Luận văn Dạy - Học ca dao trong Ngữ Văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực

Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đề tài này được chọn từ yêu cầu giải quyết tiếp vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là một vấn đề không mới. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Những năm đầu thập kỷ bẩy mươi của thế kỷ XX ta có thể nói đến cuốn sách “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể” của GS Trần Thanh Đạm chủ biên (NXB Giáo dục, H, 1971). Trong công trình này, những người viết đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của từng loại thể và phương pháp dạy theo đặc trưng loại thể. Đây là những đóng góp quan trọng trong công việc định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Thế nhưng ở công trình này, các tác giả mới chỉ chú ý đến các thể loại văn học thành văn còn các thể loại của văn học dân gian, trong đó có ca dao thì chưa được quan tâm đầy đủ. Mặc dù chúng ta đều biết rằng văn học dân gian cũng được phân ra các thể loại (tự sự trữ tình, kịch). Dạy một tác phẩm văn học dân gian cũng như dạy một tác phẩm văn chương, nhưng đây là một bộ phận có những đặc điểm riêng. Cũng là thể loại trữ tình nhưng ngoài những đặc điểm của trữ tình nói chung thì trữ tình dân gian còn có những đặc điểm riêng. Vì vậy không thể không bàn đến dạy học tác phẩm văn học dân gian theo thể loại. Các nhà nghiên cứu đã bàn đến vấn đề dạy học tục ngữ, ca dao, truyện dân gian ở trung học phổ thông (THPT). Song vấn đề dạy học ca dao trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (xuất bản năm 2006) thì chưa có một công trình nào đề cập đến một cách công phu và có hệ thống. Đề tài này nhằm góp thêm một tiếng nói vào lý luận về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại mà những người đi trước đã đặt ra. 1.2. Đề tài này còn được lựa chọn từ thực tiễn dạy học ca dao trong sách Ngữ văn 10 hiện nay ở trường THPT theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Hiện nay nền giáo dục nước ta đang thực thi việc đổi mới chương trình, SGK các cấp học. Năm học 2006 - 2007, SGK Ngữ văn 10 mới chính thức đưa vào dạy học đại trà trên toàn quốc. Trong cuốn SGK “Văn học 10, tập 1” (Sách chỉnh lý hợp nhất) NXB Giáo dục, 2000 có hai chùm bài ca dao: Những câu hát thân thân; Những câu hát tình nghĩa. Cho đến năm 2006 SGK “Ngữ văn 10” (sách cơ bản) lại gộp hai chùm bài ca dao Những câu hát thân thân; Những câu hát tình nghĩa thành chùm Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa và có thêm một chùm Ca dao hài hước. Trong quá trình thực hiện chương trình SGK mới, giáo viên và học sinh không phải không gặp những khó khăn nhất định. Trong đợt thực tế sư phạm vừa qua, chúng tôi đã chú ý tìm hiểu việc dạy học ca dao trong sách Ngữ văn 10 ở một số trường phổ thông. Chúng tôi nhận thấy, trên thực tế việc dạy ca dao trường THPT đã có nhiều thuận lợi (đa số học sinh yêu thích ca dao vì thể loại này có đặc điểm giản dị, dễ hiểu) song điều đó không có nghĩa là việc dạy học ca dao đã đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong những giờ học đó vẫn có những bài học được khai thác giống như bài học ở các thể văn học thành văn. Giáo viên chỉ phân tích một cách cô lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm vào môi trường văn học dân gian, thời điểm phát sinh để khai thác. Hoặc có bài lại dạy theo cách “diễn nôm ca dao”, làm phức tạp hoá sự giản dị dễ hiểu của ca dao. Vấn đề dạy học ca dao theo hướng tích hợp và tích cực là vấn đề mới mẻ. Nhiều giáo viên lúng túng khi thực thi điều này. Dạy học ca dao như thế nào để thực hiện được nguyên tắc tích hợp và lôi cuốn được học sinh vào hoạt động liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo? Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Dạy - học ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực”, nhằm góp một tiếng nói giải quyết khó khăn cho người đứng lớp trong đó có chúng tôi. Mục lục Mở đầu .1 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử vấn đề . 3 3. Mục đích nghiên cứu . 11 4. Đối tượng nghiên cứu 11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 11 6. Phương pháp nghiên cứu 12 7. Giả thuyết của luận văn . 12 8. Bố cục của luận văn 12 Nội dung . 13 Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy - học ca dao theo hướng tích hợp, tích cực . 13 1.1. Dạy học ca dao theo cách tiếp cận từ đặc trưng của thể loại ca dao 13 1.1.1. Vận dụng thi pháp ca dao vào dạy học ca dao 13 1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy - học ca dao 26 1.1.3. Những ưu điểm của dạy học ca dao theo hướng thi pháp . 34 1.1.4. Những hạn chế của dạy học ca dao theo hướng thi pháp . 36 1.2. Quan điểm tích hợp và dạy - học ca dao theo hướng tích hợp 37 1.2.1. Quan điểm tích hợp trong dạy - học Ngữ văn . 37 1.2.2. Nội dung tích hợp trong dạy - học Ngữ văn ở THPT . 39 1.2.3. Vận dụng nội dung tích hợp trong dạy - học ca dao ở lớp 10 . 43 1.3. Quan điểm tích cực và nội dung dạy-học ca dao theo hướng tích cực 45 1.3.1. Quan điểm tích cực trong dạy - học Ngữ văn . 45 1.3.2. Nội dung tích cực trong dạy - học Ngữ văn ở THPT . 45 1.3.3. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy - học ca dao ở lớp 10 48 Chương 2: Tổ chức dạy - học ca dao ở lớp 10 theo hướng tích hợp, tích cực 50 2.1. Việc thực thi chương trình và SGK Ngữ văn 10 ở phần ca dao 50 2.1.1. Nhận thức của giáo viên về dạy học theo hướng tích hợp tích cực 50 2.1.2. Việc thực thi của giáo viên ở giờ dạy ca dao 53 2.2. Chương trình và SGK Ngữ văn 10 . 56 2.2.1. Một số vấn đề chung về chương trình và SGK mới . 56 2.2.2. Chương trình và SGK Ngữ văn 10 58 2.3. Tổ chức dạy - học ca dao ở Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, tích cực 59 2.3.1. Dạy ca dao theo hướng tích hợp . 59 2.3.1.1. Tích hợp và Tập làm văn . 59 2.3.1.2. Tích hợp với tiếng Việt 60 2.3.2. Dạy học ca dao theo hướng tích cực 60 Chương 3: Thiết kế thể nghiệm 68 3.1. Mục đích thể nghiệm 68 3.2. Nội dung thể nghiệm 68 3.3. Đối tượng thể nghiệm 70 3.4. Thiết kế bài học . 70 3.5. §¸nh gi¸ thiÕt kÕ thÓ nghiÖm 89 Kết luận 90 Tài liệu tham khảo 93

