Luận văn Đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần dầu thực vật Tường An

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 1) Sự cần thiết của đề tài Môi trường kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi trong suốt những năm gần đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu cần phải có những đổi mới trong việc quản lý và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải có những thước đo tài chính và phi tài chính. Những thước đo truyền thống như: lợi nhuận, vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover), vòng quay tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total asset –ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity – ROE), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), .v.v được các nhà quản lý sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh thì ngoài mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp còn theo đuổi mục tiêu giá trị, vì vậy, sử dụng các thước đo truyền thống trên để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế: Thứ nhất, hầu hết các thước đo truyền thống không tính đến chi phí sử dụng vốn, đặc biệt là chi phí sử dụng vốn chủ - là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chúng chưa chỉ ra được liệu rằng doanh nghiệp có tạo ra giá trị cho mình và cổ đông hay không. Thứ hai, cơ sở để xác định các thước đo truyền thống đều dựa trên số liệu kế toán. Nhưng số liệu kế toán được ghi nhận lại dựa trên một số giả định và tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, vì vậy, sẽ dẫn đến một số hạn chế như: hạn chế trong việc xác định lợi nhuận, hạn chế trong việc phản ánh vốn đầu. Sử dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động sẽ khắc phục được những hạn chế vốn có của các thước đo truyền thống, giúp cho các nhà quản lý cũng như những nhà đầu tư biết được giá trị thật sự được tạo ra từ thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi được xây dựng, tính toán một cách chính xác, khách quan thì EVA sẽ là người dẫn đường cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và cổ đông đánh giá về sự thành công trong tương lai của một doanh nghiệp. Ngoài ra, EVA còn là thước đo tốt nhất để đánh giá và khen thưởng cho những nhà quản lý các bộ phận, giúp cho các nhà quản lý bộ phận hướng mục tiêu của bộ phận vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhận diện thước đo EVA là một thước đo thành quả hoạt động hữu hiệu nhất và áp dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Khi giai đoạn thị trường phát triển mạnh như hiện nay thì việc nhận diện và việc vận dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An nói riêng là yêu cầu cần thiết. 2) Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là : - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến thước đo EVA: + Tổng quan về thước đo EVA. + Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động. + Kết hợp EVA với ABC vào việc đánh giá thành quả hoạt động. - Phân tích thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. - Vận dụng thước đo EVA và kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thước đo EVA Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. Đặc biệt nhà quản lý có thể thông qua đó để bóp méo số liệu kế toán phục vụ cho mục đích của mình. Thứ ba, để theo đuổi mục tiêu giá trị thì các thước đo truyền thống không thích hợp vì chúng chủ yếu sử dụng số liệu quá khứ trên báo cáo kế toán, trong khi để tính chính xác giá trị mà doanh nghiệp tạo ra thì phải tính theo giá trị thị trường. 4) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa phân tích lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 5) Những đóng góp của luận văn Về cơ sở lý luận: luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến thước đo EVA, kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp. Về ý nghĩa thực tiễn: (1) Đánh giá xem Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An có tạo ra giá trị cho các cổ đông hay không, (2) Đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An bằng các thước đo truyền thống như lợi nhuận, ROI, EPS, v.v . và thước đo thành quả hoạt động mới là EVA, (3) Kết hợp thước đo EVA với ABC để đánh giá thành quả hoạt động Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN - CHƯƠNG 1: Cở sở lý luận về thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (Economic Value Added – EVA) - CHƯƠNG 2: Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An - CHƯƠNG 3: Vận dụng giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added – EVA) trong việc đánh giá thành hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An.

pdf87 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thành quả hoạt động tại công ty cổ phần dầu thực vật Tường An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả của ROI và vì vậy, nhà quản lý có thể can thiệp một cách chủ động nhằm đạt được mục đích của mình. 2.2.2 Ưu điểm và những hạn chế trong việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá thành hoạt động của Công ty Cổ phần Tường An Ưu điểm Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh Công ty chủ yếu dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc cơ bản đối với việc xác định lợi nhuận của Công ty. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế trong kỳ và từ đó cho thấy tình trạng tài sản, nguồn vốn, và kết quả kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa, 57 do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào với doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận với lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,…Chỉ tiêu này sẽ giúp cho các nhà quản lý biết được chính xác hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm, qua đó có thể có được những chiến lược để cải thiện và làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những hạn chế Bên cạnh những ưu điểm, thì chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động mà Công ty đang sử dụng còn có những hạn chế: - Hạn chế đầu tiên là: các chỉ tiêu mà Công ty đang sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động đều không tính đầy đủ chi phí sử dụng vốn, ngoài chi phí lãi vay thì chi phí sử dụng vốn của các nhà đầu tư không được tính đến. Vì vậy, kết quả phản ánh của các chỉ tiêu chưa chỉ ra được là doanh nghiệp có thực sự tạo ra được thu nhập cho các cổ đông hay không. Như vậy khoản lợi nhuận mà Công ty thể hiện trên các báo cáo tài chính hàng năm chưa phản ánh đúng lợi nhuận thực tế do quá trình hoạt động tạo ra. Ngoài ra, do chi phí sử dụng vốn chưa được phân bổ cho các bộ phận, các hoạt động, các sản phẩm, vì vậy, nhà quản lý khó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. - Hạn chế thứ hai là: cơ sở để xác định các chỉ tiêu dùng cho việc đánh giá thành quả hoạt động đều dựa trên số liệu kế toán (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh). Trong