MS: LVVH-PPDH003
SỐ TRANG: 119
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LL VÀ PPDH VĂN HỌC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2007
CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu
6. Mục đích, ý nghĩa và đóng góp của luận văn
7. Bố cục của luận văn
CHƯƠNG 1: DẠY ĐỌC- HIỂ TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG LÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
1.1. Dạy đọc- hiểu là một phương pháp dạy học theo hướng tích hợp
1.1.1. Đọc hiểu là một hình thức quan trọng của tiếp nhận văn học
1.1.2. Dạy học theo hướng đọc- hiểu là phương pháp dạy học tích cực và tích hợp.
1.1.2.1. Tích hợp về kiến thức
1.1.2.2. Tích hợp về phương pháp.
1.1.3. Dạy đọc –hiểu phù hợp với tâm lý học lứa tuổi của học sinh.
1.1.3.1. Dạy đọc- hiểu phù hợp với yêu cầu tự học, tự phát triển của học sinh trong thời kỳ đổi mới.
1.1.3.2. Dạy đọc- hiểu phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
1.2. Bản chất của việc dạy đọc- hiểu
1.2.1. Dạy đọc- hiểu trong nhà trường là trang bị cho học sinh cách thức tiếp cận tác phẩm văn chương
1.2.2. Dạy đọc- hiểu khác với phương pháp giảng văn truyền thống
1.3. Dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong trường phổ thông.
1.3.1. Các bước chuẩn bị cho dạy đọc-hiểu
1.3.1.1 Xác định thể loại và đi tìm đặc trưng thể loại
1.3.1.2. Xác định bố cục
1.3.1.3. Định hướng, xác định cảm hứng chung cho việc phân tích
1.3.2. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu
1.3.3. Những lưu ý khi dạy đọc- hiểu văn bản
1.3.3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi
1.3.3.2. Những tín hiệu ngôn ngữ cần được phân tích trong văn bản
CHƯƠNG 1: VẬN DỤNG DẠY ĐỌC- HIỂU VÀO CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 (2006 – 2007)
2.1. Giới thiệu về Truyện Kiều và các đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007)
2.1.1. Vai trò, vị trí đặc biệt của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc nói chung và chương trình giảng dạy phổ thông nói riêng.
2.1.2. Những điểm cần lưu ý về Truyện Kiều của Nguyễn Du
2.1.2.1. Giá trị nội dung
2.1.2.2. Giá trị nghệ thuật
2.1.2.3. Chất tự sự, trữ tình trong Truyện Kiều
2.1.3. Các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007).
2.1.3.1. Đoạn trích “Trao duyên” (Đọc văn tiết tiết 85)
2.1.3.2. Đoạn trích “Nỗi thương mình” (Đọc văn tiết 86)
2.1.3.3 .Đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Đọc văn tiết 88)
2.1.3.4. Đoạn trích “Thề nguyền” (Đọc thêm tiết 89)
2.2. Các hướng dạy truyện Kiều trong trường phổ thông từ trước đến nay.
2.2.1. Dạy theo hướng thuyết giảng.
2.2.2. Dạy tách rời nội dung và hình thức.
2.2.3. Không đặt đoạn trích trong các mối liên hệ
2.3. Dạy Truyện Kiều theo hướng đọc- hiểu
2.3.1. Công việc chuẩn bị
2.3.1.1. Chuẩn bị của giáo viên.
2.3.1.2. Chuẩn bị của học sinh
2.3.2. Hướng dẫn đọc- hiểu đoạn trích
2.3.3. Những điểm cần chú ý trong giảng dạy các đoạn trích
2.3.3.1 Dạy tích hợp trong kiến thức và phương pháp
2.3.3.2. Những điểm cần lưu ý cho dạy từng đoạn trích Truyện Kiều
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM
3.1. Mô tả thực nghiệm
3.1.1. Mục đích
3.1.2. Nhiệm vụ
3.2. Yêu cầu chọn đối tượng thực nghiệm
3.3. Kế hoạch thực nghiệm
3.4. Thiết kế bài học thực nghiệm
3.4.1. Đoạn trích: “TRAO DUYÊN”
3.4.2. Đoạn trích: “NỖI THƯƠNG MÌNH”
3.4.3. Đoạn trích: “CHÍ KHÍ ANH HÙNG”
3.4.4. Đọc thêm: “THỀ NGUYỀN”
3.5. Thuyết minh bài dạy.
3.6. Tổ chức thực nghiệm.
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm.
3.7.1. Biện pháp đánh giá và kết quả cần đạt
3.7.2. Kết quả thực nghiệm- nhận xét đánh giá.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3790 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10 năm học 2006 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chú ý khai thác các kiểu nhân vật này để chỉ ra phẩm chất anh hùng cũng
như thái độ trân trọng, ca ngợi, khẳng định của tác giả đối với người anh
hùng này.
Khi giảng dạy đoạn trích, giáo viên cần liên hệ với đoạn trích nói về
nhân vật Từ Hải mà học sinh đã được học ở THCS và giới thiệu một cách
khái quát về tầm quan trọng của nhân vật Từ Hải trong toàn tác phẩm
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Để tiện so sánh, giáo viên cần cung cấp thêm
cho học sinh một số thông tin về nhân vật Từ Hải trong lịch sử văn học
Trung Quốc và trong tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài
nhân. Từ Hải có thật trong lịch sử Trung Quốc, là một tên tướng cướp vùng
Giang Nam. Trong tác phẩm “Sự tích Vương Thuý Kiều” (Mao Khôn) và
truyện “Vương Thúy Kiều” (Dư Hoài) Từ Hải chưa có gì gọi là anh hùng.
Đến Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện là một đại vương có
tài năng đức độ nhưng tính cách vẫn còn có tính cách một tên tướng cướp
bình thường, Thanh Tâm Tài Nhân chưa gởi gắm những ước mơ khát vọng
vào nhân vật. Còn trong Truyện Kiều, dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Từ
Hải là một người anh hùng phi thường, những chi tiết trần trụi, tầm thường
đều bị lược bỏ, thay bằng cách tả ước lệ. Nguyễn Du đã nêu bật tầm vũ trụ
của anh hùng này với sự cảm phục không che giấu. Giáo viên có thể đọc
một vài đoạn trong truyện Kim Vân Kiều truyện cho học sinh nghe để so
sánh.
Trọng tâm bài học: lý tưởng anh hùng của Nguyễn Du gửi gắm qua
hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường. Tả
người anh hùng trong đoạn trích để từ đó có kiến thức về thi pháp tả anh
hùng nói chung trong văn học trung đại.
Về phương pháp, tương tự như giảng dạy đoạn trích Trao duyên,
giáo viên cũng cần vận dụng nhiều phương pháp và biện pháp để giảng
dạy. Tiến trình tổ chức bài học có thể dựa vào những câu hỏi trong phần
hướng dẫn học bài trong sách Ngữ văn. Giáo viên đặt các câu hỏi nhỏ hơn
nhằm dẫn dắt học sinh hiểu và có thể trả lời đúng các câu hỏi này. Giáo
viên không làm thay học sinh mà chỉ dẫn dắt và gợi mở, tạo không khí tìm
tòi, tranh luận trong giờ học để học sinh thấy hứng thú với bài học
ĐOẠN TRÍCH THỀ NGUYỀN
Đoạn trích kể về lễ thề nguyền, cao trào của tình yêu Kim- Kiều mà
Kiều đóng vai trò chủ động. Sự chủ động này đã gây nên nhiều tranh luận.
Giáo viên cần lưu ý khi học sinh tự học. Có hai lý do khiến Kiều trở nên
chủ động. Một, hiện thực là tình yêu mãnh liệt của đôi trai tài gái sắc. Thúy
Kiều và Kim Trọng đến nhau bằng tình yêu rất tự nhiên, nhất kiến chung
tình. Hai, Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho những người tài sắc nên
đã chủ động tìm đến tình yêu để chống lại định mệnh “Sống làm vợ khắp
người ta. Hại thay thác xuống làm ma không chồng” ta hiểu vì sao Kiều nói
với Kim Trọng như để thanh minh cho mình: “Bây giờ rõ mặt đôi ta. Biết
đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?”
Lễ thề nguyền diễn ra rất trang nghiêm, thiêng liêng. Giáo viên cần
hướng dẫn cho học sinh hiểu được cách ứng xử trong tình yêu của người
xưa.
Đoạn trích này có liên hệ với các đoạn trích khác trong Truyện Kiều
nên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh liên hệ với các đoạn trích để đọc
hiểu đoạn trích.