pdf101 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5325 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy - Học ca dao trong Ngữ Văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài ca dao này không? - Em thử hình dung bài ca dao đƣợc diễn xƣớng trong môi trƣờng nhƣ thế nào? ▪ Hoạt động tái tạo hình tượng Tái tạo là hoạt động nhận thức nhƣng nội dung nhận thức không có sẵn. Hoạt động tái tạo là đi tìm để làm xuất hiện thế giới hình tƣợng ẩn chứa trong tác phẩm, đồng thời chuyển nó trong nhận thức của riêng mỗi học sinh tạo ra ấn tƣợng tƣơng đối rõ nét về tác phẩm. Nhƣ vậy, hoạt động tái tạo hình tƣợng nghệ thuật giúp học sinh hình dung về nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình, qua đó tìm ra cái tứ của văn bản ca dao, giúp cho hoạt động tiếp sau đƣợc dễ dàng, đạt hiệu quả. 62 Từng văn bản ca dao cụ thể, giáo viên hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu bằng các câu hỏi tái tạo phù hợp với văn bản đó. Chẳng hạn để tái tạo thế giới hình tƣợng của ca dao “Trèo lên cây khế nửa ngày…”. Có thể có những câu hỏi theo các thao tác cụ thể nhƣ sau: - Hãy cho biết câu ca dao là lời của ai? Hướng về ai? Tại sao em cho là như vậy? (Tuỳ thuộc vào cách hiểu và lý giải riêng phù hợp mà xác định đây là lời của chàng trai hay cô gái. Nói chung nhân vật trữ tình đang trong tâm trạng ngổn ngang, bế tắc không lối thoát). - Tìm một số bài ca dao có cùng mô típ mở đầu như vậy? (Treo lên cây bƣởi hái hoa…, Trèo lên cây gạo cao cao….). - Cảm nhận chung của em về nội dung biểu cảm của bài ca dao. Hãy chỉ ra các hình thức nghệ thuật nổi bật? (Đây là bài ca dao vừa có nội dung than thân vừa có nội dung yêu thƣơng tình nghĩa. Bài ca sử dụng thể thơ lục bát với biện pháp nhân cách hoá (gọi “khế ơi”); từ đa nghĩa (chua xót, nửa ngày), các biểu tƣợng mặt trăng, mặt trời, sao…; cách dùng các đại từ nhân xƣng…). - Cái tứ của bài ca dao này là gì? (Từ một hành động có vẻ ngẫu nhiên, phi lý (Trèo lên cây khế nửa ngày) mà dẫn đến việc giãi bày nỗi đau, tình cảm dở dang có thực của nhân vật trữ tình). Nhƣ vậy, hoạt động tái tạo hình tƣợng nghệ thuật giúp học sinh hình dung về nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình, qua đó tìm ra cái tứ của văn bản ca dao, giúp cho hoạt động tiếp sau đƣợc dễ dàng, đạt hiệu quả. ▪ Hoạt động phân tích khái quát Hoạt động phân tích khái quát giúp học sinh nắm bắt đƣợc chủ đề, linh hồn của tác phẩm. 63 Từ định hƣớng thẩm mỹ, giáo viên dẫn dắt học sinh tiến hành phân tích bài ca dao trong sự kết hợp những yếu tố trong và ngoài văn bản, từ hình thức đến khám phá nội dung. Tùy vào mỗi bài ca dao và tùy theo định hƣớng thẩm mỹ riêng mà giáo viên hƣớng dẫn học sinh tiến hành hoạt động phân tích phù hợp, tức là có sự đan xen, kết hợp giữa các yếu tố hình thức với nhau. Chẳng hạn, phân tích bài ca dao đã dẫn ở trên, hai câu đầu “Trèo lên cây khế nửa ngày; Ai làm chua xót lòng này khế ơi”. Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh tự tìm ý nghĩa của biện pháp nhân hoá (nhân vật trữ tình gọi “cây khế” - vật vô tri vô giác để trò chuyện, bộc bạch tình cảm khiến cho hình ảnh “cây khế” cũng trở lên sống động, có tâm hồn. Có thể sử dụng những câu hỏi gợi dẫn sau đây: - Các cặp biểu tượng sao Hôm - sao Mai, mặt trăng - mặt trời mang ý nghĩa gì? (Đó là biểu tƣợng của những chàng trai và cô gái đang yêu. Lấy hình ảnh thiên nhiên vĩnh cửu để khẳng định tình yêu, dù xa cách nhƣng vẫn thuỷ chung chờ đợi). - Cặp đại từ ta - mình với câu hỏi tu từ diễn tả điều gì? Tại sao nhân vật trữ tình lại nói như thế? (Đại từ nhân xƣng mình - ta mang một sắc thái biểu cảm rất sâu sắc, diễn tả sự gắn bó gần gũi, tha thiết, gợi quan hệ khăng khít giữa hai ngƣời. Câu hỏi tu từ nhìn bề ngoài có hƣớng về đối tƣợng trữ tình nhƣng thực ra là để khẳng định nỗi nhớ trong nội tâm nhân vật). - Hình ảnh so sánh với dòng thứ sáu có gì độc đáo? (Nhân vật trữ tình ví mình nhƣ sao Vƣợt chờ trăng thể hiện sự khắc khoải cô đơn, mòn mỏi chờ đợi, trong hành trình đi tìm tình yêu. Đây là một hình ảnh đẹp, giàu chất thơ “sự chờ đợi, ngóng vọng dẫu cô đơn nhƣng kiên định biết bao”). 64 Cần chú ý rằng, mỗi văn bản ca dao là một chỉnh thể riêng nên khi hƣớng dẫn học sinh phân tích khái quát, giáo viên phải chú ý cách phân tích riêng cho từng bài dựa trên sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố hình thức biểu cảm. ▪ Hoạt động bình giá Đây là hoạt động mang tính chất suy ngẫm và phải có sự am hiểu về tác phẩm mới có thể thực hiện đƣợc. Hoạt động này lấy cơ sở là hoạt động phân tích khái quát. Thực hiện hoạt động này trong dạy học ca dao theo đặc trƣng thể loại, giáo viên sử dụng biện pháp bình giảng kết hợp với việc đặt câu hỏi để học sinh tự bộc lộ, tự đánh giá văn bản ca dao trên các mặt nhƣ: giá trị nội dung, giá trị lịch sử, gợi ý cách hiểu khác để học sinh suy ngẫm… Ngƣời giáo viên bình giỏi, giờ học sẽ hứng thú, mang màu sắc cảm xúc rõ rệt. Thông qua sự hiểu biết và rung cảm của mình với bài ca dao, ngƣời giáo viên giúp học sinh những hiểu biết và rung cảm với bài ca dao đó. Bình giảng trong giờ dạy ca dao góp phần quyết định hiệu quả giờ dạy. Phân tích khái quát giúp chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong ca dao còn bình giảng giúp sâu chuỗi các yếu tố ấy, giúp chúng hoà quyện trong một thể thống nhất. Khi bình giảng có thể hƣớng dẫn học sinh đi vào những yếu tố đƣợc coi là “điểm sáng thẩm mỹ” trong bài ca dao. Chẳng hạn bài ca dao “Khăn thƣơng nhớ ai” đã diễn tả nỗi nhớ thƣơng da diết, bồi hồi của cô gái đang yêu. Trạng thái tình cảm yêu thƣơng vốn rất trừu tƣợng và khó có thể diễn đạt bằng lời nhƣng cô gái đã diễn tả nỗi nhớ thƣơng của mình một cách tinh tế và kín đáo: mƣợn những sự vật bên ngoài: “khăn”, “đèn” đến “đôi mắt” là bộ phận của cơ thể để diễn đạt những tình cảm phức tạp, ngổn ngang trong lòng. Trạng thái của “chiếc khăn” rất đa dạng, vận động trong không gian đa chiều: “rơi xuống”, “vắt lên”, “chùi nƣớc mắt” thể hiện sự bồn chồn, mong nhớ. Hình ảnh “đèn”, “mắt” là biểu tƣợng 65 của nỗi nhớ vƣợt thời gian, nỗi nhớ đọng đầy, chong chong đến khắc khoải, da diết. Nói đến “khăn thƣơng nhớ ai” thực ra là nói đến tâm trạng thƣơng nhớ đến bồn chồn của cô gái. Một loạt các câu hỏi tu từ “thƣơng nhớ ai?” dồn dập lên tục, đứt đoạn diễn tả tiếng lòng thổn thức của cô với nỗi nhớ ngày một dâng đầy, để rồi không thể kìm giữ đƣợc, nó bật ra nghẹn ngào: “Đêm qua em những lo phiền/ Lo vì một nỗi không yên một bề”. Ngoài nỗi nhớ thƣơng, cô gái còn lo lắng cho duyên phận của mình. Từ tâm trạng ngổn ngang “trăm mối tơ vò” ở trên cho ta thấy tình yêu chân thành, đằm thắm, tha thiết của cô gái đối với chàng trai. Để học sinh tự bộc lộ suy nghĩ của mình, giáo viên kết hợp bình với nêu câu hỏi cảm nhận và đánh giá: - Cảm nhận của em về việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ trong bài ca dao? - Cảm xúc của em như thế nào sau khi học xong bài ca dao này? - Nhà phê bình Hoài Thanh nhận định: “Bài ca dao “Khăn thƣơng nhớ ai” là một trong những bài ca dao hay nhất của ngƣời Việt nói về tình yêu và nỗi nhớ. Ý kiến của em như thế nào? Bài ca dao này có ý nghĩa như thế nào với văn học viết? Em có biết những câu thơ lấy cảm hứng từ bài ca dao này không?”