khi số liệu kế toán được ghi nhận lại tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung, với tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán thì các nhà quản lý có thể bóp méo số liệu kế toán, thực hiện các Báo cáo theo nhiều hướng khác nhau để mang lại lợi ích cho Công ty nhằm thu hút vốn đầu tư trên thị trường, hoặc mang lại lợi ích cho chính các nhà quản lý do tiền thưởng được tính trên thành quả hoạt động. - Hạn chế thứ ba là: do kế toán tuân thủ việc ghi nhận theo cơ sở dồn tích, không gắn với sự biến động của dòng tiền, việc ghi nhận doanh thu và chi phí 58 không dựa vào dòng tiền thực tế thu vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm phát sinh, vì vậy không cho thấy được lợi nhuận bằng tiền thực tế được tạo ra từ hoạt động của Công ty. Tại mỗi thời điểm đánh giá kết quả thì việc dựa trên số liệu được ghi nhận theo cở sở tiền mặt sẽ chính xác hơn. Như vậy việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán đã dẫn đến một số hạn chế: + Hạn chế trong việc gi nhận doanh thu và chi phí, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. + Hạn chế trong việc phản ánh và trình bày vốn đầu tư trên Bảng cân đối kế toán. Vốn đầu tư được Công ty sử dụng để tính các chỉ tiêu chính là tổng tài sản của Công ty trên Bảng cân đối kế toán, như vậy sẽ không phản ánh đúng vốn đầu tư, vì có những khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thực tế không phải là những khoản đầu tư, ví dụ như: những khoản chiếm dụng vốn của người bán, của nhà nước, của công nhân viên, ….v.v + Hạn chế trong việc sử dụng giá trị sổ sách để đánh giá thay vì giá trị thị trường Một thước đo tổng hợp sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động có tính đến chi phí sử dụng vốn và điều chỉnh những khác biệt về cơ sở tiền sẽ chỉ cho các nhà quản lý cũng như các cổ đông biết được doanh nghiệp có tạo ra và làm tăng thêm giá trị thực sự cho các cổ đông hay không. Bên cạnh đó, cần coi chi phí sử dụng vốn như là một loại chi phí gắn liền với sản phẩm. Mô hình đánh giá thành quả hoạt động có sự kết hợp giữa EVA với ABC không những có thể giúp nhà quản lý biết được thành hoạt động của doanh nghiệp mà còn chỉ ra được cách thức phân bổ các nguồn lực sao cho hiệu quả và sử dụng nguồn lực sao cho tối ưu. 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG II Công ty Cổ phần dầu thực Tường An là một trong những Công ty hàng đầu trong ngành dầu thực vật Việt Nam về sản lượng và chủng loại sản phẩm. Sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng tín nhiệm và bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và thương hiệu mạnh. Công ty luôn nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động để làm tăng giá trị của Công ty và mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông. Qua thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực Tường An, chúng ta nhận thấy rằng Công ty đã sử dụng rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá thành quả hoạt động, vì vậy có thể đánh giá một cách toàn diện và kịp thời về tình hình tài sản, nguồn vốn và thành quả hoạt động của Công ty Tuy nhiên, các chỉ tiêu mà Công ty đang sử dụng trong việc đánh giá thành quả hoạt động còn có những nhược điểm. Đó là việc tính toán các chỉ tiêu hoàn toàn dựa trên số liệu kế toán và các chỉ tiêu này không tính đến chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu mà Công ty đang sử dụng cũng chưa cho các cổ đông thấy được thu nhập thực tế mà Công ty tạo ra họ. Qua nghiên cứu thước đo EVA, cùng những ưu điểm mà thước đo EVA mang lại, chúng ta nhận thấy cần thiết phải vận dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. 60 CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 3.1 YÊU CẦU VẬN DỤNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN Tham khảo một số nghiên cứu về việc vận dụng EVA của các nhà kinh tế trên thế giới cùng với việc phân tích lý luận và thực tiễn trong các chương trên, tác giả thấy rằng: việc ứng dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động tại các Công ty nói chung và Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An nói riêng là cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề sau: Đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An Khi sử dụng EVA đánh giá thành quả hoạt động, ngoài việc tối đa hoá lợi nhuận, các nhà quản lý Công ty Cổ phần Tường An sẽ quan tâm đến việc vốn đầu tư có tạo ra thu nhập cho nhà đầu tư hay không? Trong nhiều trường hợp thì lợi nhuận của công ty tương đối cao nhưng giá trị công ty thì sụt giảm, các chỉ tiêu đo lường truyền thống mà Công ty sử dụng khi đánh giá thành quả hoạt động không cho họ thấy được sự khác biệt này, nguyên nhân là do các thước đo mà Công ty sử dụng không tính đến chi phí cho việc sử dụng vốn. Bên cạnh đó, số liệu Công ty sử dụng để tính toán các chỉ tiêu chủ yếu dựa trên các báo cáo kế toán vì vậy có thể dẫn đến những sai lệch . Ứng dụng thước đo EVA sẽ khắc phục được nhược điểm trên bởi vì EVA có tính đến chi phí sử dụng vốn, ngoài ra số liệu sử dụng để tính EVA lấy trên Báo cáo tài chính sẽ thực hiện những điều chỉnh cho phù hợp với quan điểm kinh tế và hạn chế được phần lớn ý muốn bóp méo số liệu kế toán của các nhà quản lý. Thước đo EVA giúp nhà quản lý đo lường giá trị thống nhất dựa trên quan điểm kinh tế. Dựa vào công thức tính EVA, nhà quản lý Công ty Cổ phần Tường An biết được làm như thế nào để tạo nên giá trị tăng thêm: tăng vốn đầu tư để tạo ra 61 lợi nhuận vượt qua chi phí sử dụng vốn; hoặc bằng cách giảm vốn đầu tư để giảm chi phí sử dụng vốn trong khi lợi nhuận giảm ít hơn, cuối cùng có thể tăng lợi nhuận trong khi vốn đầu tư không thay đổi. Thiết lập chính sách khen thưởng Hiện tại, Công ty Cổ phần Tường An vẫn sử dụng chỉ tiêu ROI để đưa ra mức khen thưởng cho cá nhân hay các bộ phận. Tuy nhiên, điểm hạn chế của chỉ tiêu ROI thường được các nhà quản lý sử dụng để thổi phồng kết quả hơn là hiệu quả, một số trường hợp khác các nhà quản lý bộ phận sẽ không chấp nhận đầu tư những dự án mới có ROI thấp hơn cho dù nó có tạo ra hay làm tăng thêm giá trị cho tổ chức hay không. Theo đó, nguồn vốn sẽ không được sử dụng một cách tối ưu. Sử dụng EVA thay cho ROI để khen thưởng cho nhà quản lý sẽ thúc đẩy nhà quản lý Công ty chấp nhận bất kỳ dự án đầu tư nào mà có lợi nhuận lớn hơn chi phí sử dụng vốn. Kết hợp với các công cụ quản lý hiện đại cải thiện thành quả hoạt động Ngoài việc là một thước đo thành quả hoạt động của các bộ phận, đơn vị hay tổ chức, thì EVA cũng được coi là một bộ phận cấu thành hệ thống quản lý giá trị trong các tổ chức. Khi kết hợp thước đo này với các phương pháp quản lý hiện đại như phương pháp ABC sẽ giúp nhà quản trị không chỉ dừng lại ở việc đánh giá thành quả hoạt động mà hệ thống này còn cung cấp thông tin về nguyên nhân nguồn gốc các hoạt động làm thay đổi giá trị của doanh nghiệp. Từ đó, giúp nhà quản trị đưa ra các biện pháp phù hợp cải thiện thành quả hoạt động của Công ty trong tương lai. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần dầu thưc vật Tường An nói riêng thì việc theo đuổi một hệ thống quản lý theo “giá trị” là cần thiết, và hơn hết họ cần một hệ thống quản lý hiện đại, có khả năng đáp ứng được công việc sản xuất kinh doanh ngày càng đỏi hỏi nhiều sự thay đổi. Là một công ty cổ phần với mục tiêu là tối đa hoá giá trị cho các cổ đông cùng với chiến lược kinh doanh trong dài hạn là hướng về xuất khẩu thì sức ép cạnh tranh 62 đối với Công ty Cổ phần dầu thưc vật Tường An là rất lớn, khả năng tạo ra giá trị và tăng thêm giá trị cho các cổ đông là cần thiết. Vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) trong việc đánh giá quả hoạt động sẽ thực sự có ích đối với Công ty Cổ phần dầu Tường An và các cổ đông hiện tại cũng như tương lai. Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thành quả đạt được khi vận dụng EVA của một số công ty so sánh với điều kiện thực tế tại Công ty Cổ phần dầu Tường An mục tiêu nghiên cứu của tác giả muốn trả lời 3 câu hỏi sau: 1. Kiểm tra xem Công ty cổ phần dầu Tường An có tạo ra giá trị cho các cổ đông không. 2. Tính thành quả hoạt động của Công ty cổ phần dầu Tường An bằng các thước đo truyền thống như ROI và thước đo mới như EVA. 3. Kết hợp thước đo EVA với ABC thành môt hệ thống đánh giá thành quả hoạt động của Công ty cổ phần dầu Tường An. Cơ sở dữ liệu: Số liệu tài chính được sử dụng cho việc nghiên cứu từ năm 2005 (bắt đầu cổ phần hoá) đến năm 2008, dữ liệu vốn hoá thị trường được tính từ khi bắt đầu có thị trường chứng khoán tại Việt Nam tháng 07/2000 tới 07/2008. 3.2 VẬN DỤNG THƯỚC ĐO EVA TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 3.2.1 Cơ sở dữ liệu và mô hình lựa chọn. - Để tính EVA chúng ta cần phải tính 3 nhân tố sau: (i) Lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế, (ii) vốn đầu tư, (iii) và lãi suất sử dụng vốn bình quân dựa vào công thức CAPM. - Để tính thu nhập thị trường trong dài hạn thu nhập bình quân có trọng số hàng ngày, hàng tuần đã được xem xét. Với mục đích phân tích giảm bớt rủi ro đo lường chỉ số chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đề nghị sử dụng số liệu bảo đảm tối thiểu hai chu kỳ kinh doanh, nói cách khác có nhiều hơn hai sự thay đổi tương thích với hai giai đoạn biến động của lãi suất và thị trường 63 chứng khoán. Với mục đích như vậy giai đoạn từ tháng 07/2000 đến 07/2008 phù hợp với yêu cầu trên. Nghiên cứu thu nhập của thị trường chứng khoán Việt nam (VN – Index) được tính trung bình theo tuần cho các năm tài chính từ năm 2000 – 2008. - Nghiên cứu cũng giả định rằng lợi tức từ trái phiếu chính phủ có thời gian đáo hạn 2 năm được tính trung bình cho các giai đoạn bắt đầu từ năm 2001 tới năm 2008. Đây chính là tỷ suất sinh lời kỳ vọng không có rủi ro. - Hệ số Beta cho từng năm được ước lượng thông qua thu nhập kỳ vọng bình quân của thị trường chứng khoán Việt Nam (Vn – index) và thu nhập bình quân của chỉ số chứng khoán Công ty dầu thực vật Tường An (TAC) bắt đầu từ khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tháng 12/2006 đến 31/12/2008. Do đề tài thuộc lĩnh vực kế toán quản trị, tác giả không đi sâu vào việc tính toán và ước lượng lại hệ số Beta mà tác giả sử dụng hệ số Bê ta được tính toán từ Công ty dầu thực vật Tường An. 64 Sơ đồ 3.1: Mô hình giá trị kinh tế tăng thêm Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) được coi là mục tiêu cần đạt được của tổ chức. Có 3 nhân tố ảnh hưởng tới cách tính EVA (i) thu nhập trước lãi vay sau thuế; (ii) Lãi suất sử dụng vốn bình quân; (iii) vốn đầu tư. Bất cứ sự thay đổi nào của một trong 3 nhân tố này cũng sẽ ảnh hưởng tới EVA. Sơ đồ trên sẽ giúp nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định thích hợp trong việc tạo ra giá trị theo các cách sau: - Phân bổ nhiều nguồn lực vào các hoạt động tạo ra giá trị lớn hơn chi phí sử dụng vốn. - Rút vốn đầu tư nơi các hoạt động đầu tư không tạo ra lợi nhuận sau thuế lớn hơn chi phí sử dụng vốn đầu tư, trừ trường hợp phải thực thi hoạt động đó theo chiến lược của tổ chức. Giá trị kinh tế tăng thêm Điều chỉnh lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế Vốn đầu tư Lãi suất sử dụng vốn bình quân Lãi vay Lợi nhuận trước lãi vay Thuế Lãi suất nợ Lãi suất vốn chủ Chi phí không bao gồm lãi vay Lãi vay Lãi suất Thuế suất Tài sản lưu động CP quản lý, bán hàng Giá vốn hàng bán Tỷ suất sinh lời không rủi ro Phần bù rủi ro Đầu tư TSCĐ Vốn luân chuyển Thu nhập Nợ ngắn hạn 65 - Cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức để tiếp tục duy trì lợi nhuận sau thuế trong khi giảm vốn đầu tư hoặc làm tăng lợi nhuận sau thuế với mức tăng nhiều hơn tăng vốn đầu tư. - Tối ưu hoá cấu trúc vốn đầu tư thông qua việc lựa chọn chi phí vốn từ thấp đến cao đối với nợ và vốn chủ, đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. 3.2.2 Phương pháp xác định EVA cho việc đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An Hiện tại, các nhà quản lý trong Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An vẫn chưa sử dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động của mình. Để tính EVA cho Công ty Cổ phần Tường An chúng ta cần thực hiện bốn bước như trong Chương 1 đã trình bày. Khi tính EVA Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An có thể sử dụng số liệu trên Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, để cho việc tính toán EVA được chính xác thì Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An cần thực hiện những điều chỉnh số liệu kế toán theo quan điểm kinh tế. Luận văn tính EVA của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An trong cả 2 trường hợp là: sử dụng số liệu kế toán chưa điều chỉnh và sử dụng số liệu kế toán đã điều chỉnh. 