
54,9
170,9
139
14,70
4,8
Năm
87
88
89
89
90
87
91
91
86
86
90
91
Công trình đầu mối
Hồ chứa điều tiết nhiều năm
Mực nước dâng bình thường : hbt = +24.4 m.
Mực nước lũ thiết kế : hltk = +25.1 m.
Mực nước chết : hc = +17m.
Tổng dung tích : w = 1.58 tỷ m3.
Dung tích hữu ích : whd = 1.11 tỷ m3.
Dung tích ứng với mực nước chết : wc = 0.47 tỷ m3.
Đập chính
Hình thức kết cấu : Đập đất đồng chất.
Cao trình đỉnh đập : +28 m.
Tường chắn sóng bằng bê tông cao 1 m.
Chiều rộng mặt đập : +8 m.
Chiều dài đập : 1100 m.
Mái đập thượng lưu : M1 = 3.5; 4;1.5
Mái đập hạ lưu : M1 = 3.5; 4.5; 2.5
Đập phụ
Hình thức kết cấu : Đập đất đồng chất.
Cao trình đỉnh đập : +27 m.
Tường chắn sóng bằng đá cao 1 m.
Chiều rộng mặt đập : 5m.
Chiều dài đập : 27200 m.
Mái đập thượng lưu : M1 = 3.5
Mái đập hạ lưu : M1 = 3.5; 2.5
Đập tràn xả lũ
Kiểu tràn sâu có 6 cửa, mỗi cửa cao 6 m, rộng 10 m có tường ngực. Ngưỡng tràn ở cao trình +14 m, tiêu năng kiểu máng phun. Kênh dẫn lũ ra sông Sài Gòn dài 100 m.
Cống lấy nước số 1 và số 2
Cống số 1 được đặt ở bờ phải sông Sài Gòn, cống số 2 đặt ở bờ phải vách suối đá. Đây là kiểu cống ngầm, vị trí đặt cống dưới đập, có 3 cửa hình chữ nhật, mỗi cửa rộng 3 m, cao 4 m bằng bê tông cốt thép, cửa lấy nước kiểu phẳng. Chế độ thủy lực trong cống chảy là không áp, lưu lượng qua cống ứng với mực nước dâng bình thường là 93 m3/s.
Cống lấy nước số 3
Đây là cống lấy nước vào kênh Tân Hưng, có khẩu diện là 3´3 m, Qtk = 12.8 m3/s.
Hệ thống kênh chính Đông
Kênh chính Đông có chiều dài 45.416 km, lưu lượng đầu kênh lớn nhất là 64.54 m3/s. Mực nước đầu kênh thiết kế là 16.5 m, mực nước cuối kênh là 8.8 m. Kênh cấp 1 có 44 tuyến ngoài ra còn có nhiều tuyến kênh cấp 2, 3, 4 và các trạm bơm để tưới tiêu cục bộ. Toàn bộ hệ thống đảm nhiệm tưới cho 41.000 ha và cung cấp nước sinh hoạt cho vùng.
Hệ thống kênh chính Tây
Chiều dài tuyến kênh là 38.750 km, lưu lượng đầu kênh là 71.9 m3/s. Mực nước đầu kênh thiết kế là 16.5 m, mực nước cuối kênh là 13.47 m. Kênh cấp 1 gồm 22 tuyến ngoài ra còn có mạng lưới kênh cấp 2, 3, 4 và các trạm bơm. Toàn bộ hệ thống đảm nhiệm tưới cho 41.689 ha và cung cấp nước sinh hoạt cho vùng.
Hệ thống kênh Tân Hưng
Chiều dài tuyến kênh 29 km đảm nhiệm tưới cho 10.701 ha và cấp nước cho nhà máy đường Tây Ninh với lưu lượng Q = 1 m3/ngày.
Nhiệm vụ của hệ thống tưới Dầu Tiếng:
Nhiệm vụ trước mắt
Cấp nước tự chảy cho 64.830 ha, trong đó bao gồm : Tây Ninh 52.800 ha, thành phố Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi) 12.000 ha.
Cấp nước tạo nguồn ổn định cho hạ du : 40.100 ha, trong đó : Tây Ninh 16.460 ha, Long An 21.500 ha, Bình Dương 2.000 ha.
Xả nước xuống sông Sài Gòn về mùa kiệt, giữ nguyên tình hình như khi chưa có hồ.