. Những câu hỏi mang tính chất đánh giá chung nhƣ thế sẽ giúp các em tổng hợp kiến thức, vừa bộc lộ đƣợc ý kiến của mình, vừa có cái nhìn tổng thể, toàn diện về một bài ca dao cụ thể, tiến tới khái quát đƣợc ý nghĩa của một chùm ca dao cùng chủ đề. Hoạt động bình giá trong dạy học ca dao vừa tạo đƣợc vai trò định hƣớng của giáo viên, vừa giúp học sinh có khả năng tự biểu lộ và khả năng đánh giá khái quát về nội dung và hình thức biểu cảm của văn bản ấy. 66 ▪ Hoạt động tự nhận thức và ứng dụng Văn học lấy con ngƣời làm đối tƣợng phản ánh, mục đích của dạy học văn là vì con ngƣời. Việc hình thành cho học sinh hoạt động tự biểu lộ ở trên đã tạo cơ sở để các em tiến hành hoạt động tự nhận thức, ứng dụng. Dạy văn không chỉ hƣớng các em hiểu tác phẩm, hiểu xã hội, con ngƣời mà thông qua đó, các em học tập đƣợc những gì, chuyển biến nhƣ thế nào trong đời sống con ngƣời trong xã hội xƣa mà điều quan trọng là các em biết nâng niu, yêu quý, trân trọng kho tàng tri thức dân gian vô giá của dân tộc. Sau bài học về ca dao, các em thấy tâm hồn mình đƣợc bồi đắp thêm những tình cảm đẹp, tình yêu thƣơng lòng cảm thông với con ngƣời để sống nhân ái hơn. Hoạt động tự nhận thức và ứng dụng của mỗi hoạt động sẽ khác nhau bởi mỗi em có những đặc điểm riêng về tâm lý: năng lực cảm thụ và tiếp nhận văn học khác nhau, có sự chuyển hoá khác nhau trong năng lực sáng tạo và hoạt động thực tiễn. Do đó, giáo viên cần nêu câu hỏi và ra bài tập cho phù hợp. Thực hiện hoạt động này, giáo viên có thể đặt các câu hỏi mở rộng, các bài tập nghiên cứu nhỏ hoặc các bài luận cho học sinh. Chẳng hạn có thể ra bài tập: “Từ mô típ “thân em” hãy tìm ba đến năm câu ca dao có cùng mô típ, phân tích những sắc thái ý nghĩa khác nhau của chúng, từ đó nêu nhận xét chung của em?”; Có thể yếu cầu các em tìm và nhận xét về việc sử dụng một biện pháp nghệ thuật nào đó trong ca dao (nhƣ so sánh, ẩn dụ… với những em yêu thích ca dao). Ngoài ra, có thể để các em tự rút ra những bài học qua một bài hoặc một chùm ca dao (theo cảm nhận riêng của mỗi em)… Cũng có thể đặt ra những câu hỏi để học sinh tự liên hệ thực tiễn xã hội bây giờ hoặc liên hệ với bản thân. Chẳng hạn: phụ nữ ngày nay có còn chịu thân phận phụ thuộc nhƣ những ngƣời phụ nữ trong các bài ca dao vừa học không? Bản thân em hay bạn bè em có còn mang những tật xấu mà ca dao hài hƣớc nói đến? 67 Ngoài ra còn có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhƣ thi đọc thuộc lòng diễn cảm ca dao, thi sƣu tầm ca dao ở địa phƣơng mình… Cần phải nhấn mạnh rằng, mỗi sự phân chia bao giờ cũng mang tính tƣơng đối. Vì thế khi áp dụng vào việc dạy học không nên dập khuôn máy móc hoặc độc tôn bất kỳ một hình thức tổ chức hoạt động học nào của bài học, cho một tác phẩm cụ thể, mà có thể cần phải lựa chọn, đan kết, xen kẽ nhau (thậm chí loại trừ nhau) giữa chúng, để thực hiện mục tiêu: “Dạy văn là dạy cái hay cái đẹp mang chất văn để cho con ngƣời sống đẹp, có văn hoá đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc trong sự nghiệp đổi mới… góp phần thực hiện mục đích chiến lƣợc giáo dục của Đảng là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài” [23, tr.12]. 68 Ch•¬ng 3 ThiÕt KÕ thÓ nghiÖm 3.1. Mục đích thể nghiệm Thể nghiệm sƣ phạm có vị trí đặc biệt quan trọng của khoa học giáo dục nó chung và phƣơng pháp dạy học văn nói riêng. Cho nên chúng tôi tiến hành dạy thể nghiệm để kiểm tra đánh giá tính khả thi của những biện pháp dạy học ca dao đã đề xuất ở trên. Thông qua việc thiết kế giáo án, dạy thể nghiệm và dánh giá kết quả giờ dạy để biết đƣợc có nâng cao hơn hiệu quả so với cách dạy học hiện tại của giáo viên hay không, từ đó có những kết luận khoa học cho các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất. 3.2. Nội dung thể nghiệm - Thể nghiệm hai chùm bài ca dao trong Ngữ văn 10 Vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, tích hợp vào việc thực nghiệm chùm bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa và chùm bài Ca dao hài hước của SGK Ngữ văn 10 tập 1 (NXB Giáo dục, 2006 - Chƣơng trình chuẩn). Ca dao than thân yêu thƣơng tình nghĩa gồm 6 bài, khi đƣợc giảng dạy giúp học sinh cảm nhận đƣợc tiếng hát than thân và lời ca yêu thƣơng tình nghĩa của ngƣời bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao. Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời lao động và yêu quý những sáng tác của họ. Ca dao hài hƣớc gồm 4 bài, giúp học sinh cảm nhận đƣợc tiếng cƣời lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của ngƣời bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều lo toan, vất vả và bất hạnh trong cuộc sống. 69 - Trong chƣơng trình Ngữ văn 10 có hai chùm bài ca dao mà luận văn quan tâm nhằm phát huy việc dạy học theo hƣớng tích hợp và tích cực. Hƣớng dạy hai chùm bài ca dao là hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu từng bài ca dao về nội dung ý nghĩa và những đặc trƣng riêng về thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ, hình ảnh … Và để hiểu đúng, hiểu sâu từng bài, nên đặt nó vào hệ thống những bài ca dao tƣơng tự và đặt nó trong môi trƣờng diễn xƣớng. - Xuất phát từ đặc trƣng của sáng tác ca dao Dạy học ca dao theo phƣơng pháp mới là tiếp cận, khám phá trên hai mặt: các yếu tố thi pháp trong văn bản ngôn từ và các yếu tố nằm ngoài văn bản (tức là tìm đến cuộc sống thật của các sáng tác ca dao). Với cách dạy mới này đã khắc phục những lối dạy cũ tiếp cận, phân tích ca dao chỉ dựa trên bề mặt văn bản vẫn còn tồn tại từ bấy lâu nay. - Vận dụng phƣơng pháp dạy học tích hợp, tích cực vào việc khám phá sáng tác ca dao Với thiết kế mới này nhằm tăng cƣờng hoạt động tích cực giữa thầy - trò. Ngoài hình thức câu hỏi trả lời còn có các hình thức khác nhƣ tìm các câu ca dao cùng hệ thống các yếu tố ngoài văn bản có liên quan đến tìm hiểu các sáng tác ca dao, biểu diễn các làn điệu dân ca… Chính các hoạt động này giúp cho học sinh khám phá ca dao ở nhiều mặt chứ không chỉ ở mặt duy nhất là văn bản ngôn từ. Nhƣ vậy, phƣơng pháp dạy học ca dao theo hƣớng tích hợp, tích cực đã tạo điều kiện để ngƣời học xác định đƣợc việc lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học ca dao, ngƣời giáo viên chỉ đóng vai trò hƣớng dẫn, khơi gợi. Dạy học theo hƣớng tích hợp, tích cực làm cho học sinh thích thú và nắm chắc bài hơn đồng thời dạy học theo phƣơng pháp mới này giáo viên phải chuẩn bị giáo án rất công phu và học sinh cũng phải chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp cũng kỹ càng hơn. Chính vì thế giờ dạy mang lại kết quả cao hơn. 70 Giáo sƣ Phan Trọng Luận có nói “Giáo án Văn mới không thể là bản đề cƣơng nội dung tiết giảng về cái hay cái đẹp của áng văn thầy tâm đắc mà là bản thiết kế việc làm của học sinh”. Thực hiện nguyên tắc trên, chúng tôi tiến hành xây dựng bản thiết kế thử nghiệm dạy học bài “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” và “Ca dao hài hước”. 