Luận văn Đầu tư phát triển ngành Chè Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Để hoàn thành luận văn “ Đầu tư phát triển ngành Chè Việt Nam - Thực trạng và giải pháp “ tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, các cô giáo trong Bộ môn Kinh tế Đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội; của các chuyên gia đầu ngành Cục Chế biến Nông Lâm sản và nghề Muối; của Tổng Công ty Chè Việt Nam - VINATEA- và Hiệp Hội Chè Việt Nam -VITAS - và nhiều chuyên viên kinh tế, khoa học kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ này, đặc biệt là cảm ơn: - Nhà giáo Tiến sĩ Từ Quang Phương - Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế Đầu tư, Trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành nội dung Thực tập chuyên đề; - Tiến sĩ Nguyễn Tấn Phong - Tổng thư ký Hiệp hội chè Việt Nam; - Ông Bạch Quốc Khang - Tiến sĩ khoa học - Cục trưởng và các ông Cục phó : Nguyễn Đức Xuyền, Vũ Công Trứ, Đỗ Chí Cường và các chuyên viên của Cục Chế biến Nông Lâm sản và nghề Muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận các tài liệu chuyên ngành để hoàn thành việc thực tập chuyên đề của tôi Tuy nhiên, trong bản Luận văn này của tôi còn nhiều khiếm khuyết chưa nêu được hết bức tranh đầu tư phát triển của ngành chè. Tôi mong được các thầy cô, các chuyên gia của ngành chè và các bạn đồng môn đóng góp thêm ý kiến. Xin cảm ơn. Mục lục. Mở đầu. A Mục tiêu nghiên cứu. B Phương pháp nghiên cứu. C Phạm vi nghiên cứu. D Nội dung nghiên cứu. Chương I : Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. 1.1. Khái niệm, vai trò của đầu tư phát triển. 1.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển. 1.1.2. Vai trò đầu tư phát triển. 1.2. Nội dung hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. 1.2.1. Đầu tư phát triển chè nguyên liệu. 1.2.2. Đầu tư cho công nghiệp chế biến. 1.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.2.4. Đầu tư cho công tác marketing sản phẩm. 1.2.5. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 1.3. Đặc điểm đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. 1.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam 1.5. Hiệu quả và kết quả đầu tư Chương II : Thực trạng đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian qua. 2.1. Tổng quan tình hình phát triển ngành chè Việt Nam 2.2. Tình hình đầu tư phát triển chè nguyên liệu 2.2.1. Đầu tư cho công tác trồng mới. 2.2.2. Đầu tư cho chăm sóc - thu hái chè. 2.2.3. Đầu tư thâm canh cải tạo chè xuống cấp. 2.2.4. Đầu tư cho các dịch vụ khác. 2.2.4.1. Đầu tư cho công tác giống chè. 2.2.4.2. Đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học. 2.3. Tình hình đầu tư cho công nghiệp chế biến chè. 2.3.1. Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến chè. 2.3.2. Đầu tư cho công nghệ chế biến. 2.3.2.1. Đầu tư chế biến chè đen 2.3.2.2. Đầu tư chế biến chè xanh. 2.3.2. Đầu tư cho hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. 2.4. Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng 2.4.1. Đầu tư cho thuỷ lợi. 2.4.2. Đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải. 2.4.3. Đầu tư cho điện năng. 2.4.4. Đầu tư cho các công trình phúc lợi. 2.5. Tình hình đầu tư đầu tư cho công tác marketing sản phẩm. 2.5.1. Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. 2.5.2. Đầu tư cho công tác hoàn thiện sản phẩm. 2.5.3. Đầu tư cho công cụ xúc tiến hỗn hợp. 2.6. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 2.7. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành chè. 2.7.1. Nguồn vốn trong nước. 2.7.2. Nguồn vốn nước ngoài. 2.8. Hiệu quả và kết quả đầu tư phát triển ngành chè. 2.8.1. Kết quả và hiệu quả tài chính. 2.8.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội 2.9. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. 2.9.1. Về hoạt động đầu tư phát triển chè nguyên liệu. 2.9.2. Về đầu tư cho công nghiệp chế biến chè. 2.9.3. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 2.9.4. Về đầu tư cho hoạt động marketing sản phẩm 2.9.5. Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 2.9.6. Về nguồn vốn đầu tư phát triển 2.10. Kết luận chung. Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. 3.1. Quan điểm đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam 3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành chè giai đoạn 2005 - 2010. 3.3. Một số giải pháp cụ thể. 3.3.1. Giải pháp đầu tư phát triển các vùng chè nguyên liệu 3.3.1.1. Quy hoạch đầu tư xây dựng các vùng chè trồng mới 3.3.1.2. Giải pháp đầu tư chăm sóc - thu hái - bảo quản chè 3.3.1.3. Tăng cường đầu tư thâm canh cải tạo chè xuống cấp 3.3.1.4. Giải pháp đầu tư cho các dịch vụ nông nghiệp khác 3.3.2. Giải pháp đầu tư cho công nghệ chế biến 3.3.2.1. Quy hoạch đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến chè 3.3.2.2. Giải pháp đầu tư vào công nghệ 3.3.2.3. Giải pháp đầu tư cho hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm 3.3.3. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 3.3.3.1. Giải pháp đầu tư cho thuỷ lợi 3.3.3.2. Giải pháp đầu tư cho hệ thống giao thông 3.3.3.3. Giải pháp đầu tư cho điện năng 3.3.3.4. Giải pháp đầu tư cho các công trình phúc lợi công cộng 3.3.4. Giải pháp đầu tư cho hoạt động marketing 3.3.4.1. Giải pháp cho khâu nghiên cứu thị trường 3.3.4.2. Giải pháp cho khâu hoàn thiện sản phẩm 3.3.4.3. Giải pháp tăng cường đầu tư cho các công cụ xúc tiến hỗn hợp 3.3.5. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 3.3.6. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển Kết luận và kiến nghị. A Kết luận. B Kiến nghị. Danh mục tài liệu tham khảo . Phụ lục.

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển ngành Chè Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng bón phân hữu cơ vi sinh tổng hợp, kiên quyết chỉ đạo và hướng dẫn các hộ gia đình làm tủ cỏ, tủ chè lá già cỗi vào gốc chè để tăng độ mùn cho đất và giữ ẩm, giữ ấm cho chè vụ đông. Trình Bộ cho phép thành lập công ty chuyên sản xuất và cung ứng loại phân hữu cơ vi sinh tổng hợp đặc chủng cho chè. Phối hợp với Hiệp hội chè Việt Nam và cac tỉnh làm chè lớn để khảo sát nguồn phân, nhằm xây dựng ở mỗi tỉnh có một nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh tổng hợp, Tổng công ty sẽ sử dụng nguồn tài chính tập trung cho công tác này để đến năm 2005 trở đi các vườn chè tập trung sẽ chỉ sử dụng loại phân bón này. < Đối với công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây chè theo phương châm “phòng là chính, trừ phải kịp thời nhanh gọn, liên tục, toàn diện, triệt để”. Kết hợp phòng trừ tổng hợp bằng 5 phương pháp nông nghiệp, cơ giới, sinh vật, hoá học và kiểm dịch. Không được nặng về hoá học, làm cho sâu quen thuốc và phải bảo đảm lượng tồn tại trong búp chè theo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cho phép, áp dụng thời gian cách ly hái búp an toàn. Phương pháp phòng trừ là: Làm thay đổi quần thể sinh vật, giảm loại có hại, tăng loại có ích. Tạo điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh chè. Nâng cao tính chống chịu của cây chè bằng việc chọn giống và các biện pháp kĩ thuật canh tác thích hợp. Trực tiếp