Cấp nước cho nhà máy nước thành phố với lưu lượng trước mắt từ tháng 1 đến tháng 7 là 7.3 m3/s.
Tạo nguồn mở rộng các dự án hạ du bằng 25.000 ha, trong đó : khu Bến Cầu (Tây Ninh) 5.000 ha; khu Lộc Giang, Hiệp Hòa (Long An) 5.000 ha; khu Hóc Môn, Bắc Bình Chánh, Bến Mương – Láng The (thành phố Hồ Chí Minh) 15.000 ha.
Cấp nước cho khu tưới Tân Hưng : 10701 ha.
Cấp nước phục vụ công nghiệp và sinh hoạt.
Nhiệm vụ lâu dài
Cấp nước tưới trực tiếp cho 93390 ha : Tây Ninh 73830 ha, thành phố Hồ Chí Minh 14560 ha.
Tạo nguồn ổn định cho hạ du : 40.140 ha, trong đó Tây Ninh 16.640 ha, Long An 21.500 ha, Bình Dương 2.000 ha.
Cấp nước dân dụng và công nghiệp cho Tp Hồ Chí Minh và các địa phương trong lưu vực tưới.
Bảo đảm nước cho toàn bộ diện tích sản xuất đông xuân và hè thu dọc sông Sài Gòn.
Cấp nước tạo nguồn cho các dự án mới phía hạ du 25.000 ha và xả đẩy mặn do công trình Phước Hòa chuyển sang.
Kết luận: Từ khi có các công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hoá. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3 - 6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên nhìn chung đã mở rộng được diện tích trồng cây bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2 – 3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.
Trong giai đoạn mùa khô hồ Dầu Tiếng có tác dụng điều tiết rất lớn đến khả năng đẩy mặn về phía hạ du sông Sài Gòn phục vụ việc phát triển xã hội và cấp nước sinh hoạt. Hàng năm vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 hồ Dầu Tiếng xả khoảng 157,8x 106m xuống sông Sài Gòn góp phần đẩy lùi ranh giới xâm nhập mặn xuống hạ lưu » 20km so với trước khi xây dựng hồ.
4.2. Biện pháp phi công trình
Ngoài những biện pháp công trình nhằm điều tiết chế độ dòng chảy nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước thì còn những biện pháp phi công trình cũng có tác dụng nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt nước trên toàn lưu vực sông Sài Gòn.
Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn
Giữ gìn sự trong lành của nguồn nuớc
Sử dụng một cách khoa học và hợp lý nguồn tài nguyên nước
4.2.1. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn là đặc điểm thảm phủ thực vật trên lưu vực bao gồm hệ thống rừng tự nhiên và thảm thực vật canh tác nhằm đảm bảo tích trữ nước để điều hoà lưu lượng vào mùa khô và hạn chế khả năng xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa.
Trong quá khứ lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn bao gồm cả miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, đã từng có gần 60% diện tích được rừng tự nhiên che phủ. Vào năm 2000 tổng diện tích đất có rừng chỉ còn 1.311.700 ha chiếm 27,8% tổng diện tích, tập trung chủ yếu ở Nam Đăk Lăk, Tây Bình Thuận, Lâm Đồng, Bắc Đồng Nai, Đông Nam Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Bình Phước và Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lưu vực hiện có một Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (Rừng ngập mặn Cần Giờ với 75.740 ha quy hoạch, trong đó khoảng 26.000 ha rừng) và 2 vườn quốc gia: Cát Tiên (73.837 ha), Lò Gò Xa Mát (10.000 ha); 4 khu bảo tồn thiên nhiên: Bù Gia Mập (22.330 ha), Bình Châu – Phước Bửu (11.293ha), Núi Ông (25.468 ha), Tà Kou (29.134 ha). Ngoài giá trị cực kì to lớn về kinh tế – môi trường như điều tiết khí hậu, kiểm soát lũ lụt, chống xói mòn đất, giữ nước, xử lý ô nhiễm, các khu rừng trong khu vực có giá trị đa dạng sinh học rất cao.
Tuy nhiên lưu vực nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi có nền kinh tế phát triển nhanh so với cả nước, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc và ngành du lịch phát triển nhanh chóng. Tại đây gồm 2 vùng là vùng công nghiệp, dịch vụ công nghiệp và vùng nông nghiệp và rõ ràng ngày nay mọi hoạt động kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật và du lịch, đều liên quan đến rừng. Một số nơi tại thượng lưu có mô hình trang trại đã góp phần mang lại một số hiệu quả đáng kể, phần nào làm thay đổi bộ mặt đói nghèo ở một số buôn làng xa xôi hẻo lánh song cũng bộc lộ không ít mặt trái gây những tổn hại to lớn đến môi trường.
