Luận văn Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn La

Trong những năm qua, Tổng cục Địa chính đã triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng toàn quốc và đã từng bước thực hiện xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau đến năm 2010 nhằm hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai. Với sự nỗ lực của ngành, công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai đã đạt được những thành tựu đáng kích lệ. Đặc biệt đối với cấp huyện đã triển khai xây dựng được trên 20 mô hình quy hoạch sử dụng đất đai ở các khu vực đặc thù (đồng bằng, miền núi, vùng ven đô, khu công nghiệp, khu du lịch.) trên phạm vi cả nước. Cùng với sự nỗ lực đó của Tổng cục Địa chính, UBND các cấp và Sở Địa chính cũng đã góp phần vào đẩy mạnh quá trình lập và triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa phương của mình quản lý. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay công tác quy hoạch sử dụng đất đai cần phải đẩy nhanh và đòi hỏi có một chất lượng cao hơn nữa. Chính vì thế yêu cầu các cấp các ngành cần phối hợp chặt chẽ, quan tâm hơn nữa đến công tác này để từng bước giải quyết những vấn đề bất cập trong việc sử dụng đất đai và đưa đất đai ào sử dụng một cách khoa học tiến kiệm, hiệu quả, đồng thời phát huy quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Với tinh thần đó, đề tài: "Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn la" trong giai đoạn từ 1998 đến nay, đã đi vào phân tích những vấn đề lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai, đánh giá thực trạng của nó trên một địa bàn cụ thể và có các giải pháp cụ thể. Qua đó em rút ra một số kién nghị sau: Thứ nhất, Chính phủ cần ban hành các Nghị định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, ban hành định mức sử dụng đất đai một cách cụ thể cho từng mục đích sử dụng và cho từng vùng. Đồng thời Chính phủ cần đầu tư kinh phí hơn nữa cho công tác lập và triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Thứ hai, các ngành phải triển khai lập kế hoạch sử dụng đất một cách chi tiết trong quy hoạch chuyen ngành để làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Thứ ba, Các địa phương cần phải tăng cường triển khai cả về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời cần phải cân đối kinh phí đầu tư ở địa phương mình về tiến độ thực hiện quy hoạch nhanh và khẳng định tầm quan trọng của mình. Thứ tư, Cần phải xây dựng được đầy đủ và hợp lý các chính sách đền bù cho người có đất đang sử dụng bị thu hồi nhằm phục vụ các múc đích nhằm phát triển kinh tế xã hội ; đồng thời xây dựng khung giá đất để áp dụng khi thu tiền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất một cách phù hợp với giá thị trường. Đây sẽ là phương án thu hồi vốn của nhà đầu tư.

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Về quy hoạch cấp cơ sở (xã, phường) trên địa bàn thị xã. Thị xã có 8 xã đã hoàn thiện xong các phương án quy hoạch sử dụng đất và được UBND thị xã Sơn la phê duyệt. Công tác quy hoạch sử dụng đất của các xã được tiến hành trong hai năm 1997 và 1998. Các công tác quy hoạch sử dụng đất của cấp xã chủ yếu nhằm phục vụ cho chỉ thị 10/TTg về việc giao, cấp giấy chứnh nhận quyền sử dung đất nông nghiệp -lâm nghiệp. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở theo luật định và các văn bản hướng dẫn cùng với chất lượng các phương án quy hoạch như sau: * Nhìn chung công tác quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sử trên địa bàn thị xã đã tiến hành theo đúng luật định và các bước theo công văn 91 của UBND tỉnh đã ban hành, hương dẫn 170 của Sở Địa chính tỉnh Sơn la. Song bên cạnh đó, do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã, do lực lượng vừa thiếu vừa yếu ở các xã nên công tác quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở còn có những bước được tiến hành quá sơ sài hoặc bỏ qua. Điều nay dẫn đến chất lượng các phương án quy hoạch chưa đạt hiệu quả cao, còn nhiều điều bất cập cho công tác quản lý và sử dụng đất theo đúng quy hoạch từ cấp cơ sở. * Về hình thức của các phương án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã mới chỉ dừng lại ở các kế hoạch sử dụng đất đai, mới chỉ dự báo nhu cầu và ảnh hưởng của nhu cầu đó đến yếu tố tăng giảm các loại đất sử dụng. Đã có sự khoanh định các mục đích sử dụng cho mỗi loại đất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (thông qua sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong mối phương án quy hoạch sử dụng đất đai). Song bên cạnh những yếu tố tích cực đó, các phương án quy hoạch này chưa thể hiện hết khả năng của nó để xững đáng đáp ứng các nhu cầu về quản lý và sử dụng đất đai mà theo đúng vai trò của quy hoạch đã được quy định trong điều 9 Bộ luật đất đai và trong các nghị định của Chính phủ. Có những yếu tố tồn đọng trên là do các phương án quy hoạch này mới chỉ dừng ở mức độ kế hoạch, chưa có tính triến lược, chưa cụ thể hoá về sử dụng đất với đúng chất lượng đất cho từng vùng, từng cây con phù hợp đem lai hiệu quả cao. Mặt khác, các phương án quy hoạch chưa thể hiện rõ tính dự báo như yêu câu của các văn bản hướng dẫn, chưa có bước đánh giá yếu tố phát triển kinh tế gây áp lực lên đất đai. * Về nội dung: Do đặc điểm đất đai của các xã chủ yếu là đất nông - lâm nghiệp và đất dân cư nông thôn. Nên các phương án quy hoạch sử dụng đất đai của cấp xã có nội dung chủ yếu phục vụ cho chỉ thị 10/TTg chưa phản ánh được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá công nghiệp hoá ở nông thôn theo triến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã vạch ra cho giai đoạn 1996-2010. Riêng về đất đô thị ở các phương án quy hoạch của phường tuy đã quy hoạch phát triển từng cụm dân cư, từng khu du lịch, quy hoạch phát triển hệ thống đường xã cũng như cây dựng cảnh quan đô thị. Xong cho đến nay các phương án này chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Trong những năm qua (1998-2001) thị xã nói riêng va toàn tỉnh nói chung do sự chuẩn bị xây dựng công trình thuỷ điện Sơn la vấn đề về đất đô thị càng diễn ra phúc tạp hơn. Cùng với sự tăng dân số theo cơ học, đã và đang đòi hỏi sự phát triển mạnh của nền kinh tế của thị xã cũng như của tỉnh. Cùng vơi quá trình đó, tại địa bàn thị xã đã xuất hiện những nhà đầu cơ đất đai hình thành thị trường "ngầm" về bất động sản. Đây cũng là nguyên nhân phá vỡ các phương án quy hoạch của các phường. + Về quy hoạch sử dụng đất của toàn thị xã (cấp huyện) giai đoạn 1996-2010. Khái lược nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã như sau: theo báo cáo trình UBND tỉnh Sơn la phê duyệt thì nội dung phương án quy hoạch được trình bầy theo bố cục sau: Phần I: khái quát điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế xã hội I- Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý 2. Khí hậu thuỷ văn 3. Đất đai II- Dân sinh kinh tế xã hội 1. Dân sinh 2. kinh tế Phần II: Nội dung quyhoạch sử dụng các loại đất từ 1996-2010 I- Hiện trạng sử dụng đất và quảnlý đất đai những năm qua 1. Hiện trạng sử dụng các loại đất 2. Tình hình sử dụng đất ở địa bàn thị xã những năm qua 3. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai II- Tiềm năng và quy hoạch định hướng 1. Tiềm năng đất đai 2. Những trở ngại trong quản lý sử dụng đất đai 3. Quy hoạch định hướng sử dụng đất đai III- Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 1996-2010 1. Mục đích quy hoạch 2. Những căn cữ lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất 3. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1996-2010 a) Đất nông nghiệp b) Đất lâm nghiệp c) Đất chuyên dùng d) Đất khu dân cu nông thôn e) Đất đô thị g) Đất chưa sử dụng 4. Kế hoạch sử dụng sáu loại đất 1997, 2005 và 2010 IV- Một số giải pháp tổ chức thực hiện phương án quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Phần III: Kết luận và kiến nghị Riêng về đất đô thị của thị xã, theo báo cáo và quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển Đô thị - Nông thôn năm 2010 của UBND tỉnh năm 1995(29/8/1995) như sau: Hướng phát triển đô thị của thị xã Sơn la chủ yếu là vùng thị xã - ngã ba Chiềng sinh với chiều dài 16 km, là khu vực phát triển mạnh mẽ nhất do là vùng trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của toàn tỉnh, có nhiều nhà máy, trạm chế biến lớn. Với mục tiêu đưa thị xã Sơn la từ đô thị loại IV lên đô thị loại III - trở thành thành phố đầu tiên của khu vực miền núi Tây bắc vào năm 2005. Sau khi quy hoạch thì diện tích đất đô thị của thị xã sẽ tăng từ 750 ha lên 1300 ha và có kế hoạch điều chỉnh như sau: Quy hoạch điều chỉnh các khu chức năng; trung tâm kinh tế chính trị; các khu công trình công cộng, văn hoá, thông tin, phúc lợi. Quy hoạch các điểm công nghiệp, khu vật liệu xây dựng, tập trung khu công nghiệp và vật liệu xây dựng ở khu Ân sinh - Quyết thắng(nay là khu Quyết tâm). 2.4. Hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn La thông qua việc sử dụng đất từ năm 1998 đến nay. Sau khi có quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 1996-2010, qua thực trạng phát triển kinh tế – xã hội cho thấy rằng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng đất ngày càng đi vào nền nếp quy củ. Cụ thể, sau khi quy hoạch và có các chỉnh sửa bổ xung quy hoạch cho đến năm 2001 thì cơ cấu sử dụng đất cho các mục dích nói chung đều tăng lên và có cơ cấu như biêu sau: Biểu 1: Cơ cấu sử dụng đất của các loại đất năm 2001: (Đơn vị tính: ha) Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng cộng 33005,00 100 đất nông nghiệp 6941,11 21,03 Đất lâm nghiệp 19148,04 58,02 Đất dân cư nông thôn 383,68 1,16 Đất đô thị 295,60 0,90 Đất chuyên dùng 1117,99 3,39 Đất chưa sử dụng 5118,58 15,51 Nguồn số liệu: phòng thống kê - đo đạc Sở Địa chính tỉnh Sơn La. Như vậy, nhờ có quy hoạch sử dụng đất đai mà ý thức sử dụng đất đã được nâng lên một cách rõ rệt. Cùng với quy hoạch sử dụng đất đai việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất, khai hoang sử dụng đất đã làm tăng diện tích của các mục đích sử dụng. Trên cơ sở dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên của đất đai và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh đến năm 2010 trên địa bàn thị xã Sơn La đã thật sự là căn cứ quan trọng cho các quy hoạch sử dụng đất đai của các cấp, các ngành. qua thực trạng tổ chức thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch của các cấp ngành đã đạt được những thành tựu sau: - Đã giảm dần diện tích đất chưa sử dụng, cũng như các diện tích đất thừa thuộc các cấp, các ngành chưa sử dụng hết và có kế hoạch khả thi triển khai sử dụng hiệu quả số diện tích thuộc quyền quản lý của mình. - Thưc hiện tốt vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa vào thâm canh cây trồng hình thành các vùng trọng điểm của đất nông – lâm nghiệp trên địa bàn Thị xã. Như là, đã hình thành các trang trại trồng các cây hàng hoá ở các xã Hua la; Chiềng đen; Chiềng sinh; Chiềng ngần. Tuy thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhưng thị xã vấn bảo đảm được an ninh lương thực cho thị xã nói riêng và cho toàn tỉnh nói chung. - Trong lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa nông thôn, cho thấy rằng tốc đô tăng diện tích các loại đất phi nông nghiệp năm 2001 so với năm 2000 và so vơí năm 1995 cao hơn tốc độ tăng diện tích đất nông – lâm nghiệp. Thể hiện ở biểu sau: Biểu 2: Tốc độ tăng các loại đất đai năm 2001 so với năm 2000 và 1995 (Đơn vị tính: ha) Loại đất Năm 2001 So với năm 2000 So với năm 1995 2000 Tăng (+) Giảm (-) 1995 Tăng (+) Giảm (-) Tổng 33005,00 33005,00 33005,00 I- Nông nghiệp 6941,11 7015,48 -74,37 7028,15 -87,04 1. cây hàng năm 3472,27 3576,14 -103,87 4910,81 -1438,54 - Đất lúa 655,07 709,80 -54,73 787,28 -132,21 2. cây lâu năm 2721,38 2603,55 796,15 1306,80 2092,90 - Cây công nghiệp 1597,20 1625,05 -27,85 943,80 653,40 - Cây ăn quả 1114,18 978,50 824,00 363,60 1438,90 II. Đất lâm nghiệp 19148,04 18116,61 1031,43 7612,18 11535,24 1. Đất có rừng tự nhiên 13663,94 13787,59 -123,65 6036,86 7627,08 2. Đất rừng trồng 5483,30 4328,20 1155,10 1574,52 2753,68 III-Đất chuyên dùng 1117,99 1049,41 68,58 786,15 331,84 -Đất xây dựng 321,00 313,26 7,74 177,31 143,69 -Đất giao thông 289,90 264,90 25,00 194,02 95,88 -Đất thuỷ lợi và mặt nước 94,20 54,20 40,00 52,00 42,20 IV-Đất dân cư nông thôn 383,68 365,32 18,36 332,72 50,96 V- Đất đô thị 295,60 288,18 7,42 221,16 74,44 VI-Đất chưa sử dụng 5118,58 6170,00 -1051,42 17024,64 -11906,06 Nguồn số liệu : phòng thống kê - đo đạc Sở Địa chính tỉnh Sơn La. - Cùng với, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế của thị xã ổn định và có mức gia tăng cao hơn so với các năm sau. Kể từ 1998 đến nay GDP của thị xã ở mức ổn định. Riêng năm 2001 GDP của thị xã là 10,23%, trong đó tỉ lệ đóng góp của các thành phần kinh tế như sau: nông – lâm nghiệp 59,27%; công nghiệp – xây dựng 10,13%; dịch vụ 30,6%. - Trong quá trình lập và tổ chức thực hiện và chỉnh sửa bổ xung quy hoạch sử dụng đất đai của thị xã Sơn La, các vấn đề về quản lý đất đai đã có cơ sở và thực hiện tốt, nhất là các lĩnh vực: đo đạc theo loại đất và phân hạng mục của đất đai; xét và cấp GCN QSD đất nông nghiệp trên địa bàn cơ bản đã hoàn thành tốt; giải quyết tốt các khiếu nại, tranh chấp về đất đai. Tuy nhiên vấn đề quản lý thị trường đất đai (thị trường bất động sản) theo quy hoạch đã lập ra chưa thật sát sao, vấn còn các trường hợp mua bán chuyển mục đích sử dụng đất đai trái quy hoạch. Tuy thị xã đã có quy hoạch sử dụng đất đai và đã đem lại hiệu quả nhất định trong quá trình sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn la. Song quy hoạch sử dụng đất đai mới chỉ dừng lại quy hoạch sử dụng đất đai nông –lâm nghiệp, chưa bao quát đến sự phát triển lâu dài của thị xã, trong đó có sự liên quan đến các loại đất khác. 2.5. Đánh giá về chất lượng của phương án quy hoạch sử dụng đất đai. Về hình thức: trong quá trình lập phương án quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn La, đã được tiến hành theo Công văn 91 của UBND và Hướng dẫn 170 của Sơ Địa chính và thực hiện quy hoạch theo chỉ thị 10/TTg. Nhìn chung so với Công văn 91 và Hướng dẫn 170 thì các phương án này có hình thức phù hợp. Song nếu đem so với Công văn 1814 của Tổng cục Địa chính thì các phương án quy hoạch sử dụng đất đai này còn thiếu về nội dung và hình thức còn sơ sài chưa chuẩn xác. Về nội dung: do thực hiện theo chỉ thị 10/TTg nên nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai chủ yếu đi vào lĩnh vực đất đai nông – lâm nghiệp. Chưa đáp ứng đầy đủ các nội dung, các bước theo Công văn 1814. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn La chưa thể gọi là một bản quy hoạch hoàn chỉnh. Do còn thiều nhiều bước và nội dung so với công văn 1814. Vậy để có một quy hoạch sử dụng đất đai chuẩn xác có tính khả thi,thì kiến nghị UBND, HĐND, Sơ Địa chính, các phòng và cán bộ địa chính lập quy hoạch sử dụng đất đai theo các bước và nội dung theo Công văn 1814 của Tổng cục Địa chính. III- Đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất đai. 1. Hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn La. 1.1. Quan điểm đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai. Để đánh giá dúng mực được công tác quy hoạch sử dụng đất đai, cần phải làm rõ việc triển khai quy hoạch sử dụng đất đai đem lại hiệu quả theo các quan điểm sau: quy hoạch sử dụng đất đai phải là quy hoạch có phương án mà việc bố trí sắp xếp sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả - làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội tốt nhất. Quy hoạch sử dụng đất đai phải có các phương án đùng theo chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Quy hoạch sử dụng đất đai phải có phương án bố trí sắp xếp các loại đất và mục đích sử dụng hợp lý và khoa học giúp cho công tác quản lý, khai thác thông tin về đất đai và tình hình sử dụng đất đai một cách thuận tiện nhanh chóng và chính xác. 1.2. Hiệu quả sử dụng đất đai. 1.2.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp toàn thị xã là 7015,48 ha phân bổ nhiều nhất ở các xã: Chiềng An, Chiềng Đen, Hua La, Chiềng Cọ, chiềng Cơi,... do dặc điểm của đất đai của tỉnh nói chung và của thị xã nói riêng, đa phần là đồi núi, độ dốc cao, nên tỷ lệ đất đai nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên rất thấp, bình quân chung toàn thị xã là 21,03%, cao nhất là 25% ở Chiêng An, 23% ở Hua La và thấp nhất ở các xã vùng 3 là 5,65% ở Chiềng Đen. Đất trồng cây hàng năm: chiếm tỷ trọng lớn trong đất nông nghiệp 5012,24 ha, trong đó diện tích trồng lúa chiếm tới 20% tương đương 1002,45 ha. Số diện tích này chủ yếu dùng cho đất trồng lúa hai vụ hoặc 1 vụ, hệ số sử dụng đất canh tác đạt 1,7 lần. Trong thời gian qua tuy đãphát triển hệ thống thuỷ lợi ( bê tông hoá các kênh mương), ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, năng suất cây trồng đã và đang tăng lên đáng kể. Tuy nhiên cơ cấu cây trồng hàng năm chưa đa dạng nên chưa phát huy hết tiềm năng đất nông nghiệp. Đất trông cây lâu năm: có diện tích 3399,7 (4)chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong đất nông nghiệp (15,26%) phân bổ cghủ yếu tại các xã: Hua La, Chiềng Sinh, Chiềng Cọ, Chiềng Đen và Chiềng Ngần. đất trồng cây lâu năm bao gồm: cây ăn quả(nhãn, xoài, mơ, mận, cam), cây cong nghiệp (cà phê, chẩu...). các loại cây này có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao song khâu tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Đât vườn tạp: có diện tích 765,25 ha, là diện tích nằm trong khuân viên các hộ gia đình, bình quân diện tích đất vườn tạp là 360m2/hộ. Thực tế đất vườn tạp chưa được sử dụng có hiệu quả các loại cây trồng hầu hết có giá trị kinh tế thấp, việc cải tạo x vườn tạp để trồg cây ăn quả chưa được chú ý. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: chiếm tỷ lệ thấp (70,54 ha) được phân bổ chủ yếu ở xã Chiềng An, diện tích này chủ yếu nuôi cá thịt và cá giống. Như vậy, mặc dù đã lập quy hoạch sử dụng đất đai và thực hiện đúng theo quy hoạch này, mà hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã. trong thời gian tới, trong quá trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cần điều chỉnh bổ xung cơ cấu sử dụng đất đai nông nghiệp hợp lý để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá theo thị trường. 1.2.2. Đất lâm nghiệp. Cùng với quy hoạch sử dụng đất đai thị xã và thực hiện các dự án như 327 của Chính phủ, 747 của tỉnh. Đất lâm nghiệp đã đạt hiệu quả rất cao. Diện tích đất lâm nghiệp đã tăng lên đáng kể, đưa hệ số độ che phủ rừng của thị xã từ 27% lên 50% từ năm 1995 đến 2001. Điều này chứng tỏ được công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và các dự án trồng rừng đã có hiệu quả rất tốt. 1.2.3. Đất chuyên dùng. Năm 2000 toàn thị xã có 1049,41 ha đất chuyên dùng chiếm khoảng 29% diện tích tự nhiên toàn thị xã. Trong đó đất xây dựng 313,26 ha; giao thông 264,92 ha; thuỷ lợi 54,23 ha; đất vật liệu xây dựng 98,96 ha.; đất nghĩa địa: 224,6 ha; các loại đất chuyên dùng khác :5,22 ha. Đất xây dựng tập trung chủ yếu ở 4 phường và các trung tâm xã: Chiềng An, Chiềng Cọ, Chiềng Sinh, Chiềng Ngần. 1.2.4. Đất đô thị. Có diện tích 288,182 ha chiếm 0,87% diện tích toàn thị xã. Bình quân đất ở đô thị là 30,56 m2/người, đất vườn là 22,36 m2/người. Bình quân đất khuôn viên đô thị là 210 m2/hộ. Đất ở đô thị của thị xã có mật độ dày trong nội thị và đang phát triển nhanh ra các vùng ven cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng, với mục tiêu đưa hị xã Sơn La là từ đô thị loại 4 lên loại 3 trong năm 2005. 