tiêu diệt các loại sâu bệnh bằng các biện pháp sau: l Biện pháp nông nghiệp: cày bừa, làm xốp đất, bón phân cân đối, tăng lượng kali. Trồng cây bóng mát, áp dụng các biện pháp thâm canh cây chè, chọn giống trống chịu. l Biện pháp sinh vật: dùng côn trùng, vi sinh vật thiên địch, động vất có ích. l Biện pháp vật lý cơ giới: bắt bằng tay, bẫy đèn, xử lý hạt giống, dùng thanh tre cạo rong rêu địa y. l Biện pháp hoá học: dùng các loại thuốc có hiệu quả trừ sâu và phân huỷ nhanh, ít độc hại, dùng đúng lúc, đúng đối tượng, liều lượng và phương pháp. l Biện pháp kiểm dịch: để ngăn chặn và hạn chế lây lan của sâu bệnh và cỏ dại. Giải quyết tốt vấn đề sâu bệnh và cỏ dại cho cây chè là góp phần to lớn trong việc tăng năng suất và chất lượng chè nguyên liệu. 3.3.1.4 . Giải pháp đầu tư cho các dịch vụ nông nghiệp có liên quan. L Đối với công tác giống chè. Là việc tuyển chọn và nhân giống, là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng chè và là biện pháp quan trọng để cung cấp nguyên liệu cho các mặt hàng chè đặc sản và xuất khẩu của ta. < Hiệp hội Chè Việt Nam phối hợp với các địa phương như Sơn La, Lai Châu, Lâm Đồng, Bắc Cạn đã và đang đầu tư hệ thống mạng lưới các vườn ươm giống mới, giống có chất lượng cao, tại các vùng đang mở rộng diện tích trồng chè tập trung quy mô lớn. Mặt khác, cần tránh thực trạng làm chè theo phong trào, các cơ sở được chỉ định làm giống, cố gắng đáp ứng cho các đơn vị làm chè những giống nhất định, và chủ động cho xây dựng mặt hàng chất lượng cao. Hơn nữa, cấm tuyệt đối nhân giống bằng chè hạt, bằng các giống cũ, lẫn tạp. Phối hợp với các Liên doanh nước ngoài như Nhật, Đài Loan, Bỉ.. . để đầu tư vườn chè với giống mới, giống tốt cùng thiết bị công nghệ mới, góp phần phát triển ngành chè VN. Vườn nguyên liệu chè cung cấp cho nhà máy nên bố trí sản xuất từ 4 - 5 giống để tạo chất lượng đặc biệt cho mình. < Bình tuyển ngay các giống chè hiện có ở tất cả các khu vực, loại bỏ những giống không tốt. < Nhân nhanh các giống có năng suất cao và chất lượng tốt như: 777, LDP1, LDP2, TR1777, Shan... Trong công tác nhân giống, mặc dù trồng chè bằng cành có chi phí đầu tư cao gấp 4 lần so với trồng chè bằng hạt nhưng cần đầu tư được áp dụng. Do điều kiện khí hậu, đất đai của nước ta rất phù hợp cho việc trồng các giống chè cành bằng biện pháp giâm cành sẽ cho giống tốt, cây sinh trưởng khoẻ, đồng đều, phân cành thấp mặt tán rộng, giữ được tính di truyền của cây mẹ. < Phân vùng phát triển với các bộ giống thích hợp với các vùng trên cơ sở nghiên cứu thổ nhưỡng khí hậu và tập quán của từng địa phương, từng vùng. Vùng thấp có độ cao dưới 100 m so với mực nước biển là vùng sản xuất chè chủ yếu có tiềm năng cho năng suất cao Vùng núi có độ cao 100 - 500 m, nên phát triển các giống vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt giành cho chế biến mặt hàng chè đen cao cấp phục vụ xuất khẩu. Vùng núi cao: có độ cao lớn hơn 1000 m, phát triển các giống chè shan núi cao để chế biến các mặt hàng cao cấp. < Tiếp tục nhập nội các giống chè đen của các nước có điều kiện sinh thái gần giống với Việt Nam ( như Trung Quốc, Đài Loan, ấn Độ, Nhật Bản...). Nhưng cũng cần chú ý đến đặc điểm sinh thái của từng loại giống để bố trí trồng tại những vùng có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất như: Giống Yabukita của Nhật Bản nên trồng ở những vùng ẩm, có độ cao dưới 800 m. Giống Ôlong, Kim huyền, Ngọc thuý, Văn xương của Đài Loan có thể trồng đại trà, nhưng thích hợp nhất vẫn là những vùng cao. Giống Bát tiên của Trung Quốc, rất thích hợp với vùng đất ẩm và cao nhưng vẫn phát huy hiệu quả khả ở vùng trung du. Bốn giống chè mới của vùng Assam, Dajijing - ấn Độ có thể trồng đại trà ở các vùng khác nhau. < Có thể chọn bằng các biện pháp thông thường từ giống tốt cây tốt, nương chè tốt. Cần chú trọng việc chọn giống tại chố theo vùng để có hiệu quả cao và phổ biến nhanh. Tiến hành các đồng thời các phương pháp chọn lọc hỗn hợp, chọn tập đoàn nhưng ưu tiên chủ yếu cho việc chọn lọc cá thể, chọn lọc theo dòng trên cơ sở áp dụng chọn và nhân giống vô tính nhằm bảo đảm tính di truyền ổn định, tạo nương chè đồng đều. Tiếp tục lai tạo và đột biến để tạo ra các giống mới, đồng thời tạo điều kiện tiếp cận dần với công nghệ sinh học cho việc tạo giống chè. áp dụng các biện pháp nhân giống vô tính, giâm cành là chủ yếu tại các trung tâm giống vùng để đáp ứng nghiên cứu nhanh, giảm chi phí vận chuyển và đảm bảo chất lượng tốt. < Nâng cao và tăng cường đầu tư trang thiết bị cho Viện nghiên cứu chè để có đủ năng lực phục vụ nghiên cứu cho sản xuất nhất là công tác giống. Đầu tư thành lập trung tâm nhân giống chè theo từng vùng để cung cấp giống tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái và để quản lý tốt công tác giống chè. ( hiện nay cả nước có hai đơn vị thực hiện nhiệm vụ trên là Viện nghiên cứu chè và Trung tâm chè Bảo Lộc), và mỗi công ty chè phải có một vườn ươm sản xuất giống mới trên địa bàn của mình. < Ngoài ra, Tổng công ty còn yêu cầu các đơn vị sản xuất chè phải đầu tư khôi phục và xây dựng hệ thống các vườn ươm giống đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, sử dụng các loại giống mới có chất lượng cao nhằm cung cấp giống cho việc trồng dặm, trồng mới của dân và đơn vị. Tổng công ty đề ra mục tiêu, đến năm 2005 phải có được 30% số diện tích chè được trồng bằng giống có chất lượng cao để cải tiến chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Quy mô các vườn chè ươm này vào khoảng 25 -30 triệu hom giống/ năm (tổng diện tích các vườn ươm khoảng 80- 100ha), đảm bảo đủ giống tốt cho phát triển trồng chè hàng năm khoảng 5000 ha. < Cần tăng cường đầu tư, tổ chức chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống. Phối hợp với Viện nghiên cứu chè và các trung tâm có liên quan, vừa nghiên cứu, vừa tuyển chọn, vừa xây dựng quy trình canh tác thích hợp cho từng vùng, một mặt cung cấp giống mới, mặt khác xây dựng những mô hình về vườn chè thâm canh cao. LĐối với hoạt động nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học. < Hiện nay, công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT là một trong những giải pháp quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác. Hiệp hội chè VN đã đề ra được định hướng cụ thể cho Viện nghiên cứu Chè và Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Chè của TCty chè VN là phải gắn nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHKT, đẩy mạnh nghiên cứu thực nghiệm để phục vụ đắc lực cho sản xuất; cụ thể: l Sản xuất nguyên liệu: Tăng cường đầu tư vốn, trang bị cho các cơ sở nghiên cứu mô hình thực nghiệm, các vườn ươm giống, các trung tâm đo lường dư lượng hoá chất trong chè. Đồng thời, trang bị các hộp thử nhanh hàm lượng N, P, K trong đất. Chuyển giao KHKT tiên tiến của nước ngoài vào VN. Nghiên cứu thực nghiệm phương pháp bón phân trên lá chè; nghiên cứu cơ giới hoá trong canh tác chè; các biện pháp tưới, chống hạn cho chè l Chế biến công nghiệp: Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, sản xuất ra sản phẩm mới có giá trị cao cung cấp cho thị trường. Xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm. Nghiên