3.2.2.1 Tính EVA của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An khi chưa điều chính số liệu kế toán Bước 1: Tính lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế (Net Operating Profit before interest after tax - NOPAT) Từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tường An các năm 2005-2008 chúng ta tính được lợi nhuận các năm như sau: (ĐVT: 1.000.000 đ) Bảng 3.1- Lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế các năm 2005-2008 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 40.080 45.693 125.712 11.838 Cộng: lãi vay sau thuế - 317 - 1.342 Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế (NOPAT) 40.080 46.010 125.712 13.180 66 Bước 2: Tính tổng vốn đầu tư (Total Invested Capital – TC) Từ Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Tường An các năm 2005-2008 chúng ta tính được vốn đầu tư các năm như sau: Bảng 3.2 -Vốn đầu tư các năm 2005-2008 ĐVT: 1.000.000 đ Vốn đầu tư 2005 2006 2007 2008 Vốn cổ đông 241.535 264.105 361.440 309.261 Nợ ngắn hạn 172.051 251.401 394.821 299.227 Nợ dài hạn 14.242 31.902 80.800 78.477 Cộng nợ 186.293 283.303 475.621 377.704 Cộng vốn đầu tư 427.828 547.409 837.061 686.965 Bước 3: Xác định lãi suất sử dụng vốn bình quân (Cost of Capital - WACC) Thông thường doanh nghiệp phải phối hợp huy động vốn cho đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn vốn có lãi suất sử dụng khác nhau. Do vậy, cần thiết phải tính lãi suất sử dụng vốn bình quân. (i) Tỷ trọng từng nguồn vốn trong cấu trúc vốn - Từ Báo cáo tài chính các năm 2005-2008 Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An tác giả tính cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách kế toán. - Căn cứ vào giá đóng cửa cổ phiếu TAC của Công ty cổ phần Dầu Tường An vào các ngày 31/12/2005 là 20.000 đồng/cổ phiếu; ngày 31/12/2006 là 63.700 đồng/cổ phiếu; ngày 31/12/2007 là 124.000 đồng/cổ phiếu; ngày 31/12/2008 là 23.600 đồng/cổ phiếu; tác giả tính cấu trúc vốn thị trường. Giá trị thị trường của vốn chủ được xác định bằng cách lấy giá đóng cửa mỗi cổ phiếu nhân với số lượng mỗi loại cổ phiếu. Giá trị của các khoản nợ bằng với giá trị sổ sách kế toán tính tương tự các năm tiếp. 67 Bảng 3.3 - Cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách kế toán 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Giá trị sổ sách Tỷ trọng Giá trị sổ sách Tỷ trọng Giá trị sổ sách Tỷ trọng Giá trị sổ sách Tỷ trọng Vốn cổ phần 189,802 189,802 189,802 189,802 Lợi nhuận giữ lại 26,255 29,798 78,189 45,553 Các quỹ 25,478 44,506 93,449 73,907 Cộng vốn chủ 241,535 56% 264,105 48% 361,440 43% 309,261 45% Nợ ngắn hạn 172,051 40% 251,401 46% 394,821 47% 299,227 44% Nợ dài hạn 14,242 4% 31,902 6% 80,800 10% 78,477 11% Cộng nợ 186,293 44% 283,303 52% 475,621 57% 377,704 55% Vốn đầu tư 427,828 100% 547,409 100% 837,061 100% 686,965 100% Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2005-2008 Bảng 3.4 Cấu trúc vốn theo giá trị thị trường 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Giá trị thị trường Tỷ trọng Giá trị thị trường Tỷ trọng Giá trị thị trường Tỷ trọng Giá trị thị trường Tỷ trọng Vốn cổ phần 379.604 1.209.039 2.353.545 447.933 Lợi nhuận giữ lại 26.255 29.798 78.189 45.553 Các quỹ 25.478 44.506 93.449 73.907 Cộng vốn chủ 431.337 70 % 1.283.342 82% 2.525.183 84% 567.392 60% Nợ ngắn hạn 172.051 28% 251.401 16% 394.821 13% 299.227 32% Nợ dài hạn 14.242 2% 31.902 2% 80.800 3% 78.477 8% Cộng nợ 186.293 30% 283.303 18% 475.621 16% 377.704 40% Vốn đầu tư 617.630 100% 1.566.645 100% 3.000.804 100% 945.096 100% 68 Bảng 3.3 vốn cổ phần được xác định theo mệnh giá, Bảng 3.4 vốn cổ phần được xác định theo giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm đóng cửa cuối năm. Vì vậy, vốn cổ phần tính theo giá thị trường tăng cao làm thay đổi cấu trúc vốn. (ii) Lãi suất sử dụng nợ vay Một cách tính đơn giản hơn thường được sử dụng khi tính lãi suất sử dụng nợ vay của Công ty Cổ phần Tường An ( tỷ lệ %) : rd = Lãi vay trong kỳ/ nợ bình quân trong kỳ (*) Lãi suất sử dụng vốn vay sau thuế (rd*) (rd*) =rd(1-T) Với: - rd* là lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế thu nhập doanh nghiệp. - T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo công thức (*) này ta có thể tính được lãi suất sử dụng nợ vay các năm 2005-2008 của Công ty Cổ phần dầu Tường An: Bảng 3.5 – Lãi suất sử dụng nợ vay Năm tài chính 2005 2006 2007 2008 Nợ bình quân trong kỳ 14.019 22.817 62.966 82.112 Lãi vay phải trả trong kỳ 475,154 2.735 5.298 12.661 Lãi suất sử dụng nợ vay trươc thuế (%) 3,4% 12,0% 8,4% 15,4% Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế (%) 2,44% 8,63% 6,06% 11,1% (iii) Lãi suất sử dụng vốn chủ (re) Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An chỉ phát hành cổ phần thường, không phát hành cổ phần ưu đãi vì vậy lãi suất sử dụng cổ phần thường là lãi suất sử dụng vốn chủ. Để tính lãi suất sử dụng vốn chủ của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường 69 An luận văn sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Theo mô hình này, tỷ suất sinh lời kỳ vọng của vốn chủ được tính theo công thức sau: ( )e f m fr r r r= +β − re 2005 = rf + З ( rm – rf) = 7,82% + 0,71 x ( 22,2% - 7,82%) = 18,03%. Các năm tiếp theo tính tương tự ta được bảng tính lãi suất sử dụng vốn chủ cho giai đoạn 2005 – 2008 của Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An: Bảng 3.6 – Lãi suất sử dụng vốn chủ Năm tài chính 2005 2006 2007 2008 Lãi suất bình quân trong 2 năm trái phiếu chính phủ (rf) 7,82% 7,95% 7,97% 8,89% Suất sinh lợi của VN-INDEX giai đoạn 2001-08 (rm) 22,20% 22,90% 33,18% 19,56% Hệ số beta (β ) 0,71 0,8 1,04 1,21 Lãi suất sử dụng vốn chủ (%) 18,03% 19,91% 34,19% 21,80% Lãi suất sử dụng vốn bình quân WACC Từ lãi suất sử dụng từng loại nguồn vốn và cấu trúc vốn theo giá sổ sách và giá thị trường ta có kết quả tính WACC theo mô hình CAPM của Công ty cổ phần dầu Tường An theo giá trị sổ sách và giá trị thị trường cho giai đoạn 2005- 2008: Bảng 3.7 - WACC theo mô hình CAPM (cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách kế toán) 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu % Tỷ trọng % Tỷ trọng % Tỷ trọng % Tỷ trọng Lãi suất sử dụng vốn cổ phần 18,03% 56% 19,91% 48% 34,19% 43% 21,80% 45% Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế 2,44% 44% 8,63% 52% 6,06% 57% 11,1% 55% WACC (%) 11,2% 14,1% 18,2% 15,9% 70 Bảng 3.8 - WACC theo mô hình CAPM (cấu trúc vốn theo giá thị trường) 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu % Tỷ trọng % Tỷ trọng % Tỷ trọng % Tỷ Trọng Lãi suất sử dụng vốn cổ phần 18,03% 70% 19,91% 82% 34,19% 84% 21,80% 60% Lãi suất sử dụng vốn vay sau thuế 2,44% 30% 8,63% 18% 6,06% 16% 11,1% 40% WACC (%) 13,3% 17,9% 29,7% 17,5% Bước 4: Tính EVA = NOPAT - WACC x TC Từ việc xác định được lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế, vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn chúng ta có thể tính được EVA gốc (là EVA khi chưa điều chỉnh số liệu sổ sách kế toán): EVA gốc được tính dựa trên việc tính chi phí sử dụng vốn WACC theo mô hình CAPM theo giá trị sổ sách kế toán và theo giá thị trường. Bảng 3.9- EVA–WACC theo mô hình CAPM (theo giá trị sổ sách kế toán) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư bình quân 427.827,57 487.618,12 692.235,04 762.013,28 WACC 11,24% 14,07% 18,20% 15,92% Chi phi sử dụng vốn đầu tư 48.094,4 68.617,6 126.019,4 121.300,2 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 40.080 46.010 125.712 13.180 EVA -8.015 -22.608 -307 -108.120 EVA trên vốn đầu tư (%) -1,87% -4,64% -0,04% -14,19% ROI 9,37% 9,44% 18,16% 1,73% 71 Bảng 3.10 - EVA - WACC theo mô hình CAPM (theo giá trị thị trường) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư bình quân 427.827,57 487.618,12 692.235,04 762.013,28 WACC 13,33% 17,87% 29,73% 17,52% Chi phi sử dụng vốn đầu tư 