1.2.5. Đất dân cư nông thôn. Năm 2000, đất dân cư nông thôn có 365,32 ha bình quân 515 m2/hộ trong đó đất ở là 310 m2/hộ. Với việc bố trí đất dân cư hợp lý theo quy hoạch đã hình thành các khu tập trung và có sự quản lý chặt chẽ các hiện tượng tách hộ, cấp GCN QSD đất và chuyển nhượng đất trong các khu dân cư nông thôn. 1.2.6. Đất chưa sử dụng. Cùng với việc bố trí sử dụng các loại đất và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và sử dụng đất đã cho phép con người khai hoang và sử dụng những phần đất chưa sử dụng. Nên diện tích đất chưa sử dụng giảm rất mạnh trong những năm gần đây. 1.3. Hiệu quả kinh tế do sử dụng đất đai đem lại. Từ năm 1996 đến nay tốc độ tăng trưởng trung bình của thị xẫ là 10%. Riêng năm 2001 GDP đạt 12,5%, cao hơn so với năm 2000 (GDP năm 2000 đạt 12%) và năm 1995 (GDP năm 1995 đạt 8%). Trong đó khu vực nông – lâm nghiệp tăng 3,78%; khu vực công nghiệp- xây dựng tăng 15,15%; khu vực dịch vụ tăng 13,86% so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế của thị xã tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng trọng cơ cấu công nghiệp – xây dựng và dịch vụ à giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp. Cơ cấu GDP của các ngành như sau: nông – lâm nghiệp 59,27%; công nghiệp – xây dựng 10,13%; dịch vụ 30.6%. * Về lĩnh vực nông – lâm nghiệp: + Được duy trì và phát triển toàn diện. Diện tích gieo trồng cây lương thục có hạt đạt 3055,94ha và cho múc sản lượng trung bình 5 tấn/ha. + Các loại cây công nghiệp chủ lực như cà phê, dâu tằm, mĩa đường tiếp tục được củng cố và được quan tâm chỉ đạo theo chiều sâu; cây ăn quả tiếp tục phát triển. Cây công nghiệp hàng năm tiếp tục được mở rộng và hình thành các vùng sản xuất tập trung. Diện tích năm 2001 tăng so với năm 2000 được thể hiện ở biểu sau: Biểu 3 diện tích cây công nghiệp năm 2001 tăng so vơi năm 2000. Loại cây Diện tích 2001 Diện tích 2000 Tăng giảm(%) Cây công nghiệp hàng năm 521,2 482,4 38,8 - dâu tằm 421,2 396,4 24,8 - mĩa 100 86 14 Cây công nghiệp lâu năm 3472,27 2603,55 868,72 Cây ăn quả 1802,5 978,5 824 Nguồn số liệu: báo cáo kế hoạch năm 2000 và 2001 của sở nông nghiệp + Chăn nuôi tiếp tục được quan tâm phát triển cả về cơ cấu đàn và cải tạo nâng cao chất lượng giống. * Về lĩnh vực công nghiệp: nhìn chungb sản xuát công nghiệp vẫn duy tri nhịp độ tăng trưởng khá GDP – Xây dựng đạt 202.17 tỷ đồng ( Giá hiện hành) và 148,91 tỷ đồng ( giá so sánh), tăng 15,15% so với năm 2000, chiếm tỷ trọng 10,13% trong tổng GDP. Một số sản phẩm quan trọng tăng khá nhưng thương phẩm tăng 13% ( trong đó điện công nghiệp địa phương tăng 1,4%), xi măng tăng 12,9%, gạch xây dựng tăng 0,1%, đường kính tăng 3,9%, tơ tằm tăng 37,3%, nước máy tăng 29,6%...so với năm 2000. Các cơ sở công nghiệp tiếp tục được khai thác và ngày càng phát huy hiệu quả. 2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La. Để khẳng định quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ quan trọng nhất trong các công cụ của quản lý Nhà nước về đất đai, chúng ta xem xét vai trò của quy hoạch sử dụng đất đai trong các vấn đè quả lý Nhà nước về đất đai: 2.1. Công tác giao đất, cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thị xã Sơn La cho đến nay đã hoàn thành hồ sơ giaođất nông nghiệp, đất ở nông thôn theo chỉ thị 10 và 18. Đến nay, đã giao đất nông nghiệp, đất ở cho 53 nghìn hộ dân ( đạt 100% kế hoạch), đã tiếp nhận hồ sơ địa chính của 8 xã và đưa vào lưu trữ 100%. Sopử địa chính cùng với chi cục kiểm lâm tỉnh triển khai giao đất nông nghiệp và cấp chứng chỉ quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp trên địa bàn thị xã. Tính đến hết năm 2001 đã giao được 8645,38/18204,34 ha. Nhìn chung so với quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất thì tiến độ giao đất nông lâm đã bảo đảm tiến độ, song chất lượng chuyên môn còn hạn chế. Riêng đất ở đô thị, đất chuyên dùng và cho thuê: trong năm 2001 đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh quy định: Giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 67 tổ chức với tổng diện tích 706013m2. Chuyển mục đích sử dụng đất sang đất dân cư 19 đơn vị với tổng diện tích 81875 m2. Giao đất ở cho 979 hộ gia đình ở khu vực đô thị với tổng diện tích giao là 103984 m2, trong đó đất ở là 84673 m2, đất vườn là 19311 m2. Cho 37 đơn vị thuê với tổng diện tích là 81927 m2. Việc giao đất, cho thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất thuộc quyền tỉnh và thi xã được tiến hành khẩn trương, nhanh gọn theo đúng quy định của Nhà nước và đã từng bước cải thiện về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất, góp phần làm tăng thu cho ngân sách, tạo điều kiện cho ngành thuế hoàn thành vượt mức tiền thu cấp quyền sử dụng đất năm 2001. Tồn tại trong công tác này là việc lập hồ sơ của các xã phường còn chậm, một số không đảm bảo yêu cầu, làm lại dẫn đến chậm chễ trong công tác này. 2.2. Công tác đo đạc và kế hoạch sử dụng đất. Triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính cho 8 xã và mỗi phường cho đến nay đã cơ bản hoàn thành. Riêng phường Quyết Tâm và Quyết Thắng do mới thành lập lên công tác này vẫn đang được tiến hành. Đã xây dựng song 7 loại bản đồ phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến năm 2010. Khi triển khai công tác trên địa bàn thi xã, phòng địa chính đã tham mưu cho UBND thị xã thực hiện và ban hành các hướng dẫn về việc cấp chứng chỉ quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông – lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. tham gia cùng các ban ngành xây dựng phương án quy hoạch di dân tái định cư công trình thuỷ điện Sơn La, điều chỉnh quy hoạch các trung tâm cụm xã. Có thể nói công tác quy hoach – kế hoạch sử dụng đất đã dần đi vào nề nếp, góp phần quan trọng vào việc bố trí lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cụ cây trồng vật nuôi, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ... song cũng còn những tồn tại là tốc độ triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai của thị xã còn chậm, phương án quy hoạch của một số ngành chưa đáp ứng yêu cầu; kế hoạch sử dụng một số xã còn thiếu tính khả thi; hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ theo chỉ thị 10/TTg chất lượng chưa cao. 2.3. Công tác thanh tra giải quyết đơn kiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Trên địa bàn thị xã kể từ sau khi có quy hoạch sử dụng đất đai các trường hợp sử dụng sai mục đích, sử dụng vi phạm quy hoạch, cấp GCN QSD đất sai quy hoạch đã giảm hẳn. Tuy nhiên, ở một số xã do cán bộ Địa chính xã chưa thực sự hiểu hết chức năngnhiệm vụ của mình khi tham mưu cho UBND xã dã dấn đến vấn còn các tình trạng vi phạm trên. 3. Một số tồn tại trong quán trình triển khai quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn hị xã Sơn La. 3.1. Những tồn tại trong quá trình triển khai quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn La. Trong quá trình tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất đai rên dịa bàn toàn tỉnh cho giai đoạn 1996 – 2010 và quá trình thực hiện chỉnh sử bổ xung theo kết quả sử dụng đất đai từ 1998 đến nay cho thấy quy hoạch sử dụng đất đai của thị xaz nói riêng và của toàn tỉnh nopí chung , còn một số tồn tại sau: Một là: trong công tác tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất đai của các xã và quy hoạch sử dụng đất đai tổng thể cho giai đoạn 1996 – 2010 của thị xã chưa thật sự được tiến hành đầy đủ các công việc, các khâu theo yêu cầu như: điều tra thổ nhưỡng; các thông tin và kinh nghiệm canh tác, thâm canh và cơ cấu cây trồng của người dân. Dấn đến việc bố trí ác khu đất, các thửa đất xa rời với thực tế do đó việc sử dụng đất chưa hiệu quả tiết kiệm. Hai là: trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai của các cấp các ngành rtheo Quyết định 161/ QĐ-UB (4/2/1995) chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Quy hoạch sử dụng đất đai của toàn thị xã chưa thật sự làm căn cữ của quy hoạch sử dụng đất đai của các cấp các ngành có sử dụng đất trên địa giới hành chình thị xã. Ba là: mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo (UBND, Sở Địa chính) như dẫ ban hành các quy định, hướng dẫn và các chính sách. Nhưng do trình độ, kinh nghiệm yếu kém của các cán bộ địa chính, cũng như trình độ quản lý của các cấp nên vấn còn những trường hợp khi tiến hành sử dụng đất đai theo quy hoạch phỉa làm đi làm lại nhiều lần hoặc sử dụng đất đai trái với quy hoạch sử dụng đất đai. Dẫn đến tiến dộ triển khai quy hoạch còn chậm chạp. Bốn là: do ý thức và nhận thức của người dân trên địa bàn thị xã, đặc biệt là các xã vùng 3. Đã gây không ít khó khăn cho việc triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai trong vấn đề hình thành vùng sản xuất tậm trung và thâm canh cây trồng hoặc sử dụng đất cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật... Năm là: công tác quy hoạch sử dụng đất đai mặc dù đã kết hợp với các dự án để đẩy nhanh tiến độ triển khai song lại tách rời với sự công khai, tuyên truyền nên gây tình trạng chồng đối của người dân do chưa hiểu được mục đích và lợi ích cúạ quy hoạch sử dụng đất đai. Còn một số tồn tại trên là do các nguyên nhân sau: 3.2. Nguyên nhân khách quan. Mặc dù có Quyết định 161/QĐ-UB (4/2/1995) sau khi nhận được Chỉ thị 10/TTg. Nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên toàn tỉnh mới thực sự bắt đầu vào năm 1998 sau khi có hướng dẫn 1814 của Tổng cục Địa chính. Nhưng trước đó, UBND tỉnh và Sở Địa chính tỉnh cũng đã mạnh dạn đưa ra các quy định và hướng dẫn về công tác quy hoạch sử dụng đất đai (đó là Công văn 91/CV-UB (15/3/1995) và Hướng dẫn 170 (15/5/1999) của Sơ Địa chính). Điều này chứng tỏ rằng một thực tế khách quan đang tồn tại là các quy định, hướng dẫn và Luật thường ra đời muộn và phân phát cho các tỉnh chậm so với thực tếa yêu cầu của công việc. Thứ hai là: do tình hình yếu kém cả về mặt kinh tế – xã hội, cả về trình độ quản Nhà nước nói chung và về đất đai nói riêng của tỉnh Sơn La. Do đó, không đáp ứng được các yêu càu để tực hiện chính sách khuyến kích các cấp các ngành lập và triển khai công tác quy hoạch một cách có khoa học, chính xác và có tính khả thi cao. 3.3. Những nguyên nhân chủ quan. Một trong những nguyên nhân chủ quan đầu tiên phải kể đến trình độ của cán bộ địa chính xã. nhìn chung các cán bộ địa chinh xã mới chr được đào tạo qua trung cấp địa chính và còn có nhiều cán bộ địa chính chưa được đào tạo kỹ càng mà mới chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông và qua các lớp tập huấn của Sở Địa chính. Do đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và tiến độ công việc lập quy hoạch cũng như việc áp dụng tổ chức triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của xã. Điều này có ảnh hưởngkhông nhỏ đến hiệu quả sủ dụng đất của thị xã và toàn tỉnh. Vì xã là đơn vị hành chính cơ sở cuối cùng. Thứ hai: Công việc lập và triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh và thị xã chưa được thực hiện đồng bộ và có sự liên kết chặt chẽ của các cấp, các ngành. Thực tế, quá trình lập và triển khai quy hoạch sử dụng đất đai giữa các cấp và các ngành thường chênh lệch nhau và có sự tranh chấp, chồng chéo trong quá trìnhlập và triển khai của các cấp và các ngành vơi nhau. đây là nguyên nhân làm cho tiến độ triển khai công tác quy hoạch của tỉnh diễn ra chậm chạp và gây lãng phí về kinh tế trong quá trình sử dụng đất. Thứ ba: quy hoạch sử dụng đất đai là một công việc có khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi cẩn thận, chính xác, quyết đoán và có tính chiến lược ổn địng lâu dài. Trong khi đó lực lượng cán bộ địa chính từ trên xuống dưới của tỉnh thì quá mỏng. Nên với đòi hỏi của công việc như vậy chưa thể bảo đảm hoàn thành theo tiến độ và chất lượng công việc của quy hoạch sử dụng đất đai . Thư tư: Các cấp các ngànhchưa thực sự đưa công tác quy hoạch sử dụng đất đai vào cuộc sống mà thực tế các phương án quy hoạch sử dụng đất đai mới chỉ nằm trên giấy chưa đi vào thực tế cuộc sống hoặc đã có thực hiện nhưng chưa đem lại hiệu quả nhất định. Nên gây lên tâm lí chán trường bi quan cho cán bộ địa chính và người dân trực tiếp sử dụng đất. Chương III Phương hương và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đai I- Phương hướng sử dụng đất đai trên dịa bàn thị xã Sơn La. Căn cữ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm 2010 của Hội nghị Đảng bộ tỉnh Sơn La khoá X, thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2000- 2005 của tỉnh. Phương hướng sử dụng đất của thị xã như sau: Với mục tiêu đưa thị xã Sơn La từ đô thị loại IV lên đô thị loại trong năm 2005. Thì việc sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã trong giai đoạn 2000-2005 sẽ tập trung cho việc chuyển đổi mục đich sử dụng đất nông – lâm nghiệp, đất dân cư ... sang đất chuyên dùng (chủ yếu dành cho đất xây dựng, giao thông và một số các công trình văn hoá công cộng ). Thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã Sơn La. Để chứng tỏ Sơn La là một trung tâm của vùng kinh tế – xã hội của Tây Bắc, thì việc phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp rong thời gian được đẩy mạnh hơn. Cùng với quá trình phát triển đô thị và đô thị hoá nông thôn, thì việc phân bổ quỹ đất đai dành cho các khu công nghiệp tập trung, khu thương mại và các công trình văn hoá cần phải nhiều hơn, hợp lý bảo đảm cảnh quan đô thị và an toàn cho môi trường sinh thái. Việc hình thành công trình thuỷ điện Sơn La sẽ đưa Sơn La lên một vị trí có tầm quan trọng mới của vùng cũng như của cả nước trong lĩnh vực kinh tế. Để bảo đảm và chuẩn bị cho điều này trước hết cần phải chú trọng các lĩnh vực xã hội khác. công tác chuản bị cho công trình này đòi hỏi các cấp các ngành phải bố trí sử dụng đất hợp lý để công trình đem lại hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí trong khi tiến hành xây dựng công trình và mở ra các lợi ích xã hội mới trước và sau khi công trình đi vào sử dụng. Có chiến lược sử dụng đất hợp lý phục vụ sau giai đoạn chuyển dịch cơ cấu đất và có phương án chỉnh sửa bổ xung sau khi công trình thuỷ điện Sơn la đi vào sử dụng và thị xã Sơn La thành thành phố của vùng Tây Bắc. Như phát triển thương mại dịch vụ du lịch thì phaủi bố trí sử dụng đất cho xây dựng khu thương mại, khu du lịch sinh thái và các khu vui chơi giải trí... Phân bổ cơ cấu sử dụng đất giữa các ngành, các cấp sử dụng đất theo cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý bảm đảm an toàn an ninh lương thực, bảo đảm khả năng phụ hồi tái tạo độ phì của đất, bảo đảm cảnh quanm môi trường sinh thái và bảo đamẻ cho sự phát triển bền vững của tất cả các lính vực. II- các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đai 1. Quan điểm của quy hoạch sử dụng đất đai. Quan điểm của quy hoạch sử dụng đất đai là phân bổ hợp lý giữa các mục đích sử dụng đất trên cơ sở sử dụng đất hiệu quả cao nhất và tiết kiệm nhất. Trên cơ sở phân tích định lượng, phân tích định tính các nhu cầu sử dụng đất, các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ( các vấn đề kinh tế – xã hội gâ áp lực lên sử dụng đất ) và các biến động đất của các giai đoạn và hành năm. Để thấy được chiều hướng biến động của việc sử dụng đất và biến động cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế. từ đó, trong quy hoạch sử dụng đất đai sẽ dự báo chính xác các nhu cầu sử dụng đất trong các giai đoạn lập quy hoạch hay chính xác hơn việc làm này sẽ giúp cho quy hoạch sử dụng đất đai có được sự tổ chức thực hiện tốt hơn và đạt được mục tiêu đề ra một cách toàn diện. Quy hoạch sử dụng đất đai cũng như các quy hoạch khác để biến mục tiêu thành sự thật đều được cụ thể hoá thông qua kế hoạch ngăn hạn. và ngược lại , từ kết quả của các kế hoạch này, các mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai sẽ được chỉnh sửa bổ xung sao cho sát với thực tiến. đây là một yếu tố có tính hai mặt, mặt tích cực: nếu như ngay từ đầu các kế hoạch có sự quản lý giám sát chặt chẽ, phát hiện kịp thời những yếu tố gây phá vỡ các mục tiêu quy hoạch hoặc qua thực tế phân tích nhận thấy mục tiêu đó quá xa vời thì phai chỉnh sửa bổ xung. Làm như vậy có thể tiến hành theo quy hoạch quá cúng rắn nhưng các mục tiêu của quy hoạch sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng ngược lại thì sẽ có mặt tiêu cực là quy hoạch sẽ bị phá vỡ khi mục tiêu của nó bị phá vỡ. Trên thực tế, rất nhiều bản quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất đai nói riêng bị phá khi thực hiện các kế hoạch theo kiểu “tiềm trảm hậu tấu” dẫn đến việc bắt buộc các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách đường lối và lập quy hoạch “ngậm ngùi chia tay với đữa con đẻ của mình”. Như vậy theo quan điểm trên của quy hoạch thì nó không chỉ là một sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế – xã hội mà còn là sản phẩm của trí tuệ và thể hiện ý trí và quan điểm của gia cấp lãnh đạo (Đảng) và tinh thần chỉ đạo thực hiện của chính quyền (các cấp chính quyền Nhà nước). 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiẹn công tác quy hoạch sử dụng đất đai. 2.1. Các giải pháp vĩ mô. 2.1.1. Chính sách. Đối với Quốc hội và Chính phủ: Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, nâng cao năng lực thể chế: + Kiến nghị với Chính phủ đề xuất sởa đổi bổ xung nhằm hoàn thiện các chính sách và quy định về Luật đất đai. Bên cạnh đó, phát hiện những tiêu cực, yếu kém trong quản lý và sử dụng đất đai theo quy hoạch sử dụng đất đai và pháp luật. + Lắng nghe ý kiến của các đại biểu quốc hội ở các địa phương về tình hình quản lý và sử dụng đất đai ( trong đó có quá trình lập và triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất) của từng địa phương để có những chính sách quản lý và sử dụng phù hợp với thực tiễn và điều kiện tự nhiên của từng vùng. Nên có chính sách ưu tiên và sớm đầu tư cho miền núi trong các lĩnh vực: quản lý, đo đạc, quy hoạch – kế hoạch, xây dựng bản đồ địa chính theo công nghệ mới. Có các chương trình đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ địa chính của từng địa phương trong cả nước để có trình độ nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc đặt ra. Và có sự sáng, tạo học hỏi được kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới. Đối với tỉnh và thị xã: Tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, thị uỷ trong quản lý đất đai. + Cụ thể hoá các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. + Ban hành các văn bản, nghị quyết, nghị định.... về đất đai phù hợp với tình hình thực tế và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tăng cường sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND thị xã và Sở Địa chính trong quản lý và sử dụng đất đai. + Bán sát tình hình thực tế biến động đất đai để có sự tác động kịp thời của cấp lãnh đạo, chỉ đạo. + Ban hành các văn bản như quyết định, chỉ thị và hướng dẫn về công tác quy hoạch sử dụng đất có tính khoa học, phù hợp với khả năng và tình hình thực tế của địa phương. 2.1.2. Tổ chức thực hiện. Căn cứ theo Nghị định 68/2001/NĐ - CP ngày 01/10/2001 quy định về việc lập, xét duyệt và quản lý quy hoạch quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Đây là một văn bản mới nhất quy định về lập, xét duyệt và quản lý quy hoạch sử dụng đất đai. Song để triển khai tốt công tác này cần một số giải pháp về tổ chúc thực hiện như sau. Ngay từ khi lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Quốc hội và Chính phủ phải thông qua và chỉ đạo các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã nắm bắt tinh thần và có sự định hướng ngay cho lĩnh vực sử dụng đất của địa phương mình. Đồng thời Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành có kiên quan, kết hợp với Tổng cục Địa chính lập quy hoạch định hướng sử dụng đất của cả nước. Sau khi nắm bắt được đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước các cấp lãnh đạo của tỉnh thành trong cả nước, phải tổ chức thực hiện chiến lược hoặc kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội tại địa phương mình. Qua đó, xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý cho từng ngành, từng vùng của địa phương. Đối với cáp huyện phải chỉ đạo các ngành lập quy hoạch chi tiết sử dụng đất. Đối với cấp xã, phải có phương án cụ thể, chi tiết và thúc đẩy ngay từ khi các ngành lập xong quy hoạch chi tiết này. 2.2. Một số giải pháp cụ thể. 2.2.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện. Sơn La là tỉnh miền núi có nhiều nét đặc trưng và nhiều khó khăn cả về kinh tế lẫn xã hội. Chính vì vậy cá phương án quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh nói chung và của thị xã nói riêng từ nay đến 2010 sẽ tạo điều kiện cho việc phát huy các thế mạnh của vùng ( đó là thế mạnh vè trung tâm thương mại của vùng Tây Bắc, thề mạnh vè du lịch sinh thai sau khi công trình thuỷ điện Sơn la hình thành, thế mạnh vè phát triển kinh tế trang trại theo cơ cấu sản xuất hàng hoá...). Song để các phương án này đạt hiệu quả cao nhất, UBND thị xã và các cấp các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ để thành lập banchỉ đạo thực hiện phương án quy hoạch. Ban chỉ đạo này là sự hội tụ của các thành viên ưu tú trong các ngành, các cấp. Là những người am hiểu về luật đất và các lĩnh vực liên quan tới việc sử dụng đất của các tổ chức cá nhân; đồng thời họ phải nắm được xu thế phát triển và nhu cầu sử dụng đất của ngành mình cũng như các ngành có liên quan trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất đai ở tầm vĩ mô, đó là việc xét duyệt kế hoạch sử dụng đất đai của các nagành các cấp phù hợp với định mức và phương án phân vùng quy hoạch... Bên cạnh đó họ phải xây dựng được trình tự thực hiện các dự án ưu tiên để phục vụ tốt nhất chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. 