Về nghệ thuật: Đoạn trích dùng hai loại ngôn ngữ- ngôn ngữ của tác
giả và ngôn ngữ nhân vật nhưng ngôn ngữ tác giả là chủ yếu. Tác giả đã
đặc tả không khí khẩn trương gấp gáp, vội vã nhưng vẫn trang nghiêm,
thiêng liêng của buổi thề nguyền. Dường như cơn bão tố sắp tràn đến vùi
dâp tình yêu của họ nên mọi chuyện rất vội vàng.
Nguyễn Du là một trong những tác gia lớn nhất trong giai đoạn phát
triển rực rỡ nhất của văn học cổ điển nước ta. Nguyễn Du đã thể hiện chủ
nghĩa nhân đạo sâu sắc qua các tác phẩm và nhân vật của mình. Với Truyện
Kiều Nguyễn Du đã đưa thơ ca của dân tộc lên một đỉnh cao trước đó chưa
từng thấy. Những tác phẩm của Nguyễn Du nhất là Truyện Kiều đã góp
phần thể hiện tiếng nói chung của văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ
XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm của ông giữ một vai trò quan trọng
trong nền văn học Việt Nam và trong chương trình văn học phổ thông.
Khi dạy các đoạn trích Truyện Kiều theo hướng đọc hiểu, giáo viên
phải sử dụng tích hợp các kiến thức và các phương pháp dạy học tích cực
để hướng dẫn học sinh phân tích từ các yếu tố trong đoạn trích đến vận
dụng các yếu tố ngoài văn bản như tiểu sử Nguyễn Du, thời đại, Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân kết hợp với các phân môn khác nhất
là Tiếng Việt và Làm văn để phát hiện vấn đề. Dạy Truyện Kiều theo
hướng đọc hiểu sẽ phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của
học sinh. Học sinh sẽ tự tìm đến những giá trị của Truyện Kiều. Từ đó học
sinh sẽ cảm thấy yêu mến Truyện Kiều và ngôn ngữ dân tộc.
Chương 3
THỰC NGHIỆM
3.1. Mô tả thực nghiệm
3.1.1. Mục đích
Thực nghiệm chính là quá trình vận dụng phương pháp dạy đọc hiểu
vào dạy học một tác phẩm văn chương trong chương trình THPT để kiểm
nghiệm đánh giá tích chất thực thi của một tiết dạy theo hướng đọc hiểu.
3.1.2. Nhiệm vụ
Chọn đối tượng thực nghiệm bao gồm: địa bàn thực nghiệm, bài dạy
thực nghiệm, giáo viên thực nghiệm và học sinh thực nghiệm.
Tiến trình thực nghiệm.
Kiểm tra, đánh giá, kết quả thực nghiệm
3.2. Yêu cầu chọn đối tượng thực nghiệm
Chọn địa bàn thực nghiệm.
Hiện nay, phương pháp dạy học đọc hiểu đã được vận dụng một cách
chính thức vào trong nhà trường phổ thông. Đó là một điều thuận lợi cho
việc thực nghiệm. Tuy nhiên do bài dạy thực nghiệm được soạn và giảng
bằng giáo án điện tử phải sử dụng dụng cụ trực quan là máy projecter và
máy chiếu overhear nên việc chọn đối tượng học sinh bị thu hẹp. Chúng
tôi chỉ chọn trường có đầy đủ cơ sở vật chất trên và học sinh đã quen cách
học có sử dụng dụng cụ trực quan trên.
Chúng tôi sẽ chọn học sinh trường THPT Tân Hiệp vì đây là trường
huyện tập trung đủ loại thành phần học sinh và có đầy đủ đồ dùng dạy học
trên.
Bài dạy thực nghiệm:
Các đoạn trích Truyện kiều trong sách Ngữ văn 10 (2006-2007).
-Đọc văn : đoạn trích “Trao duyên” tiết 85.
-Đọc văn : đoạn trích “Nỗi thương mình” tiết 86.
-Đọc văn : đoạn trích “Chí khí anh hùng” tiết 88.
-Đọc thêm: đoạn trích “Thề nguyền” tiết 89.
Chọn giáo viên thực nghiệm.
Bài dạy thực nghiệm được soạn và giảng bằng giáo án điện tử có sử
dụng dụng cụ trực quan là máy projecter và máy chiếu overhear nên sẽ do
chính chúng tôi giảng dạy. Các giáo viên trong tổ sẽ dự giờ và đánh giá rút
kinh nghiệm.
Chọn học sinh thực nghiệm:
Chúng tôi sẽ chọn học sinh lớp 10C, 10A2, 10A4, 10A5, 10A6,
10A8, 10A10. Học sinh 10C là lớp học sinh giỏi văn của trường. Lớp 10A2
là lớp được đánh giá là lớp giỏi. 10A 4 là lớp thuộc diện học khá. 10A 5
học trung bình và 10A10 là lớp học yếu của trường. Hai lớp còn lại là hai
lớp khá sẽ cho giáo viên dạy đối chứng.
3.3. Kế hoạch thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm vào khoảng tháng 03 năm 2007 theo phân
phối chương trình.
Công việc thực nghiệm sẽ được tiến hành theo phân phối chương
trình. Sau mỗi tiết dạy cho học sinh kiểm tra, thu bài, sau đó chấm bài và
tổng kết. Bài dạy thực nghiệm đối chứng sẽ do các giáo viên khác trong tổ
dạy và cho làm kiểm tra theo câu hỏi cho sẵn. Sau đó gởi bài cho chúng tôi
xử lý. Các giáo viên khác trong tổ sẽ dự giờ đánh giá và rút kinh nghiệm.
3.4. Thiết kế bài học thực nghiệm
Các bài dạy sẽ được soạn giảng trên Powerpoin, sử dụng các hình
ảnh trong Truyện Kiều làm nền trang trí.
3.4.1. Đoạn trích: “TRAO DUYÊN”
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
-Tìm hiểu đoạn trích, cảm nhận được diễn biến tâm trạng đầy phức
tạp của Thuý Kiều trong đêm trao duyên; qua đó thấy được một nét phẩm
chất cao quí nổi bật của Thuý Kiều: đức hi sinh và lòng vị tha, đồng thời
thấy được thái độ đồng cảm sâu sắc của tác giả trước hoàn cảnh đau khổ và
bế tắc của con người.
-Nhận biết được nghệ thuật phân tích tâm lý đặc sắc, ngôn ngữ thơ
điêu luyện của Nguyễn Du.
-Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình thể lục bát, kĩ năng phân
tích tâm lý nhân vật trong thơ trữ tình.
B/ Phương tiện thực hiện
-Sách Ngữ văn 10, tập II .
-Các bài bình, bài viết về đoạn trích Trao duyên của các tác giả trong
sách học tốt Ngữ văn 10.
-Máy Projecter, máy chiếu Overhear.
C/ Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo phương pháp đọc diễn cảm, phương
pháp thảo luận nhóm kết hợp phương pháp gợi tìm, bình giảng và biện
pháp đặt câu hỏi.
D/ Tiến trình bài học
Giới thiệu bài: Thuý Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn. Tuy nhiên
bên cạnh tài sắc tuyệt vời ấy, nàng Kiều của Nguyễn Du còn là một cô gái
sống trọn tình vẹn nghĩa. Đoạn trích Trao duyên mà chúng ta sắp học sau
đây sẽ thể hiện một nét trong phẩm chất cao đẹp ấy.
Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh thấy hình ảnh của hai chị em
Thuý Kiều.
Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn và tìm hiểu khái quát đoạn trích.
Giáo viên cho hiển thị câu hỏi thảo luận, học sinh chia làm ba nhóm thảo
luận.
Học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến. Giáo viên tóm lại và định
hướng cho học sinh nội dung sau:
I/ Vị trí,vai trò đoạn trích
Giáo viên cần so sánh thêm vị trí của đêm trao duyên trong tác phẩm
Kim Vân Kiều truyện, giúp cho học sinh thấy sự sáng tạo của Nguyễn Du
và tình cảm của ông dành cho nhân vật của mình.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các điển tích, điển cố, các phạm trù
văn hoá trong đoạn trích.
-Yêu cầu học sinh xem lại các chú thích trong sách giáo khoa về các
điển tích, điển cố, từ khó…
-Giải thích các phạm trù văn hoá: hiếu, tình, duyên, nghĩa, thề.
+Hiếu và tình: quan niệm người xưa bao giờ cũng xem trọng chữ
hiếu. Giữa hiếu và tình thì phải đặt hiếu lên trên. Thuý Kiều của Nguyễn
Du cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ đó. Nàng đã hi sinh chữ tình để
chọn chữ hiếu.
+Tình, nghĩa và việc trao duyên: theo quan niệm của người xưa, tình
và nghĩa thường đi đôi với nhau. Con người phải sống trọn tình vẹn nghĩa
nên việc Kiều trao duyên lại cho em để giữ vẹn tình nghĩa là một điều hợp
lý và cả ba người đều chấp nhận và xem là bình thường.