3.3. Đối tượng thể nghiệm Do điều kiện thời gian và nhiều nguyên nhân khách quan khó thực hiện việc tiến hành thể nghiệm rộng rãi trên nhiều địa bàn với nhiều đối tƣợng, thể nghiệm của chúng tôi đƣợc tiến hành ở trƣờng THPT Phú Bình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với 2 lớp 10: 10A7: 45 HS. 10A9: 49 HS 3.4. Thiết kế bài học Ca dao thân thân, yêu thương tình nghĩa I. Định hướng dạy học - Dạy học ca dao từ đặc trƣng thể loại của nó. - Dạy học ca dao theo hƣớng tích hợp và tích cực. 1. Mục tiêu - Cảm nhận đƣợc tiếng hát than thân và lời ca yêu thƣơng tình nghĩa của ngƣời bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao. - Đồng cảm với tâm tƣ của ngƣời lao động xƣa, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và yêu quý sáng tác của họ. 2. Chuẩn bị 2.1. Giáo viên - Kiến thức: Giáo viên vận dụng kiến thức chung về văn học dân gian, về ca dao để hƣớng dẫn học sinh hiểu các giá trị nội dung và hình thức của các bài ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa trong SGK Ngữ văn 10 thông qua phần giải quyết các câu hỏi đọc hiểu. 71 - Dạy tích hợp: Gắn kết dạy học đọc - hiểu văn bản ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa với các đặc trƣng biểu cảm trong ca dao, đặc tính dân gian của ca dao, hình thức thể loại ca dao. Liên môn đọc - hiểu với tiếng Việt và Làm văn. - Dạy tích cực: Lựa chọn và bổ sung hệ thống câu hỏi đọc - hiểu từng bài cho học sinh và cả chùm bài ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa, trong hoạt động đàm thoại. Chuẩn bị một số lời giảng bình về ca dao. - Vận dụng phƣơng pháp thảo luận kết hợp với đọc diễn cảm, trình bày ý kiến theo nhóm. 2.2. Học sinh - Đọc diễn cảm thuộc lòng các văn bản ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa. Tìm ý và trả lời các câu hỏi đọc - hiểu trong SGK. - Tìm thêm các câu ca dao khác cùng chủ đề than thân, yêu thƣơng tình nghĩa, cùng mô típ mở đầu, các dị bản… II. Tiến trình dạy học - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra bài cũ. - Bài mới. Việc 1: Đọc và tìm hiểu phần tiểu dẫn Gợi dẫn 1: Ca dao là gì? Ca dao khác dân ca ở chỗ nào? Yêu cầu: + Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian thƣờng kết hợp với âm nhạc khi diễn xƣớng, đƣợc sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con ngƣời. + Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. Ca dao là lời thơ của dân ca. 72 Gợi dẫn 2: Thể loại ca dao có đặc trƣng gì về nội dung và nghệ thuật? Yêu cầu: + Nội dung: Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tƣ tƣởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, xã hội, đất nƣớc. + Nghệ thuật: Phần lớn ca dao đặt theo thể lục bát, ngôn ngữ gần với lời nói hàng ngày giàu hình ảnh biểu tƣợng, so sánh, ẩn dụ, diễn đạt bằng một số công thức mở đầu. Việc 2: Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản Gợi dẫn 3: Tại sao 6 bài ca dao lại có thể đặt chung trong một văn bản ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa? Trong mỗi bài lại có chủ đề riêng, hãy chỉ ra và xác định giọng điệu của mỗi bài? Yêu cầu: - Bởi sáu bài ca dao đều chung đề tài về tình cảm con ngƣời: than thân, yêu thƣơng tình nghĩa. Trong đó: + Bài 1, 2: Bài ca than thân, giọng xót xa thông cảm + Bài 3: Vừa than thân vừa tình nghĩa giọng chua xót, tha thiết mãnh liệt. + Bài 4, 5, 6: Bài ca yêu thƣơng tình nghĩa, giọng tha thiết, lắng sâu. 2. Đọc - hiểu nội dung văn bản Bài 1, 2 Gợi dẫn 1: Hai bài ca dao than thân đều mở đầu bằng “thân em nhƣ…”. Hãy cho biết ngƣời than thân là ai? Ở đây họ than thở về điều gì? Giãi bày tâm tình gì? 73 Yêu cầu: - Cô gái trong bài 1 là một ngƣời con gái mới lớn, đang ở “tuổi cập kê” (tuổi lấy chồng). Cô than thở về thân phận bị phụ thuộc của ngƣời phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân: Thân em nhƣ tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Trong xã hội phong kiến xƣa, ngƣời phụ nữ không có quyền tự quyết định hạnh phúc lứa đôi của mình, thƣờng là “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Cô gái ở đây thổ lộ nỗi băn khoăn, lo lắng về tƣơng lai của mình. Lời ca mang âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Cô gái cảm thấy thân phận mình sao mà mỏng manh, chông chênh (như tấm lụa đào) và mình nhƣ một thứ hàng đƣợc đem ra bán (phất phơ giữa chợ). Cô lo lắng, băn khoăn về ngƣời chồng tƣơng lai của mình (biết vào tay ai). - Còn cô gái ở bài 2 thì lại than thở về hình thức bề ngoài thua thiệt, đen đúa của mình: Thân em nhƣ củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Gợi dẫn 2: Qua lời than của hai cô gái, ta vẫn thấy đƣợc nét đẹp ở họ. Đó là nét đẹp gì và nó đƣợc ẩn chứa trong lời than thân nhƣ thế nào? Yêu cầu: Qua lời than của hai cô gái, ta vẫn thấy đƣợc nét đẹp ở họ. Cả hai cô đều thực sự có ý thức về giá trị, nhân phẩm của mình và đều có nhu cầu làm chủ bản thân mình khi bƣớc vào tuổi lấy chồng. - Cô gái ở bài 1 thấy mình nhƣ tấm lụa đào là chứng tỏ cô ý thức rất rõ về sắc đẹp và phẩm giá của mình. Hình ảnh tấm lụa đào tƣợng trƣng cho nhan sắc lộng lẫy và tuổi xuân phơi phới của ngƣời con gái. 74 - Còn cô gái ở bài 2 thì cũng khẳng định mạnh mẽ giá trị, phẩm chất của mình. Lời khẳng định ở đây hồn nhiên, chân thật, rất đáng yêu: Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Ai ơi, nếm thử mà xem! Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi. Gợi dẫn 3: Từ hai bài trên, chúng ta có thể thấy đƣợc những nét nghệ thuật đặc trƣng gì của ca dao? Yêu cầu: Từ hai bài trên, ta thấy đƣợc những nét nghệ thuật đặc trƣng của ca dao: - Trƣớc hết là sự lặp lại mô thức câu mở đầu. Trong kho tàng ca dao truyền thống của ngƣời Việt, bộ phận nói về chủ đề than thân của ngƣời phụ nữ chiếm một tỉ lệ rất lớn. Chúng thƣờng đƣợc mở đầu bằng mô thức câu quen thuộc: Thân em như…, Em như… - Trong ca dao thƣờng dùng lối so sánh, ví von. Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ đều đƣợc lấy từ cuộc sống đời thƣờng gần gũi của ngƣời bình dân: tấm lụa đào, củ ấu gai, hạt mưa rào, miếng cau khô, giếng nước, con cá rô, con hạc đầu đình,… - Ca dao thƣờng dùng thể thơ lục bát. Thể thơ này chiếm một tỉ lệ rất lớn trong ca dao cổ truyền vì có khả năng diễn tả đƣợc mọi sắc thái tình cảm của ngƣời bình dân, lại dễ thuộc, dễ nhớ nên đƣợc lƣu truyền rộng rãi. Bài 3 Gợi dẫn 1: Về kết cấu, cách diễn dạt ở bài ca này có gì khác so với hai bài trên? 75 Yêu cầu: - Ở bài ca này không xác định rõ nhân vật trữ tình là ai. Tuỳ theo từng cách lý giải mà có thể cho đó là lời của chàng trai hay cô gái. Ở đây thống nhất cách gọi chung là nhân vật trữ tình. - Mô thức “trèo lên” (Trèo lên cây bƣởi hái hoa; Trèo lên cây gạo cao cao…) bộc lộ sự bối rối, quẩn quanh qua hành động. Gợi dẫn 2: Đại từ phiếm chỉ “ai” dùng để nói về đối tƣợng nào? Biện pháp nhân cách hoá đƣợc sử dụng nhƣ thế nào? Giá trị biểu đạt thẩm mỹ của nó? Em có nhận xét gì về hai câu đầu? Yêu cầu: Đại từ phiếm chỉ “ai” chỉ những thế lực đã ngăn cản và chia rẽ tình duyên của họ. - “Cây khế” trở thành đối tƣợng trữ tình để nhân vật trữ tình giãi bày, than thở chính là than thở với lòng mình. Khế chua - lòng ngƣời chua xót càng khiến cho lời than thêm da diết, não nề. - Hai câu đầu là nỗi than thở cho mối duyên tình lỡ dở của nhân vật trữ tình. Gợi dẫn 3: Hãy chỉ ra và phân tích nghệ thuật so sánh, ẩn dụ trong hai dòng 3, 4 để làm sáng tỏ tình nghĩa con ngƣời trong đó.( Hình ảnh thiên nhiên sóng đôi tƣợng trƣng cho ai?) Yêu cầu: Mặt trăng - mặt trời, sao Hôm - sao Mai tƣợng trƣng cho ngƣời con gái và ngƣời con trai trong tình yêu. + Chú ý điệp từ “sánh với” và từ láy “chằng chằng”. Nêu giá trị biểu cảm của chúng. 