Với đặc điểm khí hậu khô hạn nhất trong cả nước là một lợi thế lớn để khai thác triệt để nguồn năng lựong tự nhiên trong công nghiệp phơi sấy, bảo quản lựa chọn thích hợp cây trồng, vật nuôi chịu hạn. Đồng thời có thể phát huy cao khả năng quang hợp để tạo nên những cây trồng có năng suất và chất lượng cao.
Truyền thống cách mạng, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận sản xuất hàng hóa của nhân dân Ninh Thuận là nội lực tạo đà cho sự phát triển của tỉnh.
Đồng bằng Ninh Thuận là vùng khô hạn nhất cả nước với chỉ số khô hạn k =2,4. Với lượng bốc hơi lớn và lượng mưa thấp đã tạo nên sự khó khăn trong công việc cấp nước cho sản xuất cũng như công nghiệp và sinh hoạt.
Sông cái Phan Rang và các nhánh của nó có độ dốc lớn, mưa tập trung, mưa tập trung, mạng lưới sông phân phối theo dạng chùm nên rất dễ tập trung nước. Do vậy, đây là vùng có lũ quét gây nhiều tác hại cho sản xuất và đời sống.
Hệ thống kết cấu hạ tầng như thủy lợi, giao thông, điện, dịch vụ, nghề cá, còn yếu kém nên đã hạn chế lớn đến khai thác thế mạnh của tỉnh; chưa tạo nên sự thu hút, hấp dẫn với các nguồn đầu tư từ bên ngoài.
Dân số không đông nhưng tỷ lệ tăng dân số còn cao, lao động không có việc làm còn lớn, trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cũng như quản lý còn thiếu và yếu. Đời sống dân cư nhất là đồng bào dân tộc ít người còn thấp, gặp nhiều khó khăn.
Các đơn vị kinh tế còn ít về số lượng và quy mô, kinh tế quốc doanh nhỏ bé, kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh. Đặc biệt nghành công nghiệp còn quá nhỏ bé, thiết bị công nghệ lạc hậu, còn thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước. Mất cân đối về thu chi ngân sách, chưa có nguồn thu chủ lực, còn lệ thuộc vào sự chi viện của trung ương.
Tóm lại nhìn lại máy năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung có phát triển, nhưng về cơ bản thực trạng về nguồn lực, lợi thế so sánh và những hạn chế đã nêu cho thấy điểm xuất phát của Ninh Thuận còn quá thấp, đến nay vẫn là một tỉnh nghèo, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất của một nền sản xuất phân tán và kém phát triển nhiều mặt là một thách thức lớn. Đó là nguy cơ tụt hậu trước yêu cầu phát triển của thời ký mới.
6 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Đánh giá tài nguyên nguồn nước mặt và nước ngầm tỉnh Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH
Ninh thuận là một tỉnh nằm ở ranh giới của nhiều vùng kinh tế quan trọng như Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Nằm trên trục giao thông xuyên Việt (quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất Bắc Nam), nối liên quốc lộ 27 lên Đà Lạt đến các thành phố Tây Nguyên. Đây là lợi thế quan trọng sẽ thu hút Ninh Thuận đi vào quá trình công nghiệp hóa và sản xuất hàng hóa bằng một trường lực đáng kể với các dòng trao đổi chủ yếu như tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản trị kinh doanh, thông tin kinh tế văn hóa, giáo dục đào tạo cán bộ.
Về địa hình Ninh Thuận được bao bọc ba mặt là núi, tạo nên ba dạng địa hình khá đặc trưng: vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển; phân bố từ Tây sang Đông từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
KHÍ HẬU
Nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều lượng bóc hơi trung bình 1.827mm/năm. Nhiệt độ trung bình năm là 27oC. Có hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng V – XI; mùa khô từ tháng X – IV. Lượng mưa trung bình năm 705mm ở Phan Rang và vùng ven biển; và tăng đần theo độ cao trên 1.100mm ở vùng núi thậm chí còn cao hơn. Độ ẩm tương đối từ 71% - 75%. Năng lượng bức xạ lớn, tổng tích ôn 9.500oC – 10.000oC. Với đặc điểm trên rất lợi cho quá trình quang hợp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, năng xuất cây trồng cao, phát triển trăng nuôi gia súc có sừng (bò, dê, cừu), thuận lợi cho phơi sấy trong sản xuất. Vì vậy, yếu tố thủy lợi để giữ nước và cấp nước có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh Ninh Thuận.
TÀI NGUYÊN ĐẤT
Ninh thuận có 8 loại đất với hơn 24 tổ hợp đất khác nhau. Trừ các tổ hợp đất phù sa có độ tương đối khá, còn phần lớn là loại đất ngèo dinh dưỡng, ít mùn, đòi hỏi phải cải tạo đất rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp kể cả trước mắt và lâu dài.