+Thề: ngày xưa nam nữ yêu nhau thường thề ước với nhau và trao
vật làm tin. Thuý Kiều và Kim Trọng đã tự nguyện thề ước với nhau và
phải giữ vẹn lời thề ước đó. Có thể yêu cầu học sinh xem bài Thề nguyền
trong tiết tới.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản qua các tín hiệu thẩm mỹ.
Giáo viên chuyển tiếp: Đoạn trích là lời dặn dò của Kiều với Vân và
kèm theo là một tâm trạng đau đớn não nùng nên giọng đọc phải chậm,
thiết tha. Hơn nữa càng về sau Kiều gần như độc thoại nội tâm nên giọng
đọc càng phải khẩn thiết não nùng hơn.
Học sinh tiến hành đọc văn bản. Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt
lại diễn biến của câu chuyện trao duyên. Định hướng diễn tiến của câu
chuyện.
II/ Đọc- hiểu văn bản:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc- hiểu 12 câu đầu.
Câu hỏi gợi tìm: Dùng từ ngữ như thế nào, lý lẽ ra sao?nếu thay từ
“cậy”, “chịu” trong câu bằng từ “nhờ” và “nhận” thì liệu nội dung và
tính chất cuộc đối thoại có thay đổi không? Nếu em đứng vào vị trí Thuý
Vân, em có thể từ chối được không?
Học sinh tiến hành thảo luận và đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
Những nhóm khác có thể bổ sung hoặc nêu ý kiến khác của nhóm. GV đặt
thêm câu hỏi gợi tìm. Học sinh cần phân tích sự khéo léo đó cụ thể qua
cách dùng từ ngữ, hành động, thái độ… của Kiều.
GV hướng dẫn học sinh đi đến kết luận.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc-hiểu 14 câu kế
Giáo viên gợi tìm: của chung là của ai? Khi thuyết phục em, Kiều
quá khéo léo nhưng tại sao đến đây lại xuất hiện mâu thuẫn?
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những kỉ vật: phím
đàn, mảnh hương, chiếc thoa… Đó là những kỉ vật mà Kim-Kiều dùng
trong đêm thề nguyền nên Kiều nhớ mãi. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc
thêm đoạn trích Thề nguyền.
HS tiến hành thảo luận và đại diện nhóm trả lời. GV có thể tiếp tục đặt
câu hỏi gợi mở cho học sinh định hướng đúng vấn đề.
GV định hướng cho học sinh theo nội dung sau
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc- hiểu 8 câu còn lại
Câu hỏi gợi tìm: Nói với ai?Trong lời nói của Kiều có gì làm cho ta
chú ý? Tại sao ngôn ngữ của Kiều như vậy?
HS tiến hành thảo luận và đại diện nhóm trả lời. Giáo viên định hướng cho
học sinh theo nội dung sau:
GV (bình thêm): Khi trao duyên cho em, Kiều đã khéo léo đưa Vân
vào thế không thể từ chối được nhưng đến khi trao kỉ vật, Kiều sống lại với
kỉ niệm và đối diện với cảm giác mất mát của tình yêu khiến cho bi kịch
của Kiều được đẩy đến đỉnh điểm, Kiều như quên hẳn sự có mặt của Thúy
Vân mà hướng về tình yêu và Kim Trọng để thể hiện sự đau đớn đến tột
cùng và ngất đi sau đó
“Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lạnh ngắt đôi tay giá đồng”
Bước 4: Hướng dẫn học sinh khái quát lại giá trị đoạn trích.
Học sinh tiến hành thảo luận sau đó đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
Đây là câu hỏi có thể xảy ra tranh luận. GV cần khéo léo trong việc hướng
học sinh đi đến cách hiểu đúng nhất theo định hướng sau:
Bước 5: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
Giáo sư Lê Trí Viễn có nhận xét về đoạn trích trao duyên: “toàn bộ Truyện
Kiều là một bi kịch. Đây là một bi kịch nhỏ trong bi kịch lớn ấy”, em có suy
nghĩ gì về nhận xét đó?
Học sinh dựa vào những kiến thức vừa học để chứng minh lý giải
nhận xét, giáo viên định hướng cho học sinh tổng kết.
E/ Dặn do:
1/ Học thuộc lòng đoạn trích.
2/ Soạn bài “Nỗi thương mình” theo những câu hỏi trong sách giáo
khoa.
3.4.2. Đoạn trích: “NỖI THƯƠNG MÌNH”
(Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du)
A/Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
-Hiểu được Kiều, một thiếu nữ tài sắc, một tâm hồn trong trắng đã bị
xã hội phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã, buộc phải chấp nhận
thân phận làm kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Qua đó thấy được chủ nghĩa nhân
văn sâu sắc của tác giả là sự thông cảm trân trọng với nhân vật.
-Hiểu được rằng Kiều có ý thức rất cao về phẩm giá bản thân. Nỗi
niềm thương thân tủi phận sâu sắc của nhân vật phản ánh sự chuyển biến
trong ý thức về cá nhân của con người trong văn học trung đại.
-Nắm được nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du trong việc tả tình
cảnh cũng như nội tâm nhân vật.
B/ Phương tiện thực hiện
-Sách Ngữ văn 10, tập II.
-Các bài bình, bài viết về đoạn trích “Nỗi thương nình” của các tác
giả trong sách Học tốt Ngữ văn 10.
-Máy Projecter, máy chiếu Overhear.
C/ Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo phương pháp đọc diễn cảm, phương
pháp thảo luận nhóm kết hợp phương pháp gợi tìm, phương pháp bình
giảng và biện pháp đặt câu hỏi.
D/ Tiến trình bài học
Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, có những người sống không theo ý
muốn của mình. Họ bị ép buộc phải sống một cuộc sống tủi nhục mà phải
cắn răng chịu đựng. Nhưng có những lúc họ sống thật với chính mình.
Chính những lúc đó họ mới ý thức được giá trị bản thân. Nàng Kiều của
Nguyễn Du và đoạn trích sắp học sẽ thể hiện điều đó.
Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn và tìm hiểu khái quát đoạn trích.
I/ Vai trò và vị trí đoạn trích
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó, các điển tích, các điển cố
trong đoạn trích.
-Yêu cầu học sinh xem lại các chú thích trong sách giáo khoa về các
điển tích, điển cố, từ khó: Tống Ngọc, Trường Khanh, Mưa sở…
-Những điển tích này liên quan đến đến chuyện thanh lâu, Nguyễn
Du sử dụng những bút pháp ước lệ này để tả thực cảnh ở lầu xanh và gây ra
những tranh luận trong giới phê bình, bình luận văn học.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh phân tích các tín hiệu thẩm mỹ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích: Đây là đoạn thơ trữ
tình hay nhất trong truyện Kiều, đặc tả nội tâm của Kiều trong lầu xanh nên
giọng đọc chậm, thiết tha, buồn bã.
Học sinh tiến hành đọc diễn cảm đoạn trích.
II/ Đọc hiểu văn bản
Học sinh có thể có những cách phân chia khác nhau, Giáo viên nhận xét và
tóm lại ba đoạn sau:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc- hiểu cuộc sống thực của Kiều trong lầu
xanh qua bốn câu đầu.
HS tiến hành chia nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến. GV hướng
dẫn gợi tìm thêm. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu và lấy ví dụ cụ thể
những biện pháp nghệ thuật, HS có thể nêu không đầy đủ, các học sinh
khác bổ sung. Cuối cùng giáo viên tổng kết lại.
GV hỏi: Từ thái độ đó, em nhận xét thêm về giá trị tác phẩm?
HS: Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
GV bình thêm: Về nội dung, Nguyễn Du đã người kĩ nữ làm nhân
vật chính trong tác phẩm của mình. Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du đã sử
dụng bút pháp ước lệ để tả thực cảnh sống của người kĩ nữ ở lầu xanh. Đây
chính là một phương diện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du.
Nhưng chính điều đó đã gây ra nhiều tranh luận trong giới bình văn: Thuý
Kiều “dâm” hay không “dâm”. Nguyễn Công Trứ trong bài Vịnh Thuý
Kiều từng nhận xét:
“Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”
Còn Chế Lan Viên thì trái ngược hoàn toàn
“ Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Cuộc đời sao lắm truân chuyên”.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc- hiểu 6 câu tiếp
HS tiến hành chia nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến. GV hướng
dẫn gợi tìm thêm. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu và lấy ví dụ cụ thể
những biện pháp nghệ thuật, HS có thể nêu không đầy đủ, các học sinh
khác bổ sung. Cuối cùng giáo viên tổng kết lại
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu 8 câu cuối.
Học sinh chia nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến, những nhóm khác nhận
xét và bổ sung ý kiến.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh khái quát lại giá trị đoạn trích.