cứu quy trình bảo quản để không làm giảm chất lượng chè và tăng độ ẩm trong quá trình lưu thông. Nghiên cứu các công cụ, thiết bị cho chế biến và chăm sóc chè theo hướng giảm chi phí và đảm bảo chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Nghiên cứu công nghệ làm chè mảnh với tỷ lệ cao và thiết bị lọc xơ cẫng chè có công suất đủ lớn, để sản xuất ra loại chè mà thị trường đang có nhu cầu. Làm tốt công tác khoa học kỹ thuật sẽ góp phần đắc lực cho việc nâng cao uy tín ngành chè VN trên thị trường quốc tế. Qua đó, nâng cao giá trị xuất khẩu. Đây cũng là mục tiêu ngành chè VN đang muốn hướng tới. 3.3.2. Giải pháp đầu tư cho công nghệ chế biến 3.3.2.1. Quy hoạch đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến chè. Hiệp hội Chè Việt Nam - trực tiếp là Trung tâm Công nghệ cao và thiết bị tiên tiến, phải cùng các đơn vị hữu quan hoàn thành sớm nhất quy định tiêu chuẩn việc đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến chè. Trong đó, coi trọng các tiêu chí cứng như : về con người quản lý, cán bộ kỹ thuật; về chất lượng thiết bị, quy trình công nghệ; về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo môi trường, cũng như quy mô, cự ly thích hợp trong vùng nguyên liệu. Ngoài ra còn có các tiêu chí mềm như : trong các mối quan hệ thị trường khi chưa kiểm soát được hoàn toàn, như sự chuyển đổi mặt hàng, cơ chế giá thu mua đầu vào, bán sản phẩm đầu ra, hướng tới sản phẩm riêng của từng vùng, từng nhà máy. < Bố trí đầu tư xây dựng nhà máy gắn với vùng nguyên liệu theo quy mô thuận lợi. Đối với những doanh nghiệp sản xuất chè đặc sản chất lượng cao với quy mô từ 800 - 1000 ha, đầu tư xây dựng 1 nhà máy có công suất chế biến 30 tấn tươi/ngày. Từ đó sẽ thúc đẩy quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu. < Không khuyến khích sản xuất và chế biến ở quy mô quá nhỏ và công nghệ lạc hậu, tiêu chuẩn vệ sinh kém. Với qui mô công suất dưới 1 tấn/ngàyphải có các biện pháp: kiểm tra, kiểm soát các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh thực phẩm và hạn chế tín dụng cho vay với các loại hình này. < Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến vừa và nhỏ với công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại tạo ra sản phẩm đa dạng với chất lượng cao, tạo điều kiện áp giá cho thuê đất, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng ở mức thấp nhất, thuận lợi cho nhà đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gần vùng nguyên liệu. 3.3.2.2. Giải pháp đầu tư vào công nghệ. Với các nhà máy được trang bị của Liên Xô cũ, phải bổ sung dàn héo tự nhiên để tiết kiệm năng lượng và giữ được hương thơm của chè. Hiện đại hoá bộ phận ép của máy vò, cải tiến hộp số, thay đổi động cơ làm giảm tốc độ của máy vò và làm mát chè theo kiểu Nhật, thay bộ phận phun ẩm bằng phun sương. < Nhanh chóng đầu tư một tỷ lệ thích đáng các nhà máy chè sản xuất theo công nghệ CTC nhằm có nhiều loại sản phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, để đầu tư xây dựng một nhà máy chè công nghệ CTC phải mất từ 2 đến 3 năm và yêu cầu vốn đầu tư lớn. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng một nhà máy CTC là chưa có khả năng và hiệu quả kinh tế thấp, vì chưa có vùng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật. Do đó, trong thời gian trước mắt, TCty Chè cần đưa thiết bị CTC vào thay thế dây chuyền sản xuất chè theo công nghệ OTD ở trong số các nhà máy chính của ngành, để trong thời gian ngắn có thể đưa vào sản xuất được ngay, nhanh chóng có sản phẩm xuất khẩu, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và kinh doanh mang lại hiệu quả cao. < Chuyển các dây chuyền OTD từ các nhà máy cũ này sang xây dựng, lắp đặt thành các xưởng chế biến có công suất vừa và nhỏ, tại các đơn vị khác có nhu cầu sản xuất chế biến phù hợp với thiết bị trên. Làm như vậy, ngành chè sẽ vừa đổi mới được thiết bị, nhanh chóng có sản phẩm xuất khẩu, sớm thu hồi vốn đầu tư, lại tận dụng được các thiết bị hiện có. 3.3.2.3. Giải pháp đầu tư hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng. Xây dựng và mở rộng áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng (ISO 9001:2000), về phân tích rủi ro bằng phân tích tới hạn (HACCP) và về quản lý môi trường (ISO 14001) để bán chè có xuất xứ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đầu tư xây dựng hệ thống kiểm nghiệm chất lượng, đặc biệt dư lượng hoá lý trong hàng hoá chè tại các vùng, trên phạm vi cả nước, bằng hình thức các trạm cố định và lưu động, cả nội địa và cửa khẩu, vừa kiểm soát định kỳ vừa kiểm soát theo lô mẫu, lô hàng, không để lọt sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng ra thị trường. 3.3.3. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 3.3.3.1. Giải pháp đầu tư cho thuỷ lợi. < Ngành chè cần đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các hồ, đập giữ ẩm cho vườn chè ở các đơn vị trong cả nước. Trước mắt, tập trung đầu tư cho các nương chè đang thu hái, để nâng cao độ ẩm cho cây chè phát triển, đưa năng suất lên cao bằng cách lợi dụng địa hình có các hộp thuỷ, khe rãnh, dòng suối để đắp đập tạo thành các hồ chứa nước lớn, vừa và nhỏ, tạo ra các hồ treo trên đồi, đảm bảo 200 ha chè cần 1 hồ nước. < Để hạn chế khó khăn do điều kiện khí hậu không ổn định, cần có kế hoạch trang bị dàn tưới, máy bơm để có thể chủ động tưới cho chè, đảm bảo độ ẩm, nâng cao năng suất toàn ngành. < Đối với nương chè, đầu tư xây dựng mới cần làm động bộ; không được chỉ chú ý, mở rộng diện tích mà còn phải xây dựng các công trình cho chăm sóc trước mắt và lâu dài nữa. 3.3.3.2. Giải pháp đầu tư cho hệ thống giao thông. < Nhà nước và các tỉnh cần tập trung đầu tư thích đáng cho hệ thống giao thông, tu sửa lại các tuyến đường mới, xây dựng cầu cống, đập tràn hoàn chỉnh, giúp cho việc đi lại, vận chuyển được thuận lợi dễ dàng. Có như vậy mới thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng sức hấp dẫn với các tổ chức cá nhân và tập thể nước ngoài đầu tư cho sản xuất, tạo điều kiện cải thiện đời sống của nhân dân nói chung, trong đó có ngành chè. < Đối với các tuyến đường giao thông nội bộ trong các xí nghiệp chè, ngành chè cần có kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư tổng hợp để đầu tư thích đáng, đảm bảo chất lượng đường tốt, có cầu cống hoàn chỉnh, chống xói mòn, phá đường. Mỗi 1 ha chè cần tối thiểu 50 m đường chính, để giúp cho việc chuyên chở chè giống, phân bón, thuốc trừ sâu tới trồng và chăm sóc, đồng thời chở nguyên liệu chè đã được thu hái về nơi chế biến nhanh chóng, tránh bị ôi ngốt do để quá lâu. < Các nhà máy cần có biện pháp với địa phương tu bổ, sửa chữa đường vào các bản làng và các khu dân cư có sản xuất chè, để hỗ trợ cho việc thu mua vận chuyên nguyên liệu thuận lợi. 3.3.3.3. Giải pháp đầu tư cho điện năng. < Đối với vùng quá xa nguồn điện năng, đề nghị Nhà nước đầu tư đưa mạng lưới điện cao thế vào để cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. < Những đơn vị gần các tuyến đường điện đi qua, Nhà nước tạo điều kiện cho các công ty được vay vốn để đầu tư xây dựng các tuyến điện và trạm biến thế, đưa điện về sản xuất và sinh