Phá rừng đầu nguồn sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề không những nước tưới phục vụ cho nông nghiệp, phục vụ cho năng lượng không còn đảm bảo mà tình trạng bồi lắng các hồ chứa cũng sẽ phát triển nhanh. Tuổi thọ của các công trình cũng nhanh chóng giảm súthạ lưu các công trình, tình hình xói lở các dòng sônglàm thay đổi luồng lách giao thông thuỷ. Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển vốn rừng liên quan mật thiết đến sự tồn tại của công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng nói riêng và sự phát triển kinh tế – xã hội của cả khu vực nói chung.
4.2.2. Giữ gìn sự trong lành của nguồn nước
4.2.2.1. Quan trắc và giám sát chất lượng nước
Quan trắc và giám sát chất lượng nước là một việc làm rất quan trọng. Thời gian, tần suất, vị trí quan trắc phụ thuộc vào từng đối tượng cần quan trắc cụ thể. Đối với lưu vực sông Sài Gòn thì nguồn nước sông Sài Gòn đã và đang bị ô nhiễm do tác động của việc phát triển đô thị và công nghiệp trong vùng. Sông Sài Gòn bị nhiễm phèn vào mùa mưa và nhiễm mặn vào mùa khô. Nước sông Sài Gòn chỉ đạt mức loại B theo TCVN 5942 – 1995, cá biệt tại 1 số vị trí hạ lưu vào 1 số thời điểm, nguồn nước sông chỉ đạt loại C. khi xét theo TCVN 6773 – 2000 thì nguồn nước sông Sài Gòn có 1 số chỉ tiêu không đạt, đặc biệt là thành phần vi sinh, do đó khi sử dụng nguồn nước sông làm nguồn tưới cho các khu vực trồng rau thì cần phải có biện pháp xử lý thích hợp.
Do vậy, cần thiết lập hệ thống quan trắc và giám sát thường xuyên chất lượng nước mặt sông Sài Gòn để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời và hiệu quả nhằm quản lý tốt hơn lưu vực sông này.
Kiểm soát các nguồn thải:
Mặc dù các nhà máy, xí nghiệp không thải trực tiếp nước thải xuống sông nhưng nước thải vẫn được thải trong lưu vực. Vì thế, theo các con đường khác nhau chất ô nhiễm vẫn xâm nhập được vào nguồn nước trong sông. Do đó để ngăn chặn tình trạng này thì cần bắt buộc các đơn vị có chất thải gây ô nhiễm phải xử lí triệt để trước khi đưa ra ngoài môi trường. Riêng các cơ quan, ban ngành bảo vệ môi trường cần thường xuyên kiểm tra sự tuân thủ luật bảo vệ môi trường của các nhà máy, xí nghiệp đóng trong lưu vực.
4.2.2.2. Công cụ pháp lí
Để góp phần bảo vệ môi trường trong lưu vực, công cụ pháp lý cần phải được phổ biến rộng rãi và áp dụng triệt để.
Đối với việc quản lý khai thác, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, các cơ quan ban ngành cần áp dụng triệt để luật bảo vệ tài nguyên nước.
Riêng đối với tình hình khai thác khoáng sản, khai thác rừng thì người tham gia khai thác cũng như người quản lý cần luôn làm theo luật bảo vệ – phát triển rừng, luật khoáng sản.
Ngoài việc áp dụng triệt để luật và các văn bản qui định về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường cũng góp phần không nhỏ trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Riêng đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường lưu vực sông Sài Gòn thì áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942 - 1995), tiêu chuẩn về chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi (TCVN 6773 – 2000)
4.2.2.3. Công cụ kinh tế
Đối với các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, khu công nghiệp gây ô nhiễm phải bắt họ tuân theo qui định “người gây ô nhiễm phải trả tiền” với mức chi trả thỏa đáng, nhằm khắc phục tình trạng xả thải nguồn ô nhiễm ra môi trường một cách vô tội vạ. Phạt các cơ sở chăn nuôi dọc 2 bên sông Sài Gòn nhằm hạn chế tình trạng xả thải bừa bãi.