2.2.2. Tăng cường công tác quản lý đất đai. Bộ máy quản lý đất đai có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai thông qua việc thực hiện các nội dung về quản lý đất đai và điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất đúng mục đích à phạm vi sử dụng. Vì vậy thị xã Sơn La cần phải tăng cường công tác quản lý đất đai bằng việc kiện toàn bộ máy hoạt động của ngành địa chính từ cấp huyện đến xã. Đồng thời phải có sự quản lý đất đai thống nhất với cấp tỉnh. Các cán bộ chuyên môn trong ngành địa chính phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tiếp cận với khoa học hiện đại. để có đủ khả năng thực hiện tốt...... dung quản lý nhà nước về đất đai. Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đất đai cũng trở thành món hàng hoá thì vai trò của nhà nước hết sức cần thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Các nội dung quản lý đất đai cần phải thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời như việc tăng cường công tác kiểm kê thống kê đất đai theo định kỳ và pháp luật, kịp thời điều chỉnh bổ xung cho phù hợp với kế hoạch sử dung đất đai hàng năm và trong từng giai đoạn của thời kỳ quy hoạch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất đai ngăn, chặn kịp thời tình trang sử dụng đất đai không đúng mục đích, hay việc chuyển đổi mục đích sử dụng một cách tuỳ tiện. Phát hiện sử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật. Khen thưởng động viên tổ chức cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, cải tạo bồi bổ đất, khai hoang mở rộng diện tích đất lâm nghiệp theo phương án quy hoạch. đối với các hộ nằm trên Quốc lộ 6 cần phải giải quyết đền bù. Bên cạnh đó các cấp chính quyền ở địa phương phải có biện pháp có tuyên truyền giáo dục nhân dân và các tổ chức sử dụng đất đai của huyện từ đó họ là người điều chỉnh hành vi sử dụng đất của mình, đồng thời phát huy được quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất đai của thị xã Sơn La. UBND cần phải ra quyết định cho các ngành các xã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai cho một cách chi tiết phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu trong giai đoạn từng ngành, từng xã. Đây là là phương án tốt nhất để thực hiện các mục tiêu sử dụng phát triển kinh tế xã hội từ nay đến 2010. Ngoài ra để quản lý đát đai được hiện đại hoá cần phải sự tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện công nghệ hiện đại để quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính, đảm bảo chính xác, thông tin cập nhập theo thời gian. 2.2.3.Giải pháp đầu tư. Trước hết cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng: Giao thông, thuỷ lợi, điện, công trình phục vụ sản xuất, văn hoá, phúc lợi... theo phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm nhằm đem lại sự thuận lợi nhất cho người dân trong vấn đề đi lại và sản xuất, đồng thời tạo điều kiện làm tăng khả năng sử dụng thông hàng hoá trên thị trường. Theo quan điểm phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sơn La từ nay đế 2010 ngành nông nghiệp vẫn đóng góp vai trò then chốt, vì vậy cần phải đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghệ chế biến hoặc cơ chế nhỏ lệ để kích thích sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo tiền đề và cơ sở lâu dài cho việc khai thác tốt tiềm năng đất đai của huyện theo hướng sản xuất nông hoá. 2.2.4. Những chính sách và biện pháp phát triển và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp. Mặc dù trong phương án quiy hoạch sư dụng đất đai, quỹ đất nông nghiệp đã được tăng tương đối lớn, so với phương châm coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong thời kì 2001 - 2010. Tỉnh Sơn La phải có những chíng sách nhằm bảo vệ đất nông nghiệp hiện có, khai thác thêm đất nông nghiệp hiện có, nhằm ổn định nhu cầu của xã hội và đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác nằm ngoài phương án quy hoạch. Đồng thời cần phải xác định ranh giới, diện tích cụ thể cho từng khu vực cần bảo vệ đó là vị trí thuận lợi gần nguồn nước, thuận tiện giao thông và các điều kiện thổ nhưỡng, thuận lợi cho sinh trưởng phát triển cây trồng đem lại năng suất cao. Khi chuyển đất nông nghiệp sang vác mục đích sử dụng khác theo phương án quy hoạch thì chi chỉ được lấy vào đất có năng suất thấp. Với quỹ đất nông nghiệp được phân bổ trong phương án quy hoạch từ nay đến năm 2010, cần phải có nhũng chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo cho người nông dân có đất sản xuất ổn định giá sử dụng dài thông qua việc đầu tư thâm canh, xen canh gối vụ, đồng áp dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến trong canh tác để nâng cao năng suất cây trồng cà nang cao hệ số sử dụng đất. Bên cạnh đó, huyện phảo có sự đầu tư về giống cây trồng vật nuôi, yếu tố này quyết định rất lớn đến năng suất nông nghiệp. Cần phải có sự đầu tư về vốn và kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn phục vụ cho nhân dân hoặc có thể trực tiếp thu nhập các giống mới có năng suất cao từ các vùng khác. Đối với cây giống bao giờ cũng có giá trị rất cao mà nhiếu hộ nông dân chưa đủ khả năng sử dụng, vì vậy Sơn La cần phải có chính sách trợ giá giống cây trồng vật nuôi cho nhân dân để việc áp dụng giống mới được thực hiện một cách đồng bộ. Để hình thành được các trang trại này cần phải có những chính sách khuyến khích người nông dân chuyển đổi đất đai để được các mảnh đât lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất mà còn tiét kiệm được đất danh giói giữa cãc hộ. Tuy nhiên phải nghiêm cấm tập trung đất đai thông qua chuyển nhượng trái với quy định tại điều 75 của luật đất đai năm 93. Đối với đất trồng lúa, diện tích sử dụng từ nay đến 2010 có giảm chút ít rất phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, song diện tích này cần phải được giữ ổn định để đảm bảo an ninh lương thực, khi chuyển đất trồng lúa sang mục đích sử dụng khác phải có sự đánh thuế thích đáng để hàn chế việc chuyển đổi này. 2.2.5. Những biện pháp và chính sách sử dụng đất tiết kiệm Đất đai là tài nguyên có hạn, trong khi đó xu thế phát triển của xã hội đòi hỏi phải mở rộng các diện tích đất đai phục vụ cho các mục đích : Công nghiệp dịch vụ, giao thông cơ sở hạ tầng. Điều này gây áp lực lớn cho đất nông nghiệp. Vì vậy để đảm bảo cho sự phát triển một cách toàn diện chúng ta cần phải đưa ra các biện pháp và chính sách hữu hiệu : - Giao đất cho các hộ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội phải đảm