hoạt. < ở các đội sản xuất chè xa trung tâm công nghiệp, trong điều kiện vốn ít, các nhà máy cần tạo điều kiện họ tận dụng các dòng suối đầu tư xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ cung cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt của các gia đình. Thực hiện phương châm “Cây chè + Chính quyền + Đội sản xuất + Thuỷ điện nhỏ” đem lại một cuộc sống mới cho các bản làng. 3.3.3.4. Giải pháp đầu tư cho các công trình phúc lợi. Đặc trưng của các đơn vị sản xuất chế biến chè trong toàn ngành là hầu hết đang đóng tại địa bàn trung du, miền núi. Mỗi nhà máy chè nơi đây không đơn thuần chỉ là đơn vị sản xuất - kinh doanh mà còn phải tự xây dựng mình thành trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội ở các vùng đó. Nhà nước và ngành cần quan tâm giúp đỡ các đơn vị đầu tư xây dựng mới các công trình phúc lợi công cộng như trường học, bệnh viện, nhà trẻ, rạp chiếu phim, sân vận động.. . Làm tốt những việc này là góp phần làm thay đổi bộ mặt trung du-miền núi, không tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa thành thị và các bản làng hẻo lánh xa xôi.Tăng sức hút và tổ chức nhân dân ở lại yên tâm phát triển sản xuất, đồng bào các dân tộc tin tưởng định canh, định cư, ổn định cuộc sống xây dựng bản làng. < Về y tế:nhà nước cần đầu tư hoàn chỉnh các bệnh viện ở trung tâm như bệnh viện Trần Phú,Thanh Ba ,Bãi Tranh, đồng thời, có kế hoạch đầu tư xây dựng các bệnh việ ở các vùng xa xôi hẻo lánh như Than Uyên, Mộc Châu, Việt Lâm..để các các bệnh viện này có thể cấp cứu nhiều ca hiểm nghèo, đó cũng là mong ước của những người làm chè nơi đây. < Về giáo dục :để thực hiện chủ trương xoá bỏ mù chữ cho nhân dân vùng chè, nhà nước cần đầu tư cho mỗĩ đơn vị xa trung tâm, thị trấn, thị xã một trường cấp I và nhà trẻ. Yêu cầu bình quân cứ một ha chè được xây dựng 3 m2 trường cấp I và 2 m2 nhà trẻ . Từ cấp II trở lên, tuỳ theo điều kiện của từng vùng mà đầu tư xây dụng cho hợp lý.Về nguồn vốn nên thực hiện theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”.Tuy nhiên những vùng xa xôi, nhà nước nên đầu tư 100%. 3.3.4. Giải pháp đầu tư cho hoạt động marketing 3.3.4.1. Giải pháp cho khâu nghiên cứu thị trường . < Tổ chức hệ thống thông tin truy cập với tốc độ vi xử lý cao ,nối mạng Internet tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp chè. Từ đó tiếp cận những thông tin về tình hình cung cầu; về sảnlượng; về chiến lược định vị khách hàng của các đối thủ thủ cạnh tranh; về khối lượng và những thông tin phản hồi từ khách hàng. Sau đó sẽ tổng hợp và xây dựng chiến lược kế hoạch cụ thể để xây dựng thị trường trong những năm tiếp theo. < Hiệp Hội Chè VN cần phối hợp nhanh chóng với Bộ NN và PTNN, Bộ Ngoại Giao, Bộ Thương Mại đặt các văn phòng đại diện tại những nước có nhu cầu tiêu thụ chè, cử các đoàn cán bộ đi khảo sát thị trường, tham gia hội chợ chè thế giới, để thông qua đó nhập khẩu, xuất khẩu vào thị trường này, tìm hiểu thông tin về sở thích, thị hiếu của họ, về những loại chè ưa dùng và đặc tính sản phẩm… < Đầu tư đào tạo cán bộ Marketing, chuyên viên thị trường bằng cách tài trợ cho họ đi học hỏi kinh nghiệm từ các nước xuất khẩu lớn trên thế giới như Ân Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kênya… < Cung cấp thông tin thị trường, chuyển sức ép của thị trường khách hàng nước ngoài xuống tới các nhà máy cơ sở, để tạo điều kiện cho các nhà máy này trực tiếp tiếp cận thị trường, từ đó có những định hướng cụ thể hay khả năng sáng tạo của đơn vị mình . 3.3.4.2 Giải pháp cho khâu hoàn thiện sản phẩm . Chất lượng sản phẩm là một khái niệm tổng hợp bao hàm rất nhiều nội dung, tuy nhiên, trong phạm vi nội dung hoạt động marketing, công tác đầu tư hoàn thiện chất lượng sản phẩm bao gồm các giải pháp sau: L Mở rộng chủng loại sản phẩm < Tiếp tục duy trì sãn xuất các mặt hàng thị trường đã có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hưong vị đặc trưng như chè Thanh Hương, chè Hồng Đào, chè hộp Phúc Lộc Thọ, chè xanh đặc biệt Thái Nguyên, chè Thảo Mộc. < Nhanh chóng hoàn thiện và đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp để cạnh tranh với các sản phẩm khác. Doanh nghiệp phải mở rộng hợp tác với các Vịên nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu để bào chế ra các sản phẩm giầu Vitamin từ những đặc sản vùng chè, học tập kỹ nghệ ướp hương tự nhiên để tạo ra những sản phẩm vừa có hương vị độc đáo ,vừa có chất lượng và mẫu mã không thua gì chè ngoại. L Coi trọng công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm : Bên cạnh công tác đầu tư vào các giống chè và đầu tư vào công nghệ sản xuất chế biến như ở trên,các doanh nghiệp chè cần đi sâu vào đầu tư hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đảm bảo chè hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm. < Thực hiện không thu mua và chế biến chè búp tươi còn dư lượng thuốc trừ sâu, chè bị ôi ngột, dập nát. < Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát quy trình kĩ thuật chế biến chè trên dây truyền sản xuất.Tại các tổ sản xuất, các bộ phận sản xuất tiến hành kẻ bảng nêu quy trình sản xuất và các thông số kĩ thuật phải đảm bảo, yêu cầu công nhân thực hiện nghiêm túc. < Định hướng chè đen sản xuất năm 2004: mặt hàng chè OP và P dài hơn năm 2003, theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam. Tỷ lệ ba mặt hàng (OP, FBOP, P)không quá 60%, thành phần nhập kho hàng không quá 70%, không nhập kho chè bị lẫn loại.Trang bị đủ dụng cụ, thiết bị kiểm tra chất lượng cho bộ phận KCS. Không đấu trộn các mẻ chè sản xuất bị khuyết tật nặng với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn. L Cải tiến mẫu mã , bao bì sản phẩm. Khi thực hiện lựa chọn nguyên liệu để làm bao bì sản phẩm phải tuân theo nguyên tắc : lựa chọn những nguyên liệu có chức năng bảo vệ sản phẩm tốt, tránh mất hương hay ẩm mốc chè. Mặt khác, phải đảm bảo thẩm mĩ cao để thu hút thị giác người tiêu dùng 3.3.4.3. Giải pháp tăng cường đầu tư cho các công cụ xúc tiến hỗn hợp < Để xây dựng thương hiệu sản phẩm ,nhà nước cần có chính sách coi việc đầu tư cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu là một Dự án Đầu tư dài hạn. Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn dài hạn, có lãi xuất thấp và thu hồi vốn trong nhiều năm. < Hoàn thiện giới thiệu thông tin về ngành chè Việt Nan trên Internet thông qua trang Web của Hiệp Hội Chè Việt Nam ( Vitas.gov.vn ) và Tổng công ty Chè Việt Nam (vinatea.com.vn ) thường xuyên công bố và phổ biến rộng rãi các công trình nghiên cứu khoa học của các học giả trong nước và thế giới, về giá trị dinh dưỡng, công năng sinh lý và tác dụng của sản phẩm chè đối với sức khỏe con người . < Tăng cường tiếp thị qủang cáo để mở rộng thị trường chè xuất khẩu .Thông qua đại lý của người Việt Nam tại nước ngoài, qua việc tham gia các Hội chợ triển lãm về chè thế giới, để đưa sản phẩm của các doanh nghiệp chè Việt Nam giới thiệu cho người tiêu dùng ,tìm kiến bạn hàng và kí hợp đồng. < Đẩy mạnh các hoạt động Văn hoá Trà và mời các đại diện của nước ngoài tham dự. Ngày hội Văn hoá trà ở Việt Nam đã được dư luận chú ý tới; song các chương trình, hình thức và nội dung hoạt động chưa phong phú hấp dẫn, chưa thể hiện khía cạnh văn hoá nghệ thuật và chưa trở thành nhu cầu rộng rãi với nhiều người uống trà. Có lẽ giờ đây, chúng ta phải suy nghĩ đến việc hình thành và tạo ra một nét Văn hoá Trà có đặc thù Việt Nam, của người Việt, tương tự như một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản.. . 