Hiện nay đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng 70.028,27 ha (11.44% diện tích tự nhiên) trong đất trồng cây hàng năm 60.573,37, cây lâu năm 9454,70 ha. Khả năng mở rộng đất sản xuất rất lớn trong những năm tới. Diện tích tăng thêm phần lớn là đất có độ dốc từ 3o – 5o, vì vậy việc đầu tư đồng bộ để giải quyết vấn đề thủy lợi, cải tạo đồng ruộng và thực hiện thâm canh nhằm sử dụng lâu dài tài nguyên đất có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh thời gian tới.
TÀI NGUYÊN RỪNG
Diện tích đất lâm nghiệp khoảng 187.263,40 ha, chiếm 44% diện tích tự nhiên – trữ lượng gỗ 10 triệu m3 và 2,5 triệu cây tre nứa, trong đó rừng sản xuất chiếm khoảng 27.992,65 ha, đất rừng phòng hộ có khoảng 117.216,33 ha, rừng phòng đặc dụng 42.054,42 ha.
Do quá trình khai thác bừa bãi làm giảm đáng kể diện tích rừng giàu, trung bình và làm tăng diện tích rừng ngèo và cây bụi. Diện tích đất trống đồi trọc 52.433,42 ha chiếm 28.2% diện tích tự nhiên, đây là địa hình có thể tiến hành trồng rừng, trồng cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi bò, mở ra khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm thu hút thêm lao động.
TÀI NGUYÊN NƯỚC
Sẽ nói kỹ ở các chương sau.
TÀI NGUYÊN BIỂN
Ninh thuận có bờ biển dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2 có 3 cửa biển là Đông Hải, Cà Ná và Khánh Hải; là 1 trong 4 ngư trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loại hải sản của cả nước; đồng thời cũng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác, thủy sản và khoáng biển.
Toàn tỉnh có 3.000 ha mặt nước, gồm các đầm vịnh và các bãi rạn lớn gần bờ rất thuận lợi cho việc sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, tập trung (như các Đầm Nại, Cà Ná, Vĩnh Hy, Sơn Hải, Phú Thọ)
Nằm trong vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn là điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp. Khả năng phát triển diện tích làm muối khoảng 1.000 ha với sản lượng 130 - 135 ngàn tấn/năm tập trung ở khu vực Đầm Vua, Cà Ná và vùng biển Khánh Hải. Sản phẩm muối cung cấp cho các ngành công nghiệp hóa chất và xuất khẩu, đồng thời có khả năng hình thành các ngành công nghiệp sau muối.
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Tài nguyên khoáng sản Ninh Thuận tập trung chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng như đá vôi san hô, cát trắng thủy tinh, đá ốp lát khả năng khai thác đều ở khả năng nhỏ và trung bình.
NGUỒN NHÂN LỰC
Dân số tỉnh Ninh thuận 571.230 người (2006) trong đó dân tộc kinh chiếm hơn 78% và còn lại là các dân tộc ít người (dân tộc Chăm, dân tộc Rắc lay). Mật độ dân số 170 người/km2 (2006). Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển gần các trục giao thông, thị xã , thị trấn. Vùng núi đất rộng người thưa, mật độ dân số đạt 25 người/km2.
Nguồn lao động có 279.059 người (49,2%). Lao động trong các cơ sở kinh tế quốc dân chiếm 76%.
Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật tỉnh còn quá mỏng, bình quân mới đạt được có 23 người/1000 dân (cả nước 48 người/1000 dân). Thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật quan trọng như xây dựng, sản xuất xi măng, muối mía đường, khai thác chế biến nuôi trồng thủy sản, quản trị kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục. Chất lượng nguồn lao động kỹ thuật thấp và không đồng đều giữa các vùng, cần được đào tạo và đào tạo lại để thích nghi với cơ chế thị trường nhằm đáp ứng được các yêu cầu phát triển nhanh kinh tế - xã hội.
SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh bình quân là 8,3% năm, trong đó ngành nông nghiệp (nông-lâm-thủy sản) hàng năm tăng 8,5%; công nghiệp tăng 24 – 25%; dịch vụ hàng năm tăng 10 – 11%. GDP tính theo đầu người là 4,58 triệu đồng năm (2005). Lương thực bình quân đầu người la 307,6 kg/người (2006). Giá trị xuất khẩu đạt 32,768 triệu USD (2006). Những thành tựu trên giúp cho Ninh Thuận có cơ hội nhập vào sự phát triển chung của cả nước
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Cơ cấu kinh tế của Ninh Thuận đang có sực chuyển dịch theo hướng tích cực khai thác các lợi thế của tỉnh như tăng giá trị sản phẩm công nghiệp, thủy sản và du lịch dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp đang giảm từ 52,1% (2000) xuống 43,8% (2006); công nghiệp tăng từ 12,2% (2000) đến 19% năm (2006); du lịch dịch vụ tăng từ 35,7% (2000) đến 39% (2006).
CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Các ngành kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình đã có sự chuyển đổi theo cơ chế mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình thức hoạt động, đã có chú ý xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng khá hơn yêu cầu về phát triển kinh tế và nhu cầu nhiều mặt của người dân. Tuy vậy, trên lĩnh vực văn hóa xã hội còn nhiều chuyển biến chậm; chưa tạo ra nhiều việc làm, chưa có hướng tạo ra để thu hút nhiều lao động. Tỷ lệ gia tăng dân số còn cao ở các vùng nông thôn, vùng ven biển, diện mù chữ và cần phổ cập còn nhiều. Y tế tuyến cơ sở xã phường nhất là vùng núi chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Trên cơ sở những đặc điểm và thực trạng nêu trên để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Ninh Thuận cần phát huy những lợi thế sẵn có, vượt qua mọi thách thức, để khắc phục các hạn chế vốn có thì mới bảo đảm cho việc tránh nguy cơ tục hậu trước yêu cầu phát triển của thời kỳ mới. Những lợi thế và hạn chế đó là:
Các lợi thế
Ninh thuận có một vị thế tương đối thuận lợi, gần các trung tâm phát triển có sức thu hút lớn về kinh tế, lại nằm trong cụm du lịch nổi tiếng Đà Lạt – Phan Rang Tháp Chàm – Nha trang; có các cữa ngỏ ra biển. Điều kiện giao thông khá tiện lợi cho việc tiếp thu nhanh khoa học, kỹ thuật chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản trị kinh doanh, văn hóa giáo dục. Đồng thời Ninh Thuận cũng là nơi cung cấp các nguyên liệu hàng hóa cho các vùng; nông lâm súc sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ, truyền thống từ rừng và biển.
Có nguồn nước từ hồ Đơn Dương cấp thêm.
Biển Ninh Thuận nằm trong vùng nước trồi, tạo nên một ngư trường lớn, trữ lượng hải sản cao.
Quỹ đất đai có thể đưa vào sử dụng của Ninh Thuận còn lớn và thích nghi với nhiều lọai cây trồng khác nhau
Ninh thuận có nguồn nguyên liệu nông súc sản phong phú, đặc thù (nho, mía, bông, thuốc lá, dê cừu) có thế mạnh về nguyên vật liệu xây dựng, muối , cho phép Ninh Thuận có thuận lợi trong sự phát triển đa dạng hóa các ngành công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến thủy hải sản, nông sản, thực phẩm tạo nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Với đặc điểm khí hậu khô hạn nhất trong cả nước là một lợi thế lớn để khai thác triệt để nguồn năng lựong tự nhiên trong công nghiệp phơi sấy, bảo quản lựa chọn thích hợp cây trồng, vật nuôi chịu hạn. Đồng thời có thể phát huy cao khả năng quang hợp để tạo nên những cây trồng có năng suất và chất lượng cao.
Truyền thống cách mạng, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận sản xuất hàng hóa của nhân dân Ninh Thuận là nội lực tạo đà cho sự phát triển của tỉnh.
Đồng bằng Ninh Thuận là vùng khô hạn nhất cả nước với chỉ số khô hạn k =2,4. Với lượng bốc hơi lớn và lượng mưa thấp đã tạo nên sự khó khăn trong công việc cấp nước cho sản xuất cũng như công nghiệp và sinh hoạt.
Sông cái Phan Rang và các nhánh của nó có độ dốc lớn, mưa tập trung, mưa tập trung, mạng lưới sông phân phối theo dạng chùm nên rất dễ tập trung nước. Do vậy, đây là vùng có lũ quét gây nhiều tác hại cho sản xuất và đời sống.
Hệ thống kết cấu hạ tầng như thủy lợi, giao thông, điện, dịch vụ, nghề cá, còn yếu kém nên đã hạn chế lớn đến khai thác thế mạnh của tỉnh; chưa tạo nên sự thu hút, hấp dẫn với các nguồn đầu tư từ bên ngoài.
Dân số không đông nhưng tỷ lệ tăng dân số còn cao, lao động không có việc làm còn lớn, trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cũng như quản lý còn thiếu và yếu. Đời sống dân cư nhất là đồng bào dân tộc ít người còn thấp, gặp nhiều khó khăn.
Các đơn vị kinh tế còn ít về số lượng và quy mô, kinh tế quốc doanh nhỏ bé, kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh. Đặc biệt nghành công nghiệp còn quá nhỏ bé, thiết bị công nghệ lạc hậu, còn thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn bình quân cả nước. Mất cân đối về thu chi ngân sách, chưa có nguồn thu chủ lực, còn lệ thuộc vào sự chi viện của trung ương.
Tóm lại nhìn lại máy năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung có phát triển, nhưng về cơ bản thực trạng về nguồn lực, lợi thế so sánh và những hạn chế đã nêu cho thấy điểm xuất phát của Ninh Thuận còn quá thấp, đến nay vẫn là một tỉnh nghèo, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất của một nền sản xuất phân tán và kém phát triển nhiều mặt là một thách thức lớn. Đó là nguy cơ tụt hậu trước yêu cầu phát triển của thời ký mới.
Các lợi thế