bảo đúng theo quy định. - Khi mở rộng diện tích đất cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, giao thông... cần phải xem xét một cách toàn diện trên cả ba lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. - Ngoài ra cần phải có những chính sách tiết kiệm sử dụng đất như chính sách về tận dụng không gian trong công nghiệp xây dựng và đô thị là phân chức năng theo từng khu vực trong một thị trấn, đảm bảo cảnh quan môi trường. - đối với khu dân cư cần phải bố trí những nơi thuận tiện cho sinh hoạt phát triển sản xuất; cần phải hạn chế những điểm dan cư bị phân tán. Thị xã cần phải có những chính sách xây dựng khu đân cư ở một số điểm vị trí thuận lợi theo hướng đô thị hoá tại chỗ như các điểm ở các xã : Chiềng An, Chiềng Sinh, Chiềng Ngần... - Là vùng có tiềm năng lớn cho sản xuất nông nghiệp huyện phải có những chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông, thuỷ lợi, hệ thống mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cần tiết kiệm đất... Tỉnh phải đưa ra chính sách thuế đối với người sử dụng đất đai. - Thị xã Sơn La Phải đưa ra những chính sách thuế đối với người sử dụng đất nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của người sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả. 2.2.6. Giải pháp về vốn . Để thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai đạt hiệ quả cao đáp ứng nhu càu phát triển kinh tế xã hội của huyện thì nhu cầu về vốn đối với các ngành đang là một vấn đề bức súc. Hiện nay chúng ta đang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự phát triển của nhà nước theo phương hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò nhà nước chỉ mang tính định hướng cho sự phát triển của các hình thức kinh tế tư nhân, hình thức liên doanh. Vì vậy, thị xã Sơn La phải có những biện pháp phát huy các thành phần kinh tế này. Bên cạnh đó cần phải huy động được vốn dưới nhiều hình thức : Vốn nhà nước, vồn tư nhân, vốn các hộ dân cư, vốn tín dụng... trong đó vốn ngân sách nhà nước là chủ yếu, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thuỷ lợi hệ thống điện ...đồng thời một phần để hỗ trợ, khuyến khích các hộ dân nghèo vựơt khó bằng lao động của mình. Đối với các công trình xây dựng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, UBND thị xã và các cấp phải có chính sách phát huy khả năng và nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Ngoài ra phải huy động được vốn tích luỹ trong nhân dân, từng bước tạo lòng tin cho dân để họ yên tâm tham gia bỏ vốn đầu tư vào phát triển theo các dự án của nhà nước, đồng thời xây dựng quỹ tín dụng một cách rộng rãi phục vụ bà con nhân dân. 2.2.7. Giải pháp về thị trường. Thị xã Sơn La nằm ở vị trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, vì vậy đảm bảo việc sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng hàng hoá, để phát triển một cách hoàn thiện thì thị xã cần phải có những biện pháp về thị trường : Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông –công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra cả trong và ngoài nước. Ngoài ra cần phải đưa các công nghệ hiện đại từ ngoài vào. Kết luận và kiến nghị Trong những năm qua, Tổng cục Địa chính đã triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng toàn quốc và đã từng bước thực hiện xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau đến năm 2010 nhằm hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai. Với sự nỗ lực của ngành, công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai đã đạt được những thành tựu đáng kích lệ. Đặc biệt đối với cấp huyện đã triển khai xây dựng được trên 20 mô hình quy hoạch sử dụng đất đai ở các khu vực đặc thù (đồng bằng, miền núi, vùng ven đô, khu công nghiệp, khu du lịch...) trên phạm vi cả nước. Cùng với sự nỗ lực đó của Tổng cục Địa chính, UBND các cấp và Sở Địa chính cũng đã góp phần vào đẩy mạnh quá trình lập và triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa phương của mình quản lý. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay công tác quy hoạch sử dụng đất đai cần phải đẩy nhanh và đòi hỏi có một chất lượng cao hơn nữa. Chính vì thế yêu cầu các cấp các ngành cần phối hợp chặt chẽ, quan tâm hơn nữa đến công tác này để từng bước giải quyết những vấn đề bất cập trong việc sử dụng đất đai và đưa đất đai ào sử dụng một cách khoa học tiến kiệm, hiệu quả, đồng thời phát huy quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Với tinh thần đó, đề tài: "Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Sơn la" trong giai đoạn từ 1998 đến nay, đã đi vào phân tích những vấn đề lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai, đánh giá thực trạng của nó trên một địa bàn cụ thể và có các giải pháp cụ thể. Qua đó em rút ra một số kién nghị sau: Thứ nhất, Chính phủ cần ban hành các Nghị định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, ban hành định mức sử dụng đất đai một cách cụ thể cho từng mục đích sử dụng và cho từng vùng. Đồng thời Chính phủ cần đầu tư kinh phí hơn nữa cho công tác lập và triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Thứ hai, các ngành phải triển khai lập kế hoạch sử dụng đất một cách chi tiết trong quy hoạch chuyen ngành để làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Thứ ba, Các địa phương cần phải tăng cường triển khai cả về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời cần phải cân đối kinh phí đầu tư ở địa phương mình về tiến độ thực hiện quy hoạch nhanh và khẳng định tầm quan trọng của mình. Thứ tư, Cần phải xây dựng được đầy đủ và hợp lý các chính sách đền bù cho người có đất đang sử dụng bị thu hồi nhằm phục vụ các múc đích nhằm phát triển kinh tế xã hội ; đồng thời xây dựng khung giá đất để áp dụng khi thu tiền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất một cách phù hợp với giá thị trường. Đây sẽ là phương án thu hồi vốn của nhà đầu tư. Tài liệu tham khảo 1. Hưỡng dẫn việc báo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất cập huyện. 2. Tài liệu thống kê đất đai năm 2001. 3. Hướng dẫn lập dự án quy hoạch sử dụng đất của huyện. 4. Cơ sở khoa học và lý luận về quy hoạch sử dụng đất. 5. Công văn số 1814/CV-TCĐC về quy hoạch sử dụng đất. 6. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở. 7. Giáo trình quy hoạch nông thôn. 8. Giáo trình thị trường nhà đất. 9. Giáo trình Quy hoạch đô thị. 10. Giáo trình kinh tế tài nguyen đất. 11. Tạp chí địa chính. 12. Tạp chí nông nghiệp. 13. Tạp chí xây dựng. 14. Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001. 15. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã (Chiềng An, Hua La) giai đoạn 1996-2010 16. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai cáp huyện (thị xã Sơn La) giai đoạn 1996-2010 Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29794.doc
Tài liệu liên quan