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời. Để học sinh rút ra nhận xét đầy đủ về
nhân cách của Kiều, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên hệ với những
đoạn trích đã học, đọc thêm ở THCS cũng như những tác phẩm khác và đặt
những câu hỏi gợi dẫn thêm.
Bước 5: Hướng dẫn tổng kết.
III/Tổng kết:
1/ Em hãy đánh giá lại giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích?
2/ Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng đã nói với Kiều: “Như nàng lấy
hiếu làm trinh. Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh chị đoạn
trích này có thể góp phần lý giải câu nói đó như thế nào?
HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
3/Truyện Kiều từ khi ra đời đến nay đã có nhiếu ý kiến đánh giá
khác nhau, với những kiến thức đã học và vừa học em đánh giá như thế
nào về nàng Kiều của Nguyễn Du?
HS có các cách đánh giá khác nhau. Giáo viên cho học sinh tự do
phát biểu.
E/ Dặn dò:
1/ Học thuộc lòng đoạn trích.
2/ Soạn bài “Chí khí anh hùng” theo những câu hỏi trong sách giáo
khoa.
3.4.3. Đoạn trích: “CHÍ KHÍ ANH HÙNG”
(Trích truyện kiều-Nguyễn Du )
A/Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
-Hiểu được lý tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải.
-Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích.
B/ Phương tiện thực hiện
-Sách Ngữ văn 10, tập II.
-Các bài bình, bài viết về đoạn trích “Chí khí anh hùng” của các tác
giả trong sách Học tốt Ngữ văn 10.
-Máy Projecter, máy chiếu Overhea.
C/ Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo phương pháp đọc diễn cảm, phương
pháp thảo luận nhóm kết hợp phương pháp gợi tìm, bình giảng và biện
pháp đặt câu hỏi.
D/ Tiến trình bài học
Giới thiệu bài : Bên cạnh nhân vật Thuý Kiều tài sắc tuyệt vời,
chúng ta cũng không thể nào bỏ qua nhân vật Từ Hải. Đây chính là nhân
vật thể hiện những ước mơ khát vọng của Nguyễn Du. Đoạn trích sau sẽ
cho chúng ta thấy rõ điều đó.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh thấy một số hình ảnh của Kiều và
Từ Hải.
Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn và tìm hiểu về vị trí, vai trò và giá
trị đoạn trích.
I/Vị trí, vai trò đoạn trích:
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các điển tích, điển cố, từ khó
trong chú thích: lòng bốn phương, thẳng rong.
-Lòng bốn phương: theo Sách giáo khoa: chí nguyện lập công danh sự
nghiệp. Trong Vương Thuý Kiều chú giải tân truyện, Lê Xuân Lít chú giải
như sau: lấy tích từ công tử Trùng Nhĩ muốn đứng dậy từ bỏ Tề để đi nơi
khác tính đường công- nghiệp mong lại trở về Tấn làm vua. Trong trường
hợp này lòng bốn phương tả cái tâm sự Từ Hải lúc sắp muốn đứng dậy đi.
Thực hay.
-Thẳng rong: theo Sách giáo khoa: đi liền một mạch. Tản Đà bàn: hai
chữ ngẫm ra chưa tinh tế vì dưới còn có lời Kiều muốn theo. Cho nên như
chữ đó có thể là vội lời. Theo Lê Xuân Lít hai từ này không nhằm tả cảnh
thật mà còn ở dạng thức tâm trạng khi Từ Hải vừa nghĩ đến việc ra đi đã có
tâm trạng mênh mang trời bể và một thanh gươm, một yên ngựa…
Bước 3: Hướng dẫn học sinh phân tích từ các tín hiệu thẩm mỹ
GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích: những câu đầu là ngôn ngữ
tác giả và ngôn ngữ đối thoại của Kiều nên giọng đọc nhẹ nhàng chậm rãi.
Đến lời của Từ Hải diễn tả cái khí phách anh hùng của mình nên giọng đọc
phải hùng hồn mạnh mẽ.
Học sinh tiến hành đọc đoạn trích theo hướng dẫn của giáo viên
II/Đọc- hiểu văn bản:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu về nhân vật Từ Hải.
Học sinh tiến hành thảo luận và đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Những
nhóm khác có thể nhận xét đánh giá hoặc bổ sung. Giáo viên cần liên hệ
với kiến thức mà học sinh đã học ở THCS để cho học sinh khắc sâu hơn và
so sánh với Từ Hải trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu chí khí anh hùng của Từ Hải.
Học sinh tiến hành thảo luận và đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Những
nhóm khác có thể nhận xét đánh giá hoặc bổ sung thêm. Giáo viên cần liên
hệ với kiến thức mà học sinh đã học ở THCS để cho học sinh dễ dàng phát
hiện và khắc sâu kiến thức hơn.
Câu hỏi gợi ý thêm: trong cách nói của mình Từ Hải dùng những từ
ngữ nào để chỉ sự thành công của mình? Nhận xét về những từ ngữ
đó?Thái độ ra sao?
GV bình thêm: dù đang sống hạnh phúc bên cạnh nàng Kiều tài sắc,
nhưng với lý tưởng “Giang hồ quen thú vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”
thì Từ Hải quyết lòng dứt áo ra đi. Trong lời nói của Từ, chúng ta thấy hiện
lên hình ảnh không gian rộng lớn mênh mông của mười vạn tinh binh, âm
thanh giòn giã của tiếng chiêng dậy đất, hình ảnh cờ xí rợp đường. Tất cả
mang một tầm vóc lớn lao. Nó phù hợp với hình ảnh người anh hùng mang
chí hướng bốn phương ở trên. Khi ra đi chàng hẹn chắc nịch với Kiều rằng:
“Chầy chăng thì một năm sau vội gì”. Dường như trong mắt của Từ, thì
thành công là chắc chắn.
Bước 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết giá trị đoạn trích:
HS tiến hành thảo luận, đại diện nhóm phát biểu ý kiến và những nhóm
khác có thể nhận xét đánh giá hoặc bổ sung. Giáo viên yêu cầu học sinh lấy
thêm những dẫn chứng khác. HS có thể chọn những ví dụ tiêu biểu khác.
Bước 5: Hướng dẫn học sinh tổng kết
III/ Tổng kết
“Khi xây dựng nhân vật Từ Hải Nguyễn Du đã gởi vào đó những
ước mơ, khát vọng của mình.”?Các em nhận xét như thế nào về nhận định
này?
Học sinh suy nghĩ và phát biểu ý kiến. Giáo viên hướng dẫn học sinh
đi vào tổng kết chung.
E/ Dặn dò:
1/ Học thuộc lòng đoạn trích.
2/ Chia lớp ra làm ba nhóm về chuẩn bị những câu hỏi trong đoạn
trích “Thề nguyền”. Tiết sau thuyết trình.
3.4.4. Đọc thêm: “THỀ NGUYỀN”
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
A/Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
-Hiểu được tình yêu Kim- Kiều rất cao đẹp và thiêng liêng.
-Nắm được nghệ thuật tả, kể đặc sắc của tác giả.
B/ Phương tiện thực hiện
-Sách Ngữ văn 10, tập II.
-Các bài bình, bài viết về đoạn trích Thề nguyền của các tác giả trong
sách học tốt Ngữ văn 10.
C/ Cách thức tiến hành
Vì đây là bài dạy theo hướng đọc thêm nên giáo viên tổ chức cho học
sinh hoàn toàn làm việc với nhau. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo phương
pháp thuyết trình. Giáo viên chia lớp ra làm ba nhóm, mỗi nhóm về nhà
chuẩn bị những câu hỏi trong sách giáo khoa. Lên lớp, Giáo viên yêu cầu
ình bài làm của nhóm và cả lớp thảo luận. Cuối tiết
giáo v
Thuý
Kiều n
h giáo khoa. Những nhóm khác lắng nghe và thảo luận.
ễn Du nhấn mạnh sự chủ động của Kiều, một
sống trong mơ. Không gian như cần thêm ánh sáng, cần thêm hương thơm
đại diện nhóm thuyết tr
iên tổng kết.
D/ Tiến trình bài học
Lời dẫn giáo viên: trong đoạn trích Trao duyên, chúng ta nghe
hắc đến những kỉ niệm, kỉ vật trong đêm thề nguyền. Vậy đêm thề
nguyền diễn ra như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ rõ qua đoạn trích.
Giáo Viên yêu cầu mỗi nhóm thuyết trình bài chuẩn bị theo một câu
hỏi trong sác
Cuối buổi giáo viên tổng kết, định hướng cho học sinh trả lời theo
hướng sau:
Câu 1. Nhận xét về hàm nghĩa các từ “Vội”, “xăm xăm”, “băng”: diễn tả
thái độ khẩn trương gấp rút vội vàng của Kiều đối với tình yêu của mình.