57.019,2 87.137,9 205.800,2 133.542,8 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 40.080 46.010 125.712 13.180 EVA -16.940 -41.128 -80.088 -120.363 EVA trên vốn đầu tư (%) -3,96% -8,43% -11,57% -15,80% ROI 9,37% 9,44% 18,16% 1,73% Cả bốn năm: từ năm 2005 đến năm 2008, WACC tính trên cơ sở cấu trúc vốn theo sổ sách (Bảng 3.7) đều thấp hơn WACC được tính trên cơ sở cấu trúc vốn thị trường (Bảng 3.8). Điều này là do: giai đoạn này thị trường chứng khoán phát triển mạnh, giá chứng khoán tăng cao, đặc biệt là năm 2007. Từ kết quả tính toán các thước đo thành quả hoạt động ở hai Bảng 3.9 và 3.10, chúng ta nhận thấy rằng: mặc dù lợi nhuận và ROI các năm 2005-2008 đều dương nhưng EVA các năm 2005- 2008 đều âm. Vì vậy, có thể kết luận rằng trong giai đoạn 2005-2008 Công ty chưa tạo ra giá trị cho cổ đông, giá trị của doanh nghiệp bị sụt giảm. So sánh số liệu EVA-WACC theo cấu trúc vốn sổ sách (Bảng 3.9) và EVA-WACC theo cấu trúc vốn thị trường (Bảng 3.10) cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn về mức độ sụt giảm giá trị của doanh nghiệp. EVA được tính ở trên đều dựa trên số liệu kế toán. Nếu bỏ qua bất cứ điều chỉnh kế toán nào, Công ty có thể dễ dàng tính được EVA để biết rằng có tạo ra giá trị cho các cổ đông hay không. Nhưng theo đề xuất của Stern Sterwart, để tính chính xác EVA cần phải thực hiện hơn 160 điều chỉnh. Trong trường hợp Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An, nếu phân tích chi tiết chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam mà công ty đang áp dụng với các quan điểm tài chính thì phải thực hiện các điều chỉnh kế toán khi tính EVA. Một số điều chỉnh quan trọng tác giả đã trình bày 72 chi tiết trong phần cơ sở lý luận là: ảnh hưởng của thuế, chi phí nghiên cứu và phát triển, các quỹ, các khoản dự phòng, thuê hoạt động, điều chỉnh liên quan đến hàng tồn kho, và các tài sản ngoài bảng…v.v. 3.2.2.2 Tính EVA của Công ty Tường An sau khi đã điều chỉnh số liệu kế toán Đối với công ty cổ phần dầu Tường An sau khi xem xét tất cả các điều chỉnh cần thiết, EVA đươc tính dựa trên các chỉ tiêu đã được điều chỉnh theo bảng dưới đây: Bảng 3.11- Điều chỉnh vốn đầu tư và lợi nhuận Vốn đầu tư 2005 2006 2007 2008 Vốn cổ đông 241.535,1 264.105,5 361.440,3 309.261,3 Nợ ngắn hạn 172.051 251.401 394.821 299.227 Nợ dài hạn 14.242 31.902 80.800 78.477 Cộng nợ 186.293 283.303 475.621 377.704 Cộng vốn đầu tư 427.828 547.409 837.061 686.965 Trừ các khoản 1. Các quỹ -25.478 -44.506 -93.449 -73.907 2. Các khoản vay không phát sinh lãi -172.051 -251.401 -372.170 -276.123 Cộng các khoản 1. Các khoản sự phòng 82 0 0 7.975 Vốn đầu tư sau khi điều chỉnh 230.381 251.502 371.443 344.911 Vốn đầu tư bình quân 230.381,4 240.941,6 311.472,2 358.176,9 Điều chỉnh hoạt động sau thuế Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 40.079,6 46.009,9 125.712,4 13.180,1 Cộng: Các khoản dự phòng 82,4 0,0 0,0 7.975,4 Cộng: Chi phí trích trước 593,1 0,0 0,0 323,5 Lợi nhuận hoạt động sau điều chỉnh 40.755,1 46.009,9 125.712,4 21.479,0 73 Tương tự cánh tính EVA khi chưa điều chỉnh số liệu kế toán, tác giả cũng tính EVA sau khi đã điều chỉnh số liệu kế toán theo: EVA-WACC theo cấu trúc vốn sổ sách và EVA-WACC theo cấu trúc vốn thị trường Bảng 3.12- EVA-WACC theo mô hình CAPM (theo giá trị sổ sách kế toán) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư sau khi điều chỉnh 230.381,44 240.941,59 311.472,17 358.176,86 WACC 11,2% 14,1% 18,2% 15,9% Chi phí sử dụng vốn đầu tư 25.898,4 33.905,3 56.702,6 57.015,9 NOPAT đã điều chỉnh 40.755,1 46.009,9 125.712,4 21.479,0 EVA 14.856,7 12.104,6 69.009,8 -35.537,0 EVA trên vốn đầu tư (%) 6,4% 5,0% 22,2% -9,9% ROI (%) 17,7% 19,1% 40,4% 6,0% Bảng 3.13- EVA-WACC theo mô hình CAPM (theo giá trị thị trường) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư sau khi điều chỉnh 230.381,44 240.941,59 311.472,17 358.176,86 WACC 13,3% 17,9% 29,7% 17,5% Chi phí sử dụng vốn đầu tư 30.704,4 43.056,5 92.600,1 62.770,5 NOPAT đã điều chỉnh 40.755,1 46.009,9 125.712,4 21.479,0 EVA 10.050,8 2.953,4 33.112,3 -41.291,5 EVA trên vốn đầu tư (%) 4,4% 1,2% 10,6% -11,5% ROI (%) 17,7% 19,1% 40,4% 6,0% Sau khi thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán, chúng ta thấy có sự khác biệt trong kết quả tính toán thành quả hoạt động: Khi chưa điều chỉnh thì kết quả tính toán đều cho EVA âm qua các năm, nhưng sau khi đã điều chỉnh số liệu kế toán thì: 74 - Cả ba năm 2005, 2006, 2007 đều cho và EVA dương (Bảng 3.12, Bảng 3.13), như vậy cả ba năm Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An đều có kết quả hoạt động tốt, có lợi nhuận và tạo ra giá trị cho các cổ đông. Đặc biệt năm 2007 Công ty không những tạo ra giá trị mà còn làm tăng thêm giá trị cho Công ty : + Theo cấu trúc vốn sổ sách kế toán: EVA/trên vốn đầu tư tăng từ 5% (năm 2006) lên 22% (năm 2007) + Theo cấu trúc vốn thị trường: EVA/trên vốn đầu tư tăng từ 1,2% (năm 2006) lên 10,6% (năm 2007) - Năm 2008, mặc dù có lợi nhuận tương đối cao 21,4 tỷ đồng và ROI>0 nhưng EVA<0, chứng tỏ sự sụt giảm giá trị Công ty và Công ty không tạo ra thu nhập thật sự cho cổ đông. Qua việc tính toán và phân tích các trường hợp tác động đến kết quả EVA có thể kết luận rằng: i) Để xác định được liệu rằng với kết quả kinh doanh của Công ty có tạo ra giá trị, làm tăng giá trị của Công ty, và tạo ra thu nhập thật sự cho các cổ đông hay không thì Công ty phải tính đầy đủ chi phí cho việc sử dụng vốn. ii) Tính EVA dựa vào số liệu sổ sách kế toán có thể làm bóp méo kết quả EVA (Bảng 3.9 – Bảng 3.12; Bảng 3.10 – Bảng 3.13). Vì vậy, cần phải điều chỉnh số liệu kế toán trước khi tính EVA. iii) Thước đo EVA khác các thước đo khác bởi: EVA tính đầy đủ chi phí sử dụng vốn và điều chỉnh những sai lệch do các nguyên tắc kế toán chung gây ra. Tuy nhiên, do chi phí sử dụng vốn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thị trường nên cần thiết phải tính EVA theo cấu trúc vốn sổ sách kế toán để nhận thấy được thành quả của các nhà quản lý và tính EVA theo cấu trúc vốn thị trường để các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về khuynh hướng phát triển của doanh nghiệp. 