3.3.5. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực, giải pháp trước mắt là: < Đào tạo chuyên môn về kinh tế, khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ trẻ, lấy từ thực tiễn sản xuất và từ các trường học. < Tổ chức để cán bộ đi học ở các trường nghiệp vụ, kĩ thuật, ngoại ngữ, chính trị, hành chính quốc gia nhằm nâng cao nghiệp vụ và xây dựng một đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu sãn xuất, hoạt động kinh doanh trong thời kì mới. < Bồi dưỡng kiến thức, ngoại ngữ, tin học cho giám đốc các đơn vị và cán bộ nhân viên làm công tác Khoa học kỹ thuật và quản lý.. < Cử các cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để vừa nắm bắt để nghiên cứu thị trường, vừa học hỏi kinh nghiệm làm ăn, gây dựng mối quan hệ thương mại vững chắc. < Mở các tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến chè theo chương trình khuyến nông và khuyến công . < Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên, đòi hỏi ngành chè Việt Nam phải bỏ ra một chi phí không nhỏ, song kết quả mà nó đem lại là rất lớn, chính nó là nhân tố quyết định mọi thành công của hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. Đào tạo đội ngũ lao động có kiến thức, có tay nghề, đòi hỏi phải nâng cao kiến thức cho mọi lực lượng sản xuất trực tiếp; đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật đủ năng lực, tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nghiên cứu, chế biến sản phẩm, tổ chức thị trường, theo hướng sử dụng có hiệu quả nhân lực hiện có và theo yêu cầu quy hoạch phát triển sản xuất. < Tạo điều kiện thu hút đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngoài ngành tham gia sản xuất bằng những cơ chế thích hợp, thông qua các trung tâm nghiên cứu, các cán bộ giảng dậy ở các trường Đại học, các Vịên Nghiên cứu, đến các tổ chức khuyến nông, các tổ Bảo vệ thực vật .. . 3.3.6. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển Để đáp ứng nhu cầu về đầu tư trong thời gian tới, Chính phủ cho phép Hiệp hội Chè Việt Nam và TCty chè VN phải phối hợp, năng động với các cơ quan hữu quan của nhà nước, phát huy sức mạnh tự chủ, khai thác tận dụng và huy động triệt để nguồn vốn có thể có. Cụ thể là: < Tận dụng đất đai và các ưu thế của hệ sinh thái vùng đồi, nâng cao hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp, bằng cách chuyển hoá hệ thống canh tác và công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng, từ đó tăng lợi nhuận, và bổ sung nguồn vốn đầu tư từ lợi nhuận < Có cơ chế mua bán với mức giá cả khuyến khích, mạnh dạn áp dụng cơ chế đầu tư qua giá hướng tới nông dân, để họ yên tâm sản xuất, cải thiện cuộc sống, trên cơ sở đó tiếp tục tự giác đầu tư lại cho cây chè và vườn chè, thực hiện mở rộng diện tích .Việc giao đất cho người lao động là một hình thức huy động vốn trong dân một cách tự giác. Đây là một hình thức vốn có kết quả cao, cần được phát huy. < Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh - liên kết; thông qua đó, đưa giống kĩ thuật mới, thiết bị công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến vào sản xuất và giải quyết một phần vấn đề tài chính.. <Có thể vay vốn từ nguồn vốn nhà nước với lãi xuất ưu đãi. Huy động vốn tự có của các doanh nghiệp ( kể cả nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên ) <Vận động tài trợ, hỗ trợ phát triển khoa học của các tổ chức quốc tế. Huy động vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tiền tệ quốc tế như ADB, WB ,WTO , IMF…. <Huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi đầu mối, nghiên cứư khoa học và công nghệ, khuyến khích và chuyển giao kĩ thuật mới về chè, thực hiện di dãn dân từ các chương trình định canh, định cư; di dân giải phóng lòng hồ, hỗ trợ việc chế tạo sãn xuất công cụ thiết bị phục vụ sãn xuất chè… < Huy động vốn đã khó nhưng việc sử dụng vốn có hiệu quả còn khó hơn. Để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cần phải đầu tư có điều kiện.Chỉ đầu tư cho các công trình trọng điểm, có luận chứng kinh tế kĩ thuật, cũng như có tác dụng thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu. Trên đây chỉ là một số trong hệ thống các giải pháp đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. Tuy chưa thật đầy đủ nhưng là những giải pháp thật sự rất cần thiết, để ngành chè Việt Nam nhanh chóng thực hiện, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh, đưa ngành chè thành một ngành sản xuất mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc thực hiện các giải pháp này, đòi hỏi ngành chè Việt Nam phải thực hiện một cách đồng bộ , nhất quán nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Kết luận và kiến nghị A. Kết luận Thực hiện đường lối CNH-HĐH đất nước, mà Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra, nền Nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Chè nói riêng đều phải nỗ lực để đầu tư phát triển khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có, bằng nội lực là chính, ngoại lực là quan trọng, để giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền trung du, miền núi với đồng bằng. Công cuộc đầu tư phát triển phải đảm bảo an toàn lương thực và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái, trong đó đầu tư phát triển chè là một định hướng chiến lược quan trọng, có ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội to lớn cho vùng sâu, vùng xa, trung du, miền núi và cả nước ta. Chính sách mở cửa, đổi mới nền kinh tế, đã chuyển nền kinh tế Việt Nam từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đã tạo điều kiện cho ngành chè Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Trong gần 50 năm trưởng thành, kinh tế chè từ chỗ là nền kinh tế tự cung, tự cấp, chế biến thủ công, nền công nghiệp chế biến chè nghèo nàn, lạc hậu, chĩ có một nhà máy chè chế biến công nghiệp theo công nghệ OTD đầu tiên tại Thanh Ba, Vĩnh Phú ( 1957 ), đến nay ngành Chè Việt Nam đã có 615 doanh nghiệp chế biến với một số dây chuyền thiết bị hiện đại, tự động hoá; và hàng ngàn cơ sở chế biến thủ công rải rác trong cả nước. Sản phẩm chè VN đã có mặt trên khắp các châu lục trên thế giới và được người tiêu dùng ưa thích và sử dụng. Thành tích đứng thứ 5 thế giới về diện tích và thứ 8 thế giới về sản lượng là một cố gắng không mệt mỏi của tập thể lao đông làm chè, của cán bộ, công nhân viên ngành chè Việt Nam, là sự chuyển biến tích cực trên tất cảc các lĩnh vực : đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; đầu tư cho công nghiệp chế biến; đầu tư cho CSHT vùng chè; đầu tư cho hoạt động marketing; đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và chiến lược thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên đứng trước những cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, Ngành chè Việt Nam cũng đã bộc lộ những