Kiều như ganh đua với thời gian và định mệnh đang ám ảnh tình yêu nên
nàng vội vã đến với chàng Kim. Đây là một cách nhìn mới mẻ trong tình
yêu của Nguyễn Du. Quan niệm nho giáo cho rằng trong quan hệ nam nữ,
bao giờ người con trai cũng là người chủ động. Nhưng ở đây, qua cách
dùng những từ ngữ này, Nguy
người con gái nhưng dám vì tình yêu mà vượt cả lễ giáo gia phong. Nhà
thơ có cái nhìn vượt thời đại.
Câu 2. Nghệ thuật miêu tả không gian của buổi thề nguyền: không gian
thần tiên, hư ảo được tả bằng các hình ảnh ánh trăng nhặt thưa, ngọn đèn
hiu hắt, tiếng bước chân nhẹ nhàng tạo ấn tượng cho Kim Trọng như đang
và sự ấp áp. Đó là không gian đẹp, nhưng có cảm giác hư ảo, không có
thực con người rất cô đơn giữa trời đất bao la. Có thể thấy nó như một điềm
đối với Kiều và Kiều sẽ
đêm thề nguyền này.
âu hỏi thảo luận, thảo
ận n
i tìm của giáo viên sẽ giúp học sinh tìm hiểu đúng
ướng
không tốt lành trong tình yêu của hai người.
Câu 3. Liên hệ với đoạn trích Trao duyên để chỉ ra được tính chất nhất
quán trong quan niệm tình yêu của Kiều: đoạn trích cho thấy tình yêu của
hai người rất thiêng liêng, cao đẹp. Lời thề của họ được vầng trăng chứng
giám. Đoạn trao duyên là sự tiếp tục một cách logíc quan niệm và cách
nhìn tình yêu của Thuý Kiều, ngược lại đoạn trích này góp phần hiểu đúng
đoạn trích Trao duyên, vì đây là một kỉ niệm đẹp
nhớ mãi những chi tiết trong
3.5. Thuyết minh bài dạy.
Phương pháp dạy học theo hướng đọc hiểu chủ yếu là phát huy tính
tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh nên thiết kế bài học chủ yếu là
đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận và phát biểu ý kiến. Bài dạy kết hợp
nhiều phương pháp và biện pháp dạy học: đọc văn, c
lu hóm, phát biểy ý kiến, gợi tìm và bình giảng.
Trong bài dạy các đoạn trích truyện Kiều trên, giáo viên hướng dẫn
học sinh đọc đúng tâm trạng của nhân vật sẽ giúp học sinh phần nào nắm
được tâm trạng chung của nhân vật. Trên cơ sở đó giáo viên đặt câu hỏi
thảo luận hướng học sinh đi vào tìm hiểu những vấn đề cụ thể của tác
phẩm. Thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến sẽ giúp cho học sinh phát huy
một cách tối đa tích tích cực chủ động và sáng tạo của mình. Bên cạnh đó
dưới sự hướng dẫn gợ
h vấn đề đặt ra.
Trong bài dạy, giáo viên ít diễn giảng mà chủ yếu đặt câu hỏi cho
học sinh thảo luận vấn đề rồi tiếp tục gợi ý thêm cho học sinh khám phá nội
dung bài học. Sau mỗi nội dung, giáo viên bình thêm để giúp học sinh cảm
nhận sâu bài học.
Bài dạy sử dụng một hệ thống câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm.
Câu hỏi thảo luận mà giáo viên đặt ra trong bài thực nghiệm bao gồm
những câu hỏi tái hiện, câu hỏi phát hiện, câu hỏi tổng hợp , câu hỏi khái
quát, câu hỏi nêu vấn đề. Tất cả các câu hỏi được đặt trong mối quan hệ
tương hỗ và kết thành một hệ thống. Những câu hỏi mà giáo viên đặt ra có
sử dụng những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài nên học sinh giải
quyết khá nhanh và tốt. Những câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh tổng
hợp đi từ nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích đến giá trị nội dung đoạn
trích và toàn tác phẩm. Đồng thời nó cũng hướng dẫn học sinh vận dụng
những kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm bản thân để giải quyết vấn
ề. Những câu hỏi mà giáo viên nêu ra kích thích học sinh tham gia giải
uyết vấn đề.
hực nghiệm. Cách
dạy trên năm lớp 10 với tổng số là 225
ọc sinh kiểm tra theo câu hỏi cho sẵn và gởi bài cho chúng
đ
q
3.6. Tổ chức thực nghiệm.
Sau khi lập kế hoạch thực nghiệm, chúng tôi họp tổ để thống nhất kế
hoạch thực nghiệm và phân công giáo viên dạy thực nghiệm đối chứng.
Thống nhất mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp t
thức kiểm tra đánh giá kết qủa thực nghiệm. Gửi bài soạn thực nghiệm và
thực nghiệm đối chứng cho giáo viên nghiên cứu trước.
Mỗi bài thực nghiệm được
học sinh. Thực nghiệm đối chứng được giảng dạy trên 2 lớp vơi tổng số
học sinh tham gia là 91 học sinh.
Sau mỗi tiết dạy thực nghiệm cũng như thực nghiệm đối chứng, giáo
viên đều cho h
tôi xử nh giá rút
à có tính chất tư duy khiến cho học sinh
hải s
g trả lời chưa chính xác hoặc
viên phải tôn trọng những ý kiến mang tính sáng tạo của
u:
lý. Đồng thời các giáo viên khác trong tổ cũng họp tổ và đá
kinh nghiệm.
Dưới đây là những nhận xét đánh giá của giáo viên dự giờ.
Bài soạn thể hiện được những yêu cầu của việc đổi mới phương
pháp. Cụ thể là giáo viên ít diễn giảng mà chủ yếu tổ chức hướng dẫn để
học sinh tìm tòi phát hiện. Trong mỗi nội dung giáo viên chỉ đặt câu hỏi,
kích thích học sinh suy nghĩ tìm tòi và phát hiện vấn đề. Học sinh không
thụ động ngồi nghe, ghi chép mà phải luôn suy nghĩ, tìm tòi thảo luận trong
nhóm để phát hiện vấn đề. Câu hỏi mà giáo viên đặt ra có những câu giáo
viên dựa vào phần hướng dẫn học bài nên vừa sức với học sinh được học
sinh giải quyết khá tốt. Những câu hỏi mà giáo viên đặt ra không chỉ yêu
cầu học sinh tái hiện kiến thức m
p uy nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề. Từ đó đã phát huy được vai trò
chủ động sáng tạo của học sinh.
Đối với những lớp khá giỏi thì khi nêu câu hỏi thảo luận ra, học sinh
tiến hành thảo luận và giải quyết khá nhanh, trả lời chính xác đầy đủ nội
dung cần đạt. Tiết dạy đạt yêu cầu về thời gian. Còn những lớp trung bình,
yếu thì học sinh còn lúng túng và nội dun
không đầy đủ, giáo viên phải gợi ý thêm nên tiết dạy không đủ thời gian
như qui định trong phân phối chương trình.
Ý kiến mà học sinh đưa ra giải quyết vấn đề khác nhau, đôi khi trái
ngược nhau, giáo
cá nhân học sinh và khéo léo gợi ý định hướng cho những ý kiến sai đi vào
câu trả lời đúng.
Sau khi thảo luận đánh giá rút kinh nghiệm, chúng tôi rút ra những
biện pháp tháo gỡ sa
(1) Học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi hướng
dẫn học bài.
(2) Giáo viên phải có thái độ mềm mỏng, cởi mở tôn trọng ý kiến học
luận với nhau để phát huy tích sáng tạo của mỗi học
học sinh khá giỏi phát biểu trước để tạo không khí cho
h khác mạnh dạn phát biểu ý kiến.
ào giờ giảng văn ở trường
kiểm tra trực tiếp học sinh bằng bài kiểm. Kết
ến thức: học sinh nắm được các kiến thức cơ bản về đoạn trích
hiểu đoạn trích khác và những tác phẩm cùng thể loại. Học sinh biết cách
sinh, kể cả ý kiến phát biểu sai. Có như vậy mới khuyến khích học
sinh mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến.
(3) Đối với những lớp khá giỏi nên cho học sinh chủ động phát biểu ý
kiến và tranh
sinh. Giáo viên chỉ can thiệp khi cần và cuối cùng tổng kết theo yêu
cầu bài học.
(4) Đối với lớp trung bình yếu, học sinh còn thụ động, cần khuyến khích
những nhóm
lớp học, khuyến khích học sin
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm.
3.7.1. Biện pháp đánh giá và kết quả cần đạt
Kết quả thực nghiệm là căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng ứng
dụng của bài dạy theo Phương pháp đọc- hiểu v
phổ thông. Vì thế tổ chức thực nghiệm và kiểm tra đánh giá phải nghiêm
túc, khách quan để thu được kết quả chính xác.