76 - “Sánh với”, “chằng chằng”, khẳng định dù phải xa cách nhƣng hai ta vẫn đẹp đôi, tƣơng xứng. Từ sự tƣơng xứng giữa các hình ảnh cho thầy tình cảm con ngƣời trƣớc sau nhƣ nhất, bền vững, thuỷ chung. Thiên nhiên vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng thể hiện sự lớn lao, sâu nặng trong tình cảm đồng thời biểu hiện, khẳng định sự thuỷ chung. → Mặt trời lặn, mặt trăng mọc, ánh sáng mặt trời phản chiếu vào mặt trăng, sao Hôm và sao Mai vốn chỉ là một. Ở đây, tác giả dân gian đã lấy hình ảnh thiên nhiên vĩnh cửu vô tận, tƣơng xứng trong vũ trụ, dẫu có đối lập về thời gian xuất hiện nhƣng chúng luôn tựa bên nhau, vĩnh hằng cùng nhau. Gợi dẫn 4: Câu hỏi tu từ trong câu 5 có ý nghĩa gì? Hình ảnh trong câu 6 có gì độc đáo? Yêu cầu: + Thực chất, đó là tiếng gọi “mình ơi” tha thiết, khẳng định tình cảm nhớ thƣơng, son sắt của nhân vật trữ tình. + Hình ảnh sao Vƣợt: sự cô đơn, vô vọng trong đợi chờ. → Nỗi nhớ không kìm nén đƣợc đã tuôn trào một cách tự nhiên: hỏi mình có nhớ ta là khẳng định ta luôn nhớ mình, khẳng định tình yêu chung thuỷ của ta dẫu duyên không thành. Sao Vƣợt, sao Hôm, sao Mai chỉ là một. Hành động “chờ trăng” thể hiện sự mòn mỏi, khắc khoải, đau xót vì lỡ duyên tình nhƣng cũng rất chung tình. Đây là một hình ảnh đẹp, giàu chất thơ, mang vẻ đẹp tình nghĩa con ngƣời. Gợi dẫn 5: Em cảm nhận đƣợc điều gì qua bài ca dao này? Yêu cầu: Sự ấm áp tình đời, tình ngƣời lan toả từ niềm tin yêu vào sự thuỷ chung son sắt của tình yêu đôi lứa. 77 Bài 4 Gợi dẫn 1: Dễ nhận thấy nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là cô gái. Em hình dung nhƣ thế nào về tâm trạng của cô? Yêu cầu: Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là một cô gái. Cô ta đang yêu và đang sống trong tình cảnh xa cách ngƣời yêu và đây là tâm trạng thƣơng nhớ ngƣời yêu và nỗi lo lắng, băn khoăn của cô. Gợi dẫn 2: Thƣơng nhớ vốn là tình cảm khó hình dung, nhất là trong tình yêu. Vậy mà ở đây tình cảm đó đƣợc thể hiện rất sinh động, tinh tế, cụ thể mang tính nghệ thuật của ca dao. Em hãy chỉ ra và phân tích (Lối nói bằng hình ảnh biểu tƣợng thể hiện nhƣ thế nào? Ý nghĩa?) Yêu cầu: + Hình ảnh “khăn”: vật trao duyên, vật kỷ niệm, gợi nhớ “ngƣời đàng xa”, là vật quấn quýt bên ngƣời con gái, cùng chia sẻ nỗi niềm thƣơng nhớ. + Điệp khúc: Nỗi nhớ thƣơng triền miên, da diết. Mỗi lần hỏi là một lần trào dâng khôn nguôi. Gợi dẫn 3: Trạng thái vận động của “khăn” và “đèn” diễn tả điều gì? Yêu cầu: + Trạng thái vận động trái chiều của “khăn”: tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò. Chiếc khăn xuất hiện trong không gian đa chiều, bộc lộ sự bồn chồn, thƣơng nhớ đến rơi nƣớc mắt của cô gái. + Thanh điệu chủ yếu: thanh bằng → Nỗi nhớ thƣơng bâng khuâng, da diết đầy nữ tính. Gợi dẫn 4: Sự chuyển biến từ hình ảnh “khăn” sang “đèn” thể hiện điều gì? 78 Yêu cầu: Chuyển từ “khăn” sang “đèn” chính là sự luân chuyển từ không gian sang thời gian, cùng là sự chuyển biến thời gian từ “ngày” sang “đêm”. Hình ảnh “đèn không tắt”: con ngƣời trằn trọc thâu đêm với nỗi nhớ thƣơng đằng đẵng. Gợi dẫn 5: Cuối cùng là “đôi mắt” của chính cô gái: nếu nhƣ những câu hỏi dồn dập bên trên là hỏi “khăn”, hỏi “đèn” thể hiện qua biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, thì “mắt” là hình ảnh hoán dụ, gần nhất về cô gái. Từ đó, cho thấy tâm trạng cô gái có sự chuyển biến nhƣ thế nào? Yêu cầu: Dƣờng nhƣ đến đây, cô gái không còn kìm giữ đƣợc tiếng lòng thổn thức của mình nữa mà nỗi nhớ đƣợc trào dâng theo sự bộc lộ tự nhiên trong thao thức trằn trọc: “mắt thƣơng nhớ ai, mắt ngủ không yên”. → Giữa “đèn không tắt” và “mắt ngủ không yên” có sự hợp lý nhất quán và tự nhiên. Mắt ngủ yên sao đƣợc khi trong tâm trí, hình ảnh ngƣời thƣơng cứ hiện ra. Do đó mà thao thức, trằn trọc, mà “đèn không tắt”. Nhƣ vậy nỗi nhớ đƣợc nói đến liên tiếp, dồn dập trong 10 câu thơ bốn chữ. Cô gái chỉ hỏi mà không có lời đáp. Thực ra lời đáp nằm trong điệp khúc “thƣơng nhớ ai”. Tất cả bắt nguồn từ tình yêu chân thành, tha thiết của cô gái dành cho tràng trai… Gợi dẫn 6: Hai câu cuối có gì khác lại so với 10 dòng đầu? Vì sao cô gái lại phải lo lắng cho số phận của mình, cho duyên phận đôi lứa “không yêu một bề” trong khi tình cảm nhớ thƣơng vẫn da diết, cháy bỏng? Yêu cầu: Chuyển biến đột ngột từ thể vãn sang thể lục bát kéo dài nhƣ tháo bỏ những dồn nén, tức tƣởi. Chính thể lục bát làm cho lời ca dao gần với những nỗi niềm của những cô gái trong ca dao than thân. Cô lo lắng vì hạnh phúc lứa đôi thƣờng bấp bênh, bị ngăn trở, vì tình yêu tha thiết không dẫn đến hôn nhân. Vì thế tạo nên nỗi lo sợ mênh mông. 79 * Chỉ với 10 dòng ngắn gọn, một cặp lục bát cuối bài, các thủ pháp nghệ thuật cùng các câu hỏi tu từ dồn dập đã diễn đạt thật tài tình nỗi nhớ thƣơng bồn chồn lo lắng đến da diết khôn nguôi của cô gái. Gợi dẫn 7: Sau khi học song bài ca dao này, cảm nhận của em về hình ảnh cô gái trong xã hội xƣa? Yêu cầu: Đó là vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời con gái Việt Nam: khao khát yêu thƣơng và đƣợc yêu thƣơng, tình cảm chân thành đằm thắm trong tình yêu. Bài 5 Gợi dẫn 1: Cái hay của bài ca dao này là ở đâu? + Đây là lời của ai nói với ai? Điều đƣợc nói đến là điều gì? Nói nhƣ thế nào? Yêu cầu: Đây là lời của cô gái thầm nói với ngƣời yêu của mình bằng cách thổ lộ ƣớc muốn. Gợi dẫn 2: Ƣớc muốn của cô gái đƣợc biểu hiện độc đáo nhƣ thế nào? (đặt trong hệ thống những câu ca dao cùng mô típ, “ƣớc gì” thể hiện điều gì; đặt trong những bài ca dao cùng nói về “cây cầu” - tình yêu thì “cầu dải yếm” có gì đặc biệt?). Yêu cầu: Những bài ca dao mở đầu bằng “ƣớc gì” (Ƣớc gì em hoá ra dƣa…; Ƣớc gì anh hoá ra hoa) → ƣớc muốn cháy bỏng của đôi lứa yêu nhau là đƣợc ở bên nhau. + Mô típ cây cầu: (cầu cành hồng, cầu mồng tơi…) → cầu dải yếm đặc biệt hơn bởi vì nó không phải là cái bên ngoài đi mƣợn mà là vật thân thiết gần gũi nhất của cô gái. Nó thể hiện sự táo bạo nhƣng cũng rất trữ tình, ý nhị, kín đáo của cô gái. Cô chủ động bắc cây cầu trong sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, điều đó càng thể hiện tình yêu chân thành đằm thắm của cô. 80 Gợi dẫn 3: Bài ca dao có dị bản “ƣớc gì sông rộng một gang”. Cách nói khác nhau có khiến cho mục đích biểu đạt của bài ca dao thay đổi không? Tại sao? Yêu cầu: “Rộng”, “hẹp” chỉ là cách nói: khoảng cách con sông không hề thay đổi bởi đã có hình ảnh xác định đằng sau (một gang). Đó chỉ là cái cớ để cô gái bộc lộ khát vọng yêu đƣơng của mình. → Đó là khát vọng yêu đƣơng cháy bỏng và chân thành của con ngƣời trong tuổi yêu. Khi yêu khi say con ngƣời thƣờng thoát li những điều kiện thƣự tế và suy nghĩ một cách tự do, bay bổng theo khát vọng trái tim. “Cầu dải yếm” trở thành cái cầu tình yêu đẹp nhất trong ca dao, chỉ có tƣ duy nghệ thuật dân gian mới sáng tạo ra một cái cầu nhƣ thế, vừa gần gũi thân quen vừa táo bạo mà trữ tình, đằm thắm đầy nữ tính. Trong hệ thống hình ảnh, cái cầu trong ca dao là kết tinh đẹp đẽ nhất, tâm hồn của ngƣời lao động đƣợc hình tƣợng hoá trong việc biểu hiện tình yêu. Bài 6 Gợi dẫn 1: Bài ca dao sử dụng hình ảnh nào để biểu đạt nội dung tình cảm? Yêu cầu: + Hình ảnh “muối mặn”, “gừng cay” thể hiện tình nghĩa thuỷ chung của ngƣời bình dân. + Xuất phát từ thực tế “muối”, “gừng” là những gia vị, cùng là những vị thuốc dùng trong lúc ốm đau, gợi lên tình cảm yêu thƣơng giữa con ngƣời với con ngƣời trong cuộc sống. 81 + Biểu tƣợng “gừng cay”, “muối mặn” chủ yếu dùng để nói về tình cảm vợ chồng thắm thiết tình nghĩa, sâu đậm thuỷ chung, mới trải qua những ngày đồng cam cộng khổ vui buồn trong hạnh phúc gia đình. Gợi dẫn 2: Em cảm nhận nhƣ thế nào về cách nói “ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”? Yêu cầu: Cách nói về thời gian: Chỉ thời gian một trăm năm - một đời ngƣời, chỉ có cái chết mới chia lìa đƣợc hai ngƣời. → Tình cảm sâu nặng, thắm thiết, thuỷ chung, luôn bền vững của vợ chồng trƣớc thử thách của thời gian, cuộc đời. Câu hát kéo dài 13 tiếng thể hiện rõ điều đó. III. Tổng kết 1. Giá trị nội dung Gợi dẫn 1: Qua chùm bài ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa em thấy và hiểu gì về đời sống tâm hồn, tình cảm và vẻ đẹp của ngƣời lao động xƣa? Yêu cầu: + Đời sống tâm tồn phong phú với nhiều cung bậc tinh cảm, cảm xúc chua xót, đắng cay, lo lắng, nhớ thƣơng… + Vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời lao động xƣa giàu tình yêu thƣơng, khát khao hạnh phúc, thuỷ chung. 