3.3 KẾT HỢP EVA VỚI ABC TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 3.3.1 Cơ sở dữ liệu và phương pháp 75 Số liệu sử dụng trong phân tích dựa vào số liệu tài chính và kết quả sản xuất năm 2006 của Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An. Do đặc thù là lĩnh vực sản xuất dầu thực vật có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn từ 85%-90% giá bán sản phẩm. Trong khi đó, chi phí chung chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ từ 1% - 2% giá bán. Hơn nữa chỉ cần một dây chuyền sản xuất Công ty cổ phần dầu Tường An có thể chế biến nhiều nhóm sản phẩm khác nhau. Vì vậy, sẽ là rất tốn kém khi vận dụng phương pháp phân bổ chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) cho khoản mục chi phí chung không chiếm tỷ trọng lớn. Nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tương đối lớn, chiếm tỷ trọng dao động từ 5% - 9% so với doanh thu hàng năm. Nếu lựa chọn tiêu thức phân bổ không phù hợp sẽ cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm không chính xác và nhà quản lý có thể sai lầm trong việc định giá bán. Ở đây tác giả lựa chọn số liệu là phân tích theo nhóm sản phẩm dầu ăn mà không đi sâu vào phân tích từng sản phẩm, đơn giản là các nhóm sản phẩm được sản xuất đều sử dụng chung một dây chuyền sản xuất. Điểm khác biệt chính giữa mỗi nhóm sản phẩm là các nguyên vật liệu đầu vào, tỷ trọng và kỹ thuật pha chế, các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Các sản phẩm trong một nhóm ngoài việc được sản xuất chung một dây chuyền, nguyên vật liệu thì điểm khác nhau chính là tỷ trọng nguyên vật liệu cũng như kỹ thuật hay công thức pha chế. 3.3.2 Kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần dầu Tường An Bước 1: Xem xét báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán năm 2006 của Công ty cổ phần dầu Tường An đã được Kiểm toán và báo cáo kết quả kinh doanh được tính chi tiết cho từng nhóm sản phẩm: Nhóm sản phẩm dầu chiên xào (nhóm 1); nhóm sản phẩm dầu cao cấp (nhóm 2); nhóm sản phẩm dầu đặc, dinh dưỡng (nhóm 3). Khi sử dụng công cụ phối hợp giữa EVA và ABC tác giả đề nghị lấy số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh sau khi đã điều chỉnh theo Bảng 3.11- Điều chỉnh vốn đầu tư và lợi nhuận thuần. 76 Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán năm 2006 xem chi tiết bảng 2.3, 2.4 chương 2. Để so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng nhóm sản phẩm, lợi nhuận trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo nhóm sản phẩm năm 2006 bảng 2.2 chương 2 không bao gồm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và thu nhập khác. Vì vậy, tổng lợi nhuận của các nhóm sản phẩm (Bảng 2.2 - chương 2) cộng với phần điều chỉnh trên Bảng 3.11 – “Điều chỉnh vốn đầu tư và lợi nhuận thuần” được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của từng nhóm sản phẩm trong trường hợp này. Bảng 3.14 - Kết quả kinh doanh các nhóm sản phẩm năm 2006 theo phương pháp truyền thống đã điều chỉnh lợi nhuận Kết quả kinh doanh theo phương pháp truyền thống sau khi điều chỉnh lợi nhuận Sản phẩm Nhóm 1 (Dầu chiên xào) Nhóm 2 (Dầu cao cấp) Nhóm 3 (Dầu đặc, dinh dưỡng) Cộng Doanh thu bán hàng 1.170.748 138.592 206.129 1.515.469 Giá vốn hàng bán 1.076.183 121.861 183.314 1.381.358 Chi phí quản lý 15.518 1.837 2.732 20.087 Chi phí bán hàng 66.096 7.484 11.259 84.839 Lợi nhuận trước thuế 12.951 7.409 8.825 29.185 Lợi nhuận sau thuế đã điều chỉnh 12.951 7.409 8.825 29.185 Bước 2: Xác định các hoạt động chính: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có thể được tập hợp theo các hoạt động chính sau: 77 Khi đã xác đinh được các hoạt động chính như đã trình bày ở Sơ đồ 3.1 và 3.2 Luận văn xác định tiêu thức phân bổ chi phí cho các hoạt động và tiếp tục phân bổ chi phí của từng hoạt động cho từng nhóm sản phẩm Ví dụ: chi phí “Tiếp xúc khách hàng” liên quan đến hoạt động “Quản lý khách hàng” xác định bằng “số lần tiếp xúc khách hàng”. Chúng ta có các tiêu thức phân bổ chi phí cho các hoạt động và cho các nhóm sản phẩm như Bảng 3.15 dưới đây: Lập kế hoạch và chuẩn bị sản xuất Quản lý kinh doanh Chi phí liên quan đến quản lý Kế hoạch sản xuât Mua nguyên vật liệu Phát triển nhân viên Quản lý doanh nghiệp Quản lý sản xuất Thực hiện công việc kỹ thuật Quản lý sản xuất Sơ đồ 3.2: Hoạt động quản lý Hoạt động quản lý khách hàng Hoạt động bán hàng Chi phí liên quan đến bán hàng Tiếp xúc khách hàng Chuẩn bị đơn hàng Hoá đơn thu tiền Bán sản phẩm Giao nhận sản phẩm Sơ đồ 3.3- Hoạt động bán hàng 78 Nhóm hoạt động Hoạt động Tiêu thức phân bổ chi phí ĐVT Nhóm 1 (dầu chiên xào) Nhóm 2 (dầu cao cấp) Nhóm 3 (dầu đặc, dầu dinh dưỡng) Tổng cộng Số tiền (triệu đồng) Chi phí bán hàng 723 84.839 Tiếp xúc khách hàng Số lần tiếp xúc khách hàng lần 65 30 35 130 Chuẩn bị đơn hàng Số lần chuẩn bị đơn hàng lần 90 60 70 220 Quản lý khách hàng Hoá đơn và thu tiền Số lượng xuất hoá đơn và thu tiền lần 70 40 40 150 Bán sản phẩm Số lần bán sản phẩm lần 80 25 21 126 Phân phối sản phẩm Giao sản phẩm cuối cùng Số lần giao sản phẩm lần 30 27 40 97 Chi phí quản lý doanh nghiệp 20.087 20.087 Số giờ thực hiện công việc kỹ thuật giờ 1.536 1.024 1.280 3.840 Chi phí cho mỗi giờ công triệu đồng/giờ 0,2 0,3 0,3 Thực hiện công việc kỹ thuật Chi phí thực hiện công việc kỹ thuật Triệu đồng 307 307 384 998 Số giờ công lập kế hoạch sản xuất giờ 691 576 634 1.901 Chi phí cho mỗi giờ công triệu đồng/giờ 0,2 0,4 0,3 Lập kế hoạch sản xuất Chi phí kế hoạch sản xuất Triệu đồng 138 230 190 559 Thời gian đặt hàng mua nguyên vật liêu giờ 640 300 450 1.390 Chi phí đặt hàng tính trên 1h đặt hàng triệu đồng/giờ 0,5 0,5 0,6 Lập kế hoạch và chuẩn bị sản xuất Mua nguyên vật liêu Chi phí cho việc đặt hàng Triệu đồng 320 150 270 740 Số giờ công quản lý sản xuất giờ 10.240 8.640 14.400 33.280 Chi phí cho mỗi giờ công quản lý sản xuất triệu đồng/giờ 0,2 0,2 0,2 Quản lý sản xuất Quản lý sản xuất Chi phí quản lý sản xuất Triệu đồng 1.536 1.728 2.880 6.144 Thời gian đào tạo phát triển nhân viên giờ 1.600 1.600 1.600 4.800 Chi phí đào tạo tính trên 1h đào tạo triệu đồng/giờ 0,1 0,1 0,1 Phát triển nhân viên Chi phí đào tạo nhân viên triệu đồng 160 160 160 480 Số giờ quản lý doanh nghiệp giờ 19.200 13.747 22.880 55.827 Chi phí cho mỗi giờ quản lý doanh nghiệp triệu đồng/giờ 0,2 0,2 0,2 Quản lý kinh doanh Quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp triệu đồng 3.840 2.749 4.576 11.165 Bảng 3.15 – Tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho các hoạt động và nhóm các nhóm sản phẩm 79 Bước 3: Xác định chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng hoạt động Từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 ta có: Chi phí bán hàng năm 2006: 84,839 tỷ đồng. Chi phí quản lý năm 2006: 20,287 tỷ đồng Tổng chi phí hoạt động : 104,926 tỷ đồng Căn cứ vào các tiêu thức phân bổ chi phí ở Bảng 3.15, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho từng hoạt động, sau đó phân bổ cho từng nhóm sản phẩm như sau: Bảng 3.16 – Chi phí hoạt động theo từng nhóm sản phẩm Phân bổ chi phí Nhóm 1 (dầu chiên xào) Nhóm 2 (dầu cao cấp) Nhóm 3 (dầu đặc, dầu dinh dưỡng) Tổng cộng Chi phí phân bổ Chi phí bán hàng 39.310 21.356 24.173 84.839 84.839 Tiếp xúc khách hàng 7.627 3.520 4.107 15.255 Chuẩn bị đơn hàng 10.561 7.041 8.214 25.815 Xuất hoá đơn và thu tiền 8.214 4.694 4.694 17.601 Bán sản phẩm 9.387 2.934 2.464 14.785 Giao sản phẩm 3.520 3.168 4.694 11.382 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.302 5.326 8.461 20.087 20.087 Thực hiện công việc kỹ thuật 307 307 384 998 Kế hoạch sản xuất 138 230 190 559 Mua nguyên vật liêu 320 150 270 740 Quản lý sản xuất 1.536 1.728 2.880 6.144 Phát triển nhân viên 160 160 160 480 Quản lý doanh nghiệp 3.840 2.749 4.576 11.165 Cộng 45.612 26.683 32.634 104.926 104.926 Bước 4: Xác định chi phí sử dụng vốn cho mỗi hoạt động sử dụng Có nhiều phương pháp xác định vốn đầu tư được chi tiêu cho các sản phẩm, nhóm sản phẩm hay bộ phận khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả là kỹ thuật phân 80 tích chi phí vốn chung (ACD). Để phân tích được chi phí sử dụng vốn cho từng hoạt động trước tiên chúng ta phải tính được chi phí sử dụng vốn. Trong bảng 3.12 đã tính được chi phí sử dụng vốn năm 2006 là 33,905 tỷ đồng. Tổng chi phí sử dụng vốn cũng phải được phân bổ cho từng hoạt động. Bảng dưới chỉ cách lập bảng phân tích chi phí sử dụng vốn chung. Mỗi dòng của bảng này là một hoạt động và mỗi cột là các nhóm tài khoản liên quan trên bảng cân đối kế toán. Để xây dựng khung phân tích, có mối liên hệ giữa mỗi hoạt động và vốn đầu tư. Mỗi dấu nhân (x) tại cột i dòng j cho biết mỗi hoạt động i sử dụng một số vốn j lấy từ vốn đầu tư. Ví dụ: hoạt động bán sản phẩm liên quan đến vốn đầu tư lấy từ các khoản mục hàng tồn kho, đất và tài sản dài hạn khác. Các khoản phải trả, chi phí trích trước, hay các quỹ có thể được xem như là các khoản tiết kiệm so với nhu cầu vốn cần thiết nhưng nó không nên được coi là vốn đầu tư bởi vì, việc trì hoãn thanh toán hay trích trước chi phí có thể bổ xung vốn nhưng doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ hoàn trả bất cứ lúc nào. Bảng 3.17 - Khung phân tích chi phí sử dụng vốn Nhóm tài khoản Hoạt động , Tiền m ặt C ác khoản phải thu H àng tồn kho Tài sản lưu động khác Đ ất Thiết b ị Tài sản dài hạn khác (C ác khoản phải trả) (C ác quỹ) Tiếp xúc khách hàng x x x x Chuẩn bị đơn hàng x x Hoá đơn và thu tiền x x x Bán sản phẩm x x x x Giao sản phẩm cuối cùng x x x x Thực hiện công việc kỹ thuật x x x x Kế hoạch sản xuất x Mua nguyên vật liêu x x x x Quản lý sản xuất x x x x x x x Phát triển nhân viên x x x x Quản lý doanh nghiệp x x x x 81 Tất cả các ký hiệu (x) được thay thế bằng tỷ lệ % vốn đầu tư đòi hỏi cho từng hoạt động. Chẳng hạn, muốn xác định chỉ hai hoạt động là công việc kỹ thuật và quản lý sản xuất đòi hỏi cần đến vốn là “thiết bị” cụ thể là hoạt động kỹ thuật chiếm 40% vốn đầu tư, còn hoạt động quản lý sản xuất chiếm 60% vốn đầu tư. Theo thông tin này, có thể thay thế 0,4 và 0,6 vào các ký hiệu (x) như bảng 3.18 dưới. Bảng 3.18 – Tỷ lệ % chi phí sử dụng vốn theo từng hoạt động (ACD) Nhóm tài khoản Hoạt động Tiền m ặt C ác khoản phải thu H àng tồn kho Tài sản lưu động khác Đ ất Thiết bị Tài sản dài hạn khác (C ác khoản phải trả) (C ác quỹ) Chi phí sử dụng vốn Tiếp xúc khách hàng 30% 20% 2% 20% 1.349 Chuẩn bị đơn hàng 10% 3% 147 Hoá đơn và thu tiền 100% 10% 2% 3.631 Bán sản phẩm 10% 30% 5% 20% 8.450 Giao sản phẩm 10% 10% 5% 20% 5.568 Thực hiện công việc kỹ thuật 10% 1% 30% 60% 2.901 Kế hoạch sản xuất 1% 29 Mua nguyên vật liêu 20% 40% 6% 20% 60% -5.671 Quản lý sản xuất 20% 20% 70% 50% 60% 20% 10% 11.524 Phát triển nhân viên 5% 20% 2% 10% 873 Quản lý doanh nghiệp 25% 10% 3% 20% 5.105 Tổng chi phí sử dụng vốn 23.771 3.513 13.491 589 2.949 14.922 9.389 -29.794 -4.924 33.905 Dòng tổng chi phí sử dụng vốn được tính bằng cách lấy bình quân từng khoản mục nhân với chi phí sử dụng vốn ( % ) được tính theo bảng 3.12 là 14,1%: Dòng chi phí sử dụng vốn cột “tiền mặt” = 14,1% x (42,571+115,279)/2 = 23,771 tỷ đồng. Mỗi dòng tại cột chi phí sử dụng vốn được tính cho từng hoạt động được xác định bằng tổng của tích tỷ lệ % vốn sử dụng x chi phí sử dụng vốn: 82 Chi phí sử dụng vốn “hoạt động tiếp xúc khách hàng” được tính = 30% x 23,771 + 20% x 0,589 + 2% x 2,949+20% x (-29,794) = 1,349 tỷ đồng. Các hoạt động khác tính tương tự. Bảng 3.19 - Phân bổ chi phí sử dụng vốn đầu tư cho từng nhóm sản phẩm Hoạt động Nhóm 1 (Dầu chiên xào) Nhóm 2 (Dầu cao cấp) Nhóm 3 (Dầu đặc, dầu dinh dưỡng) Chi phí sử dụng vốn Tiếp xúc khách hàng 675 311 363 1.349 Chuẩn bị đơn hàng 60 40 47 147 Xuất hoá đơn và thu tiền 1.694 968 968 3.631 Bán sản phẩm 5.365 1.677 1.408 8.450 Giao sản phẩm 1.722 1.550 2.296 5.568 Thực hiện công việc kỹ thuật 1.160 774 967 2.901 Kế hoạch sản xuất 11 9 10 29 Mua nguyên vật liêu -2.611 -1.224 -1.836 -5.671 Quản lý sản xuất 3.546 2.992 4.986 11.524 Phát triển nhân viên 291 291 291 873 Quản lý doanh nghiệp 1.756 1.257 2.092 5.105 Cộng 13.669 8.646 11.594 33.905 Bước 5 : Tính chi phí sản phẩm Bảng 3.20 - Kết quả kinh doanh lập theo phương pháp ABC Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Cộng Sản phẩm Sồ tiền % Sồ tiền % Sồ tiền % Sồ tiền % Doanh thu bán hàng 1.170.748 100% 138.592 100% 206.129 100% 1.515.471 100% Giá vốn hàng bán 1.076.183 92% 121.861 88% 183.314 89% 1.381.360 91% Chi phí quản lý 6.302 1% 5.326 4% 8.461 4% 20.087 1% Chi phí bán hàng 39.310 3% 21.356 15% 24.173 12% 84.839 6% Lợi nhuận trước thuế 48.953 4% -9.952 -7% -9.819 -5% 29.182 2% Lợi nhuận sau thuế 48.953 -9.952 -9.819 29.182 83 Bảng 3.21 -Kết quả kinh doanh theo phương pháp kết hợp EVA với ABC Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Cộng Sản phẩm Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán hàng 1.170.748 100% 138.592 100%206.129 100% 1.515.471 100% Giá vốn hàng bán 1.076.183 91,9% 121.861 87,9%183.314 88,9% 1.381.360 91% Chi phí quản lý 6.302 0,5% 5.326 3,8% 8.461 4,1% 20.090 1% Chi phí bán hàng 39.310 3,4% 21.356 15,4% 24.173 11,7% 84.839 6% Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 48.953 4,2% -9.952 -7,2% -9.819 -4,8% 29.182 2% Lợi nhuận sau thuế 48.953 -9.952 -9.819 29.182 Chi phí sử dụng vốn 13.669 1,2% 8.646 6,2% 11.594 5,6% 33.905 2% EVA 35.284 3,0% -18.598 -13,4% -21.413 -10,4% -4.727 -0,3% Kết quả kinh doanh năm 2006 của các nhóm sản phẩm theo phương pháp truyền thống (Bảng 3.14) cho thấy: Nhóm sản phẩm 1 có lợi nhuận cao nhất (12,951 tỷ đồng) sau đó là nhóm sản phẩm 3 (8,825 tỷ đồng) và thấp nhất là nhóm sản phẩm 2 (7,409 tỷ đồng). Nguyên nhân là do Công ty áp dụng phương pháp phân bổ chi phí theo doanh thu, vì vậy, nhóm sản phẩm 1 có doanh thu lớn phải gánh chịu nhiều chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không đúng với thực tế. Tuy nhiên khi áp dụng phân bổ chi phí theo phương pháp ABC (Bảng 3.20) chúng ta thấy rằng chỉ có nhóm sản phẩm 1 có lời, cả 2 nhóm sản phẩm 2 và 3 đều lỗ: Lợi nhuận sau thuế của nhóm sản phẩm 1 cao nhất là 48,953 tỷ đồng tương đương 4,2% doanh thu. Nhóm sản phẩm 3 lỗ là -9,819 tỷ đồng tương đương -4,8% doanh thu. Và lỗ nhiều nhất là nhóm sản phẩm 2: -9,952 tỷ đồng tương đương 7,2% doanh thu. Như vậy, việc thay đổi cách thức phân bổ chi phí từ truyền thống sang phương pháp ABC làm thay đổi kết quả kinh doanh của từng nhóm sản phẩm. Nhóm sản phẩm 2 và 3 chuyển từ lãi sang lỗ. Theo Ban giám