4.2.2.4. Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng
Đây là một công cụ hỗ trợ quan trọng cho bảo vệ môi trường, tuy nhiên biện pháp này còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí của cư dân sống trong lưu vực còn chênh lệch nhiều có nơi trình độ dân trí còn rất thấp. Do vậy trước mắt cần tập trung phổ biến các kiến thức pháp luật nói chung và kiến thức về luật bảo vệ môi trường nói riêng. Cần lồng ghép việc nâng cao nhận thức của người dân vào các chương trình hành động của Chính phủ như các dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Đưa kiến thức về môi trường vào trong trường học. Cần chỉ cho thế hệ trẻ thấy rõ được tầm quan trọng cũng như nhiệm vụ của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn.
4.2.3 Sử dụng một cách khoa học và hợp lý nguồn tài nguyên nước
- Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Phát triển, sử dụng Tài nguyên nước không hợp lý.
a. Giảm nhu cầu nước.
1) Tưới tiết kiệm nước.
2) Giảm tổn thất nước:
* Quản lý theo nhu cầu dùng nước không phải quản lý theo khả năng công trình.
* Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia quản lý của xã hội, công dân và cộng đồng.
* Tăng cường năng lực quản lý.
3) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhu cầu sử dụng nước thấp.
4) Phòng chống ô nhiễm nước.
b. Công nghiệp.
1) Nâng cao hiệu quả tái sử dụng nước.
2) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
3) Phòng chông ô nhiễm nguồn nước.
c. Du lịch- Dịch vụ- Sinh hoạt.
1) Sử dụng nước tiết kiệm chống lãng phí.
2) Giảm nhu cầu nước một cách hợp lý, cải tiến thiết bị sử dụng nước.
3) Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.
d. Khai thác sử dụng nguồn nước đi đôi với bảo vệ nguồn nước, bảo đảm duy trì dòng chảy môi trường cho con sông khoẻ mạnh bảo vệ và phát triển hệ sinh thái thuỷ sinh.
e. Đầu tư nghiên cứu kiểm kê đánh giá và qui hoạch dự báo dài hạn Tài nguyên nước. Dự báo theo mùa, năm và nhiều năm về nguồn nước, thiên tai lũ lụt, hạn hán đi kèm với hiện tượng LaNina, ElNino để có kế hoạch sử dụng hợp lý và an toàn nguồn nước.
g. Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước. Tổ chức lưu vực sông có cơ chế quản lý thích hợp, hiệu quả.
h. Bảo vệ môi trường nước, phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm nước, thực hiện đúng các Luật và các văn bản dưới Luật có liên quan.
1) Hiểu và thực hiện đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Đê Điều, Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020 và các Nghị định, Qui định của Chính phủ có liên quan.
2) Thực hiện người gây ô nhiễm phải trả phí.
3) Tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường nước.
4) Cải tạo, cải thiện khôi phục có kiểm soát sông Sài Gòn và các kênh nội đô.
- Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Quản lý, Tổ chức và Luật pháp.
1) Nhà nước sớm ban hành đầy đủ đồng bộ những văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan đến Tài nguyên nước.
2) Nhà nước sớm sửa đổi Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay (đã bộc lộ một số điều bất cập) và các văn bản dưới Luật.
3) Nhà nước sớm tập trung thống nhất cơ quan quản lý Tài nguyên nước thông suốt từ Trung ương đến Địa phương và sớm thành lập các Tổ chức quản lý lưu vực sông thích hợp với nhiệm vụ chức năng rõ ràng, hoạt động có hiệu quả thực sự do “người trong lưu vực sông” tự quản lý có sự hỗ trợ của Trung ương (chứ không phải chỉ dừng lại ở quản lý qui hoạch, mà thực chất qui hoạch chưa có. Lãnh đạo quản lý chủ yếu là “người của Trung ương” nên hoạt động kém hiệu quả, hình thức).
4) Nhà nước nên có cơ chế, chính sách để người dân, các tổ chức cộng động tham gia thực sự bảo vệ Tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện cho người dân tham gia ngay từ khi lập qui hoạch xây dựng đến khai thác sử dụng và bảo vệ.
5) Nhà nước sớm ban hành văn bản qui định từng bước đảm bảo đủ dòng chảy môi trường cho con sông để con sông thực sự được sống, khoẻ và lành mạnh làm cơ sở cho phát triển bền vững Tài nguyên nước.