Biện pháp đánh giá:
quả của bài dạy thực nghiệm sẽ dựa trên kết quả kiểm tra.
Các kết quả cần đạt:
Về ki
và kiến thức khái quát để từ đó có thể vận dụng vào phân tích các đoạn
trích khác.
Về phương pháp: học sinh tự hình thành cho mình phương pháp đọc-
phối hợp vận dụng những tất cả các kiến thức có liên quan vào phân tích
một tác phẩm cụ thể. Tiết dạy kích thích được học sinh tích cực chủ động
sinh yêu thích Truyện Kiều và trân trọng
với n
3.7.2.1. Kết quả thự i chứng.
Bảng 3.1. Bài Trao Duyên
Xếp loại
tham gia vào việc tìm hiểu khám phá tác phẩm.
Về giáo dưỡng: học sinh biết thông cảm chia sẽ với nỗi đau của Kiều
trong đoạn trích, từ đó biết tu dưỡng tình cảm sống yêu thương chia sẽ với
mọi người. Qua đoạn trích học
hững giá trị của tác phẩm.
3.7.2. Kết quả thực nghiệm- nhận xét đánh giá.
c nghiệm và thực nghiệm đố
Giỏi(9-10) Khá(7 (5 (3 (1-8) TB -6) Yếu -4) Kém -2) Lớp
KT
S S
Số
bài
SL % SL % SL % L % L %
10C 46 10 21.7 22 47.8 14 30.4 0 0 0 0
10A2 45 3 6 .7 26 57.8 16 35.6 0 0 0 0
10A4 45 1 2 4.2 21 46.7 22 8.9 1 2.2 0 0
10A5 45 0 0 21 46.7 23 51.1 1 2.2 0 0
10A10 44 0 0 19 43.2 22 50 2 4.5 1 2.3
10 A6 46 1 2.1 17 36.9 23 50 3 6.5 2 4.3
10A 45 13 60 4 8.9 1 2.2 8 0 0 28.9 27
Bảng 3.2. ợ sánh quả g ự v i chứ
c ngh
5 bà
i chứn
1 bà
Tỉ lệ đ ược
a thự hiệm
Tổng h p so kết iữa th c nghiệm à đố ng
Thự iệm
(22 i)
Đố g
(9 i)
ạt đ
củ c ng
Xếp
loại SL % SL % Tă > ng SL %
Gi < ảm
Giỏi 14 13 5.1 6.2 1 1.1 >
Khá 109 48.4 30 > 79 15.7 32.7
TB 97 43.1 50 54.9 < 47 11.8
Yếu < 3.7 4 1.8 7 7.7 2
Kém 1 0.4 3 3.3 < 2 2.9
Bảng 3 B i ơ ình
p
.3. ài Nỗ thư ng m
Xế loại
Giỏi(9-10) Khá(7-8) TB(5-6) Yếu(3-4) Kém(1-2) Lớp
Số
bài
KT
SL % S SL SL % SL % L % %
10C 46 8 1 7.4 29 63 9 19.6 0 0 0 0
10A2 45 4 8.9 26 57.8 15 33.3 0 0 0 0
10A4 45 1 2.2 27 60 15 33.3 2 4.4 0 0
10A5 45 24 0 44.4 1 2.2 0 0 0 0 53.3 2
10A10 44 0 0 19 43.2 22 5 4.5 1 2.3 0 2
10A6 46 0 0 18 39.1 27 58 2.2 0 0 .7 1
10A8 45 0 16 55.6 2 4.4 1 0 35.6 26 2.2
g 3.4. ổng h sánh t quả ực nghiệm v ối ch
T c ngh
(225 bài)
i chứ
(91 bài)
Tỉ đạt đư của
nghiệm
Bản T ợp so kế giữa th à đ ứng
hự iệm Đố ng lệ ợc thực
Xếp
loại
SL SL % % SL % Tăng >
Giảm <
Giỏi 13 5.8 0 0 > 13 5.8
Khá 5 5 4 3 > 12 5.6 3 7.4 91 18.2
TB 81 3 58.2 < 8 22.2 36 5 2
Yếu 5 2 < 1.1 .2 3 3.3 2
Kém 1 0.4 1 1.1 < 0.7 0
B g 3 a ùn
p
ản .5. Bài Chí khí nh h g
Xế loại
Giỏi(9-10) Khá(7-8) TB(5-6) Yếu(3-4) Kém(1-2) Lớp bài
SL % S %
Số
KT
SL % % SL L % SL
10 46 .2 28 1 23.9 0 C 7 15 60.9 1 0 0 0
1 45 3 25 5.6 37 0 0A2 6.7 5 17 .8 0 0 0
10A4 45 1 2.2 25 55.6 17 37.8 1 2.2 0 0
1 4 0 21 6.7 51.1 2.2 0 0A5 5 0 4 23 1 0
10A10 44 0 18 0.9 54.5 4 1 3 0 4 24 2 .5 2.
10A6 46 0 16 34.8 56.5 6. 1 2 0 26 3 5 2.
10A8 45 0 14 31.1 57.8 4 8.9 1 0 26 2.2
t quả giBảng 3.6. Tổng hợp so sánh kế ữa thực nghiệm và đối chứng
Xếp Thực nghiệm Đối chứng Tỉ lệ đạt được
(225 i) 1 b th gh bà (9 ài) của ực n iệm
loại
SL % SL %
ăng >
Giảm <
SL %
T
Giỏi 11 4.9 0 0 > 10 4.9
Khá 117 52 30 33 > 87 19
TB 94 41.8 52 57.1 < 42 15.3
Yếu 7 7.7 4 1.8 < 3 5.9
Kém 1 0.4 2 2.2 < 1.8 1
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả ba bài thực nghiệm nghiệm đối
ứng
ếu Kém
và thực
ch
giỏi Khá TB YĐ
tư S % SL
ối
ợng L SL % % SL % SL %
Thực
nghi
38 5.6 351 52 271 40.1 13 1.9 2 0.3
ệm
Đối
chứng
1 0.4 94 34.4 5 56.7 17 6.2 6 2.2 15
Bảng 3.8. Tổng hợp so sánh kết q thực nghiệm
ứng
Thực ngh
75 b
ứn
3 bà
T đạt đ của
ng
uả giữa ba bài
và đối ch
iệm
(6 ài)
Đối ch g
(27 i)
ỉ lệ ược thực
hiệm
Xếp
SL % SL % Tăng > SL %
loại
G iảm <
Giỏi 38 5.6 1 0.4 > 37 5.2
Khá 351 34.4 > 257 17.6 52 94
TB 271 40.1 155 56.8 < 116 17.4
Yếu 13 1.9 17 5.5 < 4 3.6
Kém 2 0.3 6 2.2 < 4 1.9
Loại yếu kém
Bảng 3. 9. Xếp loại đánh giá kết quả ba bài thực nghiệm và đối chứng
Đạt loại khá giỏi Đạt từ TB trở
lên Đối tượng
SL % SL % SL %
Thực nghiệm
(675 bài)
389 57.6 660 97.8 15 2.2
Đối chứng 95
(273
34.8 250 91.6 23 8.4
bài)
3.7.2.2. Nhận xét đánh giá
Bảng nhận xét đánh giá cho thấy kết quả bài dạy thực nghiệm hơn
bài dạy đối chứng.
Tỉ lệ bài đạt điểm kiểm tra khá giỏi là 57.6%, bài từ trung bình trở
lên là 97.8%, bài yếu kém là 2.2%. Trong khi đó, tỉ lệ khá giỏi của bài đối
chứng là 34.8%, bài đạt tỉ lệ trung bình trở lên là 91.6%, tỉ lệ yếu kém là
8.4%.
ả cao hơn. Bài dạy theo hướng đọc- hiểu đã phát huy
được
t quả kiểm tra, chúng tôi có
nhận xét đánh giá như sau:
Phương pháp dạy học theo hướng đọc- hiểu đã được vận dụng ở
THCS nên sang THPT học sinh cũng tiếp tục phát huy tích tích cực nhủ
động sáng tạo của mình. Điều đó đã giúp ích rất nhiều cho giáo viên khi
giảng dạy theo hướng đọc- hiểu ở THPT. Cụ thể là các em về nhà chuẩn bị
rất kĩ những câu hỏi trong sách giáo khoa, khi giáo viên đặt câu hỏi thảo
luận thì tích cực thảo luận nhóm và chủ động giơ tay phát biểu ý kiến của
mình làm cho giờ học sôi nổi, tích cực và bảo đảm thời gian như qui định.
Tuy nhiên đối với những lớp trung bình yếu, học sinh còn thụ động, giải
quyết vấn đề chưa sâu và chưa triệt để. Giáo viên phải gợi ý thêm, mất thời
gian hơn.