2. Giá trị nghệ thuật. Gợi dẫn 2: Em hãy khái quát lại các cách thức biểu đạt mà các bài ca dao sử dụng? Yêu cầu: + Hình ảnh biểu tƣợng: cầu, khăn, ngọn đèn, gừng cay muối mặn. + Hình ảnh so sánh, ẩn dụ: tấm lụa, củ ấu… 82 + Hình thức lặp lại: những công thức mở đầu, những mô típ gần gũi thân em, trèo lên, ƣớc gì… + Thể lục bát: thể hỗn hợp, nhịp điệu biến hoá linh hoạt. 3. Củng cố - Mục đích biểu cảm trong các bài ca dao: sự phong phú về các trạng thái cung bậc tình cảm. - Cách thức biểu cảm theo các hình ảnh, biểu tƣợng ngôn ngữ, thể thơ. 4. Luyện tập - Học thuộc các bài ca dao. - Ra bài tập ứng dụng: từ mô típ “thân em”, “trèo lên”, “ƣớc gì” em hãy tìm từ ba đến năm bài ca dao cùng mô típ và phân tích sắc thái tình cảm đƣợc bộc lộ trong mỗi bài. Ca dao hài hước I. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Cảm nhận đƣợc tiếng cƣời lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của ngƣời bình dân vƣợt lên trên cuộc sống nhọc nhằn và thiệt thòi của họ. - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cƣời của ca dao hài hƣớc. - Trân trọng lối sống lạc quan yêu đời của ngƣời lao động thông qua tiếng cƣời của họ đƣợc biểu hiện một cách nghệ thuật trong ca dao. II. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới 83 Việc 1: Đọc và tìm hiểu cấu trúc bài ca Hƣớng dẫn HS đọc chùm ca dao hài hƣớc. Gợi dẫn: Trong bốn bài ca dao chúng ta đƣợc học, những bài nào là tiếng cƣời giải trí, tự trào, những bài nào là tiếng cƣời phê phán, chế giễu? Yêu cầu: Bài 1: Tiếng cƣời giải trí, tự trào. Cho học sinh đọc theo lối đối đáp, giọng đọc tƣơi vui, dí dỏm mang âm hƣởng đùa cợt… Bài 2, 3, 4: Tiếng cƣời phê phán, chế giễu. Đọc với giọng vui tƣơi có pha ý giễu cợt. Việc 2: Đọc - hiểu nội dung văn bản Bài 1 HS đọc - GV giúp giải nghĩa những từ khó. Bài ca dao là lời dẫn cƣới của chàng trai và lời thách cƣới của cô gái: Gợi dẫn 1: Việc dẫn cƣới và thách cƣới ở đây có gì khác thƣờng? Yêu cầu: Cái khác thƣờng trƣớc hết ở “lễ vật” của việc dẫn cƣới và thách cƣới. - Lễ vật trong lời dẫn cƣới của chàng trai là: “thú bốn chân”, tƣởng sang trọng, linh đình dẫn voi, trâu, bò hoá ra chỉ là con “chuột béo” mời cả dân, cả làng. - Lễ vật trong lời thách cƣới của nhà cô gái củng chả phải là tiền bạc hay các lễ vật sang trọng mà chỉ đơn giản là “một nhà khoai lang”. Gợi dẫn 2: Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt, nhất là cô gái? Yêu cầu: - Cƣới là việc hệ trọng trong đời ngƣời, không thể có chuyện đùa cợt. Thế mà lời dẫn cƣới của chàng trai và lời thách cƣới của cô gái từ đầu đến 84 cuối toàn là những lời đùa vui, cứ nhƣ thể họ là những ngƣời quyết định tất cả, có sao cũng đƣợc. Chàng trai thì khoa trƣơng, phóng đại, dí dỏm: trong khi cô gái thì vô tƣ, hồn nhiên, thanh thản đến lạ thƣờng. - Đáng chú ý ở đây là lời thách cƣới của cô gái. Cƣới là việc hệ trọng trong đời ngƣời con gái, vậy mà chỉ có thách “một nhà khoai lang”. Cũng chẳng cần phải là khoai to, khoai ngon, mà là khoai gì cũng đƣợc kể cả “củ rím”, “củ hà” em cũng đón nhận. Điều đó cho thấy cô gái đã thấu hiểu cảnh ngộ của hai gia đình. Cô gái không chỉ cảm thông với chàng trai mà bằng lòng với cảnh nghèo của hai ngƣời. Gợi dẫn 3: Qua lời đối đáp của chàng trai và cô gái ta thấy cuộc sống của ngƣời dân lao động xƣa nhƣ thế nào? Yêu cầu: Cuộc sống của ngƣời dân lao động xƣa rất nghèo, nhƣng trong cái nghèo ấy họ vẫn cất lên tiếng cƣời đùa vui, hóm hỉnh. Nhất là trong đám cƣới - một đám cƣới nghèo mà vẫn vui, vẫn có thể đùa cợt… Gợi dẫn 4: Trong bài ca dao này, ngƣời dân lao động đã cƣời ai? Cƣời điều gì? Chọn thời điểm nào để cƣời? Yêu cầu: Ngƣời dân lao động xƣa tự cƣời mình trong cảnh nghèo. Chọn đúng việc cƣới xin là lúc để bộc lộ rõ nhất cái nghèo để cƣời, để vui. Vì ngày mai mà không đƣợc vui thì rất bất hạnh nên họ chuyển cái buồn vì nghèo khó thành niềm vui trào lộng không những để quên cái tình cảnh nghèo mà còn biểu lộ thái độ xem trọng và đề cao tình nghĩa hơn là vật chất. Gợi dẫn 5: Đằng sau tiếng cƣời ấy, ta thấy đƣợc điều gì về phẩm chất, bản lĩnh, vẻ đẹp tâm hồn và triết lý sống của ngƣời dân lao động xƣa? 85 Yêu cầu: - Thể hiện ở lòng yêu đời và tinh thần lạc quan. Bởi yêu đời thì mới tự cƣời mình trong cảnh nghèo. - Họ đã vƣợt lên cảnh nghèo để sống một cách lạc quan. Qua đó ta thấy đƣợc vẻ đẹp tâm hồn của họ: ham sống, sống vui tƣơi, hồn nhiên, chân thành, trong sáng. Họ sống vui, lạc quan, yêu đời trong cảnh nghèo khó của mình theo triết lý sống của ngƣời Việt Nam “an bần lạc đạo”. Gợi dẫn 6: Tác giả dân gian đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để thể hiện tiếng cƣời? Yêu cầu: - Lối nói khoa trƣơng, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. - Lối nói giảm dần: . Voi - trâu - bò - chuột (tràng trai) . Củ to - củ mẻ - củ rim, củ hà (cô gái) - Cách nói đối lập: . Dẫn voi/ sợ quốc cấm. . Dẫn trâu/ sợ họ (nhà gái) máu hàn. . Dẫn bò/ sợ họ (nhà gái) co gân. . Lợn gà / khoai lang. - Chi tiết hài hƣớc: . “Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng”. . “Nhà em thách cƣới một nhà khoai lang”. Có thể liên tƣởng đến chi tiết “Đám cƣới chuột đang tƣng bừng rộn rã”, và tranh Đông Hồ thuộc văn hoá dân gian. 86 Bài 2, 3, 4 HS đọc lại 3 bài ca dao Gợi dẫn 1: Tiếng cƣời trong ba bài ca dao này có gì khác so với tiếng cƣời Bài 1? Yêu cầu: Nếu nhƣ tiếng cƣời ở bài 1 là tiếng cƣời chính bản thân mình, tự trào về cái nghèo của mình, thì tiếng cƣời ở ba bài này là tiếng cƣời châm biếm, chế giễu, phê phán những thói hƣ tật xấu. Gợi dẫn 2 : Tác giả dân gian cƣời những loại ngƣời nào trong xã hội, nhằm mục đích gì với thái độ ra sao? Yêu cầu: Tác giả đã cƣời vào từng đối tƣợng cụ thể: * Bài 2, 3 chế giễu loại đàn ông yếu đuối, lƣời nhác không có chí lớn trong xã hội. * Bài 4 châm biếm những ngƣời phụ nữ luộm thuộm, vô duyên, hay ăn quà vặt và không ý tứ với mình với ngƣời khác. Tiếng cƣời trào lộng châm biếm nhẹ nhàng toát lên từ hình ảnh ngƣời chồng đứng ra bênh che, nguỵ biện cho cái dở, cái xấu của vợ mình. Chẳng biết những lời ấy là