nhược điểm của một ngành kinh tế - kĩ thuật còn yếu về quản lý, về khoa học công nghệ, về phương pháp đầu tư trong bối cảnh kinh doanh hiện đại. Ngành chè Việt Nam cần đưa ra những giả pháp đầu tư hữư hiệu nhất, tập trung nội lực để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, nhằm tạo đà cho sự phát triển trong thời gian tới. Cùng với sự quan tâm của nhà nước, chính phủ và các cấp bộ ngành liên quan, Ngành chè sẽ thực hiện được công cuộc đầu tư phát triển của mình trong một tương lai không xa, kinh tế kỹ thuật chè Việt Nam sẽ hoà nhập nền kinh tế khu vực hoá và toàn cầu hoá. B. Một số kiến nghị Để đạt được mục tiêu trước mắt, đề nghị Chính phủ cho phép Bộ NN và PTNN, Bộ Thương Mại, Bộ Tài Chính và các cơ quan hữu trách xây dựng một số chính sách nhằm hỗ trợ đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam, cụ thể như sau: Về chính sách thuế : < Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng ở vùng đất đồi dốc, địa hình phức tạp, lại ở vùng sâu, vùng cao, nơi điều kiện cơ sở hạ tầng quá khó khăn. Do đó đề nghị cho được áp dụng mức thuế sử dụng đất như đầu tư lâm nghiệp. < Tiến hành đánh giá lại các vườn chè để định mức thuế cho thích hợp. Nên miễn thuế 5 năm cho các nương chè phục hồi và trồng mới. Cho phép các liên doanh với nước ngoài được hưởng các mức thuế ưu đãi như các doanh nghiệp trong nước, nhất là thuế sử dụng đất đai cho trồng chè nguyên liệu. Nên miễn thuế 5 năm cho các sản phẩm thu từ việc tận dụng đất đai và chế biến các sản phẩm mới. 2. Chính sách đầu tư tín dụng : Cây chè cần lượng vốn đầu tư lớn, hiện nayUBND các tỉnh chỉ trích một phần Ngân sách để bù phần chênh lệch lãi suất vay tại các Ngân hàng và trợ cấp cước vật tư. Nhưng đây chỉ là một phần vốn rất nhỏ so với nhu cầu, không tạo ra thế đầu tư vững mạnh cho ngành chè. Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình đưa lại cho chè không đều; nguồn vốn 120 và 327 được đầu tư cho chè là rất ít. Vì vậy, để giải quyết tốt vốn đầu tư cho chè cần có các giải pháp sau < Ngân hàng NN và PTNT tăng mức cho vay vốn để cải tạo, thâm canh vườn chè. Trước mắt, mức cho vay chỉ là 1,5 - 2 triệu đồng/ha cần tăng thêm mức cho vay và trong thời gian là 15 năm, trong đó 7 năm đầu ân hạn ( không phải trả lãi và trả nợ gốc), người làm chè có nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi phát sinh trong 8 năm, bắt đầu từ năm thứ 8, lãi suất 0,81%/tháng Cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng và cải tạo nhà máy chế biến trong vòng 10 năm, trong đó ân hạn trong 3 năm đầu ( không phải trả lãi và trả nợ gốc), các doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi phát sinh trong 7 năm , bắt đầu từ năm thứ 4 với lãi suất 0,81%/tháng. < Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn; củng cố mối liên hệ đã có với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Canada (CECI) ; có kế hoạch triển khai nguồn vốn ODA có hiệu quả từ dự án Đầu tư phát triển chè giai đoạn 2005 - 2010. < Có biện pháp khuyến khích các hộ nông dân sử dụng vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư phát triển trồng chè. < Đề nghị Bộ NN và PTNN tiếp tục trao đổi với Bộ TàI Chính cho các doanh nghiệp chè hưởng mức lãi suất ưu đãi tiền vay mua chè xuất khẩu và hỗ trợ chênh lệch lãi suất theo thông tư 150 /1999/TT/BTC ngày 21/12/1999 của Bộ Tài Chính để phục vụ công tác xuất khẩu chè. 3. Chính sách trồng mới vùng chè: < Để có được vùng chè tập trung và các cơ cấu giống hợp lý, hình thành vùng nguyên liệu để chế biến công nghiệp, đề nghị Bộ NN và PTNT cho thành lập hai doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ khai hoang, trồng mới, chăm sóc chè KTCB, các doanh nghiệp này đứng ra vay vốn theo dự án được phê duyệt để trồng chè tập trung , khi các vườn chè đi vào kinh doanh thì bán lại hoặc giao khoán lâu dài cho các hộ gia đình. 4. Chính sách thị trường và giá cả. < Những tháng chính vụ, do sản lượng chè nguyên liệu dồi dào,nên giá chè thấp và khó bán; cần có kế hoạch thu mua sản phẩm, tinh chế lại bán sản phẩm cuả các hộ gia đình, nhằm bình ổn giá chè. < Tổ chức đánh giá đúng chất lượng sản phẩm của các hộ cung cấp nguyên liệu, để định giá thu mua cho phù hợp, không làm người sản xuất bị thiệt thòi về giá cả. < Có mức giá cả về sản xuất chè sạch rõ ràng, bởi lẽ trên thực tế người tiêu dùng chưa phân biệt được thế nào là chè sạch; do đó, chè sạch lại phải bán với giá như chè thông thường, thấp hơn giá trị của nó, nên hiệu quả kinh tế thấp, không khuyến khích các hộ tích cực trồng chè sạch < Cung cấp những thông tin về giá chè tại các chợ trung tâm mua bán chè một cách thường xuyên, để hạn chế sự ép giá của các nhà buôn với người sản xuất chè. < Trợ giá cước vật tư cho trồng mới và cải tạo nương chè. Tăng cường hoạt động của Quỹ Bình ổn Giá cả cuả Chính Phủ để bảo trợ cho người sản xuất khi gặp rủi ro. Xây dựng đồng bộ hệ thống các giải pháp trên, hy vọng trong một tương lai không xa, ngành chè Việt Nam sẽ có một bước phát triển mới, ổn định và vững chắc. Danh mục tài liệu tham khảo. Giáo trình Giáo trình Kinh tế Đầu tư - Chủ biên : TS. Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương - NXB Thống kê, H. 2003. Giáo trình cây chè - PGS. TS. Đỗ Ngọc Quỹ - NXB Nông nghiệp, H. 2000. Cây chè Việt Nam : sản xuất - chế biến - tiêu thụ - PGS. TS.Đỗ Ngọc Quỹ -NXB Nông nghiệp, H. 1998. Kỷ yếu khoa học nghiên cứu nông nghiệp và phát triển nông thôn - Viện kinh tế nông nghiệp - NXB Nông nghiệp, H. 2003. Giáo trình marketing trong nông nghiệp -NXB Thống kê, H. 2002. Giáo trình kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn -NXB Thống kê, H. 2002. Đầu tư trong nông nghiệp.Thực trạng và triển vọng - PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc - NXB Thống kê, H. 2002. Đổi mới cơ chế quản lý trong ngành chè Việt Nam – TS. Nguyễn Kim Phong - NXB Nông nghiệp, H. 2000. Báo cáo, tổng kết Quyết định số 43/1999/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch sản xuất chè và định hướng phát triển chè đến năm 2005-2010. Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hợp đồng tiêu thụ nông sản phẩm. Công văn số 910/BNN/CBNLB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về kế hoạch sản xuất chè 1999-2000 và định hướng phát triển chè đến 2005-2010. Báo cáo định hướng phát triển chè Việt Nam đến năm 2000-2010. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tình hình thực hiện năm 1998 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 1999-Tổng công ty chè Việt Nam. Báo cáo dự kiến tình hình thực hiện kế hoạch năm 2003 và định hướng kế hoạch năm 2004-2005-Tổng công ty chè Việt Nam. Báo cáo của Tổng công ty chè Việt Nam về chương trình phát triển chè 1996-2000 và 2010. Báo cáo hiện trạng và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam 2001- 2005 . Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh và phát triển chè năm 2003. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2004- Tổng công ty chè Việt Nam. Báo cáo điển hình của các tổ chức và cá nhân làm chè - Hiệp hội chè Việt Nam. Dự án trồng mới chè cổ thụ (không đốn )tỉnh Lai Châu năm 2000 - Thực hiện theo Quyết Định 43/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2003 - Dự án trồng chè và phát triển cây ăn quả. VIE - 1781 (SF ). ảnh hưởng của tự do hoá thương mại đến một số nông sản của VIệt Nam : Lúa, gạo, cà phê, chè - Báo cáo chuyên đề. Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG). Hội thảo những giải pháp nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh chè Việt Nam. Báo, tạp chí: Tạp chí “ Người làm chè “ các số năm 2002, 2003 và các số 1,2,3 năm 2004. Tạp chí “ Thương mại “ số tháng 5/2001, số 30/2001, số 10/2001, số 14/2000, số 12/1999, số 18/2003, số 48/2003. Tạp chí “ Con số &sự kiện “ số tháng 6/2000, số 3/2002. Tạp chí “ Thị trường giá cả “ số tháng 3/2001. Tạp chí “ Kinh tế châu á Thái Bình Dương “ số 3/2001, số 5/2003. Tạp chí “ Tài chính “ số 6/2001. Tạp chí “ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm “ số 3/2000. Tạp chí “ Kinh tế phát triển “ số 42/2000. Tạp chí “ Ngoại thương “ số 11/2002. Tài liệu trên mạng Interrnet : http//www. vitas.org.vn. http//www. vinatea.com.vn. http//www. tintucvietnam.com.vn. http//www. vnexpress.vnn.vn. http//www. ttxvn.org.vn. http//www.vov.org.vn. Phụ Lục Phụ lục 1 : Đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 1999 - 2003. Đơn vị: 1000 đồng. Tên đề tài Kinh phí (năm 1999) Năm kết thúc I) Đề tài cấp công ty Nghiên cứu sản xuất chè hoà tan 9700 2001 Nghiên cứu sản xuất chè sâm - tam thất - linh chi 5225 2001 Nghiên cứu quá trình sản xuất chè đen chất lợng cao để làm chè túi lọc 5930 2001 Nghiên cứu quy trình sản xuất chè hương hoa quả 5640 2001 Nghiên cứu phương án sản xuất tối u cho một số giống chè mới 10000 2000 Nghiên cứu sản xuất chè bổ dưỡng tam thất 10000 2000 Nghiên cứu thiết kế phòng men cho dây chuyền 12 tấn/ ngày 10000 2000 Nghiên cứu dư lượng một số thuốc trừ sâu phổ biến sử dụng cho cây chè 20000 2000 Soạn thảo sửa đổi quy trình kỹ thuật trồng chè 10000 2000 Nghiên cứu sử dụng phân bón gốc sinh hoá Komix 100000 2001 Nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng tập đoàn giống chè nhập nội vùng chè chính 120000 2001 Soạn thảo sửa đổi quy trình kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc chè 50000 2001 Nghiên cứu khả năng thích ứng của các giống chè nhập khẩu 200000 2001 Nghiên cứu bổ sung tính chất cây, hom giống chè 50000 2001 Nghiên cứu thực nghiệm chế độ và hiệu quả tưới nước cho chè các vùng chính 100000 2001 Thực nghiệm kỹ thuật chăm sóc đốn hái chè bằng dụng cụ cơ giới 50000 2001 Nghiên cứu tương quan khí hậu thích ứng giống với sản xuất chè hiệu quả cao 100000 2001 Nghiên cứu sản xuất giống, kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc 40000 2001 Tổng kinh phí 896495 II) Đề tài cấp bộ 1. Đề tài nghiên cứu trọng điẻm 250000 Thu thập quỹ gen và chọn tạo giống mới 120000 2003 Nghiên cứu kĩ thuật thâm canh cây chè 130000 2003 2. Đề tài nghiên cứu thường xuyên 175000 2002 Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh cỏ dại 30000 2003 Nghiên cứu cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất đồi chè 20000 2002 Nghiên cứu sinh hoá nguyên liệu giống chè mới 20000 2002 Nghiên cứu CB các mặt hàng chè mới 20000 2003 Nghiên cứu khảo sát một số chỉ tiêu máy canh tác chè (tưới, đốn) 20000 2003 Nghiên cứu kỹ thuật trồng và chế biến chè Shan núi cao 20000 2000 Nghieên cứu thị trường xuất khẩu 1 số nông sản chủ yếu VN năm 2001 20000 2000 Tiêu chuẩn hom chè giống 12500 2000 Tiêu chuẩn quy trình sản xuất chè hoà tan. 12500 2000 TổNG KINH PHí 425000 Nguồn: Viện Nghiên cứu chè - TCTy chè VN Phụ lục 2 : Tổng mức chi cho sự nghiệp y tế của VINATEA năm 2003 Số TT Nội dung Đơn vị Kế hoạch Thực hiện % thực hiện so với kế hoạch I Bệnh viện Số biên chế Biên chế 40 40 100.00 Số cơ sở Đơn vị 1 1 100.00 Số giường bệnh Giường 75 80 106.67 Mức chi Triệu đồng 14 14 100.00 Tổng số chi Triệu đồng 1.05 1.12 106.67 II Điều dưỡng Số biên chế Biên chế 33 33 100.00 Số cơ sở Đơn vị 1 1 100.00 Số giường điều dưỡng Giờng 140 150 107.14 Mức chi Triệu đồng 4.7 4.7 100.00 Tổng số chi Triệu đồng 658 705 107.14 III Phòng khám đa khoa Số cơ sở Đơn vị 1 1 100.00 Số giờng Giờng 30 40 133.33 Mức chi triệu đồng 4 4 100.00 Tống số chi triệu đồng 120 160 133.33 IV Chi ngoài định mức Chi nâng cấp CSVC Triệu đồng 425 500 117.65 V Tổng số chi 2253 2465 109.41 Nguồn : Phòng kế hoạch - Tài chính. VINATEA. H.2004 Phụ lục 3 : Một số công cụ xúc tiến hỗn hợp mà ngành chè đã Đầu tư Quảng cáo Khuyến mãi Quan hệ công chúng Bán hàng cá nhân Marketing trực tiếp Báo chí và truyền thanh, truyền hình Thưởng, quà tặng Họp báo Hội nghị bán hàng Qua catalog thư(xuất khẩu) Bao bì bên ngoàI Mẫu chào hàng Hội thảo Chương trình khen thưởng Marketing qua điện thoại (xúc tiến) Sách mỏng và tờ gấp Hội chợ triển lãm thương mại đóng góp từ thiện Mẫu chào hàng Marketing qua Internet (đang xúc tiến) Ap phích tờ rơi Trưng bầy Trình diễn Bảo trợ Hội chợ triễn lãm thương mại Sách niên giám Phiếu mua hàng Ra tạp chí “Người làm Chè” Biểu tượng Lôgô Bán kèm phiếu giảm giá Tuyên truyền Phụ lục 4 Chè CTC Chè búp tươi Héo 6 – 10 giờ Giảm 55% độ ẩm Nghiền Lên men ( 2h ) Sấy 20 phút Độ ẩm 4% Phân loại Chè Orthodox (OTD) Chè búp tươi Héo 4 – 14 giờ Giảm 45% độ ẩm Vò 5 – 12 giờ Lên men ( 2h ) Sấy 20 phút Độ ẩm 4% Phân loại Sơ đồ các phương pháp chế biến chè đen Phụ lục 5 Sơ đồ các phương pháp chế biến chè xanh Chè TQ Búp tươi Sấy bằng Chảo 240 - 300 độ C 7 – 10 phút Vò 15 phút Sao 150 độ C Độ ẩm 5-6% Phân loại Chè Nhật Búp tươi Hấp 100 độ C 40-60 giây Sấy vò 50 phút 100 độ Tiếp tục trong 15’ Sao 40 phút 80-90 độ C Độ ẩm 6% Phân loại Chè Ô Long Búp tươi Phơi nắng 1/2 giờ Độ ẩm 70-80% Héo 6-8 giờ Độ ẩm 55-60% Lên men 1 h Phân loại Chè Pouchong Búp tươi Phơi nắng 1/2 giờ Độ ẩm 70- 80% Héo 6-8 giờ Độ ẩm 55- 60% Lên men 1 h Phân loại Phụ lục 6 Diện tích chè Kinh doanh. KTCB. Giao khoán. XN sản xuất Khoán cho đội. Khoán cho hộ công nhân Khoán theo NĐ 01 Khoán cho tổ Mục lục. Mở đầu. A Mục tiêu nghiên cứu. B Phương pháp nghiên cứu. C Phạm vi nghiên cứu. D Nội dung nghiên cứu. Chương I : Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. Khái niệm, vai trò của đầu tư phát triển. Khái niệm đầu tư phát triển. Vai trò đầu tư phát triển. Nội dung hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. Đầu tư phát triển chè nguyên liệu. Đầu tư cho công nghiệp chế biến. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đầu tư cho công tác marketing sản phẩm. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Đặc điểm đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam Hiệu quả và kết quả đầu tư Chương II : Thực trạng đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian qua. Tổng quan tình hình phát triển ngành chè Việt Nam Tình hình đầu tư phát triển chè nguyên liệu Đầu tư cho công tác trồng mới. Đầu tư cho chăm sóc - thu hái chè. Đầu tư thâm canh cải tạo chè xuống cấp. Đầu tư cho các dịch vụ khác. Đầu tư cho công tác giống chè. Đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học. Tình hình đầu tư cho công nghiệp chế biến chè. Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến chè. 2.3.2. Đầu tư cho công nghệ chế biến. 2.3.2.1. Đầu tư chế biến chè đen 2.3.2.2. Đầu tư chế biến chè xanh. Đầu tư cho hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng Đầu tư cho thuỷ lợi. Đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải. Đầu tư cho điện năng. Đầu tư cho các công trình phúc lợi. Tình hình đầu tư đầu tư cho công tác marketing sản phẩm. Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. Đầu tư cho công tác hoàn thiện sản phẩm. Đầu tư cho công cụ xúc tiến hỗn hợp. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành chè. Nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn nước ngoài. Hiệu quả và kết quả đầu tư phát triển ngành chè. Kết quả và hiệu quả tài chính. Hiệu quả kinh tế - xã hội Những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. Về hoạt động đầu tư phát triển chè nguyên liệu. Về đầu tư cho công nghiệp chế biến chè. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Về đầu tư cho hoạt động marketing sản phẩm Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực Về nguồn vốn đầu tư phát triển Kết luận chung. Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam. 3.1. Quan điểm đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam 3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành chè giai đoạn 2005 - 2010. 3.3. Một số giải pháp cụ thể. 3.3.1. Giải pháp đầu tư phát triển các vùng chè nguyên liệu 3.3.1.1. Quy hoạch đầu tư xây dựng các vùng chè trồng mới 3.3.1.2. Giải pháp đầu tư chăm sóc - thu hái - bảo quản chè 3.3.1.3. Tăng cường đầu tư thâm canh cải tạo chè xuống cấp 3.3.1.4. Giải pháp đầu tư cho các dịch vụ nông nghiệp khác 3.3.2. Giải pháp đầu tư cho công nghệ chế biến 3.3.2.1. Quy hoạch đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến chè 3.3.2.2. Giải pháp đầu tư vào công nghệ 3.3.2.3. Giải pháp đầu tư cho hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm 3.3.3. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 3.3.3.1. Giải pháp đầu tư cho thuỷ lợi 3.3.3.2. Giải pháp đầu tư cho hệ thống giao thông 3.3.3.3. Giải pháp đầu tư cho điện năng 3.3.3.4. Giải pháp đầu tư cho các công trình phúc lợi công cộng 3.3.4. Giải pháp đầu tư cho hoạt động marketing 3.3.4.1. Giải pháp cho khâu nghiên cứu thị trường 3.3.4.2. Giải pháp cho khâu hoàn thiện sản phẩm 3.3.4.3. Giải pháp tăng cường đầu tư cho các công cụ xúc tiến hỗn hợp 3.3.5. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 3.3.6. Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển Kết luận và kiến nghị. A Kết luận. B Kiến nghị. Danh mục tài liệu tham khảo . Phụ lục. Danh sách các biểu bảng, phụ lục. Danh sách các biểu bảng Bảng 2.1: Quá trình phát triển chè nguyên liệu của Việt Nam thời kỳ 1996 - 2003. Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè nguyên liệu qua hai năm 2000-2003 . Bảng 2.3: Diện tích và vốn đầu tư trồng mới chè từ 2000 - 2003. Bảng 2.4: Suất đầu tư trồng 1 ha chè giâm cành. Bảng 2.5: Suất đầu tư chăm sóc cho 1 ha chè giâm cành. Bảng 2.6: Tình hình thực hiện đầu tư cải tạo chè xuống cấp ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Sơn La , Vĩnh Phú. Bảng 2.7: Hiện trạng giống chè qua các giai đoạn. Bảng 2.8: Dự án đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến chè Bảng 2.9: Đầu tư cho hệ thống KCS ở một số công ty chè Việt Nam Bảng 2.10: Vốn đầu tư cho thuỷ lợi giai đoạn 2000 - 2003. Bảng 2.11: Chi phí đầu tư khảo sát thị trường của VINATEA giai đoạn 2000 - 2003 Bảng 2.12: Chi phí đầu tư cho quảng cáo của VINATEA giai đoạn 2000 - 2003 Bảng 2.13: Cơ cấu diện tích đất chè của các hình thức khoán năm 2000. Bảng 2.14: Đánh giá hiệu quả tài chính của các hình thức khoán ( 2000 ) tính trên 1 ha. Bảng 2.15: Tính toán hiệu quả tài chính trên 1 ha chè.theo số kế hoạch. Bảng 2.16: Thu nhập bình quân trên 1 ha của một số cây trống chủ yếu năm 2000. Bảng 2.17: Tính toán hiệu quả tài chính cho 1 ha chè( không tính chi phí nhân công ). Bảng 2.18 : Bảng phân tích độ nhạy. Bảng 2.19 : Hiệu quả tài chính từ khâu chế biến công nghiệp Bảng 3.1: Dự tính diện tích, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất 2010 chè năm 2005 và 2010 l Danh sách các phụ lục : Phụ lục 1 : Đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 1999 - 2003. Phụ lục 2: Tổng mức chi cho sự nghiệp y tế của VINATEA trong năm 2003. Phụ lục 3: Một số công cụ xúc tiến hỗn hợp mà ngành chè đã đầu tư. Phụ lục 4: Sơ đồ các phương pháp chế biến chè đen. Phụ lục 5: Sơ dồ các phương pháp chế biến chè xanh. Phụ lục 6: Sơ đồ các hình thức khoán. Danh sách các biểu bảng, phụ lục. Danh sách các biểu bảng Bảng2.1 : Kết quả quá trình đầu tư phát triển chè nguyên liệu của Việt Nam thời kỳ 1996 - 2003 Bảng2.2 : Diện tích, năng suất, sản lượng chè nguyên liệu qua hai năm 2000-2003 Bảng2.3 : Diện tích và vốn đầu tư trồng mới chè từ 2000 - 2003 Bảng2.4 : Suất đầu tư trồng 1 ha chè giâm cành Bảng2.5 : Suất đầu tư chăm sóc 1 ha chè giâm cành Bảng2.6 : Tình hình thực hiện đầu t cải tạo chè xuống cấp ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Sơn La, Vĩnh Phú. Bảng2.7 : Hiện trạng giống chè qua các giai đoạn Bảng2.8 : Dự án đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến chè Bảng2.9 : Đầu tư cho hệ thống KCS ở một số công ty chè Bảng2.10: Vốn đầu tư cho thuỷ lợi giai đoạn 2000 - 2003 ở một số công ty chè Bảng2.11: Chi phí đầu tư khảo sát thị trờng của VINATEA giai đoạn 2000 - 2003 Bảng2.12: Chi phí đầu tư cho quảng cáo của VINATEA giai đoạn 2000 - 2003 Bảng2.13: Cơ cấu diện tích đất chè của các hình thức khoán năm 2000 Bảng2.14: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hình thức khoán năm 2000 ( tính trên 1 ha) Bảng2.15: Tính toán hiệu quả tài chính trên 1 ha chè theo số liệu kế hoạch Bảng2.16: Thu nhập bình quân trên 1 ha chè so với một số cây trồng chủ yếu năm 2000 Bảng2.17: Tính toán hiệu quả tài chính trên 1 ha chè theo số liệu kế hoạch ( không tính chi phí nhân công) Bảng2.18: Bảng phân tích độ nhạy Bảng2.19: Kết quả đầu t từ khâu chế biến Bảng3.1 : Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong năm 2005-2010 Danh sách các phụ lục : Phụ lục 1: Đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 1999 - 2003 Phụ lục 2: Tổng mức chi cho sự nghiệp y tế của VINATEA trong năm 2003 Phụ lục 3: Một số công cụ xúc tiến hỗn hợp mà ngành chè đã đầu t Phụ lục 4: Sơ dồ chế biến chè đen Phụ lục 5: Sơ đồ chế biến chè xanh Phụ lục 6: Sơ đồ các hình thức khoán Các chữ viết tắt trong Luận văn ĐTPT : Đầu tư phát triển ĐT : Đầu tư CtyCP : Công ty cổ phần Tcty chè : Tổng công ty chè KH : Kế hoạch Bộ NN & PTNT : Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn VN : Việt Nam HHCVN : Hiệp hội chè Việt Nam NXB : Nhà xuất bản ĐTXD : Đầu tư xây dựng CNH -HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá OTD : Công nghệ orthodox CTC : Công nghệ Crushing - Tearing - Curling KCS : Kiểm tra chất lợng sản phẩm KHKT : Khoa học kỹ thuật TSCĐ : Tài sản cố định VT : Vật tư KT : Kỹ thuật KTCB : Kiến thiết cơ bản XDCB : Xây dựng cơ bản CNCB : Công nghiệp chế biến D.án : Dự án Cty Công ty VSCN Vệ sinh công nghiệp Cty LD Công ty liên doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2727847u t432 pht tri7875n ngnh Ch Vi7879t Nam Th7921c tramp.Doc
Tài liệu liên quan