đốc, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cuả nhóm sản phẩm 2 và 3 cao hơn nhóm sản phẩm 1 (nhóm 84 dầu truyền thống) là do việc đầu tư nhiều cho các sản phẩm thuộc nhóm 2 và 3 (nhóm dầu cao cấp) như: ứng dụng công nghệ mới, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thiết lập kênh phân phối bán hàng….v.v. Vì vậy, tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu của nhóm 2 và 3 cũng rất cao so với nhóm sản phẩm 1. Tuy nhiên, điều này cũng phù hợp với tính toán phương án kinh doanh của Công ty, khi doanh thu của hai nhóm sản phẩm này tăng lên thì tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu sẽ tăng chậm hơn. Vì vậy, chưa cần thiết cắt giảm những chi phí này. Khi phân bổ thêm chi phí sử dụng vốn dựa trên cơ sở hoạt động cho từng nhóm sản phẩm, ta thấy một sự thay đổi nữa trong kết quả kinh doanh của mỗi nhóm sản phẩm này: EVA của cả ba nhóm sản phẩm đều thấp hơn lợi nhuận sau thuế. EVA của nhóm sản phẩm 1 là 35,284 tỷ đồng tương đương với 3% doanh thu. EVA của nhóm sản phẩm 2 là -18,598 tỷ đồng tương đương với -13,4% doanh thu. EVA của nhóm sản phẩm 3 là -21,413 tỷ đồng tương đương với -10,4% doanh thu. Nếu như ABC cho kết quả lỗ của nhóm sản phẩm 2 là -9,952 tỷ đồng cao hơn - 9,819 tỷ đồng là số lỗ của nhóm sản phẩm 3. Khi kết hợp EVA với ABC ta có kết quả ngược lại, EVA của nhóm sản phẩm 3 sụt giảm nhiều hơn so với EVA của nhóm sản phẩm 2 do việc kinh doanh nhóm sản phẩm 3 tiêu tốn nhiều lượng vốn hơn, chi phí sử dụng vốn cao hơn. Kết quả từ việc kết hợp EVA với ABC không những chỉ cho nhà quản lý thấy được tác động của chi phí sử dụng vốn tới kết quả kinh doanh của từng nhóm sản phẩm, qua đó, nhà quản lý cần phải xem xét lượng vốn phân bổ cho từng nhóm sản phẩm đã phù hợp chưa, nếu chưa phù hợp thì cần phải cắt giảm. Qua nghiên cứu và xem xét số liệu sản xuất cùng với việc trao đổi với bộ phận liên quan của Công ty Cổ phần dầu Tường An, tác giả nhận thấy rằng chi phí sử dụng vốn cho các hoạt động: giao sản phẩm, quản lý sản xuất và quản lý doanh nghiệp của nhóm 3 lớn hơn rất nhiều so với các hoạt động đó của nhóm 1(Bảng 3.19) vì vậy tác giả đề nghị các nhà quản lý công ty cần tập trung xem xét cắt giảm chi phí cho các hoạt động này cho phù hợp. 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG III Hệ thống đánh giá thành quả hoạt động truyền thống đã thành công trước đây đã không còn phù hợp và trong một vài trường hợp lại phản ánh chưa chính xác thành quả hoạt động của Công ty. Hệ thống đánh giá thành quả hoạt động dựa trên thước đo EVA là cơ sở để các nhà quản lý cũng như các cổ đông đánh giá chính xác thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. Bên cạnh đó, nó còn giúp các nhà quản lý Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An có thể đưa ra quyết định phù hợp với chiến lược phát triển của mình, đồng thời thiết lập các mục tiêu, và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để đưa ra các quyết định phù hợp không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc chỉ cho Ban lãnh đạo Công ty thấy được thành quả hoạt động, mà hữu ích hơn cả là phải có các giải pháp cải thiện được thành quả hoạt động. Một trong những công cụ được ưa thích hiện nay chính là hệ thống đánh giá thành quả hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa hai thước đo EVA với ABC. Trong phần trên tác giả đã trình bày phương pháp và kỹ thuật vận dụng các công cụ trong việc tính toán giá trị tăng thêm cho Công ty cổ phần dầu Tường An và chỉ cho họ thấy được giá trị tạo ra cho các cổ đông cho giai đoạn từ 2005- 2008 . Sau cùng, tác giả cũng đưa ra giải pháp kết hợp EVA với ABC để đánh giá thành quả hoạt động, các biện pháp cải thiện thành quả hoạt động, tạo ra giá trị và làm tăng giá trị thực sự cho các cổ đông. 86 KẾT LUẬN CHUNG Trong môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, các công ty nói chung và Công ty Cổ phần dầu thực Tường An nói riêng luôn phải nâng cao năng lực hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí để tồn tại và phát triển. Mục tiêu của tất cả các doanh, không riêng gì Công ty Cổ phần dầu thực Tường An chính là việc tạo ra giá trị cho cổ đông. Thế nhưng giá trị ấy được đo lường như thế nào lại là một câu hỏi được đặt ra? Bởi nếu không thể đo lường giá trị ấy một cách định lượng cụ thể thì làm sao các cổ đông cũng như nhà đầu tư có thể nhận biết tốt nhất giá trị mà doanh nghiệp thật sự đang tạo ra là bao nhiêu? Và EVA chính là thước đo sẽ giúp chúng ta biết được điều đó. EVA là thước đo thành quả hoạt động hữu hiệu nhất, nó khắc phục được nhược điểm của các thước đo truyền thống, chỉ cho nhà quản lý thấy được một thước đo duy nhất để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Sử dụng EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động sẽ cho thấy được lợi nhuận bằng tiền thực tế được tạo ra từ các hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó mà chúng ta có thể xác định được mức độ thành công cũng như thua lỗ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nào đó một cách chính xác hơn và đơn giản hơn. Nhà đầu tư cũng có thể dùng thước đo EVA để so sánh doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác cùng ngành một cách nhanh chóng. Đề tài hệ thống hoá những vần đề lý luận liên quan đến thước đo EVA và đề xuất sử dụng thước đó EVA trong việc đánh giá thành hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. Bên cạnh đó, sử dụng thước đo EVA kết hợp ABC sẽ là công cụ phản ánh chi phí sản phẩm chính xác và đầy đủ nhất cho các nhà quản lý. Việc chia nhỏ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành từng hoạt động hay công đoạn không những giúp nhà quản lý Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An xác định chính xác chi phí từng loại sản phẩm, mà còn chỉ cho họ thấy được hoạt động nào tạo ra giá trị tăng thêm cần phải duy trì, hoạt động nào không tạo ra giá trị tăng thêm cần phải cải thiện hay loại bỏ. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. PGS. TS. Phạm Văn Dược ( 2006 ), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê. 2. TS. Đoàn Ngọc Quế, Bài giảng kế toán quản trị, (dùng cho học viên cao học). 3. Trường Đại học kinh tế TP.HCM (2004), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê. 4. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê. Tiếng Anh 1. Nizcyz Roztochi and Kim Lascola Nudy, Intergrating Activity Based Costing and Economic Value Added in Manufacturing. 2. Adnan M.Abdeen, G.Timothy Haight, The Journal of Applied Business Research. 3. Peter C. Brewer, Gyan Chadra, Clayton A.Hook, Economic Value Added (EVA): Its uses and limitations. 4. Samuel C.Weaver, Measuring Economic Value Added: A Survey of Pratices of EVA Proponents 5. 6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thanh_qua_hoat_dong_tai_cong_ty_co_phan_dau_thuc_vat_tuong_an.pdf
Tài liệu liên quan