Về phía học sinh, do đã chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi trong sách
giáo khoa nên với những câu hỏi có dựa vào đó, học sinh rất năng động
phát biểu ý kiến. Còn những câu hỏi khác thì cũng tích cực thảo luận và
phát biểu ý kiến. Tuy nhiên ý kiến chưa sâu hoặc chưa đấy đủ và giáo viên
phải gợi ý thêm.
So sánh kết quả bài thực nghiệm với bài đối chứng thì tỉ lệ đạt khá
giỏi của bài thực nghiệm cao hơn bài đối chứng là 22.8%, tỉ lệ trung bình
trở lên cao hơn là 6.2, tỉ lệ bài yếu kém thấp hơn là 6.2.
Với kết quả thực nghiệm, chứng tỏ giờ giảng văn dạy theo hướng
đọc- hiểu cho kết qu
tính chủ động tích cực sáng tạo của học sinh nâng cao hiệu quả của
giờ giảng văn ở trường THPT.
Bằng thực tế dạy trên lớp và qua kế
Nhìn chung bài dạy the c hiểu đã đáp ứng được yêu
cầu đề
o phương pháp đọ
ra và phát huy được tính tích cực năng động sáng tạo của học sinh
đáp ứng được yêu cầu đề ra của BGD & ĐT.
KẾT LUẬN
1. Thế kỉ XXI là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại mà hệ
thống tri thức phát triển như vũ bão, lượng thông tin ngày càng tăng vọt.
Nó đòi hỏi con người phải có cách nắm bắt tri thức, nắm bắt thông tin một
cách năng động và sáng tạo. Con người phải có phương pháp tự học, tự
nắm bắt thông tin. Điều đó cũng đòi hỏi nhà trường phải có phương pháp
dạy học phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy
học là dạy cho học sinh về phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự nắm
bắt thông tin chứ không phải dạy cho học sinh học thuộc những tri thức sẵn
có. Giảng dạy làm sao phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của
học si
iểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào
các đ
nh là một phương hướng đề ra chính xác của BGD & ĐT.
Trước yêu cầu đổi mới đó, các nhà nghiên cứu về phương pháp cũng
như các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy đã nghiên cứu, tìm tòi đổi mới
phương pháp. Nhiều phương pháp dạy học mới được vận dụng vào trong
giờ giảng dạy và có một số tiến bộ như mong muốn, chất lượng giờ giảng
văn được nâng lên không khí lớp học phần nào được thay đổi. Song về bản
chất giờ giảng văn chưa phải là giờ dạy- học sáng tạo. Giáo viên vẫn chưa
thoát khỏi vai trò của người truyền thụ kiến thức và học sinh cũng chưa tích
cực, chủ động để tìm kiếm kiến thức. Tiết học vẫn diễn ra theo lối thông
tin- tiếp thu.
2. Với đề tài “Dạy đọc h
oạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-
2007)”, tác giả luận văn chỉ mong muốn góp một phần vào trong phong
trào đổi mới phương pháp, góp phần hạn chế lối dạy học áp đặt đồng thời
kích thích tính tích cực, chủ động và hình thành nếp tư duy sáng tạo trong
hoạt động tiếp nhận văn học của học sinh.
Phương pháp dạy học đọc- hiểu là phương pháp dạy học mà giáo
viên sẽ tổ chức hướng dẫn cho học sinh bám sát vào những yếu tố trong
văn bản, ngoài văn bản cũng như thao tác liên hệ so sánh giúp cho học sinh
từ từ khám phá vấn đề. Trong phương pháp dạy này học sinh là trung tâm
của tiết dạy, học sinh tự mình tìm tòi phát hiện vấn đề dưới sự hướng dẫn
của giáo viên. Giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh tự đi
tìm kiến thức chứ không phải truyền thụ thông tin như trong các phương
pháp dạy truyền thống nữa. Phương pháp dạy đọc- hiểu phát huy được tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, đáp ứng dược yêu cầu phương
pháp c
hống ngôn từ nghệ thuật. Giáo viên sẽ hướng dẫn
tích cực chủ
động s
i, thảo
ủa BGD & ĐT.
Phương pháp dạy đọc- hiểu được vận dụng dựa trên đặc trưng của
tác phẩm văn học và sự tiếp nhận của học sinh. Tác phẩm văn học là một
sáng tạo cá nhân người nghệ sĩ, là một tồn tại phi vật thể mà nội dung thể
hiện thông qua hình tượng thẩm mỹ được vật chất hoá bằng hệ thống tín
hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếp nhận văn học chính là tìm hiểu nội dung tác
phẩm văn học qua hệ t
học sinh đi từ khâu đọc hiểu ngôn từ nghệ thuật trong văn bản và vận dụng
các yếu tố ngoài văn bản để phát hiện vấn đề. Giáo viên cần sử dụng tổng
hợp các phân môn nhất là phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn. Phương
pháp dạy đọc- hiểu chính là quá trình tổng hợp trong tiếp nhận và tích hợp
trong phương pháp giảng dạy.
Sử dụng Phương pháp dạy đọc- hiểu vào giảng dạy các tác phẩm văn
chương trong chương trình Ngữ văn sẽ phát huy được tính
áng tạo của học sinh. Tuy nhiên khi giảng dạy theo hướng này giáo
viên cần lưu ý một vài khuyết điểm nếu xử lý không khéo sẽ làm cho tiết
dạy khó không thành công. Phương pháp dạy đọc- hiểu chủ yếu tổ chức
hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm kiến thức dưới hình thức câu hỏ
lu hóm, và phát biểu ý kiến nên giờ dạy dễ kéo dài thời gian. Học sinh
có rất nhiều ý kiến khác nhau, giáo viên phải khéo léo hướng dẫn học sinh
tập trung vào những điểm mấu chốt nếu không giờ học sẽ trở nên lan man,
học sinh phát biểu xa vấn đề. Đồng thời ph
ận n
ương pháp dạy đọc- hiểu chủ
ệt quan trọng trong nền văn học dân tộc và chương trình phổ thông.
h thức nghệ thuật
à hình thức nghệ thuật của đoạn trích. Trong phương
pháp n
hiệm thông qua hoạt động
thực n
yếu là hoạt động của học sinh nên bản thân học sinh phải có sự tìm hiểu và
chuẩn bị bài trước ở nhà. Học sinh có thể chuẩn bị dựa vào những câu hỏi
trong phần hướng dẫn học bài hay hệ thống câu hỏi giáo viên cho trước. Có
như vậy tiết học sẽ không mất nhiều thời gian và ý kiến phát biểu đầy đủ,
sâu sắc.
3. Nguyễn Du là một tác gia lớn trong nền văn học dân tộc Việt
Nam. Truyện Kiều là một tác phẩm văn học có giá trị vượt bậc về mặt nội
dung cũng như hình thức nghệ thuật. Nguyễn Du và Truyện Kiều có vai trò
đặc bi
Trong chương trình phổ thông, Truyện Kiều được giảng dạy dưới hình thức
trích đoạn tiêu biểu. Mỗi đoạn trích có nội dung và hìn
tương đối hoàn chỉnh.
Giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều theo phương pháp đọc- hiểu là
hướng dẫn học sinh đọc- hiểu các yếu tố trong đoạn trích đến vận dụng
thao tác liên hệ, so sánh với toàn tác phẩm, tác phẩm Kim Vân Kiều của
Thanh Tâm Tài Nhân cũng như những yếu tố khác ngoài văn bản để làm
nổi bật nội dung v
ày, giáo viên sử dụng phối hợp hợp lý kiến thức, phương pháp, biện
pháp để tổ chức hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm kiến thức.
4. Phương pháp dạy đọc- hiểu cũng như những tiền đề cho phép ứng
dụng từ phía tác phẩm và học sinh được kiểm ng
ghiệm. Thái độ học tập, khả năng phát hiện, giải quyết yêu cầu đề ra
từ học sinh và kết quả thực nghiệm cho phép chúng tôi khẳng định:
Ưng dụng Phương pháp dạy đọc- hiểu vào dạy học tác phẩm văn học
là phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm tâm lý của học sinh và phát huy
được tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh, đáp ứng được yêu
cầu đổ
hương một cách có khoa học.
Phương pháp dạy đọc- hiểu không hạ thấp vai trò, vị trí của người
giáo viên mà trái lại đặt giáo viên đứng trước một nhiệm vụ nặng nề: không
chỉ biết tổ chức, hướng dẫn mà còn phải linh hoạt, khéo léo trong việc tháo
gỡ những vướng mắc cả về tri thức lẫn kĩ năng của học sinh. Kết quả tìm
kiếm, lĩnh hội tri thức của học sinh phụ thuộc vào tài năng dẫn dắt của giáo
viên.