thật lòng hay lại mỉa mai thêm? Phải chăng đó cũng là thái độ chấp nhận bao dung độ lƣợng của ngƣời chồng vì đã trót “yêu” (chồng yêu…). Tiếng cƣời nhằm mục đích phê phán trong nội bộ nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hƣ tật xấu mà con ngƣời thƣờng mắc phải. Thái độ của tác giả dân gian ở đây nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục không vì thế mà kém phần sâu sắc. 87 Gợi dẫn 3: Hãy chỉ ra điều đáng phê phán, chế giễu trong từng bài? Nét riêng trong nghệ thuật trào lộng của từng bài ca dao là gì? Yêu cầu: Bài 2 - Phê phán loại đàn ông yếu đuối, không có sức trai, không đáng làm trai. - Nghệ thuật trào lộng ở đây là nói mỉa mai và phóng đại, làm cho sự đối lập ý ở câu 1 và câu 2 càng nổi bật, tạo nên một tiếng cƣời vui thoải mái. Làm trai cho đáng sức trai, Khom lƣng chống gối, gánh hai hạt vừng. Sức trai của anh chàng này là “gánh hai hạt vừng” trên vai mà vẫn phải gắng hết mình, phải “khom lƣng chống gối” mới có thể đứng dậy và đi từng bƣớc. Hình ảnh “khom lƣng chống gối” thật là hài hƣớc. Nghệ thuật tăng tiến: gánh hai hạt vừng mà đã phải “khom lƣng chống gối” thì quả là quá yếu quá lƣời biếng nên sinh ra cơ sự ấy. Tiếng cƣời thoát ra từ chỗ ý nhị kín đáo trong hình thức nghệ thuật này. Bài 3 - Là tiếng cƣời châm biếm loại đàn ông lƣời biếng trong xã hội. - Nghệ thuật trào lộng ở bài này là dùng sự so sánh bằng hình ảnh đối lập, hài hƣớc: Chồng ngƣời đi ngƣợc về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo. Tác giả dân gian so sánh giữa “chồng ngƣời” và “chồng em”, giữa một đằng thì chỉ ngồi ở xó bếp “sờ đuôi con mèo”, một sự lƣời biếng điển hình không chịu làm lụng, xoay xở để kiếm sống. 88 Bài 4 - Là tiếng cƣời châm biếm đối với những ngƣời đàn bà vừa xấu xí vừa lƣời biếng, lại còn hay ăn quà và bẩn thỉu. - Nghệ thuật trào lộng độc đáo ở bài này là để cho nhân vật trữ tình tự khoe về những nết xấu của mình; đồng thời còn có cả những biện pháp nghệ thuật quen thuộc của ca dao: cƣờng điệu, phóng đại sự việc để châm biếm, hài hƣớc: “Lỗ mũi mƣời tám gánh lông”, “Đêm nằm thì gáy o o”… và lối nói mỉa mai, hài hƣớc: “râu rồng trời cho”, “gáy cho vui nhà”, “Về nhà đỡ cơm”, “hoa thơm rắc đầu”. Nhìn chung các tác giả dân gian châm biếm, phê phán với thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng chứ không mỉa mai sâu cay, gay gắt. Gợi dẫn 4: Qua tìm hiểu những bài ca dao trên, các em có thể thấy đƣợc những nét đặc sắc nào của nghệ thuật trào lộng qua các bài ca dao trên? Yêu cầu: Tiếng cƣời trào lộng, châm biếm trong các bài ca dao trên đã đƣợc tại nên bởi những biện pháp nghệ thuật: nói quá, cách nói tƣơng phản, ngoa dụ, giả định, chơi chữ, nói ngƣợc, so sánh… Các biện pháp nghệ thuật nói trên kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên cách nói, giọng nói mỉa mai dí dỏm, nhẹ nhàng nhƣng ý nghĩa châm biếm lại sâu sắc. II. Củng cố Gợi dẫn: Chùm ca dao hài hƣớc đã để lại trong em ấn tƣợng nhƣ thế nào về ngƣời bình dân xƣa? Yêu cầu: Những bài ca dao hài hƣớc đã đem đến cho ta một ấn tƣợng sâu sắc về những ngƣời bình dân xƣa. Mặc dù cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan, nhƣng họ luôn lạc quan, yêu đời và có một triết lý sống lành mạnh. Họ coò là những ngƣời dân quê thông minh, hóm hỉnh, lại rất có tài trào lộng để giải trí, để tự cƣời mình và châm biếm, phê phán những thói hƣ tật xấu trong xã hội. 89 3.5. Đánh giá thiết kế thể nghiệm Thiết kế thể nghiệm có những điểm khác so với thiết kế giảng văn truyền thống song vẫn tập trung khai thác giá trị nội dung, nghệ thuật, ít nhiều tôn trọng khích lệ nhu cầu tự giải phóng tiềm năng tích cực của học sinh, mở ra một hƣớng dạy học tích hợp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong giờ học, đồng thời lƣợng kiến thức đƣa vào trong bài sẽ phong phú, đa dạng hơn. Hệ thống câu hỏi trong thiết kế thể nghiệm chú ý đến nhóm câu hỏi nêu vấn đề, tạo ra không khí dân chủ, cởi mở, gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên thiết kế thể nghiệm đòi hỏi nhiều sự nỗ lực tích cực của giáo viên và học sinh. Giáo viên thiết kế sẽ vất vả hơn bởi phải kết hợp các đơn vị kiến thức cũng nhƣ hệ thống câu hỏi trong giờ học đa dạng phong phú hơn, phải kích hoạt đƣợc học sinh trong suốt quá trình từ khâu chuẩn bị bài đến khi tìm hiểu bài học ở trên lớp và khi về nhà theo quan điểm tích hợp dạy học Ngữ văn. Để thăm dò khả năng nhận thức của học sinh qua các giờ dạy thể nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15’ với câu hỏi nhƣ sau: (?) Qua việc tìm hiểu các bài ca dao, nhất là bài 1, 2, 3 trong chùm “Ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa”, em hãy rút ra cách thức, phƣơng pháp tiếp cận một bài ca dao? KÕt qu¶ Líp Tr¶ lêi ®óng, ®Çy ®ñ (%) Tr¶ lêi cßn thiÕu (%) Tr¶ lêi s¬ sµi ch•a ®óng (%) 10A7 14/45 27/45 4/45 10A9 16/49 26/49 7/49 Kết quả trên còn khiêm tốn song đối với chúng tôi rất đáng khích lệ bởi không khí lớp học thực sự hào hứng, sôi nổi, ít nhiều thể hiện đƣợc ý tƣởng, mục đích của thiết kế. 90 Phần kết luận 1. Nghiên cứu ca dao và đổi mới phƣơng pháp dạy học ca dao theo hƣớng tích hợp, tích cực không chỉ đơn thuần là tìm cách dạy sao cho có chất lƣợng và học sao cho có hiệu quả văn học dân gian ở trƣờng THPT mà còn có ý nghĩa lâu dài. Ca dao, theo quan niệm của chúng tôi là phần tinh tuý nhất, phổ cập và gần gũi nhất của văn học dân gian trong đời sống cộng đồng ngƣời Việt. Trong di sản văn học dân gian còn lại, tâm hồn Việt Nam đƣợc kết tinh thành những viên ngọc tuyệt đẹp vô giá trong ca dao so với những thể loại khác nhƣ tục ngữ, truyện cổ tích, truyện cƣời… Những viên ngọc ấy trở thành giá trị tinh thần bền vững trong niềm yêu đời lạc quan, trong tiếng cƣời thâm thuý hồn hậu trong lời ca yêu thƣơng tình nghĩa của nhân dân lao động. Nhƣng vì ca dao là tiếng lòng của nhân dân lao động dƣới chế độ phong kiến nên không tránh khỏi những nỗi buồn tủi xót xa trong than thân trách phận và chứa đựng những nỗi căm ghét cái xấu xa độc ác của xã hội cũ trong thái độ châm biếm, đả kích, trào lộng, hài hƣớc của thể loại văn học này. Cả hai nôi dung yêu thƣơng tình nghĩa và trào lộng hài hƣớc là nét đẹp chủ đạo trong tâm hồn yêu đời, yêu ngƣời đầy tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Ca dao có khả năng bồi đắp cho tâm hồn thế hệ trẻ ngày nay những đạo lí truyền thống của dân tộc để các em sống tốt hơn trong cuộc sống hiện tại. 2. Ca dao rất hay, rất đẹp nhƣng lại khó tiếp nhận đầy đủ, sâu sắc đƣợc những ý tƣởng thẩm mỹ sâu xa của nó. Cái khó thứ nhất là chất thơ trữ tình dân gian lắng đọng trong ca dao cũng tinh tế, hàm súc, đa nghĩa và giàu xúc cảm nhƣ lời thơ nói chung. Dạy học ca dao là tìm cách tiếp cận, phân tích, bình giá một loại thơ đích thực mà không có phong cách cá nhân tác giả, nó đƣợc trau chuốt, hoàn thiện thêm với 91 thời gian và tài năng sáng tạo của ngƣời bình dân. Vì thế dạy học ca dao cần đến sự am hiểu sâu sắc cách cảm nghĩ, cách phô diễn, bộc lộ “tiếng lòng” của lớp ngƣời lao khổ. Ca dao có vẻ đẹp lung linh của cuộc sống bình dị mà thanh cao, của nỗi niềm lo nghĩ hàng ngày và những ƣớc mong xa thẳm. Ca dao là hiện thân của tâm hồn ngƣời bình dân mộc mạc chân chất vừa tinh tế, lãng mạn. Cái khó thứ hai là dạy học ca dao là dạy học một loại tác phẩm văn học cực ngắn, cần phải xâu chuỗi, liên kết chúng lại trong một nhóm loại, một chùm ca dao có cùng cấu trúc nhƣ nhau về nội dung và hình thức. Vì thế rất dễ dàng trùng lặp về nội dung, phƣơng pháp và rất khó phân tích rõ ràng vẻ đẹp riêng từng bài. Nhƣ vậy ngƣời giáo viên phải nghĩ đến việc dùng phƣơng pháp khái quát hoá nội dung bài ca và cụ thể hoá nghệ thuật của hình thức phô diễn, biểu lô tâm tình của một nhóm hoặc một chùm thậm chí một bài ca dao nào đó. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu văn bản của ca dao bằng việc hƣớng dẫn học sinh đọc, phân tích, lý giải, bình luận, phát triển ý kiến riêng trên cơ sở khích lệ, bồi dƣỡng đƣợc tình yêu đối với ca dao, khơi gợi đƣợc sự phát hiện, óc sáng tạo năng động tích cực hoạt động học tập của họ cần đƣợc vận dụng tốt thì hiệu quả dạy học ca dao mới đáp ứng đƣợc yêu cầu, mục tiêu ngày càng cao của môn Ngữ văn. Ngoài ra giáo viên có thể vận dụng những phƣơng pháp khác nhau nhƣ luận văn đã trình bày ở những chƣơng trƣớc. 3. Luận văn đã cố gắng xuất phát từ thi pháp lục bát ca dao một thể thơ thuần Việt có khả năng dung chứa chất thơ dân gian và chất thơ cổ điển hài hoà, rực rỡ để thay đổi cách dạy, cách học phần ca dao ở lớp 10 THPT bởi vì đó là cách tiếp cận có triển vọng nhất khi dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng nghệ thuật của nó. 92 Chúng tôi đã không quên chỉ ra những hạn chế của lối tiếp cận thi pháp và nhấn mạnh tính chất nguyên hợp, tính diễn xƣớng trong môi trƣờng văn hoá dân gian để từ một bài ca cụ thể đặt nó trong mối quan hệ với cả chuỗi, nhóm bài ca khác nhau và trong một hệ thống những yếu tố cấu trúc ổn định về hình thức nghệ thuật nhƣ những mô típ cốt lõi trong quá trình dạy học ca dao. 4. Luận văn đã thận trọng tiếp thu cơ sở lý thuyết và thực tiễn dạy học ca dao theo định hƣớng tích hợp, tích cực trong chƣơng trình và SGK Ngữ văn 10. Ngƣời viết đã chọn lọc, tổng hợp chúng lại kết hợp với những suy nghĩ riêng và đề xuất cách tổ chức dạy học, thiết kế bài dạy thể nghiệm cụ thể để đƣa ra những kết luận xác thực về tính đúng đắn của sự triển khai đề tài cũng nhƣ tính khả thi của thiết kế thể nghiệm. 5. Đây đó trong luận văn vẫn còn những khiếm khuyết do điều kiện thời gian, do hoàn cảnh riêng và do trình độ nghiên cứu, ngƣời viết mới chỉ trình bày những suy nghĩ gốc mà chƣa kịp phát triển sâu rộng vấn đề. Ngƣời viết đã tuân thủ cấu trúc đề cƣơng, trình bày và phát triển đơn giản, thuận chiều các nội dung phục vụ đề tài mà chƣa tính hết đƣợc tình huống phát sinh và những sai lệch mà bản thân chƣa thể kiểm soát đƣợc hết. Hoàn thành luận văn với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của mình, chúng tôi hy vọng đã góp đƣợc phần nào đó vào việc khẳng định hƣớng đi và nội dung ngày càng đổi mới có chất lƣợng trong dạy học ca dao ở lớp 10 theo hƣớng tích hợp và tích cực dựa trên nền tảng của sự tiếp cận, phân tích, lý giải, bình giá ca dao với đặc trƣng thi pháp thể loại của nó. Luận văn chắc chắn chƣa hết những thiếu sót không thể tránh khỏi đối với một ngƣời chƣa qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều, chƣa tích luỹ đƣợc kinh nghiệm phong phú và chƣa có trình độ khoa học vững vàng trong nghiên cứu. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự bổ khuyết và đóng góp ý kiến bổ ích quý báu của các thầy cô và đồng nghiệp bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn. 93 Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục. 2. Hoàng Hữu Bội - Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề về phương pháp học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục. 3. Nguyễn Viết Chữ - Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại) - NXB ĐHSP, 2005. 4. Mai Ngọc Chừ, Ngôn ngữ ca dao Việt Nam - tạp chí văn học số 2 - 1991 trang 24 - 28. 5. Chu Xuân Diên, Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục. 6. Trần Thanh Đạm (chủ biên, 1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể, NXB Giáo dục. 7. Phạm Văn Đồng, Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 28, tháng 11 - 2002. 8. Nguyễn Trọng Hoàn - Nguyễn Khắc Đàm (2006), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 (Chƣơng trình chuẩn - tập 1), NXB Hà Nội. 9. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục, số 22, tr21 - 22. 10. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn-dạy văn, NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục. 12. Nguyễn Thanh Hùng (2006), Tích hợp trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Nghiên cứu khoa học giáo dục, số 6, tháng 3, tr 9 - 13. 13. Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2006. 94 14. Đinh Gia Khánh (1997), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục. 15. Nguyễn Xuân Lạc, Quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy học ca dao ở trường THPT - Luận án phó tiến si, 1996. 16. Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian Việt Nam trong nhà trường, NXB Giáo dục. 17. Phan Trọng Luận (1985), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, NXB Giáo dục. 18. Phan Trọng Luận (1998), Phương pháp dạy Văn, NXB ĐHQG Hà Nội. 19. Phan Trọng Luận (1999), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông, tập 1, NXB Giáo dục. 20. Phan Trọng Luận (chủ biên) Ngữ văn 10 (bộ cơ bản), NXB Gáo dục, 2006. 21. Phan Trọng Luận (chủ biên), SGV Ngữ văn 10 (bộ cơ bản), NXB Giáo dục, 2006. 22. Phan Trọng Luận (chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Bộ Giáo dục và đào tạo Hà Nội, 2006. 23. Phan Trọng Luận (2006) Chủ biên, Thiết kế bài học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục. 24. Nguyễn Huy Quát (2001), Đề cƣơng chi tiết môn phƣơng pháp dạy - học văn, khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên. 25. Nguyễn Huy Quát (2004), Chuyên đề: Một số vấn đề đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy văn học dân gian ở trƣờng THPT (tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên THPT chu kỳ III 2004 - 2007). 95 26. Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS, BXB Giáo dục. 27. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB Giáo dục. 28. Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian - NXB Giáo dục Hà Nội. 29. Hoàng Tiến Tựu (1995), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục. 30. Hoàng Tiến Tựu (1993), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian, NXB Giáo dục. 31. Vũ Anh Tuấn - Nguyễn Xuân Lạc (1993), Giảng văn văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục. 32. Viện ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 33. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Dự thảo chương trình môn Ngữ văn THPT, Hà Nội. 34. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình THCS môn Ngữ văn, NXB Giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_07_SP_VH_NTPC.pdf
Tài liệu liên quan