Bảng 20 sau đã nêu lên một cách khái quát các biện pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ và cải thiện tài nguyên và môi trường nước trên lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn. Cùng với các biện pháp này việc triển khai các biện pháp công nghệ và công trình để xử lý chất thải đô thị, công nghiệp, cải tạo kênh rạch, bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn là yêu cầu cấp bách để có thể có nguồn tài nguyên nước dồi dào, chất lượng tốt cần thiết cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội bền vững trên lưu vực sông quan trọng này.
Bảng 20: đánh giá tổng hợp khả năng hiện nay về sử dụng tài nguyên nước các sông chính trong lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn
Sông/ đoạn
Khả năng sử dụng nước
Vấn đề bất lợi về chất lượng
Phương án cải thiện về môi trường
Sông Đồng Nai
- Nguồn nước cho các nhà máy nước (do không bị nhiễm mặn)
Thủy lợi
Du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Thủy điện
Khu vực Đà Lạt đã bị ô nhiễm cao
Hồ Trị An đã bị ô nhiễm nhẹ
Bảo vệ rừng, kiểm soát xói mòn đất, kiểm soát chất thải từ đô thị, nông nghiệp, công nghiệ, thủy sản hồ Trị An
Từ Hoá An (Đồng Nai) đến thượng lưu Lâm Đồng
Từ Long Bình (Đồng Nai) đến Hóa An (Đồng Nai)
- Nguồn nước cho các nhà máy nước (do không bị nhiễm mặn)
- Thủy lợi
Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, công nghiệp và giao thông thủy đã ở mức cao
Kiểm soát chất thải từ thành phố Biên Hoà, các khu công nghiệp và các sự cố tràn dầu
Từ Long Bình trở xuống Cát Lái
Du lịch
Nuôi trồng thủy sản
Độ mặn tăng, ô nhiễm do dầu, chất hữu cơ
Kiễm soát ô nhiễm do giao thông thuỷ
Sông Bé (toàn bộ)
Cấp nước sinh hoạt (không bị nhiễm mặn), thủy lơi, du lịch, thủy điện, bảo tồn đa dạng sinh học
Độ đục cao vào mùa mưa
Kiểm soát xói mòn đất + chất thải, bảo vệ rừng đầu nguồn
Sông La Ngà
Cấp nước sinh hoạt (không bị nhiễm mặn), thủy lơi, du lịch, thủy điện, bảo tồn đa dạng sinh học
Độ đục cao vào mùa mưa
Kiểm soát xói mòn đất, bảo vệ rừng đầu nguồn
Sông Sài Gòn
Nguồn nước cho các nhà máy nước (không bị nhiễm mặn)
Thủy lợi
Du lịch
Ô nhiễm do độ pH thấp và nước thải sinh hoạt
Kiểm soát ô nhiễm do nước phèn, nước thải đô thị
Từ Bến Than (Củ Chi) đến thượng lưu
Từ Bến Than đến Thanh Đa
Du lịch
Thủy lợi trong mùa mưa
Giao thông đường thủy
Ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp
Kiểm soát chất thải công nghiệp, đô thị, giao thông thủy
Từ Thanh Đa đến phà Nhà Bè
- Giao thông đường thủy
Ô nhiễm rất nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy, nhiễm mặn vào mùa khô
Kiểm soát chất thải công nghiệp, đô thị, giao thông thủy
Các sông ở Cần Giờ (từ phà Nhà Bè đến cửa sông)
Phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn
Nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn
Du lịch
Ô nhiễm nhẹ, độ mặn cao, không cấp nước sinh hoạt, thuỷ lợi
Kiểm soát chất thải từ thượng lưu và tại chỗ
Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây
Du lịch
Giao thông thủy
Thủy sản nước lợi (từ hợp lưu 2 sông đến Soài Rạp
Thủy lợi (từ Bến Lức Thủ Thừa đến thượng lưu
Độ pH thấp từ Tân An trờ lên thượng nguồn
Độ mặn cao từ Tân An trở xuống đến sông Vàm Cỏ
Khả năng cấp nước sinh hoạt kém
Kiểm soát lan truyền phèn
Kiểm soát chất thải đô thị, công nghiệp, nông nghiệp
Sông Dinh
Cấp nước
Du lịch
Ô nhiễm do nước thải đô thị, nhiễm mặn nhẹ về mùa kiệt
Kiểm soát chất thải đô thị
Từ thị xã Bà Rịa đến thượng nguồn
Từ thị xã Bà Rịa đến cửa sông
Phát triển rừng ngập mặn + nuôi trồng thủy sản
Sông Thị Vải
- Giao thông đường thủy
Độ mặn trung bình, ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng
Kiểm soát chất thải công nghiệp và giao thông thủy
Từ Phú Mỹ trở lên đến thượng nguồn
Từ Phú Mỹ về cửa sông
Du lịch
Thủy sản nước mặn
Nhiễm mặn nặng
KẾT LUẬN
Sông Sài Gòn là một trong những con sông quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế trong vùng cũng như đời sống của người dân trong vùng. Trong những năm gần đây, chất lượng nước sông Sài Gòn càng ngày càng xấu chỉ từ hồ Dầu Tiếng trở lên chất lượng nước còn tương đối tốt còn ở phía hạ lưu đã bị ô nhiễm, chỉ đạt loại B theo TCVN 5942 – 1995.