5. Thông qua việc vận dụng phương pháp dạy đọc hiểu vào dạy học
tác phẩm văn chương, chúng tôi xin có mấy đề xuất sau:
Thường xuyên nâng cao nghiệp vụ sự phạm và bồi dưỡng tư tưởng
sư phạm mới cho giáo viên. Yêu cầu giáo viên tự nâng cao trình độ hiểu
biết về lý luận dạy học hiện đại nắm các thành tựu của khoa học liên ngành
như tâm lý giáo dục, giáo dục học, ngôn ngữ học,…đặc biệt là nắm vững
thành tựu khoa học chuyên ngành để kịp thời vận dụng vào dạy học văn ở
trường phổ thông.
Ngày nay công nghệ thông tin rất phát triển và ngày càng trở thành
công cụ hữu hiệu trong công việc dạy và học. Người giáo viên phải biết
vận dụng công nghệ thông tin vào trong tiết giảng dạy của mình như tìm
kiếm tư liệu, soạn giảng bằng giáo án điện tử…
Trong kiểm tra, đề ra tránh chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức
mà phải yêu cầu học sinh có sự suy luận và những phát hiện mới của bản
i mới phương pháp dạy học hiện nay.
Phương pháp dạy học đọc- hiểu được ứng dụng rộng rãi vào trong
các trường phổ thông sẽ giúp cho học sinh năng động trong học tập và có
phương pháp tự đọc- hiểu các tác phẩm văn c
thân học sinh. Có như những phương
pháp dạy học mới vào tiết dạy của mìn và học sinh mới phát huy được
giảng
này ch ng minh tính khả thi của phương pháp dạy
vậy giáo viên mới mạnh dạn sử dụng
h
tính tích cực sáng tạo của mình.
Phương pháp dạy đọc hiểu đã được vận dụng vào chương trình
dạy môn Ngữ văn ở THCS và thu được kết quả tốt. Người viết luận văn
ỉ mong muốn tiếp tục chứ
đọc- hiểu vào chương trình Ngữ văn THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. dạy học, ĐHSP TPHCM
háp
m văn chương (theo
Nxb Thanh Niên.
ọc)
7.
giảng dạy văn học theo loại thể, Nxb GD.
9. ), Lý luận văn học: vấn
10. iến (1999), Văn học và học Văn, Nxb Văn học Hà Nội.
12. từ góc sân trường, Nxb
xb GD.
15. iên)(1983), phương pháp dạy học văn học, Nxb GD.
làm
17. im, Truyện Kiều-Nguyễn Du, Nxb Tổ hợp Đồng
Tháp.
Nguyễn An (chủ biên)(1995), Lý luận
2. Nguyễn Đức An, Dạy học giảng văn, Nxb tổng hợp Đồng T
3. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩ
loại thể), Nxb ĐHSP.
4. Thiều Chữu, Từ điển Hán Việt, Nxb HCM.
5. Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu, Vương Thuý Kiều chú giải tân truyện, Lê
Xuân Lít giới thiệu,
6. Lê Tiến Dũng, Giáo trình lý luận văn học (phần tác phẩm văn h
Nxb ĐHQG TPHCM.
Trần Thanh Đạm-Huỳnh Lý-Hoàng NHư Mai-Phan Sĩ Tấn- Đàm Gia
Cẩn,(1971) Vấn đề
8. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb GD.
Nguyễn Văn Hạnh-Huỳnh Như Phương (1999
đề và suy nghĩ, Nxb GD.
Hoàng Ngọc H
11. Đặng Vũ Hoạt- Hà Thị Đức, Lý luận dạy học đại học.
Nguyễn Minh Hùng (2003), Văn chương nhìn
Văn học.
13. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, N
14. Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu Văn- Dạy Văn, Nxb GD.
Z.IaRez (chủ b
16. Nguyễn Kì (1995), Phương pháp dạy học tích cực lấy người học
trung tâm, Nxb GD HN.
Bùi Kỉ- Trần Trọng K
18. I.IaLeene (1977), Dạy học nêu vấn đe, Nxb GD.
Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam19. nửa cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu XIX,
21.
23. b ĐHQG HN.
26. 01), Câu hỏi nêu vấn đề trong giờ giảng văn ở
, HN.
xb GD.
31.
ận nghiên cứu khoa học,
GD.
cơ sơ, Nxb GD.
Nxb Văn học và chuyên nghiệp.
20. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học Văn, Nxb ĐHSP.
Phan Trọng Luận, Văn chương bạn đọc sáng tạo.
22. Phan Trọng Luận, Xã hội Văn học nhà trường, Nxb ĐHQG HN.
Phan Trọng Luận, Văn học giáo dục thế kỉ XXI, NX
24. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường
phổ thông, tập 1,2.
25. Nguyễn Lê Tuyết Mai, tuyển tập 100 bài văn hay lớp 10, Nxb Trẻ.
Nguyễn Thị Ngân (20
trường THPT, Luận án tiến sĩ giáo dục ngành Phương pháp giảng
dạy văn học
27. V.A NhiKonxki (1978), Phương pháp giảng dạy văn học ở trường PT,
tập I, Ngọc Toàn- Bùi Lê dịch, N
28. GN.Pospelow (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập II,
Nxb GD.
29. Nguyễn Huy Quát-Hoàng Hữu Bội, Một số vấn đề về Phương pháp
dạy học văn trong nhà trường, Nxb GD.
30. Trần Đình Sử, Thi pháp Văn học Trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG.
Trần Đình Sử, Lý luận và phê bình văn học, Nxb GD.
32. Lê Tử Thành, Logíc học và phương pháp lu
Nxb Trẻ.
33. Đặng Thêm, Cùng học sinh khám phá qua mỗi giờ văn, Nxb
34. Đỗ Ngọc Thống, Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở Trung học
35. Nhóm biên soạn Đào Qúi Văn Thuỷ, Tâm lý giáo dục: Lý thuyết và
thực hành, Nxb Thống kê.
Chu Quang Tiề36. m, Tâm lý văn nghe, Nxb TPHCM
ng, Nxb ĐH QG HN.
cảm, luận và dạy học mới, Nxb Thanh Niên.
39. Lê Trí Viễn (1984), Những đặc đ ểm có tính qui luật của Lịch sử phát
triển Văn học Việt Nam, Trường ĐHSPTPHCM
40. Trịnh Xuân Vũ, Văn chương và Phương pháp giảng dạy văn chương,
ĐHSPTPHCM.
41. Lê Thu Yến (2002), Nhà văn trong Nhà trường- Nguyễn Du, Nxb
Giáo Dục.
42. Bộ GD và ĐT (2001), Tài l ập huấn phương pháp dạy học
43. ệu bồi dưỡ
, HN.
44. ệu bồi dưỡ ng
ớp 10 THPT-Ng
45. ệu bồi dưỡ ng
ớp 10 THPT-Ng
46. , tập II, Nxb GD.
47.
48. Bộ GD và ĐT, Ngữ văn 10, sách giáo viên, tập II, Nxb GD
49. Bộ GD và ĐT, Ngữ văn 10 nâng cao,sách giáo viên, tập II, Nxb GD.
37. Nguyễn Tri- Nguyễn Trọng Hoàn, Đổi mới phương pháp dạy học Văn-
Tiếng Việt ở trường phổ thô
38. Hoàng Văn- Đường Văn (2002), Nguyễn Du-Truyện Kiều một hướng
i
iệu hội nghị t
môn Văn-Tiếng Việt THPT, HN.
Bộ GD và ĐT (2005), Tài li
lớp 9 môn Ngữ văn
Bộ GD và ĐT (2006), Tài li
trình sách giáo khoa l
Bộ GD và ĐT (2006), Tài li
trình sách giáo khoa l
Bộ GD và ĐT, Ngữ văn 10
Bộ GD và ĐT, Ngữ văn 1
ng giáo viên dạy sách giáo khoa
ng giáo viên thực hiện chươ
ữ văn nâng cao. HN.
ng giáo viên thực hiện chươ
ữ văn. HN.
II, Nxb GD 0 nâng cao, tập
50. ẩm văn chươ ồi
51. ệt Nam (1980), t Nam,
i, HN.
52. c- Nguyễn Du,T c.
PHỤ LỤC
ảnh làm nề
Đổi mới giờ học tác ph
dưỡng thường xuyê
Nxb GD.
Uy ban khoa học xã hội Vi
Nxb khoa học xã hộ
Phê bình và lý luận văn họ
ng ở trường THPT (sách b
n chu kì 1997-2000 cho giáo viên THPT),
Lịch sử văn học Việ
ủ sách tham khảo văn họ
Giới thiệu một số hình n cho slile trong giáo án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH003.pdf