Qua kết quả phân tích đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn cho thấy: về mặt phân bố, theo không gian, lượng dòng chảy sinh ra trong lưu vực ở những mức độ khác nhau, phù hợp với quy luật: nơi mưa nhiều – dòng chảy mạnh, nơi mưa ít – dòng chảy yếu. Theo thời gian trong năm, thời tiết có 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt nên dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn cũng hình thành 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt. Sự biến đổi dòng chảy giữa 2 mùa trong năm hầu hết các con sông suối đều có sự tương phản sâu sắc, đặc biệt là các sông suối nhỏ. Ngoài ra do bị ảnh hưởng của thủy triều ở các khu vực hạ lưu, nên sự phân bố dòng chảy theo thời gian trong năm ở các vùng này cũng có những thay đổi theo quy luật: thuỷ triều mạnh (triều cường) thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập vào đất liền sâu hơn, có biên độ triều lớn hơn và khi triều kiệt thì ngược lại hoàn toàn. Nguồn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước là :
- Nguồn gây ô nhiễm do chất thải khu dân cư và các hoạt động của con người như nước thải và rác thải sinh hoạt do con người, gia súc, gia cầm,
- Nguồn gây ô nhiễm từ các nhà máy chế biến và sản xuất.
- Nguồn gây ô nhiễm do sông Sài Gòn đi qua vùng đất phèn Củ Chi ra nguồn nước mặt.
- Nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
- Nguồn gây ô nhiễm mặn do thủy triều tác động ở mức độ nghiêm trọng nhưng thời gian kéo dài không nhiều.
- Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, phân bón,... từ các khu vực tưới bị rửa trôi vào nguồn nước trong lưu vực.
Ngoài ra sự biến động về môi trường trong vùng nghiên cứu còn diễn ra hết sức phức tạp trong thời gian tới do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, do đó chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa về các vấn đề môi trường ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Và một khi đã nhận biết được tình hình cũng như những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước trên lưu vực thì chắc chắn rằng các cơ quan ban ngành sẽ có những nhận định rõ ràng trong công tác quản lý và khắc phục tình trạng chất lượng nước đang xuống cấp tại một số nơi nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước trong lưu vực.
KIẾN NGHỊ
Để bảo vệ nguồn nước trong lưu vực sông Sài Gòn thì cần có những biện pháp quản lý hiệu quả trên toàn hệ thống và qui hoạch phát triển kinh tế bền vững cho các hộ dân sống trên lưu vực.
Qua phân tích đánh giá ta có thể nhận biết được các nguồn gốc của những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước trên lưu vực sông Sài Gòn. Đa số các nguồn này thuộc loại nguồn phân tán nên quản lý khó khăn hơn, tuy nhiên cũng vì khó khăn mà tất cả cư dân sống trong khu vực và nhà nước phải có sự phối hợp đồng bộ để bảo vệ nguồn nước ngày một tốt hơn. Trước mắt để khắc phục tình trạng chất lượng nước mặt ngày càng bị ô nhiễm cần phải thực hiện các giải pháp sau :
- Phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức trong công tác qui hoạch phát triển kinh tế của cư dân trong lưu vực.
- Sử dụng hợp lý, có kế hoạch các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Dần dần tiến tới sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên.
- Đưa ra các biện pháp canh tác phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ mất chất dinh dưỡng của đất trồng
- Kiểm soát hoạt động chăn nuôi dọc 2 bên bờ sông
- Tăng diện tích che phủ của các khu rừng phòng hộ bằng các biện pháp giao đất giao rừng cho cư dân trong khu vực, kết hợp với sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.
- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở, nhà máy sản xuất đóng trên địa bàn.